Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tích hợp giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo trong một số tiết dạy địa lí 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.45 KB, 19 trang )

1. Phần mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài.
Nhân loại để tồn tại và phát triển thì cần phải bảo vệ được các nguồn tài
nguyên thiên nhiên và môi trường. Thế kỷ XXI, con người coi việc bảo vệ và khống
chế môi trường tự nhiên làm mục tiêu chủ đạo. Đồng thời với việc sáng tạo nên thế
giới vật chất cực lớn, vô hình chung con người đã gây ô nhiễm và phá hoại nghiêm
trọng hoàn cảnh môi trường sinh thái. Thực trạng môi trường hiện nay đang trở
thành vấn đề nóng đối với toàn nhân loại. Không khí, nguồn nước bị ô nhiễm, rừng
rậm bị phá hủy, diện tích đất trồng giảm đi, chất phế thải tiêu diệt màu xanh....
Những dấu hiệu trên cho thấy sự suy thoái môi trường đã ngày một rõ ràng hơn, con
người đang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do thiên tai gây ra.
Việt Nam là một đất nước giáp biển với vùng biển có diện tích rộng trên 1
triệu km2. Bờ biển dài 3260 km ở cả 3 phía: Đông, Nam và Tây Nam. Vùng biển
nước ta có khoảng 4000 đảo lớn, nhỏ. Môi trường biển - đảo có ý nghĩa quan trọng
đối với tự nhiên cũng như đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Do vậy, suy
giảm tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường biển-đảo đang là mối quan tâm
của tất cả mọi người, việc ý thức được trách nhiệm của con người trước môi trường
biển-đảo là vô cùng cần thiết. Chung tay bảo vệ tài nguyên cũng như môi trường
biển- đảo là trách nhiệm của mọi thế hệ hôm nay và mai sau.
Bộ môn Địa lí trong trường THPT cung cấp cho các em nhiều kiến thức phổ
thông và cần thiết về các môi trường tự nhiên, những hoạt động kinh tế phù hợp với
môi trường sống của con người trên Trái đất. Riêng môn Địa lí lớp 12, học sinh
được tiếp cận với nguồn lực phát triển, tình hình phát triển các ngành và các vùng
kinh tế nói chung và vùng biển-đảo nước ta nói riêng. Thông qua các bài học, học
sinh được cung cấp kiển thức và nâng cao hơn nữa sự hiểu biết cũng như được rèn
luyện được ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường biển- đảo. Chính vì vậy, việc lồng
ghép tích hợp giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường biển-đảo trong giờ học Địa lí
lớp 12 là điều hết sức cần thiết.
Chính vì lí do đó, tôi đã mạnh dạn lồng ghép vấn đề : “Tích hợp giáo dục
bảo vệ tài nguyên môi trường biển-đảo trong một số tiết dạy Địa lí 12” với
mong muốn phương pháp này sẽ đóng góp một phần quan trọng nhằm thực hiện tốt


cuộc vận động tuyên truyền giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường nói chung.
1. 2. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích lồng ghép tích hợp giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường biển-đảo
thông qua các tiết dạy địa lí nhằm :
+Nhằm đổi mới phương pháp dạy học, gây hứng thú học tập, phát triển tư
duy và biết vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. Hình thành cho học sinh ý thức bảo
vệ tài nguyên môi trường biển- đảo.
+Góp phần vào chương trình Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 1216/QĐ-TTg của Thủ
1


tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.
+ Giúp cho học sinh thu nhận được những thông tin, những kiến thức cơ bản
về môi trường biển- đảo và hiểu được sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hoạt động của con
người và môi trường, về mối quan hệ giữa con người và môi trường...
+ Phát triển những kĩ năng bảo vệ và giữ gìn môi trường biển -đảo, phòng
tránh và giải quyết những vấn đề môi trường biển-đảo nảy sinh cho các em.
+ Có ý thức về tầm quan trọng của môi trường biển- đảo đối với chất lượng
cuộc sống con người, phát huy thái độ tích cực đối với môi trường biển- đảo. Tham
gia tích cực vào những hoạt động khôi phục, bảo vệ và gìn giữ tài nguyên môi
trường biển-đảo.
+ Giúp các em có thể tuyên truyền cho gia đình, bạn bè và những người xung
quanh mình cũng cần phải có ý thức trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường biểnđảo.
1. 3. Đối tượng nghiên cứu: Áp dụng với học sinh lớp 12. Người thực hiện
là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Địa lí 12 ở trường THPT.
1. 4. Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp đọc sách giáo khoa, tài liệu có liên quan đến đề tài này.
-Phương pháp quan sát: Dùng để quan sát học sinh qua tiết dạy xem thái độ
học tập, thói quen và hành vi bảo vệ môi trường biển-đảo của các em như thế nào?

-Phương pháp đối chiếu so sánh: giáo viên so sánh, đối chiếu số liệu cũ với
số liệu mới để thấy kết quả nghiên cứu của đề tài.
-Phương pháp trao đổi kinh nghiệm, học hỏi các đồng nghiệp.

