Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Hướng dẫn học sinh cách học và làm bài thi trắc nghiệm môn địa lý lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.26 KB, 21 trang )

I. MỞ ĐẦU

1.1. Lí do chọn đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, ngành giáo dục đang đổi mới căn bản và toàn
diện về phương pháp dạy và học. Đã có rất nhiều các buổi tập huấn dành cho
giáo viên trung học phổ thông nhằm tiếp cận các phương pháp đổi mới trong
giảng dạy và kiểm tra đánh giá. Mỗi giáo viên sau khi được tập huấn đều nhanh
chóng thay đổi cách giảng dạy và kiểm tra đánh giá nhằm tiếp cận với xu thế
mới của ngành. Đặc biệt sau khi Bộ Giáo Dục và Đào Tạo công bố dự thảo về
phương án thi tốt nghiệp phổ thông quốc gia và tuyển sinh Đại học - Cao đẳng
năm 2017, đã có nhiều giáo viên rất lo lắng về cách giảng dạy như thế nào để
học sinh có thể hiểu và vận dụng được kiến thức áp dụng trong khi thi trắc
nghiệm vì kiến thức thi trắc nghiệm rất rộng, với những chi tiết rất nhỏ, số lượng
câu hỏi nhiều trong khi thời gian làm bài ít điều đó khác hẳn với hình thức thi tự
luận cũ. Để tiếp cận với cách thức thi mới, Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa đã
mở các đợt tập huấn về kỹ năng xây dựng ma trận, biên soạn câu hỏi, bài tập đề
kiểm tra, đề thi trung học phổ thông quốc gia”
Trên cơ sở tập huấn, các giáo viên đã phần nào yên tâm hơn với hình thức
mới, vì biết được cách làm ma trận và cách ra đề trắc nghiệm như: cách ra câu
dẫn để chọn các câu trả lời cũng như các phương án trả lời …Từ đó sẽ rút ra
được cách giảng dạy và hướng dẫn cho học sinh cách làm bài thi trắc nghiệm
như thế nào để đạt hiểu quả cao. Bản thân tôi cũng vậy, sau quá trình nghiên
cứu, học hỏi tôi cũng tự tìm ra cho mình một phương pháp giảng dạy để tiếp cận
với hình thức thi mới. Rút ra kinh nghiệm từ quá trình giảng dạy, tôi mong muốn
được chia sẻ tới các đồng nghiệp đề tài “Hướng dẫn học sinh cách học và làm
bài thi trắc nghiệm môn Địa lí lớp 12” với ý nghĩa thiết thực cả về mặt lí luận
và thực tiễn.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1



Vận dụng cơ sở lí luận và thực tiễn về phương pháp dạy và học, các kỹ
năng biên soạn câu hỏi, bài tập, đề thi để từ đó tìm ra phương pháp dạy học phù
hợp trong đổi mới cũng như con đường nhằm giúp học sinh:
- Nắm vững kiến thức bài học.
- Nâng cao các kĩ năng tính toán số liệu, nhận dạng biểu đồ, nhận xét biểu
đồ và kĩ năng đọc Atlat Địa lí Việt Nam.
- Nâng cao kĩ năng làm bài thi trắc nghiệm.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung hướng dẫn học sinh cách học phần lí thuyết, và phần kỹ
năng địa lí như thế nào nhằm đạt hiệu quả cao nhất để vận dụng vào làm bài thi
trắc nghiệm khách quan. Đề tài tập trung vào chương trình địa lí 12.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thuyết trình
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp bản đồ - biểu đồ

2


II. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
Trắc nghiệm khách quan là phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng hệ thống
câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Học để thi trắc nghiệm khách quan khác xa với
học để thi tự luận. Học để thi trắc nghiệm phải bao gồm toàn bộ chương trình và
không bỏ sót bất kì nội dung nào vì bài thi trắc nghiệm 40 câu hỏi mỗi môn
nhưng lại có nhiều mã đề thi với các câu hỏi khác nhau. Số lượng câu hỏi nhiều
như thế đề thi chắc chắn sẽ trải ra hết chương trình mà bản thân học sinh sẽ
không biết được mình nhận được mã đề nào.
Các câu hỏi dù ở mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp hay vận
dụng cao cũng chỉ có 4 phương án (A, B, C, D) trong đó chỉ có một phương án

