Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Định hướng giáo dục văn học đọc cho học sinh THPT qua hoạt động của GVCN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (877.6 KB, 20 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Từ ngày xưa, nhân loại đã cất công ghi lại những kiến thức về tu nhiên, xã
hội, những thành quả đã tạo dựng được trong những cuốn sách để tất cả không
bị mai một bởi thời gian. Chính vì thế mà sách càng ngày càng phong phú. Một
cuốn sách chính là toàn bộ nhiệt huyết mà thế hệ trước gửi gắm cho thế hệ sau.
Sách phản chiếu nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Những quyển sách khoa
học giúp người đọc khám phá những bí ẩn của thế giới tự nhiên. Những cuốn
sách xã hội cung cấp cho ta những kiến thức về lịch sử, văn hóa, truyền thống ở
nhiều đất nước khác nhau. Từ những cuốn sách văn học ta được thâm nhập vào
đời sống bên trong tâm hồn con người, hiểu thêm về khát vọng, ước muốn của
chính mình.Thông qua một cuốn sách bao điều mới mẻ về cuộc sống mở ra
trước mắt ta, đúng như nhà văn Mac-xim Gooc-ki đã khẳng định: “Sách mở ra
trước mắt tôi chân trời mới” hay “Hãy yêu sách, vì đó là nguồn gốc của mọi kiến
thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”
Không ai có thể phủ nhận vai trò quan trọng của sách. Ở bất cứ thời đại
nào, sách cũng là nền tảng của văn hóa đọc. Văn hóa đọc nằm trong tổng thể văn
hóa hành vi của mỗi cá nhân, biểu hiện ở khả năng lựa chọn sách, kỹ năng đọc,
lĩnh hội sách và ứng xử với sách. Từ văn hóa đọc, bản thân mỗi giáo viên, đặc
biệt là giáo viêm chủ nhiệm sẽ nhận thấy đặc điểm tâm lí, nhân cách của học
sinh được hình thành từ thưở ấu thơ và phát triển trong suốt cuộc đời.
Những năm gần đây văn hóa đọc không được học sinh THPT chú trọng
bởi sự lớn mạnh bởi ngành công nghệ thông tin. Phương tiện truyền hình, mạng
internet... hấp dẫn các em bởi âm thanh, hình ảnh mà không cần sự nỗ lực tư duy
và suy ngẫm. Bên cạch đó, có thể thấy, đầu sách tham khảo giành cho học sinh
THPT ngày càng phong phú nhưng chất lượng ít nhiều bị chi phối bởi yếu tố thị
trường. Thực tế này cũng có tác động tiêu cực đến văn hóa đọc của các em.
Cũng có thể thấy rằng, ở một bộ phận học sinh THPT bị lôi cuốn bởi truyện
tranh, những đầu sách có nội dung bạo lực hoặc thiếu trong sáng. Vì vậy, ở các
em sẽ hình thành nhu cầu đọc phiến diện, mất thời gian mà không đem lại lợi ích
hỗ trợ quá trình học tập.


Thực tế, ngày nay khi nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ cùng
nền kinh tế tri thức của nhiều quốc gia trên thế giới. Đón nhận sự bùng nổ về
thông tin, nhiều tiêu chuẩn được đặt ra, trong đó có tiêu chuẩn về trình độ, kiến
thức, kỹ năng đối với thế hệ trẻ. Chính điều này đòi hỏi mỗi chúng ta, đặc biệt là
giáo viên - người chuẩn bị hành trang kiến thức cho thế hệ tương lai của đất
1


nước, và học sinh - chủ nhân tương lai của đất nước phải luôn nỗ lực học hỏi,
đối mặt, ứng xử chắt lọc trong vô vàn thông tin để có thể tồn tại, tạo dựng sự
nghiệp cho bản thân mình và có những đóng góp nhất định cho xã hội. Để làm
được điều đó, rất cần đến sự tích lũy về văn hóa, vốn hiểu biết, kinh nghiệm
sống, kỹ năng... Sự tích luỹ đó được thể hiện qua một quá trình học tập lâu dài,
không chỉ việc tiếp thu kiến thức trên ghế nhà trường mà phần quan trọng có ý
nghĩa quyết định là quá trình tự học, qua việc đọc sách mỗi cá nhân, nói rộng ra
đó là văn hóa đọc. Học sinh trung học phổ thông là đối tượng quan trọng tiếp thu
những lợi ích tri thức. Giáo viên chủ nhiệm thông qua hoạt động thiết thực định
hướng giáo dục văn hóa đọc là vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng trong
việc chuẩn bị hành trang cho học sinh trước khi rời ghế nhà trường để bước vào
đời.
Vì những lí do trên tôi mạnh dạn lựa chọn sáng kiến kinh nghiệm: Định
hướng giáo dục văn hóa đọc cho học sinh THPT qua hoạt động của giáo viên
chủ nhiệm.
2. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát thực trạng văn hóa đọc của học sinh THPT Lê Hồng Phong làm
cơ sở định hướng giáo dục văn hóa đọc cho các em trong thư viện của nhà
trường cũng như trong quá trình học tập tại mái trường.
Xác định hoạt động thiết thực của giáo viên chủ nhiệm trong việc khơi dậy,
phát triển hứng thú nhu cầu, kỹ năng đọc sách của học sinh lớp chủ nhiệm. Qua
đó, đề xuất các giải pháp phát triển văn hóa đọc cho học sinh THPT.

3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là giải pháp của giáo viên
chủ nhiệm trong việc định hướng giáo dục văn hóa đọc cho học sinh.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phân tích, tổng hợp
Đây là phương pháp quan trọng được sử dụng nhiều trong đề tài khoa học.
Từ phương pháp này đề tài sẽ nêu ra được những phương diện lợi ích của văn
hóa đọc qua phân tích, minh họa. Đồng thời tránh được những chủ quan, cảm
tính khi đưa ra những nhận xét, đánh giá.
4.2. Khảo sát thực tế, phân loại
Tác giả của đề tài thực hiện khảo sát, phân loại đề cập đến những hoạt
động cụ thể tiến hành văn hóa đọc. Phương pháp này được sử dụng như sự hỗ
trợ đắc dụng cho các phương pháp trên. Bằng khảo sát, phân loại đề tài, người
viết sễ đi đến tìm được những kết vững chắc tạo, tính thuyết phục.