2


2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2. 1. Cơ sở lí luận.
Vùng biển- đảo nước ta có ý nghĩa rất quan trọng về các mặt tự nhiên, kinh tế
- xã hội và an ninh quốc phòng. Vùng biển - đảo có nhiều nguồn lợi tự nhiên vô
cùng phong phú và đa dạng. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp nhiều
ngành kinh tế biển, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế chung của đất
nước. Tuy nhiên thực trạng hiện nay, việc khai thác tài nguyên không hợp lý đã gây
ảnh hưởng xấu đến môi trường biển - đảo, làm tài nguyên ngày càng bị suy giảm
nặng nề, môi trường bị ô nhiễm một cách báo động. Nhận thức được tầm quan trọng
của biển- đảo, chính phủ đã ban hành, triển khai nhiều văn bản chỉ đạo các cấp các
ngành đề ra nhiều phương án bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo.
Thực hiện Quyết định số 373/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 1461/QĐ – BGD&ĐT về việc
giao nhiệm vụ “Xây dựng và thực hiện đề án tăng cường công tác giáo dục về tài
nguyên và môi trường biển, hải đảo vào chương trình giáo dục các cấp học và các
trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2010 – 2015”.
Nội dung tài nguyên, môi trường biển-đảo được đề cập nhiều trong môn Địa
lí lớp 12, ở cả ba phần: Địa lí tự nhiên, Địa lí các ngành và các vùng kinh tế. Thông
qua các bài học, học sinh được củng cố và nâng cao mở rộng vốn kiến thức về các
nguồn lợi tự nhiên cũng như các hoạt động kinh tế vùng biển-đảo nước ta. Tích hợp
giáo dục bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo vào giờ dạy để nhấn mạnh hơn
nữa tiềm năng kinh tế to lớn của các nguồn tài nguyên, thiên nhiên biển -đảo, để
học sinh thấy được sự cần thiết phải khai thác hợp lí và bảo vệ tài nguyên, môi

trường biển-đảo. Đồng thời hình thành và phát triển một số kĩ năng bảo vệ tài
nguyên, môi trường biển - đảo, giáo dục các em ý thức tham gia vào các hoạt động
bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo phù hợp với lứa tuổi.
2. 2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thực trạng tài nguyên môi trường biển-đảo:
- Thực trạng ô nhiễm và suy giảm tài nguyên hiện nay đang là mối đe dọa đối
với tài nguyên biển-đảo nước ta. Theo thống kê của Bộ tài nguyên môi trường,
nhiều loài sinh vật biển giảm mạnh về số lượng, có loài đã tuyệt chủng cục bộ. Có
236 loài thủy sinh quý hiếm bị đe dọa ở cấp độ khác nhau, trong đó có trên 70 loài
sinh vật biển bị liệt kê trong sách đỏ Việt Nam. Nguồn lợi hải sản bị khai thác ngày
càng bị cạn kiệt cả về số lượng và chất lượng. Các nguồn cá dự trữ bị giảm từ 4
triệu tấn năm 1990 xuống còn 3 triệu tấn hiện nay. Kích thước trung bình của cá và
tính đa dạng loài cũng giảm đáng kể.
-Môi trường biển-đảo nước ta đang bị ô nhiễm nặng cả ở môi trường nước
ngọt, nước lợ và nước mặn.
2.2. 2. Thực trạng học sinh.
Nhìn chung, đa số học sinh trong trường THPT Trần Ân Chiêm bộ môn Địa
3


lí được xem là dễ tiếp thu hơn so với các bộ môn khác, vì vậy đa số các em có khả
năng tư duy tốt. Tuy nhiên việc vận dụng kiến thức Địa lí vào trong cuộc sống thực
tế để tích hợp với các môn khoa học khác trong việc giáo dục bảo vệ tài nguyên môi
trường biển –đảo đối với học sinh là không dễ dàng. Trong quá trình thiết kế hoạt
động vận dụng kiến thức tích hợp “giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường biển –
đảo” của học sinh trong trường THPT, tôi nhận định hầu hết các em học sinh còn
gặp nhiều khó khăn khi rèn luyện kĩ năng này. Cụ thể:
- Về kĩ năng liên hệ, vận dụng kiến thức trong bài học áp dụng vào thực tế,
HS ở cấp học THPT nói chung và HS trường Trần Ân Chiêm nói riêng vẫn còn hạn
chế, do đó để thay đổi nhận thức và hành vi của các em đòi hỏi phải có sự đầu tư

công phu, có sự kết hợp giữa các môn học và cần có thời gian nhất định.
- Trình độ nhận thức, khả năng tiếp thu và khả năng vận dụng kiến thức
không đồng đều, một số học sinh chưa tập trung chú ý, chưa tích cực trong giờ học.
Mặt khác, do đặc thù tuyển sinh đầu vào của các em thấp, ở nhiều lớp HS chưa thật
sự tích cực và có sự đầu tư thời gian cho các môn xã hội (vì các em chỉ tập trung
vào học các môn khối A).
-Mặt khác do đặc thù học sinh trường THPT nơi tôi đang công tác ở cách xa
biển nên việc chứng kiến tận mắt về các nguồn tài nguyên thiên nhiên vùng biển đa
dạng nhưng đang bị suy giảm cũng như sự ô nhiễm môi trường biển-đảo đang còn
rất xa lạ đối với đa số các em.
Với những nguyên nhân trên đã dẫn đến việc dạy học “ Tích hợp giáo dục
bảo vệ tài nguyên môi trường biển-đảo” chưa đạt được kết quả như mong muốn.
Thực tế là tôi đã tiến hành khảo sát bất kì ý thức của 50 học sinh khối 12 qua việc
kiểm tra vấn đáp hiểu biết của em về việc bảo vệ tài nguyên và môi trường biểnđảo, kết quả như sau:
- 25/50 học sinh có ý thức cao về việc “bảo vệ tài nguyên môi trường biểnđảo”.
- 10/50 học sinh chưa có ý thức về việc “bảo vệ tài nguyên môi trường biểnđảo”.
- 15 học sinh phát biểu rằng “có ý thức nhưng đôi khi vì lười nên chưa biến
thành hành động”.
Kết quả khảo sát trên cho thấy học sinh trường Trần Ân Chiêm ý thức về
“bảo vệ tài nguyên môi trường biển -đảo” còn hạn chế, vì thế tôi mạnh dạn đưa ra
thí điểm dạy học tích hợp “giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường biển-đảo” trong
dạy học Địa lý 12 ở một số lớp.
2. 2.3 Thực trạng nhà trường và giáo viên trong trường:
Qua thực tế giảng dạy tại trường THPT Trần Ân Chiêm, tôi nhận thấy phần
lớn giáo viên còn tồn tại trong việc dạy học tích hợp nói chung, tích hợp “giáo dục
bảo vệ tài nguyên môi trường biển -đảo” nói riêng.

