SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THANH HÓA
Trường THPT chuyên Lam Sơn
----------- -----------
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ “VẤN ĐỀ SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TỰ
NHIÊN” CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ 12 – BAN CƠ BẢN
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Địa lí
THANH HÓA, NĂM 2017
1
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
I. MỞ ĐẦU
I.1. Lí do chọn đề tài
2
I.2. Mục đích nghiên cứu
2
I.3. Đối tượng nghiên cứu
2
I.4. Phương pháp nghiên cứu
2
II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
II.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
II.2. Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện
3
II.3. Giải pháp dạy học theo chủ đề
II.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
III.1. Kết luận
III.2. Kiến nghị
3
4
7
9
9
10
11
11
12
14
16
18
19
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
Phụ lục 2
Phụ lục 3
Phụ lục 4
Phụ lục 5
Phụ lục 6
I. MỞ ĐẦU
I.1. Lí do chọn đề tài.
Đổi mới dạy học nói chung, dạy học môn Địa lí nói riêng là nhiệm vụ rất
cần thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay học sinh ít hứng thú với môn học, học
sinh chỉ tập trung học môn học Địa lí khi chuẩn bị cho kỳ kiểm tra hoặc ôn thi.
2
Cần khẳng định rằng, mục tiêu giáo dục hiện nay của chúng ta đã bắt đầu
chuyển hướng sang chú trọng tới định hướng phát triển năng lực học sinh. Trước
đây và hiện nay, trong chương trình giảng dạy tại các trường THPT vẫn dạy theo
mô hình dạy học theo từng bài tương ứng với phương pháp dạy học truyền thống,
chủ yếu là giáo viên thuyết trình, học sinh lĩnh hội. Bản thân là một giáo viên, tôi
nhận thấy phương pháp dạy học đấy không còn phù hợp trong giai đoạn hiện nay.
Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp đa chiều, liên môn. Do
đó, hệ quả là buộc chúng ta phải xây dựng các chủ đề để tiến hành dạy học. Việc
xây dựng các chủ đề trong dạy học là mở đường cho giáo viên và học sinh tiếp cận
với kiến thức theo một hướng khác. Không phải là sự thụ động mà là chủ động của
học sinh. Không phải là sự tiếp nhận kiến thức sau khi học mà có thể là ngay khi
làm nhiệm vụ học để có thể phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo và
định hướng phát triển năng lực cho học sinh.
Từ những lý do trên, trong quá trình giảng dạy, bằng những kinh nghiệm
thực tế của bản thân, tôi đã xây dựng sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “Dạy học
theo chủ đề “Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên” chương trình địa lí 12 - Ban
cơ bản”
I.2. Mục đích nghiên cứu.
- Giúp giáo viên có nhận thức và hướng đi tích cực khi xây dựng kế hoạch dạy học
cũng như tổ chức các chuỗi hoạt động học tập của học sinh có thể thực hiện ở trên
lớp hay thực hiên ở nhà, qua đó giáo viên có thêm quỹ thời gian để ôn tập rèn kỹ
năng, củng cố kiến thức cho học sinh.
- Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ
học tập; kỹ năng tích cực, chủ động, sáng tạo hợp tác của học sinh trong việc thực
hiện các nhiệm vụ học tập; kỹ năng trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực
hiện các nhiệm vụ học tập.
I.3. Đối tượng nghiên cứu.
Sáng kiến tập trung vào nghiên cứu việc tổ chức dạy học theo chủ đề môn
địa lí lớp 12: Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên. Đối tượng thực hiện là:
- Giáo viên trong việc giảng dạy môn Địa lí.
- Học sinh trong việc học tập.
I.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Dựa vào chương trình, Chuẩn kiến thức, kĩ
năng để xây dựng kế hoạch dạy học.
- Phương pháp nghiên cứu thực tế: Thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau
(sách, báo, truy cập Internet, trải nghiệm thực tế…)
- Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp: Từ các tài liệu thu thập được kết hợp
với kiến thức trong chương trình sách giáo khoa tiến hành phân tích, xử lý để hoàn
thành kế hoạch giảng dạy.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
II.1. Cơ sở của sáng kiến kinh nghiệm.
Dạy học theo chủ đề là hình thức tìm tòi những khái niệm, tư tưởng, đơn vị
kiến thức, nội dung bài học, chủ đề,… có sự giao thoa, tương đồng lẫn nhau, dựa
trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn
học hoặc các hợp phần của môn học đó (tức là con đường tích hợp những nội dung
3
từ một số đơn vị, bài học, môn học có liên hệ với nhau) làm thành nội dung học
trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó học sinh có thể tự hoạt động
nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn.
Dạy học theo chủ đề có những ưu điểm sau:
- Học sinh là trung tâm trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, chủ động hỗ
trợ, hợp tác lĩnh hội kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Trình độ nhận thức của học sinh có thể đạt được ở mức độ cao: Phân tích, tổng
hợp, đánh giá.
- Kết thúc một chủ đề học sinh có một tổng thể kiến thức mới, tinh giản, chặt chẽ
và khác với nội dung trong sách giáo khoa.
- Kiến thức gần gũi với thức tiễn mà học sinh đang sống hơn do yêu cầu cập nhật
thông tin khi thực hiện chủ đề.
- Hiểu biết có được sau khi kết thúc chủ đề thường vượt ra ngoài khuôn khổ nội
dung cần học do quá trình tìm kiếm, xử lý thông tin ngoài nguồn tài liệu chính
thức của học sinh.
- Có thể hướng tới, bồi dưỡng các kĩ năng làm việc với thông tin, tăng khả năng
giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác giữa các thành viên để giải quyết nhiệm vụ
học tập.
