Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

SKKN Biện pháp tích hợp giáo dục bảo vệ tài nguyên , môi trường biển- đảo trong giờ thực hành địa lí 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.48 KB, 28 trang )

PHẦN I - PHẦN MỞ ĐẦU
1- Lí do chọn đề tài
Thực trạng môi trường hiện nay đang trở thành vấn đề nóng đối với
toàn nhân loại. Ngày nay con người đang phải đối mặt với sự cạn kiệt tài
nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường. Những dấu hiệu cho thấy sự
suy thoái môi trường đã ngày một rõ ràng hơn, con người đang phải gánh
chịu những hậu quả nặng nề do thiên tai gây ra.
Nguyên nhân dẫn đến sự ô nhiễm môi trường không thể không nói đến
những tác động ngày càng sâu sắc và mạnh mẽ của con người đối với môi
trường tự nhiên. Bầu không khí bị nhiễm bẩn, nguồn nước sông, nước biển
ngày càng ô nhiễm trầm trọng.
Việt Nam là một nước ven biển, với đường bờ biển dài hơn 3000 km
với nhiều bán đảo, đảo, quần đảo lớn nhỏ. Môi trường biển – đảo có ý
nghĩa quan trọng đối với tự nhiên cũng như kinh tế của đất nước. Do vậy ô
nhiễm môi trường biển – đảo đang là mối quan tâm của con người, việc ý
thức được trách nhiệm của con người trước môi trường biển – đảo là vô
cùng cần thiết. Chung tay bảo vệ tài nguyên cũng như môi trường biển đảo
là trách nhiệm của mọi thế hệ hôm nay và mai sau.
Bộ môn Địa lí trong trường THCS cung cấp cho các em nhiều kiến thức
phổ thông và cần thiết về các môi trường tự nhiên, những hoạt động kinh
tế phù hợp với môi trường sống của con người trên Trái đất. Với môn Địa
lí 9, học sinh được tiếp cận với những kiến thức về kinh tế- xã hội của
Việt Nam, đặc điểm nổi bật về tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế của
các vùng kinh tế nước ta. Sau các bài học lý thuyết, học sinh được củng cố
kiển thức và nâng cao hơn nữa sự hiểu biết cũng như được rèn luyện thêm
nhiều kĩ năng quan trọng trong môn địa lí thông qua hàng loạt bài thực
hành. Có thể nói giờ thực hành có vị trí quan trọng trong kết cấu chương
trình môn Địa lí 9, với giờ thực hành học sinh hoàn toàn được phát huy
1
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mình trong giờ học. Ngoài việc củng
cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng biểu đồ, phân tích mối quan hệ giữa các


đối tượng địa lí…. thì việc lồng ghép giáo dục môi trường cũng là điều hết
sức cần thiết. Việt Nam là quốc gia ven biển, có sáu trên bảy vùng kinh tế
giáp biển, vì thế lồng ghép giáo dục môi trường biển – đảo vào các bài
thực hành sẽ giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về giá trị của môi trường
biển – đảo với con người, nhận thức được trách nhiệm của mình với sự
phát triển bền vững của nền kinh tế đất nước. Chính vì lí do đó, tôi chọn đề
tài nghiên cứu: “ Biện pháp tích hợp giáo dục bảo vệ tài nguyên , môi
trường biển- đảo trong giờ thực hành địa lí 9” .
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích lồng ghép giáo dục môi trường biển đảo thông qua các bài
thực hành địa lí lớp 9 nhằm giúp các em :
+ Thu nhận được những thông tin, những kiến thức cơ bản về môi
trường biển- đảo và hiểu sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hoạt động của con
người và môi trường, về mối quan hệ giữa con người và môi trường
+ Phát triển những kĩ năng bảo vệ và giữ gìn môi trường biển – đảo, kĩ
năng dự đoán, phòng tránh và giải quyết những vấn đề môi trường
nảy sinh.
+ Tham gia tích cực vào những hoạt động khôi phục, bảo vệ và gìn giữ
môi trường biển – đảo.
+ Có ý thức về tầm quan trọng của môi trường biển – đảo đối với con
người, với chất lượng cuộc sống của chúng ta, phát huy thái độ tích cực đối
với môi trường
- Phân tích được những vấn đề môi trường chứa đựng trong nội dung
bài học, liên hệ được với tình hình môi trường của nước ta, của từng địa
phương nơi các em học tập. Từ đó giáo dục cho các em ý thức , trách
nhiệm và hành vi bảo vệ môi trường.
2
3. Đối tượng nghiên cứu
Áp dụng với học sinh THCS nói chung và học sinh khối 9 nói riêng
Người thực hiện là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn địa lí 9 trường

