Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập đọc lớp 2 ở trường tiểu học nga lĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGA SƠN
----------***----------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

"KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC PHÂN MÔN
TẬP ĐỌC LỚP 2 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC NGA LĨNH"

Họ và tên: Trịnh Thị Luân
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường Tiểu học Nga Lĩnh
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Tiếng việt

THANH HOÁ, NĂM 2017
1


MỤC LỤC

Trang

1
1.1

Mở đầu
Lí do chọn đề tài

1
1



1.2

Mục đích nghiên cứu

2

1.3

Đối tượng nghiên cứu

2

1.4

Phương pháp nghiên cứu

2

2
2.1

Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm

2
2


Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

4

2.2
2.3
2.3.1
2.3.2
2.3.3
2.4
3

Nắm vững quy trình và nguyên tắc khi thực hiện bài giảng
ứng dụng công nghệ thông tin
Nghiên cứu chương trình và hệ thống các bài học, lựa chọn
ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp.

3

5
8

Sử dụng có hiệu quả bài giảng điện tử trong các tiết dạy.

9

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.

17


Kết luận, kiến nghị

18

- Kết luận

18

- Kiến nghị

19

1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài.
Tiểu học là một bậc học vô cùng quan trọng. Nó được xem là nền tảng của
hệ thống giáo dục quốc dân. Trong môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học, Tập đọc là
phân môn hết sức quan trọng. Phân môn Tập đọc như một chiếc chìa khóa đầu tiên
giúp các em học sinh bước vào kho tàng tri thức khoa học vô tận của nhân loại.
Tập đọc là một phân môn thực hành, là một trong những phân môn quan trọng
góp phần hình thành kỹ năng cho học sinh. Đây là một trong bốn kỹ năng cơ bản
mà học sinh Tiểu học cần đạt tới. Nếu các phân môn tập viết, chính tả, tập làm
văn góp phần cơ bản để rèn luyện kỹ năng viết cho học sinh thì phân môn Tập
đọc có nhiệm vụ cơ bản là luyện kỹ năng đọc cho học sinh. Năng lực đọc được
tạo nên từ bốn kỹ năng cũng là bốn yêu cầu về chất lượng đọc là đọc đúng, đọc
2


nhanh (đọc lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những
điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Khi học sinh đọc tốt,

viết tốt thì các em sẽ hiểu được nội dung của bài tập đọc một cách sâu sắc. Và tiếp
thu được môn học khác một cách chắc chắn. Từ đó học sinh mới hoàn thiện được
năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ của chính bản thân mình.
Vì vậy việc nghiên cứu tìm hiểu về phân môn tập đọc ở góc độ nào cũng có
ý nghĩa quan trọng và cấp bách. Theo Chỉ thị số 3031/CT-BGDĐT ngày 26/8/2016
về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2016 - 2017 của ngành Giáo dục. “Đẩy mạnh ứng
dụng Công nghệ thông tin trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra,
đánh giá một cách sáng tạo, thiết thực và hiệu quả, thu hẹp khoảng cách tiếp cận
các dịch vụ giáo dục và đào tạo có chất lượng của người học giữa các vùng, miền”
[3].
Giáo viên đã nhận thức được việc ứng dụng CNTT phục vụ cho việc đổi mới
phương pháp dạy học là một trong những hướng tích cực nhất, hiệu quả nhất.
CNTT có tác dụng mạnh mẽ giúp cho việc dạy và học linh hoạt và sinh động. Nó
còn giúp cho học sinh hứng thú học tập, tiếp thu bài tốt hơn. Trong các môn học ở
tiểu học môn học nào cũng có thể sử dụng Ứng dụng CNTT vào dạy học. Với phân
môn tập đọc tôi thấy là rất cần thiết. Bởi vì môn học này chứa đựng một số kiến
thức, hình ảnh trừu tượng cần minh hoạ để giúp học sinh dễ tiếp thu bài. Ngoài ra
còn tạo cho tiết học hấp dẫn và đạt hiệu quả cao.
Tuy nhiên trong những năm qua việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
quá trình giảng dạy của giáo viên cũng còn nhiều vấn đề cần quan tâm, một bộ
phận giáo viên khả năng, kiến thức tin học hạn chế, một bộ phận chưa hiểu hết ý
nghĩa, hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đổi mới PPDH.
Và môn tập đọc là môn học mà xưa nay giáo viên ít quan tâm đến ứng dụng CNTT
vào trong dạy học. Vì vậy chất lượng giờ dạy các bài tập đọc hiệu quả chưa cao.
Học sinh tiếp thu bài còn chậm, chưa hiểu được nghĩa của một số từ khó có trong
bài và chưa nắm được nội dung của bài tập đọc.
Đối với học sinh lớp 2 còn nhỏ chủ yếu nhận thức bằng trược quan, bằng
những hình ảnh cụ thể. Nên việc dạy tập đọc có kênh hình giúp học sinh hiểu rõ nội
dung, từ ngữ bài học sâu sắc. Ngoài ra còn tạo hứng thú học tập để giờ học nhẹ
nhàng lôi cuốn hơn. Chính vì lý do đó tôi đã lựa chọn để nghiên cứu đưa ra “Kinh

nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân
môn Tập đọc lớp 2 ở trường Tiểu học Nga Lĩnh”. Với mong muốn giúp học sinh
mạnh dạn, tự tin, tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập và trong giao tiếp. Từ
đó sẽ nâng cao hiệu quả dạy học Tập đọc nói riêng và dạy học môn Tiếng việt ở lớp
2 nói chung.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu thực trạng Ứng dụng CNTT trong dạy học phân môn tập đọc lớp
2 của trường tiểu học Nga Lĩnh để tìm ra các biện pháp dạy và học phân môn tập
đọc lớp 2 đạt hiệu quả.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
3