đúng nhất và 3 phương án gây nhiễu. Mỗi câu trắc nghiệm trong đề thi sẽ bắt
đầu bằng một câu hỏi hoặc một mệnh đề dẫn luận liên quan đến nội dung kiến
thức trong chương trình địa lí lớp 12. Dựa trên câu hỏi kiến thức đã có của mình,
học sinh để tô đậm bằng bút chì chỉ một phương án tôt nhất.
2.2. Thực trạng vấn đề học và làm bài thi trắc nghiệm môn Địa lí.
Việc thay đổi hình thức thi cử từ đề thi tự luận với thời gian làm bài cho
một môn thi dài, chuyển sang hình thức thi trắc nghiệm với thời gian làm bài
ngắn, bằng việc lựa chọn một phương án đúng nhất trong bốn phương án đưa ra
trong mỗi câu hỏi của đề thi. Do lộ trình thời gian thực hiện ngắn nên nhiều giáo
viên và học sinh còn rất lúng túng với hình thức thi tổ hợp môn. Bên cạnh đó
nguồn tài liệu chính thống đáp ứng cho học sinh ôn tập cũng đang còn rất hạn
chế chủ yếu là do giáo viên mày mò để làm. Tuy nhiên việc làm đề trắc nghiệm
không phải là dễ, nó chi tốn rất nhiều thời gian của giáo viên.
Việc học ôn tập để đáp ứng cho việc làm bài thi trắc nghiệm đạt kết quả
cao đang là vấn đề đối với học sinh. Học sinh sẽ phải nhớ dung lượng kiến thức
khá nhiều mới có thể làm được bài thi trắc nghiệm tốt. Thực trạng qua kì thi thử,
nhiều bài thi đạt điểm cao thấp, tỉ lệ bài thi đạt điểm 4 điểm 5 nhiều. Nguyên
nhân của vấn đề này là do học sinh nắm kiến thức còn chưa vững, kĩ năng làm
3


bài trắc nghiệm chưa được tập dượt nhiều, hơn nữa chỉ trong thời ngắn 50 phút
học sinh phải thực hiện 40 câu hỏi, nếu các em không vững kiến thức thì việc
lựa chọn phương án đúng nhất sẽ gặp khó khăn và không hoàn thành theo đúng
khung thời gian đã cho.
2.3. Các phương pháp học và làm bài thi trắc nghiệm môn Địa lí
Mỗi một người giáo viên có phương pháp, cách thức hướng dẫn học sinh
cách học - ôn - làm bài thi. Tuy nhiên dù phương pháp học tập nào cũng đi đến
cái đích cuối cùng là kết quả bài thi. Đối với môn Địa lí, làm bài tốt là cả một
quá trình học tập và ôn luyện. Vì thế trong quá trình học - ôn - luyện - thi, học

sinh nhất thiết phải nắm vững cấu trúc của bài thi. Cụ thể là:
- Về nội dung: Bài thi địa lí gồm 2 phần (lí thuyết, thực hành) với tương
quan lí thuyết 75% và thực hành 25% tổng số điểm.
Phần lí thuyết tập trung vào các chủ đề sau:
+ Địa lí tự nhiên
+ Địa lí dân cư
+ Địa lí các ngành kinh tế
+ Đia lí các vùng kinh tế
Phần thực hành gắn với các kỹ năng sau:
+ Đọc Atlat Địa lí Việt Nam
+ Làm việc với bảng số liệu đã cho
+ Làm việc với biểu đồ đã cho trước.
- Đối với đề minh họa đã công bố của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cấu trúc
bài thi như sau:
Phần lí thuyết 7,5 điểm (chiếm 75% tổng số điểm của bài thi)
+ Địa lí tự nhiên: 7 câu
+ Địa lí dân cư: 3 câu
+ Địa lí các ngành kinh tế: 10 câu
+ Đia lí các vùng kinh tế: 10 câu
Phần thực hành 2,5 điểm (chiếm 25% tổng số điểm bài thi)
4


+ Đọc Atlat Địa lí Việt Nam: 5 câu
+ Làm việc với bảng số liệu đã cho: 3 câu
+ Làm việc với biểu đồ đã cho trước: 2 câu
Việc nắm vững các chủ đề và cấu trúc bài thi hết sức quan trọng trong
định hình cách học của từng cá nhân. Mỗi chủ đề nêu trên có nhiều nội dung. Do
vậy mỗi nội dung trong các chủ đề, trước hết học sinh phải đọc đi, đọc lại nhiều
lần để nắm được cấu trúc của bài học, đặc biệt không được để sót đơn vị kiến

thức nào. Sau khi đọc xong nhiều lần, học sinh bắt đầu lập sơ đồ tư duy cho nội
dung kiến thức của bài. Việc lập sơ đồ tư duy giúp học sinh nhớ kiến thức sâu và
chắc chắn hơn.
Sau khi học sinh học xong từng nội dung của chủ đề, giáo viên đưa ra hệ
thống câu hỏi trắc nghiệm của từng nội dung mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn. Việc
học kết hợp đồng thời với việc làm bài trắc nghiệm sẽ giúp học sinh vững kiến
thức hơn, làm quen dần với các kĩ năng làm bài cũng như nâng cao dần các kĩ
năng tư duy của học sinh khi gặp những câu hỏi vận dụng thấp và vận dụng cao
trong chọn đáp án đúng. Khi học sinh học xong một chủ đề, giáo viên ra đề tổng
hợp kiến thức trong chủ đề đã học. Lúc này lượng kiến thức rộng hơn đòi hỏi
các em phải nắm vững nhiều đơn vị kiến thức hơn. Và cứ như vậy giáo viên sẽ
mở rộng và nâng cao các đơn vị kiến thức để các em nắm tổng quát của cả
chương trình.
Đối với học sinh, khi làm đề trắc nghiệm các nội dung của chủ đề, học
sinh phải tự tìm phương án trả lời đúng nhất dựa vào kiến thức mình đã học vào
vở riêng của mình (Câu 1: C; 2. B;…) (lưu ý không khoanh phương án trả lời
đúng vào đề). Khi học sinh làm xong, giáo viên sẽ hướng dẫn đáp án qua đó học
sinh sẽ thấy được mình đang hạn chế ở phần kiến thức nào để ôn lại. Sau đó học
sinh sẽ làm lại đề trắc nghiệm một lần nữa như vậy học sinh sẽ nắm kiến thức và
nhớ được các câu hỏi cũng như các phương án mà mình đã được làm.
Để chọn được phương án trả lời đúng thì học sinh phải biết tìm đáp án một
cách nhanh chóng và chắc chắn. Để có được kĩ năng làm bài thi trắc nghiệm thì
5