2


PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Học sinh rất cần nhận thức về tầm quan trọng của việc hình thành văn
hóa đọc. Đọc sách vừa là hứng thú vừa là thói quen. Bản thân mỗi học sinh phải
ý thức nuôi dưỡng văn hóa đọc trong quá trình học tập tại trường phổ thông cho
đến khi bước ra trường đời.
Khái niệm văn hoá đọc cho tới nay vẫn chưa có một học giả nào trình
bày một cách chuẩn xác. Tuy nhiên, thuật ngữ văn hoá đọc đã được xã hội thừa
nhận. Văn hoá đọc được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Ở nghĩa rộng, đó
là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân, của cộng đồng xã
hội và của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước. Còn ở nghĩa hẹp, đó là
ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực

này cũng gồm ba thành phần: thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc.
Thời gian gần đây, văn hóa đọc rất được quan tâm. Xét đến bối cảnh thời
đại, văn hóa đọc đang đứng trước cơ hội, đồng thời là nguy cơ. Nói là cơ hội bởi
mỗi người đều được tiếp cận với một khối lượng tri thức khổng lồ, được quyền
lựa chọn. Nhưng nó lại tiềm ẩn một nguy cơ làm mai một thói quen đọc vốn có
bởi sự lấn át của các phương tiện nghe nhìn phong phú và rất hấp dẫn. Như vậy,
văn hóa đọc không còn giữ được vai trò độc tôn như trước. Dẫu vậy, văn hóa
đọc vẫn có vị trí riêng, không thể thay thế được. Dù xã hội có văn minh đến đâu
văn hóa đọc luôn cần hiện hữu trong đời sống của mỗi cá nhân. Ta có thể khẳng
định được tầm quan trọng của văn hóa đọc qua việc chỉ ra sự khác biệt rõ nét
giữa văn hoá đọc và văn hoá nghe nhìn. Cùng một thông tin tiếp nhận, nhưng
mắt đọc và mắt nhìn thuộc hai loại rất khác nhau. Bởi lẽ, mắt đọc buộc trí tưởng
tượng và khả năng tập trung cao hơn, còn với mắt nhìn thì chỉ lướt qua nên
những ấn tượng được lưu lại không nhiều. Văn hoá đọc đòi hỏi tính tự giác
cao. Khác với việc đọc sách, việc tiếp thu thông tin từ các phương tiện thông tin
hiện đại thì người nhận thông tin thường ở thế bị động và lệ thuộc nhiều vào các
trang thiết bị, việc đọc sách tự do hơn nhiều. Khi nghe một bản nhạc hoặc xem
một bộ phim hay chúng ta cũng bị lôi cuốn nội tâm vào đó, cũng vui, buồn, yêu,
ghét, thất vọng, hy vọng. Nhưng đọc sách là một sự liên hệ qua lại giữa người
đọc và tác giả, người ta thường nói: “Đọc những cuốn sách hay là trò chuyện
với một người bạn thông minh”, giúp chúng ta suy ngẫm những quy luật phổ
quát, những chân lý vĩ đại. Suy ngẫm trong quá trình đọc sách sẽ bồi dưỡng trí
nhớ và tư duy, mở mang kiến thức và hình thành thế giới quan cho người đọc.
Văn hóa đọc đem lại lợi ích to lớn với đối tượng học sinh. Trước hết, với
các em đọc sách giúp tiếp thu vốn tri thức của nhân loại. Sách là kho tàng tri
3


thức mà nhân loại tạo ra, lưu lại, truyền cho thế hệ sau. Đó là nguồn tri thức rất
quan trọng và vô tận đối với tất cả mọi người. Đọc sách sẽ giúp ta tích lũy nhiều

kinh nghiệm, mở mang kiến thức trong mọi lĩnh vực: khoa học tự nhiên, khoa
học xã hội, tăng cường khả năng tư duy. Lê - nin đã dạy rằng: "Không có sách,
không có tri thức".
Bên cạnh đó, đọc sách giúp học sinh rèn luyện năng lực tưởng tượng,
liên tưởng, sáng tạo. Vì quá trình đọc sách thực chất cũng là một quá trình quan
sát các sự vật và hiện tượng trong cuộc sống thông qua lăng kính chủ quan của
người viết. Từ đó tất yếu có sự liên tưởng nảy sinh khi người đọc so sánh những
vấn đề đã được đọc, được học. Trí tưởng tượng phong phú, suy nghĩ cặn kẽ, kết
hợp với những động lực khám phá tìm tòi sẽ giúp các em hình thành năng lực
sáng tạo, khao khát tìm ra điều mới mẻ hơn.
Không thể phủ nhận, đọc sách biện pháp hữu hiệu nhất giúp học sinh tích
lũy và rèn luyện năng lực ngôn ngữ. Bởi để hình thành cuốn sách tác giả cũng đã
trải qua quá trình chọn lọc ngôn ngữ. Và chính quá trình đọc sách lâu dài, sự tập
trung và tinh ý sẽ giúp người đọc hình thành những kĩ từ ngữ tinh tế, kỹ năng
diễn đạt khúc triết.
Hơn nữa, đọc sách còn hỗ trợ học sinh trong rèn luyện về đạo đức và bồi
dưỡng tâm hồn. Đọc sách có mối quan hệ mật thiết đến nhận thức và hình thành
lối sống tích cực ở học sinh. Những tấm gương về nghị lực sống, sự chịu đựng,
lòng nhân ái, đức hy sinh hướng các em suy ngẫm đến giá trị đích thực của đời
người. Từ đó, mỗi em có thể lựa chọn cách sống hài hòa lợi ích bản thân trong
mối quan hệ với lợi ích chung của những người xung quanh. Cách sống đó ta có
thể tự trang bị cho mình thông qua học vấn, thông qua con đường đọc sách.
Trước yêu cầu của giáo dục, để học sinh lĩnh hội được kiến thức và kỹ
năng qua đọc sách, qua con đường tự học thì sống giáo viên chủ nhiệm cũng
phải đổi mới phương pháp.Tự mình truyền tải cho các em thêm những nguồn
kiến thức, những kỹ năng mà học sinh cần trong cuộc sống bằng cách diễn
thuyết đã trở nên lạc hậu, không còn sức thuyết phục nữa. Mỗi ngày trôi qua bản
thân học sinh luôn đồng hành với cuộc sống, rất hứng thú với những điều mới
mẻ. Với các em, tiếp cận và sàng lọc những điều mới mẻ, bổ ích là một cách để
thích nghi và đáp ứng những đòi hỏi của cuộc sống hiện đại. Giáo viên chủ

