Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Sử dụng hình thức trắc nghiệm khách quan trong đánh giá, kiểm tra địa lí THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.63 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT TRẦN KHÁT CHÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG HÌNH THỨC TRẮC NGHIỆM
KHÁCH QUAN TRONG ĐÁNH GIÁ, KIỂM TRA ĐỊA LÍ
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.

Người thực hiện: Đinh Thị Hạnh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Địa lí

THANH HÓA NĂM 2017

1


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

1. Mở đầu….....................................................................................................…….2
1.1. Lí do chọn đề tài.......................................................................................….....2
1.2. Mục đích nghiên cứu................................................................................….....2
1.3. Đối tượng nghiên cứu……..……………………..…………………………..3
1.4. Phương pháp nghiên cứu…………………………..………………………..3
1.5. Những điểm mới của SKKN………………………………………………...4
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm……………………………………………...4


2.1. Cơ sở lý luận của SKKN……………..…….………………………..……...4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN………………………………6
a. Thực trạng chung …………………………………..………….…………..….6
b. Thực trạng đối với giáo viên và học sinh…………..………………………...7
2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề…………...……….….……....8
a. Quan niệm về trắc nghiệm khách quan……………….………………………8
b. Tính ưu việt của hình thức trắc nghiệm khách quan.……….………………..8
c. Các yêu cầu đối với câu trắc nghiệm khách quan…………………………….9
d. Yêu cầu về các mức độ nhận thức trong đề kiểm tra……………………….10
e. Các bước soạn thảo bài trắc nghiệm khách quan..…………….…………...10
f. Đề mẫu……………………………………………………………………….14
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và
nhà trường………………………....................................................................18
3. Kết luận, kiến nghị......................................................................................19
3.1. Kết luận……………………………..………….…………….…..………..19
3.2. Kiến nghị …………………………………..…… ………………………..19
* Tài liệu tham khảo

1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong dạy và học Địa lí hiện nay, bên cạnh việc đổi mới phương pháp, đổi mới
việc tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh thì việc vận dụng các hình thức
2


kiểm tra, đánh giá kết quả học tập có vai trò quan trọng không kém. Để giúp bản
thân có căn cứ điều chỉnh hoạt động dạy học trong công tác giảng dạy môn Địa lí
bậc trung học phổ thông, tôi mạnh dạn tìm hiểu và đúc kết kinh nghiệm trong việc
sử dụng hình thức trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá môn Địa lí ở
trường THPT.

1.2. Mục đích nghiên cứu
Đúc kết có chọn lọc các hình thức kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí bậc
THPT. Vận dụng một số hình thức kiểm tra, đánh giá môn Địa lí đã vận dụng trong
quá trình dạy học của bản thân.
Việc đánh giá có hệ thống và thường xuyên sẽ cung cấp kịp thời những mối
liên hệ ngược đối với học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục cũng như cha mẹ
học sinh và cộng đồng. Cụ thể như sau:
a. Đối với học sinh:
- Việc kiểm tra, đánh giá có tác dụng uốn nắn, tạo dựng tính cách của học
sinh, giúp học sinh tự tin vào bản thân, biết tự lực và tăng thêm lòng tự trọng cũng
như tự nỗ lực trong học tập.
- Kiểm tra, đánh giá giúp cho mỗi học sinh tự thấy mình đã tiếp thu được
kiến thức, kĩ năng Địa lý vừa học đến mức độ nào, có những khiếm khuyết nào cần
được bổ sung để đáp ứng được yêu cầu của chương trình học tập.
- Thông qua việc kiểm tra đánh giá học sinh có điều kiện tiến hành các thao
tác trí tuệ như: ghi nhớ, tái hiện, khái quát hoá hệ thống hoá kiến thức. Nếu việc
kiểm tra, đánh giá chú trọng phát huy trí thông minh, học sinh sẽ có cơ hội để phát
triển năng lực tư duy sáng tạo, biết vận dụng tri thức đã học để giải quyết những
tình huống thực tế.
b. Đối với giáo viên:
- Việc kiểm tra đánh giá được tiến hành một cách thường xuyên sẽ cung cấp
cho giáo viên những thông tin về trình độ chung của học sinh, về sự tiến bộ rõ rệt
của học sinh hoặc tình trạng sút kém đột ngột để giáo viên có hình thức động viên,
giúp đỡ kịp thời.
- Kết quả điều tra đánh giá sẽ thúc đẩy giáo viên xem lại phương pháp, hình
thức tổ chức dạy học của mình. Từ đó, có nhu cầu cải tiến các phương pháp và hình
thức tổ chức dạy học hiện hành.
3



c. Đối với cán bộ quản lí giáo dục:
Việc kiểm tra đánh giá sẽ cung cấp cho cán bộ quản lí giáo dục các cấp
những thông tin cơ bản về thực trạng dạy và học trong một đơn vị giáo dục để có
những quyết định chỉ đạo phù hợp, kịp thời uốn nắn, động viên khuyến khích giáo
viên và học sinh thực hiện tốt mục tiêu giáo dục.
d. Đối với cha mẹ học sinh và cộng đồng:
Thông qua kết quả kiểm tra đánh giá, cha mẹ học sinh biết được kết quả học
tập của con em mình. Từ đó, đưa ra những hình thức động viên khuyến khích, uốn
nắn, rèn giũa học sinh giúp các em trở thành con ngoan, trò giỏi.
Cộng đồng biết được kết quả dạy và học sẽ có những thái độ phù hợp với
thực trạng giáo dục nước nhà, gây dựng lòng tin cho thầy - trò, đồng thời sẽ giúp
ngành giáo dục hoàn thiện nội dung - chương trình giáo dục phù hợp với hoàn cảnh
trong và ngoài nước, phù hợp với những yêu cầu của cộng đồng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Sử dụng hình thức trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá ở lớp 12
Học sinh khối lớp12 của hai năm học khác nhau (các lớp 12B2 năm học 20132014 và lớp 12B2 năm học 2016-2017).
1.4. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
Loại phương pháp này bao gồm các phương pháp quan sát, thí nghiệm thực
nghiệm. Quan sát là phương pháp nghiên cứu để xác định các thuộc tính và quan hệ
của sự vật, hiện tượng riêng lẻ xét trong điều kiện tự nhiên vốn có của nó nhờ khả
năng thụ cảm của các giác quan, khả năng phân tích tổng hợp, khái quát trìu tượng
hoá.
Thực nghiệm, thí nghiệm là việc người nghiên cứu khoa học sử dụng các
phương tiện vật chất tác động lên đối tượng nghiên cứu nhằm kiểm chứng các giả
thiết, lý thuyết khoa học, chính xác hoá, bổ sung chỉnh lý các phỏng đoán giả thiết
ban đầu tức là để xây dựng các giả thiết, lý thuyết khoa học mới.