phải có được phương pháp học tập hiệu quả. Sau đây tác giả xin giới thiệu cách
học cụ thể.
Trong bài học, ngoài khai thác kênh chữ trong sách giáo khoa, chúng ta cần
phải quan tâm đến kênh hình trong sách cũng như khai thác Atlat. Qua khai thác
kênh hình, học sinh sẽ nhớ kiến thức lâu hơn. Ví dụ trong bài 31: Vấn đề phát

triển thương mại và du lịch chương trình địa lí 12.
Bài 31: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI, DU LỊCH
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài học, HS cần đạt:
1. Kiến thức:
- Phân tích được vai trò, tình hình phát triển và sự thay đổi trong cơ cấu
nội thương, ngoại thương.
- Phân tích được các tài nguyên du lịch nước ta.
- Hiểu và trình bày được tình hình phát triển ngành du lịch, và sự phân bố
của nó; mối quan hệ giữa du lịch và bảo vệ môi trường.
2. Kĩ năng:
- Phân tích biểu đồ, bảng số liệu.
- Sử dụng bản đồ để nhận biết và phân tích sự phân bố của các Trung tâm
thương mại, du lịch ở nước ta.
3. Thái độ
- Thong qua việc tìm hiểu, tham quan các địa điểm du lịch sẽ góp phần
nâng cao tình yêu quê hương đât nước. Có những hành động gìn giữ các di sản
của địa phương và đất nước
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề; năng lực giao tiếp; năng lực
sử dụng ngôn ngữ...

6


- Năng lực chuyên biệt: Năng lực bản đồ; tư duy theo lãnh thổ, năng lực
sử dụng số liệu thống kê.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
At lat địa lí 12. Bản đồ kinh tế chung Việt Nam, Tranh ảnh
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1.Ôn định lớp:
2. Giảng bài mới.
Hoạt động của GV và
HS
Hoạt động 1: Cả lớp

Nội dung chính
1. Thương mại.

- GV yêu cầu HS dựa a. Nội thương:
vào Atlat địa lí Việt Nam - Cả nước đã hình thành thị trường thống nhất, hàng
trang 24, hình 31.1 và hóa ngày càng phong phú, đa dạng…
nội dung sgk hãy:

- Nội thương đã thu hút sự tham gia của nhiều thành

+ Trình bày tình hình phần kinh tế.
phát triển của ngành nội - Sự phát triển của nội thương thể hiện rõ qua tổng
thương.

mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ

+ Nhận xét quy mô và cơ + Về quy mô tăng 3,96 lần.
cấu tổng mức bán lẻ + Về cơ cấu: có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ
hàng hóa và doanh thu trọng khu vực nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực ngoài
dịch vụ theo thành phần nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
kinh tế ở nước ta giai - Nguyên nhân thay đổi: Tác động của quá trình đổi
đoạn 1995 – 2005.

mới kinh tế.


- Nhận xét sự phân bố - Phân bố: Không đồng đều, tập trung chủ yếu ở
của

hoạt

động

nội Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng

thương ngước ta.

Sông Cửu Long.

- Nguyên nhân dẫn đến
sự thay đổi của ngành
ngoại thương.

7


- Đại diện HS trả lời, bổ
sung. GV chuẩn kiến
thức.
Hoạt động 2: Cả lớp

b. Ngoại thương:

- GV yêu cầu HS dựa - Giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu đều tăng,
vào hình 31.2; 31.3 Atlat trong đó giá trị xuất khẩu tăng nhanh hơn giá trị ngập

Địa lí Việt Nam trang 24 khẩu.
và nội dung sgk hãy:

- Cán cân xuất nhập khẩu ngày càng cân đối. Năm

+ Trình bày tình hình 1992 lần đầu tiên nước ta xuất siêu.
phát triển của ngành - Cơ cấu xuất nhập khẩu có sự chuyển dịch tích cực.
- Thị trường buôn bán ngày càng được mở rộng theo

ngoại thương.

