Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

Phân tích mức đóng, mức hưởng bảo hiểm y tế giai đoạn 2009 2013 và dự báo đến năm 2020, tại tỉnh vĩnh phú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (594.16 KB, 101 trang )

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỢC Y DƯỢC THÁI BÌNH

NGUYỀN ĐÌNH KHANG

PHÂN TÍCH MỨC ĐÓNG, MỨC HƯỞNG
BẢO HIỂM Y TÊ
GIAI ĐOẠN 2009 - 2013 VÀ Dự BÁO ĐẾN
NÀM 2020
TẠI TỈNH VĨNH PHÚC
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG

Thái Bình, Năm 2014

BỘ Y TÉ


NGUYỀN ĐÌNH KHANG

PHÂN TÍCH MỨC ĐÓNG, MỨC HƯỞNG BẢO HIỂM Y TÊ
GIAI ĐOẠN 2009 - 2013 VÀ Dự BÁO ĐẾN NĂM 2020
TẠI TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
Mã số: 60.72.03.01

Huóng dẫn khoa học: 1. TS. Phạm Hồng Hải
2.

PGS. TS. Vũ Phong Túc



Đế hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, đã có rất nhiều sự giúp đỡ từ các thầy, cô giáo, các cơ quan, bạn bè đồng nghiệp và gia đình, lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn trân trọng nhất tới Ban Giám hiệu, phòng
Quản lý Đào tạo Sau đại học, Khoa Y tế Công cộng trường Đại học Y Dược Thái Bình đã tạo điều kiện tốt nhất để cho tôi hoàn thành khóa học.


Cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành cùng lời cảm ơn sâu sắc tới: PGS.TS. Vũ Phong Túc - Giám đốc Trung tâm đám bảo chất lượng giáo dục và khảo thí Trường Đại học Y Dược Thái Bình; TS. Phạm
Hồng Hải - Phó viện trưởng Viện kinh tế Y tế và Các vấn đề xã hội - Trường Đại học Thái Nguyên, những người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghicn cứu và hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Tôi xin trân trọng cám ơn Ban Giám đốc Sở Y tế tinh Vĩnh Phúc, Ban Giám đốc Bảo hiểm xã hội tính Vĩnh Phúc, đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời biết ơn chân thành tới bạn bè, đồng nghiệp và gia đình của tôi đã chia sẻ, động viên khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Bình, tháng 10 năm 2014
Học viên
Nguvễn Đình Khang
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu được tiến hành nghiêm túc và chính xác, các số liệu đã được tiến hành điều tra, thu thập khách quan và trung thực tại địa bàn nghiên cứu là tỉnh Vĩnh Phúc.
Thái Bình, thủng 10 năm 2014
Học viên

Nguyễn Đình Khang


BHXH

Bảo hiêm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BVĐK


Bệnh viện đa khoa

CSSK
DTTS

Chăm sóc sức khỏe
Dân tộc thiểu số

DVYT

Dịch vụ y tế

GĐ BHYT

Giám định bảo hiểm y tế

KCB

Khám chữa bệnh

KCB BHYT

Khám chừa bệnh bảo hiểm y tế

NLĐ
NSDLĐ

Người lao động
Người sử dụng lao động


NSNN
TW

Ngân sách nhà nước
Trung ương

TYT

Trạm Y tế

WHO

Tố chức y te thế giới (World
Health Organization)


MỤC LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


Bảng 3.1.
Báng 3.2.
Bảng 3.3.
Bảng 3.4.

Bảng 3.5.


Bảng 3.6.
Bảng 3.7.
Bảng 3.8.

Bảng 3.9.
Bảng 3.10
:
Bàng 3.11
Bảng 3.12
,
Báng 3.13

Bàng 3.14
Bàng 3.15
,
Bảng 3.16
Bảng 3.17
,
3.18
Bảng ,

DANH MỤC BẢNG
Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế tỉnh Vĩnh Phúc năm 2009 - 2013 ....35

DANH MỤC BIÉU ĐÒ



ĐẶT VÁN ĐÈ

Bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội quan trọng, mang ý nghĩa nhân đạo và có
tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc, được Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng và luôn
luôn đề cao trong hệ thống chính sách an sinh xã hội. Người nghèo và các đối tượng
hưởng chính sách xã hội được Nhà nước dùng ngân sách mua và cap thé báo hiểm y tế
nên việc tiếp cận dịch vụ y tế của những đối tưọng này đã được cải thiện rõ rệt. Quyền
lợi trong khám bệnh, chừa bệnh cúa những người tham gia bảo hiểm y tế từng bước
được mớ rộng. Cùng với ngân sách nhà nước dành cho y tế, bão hiểm y tế đã tạo ra
nguồn tài chính công đáng kể cho việc khám bệnh, chữa bệnh, góp phần thực hiện mục
tiêu công bằng trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân và đảm báo an sinh xã hội.
Luật Bảo hiếm y tế đã được Quốc hội khoá XII thông qua tại kỳ họp thứ tư, ngày
14/11/2008, là cơ sở pháp lý quan trọng đế bảo hiếm y te phát triển trong thời gian tới.
Tính đến hết năm 2012, đã có 59,3 triệu người tham gia BHYT, tỷ lệ bao phủ đạt 66,7%
[2], Bôn cạnh những kết quả đạt được của BHYT vần còn có những điểm cần xem xét
nghiên cứu thêm như: người tham gia BHYT vẫn phải chi trả thêm từ tiền túi của cá
nhân còn cao và chưa hài lòng với BHYT; quỹ BHYT có khi bội chi, có khi kết dư; có
địa phương bị bội chi nhưng có địa phương lại kết dư. Năm 2009, quĩ của BHYT bị bội
chi hơn 3.083 tỷ đồng, năm 2010 đã kết dư hơn 2,8 nghìn tỷ, năm 2011 dư 7,2 nghìn tỷ
và năm 2012 dư gần 13 nghìn tỷ [8].
Những năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe cho
người dân nói chung và người nghèo, dân tộc thiểu số nói riêng. Đặc biệt bắt đầu từ
năm 2013, tỉnh nâng mức hồ trợ bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo lên 100%, kết quả là
đã bao phủ 100% về báo hiểm y tế cho nhóm đối tượng này.