4



Thí nghiệm, thực nghiệm bao giờ cũng được tiến hành theo sự chỉ đạo của một ý
tưởng khoa học nào đấy. Như vậy để tiến hành thí nghiệm, thực nghiệm phải có tri
thức khoa học và điều kiện vật chất.
b. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Loại phương pháp nghiên cứu lý thuyết bao gồm các phương pháp khái quát,
trìu tượng hoá, diễn dịch, quy nạp, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá…
Loại phương pháp lý thuyết được dùng cho tất cả các ngành khoa học. Khác với
nghiên cứu thực nghiệm phải sử dụng các yếu tố, điều kiện vật chất tác động vào
đối tượng nghiên cứu, trong nghiên cứu lý thuyết quá trình tìm kiếm phát hiện diễn
ra thông qua tư duy trìu tượng, sử dụng các phương tiện ngôn ngữ, chữ viết…Do
vậy loại phương pháp này giữ một vị trí rất cơ bản trong nghiên cứu khoa học xã
hội - nhân văn.
1.5. Những điểm mới của SKKN
- So với SKKN mà tôi làm năm trước thì năm nay tôi đã bổ sung một số giải pháp
để giải quyết vấn đề như: các yêu cầu đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan, yêu
cầu về các mức độ nhận thức trong đề kiểm tra, đề thi.
- Thay đổi đề mẫu cho phù hợp với nội dung và cấu trúc thi THPT QG mới của Bộ
đã ban hành.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của SKKN
a. Mục đích của việc kiểm tra, đánh giá
Đánh giá, kiểm tra là khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học, nhằm các
mục đích sau:
- Làm sáng tỏ mức độ đạt được hay chưa đạt được về mục tiêu dạy học, phát
hiện nguyên nhân sai sót, giúp học sinh điều chỉnh hoạt động học tập.
- Công khai hoá các nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi học
sinh và của tập thể lớp, tạo cơ hội cho học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá, giúp
học sinh nhận ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích, động viên học sinh trong việc
học tập.

5


- Giúp giáo viên có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu.
Trên cơ sở đó, giáo viên tự điều chỉnh và hoàn thiện hoạt động dạy học, phấn đấu
không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.
b. Yêu cầu của việc kiểm tra đánh giá trong dạy học Địa lí THPT
Dưới góc độ là người được kiểm tra và người tổ chức kiểm tra, cả học sinh
và giáo viên đều phải đạt được các yêu cầu sau:
* Yêu cầu của việc đánh giá học sinh:
- Tính khách quan, chính xác: Tạo cơ hội để mỗi học sinh thể hiện chính xác, trung
thực nhất năng lực học tập của mình. Nhận định sát hoàn cảnh, điều kiện dạy học,
tránh áp đặt, suy diễn, chủ quan.
- Tính toàn diện, hệ thống: Phạm vi đánh giá gồm cả: kiến thức, kĩ năng và năng
lực tư duy, thái độ học tập môn Địa lí.
- Tính công khai và kịp thời: Việc tổ chức đánh giá và kết quả đánh giá phải được
tiến hành công khai, được công bố kịp thời .
- Tính vừa sức, bám sát yêu cầu của chương trình: Không đặt ra trước học sinh
những nhiệm vụ quá khó khăn, không phù hợp với học sinh. Không đưa ra những
nội dung xa lạ hay xa rời chương trình khi đánh giá học sinh.
* Yêu cầu đối với một bài kiểm tra Địa lí:
- Tính cơ bản, cập nhật: Nội dung kiểm tra là những kiến thức và kĩ năng cơ bản,
trọng tâm của bài hay của chương, có ý nghĩa thiết thực đối với học sinh.
- Tính toàn diện: Cần chú trọng cả kiến thức, kĩ năng và thái độ khi kiểm tra Địa lí.
Trong phần kiểm tra kiến thức cần đưa ra câu hỏi sự kiện và câu hỏi suy luận trong
đó chú trọng đến câu hỏi suy luận.
- Tính chuẩn mực: Độ khó của bài kiểm tra phải phù hợp với tiêu chuẩn đánh giá
của môn học, nội dung phải phù hợp với thời lượng quy định.
c. Các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Địa lí THPT.
Trong kiểm tra, đánh giá Địa lí ở bậc THPT, chúng ta thường sử dụng 3

nhóm hình thức là: quan sát, vấn đáp và viết. Trong mỗi nhóm hình thức này, có
những hình thức giáo viên thường sử dụng như kiểm tra nói (vấn đáp), kiểm tra
viết..., nhưng cũng có hình thức còn rất mới đối với giáo viên như hình thức trắc
nghiệm khách quan trong kiểm tra viết.

