Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh thông qua dạy học chương tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học – hóa học lớp 10 nâng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 130 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ NGÁT

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO
THỰC TIỄN CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC
CHƢƠNG TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC –
HÓA HỌC LỚP 10 NÂNG CAO

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM HÓA HỌC

HÀ NỘI – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ NGÁT

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO
THỰC TIỄN CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC
CHƢƠNG TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC –
HÓA HỌC LỚP 10 NÂNG CAO

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM HÓA HỌC
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN HÓA HỌC)
Mã số: 60.14.01.11

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Vũ Thị Thu Hoài



HÀ NỘI – 2016


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Vũ Thị Thu Hoài đã tận
tâm giúp em trong suốt quá trình xây dựng và hoàn thành đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn tới các Thầy, Cô giáo khoa đào tạo sau đại
học - trường Đại học Giáo Dục – Đại học Quốc Gia Hà Nội đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho em thực hiện đề tài.
Em xin cảm ơn BGH, các Thầy, Cô giáo và các em HS lớp 10 – trường
THPT Tống Văn Trân, Nam Định và THPT Yên Phong 1, Bắc Ninh đã tạo
điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian làm nghiên
cứu.
Qua đây em cũng xin cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã luôn ủng
hộ và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong thời gian học tập và nghiên cứu.

Tác giả

Nguyễn Thị Ngát

i


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BT

Bài tập

BTHH


Bài tập hóa học

DHDA

Dạy học dự án

DHHH

Dạy học hóa học

ĐC

Đối chứng

GQVĐ

Giải quyết vấn đề

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

HTBT

Hệ thống bài tập


HSHT

Hồ sơ học tập

NL

Năng lực

PHT

Phiếu học tập

PPDH

Phương pháp dạy học

SGK

Sách giáo khoa

TB

Trung bình

THPT

Trung học phổ thông

TN


Thực nghiệm

TNSP

Thực nghiệm sư phạm

VDKTHH

Vận dụng kiến thức hóa học

ii


MỤC LỤC
Lời cảm ơn ....................................................................................................................... i
Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................................... ii
Mục lục .......................................................................................................................... iii
Danh mục bảng .............................................................................................................. vi
Danh mục hình .............................................................................................................. vii
MỞ ĐẦU.......................................................... .................................................................. 1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI.............................................................. 6
1.1. Năng lực và phát triển năng lực cho HS trong dạy học hóa học. ............................... 6
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của năng lực......................................................................... 6
1.1.2. Cấu trúc của và biểu hiện của năng lực .................................................................... 7
1.1.3. Các năng lực đặc thù cần phát triển cho học sinh trong dạy học hóa học . ............. 7
1.2. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cho HS trong dạy học hóa
học ......................................................................................................................................... 8
1.2.1. Khái niệm năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn................................ 8
1.2.2. Cấu trúc, biểu hiện năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn .................. 8

1.2.3. Biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn ............... 9
1.2.4. Đánh giá năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn. ..............................10
1.3. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực góp phần phát triển năng lực
vận dụng kiến thức hóa học cho HS. .................................................................................12
1.3.1. Dạy học giải quyết vấn đề........................................................................................12
1.3.2. Dạy học theo dự án ..................................................................................................14
1.3.3. Kĩ thuật mảnh ghép. .................................................................................................17
1.4. Bài tập hóa học định hướng phát triển năng lực .......................................................19
1.4.1. Khái niệm bài tập hóa học .......................................................................................19
1.4.2. Bài tập hóa học thực tiễn..........................................................................................19
1.4.3. Các bậc trình độ trong bài tập hóa học định hướng phát triển năng lực ................22
1.5. Thực trạng phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cho
HS trong dạy học hóa học ở một số trường phổ thông tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Nam
Định ....................................................................................................................................23
1.5.1. Mục đích điều tra......................................................................................................23
1.5.2. Đối tượng điều tra ....................................................................................................23

iii


1.5.3. Đánh giá kết quả điều tra .........................................................................................23
Tiểu kết chương 1 ...............................................................................................................27
CHƢƠNG 2. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC HÓA
HỌC VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC SINH LỚP 10 Ở TRƢỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG .........................................................................................................28
2.1. Phân tích mục tiêu, cấu trúc, nội dung chương Tốc độ phản ứng và cân bằng
hóa học - Hóa học lớp 10 nâng cao...................................................................................28
2.1.1. Mục tiêu ....................................................................................................................28
2.1.2. Nội dung cấu trúc ....................................................................................................29
2.1.3. Một số điểm lưu ý về nội dung và phương pháp dạy học chương Tốc độ

phản ứng và cân bằng hóa học lớp 10 nâng cao ................................................................30
2.2. Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập định hướng phát triển năng lực vận
dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn trong dạy học chương Tốc độ phản ứng và
cân bằng hóa học – Hóa học lớp 10 nâng cao. ..................................................................31
2.2.1. Nguyên tắc tuyển chọn, xây dựng bài tập hóa học phát triển năng lực vận
dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn. ...............................................................................31
2.2.2. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập hóa học để phát triển năng lực vận dụng
kiến thức hóa học vào thực tiễn cho học sinh trung học phổ thông....................................33
2.2.3. Hệ thống bài tập hóa học để phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa
học vào thực tiễn cho học sinh. ..................................................................................... 37
2.3. Biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cho
học sinh thông qua việc sử dụng hệ thống BT định hướng năng lực............................... 52
2.3.1. Sử dụng bài tập hóa học kết hợp với phương pháp dạy học giải quyết vấn
đề để tổ chức hoạt động học tập của HS trong bài dạy nghiên cứu kiến thức mới. ....... 52
2.3.2. Sử dụng bài tập hóa học kết hợp với phương pháp dạy học dự án ..................... 54
2.3.3. Sử dụng bài tập hóa học trong giờ ôn tập, luyện tập........................................... 55
2.3.4. Sử dụng bài tập hóa học trong kiểm tra đánh giá................................................ 55
2.4. Thiết kế các kế hoạch dạy học chương Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
để phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cho HS .......................55
2.4.1. Kế hoạch dạy học bài 50 - Tiết 95- Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa
học- cân bằng hóa học bằng phương pháp dạy học giải quyết vấn
đề................................55