II. 2. Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện
Để thực hiện kế hoạch dạy học theo chủ đề, tôi đã thực hiện các bước sau:
Bước 1: Nghiên cứu chương trình địa lí theo chuẩn, sắp xếp các tiết học có nội
dung liên quan với nhau để lập thành một chủ đề hoặc chuyên đề.
Bước 2: Từ các chủ đề đã được xác lập, tiến hành thảo luận xây dựng kế hoạch
tổng thể cho việc thiết kế tiến trình dạy học.
Bước 3: Tổ chức hoạt động dạy học
Trên cơ sở các chủ đề/chuyên đề đã được xây dựng, giáo viên tổ chức hoạt
động học tập thông qua việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ học tập với yêu cầu
sau:
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả
năng của học sinh, thể hiện ở sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành khi thực hiện
nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú
nhận thức của học sinh; đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵn sáng thực
hiện nhiệm vụ.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực
hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện
pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả, không có học sinh bị bỏ quên.
- Báo cáo kết quả và thảo luận: hình thức báo cáo phù hợp với nội dung học tập,
và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho học sinh trao đổi,
thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí những tình huống sư phạm nảy sinh
một cách hợp lí.
Bước 4. Tiến hành tổ chức dạy học trên lớp.
II.3. Giải pháp dạy học theo chủ đề.
Sau đây, tôi sẽ đưa ra một ví dụ minh họa về tiết học dạy học theo chủ đề
trong chương trình địa lí lớp 12.
CHỦ ĐỀ: VẤN ĐỀ SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TỰ NHIÊN
4
1. Tiêu đề bài dạy
Chủ đề: Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên
2. Tóm tắt bài dạy
Chủ đề “Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên” được gộp bởi 2 bài: Bài 14
và Bài 15 trong chương trình SGK Địa lí 12. Trong khuôn khổ chủ đề này, học
sinh sẽ được tìm hiểu về 4 nội dung chính:
- Nội dung 1: Vấn đề sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
- Nội dung 2: Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng tránh.
- Nội dung 3: Vấn đề bảo vệ môi trường.
- Nội dung 4: Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường.
Thông qua bài học học sinh sẽ được chủ động tham gia vào các hình
thức tổ chức hoạt động nhóm, tích cực chủ động tìm kiếm thông tin, đa dạng
hóa hoạt động báo cáo; tăng khả năng ứng dụng CNTT và trải nghiệm thực tế
trong vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường ở địa phương.
3. Lớp triển khai thực hiện
Lớp 12N, Trường THPT chuyên Lam Sơn.
4. Thời gian thực hiện
Chủ đề “ Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên” được thực hiện trong 2
tiết: 01 tiết học sinh tự nghiên cứu ở nhà; 1 tiết học trên lớp.
5. Giáo án
CHỦ ĐỀ: VẤN ĐỀ SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TỰ NHIÊN
Số tiết: 2 tiết (01 tiết học sinh tự nghiên cứu ở nhà, 01 tiết học trên lớp)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Trình bày được một số tác động tiêu cực do thiên nhiên gây ra đã phá hoại sản
xuất, gây thiệt hại về người và của (Bão, lũ, ngập úng, hạn hán, động đất)
- Phân tích được sự suy thoái tài nguyên rừng, đa dạng sinh học, đất; một số
nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm, cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường.
- Phân tích được các vấn đề bảo vệ môi trường.
- Trình bày được chiến lược, chính sách về tài nguyên và môi trường của Việt Nam
2. Kỹ năng
- Phân tích bảng số liệu, biểu đồ, đánh giá nhận xét.
- Vận dụng các biện pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường ở địa phương.
- Viết và trình bày báo cáo.
3. Thái độ: Có ý thức trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực sử dụng CNTT
- Năng lực hợp tác
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực tự học
- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
- Năng lực sử dụng hình ảnh, bản đồ, video,…
II. Bảng mô tả các năng lực cần phát triển
Nội dung chủ
đề
Nhận biết
Thông hiểu
5
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Nội dung 1:
Vấn đề sử
dụng và bảo
vệ tài nguyên
Suy giảm tài
nguyên rừng, số
lượng loài động
vật và thực vật;
hiện trạng sử
dụng đất
Sự suy giảm của
các tài nguyên ảnh
hưởng đến môi
trường và đời sống
con người như thế
nào
Nhận xét bảng số
liệu thống kê để rút
ra nhận xét cần
thiết về hiện trạng
sử dụng tài nguyên
Nội dung 2:
Một số thiên
tai chủ yếu và
biện
pháp
phòng chống
Nhận biết được Hậu quả của thiên
một số thiên tai tai đối với đời
chủ yếu ở nước sống, sản xuất.
ta
- Xây dựng được
sơ đồ tư duy về các
thiên tai ở Việt
Nam.
- Năng lực học tập
tại thực địa (Khảo
sát, thu thập, xử lý
số liệu về các thiên
tai ở địa phương)
Nguyên nhân dẫn
đến tình trạng mất
cân bằng môi
trường sinh thái
Nội dung 3: Khái niệm:
Vấn đề bảo vệ - Ô nhiễm môi
môi trường
trường
- Ô nhiễm nước
Ô
nhiễm
Không khí
Nội dung 4: Trình bày các
Chiến
lược chiến lược quốc
quốc gia về gia về bảo vệ
bảo vệ tài tài nguyên và
nguyên và môi môi môi trường.
trường.
Hiểu tình trạng ô
nhiễm môi trường
và mất cân bằng
môi trường sinh
thái
Năng lực tư duy
tổng hợp theo lãnh
thổ:(Đưa ra được
nguyên nhân, các
giải pháp và hành
động cụ thể để bảo
vệ môi trường).
