Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Nghiên cứu hình thái, giải phẫu và một số đặc điểm sinh trưởng của loài đơn mặt trời (excoecaria cochichinensis lour ) trồng tại trạm đa dạng sinh học mê linh vĩnh phúc (LV02336)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
--------------***---------------

DƢƠNG VĂN HÙNG

NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI, GIẢI PHẪU VÀ
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH TRƢỞNG CỦA
LOÀI ĐƠN MẶT TRỜI
(EXCOECARIA COCHICHINENSIS LOUR.)
TRỒNG TẠI TRẠM ĐA DẠNG SINH HỌC
MÊ LINH – VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

HÀ NỘI, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
--------------***---------------

DƢƠNG VĂN HÙNG

NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI, GIẢI PHẪU VÀ
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH TRƢỞNG CỦA
LOÀI ĐƠN MẶT TRỜI
(EXCOECARIA COCHICHINENSIS LOUR.)
TRỒNG TẠI TRẠM ĐA DẠNG SINH HỌC
MÊ LINH – VĨNH PHÚC
Chuyên ngành: Sinh thái học.


Mã số: 60 42 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thị Lan Hƣơng

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến T.S. Đỗ Thị Lan Hương đã tận
tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực hiện và
hoàn thành luận văn.
Em cũng xin chân thành cảm ơn:
- Ban chủ nhiệm khoa Sinh - KTNN, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
- Tổ Thực vật – Vi sinh, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
- Phòng Thực vật học, viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Khoa
học và Công nghệ Việt Nam.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy, cô giáo đã góp nhiều ý kiến,
giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành luận văn.
Em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã quan tâm giúp đỡ trong
việc hoàn thành luận văn.
Tác giả

Dƣơng Văn Hùng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, tất cả các số
liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ

công trình nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với các nội dung trong
luận văn của tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tác giả

Dƣơng Văn Hùng


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC ẢNH
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.......................................................................... 2
4. Đóng góp mới ..................................................................................................... 2
NỘI DUNG............................................................................................................. 3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 3
1.1. Tình hình sử dụng cây thuốc trên thế giới ................................................... 3
1.2. Tình hình sử dụng cây thuốc ở Việt Nam .................................................... 4
1.3. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, giải phẫu thích nghi của thực vật........... 5
1.4. Những thông tin về chi Đơn tía (Excoecaria), loài Đơn mặt trời
(Excoecaria cochichinensis Lour.) ....................................................................... 7
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, THỜI GIAN VÀ

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 11
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................... 11
2.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 11
2.2.1. Vị trí địa lý .................................................................................................. 11


2.2.2. Địa hình ...................................................................................................... 12
2.2.3. Địa chất - Thổ nhưỡng .............................................................................. 13
2.3. Thời gian nghiên cứu ................................................................................... 14
2.4. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 14
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................. 14
2.5.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ................................................................. 15
2.5.2. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa ................................................. 15
2.5.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.................................. 15
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 19
3.1. Ảnh hƣởng của các chế độ che sáng khác nhau tới hình thái và cấu
tạo giải phẫu của loài Đơn mặt trời ................................................................... 19
3.1.1. Đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu của rễ ....................................... 19
3.1.2. Đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu của thân....................................27
3.1.3. Đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu của lá ....................................... 31
3.2. Ảnh hƣởng của các chế độ che sáng khác nhau tới một số chỉ tiêu
sinh trƣởng của loài Đơn mặt trời ..................................................................... 42
3.2.1. Chiều cao thân cây ..................................................................................... 42
3.2.2. Đường kính thân cây ................................................................................. 44
3.2.3. Biến động số lượng lá ................................................................................ 46
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................. 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 52


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Kí hiệu

STT

Nội dung

1

NC

Nghiên cứu

2

ĐC

Đối chứng

3

KT

Kích thước

4

DT

Diện tích


5

x4, x10, x100

Ký hiệu độ phóng đại của kính hiển vi: 4,10, 100

6

CS

Cộng sự

7

TN

Thí nghiệm

8

D.V

Dương Văn

9

Đ.T.L

Đỗ Thị Lan



DANH MỤC HÌNH
TÊN BIỂU ĐỒ

STT
1
2

3

4

5

6

7

Biểu đồ 3.1. Chiều dài rễ chính và rễ bên của loài Đơn mặt trời
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ giữa phần vỏ và phần trụ và đường kính mạch gỗ
ở rễ sơ cấp loài Đơn mặt trời
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ giữa phần vỏ và phần trụ và đường kính mạch gỗ
ở rễ thứ cấp loài Đơn mặt trời
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ giữa các mô trong lá loài Đơn mặt trời ở các ô thí
nghiệm
Biểu đồ 3.5: Ảnh hưởng của việc che sáng khác nhau tới chiều cao
thân loài Đơn mặt trời qua các tháng (cm/cây)
Biểu đồ 3.6. Ảnh hưởng của việc che sáng tới đường kính của thân
loài Đơn mặt trời
Biểu đồ 3.7. Ảnh hưởng của việc che sáng khác nhau tới số lá sinh

ra của loài Đơn mặt trời (chiếc lá/cây)