+ Nhận xét sự thay đổi hướng đa phương hóa, đa dạng hóa. VN trở thành
cơ cấu giá trị xuất - nhập thành viên 150 của tổ chức WTO, bạn hàng khắp nơi
khẩu của nước ta giai trên thế giới. Các bạn hàng chủ yếu của nước ta chủ
yếu ở Châu Á.

đoạn 1990 - 2005

+ Nguyên nhân thúc đẩy + Hàng xuất khẩu: CN nặng, khoáng sản, CN nhẹ,
sự

phát

triển

ngoại nông sản..

thương những năm gần + Thị trường xuất khẩu: Hoa Kì, Nhật Bản, TQ…
đây.


+ Hàng nhập khẩu: Nguyên liệu, tư liệu SX, hàng tiêu

- Đại diện HS trả lời, bổ dùng.
sung. GV chuẩn kiến + Thị trường nhập khẩu: Châu Á TBD, Châu Âu..
thức.

- Nguyên nhân phát triển ngành ngoại thương do: tác
động của quá trình đổi mới: thay đổi cách quản lí giao
quyền hạn cho các doanh nghiệp; mở rộng thị
trường…

Hoạt động 3: Cả lớp

2. Du lịch.

B1:

a. Tài nguyên du lịch:

- GV yêu cầu HS dựa - Khái niệm: Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên
vào hình 32.4, 31.5, 31.6 nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, các giá trị
8


và nội dung sgk trả lời nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người
câu hỏi:

có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch,

+ Thế nào là tài nguyên là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu

du lịch.

du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch.

+ Tài nguyên du lịch - Tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng phân
được phân thành mấy thành 2 nhóm: Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài
nhóm? Trình bày các loại nguyên du lịch nhân văn.
tài nguyên du lịch.
+ Tình hình phát triển và
phân bố du lịch.
+ Kể tên các trung tâm
du lịch nước ta.
- Đại diện HS trả lời, bổ
sung. GV chuẩn kiến
thức.
B2: - GV hỏi: Các tài
nguyên trên có được coi
là di sản không? Tại sao?
Liên hệ các di sản ở địa
phương để có thể khai
thác và phát triển du lịch.
- Cho biết phát triển du
lịch có ý nghĩa như thế
nào đối với việc giữ gìn
các di sản?
GV cung cấp thêm một
số hình ảnh và thông tin

b. Tình hình phát triển các trung tâm du lịch chủ yếu.
- Ngành du lịch phát triển nhanh từ đầu thập niên 90

(thế kỉ XX) đến nay nhờ chính sách Đổi mới của Nhà
nước
- Tổng khách du lịch và doanh thu của ngành liên tục
tăng.
- Nước ta đã hình thành 3 vùng du lịch : Bắc Bộ; Bắc
Trung Bộ; Nam Trung Bộ và Nam Bộ với nhiều trung
tâm du lịch quan trọng như Hà Nội, TP HCM, Huế,
Đà Nẵng…

về một số điểm du lịch ở
nước ta.
9


IV. ĐÁNH GIÁ:
Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm của bài:
Bài 31: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN
NGÀNH THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH
Câu 1. Hiện nay, sự phân bố các hoạt động du lịch của nước ta phụ thuộc nhiều
nhất vào :
A. Sự phân bố dân cư.
B. Sự phân bố các ngành sản xuất.
C. Sự phân bố các tài nguyên du lịch.
D. Sự phân bố các trung tâm thương mại, dịch vụ.
Gợi ý trả lời: Ở câu này đòi hỏi nắm vững kiến thức qua khái niệm để trả lời
câu đúng nhất – đáp án C.
Câu 2. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang 24. Vùng nào ở
nước ta đứng đầu về tổng mức bán lẻ hàng hóa?
A.Đồng bằng sông Cửu Long.


B. Đông Nam Bộ.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Đồng bằng sông Hồng.

Gợi ý trả lời: Ở câu này học sinh quan sát Bản đồ Thương mại năm 2007, bằng
phương pháp nền chất lượng thể hiện Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu
dịch vụ tiêu dùng các tỉnh theo đầu người , qua đó sẽ thấy được vùng nào có
màu nóng nhiêu thì sẽ là vùng đứng đầu – đáp án B
Câu 3. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang 24. Vùng có tổng
mức bán lẻ hàng hóa thấp nhất là:
A. Tây Bắc.

B. Đông Bắc.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Tây Nguyên.

10


Gợi ý trả lời: Ở câu này học sinh quan sát Bản đồ Thương mại năm 2007, bằng
phương pháp nền chất lượng thể hiện Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu
dịch vụ tiêu dùng các tỉnh theo đầu người , qua đó sẽ thấy được vùng nào có
màu càng nhạt thì sẽ là vùng thấp nhất – đáp án A
Câu 4. Trung tâm buôn bán lớn nhất nước ta:
A.Hà Nội.


