Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Một số kĩ thuật khai thác atlat địa lí việt nam phần địa lí thương mại, du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.96 KB, 16 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
- Hiện nay các kỳ thi học sinh giỏi lới 12, kỳ thi THPT Quốc gia của bộ
môn Địa lý đều có nội dung đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng Atlat Địa lí Việt
Nam để khai thác kiến thức về tự nhiên, dân cư, các vấn đề kinh tế…đáp ứng
yêu cầu của đề bài.
- Cùng với sách giáo khoa, Atlat Địa lí Việt Nam là nguồn cung cấp tri
thức, thông tin tổng hợp và hệ thống hóa nội dung, giúp giáo viên đối mới
phương pháp dạy hoc, hỗ trợ học sinh tự học, tự nghiên cứu. Atlat Địa lí Việt
Nam là phương tiên để học tập, rèn luyện các kỹ năng, cũng như hỗ trợ rất lớn
cho các em trong các kì thi môn Địa lí. Do vậy Atlat Địa lí Việt Nam không thể
thiếu trong giảng dạy và học tập Địa lí lớp 12 -THPT.
- Khai thác Atlat Địa lí Việt Nam gồm 27 trang, thể hiện các vấn đề về vị
trí địa lí, điều kiện tự nhiên - tài nguyên thiên nhiên, dân cư - lao động, các
ngành kinh tế, các vùng kinh tế,…Tuy nhiên tôi chỉ đưa ra sáng kiến kinh
nghiệm về một vấn đề nhỏ được rút ra trong quá trình giảng dạy, ôn tập cho học
sinh.
Với những lí do trên, tôi đã chọn đề tài: “Một số kĩ thuật khai thác Atlat
Địa lí Việt Nam - Phần Địa lí thương mại, du lịch” - chương trình Địa lí 12
THPT
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Thực hiên đề tài “Một số kĩ thuật khai thác Atlat Địa lí Việt Nam Phần Địa lí thương mại, du lịch” - chương trình Địa lí 12 THPT, tôi hướng tới
mục đích:
- Cần xác định cho học sinh hiểu rằng: nếu chỉ dựa vào kiến thức đã học,
nhiều kiến thức trong Atlat sẽ bị bỏ sót, đặc biệt là kiến thức về sự phân bố cụ
thể, mối quan hệ về mặt không gian lãnh thổ của các sự vật, hiện tượng Địa lí,…
Nhưng nếu chỉ dựa vào Atlat thì các kiến thức như tình hình phát triển, nguyên
nhân phát triển, đường lối chính sách,…sẽ không được đề cập đầy đủ và hợp lí.
- Khi sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, học sinh cần biết phân tích các biểu
đồ, số liệu,…trong các trang Atlat. Đó là các thành phần bổ trợ làm rõ nội dung
của đối tượng địa lí. Các biểu đồ thể hiện trong Atlat là một kênh thông tin


không thể thiếu đối với học sinh, vì bài tập kỹ năng vẽ biểu đồ là một khâu bắt
buộc trong đề thi của các kì thi học sinh giỏi, kì thi THPT Quốc gia hiện
nay.Nếu các em còn lúng túng với các dạng biểu đồ cần vẽ, kĩ năng thiết kế và
vẽ đúng, đẹp thì có thể dựa vào các dạng biểu đồ trong Atlat để vẽ một cách
chính xác.
- Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam một cách hiệu quả thì học sinh không còn
khó khăn khi phải nhớ nhiều số liệu, địa danh,…vì trong Atlat khá đầy đủ các
biểu đồ, các số liệu, sự phân bố các đối tượng địa lí,…và các em học sinh được
phép sử dụng trong phòng thi.
Do vậy nếu học sinh có đủ các kĩ năng sử dụng bản đồ, Atlat thì việc học
tập và ôn thi Địa lí sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Nó giúp học sinh hình dung được
1


tình hình phân bố và phát triển của các đối tượng địa lí theo không gian lãnh thổ,
giảm tính trừu tượng của nội dung học tập, hạn chế phải ghi nhớ máy móc. Từ
đó học sinh có thể phát triển tư duy, liên hệ tổng hợp, nắm vững kiến thức hơn,
đạt kết quả cao trong các kì thi.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Sách giáo khoa Địa lý 12 ( Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)
- At lát địa lý Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp xây dựng cơ sơ lý thuyết: Sưu tầm, tìm đọc các tài liệu liên
quan.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Sử dụng công thức toán học thông
kê để thấy được kết quả đề tài.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận:
-Atlat Địa lí Việt Nam của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã có từ lâu.