4



- Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Các giáo viên trong trường nói chung,
giáo viên bộ môn Địa lí nói riêng còn nhiều hạn chế trong việc đưa sinh hoạt trao
đổi chuyên môn liên quan đến vấn đề tích hợp “giáo dục bảo vệ tài nguyên môi
trường biển-đảo”. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản làm ảnh hưởng đến
hiệu quả học tập theo hướng tích hợp của môn Địa lí nói riêng và các môn khoa học
khác nói chung.
-Về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học phục vụ cho việc dạy học tích hợp
còn thiếu thốn.
- Do sự hạn chế về mặt thời gian của tiết học, một số giáo viên trong quá
trình giảng dạy còn ít lấy các ví dụ liên hệ cụ thể gần gũi với môi trường sống, gần
gũi với các hoạt động bảo vệ môi trường biển- đảo.
- Ở trường việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa về vấn đề giáo dục bảo vệ
môi trường biển -đảo còn ít.
Đứng trước thực trạng nêu ra ở trên, làm thế nào để giúp học sinh luyện tập
kĩ năng vận dụng kiến thức Địa lí vào đời sống đó là yêu cầu đặt ra cho chính bản
thân tôi cũng như các giáo viên giảng dạy môn Địa lí tại trường. Là một giáo viên
giảng dạy môn Địa lí, tôi mạnh dạn đưa ra giải pháp dạy học “Tích hợp giáo dục
bảo vệ tài nguyên và môi trường biển- đảo” với các giải pháp sau.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Xác định các địa chỉ được lồng ghép giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi
trường biển đảo qua môn Địa lí lớp 12 trường THPT.
Địa lí lớp 12 được coi là môn học có nhiều cơ hội để tích hợp lồng ghép nội
dung này. Vì nội dung của môn học có nhiều vấn đề liên quan chặt chẽ đến bảo vệ
tài nguyên môi trường biển-đảo.
Các vấn đề về địa lí tự nhiên chúng ta có thể giáo dục các vấn đề khai thác, sử
dụng và bảo vệ các nguồn tài nguyên biển-đảo. Các vấn đề về địa lí kinh tế -xã hội,
chúng ta có thể giáo dục về mối quan hệ giữa con người và sử dụng, bảo vệ tài
nguyên môi trường biển-đảo, hoạt động sản xuất xã hội của con người ảnh hưởng
đến môi trường biển-đảo, các biện pháp ngăn ngừa bảo vệ, v.v … Như vậy, trong bộ
môn Địa lí 12 có rất nhiều bài có thể tích hợp giáo dục bảo vệ tài nguyên môi

trường biển -đảo ở nhiều khía cạnh với mức độ rộng hẹp khác nhau.
Dưới đây là địa chỉ tích hợp giáo dục bảo vệ tài nguyên, môi trường biển-đảo
vào một số bài dạy Địa lí lớp 12 THPT.
Tên bài (chương trình cơ bản)
Địa chỉ tích hợp
Mức độ tích hợp
Bài 8. Thiên nhiên chịu ảnh hưởng Mục 2c: Tài nguyên
Liên hệ
sâu sắc của biển
thiên nhiên vùng biển
Bài 14. Sử dụng và bảo vệ tài Mục 1: Sử dụng và bảo Tích hợp qua nội
nguyên thiên nhiên.
vệ tài nguyên sinh vật.
dung kiến thức
Mục 3: Sử dụng và của bài.
bảo vệ các tài nguyên
5


khác.
Bài 24. Vấn đề phát triển ngành Mục 1: Ngành thủy sản Liên hệ
thủy sản và lâm nghiệp.
Bài 31. Vấn đề phát triển thương Mục 2: Tài nguyên du Liên hệ
mại, du lịch.
lịch.
Bài 32. Vấn đề khai thác thế mạnh Mục 5: Kinh tế biển.
Liên hệ.
ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Bài 35. Vấn đề phát triển kinh tế- Mục 2c: Đẩy mạnh Liên hệ
xã hội ở Bắc Trung Bộ.

phát triển ngư nghiệp.
Bài 36. Vấn đề phát triển kinh tế xã Mục 2: Phát triển tổng Tích hợp qua nội
hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ.
hợp kinh tế biển
dung kiến thức.
Bài 39. Vấn đề khai thác lãnh thổ Mục 3d: Trong phát Tích hợp qua nội
theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ.
triển tổng hợp kinh tế dung kiến thức.
biển.
Bài 42:Vấn đề phát triển kinh tế, an Tích hợp toàn bài :
Tích hợp qua nội
ninh quốc phòng ở Biển đông và Mục 1, 2, 3.
dung kiến thức
các đảo, quần đảo
của bài.
2. 3.2. Các bước và các hình thức dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ tài
nguyên, môi trường biển - đảo trong giờ học địa lí 12 ở trường THPT.
- Các bước dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo
trong giờ dạy trên lớp.
Giáo viên thực hiện các bước sau :
+ Nghiên cứu kĩ chương trình, nội dung sách giáo khoa để xây dựng mục tiêu
bài học, trong đó có nêu các mục tiêu giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường biển
đảo.
+ Xác định các nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ tài nguyên, môi trường
biển- đảo vào bài dạy. Căn cứ vào mối quan hệ giữa kiến thức bài dạy với nội dung
giáo dục bảo vệ tài nguyên, môi trường biển-đảo, giáo viên lựa chọn tư liệu và
phương án tích hợp sao cho nội dung tích hợp đó phải hợp lí, phải liên kết các kiến
thức với nội dung tích hợp như thế nào để hài hòa, và dự tính thời lượng tích hợp là
bao nhiêu.
+ Giáo viên phải lựa chọn phương pháp dạy học và phương tiện dạy học phù

hợp. Đó là những phương pháp dạy học tích cực để phát huy tối đa sự chủ động và
sáng tạo của học sinh. Phương tiện dạy học có hiệu quả để tăng cường tính trực
quan và gây hướng thú học tập cho học sinh.
+Xây dựng tiến trình dạy học cụ thể: Giáo viên cần nêu cụ thể các hoạt động
của học sinh và các hoạt động của giáo viên trợ giúp học sinh trong giờ học.
- Một số hình thức tích hợp thường dùng trong giờ dạy.