- Lý luận về dạy và học phân môn tập đọc.
- Thực tiễn việc ứng dụng CNTT vào dạy môn tập đọc nói chung và dạy tập
đọc lớp 2 nói riêng.
- Học sinh lớp 2B trường Tiểu học Nga Lĩnh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài này tôi đã tiến hành các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và nghiên cứu một số tài liệu nói về
dạy phân môn tập đọc.
- Phương pháp khảo sát thực tiễn: Khảo sát bằng thực tế trên các tiết học và
thông qua bài khảo sát về phân môn tập đọc của học sinh lớp 2 trường tiểu học Nga
Lĩnh.
- Phương pháp thống kê: Thống kê, phân loại số học sinh theo một số kỹ
năng đối với phân môn tập đọc.
- Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp: Phân tích lý luận và thực tiễn
dạy học Ứng dụng CNTT đối với môn tập đọc lớp 2. Tổng hợp kết quả khảo sát
phân môn tập đọc đối với học sinh lớp 2B trường Tiểu học Nga Lĩnh trước và sau
khi thực hiện đề tài.

- Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm một số giải pháp ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy học phân môn Tập đọc lớp 2 ở trường Tiểu học Nga Lĩnh
để rút kinh nghiệm.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Dạy học tập đọc có ý nghĩa rất to lớn ở tiểu học. Đọc trở thành một đòi hỏi
cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đầu tiên trẻ em phải học đọc sau đó đọc
để học, giúp các em chiếm lĩnh được một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học
tập là một công cụ để học tập các môn học khác. Đọc tạo ra hứng thú và động cơ
học tập, đọc tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả
đời, nó là khả năng không thể thiếu được trong thời đại văn minh. Chính vì vậy
trường tiểu học có nhiệm vụ dạy đọc cho học sinh một cách có kế hoạch và hệ
thống. Tập đọc với tư cách là phân môn của Tiếng việt ở tiểu học có nhiệm vụ đáp
ứng yêu cầu này, đó là hình thành năng lực đọc cho học sinh gồm có đọc lưu loát
và hiểu văn bản.
Đối với ngành giáo dục Công nghệ thông tin có tác dụng mạnh mẽ làm thay
đổi nội dung và phương pháp dạy học. Công nghệ thông tin là phương tiện để giúp
chúng ta hòa nhập toàn thế giới trong mọi lĩnh vực. Chính vì xác định được tầm
quan trọng đó nên Bộ Giáo dục đào tạo tiếp tục chỉ đạo "Đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lý và dạy học". Vì thế việc ứng dụng Công nghệ thông
tin vào trường học là việc làm cần thiết và đúng đắn.

4


+Chỉ thị 58-CT/UW của Bộ Chính Trị ngày 07/10/2001 chỉ rõ: “Trọng tâm của
ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về Công nghệ thông tin và đẩy mạnh ứng
dụng Công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo” [1].
+Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT ngày 30/7/2001 giai đoạn 2001-2005 nêu
rõ: “Đối với giáo dục và đào tạo, Công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm

thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phương
tiện để tiến tới một xã hội học tập...” [2].
Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương
pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến
thức, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng
rộng rãi. Các hình thức dạy học như dạy học đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân
cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin và truyền thông.
Mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là
nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường
giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là “thầy đọc, trò chép”
như kiểu truyền thống, học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động
tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bản thân
mình.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Về phía giáo viên
Nhà trường đã đầu tư trang thiết bị như máy tính, máy chiếu, màn chiếu…và
được giáo viên ứng dụng CNTT vào dạy học từ nhiều năm qua.
Hầu hết giáo viên đã biết sử dụng máy vi tính và biết ứng dụng CNTT vào
dạy học. Tuy nhiên giáo viên còn chưa coi trọng việc ứng dụng CNTT và dạy học
nên việc đầu tư để có một bài giảng điện tử hay chưa nhiều. Một số giáo viên đã tải
các bài giảng điện tử trên mạng Internet về tham khảo nhưng chưa chỉnh sửa cho
phù hợp với nội dung bài học và đối tượng học sinh của lớp mình.
Trong quá trình dạy giáo viên còn lạm dụng CNTT, trình chiếu quá nhiều
Slide kế cả kênh chữ và kênh hình khi không cần thiết. Điều đó làm cho học sinh
chỉ chăm chú nhìn trên màn hình mà không tập trung làm việc cá nhân hoặc hoạt
động nhóm.
Một bộ phận giáo viên quan niệm sử dụng công nghệ thông tin trong giảng
dạy chỉ là trình chiếu những hình ảnh, video, bảng biểu, kí tự… người học “thưởng
thức” những thông tin đó một cách thụ động mà không có sự gợi ý hướng khai thác
các kiến thức, hình thành các kĩ năng khai thác kênh hình, tạo tình huống có vấn

đề… cho người học. Giáo viên chưa hiểu hết, chưa nghiên cứu kĩ mục tiêu của việc
ứng dụng công nghệ thông tin là nhằm đổi mới phương pháp dạy học.
Giáo viên chưa coi trọng việc ứng dung CNTT vào dạy học môn tập đọc cho
rằng đối với môn tập đọc không cần thiết mà chỉ cần cho học sinh đọc bài là được.
Giáo viên ngại sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy vì cho rằng sẽ tốn
thời gian để chuẩn bị bài giảng. Bởi vì để tạo được những hình ảnh đẹp, sống động
trên các Slide đòi hỏi phải mất nhiều thời gian chuẩn bị và đây chính là điều mà
5