Nhưng việc sử dụng thường xuyên vào giảng dạy và học tập ở bộ môn Địa lý
lớp 12 nhiều nơi vẫn còn hạn chế.
- Khai thác kiến thức trong Atlat Địa lí Việt Nam đối với học sinh còn khó
khăn, trìu tượng, …Điều đó ảnh hưởng đến chất lượng học tập, bài làm của các
em.
- Khi học sinh có kỹ năng tự nghiên cứu, khai thác kiến thức thì các em có
thể tham khảo nhiều tài liệu, sách giáo khoa và trên mạng Internet,… để phục
cho việc học tập tốt hơn.
Vì thế tôi đã mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm về một đề tài nhỏ đó
là “ Một số kĩ thuật khai thác Atlat Địa lí Việt Nam - Phần Địa lí thương mại,
du lịch”, chương trình Địa lí 12 THPT
2.2. Thực trạng của vấn đề:
- Atlat Địa lí Việt Nam là phương tiện để khám phá, tìm hiểu kiến thức,
rèn luyện kĩ năng, nó diễn giải các vấn đề địa lí. Atlat là nguồn cung cấp kiến
thức thông tin tổng hợp, hỗ trợ rất lớn các em trong các kì thi môn Địa lí.
- Tuy nhiên, trong thực tế việc sử dụng Atlat trong thực tế còn nhiều khó
khăn. Đa số học sinh chưa thấy hết được tầm quan trọng của Atlat nên trang bị
chưa đầy đủ, ít khi sử dụng. Mặt khác học sinh có Atlat còn yếu về kĩ năng sử
dụng để khai thác thông tin từ Atlat. Từ đó việc học tập Địa lí chưa có hiệu quả
cao.

2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện:
2.3.1. Giải pháp:
2


Bước 1: Hướng dẫn cho học sinh cách xác định phương hướng trên bản đồ,
phương hướng của một số đối tượng địa lí thể hiện trong AtlatĐịa lí Việt Nam
trang 24 và trang 25 ( thương mại và du lịch)
Bước 2: Cách thể hiện tỉ lệ của bản đồ, kí hiệu, chú giải, các biểu đồ,…

Bước 3: Đưa ra các câu hỏi và phương pháp làm để khai thác kiến thức có trong
Atlat về phần thương mại và du lịch nước ta.
2.3.2. Tổ chức thực hiện:
2.3.2.1. Hướng dẫn khai thácAtlat Địa lí Việt Namtrang 24 (Địa lí thương mại)
Trang 24 có 2 bản đồ là bản đồ Thương mại tỉ lệ 1:9.000.000 và bản đồ
Ngoại thương, tỉ lệ 1:180.000.000
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh mở Atlat Địa lí Việt Nam trang 24 kết hợp
trình chiếu lên màn hình powerpoint, gọi một học sinh xác định phương hướng
trên bản đồ của các đối tượng địa lí. Sau đó giáo viên củng cố kiến thức.
Bước 2: Giáo viên cho học sinh tìm hiểu và giải thích:
Cụ thể
- Bản đồ thương mại:

3


4


Bản đồ Thương mại tập trung phản ánh các nội dung chính.
+ Thứ nhất là tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ các tỉnh tính
theo đầu người bằng phương pháp đồ giải với gam màu nóng thay đổi sắc độ từ
vàng nhạt (mang giá trị dưới 4 triệu đồng) đến sắc độ hồng (mang giá trị là trên
16 triệu đồng).
+ Thứ hai là giá trị xuất nhập khẩu của các tỉnh bằng phương pháp bản đồ
– biểu đồ với biểu đồ cột bao gồm cột thể hiện giá trị xuất khẩu và cột thể hiện
giá trị nhập khẩu, với giá trị tương ứng quy ước trong bản đồ.
+ Thứ ba: Biểu đồ cột chồng thể hiện Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh
thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước phân theo thành phần KT qua các năm và
Biểu đồ Cơ cấu giá trị hàng Xuất – Nhập khẩu năm 2007.