B. Thành phố Hồ Chí Minh.

C. Đà Nẵng.

D. Cần Thơ.

Gợi ý trả lời: Ở câu này học sinh quan sát Bản đồ Thương mại năm 2007, bằng
phương pháp nền chất lượng thể hiện Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu
dịch vụ tiêu dùng các tỉnh theo đầu người và phương pháp bản đồ - biểu đồ ,
qua đó thấy được trung tâm buôn bán sẽ có mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu
dịch vụ tiêu dùng cao nhất xuất nhập khẩu cũn cao nhất – đáp án B
Câu 5. Di sản văn hóa thế giới phố cổ Hội An và Di tích Mỹ Sơn thuộc tỉnh
A. Quảng Nam

B. Quảng Ngãi

C. Quảng Bình

D. Quảng Ninh

Gợi ý trả lời: Ở câu này học sinh thông qua Bản đồ Du lịch quan sát phần chú
giải để thấy được kí hiệu Di sản văn hóa thế giới sau đó quan sát trên lược đồ
nơi nào có kí hiệu di sản – đáp án A
Câu 6. Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu hàng xuất khẩu của nước ta hiện
nay là :
A. Khoáng sản.

B. Hàng công nghiệp nặng.

C. Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công.


D. Hàng nông, lâm, thuỷ sản.

Gợi ý trả lời: Ở câu này học sinh thông qua biểu đồ cơ cấu giá trị hàng xuất –
nhập khẩu năm 2007 Atlat Địa lí Việt Nam để xác định – đáp án C
Câu 7. Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm

11


A. Di tích, lễ hội.

B. Địa hình, di tích.

C. Di tích, khí hậu

D. Lệ hội, địa hình

Gợi ý trả lời: Ở câu này học sinh thông qua Bản đồ Du lịch quan sát phần chú
giải để thấy được kí hiệu nhóm tài nguyên du lịch nhân văn – đáp án A
Câu 8. Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm
A. Địa hình, khí hậu, di tích.

B. Khi hậu, di tích, lễ hội

C. Nước, địa hình, lễ hội

D. Khí hậu, nước, địa hình

Gợi ý trả lời: Ở câu này học sinh thông qua Bản đồ Du lịch quan sát phần chú

giải để thấy được kí hiệu nhóm Tài nguyên du lịch tự nhiên – đáp án D
Câu 9. Trung tâm du lịch quốc gia gồm
A. Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh
B. Hà Nội, Hải Phòng, Huế, TP. Hồ Chí Minh
C. Hà Nội, Hạ Long, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh
D. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng
Gợi ý trả lời: Ở câu này học sinh thông qua Bản đồ Du lịch quan sát phần chú
giải để thấy được kí hiệu Trung tâm du lịch quốc gia – đáp án A
Câu 10. Các di sản thiên nhiên thế giới ở nước ra là
A. Cố đô Huế, Vịnh Hạ Long
B. Phố cổ Hội An, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
C. Vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
D. Phố cổ Hội An, Huế
Gợi ý trả lời: Ở câu này học sinh thông qua Bản đồ Du lịch quan sát phần chú
giải để thấy được kí hiệu Di sản thiên nhiên thế giới – đáp án C

12


Câu 11. Mặt hàng nào sau đây không phải là mặt hàng xuất khẩu của nước ta?
A. Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản
B. Tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu)
C. Hàng thủ công nhẹ và tiểu thủ công nghiệp
D. Hàng nông – lâm - thủy sản
Gợi ý trả lời: Ở câu này học sinh thông qua Bản đồ cơ cấu giátrị hàng xuất –
nhập khẩu năm 2007 quan sát các thành phần của xuất khẩu sẽ không thấy
hàng tư liệu sản xuất – đáp án B
Câu 12. Đây là một trong những đổi mới về cơ chế hoạt động xuất nhập khẩu
của nước ta.
A. Mở rộng thị trường sang các nước thuộc khu vực II và III.

B. Từng bước hội nhập vào thị trường thế giới.
C. Mở rộng quyền hoạt động cho các ngành và các địa phương.
D. Duy trì và phát triển ở các thị trường truyền thống.
Gợi ý trả lời: Ở câu này học sinh học sinh chọn đáp án thông qua kiến thức đã
tiếp nhận – đáp án C
Câu 13. Bãi tắm đẹp theo thứ tự từ Bắc vào Nam của nước ta là:
A. Trà Cổ, Cửa Lò, Mỹ Khê, Nha Trang, Vũng Tàu
B. Trà Cổ, Mỹ Khê, Cát Bà, Nha Trang
C. Cát Bà, Sa Huỳnh, Nha Trang, Sầm Sơn
D. Thiên Cầm, Cát Bà, Nha Trang, Vũng Tàu
Gợi ý trả lời: Ở câu này học sinh thông qua Bản đồ Du lịch quan sát phần chú
giải để thấy được kí hiệu phát triển d u lịch biển hoặc bãi tắm là những cái ô –
đáp án A
13


Câu 14. Ý nào sau đây không đúng với ngành nội thương của nước ta?
A. Trong cả nước đã hình thành thị trường thống nhất.
B. Hàng hóa phong phú, đa dạng.
C. Thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.
D. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiềm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu tổng
mức bán lẻ hàng hóa.
Gợi ý trả lời: Ở câu này học sinh thông qua Bản đồ Du lịch Atlat Địa lí Việt
Nam trang 25, quan sát phần chú giải để thấy được kí hiệu Di sản thiên nhiên
thế giới – đáp án C
Câu 15. Trong hoạt động về kinh tế đối ngoại ở nước ta hiện nay, quan trọng
nhất là :
A. Hoạt động ngoại thương (xuất nhập khẩu).
B. Hợp tác quốc tế về đầu tư và lao động.
C. Du lịch quốc tế và các hoạt động thu ngoại tệ khác.