6


- Hình thức quan sát: Là hình thức phổ biến có thể áp dụng cho các hoạt động của
học sinh cả ở trong và ngoài lớp. Phương pháp này giúp giáo viên xác định được
thái độ, sự phản ứng vô ý thức , kĩ năng thực hành và một số kĩ năng về nhận thức
của học sinh.
- Hình thức kiểm tra nói (trắc nghiệm vấn đáp): Là hình thức kiểm tra cổ truyền ở
trường THPT. Giáo viên thường sử dụng nó trong kiểm tra bài cũ, dạy bài mới hoặc
củng cố kiến thức cuối tiết học. Câu hỏi phải chính xác, rõ ràng tránh làm học sinh
hiểu sai. Câu hỏi phải vừa sức với học sinh, cho phép trả lời ngắn gọn. Câu hỏi và
câu trả lời của học sinh phải đựơc cả lớp lắng nghe và có lời bổ sung.
- Hình thức ra bài tập: Trong quá trình dạy bài mới hoặc củng cố bài, giáo viên ra
những bài tập nhỏ cho học sinh làm tại chỗ hoặc về nhà qua đó đánh giá được kết
quả học tập của học sinh.
- Hình thức để học sinh tự đánh giá: Khi kiểm tra miệng, làm bài tập, giáo viên tạo
điều kiện và khuyến khích các em tự đánh giá, cho điểm hoặc xây dựng tiêu chuẩn
và tiến hành đánh giá.
- Hình thức trắc nghiệm tự luận: Là hình thức có khả năng đánh giá học sinh về
nhiều mặt.
- Hình thức trắc nghiệm khách quan: Trắc nghiệm khách quan là một bài tập nhỏ,
hoặc một câu hỏi kèm theo những câu trả lời sẵn, yêu cầu học sinh dùng một số kí
hiệu đơn giản đã quy ước để trả lời.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
a. Thực trạng chung

Thực tế hiện nay, ở các trường THPT trên cả nước do điều kiện khách quan
và chủ quan chi phối nên phần lớn học sinh nghiêng về các khối A - B - D. Hiện
trạng học sinh quan niệm môn Địa lí là "môn phụ" diễn ra khá phổ biến nên ít có sự
đầu tư học tập theo đúng yêu cầu bộ môn.
Thực tế ở trường tôi hiện nay, mặc dù từ năm 2010 trở lại đây đã được tuyển sinh
độc lập nhưng chất lượng học sinh đầu vào còn rất thấp. Nên số lượng học sinh khá
giỏi ít mà chủ yếu là học sinh trung bình, thậm chí có cả yếu. Kết quả thi ĐHCĐ,
học sinh giỏi tỉnh hằng năm rất thấp so với các trường trong tỉnh. Mặt khác hiện

7


nay, số lượng học sinh theo các môn xã hội còn rất ít, mỗi khóa chỉ khoảng dưới 20
em. Nhiều em tỏ ra chán học, không hào hứng đối với các môn như: Sử, Địa…
Cụ thể trong môn Địa nhiều học sinh không nắm được kiến thức cơ bản, không biết
sử dụng bảng số liệu, không biết nhận xét biểu đồ…làm việc với kiến thức địa lí
còn lúng túng. Khi kiểm tra còn nhiều học sinh không thuộc bài, những câu hỏi vấn
đáp trong giờ học thường rất ít, chỉ một vài học sinh khá xung phong xây dựng bài.
Các đợt thi khảo sát đầu năm, kiểm tra học kì ở một số lớp đều có chung biểu hiện
các em ít quan tâm, không chịu làm bài. Như vậy, rõ ràng việc đưa ra những
phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá phù hợp để học sinh thích
học, học sinh được tham gia và được thể hiện mình là điều cần thiết và rất khó.
b. Thực trạng đối với giáo viên và học sinh.
* Đối với học sinh
Những năm gần đây do tác động của kinh tế, xã hội và gia đình nên học
sinh không hứng thú với các bộ môn khoa học xã hội - trong đó có môn Địa lí.
Hiện trạng học sinh quan niệm Địa lí là "môn phụ" diễn ra khá phổ biến nên ít có
sự đầu tư học tập theo đúng yêu cầu bộ môn. Qua tiếp xúc, trao đổi với học sinh,
tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của các em, tôi hiểu rằng không phải các em không
thích học các môn khoa học xã hội mà đơn giản chỉ vì các môn học này không thể

giúp các em kiếm sống dễ dàng trong xã hội ngày nay.
* Đối với giáo viên
Muốn đạt được kết quả tốt trong công tác dạy - học, vai trò của thầy cô giáo là
rất lớn, phải yêu cầu, hướng dẫn và tổ chức điều kiển học sinh phát triển tư duy
nhất là tư duy độc lập, sáng tạo, biết tự tiếp thu tri thức từ nhiều nguồn trong đó
phải kể đến việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách khách
quan. Con người chỉ thực sự nắm vững cái mà mình đã giành được bằng hoạt động
của bản thân. Học sinh sẽ chỉ ghi nhớ, nắm vững được những gì đã trải qua trong
hoạt động nhận thức tích cực của mình, trong đó các em đã phải có những cố gắng
trí tuệ và khát vọng học tập.
8


Hiện nay, ngành giáo dục đang thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ
thông. Tính đa dạng, phức tạp của hoạt động giảng dạy - giáo dục đòi hỏi người
giáo viên phải thường xuyên chú ý đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận và
nghiệp vụ của mình. Bởi lẽ lao động sư phạm là lao động sáng tạo, đòi hỏi người
giáo viên phải có kiến thức sâu và toàn diện, luôn bổ sung cái mới nhằm hoàn thiện
nghệ thuật sư phạm. Điều này giúp cho giáo viên có đủ năng lực thực hiện đổi mới
phương pháp giáo dục phổ thông, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá và nâng
cao trình độ, giúp giáo viên theo kịp và đáp ứng được yêu cầu bộ môn.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
a. Quan niệm về trắc nghiệm khách quan.
Trắc nghiệm được gọi là khách quan vì hệ thống cho điểm là khách quan chứ
không chủ quan như đối với trắc nghiệm tự luận. Thông thường có nhiều câu trả lời
được cung cấp cho mỗi câu hỏi của bài trắc nghiệm nhưng chỉ có một câu trả lời
đúng nhất trong đề kiểm tra trắc nghiệm. Điểm của bài chính là số lần mà người trả
lời trắc nghiệm đã chọn được câu trả lời tương ứng với câu hỏi đã được cung cấp
và việc chấm điểm sẽ như nhau (tức là không phụ thuộc vào ai chấm bài trắc
nghiệm đó).Tuy nhiên, nội dung của bài trắc nghiệm khách quan cũng có phần chủ