THCS.
4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
Đề tài được viết giới hạn trong chương trình sách giáo khoa bậc
THCS. Đề tài chỉ dừng lại ở “Biện pháp tích hợp giáo dục bảo vệ
môi trường biển –đảo trong giờ thực hành địa lí 9”.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1/ Phương pháp đọc tài liệu:
Là phương pháp nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến những vấn đề
cần nghiên cứu, tập hợp các dữ kiện có liên quan đến đề tài này.
5.2/ Phương pháp quan sát:
Là phương pháp thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu. Dùng phương
pháp này để quan sát học sinh qua tiết dạy xem thái độ học tập, thói quen
và hành vi bảo vệ môi trường của các em như thế nào? Qua đó tìm hiểu sâu
hơn về vấn đề nghiên cứu
5.3/ Phương pháp đối chiếu so sánh:
Qua một thời gian nghiên cứu, giáo viên tiến hành so sánh, đối chiếu
với số liệu cũ với số liệu mới để thấy kết quả nghiên cứu của đề tài.
3
PHẦN II - NỘI DUNG
1- Cơ sở lí luận
Hiện nay việc xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp là một
trong những nội dung trọng tâm của Bộ GD- ĐT. Dạy học theo hướng tích
hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong dạy học.
Quan điểm này được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá
trình học tập. Dạy học tích hợp sẽ phát huy, nâng cao năng lực giải quyết các
vấn đề của người học và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với học
sinh, góp phần đào tạo những con người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để
đáp ứng yêu cầu của cuộc sống hiện đại.
Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp là lồng ghép nội dung tích hợp
vào các bài dạy, tùy theo từng môn học mà lồng ghép tích hợp ở các mức độ

như liên hệ, lồng ghép bộ phận hay là toàn phần. Nội dung tích hợp là các vấn
đề như giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục pháp luật, giáo dục nếp sống văn
minh thanh lịch vv….Nội dung tích hợp này được đưa vào nhiều môn học
trong đó có môn địa lí. Với đặc thù bộ môn là cung cấp những tri thức và kĩ
năng về môi trường tư nhiên, những hoạt động kinh tế của con người ở mỗi
khu vực. Vì thế khả năng tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ tài nguyên môi
trường vào môn địa lí rất cao , mà hiện nay vấn đề này rất nóng với toàn nhân
loại nói chung và của Việt Nam nói riêng. Với một quốc gia có chủ quyền cả
trên đất liền và biển đảo thì vấn đề tài nguyên môi trường của chúng ta còn
vươn ra các vùng biển rộng lớn và các hải đảo xa xôi .
Vùng biển, đảo nước ta có ý nghĩa quan trọng về các mặt tự nhiên, kinh tế
- xã hội và an ninh quốc phòng. Vùng biển - đảo có nhiều nguồn lợi vô cùng
phong phú và đa dạng để phát triển nhiều ngành kinh tế biển, đóng góp không
nhỏ vào kinh tế chung của đất nước. Tuy nhiên thực trạng hiện nay của việc
khai thác tài nguyên không hợp lý đã gây ảnh hưởng xấu đến môi trường biển
4
- đảo, làm tài nguyên ngày càng bị suy giảm nặng nề, môi trường bị ô nhiễm
một cách báo động. Nhận thức được tầm quan trọng của biển- đảo, chính phủ
đã ban hành, triển khai nhiều văn bản chỉ đạo các cấp các ngành đề ra nhiều
phương án để bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo.
Thực hiện Quyết định số 373/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 1461/QĐ –
BGD&ĐT về việc giao nhiệm vụ “Xây dựng và thực hiện đề án tăng cường
công tác giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo vào chương trình
giáo dục các cấp học và các trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân
giai đoạn 2010 – 2015”.
Nội dung tài nguyên, môi trường biển – đảo được đề cập nhiều trong môn
địa lí, đặc biệt ở địa lí 9. Nội dung của các bài về các cùng kinh tế và bài phát
triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo đã cung cấp
cho học sinh những hiểu biết về môi trường, tài nguyên biển- hải đảo, thấy

được tiềm năng to lớn của biển – đảo đối với nền kinh tế đất nước, hiểu được
con người đã khai thác tài nguyên biển như thế nào, thấy được mối quan hệ
giữa con người với môi trường sống. Đặc biệt sau các tiết thực hành học sinh
được đi sâu tìm hiểu, phân tích một số ngành kinh tế biển ở mỗi vùng kinh tế.
Nhờ các bài thực hành học sinh được củng cố và nâng cao, mở rộng vốn kiến
thức về các nguồn lợi tự nhiên cũng như các hoạt động kinh tế của con người.
Quan trọng hơn cả là học sinh được rèn luyện nhiều kĩ năng quan trọng như
kĩ năng làm việc với bản đồ, biểu đồ, kĩ năng thuyết trình, làm việc theo
nhóm, kĩ năng phân tích và xây dựng mối quan hệ nhân quả giữa các đối
tượng địa lí. Tích hợp giáo dục tài nguyên, môi trường biển – đảo vào giờ
thực hành để nhấn mạnh hơn nữa tiềm năng kinh tế to lớn của tài nguyên,
thiên nhiên biển đảo, để học sinh thấy được sự cần thiết phải khai thác hợp lí
và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển – đảo. Biết yêu quý thiên nhiên, mong
muốn được bảo vệ môi trường nói chung và môi trường biển- đảo nói riêng.
Đồng thời hình thành và phát triển một số kĩ năng bảo vệ tài nguyên, môi
5
trường biển – đảo, giáo dục các em ý thức tham gia vào các hoạt động bảo vệ
tài nguyên, môi trường biển – đảo phù hợp với lứa tuổi.
2- Cơ sở thực tiễn
2.1. Thực trạng dạy và học trong giờ thực hành
2.1.1. Thuận lợi
Những tiết thực hành không nặng về kiến thức lí truyết mà chủ yếu là
rèn kĩ năng thực hành cho học sinh nên đa số học sinh có tâm lí thoải mái hào
hứng tham gia vào giờ học, khiến giờ học sôi nổi, đạt hiệu quả cao.
Giờ thực hành là giờ học mà học sinh có cơ hội thể hiện khả năng của
mình như khả năng thuyết trình, báo cáo, đánh giá, phân tích tổng hợp kiến
thức vv Đây là điều mà nhiều học sinh muốn được thể hiện bản thân mình
nên cũng làm giờ học thêm lí thú.
Những vấn đề liên quan đến môi trường hiện nay được nhiều em quan
tâm, các em có thể cập nhật những thông tin mới nhất liên quan đến môi