DANH MỤC CÁC ẢNH
Ảnh 1. Rễ loài Đơn mặt trời ở các ô che sáng khác nhau (Nguồn. D.V. Hùng)
Ảnh 2. Lát cắt ngang rễ sơ cấp loài Đơn mặt trời (x400), (Nguồn. Đ.T.L. Hương)
Ảnh 3: Lát cắt ngang rễ sơ cấp loài Đơn mặt trời.(x4). (Nguồn. Đ.T.L. Hương)
Ảnh 4. Cắt ngang rễ thứ cấp loài Đơn mặt trời (Nguồn. Đ.T.L. Hương)
Ảnh 5: Một phần rễ thứ cấp loài Đơn mặt trời. (x4). (Nguồn. D.V. Hùng)
Ảnh 6. Loài Đơn mặt trời trồng trong Trạm. (Nguồn. D.V. Hùng)
Ảnh 7. Loài Đơn mặt trời (Nguồn. D.V. Hùng)
Ảnh 8. Lát cắt ngang thân sơ cấp loài Đơn mặt trời (x4), (Nguồn. D.V. Hùng)
Ảnh 9: Một phần lát cắt ngang thân sơ cấp loài Đơn mặt trời. (x10),(D.V. Hùng)
Ảnh 10: Lát cắt ngang thân thứ cấp loài Đơn mặt trời. (x100), (D.V. Hùng)
Ảnh 11: Một phần lát cắt ngang thân thứ cấp. (x4), (Nguồn. D.V. Hùng)
Ảnh 12: Mặt trên và mặt dưới của lá loài Đơn mặt trời. (x4), (Nguồn D.V. Hùng)
Ảnh 13a: Mặt trên và mặt dưới lá ô TN I, (Nguồn. D.V. Hùng)
Ảnh 13b: Mặt trên và mặt dưới lá ô TN II, (Nguồn. D.V. Hùng)
Ảnh 13c: Mặt trên và mặt dưới lá ô TN III, (Nguồn. D.V. Hùng)
Ảnh 13d: Mặt trên và mặt dưới lá ô TN IV, (Nguồn. D.V. Hùng)
Ảnh 13e: Mặt trên và mặt dưới lá ô TN V (ĐC), (Nguồn. D.V. Hùng)
Ảnh 14. Lát cắt ngang cuống lá loài Đơn mặt trời (x4), (Nguồ.n D.V. Hùng
Ảnh 15. Một phần cuống lá loài Đơn mặt trời (x10), (Nguồn. D.V. Hùng)
Ảnh 16. Giải phẫu gân chính lá loài Đơn mặt trời. (Nguồn. D.V. Hùng)
Ảnh 17. Lát cắt ngang phiến lá loài Đơn mặt trời. (Nguồn. D.V. Hùng)
Ảnh 18. Hoa loài Đơn mặt trời. (Nguồn. D.V. Hùng)
Ảnh 19. Quả loài Đơn mặt trời. (Nguồn. D.V. Hùng)


DANH MỤC BẢNG

TÊN BẢNG

STT
1

2

3
4
5

6

7

Bảng 3.1: Ảnh hưởng của việc che sáng đến chiều dài rễ chính và rễ
bên của rễ loài Đơn mặt trời.
Bảng 3.2. Cấu tạo các phần của rễ sơ cấp loài Đơn mặt trời ở các ô
TN che sáng khác nhau.
Bảng 3.3. Cấu tạo rễ thứ cấp loài Đơn mặt trời ở các ô TN che sáng
và tưới nước khác nhau
Bảng 3.4. Cấu tạo giải phẫu lá loài Đơn mặt trời ở các ô TN
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của việc che sáng tới chiều cao của thân cây
loài Đơn mặt trời.
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của việc che sáng tới đường kính của thân cây
loài Đơn mặt trời.
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của việc che sáng khác nhau tới số lá sinh ra
của loài Đơn mặt trời (chiếc lá/cây).