-Bản đồ ngoại thương:

5


+ Bản đồ Ngoại thương thể hiện kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam và
các nước bằng phương pháp bản đồ – biểu đồ với biểu đồ hình tròn theo bậc
thang quy ước bao gồm giá trị dưới 1 tỉ USD đến trên 6 tỉ USD.
Ngoài ra, còn có Biểu đồ Cột ghép thể hiện tình hình xuất, nhập khẩu
hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2007.
+ Bản đồ này có thể khai thác nhiều kiến thức địa lí như tình hình phát
triển thương mại trong nước; kết hợp với vốn kiến thức đã học ta có thể giải
thích một số hiện tượng : tình hình phát triển ngoại thương, tốc độ tăng trưởng
xuất, nhập khẩu; cán cân xuất, nhập khẩu; cơ cấu hàng xuất, nhập khẩu; thị
trường…
Bước 3: Đưa ra câu hỏi , vấn đề tìm hiểu và có gợi ý, hướng dẫn làm bài:
Câu 1:Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét về
tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta trong giai đoạn 2000 - 2007
và giải thích tại sao trong những năm qua nước ta luôn nhập siêu?
* GV gợi ý : Khai thác biểu đồ cột ghép thể hiện tình hình xuất - khẩu hàng hóa
nước ta qua các năm từ 2000 đến 2007 ( trang 24 Atlat).
* Gọi 1 hoặc 2 học sinh trình bày qua Atlat, trong khi đó giáo viên trình chiếu.
* Giáo viên củng cố:
- Quan sát biểu đồ cột ghép trang 24 ta thấy tình hình xuất - khẩu hàng hóa Việt
Nam qua các năm từ 2000 đến 2007 như sau:
+Kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta trong giai đoạn 2000 -2007 liên
tục tăng ( từ 30,1 tỉ USD năm 2000 lên 111,4 tỉ USD năm 2007).
+ Tăng cả kim ngạch xuất khẩu lẫn kim ngạch nhập khẩu.
. Xuất khẩu tăng từ 14,5 tỉ USD năm 2000 lên 48,6 tỉ USD năm 2007
( tăng 3,4 lần)

. Nhập khẩu cũng tăng trong thời gian trên từ 15,6 tỉ USD năm 2000 lên
62,8 tỉ USD năm 2007 ( tăng hơn 4 lần)
+ Về tốc độ tăng trưởng, nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu ( tăng hơn
4 lần so với 3,4 lần)
+ Về cán cân thương mại:
. Trong giai đoạn 2000 - 2007 nước ta nhập siêu.
. Mức độ nhập siêu ngày càng tăng ( từ - 1,1 tỉ USD năm 2000 đến - 14,2
tỉ năm 2007)
- Trong những năm qua nước ta luôn trong tình trạng nhập siêu vì:
+ Quá trình công nghiệp hóa đòi hỏi nước ta phải nhập khẩu nhiều
nguyên, nhiên liệu, tư liệu sản xuất nên giá trị nhập khẩu cao, trong khi các mặt
hàng xuất khẩu của nước ta chủ yếu là hàng thô, hàng nông, lâm, thủy sản có giá
trị thấp.
+ Đời sồng của dân cư ngày càng được nâng cao đòi hỏi nhập khẩu nhiều
mặt hàng tiêu dùng có chất lượng cao mà trong nước chưa đáp ứng được.

6


Câu 2: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 24, chứng minh rằng ngành
ngoại thương nước ta có sự phân hóa theo lãnh thổ?
* GV gợi ý : Khai thác bản đồ thương mại (năm 2007), đặc biệt đọc kỹ chú thích
để tìm hiểu kiến thức của câu này.
* Gọi 1 hoặc 2 học sinh trình bày qua Atlat, trong khi đó giáo viên trình chiếu.
* Giáo viên củng cố:
Qua phân tích Atlat địa lí Việt Nam trang 24, ta thấy rằng ngành ngoại thương
nước ta có sự phân hóa theo lãnh thổ:
- Phân hóa theo vùng:
+ Các vùng có ngành ngoại thương phát triển:
. Đông Nam Bộ( kim ngạch xuất, nhập khẩu cao nhất; tương đối đều giữa