trường nhờ hệ thống công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay.
Trong giờ thực hành, học sinh không chỉ ghi nhớ, củng cố kiến thức
mà còn biết hệ thống hóa kiến thức thông qua biểu đồ.
Đối với giáo viên, khi thiết kế bài thực hành cũng không bị áp lực bởi
nội dung kiến thức bài học. Giáo viên có thể sáng tạo các bước lên lớp sao cho
phù hợp với đặc thù của học sinh mỗi lớp mà vẫn đảm bảo nội dung kiến thức
trọng tâm bài học. Giờ thực hành chủ yếu là rèn kĩ năng nên khi thiết kế bài
dạy giáo viên chủ động giao việc để học sinh chuẩn bị trước ở nhà vì thế các
khâu lên lớp sẽ phát huy hết được sự tích cực, chủ động của học sinh.
Hiện nay các nhà trường đều được trang bị khá đầy đủ về cơ sở vật
chất, có phòng chức năng với nhiều thiết bị dạy học hiện đại, phục vụ đắc lực
cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Với sự hỗ trợ của
phương tiện dạy học hiện đại học sinh có thể trình bày một cách sinh động và
đầy tính thuyết phục những phần chuẩn bị bài ở nhà do giáo viên đề ra. Đây
6
chính là điều hết sức cần thiết do đặc thù của môn học phải có đồ dùng dạy
học trực quan.
2.1.2. Khó khăn
Học sinh THCS còn xem nhẹ môn học này, chưa chú tâm và tự giác
trong các giờ thực hành địa lí vì coi đây là bộ môn không quan trọng.
Học sinh chưa nhiệt tình tham gia vào việc chuẩn bị trước cho nội dung
bài học trên lớp, nhiều học sinh thờ ơ với phần việc được giao.
Với các giờ thực hành, giáo viên còn nhiều lúng túng băn khoăn trong
các khâu lên lớp, đòi hỏi người giáo viên phải dành nhiều công sức để thiết kế
một giờ dạy sao cho hấp dẫn, gây được hứng thú đối với học sinh. Vì vậy giáo
viên còn e ngại khi soạn các bài thực hành. Đặc biệt việc tích hợp giáo dục
môi trường biển đảo vào các bài thực hành không đơn giản, giáo viên phải
khéo léo đưa nội dung tích hợp đúng lúc, đúng chỗ sao cho kiến thức ăn nhập
một cách hài hòa để giờ thực hành không bị gượng ép.
Giáo viên còn xem nhẹ giờ thực hành, chỉ coi là một giờ để học sinh

luyện tập các kiến thức lí thuyết đã học nên thường không chú ý thiết kế nhiều
hoạt động cho học sinh, dễ gây ra sự nhàm chán trong các tiết thực hành.
Từ việc phân tích những mặt thuận lợi và khó khăn trong các giờ thực
hành nêu trên, phải tìm ra giải pháp để lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ tài
nguyên môi trường biển đảo sao cho phù hợp với nội dung bài thực hành, đảm
bảo tính logic, khoa học.
2.2 Các biện pháp tích hợp giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường biển
đảo vào trong các bài thực hành địa lí 9
2.2.1 Khái niệm dạy học tích hợp: Tích hợp là gộp lại, sát nhập lại thành
một tổng thể. Trong quá trình học tập, tích hợp góp phần hình thành ở học
sinh những năng lực rõ ràng, nhằm phục vụ cho các quá trình học tập trong
tương lai, hòa nhập học sinh vào cuộc sống.
2.2.2 Mục tiêu của tích hợp giáo dục bảo vệ tài nguyên, môi trường
biển – đảo trong giờ thực hành địa lí 9.
7
- Góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh trong nhà
trường phổ thông.
- Ngoài việc rèn các kĩ năng quan trọng, cần thiết của môn địa lí thì còn
trang bị cho các em những kĩ năng bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo.
- Góp phần giúp học sinh phát triển khả năng tư duy tổng hợp, liên kết nội
dung kiến thức bài thực hành với nội dung giáo dục môi trường biển đảo.
- Tạo cho các em sự hứng thú, yêu thích bộ môn, từ đó khơi gợi cho các
em lòng yêu quê hương đất nước, đặc biệt có thái độ và hành vi ứng xử với
môi trường thiên nhiên, ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo.
2.2.3 Phương thức thực hiện tích hợp giáo dục bảo vệ tài nguyên, môi
trường biển đảo trong giờ thực hành địa lí 9.
2.2.3.1 Một số phương thức tích hợp thường dùng trong giờ thực hành
- Tích hợp toàn phần: Được thực hiện khi hầu hết kiến thức của bài thực
hành chính là kiến thức
- Tích hợp bộ phận: Được thực hiện khi có một bộ phận kiến thức của

