Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Một số biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết trong trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.11 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG
I . MỞ ĐẦU

TRANG

1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Tầm quan trọng của chữ viết.
2.1.2. Cơ sở tâm lý học của việc dạy tập viết.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thực trạng chung của nhà trường
2.2.2 Thực trạng về chất lượng chữ viết của nhà trường
2.3. CÁC GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

2
2
3
3
3
4
4
4
5
6
6
7


8

2.3.1. Các giải pháp cơ bản

8

2.3.2. Các biện pháp cụ thể

9
9

BP1: Nâng cao nhận thức cho giáo viên, học sinh và phụ huynh.
BP2: Sắp xếp, phân công lao động hợp lý, phát huy tối đa năng lực, sở
trường, năng khiếu của giáo viên.

10

BP 3: Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các quy định về chuyên môn, chú ý
tập trung rèn chữ viết cho học sinh

10

BP 4: Tổ chức bồi dưỡng biện pháp kĩ thuật cho giáo viên, học sinh.

12

BP 5: Tăng cường công tác kiểm tra về chất lượng chữ viết.

13


BP 6: Phát động phong trào thi đua “Giữ vở sạch – Viết chữ đẹp”

14

BP7: Phối kết hợp đồng bộ giữa ba môi trường giáo dục “Nhà trường,
gia đình và xã hội”.

15

2.3.3. Kết quả đạt được
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
3.2. Đề xuất , kiến nghị

15
16
16
16

I. MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
1


Vấn đề chữ viết đó được người xưa rất coi trọng. Cha ông ta thường dùng
câu thành ngữ “văn hay chữ tốt” để khen người chữ đẹp, học rộng tài cao.
Những bậc hiền tài văn hay chữ tốt được tôn vinh như một môn nghệ thuật chơi
chữ “thư pháp”. Các vị vua thường xuyên tổ chức các cuộc thi viết câu đối.
Nhưng chữ viết không phải tự nhiên mà có thể viết đẹp được, mà phải bắt
đầu từ cách cầm bút, cách đưa nét bút sao cho ngay, cho đẹp. Ví như ông Cao Bá

Quát ngày xưa đâu phải ngay từ đầu ông đã viết đẹp. Chữ ông rất xấu, xấu đến
nỗi chính ông cũng không đọc nổi bài viết của mình. Thế nhưng với sự kiên trì
khổ luyện ông đã trở thành người nổi tiếng văn hay chữ tốt, nhiều người đến xin
chữ của ông.
Trong những năm gần đây, khi toàn ngành Giáo dục và Đào tạo đang ra sức
thi đua thực hiện các cuộc vận động như: cuộc vận động “Hai không” với 4 nội
dung, cuộc vận động; “Mỗi thầy cô giáo là tâm gương đạo đức, tự học và sáng
tạo”, cuộc vận động “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”… thì vấn đề
“Dạy thực chất – Học thực chất”, “Nét chữ nết người”, “Tránh học sinh ngồi
nhầm lớp” được các các thầy cô và các nhà trường hết sức quan tâm, đặc biệt là
ở cấp Tiểu học. Nhờ vậy, chất lượng dạy- học nói chung và chất lượng chữ viết
của giáo viên và học sinh nói riêng ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực.
Có thể nói phong trào luyện viết chữ đẹp với phương châm “Rèn nét chữ Luyện nết người” đang được giáo viên và học sinh các trường Tiểu học quan
tâm. Nhiều thầy cô giáo đã trăn trở, kiên trì luyện viết chữ đẹp, trình bày bảng
lớp đẹp, khoa học, thẩm mĩ để học sinh học tập và noi theo. Nhiều học sinh đã
có những trang viết sạch, đẹp mà thầy giáo, cô giáo, bạn bè và người đọc trầm
trồ, thán phục.
Tuy nhiên, trong thực tế, vẫn còn không ít học sinh chữ viết chưa đạt yêu
cầu cơ bản, viết chậm, viết sai lỗi chính tả, một bộ phận học sinh viết chữ xấu.
Một số ít học sinh viết rất xấu đã thiếu tự tin, mất bình tĩnh và dẫn đến sợ học
các giờ tập viết, chính tả, tập làm văn. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ
đến chất lượng học tập môn Tiếng Việt nói riêng và các môn khoa học cơ bản
khác nói chung.
Bên cạnh đó, hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy
đang được phát triển mạnh mẽ. Giáo viên soạn bài bằng máy vi tính, dạy học sử
dụng giáo án điện tử, màn hình máy chiếu. Các văn bản, biểu mẫu giấy tờ hầu
như đều được làm bằng máy tính. Đồng thời, theo hướng dẫn mới của Bộ
GD&ĐT các cơ sở không được tổ chức thi học sinh giỏi cho bậc Tiểu học, cho
nên những cuộc thi Viết chữ đẹp các cấp không còn được tổ chức như trước đây.
Chính điều đó đã làm tác động đến nhận thức của giáo viên và học sinh, nhiều

giáo viên và học sinh đã xem nhẹ luyện viết chữ. Một số giáo viên có nhận thức
sai nên chưa quan tâm đến chữ viết của học sinh, các bậc phụ huynh thì cho rằng
chữ viết không quan trọng chỉ cần học giỏi toán, Tiếng Việt là được.