iv


2.4.2. Kế hoạch dạy học bài 49 – 2 tiết– Các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng
bằng phương pháp dạy học dự án ......................................................................................62
2.4.3. Kế hoạch dạy học bài 50 - Cân bằng hóa học theo kĩ thuật mảnh ghép ............. 73
2.5. Thiết kế bộ công cụ đánh giá sự phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa

học vào thực tiễn của học sinh ...................................................................................... 77
2.5.1. Tiêu chí đánh giá năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
………. 77
2.5.2. Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào
thực
tiễn………………………………………………………………………………….
... 79
Tiểu

kết

chương

2……………………………………………………………………. 83
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ..................................................................84
3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm ............................................................................ 84
3.2. Địa bàn và đối tượng thực nghiệm sư phạm ..............................................................84
3.3. Tiến trình thực nghiệm sư phạm .................................................................................85
3.4. Xử lí số liệu và kết quả thực nghiệm .. ………………………………………….. 86
3.4.1. Thu thập kết quả thực nghiệm sư phạm ..................................................................88
3.4.2. Tính các tham số đặc trưng thống kê ...... ……………………………………....95
Tiểu kết chương 3 ...... ………………………………………………………………..98
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................................................99
1.Kết luận............................................................................................................................99
2. Kiến nghị ......................................................................................................................100
3. Hướng phát triển của đề tài ..........................................................................................100
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................101
PHỤ LỤC ................................... ………………………………………………….. 104

v



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Cấu trúc biểu hiện của năng lực
……………………………...................... 07
Bảng 1.2. Bảng mô tả NL và mức độ thể hiện của NL GQVĐ
…………………….. 13
Bảng 1.3. Các bậc trình độ trong bài tập hóa học định hướng phát triển năng lực ...... 22
Bảng 1.4. Mức độ sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển
năng
lực vận dụng kiến thức trong chương Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học…….
. 23
Bảng 1.5. Tình hình việc dạy học phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học
sinh trong chương Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
……………………………… 24
Bảng 1.6. Phiếu điều tra về thực trạng của việc dạy học và phát triển NL vận

dụng kiến thức hóa học của học sinh ……………………………............................................. 10
Bảng 2.1. Nội dung chương trình chương Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học –
Hóa
học lớp 10 nâng
cao…………………………………………………………………. 29
Bảng 2.2. Phân phối chương trình chương Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
– Hóa học lớp 10 nâng cao…………………………………………………………… 30
Bảng 2.3. Nhiệm vụ của HS
………………………………………………................ 66
Bảng 2.4. Phân vai và nhiệm vụ cho từng thành viên của nhóm
…………………… 67
Bảng 2.5. Các biểu hiện của năng lực vận dụng kiến thức hóa học
………………… 77

Bảng 2.6. Bảng kiểm quan sát đánh giá năng lực vận dụng kiến thức hóa học của
GV

..

80

vi


Bảng 2.7. Bảng kiểm quan sát đánh giá năng lực vận dụng kiến thức hóa học của
HS..
81
Bảng 3.1. Danh sách các lớp dạy học thực nghiệm .. ……………………………….. 85
Bảng 3.2. Học lực của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng trước
TN……… 88
Bảng 3.3. Bảng điểm kiểm tra của học sinh sau TN ………………………............... 89
Bảng 3.4. Bảng % HS đạt điểm yếu, kém trung bình, khá, giỏi ……………………. 89
Bảng 3.5. Bảng % học sinh đạt điểm từ Xi trở xuống ………………………………. 90
Bảng 3.6.Thống kê kết quả trả lời của HS ở các câu hỏi thuộc các kiến thức có
liên
quan đến thực tiễn …………………………………………………………………

92

Bảng 3.7. Kết quả bảng kiểm quan sát đánh giá năng lực vận dụng kiến thức hóa
học
của học sinh ………………………………………………………………………..

93


Bảng 3.8. Bảng kết quả đánh giá của năng lực vận dụng kiến thức hóa học của
HS

..95

Bảng 3.9. Giá trị của các tham số đặc trưng ………… …………………………….. 95
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Sơ đồ dạy học theo kỹ thuật mảnh ghép …………………….....................17
Hình 2.1. Khu lò vôi Yên Thái (Nông Cống, Thanh Hóa) nơi nhóm 8 công nhân
thiệt mạng vì nhiễm độc khí CO …… …………………………………………………… 35
Hình 2.2. Nạn nhân bị ngạt thở tại Big C Hà Nội ………………………………...

35

Hình 2.3. Hình vẽ mô tả sự điều chế clo trong phòng thí nghiệm ……………… .... 41
Hình 2.4. Hình vẽ mô tả thí nghiệm thử tính tan của hidroclorua trong nước……..
42
Hình 2.5. Hình ảnh các sản phẩm dự án

……………………………………………70

Hình 2.6. Sơ đồ dạy học mảnh ghép ………………………………………………. 73
Hình 2.7. Hình ảnh các sản phẩm mảnh ghép ………………………………………77

vii


Hình 3.1. Biểu đồ minh họa học lực của học sinh lớp TN và lớp ĐC ….................... 89