bài thực hành có nội dung liên quan đến giáo dục bảo vệ tài nguyên, môi
trường biển - đảo.
- Hình thức liên hệ: Là một hình thức tích hợp đơn giản nhất khi chỉ có
một số nội dung của bài thực hành có liên quan đến nội dung ggiáo dục
bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo song không rõ nêu trong nội dung
bài thực hành. Trong trường hợp này, giáo viên phải kiểm tra kiến thức
thực hành và liên hệ chúng với nội dung giáo dục bảo vệ tài nguyên, môi
trường biển - đảo.
2.2.3.2 Hình thức dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ tài nguyên, môi
trường biển - đảo trong giờ thực hành địa lí 9.
- Thông qua giờ thực hành trên lớp: Giáo viên thực hiện các hoạt
động sau :
8
- Nghiên cứu kĩ chương trình, nội dung sách giáo khoa để xây
dựng mục tiêu bài thực hành, trong đó có nêu các mục tiêu giáo dục bảo vệ
tài nguyên môi trường biển đảo.
- Xác định các nội dung giáo dục bảo vệ tài nguyên, môi trường
biển- đảo vào bài thực hành. Căn cứ vào mối quan hệ giữa kiến thức bài
thực hành với nội dung giáo dục bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo,
giáo viên lựa chọn tư liệu và phương án tích hợp sao cho nội dung tích hợp
đó phải hợp lí, phải liên kết các kiến thức với nội dung tích hợp như thế
nào để hài hòa, và dự tính được thời lượng tích hợp là bao nhiêu.
- Giáo viên phải lựa chọn phương pháp dạy học và phương tiện
dạy học phù hợp. Đó là những phương pháp dạy học tích cực để phát huy
tối đa sự chủ động và sáng tạo của học sinh. Phương tiện dạy học có hiệu
quả để tăng cường tính trực quan và gây hướng thú học tập cho học sinh.
- Xây dựng tiến trình dạy học cụ thể: Giáo viên cần nêu cụ thể
các hoạt động của học sinh và các hoạt động của giáo viên trợ giúp học
sinh trong giờ thực hành.
2.2.3.3 Kết hợp một số phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả

tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo.
Như đã nói ở trên, giáo viên phải lựa chọn những phương pháp dạy học
phù hợp, bởi một giờ thực hành địa lí 9 có nhiều hoạt động để rèn kĩ năng
cho học sinh, vừa phải đảm bảo việc chính là rèn luyện kĩ năng địa lí vừa
giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. Để đảm bảo yêu cầu đó, trong tiết thực
hành giáo viên phải phối hợp nhiều phương pháp dạy học để giúp học sinh
hiểu và vận dụng tốt kiến thức vào bài thực hành, gây hứng thú cho
học sinh.
Giờ thực hành địa lí nói chung có nhiều phương pháp dạy học
- Phương pháp dạy học dùng lời như : phương pháp thuyết trình, vấn đáp,
giảng giải.
- Phương pháp luyện tập
9
- Phương pháp dạy học trực quan
- Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ bản đồ
- Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác tri thức qua số liệu thống
kê, biểu đồ
- Phương pháp hướng dẫn học sinh quan sát khai thác tri thức qua tranh
ảnh, băng video
- Phương pháp hoạt động nhóm vv…
Như vậy có thể nói tùy theo yêu cầu của từng bài thực hành mà giáo
viên lựa chọn và phối hợp các phương pháp sao cho phù hợp. Mục đích
của tất cả các phương pháp này đều nhằm rèn luyện cho học sinh các kĩ
năng địa lí.
Tích hợp giáo dục bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo trong các giờ
thực hành địa lí 9, nghĩa là học sinh vừa thực hiện các hoạt động rèn kĩ
năng địa lí thông qua các bài tập cụ thể, vừa liên hệ kiến thức đã học với
việc bảo vệ môi trường biển - đảo để hiểu được giá trị của tài nguyên, môi
trường biển đảo với cuộc sống của con người cũng nhơ các cách bảo vệ tài
nguyên môi trường biển – đảo.