- Năng lực tư duy
tổng hợp theo lãnh
thổ (Đưa ra các
giải pháp phòng
chống thiên tai ở
địa phương)
- Đưa ra các giải
pháp bảo vệ tài
nguyên môi trường
ở địa phương.
Luật bảo vệ môi - Sử dụng video
trường của nhà đưa ra các hành
nước
động “Nên hay
không nên” trong
bảo vệ môi trường
III. Hoạt động dạy học
1. Hoạt động học tập ở nhà
a. Giáo viên
1. Lựa chọn các nội dung của bài học để học sinh tự tìm hiểu ở nhà, không thảo
luận trên lớp. Giáo viên thu sản phẩm để chấm điểm:
- Hệ thống rừng đặc dụng và vai trò
- Vườn quốc gia và vai trò
- Khái niệm về ô nhiễm môi trường
- Khái niệm ô nhiễm nước
- Khái niệm ô nhiễm không khí.
- Tình hình sử dụng các tài nguyên: Nước, Biển, Khí hậu, Khoáng sản.
- Các biện pháp bảo vệ tài nguyên và phòng chống thiên tai ở huyện Kim Sơn.
2. Chia các nhóm học tập.
3. Ký kết hợp đồng học tập với nhóm trưởng các nhóm (theo phụ lục 1)
4. Giáo viên thiết kế các phiếu học tập để các nhóm tự tìm hiểu ở nhà.
- Tất cả các nhóm cùng nghiên cứu nội dung chủ đề theo hướng dẫn của phiếu
học tập (theo phụ lục 2,3,4).
- Giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm chuyên sâu về một nội dung của chủ đề.
- Giáo viên giúp đỡ học sinh của các nhóm nếu các nhóm có yêu cầu.
5. Chuẩn bị các thiết bị đồ dùng dạy học
- Thông tin phản hồi phiếu học tập (Theo phụ lục 2,3,4)
6
- Máy chiếu
- Giáo án điện tử.
b. Học sinh
- Sau khi ký kết hợp đồng học tập với giáo viên, các nhóm tiến hành thảo luận các
nội dung cần nghiên cứu. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ.
- Nghiên cứu sách giáo khoa, tra cứu các tài liệu liên quan trên mạng, sách báo để
hoàn thiện phiếu học tập.
- Chuẩn bị nội dung chuyên sâu để báo cáo trên lớp. Báo cáo các nhóm có thể
trình bày dưới nhiều hình thức: powerpoint, văn bản đánh máy, tiểu phẩm, sơ đồ
tư duy….
2. Hoạt động học tập trên lớp
* Khởi động:
- GV yêu cầu học sinh quan sát video về Môi trường => Yêu cầu các nhóm
đưa ra các khẩu hiệu về môi trường liên quan đến đoạn video.
- Nhóm nào đưa ra khẩu hiệu gần đáp án nhất sẽ được phần thưởng. GV đưa
kết quả và dẫn dắt vào bài.
* Nội dung tiết học:
Tuần trước cô giáo đã giao nhiệm vụ cho các nhóm về nhà nghiên cứu trước
bài 14,15, tiết hôm nay các nhóm sẽ trình bày kết quả nghiên cứu trên lớp, các
nhóm còn lại sẽ có ý kiến nhận xét trao đổi. Cô giáo sẽ lắng nghe các nhóm thảo
luận nếu cần thiết cô giáo sẽ bổ sung.
Vì thời gian trình bày kết quả chỉ có khoảng 40 phút nên mỗi nhóm chỉ có 5
phút trình bày và 5 phút thảo luận.
Sau đây đại diện các nhóm lên trình bày sản phẩm theo thứ tự từ nhóm 1
đến nhóm 3. Trong quá trình các nhóm lên trình bày kết quả tự nghiên cứu, các
thành viên còn lại của nhóm và các nhóm khác lắng nghe, từng cá nhân sẽ cho
điểm đánh giá nhóm trình bày vào phiếu đánh giá (theo phụ lục 5). Các em sẽ tự
ghi những nội dung cần thiết vào vở.
* Kết thúc tiết học
- Củng cố kiến thức.
- Giáo viên nhận xét đánh giá kết quả làm việc của các nhóm, hướng dẫn
các nhóm thống kê kết quả phiếu đánh giá cá nhân vào bảng điểm thống nhất
(Theo phụ lục 6); hướng dẫn nội dung học tập của tiết sau.
IV. Câu hỏi/bài tập kiểm tra đánh giá chủ đề.
- Phần câu hỏi bài tập kiểm tra đánh giá theo chủ đề có thể được thực hiện
trên lớp hoặc được biên soạn sử dụng trong tiết kiểm tra 15 phút hoặc 1 tiết theo
hình thức câu hỏi trắc nghiệm. Ví dụ:
Dựa vào hiểu biết của bản thân và kiến thức đã học, Anh (chị) hãy trả lời
các câu hỏi sau:
Câu 1: Em có sẵn sàng tham gia vào các tổ chức phi chính phủ về các vấn đề môi
trường trên Thế giới hay không?
Có
Không
Câu 2: Khi phát hiện các hoạt động săn bắn, mua bán động vật trái phép em sẽ:
7
Coi như không biết
Giận dữ
Báo cơ quan
chức năng
Câu 3: Em đã từng sử dụng hay có ý định sử dụng các sản phẩm từ động vật
hoang dã hay chưa?
Đã sử dụng
Chưa sử dụng
Có ý định
Có ý định nhưng chưa sử dụng
Câu 4: Bảo vệ Môi trường là trách nhiệm của ai?
Của mỗi cá nhân
Các cơ quan chức năng
Các nước phát triển
Câu 5: Theo em bảo vệ môi trường được thể hiện bằng những hành động cụ thể
nào?