các tỉnh, thành phố; cán cân xuất siêu)
. Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận ( kim ngạch tương đối cao; chủ
yếu tập trung ở Hà Nội và Hải Phòng; nhập siêu)
. Đồng bằng sông Cửu Long ( kim ngạch thấp hơn nhiều so với hai vùng
trên; xuất siêu)
+ Các vùng còn lại, ngành ngoại thương chậm phát triển, nhất là vùng Tây
Bắc
- Phân hóa theo tỉnh:
+ Dẫn đầu là Thành phố Hồ Chí Minh ( xuất gần 19 tỉ USD, nhập 17,5 tỉ
USD năm 2007) và Hà Nội ( xuất gần 4,5 tỉ USD, nhập gần 15 tỉ USD )
+ Các tỉnh thành còn lại có sự phân hóa: Ngành ngoại thương chậm phát
triển nhất là một số tỉnh thuộc vùng Tây Bắc: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hòa
Bình
Câu 3: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam hãy trình bày về cơ cấu giá trị hàng
xuất, nhập khẩu và thị trường buôn bán chủ yếu củanước ta?
* GV gợi ý : Ở câu này cần khai thác kiến thức tổng hợp từ biểu đồ hình bán
nguyệt để thấy được cơ cấu trị giá hàng xuất, nhập khẩu năm 2007 và bản đồ
ngoại thương ( năm 2007) để thấy được xuất, nhập khẩu hàng hóa giữa Việt nam
với các nước và vùng lãnh thổ. Đặc biệt lưu ý tới chú giải của cả bản đồ và biểu
đồ.
* Gọi 1 hoặc 2 học sinh trình bày qua Atlat, trong khi đó giáo viên trình chiếu.
* Giáo viên củng cố:
Qua biểu đồ cơ cấu trị giá hàng xuất, nhập khẩu năm 2007 và bản đồ ngoại
thương ở trang 24
- Cơ cấu trị giá hàng xuất, nhập khẩu năm 2007:
+ Xuất khẩu ( 48,6 tỉ USD) bao gồm 4 nhóm hàng: công nghiệp nặng và
khoáng sản( 43,3%); Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp ( 42,6%); nông,
lâm sản (15,4%) và thủy sản (7,7%)

7



+Nhập khẩu ( 62,8 tỉ USD) bao gồm 3 nhóm hàng: máy móc thiết bị phụ
tùng ( 28,6%); nguyên, nhiên, vật liệu ( 64,0%); và hàng tiêu dùng (7,4%)
- Các thị trường buôn bán chủ yếu năm 2007:
+ Xuất khẩu: Hoa Kỳ, Nhật Bản ( trên 6 tỉ USD / thị trường), tiếp theo là
Trung Quốc, Úc, Xingapo( từ 4 đến 6 tỉ USD / thị trường),…
+ Nhập khẩu: Trung Quốc, Nhật Bản, Xingapo, Đài Loan ( trên 6 tỉ USD /
thị trường), tiếp theo là Hàn Quốc, Thái Lan( từ 4 đến 6 tỉ USD / thị trường),…
Câu 4: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam hãy nhận xét về tổng mức bán lẻ hàng
hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của nước ta phân theo thành phần kinh
tế giai đoạn 1995 - 2007?
* GV gợi ý :Để thỏa mãn câu này cần khai thác kiến thức từ biểu đồ cột chồng
“tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của nước ta phân
theo thành phần kinh tế qua các năm”
* Gọi 1 hoặc 2 học sinh trình bày qua Atlat, trong khi đó giáo viên trình chiếu.
Chú ý quan sát ba nền màu vang, xanh, đỏ biểu hiện cho ba khu vực kinh tế
* Giáo viên củng cố:
Qua biểu đồ tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của nước
ta phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 1995 - 2007 ( trang 24 Atlat ) ta thấy:
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của các thành phần
kinh tế nước ta giai đoạn 1995 - 2007 đều tăng nhanh : từ 121160 tỉ đồng năm
1995 tăng lên 746159 tỉ đồng năm 2007 (tăng 6,1 lần)
+ Chiếm giá trị lớn nhất và tăng là khu vực ngoài nhà nước: từ 27367 tỉ
đồng năm 1995 tăng lên79673 tỉ đồng năm 2007 (tăng 6,8 lần)
+ Chiếm giá trị lớn thứ hai là khu vực nhà nước: từ 93193 tỉ đồng năm
1995 tăng lên 638842 tỉ đồng năm 2007 (tăng 2,9 lần)
+ Có giá trị nhỏ nhất nhưng lại tăng nhanhnhấtlà khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài : từ 600 tỉ đồng năm 1995 tăng lên 27644 tỉ đồng năm 2007 (tăng 46
lần)