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ xa xưa, thuốc nam đã gắn liền với cuộc sống của các gia đình người
dân Việt Nam, thuốc nam được sử dụng rộng rãi để chữa hầu hết các căn bệnh
trước khi tây y thâm nhập và phát triển ở nước ta. Trong quá trình phát triển
của đất nước, cùng với sự phát triển của nền y học Việt Nam, nhân dân ta đã
đúc kết được nhiều bài thuốc quý, phát hiện ra nhiều cây thuốc có tác dụng
chữa bệnh tốt, người dân có nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc sử dụng
nó, đó là hệ thống y dược học cổ truyền Việt Nam lúc bấy giờ. Y dược học cổ
truyền là hệ thống y dược duy nhất, có vai trò và tiềm năng rất lớn trong sự
nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong suốt những năm đấu
tranh dựng và giữ nước.
Vì những lợi ích to lớn đó, ngày nay có nhiều nhà khoa học Việt Nam
đã và đang nghiên cứu, làm cho số lượng cây thuốc được phát hiện ngày càng
nhiều, làm phong phú thêm nguồn dược liệu cho nền y học cổ truyền. Nhìn
chung, các cây thuốc đã được nghiên cứu phần nào đáp ứng nhu cầu cung cấp
nguồn dược liệu cho việc khám chữa bệnh của nhân dân. Tuy nhiên, trong tự
nhiên còn tiềm ẩn nhiều cây thuốc quý mà con người chúng ta chưa phát hiện
ra và nghiên cứu phục vụ cho cuộc sống.
Loài Đơn mặt trời, còn có tên gọi khác là Đơn lá đỏ, Đơn tía, Đơn
tướng quân, cây Liễu đỏ,...Tên khoa học là Excoecaria cochichinensis Lour.,
thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), cây mọc hoang hoặc được trồng ở nhiều
địa phương trong cả nước, cây có thể trồng làm cảnh và làm thuốc. Nhân dân
nhiều địa phương thường sử dụng loài Đơn mặt trời để chữa mẩn ngứa, zola,
mụn nhọt, đi lỵ, đái ra máu, đại tiện ra máu, ỉa lỏng lâu ngày,...[32]
Hiện nay, do nhu cầu sử dụng loài Đơn mặt trời ngày càng cao làm cho
nguồn cây này trong tự nhiên bị khai thác kiệt quệ. Vì những lợi ích trên nên



2

ở nhiều nơi người dân đã tiến hành ươm trồng, chăm bón và nhân giống theo
kinh nghiệm dân gian nhưng chất lượng và năng suất thu hoạch cây không
được cao.
Nhằm bổ sung, bảo tồn nguồn gen quý và tăng năng suất cũng như mở
rộng phạm vi trồng giống cây này, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu hình
thái, giải phẫu và một số đặc điểm sinh trƣởng của loài Đơn mặt trời
(Excoecaria cochichinensis Lour.) trồng tại Trạm Đa dạng Sinh học Mê
Linh - Vĩnh Phúc”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Xác định những điều kiện tối ưu cho sự sinh trưởng và phát triển của
loài Đơn mặt trời, qua đó nâng cao năng suất, bảo tồn nguồn gen dược liệu
quý.
- Xác định tính đa dạng về hình thái và cấu tạo của loài Đơn mặt trời
trong các điều kiện che sáng khác nhau, giúp cho việc tìm ra những điều kiện
thích hợp qua đó mở rộng phạm vi sản xuất.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần bổ sung vốn kiến thức cho chuyên
ngành Sinh thái học và là cơ sở khoa học cho những nghiên cứu về các cây
thuốc quý trong nền y học Việt Nam.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài bổ sung cho việc bảo tồn nguồn
gen quý và tăng năng suất cũng như mở rộng phạm vi trồng loài Đơn mặt trời
ở Việt Nam.
4. Đóng góp mới
Cung cấp một số dẫn liệu cập nhật về hình thái, giải phẫu và sự sinh
trưởng của loài Đơn mặt trời tại khu vực nghiên cứu.



3

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình sử dụng cây thuốc trên thế giới
Ở trên thế giới, ước lượng có khoảng 35.000 - 70.000 loài trong số
250.000 - 300.000 loài cây cỏ được sử dụng vào mục đích chữa bệnh. Trong
đó, Trung Quốc có trên 10.000 loài, Ấn Độ có khoảng 7.500 loài, Indonesia
có khoảng 7.500 loài, Srilanca có khoảng 550 - 700 loài [1].
Việc sử dụng các loại cây cỏ làm thuốc là quá trình tìm kiếm, rút kinh
nghiệm trải qua nhiều thế hệ của con người. Dựa vào các tài liệu cổ xưa đã
được người Ai Cập cổ đại ghi chép trong khoảng thời gian 3.600 năm trước
với 800 bài thuốc trên 700 cây thuốc trong đó có một số loài phổ biến như:
cây Lô hội, Gai dầu,...
Cách đây 3.000 - 5.000 năm, lịch sử y học Ấn Độ, Trung Quốc đều đã
ghi nhận việc sử dụng cây cỏ làm thuốc chữa bệnh cho con người. Thời La
Mã, các chiến binh đã biết dùng dịch cây Lô hội để rửa vết thương, vết loét,
làm chóng liền sẹo mà ngày nay khoa học hiện đại đã chứng minh là dịch cây
Lô hội có tác dụng liền sẹo thông qua cơ chế kích thích tổ chức hạt và tăng
nhanh quá trình biểu mô hóa [13], [19].
Cùng với cách thức chữa bệnh bằng y học cổ truyền thì các nhà khoa
học trên thế giới còn đi sâu vàonh lệch chiều cao thân cây vẫn có những sự khác nhau lớn. Cây phát
triển chậm ở ô che sáng 100% và ô ĐC, đặc biệt là cây trồng trong điều kiện