Câu 6: Tại sao nói trong bảo vệ môi trường cần “Tư duy toàn cầu, hành động địa
phương”?
II.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
1. Hiệu quả kinh tế
Môn Địa lí lớp 12 nằm trong chỉnh thể các môn ôn thi tốt nghiệp THPTQG.
Thực tế hiện nay, với cách dạy học truyền thống là học theo từng bài với thời
lượng hạn chế, khi học sinh bước vào ôn thi THPTQG có những năm kiến thức
dạy trên lớp chưa xong, khoảng thời gian ôn thi lại phải dành cho thời gian “chạy”
chương trình. Và như vậy, mô hình chung thời lượng ôn thi sẽ phải kéo dài ra.
Trong khi đó, với việc dạy học theo chủ đề, bên cạnh việc cấu trúc lại nội dung
môn học một cách logic, chủ đề còn chủ động cấu trúc lại thời gian học. Ví dụ:
Thay vì trước đây mất 2 tiết học bài 14 và bài 15, thì nay với chủ đề “Vấn đề sử
dụng và bảo vệ tự nhiên”, thời gian học trên lớp chỉ còn 1 tiết, còn 1 tiết học sinh
sẽ tự nghiên cứu ở nhà. Vậy với khung phân phối chương trình không đổi, các tiết
dạy học theo chủ đề vừa hệ thống được những kiến thức trọng tâm, vừa đảm bảo
hoàn thành chương trình trước khi học sinh bước vào ôn tập. Thêm vào đó, với
thời gian còn lại học sinh các khối, đặc biệt là học sinh lớp 12 sẽ có khoảng thời
gian ôn tập dài hơn, giúp các em củng cố kiến thức vững chắc trước khi bước vào
kỳ thi lớn.
2. Hiệu quả xã hội
Dạy học theo chủ đề khi so sánh với dạy học theo cách tiếp cận truyền
thống hiện nay, đã thu được những hiệu quả sau trong công tác giáo dục tại các
trường THPT:
- Học sinh là trung tâm trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, chủ động
hỗ trợ, hợp tác lĩnh hội kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Dạy học theo chủ đề hướng tới các mục tiêu: chiếm lĩnh nội dung kiến
thức, rèn luyện các kĩ năng quan sát, thu thập thông tin, dữ liệu; xử lý (so sánh,
sắp xếp, phân loại, liên hệ…thông tin); suy luận, áp dụng thực tiễn.
- Dạy học theo một chủ đề được tổ chức lại theo hướng tích hợp từ một
phần trong chương trình học.
- Kiến thức thu được là các khái niệm trong một mối liên hệ mạng lưới với
nhau.
- Trình độ nhận thức có thể đạt được ở mức độ cao: Phân tích, tổng hợp,
đánh giá.
8
- Kết thúc một chủ đề học sinh có một tổng thể kiến thức mới, tinh giản,
chặt chẽ và khác với nội dung trong sách giáo khoa.
- Kiến thức gần gũi với thức tiễn mà học sinh đang sống hơn do yêu cầu cập
nhật thông tin khi thực hiện chủ đề.
- Hiểu biết có được sau khi kết thúc chủ đề thường vượt ra ngoài khuôn khổ
nội dung cần học do quá trình tìm kiếm, xử lý thông tin ngoài nguồn tài liệu chính
thức của học sinh.
- Có thể hướng tới, bồi dưỡng các kĩ năng làm việc với thông tin, tăng khả
năng giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác giữa các thành viên để giải quyết nhiệm
vụ học tập. Thực chất, đó chính là việc hình thành và trang bị những năng lực phát
triển của học sinh.
3. Hiệu quả của tiết dạy thực nghiệm
Kết quả thực nghiệm của tác giả với lớp thực nghiệm là lớp 12N, lớp đối
chứng là lớp 12P trong năm học 2016 - 2017.
+ Đối với lớp thực nghiệm: Tác giả dạy theo chủ đề “Vấn đề sử dụng và bảo
vệ tự nhiên”
+ Ở lớp đối chứng: tác giả dạy theo 2 bài học: Bài 14 và Bài 15 theo phân
phối chương trình Sách giáo khoa
* Về mức độ gây hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập
Lớp
Hiệu quả
12N
12P
Số ý kiến
Tỉ lệ (%)
Rất hứng thú
19
82%
Hứng thú
3
12%
Không hứng thú
2
6%
Rất hứng thú
1
6%
Hứng thú
2
12%
Không hứng thú
13
82%
* Điểm bài trắc nghiệm, đơn vị: %
Xếp loại
học sinh
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Tổng
12N
Số học sinh
15
16
3
0
34
12P
Tỉ lệ (%)
44,1
47,1
8,8
0
100
Số học sinh
9
21
8
0
34
Tỉ lệ (%)
23,7
55,3
21
0
100
Qua bảng trên cho thấy phương pháp dạy học theo chủ đề có hiệu quả rất
cao, không những gây hứng thú cho học sinh mà còn giúp các em chủ động trong
quá trình lĩnh hội kiến thức, tránh tình trạng học thu động, theo lý thuyết đồng thời
phát huy tính tích cực tư duy, sáng tạo trong học sinh. Sau khi sử dụng phương
pháp này, kết quả học tập của các em được nâng cao rõ rệt.
* Về việc hình thành và phát triển năng lực
9
Thông qua việc dạy học theo chủ đề có sử dụng kiến thức liên môn, học
sinh có khả năng phát triển năng lực hơn so với việc học theo bài với kiến thức các
môn độc lập như trước đây.