Hình 3.2. Đồ thị đường lũy tích so sánh kết quả kiểm tra (đề số 1) ……………… 90
Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích so sánh kết quả kiểm tra (đề số 2) ……………… 90
Hình 3.4. Biểu đồ % HS đạt điểm kém, trung bình, khá, giỏi bài 15 phút ( đề số
1)
……………………………………………………………………………………
…. 91
Hình 3.5. Biểu đồ % HS đạt điểm kém, trung bình, khá, giỏi bài 45 phút ( đề số
2)
……………………………………………………………………………………
…. 91

viii


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Theo nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đưa ra ngày 01 tháng
01 năm 2013, khóa 10 khẳng định: “Phải chuyển đổi căn bản toàn bộ nền giáo dục từ
chủ yếu nhằm trang bị kiến thức sang phát triển phẩm chất và năng lực người học,
biết vận dụng tri thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn; chuyển nền giáo dục nặng
về chữ nghĩa, ứng thí sang một nền giáo dục thực học, thực nghiệm”. Chính vì vậy
cần phải đổi mới giáo dục theo hướng phát triển năng lực (NL) của người học, chú
trọng NL vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho học
sinh (HS) năng lực giải quyết các vấn đề và các tình huống của cuộc sống và nghề
nghiệp để từ đó giúp các em định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
Đề án “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm
2015” của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ rõ các định hướng đổi mới chương trình,
sách giáo khoa là: Tiếp cận theo hướng phát triển NL, xuất phát từ các NL mà mỗi
HS cần có trong cuộc sống như NL nhận thức, NL hành động, NL giải quyết vấn đề
(GQVĐ), NL sáng tạo, NL làm việc nhóm, NL thích ứng với môi trường,…; Đẩy

mạnh đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục theo hướng phát triển NL
HS; Đổi mới đánh giá kết quả giáo dục theo yêu cầu phát triển NL,…
Như vậy, trong quá trình dạy học ở trường trung học phổ thông (THPT) nhiệm
vụ phát triển các NL trong đó có NL GQVĐ, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc
sống cho HS trở thành nhiệm vụ rất quan trọng, đòi hỏi tiến hành đồng bộ ở tất cả
các môn học và các cấp học.
Hóa học là một môn khoa học vừa lý thuyết, vừa thực nghiệm, có rất nhiều
điều kiện trong việc phát triển những NL chung và các NL đặc thù cho HS thông qua
các phương pháp dạy học (PPDH) khác nhau. Trong chương trình Hóa học phổ
thông thì chương Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học - Hóa học 10 nâng cao có
nhiều nội dung liên quan đến thực tiễn đời sống, vì vậy giáo viên (GV) có nhiều
thuận lợi để phát triển NL vận dụng kiến thức hóa học (VDKTHH) vào thực tiễn cho
HS. Trong các PPDH tích cực thì sử dụng bài tập hóa học (BTHH), đặc biệt là

1


những BTHH có nội dung gắn với thực tiễn trong dạy học hóa học (DHHH) sẽ làm
phát triển ở các em tính tích cực, tự lập, tư duy sáng tạo, những hứng thú nhận thức,
tinh thần vượt khó. Ngoài ra, thông qua việc giải những bài tập thực tiễn sẽ làm tăng
lòng say mê học hỏi, phát triển NL GQVĐ, NL VDKTHH vào thực tiễn cho HS.
Từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “ Phát triển năng lực vận dụng kiến
thức hóa học vào thực tiễn cho học sinh thông qua dạy học chƣơng Tốc độ phản
ứng và cân bằng hóa học – Hóa học lớp 10 nâng cao”
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Chúng tôi tìm hiểu và nhận thấy có một số công trình khoa học, một số luận văn
thạc sĩ, luận án tiến sĩ liên quan đến đề tài như:
- Nguyễn Hữu Đĩnh, Lê Xuân Trọng (2001), Bài tập định tính và câu hỏi thực tế,
Hoá học 12, Tập 1, Hoá học Hữu cơ, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
- Đặng Thị Oanh, Trần Trung Ninh, Đỗ Công Mỹ (2006), Câu hỏi lý thuyết và bài

tập thực tiễn THPT, Tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
- Nguyễn Xuân Trường (2006), 385 câu hỏi hóa học với đời sống, Nhà xuất bản
Giáo dục, Hà Nội.
- Luận văn Thạc sĩ của Đặng Thị Hồng Hạnh (2012), Tuyển chọn và sử dụng các
bài tập Hóa học có nội dung liên quan đến thực tế tại Hải Phòng trong chương trình
hóa học vô cơ ở trường THPT, trường ĐHGD - ĐHQG Hà Nội.
- Luận văn Thạc sĩ của Ngô Thị Nam (2012), Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ
thống bài tập thực tiễn trong dạy học phần hóa học hữu cơ lớp 12 ở trường THPT,
trường ĐHGD - ĐHQG Hà Nội.
- Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Văn Khánh (2012), Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng
hệ thống bài tập hóa học có nội dung thực tiễn để phát triển năng lực vận dụng kiến
thức của học sinh THPT tỉnh Nam Định (phần hữu cơ hóa học 12 nâng cao), trường
ĐHGD - ĐHQG Hà Nội.
- Luận văn Thạc sĩ của Lê Thị Bích Thảo (2015), Xây dựng và sử dụng hệ thống bài
tập hóa học phần phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực học sinh theo hướng tiếp
cận PiSa, trường ĐHGD - ĐHQG Hà Nội.

2


- Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Hoàn (2014), Phát triển năng lực VDKT thông
qua dạy học chương Dẫn xuất Halogen- Ancol- Phenol hóa học lớp 11 THPT, trường
ĐHGD - ĐHQG Hà Nội.
- Luận văn Thạc sĩ của Lưu Thị Minh Thanh (2013), Phát triển năng lực vận dụng
kiến thức của học sinh THPT bằng việc sử dụng hệ thống bài tập phần dẫn xuất
hidrocacbon – hóa học 11 nâng cao, trường ĐHGD – ĐHQG Hà Nội.
- Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Thu (2015), Sử dụng hệ thống bài tập hóa học
nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn phần phi kim lớp 10,
trường ĐHGD – ĐHQG Hà Nội.
- Luận văn Thạc sĩ của Phạm Văn Từ (2012), Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ

thống bài tập phần kiến thức cơ sở hóa học chung lớp 10 để bồi dưỡng học sinh giỏi,
trường ĐHGD – ĐHQG Hà Nội.
- Luận văn Thạc sĩ của Vương Thế Thành (2014), Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng
hệ thống BTHH theo định hướng phát triển năng lực thông qua dạy học chương 8Hóa học lớp 11- THPT, trường ĐHGD - ĐHQG Hà Nội.
- Luận án Tiến sĩ của Trần Thị Thu Huệ (2011), Phát triển một số năng lực của HS
THPT thông qua phương pháp và thiết bị trong dạy học hóa học vô cơ, tai Viện Khoa
học Giáo dục Việt Nam.
- Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Thị Hồng Gấm (2012), Phát triển năng lực sáng tạo
cho sinh viên thông qua dạy học phần hóa học vô cơ và lí luận – PPDH hóa học ở
trường cao đẳng sư phạm, tại Viện Khoa học và Giáo dục Việt Nam.
- Bài báo của Lương Thiện Tài, Hoàng Anh Tài, Nguyễn Thị Hiền (2012), Xây dựng
bài tập hóa học thực tiễn trong dạy học phổ thông, Tạp chí Hóa học và ứng dụng số
64, tr.11-13.
- Bài báo của Ngô Ngọc Mai, Trần Trung Ninh (2012), Sử dụng BTHH thực tiễn
nhằm phát triển năng lực khoa học cho HS giỏi ở trường THPT, Tạp chí Giáo dục số
291, tr.61-63.
- Bài báo của Nguyễn Thị Thanh, Hoàng Thị Phương, Trần Trung Ninh (2014), Phát
triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh thông qua việc vận

3


dụng lý thuyết kiến tạo vào việc dạy học hóa học, Tạp chí Giáo dục số 342, tr.53 –
54,59.
Như vậy, đã có một số tác giả nghiên cứu về BTHH có nội dung thực tiễn sử
dụng trong DHHH ở trường phổ thông để nhằm các mục đích khác nhau: Giáo dục
môi trường, Phát triển NL nhận thức, phát triển NL sáng tạo,... Tuy nhiên việc nghiên
cứu các biện pháp để phát triển NL VDKTHH vào thực tiễn cho HS khi dạy chương
Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học lớp 10 chưa được quan tâm nghiên cứu. Chính
vì vậy tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Phát triển năng lực vận dụng kiến thức

hóa học vào thực tiễn cho HS thông qua dạy học chương Tốc độ phản ứng và cân
bằng hóa học lớp 10” để kế thừa và phát triển những nghiên cứu của các công trình
trên và tập trung vào việc nghiên cứu các biện pháp phát triển NL VDKTHH vào
thực tiễn thông qua dạy học hóa học mà tôi đã lựa chọn.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu biện pháp phát triển NL VDKTHH vào thực tiễn cho HS trong dạy
học chương Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học – Hóa học lớp 10 nâng cao, góp
phần đổi mới PPDH theo định hướng phát triển NL VDKTHH cho HS, nâng cao chất
lượng dạy học Hóa học THPT.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận có liên quan đến đề tài về: Đổi mới chương trình phổ
thông sau năm 2015 ở Việt Nam, NL và phát triển NL chung và NL GQVĐ,
VDKTHH vào thực tiễn cho HS.
- Nghiên cứu các PPDH tích cực: PPDH phát hiện và GQVĐ; PPDH dự án; Kĩ thuật
mảnh ghép.
- Nghiên cứu BTHH định hướng phát triển NL.
- Điều tra thực trạng việc sử dụng PPDH tích cực và phát triển NL VDKTHH vào
thực tiễn cho HS trong DHHH ở một số trường THPT.
- Phân tích cấu trúc, nội dung chương trình hóa học THPT đi sâu vào chương Tốc độ
phản ứng và cân bằng hóa học – Hóa học lớp 10 nâng cao THPT.
- Xác định nội dung kiến thức, xây dựng và lựa chọn hệ thống bài tập định hướng
phát triển NL VDKTHH dùng trong dạy học chương Tốc độ phản ứng và cân bằng
4


hóa học - Hóa học lớp 10 nâng cao THPT; và nghiên cứu các phương pháp sử dụng
chúng trong việc phát triển NL VDKTHH vào thực tiễn cho HS.
- Thiết kế giáo án bài dạy và bộ công cụ đánh giá sự phát triển NL VDKTHH vào
thực tiễn của HS.
- Thực nghiệm sư phạm: Đánh giá tính phù hợp của hệ thống BTHH đã tuyển chọn,

xây dựng và tính hiệu quả, khả thi của biện pháp phát triển NL VDKTHH vào thực
tiễn cho HS đã đề xuất.
5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống BTHH định hướng NL và vận dụng một số
PPDH để dạy học chương Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học – Hóa học lớp 10
nâng cao để phát triển NL VDKTHH vào thực tiễn cho HS.
5.2. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hóa học ở trường THPT.
6. Phạm vi nghiên cứu
+ Giới hạn nghiên cứu: Chương Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học - Hóa học
lớp 10 nâng cao.
+ Địa bàn nghiên cứu: Điều tra thực nghiệm tại các trường THPT: THPT Tống
Văn Trân – Ý Yên – Nam Định; THPT Yên Phong 1 – Bắc Ninh.
+ Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2014 đến năm 2016.
7. Giả thuyết khoa học
Nếu GV vận dụng một cách hợp lí các PPDH tích cực kết hợp với việc sử dụng
hệ thống bài tập (HTBT) định hướng phát triển NL VDKTHH trong DHHH thì sẽ
góp phần phát triển NL VDKTHH vào thực tiễn, tạo hứng thú học tập cho HS, nâng
cao hiệu quả dạy học môn Hóa học ở trường THPT hiện nay.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng phối hợp các nhóm phương pháp nghiên cứu:
- Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp,
hệ thống hóa để tổng quan cơ sở lí luận có liên quan đến đề tài.
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Điều tra để tìm hiểu về thực trạng việc sử dụng các PPDH tích cực, BTHH định
hướng phát triển NL trong dạy học ở trường phổ thông.
5


+ Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính hiệu quả khả thi của các đề xuất trong
DHHH chương Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học ở một số trường THPT.