9

Tuy nhiên, tỷ lệ bao phủ bảo hiếm y tế của tinh Vĩnh Phúc năm 2013 là 63,8%
[1] thấp hơn so với bình quân chung của cá nước (66,7%) [2], Trong năm 2013, bảo
hiềm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành rà soát việc cấp thẻ báo hiểm y tế đối với các
đối tượng, qua rà soát phát hiện 59.411 đối tượng cấp trùng thẻ bão hiểm y tế. Vĩnh

Phúc là một trong những tỉnh có số thẻ bảo hiểm y tế cấp trùng cao nhất cả nước [38],
Bên cạnh nguyên nhân cấp trùng thẻ BHYT, còn có hiện tượng quỹ BHYT của tỉnh kết
dư 10,5 tý đồng trong đó quỳ BHYT người nghèo, DTTS kết dư gần 2 tỷ đồng [1], Tài
chính cho khám chừa bệnh BHYT kết dư, nhưng nhiều người dân khám chừa bệnh
BHYT vẫn phàn nàn về chất lượng dịch vụ y tế chưa cao, về gói dịch vụ y tế chưa minh
bạch, về quyền lợi được hưởng chưa rõ ràng, phái chi tiền túi nhiều (Phía sử dụng
BHYT), nhiều cơ sớ khám chừa bệnh vẫn chưa hài lòng với phương thức thanh toán
BHYT, hợp đồng BHYT chưa cụ thể, chưa rõ ràng (Phía cung ímg).
Để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu ở trên, đề tài này đi sâu phân tích quyền
lợi của người tham gia BHYT tại tĩnh Vĩnh Phúc, với mức đóng BHYT như hiện nay thì
người tham gia BHYT đã, đang và sẽ được hường quyền lợi như thế nào? Vì nếu không
thực hiện được điều này thì tính công bằng của BHYT chưa thực sự được khẳng định,
tạo cơ hội cho lựa chọn ngược (Bị bệnh mới mua Bảo hiểm) và không đảm bào nguyên
tắc chia sẻ của bảo hiểm.
Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Phân tích mức đóng, mức hưỏng
bảo hiếm y tế giai đoạn 2009 - 2013 và dự báo đến năm 2020 tại tỉnh Vĩnh Phúc”
với hai mục tiêu:

/. Mô tả và phân tích mức đóng, mức hưởng bảo hiếm y tế tại tỉnh Vĩnh Phúc
giai doạn 2009-2013.
2. Dự báo mức đóng và mức hưởng bảo hiếm y tế đến năm 2020 tại địa bàn
nghiên cứu.


1
0

Chưong1
TỎNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm liên quan đến bảo hiểm y tế và dự báo


/. 1. 1. Một số khái niệm liên quan dến háo hiếm y tế
/././. 1. Khái niệm bảo hiểm y tế
Theo luật BHYT số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008 của Quốc hội: “Báo hiểm y
tế là hình thức báo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục
đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham
gia theo quy định cúa Luật này” [30], Theo Luật BHYT đối tượng tham gia BHYT
được chia làm 6 nhóm: Nhóm I: cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan công
an nhân dân, đại biếu Quốc hội, HĐND các cấp đương nhiệm, người lao động trong các
doanh nghiệp...; Nhóm II: cán bộ hưu trí mất mất sức, người có công với cách mạng,
cựu chiến binh, người hiến tặng phú tạng...; Nhóm III: Những người thuộc gia đình hộ
nghèo, cận nghèo. Nhóm IV: trẻ em dưới 6 tuổi. Nhóm V: Học sinh, sinh viên. Nhóm
VI: đối tượng tự nguyện tham gia.
Ngày 13/6/2014, Quốc hội ban hành luật sứa đồi, bổ sung một số điều của luật bảo
hiểm y tế số 25/2008/QH12 như sau: “Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiếm bắt buộc
được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của luật này để chăm sóc sức khỏe
không vì mục đíc lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện” [31],
Như vậy, Luật sửa đối, bố sung một số điều của Luật BHYT có một số điểm quan
trọng có tính đột phá mạnh mẽ để khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật hiện
hành, tạo cơ chế pháp lý bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT và tính bền vừng
của quỳ BHYT đế thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân.
Trong Luật sửa đổi này, khái niệm BHYT có thay đổi đó là, quy định bắt buộc
tham gia BHYT. Đây là một trong những giải pháp đột phá hết sức quan trọng thề hiện
quyết tâm chính trị nhằm thúc đấy thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân theo tinh thần


1
1

cúa Hiến pháp 2013 và Nghị quyết 21 của Bộ Chính trị. Nhà nước sử dụng cơ chế hỗ

trợ ngân sách trực tiếp cho một bộ phận người dân tham gia BHYT, cũng như cơ chế
chính sách về giá dịch vụ y tế để thúc đẩy toàn dân tham gia BHYT.
1.1.1.2.