Biểu đồ: Tỷ lệ năng lực phát triển của học sinh
%
Trong đó:
1. Năng lực sử dụng CNTT
2. Năng lực hợp tác
3. Năng lực giao tiếp
4. Năng lực tự học
5. Năng lực Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
6. Năng lực sử dụng hình ảnh, bản đồ, video,…
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
III.1. Kết luận.
Thông qua dạy học theo chủ đề, việc học của học sinh thực sự có giá trị vì
nó kết nối với thực tế và rèn luyện được nhiều kĩ năng hoạt động và kĩ năng sống.
Học sinh cũng được tạo điều kiện minh họa kiến thức mình vừa nhận được và
đánh giá mình học được bao nhiêu và giao tiếp tốt như thế nào.Với cách tiếp cận
này, vai trò của giáo viên chỉ là người hướng dẫn, chỉ bảo thay vì quản lý trực tiếp
học sinh làm việc.
Dạy học theo chủ đề ở bậc trung học là sự cố gắng tăng cường tích hợp kiến
thức, làm cho kiến thức có mối liên hệ mạng lưới nhiều chiều; là sự tích hợp vào
nội dung những ứng dụng kĩ thuật và đời sống thông dụng làm cho nội dung học
có ý nghĩa hơn, hấp dẫn hơn. Có thể nói, việc áp dụng mô hình dạy học theo chủ
đề như là luồng gió mới, “thổi hơi thở” của cuộc sống vào những kiến thức cổ
điển, hàn lâm, nâng cao chất lượng “cuộc sống thật” trong các bài học.
10
Tôi đã thiết kế một giáo án cụ thể theo hướng dạy học theo chủ đề. Đồng
thời, tôi cũng đã tiến hành thực nghiệm sư phạm tại một trường phổ thông và kết
quả đạt được theo hướng tích cực.
III.2. Một số kiến nghị.
Trên cơ sở kết quả đã đạt được và những khó khăn, tồn tại, tôi xin đưa ra
một số giải pháp để thực hiện tốt hơn kế hoạch dạy học theo chủ đề:
- Một là, Sở GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo và tạo điều kiện cho các trường phổ
thông thực hiện nhiều chuyên đề địa lí hơn nữa để giáo viên được tham dự, học
hỏi kinh nghiệm, nâng cao năng lực tổ chức và năng lực chuyên môn.
- Hai là, Ban giám hiệu nhà trường tiếp tục quan tâm, chỉ đạo, tạo mọi điều
kiện về cơ sở vật chất, thiết bị để giáo viên và học sinh có cơ hội trải nghiệm thực
tế, học sinh có cơ hội phát huy những năng khiếu của bản thân, được tự khẳng
định mình trong việc tìm tòi kiến thức.
- Ba là, giáo viên tiếp tục lựa chọn các nội dung bài học có thể tỏ chức dạy
học theo chủ đề/chuyên đề vào giảng dạy với các hình thức học tập đa dạng để có
thêm kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.
- Bốn là, học sinh cần tích cực, chủ động hơn nữa trong việc tham gia thiết
kế hoạt động học tập, tìm hiểu tài liệu và hoạt động nhóm.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hoá, ngày 25 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Tác giả đề tài
Nguyễn Thị Hồng
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
HỢP ĐỒNG HỌC TẬP
Học sinh tìm hiểu chủ đề: Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên Việt Nam
Nhóm:………………………Lớp:…………..Trường:…………………………………
Thông tin thành viên
Họ và tên GV
Họ và tên HS
1.
2.
…..
Chức vụ
1. Mục tiêu
* Kiến thức
11
- Trình bày được một số tác động tiêu cực do thiên nhiên gây ra đã phá hoại
sản xuất, gây thiệt hại về người và của (Bão, lũ, ngập úng, hạn hán, động đất)
- Phân tích được sự suy thoái tài nguyên rừng, đa dạng sinh học, đất; một số
nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm, cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường.
- Phân tích được các vấn đề bảo vệ môi trường.
- Trình bày được chiến lược, chính sách về tài nguyên và môi trường của
Việt Nam
* Kỹ năng
- Phân tích bảng số liệu, đánh giá nhận xét.
- Vận dụng các biện pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường ở địa phương.
- Viết và trình bày báo cáo.
- Kỹ năng nhập vai: Các táo tài nguyên, ngọc hoàng....
* Thái độ
- Có ý thức trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường.
2. Học sinh đạt được mục tiêu bằng cách
- Tìm hiểu các nguồn tư liệu từ các nguồn khác nhau.
- Thực hiện nhiệm vụ được giao đúng yêu cầu và tiến độ.
3. Trách nhiệm của học sinh
- Xác định nội dung nghiên cứu theo các phiếu học tập và sự chỉ dẫn của
giáo viên.
- Báo cáo các kế hoạch làm việc theo đúng tiến độ. Hợp tác cùng các bạn
thực hiện nhiệm vụ.
- Hoàn thành các sản phẩm theo yêu cầu sau đó báo cáo trước lớp.
4. Trách nhiệm của giáo viên
- Hướng dẫn học sinh lập kế hoạch nhóm, kế hoạch làm việc của cả lớp
trong thời gian thực hiện chủ đề.
- Theo dõi, đôn đốc học sinh, định kì kiểm tra tiến độ thực hiện, giải đáp
thắc mắc cho học sinh.
5. Sản phẩm học tập
- Báo cáo dưới dạng bản in trên giấy A4, dưới dạng file Word.
- Báo cáo trình chiếu trong buổi thảo luận, bằng phầm mềm
PowerPoint,violet,prezi,…
- Các ấn phẩm khác: tranh ảnh, phim video…
6. Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ
Căn cứ vào các báo cáo kết quả học tập của từng nhóm và kết quả trình bày
sản phẩm trên lớp.