- Các phương pháp xử lý thông tin: Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí
kết quả thực nghiệm sư phạm, phân tích định tính, định lượng để rút ra các kết luận
của đề tài.
9. Những đóng góp của đề tài
- Tổng quan cơ sở lí luận và điều tra thực trạng về vấn đề phát triển NL, NL
VDKTHH, sử dụng BT định hướng phát triển NL trong DHHH THPT.
- Tuyển chọn và xây dựng hệ thống BTHH định hướng phát triển NL chương Tốc độ
phản ứng và cân bằng hóa học – Hóa học lớp 10 nâng cao nhằm phát triển NL
GQVĐ, VDKTHH vào thực tiễn cho HS.
- Đề xuất phương pháp vận dụng một số PPDH tích cực kết hợp với BTHH
phát triển NL VDKTHH vào thực tiễn trong DHHH chương Tốc độ phản ứng
và cân bằng hóa học lớp 10 nâng cao.
- Xây dựng tiêu chí đánh giá NL VDKTHH vào thực tiễn cuộc sống cho HS.
- Tiến hành TNSP để đánh giá tính hiệu quả, khả thi của các đề xuất.
10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương :
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
Chương 2: Phát triển NL VDKTHH vào thực tiễn cho HS trong DHHH ở
trường THPT.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

6


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Năng lực và phát triển năng lực cho HS trong dạy học hóa học
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của năng lực
Khái niệm NL có nguồn gốc tiếng La tinh “competentia” nghĩa là “gặp gỡ”.
Ngày nay khái niệm NL được hiểu dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau.

Theo từ điển Tâm lí học (Vũ Dung - 2000): NL là tập hợp các tính chất hay
phẩm chất của tâm lí cá nhân, đóng vai trò là điều kiện bên trong, tạo thuận lợi cho
việc thực hiện tốt một dạng hoạt động nhất định.
Theo Weinert (2001) cho rằng: “NL là những khả năng và kĩ xảo học được
hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn
sàng về động cơ xã hội… và khả năng vận dụng các cách GQVĐ một cách có trách
nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt” [25, tr.12].
Theo Denys Tremblay: “NL là khả năng hành động, đạt được thành công và
chứng minh sự tiến bộ nhờ vào khả năng huy động và sử dụng hiệu quả nhiều nguồn
lực tích hợp của cá nhân khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống” [24, tr.12].
Như vậy, có thể hiểu NL là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù
hợp với yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có hiệu
quả. NL là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân. Đó là một tổng thể của nhiều
yếu tố có liên hệ tác động qua lại. NL con người không phải sinh ra đã có, nó không
có sẵn mà nó được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động và giao tiếp
tích cực của con người. Phát triển NL của người học chính là mục tiêu mà dạy và học
tích cực muốn hướng tới.
1.1.2. Cấu trúc của và biểu hiện của năng lực [2]; [3]; [5]; [8]
Có nhiều loại NL khác nhau. Việc mô tả cấu trúc và các thành phần NL cũng
khác nhau. Cấu trúc chung của NL hành động được mô tả là sự kết hợp của bốn NL
thành phần: NL chuyên môn, NL phương pháp, NL xã hội, NL cá thể. Cụ thể như
bảng sau:

7


Bảng 1.1. Cấu trúc biểu hiện của năng lực
Năng lực
Cấu trúc
Biểu hiện

NL
- Tiếp nhận qua việc học nội - Khả năng thực hiện các nhiệm vụ
chuyên dung – chuyên môn và chủ chuyên môn.
môn
yếu gắn với khả năng nhận - Khả năng đánh giá kết quả chuyên môn
một cách độc lập, có phương pháp và
thức và tâm lý vận động.
chính xác về mặt chuyên môn
NL - - Bao gồm NL phương pháp - Là khả năng đối với những hành động
phương chung và phương pháp có kế hoạch, định hướng mục đích
pháp
chuyên môn.
trong việc giải quyết các nhiệm vụ và
- - Tiếp nhận qua việc học
vấn đề.
phương pháp luận – GQVĐ.
NL xã
hội

- Tiếp nhận qua việc học
giao tiếp.

- Là khả năng đạt được mục đích trong
những tình huống giao tiếp ứng xử xã
hội, trong những nhiệm vụ khác nhau
trong sự phối hợp chặt chẽ với những
thành viên khác
NL cá thể - Tiếp nhận qua việc học cảm - - Là khả năng xác định, đánh giá được
những cơ hội phát triển; giới hạn của cá
xúc – đạo đức và liên quan

nhân, phát triển năng khiếu, xây dựng và
đến tư duy và hành động tự
thực hiện kế hoạch phát triển cá nhân.
chịu trách nhiệm.
Mô hình cấu trúc NL trên đây có thể cụ thể hoá trong từng lĩnh vực chuyên
môn, nghề nghiệp khác nhau. Mặt khác, trong mỗi lĩnh vực nghề nghiệp người ta
cũng mô tả các loại NL khác nhau. Ví dụ NL của GV bao gồm những nhóm cơ bản
sau: NL dạy học, NL giáo dục, NL chẩn đoán và tư vấn, NL phát triển nghề nghiệp
và phát triển trường học.
1.1.3. Các năng lực đặc thù cần phát triển cho HS trong dạy học hóa học. [5,
tr.12,13]
DHHH cần hình thành và phát triển cho HS các NL đặc thù môn học sau:
+ NL sử dụng ngôn ngữ hóa học: NL sử dụng biểu tượng hóa học; NL sử dụng thuật
ngữ hóa học; NL sử dụng danh pháp hóa học.
+ NL thực hành hóa học bao gồm: NL tiến hành thí nghiệm, sử dụng thí nghiệm an
toàn; NL quan sát, mô tả, giải thích các hiện tượng thí nghiệm và rút ra kết luận; NL
xử lí thông tin liên quan đến thí nghiệm.