D. Tất cả các ý trên.
Gợi ý trả lời: Ở câu này học sinh thông qua kiến thức đã học và khả năng tư
duy để chọn phương án trả lời đúng nhất. Cả 4 phương án đều đúng chọn một
phương án quan trọng nhất trong hoạt động kinh tế đối ngoại – đáp án A
Câu 16. Dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu 17 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của
nước ta hiện nay là :
A. Hàng may mặc.
C. Gạo.

B. Hàng thuỷ sản.
D. Dầu thô.

Gợi ý trả lời: Ở câu này học sinh thông qua kiến thức đã học và khả năng tư
duy để chọn phương án trả lời đúng nhất. Cả 4 phương án đều đúng nhưng vấn

14


đề là trong các mặt hàng thì mặt hàng dẫn đầu về kim ngạch có nghĩa là thu
được nhiều ngoại tệ nhất – đáp án D
Câu 17. Hàng nhập khẩu chiếm tỉ trọng cao nhất ở nước ta hiện nay là :
A. Lương thực, thực phẩm.

B. Nguyên, nhiên vật liệu.

C. Máy móc thiết bị.

D. Hàng tiêu dùng.

Gợi ý trả lời: Ở câu này học sinh thông qua Biểu đồ cơ cấu giá trị hàng xuất nhập khẩu năm 2007 quan sát các thành phần của nhập khẩu sẽ thấy hàng

nguyên, nhiên vật liệu chiếm tỉ trọng cao nhất – đáp án B
Câu 18. Từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX đến nay, hoạt động nội thương đã trở nên
nhộn nhịp, chủ yếu là do:
A. Sự xâm nhập hàng hóa từ bên ngoài vào.
B. Thay đổi cơ chế quản lí.
C. Nhu cầu của người dân tăng cao.
D. Hàng hóa phong phú, đa dạng
Gợi ý trả lời: Ở câu này học sinh thông qua kiến thức đã học và bằng sự linh
cảm để chọn phương án đúng – đáp án B
Câu 19. Sự phát triển của ngành nội thương thể hiện rõ rệt qua:
A. Lao động tham gia trong ngành nội thương.
B. Lực lượng các cơ sở buôn bán.
C. Tổng mức bán lẻ của hàng hóa.
D. Các mặt hàng buôn bán ở các chợ.
Gợi ý trả lời: Ở câu này học sinh thông qua kiến thức học để chọn phương án
đúng, sự phát triển thể hiện cho kết quả của ngành thu về được nhiều hay ít giá
trị của ngành– đáp án C
15


Câu 20. Thị trường nhập khẩu chủ yếu của nước ta hiện nay là :
A. Các nước ASEAN.

B. Châu Phi.

C. Hoa Kì.

D. Nam Mỹ

Gợi ý trả lời: Ở câu này học sinh thông qua Bản đồ Ngoại thương năm 2007

Atlat trang 24, nhập khẩu được kí hiệu nửa hình bán nguyệt màu đỏ, nơi có màu
đỏ nhiều trên bản đồ là khu vực ASEAN – đáp án A
Trong quá trình ôn tập có nhiều đơn vị kiến thức cũng như số liệu mà ta
không nhớ hết, Atlat là công cụ hữu hiệu giúp ta có thể làm tốt bài thi. Vì có
nhiều câu hỏi không nằm trong phần kĩ năng thực hành đọc Atlat nhưng chúng
ta cũng có thể vận dụng được Atlat để trả lời các câu hỏi. Và để làm tốt được
điều đó chúng ta phải có kĩ năng khai thác và sử dụng Atlat trong làm các câu
hỏi trắc nghiệm:
- Nắm chắc các kí hiệu: Học sinh cần nắm chắc các kí hiệu trang 3 của
Atlat, vì một số bản đồ trong Atlat không in chú thích kèm theo bản đồ.
- Biết rõ câu hỏi để có thế dùng Atlat: Tất cả các câu hỏi trắc nghiệm có
yêu cầu trình bày về phân bố sản xuấ hoặc yêu cầu nói rõ ngành đó ở đâu, vì sao
ở đó... đều có thể dùng bản đồ của Atlat để trả lời. Các câu hỏi có yêu cầu trình bày
tình hình phát triển sản xuất hoặc quá trình phát triển của một ngành này hay ngành
khác, học sinh cũng có thể tìm thấy một vài số liệu ở biểu đồ trong Atlat.
- Biết khai thác biểu đồ có trong bản đồ của Atlat: Thông thường mỗi
bản đồ ngành kinh tế đều có 1 đến 2 biểu đồ (côt, đường, tròn..) bên cạnh thể
hiện sự tăng, giảm về giá trị tổng sản lượng, về diện tích (đối với các ngành
nông – lâm – ngư nghiệp) của các ngành kinh tế, học sinh cần biết cách khai
thác các biểu đồ trong các bài có liên quan để đỡ phải nhớ nhiều số liệu trong
phần thi thức nghiệm lí thuyết.