Mức đóng bảo hiểm y tế [31]

(Theo quy định tại Điều 13 - Mức đóng và trách nhiệm đóng BHYT của Luật
BHYT số 46/2014/ỌH13 ngày 13/6/2014 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật bảo
hiểm y tế số 25/2008/QH12) [31 ].
Mức đóng bảo hiểm y tế được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương làm
căn cứ để đóng báo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội (còn
gọi là tiền lương tháng), tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương cơ sở.
a) Mức đóng hằng tháng của đối tượng là người lao động làm việc theo hợp đồng
lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đù 3 tháng trở lên;
người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức,
viên chức (sau đây gọi chung là người lao động) tối đa bằng 6% tiền lương tháng, trong
đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3. Trong thời gian người
lao động nghi việc hường chế độ thai sản theo quy định cùa pháp luật về bảo hiềm xã
hội thì mức đóng hằng tháng tối đa bằng 6% tiền lương tháng của người lao động trước
khi nghỉ thai sản và do tố chức bảo hiểm xã hội đóng;
b) Mức đóng hằng tháng của đối tượng là người hoạt động không chuyên trách ờ
xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật, tối đa bằng 6% mức lương cơ sở, trong
đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3;
c) Mức đóng hằng tháng của đối tượng là người hường lương hưu, trợ cấp mất
sức lao động hằng tháng; tối đa bàng 6% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và do
tổ chức bảo hiềm xã hội đóng;
d) Mức đóng hằng tháng của đối tượng là người đang hướng trợ cấp báo hiểm xã
hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh
mục bệnh cần chừa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất



1
2

hằng tháng; và cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã
hội hằng tháng tối đa bằng 6% mức lương cơ sở và do tổ chức bảo hiếm xã hội đóng;
đ) Mức đóng hàng tháng cúa đối tượng là người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp
tối đa bằng 6% tiền trợ cấp thất nghiệp và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;
e) Mức đóng hàng tháng của đối tượng là Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ
sỳ quan, binh sỳ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỳ quan, hạ sỹ
quan chuyên môn, kỳ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên
công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân;
người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được
hường chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học vicn ớ các trường quân
đội, công an tối đa bằng 6% tiền lương tháng đối với người hưởng lương, tối đa bang
6% mức lương cơ sở đối với người hướng sinh hoạt phí và do ngân sách nhà nước
đóng;
g) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h, i,
k, 1 và m khoản 3 Điều 12 cùa Luật này tối đa bàng 6% mức lương cơ sở và do ngân
sách nhà nước đóng;
h) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điếm n khoản 3 Điều 12 của
Luật này tối đa bằng 6% mức lương cơ sở và do cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp học bổng
đóng;
i) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 của Luật này
tối đa bằng 6% mức lương cơ sở do đối tượng tự đóng và được ngân sách nhà nước hồ
trợ một phần mức đóng;
k) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại khoán 5 Điều 12 của Luật này
tối đa bằng 6% mức lương cơ sở và do đối tượng đóng theo hộ gia đình.
Mức đóng hiện nay đang thực hiện là: Học sinh, sinh viên 3%, các đối tượng còn
lại là 4,5% mức lương tối thiểu chung, tối thiểu vùng; mức đóng 6% là mức đóng cao

nhất.
1.1.1.3.

Mức hưởng bảo hiểm y tế


1
3

(Theo quy định tại Điều 22 - Mức hưởng báo hiểm y tế của Luật sổ
46/2014/QH13 sửa đổi bồ sung một số điều cùa Luật BHYT số 25/2008/QH12).
Mức hưởng bảo hiểm y tế theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm vi
quyền lợi và thời gian tham gia bão hiểm y tế.
1. Người tham gia báo hiếm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại
các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỳ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám
bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hường với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chừa bệnh đổi với đối tượng quy định tại các điếm a,
d, e, g, h và i khoán 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm
vi được hưởng báo hiểm y tế cùa đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của
Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chừa bệnh
của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà
nước bảo đảm;
b) 100% chi phí khám bệnh, chừa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần
khám bệnh, chừa bệnh thấp hơn mức do Chính phú quy định và khám bệnh, chữa bệnh
tại tuyến xã;
c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia báo
hiếm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chừa bệnh
trong năm lớn hon 6 tháng lưong cơ sở, trừ trường họp tự đi khám bệnh, chữa bệnh
không đúng tuyến;
đ) 95% chi phí khám bệnh, chừa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a

khoản 2, điểm k khoản 3 và điếm a khoản 4 Điều 12 của Luật này;
đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.
2. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiếm y tế thì được
hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.
3. Trường họp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chừa bệnh không
đúng tuyến được quỳ báo hiếm y tế thanh toán theo mức hướng quy định tại khoản 1
Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường họp quy định tại khoản 5 Điều này:
a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;


1
4

b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có
hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng
01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chừa bệnh từ ngày Luật
này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chừa bệnh
từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
4. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám
bệnh, chừa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh
viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chừa bệnh bào hiểm y tế tại trạm y tế tuyến
xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tinh có
mức hướng theo quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia bảo hiểm y
tế đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại xã
đáo, huyện đảo khi tự đi khám bệnh, chừa bệnh không đúng tuyến được quỳ báo hiểm y
tế thanh toán chi phí khám bệnh, chừa bệnh đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội
trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương và có mức hướng theo quy định tại

khoản 1 Điều này.
6. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, quỳ bảo hiêm y tế chi trá chi phí điều trị nội
trú theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này cho người tham gia bảo hiểm y tế
khi tự đi khám bệnh, chừa bệnh không đúng tuyến tại các cơ sở khám bệnh, chừa bệnh
tuyến tinh trong phạm vi cả nước.
7. Chính phủ quy định cụ thể mức hưởng đối với việc khám bệnh, chữa bệnh bảo
hiốm y tế tại các địa bàn giáp ranh; các trường họp khám bệnh, chừa bệnh theo yêu cầu
và các trường hợp khác không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.
Hiện tại có ba mức thanh toán như sau:
Thanh toán 100 % chi phí với các đối tượng và trường họp