43

che sáng 100%. Chiều cao của cây tăng tỷ lệ thuận so với mức độ tăng diện

tích che sáng (Từ 25% đến 75%), trong đó chiều cao của cây phát triển mạnh
tnhất ở mức độ che sáng 75% (bảng 3.5 và biểu đồ 3.5). Như vậy, để loài Đơn
mặt trời phát triển tốt, thu hoạch được nhiều lá, trong quá trình trồng cần phải
điều chỉnh lượng ánh sáng phù hợp để giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Bảng 3.5. Ảnh hƣởng của việc che sáng tới chiều cao của thân loài Đơn mặt trời
Ô TN
Tháng

I (cm)

II(cm)

III(cm)

IV(cm)

ĐC (cm)

9

53,90±0,15

55,00±0,79

62,40±0,29

46,60±0,56

52,00±0,35


10

54,48±0,37

55,70±0,72

63,36±0,59

47,40±0,17

52,60±0,52

11

55,30±0,12

56,80±0,48

64,00±1,45

48,20±0,27

53,20±0,55

12

55,90±0,21

57,30±0,81


65,50±0,37

49,20±0,21

53,80±0,94

1

56,60±0,45

58,10±0,64

67,00±0,91

49,50±0,46

54,20±0,49

2

57,20±0,76

58,90±0,66

69,80±0,46

50,30±0,19

54,80±0,37


3

58,60±0,35

60,90±0,51

72,50±0,17

51,60±0,48

55,20±0,28

4

60,30±0,53

62,80±0,25

75,70±0,67

51,80±0,65

55,60±0,63

5

61,70±0,61

64,30±0,44


77,90±0,68

52,20±0,59

TB (cm)

57,14±0,57

58,87±0,48

68,68±0,96

49,64±0,47

56,30±0,28

54,19±0,77


44

90
cm
80

Chiều cao cây (cm)

70
60
50

40
30
20
10
0
Tháng 9 Tháng 10Tháng 11Tháng 12 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5
ÔI
Ô II
Ô III
Ô IV
ÔV

Biểu đồ 3.5. Ảnh hƣởng của việc che sáng khác nhau tới chiều cao
thân cây loài Đơn mặt trời qua các tháng (cm/cây)
3.2.2. Đường kính thân cây
Nhân tố ánh sáng và chế độ nước ảnh hưởng lớn đến đường kính thân
cây. Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy, đường kính thân cây tăng
nhanh nhất ở chế độ che sáng 75% và thấp nhất ở ô đối chứng. Các ô còn lại
cũng tăng, nhưng không nhiều. Từ tháng 9 đến tháng 1, đường kính thân cây
tăng chậm, đặc biệt là cuối tháng 12 và tháng 1 có những thời điểm nhiệt độ
xuống tới dưới 100C, trong ngày hầu như không thấy ánh nắng, độ ẩm cao đã
ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của loài Đơn mặt trời. Trong
khoảng thời gian này, ở ô TN I đường kính thân cây tăng khoảng 0,03 cm; ô
TN II tăng 0,04 cm; ô TN III tăng 0,05 cm; ô TN IV tăng 0,03 cm, thấp nhất là ô
TN V (ĐC) tăng khoảng 0,02 cm. Từ tháng 2-5, trời ấm lên, nhiệt độ ổn định,
ánh sáng được tăng cường đã giúp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn,
đường kính thân cây ở tất cả các ô thí nghiệm cũng tăng nhanh. Cụ thể: Ở ô
TN I đường kính thân cây tăng 0,11 cm, ô TN II tăng 0,13 cm, ô TN III tăng
0,19 cm%; ô TN IV tăng 0,07 cm, thấp nhất là ô TN V (ĐC) tăng 0,06 cm.