Để nâng cao hiệu quả việc tích hợp giáo dục bảo vệ tài nguyên, môi
trường biển đảo trong các giờ thực hành địa lí 9, giáo viên ưu tiên sử dụng
các phương pháp sau:
Công tác chuẩn bị cho tiết học: Để một tiết thực hành thành công cần có
sự phối hợp ăn ý nhịp nhàng giữa cô và trò. Bên cạnh sự chuẩn bị chu đáo,
kĩ lưỡng của giáo viên thì việc chuẩn bị hợp tác của học sinh cũng rất quan
trọng. Muốn học sinh làm việc tốt giáo viên phải hướng dẫn học sinh thu
thâp, xử lí thông tin, định hướng cho học sinh trong việc tìm kiếm tư liệu
phục vụ bài học như xử lí số liệu, tranh ảnh, video….Ngoài ra giáo viên
cần hướng dẫn các em phương pháp hoạt động nhóm, phân công, giao việc
cụ thể trong từng thành viên nhóm nhằm giúp các em tham gia một cách
chủ động, tạo cơ hội cho các em có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý
10
kiến để giải quyết các vấn đề có liên quan đến bài thực hành, tạo cơ hội
cho các em được giao lưu, học hỏi lẫn nhau, cùng hợp tác giải quyết những
nhiệm vụ chung.
Thực hiện giờ học trên lớp, giáo viên sử dụng phương pháp đàm thoại
gợi mở: Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi và phổ biến để liên kết
kiến thức giữa bài thực hành với kiến thức môi trường. Để tích hợp có hiệu
quả thì hệ thống câu hỏi phải ở mức độ phát huy sự tìm tòi và sáng tạo của
học sinh, câu hỏi cần gắn kiến thức môn học đã biết với kiến thức môi
trường mà có thể học sinh chưa biết, vì vậy đòi hỏi học sinh phải tìm tòi,
suy nghĩ, vận dụng nhiều thao tác tư duy mới tìm ra câu trả lời.
Bên cạnh đó, giáo viên cần sử dụng phương pháp trực quan. Đây là
phương pháp mà giáo viên sử dụng các phương tiện trực quan như: Bản
đồ, biểu đồ, sơ đồ, tranh ảnh, băng hình để dạy học và giáo dục môi
trường. Phương tiện trực quan bao giờ cũng có hai chức năng: nguồn tri
thức và đồ dùng minh hoạ. Hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc vào
mục đích và chức năng sử dụng của giáo viên trong quá trình dạy học. Để
liên hệ kiến thức thực hành với kiến thức môi trường thì việc sử dụng

phương tiện trực quan cũng mang lại hiệu quả cao. Có hai cách sử dụng
phương tiện trực quan để liên hệ và giáo dục môi trường. Một là giáo viên
hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức về môi trường và giáo dục môi
trường từ phương tiện trực quan thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở. Hai là
giáo viên dùng phương tiện trực quan để minh hoạ và chứng minh cho một
hiện tượng, một hậu quả về môi trường cần giáo dục.
3. Áp dụng cụ thể biện pháp tích hợp giáo dục bảo vệ tài nguyên, môi
trường biển – đảo trong giờ thực hành địa lí 9.
3.1 Một số vấn đề trong các tiết thực hành địa lí 9
Chương trình địa lí 9 gồm 52 tiết, trong đó có 10 tiết thực hành. Nội
dung của các bài thực hành chủ yếu là rèn các kĩ năng tính toán, xử lí số liệu,
11
vẽ biểu đồ, nhận xét mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí. Trong số 10 bài
thực hành thì có một nửa số bài có nội dung liên quan đến hoạt động kinh tế
biển- đảo. Bên cạnh việc phân tích số liệu, rút ra nhận xét và giải thích tình
hình của các ngành kinh tế biển thì việc lồng ghép tích hợp giáo dục bảo vệ tài
nguyên, môi trường biển – đảo cũng hết sức cần thiết bởi muốn kinh tế phát
triển bền vững thì phải đi đôi với bảo vệ tài nguyên, môi trường. Như vậy để
tích hợp được nội dung này một cách hợp lí giáo viên phải lựa chọn nội dung
bài dạy sao cho phù hợp.
3.2 Ví dụ cụ thể minh họa
12
Tiết 46 Bài 40: Thực hành
Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và tìm hiểu về ngành
công nghiệp dầu khí.
I/ Mục tiêu: Sau bài học , học sinh cần:
- Rèn luyện khả năng phân tích, tổng hợp kiến thức
- Xác định được mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm và thuyết trình trước tập thể.
- Có ý thức bảo vệ môi trường biển – đảo