1
5

Trẻ em dưới 6 tuổi; Người có công với cách mạng; Sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp
vụ và chuyên môn kỳ thuật thuộc lực lượng công an nhân dân; khám bệnh, chừa bệnh
tại tuyến xã; khám bệnh, chừa bệnh từ tuyến huyện trở lên có chi phí cho một lần KCB
thấp hơn 15% mức lương tối thiểu hiện hành.
Thanh toán 95 % chi phí với các đổi tượng sau
Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người thuộc diện
hướng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng; người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc
thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó
khăn; 5% người bệnh tự thanh toán với cơ sở KCB
Thanh toán 80% đối với các đoi tượng còn lại, 20% Phần chi phí cùng chi trả
do người bệnh tự thanh toán với cơ sở KCB.
1.1.1.4.
Vai trò, bản chất, đặc diêm và chức năngcùa bảo hiếm y tế
* Vai trò của bào hiểm y tế
BHYT là một chính sách xã hội do nhà nước tồ chức thực hiện, nhằm huy động sự

đóng góp cúa người sứ dụng lao động, người lao động, các tố chức và cá nhân có nhu
cầu được bào hiểm, từ đó hình thành nên một quỳ và quỳ này sẽ được dùng để chi trả
chi phí khám chừa bệnh, khi một người nào đó không may mắc phải bệnh tật mà họ có
tham gia BHYT.
Mặc dù ở mỗi nước khác nhau thì sẽ có các hình thức tổ chức khác nhau, có nước
tổ chức độc lập với loại hình bảo hiểm khác, có nước lại coi đây là một trong những che
độ của BHXH. Ở nước ta, thực hiện quyết định số 20/2002/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01
năm 2002 của Thù tướng Chính phủ [10], hệ thống BHYT Việt Nam chính thức được
sáp nhập vào BHXH kế từ ngày 01/01/2003. Nhưng mặc dù được tổ chức như thế nào
đi chăng nữa, thì BHYT vẫn có vai trò riêng biệt mang tính xã hội rộng rãi như sau:
- Thứ nhất: BHYT chính là biện pháp để xoá đi sự bất công giữa người giàu và
người nghèo, để mọi người có bệnh đều được điều trị với điều kiện họ có tham gia
BHYT.


1
6

- Thứ hai: BHYT giúp cho người tham gia khắc phục khó khăn cũng như ốn định
về mặt tài chính khi không may gặp phải rủi ro ốm đau.
- Thứ ba: Bảo hiểm y tế ra đời còn góp phần giáo dục cho mọi người dân trong
xã hội về tính nhân đạo theo phương châm: “Lá lành đùm lá rách”.
- Thứ tư: BHYT làm tăng chất lượng khám chữa bệnh và quản lý y tế thông qua
hoạt động quỳ BHYT đầu tư.
- Thứ năm: BHYT còn có tác dụng góp phần giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách
Nhà nước.
- Thứ sáu: BHYT là một công cụ vĩ mô của Nhà nước để thực hiện tốt phúc lợi
xã hội, đồng thời tạo nguồn tài chính hồ trợ, cung cấp cho hoạt động chăm sóc sức khoẻ
của người dân.
- Thứ bảy: BHYT còn góp phần đề phòng và hạn chế những bệnh hiểm nghèo

theo phưcmg châm “Phòng bệnh hơn chừa bệnh”.
* Bản chất của bảo hiểm y tế
Báo hiểm y tế là một trong những bộ phận quan trọng cùa hộ thống an sinh xã
hội, là một tổ chức cộng đồng đoàn kết tương trợ lần nhau.
* Đặc điểm của bảo hiềm y tế
- Báo hiểm y tế có đối tượng tham gia rộng rãi, bao gồm mọi thành viên trong xã
hội không phân biệt giới tính, tuồi tác, khu vực làm việc, hình thức quan hộ lao động...
- Bảo hiểm y tế không nhằm bù đắp cho thu nhập của người hướng báo hiểm
(như chế độ BHXH ốm đau, tai nạn lao động...) mà nhàm chăm sóc sức khỏe cho họ khi
bị ốm đau.. .trên cơ sở quan hệ BHYT mà họ tham gia.
- Bảo hiếm y tế là chi phí ngắn hạn, không xác định trước, không phụ thuộc vào
thời gian đóng, mức đóng mà phụ thuộc vào mức độ bệnh tật và khả năng cung ứng của
các dịch vụ y tế.
* Chức năng của bảo hiếm y tế
- Góp phần chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người tham gia BHYT, qua
đó hồ trợ công tác phòng bệnh bằng cách giúp họ kicm soát được tình trạng sức khỏe
của mình đế đưa ra những quyết định phù hợp.


1
7

- Tạo tâm lý an tâm trong cuộc sống, kích thích nâng cao năng suất lao động cá
nhân và năng suất lao động xã hội.
- Góp phần phân phối lại thu nhập xã hội: phân phối lại thu nhập là chức năng
của mọi hình thức báo hiểm. Trên cơ sở mức đóng bảo hiểm theo thu nhập mà BHYT
xác định lại chức năng phân phối lại thu nhập giữa họ.
1.1.2.

Một sổ khái niệm liên quan đến dự háo, tăng trưởng Ị12/


1.1.2.1.