…., ngày……..tháng…….năm……
Kí duyệt của TTCM
Chữ kí của giáo viên
Phụ lục 2
PHIẾU HỌC TẬP
Tìm hiểu về vấn đề sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
1. Dựa vào bảng 14.1 trong sách giáo khoa , kết hợp với biểu đồ diện tích rừng
nước ta (Trang bản đồ Lâm Nghiệp – Atlat địa lý Việt Nam) nhận xét sự biến động
tài nguyên rừng, tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp khắc phục.
12
2. Dựa vào bảng 14.2 sách giáo khoa, Em có nhận xét gì về thành phần loài động
vật thực vật ở nước ta, nguyên nhân và các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học.
3. Phân tích hiện trạng sử dụng đất ở nước ta. Những biểu hiện suy thoái đất ở
đồng bằng, ở miền đồi núi. Nêu các biện pháp bảo vệ đất đồi núi và cải tạo đất ở
đồng bằng.
4. Dựa vào hiểu biết và sách giáo khoa hoàn thiện bảng sau:
Tài nguyên
Nước
Khoáng sản
Du lịch
Khí hậu
Biển
Tình hình sử dụng
Các biện pháp bảo vệ
THÔNG TIN PHẢN HỒI PHIẾU HỌC TẬP
Nội dung 1: Tìm hiểu vấn đề sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
1. Vấn đề sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật.
a)Tài nguyên rừng
* Sự biến động tài nguyên rừng:
- TN rừng nước ta đang bị suy giảm về số lượng và suy thoái về chất lượng.
- Về số lượng: Từ năm 1943 đến nay, tổng diện tích rừng của nước ta có sự
biến động qua các năm(DC).
-Về chất lượng: Mặc dù tổng diện tích rừng đang tăng lên, nhưng tài nguyên
rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng chưa thể phục hồi. Hiện nay có khoảng
70% diện tích rừng là rừng nghèo và rừng mới phục hồi.
* Nguyên nhân:
- Sự khai thác bừa bãi của con người, đốt rừng làm nương rẫy,…
- Cháy rừng, chiến tranh,…..
* Giải pháp:
- Nâng cao độ che phủ rừng từ 40% lên 45-50%.
- Tăng cường sự quản lý của nhà nước về quy hoạch, bảo vệ và phát triển
đối với 3 loại rừng.
- Triển khai luật bảo vệ và phát triển rừng.
- Giao đất giao rừng cho nhân dân.
b) Đa dạng sinh học
* Nhận xét về thành phần loài động thực vật nước ta:
- Sinh vật nước ta có tính đa dạng sinh học cao: có 14500 loài thực vật, 300
loài thú, 830 loài chim, 400 loài bò sát lưỡng cư, hơn 2000 loài cá.
- Sinh vật nước ta đang bị suy giảm, nhiều loài đứng trước nguy cơ tuyệt
chủng (DC)
* Nguyên nhân:
- Khai thác rừng bừa bãi; săn bắn động vật trái phép.
- Cháy rừng, ô nhiễm môi trường
* Biện pháp
- Xây dựng và mở rộng hệ thống các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên
nhiên.
13
- Ban hành sách đỏ Việt Nam
- Ban hành các quy định khai thác.
2. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất.
* Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất:
- Theo số liệu thống kê đến năm 2014: cả nước có khoảng 15,8 triệu ha đất
có rừng; 10,2 triệu ha đất sử dụng trong nông nghiệp; chỉ có 2,4 triệu ha đất chưa
sử dụng.
- Bình quân đất nông nghiệp: 0,1ha/người.
- Trong số 2,4 triệu ha đất chưa sử dụng thì ở đồng bằng chỉ còn 224 nghìn
ha, còn lại hơn 2 triệu ha đất đồi núi bị hoang hóa nặng.
* Biểu hiện suy thoái đất:
- Diện tích đất bị suy thoái còn lớn.
- 9,3 triệu ha đất có nguy cơ hoang mạc hóa.
- Ô nhiễm tài nguyên đất đến mức báo động.
* Biện pháp
- Đồi núi:
+ Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác hợp lý.
+ Cải tạo đất hoang đất đồi trọc bằng các biện pháp nông – lâm kết hợp.
+ Bảo vệ rừng và đất rừng.
+ Định canh, định cư cho đồng bào dân tộc.
- Đồng bằng:
+ Có biện pháp quản lý chặt chẽ và kế hoạch mở rộng diện tích đất nông
nghiệp.
+ Áp dụng các biện pháp thâm canh, nâng cao hệ số sử dụng đất.
+ Bón phân cải tạo đất.
+ Hạn chế ô nhiễm môi trường đất.
3. Sử dụng và bảo vệ các tài nguyên khác
Tài nguyên
Nước
Khoáng sản
Du lịch
Khí hậu
Biển
Tình hình sử dụng
- Gia tăng các hiện tượng ngập
lụt vào mùa mưa; thiếu nước vào
mùa khô.
- Ô nhiễm môi trường nước
- Khai thác khoáng sản bừa bãi.
- Nhiều loại khoáng sản đang dần
cạn kiệt
- Nhiều tài nguyên du lịch đang
được khai thác hiệu quả.
- Tình trạng ô nhiễm tài nguyên,
suy giảm tài nguyên do hoạt động
khai thác không hợp lý
- Gia tăng các thiên tai
Các biện pháp bảo vệ
- Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài
nguyên nước.
- phòng chống ô nhiễm nước.
- Có biện pháp khai thác hợp lý.
- Đảm bảo khai thác với bảo vệ môi
trường.
- Bảo tồn, tôn tạo các giá trị tài nguyên
du lịch.
