Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

Sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan để đánh giá kết quả học tập môn toán của học sinh lớp 5 luận văn thạc sĩ giáo dục học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
.............................

ĐẶNG THỊ MAI ANH

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRẮC NGHIỆM
KHÁCH QUAN ĐỂ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
MƠN TỐN CỦA HỌC SINH LỚP 5
CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC TIỂU HỌC
MÃ SỐ: 60.14.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. PHẠM MINH HÙNG


VINH – 2011

2


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên trong luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo
khoa Giáo dục Tiểu học, khoa Sau đại học – trường Đại học Vinh, đặc biệt là
thầy giáo PGS. TS. Phạm Minh Hùng đã tạo điều kiện, hướng dẫn và tận tình
giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, cán bộ Phịng Giáo dục và


đạo tạo huyện Đơng Sơn tỉnh Thanh Hóa, Ban giám hiệu, giáo viên và học sinh
trường Tiểu học trên địa bàn đã nhiệt tình cộng tác và giúp đỡ tơi trong q trình
thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè – những
người ln động viên, khuyến khích và giúp đỡ tơi trong quá trình học tập và thực
hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Vinh, tháng 11 năm 2011
Tác giả

Đặng Thị Mai Anh


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
TN

:

Trắc nghiệm

TNKQ

:

Trắc nghiệm khách quan

PP


:

Phương pháp

TNTL

:

Trắc nghiệm tự luận

HS

:

Học sinh

HSTH

:

Học sinh Tiểu học

GV

:

Giáo viên

KTĐK


:

Kiểm tra định kì

KQHT

:

Kết quả học tập

THPT

:

Trung học phổ thơng

HKII

:

Học kì 2

HKI

:

Học kì 1


5



DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ CÁC BIỂU ĐỒ
1. CÁC BẢNG BIỂU
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Mỗi một bộ mơn trong nhà trường đều có tiềm năng và những đặc thù riêng
của nó trong giáo dục trí tuệ và đạo đức cho học sinh. Toán học là một bộ môn rất
quan trọng, nhất là ở bậc giáo dục phổ thông. Trong những năm gần đây ở đất
nước chúng ta đang diễn ra xu thế đổi mới PP dạy học nói chung, trong đó có dạy
học Tốn nói riêng, đó là xu thế "dạy học tập trung vào người học", hay là "phát
huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh". Tính tự lập trong học tập của học sinh
ngày càng đuợc coi trọng ([12], [13], [37]). Chính vì vậy, chúng ta đã có những cải
tiến về nội dung chương trình ở các sách giáo khoa Tốn, nhưng PP giảng dạy vẫn
cịn mang tính thụ động cho học sinh, nhất là ở bậc Tiểu học " PP dạy và học tốn
ở số đơng các trường Tiểu học cịn nhiều hạn chế: GV và HS vẫn còn bị phụ thuộc
vào tài liệu có sẵn, dạy học cịn nặng nề truyền thụ kiến thức và làm theo mẫu, chưa thực hiện được cá thể hóa, chưa giúp học sinh tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến
thức mới... Vì vậy, cả GV và HS thường thiếu chủ động, thiếu sáng tạo, nội dung
dạy học chưa cập nhật v. v... "(Đỗ Đình Hoan [25], trang 22).
Đánh giá KQHT của HS là một thành phần của q trình dạy và học nói
chung, trong đó có dạy và học tốn nói riêng [35]. Kiểm tra đánh giá có vai trị
quan trọng trong việc kích thích tính tích cực nhận thức của học sinh. Bản chất của
việc đánh giá là thực hiện các mối liên hệ ngược trong q trình dạy học để từ đó
người đánh giá (GV) và người được đánh giá (HS) điều chỉnh và tự điều chỉnh
quá trình dạy học, để đạt được mục đích dạy học đã đề ra. Có nhiều PP và hình
thức đánh giá khác nhau, phổ biến là tự luận và trắc nghiệm giáo dục. Mỗi PP có
ưu và nhược điểm nhất định. Vấn đề đặt ra là sử dụng PP nào cho môn học nào ở


cấp nào cho thích hợp khơng phải là điều đơn giản. Có khi phải kết hợp các PP với

nhau nhưng phải kết hợp như thế nào cho hiệu quả. Trong các trường Tiểu học
hiện nay thì hầu như việc sử dung PP tự luận vẫn còn chiếm ưu thế. HS khi làm
bài kiểm tra phải thể hiện các ý kiến của mình, trình bày một cách rõ ràng các lập
luận, suy luận, giải thích khi giải các bài tốn. Theo PP này, các bài kiểm tra có thể
đề cập tới rất sâu một vài phạm vi kiến thức, kỹ năng, và do đó khơng thể bao qt
rộng nhiều kiến thức, kỹ năng trong chương trình học được. Hơn nữa việc đánh
giá các bài làm của HS lại phụ thuộc đáng kể vào người chấm. Đây chính là mặt
hạn chế khi sử dụng PP tự luận, trong khi công cuộc đổi mới hiện nay, việc điều
tra đánh giá thành tích học tập của HS trong phạm vi rộng nhằm đánh giá và cải
tiến chương trình giảng dạy, cũng như để tuyển chọn, phân loại HS là rất cần thiết.
Sử dụng TNKQ để thực hiện có hiệu quả mục đích này là một xu hướng ngày càng
được thu hút sự quan tâm của nhiều nhà quản lý, giáo dục, cũng như những người
trực tiếp làm công tác giảng dạy.
PP TNKQ là PP trong đó HS trả lời mỗi câu hỏi TN bằng cách lựa chọn một
PP trả lời đã cho sẵn. Một bài TNKQ thường gồm nhiều câu hỏi nên thường bao
quát được phạm vi kiến thức rộng, giảm được đáng kể việc học tủ học lệch, may
rủi ngẫu nhiên đối với HS. Đối với tình hình thực tế hiện nay, việc làm bài
TNKQ với một số lượng đủ lớn các câu hỏi là cần thiết.
1.2. Hiện nay việc sử dụng PP TNKQ trong kiểm tra đánh giá KQHT của HS đã
được áp dụng khá rộng rãi ở các trường đại học và PTTH. ở các trường Tiểu học
cũng đã bước đầu sử dụng PP TNKQ, tuy nhiên việc sử dụng PP TNKQ chỉ ở mức
độ - tính chất làm quen. Hầu hết, ở các trường Tiểu học hiện nay, trong quá trình
kiển tra đánh giá đều kết hợp PP TNKQ và PP tự luận, tuy nhiên chiếm ưu thế vẫn
là phần tự luận.
Theo thông tư 32/2009/TT – BGDĐT ngày 27 tháng 10 năm 2009 của Bộ
trưởng Bộ giáo dục và đào tạo về đánh giá xếp loại HSTH thì học lực mơn năm
của HS là điểm KTĐK cuối năm. Vì vậy kì thi này được coi là quan trọng nhất –
là kì thi nhằm đánh giá KQHT cũng như danh hiệu của HS trong suốt cả năm học.
Tuy nhiên trong thực tế với hình thức thi hiện nay, với nội dung bài kiểm tra như


