Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Hướng dẫn học sinh lớp 12 THPT cách làm việc với bảng số liệu, biểu đồ và khai thác át lát địa lý việt nam để trả lời câu hỏi trắc nghiệm nhằm đạt kết quả cao trong kỳ thi THPT quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.58 KB, 33 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT CẨM THUỶ 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 12 THPT CÁCH LÀM VIỆC VỚI
BẢNG SỐ LIỆU, BIỂU ĐỒ VÀ KHAI THÁC ÁT LÁT ĐỊA LÍ
VIỆT NAM ĐỂ TRẢ LỜI CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẰM ĐẠT
KẾT QUẢ CAO TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA

Người thực hiện:
Chức vụ:
SKKN thuộc môn:

Nguyễn Văn Tiến
Giáo viên
Địa lí

THANH HÓA NĂM 2017

1


MỤC LỤC
Nội dung
I. MỞ ĐẦU
1, Lý do chọn đề tài
2, Mục đích nghiên cứu
3, Đối tượng nghiên cứu
4,Phương pháp nghiên cứu


II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận.
1.1. Mục tiêu giáo dục
1.2. Phương pháp và phương tiện dạy học
1.3. Yêu cầu của kì thi THPT quốc gia môn địa lí năm học 2016 –
2017
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
3. Biện pháp tiến hành và hiệu quả
3.1 Xác định đối tượng nghiên cứu, phạm vi thực hiện, mục tiêu cần
đạt
3.2. Lựa chọn kiến thức, kĩ năng cơ bản, phương tiện, hình thức tổ
chức, phương pháp dạy học
3.3. Các biện pháp tổ chức thực hiện
3.3.1. Khảo sát chất lượng học sinh
3.3.2. Những điểm yếu của học sinh về kĩ năng
3.3.3. Rèn luyện các kĩ năng địa lí nhằm nâng cao kết quả bài thi trắc
nghiệm THPT quốc gia môn địa lí lớp 12, phần thực hành.
3.3.3a, Rèn luyện kĩ năng làm việc với bảng số liệu:
3.3.3b, Rèn luyện kĩ năng làm việc với biểu đồ
3.3.3c, Rèn luyện kĩ năng khai thác Át lát địa lí Việt Nam
3.3.4. Kết quả đạt được
3.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI
ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ

GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Trang
1
2
2
2
2
2
3
3
3
4
4
4
5
6
6
7
7
10
14
15
16
17

2


I. MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài.
Hiện nay, trong chương trình đổi mới, mục tiêu giáo dục xã hội đã nhấn
mạnh tập trung hình thành “năng lực công dân, năng lực thực hành và vận dụng
kiến thức vào thực tiễn”. Đối với môn Địa lí trong nhà trường phổ thông, ngoài
việc cung cấp kiến thức, còn phải hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng
học tập và nghiên cứu địa lí như: quan sát, nhận xét, phân tích, so sánh, đánh giá
các sự vật, hiện tượng địa lí ; phân tích, sử dụng bản đồ, Atlat ; phân tích biểu đồ,
đồ thị, lát cắt ; phân tích số liệu thống kê v.v...Vì vậy, việc rèn luyện kỹ năng địa lý
trong giảng dạy vừa để thực hiện đổi mới phương pháp, vừa rèn luyện kỹ năng địa
lý cho học sinh là việc làm rất quan trọng và cần thiết đối với giáo viên dạy môn
Địa lí.
Mặc dù vậy, do việc việc rèn luyện kỹ năng cho học sinh trong dạy học Địa lí
chưa được đa số giáo viên thực sự quan tâm, chưa thực hiện thường xuyên trong
các tiết dạy, trong kiểm tra đánh giá; việc hướng dẫn học sinh rèn luyện còn sơ
lược, chưa đúng cách. Vậy nên, học sinh không có kỹ năng địa lí vững chắc, trong
các kỳ thi học sinh gặp nhiều lúng túng, chất lượng bài thi không cao.
Từ năm học 2016 – 2017 và các năm học tiếp theo, theo quy chế thi THPT
quốc gia mới của bộ GD & ĐT, bài thi môn địa lí là bài thi trắc nghiệm gồm 40 câu
với lượng thời gian 50 phút và thuộc bài thi tổ hợp khoa học xã hội. Theo cấu trúc
và đề thi minh họa môn địa lí trong kì thi THPT quốc gia thì phần kỹ năng vẫn hết
sức quan trọng, phần này gồm 10 câu trắc nghiệm chiếm 25% số điểm của bài thi
môn địa lí. Việc chuyển từ hình thức thi tự luận sang hình thức thi trắc nghiệm đối
với phần thực hành, là điểm mới đối với giáo viên và học sinh trong việc lựa chọn
phương pháp giảng dạy, rèn luyện kĩ năng, vì giáo viên và học sinh đã quen với
việc giảng dạy, rèn luyện kĩ năng để làm tốt bài thi tự luận với thời gian làm bài tới
180 phút. Làm thế nào để học sinh đạt kết quả cao trong học tập, thi đạt điểm tối đa
ở phần thực hành trong đề thi trắc nghiệm, để kết quả bài thi cao hơn? Đây là một
vấn đề tưởng chừng đơn giản, nhưng với nhiều giáo viên trong đó có cá nhân tôi thì
lại không phải là vấn đề dễ dàng.
Vì vậy, trong quá trình giảng dạy và ôn thi cho học sinh, tôi đã nghiên cứu và

tìm ra cách ôn luyện phù hợp hơn, tiếp cận với những đổi mới của kì thi THPT
quốc gia môn.Việc thực nghiệm đã được tiến hành trong năm học 2016 – 2017
thông qua kết quả điểm trung bình môn học và kết quả thi khảo sát THPT quốc gia.
Từ thực tế đó, trong khả năng của mình và từ thực tiễn dạy học, tôi mạnh dạn viết
lại một trong những kinh nghiệm dạy học của của mình, đó là “Hướng dẫn học
sinh lớp 12 THPT cách làm việc với bảng số liệu, biểu đồ và khai thác Át lát địa
lí Việt Nam để trả lời câu hỏi trắc nghiệm nhằm đạt kết quả cao trong kì thi
THPT quốc gia ”

3


2. Mục đích nghiên cứu.
Nhằm đổi mới phương pháp dạy học môn Địa lí , đổi mới kiểm tra đánh giá
theo hướng đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.
Tìm ra phương pháp rèn luyện các kỹ năng địa lí cơ bản, phù hợp nhằm nâng
cao chất lượng giảng dạy bộ môn và nâng cao kết quả bài thi trắc nghiệm môn địa
lí THPT quốc gia phần thực hành cho học sinh lớp 12.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Với mục đích như trên, sáng kiến trung nghiên cứu:
- Sách giáo khoa (SGK) và sách giáo viên Địa lí lớp 12; Chuẩn kiến thức, kỹ năng
Môn địa lý lớp 12 THPT;
- Cấu trúc đề thi trắc nghiệm THPT quốc gia môn địa lí năm học 2016 - 2017, đề
thi minh họa bài thi khoa học xã hội môn địa lí của bộ giáo dục và đào tạo, đề thi
khảo sát THPT quốc gia môn địa lí của sở GD & ĐT Thanh Hóa năm 2017.
- Đặc điểm tâm, sinh lý, nhu cầu học tập, điều kiện và khả năng học tập, khả năng
làm bài thi trắc nghiệm môn địa lí của học sinh lớp 12 Trường THPT Cẩm Thuỷ 1
Từ đó tổng kết về lý luận, ý nghĩa thực tiễn và phương pháp rèn luyện các kỹ
năng địa lí cơ bản trong dạy học và ôn tập thi THPT quốc gia môn địa lý lớp 12
4. Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận.
1.1. Mục tiêu giáo dục
Mục tiêu chung của môn Địa lí trong toàn cấp học ở THPT là nhằm hoàn
thiện học vấn phổ thông cho học sinh, phát triển tư duy lô gic, tạo điều kiện cho
học sinh tiếp tục học lên ở các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn
Mục tiêu cụ thể của chương trình Địa lí lớp 12 THPT là tiếp tục hoàn thiện
kiến thức của HS về Địa lí Việt Nam; tiếp tục củng cố và phát triển các kĩ năng địa
lí nhằm phát triển hơn nữa tư duy địa lí cho HS, đó là tư duy tổng hợp, gắn với lãnh
thổ, có liên hệ thường xuyên với thực tiễn đời sống và sản xuất. Trong đó các kĩ
năng làm việc với biểu đồ, làm việc với bảng số liệu đã cho, đọc Atlat địa lí Việt
Nam... là những kỹ năng quan trọng giúp các em không chỉ tiếp thu bài học dễ dàng
hơn, hiểu sâu hơn mà giúp các em có đạt được kết quả cao hơn trong các kỳ thi,
nhất là kì thi THPT quốc gia với bài thi trắc nghiệm môn địa lí trong tổ hợp bài thi
khoa học xã hội.
1.2. Phương pháp và phương tiện dạy học
Để đạt được các mục tiêu của môn học, trong dạy học địa lí người giáo viên
ngoài việc phải tìm ra được phương pháp phù hợp với đối tượng HS, vận dụng linh
hoạt các phương pháp đó còn phải lựa chọn được những phương tiện cần thiết, phù
hợp với nội dung của từng bài học.
4