giáo viên rất ái ngại. Chính vì thế giáo viên chủ yếu chỉ ứng dụng Công nghệ thông
tin trong các tiết thao giảng, còn ngoài ra rất ít khi sử dụng nó trong các tiết dạy
thông thường.
2.2.2. Về phía học sinh.
- Các em đã được tiếp xúc với các môn học qua việc ứng dụng CNTT trong
giờ học. Tuy nhiên đối với phân môn tập đọc việc ứng dụng CNTT trong tiết học
chưa được nhiều, bởi vì học sinh lớp 2 vừa mới từ lớp 1 lên nên đôi khi chưa tập
trung đang sao nhãng bởi yếu tố khách quan. Bên cạnh đó còn rụt rè, thiếu tự tin
trong học tập.
- Học sinh phần đa là con em nhà nông nên việc được tiếp xúc với CNTT rất
ít. Các em mới chỉ được tiếp xúc gián tiếp với CNTT qua tivi, đài, báo.
- Việc giao tiếp “thân thiện” giữa học sinh với giáo viên còn hạn chế. Nhiều
em còn đọc chậm và chưa hiểu được nội dung của bài tập đọc. Nên chất lượng
trong việc dạy học phân môn Tập đọc nói riêng và học bộ môn Tiếng Việt nói
chung là chưa cao.
Kết quả khảo sát thực tế ở một số tiết tập đọc trong tháng 9/2016 cho thấy:
HS đọc được bài
HS đọc bài chậm,
HS đọc tốt và hiểu
nhưng hiểu nội dung chưa hiểu được nội

TS HS
nội dung bài
bài còn lơ mơ
dung bài
SL
%
SL
%
SL
%
29
5
17,2
12
41,4
12
41,4
Từ kết quả thực trạng và bảng số liệu trên cho thấy: Học sinh trong lớp còn
nhiều em đọc chậm, chưa hiểu hết một số từ ngữ khó và quan trọng trong bài. Dẫn
đến việc cảm thụ bài học chưa sâu. Chưa rút ra được ý của đoạn, nội dung bài tập
đọc một cánh cụ thể và nhanh chóng. Tỉ lệ học sinh đạt điểm 9, 10 còn thấp, tỉ lệ
học sinh đạt điểm 5,6 và điểm dưới 5 còn nhiều. Để nâng cao chất lượng dạy học
phân môn tập đọc lớp 2, sau khi thực hiện tương đối thành công, tôi xin đề xuất các
giải pháp sau:
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Qua nghiên cứu, khảo sát, phân tích thực trạng, bản thân đưa ra các giải pháp
ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học phân môn tập đọc lớp 2 nhằm giải
quyết những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế để nâng cao chất lượng dạy học
phân môn tập đọc nói riêng và môn tiếng việt nói chung:
2.3.1. Nắm vững quy trình và nguyên tắc khi thực hiện bài giảng ứng dụng

công nghệ thông tin.
Để thực hiện ứng dụng CNTT trong các bài giảng giáo viên cần phải nắm
được quy trình và nguyên tắc khi thực hiện để xây dựng, thiết kế các bài dạy một
cách hợp lý, có tác dụng cao trong việc đổi mới PPDH.
a/ Thiết lập các Slide trên một bài giảng:
Trong các tiết dạy giáo viên cần lưu ý không mang tư tưởng áp đặt những
kiến thức vào bài giảng. Có nghĩa là giáo viên nói những gì, giảng những gì, hỏi
những gì không cần thiết phải thể hiện toàn bộ trong Slide. Điều này hoàn toàn sai
6


lầm vì như thế học sinh sẽ cho rằng giáo viên chỉ nói những điều trong sách, không
mở rộng các kiến thức ngoài, gây cho học sinh sự nhàm chán.
Chúng ta cần nhớ: Slide (một trang màn hình của một phần mềm nào đó) là
nơi chỉ chứa tên bài học, các đề mục và các cụm từ chốt phục vụ cho bài giảng.Tùy
theo từng môn học, từng nội dung của bài chúng ta có thể bổ sung các hình ảnh
minh họa một cách hợp lý.
Ví dụ: Khi dạy một bài tập đọc chúng ta chỉ cần đưa một số hình ảnh minh
họa để giới thiệu bài hoặc giảng các từ ngữ khó có trong bài tập đọc, hoặc một số
kiến thức cần chốt trong bài.
Ví dụ: Khi dạy bài Bím tóc đuôi sam.
Giáo viên thiết kế Slide hình ảnh như SGK để giới thiệu bài

Công đoạn đưa nội dung vào giáo viên cũng nên lưu ý về số lượng chữ, màu
sắc, kích thước trên một Slide. Giáo viên nên tóm tắt vấn đề mình muốn trình bày
một cách rõ ràng, dễ hiểu. Nhìn vào Slide giáo viên có nhiệm vụ giải thích kĩ càng
và mở rộng nó ra chứ không phải đọc các dòng chữ trên Slide.
b/ Thiết lập tư liệu, hình ảnh:
Hình ảnh được đưa vào bài giảng phải đúng với yêu cầu của nội dung bài dạy,
tránh những hình ảnh, tư liệu lòe loẹt không nhìn thấy rõ.

Tránh những tiết dạy giáo viên muốn lôi cuốn học sinh nhìn lên màn hình bằng
cách thêm vào những hình ảnh động hấp dẫn, điều này là chúng ta đã sai lầm. Bởi
vì nếu thiết kế như thế học sinh sẽ bị cuốn hút bởi những hình ảnh mà không chú
tâm vào nội dung, yêu cầu của câu hỏi đặt ra. Cần nên tránh sử dụng hình ảnh động
trong những hoạt động tìm hiểu kiến thức, chỉ được sử dụng trong những trò chơi
học tập.
Ví dụ: Khi thiết kế bài: Chim Sơn ca và bông cúc trắng.