7


hiện nay (không bao quát rộng nhiều kiến thức) sẽ khơng thực hiện được đúng
mục đích của đánh giá - nhằm phân loại HS.
Bên cạnh đó chúng ta thấy hiểu biết của giáo viên về PP TNKQ còn hạn chế,
đây cũng chính là khó khăn của giáo viên khi áp dụng PP TNKQ trong q trình
đánh giá KQHT của HS.
Chính vì những lí do nêu trên mà chúng tơi chọn đề tài: "Sử dụng phương
pháp trắc nghiệm khách quan để đánh giá kết quả học tập mơn Tốn của học
sinh lớp 5".
2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm nâng cao tính khách quan và khoa học trong đánh giá KQHT mơn
Tốn của học sinh lớp 5.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Vấn đề đánh giá KQHT môn Toán của học sinh lớp 5
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quy trình sử dụng PP TNKQ để đánh giá KQHT mơn Tốn của HS lớp 5.
4. Giả thuyết khoa học
Có thể nâng cao hiệu quả của PP TNKQ trong đánh giá KQHT mơn Tốn của
HS lớp 5, nếu đề xuất được một quy trình sử dụng có cơ sở khoa học và có tính
khả thi.
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề sử dụng PP TNKQ để đánh giá
KQHT mơn Tốn của HS lớp 5.
5.1.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của vấn đề sử dụng PP TNKQ để đánh
giá KQHT mơn Tốn của HS lớp 5.
5.1.3. Đề xuất quy trình sử dụng PP TNKQ để đánh giá KQHT mơn Tốn

của HS lớp 5.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện và thời gian có hạn, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu ở một
số trường tiểu học thuộc địa bàn huyện Đơng Sơn, tỉnh Thanh Hóa năm học
2011 – 2012.

8


6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
Nhóm PP này nhằm thu thập các thơng tin lý luận để xây dựng cơ sở lý
luận của đề tài. Thuộc nhóm này có các PP cụ thể sau đây:
- PP phân tích – tổng hợp tài liệu - PP khái qt hố các nhận định độc lập.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Nhóm PP này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây dựng cơ sở thực
tiễn của đề tài. Thuộc nhóm này có các PP cụ thể sau đây:
- PP điều tra
- PP tổng kết kinh nghiệm giáo dục – PP nghiên cứu các sản phẩm hoạt động –
PP lấy ý kiến chuyên gia – PP khảo nghiệm, thử nghiệm.
6.3. Phương pháp thống kê tốn học:
Để xử lý số liệu, thơng tin thu được thơng qua việc sử dụng các cơng cụ
tốn học như: Trung bình cộng, phương sai, độ lệch chuẩn, giá trị độ tin cậy, hệ số
tương quan.
7. Đóng góp của luận văn
7.1. Về mặt lý luận
Hoàn thiện cơ sở lý luận của việc sử dụng PP TNKQ trong đánh giá KQHT
môn Toán của HSTH.
7.2. Về mặt thực tiễn
Xây dựng được quy trình sử dụng PP TNKQ để đánh giá KQHT mơn

Tốn của HS lớp 5 dựa trên các nguyên tắc cơ bản. Qua đó muốn đóng góp một
số đề kiểm tra để thực nghiệm phần đổi mới PP đánh giá nâng cao tính khách
quan, tính hiệu quả của việc đánh giá KQHT mơn Tốn của HSTH.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phầ n mở đầ u, kế t luâ ̣n, tài liêu tham khảo, phu ̣ lu ̣c, nghiên cứu luâ ̣n văn
̣
gồ m 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài.
Chương 2: Cơ sở thực tiễn của đề tài.
Chương 3: Quy trình sử dụng phương pháp sử dụng phương pháp trắc
nghiệm khách quan để đánh giá kết quả học tập mơn Tốn của học sinh lớp 5.