Đối với việc rèn luyện các kỹ năng địa lí nhằm giúp các em học sinh lớp 12
làm tốt phần thi trắc nghiệm về kỹ năng ( 10 câu trong đề thi trắc nghiệm môn địa lí
THPT quôc gia từ năm học 2016 – 2017 trở đi), phương pháp chủ yếu là đàm thoại
và trực quan; Phương tiện dạy học chủ yếu là: Bản đồ giáo khoa và tập Átlát địa lí

Việt Nam, các bảng số liệu, các biểu đồ từ sách giáo khoa địa lí lớp 12 do nhà xuất
bản giáo dục phát hành.
1.3. Yêu cầu của kì thi THPT quốc gia môn địa lí năm học 2016 – 2017
Theo cấu trúc đề thi trắc nghiệm môn địa lí THPT quôc gia từ năm học 2016
– 2017 trở đi, phần kĩ năng ( gọi là phần thực hành) sẽ là 10 câu hỏi trắc nghiệm tập
trung vào ba kĩ năng cơ bản là: Đọc Át lát địa lí Việt Nam ( 5 câu); Làm việc với
bảng số liệu ( 3 câu); Làm việc với biểu đồ ( 2 câu), 10 câu hỏi chiếm tới 25% số
điểm toàn bài thi. Như vậy có thể thấy rằng việc rèn luyện các kỹ năng thực hành
địa lí rất quan trọng đối với việc học tập bộ môn của học sinh nói chung và việc
làm bài thi của học sinh nói riêng.
Tuy nhiên ở các năm học trước, việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh ngoài
mục đích nâng cao chất lượng bộ môn, giáo viên chủ yếu tập trung rèn luyện các kỹ
năng thực hành giúp học sinh có kỹ năng để làm tốt phần thực hành của bài thi tự
luận. Việc vận dụng các kĩ năng địa lí để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm phần thực
hành khác rất nhiều so với việc vận dụng kĩ năng để làm phần thực hành của bài thi
tự luận. Điều này đòi hỏi giáo viên và học sinh cần phải có cách tiếp cận mới và
phương pháp rèn luyện kĩ năng phù hợp nhằm đáp ứng được các yêu cầu mới của
đổi mới giáo dục, trong đó có sự đổi mới của kì thi THPT quốc gia hiện nay.
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Với yêu cầu mới của của bài thi trắc nghiệm môn địa lí THPT quốc gia như
hiện nay, phần thực hành chiếm số điểm khá nhiều ( 2,5 điểm chiếm 25% số điểm
bài thi), phần thực hành có các câu hỏi ở cả ba kỹ năng địa lí cơ bản nhất: Kĩ năng
đọc Át lát địa lí Việt Nam ; kĩ năng làm việc với bảng số liệu; kĩ năng làm việc với
biểu đồ. Bài thi bao gồm 40 câu hỏi với lượng thời gian 50 phút, tính trung bình
mỗi câu hỏi học sinh chỉ có hơn một phút để trả lời. Mặc dù các giáo viên dạy địa lí
ở trường THPT đã nghiên cứu, tiếp cận và có sự thay đổi trong phương pháp giảng
dạy, kiểm tra đánh giá để đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, yêu cầu mới của
kì thi THPT quốc gia, song nhiều giáo viên vẫn lúng túng trong việc tìm ra phương
pháp dạy học, phương pháp rèn luyện kĩ năng hiệu quả nhất .
Trong chương trình Địa lí lớp 12, thông thường là sau một chương hoặc một

số bài đều có bài tập thực hành về bảng số liệu; bài tâp về biểu đồ; phần lớn các bài
học đều có thể sử dụng Át lát địa lí Việt Nam. Song do thời gian tiết dạy có hạn,
nội dung bài học dài, nhận thức của học sinh miền núi có hạn... Nên khi trả lời các
câu hỏi trắc nghiệm phần thực hành trong các bài kiểm tra 15 phút, bài kiểm tra
một tiết; bài kiểm tra học kì và các bài khảo sát chất lượng thi THPT quốc gia do
nhà trường, do sở Giáo dục & Đào tạo tổ chức, đa số các em học sinh làm sai nên
phần kĩ năng điểm rất thấp.
5


Như vậy, có thể thấy rằng nhiều giáo viên giảng dạy địa lí lớp 12 và rất nhiều
học sinh vẫn còn vướng mắc trong phương pháp giảng dạy và rèn luyện các kĩ năng
địa lí nhằm nâng cao được hiệu quả của bài thi trắc nghiệm THPT quốc gia môn địa
lí, phần kĩ năng thực hành. Để học sinh lớp 12 đạt được kết quả cao trong học tập
bộ môn, đạt kết quả cao nhất ở phần thi trắc nghiệm thực hành thì vấn đề quan
trọng nhất là giáo viên phải tìm ra được phương pháp phù hợp để rèn luyện các kĩ
năng địa lí cho học sinh một cách hiệu quả nhất.
3. Biện pháp tiến hành và hiệu quả
3.1 Xác định đối tượng nghiên cứu, phạm vi thực hiện, mục tiêu cần đạt
Đối tượng nghiên cứu gồm: các nội dung liên quan đến việc rèn luyện kĩ
năng địa lí ở các bài trong sách giáo khoa (SGK) Địa lí lớp 12 (cơ bản); tình hình
học sinh các lớp 12 được trực tiếp giảng dạy về tinh thần học tập, chất lượng học
tập...; nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến việc rèn luyện kĩ năng địa lí cho học
sinh lớp 12
Phạm vi thực hiện: phương pháp rèn luyện kĩ năng địa lí trong dạy học địa lí
lớp 12. Trình bày các ví dụ cụ thể trả lời các câu hỏi trắc nghiệm phần kĩ năng của
đề thi THPT quốc gia môn địa lí lớp 12 của bộ Giáo dục & Đào tạo đã công bố và
các đề do giáo viên tự xây dựng với nội dung và mức độ tương đương đề thi của
bộ. Thực nghiệm ở các lớp 12 (Cơ bản) mà tôi trực tiếp dạy trong năm học 2016 2017, gồm: 12A8, 12A9, 12A10 .
Mục tiêu chính là tìm ra được phương pháp rèn luyện các kỹ năng địa lí cơ