6


+ Tích hợp toàn bài: Được thực hiện khi hầu hết kiến thức của bài chính là
kiến thức cần tích hợp.
+Tích hợp bộ phận: Được thực hiện khi có một bộ phận kiến thức của bài học
có nội dung liên quan đến nội dung cần tích hợp.
+ Hình thức liên hệ: Là một hình thức tích hợp đơn giản nhất khi chỉ có một
số nội dung của bài học có liên quan đến nội dung giáo dục bảo vệ tài nguyên môi
trường biển đảo song không rõ nêu trong nội dung của bài.
- Kết hợp một số phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả tích hợp nội
dung giáo dục bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo.
Tùy theo yêu cầu của từng bài dạy mà giáo viên phải lựa chọn những phương
pháp dạy học phù hợp, bởi một giờ địa lí có nhiều hoạt động để học sinh vừa tiếp
thu kiến thức vừa giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường biển-đảo. Giờ dạy
học địa lí có nhiều phương pháp dạy học:
+Phương pháp dạy học dùng lời như: thuyết trình, vấn đáp, giảng giải.
+Phương pháp dạy học trực quan: hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ
bản đồ, từ bảng số liệu thống kê, biểu đồ, tranh ảnh,….
+Phương pháp thảo luận nhóm vv…
- Để nâng cao hiệu quả việc tích hợp giáo dục bảo vệ tài nguyên, môi trường
biển - đảo trong các giờ học, giáo viên cần chuẩn bị cho một giờ dạy như sau:
Bước 1: Công tác chuẩn bị cho tiết học: Bên cạnh sự chuẩn bị chu đáo, kĩ

lưỡng của giáo viên thì việc chuẩn bị hợp tác của học sinh cũng rất quan trọng. Giáo
viên phải hướng dẫn học sinh thu thập thông tin, định hướng cho học sinh trong
việc tìm kiếm tư liệu phục vụ bài học như: tranh ảnh, video…
Bước 2: Thực hiện giờ học trên lớp:
+Giáo viên sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở: Đây là phương pháp
được sử dụng phổ biến để liên kết kiến thức giữa bài học với kiến thức môi trường
biển- đảo. Để tích hợp có hiệu quả thì hệ thống câu hỏi phải ở mức độ phát huy sự
tìm tòi và sáng tạo của học sinh, câu hỏi cần gắn kiến thức môn học đã biết với kiến
thức tích hợp môi trường mà có thể học sinh chưa biết, vì vậy đòi hỏi học sinh phải
tìm tòi, suy nghĩ, vận dụng nhiều thao tác tư duy mới tìm ra câu trả lời.
+Ngoài ra giáo viên cần hướng dẫn các em hoạt động thảo luận nhóm, phân
công và giao việc cụ thể cho từng nhóm nhằm giúp các em tham gia một cách chủ
động, tạo cơ hội cho các em có thể chia sẻ kiến thức, ý kiến để giải quyết các vấn đề
có liên quan đến bài học, tạo cơ hội cho các em được giao lưu, học hỏi lẫn nhau,
cùng hợp tác giải quyết những nhiệm vụ chung.
+Bên cạnh đó, giáo viên cần sử dụng phương pháp trực quan. Đây là phương
pháp mà giáo viên sử dụng các phương tiện trực quan như: Bản đồ, sơ đồ, tranh
ảnh, băng hình.... để dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường biểnđảo. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức về môi trường và
giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường biển-đảo từ phương tiện trực quan thông
7


qua hệ thống câu hỏi gợi mở. Hoặc giáo viên dùng phương tiện trực quan để minh
hoạ và chứng minh cho một hiện tượng, một hậu quả về môi trường biển-đảo cần
giáo dục.
2.3.3. Các biện pháp thực hiện.
- Biện pháp thứ nhất: Lồng ghép tích hợp giáo dục bảo vệ tài nguyên môi
trường biển - đảo trong cả bài học.
Bài 42. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, AN NINH QUỐC PHÒNG Ở BIỂN
ĐÔNG VÀ CÁC ĐẢO, QUẦN ĐẢO

( SGK địa lí lớp 12)
Đối với bài này giáo viên cần tích hợp theo mức độ toàn bài :
Mục 1: Vùng biển và thềm lục địa của nước ta giàu tài nguyên .
Mục 2: Các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế và
bảo vệ an ninh vùng biển.
Mục 3: Khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo.
GỢI Ý TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TÍCH HỢP.
Các hoạt động dạy- học
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tiềm năng và tình hình khai thác tổng hợp các tài
nguyên vùng biển và hải đảo.
-Khi dạy bài này tôi có thể ghép mục 1 và mục 3 thành một hoạt động cho HS
thảo luận nhóm theo các nội dung :
+HS cần biết Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài và vùng biển rộng,
có nhiều điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển.
+HS hiểu việc phát triển các ngành kinh tế biển phải đi đôi với việc bảo vệ tài
nguyên và môi trường biển nhằm phát triển bền vững.
-Giáo viên có thể sử dụng phương pháp tích hợp thảo luận nhóm, kết hợp với
phương pháp sử dụng tranh, ảnh địa lí.
Ví dụ: Khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, bản thân tôi đã thực hiện các
bước sau:
-Bước 1: GV nêu chủ đề và các câu hỏi thảo luận: Để phát triển bền vững các
ngành kinh tế biển cần phải quan tâm đến vấn đề gì? Nêu một số biện pháp cụ thể.
-Bước 2: HS thảo luận theo nhóm nhỏ ( 04 HS) và trình bày kết quả.
+Yêu cầu HS cần nêu được những vấn đề cần quan tâm: bảo vệ nguồn tài
nguyên biển, chống ô nhiễm môi trường biển.
+Một số biện pháp cụ thể: không khai thác bừa bãi, quá mức các tài nguyên
biển; không để xẩy ra các sự cố tràn dầu; hạn chế chất thải ra biển từ các nhà máy,
các đô thị…
-Bước 3: GV tóm tắt các ý kiến thảo luận, củng cố. Sau đó trình chiếu một số
hình ảnh minh họa các hoạt động gây ô nhiễm môi trường biển cho HS thấy.