45

Bảng 3.6. Ảnh hƣởng của việc che sáng tới đƣờng kính của thân loài Đơn mặt trời
I (cm)

II (cm)

III (cm)

IV (cm)

ĐC (cm)

9

0,48±0,08

0,46±0,07

0,73±0,05

0,54±0,06

0,49±0,03

10

0,49±0,06


0,47±0,03

0,74±0,02

0,55±0,05

0,50±0,01

11

0,50±0,08

0,48±0,02

0,75±0,07

0,56±0,03

0,51±0,02

12

0,51±0,03

0,49±0,05

0,76±0,08

0,57±0,01


0,51±0,01

1

0,51±0,09

0,50±0,06

0,78±0,06

0,58±0,02

0,52±0,06

2

0,53±0,07

0,52±0,09

0,83±0,09

0,59±0,09

0,53±0,05

3

0,56±0,01


0,55±0,03

0,87±0,07

0,61±0,01

0,55±0,02

4

0,58±0,02

0,59±0,08

0,91±0,08

0,63±0,05

0,57±0,03

5

0,62±0,04

0,63±0,02

0,97±0,06

0,65±0,04


0,58±0,02

TB (cm)

0,57±0,06

0,52±0,09

0,82±0,09

0,59±0,05

0,53±0,04

Ô TN
Tháng

1,20

Đương kính (cm)

1,00
0,80
0,60
0,40
0,20
0,00
Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5
ÔI
Ô II

Ô III
Ô IV
ÔV

Biểu đồ 3.6. Ảnh hƣởng của việc che sáng tới đƣờng kính của thân
loài Đơn mặt trời
Từ kết quả ở bảng 3.6 và biểu đồ 3.6, chúng tôi nhận thấy, đường kính
thân cây chịu ảnh hưởng lớn của nhân tố ánh sáng. Tỷ lệ che sáng ở các ô thí
nghiệm khác nhau đã ảnh hưởng tới chế độ dinh dưỡng, quá trình thoát hơi
nước, quá trình tổng hợp chất hữu cơ cho cây. Đường kính thân cây ở ô TN II,


46

III phát triển nhanh nhất; ở ô TN I, IV (tỷ lệ che sáng lần lượt là 25%, 100%),
đường kính thân cây tăng không đáng kể, chứng tỏ ánh sáng đã tác động tới
sự sinh trưởng của cây, có nghĩa tỷ lệ che sáng trên không phù hợp cho sự
sinh trưởng và phát triển của cây. Ở ô TN V (ĐC), đường kính thân cây phát
triển chậm nhất, chứng tỏ ánh sáng trực tiếp không phải là điều kiện thuận lợi
cho sự sinh trưởng của loài Đơn mặt trời.
Như vậy, từ các kết quả theo dõi loài Đơn mặt trời ở trên đã khẳng
định, ánh sáng là nhân tố sinh thái có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng sinh
trưởng và phát triển của cây, điều chỉnh ánh sáng phù hợp là điều kiện quan
trọng trong việc nâng cao năng suất cây trồng.
3.2.3. Biến động số lượng lá
Lá Đơn mặt trời có ý nghĩa lớn đối với con người (phần tổng quan đã
nêu rõ) nên việc tìm hiểu, nghiên cứu sự biến động số lượng lá rất quan trọng.
Bên cạnh đó nghiên cứu sự biến động này để đánh giá sự sinh trưởng của cây,
đánh giá khả năng thích ứng của cây đối với điều kiện sống.
* Số lá sinh ra

Chúng tôi tiến hành thí nghiệm vào tháng 9/2016, sau một thời gian
nghiên cứu, theo dõi chúng tôi đã thu được kết quả về sự biến động số lá trên
mỗi cây (qua bảng 3.7).
Qua bảng 3.7: Từ tháng 9 đến tháng 1, số lá ở các cây trên các ô thí
nghiệm không có sự biến động nhiều. Cụ thể: Ở ô TN I, số lá gần như không
có sự biến động; ở ô TN II tăng trung bình 4,6 lá; ở ô TN III số lá tăng nhiều
nhất là 17,6 lá; ở ô TN IV, số lá tăng 4,2 lá; ở ô TN V, sô lá tăng lên là 3,0 lá.
Từ tháng 2 trở đi, mùa xuân mưa nhiều, mầm lá được hình thành và
phát triển. Số lá cây được sinh ra đều tăng đáng kể so với thời điểm trước. Cụ
thể: Số lá tăng thêm lần lượt ở ô TN I, II, III, IV và V là 4,4; 9,2; 20,2; 7,4;
7,8 lá.