8


+ NL tính toán: Tính toán theo khối lượng chất tham gia và tạo thành sau phản ứng;
Tìm ra được mối quan hệ và thiết lập được mối quan hệ giữa kiến thức hóa học với
các phép toán học; Sử dụng hiệu quả các thuật toán để biện luận và tính toán các
dạng bài toán hóa học và áp dụng trong các tình huống thực tiễn.
+ NL GQVĐ thông qua môn hóa học: Phân tích được tình huống trong học tập môn
hóa học; Phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập môn hóa học;
Phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống. Xác định
được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề phát hiện trong các chủ đề
hóa học; Đề xuất được giải pháp GQVĐ; Thực hiện giải pháp GQVĐ và đánh giá

được sự phù hợp của giải pháp đó; Đưa ra được kết luận chính xác và ngắn gọn nhất.
+ NL VDKTHH vào cuộc sống: NL hệ thống hóa kiến thức; NL phân tích tổng hợp
các kiến thức hóa học vận dụng vào cuộc sống thực tiễn; NL phát hiện các nội dung
kiến thức hóa học được ứng dụng trong các vấn đề, các lĩnh vực khác nhau; NL phát
hiện các vấn đề trong thực tiễn và sử dụng kiến thức hóa học để giải thích; NL độc
lập sáng tạo trong việc xử lí các vấn đề thực tiễn.
1.2. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cho HS trong dạy học
hóa học
1.2.1. Khái niệm năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
NL VDKTHH của HS là khả năng của bản thân người học huy động, sử dụng
những kiến thức, kĩ năng đã học trên lớp hoặc học qua trải nghiệm thực tế của cuộc
sống để giải quyết những vấn đề đặt ra trong những tình huống đa dạng và phức tạp
của đời sống một cách hiệu quả và có khả năng biến đổi nó. NL VDKTHH thể hiện
phẩm chất, nhân cách của con người trong quá trình hoạt động để thỏa mãn nhu cầu
chiếm lĩnh tri thức [19, tr.53-54-59].
1.2.2. Cấu trúc, biểu hiện năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
Cấu trúc NL VDKTHH gồm có 5 NL thành phần sau:
+ NL hệ thống hóa kiến thức.
+ NL phân tích tổng hợp các kiến thức hóa học vận dụng vào cuộc sống thực tiễn.
+ NL phát hiện các nội dung kiến thức hóa học được ứng dụng trong các vấn đề, các
lĩnh vực khác nhau.
9


+ NL phát hiện các vấn đề trong thực tiễn và sử dụng kiến thức hóa học để giải thích
sự việc, hiện tượng.
+ NL độc lập sáng tạo trong việc xử lí các vấn đề thực tiễn.
Các biểu hiện của NL VDKTHH vào thực tiễn gồm [6]:
+ NL hệ thống hóa kiến thức: Có NL hệ thống hóa kiến thức, phân loại kiến thức hóa
học, hiểu rõ đặc điểm, nội dung, thuộc tính của loại kiến thức hóa học đó. Khi vận

dụng kiến thức chính là việc lựa chọn kiến thức một cách phù hợp với mỗi hiện
tượng, tình huống cụ thể xảy ra trong cuộc sống, tự nhiên và xã hội.
+ NL phân tích tổng hợp các kiến thức hóa học vận dụng vào cuộc sống thực tiễn:
Định hướng được các kiến thức hóa học một cách tổng hợp và khi VDKTHH có ý
nghĩa rõ ràng về loại kiến thức hóa học đó được ứng dụng trong các lĩnh vực gì,
nghành nghề gì, trong cuộc sống, tự nhiên và xã hội.
+ NL phát hiện các nội dung kiến thức hóa học được ứng dụng trong các vấn đề các
lĩnh vực khác nhau: Phát hiện và hiểu rõ được các ứng dụng của hóa học trong các
vấn đề thực phẩm, sinh hoạt, y học, sức khỏe, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và
môi trường.
+ NL phát hiện các vấn đề trong thực tiễn và sử dụng kiến thức hóa học để giải thích:
Tìm mối liên hệ và giải thích được các hiện tượng trong tự nhiên và các ứng dụng
của hóa học trong cuộc sống và trong các lĩnh vực đã nêu trên dựa vào các kiến thức
hóa học và các kiến thức liên môn khác.
+ NL độc lập sáng tạo trong việc xử lí các vấn đề thực tiễn: Tìm mối liên hệ và giải
thích được các hiện tượng trong tự nhiên và các ứng dụng của hóa học trong cuộc
sống và trong các lĩnh vực đã nêu trên dựa vào các kiến thức hóa học và các kiến
thức liên môn khác.
1.2.3. Biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
Theo để phát triển NL VDKTHH cho HS có thể sử dụng các biện pháp sau:
Biện pháp 1: Tạo tình huống có vấn đề qua các ví dụ, BT thực tiễn (hóa học,
liên môn, khoa học tự nhiên, khoa học kĩ thuật, đời sống thực tiễn…) dẫn tới vấn đề
cần phát hiện.

10


Biện pháp 2: Tổ chức cho HS tập dượt liên tưởng, huy động kiến thức cần thiết
để khai thác tình huống, tiếp cận, nhận biết và giới hạn phạm vi trong quá trình tìm
cách VDKTHH.