bản phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn và nâng cao kết quả bài
thi trắc nghiệm môn địa lí phần thực hành cho học sinh lớp 12 dự thi THPT quốc
gia.
3.2.Lựa chọn kiến thức, kĩ năng cơ bản, phương tiện, hình thức tổ chức,
phương pháp dạy học
Lựa chọn kiến thức, kĩ năng cơ bản là việc làm bắt buộc đối với tất cả giáo
viên khi thiết kế bài dạy. Việc lựa chọn kiến thức, kĩ năng cơ bản yêu cầu phải đảm
bảo tính khoa học và phải vừa sức đối với học sinh, đảm bảo cho học sinh lĩnh hội
kiến thức và rèn luyện kĩ năng vững chắc và phát triển toàn diện. Trong đề tài này,
tôi xác định kiến thức và kĩ năng cơ bản là các kiến thức, kĩ năng địa lí trong
chương trình địa lí lớp 12 ( Ban cơ bản)
Phương tiện dạy học được xem là “điểm tựa” cho hoạt động trí tuệ của học
sinh, góp phần nâng cao năng lực tư duy của các em đồng thời là cơ hội để học sinh
rèn luyện và phát triển tư duy, hình thành biểu tượng về sự vật, hiện tượng địa lí rõ
nét hơn, giúp học sinh nắm vững kiến thức và có kĩ năng vững chắc hơn. Để thực
hiện đề tài tôi chọn và sử dụng các loại phương tiện, đó là Máy vi tính ; quyển Átlát
địa lí Việt Nam; Các bảng số liệu; các biểu đồ
Dựa vào mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học bộ môn; dựa vào điều
kiện và phương tiện dạy học hiện có của Nhà trường; dựa vào đặc điểm đối tượng
dạy học cụ thể (học sinh các lớp 12 cơ bản) tôi lựa chọn hình thức tổ chức và hoạt
động chủ yếu là: dạy học trên lớp, hoạt động cá nhân.
6


Phương pháp dạy học có một vị trí quan trọng trong thiết kế bài dạy học, vì
nó quyết định đến việc thực hiện mục tiêu và chất lượng dạy học. Việc xác định
phương pháp cần căn cứ vào mục tiêu, nội dung dạy học, giai đoạn nhận thức, đặc
điểm đối tượng học sinh, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học.
Phương pháp chủ yếu được sử dụng để rèn luyện kĩ năng cho học sinh là: Đàm
thoại, trực quan

3.3. Các biện pháp tổ chức thực hiện
Khảo sát chất lượng học sinh về kĩ năng địa lí và khả năng vận dụng các kĩ
năng đó để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm của đề thi THPT quốc gia phần thực
hành
Tổng hợp, đánh giá tìm ra phần còn yếu của học sinh về kĩ năng để tìm biện
pháp khắc phục, nhằm nâng cao kết quả học tập và làm bài thi của học sinh đối với
phần trả lời câu hỏi trắc nghiệm về thực hành
Tập trung rèn luyện các kĩ năng địa lí cho học sinh bao gồm: Kĩ năng đọc Át
lát địa lí Việt Nam ; kĩ năng làm việc với bảng số liệu; kĩ năng làm việc với biểu đồ
nhằm củng cố kiến thức lý thuyết về thực hành và đồng thời rèn luyện kĩ năng thực
hành. Quá trình thực hiện lần lượt là:
- Kỹ năng làm việc với bảng số liệu
+ Ôn lại những kiến thức cơ bản về bảng số liệu: những công thức cần thiết và vận
dụng công thức để xử lí số liệu; Cách nhận xét các bảng số liệu
+ Thực hành vận dụng kĩ năng nhận xét , giải thích các bảng số liệu trả lời câu hỏi
trắc nghiệm của đề thi
- Kĩ năng làm việc với biểu đồ
+ Ôn lại những kiến thức cơ bản về biểu đồ: Các dạng biểu đồ cơ bản; Cách chọn
và nhận xét biểu đồ
+ Thực hành vận dụng kĩ năng về biểu đồ trả lời câu hỏi trắc nghiệm của đề thi
- Kĩ năng đọc Át lát địa lí Việt Nam
+ Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng Át lát
+ Thực hành vận dụng kĩ năng đọc Át lát trả lời câu hỏi trắc nghiệm của đề thi
3.3 1. Khảo sát chất lượng học sinh
* Sau khi bộ giáo dục công bố đề thi minh họa môn địa lí THPT quốc gia năm học
2016 – 2017 với hình thức thi trắc nghiệm, tôi đã tiến hành:
- Cho học sinh các lớp 12 tôi giảng dạy và ôn tâp gồm : 12 A8; 12 A9; 12 A10 làm
bài thi thử đối với phần trắc nghiệm thực hành, gồm 10 câu, mỗi câu đúng 0,25
điểm , nội dung đề kiểm tra có mức độ tương đương đề thi của bộ trong thời gian
12 phút (Phụ lục 1)

- Kết quả đạt được:
Bảng 1: Tổng hợp kết quả kiểm tra bài thi trắc nghiệm phần thực hành lần 1
Điểm
Lớp
Sĩ số
(Yếu)
(Trung bình)
(Khá)
(Giỏi)
0,25 – 0,75
1.0 – 1,5
1,75- 2.0
2,25 – 2,5
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7


12 A8 41
27
65,8
10
20,3
4

9,9
0
0
12 A9 38
25
65,7
11
28,9
2
5,4
0
0
12 A10 35
24
68,5
10
28,5
1
3,0
0
0
Tổng
114
76
66,6
31
27,1
7
6,3
0

0
3.3. 2. Những điểm yếu của học sinh về kĩ năng
- Làm việc với bảng số liệu
+ Học sinh chưa biết cách nhận xét hoặc nhận xét không đúng bảng số liệu
+ Khả năng xử lí số liệu phục vụ nhận xét không chắc chắn
+ Chưa hiểu được một số từ ngữ thường dùng khi nhận xét bảng số liệu
- Làm việc với biểu đồ
+ Phần lớn không phân loại được các biểu đồ cơ bản và ý nghĩa của các biểu đồ
+ Phần lớn chưa có khả năng nhận xét đúng biểu đồ theo yêu cầu
- Đọc Át lát địa lí Việt Nam
+ Nhiều học sinh không nắm được cấu trúc của tập Át lát địa lí Việt Nam
+ Phần lớn chưa hiểu được hệ thống kí hiệu bản đồ
+ Đa số chưa có những kĩ năng cơ bản để đọc và hiểu được các bản đồ trong Át lát
địa lí Việt Nam
Từ những hạn chế trên dẫn đến tình trạng học sinh không trả lời được các
câu trắc nghiệm nên thường chọn phương án ngẫu nhiên, hoặc nhiều học sinh kĩ
năng không vững dẫn đến chọn phương án sai, có một số học sinh ở phần câu hỏi
kĩ năng biểu đồ quen với việc vẽ các biểu đồ chỉ định nên khi trả lời câu hỏi trắc
nghiệm thì lúng túng, không đủ thời gian để xác định được đáp án đúng.
3.3.3. Rèn luyện các kĩ năng địa lí nhằm nâng cao kết quả bài thi trắc nghiệm
THPT quốc gia môn địa lí lớp 12, phần thực hành.
Sau khi khảo sát thực tế cũng như trong thực tiễn dạy học và chất lượng môn
địa lí của học sinh hiện nay tại trường, để giúp các em khắc phục các hạn chế, các
điểm yếu khi vận dụng kĩ năng để trả lời câu hỏi trắc nghiệm phần thực hành. Tôi
xây dựng nội dung ôn tập, rèn luyện kĩ năng cho các em. Với khả năng của bản
thân, tôi chỉ tập trung vào các nội dung sau:
3.3.3a. Rèn luyện kĩ năng làm việc với bảng số liệu:
* Ôn tập phần lí thuyết cơ bản về kĩ năng làm việc với bảng số liệu
- Một số công thức tính toán thường gặp khi xử lí các bảng số liệu
Trước hết, để học sinh có thể thực hiện được phần xử lí số liệu trong các bài

thực hành về bảng số liệu, giáo viên tổng hợp một số công thức thường dùng để
học sinh áp dụng
+ Tính cân bằng ẩm
Cân băng ẩm = Lượng mưa – Lượng bốc hơi ( mm)
+ Tính biên độ nhiệt
Biên độ nhiệt = Nhiệt độ trung bình cao nhất – Nhiệt độ trung bình thấp nhất ( C0)