16


- Biết sử dụng đủ số bản đồ trong Atlat cho một câu hỏi trắc nghiệm địa
lí: Trên cơ sở nội dung câu hỏi cần xem phải trả lời một vấn đề hay nhiều vấn
đề, học sinh có thể xác định những trang bản đồ trong Atlat cần thiết dựa vào
phần mục lục của Atlat (trang 31).
+ Những câu hỏi trắc nghiệm địa lí chỉ cần sử dụng một trang bản đồ để

trả lời như: nhận xét tình hình phân bố dân cư thì chỉ cần trang 15 là đủ.
+ Những câu hỏi trắc nghiệm cần dùng nhiều trang bản đồ để trả lời như:
những câu hỏi trắc nghiệm đánh giá tiềm năng (thế mạnh) của một ngành như;
Khi đánh giá tiềm năng của ngành năng lượng, học sinh không những chỉ sử
dụng bản đồ khoáng sản để thấy khả năng phát triển các ngành công nghiệp này
mà còn sử dụng bản đồ công nghiệp để thấy vai trò của ngành này đối với các
ngành công nghiệp khác, sử dụng bản đồ sông ngòi để thấy được tiềm năng phát
triển thủy điện..ằm xác định được đầy đủ các thế mạnh về điều kiện tự nhiên và
kinh tế - xã hội của vùng.
+ Những câu hỏi trắc nghiệm tiềm năng (thế mạnh) của một vùng kinh tế
như: Khi phân tích thế ạnh của Đồng bằng sông Hồng, học sinh cần dựa vào bản
đồ vùng kinh tế trung du miền núi Bắc Bộ và vùng Đồng bằng sông Hồng trang
26 để xác định giới hạn của vùng. Đồng thời học sinh phải đối chiếu giữa bản đồ
vùng kinh tế với các bản đồ khác (như đất, khí hậu, sông ngòi, dân cư..).
Bên cạnh kĩ năng về Atlat, học sinh cũng cần phải có kĩ năng nhận dạng
các biểu đồ trong câu hỏi trắc nghiệm.
- Biểu đồ tròn: Khi đề bài yêu cầu thể hiện cơ cấu, tỉ lệ, tỉ trọng (%) của
đối tượng từ 3 năm trở xuống. Ví dụ thể hiện cơ cấu của ngành công nghiệp,
nông nghiêp, dịch vụ....
- Biểu đồ cột (đơn, đôi..) khi yêu cầu đề bài thể hiện sự biến động của một
đối tượng hay nhiều đối tượng qua nhiều năm hoặc so sánh các đối tượng khi có
cùng đơn vị trong một năm hoặc nhiều năm.
17


- Biểu đồ đường biểu diễn (đồ thị): Khi đề bài yêu cầu thể hiện sự thay
đổi, tăng trưởng, diễn biến của các đối tượng khác nhau về đơn vị qua nhiều
năm. Ví dụ thể hiện tốc độ tăng trưởng....
- Biểu đồ kết hợp cột và đường: Khi đề ài yêu cầu thể hiện các đối tượng
khác nhau về đơn vị những có mối quan hệ với nhau. Hoặc đề bài có từ 3 loại số

liệu trở lên mà cần biểu diễn trên cùng một biểu đồ. Ví dụ thể hiện sản lượng
khai thác nuôi trồng và giá trị sản xuất thủy sản của Việt Nam thì vẽ cột cho sản
lượng, vẽ đường cho giá trị sản xuất.quy mô và cơ cấu đối tương
- Biểu đồ miền: Khi đề bài yêu cầu thể hiện rõ nhất sự thay đổi cơ cấu, tỉ
trọng của hai hoặc 3 nhóm đối tượng mà có từ 4 năm trở lên. Ví dụ thể hiện cơ
cấu ngành kinh tế của Việt nam từ năm 1990 – 2005.
- Biểu đồ cột chồng: Khi đề bài yêu cầu thể hiện tốt nhất quy mô và cơ
cấu của đối tượng (theo tỉ lệ %)
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Trong năm học 2016 -2017, là những bước chuyển biến mạnh mẽ trong
đổi mới của ngành giáo dục. Đổi mới trong hình thức kiểm tra đánh giá đã và
đang tác động rõ rệt đến cách dạy của thầy và cách học của trò. Từ hình thức
kiểm tra tự luận với thời gian làm bài dài đã chuyển sang hình thức thi trắc
nghiệm với các bài thi tổ hợp. Hình thức kiểm tra mới này bắt buộc mỗi một
người giáo viên phải thay đổi cách dạy và kiểm tra đánh giá theo xu hướng đổi
mới của ngành. Trong yêu cầu mới của ngành, tôi đã hướng dẫn học sinh cách
học và làm bài thi trắc nghiệm như thế nào để đạt hiệu quả cao trong các kì thi.
Trong đợt khảo sát kì thi THPTQG lần 1, kết quả bài thi của các em nhìn chung
thấp, tỉ lệ học sinh điểm 6 trở lên rất ít, tỉ lệ điểm dưới trung bình nhiều. Sau đó
tôi dần rút ra kinh nghiệm về cách dạy cũng như cách ôn để học sinh có thể
trang bị cho mình kiến thức và các kĩ năng địa lí tốt nhất. Khi các em đã tiếp cận