Khái niệm dự báo

Thuật ngữ dự báo có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “Pro” (nghĩa là trước) và
“grosis” (có nghĩa là biết), “progrosis” nghĩa là biết trước. Bán thân thuật ngữ dự báo đã
nói lên thuộc tính không thể thiếu được của bộ não con người đó là sự phản ánh vượt
trước. Từ cổ xưa, dự báo đã được áp dụng trong cuộc sống hàng ngày nhưng mang nặng
màu sắc thần bí tôn giáo, thể hiện ở những câu tiên tri, lời bói toán. Thời co Hy Lạp,
người ta đă chia các lĩnh vực dự báo như: Dự báo các hiện tượng tự nhiên (thời tiết,
nhật thực, nguyệt thực...), các hiện tượng xã hội (sự xuất hiện và kết thúc chiến trang,
sự hưng thịnh hay suy vong của một thể chế chính trị...), các hiện tượng về đời sống xã
hội (giàu có, bệnh tật, sinh tử, sự phát đạt của các dòng họ...). Suốt nhiều thế ký, dự báo
không được vận dụng một cách khoa học và không có tính tích cực, giai cấp thống trị đã
lợi dụng nó làm công cụ thống trị và mê hoặc người dân nghèo khổ. Đen thế kỷ XVI,
XVII khi các môn khoa học tự nhiên phát triền như toán học, vật lý, thiên văn học, hóa
học thì các dự báo có tính khoa học mới dần dần xuất hiện. Lúc đầu, các dự báo với độ
chính xác cao thường được áp dụng trong vật lý cố điền, hóa học và đặt trong những
điều kiện không gian, thời gian rất khất khe. Sau đó, xuất hiện nhiều dự báo rất phức
tạp, chịu nhiều sự tác động của các nhân tố như khoa học - kỳ thuật, kinh tể - xã hội,
chính trị, tâm lý, chuấn mực đạo đức xã hội... đòi hỏi dự báo phái vận dụng các phương
pháp thống kê xác suất. Sau này, học thuyết cúa C.Mác đã mớ ra khả năng mới về sự
tiên đoán có tính khoa học về các hình thái kinh tế - xã hội. Ông cho ràng, hiện tượng
kinh tế - xã hội vận động và phát triển theo thời gian: Hiện tại bao giờ cũng mang dấu
vết trong quá khứ, còn tương lai do quá khứ và hiện tại phát triển tạo thành.


1
8


Như vậy, dự báo đã từ thần bí kinh nghiệm phát triển thành môn khoa học độc
lập. Ngày nay vai trò của dự báo ngày càng được khẳng định và tăng lên đáng kề trong
mọi lĩnh vực và cấp độ của đời sống xã hội. Việc tồng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến
quá trình phát triển, việc vạch ra các luận chứng để xây dựng chiến lược, quy hoạch và
kể hoạch phát triển, việc lựa chọn các phương án đế xcm xét các khả năng thực hiện
mục tiêu ngày càng tăng lcn. Vậy, có thể hiểu:
Dự báo là sự tiên đoản có căn cứ khoa học, mang tính chất xác suất về mức độ,
nội dung, các moi quan hệ, trạng thải, xu hướng phát triển của đoi tượng nghiên cứu
hoặc về cách thức và thời hạn đạt được các mục tiêu nhất định đã đề ra trong tương
lai.
1.1.2.2.

Tinh chất của dự bảo

Dự báo có 3 tính chất: Dự báo mang tính xác suất do vậy dù trình độ dự báo có
hoàn thiện đến đâu cũng không dám chắc rằng dự báo là hoàn toàn chính xác; Dự báo là
đáng tin cậy vì nó dựa trên những cơ sở lý luận và phương pháp luận khoa học; Dự báo
mang tính đa phương án vì mồi dự báo được thực hiện trên những tập họp các giả thiết
nhất định - dự báo có điều kiện. Tính đa phương án một mặt là thuộc tính khách quan
của dự báo nhưng mặt khác lại phù hợp với yêu cầu của công tác quán lý, nó làm cho
việc ra quyết định cũng như chỉ đạo thực hiện trờ nên linh hoạt hơn, dễ thích nghi với
sự biến đối vô cùng phức tạp của tình hình thực tế. ỉ. 1.2.3. Chức năng của dự báo: Dự
báo có 2 chức năng
Chức năng tham mưu: Trôn cơ sở đánh giá thực trạng, phân tích xu hướng vận
động và phát triên trong quá khứ, hiện tại và tương lai, dự báo sè cung cấp thông tin cần
thiết, khách quan làm căn cứ cho việc ra quyết định quản lý và xây dựng chiến lược, kế
hoạch.
Chức năng khuyến nghị hay điều chỉnh: Với chức năng này, dự báo tiên đoán
các hậu quả có thể nảy sinhtrong quá trình thực hiện chính sách nhằm giúp các cơ quan

chức năng kịp thời điều chỉnh mục tiêu cũng như cơ chế tác động đề đạt hiệu quả cao
nhất.


1
9

ỉ. 1.2.4. Vai trò của dự báo: Được thê hiện qua hình sau

Hình 1. Mối quan hệ giữa dự báo vói công tác lập kế hoạch
và ra quyết định quản lý
Trong quản lý vi mô, dự báo gắn với công tác hoạch định và chỉ đạo thực
hiện chiến lược. Chức năng đầu tiên trong quản lý là xác định mục tiêu, sau đó lập
kế hoạch (Mục tiêu, mục đích và các quyết định, Sự phân bố nguồn lực và cam kết,
Sự thực hiện và các chính sách điều chình). Phân tích dự báo được tiến hành trong
tất cả các bước.
1.1.2.5.