nhiệm chủ động định hướng văn hóa đọc, động viên, khích lệ sự quan tâm, tìm
tòi của học sinh bằng những cuốn sách có giá trị về phương diện của đời sống xã
hội. Đó là con đường ngắn nhất để học sinh nhận thiết được sự cần thiết phải tự
trang bị cho mình tri thức về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, kỹ năng
sống. Trên cơ sở đó, các em có thể nhận thức được mặt mạnh và yếu của bản
4


thân, để có những lựa chọn đúng đắn trong tương lai. Đó cũng là con đường
ngắn nhất để GVCN thể hiện trách nhiệm, vị thế nổi bật của mình.
B. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
I. Thực trạng đặc điểm lứa tuổi của học sinh phổ thông trung học
Học sinh THPH thường ở độ tuổi từ 16 đến 18 các em bị hút mãnh liệt
trước những điều mới lạ, có nhu cầu khám phá bản thân và cuộc sống xung
quanh. Nhu cầu đó là tất yếu, là điều kiện tiên quyết hỗ trợ sự trưởng thành từ
trong nhận thức. Hành trình tìm tòi và khám phá ấy về bản qua quá trình đọc
sách rất cần sự định hướng, tác động của giáo viên chủ nhiệm. Nếu thiếu sự định
hướng về văn hóa đọc, rất có thể học sinh mất nhiều thời gian, hiệu quả thu nhận
chỉ đơn thuần là sự giải trí, không nâng cao vốn hiểu biết. Có khi học sinh
những thu nhận từ sách thiếu chọn lọc sẽ có những tác động tiêu cực đến nhận
thức và hành động. Những cuốn tiểu thuyết tình cảm không phù hợp với lứa tuổi
dễ khiến các em, sa vào yêu đương, sao nhãng nhiệm vụ học tập. Ngay cả những
cuốn truyện tranhvõ thuật tưởng chừng như vô hại nhưng tại hại khôn lường.
Nhiều học sinh THPT từ mê truyện tranh võ hiệp mà tìm đến game, sống với thế
giới ảo, nhận thức lệch lạc về bản thân, thậm chí trở nên vô cảm, có hành vi ứng
xử tiêu cực. Đó là thực trạng đáng lo ngại. Thực trạng này có thể giải quyết
được phần nào, nếu bản thân giáo viên, đặc biệt là giáo viên làm công tác chủ
nhiệm giành thời gian quan tâm đến văn hóa đọc của học sinh.
Việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh được cha ông ta rất coi trọng.
Vì vậy mà có câu “Tiên học lễ hậu học văn” (Trước tiên phải học lễ nghĩa cách

ứng xử, sau mới tiếp nhận tri thức). Nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau,
trong đó có nguyên nhân xuất phát từ chính giáo dục, là sức ép về điểm số,về
các kỳ thi nhiều học sinh có lực học khá, giỏi gắng sức để học, để đạt thành tích
cao trong học tập nhưng vì thiếu kỹ năng sống cho nên khi bước ra cánh cửa
cuộc đời các em không có được sự thành đạt như học sinh học bình thường
nhưng lại có kỹ năng sống: nhạy bén với thời cuộc, linh hoạt, biết tạo dựng
những mối quan hệ tốt. Điều này có thể khắc phục được qua con đường đọc sách
quan tâm đến đọc sách ngay khi đang học tập tại trường phổ thông.
II. Thực trạng từ thực tế xã hội
Trước đây, khi chưa có sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin thì
văn hóa đọc luôn có vị trí số một. Những năm gần đây, khi xã hội văn minh hơn,
hiện đại hơn, giới trẻ lại rất thờ ơ với văn hóa đọc. Có nhiều nguyên nhân dẫn
đến việc mai một văn hóa đọc ở trường THPT nói chung và trường Lê Hồng
Phong nói riêng. Trước tiên, nguyên nhân khách quan là quỹ thời gian của học
sinh hết sức eo hẹp để có thể đọc sách, mở mang kiến thức. Học sinh THPT theo
5


quy định phải hoàn thành chương trình của 11 môn học. Gần như môn nào
cũng “quan trọng”. Ngoài việc học tập theo thời khóa biểu của nhà trường, học
sinh phải tham gia hoạt động ngoại khóa. Đó là chưa kể, thời gian ở nhà cũng
hạn hẹp, áp lực học để thi cử, để vào bậc học cao hơn khiến học sinh phải học
đến 9 -10 giờ tối. Lấy thời gian nào để đọc sách? Và không tập thói quen đọc
sách hàng ngày nên nhiều em không có sở thích đọc sách, tham khảo tài liệu để
tự học tốt hơn. Một vấn đề khác là việc đầu tư kinh phí để phát triển thư viện ở
nhiều trường chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Vì thiếu kinh phí nên nhiều trường
có thư viện nhưng đầu sách tham khảo, tài liệu, sách trang bị về kỹ năng ở lứa
tuổi vị thành niên, truyện đọc nghèo nàn khiến học sinh không có hứng thú để
tìm tòi tài liệu. Tiếp đến, phải kể đến nguyên nhân xuất phát từ hoàn cảnh gia
đình. Hầu hết, học sinh trường THPT Lê Hồng Phong đều xuất phát từ gia đình