47

Qua số liệu ở bảng 3.7 và biểu đồ 3.7, chúng tôi nhận thấy việc che
sáng cho loài Đơn mặt trời đã ảnh hưởng nhiều tới việc ra lá của cây. Khi cây
được che sáng 75% (ở ô TN III), số lá được sinh ra nhiều nhất, lá dài, rộng, bề
mặt lá mướt đẹp. Ở mức độ che sáng 25%, 50% và 100% số lá được hình
thành ít hơn mức che sáng 75%, kích thước lá nhỏ hơn, lá dày hơn. Che sáng
25% số lá sinh ra ít, thậm chí còn bị rụng lá nhiều, thời gian lá tồn tại trên cây
ngắn. Ở ô đối chứng (ô TN V), số lá sinh ra ít nhất, ít hơn nhiều so với các ô
TN khác, kích thước lá nhỏ, lá dày hơn, màu lá nhạt hơn.
Nhận xét: Ở chế độ che sáng hợp lý lá mới được hình thành nhiều hơn,
thời gian lá tồn tại trên cây lâu hơn, kích thước lá cũng to hơn. Đối với loài Đơn
mặt trời mức che sáng 75% là hợp lý nhất.
Bảng 3.7. Số lá sinh ra của loài Đơn mặt trời ở các ô TN khác nhau
(chiếc lá/cây)
Tháng
Ô TN

ĐC

9

10

11

12

1

2

3

4

5

X

133,00 134,40 129,00 128,40 126,00 128,40 129,20 130,80 133,80

I

X

89,20 88,20 86,40 88,80 90,20 89,20 91,20 92,60 94,60


(lá/cây)

%

67,07 65,63 66,98 69,16 71,59 69,47 71,14 70,80 70,70

II

X

92,60 98,20 93,40 91,60 97,20 99,60 104,20 102,40 106,40

(lá/cây)

%

69,62 73,07 72,40 71,34 77,14 77,57 80,65 78,29 79,52

III

X

141,60 146,80 151,80 157,00 169,20 172,60 175,80 180,20 189,40

(lá/cây)

(lá/cây)
IV
(lá/cây)


% 106,47 109,23 117,67 122,27 134,29 134,42 136,07 137,77 141,55

X

150,60 155,60 152,20 150,60 154,80 156,40 162,60 158,20 162,20

% 113,23 115,77 117,98 117,29 122,86 121,81 125,85 120,95 121,23
(X: Số lá trung bình/cây, % tỷ lệ phần trăm so với ô đối chứng)


48

250

200

Số lá cây

ÔI
150

Ô II
Ô III

100

Ô IV
ÔV

50


0
Tháng 9

Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5

Biểu đồ 3.7. Ảnh hƣởng của chế độ che sáng khác nhau tới số lá sinh ra
của loài Đơn mặt trời (chiếc lá/cây)
* Số lá rụng
Tiến hành nghiên cứu thí nghiệm từ tháng 9 đến hết tháng 1 chúng tôi
thấy, số lá rụng ở các ô thí nghiệm được che sáng đều thấp hơn ô đối chứng.
Do ô đối chứng được trồng trong điều kiện môi trường hoàn toàn tự nhiên,
ánh sáng chiếu trực tiếp, cường độ ánh sáng mạnh (tháng 9-11) nên cây mất
nước nhiều, gây hiện tượng rụng lá. Bên cạnh đó, cuối tháng 12 đến tháng 1
có nhiều ngày rét đậm. Nhiệt độ giảm, thời tiết khô hanh, việc lá rụng cũng là
một yếu tố giúp cây thích nghi với môi trường sống không thuận lợi.
Ngoài ra, hiện tượng lá rụng có thể do sự mất cân bằng của auxin,
etylen và axit abxixic (Vũ Văn Vụ và cộng sự). Ánh sáng mạnh làm cho auxin
bị phân hủy, etylen và abxixic (nhân tố hóa già) tăng lên gây ức chế quá trình
tổng hợp của auxin, xelluloza, pectin cũng bị tác động, tầng bần xuất hiện
ngăn cản quá trình dẫn nước và dinh dưỡng khoáng ra nuôi lá, đồng thời việc
tổng hợp chất hữu cơ bị gián đoạn. Trong khoảng thời gian từ tháng 12 đến
tháng 1 nhiệt độ xuống thấp, trung bình nhiệt độ từ 15-160C/ngày, có ngày
thấp dưới 100C đã ảnh hưởng tới cây ở ô đối chứng, ô che sáng 25% và 100%


49

độ nhớt của keo nguyên sinh chất tăng, cản trở quá trình trao đổi chất của tế
bào nên số lá rụng cũng tăng lên đồng nghĩa với việc lá lìa khỏi cành.

Ở các ô TN che sáng 25%, 50%, 75% ánh sáng không mạnh đã tạo điều
kiện kiện thuận lợi cho cây phát triển, đồng thời lượng nước cung cấp cho cây
phù hợp, giúp cho lá rụng ít hơn cây đối chứng.
Từ tháng 2 trở đi thời tiết thuận lợi, nhiệt độ ấm lên, mưa phùn nhiều,
số lá sinh ra tăng lên, ổn định hơn. Số lá sinh ra ở các ô TN I, II, III cũng tăng
lên nhiều so với ô đối chứng và ô che 100% (Bảng 3.7).