quan tức là bài trắc nghiệm này đại diện cho một sự phán xét của một người nào đó
về bài trắc nghiệm, chỉ có việc chấm điểm là khách quan.
b. Tính ưu việt của hình thức trắc nghiệm khách quan
So với các hình thức đánh giá kiểm tra như quan sát, vấn đáp, đặc biệt là so
với hình thức trắc nghiệm tự luận thì hình thức này có các ưu điểm và nhược điểm
như sau:
* Ưu điểm
Đề kiểm tra trắc nghiệm có các lợi thế:
- Đề bài phủ kín nội dung môn học.
- Tránh được tình trạng “học lệch”, “học tủ” của học sinh.
- Ít tốn công chấm bài và đảm bảo sự công bằng, khách quan trong đánh giá.
- Áp dụng được công nghệ mới trong tổ chức thi, chấm thi, phân tích kết quả thi.
- Độ tin cậy cao.
- Khả năng phân loại học sinh với độ chính xác cao.
9


- Hình thức các bài trắc nghiệm phong phú và đa dạng.
- Có thể dùng lại câu hỏi kiểm tra nhiều lần.
- Lượng thông tin cao.
* Nhược điểm
- Tốn công ra đề.
- Hiệu quả trong việc đánh giá khả năng diễn đạt, đặc biệt là diễn đạt tư duy trừu
tượng không cao.
* Từ các ưu điểm và nhược điểm của hình thức này, giáo viên có thể sử dụng nó
trong các trường hợp sau:
- Khi khảo sát thành quả học tập của số đông học sinh.
- Khi giáo viên muốn có điểm số đáng tin cậy, không phụ thuộc vào chủ quan của
người chấm bài.
- Khi giáo viên đã có nhiều câu trắc nghiệm tốt đã được dự trữ sẵn để có thể lựa

chọn và soạn lại một bài trắc nghiệm mới và muốn chấm nhanh để sớm công bố kết
quả.
- Khi giáo viên muốn ngăn ngừa nạn học tủ, học vẹt và gian lận trong thi cử.
c. Các yêu cầu đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan
- Phần dẫn của câu trắc nghiệm cần phải diễn đạt rõ ràng, chỉ có một vấn đề muốn
nói đến.
- Phần dẫn của câu trắc nghiệm nnên dùng câu bỏ lửng, hạn chế dùng câu hỏi.
- Phần lựa chọn gồm 4 câu trả lời, trong đó chỉ duy nhất 1 câu trả lời đúng, những
câu còn lại là câu nhiễu.
- Các câu lựa chọn kể cả câu nhiễu đều phải thích hợp với vấn đề đã và hấp dẫn
như nhau.
- Nếu phần dẫn của câu trắc nghiệm là câu bỏ lửng thòi các lựa chọn phải nối tiếp
với câu bỏ lửng thành những câu đúng ngữ pháp và hoàn chỉnh về nội dung.
- Tránh những câu lựa chọn sai hiển nhiên, dễ nhận biết.
- Câu lựa chọn đúng không nên dài hoặc ngắn hơn hẳn các câu khác.
- Câu lựa chọn đúng và các câu nhiễu cần đồng nhất, có độ khó ngang nhau.
- Tránh tình trạng câu lựa chọn đúngđược viết dưới những ý tưởng đầy đủ, chính
xác, ngược lại các câu nhiễu được diễn đạt cẩu thả với những ý tưởng tầm thường.

10


- Phải thận trọng và rất hạn chế dùng các cụm từ “tất cả đều đúng” hay “tất cả đều
sai” làm câu lựa chọn.
- Tránh dùng dạng phủ định và không dùng 2 lần phủ định liên tiếp trong một câu
trắc nghiệm.
- Trong câu trắc nghiệm phải đảm bảo tính chính xác , khoa học, không nên đặt
những vấn đề không thể xảy ra trong thực tế.
- Tránh những nội dung trình bày khác nhau trong các bộ sách giáo khoa.
- Tránh những câu hỏi định lượng làm thí sinh phải mất quá nhiều thời gian giải

bài.
- Trong câu hỏi trắc nghiệm định lượng phải thống nhất cấp độ chính xác của các số
liệu.
- Trong câu trắc nghiệm cần phải diễn đạt ngắn gọn, sáng sủa.
- Không đặt câu lực chọn đúng ở một vị trí cố định, thường xuyên, nên sử dụng
phần mềm đảo đề cho khách quan.
d. Yêu cầu về các mức độ nhận thức trong đề kiểm tra, đề thi
- Mức độ nhận biết: nhắc lại hoặc mô tả đúng kiến thức , kĩ năng đã học.
- Mức độ thông hiểu: diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng
ngôn ngữ theo cách của mình, có thể thêm các hoạt động phân tích, giải thích, so
sánh, áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các tình huống, các
vấn đề trong học tập.
- Mức độ vận dụng thấp: kết nối và sắp xếp lại các kiến thức , kĩ năng đã học để
giải quyết thành công tình huống, vấn đề tương tự tình huống, vấn đề đã học.
- Mức độ vận dụng cao: vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các
tình huống, vấn đề mới, không giống với những tình huống, vấn đề đã được hướng
dẫn, đưa ra những phản hồi hợp trước một tình huống, vấn đề mới trong học tập và
cuộc sống.
e. Các bước soạn thảo bài trắc nghiệm khách quan
Khi sử dụng hình thức trắc nghiệm khách quan trong đánh giá, kiểm tra môn
Địa lí công việc soạn thảo bài trắc nghiệm là rất quan trọng. Việc soạn thảo cần
được thực hiện theo 5 bước sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu của bài trắc nghiệm

11


- Mục tiêu chung của việc soạn đề là dùng để kiểm tra 15’, kiểm tra 45’, thi học kì,
chọn lựa học sinh giỏi, phân loại học sinh… với số lượng các câu hỏi tương ứng và
phù hợp.