9


10


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Các nghiên cứu ở trong nước
Việc nghiên cứu và sử dụng TN trong tâm lí và giáo dục ở Việt Nam nói
chung đang cịn mới mẻ. Đầu tiên TN được sử dụng cho mục đích Y tế, nhằm
chuẩn đốn bệnh ở khoa tâm thần bệnh viện Bạch Mai. Tiếp đến là các TN về trí
tuệ được nghiên cứu và áp dụng tại khoa tâm thần trẻ em, Viện nhi Việt Nam –
Thụy Điển. TN và vấn đề sử dụng TN thực chất đã được đề cập đến từ nhiều năm
trước đây ở nước ta. Từ những năm 1970, TN đã được một vài bộ môn ở trường
Đại học Sư phạm I Hà Nội áp dụng để nghiên cứu trình độ nắm khái niệm và đánh

giá kết quả của HS, sinh viên, trong thời gian đó các nhà nghiên cứu như: Hồng
Chúng, Trần Bá Hồnh cũng đã bàn tới khả năng dùng TN để nghiên cứu sự lĩnh
hội khái niệm của HS. Các nhà ghiên cứu đã đề cập đến việc vận dụng quan điểm
thống kê trong kỹ thuật biên soạn các thang đo bằmg câu hỏi tâm lý [27], [31].
Đồng thời Ban tâm lý, Viên Khoa học Giáo dục cũng đã bắt đầu nghiên cứu ứng
dụng TN tâm lý trẻ em. Năm 1975, Ban tâm lý đã thành lập tổ chuẩn đoán tâm lý
và đến năm 1984 thì thành lập phịng chuẩn đốn tâm lý và tư vấn học đường do
Tiến Sĩ Lê Đức Phúc phụ trách.
Trước năm 1975, ở miền Nam đã có "Ban chuyên khoa tâm lý ứng dụng" tại
Viện Đại học Minh Đức, trường Đại học Sài Gòn, và việc giảng dạy về trắc
nghiệm tâm lý đã được đưa vào trong chương trình giảng dạy. Ngồi ra các TN về
thành tích học tập đã được sử dụng rộng rãi trong học đường để ôn tập và thi cử
cho các môn học như Anh văn, Hố học....[31] Có nhiều cuốn sách được xuất bản
dành giêng cho giáo viên để hướng dẫn việc sử dụng TN như giáo trình TN và đo
lường thành tích học tập (Dương Thiệu Tống).
Trong những năm gần đây, các TN về trí tuệ như WISC, Raven... đã được sử
dụng ở nước ta trên phạm vi ngày càng rộng rãi. Một số trung tâm tư vấn hoặc

11


nghiên cứu tâm lý trẻ em đã sử dụng TN tâm lý để nghiên cứu tâm lý trẻ em. Từ
năm 1994, Bộ giáo dục và Đào tạo cũng bắt đầu quan tâm đến vấn đề nghiên cứu
và sử dụng TN trong việc đánh giá, kiểm tra, thi cử [28]. Chính vì vậy ngày càng
có nhiều người, đặc biệt là các thầy cô giáo mọi bậc học quan tâm đến PP này. Đã
có nhiều cơng trình đề cập đến vấn đề này: Những cơ sở và kĩ thuật TN (Lâm
Quang Thiệp), Phương pháp TN trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập (Võ Thị
Ngọc Lan – Nguyễn Phụng Hoàng), Trắc nghiệm và đo lường cơ bản trong Giáo
dục (Nguyễn Xuân Nùng - Lâm Quang Thiệp)...Ngồi ra cũng đã có nhiều cơng
trình nghiên cứu về TNKQ nhưng chủ yếu là dành cho bậc trung ở bậc THPT. Đối

với bậc Tiểu học cũng đã có những cơng trình nghiên cứu về TNKQ như: Xây
dựng bài tập TN đánh giá KQHT mơn Tốn và để chuẩn đoán năng lực tư duy
toán của HS lớp 5 (Nguyễn Thị Tuý Vân), Thiết kế và sử dụng Test trong dạy học
Toán (Nguyễn Thị Thơ)...
1.1.2. Các nghiên cứu ngoài nước
Người đầu tiên trong lịch sử giáo dục tổ chức dạy học theo hệ thống bài lớp là
J. A Comenxki. Ông cho rằng vấn đề kiểm tra – đánh giá KQHT của HS cần được
xem là một yếu tố quan trọng nhằm đạt được mục đích dạy học đề ra ở múc cao
nhất.
Ở thế kỉ 18, nhà giáo dục người Đức I. B. Bazeio (1724 – 1796) là người đầu
tiên đề xuất một hệ kiểm tra – đánh giá trong trường học. Hệ thống đánh giá của
ông được chia thành 12 bậc, nhưng khi áp dụng chỉ còn có ba bậc: tốt – trung bình
– kém. Cách đánh giá này đã được sử dụng phổ biến ở nhiều nước, đặc biệt là
nước Nga.
Cho tới những năm 20, 30 của thế kỉ XX, Ralph Tyler – nhà giáo dục tâm lí
nổi tiếng Hoa kì đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc kiểm tra – đánh giá:
"Qúa trình kiểm tra – đánh giá chủ yếu là quá trình xác định mức độ thực hiện
mục tiêu trong quá trình dạy học".
Năm 1910, Rotxotimo đã đưa ra PP: "Trắc nghiệm tâm lí" liền sau đó đã dịch
sang tiếng Đức và đã được chú ý nhiều ở Tây Âu và Mĩ. ở Mĩ, TN đã được các