7


Với phần hướng dẫn học sinh luyện đọc câu chỉ cần thiết kế các Slide đơn giản như
sau:

Từ Slide thiết kế này giáo viên kết hợp với cách hướng dẫn và các hiệu ứng để
dễ dàng hướng dẫn học sinh cách đọc một số câu khó như đã nêu về cách ngắt,
nghỉ, nhấn giọng ở các từ ngữ. Như vậy cách em sẽ biết cách đọc để đọc bài được
tốt hơn.
c. Về màu sắc của nền hình:
Màu sắc không lòe loẹt, đồ họa vui nhộn gây mất tập trung cho học sinh. Cần
tuân thủ nguyên tắc tương phản, chỉ nên sử dụng chữ màu nhạt (trắng, xanh nhạt…)
trên nền trắng hay nền màu sáng. Ngược lại, khi dùng màu nền nhạt thì chỉ nên sử
dụng chữ có màu sáng hay màu đậm.
d. Về font chữ và cỡ chữ:
- Dùng các font chữ, khung, nền hợp lí. (ví dụ: nền màu trắng, màu xanh cho
các đề mục có vai trò ngang nhau “cỡ chữ, kiểu chữ giống nhau).
- Chỉ nên dùng các font chữ đậm, rõ và gọn (Arial, Tahoma, Time New
Roman…) hạn chế dùng các font chữ có đuôi (VNI-times…) vì dễ mất nét khi trình
chiếu.
- Giáo viên thường muốn chứa thật nhiều thông tin trên một slide nên hay có

khuynh hướng dùng cỡ chữ nhỏ. Thực tế, trong kỹ thuật video, khi chiếu trên màn
hình TV (25 inches) cho vài người xem hay dùng máy chiếu Projector chiếu lên
màn cho khoảng 50 người xem thì size chữ thích hợp phải từ cỡ 28 trở lên mới đọc
rõ được.
đ/ Về trình bày nội dung trên nền hình:
Giáo viên không nên trình bày nội dung tràn lấp đầy nền hình từ trên xuống,
từ trái qua phải, mà cần chừa ra khoảng trống đều hai bên và trên dưới theo tỷ lệ
thích hợp, để đảm bảo tính mỹ thuật, sự sắc nét và không mất chi tiết khi chiếu lên
màn. Các dạng đồ họa (hình ảnh, âm thanh, hiệu ứng…) cần phải được lựa chọn
cẩn thận, nếu không chúng sẽ gây phân tán tư tưởng, tư duy lệch lạc trong học sinh.
Những tranh, ảnh hay đoạn phim minh họa dù hay nhưng mờ nhạt, không rõ ràng
8


thì cũng không nên sử dụng vì không có tác dụng cung cấp thông tin xác định cho
học sinh như ta mong muốn.
e. Trình chiếu bài giảng:
Trong khi thực hiện tiết dạy ứng dụng CNTT giáo viên phải thực hiện tốt ở ba
khâu: soạn bài giảng, trình chiếu và truyền thụ kiến thức trọng tâm mà học sinh cần
nắm.
Trong các tiết dạy có ứng dụng CNTT cần phải tắt bớt đèn, đóng bớt cửa sổ
hay kéo rèm hạn chế ánh sáng trời để ảnh trên màn rõ hơn. Nên chúng ta cần phải
lưu ý những học sinh ngồi ở các dãy cuối lớp hay những học sinh mắt kém sẽ khó
khăn khi quan sát hình ảnh, chữ viết trên màn chiếu. Do đó để học sinh có thể quan
sát được bài học chính xác từ màn chiếu khi xây dựng bài giảng điện tử cần chú ý
một số nguyên tắc về hình thức sau:
- Các trang trình diễn phải đơn giản và rõ ràng.
- Không sao chép nguyên văn bài dạy, chỉ nên đưa những ý chính vào mỗi
trang trình diễn.
- Khi giáo viên trình chiếu một bài giảng điện tử để học sinh có thể quan sát

kịp thì nội dung trong mỗi slide không nên xuất hiện dày đặc cùng lúc. Nên phân
dòng hay phân đoạn thích hợp, cho xuất hiện theo hiệu ứng thời gian tương ứng.
Trường hợp có nội dung dài mà nhất thiết phải xuất hiện trọn vẹn cùng lúc, ta trích
xuất từng phần thích hợp để giảng, sau đó đưa về trang có nội dung tổng thể, học
sinh sẽ dễ hiểu và dễ tiếp thu hơn.
Trong bài giảng điện tử chỉ gồm một số slide, các slide chỉ chứa từ khóa, hình
ảnh… nên để giáo viên có thể quan sát hết các vấn đề cần được trình bày trước lớp.
Giáo viên cần phải xây dựng cho mình một kế hoạch bài dạy cụ thể. Trong đó ghi
rõ số tiết dạy của môn học, tên bài giảng tương ứng với tiết học, nội dung cụ thể sẽ
được trình bày trong tiết học, vấn đề nào trình bày trước, vấn đề nào trình bày sau,
Vấn đề nào là trọng tâm cần nhấn mạnh, cần khắc chốt. Dự kiến thời gian cho từng
nội dung… Giáo viên phải chuẩn bị kỹ để khi lên lớp sẽ chủ động được về mọi mặt
tránh tình trạng như: chưa nói hết nội dung các slide hoặc đã trình bày hết nhưng
thời gian còn thừa tức là đồng nghĩa với việc “cháy giáo án” và không đảm bảo
được yêu cầu của bài dạy.
* Các tiêu chí cơ bản khi chuẩn bị bài giảng ứng dụng CNTT:
- Kế hoạch bài giảng được thể hiện cụ thể, rõ ràng và logic, bám sát mục
tiêu, nội dung của bài dạy, tiến trình bài giảng phù hợp.
- Thể hiện được các yêu cầu của phương pháp dạy học tiên tiến, phát huy
tính tích cực của học sinh.
- Nội dung bài giảng bám sát kiến thức cơ bản của chương trình theo quy
định, có tính hệ thống và khoa học.
- Sử dụng và tích hợp các công cụ công nghệ thông tin sáng tạo, hợp lý, tối
ưu nhằm phát huy tối đa chất lượng, tính hấp dẫn trong bài giảng; thu hút và tạo
môi trường tương tác tích cực giữa giáo viên và học sinh và giữa học sinh với học
sinh.
9


- Hình thức tổ chức, bố trí nội dung bài giảng khoa học, dễ hiểu, thân thiện.