Qua thực tế kết quả thảo luận, dưới sự hướng dẫn cụ thể của giáo viên, tôi
thấy rằng các em đã có những ý kiến, suy nghĩ, những quan điểm, thái độ về vấn đề
8


môi trường biển trong hiện tại và cả tương lai. Những tình huống liên hệ hết sức
thực tế như:
+Nếu như không ý thức được tác hại của sự suy giảm nguồn lợi thủy sản, thì
trong tương lai liệu con người có còn các loại cá trong bữa ăn hàng ngày không?
+Nếu bạn đi tắm biển cùng gia đình, thấy bãi biển có rác thì bạn sẽ làm gì?...
Những câu hỏi tình huống đó đã tạo nên sự sôi nổi của HS trong quá trình tự
lực phát hiện vấn đề từ một tình huống thực, lựa chọn vấn đề cần giải quyết, từ đề
xuất ra giả thuyết, tự đánh giá chất lượng và hiệu quả giải quyết vấn đề… và tôi
cảm thấy được sự thành công của mình trong tiết dạy.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về các đảo và ý nghĩa của đảo và quần đảo :
-Bước 1: GV đặt câu hỏi: Đọc mục 2 SGK, quan sát bản đồ lâm nghiệp và
ngư nghiệp trang 15 Atlat địa lí Việt Nam, em hãy:
1.Xác định các đảo và quần đảo sau đây: đảo Cái Bầu, quần đảo Cô Tô, đảo
Cát Bà, đảo Bạch Long Vĩ, đảo Hòn Mê, Hòn Mắt, Cồn Cỏ, Lí Sơn, Phú Quí, Côn
Đảo, Phú Quốc, Hòn Khoai, quần đảo Nam Du, Trường Sa, Hoàng Sa.
2. Nêu ý nghĩa của các đảo và quần đảo nước ta trong chiến lược phát triển
KT-XH và an ninh quốc phòng.
`-Bước 2: HS suy nghĩ câu hỏi và trả lời.
-Bước 3: GV gọi một HS lên bảng chỉ trên bản đồ trả lời, sau đó GV khẳng
định lại cho HS các đảo, quần đảo đó thuộc huyện đảo nào của nước ta:
- Thuộc vùng biển nước ta có khoảng 3000 hòn đảo lớn nhỏ
- Nước ta có 12 huyện đảo
-Ý nghĩa của các đảo, quần đảo trong chiến lược phát triển KT-XH và an
ninh quốc phòng :
+ Phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng hải sản; ngành công nghiệp chế

biến hải sản, GTVT biển, du lịch…
+ Giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho nhân dân các huyện đảo
+ Khẳng định chủ quyền các đảo đó thuộc chủ quyền lãnh thổ của nước ta.
-Bước 4: Để biết được một số đảo lớn ven bờ có thế mạnh về những hoạt
động kinh tế nào, giáo viên đặt câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời .
+GV hỏi: Em hãy cho biết những đảo nào có điều kiện thích hợp nhất để phát
triển tổng hợp những ngành kinh tế biển ?
+ HS lên trình bày câu trả lời trên Lược đồ các đảo và quần đảo Việt Nam,
yêu cầu học sinh phải xác định được vị trí của các đảo có điều kiện thích hợp nhất
để phát triển tổng hợp kinh tế biển.
GV chốt: Các đảo ven bờ có điều kiện thích hợp nhất để phát triển tổng hợp
kinh tế biển là: Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc.
-Bước 5: Tiếp theo GV tổ chức, hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm bàn
trong thời gian 3 phút

9


Câu hỏi thảo luận : Để phát triển kinh tế bền vững, phải có biện pháp bảo
vệ tài nguyên và môi trường các đảo như thế nào ?
HS thảo luận, GV chốt kiến thức và đưa ra các đáp án sau :
+Đánh giá đúng tiềm năng của tài nguyên thiên nhiên trên các đảo.
+Khai thác các nguồn lợi như hải sản, rong biển…phải hợp lí, đúng mức.
+Tuyên truyền và giáo dục ý thức người dân sống trên các đảo về việc bảo
vệ môi trường sinh thái.
+Phòng chống ô nhiễm biển đảo bởi các yếu tố hóa học như dầu mỏ.
- Biện pháp thứ hai: Kiến thức bảo vệ tài nguyên môi trường biển-đảo
được lồng ghép vào một phần của bài học.
Bài 36. Vấn đề phát triển kinh tế-xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ.
Nội dung tích hợp ở mục 2: Phát triển tổng hợp kinh tế biển.