12


nhà tâm lí học, giáo dục học đặc biệt chú ý. Có lẽ đó cũng là hệ thống đánh giá
đầu tiên được áp dụng phổ biến trong nhà trường.
Cùng với việc nghiên cứu vấn đề trên, nhiều tác giả đã quan tâm đi sâu
nghiên cứu vấn đề: Đảm bảo tính khách quan trong việc kiểm tra – đánh giá.
Tiêu biểu thời kì này là hai tác giả Sb. A. Amơnashvili và V. A. Sukhơmlinski
đã nghiên cứu hồn thiện việc đánh giá KQHT của HS với hai xu hướng khác

nhau.
Bên cạnh đó V. A Sukhơmlinsi lại chủ trương đánh giá cho điểm và cho
điểm tốt. Theo ông đánh giá cho điểm tốt là phần thưởng cho lao động sáng tạo.
Almshr Bloom với các vấn đề về kiến thức trong đó có đánh giá.
Qua đó, ta thấy rằng PP đánh giá bằng TNKQ đã có lịch sử phát triển lâu dài
và đã đạt được nhiều thành tựu. Trên thế gới, TN được nghiên cứu và sử dụng
rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội và đem lại nhiều lợi
ích thiết thực ở nước ta, gần đây TN đã được nghiên cứu và sử dụng ngày càng
nhiều nhằm đánh giá kết quả của người học. Riêng đối với HSTH vấn đề sử dụng
TN trong kiểm tra - đánh giá KQHT của HSTH vẫn còn là một vấn đề mới. Do
vậy, việc nghiên cứu, xây dựng và ứng dụng TNKQ trong đánh giá KQHT của HS
trong nhà trường Tiểu học là một vấn đề hết sức cần thiết, đặc biệt là đối vứi mơn
Tốn nói riêng.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Trắc nghiệm và phương pháp trắc nghiệm khách quan
1.2.1.1. Trắc nghiệm
Theo định nghĩa chữ Hán "trắc" là đo, "nghiệm" là suy xét, xác nhận.
Định nghĩa của F.S.Freeman: "TN tâm lý là một cơng cụ đã được tiêu
chuẩn hóa , dùng để đo lường khách quan một hay nhiều khía cạnh của nhân cách
hồn chỉnh qua những mẫu trả lời bằng ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ hoặc những
loại hành vi khác".
Theo GS. TS. Dương Thiệu Tống: "TN là một công cụ hay phương thức hệ
thống nhằm đo lường một mẫu các động thái để trả lời câu hỏi : thành tích của

13


các cá nhân như thế nào khi so sánh với những người khác hay so sánh với một
lĩnh vực các nhiệm vụ dự kiến".
Theo GS Trần Bá Hồnh: "Test có thể tạm dịch là PP TN, là hình thức đặc

biệt để thăm dò một số đặc điểm về năng lực, trí tuệ của HS (thơng minh, trí nhớ,
tưởng tượng, chú ý) hoặc để kiểm tra một số kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của HS
thuộc một chương trình nhất định".
TN (test) theo nghĩa rộng là một hoạt động được thực hiện để đo lường năng
lực của các đối tượng nào đó nhằm mục đích xác định bản chất, đặc trưng hay kết
quả hoạt động của đối tượng. Trong giáo dục, TN được tiến hành thường xuyên ở
các kỳ kiểm tra chương, phần hoặc kiểm tra định kì nhằm kiểm tra đánh giá kết
qủa học tập của một quá trình dạy học đối với môn học, cấp học.
Theo chúng tôi hiểu thì TN là một bài tập nhỏ hoặc câu hỏi nhỏ có kèm theo
câu trả lời sẵn yêu cầu HS suy nghĩ rồi dùng một kí hiệu đơn giản đã quy ước để
trả lời.
1.2.1.2. Các phương pháp trắc nghiệm
Có nhiều loại TN khác nhau, tùy thuộc vào cấc tiêu chí để phân loại như: nội
dung, cách làm, cơ chế và cơ cấu làm cơ sở cho PP TN. Có thể phân chia thành 2
loại chính:
- TN tâm lý (Psychological Test) chủ yếu để kiểm tra tư duy, tiềm năng của
con người.
- TN giáo dục: Mang tính ứng dụng, nhằm đánh giá thực tế học tập của
người học.
TN giáo dục được phân thành TN tự luận và TNKQ. Thuật ngữ "Trắc
nghiệm tự luận"(TNTL) và "TN KQ" để phân biệt mang tính hình thức, chứ khơng
có ý nghĩa TNTL là khơng khách quan và ngược lại.
1.2.1.2.1. Phương pháp đánh giá bằng tự luận
TNTL được hiểu là bài kiểm tra (truyền thống). Trong đó nhà sư phạm đưa
ra một hoặc nhiều yêu cầu và đòi hỏi người học phải tự đưa ra câu trả lời để phân
tích hoặc giải quyết các yêu cầu đó. Nhóm các PP truyền thống được sử dụng rộng
rãi , phổ biến trong kiểm tra đánh giá KQHT của HS từ trước tới nay đó là:

14



- PP đánh giá kiểm tra vấn đáp: được tiến hành trên lớp, được sử dụng
rộng rãi nhất trong nhà trường tiểu học, nó được sử dụng trong suốt quá trình dạy
học vào bất kỳ lúc nào (trước khi, trong khi, sau khi học xong bài mới,...). Trong
tiến trình hỏi miệng GV đã chuẩn bị sẵn hệ thống câu hỏi và bài tập trước khi kiểm
tra miệng, giúp GV thu được tín hiệu ngược một cách nhanh chóng từ nhiều đối
tượng HS khác nhau, đặc biệt từ đó rèn luyện được kỹ năng diễn đạt bằng ngôn
ngữ của HS.
- PP đánh giá qua bài kiểm tra viết:
+ Kiểm tra qua bài trên lớp: GV ra đề bài cho cả lớp, HS làm bài trong
khoảng thời gian nhất định. Sau đó GV thu bài chấm ngay tại lớp hoặc về nhà
(tùy thuộc vào từng loại bài). Cách thức này thường được dùng để kiểm tra, đánh
giá ở mức độ tương đối, tổng hợp quá trình nắm kiến thức, kỹ năng và sáng tạo
của HS.
+ Kiểm tra qua bài làm ở nhà: GV thường ra bài tập sau giờ học, bài
học, HS về nhà làm bài và nộp bài cho GV.
- PP đánh giá qua kiểm tra thực hành: nhằm củng cố kiến thức cho HS
bằng cách tích cực ơn tập tài liệu của bài giảng, cụ thể hóa và mở rộng tài liệu học,
được GV chuyển nó sang bài tập thực hành. Kiểm tra thực hành nhằm phát triển
năng lực độc lập, vận dụng những kiến thức đã lĩnh hội được để thực hiện những
hoạt động nhất định và để củng cố như thu nhận những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo
mới.
- Ưu điểm:
+ Kiểm ta được những vấn đề lớn có tính tổng hợp của nhiều chương, nhiều
phần.
+ Có thể đánh giá được khả năng giải thích và nhận xét các sự kiện, khả
năng tư duy và thái độ của người học.
+ Đánh giá được năng lực sắp xếp ý kiến riêng trong bài viết, giúp HS rèn
luyện năng lực biểu đạt bằng ngôn ngữ viết.
+ Kiểm ta được kiến thức của HS toàn lớp trong một thời gian ngắn, đỡ gây

căng thẳng cho HS.