- Bảo vệ cảnh quan du lịch.
- Phát triển du lịch sinh thái.
- Khai thác các giá trị kinh tế: Du lịch,
nông nghiệp,…
- Hạn chế các tác động tiêu cực của con
người đến tầng khí quyển.
- Giá trị kinh tế biển được phát - Khai thác hiệu quả tài nguyên biển
huy.
đảo.
- Ô nhiễm môi trường biển
- Đảm bảo hoạt động khai thác gắn liền
với bảo vệ môi trường biển.
14
Phụ lục 3
PHIẾU HỌC TẬP
Tìm hiểu một số thiên tai ở nước ta
1. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam phần Bản đồ khí hậu chung (Trang 9), kết hợp
với nội dung mục 2.a bài 15 (SGK trang 62) và hiểu biết của mình, trình bày hoạt
động của bão, nguyên nhân, hậu quả và biện pháp phòng tránh.
2. Dựa vào hiểu biết và nội dung mục 2.b;2.c; 2.d; 2.đ (Bài 15 SGK trang 64),
hoàn thiện bảng sau:
Thiên tai
Thời gian
Khu vực xảy
ra
Nguyên nhân
Hậu quả
Biện pháp
Ngập lụt
Lũ quét
Hạn hán
Động đất
THÔNG TIN PHẢN HỒI PHIẾU HỌC TẬP
Nội dung 2: Tìm hiểu một số thiên tai ở nước ta
1. Bão.
* Hoạt động của bão ở Việt nam
- Thời gian hoạt động từ tháng VI, kết thúc vào tháng XI. Đặc biệt là các
tháng IX và VIII,X (Chiếm 70% tổng số cơn bão trong năm)
- Mùa bão chậm dần từ bắc vào nam.
- Bão hoạt động mạnh nhất ở ven biển Trung Bộ. Nam Bộ ít chịu ảnh hưởng của
bão.
- TB mỗi năm có 9-10 trận bão, trong đó có 3-4 cơn bão đổ bộ trực tiếp vào
nước ta.
* Hậu quả của bão:
- Mưa lớn trên diện rộng (300 - 400mm),
-Thủy triều dâng cao làm ngập mặn vùng ven biển.
- Gió mạnh làm lật úp tàu thuyền, tàn phá nhà cửa, cầu cống,…
- Ô nhiễm môi trường gây dịch bệnh.
* Biện pháp phòng chống bão:
- Dự báo chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của cơn
bão.
- Thông báo cho tàu thuyền đánh cá trở về đất liền.
- Củng cố hệ thống đê kè ven biển.
- Sơ tán dân khi có bão mạnh.
- Chống lũ lụt ở đồng bằng, chống xói mòn lũ quét ở miền núi.
2. Các thiên tai khác
Thiên tai
Ngập lụt
Thời gian
Khu vực xảy
ra
Mùa mưa (từ ĐBSH
và
tháng 5 đến ĐBSCL, hạ lưu
tháng
10). các sông ở miền
Nguyên
nhân
- Địa hình
thấp.
- Mưa nhiều,
15
Hậu quả
Biện pháp
Phá huỷ mùa - Xây dựng đê
màng,
tắc điều, hệ thống
nghẽn giao thuỷ lợi.
Lũ quét
Riêng Duyên
hải
miền
Trung
từ
tháng 9 đến
tháng 12)
Tháng 06-10 ở
miền
Bắc.
Tháng 10-12 ở
miền Trung.
Trung.
tập trung theo thông,
ô
mùa.
nhiễm môi
- Ảnh hưởng trường…
của thuỷ triều.
Xảy ra đột - Địa hình dốc.
ngột ở miền - Mưa nhiều,
núi
tập trung theo
mùa.
- Rừng bị chặt
phá.
Hạn hán
Mùa
khô Nhiều
địa - Mưa ít.
(tháng 11-4).
phương, đặc - Cân bằng
biệt là cực ẩm <0.
nam trung bộ
Động đất
Không
định
Thiệt hại về
tính mạng và
tài sản của
dân cư.
Mất
mùa,
cháy rừng,
thiếu nước
cho sản xuất
và sinh hoạt.
cố Ở nhiều khu - Hoạt động - Đe dọa tính
vực,
mạnh địa chất.
mạng,
tàn
nhất ở vùng
phá
của
núi Tây Bắc
cải…
- Trồng rừng,
quản lý và sử
dụng đất đai hợp
lý.
- Canh tác hiệu
quả trên đất
dốc.
- Quy hoạch
các điểm dân
cư.
- Trồng rừng.
- Xây dựng hệ
thống thuỷ lợi.
- Trồng cây chịu
hạn.
- Dự báo chính
xác thời gian
và tâm chấn.
Phụ lục 4
PHIẾU HỌC TẬP
Tìm hiểu vấn đề bảo vệ môi trường và chiến lược quốc gia bảo vệ tài nguyên
và môi trường.
1. Dựa vào hiểu biết và nội dung mục 1 bài 15 (SGK trang 62), trả lời các câu hỏi
sau:
a. Vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường của nước ta hiện nay:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
b. Lấy ví dụ chứng minh sự mất cân bằng môi trường sinh thái, nguyên nhân mất
cân bằng sinh thái.
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
c. Khái niệm về ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm
đất. Nguyên nhân và giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
16
2. Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường.
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
3. Dựa vào các câu trả lời trên hãy hoàn thành sơ đồ sau về các vấn đề bảo vệ môi
trường ở nước ta.
CÁC VẤN ĐỀ MÔI
TRƯỜNG
Nguyên nhân:
…………………………………………
…………………………………………
………………………
Biện pháp:
…………………………………………
…
…………………………………………
……………...