thuần nông, khó khăn về điều kiện kinh tế. Các bậc phụ huynh đều phải lo bươn
trải với cuộc sống, ít có thời gian quan tâm đến việc đọc sách hay hình thành
thói quen đọc sách của con em mình. Thực chất, văn hóa đọc luôn được nuôi
dưỡng từ sự giáo dục của gia đình. Và văn hóa đọc của mỗi học sinh THPT luôn
là sự tiếp nối của quá trình học và đọc sách ở môi trường gia đình và các cấp học
trước đó. Về phía học sinh, những tác động từ công nghệ số, internet, facebook...
đã chiếm hết thời gian rảnh rỗi nên các em ít quan tâm đến văn hóa đọc.
Đây là vấn đề đáng báo động. Nhưng làm thế nào để tạo thói quen, nuôi
dưỡng niềm đam mê đọc sách ở học sinh, giới trẻ? Thực chất, văn hóa đọc luôn
được nuôi dưỡng từ sự giáo dục của gia đình, nhu cầu của bản thân. Và văn hóa
đọc luôn là sự tiếp nối của quá trình học và đọc sách ở môi trường gia đình và
các cấp học trước đó. Trước sự tiếp nối đó, văn hóa đọc của học sinh THPT cần
được nâng lên ở cấp độ cao hơn: không chỉ thỏa mãn hứng thú của cá nhân mà
còn tham gia hình thành tri thức, nhân cách cho học sinh. Như vậy, văn hóa đọc
có liên quan mật thiết đến mục tiêu cuối cùng của ngành giáo dục.
Xuất phát từ thực tế này có thể khẳng định: Công tác của giáo viên chủ
nhiệm có nhiều khó khăn và vất vả, đòi hỏi sự định hướng nghiêm túc, sự nhiệt
tình trăn trở. Bằng cách nào để định hướng ở các em văn hóa đọc gắn với mục
tiêu quan trọng của giáo dục để tự bản thân các em mong muốn trở thành người
có ích cho gia đình và xã hội. Như vậy, phương pháp, cách làm của mỗi GVCN
có ý nghĩa then chốt.
C. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thực tế có nhiều cách thức khơi dạy và phát triển văn hóa đọc của học sinh
THPT:

6


Qua vai trò của giáo viên bộ môn. Mỗi giáo viên bộ môn, ngoài việc trợ
giúp học sinh rút ra kiến thức cần ghi nhớ của bài học trong chương trình sách

giáo khoa thì có thể hướng dẫn các em đọc cuốn sách tham khảo mở rộng vùng
kiến thức cần tiếp nhận.
Qua hoạt động thiết thực gắn với vai trò của giáo viên chủ nhiệm.
Tôi lựa chọn định hướng văn hóa đọc cho học sinh thông qua hoạt động và
vai trò của giáo viên chủ nhiệm. Điều cơ bản đối với học sinh THPT thì văn hóa
đọc ít nhiều đã được hình thành bởi nền tảng gia đình và quá trình học tập tại
trường phổ thông cơ sở. Song nếu văn hóa đọc không được duy trì liên tục, bị
sao nhãng bởi thú vui khác thì tất yếu sẽ mai một. Trước đối tượng học sinh
THPT, giáo viên chủ nhiệm đứng trước thách thức lớn. Ấy là vừa khơi dậy, vừa
nâng cao văn hóa đọc. Thách thức đó sẽ được hóa giải bởi sự tận tâm, gần gũi,
thân thiện, yêu thương với học trò. Không một giáo viên chủ nhiệm nào được
đào tạo để thực hiện nhiệm vụ khó khăn này. Ý thức thực hiện xuất phát từ yêu
cầu mới của ngành giáo dục nhưng vẫn hướng đến mục đích cuối cùng là góp
phần hình thành tri thức, kỹ năng và nhân cách ở học sinh.
I. NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM NHẰM
PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC CHO HỌC SINH
1. Hoạt động gây dựng mô hình “thư viện thân thiện” hỗ trợ cho văn
hóa đọc của học sinh
Có thể nói, đối với giáo viên được đứng trên bục giảng thì công tác chủ
nhiệm và việc giáo dục tri thức, nhân cách, kỹ năng sống cho học sinh có một ý
nghĩa rất quan trọng. Từ xưa đến nay, sứ mệnh của một người thầy không dừng
lại ở truyền dạy tri thức của nhân loại bằng những phương pháp dạy học chuẩn
mực của thời đại. Đồng hành với quá trình đó, mỗi một giáo viên, đặc biệt là
giáo viên được kiêm nhiệm công tác chủ nhiệm, có một nhịêm vụ lớn lao là dày
công rèn luyện đạo đức cho học sinh góp phần hình thành và phát huy ở các em
nhân cách và phẩm chất tốt đẹp: bao gồm cả phẩm chất truyền thống và phẩm
chất của con người mới nhằm đáp ứng đòi hỏi của xã hội hiện đại như: năng
động, sáng tạo, tự chủ linh hoạt sáng tạo. Trong nhiệm vụ lớn lao của GVCN tất
yếu phải gắn với hoạt động bồi dưỡng kiến thức đời sống (kiến thức ngoài sách
vở, ngoài nhà trường), kỹ năng sống cho học sinh bằng chính vốn sống của mình

và những kinh nghiệm được rút ra từ những tình huống của đời sống mà mình
quan sát, thấu hiểu hay từ những cuốn sách bổ ích của nhân loại. Vì vậy, rất cần
ở chủ nhiệm lớp các phẩm chất nhiệt tình, tận tâm, nắm bắt tâm lí giỏi, có khả
năng xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể trong những giờ sinh hoạt lớp và
những hoạt động ngoài giờ lên lớp. GVCN phải vừa là thầy vừa là bạn của học
7


trò, biết thông cảm và chia sẻ những khó khăn của các em, là tấm gương sáng
cho HS noi theo.
Năng lực của GVCN đầu tiên được thể hiện ở việc chuyên tâm lựa chọn
cán bộ lớp, cán bộ đoàn, đặc bệt là vị trí lớp trưởng và bí thư đoàn. Đó là những
bạn học sinh đựơc các bạn trong lớp tin yêu, nể phục về năng lực, ý thức học tập
và nhân cách. Đó là những học sinh hội tụ được phẩm chất: trung thực, sáng tạo,
có khả năng điều khiển được lớp học trong giờ học, sinh hoạt 15 phút, sinh hoạt
cuối tuần.
Cùng với việc hình thành đội ngũ cán bộ lớp thì giáo viên chủ nhiệm cần
phải soạn thảo và phổ biến nội quy lớp trên cơ sở nội quy trường. Nội quy lớp là
sự cụ thể hoá chi tiết nội quy trường cho từng yêu cầu đến từng học sinh, đồng
thời phải có quy định thưởng phạt công minh. Việc học sinh thực hiện nghiêm
túc hay chưa nghiêm túc và đầy đủ nội quy lớp là cơ sở chủ yếu để giáo viên chủ
nhiệm xếp loại hạnh kiểm của học sinh cho từng tuần học, từng tháng, từng học
kỳ. Nội quy lớp có thể mở rộng thêm những quy định hướng đến thống nhất việc
xây dựng cơ sở vật chất thực hiện văn hóa đọc. Trước khi đi vào thực hiện, nội
quy lớp cần phải được phổ biến trong cuộc họp phụ huynh đầu năm học. Làm
như thế, giáo viên chủ nhiệm sẽ nhận được ý kiến đóng góp quý báu và sự đồng
thuận, ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh học sinh.
Trong phạm vi trường học, cơ sở vật chất để thực hiện văn hóa đọc nói
rộng ra chính thư viện của trường. Nói ở phạm vi hẹp thì cần hình thành thư viện
của lớp học. Giáo viên chủ nhiệm kêu gọi sự quyên góp, chia sẻ cuốn sách hay