8


+ Tính mật độ dân số
Số dân
Mật độ dân số =

( người/ km2 )

Diện tích
+Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên
Tg = S – T ( %)
(Tg – tỉ suất gia tăng dân số TN; S – Tỉ suất sinh thô; T – Tỉ suất tử thô)
+Tính sản lượng
Sản lượng = Năng suất x Diện tích ( tấn)
+ Tính năng suất
Sản lượng
Năng suất =

( tạ/ ha)

Diện tích
+ Tính % cơ cấu ( Tính tỷ trọng)

Giá trị thành phần x 100
% Giá trị thành phần =
(%)
Giá trị tổng số
+Tính tốc độ tăng trưởng ( Lấy năm đầu tiên làm gốc = 100%
Giá trị năm sau x100
% Năm sau =
(%)
Giá trị năm gốc
- Cần lưu ý học sinh muốn xác định được cách tính toán ( Công thức) nên:
+ Dựa vào yêu cầu của bài tập học sinh có thể vận dụng các công thức mà các em
nhớ, tuy nhiên điều này khá máy móc, các em sẽ khó chủ động khi tính toán nếu
không nhớ.
+ Học sinh nên dựa vào yêu cầu của bài tập, đơn vị tính của số liệu bài tập để thiết
lập công thức tính.
* Các bước tiến hành nhận xét bảng số liệu
Nhận xét bảng số liệu thực chất là phân tích, so sánh các số liệu theo hàng
ngang và cột dọc, rút ra những nhận xét cần thiết. Để học sinh có thể nhận xét đúng
và đủ ý theo yêu cầu của đề bài, giáo viên hướng dẫn học sinh khi phân tích bảng
số liệu, cần thực hiện lần lượt theo các bước sau đây:
- Xác định yêu cầu của câu hỏi trong đề bài , bài tập để xác định mục đích làm việc
với bảng số liệu.
- Đọc tên bảng, các tiêu đề của bảng, đơn vị tính, xác định rõ các tiêu chí cần nhận
xét.
- So sánh các số liệu theo cột dọc và hàng ngang với một trình tự hợp lí:
+ Nhận xét sự thay đổi của đối tượng địa lí theo thời gian thì so sánh số liệu của các
mốc thời gian đầu và cuối của bảng, các mốc thời gian liền kề nhau theo thứ tự ,
các mốc có tính đột biến.
9



+ Đối với các lãnh thổ, cần lưu ý so sánh các đối tượng địa lí của các lãnh thổ lớn
với nhau, các lãnh thổ nhỏ với nhau và ngược lại.
- Khi nhận xét cơ cấu mà số liệu trong bảng là các số các số liệu tuyệt đối (ví dụ:
Triệu tấn, tỉkw/h , triệu người, v.v) mà đề lại yêu cầu nhận xét cơ cấu thì phải tính
cơ cấu (tính tỉ lệ %).
* Thực hành vận dụng kĩ năng làm việc với bảng số liệu trả lời câu hỏi trắc
nghiệm của đề thi
Ví dụ 1: Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CẢ NĂM Ở ĐỒNG BẰNG
SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG QUA CÁC NĂM
Vùng
Diện tích ( nghìn ha)
Sản lượng lúa ( nghìn
tấn
2005
2014
2005
2014
Đồng bằng sông Hồng
1 186,1
1 122,7
6 398,4
7 175,2
Đồng bằng sông Cửu Long
3 826,3
4 249,5
19 298,5
25 475,0
( Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015. Nhà xuất bản thống kê, 2016)

Theo bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích và sản
lượng lúa cả năm của Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long năm
2005 và năm 2014
A. Diện tích giảm, sản lượng tăng ở Đồng bằng sông Hồng
B. Diện tích tăng, sản lượng tăng ở Đồng bằng sông Cửu Long
C. Diện tích ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhanh hơn sản lượng
D. Sản lượng ở Đồng bằng sông Cửu Long luôn lớn hơn sản lượng ở Đồng
bằng sông Hồng
Để trả lời đúng – chọn đáp án đúng cho câu hỏi này, học sinh phải vận dụng
kĩ năng làm việc với bảng số liệu.
- Với đáp án A: HS so sánh diện tích và sản lượng của đồng bằng sông hồng theo
năm ở các cột
+ Đồng bằng sông Hồng: Diện tích năm 2005 là 1 186,1 ; diện tích năm 2014 là 1
186,1: Diện tích năm 2014 nhỏ hơn diện tích năm 2005, diện tích giảm; Sản lượng
năm 2005 là 6 398,4 , sản lượng năm 2014 là 7 175,2: sản lượng năm 2014 lớn hơn
sản lượng năm 2005, sản lượng tăng
+ Như vậy, phương án A : đúng
- Với đáp án B:
+ Đồng bằng sông Cửu Long: Diện tích năm 2005 là 3 826,3;diện tích năm 2014 là
4 249,5: Diện tích năm 2014 lớn hơn diện tích năm 2005, diện tích tăng; Sản lượng
năm 2005 là 19 298,5; sản lượng năm 2014 là 25 475,0: sản lượng năm 2014 lớn
hơn sản lượng năm 2005, sản lượng tăng
+ Như vậy, phương án B : đúng
- Với đáp án C

10


+ Đồng bằng sông Cửu Long : diện tích năm 2005 là 3 826,3; diện tích năm 2014 là
4 249,5. Tính số lần diện tích tăng lên ( lấy diện tích năm 2014 chia diện tích năm

2005), kết quả tăng 1,11 lần. Tương tự, tính số lần sản lượng tăng ( lấy sản lượng
năm 2014 chia sản lượng năm 2005), kết quả sản lượng tăng 1,32 lần.
+ Như vậy, diện tích lúa ở đồng bằng sông Cửu Long tăng chậm hơn sản lượng lúa.
Phương án C không đúng.
- Với phương án D
+ Học sinh so sánh dễ thấy sản lượng lúa của đồng bằng sông Cửu Long luôn lớn
hơn sản rất nhiều lượng lúa của đồng bằng sông Hồng trong cả hai năm 2005 và
năm 2014
+ Phương án D: đúng
Kết luận: Nhận xét không đúng từ bảng số liệu là phương án C
Ví dụ 2: Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 - 2014
(Đơn vị: nghìn tấn)
Năm
2005
2009
2010
2014
Khai thác
1 987,9
2 280,5
2 414,4
2 920,4
Nuôi trồng
1 478,9
2 589,8
2 728,3
3 412,8
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)
Nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn 2005 - 2014?

A. Khai thác tăng, nuôi trồng giảm.
B. Nuôi trồng tăng, khai thác giảm.
C. Nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác.
D. Khai thác tăng nhanh hơn nuôi trồng.
Với câu hỏi này, học sinh cần vận dụng kĩ năng về bảng số liệu theo cách
sau
- Phân tích số liệu cả cột dọc và hàng ngang, học sinh sẽ thấy:
+ Sản lượng khai thác tăng liên tục, sản lượng nuôi trồng tăng liên tục, nên phương
án A và phương án B đều sai
+ Vì số liệu sản lượng khai thác và nuôi trồng năm đầu tiên và năm cuối cùng khác
nhau, do đó để biết sản lượng của phân ngành nào tăng nhanh hơn học sinh phải
tích số lần tăng lên
+ Cách tính: Lấy sản lượng năm cuối chia cho sản lượng năm đầu tiên trong bảng
số liệu các em được kết quả: Sản lượng khai thác tăng 1,46 lần; sản lượng nuôi
trồng tăng 2,3 lần. Như vậy sản lượng nuôi trồng tăng nhanh hơn sản lượng khai
thác, phương án D sai.
- Kết luận: Nhận xét đúng từ bảng số liệu là phương án C- Nuôi trồng tăng nhanh
hơn khai thác.
3.3.3b. Rèn luyện kĩ năng làm việc với biểu đồ
* Giới thiệu các loại biểu đồ thường gặp trong các đề thi (Phần này giáo viên giới
thiệu và cung cấp cho các em hình ảnh từng loại biểu đồ qua màn hình máy chiếu)
11


Hiện nay có nhiều cách phân loại biểu đồ, tuy nhiên cách thông dụng và dễ
hiểu nhất là chia các loại biểu đồ thành hai nhóm: Nhóm các loại biểu đồ cơ bản và
nhóm các biểu đồ biến đổi từ loại biểu đồ cơ bản.
- Nhóm biểu đồ cơ bản: Căn cứ vào chương trình môn địa lí ở bậc THPT , có thể
chia nhóm biểu đồ cơ bản thành hai loại là: Loại biểu đồ thể hiện sự phát triển và
loại biểu đồ thể hiện cơ cấu.