15


- Nhược điểm:
+ Nội dung kiểm tra không bao phủ kiến thức tồn mơn học.
+ Khó có thể đánh giá bài làm của HS đúng hay sai một cách tuyệt đối.
Việc đánh giá chỉ có thể phản ánh mức độ giá trị.
+ Thời gian chấm bài lâu.
+ Việc đánh giá cho điểm không được khách quan.
( PP dạy học các môn học ở Tiểu học. NXB Giáo dục)
1.2.1.2.2.Phương pháp trắc nghiệm khách quan (Objective Test)
Trong giáo dục TNKQ là một công cụ để đánh giá kết quả học tập của HS.
Tùy theo nội dung và cấu trúc cụ thể mà TNKQ có thể dùng để khảo sát chất
lượng học tập của HS cũng như hiệu quả của chương trình giáo dục hiện hành trên
quy mô lớn từng khu vực, tỉnh thành hay phạm vi Quốc gia; hoặc có thể dùng để
đánh giá kết quả học tập hàng ngày của HS, thơng qua đó người GV có thể bổ
sung, cải tiến nội dung, phương pháp và yêu cầu dạy học.
TNKQ là bài kiểm tra, trong đó nhà sư phạm đưa ra các mệnh đề và có các
câu trả lời khác nhau, yêu cầu người học phải chọn đáp án phù hợp. Thơng
thường, có nhiều câu trả lời được cung cấp cho mỗi câu hỏi của bài TN nhưng chỉ
có một câu trả lời đúng hay câu trả lời tốt nhất. Bài TN được chấm điểm bằng cách
đếm số lần mà người làm TN đã chọn được câu trả lời đúng nhất trong số những
câu trả lời đã được cung cấp. Kết quả chấm điểm sẽ như nhau chứ không phụ
thuộc vào người đã chấm điểm. Thơnh thường, bài TNKQ gồm có nhiều câu hỏi
hơn là một bài TNTL và mỗi câu hỏi có thể trả lời bằng một dấu hiệu đơn giản.
Tuy nhiên, nội dung của bài TNKQ cũng có phần chủ quan vì nó đại diện cho một
mục đích đánh giá nào đó, của một nhóm người nào đó. Chỉ có việc chấm điểm là
khách quan hồn tồn.

* Ưu điểm của TNKQ:
Trong một thời gian nhất định có thể kiểm tra một số lượng thông tin lớn đối
với nhiều HS. Đề kiểm tra có nhiều câu hỏi, bao khắp nội dung chương trình, do
đó trong q trình học HS khơng thể xem nhẹ chương nào, bài nào, mục nào...;

16


việc kiểm tra kiến thức HS mang tính tồn diện, ngăn ngừa tình trạng học tủ, giảm
thiểu sự may rủi trong lúc thi.
Chấm bài thi theo PP TNKQ tương đối chính xác, khơng phụ thuộc vào tâm
trạng chủ quan của người chấm, khi có đáp án, thì người khơng có kiến thức
chun mơn cũng có thể kiểm tra lại bài chấm của người đã chấm.
Phương pháp TNKQ có thể áp dụng công nghệ mới trong tổ chức thi và
chấm thi. Với một bộ đề thi có sẵn, máy tính có thể trộn thứ tự các câu khác nhau,
nên trong một phịng thi HS khơng thể xem nhau, khắc phục được tình trạng "học
tài thi mạng, thi rớt hay đậu là nhờ bạn kế bên"
Học sinh hứng thú trong quá trình kiểm tra – đánh giá.
* Nhược điểm của bài TNKQ:
- Việc soạn thảo câu hỏi và đề thi TN khó, cơng phu, tốn kém về kinh phí và
mất nhiều thời gian.
- TN chỉ đánh giá – kết quả chứ không đánh giá qúa trình tư duy, suy luận
của HS. Khó đo lường khả năng giải thích và nhận xét các sự kiện, năng lực sắp
xếp các ý kiến riêng của HS.
- Trong q trình làm bài vẫn có một phần tính ngẫu nhiên, đốn mị (tuy
nhỏ) của HS. Vì vậy khó đạt được độ tin cậy mong muốn.
Như vậy, mỗi PP có đánh giá đều có những ưu, nhược điểm riêng, khơng có
PP nào là vạn năng, chỗ yếu của PP truyền thống (TNTL) lại là chỗ mạnh của PP
TNKQ và ngược lại. Do đó, trong q trình dạy học, tuỳ theo từng bài học, từng
phần học, từng chương học mà lựa chọn, vận dụng một cách hợp lí các PP đánh

giá.
* Các loại câu hỏi của TNKQ
Trong TNKQ có thể chia ra làm hai loại câu hỏi: câu hỏi TNKQ và câu hỏi
tự luận.