17
THÔNG TIN PHẢN HỒI PHIẾU HỌC TẬP
Nội dung 3 + 4: Tìm hiểu vấn đề bảo vệ môi trường; chiến lược quốc gia về
bảo vệ tài nguyên và môi trường
1. Bảo vệ môi trường
a) Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường.
Ví dụ: Phá rừng -> phá vỡ cân bằng sinh thái-> Hậu quả:
+ Đất xói mòn rửa trôi
+ Hạ thấp mực nước ngầm
+ Tăng tốc độ dòng chảy của sông về mùa lũ
+ Làm KH Trái Đất nóng lên
+ Mất nơi sinh sống của nhiều loài động vật, thực vật.
b) Tình trạng ô nhiễm môi trường
+ Ô nhiễm môi trường: là sự xuất hiện các chất lạ trong môi trường gây tác
hại cho con người và các sinh vật khác.
+ Ô nhiễm nước: là sự biến đổi chất lượng nước, làm ô nhiễm nước và gây
nguy hiểm cho con người cho sản xuất (…) và cho động vật nuôi và động vật
hoang dã.
+ Ô nhiễm không khí: là do chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng thành phần
không khí làm cho không khí không sạch hoặc gây ra mùi khó chịu, giảm tầm nhìn
xa.
+ Ô nhiễm đất: đất bị suy thoái do chất thải công nghiệp, nông nghiệp, đô
thị…làm ô nhiễm nước, gây độc hại cho cây trồng, vật nuôi, chất lượng nông sản,
sức khỏe con người…
+ Nguyên nhân: Do hoạt động kinh tế của con người (…), sinh hoạt của
con người (…), do tự nhiên (…)
c) Giải pháp
+ Xây dựng các công trình xử lý chất thải, nước thải trong các nhà máy.
+ Sử dụng năng lượng sạch, tránh khai thác tài nguyên quá mức.
+ Đổ chất thải đúng nơi quy định.
+ Sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường.
+ Hợp tác quốc tế và khu vực trong vấn đề bảo vệ tài nguyên và môi trường.
2. Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường
- Duy trì các hệ sinh thái và các quá trình sinh thái chủ yếu, có ý nghĩa
quyết định đến đời sống con người.
- Đảm bảo sự giàu có của đất nước về vốn gen các loài nuôi trồng cũng như
các loài hoang dại, có liên quan đến lợi ích lâu dài của nhân dân Việt Nam và của
cả nhân loại.
- Đảm bảo việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều
khiển việc sử dụng trong giới hạn có thể phục hồi được.
- Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu về đời sống con
người.
- Phấn đấu đạt tới trạng thái ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử
dụng hợp lý các tài nguyên tự nhiên.
- Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, kiểm soát và cải tạo môi trường.
18
3. Dựa vào các câu trả lời trên hãy hoàn thành sơ đồ sau về các vấn đề bảo vệ
môi trường ở nước ta.
CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG
Mất cân bằng sinh
thái môi trường
Gia
tăng
các
thiên
tai
Ô nhiễm môi trường
Biến
đổi thất
thường
của thời
tiết khí
hậu
Nước
Không
khí
Đất
Nguyên nhân:
- Việc sử dụng và khai thác tự nhiên quá mức của
con người.
- Do chất thải trong sản xuất và sinh hoạt
Giải pháp: - Sử dụng tài nguyên hợp lý, lâu bền
- Đảm bảo chất lượng môi trường sống
Phụ lục 5
PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÀI BÁO CÁO CỦA CÁC NHÓM
Nhóm thực hiện:…………………………………………………………………..
Nội dung nhóm trình bày:…………………………………………………………
Họ và tên người đánh giá:…………………………Nhóm:………………………
(Đánh giá mỗi tiêu chí theo mức thang điểm 10)
Tiêu chí
Bố cục
Nội dung
Hình thức
Trình bày
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Yêu cầu
Tiêu đề rõ ràng, hợp lý
Bố cục chặt chẽ, logic
Nội dung phù hợp với tiêu đề
Nội dung chính rõ ràng, khoa học
Xác định được kiến thức cơ bản trọng tâm
Có liên hệ với thực tiễn
Sử dụng thông tin chính xác
Các ý chính có sự liên kết
Thiết kế sáng tạo, hấp dẫn, sinh động
Phông chữ, cỡ chữ, trang phục…hợp lý
Hiệu ứng hình ảnh, âm thanh dễ nhìn, dễ
nghe.
Giọng nói rõ 19ang, khúc triết
Phối hợp nhịp nhàng giữa thuyết giảng và
trình chiếu
Phân bố thời gian hợp lý
Cách dẫn dắt vấn đề thu hút sự chú ý của
19
Điểm
Giải thích
16
17
18
Tổ chức
tương tác
phản biện
Tổng điểm
19
20
người nghe
Tốc độ trình bày vừa phải hợp lý
Ngôn ngữ diễn đạt dễ hiểu, phù hợp với
lứa tuổi
Có giao tiếp bằng ánh mắt với người tham
dự
Trả lời các câu hỏi thêm của người dự
Có nhiều học sinh trong nhóm tham gia
thảo luận
Điểm trung bình:………………………………(Cộng tổng điểm chia cho 20)
Chữ ký người đánh giá
Phụ lục 6
BẢNG ĐIỂM TỔNG HỢP SAU ĐÁNH GIÁ
Nhóm đánh giá:…………………………………………………………………..
STT
Điểm
Nhóm……
Tên thành viên
Nhóm…..
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
Tổng điểm
Điểm trung bình
( Điểm trung bình bằng tổng điểm chia cho số thành viên của nhóm tham gia đánh
giá)
Chữ ký Thư ký
Chữ ký Nhóm trưởng
20
21