Gợi ý tổ chức thực hiện tích hợp qua hoạt động dạy-học ở mục này:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về phát triển tổng hợp kinh tế biển .
-Bước 1:GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ: Quan sát một số hình
ảnh( phần phụ lục 1) kết hợp kiến thức mục 2 SGK và hiểu biết của mình các nhóm
hãy tìm hiểu các nội dung sau và điền vào PHT.
+ Nhóm 1:Tìm hiểu nghề cá.
+ Nhóm 2:Tìm hiểu về ngành du lịch biển.
+ Nhóm 3:Tìm hiểu về dịch vụ hàng hải.
+ Nhóm 4:Tìm hiểu về khai thác khoáng sản và sản xuất muối.
-Bước 2: GV hướng dẫn và đôn đốc HS tìm hiểu, điền các thông tin vào PHT
với 2 vấn đề cần tìm hiểu: Tiềm năng và hiện trạng phát triển các ngành kinh tế biển
của vùng.
Phiếu học tập
Ngành kinh tế
Tiềm năng
Hiện trạng phát triển
Nghề cá
Du lịch biển
Dịch vụ hàng hải
Khai thác khoáng sản
và sản xuất muối
-Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày, các HS khác bổ xung.
-Bước 4: GV đưa bảng Thông tin phản hồi và nhận xét kết quả làm việc của
các nhóm:

10


Thông tin phản hồi
Ngành

Tiềm năng
Hiện trạng phát triển
-Tất cả các tỉnh giáp biển.
-Sản lượng thủy sản không
-Có nhiều vũng vịnh, đầm phá và ngừng tăng.
Nghề cá
ngư trường trọng điểm.
-Nuôi trồng thủy sản phát triển
-Ngư dân có kinh nghiệm đánh bắt nhất là nuôi tôm.
và chế biến.
-Hoạt động chế biến hải sản
ngày càng đa dạng.
-Có nhiều bãi biển đẹp:
-Thu hút được nhiều khách quốc
Mỹ Khê, Sa Huỳnh,
tế và trong nước.
Du lịch biển Quy Nhơn, Nha Trang…
-Trung tâm du lịch nổi tiếng của
-Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ
Vùng: Nha Trang, Đà Nẵng.
phát triển.
Có nhiều vũng, vịnh nước sâu để Nhiều cảng tổng hợp lớn do
Dịch vụ
xây dựng các hải cảng: Nha Trang, Trung ương quản lí: Đà Nẵng,
hàng hải
Vân Phong, Cam Ranh.
Quy Nhơn, Nha Trang, Dung
Quất,..
Khai thác
-Dầu khí ở thềm lục địa.

-Khai thác dầu khí ở phía đông
khoáng sản -Vật liệu xây dựng: cát.
Đảo Phú Quý ( Bình Thuận).
và sản xuất -Thuận lợi để sản xuất muối.
-Sản xuất muối: Cà Ná,
muối
Sa Huỳnh.
Hoạt động 2: Tích hợp giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường biển-đảo.
-Bước 1: GV trình chiếu một số hình ảnh về môi trường biển-đảo của vùng
cho HS xem ( Hình ảnh minh họa ở phần phụ lục 2 ).
-Bước 2: GV đặt câu hỏi: Sau khi xem một số hình ảnh trên, các em có nhận
xét gì về vấn đề môi trường của vùng? Các giải pháp khắc phục vấn đề ô nhiễm môi
trường biển-đảo trong phát triển kinh tế biển của vùng.
-Bước 3: HS các nhóm nhỏ thảo luận và đưa ra một số nhận xét:
+Sự phát triển của các ngành kinh tế đã ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và
cảnh quan biển-đảo của vùng.
+Các giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường biển-đảo: không khai thác quá
mức các tài nguyên thiên nhiên vùng biển; không để xãy ra các sự cố tràn dầu khi
khai thác và vận chuyển; không vứt rác thải bừa bãi ra biển, đặc biệt là các rác thải
rắn; hạn chế chất thải chưa xử lí ra biển từ các khu công nghiệp ven biển, các trung
tâm du lịch biển- đảo,…

11


- Biện pháp thứ ba : Kiến thức bảo vệ tài nguyên môi trường biển-đảo
được lồng ghép dưới hình thức liên hệ qua bài học.
Bài 14: SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
(SGK Cơ bản lớp 12)
Đối với bài này GV tích hợp theo mức độ liên hệ ở mục 3: Sử dụng và bảo

vệ các tài nguyên khác.
Nội dung tích hợp trong phần này là: giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường
biển-đảo khi sử dụng các tài nguyên: nước, khoáng sản, du lịch và tài nguyên biển.
-Nội dung kiến thức:
+Tình hình sử dụng tài nguyên nước của nước ta chưa hợp lí, chưa khai thác
hết tiềm năng. Ô nhiễm và thiếu nước ngọt.
+Về tài nguyên du lịch: Ô nhiễm môi trường du lịch xãy ra làm cảnh quan du
lịch sinh thái bị suy thoái nhất là du lịch biển, du lịch trên các đảo và quần đảo.
+ Tài nguyên biển: khoáng sản và hải sản được khai thác bừa bãi, ô nhiễm
môi trường.
-Biện pháp tích hợp: Giáo dục cho các em có ý thức trong việc giữ gìn
nguồn nước ngọt, nước ngầm nơi các em sinh sống, sử dụng nước sạch tiết kiệm,
không làm ô nhiễm các tài nguyên du lịch biển- đảo. Tuyên truyền cho mọi người
cùng nâng cao ý thức bảo vệ môi trường xung quanh, môi trường nơi mình đến sinh
hoạt, học tập và vui chơi....
Bài 24. Vấn đề phát triển thủy sản và lâm nghiệp ( SGK Cơ bản lớp 12)
Đối với bài này GV tích hợp theo mức độ liên hệ ở mục 1: Ngành thủy sản.
Nội dung tích hợp trong phần này là: việc khai thác tài nguyên thủy sản cần
tránh khai thác cạn kiệt, bảo vệ sự đa dạng tài nguyên sinh vật biển.
-Về kiến thức:
+ Học sinh biết được vùng biển nước ta có nguồn lợi thủy sản phong phú.
+Có tiềm năng lớn để phát triển ngành nuôi trồng: diện tích mặt nước, kênh
rạch, sông suối, ao hồ,….
+Ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản của nước ta hiện nay rất phát triển,
mang lại giá trị kinh tế lớn cho đất nước.
- Biện pháp tích hợp :
Giáo dục cho các em có ý thức cao trong việc bảo vệ tài nguyên thủy sản
bằng những việc làm thiết thực như: không vứt rác bừa bãi ở các bãi biển khi đi du
lịch, không đổ rác thải ra các vùng cửa sông suối, ao hồ, kênh rạch nơi các em sinh
sống… Vì làm như vậy vô hình chung các em đang làm thu hẹp môi trường sống

của các loại thủy sản, suy giảm các loài sinh vật biển và làm ô nhiễm môi trường
biển-đảo.
12