Tam xa dự háo
Có 3 loại, đó là dự báo tác nghiệp, có tầm xa dự báo rất ngắn có thể là giờ,

ngày, tuần, tháng và dưới 1 năm. Loại dự báo này được tiến hành thường xuyên
liên tục làm cơ sở cho hoạt động hàng ngày; Dự báo ngắn hạn là các dự báo có tầm
xa dự báo từ 1 đến 3 năm; Dự báo trung hạn là các dự báo có tầm xa dự báo từ 5
đến 7 năm; Dự báo dài hạn có tầm xa dự báo 10,15 đến 20 năm.
1.1.2.6.

Mỏ hình chuỗi thời gian

Là một trong 6 mô hình thuộc nhóm mô hình hóa gồm: Mô hình kinh tế lượng, mô hình

I/O (Input/output), mô hình tối ưu hóa, mô hình chuỗi thời
gian, mô hình nhân tố và mô hình cân bàng tồng quát.


2
0

Mô hình chuỗi thời gian được tiến hành trên cơ sở giả định rằng quy luật đã
phát hiện trong quá khứ và hiện tại được duy trì sang tương lai trong phạm vi tầm
xa dự báo. Các quy luật này được xác định nhờ phân tích chuỗi thời gian và được
sử dụng đế suy diễn tương lai.
Ticu chuấn lựa chọn phương pháp dự báo: Dựa vào độ chính xác của dự báo,
chi phí của dự báo, tính tồng hợp và khả năng của dự báo, thời gian dự báo và cơ
sở dừ liệu của dự báo.
1.1.2.7.

Khái quát về công tác dự háo ở Việt Nam
Ớ Việt Nam, công tác dự báo đã được triển khai từ những năm đầu của thập

kỷ 70. Một số cơ quan thực hiện nghiên cứu dự báo như: Viện nghiên cứu quản lý
kinh tế Trung ương, Viện Khoa học Việt Nam, Bộ Khoa học và công nghệ. Hiện
nay, có một số phương pháp dự báo đã và đang được vận dụng tại Việt Nam đó là:
Phương pháp mô hình hóa, phương pháp chuyên gia và phương pháp kết hợp.
Trong thời gian qua, mô hình được sử dụng phố biến vẫn là mô hình kinh tế lượng
vĩ mô. Mô hình này được xây dựng vào năm 1983 - 1984 đổ phân tích và dự báo
xu hướng, song chưa được sử dụng đe mô phỏng sự thay đổi chính sách. Việc vận
dụng các mô hình kinh tế lượng để phân tích và dự báo trong y tế cũng còn nhiều
hạn chế, còn ít các đề tài nghiên cứu về vấn đề này.
1.1.2.8.


Khải niệm về tăng trưởng
Tăng trưởng là sự tăng lên về số lượng, chất lượng, tốc độ và quy mô sản

lượng của một lĩnh vực trong một thời kỳ nhất định. Sự tăng trưởng được so sánh
theo các thời điểm gốc sẽ phản ánh tốc độ tăng trướng, đó là sự gia tăng quy mô
sản lượng nhanh hay chậm theo thời điểm gốc. Quy mô và tốc độ tăng trường là
cặp đôi trong nội dung khái niệm về tăng trường.
1.2. Tổng quan về bảo hiểm y tế trên thế giói và ỏ' Việt Nam
1.2.1.

Tinh hình bảo hiếm y tế ở một số nước trên thế giới


2
1

Trên thế giới, BHYT là một vấn đề không mới nhung rất được các nhà khoa
học pháp lý quan tâm nghicn cứu vì BHYT luôn mang ý nghĩa nhân đạo, có tính
chia sẻ cộng đồng sâu sắc, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu công bằng xã
hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. BHYT toàn dân là
mục tiêu hướng tới của tất cả các quốc gia khi thực hiện chính sách BHYT.
Năm 1922, Nhật Bản là quốc gia châu Á đầu tiên ban hành Luật BHYT. Việc
thi hành bị trì hoãn cho tới năm 1927 vì đã xảy ra trận động đất Kanto khủng khiếp
vào năm 1923. Tiếp đó, năm 1938 Nhật Bản ban hành Luật BHYT quốc gia, năm
1939 ban hành Luật BHYT cho người lao động, Luật BHYT cho ngư dân và đến
năm 1961, Nhật Bản thực hiện BHYT cho toàn dân, Luật BHYT Nhật Bản quy
định bệnh nhân BHYT phái thực hiện trách nhiệm cùng chi trả. Quy định này nhằm
tăng thêm chi phí cho quỳ BHYT, đồng thời hạn chế sự lạm dụng quỳ từ phía người
thụ hưởng. Mức cùng chi trả phụ thuộc vào đối tượng hoặc nhóm đối tượng. Cụ
thể: người lao động tự do trả 30%, công chức trả 20%, người lao động hường lương

trá 10% chi phí khám chừa bệnh [60],
Ờ Hàn Quốc, tháng 12 năm 1963 Luật BHYT có hiệu lực và bắt đầu thực thi.
Đen tháng 12 năm 1976 Luật BHYT đã được sửa đối gần như hoàn toàn. Đen năm
1989, Hàn Quốc đã đạt độ bao phú toàn dân với gần 100% người Hàn Quốc có
BHYT. Mức đóng BHYT của người dân Hàn Quốc tính theo thu nhập hoặc tài sản
cố định. Thông thường người lao động đóng 2-8% thu nhập; công chức đóng 4,2%
thu nhập, Chính phủ cùng nộp 4,2%. Còn đối với lao động tự do, mức đóng được
tính theo mức xếp loại thu nhập hoặc tài sản cố định. Ngân sách Nhà nước hỗ trợ
30% mức phí nhằm mục đích đám bảo chi phí quản lý [56].
Ở Thái Lan, từ năm 1975 đến năm 2001, Chính phủ Thái Lan đã thực hiện
BHYT cho nhóm người nghèo và nhóm người bị thiệt thòi. Đen năm 1981, Chính
phủ triển khai chương trình cấp thẻ cho người có thu nhập thấp (LIC/low incomc)
đến những người có thu nhập hàng tháng dưới 1.000 baht/tháng. Năm 1983,
chương trình LIC mở rộng đến những người già trên 60 tuổi. Vào năm 1993, LIC