của từng thành viên trong lớp. Bên cạnh đó, giáo viên kêu gọi tấm lòng hảo tâm
của các bậc phụ huynh, đầu tư bằng những cuốn sách tham khảo cho tập thể
cũng chính là đầu tư cho chất lượng giáo dục. Làm được như vây, là đã tạo nên
sự áp dụng các mô hình “thư viện thân thiện”. Để giúp cho việc đọc sách thuận
tiện và hiệu quả hơn; tôi giao học sinh là cán bộ lớp tự quản lí tủ sách và cho
mượn sách; đảm bảo hoạt động của thư viện lớp diễn ra thường xuyên.
Tất cả đó là bước hoàn tất làm nền tảng để xây dựng hoạt động thiết yếu
hướng đến mục đích định hướng giáo dục văn hóa đọc cho học sinh lớp chủ
nhiệm.
2. Những hoạt động cụ thể của giáo viên chủ nhiệm để định hướng, phát
triển văn hóa đọc cho học sinh
2.1. Hoạt động cụ thể của giáo viên chủ nhiệm định hướng, phát triển
văn hóa đọc cho học sinh giờ sinh hoạt 15 phút
2.1.1. Tác động đến nhận thức của học sinh về văn hóa đọc
8


Để giờ sinh hoạt 15 phút hằng ngày trở thành hữu ích, bản thân tôi với vai
trò là GVCN đã chủ động trong việc thực hiện kế hoạch lên lớp. Chương trình
sinh hoạt 15 phút cần phải linh hoạt, luôn mới mẻ về nội dung. Ngoài chữa bài
tập các môn học thông qua đội ngũ cán bộ lớp, tôi tìm hiểu nhận thức phổ biến
về văn hóa đọc ở thời điểm hiện tại của học sinh bằng cách cho các em trực tiếp
bày tỏ quan điểm về văn hóa đọc. Có những em đã thể hiện quan điểm về văn
hóa đọc đúng đắn nhưng chưa toàn diện. Nhưng bên cạnh đó, chắc hẳn sẽ vẫn
tồn tại quan điểm về văn hóa đọc còn mơ hồ, lệch lạc. Vậy trên cơ sở đó, tôi
tổng kết, hướng các em đến nhận thức hoàn thiện về văn hóa đọc: Văn hóa đọc
có thể hiểu đơn giản đó khái niệm thể hiện thái độ ứng xử, chuẩn mực đọc và
giá trị đọc của cộng đồng xã hội và mỗi cá nhân trong xã hội gồm ba thành
phầnn là thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc. Và tôi có thể mở rộng nhận
thức đó bằng cách đề cập đến quan điểm mới mẻ hơn về văn hóa đọc của cá

nhân nào đó tạo được sự hưởng ứng, đồng tình trong thời gian gần đây. Chẳng
hạn như của tài năng hùng biện Lê Khánh Linh gần đây đã khẳng định: “Không
quan trọng bạn đọc được bao nhiêu, quan trọng là bạn đọc được những gì và để
làm gì, văn hóa đọc chính là gấp cuốn sách lại và mở cuộc đời ra”
2.1.2. Tác động đến nhận thức của học sinh về lợi ích của sách thông
qua việc giới thiệu những tấm gương thành công nhờ đọc sách
Trong vai trò và nhiệm vụ của GVCN, tôi chủ động tận dụng thời gian sinh
hoạt 15 phút để tác động đến nhận thức của học sinh về lợi ích của đọc sách, ý
nghĩa của đọc sách. Sự tác động này hiệu quả nhất là nêu những tấm gương cá
nhân thành đạt nhờ hỗ trợ của sách. Quá trình đọc sách của họ là quá trình có ý
thức mạnh mẽ, với thôi thúc của ý chí, nghị lực, đam mê chiếm lĩnh kiến thức,
tạo nên bước ngoặc trong cuộc đời. Học sinh tất yếu sẽ soi mình vào những tấm
gương ấy, có động lực niềm tin để tìm đến sách. Để sự trình bày có sức hút với
học sinh, giáo viên cần kết hợp với hình ảnh minh họa được trình chiếu. Cụ thể
như:
- Bác Hồ kính yêu, con người vĩ đại của dân tộc Việt Nam là điển hình tiêu
biểu của người thành công nhờ văn hóa đọc. Hồ Chủ tịch đã tâm sự tại hội nghị
chuyên đề sinh viên quốc tế họp tại Việt Nam ngày 1 tháng 9 năm 1961: “Về
văn hoá Bác chỉ học hết tiểu học. Về hiểu biết phổ thông: 17 tuổi Bác mới nhìn
thấy ngọn đèn điện lần đầu tiên, 20 tuổi mới nghe rađio lần đầu”. Vậy mà, ở
Người đã toát lên trí tuệ uyên bác, một sự hiểu biết về mọi phương diện đời sống
đáng khâm phục, đúng như nhà nghiên cứu Vasiliep đã nhận xét: “Hiếm có
chính khách nào của thế kỷ XX có thể sánh được với Hồ Chí Minh về trình độ
học vấn, tầm hiểu biết rộng lớn và sự thông minh trong cuộc đời”. Đạt được tầm
9


hiểu biết ấy là nhờ Bác đã không ngừng học tập, nói đúng hơn là không ngừng
tự học và đọc sách. Kế thừa truyền thống ham đọc sách của gia đình, Bác đã
luôn coi trọng sách báo. Với Người, đọc sách vượt ra ngoài mục đích giải trí

hay để để nâng cao các hiểu biết thông thường. Người đọc sách để phục vụ
cách mạng, hướng đến thực hiện niềm khao khát tột bậc: làm sao cho nước ta
được hoàn toàn độc lập, dân ta được tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo
mặc, ai cũng được học hành.