Ví dụ: Khi kiểm tra 15’ thì soạn đề trắc nghiệm có khoảng 10 câu trong đó có 2 câu
khó, 8 câu mức độ trung bình khá. Khi kiểm tra 45’: đề soạn gồm 30-35 câu trong
đó có 5 câu khó.
Bước 2: Thành lập bảng chủ điểm cho các câu hỏi
- Đối với mỗi bài cụ thể, nội dung của bảng cần nêu được các chủ điểm phải đặt
câu hỏi và số lượng câu hỏi tương ứng với mỗi chủ điểm.
- Đối với nhiều bài (dùng để kiểm tra 45’, thi học kì) thì nội dung của bảng chủ
điểm cần nêu được các bài phải kiểm tra, các vấn đề trọng tâm trong bài, số lượng
câu hỏi.
Bước 3: Soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm khách quan
* Có rất nhiều loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan, mỗi loại có những đặc
điểm và công dụng riêng. Tuỳ theo mục đích cần đánh giá, kiểm tra mà người giáo
viên có thể chọn 1 trong các loại câu hỏi trắc nghiệm hoặc phối hợp các loại câu
hỏi này với nhau khi ra đề.
3.1. Loại câu hỏi Đúng - Sai
- Là loại câu hỏi có 2 khả năng lựa chọn: Đúng hoặc Sai
- Ví dụ: Ngành CN trọng điểm là ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả
kinh tế cao và tác động mạnh đến các ngành kinh tế khác.
Đúng
Sai
(Đáp án : X Đúng)
3.2. Loại câu hỏi ghép đôi
- Là loại câu hỏi có hai cột ghi các dữ kiện không ăn khớp giữa một bên là các câu
dẫn và một bên là các câu đáp án, học sinh phải tìm ra các cặp tương ứng với nhau.
- Ví dụ:
Hãy ghép các chữ cái a,b,c,d,e,f ở các cột bên phải với các số 1,2,3,4,5 ở cột
bên trái sao cho phù hợp

Vùng chuyên canh cây công nghiệp


Đáp án

Các cây trồng chính
12


1. Đông Nam Bộ
2. Tây Nguyên
3. Trung du miền núi phía Bắc
4. Bắc Trung Bộ
5. Các đồng bằng duyên hải miền
Trung

a.Cà phê, cao su, chè, dâu tằm
b.Lạc, thuốc lá, hồi chè
c.Lạc, cà phê, cao su
d.Cao su, đậu tương, lạc, mía,
thuốc lá.
e.Cây hàng năm: đay, cói
f. Dừa, mía

Đáp án: 1-d; 2-a; 3-b; 4-c; 5-e,f
3.3. Loại câu hỏi điền khuyết
- Là loại câu dẫn để trống yêu cầu người làm phải điền nội dung còn thiếu mà mình
cho là đúng nhất.
- Ví dụ 1: Các ngành CN chủ yếu của duyên hải Nam Trung Bộ gồm:……………
Đáp án: cơ khí, chế biến nông lâm thủy sản và sản xuất hàng tiêu dùng.
- Ví dụ 2: Địa hình từ Đông sang Tây của Bắc Trung Bộ gồm…(1)…(2)…(3). Đây
là cơ sở để vùng hình thành thế mạnh …(4).
Đáp án: (1) vùng ven biển

(3) đồi núi
(2) đồng bằng
(4) nông lâm ngư
3.4. Loại câu hỏi trắc nghiệm thái độ hành vi
- Là loại câu hỏi yêu cầu học sinh bày tỏ ý kiến thái độ của mình với các vấn đề về
môi trường hoặc dân số.
- Ví dụ : Trắc nghiệm về hành vi đối với môi trường. Em hãy đánh dấu (+) vào cột
phù hợp với quan điểm của em.
Ghi chú: V : Rất thường xuyên
0 : Thường xuyên
S : Hiếm khi
N : Không bao giờ

Hành vi

V

0

S

N

13


1. Đốt cháy rác
2. Khuyên mọi người tiết kiệm nước
3. Tắt điện trước khi ra khỏi lớp học, phòng ở
4. Nói với những người có trách nhiệm về việc đường

ống nước bị rò rỉ
3.5. Loại câu hỏi có nhiều lựa chọn
- Đây là loại câu hỏi thông dụng nhất.Trong câu hỏi này có hai phần:
Phần “dẫn” thường là một câu hỏi hay một câu chưa hoàn thành, hình vẽ, bản đồ,
bảng số liệu…
Phần “chọn” gồm 4 đến 5 câu trả lời trong đó chỉ có một câu trả lời là đúng nhất.
- Ví dụ: Chọn câu trả lời đúng nhất bằng cách khoanh tròn ý đúng
1. Việc áp dụng các hệ thống canh tác nông nghiệp khác nhau giữa các vùng chủ
yếu là do có sự phân hóa của các điều kiện
A. khí hậu và địa hình.
C. địa hình và đất trồng.
B. đất trồng và nguồn nước.
D. nguồn nước và địa hình.
Đáp án: C.
2. Thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay của nước ta là
A. Nhật Bản.
C. Trung Quốc.
B. Hàn Quốc.
D. Hoa Kì.
Đáp án: D.
Bước 4: Hoàn chỉnh bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan.
Tuỳ theo mục đích của giáo viên, các câu hỏi trắc nghiệm có thể trình bày dưới
nhiều dạng khác nhau như: bài kiểm tra, câu hỏi cho học sinh tự đánh giá khi học
bài ở nhà, ngân hàng câu hỏi…
Để các học sinh ngồi cạnh nhau không làm cùng 1 đề, giáo viên có thể ra nhiều đề
(6 mã đề hoặc 8 mã đề) nhằm hạn chế sự trao đổi giữa học sinh với nhau, giúp các
em nâng cao tính tự giác và giáo viên đỡ vất vả khi trông bài kiểm tra.