- Hiệu quả, tác động và ảnh hưởng của bài giảng đối với môi trường giáo
dục.
2.3.2. Nghiên cứu chương trình và hệ thống các bài học, lựa chọn ứng dụng
CNTT phù hợp.
Trong phân môn tập đọc chúng ta có thể sử dụng việc ứng dụng CNTT vào
các hoạt động như: giới thiệu bài, giải nghĩa từ, hiểu nội dung bài, hướng dẫn đọc,
…Và không phải bài học nào cũng ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Vì vậy, trước
tiên giáo viên phải nghiên cứu chương trình bài học cụ thể, chọn lựa nội dung, kiến
thức phù hợp trong việc ứng dụng CNTT. Từ đó lựa những đoạn clip ảnh hay tạo
các slide hình, slide chữ sinh động, hấp dẫn phù hợp đặc điểm lứa tuổi học sinh, với
nội dung bài học và đạt mục tiêu bài dạy. Tạo hứng thú học tập của học sinh, giúp
học sinh chủ động, tích cực học tập, lĩnh hội kiến thức, có kĩ năng sống, có vốn
hiểu biết sơ giản về những nét đẹp văn hoá, lịch sử, con người và thiên nhiên đất
nước, địa phương qua các bài học. Như vậy sẽ tạo được hiệu quả giờ học cao nhất.
Từ việc lựa chọn bài dạy có sử dụng CNTT, giáo viên phải biết khai thác và
sử dụng Internet tìm kiếm thông tin, tư liệu, hình ảnh để chọn lựa thông tin, hình
ảnh phù hợp với nội dung bài học, làm tăng thêm tính thuyết phục đối với học sinh.
Và làm cho tiết học sinh động, phong phú hơn. Đặc biệt có tác dụng tích cực trong
việc đổi mới PPDH.
Việc xây dựng các giáo án điện tử chúng ta cần chú ý đến việc tìm kiếm sử
dụng hình ảnh, tư liệu thực tế về cảnh đẹp thiên nhiên, văn hoá lịch sử địa phương
gắn với từng bài học tạo mối quan hệ thân thiện, nhẹ nhàng, gần gũi với cuộc sống
học sinh, giúp học sinh có những hiểu biết các truyền thống lich sử, vẻ đẹp của dân
tộc qua các thời kỳ. Làm cho các em như đang được đi du lịch tham quan các vùng
quê của đất nước mình. Cảm nhận được sâu sắc nội dung bài học sẽ giúp các em
thể hiện bài đọc tốt hơn qua việc thể hiện giọng điệu, sắc thái và biểu cảm.
Đây là môn tập đọc nên ngoài việc xây dựng các hình ảnh, tư liêu phục vụ
cho bài dạy được tốt giáo viên cần phải cố gắng tạo và rèn cho mình một tác phong
nhẹ nhàng, gần gũi. Ngôn ngữ trong sáng, truyền cảm, cử chỉ dịu dàng, thân thiện,
thực hiện đánh giá học sinh trong tiết học một cách có hiệu quả. Nhằm động viên,

khuyến khích học sinh kịp thời để các em cố gắng phát huy khả năng của mình hơn
nữa.
2.3.3. Sử dụng có hiệu quả bài giảng điện tử trong các tiết dạy
Chúng ta cần phải hiểu đúng về “bài giảng điện tử”, là để hỗ trợ trong dạy
học chứ không phải dùng “bài giảng điện tử” biến thành một buổi trình chiếu cho
học sinh xem. Qua thực tế tiến hành các bài giảng điện tử cho thấy rằng việc sử
dụng các bài giảng điện tử cũng cần có những thiết bị truyền thống hỗ trợ như bảng
viết, lời giải thích, lời liên kết, chuyển ý hay những câu hỏi nhỏ. Vì không phải
những gì diễn ra trong giờ học đều được đưa vào “bài giảng điện tử”
Khi sử dụng bài giảng điện tử thì hình thức tổ chức dạy học truyền thống đã
được thay đổi. Các phương tiện dạy học hiện đại hơn, các thiết bị ngoại vi cũng đòi
10


hỏi nhiều hơn và đặc biệt là giáo viên phải đầu tư rất nhiều công sức để soạn các
bài giảng điện tử. Tuy nhiên các bài giảng điện tử sau khi đã đáp ứng được yêu cầu
và đưa vào sử dụng thì dễ dàng bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện và đặc biệt thuận lợi
trong việc chuyển giao, phổ biến đến cho học sinh và đồng nghiệp.
Xây dựng một số bài giảng điện tử giúp học sinh luyện đọc tốt, hiểu nghĩa từ
ngữ, các địa danh, hiểu nội dung bài học một cách trực quan, cụ thể, sinh động, hệ
thống, gắn kết. Từ đó hình thành và rèn luyện kĩ năng đọc đúng, đọc – hiểu, đọc
diễn cảm tốt nhất cho học sinh. Giúp học sinh khắc sâu kiến thức đã lĩnh hội, vận
dụng kiến thức vào thực tiễn, phù hợp với đối tượng học sinh và gắn chặt với nét
đẹp truyền thống văn hoá lịch sử, thiên nhiên của địa phương.
Ví dụ: Bài “ Qùa của bố”- SGK Tiếng Việt 2- Tập 1 (Trang 106, 107)
Đây là bài Tập đọc thuộc chủ điểm “Cha mẹ” thể hiện tình cảm yêu thương
của người bố qua những món quà đơn sơ dành cho các con.
Ngay hoạt động giới thiệu bài, tôi đã sử dụng slide hình ảnh “những chiếc
hòm dụng cụ đựng cả một thế giới mặt đất: cà cuống, niềng niễng bò nhộn nhạo;
con xập xành, con muỗm ngó ngoáy; những con dế lạo xạo trong các vỏ bao

diêm… Từ đó, học sinh bước đầu có cái nhìn khái quát về nội dung bài đọc.