50

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu về ảnh hưởng của việc che sáng đến loài Đơn
mặt trời, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
* Hình thái và giải phẫu
- Rễ: Các bó dẫn có phần gỗ phát triển, số lượng mạch gỗ và kích
thước mạch nhiều hơn thân, số lượng bó dẫn / rễ ít, tia ruột phát triển.
Khi tăng dần mức độ che sáng chiều dài rễ chính và rễ bên tỷ lệ nghịch
với nhau, rễ chính phát triển chậm hơn so với rễ bên. Cấu tạo giải phẫu rễ sơ
cấp và thứ cấp ở các ô thí nghiệm không có sự sai khác nhau về mặt cấu trúc
mà chỉ có sự thay đổi về mặt số lượng, kích thước tế bào.
- Thân: Ở ô che sáng 75%, thân và đường kính thân phát triển mạnh
nhất; ô đối chứng, thân và đường kính thân phát triển chậm nhất, còn các ô thí
nghiệm 25%, 50%, 100% thân phát triển bình thường.
Trong các ô thí nghiệm khác nhau thì cấu tạo giải phẫu thân cũng
không khác nhau về thứ tự sắp xếp các mô mà chỉ khác nhau về kích thước tế bào.
- Lá: Độ dày của lá tỷ lệ thuận với việc tăng mức độ che sáng. Độ sâu
của răng cưa không rõ ràng lắm giữa các ô TN. Mức độ che sáng càng tăng
thì kích thước các mô trong lá càng thể hiện rõ. Kích thước mô giậu, tầng
cuticun giảm dần từ ô I đến ô IV, mặt trên của lá có màu xanh thẫm, mặt dưới

lá có màu tím thẫm hơn.Ở ô ĐC, mô giậu rất phát triển, lá dầy, lông che chở
nhiều, lá có màu xanh nhạt hơn các ô TN khác. Kích thước lỗ khí nhỏ, tập
trung chủ yếu ở mặt dưới của lá.
* Chỉ tiêu sinh trƣởng
Ở mức che sáng 75%, chiều cao, đường kính thân cây, số lá trên cây, số
lá sinh ra và diện tích lá đạt giá trị cao nhất. Chứng tỏ loài Đơn mặt trời là loài
loài ưa bóng điển hình.


51

2. ĐỀ NGHỊ
Cần tuyên truyền rộng rãi cho người dân biết được tác dụng, cách sử
dụng và công năng của loài Đơn mặt trời vì loài cây này là cây thuốc có giá trị
sinh học cao, chữa được nhiều bệnh.
Nên trồng loài Đơn mặt trời dưới tán rừng hoặc dưới tán bóng các đối
tượng cây trồng khác vì loài cây này sinh trưởng tốt, cho năng xuất cao trong
điều kiện được che sáng 75% và đảm bảo độ ẩm.
Hiện nay, loài Đơn mặt trời ít được nghiên cứu vì vậy đề nghị tiếp tục
nghiên cứu các nhân tố sinh thái khác để giúp người trồng hiểu biết và ứng
dụng tốt hơn.


52

TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật
hạt kín ở Việt Nam, nhà xuất bản nông nghiệp, tr 268, 531 tr.

2. Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam, quyển II (In lần tứ 2), NXB trẻ, tr 182183.
3. Trần Đình Lý, Trần Đình Đại, Hà Thị Dụng, Đỗ Hữu Thư, Đào Trọng
Hưng, Nguyễn Văn Phú, Lê Thị Ngọc Lan, Nguyễn Thị Đỏ, Hà Văn Tuế
(1993), 1900 loài cây có ích ở Việt Nam, NXB thế giới, tr90.
4. Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam (Bộ mới), tập 1, nhà xuất
bản Y học, tr 962-964.
5. Võ Văn Chi (2003), Từ điển thực vật thông dụng, tập 1, NXB khoa học và
kỹ thuật, tr 1142-1144.
6. Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập II, NXB nông nghiệp, Hà Nội
2003, tr 614.
7. Võ Văn Chi, Trần Hợp, Cây cỏ có ích ở Việt Nam, tập II, NXB giáo dục,
2002, tr 415-416.
8. Đỗ Tất Lợi (1995), Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam, NXBKH&KT,
tr 268-269.
9. Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến (1978), Phân loại học thực vật, thực vật bậc
cao, NXB đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, tr 307-313.
10. Lê Trọng Các, Cung Đình Lượng, Đào Minh Thái, Sinh thái học thực vật,
NXB đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội – 1983, 254 tr.
11. Cơ sở sinh thái học (1978), tập I, tr 423; tập II, tr 329, NXB đại học và
trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
12. Nguyễn Tề Chỉnh (1978), Nghiên cứu cấu tạo giải phẫu các cơ quan dinh
dưỡng một số cây hạt kín ở Việt Nam đê góp phần Việt Nam hoá giáo trình