f. Đề mẫu
14



Câu 1. Điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây trên đất liền của nước ta thuộc các tỉnh lần
lượt là
A. Cà Mau, Hà Giang, Điện Biên, Khánh Hòa.
B. Điện Biên, Khánh Hòa, Cà Mau, Hà Giang.
C. Hà Giang, Cà Mau, Khánh Hòa, Điện Biên.
D. Hà Giang, Điện Biên, Khánh Hòa, Cà Mau.
Câu 2. Vùng đất của nước ta là
A. phần được giới hạn bởi đường biên giới và đường bờ biển.
B. phần đất liền giáp biển.
C. toàn bộ phần đất liền và hải đảo.
D. các hải đảo và vùng đồng bằng ven biển.
Câu 3. Nước ta có vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới của BCB, trong khu
vực ảnh hưởng của chế độ gió Tín phong và gió mùa châu Á, nên
A. có nhiều tài nguyên khoáng sản.
B. khí hậu có hai mùa rõ rệt.
C. có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá.
D. thực vật bốn mùa xanh tốt.
Câu 4. So với diện tích nước ta, địa hình đồng bằng chiếm
A.1/4.
B. 3/4.
C. 2/3.
D. 4/5.
Câu 5. Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc là
A. gồm các khối núi và cao nguyên.
B. có bốn cánh cung lớn.
C. có nhiều dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta. D. địa hình thấp và hẹp ngang.
Câu 6. Hướng vòng cung là hướng chính của vùng núi
A. Đông Bắc và Tây Bắc.

B.Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
C.Tây Bắc và Trường Sơn Bắc.
D. Đông Bắc và Trường Sơn Nam.
Câu 7. Điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng sông Hồng?
A. Là đồng bằng châu thổ.
B. Được khai thác từ lâu đời.
C. Có diện tích 15.000km.
D. Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt.
Câu 8. Đặc điểm của đồng bằng sông Cửu Long là
A. bị chia cắt bởi hệ thống đê.
B. rộng 40.000km.
C. là đồng bằng ven biển.
D. chỉ có đất phù sa ngọt.
Câu 9. Đồi núi không phải là nơi cung cấp nguồn lợi
A. hải sản.
B. lâm sản.
C. khoáng sản.
D. thủy năng.
Câu 10. Nước biển Đông có nhiệt độ trung bình là
A. 24.
B. 23.
C. 22.
D. 21.
Câu 11. Điểm nào sau đây không đúng khi nói về ảnh hưởng của biển Đông đối
với khí hậu nước ta
A. biển Đông làm tăng độ ẩm của không khí.
B. biển Đông làm tăng độ lạnh của gió mùa Đông Bắc.
C. biển Đông mang lại lượng mưa lớn.
D. biển Đông làm giảm độ lục địa.
Câu 12. Rừng ngập mặn ven biển ở nước ta phát triển mạnh nhất ở

A. Bắc Bộ.
B. Nam Bộ.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Nam Trung Bộ.
Câu 13. Lượng mưa trung bình ở nước ta dao động trong khoảng
A.1800-2000mm.
B.1700-2000mm. C.1600-2000mm.
D.1500-2000mm.
15


Câu 14. Thời gian gió mùa mùa hạ thổi vào nước ta từ
A. Tháng 5 đến tháng 10.
B.Tháng 5 đến tháng 11.
C.Tháng 11 đến tháng 4.
D.Tháng 12 đến tháng 4.
Câu 15. Sông có tổng lượng cát bùn lớn nhất là sông
A. Cửu Long.
B. Hồng.
C. Đồng Nai.
D.Thái Bình.
Câu 16. Feralit là loại đất chính ở Việt Nam vì nước ta
A. có diện tích đồi núi lớn.
B. chủ yếu là đồi núi thấp.
C. có khí hậu nhiệt đới ẩm.
D. có hai mùa mưa và khô.
Câu 17. Nền nhiệt ẩm cao tác động đến sản xuất nông nghiệp ở khía cạnh
A. phòng trừ dịch bệnh.
B. đa dạng hóa cây trồng vật nuôi.
C. tính mùa vụ của sản xuất.

D. cả A và B đúng.
Câu 18. Các hoạt động của giao thông, vận tải, du lịch, công nghiệp…chịu ảnh
hưởng trực tiếp lớn nhất của
A. các hiện tượng dông, lốc, mưa đá… B. sự phân mùa của khí hậu.
C. độ ẩm cao của khí hậu.
D. tính thất thường của chế độ nhiệt ẩm.
Câu 19. Đặc trưng khí hậu của phần lãnh thổ phía Bắc là
A. cận xích đạo gió mùa.
B. nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
C. nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh.
D. cận nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh.
Câu 20. Những nơi mưa ít nhất nước ta nằm ở
A. đồng bằng ven biển.
B. vùng khuất gió.
C. vùng núi cao chắn gió.
D. trên các đỉnh núi cao.
Câu 21. Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc khác với Tây Bắc ở điểm
A. mùa đông lạnh đến sớm hơn ở các vùng núi thấp.
B. mùa đông bớt lạnh nhưng khô hơn.
C. khí hậu lạnh chủ yếu do độ cao địa hình.
D. mùa hạ đến sớm và có gió Tây khô nóng.
Câu 22. Đai ôn đới gió mùa trên núi ở độ cao trên
A. 2700 m.
B. 2600 m.
C. 2500 m.
D. 2400 m.
Câu 23. Đặc trưng của địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là
A. đồng bằng nhỏ hẹp.
B. đồi núi thấp chiếm ưu thế.
C. địa hình hướng TB-ĐN.