II/ Các phương tiện dạy học cần thiết
- Lược đồ H 39.2
- Bảng 40.1
- Lược đồ H 40.1 và biểu đồ H 40.2 (cập nhật số liệu mới).
- Máy Projector
III/ Chuẩn bị:
Giáo viên (GV): Giáo án, phiếu học tập, tư liệu hình ảnh và đoạn phim.
Học sinh (HS): Chuẩn bị trước nội dung của bài, sưu tầm tư liệu về ảnh hưởng
của ngành công nghiệp dầu khí đối với môi trường biển nước ta hiện nay.
III/ Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ (3 phút): Hình thức kiểm tra bằng câu hỏi trắc nghiệm
2. Bài mới: GV nêu nhiệm vụ của bài thực hành
- Bài tập 1 Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ
- Bài tập 2 Tìm hiểu về ngành công nghiệp dầu khí
Bài tập 1: Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ
Mục tiêu:- HS biết và hiểu được vì sao các đảo có khả năng phát triển tổng
hợp các ngành kinh tế biển.
- Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường biển – đảo
13
Cách thực hiện:
- GV: chiếu Lược đồ các đảo và quần đảo Việt Nam, yêu cầu HS dựa vào
kiến thức đã học ở bài 38, xác định các đảo ven bờ. Học sinh lên bảng trình bày
trên lược đồ
- Để học sinh biết và hiểu rõ hơn về các hoạt động kinh tế trên các hòn đảo
của Việt Nam, giáo viên chiếu một số hình ảnh về các ngành kinh tế của một số
đảo lớn
? Quan sát các hình ảnh sau, cho biết các đảo gần bờ có tiềm năng phát triển
các ngành kinh tế nào? Học sinh sẽ phát hiện được đó là hoạt động nông, lâm,
ngư nghiệp, dịch vụ biển, du lịch.
- Để biết từng đảo lớn ven bờ có thế mạnh về những hoạt động kinh tế nào,

giáo viên chiếu bảng 40.1, yêu cầu học sinh đọc nội dung bảng.
GV đưa câu hỏi để học sinh trả lời
? Dựa vào bảng 40.1, cho biết những đảo nào có điều kiện thích hợp nhất để
phát triển tổng hợp những ngành kinh tế biển ?
Từ bảng 40.1 học sinh sẽ lên trình bày câu trả lời trên Lược đồ các đảo và
quần đảo Việt Nam, yêu cầu học sinh phải xác định được vị trí của các đảo có
điều kiện thích hợp nhất để phát triển tổng hợp kinh tế biển.
GV chốt : Các đảo ven bờ có điều kiện thích hợp nhất để phát triển tổng hợp
kinh tế biển là:
+ Cát Bà
+ Côn Đảo
+ Phú Quốc
Tiếp theo GV tổ chức, hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm bàn trong thời gian
3 phút
Câu hỏi thảo luận
Câu 1: Tại sao các đảo nói trên có điều kiện để phát triển tổng hợp kinh tế
biển ?
14
Câu 2: Để phát triển kinh tế bền vững, phải có biện pháp bảo vệ tài nguyên
và môi trường các đảo như thế nào ?
HS thảo luận để tìm ra các đáp án sau
Câu 1: Vì đây là các đảo gần bờ, có diện tích lớn, đông dân, có tài nguyên
thiên nhiên phong phú, nhiều thắng cảnh đẹp, ngành dịch vụ biển phát triển
vv….
Câu 2 : Đánh giá đúng tiềm năng của tài nguyên thiên nhiên trên các đảo.
Khai thác các nguồn lợi như hải sản, rong biển vv… phải hợp lí, đúng mức.
Tuyên truyền và giáo dục ý thức người dân sống trên các đảo về việc bảo vệ
môi trường sinh thái.
Phòng chống ô nhiễm biển đảo bởi các yếu tố hóa học như dầu mỏ
GV chốt: Ba hòn đảo nói trên có vị trí thuận lợi, dân cư đông đúc và có

nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cơ cấu kinh tế đa dạng, góp
phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Muốn kinh tế các đảo phát triển bền vững phải đi đôi với việc bảo vệ tài
nguyên, môi trường biển – đảo.
Bài tập 2 Tìm hiểu về ngành công nghiệp dầu khí
Mục tiêu: Thông qua khai thác đoạn phim về ngành công nghiệp dầu khí
nước ta và các biểu đồ về tình hình khai thác, xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu
xăng dầu và chế biến dầu khí, học sinh hiểu được tình hình phát triển của ngành
dầu khí nước ta hiện nay.
- Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường biển – đảo
Cách thực hiện:
Trước tiên để HS biết về ngành dầu khí nước ta, GV chiếu đoạn phim về vai
trò và tình hình phát triển của ngành công nghiệp dầu khí hiện nay.
GV dùng phương pháp vấn đáp, khai thác kiến thức mà HS đã được theo
dõi đoạn phim
15
? Qua đoạn phim cho biết ngành công nghiệp dầu khí gồm những lĩnh vực hoạt
động nào?
? Ngành khai thác dầu khí tập trung ở đâu ?
? Cho biết tên nhà máy lọc dầu đầu tiên ở nước ta
? Ngoài nhà máy lọc dầu Dung Quất, nước ta còn có những khu công nghiệp
chế biến dầu khí nào ?
GV chốt - Gồm nhiều lĩnh vực hoạt động như tìm kiếm, thăm dò, khai thác,
xuất khẩu dầu thô, chế biển dầu khí
GV dẫn dắt: Để tìm hiểu ngành công nghiệp dầu khí trong những năm qua
chúng ta sẽ cùng phân tích biểu đồ sau
GV chiếu biểu đồ giai đoạn 1999-2002 (theo số liệu SGK )và giai đoạn 2010
-2013 (GV cập nhật số liệu mới ), giới thiệu biểu đồ,
16
Triệu tấn