2.3.2.2. Hướng dẫn khai thácAtlat Địa lí Việt Nam trang 25 ( Du lịch)
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh mở Atlat Địa lí Việt Nam trang 25 kết hợp
trình chiếu lên màn hình powerpoint, gọi một học sinh xác định phương hướng
trên bản đồ của các đối tượng địa lí. Sau đó giáo viên củng cố kiến thức.
Bước 2: Giáo viên cho học sinh tìm hiểu và giải thích
Cụ thể:

8


9


GV hướng dẫn cho học sinh :
Nội dung của bản đồ thể hiện các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của
nước ta trên nền của bản đồ địa hình.
- Các trung tâm du lịch được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu với các vòng
tròn có kích thước lớn thể hiện trung tâm du lịch quốc gia (Hà Nội, Huế, Đà
Nẵng, TP Hồ Chí Minh); còn các trung tâm du lịch vùng được biểu hiện bằng
các vòng tròn có bán kính nhỏ hơn (Hải Phòng, Hạ Long, Vinh, Nha Trang, Đà
Lạt, Cần Thơ…)
- Các tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) với tư cách là điểm du lịch được
biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu tượng hình. Ngoài ra trên bản đồ còn có các
biểu đồ thể hiện số lượng khác và doanh thu từ du lịch, cơ cấu khách du lịch
quốc tế nhằm làm rõ hơn thực trạng hoạt động của ngành du lịch nước ta trong
giai đoạn 1995 - 2007.
- Khai thác Atlat để thấy tài nguyên du lịch nước ta rất phong phú và đa dạng
bao gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn phân bố
khắp nước, từ đồng bằng, ven biển đến miền núi, cao nguyên.
- Khai thác biểu đồ cho thấy tình hình phát triển du lịch qua cơ cấu và sự tăng

trưởng của các loại khách du lịch. Khách du lịch nước ngoài đến VN rất đa dạng

Bước 3: Đưa ra câu hỏi, vấn đề tìm hiểu và có gợi ý, hướng dẫn làm bài:
Câu 1:Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam, chứng minh rằng ngành du lịch nước
ta phát triển nhanh trong giai đoạn 1995 - 2007. Hãy kể tên các trung tâm
du lịch có ý nghĩa quốc gia ở Việt Nam?
* GV gợi ý: Khai thác biểu đồ kết hợp đường, cột thể hiện khách du lịch và
doanh thu từ du lịch để thấy được sự phát triển của ngành du lịch.
Các trung tâm du lịch được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu với các vòng tròn
có kích thước lớn trong bảng chú giải.
* Gọi 1 hoặc 2 học sinh trình bày qua Atlat trang 25 trong khi đó giáo viên trình
chiếu.
* Giáo viên củng cố:
Qua Atlat địa lí Việt Nam trang 25 ( du lịch)
- Chứng minh ngành du lịch nước ta phát triển nhanh trong giai đoạn 1995 2007:
+ Tổng số khách du lịch tăng nhanh trong giai đoạn 1995 - 2007, từ 6,9
triệu lượt lên 23,3 triệu lượt ( tăng 3,4 lần)
. Khách quốc tế từ 1,4 lên 4,2 triệu lượt ( tăng 3,0 lần)
. Khách nội địa từ 5,5 lên 19,1 triệu lượt ( tăng 3,5 lần)
+ Doanh thu: tăng từ 8 lên 56 nghìn tỉ đồng( tăng 7 lần).
- Các trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia:
Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh.