Hình ảnh về Bác, thiếu nhi và bạn bè quốc tế
- A braham Lincoln

10


Là vị Tổng thống thứ 16 trong lịch sử Hoa Kỳ. Lincoln nổi tiếng nhất với
vai trò gìn giữ Hợp chủng quốc và chấm dứt chế độ nô lệ tại Hoa Kỳ với bản
Tuyên ngôn Giải phóng và Sửa đổi thứ mười ba của Hiến pháp Hoa Kỳ về việc
bác bỏỏ̉ chế độ nô lệ. Ông sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo khổ, cha mẹ
ông, không có điều kiện được học hành chu đáo. Thời gian theo học thực sự của
ông có lẽ chỉ kéo dài 18 tháng do các giáo viên không chuyên nghiệp dạy. Kiến
thức của ông chủ yếu có được từ việc tự học qua việc đọc mọi cuốn sách có
thể mượn được, từ Kinh Thánh, đến các sách tiếu sử, và sách văn chương.
- Janes Goodall

Tiến sĩ Janes Goodall, một trong những nhà hoạt động bảo vệ môi
trường nổi tiếng thế giới, đồng thời là sứ giả hoà bình của Liên hiệp
quốc, là một nhà nghiên cứu nổi tiếng người Anh trong lĩnh vực bảo vệ động
vật hoang dã. Bà đã được trao tặng nhiều danh hiệu cao quý và giải thưởng về
bảo tồn động vật hoang dã; Đại sứ hoà bình của Liên hợp quốc năm 2002; Huy
chương Benjamin Franklin vì sự nghiệp khoa học năm 2003. Khi ngoài 20 tuổi,
bà đã đến Kenya, châu Phi để nghiên cứu về tập tính và đời sống của loài tinh
tinh. Bà đã có 40 năm sống và làm việc ở châu Phi và những nghiên cứu của bà
được nhiều người đánh giá là "đã ảnh hưởng đến toàn thế giới nói chung và thế

giới động vật nói riêng". Điều đáng ghi nhớ tiến sĩ Janes Goodall: phần lớn
những công trình nghiên cứu khoa học quan trọng của bà được thực hiện
khi bà chưa qua một trường lớp đào tạo nào. Bà đã đạt được những thành
công đáng đáng ghi nhận trong cuộc đời bằng sự trải nghiệm dũng cảm và
niềm đam mê đọc sách.
11


2.2. Hoạt động cụ thể của giáo viên chủ nhiệm định hướng, phát triển
văn hóa đọc cho học sinh giờ sinh hoạt cuối tuần.
Công việc thuờng lệ của GVCN trong tiết sinh hoạt cuối tuần là tổng kết
kết quả học tập và thực hiện nề nếp của tập thể lớp, đánh giá hạnh kiểm của từng
học sinh .Theo tôi công việc thường lệ này cần phải được tiến hành khoa học,
tiết kiệm thời gian vì GVCN đã được sự hỗ trợ, giúp sức của cán bộ lớp.Vậy
thời gian còn lại, tôi thực hiện các bước tiếp theo để định hướng, phát triển văn
hóa đọc cho học sinh.
2.2.1. Hướng dẫn học sinh chọn sách
Giáo viên chủ nhiệm cần phải định hướng cho học sinh chọn những cuốn
sách tham khảo theo yêu cầu của môn học, đặc biệt là những môn học theo
khối thông qua ý kiến đề xuất của giáo viên bộ môn. Mặt khác những cuốn sách
rèn luyện kỹ năng sống rất bổ ích, cần thiết khuyến khích học sinh chọn có tác
động sâu sắc đến đạo đức những tấm gương tốt có thật trong đời thường. Hơn
nữa, sách giải trí lành mạnh mang đến sự thư giãn sau giờ học căng thẳng. Giáo
viên và học sinh cũng cần lưu tâm đến những cuốn sách có tính thời sự thông
qua kênh “Mỗi ngày một cuốn sách”.
Giáo viên có thể giới thiệu và bổ sung vào thư viện của lớp cuốn sách hay
về Bác Hồ như:

Giáo viên có thể giới thiệu và bổ sung vào thư viện của lớp cuốn sách hay có
tính cập nhật về kỹ năng sống như:


12


Việc hướng dẫn các em đọc sách, tìm tài liệu bổ sung cho từng môn học sẽ
giúp học sinh mở rộng kiến thức, rèn luyện thói quen tự học và vận dụng những
điều đã học vào nhiều tình huống khác nhau của cuộc sống. Đây không chỉ là
công cụ học tập hiệu quả, nó còn giúp người học đổi mới phương pháp học tập
theo phương pháp đổi mới, học sinh trở thành trung tâm chủ động tham gia vào
tiết học, tích cực cùng thầy cô giáo tiếp thu bài giảng tốt hơn.
2.2.2. Phổ biến kỹ năng đọc sách
Đọc kỹ, hiểu sâu, nhớ lâu còn hơn là đọc nhiều, hiểu nông, nhớ ít. Cần coi
đây như là một câu châm ngôn cho việc đọc sách. Không sốt ruột khi thấy người
khác đọc nhiều, biết nhiều hơn ta.
Đọc phải ghi chép. Đọc sách phải hiểu sách, hiểu vẫn chưa đủ, cần nhớ
sách. Việc ghi chép giúp ta nhớ sách lâu dài, giúp ta nhớ lại nhanh khi quên
sách. Tài liệu ghi chép là những viên gạch xây nên tầm cao trí tuệ của chúng ta.
Ghi chép vào đâu? Nên ghi vào vở, vào sổ tay hoặc vào một tập giấy trắng
đã đóng thành quyển. Nên ghi vào những tờ giấy rời có khổ rộng bằng 1/2 tờ
giấy A4. Đây là cách làm tiết kiệm nhất, khoa học nhất. Một tài liệu cần đọc có
thể phải ghi hết 1 tờ, 2 tờ, thậm chí hàng chục tờ. Sau khi đọc và ghi chép xong,
cần ghim các tờ giấy rời này lại thành tập để sử dụng trước mắt và lâu dài. Nếu
đọc kỹ, ghi kỹ, những tập giấy này sẽ là tài sản vô giá cho chúng ta. Trong suốt
cuộc đời về sau, khi cần, chỉ đọc lại phần tóm lược là đủ, không phải đọc lại
13