2
2

được mở rộng đến trẻ em dưới 12 tuối và các lãnh đạo tôn giáo. Với việc ngày càng
mớ rộng đối tượng, đến tháng 4 năm 2002 Thái Lan đã thực hiện thành công BHYT
toàn dàn [48].
BHYT ở Đức: BHYT theo luật định chiếm khoảng 90% dân số (trong đó có
BHYT bắt buộc gồm người lao động và hưu trí có thu nhập <47.700euro), BHYTtư
nhân chiếm khoảng 10% dân số (trong đó BHYT tự nguyện là những người có thu
nhập >47.700curo). BHYT xã hội Đức dựa trên nguyên tắc thống nhất, cơ chế tự
quản, người bệnh hưởng trực tiếp các dịch vụ y tế, có sự cạnh tranh về đối tượng
tham gia giữa các quĩ bảo hiểm y tế. Bệnh nhân BHYT cùng đóng góp chi phí cho
một số dịch vụ nhất định. Trẻ dưới 18 tuồi được miễn cùng chi trả, trừ trường hợp
chi phí về nha khoa và chi phí đi lại; nhóm thu nhập thấp và bệnh mãn tính miễn

cùng chi trá và tiền bệnh nhân cùng chi trả không vượt quá 2% thu nhập năm của
họ [54],
BHYT ở Pháp: BHYT ở Pháp có tính bắt buộc và độc quyền kể cả những
người nước ngoài cư trú tại Pháp đều phải đóng góp vào hệ thống BHYT này. Tất
cá mọi người đều có thẻ khám bệnh, trẻ em trên 16 tuổi thì có thẻ riêng, trước đó
đăng ký trên thẻ của cha mẹ. Hiện nay, người dân đi khám bệnh hoặc mua thuốc
hầu như không phải trả tiền ngoại trừ các khoản đóng góp bắt buộc bắt đầu áp dụng
từ năm 2005: như chuyển từ chế độ miền phí hoàn toàn sang chế độ đóng góp - mỗi
lần khám bệnh phải trà leuro, mồi lọ thuốc sẽ đóng 0,5euro...; đặt ra chế độ bác sỳ
theo dõi; chế độ khám chừa bệnh hay mua thuốc của bệnh nhân.
BHYT tại Philippin: Chương trình BHYT xã hội tại Philippine được bắt đầu
từ năm 1997, năm 2004 đạt tỷ lệ bao phủ BHYT xã hội 81% nhờ chương trình bao
cấp của Chính phủ cho người nghèo tham gia BHYT [62], Một số nước khác ở
Châu Á- Thái Bình Dương cũng rất thành công trong việc phát triển BHYT [47],
BHYT ở Mỹ: Theo báo cáo của CDC, năm 2012 tỷ lệ trẻ em dưới 18 tuổi có
BHYT là 95% (trong đó BHYT tư nhân là 53%); tỷ lệ người trướng thành có


2
3

BHYT chỉ đạt 80,6% (trong đó có tới 64,3% tham gia BHYT tư nhân). Tỷ lệ người
trả lời đã không có BHYT trên 1 năm tính đến thời điếm phóng vấn là 19,7% [58].
BHYT ở Trung Quốc: Báo cáo ăm 2008 cho thấy tỷ lệ bao phủ BHYT đạt
87%, trong đó tý lệ bao phuý BHYT tại thành phố 93% và ở các vùng nông thôn là
72% [59].
Báo cáo của Gina Lagomarsino và các cộng sự về sự phát tricn của BHYT tại
một số nước châu Phi và châu Á cho thấy; tỷ lệ bao phủ BHYT tại Ghana 54%;
India 61%; Indonesia 63%; Keyna 43%; Mali 53%; Nigeria 59% [53]
Như vậy, có thể thấy, ở các quốc gia, luật pháp hầu hết bắt buộc thực hiện

BHYT toàn dân. Tuy thời gian hoàn thành BHYT toàn dân có khác nhau, nhưng
các nước đều có chung những điều kiện thực hiện là GDP đạt hơn 1.500 USD/đầu
người, vai trò chỉ đạo, điều hành của Nhà nước, và sự tham gia của mọi đối tượng
trong xã hội, hay chính là 100% người dân có BHYT.
1.2.2.

Tinh hình bảo hiểm y te tại Việt Nam
Với dân số năm 2011 là 87,84 triệu người [7], Đảng và Nhà nước rất quan

tâm đến chính sách Bảo hiểm y tế Việt Nam là một chính sách xã hội của, chính
sách BHYT chính thức được thực hiện theo nghị định 299/HĐBT ngàyl 5/08/1992
của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế đánh
dấu sự ra đời của BHYT ở nước ta. Điều lệ BHYT đã ban hành trước đây có ý
nghĩa quan trọng trong giai đoạn đầu thực hiện, là tiền đề cho việc mở rộng phát
triền BHYT ở nước ta trong những năm tiếp theo. Trải qua hơn hơn hai mươi năm
thực hiện, BHYT đã chứng minh sự cần thiết và từng bước trở thành một nhu cầu
tất yếu của đời sống xă hội. Các chính sách BHYT đã có những bước phát triển
đáng kế và đang dần được hoàn thiện về cơ sở pháp lý cho phù hợp với điều kiện
kinh tế xã hội cúa đất nước, đáp ứng được nhu cầuvà nguyện vọng của nhân dân
trong từng giai đoạn.
1.2.2.1.