10


Câu 2:Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam chứng minh rằng tài nguyên du lịch
nước ta rất đa dạng?
* GV gợi ý : Khai thác bản đồ du lịch, đặc biệt phần chú thích trong trang 25
Atlat điểm du lịch được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu tượng hình

* Gọi 1 hoặc 2 học sinh trình bày qua Atlat trang 25 trong khi đó giáo viên trình
chiếu.
* Giáo viên củng cố:
Qua Atlat địa lí Việt nam trang 25 (du lịch) ta thấy thể hiện rất rõ sự đa dạng về
tài nguyên du lịch nước ta. Cụ thể:
- Nước ta có các di sản thiên nhiên và di sản văn hóa thế giới với sức hấp dẫn
đặc biệt đối với du khác.
+ Di sản thiên nhiên thế giới: Vịnh Hạ Long, Phong Nha - Kẻ Bàng.
+ Di sản văn hóa thế giới: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn.
- Nước ta có nhiều loại tài nguyên du lịch tự nhiên.
+ Vườn quốc gia: Hoàng Liên, Ba Bể, Tam Đảo, Xuân sơn, Cát Bà, Cúc
Phương…
+ Khu dự trữ sinh quyển thế giới: Cù Lao Chàm, Cát Tiên, Cần Giờ…
+ Hang động: Tam Thanh, Tam Cốc - Bích Động, Hang Chui…
+ Nước khoáng: Mỹ Lâm, Kim Bôi, Suối Bang…
+ Bãi biển: Trà Cổ, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Ló, Thiên Cầm, Đá Nhảy,
Lăng Cô…
+ Các thắng cảnh: Sa Pa, Ninh Bình, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần
Thơ…
- Nước ta có nhiều loại tài nguyên du lịch nhân văn.
+ Di tích các loại: Pắc Bó, Tân Trào, Nhà tù Sơn La, Hoa Lư, Quê Bác,
Ba Tơ, Nhà tù Phú Quốc, Nhà tù Côn Đảo…
+ Lễ hội truyền thống: Đền Hùng, Chùa Hương, Yên Tử, Hội Vân, Katê,
Núi Bà Đen, Bà Chúa Xứ, Thần Thắng Tam…
+ Làng nghề cổ truyền: Vạn Phúc Đồng Kỵ, Bát Tràng, Làng Đá Non
Nước ( Đà Nẵng)…
Tất cả các loại tài nguyên ( tự nhiên và nhân văn) đó tạo nên sự đa dạng
về tài nguyên du lịch, một trong những tiền đề quan trọng hàng đầu để phát triển
du lịch.
Câu 3: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy nêu khái niệm

tài nguyên du lịch và sự phân bố ngành du lịch của Việt Nam theo lãnh thổ?
* GV gợi ý : Kết hợp kiến thức đã học của bài trình bày các vùng du lịch của
Việt Nam. Bên cạnh đấy khai thác bản đồ du lịch(trang 25 Atlat)để tìm các trung
tâm du lịch quốc gia và trung tâm du lịch vùng.
* Gọi 1 hoặc 2 học sinh trình bày qua Atlat trang 25 trong khi đó giáo viên trình
chiếu.
11


* Giáo viên củng cố:
- Khái niệm tài nguyên du lịch:
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách
mạng, các giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể
được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các
điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch.
- Sự phân bố du lịch theo lãnh thổ:
+ Cả nước hình thành 3 vùng du lịch: Bắc Bộ (29 tỉnh thành), Bắc Trung
Bộ ( 6 tỉnh), Nam Trung Bộ và Nam Bộ ( 29 tỉnh thành)
+ Các trung tâm du lịch lớn nước ta gồm: Hà Nội, Huế, Đà Nẵng,Đà Lạt,
Cần Thơ, Vũng Tàu, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh…
Câu 4: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam ( trang du lịch) hãy nhận xét về cơ cấu
khách du lịch và sự biến động về khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong
hai năm 2000 và 2007?
* GV gợi ý : Khai thác biểu đồ tròn “ cơ cấu khách du lịch quốc tế phân theo
khu vực, quốc gia, vùng lãnh thổ” trong trang 25 Atlat.
* Gọi 1 hoặc 2 học sinh trình bày qua Atlat trang 25 trong khi đó giáo viên trình
chiếu.
* Giáo viên củng cố:
Qua biểu đồ về cơ cấu khách du lịch quốc tế phân theo khu vực, quốc gia, vùng
lãnh thổ” trong trang 25 Atlat ta thấy:

- Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam rất đa dạng: Khách đến từ rất nhiều khu
vực, quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau: Đông Nam Á, Trung Quốc, Đài Loan,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Ôxtrâylia và các quốc gia khác.
- Về cơ cấu khách du lịch đến nước ta trong hai năm 2000 và 2007 có sự biến
động:
+ Nhóm khách du lịch đến Việt nam ở một số khu vực, quốc gia và vùng
lãnh thổ có xu hướng tăng về tỉ trọng:
. Khách du lịch đến từ Hàn Quốc tăng nhanh nhất: Năm 2000 là 2,4%, đến
năm 2007 đã lên tới 11,2% ( tăng 8,8%)
. Khách du lịch đến từ các nước Đông Nam Á có xu hướng tăng nhanh
thứ hai về tỉ trọng: Năm 2000 là 7,9%, đến năm 2007 đã lên tới 16,5% ( tăng
8,6%)
. Khách du lịch đến từ Hoa Kỳ tăng khá nhanh về tỉ trọng: Năm 2000 là
4,5%, đến năm 2007 đã lên tới 9,7% ( tăng 5,2%)
. Khách du lịch đến từ Nhật Bảncũng tăng: Năm 2000 là 6,7%, đến năm
2007 lên 9,9% ( tăng 3,2%)
. Khách du lịch đến từ Ôxtrâylia tăng: Năm 2000 là 2,9%, đến năm 2007
đã lên tới 5,3% ( tăng 2,4%)
. Khách du lịch đến từ Pháp tăng chậm về tỉ trọng: Năm 2000 là 4,1%,
đến năm 2007 lên 4,3% ( tăng 0,2%)
12


+ Nhóm khách du lịch đến Việt nam ở một số khu vực, quốc gia và vùng
lãnh thổ có xu hướng giảm về tỉ trọng:
.Khách du lịch đến từ các quốc gia khác chiếm tỉ trọng nhiều nhất nhưng
lại đang có xu hướng giảm: Năm 2000 là 36,2%, đến năm 2007 còn 15,5%
( giảm 15,7%)n năm 2007 còn 15,5% ( giảm 15,7%)
.Khách du lịch đến từ Trung Quốc cũng đang có xu hướng giảm: Năm
2000 là 23,0%, đến năm 2007 còn 13,6% ( giảm 9,4%)

.Khách du lịch đến từ Đài Loan giảm: Năm 2000 là 9,8%, đến năm 2007
còn 7,5% ( giảm 2,3%)
+ Bên cạnh đấy khách du lịch Anh không có sự thay đổi về tỉ trong trong
cả hai năm ( đều 2,5%)
Câu 5: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam ( trang du lịch) hãy kể tên:
- Các di sản thiên nhiên thế giới.
- Các di sản văn hóa thế giới.
- Các làng nghề cổ truyền.
* GV gợi ý : Khai thác bản đồ du lịch, lưu ý quan sát các kí hiệu của các đối
tượng cần tìm trong bảng chú giải sau đó xác định trên bản đồ.
* Gọi 1 hoặc 2 học sinh trình bày qua Atlat trang 25 trong khi đó giáo viên trình
chiếu.
* Giáo viên củng cố:
- Di sản thiên nhiên thế giới: Vịnh Hạ Long, Phong Nha - Kẻ Bàng.
- Di sản văn hóa thế giới: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn.
- Làng nghề cổ truyền: Vạn Phúc, Đồng Kỵ, Bát Tràng, Làng Đá Non Nước ( Đà
Nẵng), Bầu Trúc, Tân Vạn
Câu 6: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam hãy kể tên các vườn quốc gia ở
miền tự nhiên Nam Trung Bộ và Nam Bộ?
* GV gợi ý : Đối với câu hỏi này trước tiên xác định được miền tự nhiên Nam
Trung Bộ ( trang 14 Atlat) sau đó mới sử dụng trang25 Atlat tìm các vườn quốc
gia có trong miền.
* Giáo viên củng cố:
Miền tự nhiên Nam Trung Bộ và Nam Bộ có 16 vườn quốc gia:
Chư Mom Ray ( Kon Tum), Kon Ka Kinh ( Gia Lai), Yok Đôn ( Đắc Lắc), Chư
Yang Sin ( Đắc Nông), Bidup - Núi Bà ( Lâm Đồng), Núi Chúa, Phước Bình
( Ninh Thuận), Bù Gia Mập ( Bình Phước), Lò Gò ( Tây Ninh), Cát Tiên ( Đồng
Nai), Tràm Chim ( Đồng Tháp), U Minh Hạ, Mũi Cà Mau ( Cà Mau), Côn Đảo (
Bà Rịa - Vũng Tàu), U Minh Thượng, Phú Quốc ( Kiên Giang).
2.4. Kiểm nghiệm:

Với ứng dụng một số kỹ thuật nêu trên tôi thấy có sự chuyển biến tích cực về
chất lượng học tập của học sinh trường tôi, nhất là với các em thi học sinh giỏi
13


và những em dự thi THPT Quốc gia tự tin hơn về kỹ năng làm bài, đặc biệt phần
khai thác Atlat địa lí Việt Nam. Học sinh tích cực, chủ động hơn trong học tập và
ôn luyện thi, tự tin và nghiên cứu thêm. Các em cũng đã chịu khó tìm hiểu kiến
thức để hoàn thiện nội dung và phương pháp làm bài, xác định đề và kỹ năng
làm bài ngày càng chuẩn hơn với yêu cầu của đề bài.
Kết quả thực tế đã góp phần tạo nên chất lượng học sinh trong các kì thi tương
đối cao
- Thi tốt nghiệp trong các năm học vừa qua
+ Học sinh đạt điểm 9 - 10trên5%
+ Học sinh đạt điểm khá, giỏi trên 45%
+ Học sinh đạt điểm trung bình trở lên trên 90%
+ Không có học sinh bị điểm kém
- Thi Đại học, Cao đẳng có một số học sinh đạt 8,5 - 9 điểm, góp phần tạo điều
kiện giúp nhiều em thi đậu Đại học khối C.
- Những năm tôi đảm nhiệm dạy đội tuyển tham dự kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh
đều có giải bộ môn Địa.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
- Đề tài “ Một số kĩ thuật khai thác Atlat Địa lí Việt Nam - Phần địa lí
thương mại và du lịch” - CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ 12 - THPT có ý nghĩa
thực tiễn, khả năng ứng dụng cao, đáp ứng được nhu cầu học tập, ôn luyện phần
Địa lí thương mại, du lịch của học sinh.
- Tôi sẽ tiếp tục phát triển các kĩ thuật ôn luyện đề tài này ở những vấn đề
khác của Địa lia 12 để hoàn thiện cho học sinh kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt
Nam được tôt hơn nữa.Hy vọng đề tài này sẽ nhận được sự góp ý của đồng

nghiệp trong Tỉnh để bộ môn Địa lí ngày càng hấp dẫn hơn, thu hút được học
sinh tích cực học tập, tìm hiểu, nghiên cứu và góp phần thành công cho các em
trong các kì thi cấp tỉnh và kì thi THPT Quốc gia.
3.2. Kiến nghị và đề xuất
- Bộ môn Địa lí có vai trò rất quan trọng trong họ tập ở nhà trường cũng
như ngoài thực tế của học sinh, nó tạo tư duy kiến thức không gian, mối quan hệ
nhân quả giữa các hiện tượng Địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội. Trang bị cho
học sinh kỹ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam là rất cần thiết trong những tiết
học có liên quan. Vì thế, tôi kiến nghị và đề xuất:
- Xây dựng phân phối chương trình cần có những tiết học dành riêng cho
khai thác Atlat để giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu, khai thác sau mỗi
phần, mỗi chương học.
- Bộ Giáo dục nên gửi về cho các trường phổ thông các trang Atlat điện tử
cập nhật hằng năm để giáo viên và học sinh thuận lợi hơn trong giảng dạy học
tập và nghiên cứu.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 5 năm
14


2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác
Người viết

Lê Thị Thu Trang

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách giáo khoa Địa lí 12 (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)
2. Atlat Địa lí Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)
15


3. Hướng dẫn học và khai thác Atlat Địa lí Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục
Việt Nam)
4. Bộ đề môn Địa lí năm 2015 (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)
5. Hướng dẫn giải các dạng bài tập từ các đề thi Quốc gia môn Địa lí (Nhà xuất
bản Đại học Quốc gia Hà Nội)
6. Chuẩn bị kiến thức ôn thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đại học Cao Đẳng
môn Địa lí (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)

16



×