D. gồm nhiều cao nguyên.
Câu 24. Khoáng sản nổi bật của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là
A. than đá và apatit.
B. dầu khí và bô xít.
C. thiếc và khí tự nhiên.
D. sắt và dầu khí.
Câu 25. Diện tích rừng ở nước ta năm 1943 là bao nhiêu tr ha
A. 8,3.
B. 10,2.
C. 12,7.
D. 14,3.
Câu 26. Dân tộc nào chịu ảnh hưởng nhiều nhất khi mất rừng
A. Kinh.
B. Mường.
C. tất cả các dân tộc.
D. dân tộc thiểu số.
Câu 27. Sự suy giảm đa dạng sinh học của nước ta được biểu hiện chủ yếu ở
A. nguồn gen.
B. thành phần loài.
C. kiểu hệ sinh thái.
D. tất cả đều đúng.
Câu 28. Mùa bão ở nước ta có đặc điểm là
16


A. chậm dần từ Bắc vào Nam.
B. chậm dần từ Nam ra Bắc.
C. ở miền Bắc muộn hơn miền Nam.
D. ở miền Trung sớm hơn miền Bắc.
Câu 29. Để phòng chống khô hạn lâu dài cần

A. tăng cường trồng và bảo vệ rừng.
B. xây dựng các công trình thủy lợi.
C. thực hiện các kĩ thuật canh tác.
D. củng cố đê kè.
Câu 30. Vùng đồng bằng chịu ngập lụt nghiêm trọng nhất là
A. đồng bằng sông Hồng.
B. đồng bằng sông Cửu Long.
C. đồng bằng duyên hải miền Trung.
D. cả ba ý trên
Câu 31. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết trong số các tỉnh
biên giới trên đất liền giáp với Lào, không có tỉnh nào sau đây?
A. Điện Biên.
B. Hòa Bình.
C. Quảng Nam.
D. Kon Tum.
Câu 32. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7, cho biết đỉnh núi Ngọc Linh
thuộc vùng núi Trường Sơn Nam có độ cao là
A. 2452 m.
B. 2419 m.
C. 2598 m.
D. 2405 m.
Câu 33. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7, hãy cho biết: Nằm ở cực Tây
của hệ thống núi vòng cung vùng Đông Bắc là cánh cung
A. Đông Triều.
B. Bắc Sơn.
C. Ngân Sơn.
D. Sông Gâm.
Câu 34. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, tần suất bão nhiều nhất ở nước
ta là A.Tháng 7.
B. Tháng 8.

C. Tháng 9.
D. Tháng 10.
Câu 35. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, kể tên 2 hệ thống sông có diện
tích lưu vực lớn nhất nước ta là
A. sông Mã và sông Cả.
B. sông Hồng và sông Mê Công.
C. sông Thu Bồn và sông Ba.
D. sông Đồng Nai và sông Thái Bình.
Câu 36. Cho bảng số liệu (đơn vị:%)
Năm
Tổng
Nông thôn
Thành thị
1996
100
79,9
20,1
2005
100
75,0
25,0
Chọn biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu lao động phân theo nông thôn và thành
thị ở nước ta năm 1996 và 2005.
A. cột.
B. tròn.
C. đường.
D. miền
Câu 37. Cho biểu đồ:

17



Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Cơ cấu số lượng loài động, thực vật đang bị mất dần và số lượng loài đã biết.
B. Sự suy giảm số lượng loài động, thực vật.
C. So sánh giữa số lượng loài động, thực vật đang bị mất dần và số lượng loài đã
biết.
D. Sự thay đổi cơ cấu SL loài động, thực vật đang bị mất dần và số lượng loài đã
biết.
Câu 38: Cho bảng số liệu
Năm
Số dân TT(triệu người)
Tỉ lệ dân TT(%)
1990
12,9
19,5
1995
14,9
20,8
2000
18,8
24,2
2005
22,3
26,9
Chọn biểu đồ thích hợp thể hiện số dân và tỉ lệ dân TT ở nước ta, giai đoạn 19902005.
A. cột.
B. kết hợp.
C. đường.
D. miền.

Câu 39. Cho bảng số liệu: Sự biến động diện tích rừng của nước ta, giai đoạn 1943
– 2003.
(Đơn vị: triệu ha)
Năm
1943
1975
1983
1990
1999
2003
Tổng diện tích rừng
14,3
9,6
7,2
9,2
10,9
12,1
Rừng tự nhiên
14,3
9,5
6,8
8,4
9,4
10,0
Rừng trồng
0,0
0,1
0,4
0,8
1,5

2,1
Độ che phủ rừng(%)
43,0
29,1
22
27,8
33,2
36,1
18


Nhận định nào đúng nhất về tổng diện tích rừng và độ che phủ rừng của nước ta
giai đoạn 1943 – 2003?
A. Giảm dần từ năm 1943 đến năm 2003.
B. Tăng dần từ năm 1943 đến năm 2003.
C. Giảm từ năm 1943 đến 1983, tăng dần từ năm 1983 đến 2003.
D. Không biến động.
Câu 40. Cho bảng số liệu: Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số
địađiểm (Đơn vị: mm)
Địa điểm
Lượng mưa
Lượng bốc hơi
Cân bằng ẩm
Hà nội
1667
989
687
Huế
2868
1000

1868
TP. Hồ Chí Minh
1931
1686
245
Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Lượng mưa tăng dần từ Bắc vào Nam.
B. Lượng bốc hơi tăng dần từ Bắc vào Nam.
C. Cân bằng ẩm giảm dần từ Bắc vào Nam.
D. Cân bằng ẩm luôn âm.
Gợi ý trả lời
1

2

3

4

5

C C B A C
21 22 23 24 2
5
C B B B D

6

7


8

9

10 11 12 13 14 1
5
D D B A B B B D A B
26 27 28 29 30 31 32 33 34 3
5
D D A B A B C D C B

16 17 18 19 20
C D B B B
36 37 38 39 40
B

C

B

C

B

2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng
nghiệp và nhà trường.
Tôi đã thử nghiệm hai lớp 12 ở hai năm học khác nhau với học lực trung bình hoàn
toàn như nhau,với hai phương pháp kiểm tra khác nhau.
Lớp 12 B2 năm học 2014-2015 tôi kiểm tra theo phương pháp truyền thống tự
luận.