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm :
2.4.1. Kết quả của sáng kiến kinh nghiệm đến chất lượng giảng dạy và
giáo dục của bản thân, đồng nghiệp.
Sau khi thực hiện các giải pháp, biện pháp tích hợp giáo dục bảo vệ tài
nguyên môi trường biển-đảo trong môn học, bản thân tôi nhận thấy học sinh đã tự
phát hiện được những vấn đề liên quan đến môi trường biển-đảo.
Cụ thể, qua kiểm tra ý thức hiểu biết về “bảo vệ tài nguyên và môi trường
biển đảo ” của học sinh lớp 12 năm học 2016-2017 đạt kết quả như sau: Lớp 12 B1
đạt: 40/47 (đạt 85,1 %); lớp 12B3 đạt 38/44 (đạt 86,3 %) học sinh có ý thức tốt về
việc “ bảo vệ tài nguyên và môi trường biển -đảo ”.
Mặt khác, trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này, tôi nhận thấy
được tính hiệu quả thiết thực của nó. Thực tế đã chứng minh, khi tôi hướng dẫn các
em tham gia viết bài dự thi: Vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết tình huống
với chủ đề ‘‘Bảo vệ tài nguyên, môi trường biển-đảo”, các em đã có ý thức rất cao
về vấn đề này. Các em đã hăng say tìm hiểu tài liệu liên quan đến môi trường biển
-đảo để viết bài. Kết quả các em được Hội đồng khoa học Sở Giáo dục- Đào tạo xếp
giải ba. Hơn nữa, sau khi dự thi bài này, tôi thấy các em không chỉ là những học
sinh có ý thức cao trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường biển- đảo mà các em
chính là những tuyên truyền viên tích cực vận động bạn bè, gia đình, người thân
đang làm ăn sinh sống ở các vùng biển-đảo cùng nhau gìn giữ và bảo vệ tài nguyên
môi trường biển- đảo hiện tại cũng như trong tương lai.
Kết quả điều tra so sánh thái độ học sinh đối với vấn đề giáo dục bảo vệ tài
nguyên và môi trường biển-đảo trước và sau khi được thực hiện lồng ghép tại lớp
12B1 và 12 B3 năm học 2016-2017 như sau:
Trước khi lồng ghép:

Lớp 12B1
Lớp 12B3
Các vấn đề về giáo dục bảo vệ Đồng
Phân Không Đồng
Phân Không
tài nguyên môi trường biển-đảo ý
vân
đồng ý
vân
đồng ý
được hỏi
ý
1. Không vứt rác bừa bãi nơi 70,2% 24,3% 5,5%
68,2% 27,3% 4,5%
phòng học, sân trường.
2. Sự phát triển của ngành công 72,5% 20,7% 6,8%
70,5% 25,7% 4,1%
nghiệp khai thác dầu khí gây ô
nhiễm môi trường biển- đảo.
3. Có ý thức cao trong việc bảo 67,8% 22,2% 10,0% 68,8% 24,2% 7,0%
vệ và giữ gìn tài nguyên, thiên
nhiên vùng biển -đảo.
4. Mỗi học sinh chúng ta cần 68,0% 22,5% 9,5%
67,0% 21,5% 11,5%
phải có ý thức bảo vệ môi
trường sống của chính mình.
13


5. HS cam kết sẽ tuyên truyền 50,7% 22,6% 26,7%

vấn đề bảo vệ tài nguyên môi
trường cho những người xung
quanh.
Sau khi lồng ghép
Lớp 12B1
Các vấn đề về giáo dục bảo vệ Đồng
Phân Không
tài nguyên môi trường biển-đảo ý
vân
đồng
được hỏi
ý
1. Không vứt rác bừa bãi nơi 96,0% 4,0%
0%
phòng học, sân trường.
2. Sự phát triển của ngành công 94,3% 3,7% 2,0%
nghiệp khai thác dầu khí gây ô
nhiễm môi trường biển- đảo.
3. Có ý thức cao trong việc bảo 90,0% 6,0%
4,0 %
vệ và giữ gìn tài nguyên, thiên
nhiên vùng biển -đảo.
4. Mỗi học sinh chúng ta cần 91,0% 5,4% 3,6%
phải có ý thức bảo vệ môi
trường sống của chính mình.
5. HS cam kết sẽ tuyên truyền 88,5% 6,7%
4,8%
vấn đề bảo vệ tài nguyên môi
trường cho những người xung
quanh.


55,7% 25,6% 18,7%

Lớp 12B3
Đồng
Phân Không
ý
vân
đồng ý
95,0%

5,0%

0%

96,3%

2,7%

1,3%

89,0%

7,0%

4,0 %

90,0%

6,4%


3,6%

89,5%

5,9%

4,6%

2.4.2. Ảnh hưởng của sáng kiến kinh nghiệm đến phong trào giáo dục
trong nhà trường và địa phương.
- Thuận lợi:
+ Về phía nhà trường, BGH rất quan tâm đến công tác chuyên môn, coi
chuyên môn là một trong những ưu tiên hàng đầu trong hoạt động của nhà trường.
+ Về phía bản thân: Xác định trách nhiệm của mình trong công tác mũi nhọn
là chuyên môn. Ngoài ra bản thân tôi khi trực tiếp được giảng dạy bộ môn có tích
hợp giáo dục bảo vệ môi trường biển-đảo, có nghĩa là tôi đã góp một phần nhỏ bé
của mình vào tham gia bảo vệ tài nguyên môi trường biển-đảo. Thực tế, tôi đã tìm
hiểu và tham gia viết bài thi tìm hiểu về ‘‘Bảo vệ Môi trường và tài nguyên thiên
nhiên” do Công đoàn ngành, Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức năm học 2016-2017.
Kết quả đạt giải nhất Công đoàn ngành và giải ba Liên đoàn Lao động tỉnh. Điều đó
bản thân tôi cảm thấy tự hào về nghề nghiệp của mình đã chọn.
+ Về phía học sinh: Đa số các em có tinh thần tự giác trong học tập, yêu
thích bộ môn. Có thái độ tích cực trong các hành động tham gia bảo vệ môi trường
14


và tài nguyên biển-đảo thông qua các cuộc thi tìm hiểu về môi trường, giữ vệ sinh
lớp học hay nơi công cộng, hoặc qua các câu trả lời trong giờ học, trong bài kiểm
tra…