Để giúp học sinh biết hình dạng của các con vật ở thế giới nước; thế giới mặt
đất và vật dụng dùng để đi câu tôi đã tạo các slides hình ảnh chụp lại các con vật đó
và trình chiếu cho học sinh quan sát:

11


Con Cà Cuống

Cá sộp

Con muỗm

Con Niềng Niễng

Cá chuối

Con xập xành

12


Con dế

Thúng câu

Với việc ứng dụng CNTT trong dạy bài “Qùa của bố”, tôi thấy học sinh rất
hứng thú, tích cực học tập. Các em đã hiểu nghĩa từ, nội dung bài rất tốt. Hơn thế

tất cả học sinh đều đọc bài tốt. Điều đặc biệt là các em đều cảm thấy quà của bố
giản dị, đơn sơ mà các con lại cảm thấy “giàu quá”. Vì đó là những con vật mà các
em rất thích; là những món quà chứa đựng tình cảm yêu thương của người bố dành
cho các con của mình.
Ví dụ: Bài “Sông Hương” – Tiếng Việt 2 - tập 2 (trang 72)
Đây là một bài Tập đọc thuộc chủ điểm Sông- biển ngợi ca vẻ đẹp huyền ảo
lung linh và thơ mộng của sông Hương thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tôi đã sử dụng hình ảnh thực tế trình chiếu cho học sinh quan sát để giới
thiệu về Sông Hương - một trong những con sông đẹp nhất nước ta.

13


Sông Hương hay còn gọi là Hương Giang chảy qua thành phố Huế. Sông
Hương có hai nguồn chính đều bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn. Dòng chính của
Tả Trạch dài khoảng 67 km, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn Đông, ven khu vực vườn
quốc gia Bạch Mã chảy theo hướng tây bắc với 55 thác nước hùng vĩ, qua thị
trấn Nam Đông rồi sau đó hợp lưu với dòng Hữu Trạch tại ngã ba Bằng
Lãng (khoảng 3 km về phía bắc khu vực lăng Minh Mạng). Hữu Trạch dài khoảng
60 km là nhánh phụ, chảy theo hướng bắc, qua 14 thác và vượt qua phà Tuần để
tới ngã ba Bằng Lãng, nơi hai dòng này gặp nhau và tạo nên sông Hương.
Để giúp các em hiểu được nước sông có sắc độ đậm nhạt khác nhau? Tôi đã
đưa ra hình ảnh yêu cầu các em quan sát để đưa ra ý kiến đúng là: nước sông
Hương có màu xanh thẳm của da trời; màu xanh biếc của lá cây; màu xanh non của
những bãi ngô, thảm cỏ in trên mặt nước; những đêm trăng sáng dòng sông là một
đường trăng lung linh dát vàng; Sông Hương làm cho không khí thành phố trở nên
trong lành; tạo cho thành phố một vẻ êm đềm.

14



Màu xanh thẳm của da trời

Màu xanh non của bãi ngô, thảm cỏ

Những đêm trăng sáng dòng sông là

Màu xanh biếc của cây lá

Thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường

Sông Hương làm cho không khí thành
15


một đường trăng lung linh dát vàng

Sông Hương làm tan những tiếng ồn ào
của chợ búa

phố trở nên trong lành

Tạo cho thành phố một vẻ êm đềm

Như vậy, với việc ứng dụng CNTT trong dạy bài “Sông Hương”, tôi thấy
học sinh rất hứng thú, tích cực học tập. Các em đã hiểu nghĩa từ, nội dung bài rất
tốt. Hơn thế tất cả học sinh đều đọc bài tốt hơn nhiều so với các tiết dạy không ứng
dụng CNTT. Điều đặc biệt là các em đều cảm thấy tự tin, yêu mến và tự hào về
cảnh đẹp thiên nhiên đất nước nói chung và cảnh đẹp thơ mộng của Sông Hương
qua cách miêu tả của tác giả.

Ví dụ: Bài “Bóp nát quả cam”- SGK Tiếng Việt 2- Tập 2 (trang 124
-125)
16


Đây là bài Tập đọc thuộc chủ điểm “Nhân dân” ca ngợi người thiếu niên anh
hùng Trần Quốc Toản tuổi nhỏ, chí lớn, giàu lòng yêu nước, căm thù giặc và nuôi
chí lớn khôi phục non sông.
Ngay hoạt động giới thiệu bài, tôi đã sử dụng slide hình ảnh “Trần Quốc
Toản nắm trong tay quả cam đòi xuống thuyền để bàn việc nước” trình chiếu cho
học sinh quan sát, kết hợp với những câu hỏi mang tính gợi mở để các em tự rút ra
nội dung bức tranh: Quốc Toản đợi để gặp vua nhưng không được, cậu bèn liều xô
mấy người lính gác ngã chúi, xăm xăm xuống bến để lên thuyền gặp vua dự bàn
việc nước.Từ đó, học sinh bước đầu có cái nhìn khái quát về nội dung bài đọc.