H 40.1: Biểu đồ sản lượng dầu thô khai thác, dầu thô xuất khẩu, xăng dầu nhập khẩu
giai đoạn 1999-2002
Năm
Chiếu câu hỏi thảo luận: Dựa vào H40.1 và 40.2, phân tích tình hình phát triển
ngành dầu khí nước ta giai đoạn 1999-2002 và giai đoạn 2010-2013 ?
GV phát phiếu học tập, yêu cầu HS thảo luận nhóm lớn 2 bàn HS thảo luận 5
phút
Giai đoạn
Nội dung
Giai đoạn 1999-2002 Giai đoạn 2010-2013
Sản lượng dầu thô khai thác
Sản lượng dầu thô xuất khẩu
Sản lượng xăng dầu nhập
khẩu
17
H40.2: Biểu đồ sản lượng dầu thô khai thác, dầu thô xuất khẩu, xăng dầu nhập khẩu và chế
biến dầu khí giai đoạn 2010-2013
Công nghiệp chế biến dầu khí
Kết luận
Đánh giá chung
Gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận
Đại diện HS báo cáo trên 2 biểu đồ, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ
sung.
GV nhận xét, cho điểm, chốt kiến thức
GV chốt: Ngành công nghiệp chế biến dầu khí đang từng bước phát triển
GV : Chiếu sơ đồ ngành công nghiệp chế biến dầu khí.
? Dựa vào sơ đồ nêu vai trò của ngành công nghiệp chế biến dầu khí trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?
GV chốt: Như vậy ngành công nghiệp dầu khí là ngành kinh tế mũi nhọn trong
nền kinh tế quốc dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển đất nước và nâng cao đời

sống nhân dân.
HS liên hệ thực tế : Kể tên các dự án xây dựng các nhà máy lọc hóa dầu của
nước ta hiện nay và trong tương lai ?
18
Như vậy qua việc khai thác phim, biểu đồ, sơ đồ học sinh hiểu thêm
nhiều kiến thức về một ngành kinh tế biển- khai thác và chế biến khoáng sản
biển.
Để tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ tài nguyên, môi trường biển – đảo,
giáo viên giao cho học sinh chuẩn bị trước nội dung về ảnh hưởng của ngành
công nghiệp dầu khí đối với môi trường biển. GV định hướng cho HS sưu tầm
tài liệu theo nội dung sau:
- Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển
- Hậu quả của việc ô nhiễm đối với môi trường sinh thái, đối với hoạt
động kinh tế của con người.
- Những giải pháp khắc phục ô nhiễm.
Tiếp theo GV gọi đại diện nhóm HS lên trình bày phần sưu tầm về ảnh hưởng
của ngành công nghiệp dầu khí đối với môi trường.
Gọi các nhóm khác nhận xét phần thuyết trình của bạn.
GV tiếp tục vấn đáp
? Em có suy nghĩ gì trước sự ô nhiễm môi trường biển do ngành công nghiệp
dầu khí gây ra ?
? Phần thuyết trình của tổ 1 đã gửi đến cho chúng ta thông điệp gì ?
GV chốt: Chúng ta hãy cùng chung tay bảo vệ môi trường biển – đảo
GV gọi HS tổng kết lại bài thực hành
Như vậy, nội dung lồng ghép giáo dục bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo
đã được đưa vào ở cả hai bài tập của bài thực hành. Học sinh vừa giải quyết
được yêu cầu của hai bài tập, rèn được kĩ năng phân tích biểu đồ, sơ đồ, kĩ năng
thuyết trình, kĩ năng phân tích tổng hợp kiến thức, mà các em còn được trang
bị thêm những kiến thức về bảo vệ môi trường biển – đảo.
4. Kết quả thực nghiệm

Qua quá trình dạy học môn địa lí 9, kết quả thu được như sau
19
Về mặt kiến thức: Thông qua các phương pháp dạy học tích cực và sự hướng
dẫn, định hướng của giáo viên, học sinh được củng cố kiến thức, tích hợp nội
dung của các bài có quan hệ với nhau, có thêm nhiều kiến thức về bảo vệ tài
nguyên và môi trường biển đảo
Về mặt kĩ năng: Giờ thực hành giáo viên vẫn đảm bảo được các yêu cầu của
bài tập, thông qua việc giải quyết các bài tập học sinh phát triển, nâng cao các
kĩ năng địa lí như thu thập, xử lí thông tin, kĩ năng thuyết trình trước tập thể,
phân tích, tổng hợp kiến thức.
Về mặt thái độ tình cảm : Học sinh nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của
môi trường đối với cuộc sống của con người, có thái độ đúng đắn về vấn đề bảo
vệ tài nguyên môi trường nói chung và môi trường biển đảo nói riêng, định
hướng được những hành động của bản thân khi ứng xử với môi trường.
Cụ thể các bài thực hành của học sinh tỉ lệ khá, giỏi của năm học sau cao hơn
năm học trước.
Năm học Lớp Tỉ lệ Giỏi Tỉ lệ Khá Tỉ lệ TB Tỉ lệ Yếu
2012-2013
9A1 80 % 20 % 0 0
9A2 70 % 20 % 10 % 0
9A3 61 % 23 % 16 % 0
9A4 63 % 26 % 11 % 0
2013-2014
9A1 87 % 13 % 0 0
9A2 80 % 15 % 5 % 0
9A3 69 % 23 % 8 % 0
9A4 68 % 25 % 7 % 0
20
5. Bài học kinh nghiệm.
Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn học là việc làm cần