Biện pháp 3: Coi trọng và sử dụng một cách hợp lí, có mục đích các phương
tiện trực quan (đồ dùng dạy học, hình vẽ, tranh ảnh, các bài toán có nội dung thực
tiễn) giúp HS thuận lợi trong việc phát triển, nắm bắt và VDKTHH.
Biện pháp 4: Tổ chức cho HS phân tích, lựa chọn, tách biệt ra nhóm dấu hiệu
đặc trưng cho vấn đề, xác định được mối quan hệ bản chất và những biểu hiện bên
ngoài của vấn đề.
Biện pháp 5: Tập luyện cho HS sử dụng ngôn ngữ, kí hiệu hóa học, để diễn đạt
các nội dung hóa học, diễn đạt lại vấn đề theo những cách khác nhưng đảm bảo đúng
nghĩa, từ đó biết cách diễn đạt theo hướng có lợi nhất tạo điều kiện thuận lợi cho việc
VDKTHH.
Biện pháp 6: Xây dựng các tình huống thực tiễn (trực tiếp hoặc gián tiếp) thông
qua hệ thống các câu hỏi, ví dụ, phản ví dụ, các sai lầm thường gặp, các bài toán có
phân bậc để luyện tập cho HS phát hiện, thể hiện, vận dụng vốn hiểu biết ở các mức
độ khác nhau. Đồng thời rèn luyện cho HS NL VDKTHH hóa học để giải các BTHH
có nội dung liên quan đến thực tiễn.
1.2.4. Đánh giá năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn. [2];[5];[6];[8]
Đánh giá theo NL là đánh giá kiến thức, kĩ năng và thái độ trong bối cảnh có ý
nghĩa.
Theo quan điểm giáo dục phát triển phải hướng đến sự tiến bộ của người học.
Vì vậy, đánh giá NL HS được hiểu là đánh giá khả năng áp dụng những kiến thức, kĩ
năng đã học để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống thực tiễn.
Đánh giá NL VDKTHH của HS cũng như đánh giá các NL khác. Theo [2]; [5];
[8] thì đánh giá kết quả học tập theo NL thì không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện
kiến thức đã học làm trọng tâm mà chú trọng đến khả năng vận dụng sáng tạo tri thức
trong những tình huống sáng tạo khác nhau.
Đánh giá NL thông qua các sản phẩm học tập và quá trình học tập của HS,
đánh giá NL HS được thực hiện bằng một số phương pháp sau:
11



+ Đánh giá qua quan sát: Tức là thông qua quan sát mà đánh giá các thao tác, động
cơ, các hành vi, kĩ năng thực hành và kĩ năng nhận thức, như là cách VDKTHH
trong 1 tình huống cụ thể. Để đánh giá qua quan sát GV cần tiến hành các hoạt động:
- Xác định mục tiêu, đối tượng, nội dung, phạm vi cần quan sát.
- Đưa ra các tiêu chí cho từng nội dung quan sát (thông qua các biểu hiện của các
năng lực cần đánh giá).
- Thiết lập bảng kiểm phiếu quan sát.
- Ghi chú những thông tin chính vào phiếu quan sát.
- Quan sát và ghi chép đầy đủ những biểu hiện quan sát được vào phiếu quan sát và
đánh giá.
+ Đánh giá qua hồ sơ học tập (HSHT)
HSHT là tài liệu minh chứng cho sự tiến bộ của HS, trong đó HS tự đánh giá
về bản thân, nêu những điểm mạnh, điểm yếu, sở thích của mình, tự ghi lại kết quả
học tập, tự đánh giá đối chiếu với mục tiêu định ra để nhận ra sự tiến bộ hoặc chưa
tiến bộ của mình, tìm nguyên nhân và cách khắc phục trong thời gian tới. Trong
HSHT, HS còn lưu giữ những sản phẩm để minh chứng cho kết quả học tập của
mình cùng với lời nhận xét của GV.
HSHT có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi HS giúp HS tìm hiểu về bản thân,
khuyến khích niềm say mê hứng thú học tập và hoạt động đánh giá, đặc biệt là tự
đánh giá. Từ đó thúc đẩy HS chú tâm vào việc học và có trách nhiệm với nhiệm vụ
học tập của mình. Đồng thời HSHT còn là cầu nối giữa HS – GV, HS – HS; HS –
GV – Cha mẹ HS.
HSHT có các loại:
+ Hồ sơ tiến bộ: Bao gồm những bài tập, sản phẩm HS thực hiện trong quá trình học
để đánh giá sự tiến bộ của HS.
+ Hồ sơ quá trình: HS ghi lại những điều đã học được về kiến thức, kĩ năng, thái độ
của các môn học và xác định cách điều chỉnh.
+ Hồ sơ mục tiêu: HS tự xây dựng mục tiêu học tập cho mình trên cơ sở tự đánh giá
về năng lực của mình và xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu của mình.


12


+ Hồ sơ thành tích: HS tự đánh giá các thành tích học tập nổi trội trong quá trình học
từ đó tự khám phá bản thân về những NL tiềm ẩn của mình.
c, Tự đánh giá: HS tự liên hệ phần nhiệm vụ đã thực hiện với các mục tiêu của quá
trình học, HS sẽ học cách đánh giá các nỗ lực, và tiến bộ cá nhân, nhìn lại quá trình
và phát hiện những điều cần thay đổi để hoàn thiện bản thân.
d, Đánh giá đồng đẳng: Tức là HS cùng lớp sẽ đánh giá công việc lẫn nhau dựa theo
tiêu chí được định sẵn.
Như vậy, việc đánh giá NL VDKTHH cũng như các NL khác, GV cần sử
dụng đồng bộ các công cụ đánh giá trên cùng với bài kiểm tra kiến thức, kĩ năng. Khi
xây dựng các công cụ đánh giá cần xác định rõ mục tiêu biểu hiện của NL cần đánh
giá để từ đó xây dựng các tiêu chí một cách cụ thể rõ ràng.
1.3. Một số phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học tích cực góp phần phát triển năng
lực vận dụng kiến thức hóa học cho HS
Trong phạm vi giới hạn của đề tài chúng tôi vận dụng PPDH GQVĐ; PPDH
theo dự án và kĩ thuật dạy học mảnh ghép.
1.3.1. Dạy học giải quyết vấn đề
a, Khái niệm [3]; [5]; [6]
Dạy học GQVĐ là một quá trình dạy học nhằm phát triển NL tư duy sáng tạo,
NL GQVĐ của HS. HS được đặt trong một tình huống có vấn đề, thông qua việc
GQVĐ đó giúp HS lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức.
b, Cấu trúc của quá trình GQVĐ
Cấu trúc quá trình GQVĐ có thể mô tả qua các bước cơ bản sau:
+ Bƣớc 1: Nhận biết vấn đề
Trong bước này cần phân tích tình huống đặt ra, nhằm nhận biết được vấn đề.
Trong dạy học thì đó là cần đặt HS vào tình huống có vấn đề. Vấn đề cần được trình
bày rõ ràng, còn gọi là phát biểu vấn đề.
+ Bƣớc 2: Tìm các phƣơng án giải quyết:

Nhiệm vụ của bước này là tìm các phương án khác nhau để GQVĐ. Để tìm
các phương án GQVĐ, cần so sánh, liên hệ với những cách GQVĐ tương tự đã biết
cũng như tìm các phương án giải quyết mới. Các phương án giải quyết đã tìm ra cần
13


được sắp xếp, hệ thống hóa để xử lý ở các giai đoạn tiếp theo. Khi có khó khăn hoặc
không tìm được phương án giải quyết thì cần trở lại việc nhận biết và hiểu vấn đề.
+ Bƣớc 3: GQVĐ
Các phương án GQVĐ đã được tìm ra cần được phân tích, so sánh và đánh giá
xem có thực hiện được việc GQVĐ hay không. Nếu có phương án có thể giải quyết
thì cần so sánh phương án để xác định phương án tối ưu. Nếu việc kiểm tra các
phương án đã đề xuất đưa đến kết quả là không giải quyết được vấn đề thì cần trở lại
giai đoạn tìm kiếm phương án giải quyết mới. Khi đã quyết định được phương án
thích hợp, giải quyết được vấn đề tức là đã kết thúc việc GQVĐ.
Đó là ba giai đoạn cơ bản của quá trình GQVĐ. Trong dạy học GQVĐ, sau khi
kết thúc việc GQVĐ có thể luyện tập vận dụng cách GQVĐ trong những tình huống
khác nhau.
Trong các tài liệu về dạy học GQVĐ người ta đưa ra nhiều mô hình cấu trúc
gồm nhiều bước khác nhau của dạy học GQVĐ, ví dụ cấu trúc 4 bước sau:
+ Bước 1: Tạo tình huống có vấn đề (nhận biết vấn đề);
+ Bước 2: Lập kế hoạch giải quyết (tìm phương án giải quyết);
+ Bước 3: Thực hiện kế hoạch (GQVĐ);
+ Bước 4: Vận dụng (vận dụng cách GQVĐ trong những tình huống khác nhau).
c, Biểu hiện của NL GQVĐ
Bảng 1.2. Bảng mô tả NL và mức độ thể hiện của NL GQVĐ
Mô tả năng lực
Phân tích được tình huống; phát hiện
và nêu được tình huống có vấn đề
trong học tập môn Hóa học

Xác định được và biết tìm hiểu các
thông tin liên quan đến vấn đề phát
hiện trong các chủ đề hóa học.

Các mức độ thể hiện
Phân tích được tình huống; phát hiện và nêu
được tình huống có vấn đề trong học tập,
trong cuộc sống.
Thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan
đến vấn đề phát hiện trong các chủ đề hóa
học.

Đề xuất được giải pháp GQVĐ đã
Đề xuất được giả thuyết khoa học khác nhau.
phát hiện.
- Lập được kế hoạch để GQVĐ đặt ra trên cơ
- Lập được kế hoạch để giải quy kết sở biết kết hợp các thao tác tư duy và các
một số vấn đề đơn giản.
phương pháp phán đoán, tự phân tích giải
- Thực hiện được kế hoạch đã đề
quyết đúng với những vấn đề mới.
ra có sự hỗ trợ của GV.
- Thực hiện kế hoạch độc lập sáng tạo hoặc
hợp tác trong nhóm
14


Thực hiện giải pháp GQVĐ và nhận ra Thực hiện và đánh giá giải pháp GQVĐ để
sự phù hợp hay không phù hợp của điều chỉnh và vận dụng trong tình huống
giải pháp thực hiện đó. Đưa ra kết mới.

luận chính xác và ngắn gọn nhất.
d, Biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề
- Biện pháp 1: Tạo tình huống có các vấn đề qua các ví dụ, BTHH thực tiễn.
-Biện pháp 2: Tổ chức cho HS tập dượt liên tưởng, huy động kiến thức cần thiết
để khai thác tình huống, tiếp cận, nhận biết và giới hạn phạm vi trong quá trình tìm
các GQVĐ.
-Biện pháp 3: Coi trọng và sử dụng một cách hợp lý, có mục đích các phương tiện
trực quan giúp học sinh thuận lợi trong việc phát hiện và nắm bắt vấn đề.
- Biện pháp 4: Tập dượt cho HS tổ chức tri thức (bổ sung, nhóm lại, kết hợp,…)
thông qua hoạt động so sánh, tương tự, đặc biệt hóa, khái quát hóa, trừu tượng hóa,
để dự đoán bản chất của vấn đề, GQVĐ.
- Biện pháp 5: Tổ chức cho HS phân tích, lựa chọn, tách biệt ra nhóm dấu hiệu đặc
trưng cho vấn đề, xác định được mối quan hệ bản chất và những biểu hiện bên ngoài
vấn đề.
- Biện pháp 6: Tập luyện cho HS sử dụng ngôn ngữ, kí hiệu hóa học để diễn đạt các
nội dung hóa học; diễn đạt lại vấn đề theo những cách khác nhau nhưng vẫn đảm
bảo đúng nghĩa, từ đó biết cách diễn đạt theo hướng có lợi nhất tạo thuận lợi cho
việc GQVĐ.
1.3.2. Dạy học theo dự án [1]; [3]; [4]; [13]
a. Khái niệm dạy học dự án (DHDA)
Đầu thế kỷ 20 các nhà sư phạm Mỹ đã xây dựng cơ sở lý luận cho phương
pháp dự án và coi đó là PPDH quan trọng để thực hiện quan điểm dạy học lấy HS
làm trung tâm. Hiện nay phương pháp dự án được sử dụng phổ biến trong các
trường phổ thông và đại học trên thế giới, đặc biệt ở những nước phát triển.

15


×