+ Loại biểu đồ thể hiện sự phát triển: Loại biểu đồ này thể hiện được đầy đủ các
hiện tượng, sự vật địa lí KT – XH về mặt động, quá trình, tình hình phát triển. Loại
biểu đồ này có hai dạng cơ bản là biểu đồ cột và biểu đồ đường (đồ thị, đường biểu
diễn).
+ Loại biểu đồ thể hiện cơ cấu: Đây là loại biểu đồ phản ánh cơ cấu của các hiện
tượng địa lí KT – XH, về lí thuyết loại biểu đồ này có ba dang sau: Biểu đồ tròn;
biểu đồ ô vuông; biểu đồ cột chồng
- Nhóm biểu đồ biến đổi từ dạng cơ bản: Nhóm biểu đồ này thường gặp trong
chương trình địa lí phổ thông và trong các đề thi hiện nay, bao gồm bốn dạng:
+ Biểu đồ miền: Là loại biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch (thay đổi) cơ cấu. Loại
biểu đồ này dễ nhận thấy khi yêu cầu bài tập là vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch
cơ cấu và bảng số liệu thường có quảng thời gian nhiều năm (thông thường là từ
bồn năm trở đi)
+ Biểu đồ kết hợp thể hiện sự phát triển: Loại biểu đồ này chỉ có một dạng duy nhất
là kết hợp giữa cột và đường. Dấu hiệu lựa chọn loại biểu đồ này thường là câu hỏi
yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện tình hình…Bảng số liệu có nhiều năm và có hai đơn vị
tính khác nhau
+ Biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng: Biểu đồ này khác với biểu đồ đường
ở dạng cơ bản là thường thể hiện tốc độ tăng trưởng , khi vẽ các đường đều có điểm
đầu tiên xuất phát từ 100% trên trục tung. Dấu hiệu nhận biết là câu hỏi thường yêu
cầu vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng, bảng số liệu có nhiều năm, nhưng quan
trọng nhất là bảng số liệu có nhiều đơn vị tính khác nhau.
+ Biểu đồ tròn thể hiện quy mô và cơ cấu: Biểu đồ này khác với biểu đồ tròn ở
nhóm biểu đồ cơ bản là nó thể hiện được cả quy mô và cơ cấu của đối tượng. Dấu
hiệu để nhận biết là câu hỏi thường yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu,
bảng số liệu có 2 hoặc 3 năm, các số liệu tổng thể của từng năm khác nhau.
* Phương pháp lựa chọn biểu đồ
- Thông thường có hai căn cứ để lựa chọn biểu đồ, đó là: Dựa vào câu hỏi (Cụ thể
là đọc kĩ câu hỏi, xem yêu cầu phải thể hiện là gì?) và dựa vào bảng số liệu đã cho.
Có trường hợp lựa chọn phải dựa vào cả hai căn cứ, nhưng có trường hợp chỉ cần

một căn cứ là đủ. Điều này còn phụ thuộc vào từng câu hỏi cụ thể.
- Lựa chọn một số loại biểu đồ cơ bản
+ Biều đồ cột: Chọn biểu đồ cột khi đề yêu cầu thể hiện tốt nhất tình hình phát
triển, số lượng, khối lượng, so sánh độ lớn. Ngoài ra còn có thể là: thể hiện cơ cấu
bằng số liệu tuyệt đối (diện tích đất, năng suất, sản lượng lúa các vụ trong năm).
12


+ Biểu đồ đường (đường biểu diễn): Chọn biểu đồ đường khi đề yêu cầu thể hiện
tốt nhất tốc độ phát triển, chỉ số phát triển, sự gia tăng, tốc độ tăng của một, hai
hoặc ba đại lượng (hiện tượng) qua thời gian (thường là từ 4 năm trở lên) .
+ Biểu đồ tròn:Chọn biểu đồ hình tròn khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện tốt
nhất quy mô và cơ cấu hoặc sự chuyển dịch (hay sự thay đổi) cơ cấu, số lượng hình
tròn có từ 1 đến 3 hình
+ Biểu đồ miền: Chọn biểu đồ miền khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện tốt nhất
cơ cấu hoặc sự chuyển dịch (hay sự thay đổi) cơ cấu mà bảng số liệu có từ 4 năm
trở lên.
+ Biểu đồ kết hợp: Chọn biểu đồ kết hợp khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ thể kết hợp
thể hiện từ hai đối tượng trở lên , hoặc đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện tình hình,
so sánh… mà bảng số liệu có các đơn vị tính khác nhau và có nhiều năm
* Một số lưu ý khi trả lời câu hỏi trắc nghiệm từ biểu đồ.
- Xác định rõ dạng biểu đồ trong câu hỏi; Đọc các ghi chú (chú giải), tên biểu đồ
(nếu có), đại lượng thể hiện, thời gian, không gian thể hiện của biểu đồ
- Lưu ý đến đơn vị tính, các khoảng thời gian, sự đột biến của các đối tượng trên
biểu đồ; Đọc kĩ các ý, các chữ trong nhận xét biểu đồ
- Tiến hành các phép tính, so sánh đối chiếu các số liệu trong từng ý nhận xét
* Thực hành vận dụng kĩ năng biểu đồ trả lời câu hỏi trắc nghiệm của đề thi
Ví dụ 1: Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH CÁC LOẠI CÂY TRỒNG PHÂN THEO NHÓM CÂY
(Đơn vị: nghìn ha)

Năm
2005
2014
Tổng số
13 287,0
14 809,4
Cây lương thực
8 383,4
8 996,2
Cây công nghiệp
2 495,1
2 843,5
Cây khác
2 408,5
2 969,7
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)
Để thể hiện quy mô diện tích các loại cây trồng và cơ cấu của nó qua hai năm
2005 và 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ miền.
B. Biểu đồ tròn.
C. Biểu đồ cột.
D. Biểu đồ đường
Để chọn đúng đáp án của câu hỏi trên, học sinh vận dụng kĩ năng lựa chọn
biểu đồ để trả lời câu hỏi, bằng cách: Đọc kĩ yêu cầu vẽ biểu đồ và nhớ lại ý nghĩa
của các loại biểu đồ.
- Với phương án C và D sẽ bị loại vì biểu đồ đường và biểu đồ cột là hai loại biểu
đồ thích hợp nhất để thể hiện tình hình, sự phát triển của đối tượng địa lí