toàn bộ cuốn sách trước đây nữa, tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho công
việc.
Ghi chép như thế nào đối với sách tham khảo mở rộng kiến thức cần sự

kiên trì và say mê đọc sách. Lần lượt đọc từ trang đầu đến trang cuối cuốn sách.
Đọc đến đâu, ghi lại các đề mục đến đấy. Không nên bỏ qua các đề mục vì sau
này, khi xem lại các đề mục, ta có thể hình dung ra toàn bộ cuốn sách. Trong
mỗi đề mục, cần ghi tóm tắt nội dung từ một đến hai hoặc ba dòng. Quá trình
đọc là quá trình đi tìm các luận điểm trong sách. Trong mỗi đề mục có những
nhận xét, nhận định, đánh giá, lý giải của tác giả cuốn sách. đó là các luận điểm.
Cần ghi lại những luận điểm này. Có hai cách ghi: Ghi tóm tắt và ghi nguyên
văn (trích đoạn). Trường hợp nhận định của tác giả quá dài thì phải ghi tóm tắt,
còn những nhận định tương đối ngắn, gọn, có thể ghi nguyên văn, để trong
ngoặc kép. Ngoài những luận điểm trong sách là các lời phân tích, các dẫn
chứng minh hoạ. Những nội dung này, chỉ cần đọc để hiểu các luận điểm, không
cần phải ghi lại. Trừ một vài dẫn chứng hay, ngưòi đọc cảm thấy thú vị thì có thể
ghi lại.
Có cần ghi lại những nhận xét, suy nghĩ của chính người đọc sách không?
Rất cần. Điều này thể hiện chiều sâu của việc đọc sách. Đọc sách không phải là
một quá trình nhận thức thụ động. Người đọc cần có chủ kiến, cần thể hiện năng
lực phê phán của mình đối với những luận điểm của tác giả cuốn sách. Vì thế,
nếu thấy cần thiết, người đọc có thể ghi chú (trong ngoặc đơn) những nhận xét
khác với tác giả. Dĩ nhiên, những chỗ người đọc đồng tình với tác giả thì không
cần ghi chú.Sau khi đọc xong cuốn sách, cần đọc lại toàn bộ phần ghi chép để
một lần nữa khắc sâu vào trí nhớ, biến nội dung này thành kiến thức của người
đọc.
2.2.3. Tổ chức hoạt động liên quan đến hiệu quả đọc sách trong tiết
sinh hoạt cuối tuần (45 phút)
Trong mô hình đọc sách của một lớp học, giáo viên chủ nhiệm có thể tổ
chức viết bài thi liên quan trực tiếp đến hiệu quả của việc đọc sách nhằm khuyến
khích, động viên học sinh có ý thức lưu tâm hơn nữa đến văn hóa đọc. Chất
lượng bài thi sẽ là thước đo trực tiếp cho sự tác động trực tiếp của sách đến trí
tuệ và tình cảm của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm tận dụng một tiết sinh hoạt
cuối tuần để tiến hành.


14


* Hình thức thứ nhất: Giáo viên đưa ra câu hỏi đơn giản nhưng xoáy vào ý nghĩa
cuốn sách đã được đọc, đòi hỏi học sinh trả lời cô đọng, đầy đủ, trọng tâm:
- Câu văn nào chứa đựng thông điệp của cuốn sách “Thép đã tôi thế đấy” của
tác giả Nikolai Alexeevich Otrovsky

Trả lời: Thông điệp là câu nói của Paven Coocsaghin “Cái quý nhất của con
người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót
xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ
vãng ti tiện và hèn đớn của mình để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: Tất
cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự
nghiệp đấu tranh giải phóng loài người”.
-Em hãy rút ra những bài học quý giá cuốn sách “Cuộc đời của Pi”? Mỗi bài học
chỉ diễn đạt bằng một câu.

Trả lời: + Cuộc sống đẹp đến nỗi mà cái chết phải lòng nó.
+ Nếu bạn tin vào mọi thứ thì rốt cuộc bạn sẽ không tin vào điều gì cả.
+ Lập kế hoạch là điều cần thiết chứ không phải là tùy chọn.
15


+ Đừng để tất cả các trứng vào một giỏ
+ Tìm hiểu để cùng tồn tại
* Hình thức thứ hai: Giáo viên chủ nhiệm đưa ra câu hỏi nêu những đánh giá
cảm nhận trước một cuốn sách tham khảo có giá trị thuộc lĩnh vực các em quan
tâm, cuốn sách đã được giáo viên tư vấn để học sinh lựa chọn.
- Hãy diễn đạt bằng đoạn văn một khía cạnh cảm nhận về “Nhật ký Đặng Thùy

Trâm”?

Xuyên suốt nhật ký là tình yêu quê hương đất nước, ngọn lửa căm thù
giặc, căm ghét chiến tranh. Những dòng chữ mộc mạc chân thật cho tôi hình
dung được cuộc sống chiến đấu nơi chiến trường khói lửa. Đồng đội anh dũng,
giây phút đối diện với đau đớn, nguy hiểm. Bản thân chị thiếu thốn tình cảm gia
đình, có lúc buồn bã cô đơn tột cùng. Nhưng hơn tất cả chị vẫn giành tình yêu
cho Tổ quốc, sức lực, trí tuệ và cả tình thương cho đồng bào, đồng chí…
-Về ý nghĩa mà em lĩnh hội được từ cuốn sách “18 phút”, “Ngộ nhận về
sức hút của bản thân”? Hãy diễn đạt bằng đoạn văn.