Giúp học sinh có một cái nhìn trực quan, sinh động về thuyền rồng của vua
tôi cũng dùng một slide hình ảnh về thuyền rồng để trình chiếu và giới thiệu cho cả
lớp biết:

Thuyền rồng có chạm hình con rồng.
17


Để học sinh hiểu rõ hơn về khí thế oai phong, tinh thần quyết tâm đánh giặc
cứu nước của Trần Quốc Toản. Cậu xô lính gác đòi xuống thuyền gặp vua để xin
bàn việc nước nhưng không được, chân bước lên bờ mà lòng ấm ức. Vua ban cho
quả cam nhưng vẫn không được dự bàn việc nước. Nghĩ đến quân giặc đang lăm le
đè đầu cưỡi cổ dân mình, cậu nghiến răng, hai bàn tay bóp chặt, quả cam đã nát từ
bao giờ. Tôi đã tạo các slides hình ảnh chụp lại cảnh tượng đó, trình chiếu cho học
sinh quan sát:


Phần mở rộng, khắc sâu kiến thức bài học, tôi đã tạo một số slides hình ảnh
về đền thờ Trần Quốc Toản ngày nay và những hình ảnh lễ hội của nhân dân ta để
tưởng nhớ công lao to lớn của ông ( từ ngày 15 đến 20 tháng Tám âm lịch hằng
năm).

Đền thờTrần Quốc Toản
Lăng Trần Quốc Toản
( Nằm ở thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh)
18


Lễ hội Đền Trần ở Nam Định
Phần liên hệ lịch sử địa phương: Cuộc khởi nghĩa Ba Đình
Tôi cung cấp cho học sinh một số thông tin về Khởi nghĩa Ba Đình: là một
trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương cuối thế kỷ 19 của nhân dân
Việt Nam chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp, diễn ra vào năm 1886-1887 tại xã
Ba Đình, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Sau đó sẽ dùng slide hình ảnh về nghĩa
quân của cuộc khởi nghĩa Ba Đình bị bắt, song tinh thần và khí phách của họ luôn
kiên định.

Sau đó tôi đã tạo các slides hình ảnh về Đảng bộ và nhân dân huyện Nga
Sơn tổ chức liên hoan văn nghệ kỉ niệm 130 năm khởi nghĩa Ba Đình, trình chiếu
19


cho các em quan sát (sử dụng lời dẫn và câu hỏi liên hệ địa phương). Từ đó học
sinh càng tự hào về truyền thống tốt đẹp của nhân dân và Đảng Bộ quê nhà.

Các tiết mục văn nghệ làm sống lại khí thế hào hùng của cuộc khởi nghĩa

Như vậy, với cách dạy của bài này, tôi thấy rõ hiệu quả của giờ học Tập đọc.
Học sinh đã thực sự tự tin và gắn kết với lịch sử của địa phương, của dân tộc thông
qua giờ học ứng dụng CNTT.
Tóm lại: Có thể nói, với việc đổi mới phương pháp dạy học ứng dụng CNTT
trong dạy học Tập đọc, tôi thấy các tiết học, học sinh đã rèn được rất nhiều kĩ năng:
kĩ năng đọc – hiểu, đọc diễn cảm; kĩ năng sống (kĩ năng giao tiếp, trình bày, phân
tích, tổng hợp vấn đề,…). Đặc biệt là học sinh thực sự hứng thú, tự tin trong học
tập và các em đã có tình cảm yêu mến, tự hào về nét đẹp văn hoá, lịch sử, vẻ đẹp
thiên nhiên đất nước, con người Việt nam nói chung và ở địa phương các em nói
riêng.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Sau khi áp dụng các giải pháp đã trình bày trên, tôi thấy: Các tiết tập đọc có
ứng dụng CNTT đạt hiệu quả rất cao. Học sinh say mê và có hứng thú tập trung vào
bài học rất tốt. Học sinh nắm bắt nhanh hơn, nhớ lâu hơn, các em học tập một cách
tích cực, tự giác hơn, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao
Đặc biệt giáo viên khắc sâu được kiến thức trong bài học dễ dàng. Học sinh
dễ hiểu các từ ngữ khó cần giải thích khi có các hình ảnh minh họa cụ thể, Từ các
hình ảnh được mở rộng trong bài giáo viên như một hướng dẫn viên giúp các em đi
sâu hơn để cảm nhận bài học một cách sâu sắc. Biết được cái hay, cái đẹp trong mỗi
bài tập đọc. Từ đó các em thể hiện đọc bài với giọng điệu, sắc thái biểu cảm tốt
hơn.
Kết quả khảo sát thực tế ở một số tiết tập đọc trong tháng 4/2017 cho thấy:
20


HS đọc được bài
HS đọc bài chậm,
nhưng hiểu nội dung chưa hiểu được nội
TS HS

bài còn lơ mơ
dung bài
SL
%
SL
%
SL
%
29
24
82,8
5
17,2
0
0
Từ kết quả trên cho thấy chất lượng dạy học phân môn tập đọc nói riêng và
môn tiếng việt nói chung ở lớp 2 được nâng lên rõ rệt. Tỷ lệ học sinh đạt điểm 9,10
cao. Tỷ lệ học sinh đạt điểm 5,6 ít. Đặc biệt không còn học sinh dưới điểm 5. Đó là
minh chứng khẳng định sự thành công trong việc áp dụng sáng kiến, góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục.
3. Kết luận, kiến nghị.
- Kết luận.
Qua thời gian nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng Ứng dụng CNTT vào dạy
học phân môn Tập đọc trong Tiếng việt lớp 2 đã có những thành công nhất định.
Học sinh say mê môn học, chất lượng dạy và học môn tiếng việt ngày càng được
nâng cao. Tôi thiết nghĩ đây là một việc cần thiết trong dạy học không những đối
với phân môn tập đọc mà rất cần thiết để áp dụng đối với các bộ môn khác. Qua
thực tế dạy học ở Trường Tiểu học Nga Lĩnh, bản thân tôi đã rút ra được bài học
kinh nghiệm như sau:
- Giáo viên cần mạnh dạn, không ngại khó, tự thiết kế và sử dụng bài giảng