17


Các dạng câu hỏi của PP TNKQ có thể biểu diễn theo sơ đồ sau:

Các kiểu câu hỏi TN

Khách quan

câu
hỏi
nhiều
lựa
1.
chọn

câu
hỏi
đúng
sai

câu
hỏi
ghép
đôi


Tự luận

câu
hỏi
điền
thế

câu
hỏi

hình

điền
thêm
câu trả
lời đơn
giản

trả
lời
diễn
giải

bài
tập
thực
hành

*Một số u cầu khi soạn thảo Test trong dạy học

- Về nội dung
+ Phải bao hàm được các mục tiêu cần đánh giá, đảm bảo các chỉ số về độ
khó, độ sai biệt, độ nhiễu.
+ Cấu trúc mỗi Items thường có: câu lệnh (phải rõ ràng và chỉ có thể hiểu
theo một cách); câu dẫn và câu trả lời. Câu dẫn không gây hiểu lầm, nếu là tình
huống phủ định thì nên in đậm và gạch chân từ phủ định. Câu dẫn và câu trả lời
khi gắn với nhau phải tạo thành câu, đoạn hoàn chỉnh đúng ngữ pháp, các câu trả
lời phải được viết theo cùng một kiểu hành văn, các câu trả lời đúng, câu gây
"nhiễu" phải được xếp ở vị trí ngẫu nhiên, khơng xếp lặp lại giống nhau hàng loạt.
Câu đúng phải rõ ràng là câu tốt nhất, các câu gây nhiễu phải có vẻ hợp lý gần
nhau. Câu nhiễu hoặc bẫy mà khơng có HS nào chọn thì phải loại bỏ.
- Về hình thức:
+ Các câu hỏi đưa ra phải rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu. Định hướng rõ ràng,
tránh câu trả lời đúng mà khơng đúng đáp án.
+ Chỉ có một câu trả lời đúng trong loại câu hỏi nhiều lựa chọn.
+ Tránh nêu những câu hỏi có gợi ý trả lời các câu hỏi trước hoặc sau nó.
+ Khơng nên để các Items cùng một chủ điểm tập trung một chỗ.

18


+ Các câu sắp xếp theo trình tự mức độ từ dễ đến khó, cân đối tỉ lệ giữa
câu hỏi dễ và câu hỏi khó.
- Số lượng Items:
+ Được xác định tùy theo thời gian dành cho việc làm Test và tính chất
của các Items. Đối với HS lớp 5 thời gian trung bình để trả lời các Items nhiều lựa
chọn trong khoảng từ 1 – 1,5 phút. Nếu thời gian làm Test 40 phút thì số Items
trong Test nên vào khoảng 25 đến 30 Items.
+ Mỗi Items được coi là một công cụ để đánh giá hoặc định hướng. Những
Items quá dễ hoặc quá khó đều phải loại bỏ.

- Độ khó
+ Độ khó của một Items: là tỉ lệ phần trăm học sinh trả lời đúng so với tổng
số HS trả lời Items đó. Độ khó của các items được tính bằng cơng thức sau:
P=
Trong đó:

Đ
x 100%
T

P : Độ khó của các câu (Items).
Đ : Số HS trả lời đúng Items đó
T : Tổng số HS làm Tems

Nếu P > 75% thì câu hỏi ở mức độ khó vừa phải.
Việc thử các Test sẽ cho phép chúng ta xác định độ tin cậy để từ đó điều
chỉnh mức độ khó, dễ dàng của từng bài Test. Một bài Test quá dễ hoặc quá khó
đều có độ tin cậy thấp sẽ không cho phép thu được các thông tin cần thiết. Độ khó
vừa phải của bài TN đạt chuẩn là bài TN gồm những câu TN có mức độ khó trung
bình hay độ khó vừa phải. Chỉ số độ khó của bài TN (P) càng nhỏ thì mức độ khó
càng cao. Độ khó vừa phải của câu hỏi TN được tính theo cơng thức:
100 + E
2
P1 =

Trong đó:

x 100%

P1: Trị số khó vừa phải

100: Tỉ lệ tồn bài 100%
E : Tỉ lệ điểm may rủi được tính bằng cơng thức

19


E

=

100
Số lựa chọn trong mỗi câu

Ví dụ: Câu TN có 4 lựa chọn thì điểm may rủi là: E =
Vậy P1 =

100
= 25
4

100 + 25
x 100% = 62,5%
2

Như vậy độ khó vừa phải của các câu TN 4 lựa chọn là 62,5% hay nói cách
khác, độ khó của câu TN với 4 lựa chọn được xem là vừa phải nếu có 62,5%
người học trả lời đúng câu hỏi đó.
- Độ khó của bài Test
+ Độ khó của bài Test < độ khó vừa phải: Bài Test dễ so với trình độ chung
của lớp.

+ Độ khó của bài Test > độ khó vừa phải: Bài Test khó so với trình độ
chung của lớp.
- Độ phân biệt : liên quan đến độ khó của bài Test.
+ Bài Test dễ - người học làm tốt – điểm số đạt được sẽ chụm lại ở phần
điểm cao: độ phân biệt kém.
+ Bài Test khó – người học không làm được – điểm số chụm lại ở phần
điểm thấp: độ phân biệt kém.
+ Bài Test có độ khó trung bình – điểm số sẽ dàn trải và độ rộng phân biệt
tốt.
- Độ nhiễu
Các đáp án (sai hợp lí) có nhiệm vụ gây nhiễu cho HS khơng nắm vững
kiến thức, do đó các đáp án sai sót mà HS thuộc nhóm điểm thấp mắc phải nhiều
hơn số HS thuộc nhóm điểm cao.
- Tính hiệu quả của Items.
So sánh kết quả đo ở tiền TN và hậu TN để thấy dược sự tiến bộ của người
học qua việc phân tích các Item. Được tính bằng cơng thức:
K=

ĐB − ĐA
T

(-1 ≤ K ≤ 1 )

20


Trong đó:

ĐA : Số người trả lời đúng ở tiền TN
ĐB : Số người trả lời đúng ở hậu TN

T : Tổng số HS làm Test

Item có hiệu quả là item có K = + 1
- Hệ số tương quan.
Các chỉ số tương quan cho biết hai đại lượng có liên hệ tương quan với
nhau hay không? Hệ số tương quan được tính theo cơng thức:
Γxy =

Ν ∑ Χ i Υi − ( ∑ Χ i ∑ Υi )

[Ν ∑ Χ

2
i

][

− ( ∑ Χ i ) Ν ∑ Υi2 − ( ∑ Υi )
2

2

]

Xi: Điểm kiểm tra bằng TNKQ
Yi: Điểm kiểm tra bằng tự luận
Nếu Γ xy < 0 : tương quan nghịch.
Nếu Γxy > 0 : tương quan thuận.
Nếu 0,7 ≤ Γ xy <1: tương quan chặt chẽ (sự liên hệ cao).
Nếu 0.5 ≤ Γxy < 0.7 : tương quan (có sự liên hệ).

Nếu 0.5 ≤ Γ xy < 0.7 : tương quan không chặt chẽ (sự liên hệ khơng cao).
Nếu Γxy = 0 : khơng có tương quan (khơng có mối liên hệ nào).
Nếu Γ xy = 1: mối liên hệ ở mức hoàn thiện.
- Độ giá trị của bài TN.
Độ giá rị của bài TN cho biết mức độ của bài TN đo được đúng cái mình đo. Độ
giá trị đề cập đến tính hiệu quả trong việc đạt được những mục đích xác định của bài TN.
Với vấn đề đánh giá kết quả học tập của HS thì độ giá trị về nội dung là quan trọng nhất.
Bài TN phản ánh chân thực, khách quan và là đại diện cho nội dung mơn học.
Do đó khi xem xét tính chất, giá trị ta cần xác định xem bài TN này có giá
trị đối với ai? Trong mục đích nào? Chúng ta phân biệt các loại độ gía trị sau:
+ Độ giá trị tiên đốn (Prediction Validity): nhằm mục đích định hướng
xác định rõ chuẩn cần đánh giá của người học để từ đó có sự điều chỉnh hoạt động
của người dạy. Để tính giá trị tiên đốn chúng ta cần hai bài TN. Một bài có giá trị
dự báo, một bài TN thứ hai trong tương lai về biến số cần tiên đoán gọi là TN đối
chứng.

21


+ Độ giá trị về nội dung (Content Validity): là mức độ bao trùm bài học,
môn học. Khi muốn dùng một bài TN để đánh giá một chương trình giảng dạy,
chúng ta cần xem xét đến tính giá trị về nội dung. Các câu hỏi trong bài TN phải
là một mẫu tiêu biểu, nó bao trùm tồn bộ nội dung mơn học. Do đó trước khi
xác định tính chất, giá trị này chúng ta càng nêu rõ mục tiêu giảng dạy về kiến
thức và kỹ năng cần nắm được sau học tập. Như vậy mức độ giá trị được ước
lượng bằng cách so sánh nội dung đề cập trong các câu hỏi với nội dung chương
trình.
- Độ tin cậy:
Một bài TN tốt phải đo được cái mình đo ở mức độ chắc chắn và chính
xác nhất có thể - tức là độ tin cậy cao.

Độ tin cậy cao cho biết bài TN đo bất cứ cái gì mà nó đo, ổn định đến
mức nào. Độ tin cậy là mức độ chính xác của phép đo. Độ tin cậy của bài TN được
xác định bằng các hệ số tin cậy của bài TN. Ý nghĩa của hệ số này là ở chỗ nó
cung cấp một độ đo về tính ổn định của các hệ số TN để đo được cái mà ta định
đo.
Trong TN, để ước tính được độ tin cậy của bài TN người ta thường dùng
cơng thức sau:
t=

Trong đó:

X1 − X 2
S12 S22
+
n1 n2

t:

độ tin cậy

Χ
1

: giá trị trung bình cộng của nhóm thực nghiệm

Χ2

: giá trị trung bình cộng của nhóm đối chứng

S21 : độ lệch chuẩn của nhóm thực nghiệm

S22 ; độ lệch chuẩn của nhóm đối chứng
Tóm lại: Để có một bài TN đạt hiệu quả cao, có giá trị đánh giá tốt cần phải
có những điều kiện sau:
- Bài TN phải có độ giá trị, tức là nó phải đo được cái mình đo.

22


- Bài TN phải có độ tin cậy. Một bài TN có độ tin cậy thấp thì cũng khơng có
ích. Một bài TN có độ tin cậy cao nhưng độ giá trị thấp thì điều đó cũng khơng có
giá trị vì độ giá trị liên quan đến mục đích của việc đánh giá, cịn độ tin cậy thì liên
quan đến sự vững trãi của điểm số. Tuy nhiên, trong TN thì độ tin cậy được đặt lên
hàng đầu.
1.2.2. Quy trình và quy trình sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan
1.2.2.1. Quy trình
- Quy trình, gốc La tinh là "Pocessus", còn tiếng Anh là Process.
- Từ điển Nga - Việt dịch là: q trình - quy trình - có nghĩa là một sự tiến lên.
- Có thể nói; "Quy trình – đó là tổng hợp trình tự (logic) các hoạt động nhằm
đạt được một kết quả nào đó" (Từ điển Bách khoa tồn thư Liên xơ – Matxcơva,
1986 – Bản tiếng Nga).
( Phó Đức Hoa – Đánh giá trong giáo dục tiểu học – Hà Nội, 2006, trang 100)
- Từ điển Tiếng Việt định nghĩa như sau: Quy trình là "các bước, trình tự phải
tuân thủ theo khi tiến hành cơng việc nào đó.
- Như vậy, quy trình là một trình tự để thực hiện một việc nào đó mà buộc
người thực hiện phải đúng tuần tự các thao tác, các bước để hồn thành cơng việc
trong một khoảng thời gian nhất định.
1.2.2.2. Quy trình sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan
Theo chúng tơi quy trình sử dụng PP TNKQ là trình tự (logic) các hoạt động
khi sử dụng PP TNKQ của người dạy (nhà sư phạm) nhằm đạt được mục đích u
cầu dạy học đề ra.