Lớp 12 B2 năm học 2016-2017 tôi kiểm tra theo phương pháp của đề tài này.
Kết quả thu được rất khả quan sau khi kiểm tra khảo sát ở hai lớp này:
Lớp
12B2 năm
2014-2015

học

Sĩ số
45

Giỏi
2

Khá
15

Trung bình
25

Yếu
3
19


12B2 năm học
40
5
20
15

0
2016-2017
Như vậy, đối chiếu kết quả trước và sau khi sử dụng hình thức trắc nghiệm khách
quan trong dạy học Địa lí THPT đối với 2 lớp 12 ở hai năm học khác nhau, số học
sinh đạt điểm trung bình và yếu (5,6 và 4) giảm mạnh; số học sinh đạt điểm khá,
giỏi (7 và 8 trở lên) tăng đáng kể.
Mặt khác, việc sử dụng hình thức trắc nghiệm khách quan trong đánh giá kết
quả dạy học Địa lí sẽ giúp giáo viên đảm bảo mục tiêu về số điểm kiểm tra thường
xuyên, học sinh giảm được áp lực học thuộc máy móc kết quả ghi chép bài học,
tránh sự đơn điệu trong việc kiểm tra kết quả học tập của học sinh.
3. Kết luận, kiến nghị.
3.1. Kết luận
Như vậy, trong quá trình giảng dạy Địa lí tại trường THPT, tôi nhận thấy
hình thức trắc nghiệm khách quan đã giúp tôi nhận được thông tin ngược từ phía
học sinh.Thông qua kết quả các bài kiểm tra trắc nghiệm nghiêm túc, tôi nhận thấy
đa số các em học sinh đã nắm được bài, biết vận dụng kiến thức để làm bài thực
hành, xử lý số liệu... Hình thức này cũng giúp tôi không tốn nhiều thời gian chấm
bài, chấm dứt tình trạng thiên vị, thiếu khách quan dành cho học sinh; tôi có thể sử
dụng các đề kiểm tra trắc nghiệm này nhiều lần. Về phía học sinh, tôi nhận thấy các
em đã tự giác học và làm bài nghiêm túc, chấm dứt tình trạng sử dụng tài liệu khi
kiểm tra, nâng cao được tính tự giác và tự trọng trong kiểm tra môn học. Vì tất cả
những ưu điểm của hình thức trắc nghiệm khách quan và qua thực tế dạy học của
bản thân, tôi thấy đây là hình thức kiểm tra chúng ta nên sử dụng để nâng cao hơn
nữa tính tích cực, chủ động của học sinh, giúp các em trở thành con người năng
động, hiểu biết và vững vàng trong cuộc sống.
3.2. Kiến nghị
Thứ nhất, trong phạm vi mỗi tổ bộ môn của một trường, các giáo viên dưới
sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nên tổ chức thành lập ngân hàng đề kiểm tra trắc
nghiệm cho mỗi khối học, trong đó mỗi giáo viên chịu trách nhiệm ra câu hỏi trắc
nghiệm của 1 chương hoặc 1 khối lớp. Sau đó tập hợp lại, mỗi môn học sẽ có một

20


bộ đề trắc nghiệm rất phong phú. Hàng năm, giáo viên lại bổ sung thêm câu hỏi
mới để cho bộ câu hỏi trắc nghiệm đó thêm đa dạng.
Thứ hai, về phía cơ quan quản lí cấp cao là Sở giáo dục. Hàng năm, chuyên viên
các môn học của Sở GD - ĐT sẽ phát động các cuộc thi ra đề trắc nghiệm khách
quan, soạn giáo án mẫu, soạn giáo án điện tử…để giáo viên trong ngành có điều
kiện giao lưu, học hỏi lẫn nhau, tự trau dồi thêm các kiến thức và kinh nghiệm.
Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn giảng dạy, chắc rằng vẫn
còn nhiều thiếu sót đòi hỏi tôi phải cố gắng nỗ lực phấn đấu, học tập nhiều hơn nữa
ở các đồng nghiệp. Cuối cùng tôi rất mong được sự góp ý, nhận xét của Ban giám
khảo và các đồng nghiệp để cho đề tài của tôi hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành
cảm ơn!

XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 05 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết

Đinh Thị Hạnh

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Sỹ Anh (2013), Tìm hiểu về kiểm tra đánh giá học sinh và đổi mới kiểm tra

đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực, Tạp chí Khoa học - trường Đại học Sư
phạm Hà Nội, số 50.
2. Đặng Văn Đức (2005), Lí luận dạy học Địa lí, NXB Đại học Sư phạm.
3. Cấn Thị Thanh Hương (2011), Nghiên cứu quản lí kiểm tra đánh giá kết quả học
tập, Luận án Tiến sĩ ngành Quản lí giáo dục, Trường Đại học Giáo dục.
4. Nguyễn Công Khanh (2012), Tài liệu kiểm tra đánh giá trong giáo dục, Bộ GD
và ĐT, Tài liệu tập huấn.
5. Phạm Thị Sen - chủ biên (2009), Tự học, tự kiểm tra theo chuẩn kiến thức kĩ
năng Địa lí 12, NXB Đại học Sư phạm.

DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH
GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Đinh Thị Hạnh.
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên - Trường THPT Trần Khát Chân - Vĩnh Lộc
- Thanh Hóa.

TT

Tên đề tài SKKN

1.

Để có tiết dạy Địa lí kinh tế

2.

thành công
Nâng cao hiệu quả dạy và học


3.
4.

Cấp đánh Kết quả
giá xếp
đánh giá
loại
xếp loại
(Phòng,
(A, B,
Sở, Tỉnh...) hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

Tỉnh

C

2004- 2005

bài thực hành (bài số 38 Địa lí

Tỉnh

C

2008-2009


10)
Quản lí lớp trong giờ dạy Địa lí
Một số kinh nghiệm trong việc

Tỉnh
Tỉnh

C
C

2010-2011
2014 - 2015

phát hiện và bồi dưỡng học sinh
22


giỏi trong môn Địa lí

23



×