13



- Phương án A, biểu đồ miền: Biểu đồ miền chỉ thích hợp thể hiện sự thay đổi cơ
cấu, mặt khác biểu đồ miền chỉ được vẽ khi bảng số liệu có từ bôn năm trở đi.
Trong trường hợp này biểu đồ miền không phù hợp, phương án A sai.
- Phương án C: Yêu cầu chọn loại biểu đồ thể hiện được cả quy mô và cơ cấu với
bảng số liệu có 2 năm với tổng số khác nhau thì biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ
tròn (tròn khác bán kính)
- Như vậy phương án đúng là phương án B – Biểu đồ tròn.
Ví dụ 2: Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 - 2014
Năm
2005
2009
2011
2014
Diện tích (nghìn ha)
7 329,2 7 437,2
7 655,4
7 816,2
Sản lượng (nghìn tấn)
35 832,9 38 950,2
42 398,5 44 974,6
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)
Để thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích và sản lượng lúa nước ta giai đoạn 2005 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ kết hợp.
B. Biểu đồ miền.
C. Biểu đồ đường.
D. Biểu đồ cột.
Với câu hỏi này, dễ dàng học sinh sẽ loại phương án B – biểu đồ miền vì câu
hỏi không yêu cầu thể hiện sự thay đổi cơ cấu. Vấn đề là ba phương án còn lại có

vẻ khá hợp lí. Tuy nhiên, để chọn loại biểu đồ thích hợp nhất các em phải phân tích
, suy luận:
- Phương án A – biểu đồ kết hợp và phương án D – biểu đồ cột cũng có thể đúng, vì
bảng số liệu có nhiều năm, đơn vị tính khác nhau. Tuy nhiên đọc kĩ yêu cầu câu hỏi
ta thấy: yêu cầu ở đây là chọn biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng nên biểu đồ thích
hợp nhất phải là biểu đồ đường (loại biểu đồ đường của nhóm biểu đồ biến đổi từ
dạng cơ bản)
- Vì vậy học sinh phải chọn phương án đúng là đáp án C – biểu đồ đường
Ví dụ 3: Cơ cấu khách quốc tế đến Việt Nam phân theo phương tiện (Đơn vị: %)

14


Từ biểu đồ trên, hãy cho biết cơ cấu khách quốc tế đến Việt Nam phân theo
phương tiện thay đổi theo hướng nào sau đây?
A. Tỉ trọng khách theo đường hàng không và đường thủy tăng, đường bộ giảm.
B. Tỉ trọng ngành khách theo đường thủy và đường bộ tăng, đường hàng không
giảm.
C. Tỉ trọng khách theo đường hàng không tăng, đường thủy và đường bộ giảm.
D. Tỉ trọng khách theo đường hàng không và đường bộ tăng, đường thủy giảm.
Để chọn được đáp án đúng trong câu hỏi này, học sinh chỉ cần kĩ năng đọc chú
giải và so sánh các số liệu là xác định được, nhìn chú giải và so sánh các số liệu có
thể thấy:
- Tỷ trọng khách theo đường bộ giảm, đường hàng không giảm; tỷ trọng khách theo
đường hàng không tăng, từ đó các em soi vào từng phương án thấy ngay phương án
A, B, D phản ánh không đúng về hướng thay đổi cấu khách quốc tế đến Việt Nam
phân theo phương tiện
- Học sinh chọn đáp án đúng là C - Tỉ trọng khách theo đường hàng không tăng,
đường thủy và đường bộ giảm
Ví dụ 4: Cho biểu đồ


Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu thô và điện của nước ta.
B. Giá trị sản xuất than, dầu thô và điện của nước ta.
C. Sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng than, dầu thô và điện của nước ta.
D. Sản lượng than, dầu thô và điện của nước ta.
Để trả lời câu hỏi này, học sinh chỉ cần vận dụng kĩ năng nhận dạng biểu đồ là
chọn được phương án đúng.
- Hình dạng biểu đồ cho thấy đây là biểu đồ đường : Loại biểu đồ này thể tình hình
phát triển, tốc độ tăng trưởng của đối tượng, không thể hiện cơ cấu nên Phương án
C bị loại.
15


- Biểu đồ có ba đường thể hiện ba đối tượng, tuy nhiên tất cả các đường đều có
mốc năm đầu tiên với giá trị bằng nhau bằng 100% trên trục tung, từ đó suy ra đây
là loại biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng
- Vậy đáp án đúng là phương án A - Tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu thô và
điện của nước ta
3.3.3c. Rèn luyện kĩ năng đọc Át lát địa lí Việt Nam
* Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng Átlát
Để thực hiện được dạy học dựa trên cơ sở átlát, ngay từ tiết dạy đầu tiên của
chương trình địa lí lớp 12, giáo viên phải giới thiệu và hướng dẫn học sinh sử dụng
Átlát. Cụ thể như sau:
- Cấu trúc của Átlát
Nội dung chính của Át lát địa lí Việt Nam bao gồm 28 trang, tính từ trang
Ký hiệu chung (trang 3) cho đến hết trang Các vùng kinh tế trọng điểm (trang 30)
và được chia thành ba phần được sắp xếp theo trình tự của chương trình và nội
dung sách giáo khoa lần lượt từ chung đến riêng, từ Địa lí tự nhiên đến Địa lí kinh
tế - xã hội đến các vùng kinh tế. Thường nội dung trong mỗi trang átlát, được biểu

hiện kết hợp giữa bản đồ và biểu đồ, tranh ảnh giúp cho người sự dụng không chỉ
đọc được sự phân bố mà còn có thể đọc được động lực, tình hính phát triển, phân
hoá các giá trị, các mối quan hệ nhân quả giữa các đối tượng trên bản đồ.
Cách sử dụng átlát Địa lí
- Để sự dụng hiệu quả Átlát Địa lí Việt Nam trong học tập, kiểm tra và thi người
học cần:
+ Hiểu hệ thống ký hiệu bản đồ ở trang 3 của át lát Địa lí Việt Nam
+ Nhận biết phạm vi, giới hạn và đọc được tên các đối tượng trên bản đồ
+ Xác định được phương hướng, khoảng cách, vĩ độ, kinh độ, kích thước, cấu trúc,
hình thái và vị trí các đối tượng địa lí trên lãnh thổ
+ Mô tả đặc điểm đối tượng trên bản đồ
+ Xác định các mối quan hệ không gian trên bản đồ: Xác định các mối quan hệ
tương hỗ và nhân - quả giữa các đối tượng được thể hiện trên bản đồ.
+ Mô tả tổng hợp một khu vực, một bộ phận lãnh thổ (vị trí địa lí, địa hình, khí hậu,
thủ văn, đất đai, động thực vật, dân cư, kinh tế )
+ Phân tích các loại biểu đồ, đo tính biểu đồ dựa vào tỉ lệ, nhận xét số liệu thống
kê…
+ Khai thác kiến thức từ các bản đồ, các biểu đồ, số liệu thống kê
* Thực hành vận dụng kĩ năng Át lát trả lời câu hỏi trắc nghiệm của đề thi
Ví dụ 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết lưu lượng nước
trung bình của sông Hồng (trạm Hà Nội) lớn nhất vào tháng nào trong năm?
A. Tháng VI.
B. Tháng VII.
C. Tháng VIII.
D. Tháng IX.
Để trả lời câu hỏi này, học sinh sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 10 –
Các hệ thống sông
16



- Trên bản đồ này thể hiện rất nhiều nội dung, học sinh phải tìm đúng nội dung câu
hỏi yêu cầu một cách nhanh nhất, đó là lưu lượng nước trung bình của sông Hồng
- Học sinh phải đọc và hiểu được biểu đồ lưu lượng nước trung bình của các sông
lớn có trong át lát, từ đó dễ thấy sông Hồng có lưa lượng nước trung bình cao nhất
là 6660 m3/s vào tháng 8. Nên đáp án đúng là phương án C
Ví dụ 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và 14, hãy cho biết dãy núi
Hoành Sơn thuộc khu vực núi nào sau đây?
A. Tây Bắc.
B. Trường Sơn Nam.
C. Trường Sơn Bắc. D. Đông Bắc.
Để trả lời câu hỏi này, học sinh không chỉ cần có khả năng đọc bản đồ và
đọc thật nhanh sẽ tìm được đáp án đúng
- Trên bản đồ trang 13 và 14 của Át lát thể hiện ba miền tự nhiên, nhìn lướt bản đồ
trang 13 học sinh sẽ thấy được dãy núi Hoành Sơn ( đèo Ngang), phía tây của dãy
núi này là dãy Trường Sơn Bắc.
- Học sinh sẽ chọn được đáp án đúng là: phương án C – Trường Sơn Bắc
Ví dụ 3:Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết trong số 7 tỉnh
biên giới trên đất liền giáp với Trung Quốc, không có tỉnh nào sau đây?
A. Lạng Sơn.
B. Tuyên Quang.
C. Cao Bằng.
D. Hà Giang.
Để trả lời câu hỏi này học sinh phải sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 –
5 – Bản đồ hành chính.
- Xác định nhanh các tỉnh có đường biên giới với Trung quốc, dựa vào kí hiệu nét
đứt, xác định các tỉnh giáp Trung Quốc từ tây sang đông hoặc ngược lại. Học sinh
thấy ngay không có tỉnh Tuyên Quang vì Tuyên Quang năm sâu trong lãnh thổ.
- Học sinh sẽ chọn được đáp án đúng là: phương án B – Tuyên Quang
Ví dụ 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết các đô thị nào sau
đây là đô thị đặc biệt