Đó là thứ tự thực hiện các bước đã vạch ra khi GV muốn sử dụng phương
pháp TNKQ để đánh giá KQHT của HS thì bắt buộc phải tuân theo.
Như vậy sử dụng PP TNKQ theo quy trình là hoạt động của nhà sư phạm
được tiến hành theo các bước đã lập trình sẵn.
Sử dụng PP TNKQ theo quy trình nhằm nâng cao tính khách quan của việc
sử dụng PP TNKQ nói chung cũng như đối với giáo dục tiểu học nói riêng.
1.2.3. Đánh giá và đánh giá kết quả học tập của học sinh
1.2.3.1. Đánh giá

23


"Đánh giá " là thuật ngữ có phạm vi sử dụng rất rộng bởi nó có nhiều định
nghĩa khác nhau:
Theo quan điểm triết học thì: "Đánh giá đó là một thái độ đối với những
hiện tượng xã hội, hoạt động, hành vi của con người xác định những giá trị của
chúng ững với những nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức nhất định, được xác
định bằng vị trí xã hội, thế giới quan, trình độ văn hóa... Mặt khác có tính động
cơ, phương tiện và mục đích hoạt động, điều kiện và vị trí của nó trong cả hệ
thống, cách xử sự của cá nhân là điều kiện cần thiết cho việc đánh giá đúng
đắn".
Theo GS Deketale của trường đại học tổng hợp Louvain Laneuve- Bỉ (1980)
đã đưa ra khái niệm chung về đánh giá: "Đánh giá là xem xét mức độ phù hộ giữa
một tập hợp thơng tin có giá trị thích hợp và đáng tin cậy phù hợp với mục tiêu đề ra
để so sánh, đánh giá nhằm đưa ra quyết định".
Một cách tổng quát: "Đánh giá là q trình hình thành những nhận định,
phán đốn về kết quả của cơng việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu
được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những
quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, nâng cao chất lượng và hiệu quả cơng
việc".

Định nghĩa chung về đánh giá nói trên cũng được áp dụng trong giáo dục.
Có nhiều định nghĩa về đánh giá trong giáo dục.
Theo một số tác giả như: Tylor, Cronbach, Alkin, Stuffebeau, Stake,
Scriven... về cơ bản có thể thấy được sự thống nhất trong định nghĩa sau đây:
"Đánh giá, trong bối cảnh giáo dục, có thể định nghĩa như một q trình đựơc tiến
hành có hệ thống để xác định mức độ đạt được của HS về các mục tiêu giáo dục.
Nó có thể bao gồm những mơ tả về mặt định tính hay định lượng những hành vi
của người học cùng với những sự nhận xét đánh giá những hành vi này đối chiếu
với sự mong muốn đạt được về mặt hành vi đó".
Theo Robert.F.Magor: "Đánh giá là việc miêu tả tình hình học tập của HS và
GV để dự đốn cơng việc tiếp tục và giúp đỡ học sinh tiến bộ".
Theo Hoàng Đức Nhuận và Lê Đức Phúc thì:

24


• "Đánh giá trong giáo dục là quá trình thu thập và lý giải kịp thời có hệ
thống thơng tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và
hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu dạy học, mục tiêu đào tạo, làm cơ sở cho
những chủ chương, biện pháp và hành động tiếp theo".
"Đánh giá chất lượng và hiệu quả dạy học là quá trình thu thập và xử lý
thơng tin nhằm mục đích đào tạo cơ sở cho những quyết định về mục tiêu, chương
trình, phương pháp dạy học, về những hoạt động khác có liên quan của nhà trường
và của ngành giáo dục".
1.2.3.2. Đánh giá kết quả học tập của học sinh
Theo Hoàng Đức Nhuận và Lê Đức Phúc thì: "Đánh giá KQHT là q trình
thu thập và xử lý thơng tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của
HS, về tác động và nguyên nhân của tình hình đó nhằm tạo cơ sở cho những quyết
định sư phạm của GV và nhà trường, cho bản thân HS để họ học tập ngày càng
tiến bộ hơn".

Chúng tôi cho rằng đánh giá KQHT là một quá trình được tiến hành có hệ
thống, liên tục và thường xuyên để xác định mức độ các mục tiêu giáo dục đạt
được của HS, làm cơ sở cho những quyết định sư phạm của GV và cho bản thân
HS để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục.
* Các hình thức đánh giá
Trong quá trình dạy học nói chung, dạy học tốn nói riêng, thể loại đánh
giá mà GV thường áp dụng là:
+ Đánh giá khơng chính thức: Thơng qua nghe HS giả thích, đặt câu hỏi
hoặc làm bài tập, GV có thể đánh giá việc hiểu bài của HS cũng như hiệu quả
giảng dạy của GV. Hình thức này diễn ra liên tục trong lớp, giúp GV chuẩn đoán
việc học của HS để giải quyết định nội dung dạy học tiếp theo. Khi đặt câu hỏi cho
HS, GV cần lựa chọn những câu hỏi thích hợp, tạo điều kiện khuyến khích HS trả
lời đầy đủ
+ Đánh giá chính thức: Bị giới hạn về thời gian, có người bên ngồi trơng
thi, được bên ngồi chấm điểm và xếp loại, tập trung vào bài làm cá nhân

25


×