53

giải phẫu và hình thái thực vật, Luận án PTS Sinh học ĐHSPHN, tr 24 - 98.
13. Vũ Văn Chuyên (1970), Thực vật học, NXB Y học và TDTT Hà Nội. tr
70-85
14. Esau Katherine (1956), Giải phẫu thực vật, tập 1, Người dịch Phạm Hải,

Hiệu đính Vũ Văn Chuyên, NXBKH&KT, Hà Nội, 404 tr .
15. Esau Katherine (1956), Giải phẫu thực vật, tập 2, Người dịch Phạm Hải,
Hiệu đính Vũ Văn Chuyên, NXBKH&KT, Hà Nội, 347 tr.
16. Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ miền Nam Việt Nam, quyển 1, 2, 3, Trung
tâm học liệu Sài Gòn.
17. Đỗ Thị Lan Hương, Trần Văn Ba (2006), “Nghiên cứu hình thái giải phẫu
thích nghi với chức năng của một số cây trong họ: Bầu bí (Cucurbitaceae)”,
Tạp chí khoa học Trường ĐHSP Hà Nội, Số 3 - 2006, Tr 130 – 137.
18. Đỗ Thị Lan Hương, Trần Văn Ba (2008), “Nghiên cứu hình thái giải phẫu
thích nghi với chức năng của một số cây trong họ Củ nâu (Dioscoreaceae)”,
Tạp chí khoa học Trường ĐHSP Hà Nội 2, Số 5 - 2008, Tr 115– 124.
19. Đỗ Thị Lan Hương, Trần Văn Ba (2010), “Nghiên cứu hình thái giải phẫu
thích nghi của một số loài thân leo sống trong rừng ngập mặn vườn quốc gia
Xuân Thủy và vườn quốc gia Tam Đảo, Tạp chí khoa học Trường ĐHSP Hà
Nội, Số 3 - 2011, tr 75 – 85.
20. Đỗ Thị Lan Hương, Trần Văn Ba (2011), “Sự thích nghi của cơ quan sinh
dưỡng Củ mài Dioscoreae persimilis Prain et Burkill ở một số khu vực miền
Bắc Việt Nam”, Tạp chí Sinh học, Tập 33, Số 3, tr 48 – 53.
21. Đỗ Thị Lan Hương, Trần Văn Ba (2011), “Sự đa dạng trong cấu trúc giải
phẫu thân cây của một số loài dây leo thảo”, Hội nghị khoa học toàn quốc lần
thứ 4 về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Khoa học và Công nghệ Việt
Nam, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, NXBNN, tr 650 – 655.
22. Đỗ Thị Lan Hương, Trần Văn Ba (2011), “Hình thái giải phẫu thích nghi


54

của cây Gấc (Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng.) trồng tại SaPa –
Lào Cai và Cúc Phương – Ninh Bình”, Tạp chí Sinh học, Tập 33, Số 4, tr 43 - 50.
23. Đỗ Thị Lan Hương (2012), Nghiên cứu hình thái, giải phẫu thích nghi dây

leo thảo ở một số khu vực Miền bắc Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Sinh học,
Trường ĐHSPHN, 150 tr
24. Trần Kiên, Phan Nguyên Hồng (1990), Sinh thái học đại cương, NXBGD
Hà Nội, 229 tr.
25. Phạm Văn Kiều (1996), Lý thuyết xác suất thống kê toán học,
NXBĐHSP-ĐHQG Hà Nội, tr 217 – 255.
26. Lã Đình Mỡi (2005), Những cây chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học,
NXBNN, 368tr
27. Nguyễn Khoa Lân (1997), Giáo trình hình thái giải phẫu thích nghi thực
vật, NXBGD Hà Nội, 104 tr.
28. Hoàng Thị Sản, Phan Nguyên Hồng, Nguyễn Tề Chỉnh (1980), Hình thái
và giải phẫu thực vật, NXBGD, tr 49-119
29. Hoàng Thị Sản, Nguyễn Phương Nga (2003), Hình thái giải phẫu học
thực vật, NXBĐHSP Hà Nội, 381tr.
30. Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi (1996); Xử lý thống kê kết qủa nghiên
cứu thực nghiệm trong nông, lâm nghiệp trên máy vi tính bằng Exel 5.0,
NXBNN Hà nội, 127 tr.
31. />32. />II. TÀI LIỆU TIẾNG NƢỚC NGOÀI

33. Nguyen Nghia Thin, Taxonomy of Euphorbiaceae in Vietnam, Vietnam
National University Publishers, Hanoi, tr 276.
34. Flora of Java, C.A. Backer, D.Sc (Utrecht) and R.C. Bakhuizen van
denbrink Je,Ph.D, tr 499.


×