- Khó khăn:
+ Kinh phí để đầu tư cho công tác tham quan, ngoại khóa còn hạn chế.
+ Một số học sinh chưa có ý thức cao trong học, rèn luyện cũng như chưa có
ý thức trong việc bảo vệ trường lớp xanh- sạch- đẹp.
+Thời gian để đầu tư cho công tác ngoại khóa về giáo dục tài nguyên môi
trường nói chung và tài nguyên môi trường biển-đảo còn ít và còn có qui mô nhỏ
nên tính tuyên truyền chưa cao.

15


3. Kết luận và kiến nghị:
3. 1. Kết luận:
Việc giảng dạy tích hợp giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường biển-đảo qua
môn Địa lí lớp 12 rất quan trọng đối với nhận thức của học sinh. Tuy nhiên cách
thức tổ chức giảng dạy và lồng ghép một cách nhẹ nhàng là điều cần thiết. Tránh
tình trạng tích hợp một cách miễn cưỡng sẽ làm cho nội dung tiết dạy rất nặng nề.
Qua đó giáo viên và học sinh sẽ có trách nhiệm và hành vi đúng đắn hơn đối
với các vấn đề nổi bật đang được xã hội quan tâm.
Bằng những kinh nghiệm của bản thân trong việc áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm “Tích hợp giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường biển-đảo trong dạy học
Địa lí lớp 12” trong quá trình dạy học trên lớp. Với mong muốn đóng góp vào công
cuộc Đổi mới phương pháp dạy học trong trường phổ thông nói chung và môn Địa
lí nói riêng, nâng cao ý thức và thay đổi hành vi của học sinh trong việc bảo vệ tài
nguyên và môi trường biển-đảo, tôi đã xây dựng đề tài “Tích hợp giáo dục bảo vệ
tài nguyên môi trường biển đảo trong dạy-học Địa lí 12”.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do quỹ thời gian và năng lực bản thân có
hạn, đề tài này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự
góp ý chân thành của các đồng nghiệp để đề tài của tôi hoàn thiện hơn và đạt hiệu
quả cao hơn trong những lần áp dụng vào giảng dạy tích hợp ở các khóa tiếp theo.

3.2. Kiến nghị:
Để thực hiện ngày càng có hiệu quả việc dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ tài
nguyên môi trường nói chung, tài nguyên biển-đảo nói riêng, tôi có một số kiến
nghị như sau:
-Việc tổ chức dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường biểnđảo phải được thực hiện thường xuyên, liên tục gắn với thực tiễn cuộc sống .
- Nội dung tích hợp tài nguyên môi trường biển-đảo phải được thể hiện cụ thể
trong giáo án của giáo viên ở từng bài, từng đơn vị kiến thức cụ thể và phải thể hiện
rõ mức độ tích hợp ( liên hệ hay bộ phận ...).
-Trong các phần tích hợp giáo dục, giáo viên chỉ giữ vai trò hướng dẫn, định
hướng để phát huy được tính sáng tạo trong giải quyết những tình huống nêu ra.
-Sử dụng các phương tiện trực quan ( tranh ảnh, video clip) học sinh sẽ mô tả
được sự vật, hiện tượng, nêu được nguyên nhân, hậu quả và yêu cầu học sinh nêu
suy nghĩ, cảm nhận của mình về nội dung quan sát (các video clip giới thiệu về các
yếu tố môi trường, hình ảnh về ô nhiễm môi trường ,...).
- Nhà trường cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề đổi mới công tác quản lý và
đổi mới phương pháp dạy - học, đặc biệt đưa “Ứng dụng CNTT” vào chiều sâu để
khai thác những lợi ích của nó.
-Cần có sự phối hợp giữa các tổ chức đoàn thể để tổ chức các buổi ngoại
khóa về giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường biển-đảo cho học sinh nhân các
ngày lễ lớn ( 08/03, 20/10, ngày môi trường thế giới...) nhằm tuyên truyền phổ biến
16


rộng rãi đến đa số học sinh.
- Khuôn viên trường học cũng cần có những câu khẩu hiệu, băngzon nhằm
mục đích tuyên truyền bảo vệ tài nguyên môi trường nói chung, tài nguyên môi
trường biển- đảo nói riêng cho học sinh toàn trường.

17



Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Dược, Đặng Văn Đức, Nguyễn Trọng Phúc, Nguyễn Thị Thu Hằng, Trần
Đức Tuấn. Phương pháp dạy học địa lý. NXB Giáo dục.
2. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng. Phương pháp dạy học địa lý theo hướng
tích cực. NXB ĐHSP.
3. Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD- ĐT. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục
Trung học phổ thông môn Địa lí.
4. Các tài liệu liên quan đến vấn đề Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển-đảo qua
môn Địa lí.
5. Lê Thông (tổng chủ biên). Sách giáo khoa Địa lí 12, chương trình cơ bản.

18


DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SKKN ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
SỞ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO ĐÁNH GIÁ
TT
Tên đề tài
Năm
Xếp loại
1
Sử dụng phương pháp đàm thoại, phát vấn trong dạy 2004
C
học Địa lí ở trường THPT
2
Đổi mới phương pháp sử dụng Bản đồ, lược đồ ở 2008
C
trường phổ thông.


19



×