18


được cách dạy mới của giáo viên và đồng thời tìm ra được phương pháp học phù
hợp điều đó đã kích thích tinh thần học tập của học sinh, các em học tập say mê
hơn, các câu hỏi trắc nghiệm theo chuyên đề giao về nhà để các em làm trước
đều được các em làm việc với tinh thần chủ động hơn. Đợt thi khảo sát Kì thi THQG

lần 2, 3 kết quả thi khả quan hơn, tỉ lệ học sinh dưới điểm 5 chiếm 10%, tỉ lệ học
sinh từ điểm 5 đến 6 chiếm 70%, tỉ lệ học sinh từ điểm 7 trở lên chiếm 20%.
III. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
Ngành giáo dục của nước ta trong những năm qua đang có những bước
chuyển biến mạnh mẽ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Bản thân
mỗi một giáo viên không thể tách khỏi xu thế đổi mới của ngành. Chính vì vậy,
mỗi giáo viên cần phải nắm chắc chủ trương đổi mới trong giáo dục. Trên cơ sở
đó vận dụng vào thực tiễn của quá trình dạy học nhằm đổi mới cách thức tổ chức
dạy học, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất năng lực
công dân, định hướng nghề nghiệp cho học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện hướng tới đào tạo ra những con người vừa hồng, vừa chuyên đáp ứng
nhu cầu phát triển của đất nước. Rút ra từ thực tiễn giảng dạy trong năm học, tôi
đã viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Hướng dẫn học sinh cách học và làm bài
thi trắc nghiệm môn Địa lí lớp 12”. Thông qua sáng kiến kinh nghiệm này, giới
thiệu với các đồng nghiệp cũng như các em học sinh cách học và làm thi trắc
nghiệm đạt kết quả cao trong kì thi THPT QG. Đây là một đề tài mới nên có khả
năng ứng dụng vào thực tiễn dạy - học trong trường phổ thông.

3.2. Kiến nghị
Năm học 2016 - 2017 là năm đột phá trong trong công tác đổi mới của
ngành giáo dục bậc học phổ thông. Quá trình đổi mới đang tạo ra sức lan tỏa
19


sâu, rộng trong các bậc học phổ thông và đang tạo nên sự chú ý của toàn xã hội.
Trước những thách thức mới của quá trình đổi mới, bản thân người giáo viên
phải nắm vững các chủ trương đổi mới của ngành để thay đổi cách thức tổ chức
các hoạt động dạy và học cũng như thay đổi hình thức kiểm tra đánh giá để nâng
cao chất lượng giáo dục. Để đạt được hiệu quả cao trong công tác giáo dục

không chỉ mình đội ngũ giáo viên đứng lớp mà là sự kết hợp của tất cả các cấp
quản lí giáo dục, của xã hội để người giáo viên có những điều kiện thuận lợi
nhất để tập trung nâng cao chất lượng. Hình thức thi trắc nghiệm là hình thức thi
mới, nên có nhiều giáo viên và học sinh vẫn còn lúng túng trong tìm tòi những
phương pháp dạy – học phù hợp để đạt hiệu quả cao. Vì vậy thông qua đề tài
này, tôi xin kiến nghị các cấp quản lí giáo dục mở thêm những đợt bồi dưỡng
chuyên môn để giáo viên học tập các kinh nghiệm từ các đồng nghiệp về
phương pháp tổ chức dạy học đáp ứng xu thế đổi mới của ngành nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 30 tháng 5 năm
2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.

Trần Thị Lan

TÀI LIỆU THAM KHẢO
20


1. Tài liệu Bồi dưỡng giáo viên THPT: kĩ năng xây dựng ma trận, biên soạn câu
hỏi, bài tập đề kiểm tra, đề thi THPT Quốc Gia – Sở GDĐT Thanh Hóa
2. Lê Thông – Trần Văn Thắng – Nguyễn Xuân Trường: Bộ đề trắc nghiệm luyện
thi THPT Quốc Gia năm 2017 – Khoa học xã hội
3. Tài liệu trên một số trang web và facebook khác.


21



×