Những thay đối về chinh sách BHYT qua các giai đoạn


2
4

Giai đoạn 1: từ năm 1992 đến 28/9/1998. Giai đoạn này hệ thống BHYT ở
Việt Nam được tố chức và quản lý theo qui định của Nghị định số 299/HĐBT ngàyl

5/8/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) và điều lệ BHYT. Bảo hiềm y
tế Việt Nam được thành lập và đi vào hoạt động. Đây là một chú trương lớn của
Đáng và Nhà nước nhằm huy động sự đóng góp của cá nhân, tập thể và cộng đồng
xã hội vừa để tạo nguồn ngân sách y tế ốn định theo cơ chế trả trước, vừa là một
hoạt động mang tính nhân đạo, nhiều người giúp một người khi bị ốm đau phải
khám và điều trị.
Giai đoạn 2: Từ 29/9/1998 đến 31/12/2002. Giai đoạn này hệ thống BHYT
Việt Nam được tổ chức và quản lý theo Nghị định số 58/1998/NĐ-CP ngày 13
tháng 8 năm 1998 của Chính phủ đã ban hành điều lệ BHYT và Nghị định số 47/CP
ngày 06/06/1994 cúa Chính phú sửa đối một số điều cúa Điều lệ bảo hiểm y tế.
Giai đoạn 3: từ năm 2003 đến 30/6/2009. Thực hiện quyết định số
20/2002/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ [10], hệ
thống BHYT Việt Nam được chuyển từ Bộ Y tế sang Bảo hiểm xã hội Việt Nam
quán lý. Theo đó BHXH Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phú, có chức năng thực
hiện chính sách, chế độ BHXH, BHYT và quản lý các quỹ BHXH, BHYT theo qui
định của pháp luật. Trong giai đoạn này quyền lợi của người tham gia BHYT được
mở rộng đó là: không thực hiện trần điều trị nội trú; được thanh toán các dịch vụ kỹ
thuật cao, chi phí lớn, bệnh bấm sinh, tai nạn giao thông, chi phí vận chuyển [9];
qui định mức chi phí bình quân tại các tuyến chuyên môn kỳ thuật áp dụng thanh
toán trực tiếp cho người có thò BHYT khám chữa bệnh theo yêu cầu riêng [6] bỏ
điều kiện 100% thành viên trong hộ gia đình, 10% số hộ gia đình trong phạm vi địa
bàn xã và 10% số HSSV trong danh sách HSSV của nhà trường tham gia,qui định
khung mức đóng và phương thức đóng BHYT tự nguyện [14].
Giai đoạn 4: từ ngày 01 tháng 07 năm 2009, đây là giai đoạn quan trọng
nhất, Luật Bảo hiểm y tế được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa XII thông qua ngày 14 tháng 11 năm 2008 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01


2
5


tháng 7 năm 2009. Luật BHYT quy định về chế độ, chính sách BHYT, bao gồm đối
tượng, mức đóng, trách nhiệm và phương thức đóng BHYT, phạm vi được hưởng
[30].
Giai đoạn 5: từ ngày 13/6/2014, Quốc Hội khóa XIII đã ban hành Luật
BHYT số 46/2014/QH13 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật bào hiểm y tế số
25/2008/QH12, Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015, Luật sửa đồi bổ
sung có 5 điếm mới nổi bật như sau [31]:
Thứ nhất: Bổ sung đối tượng được đóng BHYT bằng ngân sách Nhà nước:
Người đang sinh sống tại xã đào, huyện đảo. Bổ sung đối tượng được BHXH đóng
BHYT: Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng mắc bệnh thuộc
danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuồi trở lên đang hưởng trợ
cấp tuất hàng tháng...
Thứ 2: Cơ quan BHXH chịu trách nhiệm đóng BHYT cho người đang nghi
thai sàn, trong thời gian người iao động nghỉ việc hường chế độ thai sản theo quy
định cúa pháp luật về báo hiểm xã hội thì mức đóng hằng tháng tối đa bằng 6% tiền
lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản và do tố chức bảo hiểm xã
hội đóng.
Thứ 3: Quy định về cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuồi, hồ sơ cấp thẻ BHYT
cho trẻ em dưới 6 tuối không cần bán sao giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh,
ngoài tờ khai tham gia bảo hiểm y tế chỉ cần bổ sung danh sách tham gia báo hicm
y tế do UBND xã, phường, thị trấn lập.
Thứ 4: Thay đổi về mức hồ trợ, mở rộng đối tượng được hưởng 100% chi
phí khám chữa bệnh như: binh sỹ quân đội đang tại ngũ; học viên công an nhân
dân; cựu chiến binh; người được hướng BHXH hàng tháng; người thuộc hộ gia
đình nghèo; cha đẻ mẹ đẻ, vợ/chồng, con của liệt sỳ...Đặc biệt đối tượng đóng
BHYT liên tục trên 5 năm, đã thanh toán tiền khám chừa bệnh trong năm lớn hơn 6
tháng lương cơ sỡ cũng được hưởng 100% (trừ trường họp trái tuyến) ...



×