16


Trả lời: “18 PHÚT”
Tác giả đưa ra lập luận rằng cách tốt nhất để chống lại sự phân tâm không
hữu ích là tạo ra những sự phân tâm hữu ích. Chúng ta cần học cách đi xuyên
qua những email, tin nhắn, điện thoại để tập trung thời gian và năng lượng vào
những gì chúng ta thật sự quan tâm. “18 PHÚT” cung cấp một giải pháp cho
những vấn đề đó. Nó mang đến cách thức làm chủ một năm, một ngày và cả một
thời điểm ngắn ngủi toàn diện, để chúng ta có thể tập trung thực hiện những gì
chúng ta cho là quan trọng nhất. Đó là bước tiên quyết để giành lại cuộc đời
mình.
Trả lời: “Ngộ nhận về sức hút của bản thân”
Sức hút cá nhân rất có thể là yếu tố đắt giá cho bạn trong quá trình nộp đơn
xin việc, lãnh đạo một tổ chức, hoặc nỗ lực cải thiện các mối quan hệ. Nó còn
giúp các y bác sĩ thuyết phục bệnh nhân tuân thủ quá trình điều trị. Nó giúp mọi
người nổi bật trong những bữa tiệc và tạo ấn tượng trong lần hò hẹn đầu tiên. Nó
thậm chí còn hữu dụng cho các sinh viên muốn hoàn thành xuất sắc đợt phỏng
vấn nhập học, và cho cả các giảng viên muốn mang đến những bài giảng đáng

nhớ cho sinh viên của mình. Lạ lùng thay, bạn không nhất thiết phải là người sôi
nổi, quảng giao mới học được cách trở thành người cuốn hút. Tính cách hướng
nội có khi lại vô cùng đáng giá. Và nói thế càng không có nghĩa bạn phải hấp
dẫn về mặt hình thức, ngược lại, khi luyện tập khả năng thu hút từ bên trong,
bạn sẽ khiến người ngoài nhận thấy bạn giá trị của bản thân.
Như vậy, trên cơ sở câu trả lời của học sinh, giáo viên chủ nhiệm có thể
chọn ra những học sinh có câu trả lời chính xác để trao phần thưởng theo quy
định từ đầu năm của lớp. Bằng hoạt động đó, học sinh sẽ cảm thấy được động
viên, khích lệ, tích cực thẩm thấu văn hóa đọc.
D. KIỂM NGHIỆM
Từ những hoạt động thiết thực của GVCN, tôi đã bước đầu thu hút được
nhiều học sinh lớp chủ nhiệm quan tâm, có hứng thú với việc đọc sách. Một bộ
phận học sinh đã có ý thức duy trì thói quen đọc sách, ham đọc sách. Đó phần
lớn cũng là học sinh có ý chí tiến thân bằng con đường học hành. Và ngược trở
lại, tôi nhận thấy sách đã tác động tích cực đến các em ở nhiều phương diện:
- Các em có có ý thức chắt lọc kiến thức tham khảo có giá trị vận dụng vào
học tập, mở rộng hiểu biết của bản thân.Tôi vừa là GVCN vừa là giáo viên bộ
môn ngữ văn, tôi nhận được tín hiệu đáng mừng ấy qua bài kiểm tra của học
17


sinh dạng nghị luận xã hội. Chẳng hạn khi thể hiện suy nghĩ về lòng nhân ái
trong cuộc sống. Học sinh đã biết làm cho sâu sắc lí lẽ bằng những dẫn chứng
đọc từ sách giáo viên định hứng. Đó là những con người có tình thương đáng
trân trọng như Hồ Chí Minh, bác sĩ- liệt sĩ Đặng Thùy Trâm, tỉ phú Bill Gate.
Còn khi gắn với đề bài về nghị lực sống các em đã biết khai thác khía cạnh khác
ở tấm gương trên.
-Các em tiếp nhận thông tin từ sách, trao đổi thông tin với nhau, cùng trao đổi
về những điều mình thấy hứng thú. Từ đó, các em hình kỹ năng sống: Kỹ năng
hợp tác chia sẻ, biết lắng nghe, đánh giá, ứng xử có văn hóa. Nhiều học sinh đã

tâm sự mình thấy hạnh phúc, thấy có niềm tin khi đọc những cuốn sách giá trị.
Đặc biệt ở số một số em khi có tiền thưởng các em thường mua sách, sưu tầm
những cuốn sách hay.

18


PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận:
Từ những hoạt động thiết thực của GVCN, tôi đã bước đầu giúp đỡ học sinh
có ý thức phát huy văn hóa đọc. Qua cách thức đọc sách tại “thư viện thân thiện”
của lớp các em ít nhiều nhận ra được lợi ích của đọc sách, coi trọng sách kiến
thức, kỹ năng và đời sống. thực tế các em đã bộc lộ thái độ yêu quý và trân trọng
sách hơn.
II. Kiến nghị:
Để đạt được mục đích định hướng văn hóa đọc, ta cần phải biết chọn điểm
xuất phát thích hợp với đặc điểm riêng của từng trường, từng lớp, từng đối
tượng học sinh. Tất yếu, chỉ có thể duy trì tốt thành quả giáo dục nhờ có sự phối
hợp chặt chẽ với các phong trào khác, những hoạt động khác, và đặc biệt cần
phối hợp chặt chẽ giữa với cha mẹ học sinh. Như vậy rất cần sự quan tâm vào
cuộc chủ động, tích cực của ngành giáo dục để làm phong phú thư viện sách
của từng trường học.
Muốn thực hiện quá trình phát triển văn hóa đọc bồi dưỡng cho học sinh
thông qua những hoạt động thiết thực của GVCN, đòi hỏi người GVCN lớp
phải là người có uy tín, toàn diện, có năng lực thực sự để chỉ đạo, dám nghĩ,
dám làm đi trước, đề xuất được các vấn đề giá trị, tìm tòi những sách hay,
phong phú về nội dung, phù hợp với lứa tuổi. Niềm vui của giáo viên sẽ được
nhân đôi khi học sinh cảm thấy lôi cuốn, hào hứng và hữu ích trước những tri
thức, kỹ năng từ sách. Đặc biệt khi văn hóa đọc được phát triển trong tập thể
lớp, các em sẽ ý thức sâu sắc tri thức và kỹ năng trở thành nền tảng của sự sinh

tồn và phát triển. Như vậy, bản thân mỗi GVCN cảm thấy mình đã hoàn thành
một phần trách nhiệm của người mang sứ mệnh trồng người.

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vân Anh (2006), “6 lời khuyên đọc sách hiệu”, Người đọc sách, (7), tr.16-17.
2. Lê Hữu Giới (2006), “Văn hóa đọc trong bối cảnh bùng nổ truyền thông”,
Văn hóa nghệ thuật, (7), tr.3-5.
3.www.hanhtrinhtuoitre.com, Lợi ích của việc đọc sách là gì?, 25/9/2014.

20



×