ở nước ta?
A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
B. Hà Nội, Cần Thơ.
C. TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng.
D. TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
Để trả lời câu hỏi trên học sinh tìm nhanh đến trang 15 – bản đồ dân số
trong át lát.
- Đọc phần các đô thị nội dung phân cấp đô thị , dựa vào chú giải sẽ thấy có hai đô
thị đặc biệt với quy mô dân số trên 1 triệu người là Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh.
- Học sinh sẽ chọn được đáp án đúng là: phương án A – Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh
3.3.4. Kết quả đạt được
Sau khi tổ chức ôn tập cho các lớp 12 A8; 12 A9; 12 A10 các kĩ năng địa lí
thời gian mỗi lớp 2 buổi ( 8 tiết) và kết hợp ôn tập trong các tiết dạy trên lớp, tôi đã
tiến hành kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện kĩ năng của học sinh bằng
một bài kiểm tra trắc nghiệm với thời gian 12 phút, gồm 10 câu hỏi thực hành kĩ
năng địa lí lớp 12 có mức độ tương đương với đề thi minh họa của bộ (Phụ lục 2).
Kết quả đạt được như sau:
17


Bảng 2: Tổng hợp kết quả kiểm tra bài thi trắc nghiệm phần thực hành lần 2
Điểm
Lớp
Sĩ số
(Yếu)
(Trung bình)
(Khá)
(Giỏi)
0,25 – 0,75

1.0 – 1,5
1,75- 2.0
2,25 – 2,5
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12 A8 40
6
15,0
20
50,0
10
25,0
4
10,0
12 A9 38
5
13,1
18
47,3
12
31,5
3
8,1
12 A10 35

4
11,4
18
51,4
12
34,2
1
3,0
Tổng
113
15
13,2
57
50,4
34
30,0
8
6,4
Từ kết quả đạt được có thể thấy kĩ năng thực hành địa lí của học sinh các lớp
đã được nâng cao rõ rệt, học sinh đã vận dụng các kĩ năng địa lí được rèn luyện trả
các câu hỏi trắc nghiệm phần thực hành khá tốt, nhiều em đã đạt được điểm tuyệt
đối ở nội dung này, 86,8% học sinh đạt được trên 1.0 điểm, tỷ lệ học sinh đạt dưới
1.0 điểm ở phần câu hỏi trắc nghiệm thực hành đã giảm từ 66,6% xuống còn 13,2
%. Đây là kết quả khá khả quan, việc trả lời tốt các câu hỏi trắc nghiệm phần thực
hành đã góp phần nâng cao kết quả bài thi cho học sinh ở các lần thi khảo sát THPT
quốc gia do sở Giáo dục & Đào tạo và nhà trường tổ chức, nhiều học sinh đạt 9,5
điểm; 9,75 điểm, thậm chí có học sinh đạt 10 điểm bài thi trắc nghiệm môn địa lí
trong tổ hợp khoa học xã hội.
3.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường

Từ những kết quả đạt được như trên cho thấy việc tìm ra phương pháp rèn
luyện kĩ năng phù hợp thực sự đem lại hiệu quả cao trong dạy học địa lí lớp 12
THPTnói chung và trong việc nâng cao kết quả thi trắc nghiệm THPT quốc gia
môn địa lí cho học sinh lớp 12 nói riêng
Đối với bản thân và các đồng nghiệp trong nhóm bộ môn Địa lí của nhà
trường đề tài đã giúp thực hiện đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả. Việc rèn
luyện kĩ năng địa lí cho học sinh được các đồng chí giáo viên trong nhóm chuyên
môn chú trọng và thực hiện thường xuyên hơn trong các tiết dạy, tạo được hứng thú
học tập, thu hút được học sinh từ đó nâng cao chất lượng day học.
Đối với học sinh, giúp cho các em có được phương pháp phù hợp, dễ dàng
trong việc tiếp thu kiến thức mới, yêu thích môn Địa lí và đạt kết quả cao trong học
tập cũng như trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trong các bài thi môn địa lí theo hướng
đổi mới thi THPT quốc gia. Ngoài ra còn giúp các em chọn được môn thi phù hợp
với khả năng để đạt điểm cao trong các kỳ thi, đặc biệt là kỳ thi THPT Quốc gia
hiện nay.

18


III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trong quá trình áp dụng sáng kiến tôi đã thu được những kết quả đáng mừng,
qua kết quả các bài kiểm tra định kỳ, kết quả thi khảo sát THPT quốc gia của học
sinh. Từ đó có thể thấy rằng trong quá trình giảng dạy địa lí ở lớp 12 việc rèn luyện
cho học sinh các kĩ năng địa lí là việc làm rất quan trọng và rất cần thiết.
Kinh nghiệm cho thấy, để việc rèn luyện kĩ năng địa lí đạt được hiệu quả cao
thì giáo viên và học sinh cần phải thực hiện tốt các yêu cầu sau đây:
Đối với giáo viên địa lí, phải nắm vững phương pháp rèn luyện kĩ năng; áp
dụng linh hoạt phương pháp một cách linh hoạt, phù hợp với từng bài dạy, từng đối
tượng học sinh ở từng lớp. Phải thường xuyên tự học, tự cập nhật các phương pháp

rèn luyện kĩ năng mới để nâng cao trình độ, nâng cao chất lượng giảng dạy và chất
lượng điểm các kì thi cho học sinh. Việc rèn luyện kĩ năng để các học sinh vận
dụng trả lời tốt các câu hỏi trắc nghiệm phải được thực hiện thường xuyên trong
các tiết dạy, trong việc kiểm tra đánh giá.
Đối với hoc sinh, phải có đầy đủ các tài liệu học tập như sách giáo khoa,
Atlat Địa lí Việt Nam... phải chủ động tự học, tự rèn luyện kĩ năng địa lí trên cơ sở
hướng dẫn của thầy cô giáo để nâng cao chất lượng học tập môn địa lí của bản thân
Đề tài này không chỉ ứng dụng được trong giảng dạy Địa lí lớp 12 ở Trường
THPT Cẩm Thủy 1 chúng tôi, mà các trường THPT miền núi khác cũng có thể ứng
dụng được, Đồng thời có thể ứng dụng để rèn luyện kĩ năng cho học sinh lớp 9; lớp
10, lớp 11.
2. Kiến nghị
Đối với giáo viên giảng dạy địa lí cần tạo mọi điều kiện về thời gian trên lớp
để hướng dẫn, rèn luyện cho học sinh các kĩ năng địa lí cơ bản, thường xuyên sử
dụng các bảng số liệu; các biểu đồ địa lí; atlat trong giảng dạy và trong kiểm tra
đánh giá bằng các câu hỏi trắc nghiệm
Đối với Nhà trường, cần đầu tư mua bổ sung thêm cuốn Atlat mới, sớm hoàn
thiện các phòng học bộ môn có màn hình máy chiếu để tạo điều kiện cho giáo viên
giảng dạy địa lí đạt kết quả cao.
Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo, tiếp tục tổ chức các đợt tập huấn cho giáo
viên Địa lí về phương pháp rèn luyện kĩ năng địa lí đáp ứng yêu cầu đổi mới giảng
dạy và đổi mới kiểm tra đánh theo hướng của kì thi THPT quốc gia hiện nay, để
giáo viên được tiếp thu, trao đổi với nhau về những kinh nghiệm, những phương
pháp vận dụng đạt hiệu quả cao để nang cao hơn nữa chất lượng dạy học bộ môn.
Trên đây là toàn bộ những nội dung sáng kiến kinh nghiệm của cá nhân tôi, rất
mong được Hội đồng Khoa học Ngành Giáo dục cấp tỉnh xem xét, đánh giá, bổ
sung để sáng kiến có giá trị tốt hơn góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao
chất lượng dạy bộ môn.
Xin chân thành cảm ơn!
19



XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2017.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

Nguyễn Văn Tiến

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đề thi minh họa môn địa lí THPT quốc gia của bộ GD & ĐT, đề thi khảo sát
THPT quốc gia của sở GD & ĐT Thanh Hóa năm 2017.
2. Lê Thông – Trần Văn Thắng – Nguyễn Xuân Trường ( đồng chủ biên), Bộ đề thi
trắc nghiệm luyện thi THPT quốc gia năm 2017, tổ hợp khoa học xã hội. Nhà xuất
bản giáo dục Việt Nam
3- Nguyễn Đức Vũ – Phạm Thị Sen, Đổi mới phương pháp dạy học Địa lí ở Trung
học phổ thông, Nhà xuất bản Giáo dục, 2004
4. Đỗ Anh Dũng (chủ biên) - Lê Mỹ Phong - Lê Thông - Nguyễn Đức Vũ, Hướng
dẫn ôn tập kì thi Trung học phổ thông Quốc gia, Năm học 2014 - 2015. Nhà xuất
bản Giáo dục Việt Nam, 2016.

21


DANH MỤC

CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH
GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Văn Tiến
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên, trường THPT Cẩm Thủy 1, Thanh Hóa

TT

Cấp đánh
Kết quả
giá xếp loại
đánh giá
(Phòng, Sở, xếp loại (A,
Tỉnh...)
B, hoặc C)

Tên đề tài SKKN

Năm học
đánh giá xếp
loại

Rèn luyện kĩ năng làm việc
với bảng số liệu nhằm nâng
1 cao kết quả học tập môn địa lí

Sở GD &
ĐT Thanh
Hóa


C

2013 - 2014

cho học sinh lớp 12 ( ban cơ
bản)

PHỤ LỤC 1
22


TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 1

ĐỀ KIỂM TRA MÔN ĐIA LÍ LỚP 12

Năm học 2016 – 2017

Phần thực hành
Thời gian làm bài: 12 phút

Đề kiểm tra lần 1

( Đề gồm có 10 câu, 4 trang )

Câu 1. Căn cứ vào bản đồ thủy sản (năm 2007) ở Atlát địa lí Việt Nam trang 20,
hai tỉnh nào có sản lượng thủy sản khai thác (năm, 2007) cao nhất nước ta?
a. Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu.
b. Kiên Giang, An Giang.
c. An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu
d. An Giang, Bình Phước.

Câu 2. Căn cứ vào Atlát địa lí Việt Nam trang 15, đô thị có quy mô dân số (năm
2007) lớn thứ hai ở vùng Đông Nam Bộ là
a. Biên Hòa.
b. TP. Hồ Chí Minh.
c. Vũng Tàu.
d. Thủ Dầu Một.
Câu 3. Căn cứ vào Atlát địa lí Việt Nam trang 17, tỉnh có GDP bình quân đầu
người (năm 2007) cao nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
a. Quảng Ninh.
b. Phú Thọ.
c. Bắc Giang.
d. Lào Cai.
Câu 4. Căn cứ vào Atlát địa lí Việt Nam trang 30, ba trung tâm công nghiệp nào ở
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có quy mô giá trị sản xuất từ trên 40 đến 120
nghìn tỉ đồng?
a. Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Vũng Tàu.
b. TP. Hồ Chí Minh, Thủ Dầu Một, Biên Hòa.
c. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu.
d. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Tân An.
Câu 5. Căn cứ vào biểu đồ miền Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở Atlát địa
lí Việt Nam trang 17, sự chuyển dịch cơ cấu GDP của nước ta trong giai đoạn 1990
- 2007 diễn ra theo hướng
a. giảm tỉ trọng khu vực nông - lâm - thủy sản, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp
và xây dựng.
b. tăng tỉ trọng khu vực nông - lâm - thủy sản, giảm tỉ trọng của khu vực công
nghiệp - xây dựng.
c. giữ nguyên tỉ trọng của hai khu vực kinh tế.
d. giữ nguyên tỉ trọng của khu vực nông - lâm thủy sản, tăng tỉ trọng của khu vực
công nghiệp - xây dựng.
Câu 6. Cho bảng số liệu sau:

23


DIỆN TÍCH CÂY CÔNG NGHIỆP NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 - 2015
(Đơn vị: nghìn ha)
Năm
2005
2010
2012
2015
Tổng diện tích
2495,1
2808,1
2952,7
2827,3
Cây hàng năm
861,5
797,6
729,9
676,8
Cây lâu năm
1633,6
2010,5
2222,8
2150,5
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)
Biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất để thể hiện diện tích cây công nghiệp
nước ta qua các năm theo bảng số liệu trên?
a. Cột chồng.
b. Đường. c. Kết hợp cột với đường.

d. Cột ghép.
Câu 7. Cho bảng số liệu sau:
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC THEO GIÁ HIỆN HÀNH
PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA NƯỚC TA
(Đơn vị: tỉ đồng)
Năm
2000
2005
2010
2014
Nông - lâm - ngư nghiệp
108536
175084
396600
697000
Công nghiệp - xây dựng
162220
343807
693300
1307900
Dịch vụ
171070
319003
792000
1537100
Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
a. Giá trị sản xuất của các khu vực kinh tế đều có xu hướng tăng.
b. Giá trị sản xuất của khu vực công nghiệp - xây dựng luôn lớn nhất.
c. Giá trị sản xuất của khu vực dịch vụ tăng chậm nhất.
d. Giá trị sản xuất của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp luôn nhỏ nhất.

Câu 8. Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA
QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: %)
Năm

2000

2005

2010

2014

Thành phần kinh tế
Nhà nước
9,3
9,5
10,4
10,4
Ngoài Nhà nước
90,1
88,9
86,1
85,7
Có vốn đầu tư nước ngoài
0,6
1,6
3,5
3,9

Nhận xét nào sau đây là đùng từ bảng số liệu trên?
a. Đại bộ phận lao động nước ta tập trung ở khu vực kinh tế Nhà nước.
b. Tỉ lệ lao động ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng.
c. Không có sự thay đổi trong cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế.
d. Sự thay đổi không phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần.
Câu 9. Cho biểu đồ
24


Triệu lượt khách

Nghìn tỉ đồng

35

180

32,5

30

160

28

160
140

25


120

20

100

96

16

80

15
11,2

60

10
30

5,5
5
8
0
1995

17
1,4

6,8

5

3,5

40
20

2,1

0
2000

Khách nội địa

2005

Khách quốc tế

2010

2012

Năm

Tổng thu du lịch

Biểu đồ số lượt khách và tổng thu du lịch của nước ta qua các năm
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào dưới đây là đúng?
a. Khách du lịch nội địa tăng, chứng tỏ chất lượng cuộc sống đang được nâng lên.
b. Số lượng khách quốc tế đến nước ta giảm mạnh.

c. Tổng thu du lịch của nước ta là do khách du lịch nội địa mang lại.
d. Từ năm 1995 đến năm 2012, tổng thu du lịch của nước ta tăng gấp 30 lần
Câu 10. Cho biểu đồ

25


×