điện tử của mình để rèn luyện nhiều kỹ năng và phối hợp tốt các phương pháp dạy
học tích cực khác.
- Khi thiết kế bài giảng điện tử cần chuẩn bị trước kịch bản, tư liệu (Vedeo,
hình ảnh, bảng biểu, ….), chọn giải pháp cho sử dụng công nghệ, sau đó mới bắt
tay vào soạn giảng.
- Nội dung bài giảng điện tử cần cô động, xúc tích, hình ảnh, các mô phỏng
cần xác định chủ đề (trong 1 slide không nên có nhiều hình hay nhiều chữ), cần
khai thác thế mạnh của CNTT trong kiểm tra đánh giá và kiểm chứng kết quả.
- Không lạm dụng công nghệ nếu chúng không tác động tích cực đến quá trình
dạy học và sự phát triển của học sinh, công nghệ mô phỏng nếu không phản ánh
đúng nội dung, giá trị nghệ thuật và thực tế thì không nên sử dụng, chuẩn kiến thức
ở mức độ vận dụng cần kết hợp bảng và sử dụng các phương pháp dạy học khác
mới có hiệu quả.
- Giáo viên cần tăng cường tự học tự bồi dưỡng, thường xuyên truy cập vào
các trang web và thành viên của diễn đàn:bachkim.vndayhocintel.org, giaovien.net,
moet.edu.vn, … để tham khảo các bài giảng.
- Trong khi thiết kế cần đảm bảo nội dung, đảm bảo tính thẩm mĩ, chương
trình chuẩn kiến thức kĩ năng của bài học nhằm thu hút sự hứng thú tư duy, sáng
tạo, tạo niềm vui trong học tập của các em.
HS đọc tốt và hiểu
nội dung bài

21


- Cần sử dụng cả phương pháp truyền thống lẫn phương pháp hiện đại, tránh
tình trạng lạm dụng hình ảnh hoặc nói quá nhiều. Nên để học sinh tự khám phá kiến
thức là chính.
- Làm chủ được kỹ thuật, thao tác nhuần nhuyễn, trình chiếu không trục trặc.
- Phối hợp nhịp nhàng giữa trình chiếu với ghi bảng, ghi vở, ăn khớp giữa các

slide với lời giảng, hoạt động của thầy - trò, với tiến trình bài dạy.
- Nhịp độ trình chiếu và triển khai bài dạy vừa phải, phù hợp với sự tiếp thu
của phần đông học sinh. Học sinh theo dõi kịp.
- Kiến nghị.
Để ứng dụng CNTT trong dạy học được đồng bộ hoá ở các nhà trường, tôi
xin đề xuất vấn đề sau:
Các cơ quan ban ngành, nhà trường và phụ huynh học sinh cần tạo điều kiện
giúp đỡ để nâng cao về cơ sở vật chất như máy tính xách tay, máy chiếu, máy
photocopy, máy ảnh, ….để nhiều giáo viên có thể ứng dụng CNTT trong dạy học,
góp phần đẩy mạnh công tác xã hội hoá trong thực hiện phong trào.
Trên đây là một số giải pháp mà tôi đã thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả
dạy học Tập đọc lớp 2 nói riêng và trong dạy học nói chung. Các giải pháp được rút
ra trong quá trình nghiên cứu và thực nghiệm chắc chắn vẫn còn nhiều hạn chế,
thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp./.
Xác nhận của Ban giám hiệu

Mai Thị Lan

Nga Lĩnh, ngày 15 tháng 5 năm 2017
Cam kết không coppi
Người thực hiện

Trịnh Thị Luân

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chỉ thị 58-CT/UW của Bộ Chính Trị ngày 07/10/2001.
2. Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT ngày 30/7/2001 giai đoạn 2001-2005 nêu

rõ.
3. Chỉ thị số 3031/CT-BGDĐT ngày 26/8/2016 về nhiệm vụ chủ yếu năm
học 2016 - 2017 của ngành Giáo dục.
4. Các địa chỉ trên Internet:;gvth.net; giáoviên.net;thu vien tai
lieu.bach kim.com; thu vien bai giang dien tu.bach kim.com; ...
5. Modun bồi dưỡng thường xuyên: ModunTH21: Ứng dụng phần mềm trình
diễn Microsoft PowePoint
6. Modun bồi dưỡng thường xuyên: ModunTH23: Mạng Internet- Tìm kiếm
và khai thác thông tin.
7. Ngô Hoàng Trọng – Giáo viên Trường Tiểu học B Cô Tô – “Một số kinh
nghiệm khi ứng dụng CNTT trong dạy học” năm học 2012-2013.
8. Sách giáo viên Tiếng việt lớp 2.
9. Sách giáo khoa Tiếng việt lớp 2.

23


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN.
Họ tên tác giả: Trịnh Thị Luân
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên - Trường Tiểu học Nga Lĩnh
Kết quả
Cấp đánh giá
đánh giá
TT
Tên đề tài SKKN
xếp loại (Phòng,
xếp loại

Sở, Tỉnh...)
(A,B,C)
Một số biện pháp dạy giải
Phòng GD&ĐT
1
B
nghĩa từ cho học sinh lớp 2 Nga Sơn
Một số biện pháp nâng cao
chất lượng dạy giải toán có Phòng GD&ĐT
2
B
lời văn cho học sinh lớp 3 ở Nga Sơn
trường tiểu học Nga Lĩnh

Năm học
đánh giá
xếp loại
2010- 2011
2013 - 2014

24



×