thiết, nhất là đối với môn Địa lí- môn học trực tiếp về môi trường tự nhiên. Để
tích hợp nội dung này vào các bài thực hành đòi hỏi sự chuẩn bị kĩ lưỡng, lựa
chọn nội dung tích hợp phù hợp với việc phát triển kĩ năng, phù hợp với nhận
thức của học sinh. Kinh nghiệm giảng dạy cho thấy học sinh hào hứng khi được
tham gia tìm tòi khám phá thế giới bên ngoài kiến thức SGK. Vì vậy việc giao
cho học sinh chuẩn bị trước những vấn đề liên quan đến môi trường biển – đảo
ở các bài thực hành về kinh tế biển tạo cơ hội cho học sinh mở rộng vốn kiến
thức, rèn luyện nhiều kĩ năng góp phần phát triển con người toàn diện đáp ứng
các yêu cầu của cuộc sống hiện đại.
21
PHẦN III - KẾT LUẬN
1. Kết luận:
Dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ tài nguyên, môi trường biển – đảo vào các
giờ thực hành địa lí 9 là cần thiết để hình thành thói quen, kĩ năng bảo vệ môi
trường biển - đảo. Kết hợp những phương pháp dạy học tích cực giáo viên sẽ
khơi gợi cho học sinh niềm say mê, hứng thú với môn học và để giờ thực hành
không còn nhàm chán, khô cứng với học sinh. Các em sẽ hòa nhập vào môi
trường thiên nhiên để hiểu và nhận thức được tầm quan trọng cũng như giá trị
của môi trường đối với cuộc sống của con người.
Để giờ thực hành có hiệu quả tốt nhất, đòi hỏi sự chuẩn bị chu đáo của cả
thầy và trò, đặc biệt người giáo viên có vai trò dẫn dắt, định hướng hoạt động
của học sinh và phát huy được khả năng tự học, khám phá tri thức và xử lí
thông tin của học sinh.
Tóm lại với nhiều phương pháp dạy học và các cách thức lồng ghép nội
dung giáo dục bảo vệ tài nguyên, môi trường biển – đảo phù hợp vào bài thực
hành sẽ giúp học sinh nhận thức sâu sắc được vai trò của cá nhân mình trước sự
thay đổi của môi trường tự nhiên, sống có trách nhiệm với môi trường và có
những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường.
2. Lời tác giả
Trong điểu kiện thời gian có hạn, trình độ còn hạn chế, trên đây chỉ là

những ý kiến chủ quan của tôi tích lũy được trong quá trình giảng dạy, không
tránh khỏi những khuyết điểm, sai sót. Vì vậy, tôi mong nhận được sự đóng góp
ý kiến từ phía đồng nghiệp để hoàn thiện hơn cho đề tài này nhằm có thể phổ
biến rộng rãi vào giảng dạy và học tập các bài thực hành của môn địa lí 9.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Hà nội, ngày 16 tháng 4 năm 2014
22
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người viết
Nguyễn Thu Hiển
23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Địa lí THCS. Phạm
Thu Phương ( chủ biên). - NXBGD
2. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS môn Địa lí. Bộ
GD&ĐT. - NXBGD
3. Tuyển chọn những bài luyện thực hành kĩ năng môn Địa lí . Đỗ Ngọc
Tiến, Phí Công Việt. - NXBGD
4. Sách giáo khoa, sách giáo viên Địa lí 9
24
MỤC LỤC
Trang
Phần một : Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 1
3. Đối tượng nghiên cứu 2
4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu 2
5. Phương pháp nghiên cứu 2

Phần hai: Nội dung 3
1- Cơ sở lí luận 3
2- Cơ sở thực tiễn 4
2.1. Thực trạng dạy và học trong giờ thực hành 4
2.2 Các biện pháp tích hợp giáo dục bảo vệ
tài nguyên môi trường biển đảo vào trong
các bài thực hành địa lí 9 5
2.2.1 Khái niệm dạy học tích hợp 5
2.2.2 Mục tiêu của tích hợp giáo dục
bảo vệ tài nguyên, môi trường
biển – đảo trong giờ thực hành địa lí 9. 5
2.2.3 Phương thức thực hiện tích hợp
giáo dục bảo vệ tài nguyên, môi trường
biển đảo trong giờ thực hành địa lí 9. 6
3- Áp dụng cụ thể biện pháp tích hợp giáo dục
bảo vệ tài nguyên, môi trường biển – đảo
trong giờ thực hành địa lí 9. 8
Bài giảng ví dụ minh họa 9
4- Kết quả thực nghiệm 14
25

×