2


Xuất phát từ những lý do trên, bản thân tôi thấy rằng tăng cường xây dựng
nền nếp rèn luyện chữ viết để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung
và chất lượng chữ viết nói riêng là một vấn đề cấp thiết. Vì vậy tôi đã lựa chọn
đề tài : “Một số biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh trong
trường Tiểu học”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Thông qua việc nghiên cứu để rút ra các biện pháp nhằm giúp giáo viên có
nhận thức đúng và có biện pháp phù hợp khắc phục những tồn tại về chữ viết
của học sinh. Giúp học sinh viết đúng, viết đẹp góp phần làm cho chất lượng
chữ viết của học sinh được nâng lên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứu, tổng kết một số vấn đề về luyện viết chữ nhằm nâng
cao chất lượng chữ viết trong trường Tiểu học.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Khi thực hiện đề tài này tôi sử dụng phối kết hợp các phương pháp dạy học
sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế.
- Phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp thống kê.

- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm.

II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
3


2.1.1 Tầm quan trọng của chữ viết.
Chữ viết có một vai trò quan trọng. Chữ viết đã phần nào phản ánh được
trình độ văn hoá của một con người cũng như của một xã hội. Không những chữ
viết làm phương tiện giao lưu, học tập nghiên cứu, truyền thụ tri thức…mà chữ
viết còn thể hiện óc sáng tạo, tính thẩm mĩ của con người. Chữ viết cũng là biểu
hiện của nết người. Viết chữ đẹp còn chứa đựng cả suy nghĩ của một tâm hồn,
một phong cách. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đó nói: “Chữ viết cũng là biểu
hiện của nết người, dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp
phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như
đối với thầy, cô giáo và bạn đọc bài vở của mình”.
Với học sinh tiểu học chữ viết không chỉ có quan hệ mật thiết tới chất lượng
học tập các môn học khác mà còn góp phần rèn luyện một trong những kĩ năng
hàng đầu của việc học môn Tiếng Việt trong trường Tiểu học - đó là kĩ năng viết
chữ. Chữ viết là công cụ cho các em sử dụng suốt đời. Đọc thông, viết thạo gắn
bó mật thiết với nhau, không thể tách rời. “Nét chữ - Nết người”, nhận xét này
phần nào nói lên tầm quan trọng của việc rèn chữ viết bên cạnh việc rèn đọc cho
học sinh Tiểu học.Mục đích của việc dạy tập viết là dạy cho các em viết đúng,
viết đẹp, giúp các em có được đức tính cần cù, nhẫn nại, cẩn thận. Đồng thời,
hình thành cho các năng lực viết thành thạo, thuần thục chữ Tiếng Việt.
Nền giáo dục của chúng ta đã lần lượt trải qua nhiều thời kỳ cải cách. Và
sau mỗi lần cải cách như vậy, mẫu chữ viết cho học sinh Tiểu học lại thay đổi.
Đi kèm với sự thay đổi đó là các quy trình dạy, tài liệu dạy và học thay đổi. Chữ

viết và dạy viết được cả xã hội quan tâm. Nhiều thế hệ thầy cô giáo đã trăn trở,
góp công, góp sức để cải tiến kiểu chữ, nội dung cũng như phương pháp dạy học
chữ viết
Với những yêu cầu cấp thiết về vấn đề chữ viết ngày 14/6/2002 Bộ trưởng
Bộ GD&ĐT đã ra quyết định số 31/2002/QĐ-BGD&DT về ban hành mẫu chữ
viết trong trường Tiểu học và ngày 17/06/2002 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
ra công văn số 5150/TH về việc hướng dẫn dạy và học chữ viết trong trường
Tiểu học với yêu cầu mẫu chữ viết được thực hiện theo những nguyên tắc:
1. Bảo đảm tính khoa học, tính hệ thống.
2. Có tính thẩm mĩ (đẹp trong sự hài hoà khi viết liền các con chữ).
3. Bảo đảm tính sư phạm (phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý lứa tuổi
học sinh tiếu học).
4. Có tính kế thừa và phát triển, phù hợp với thực tiễn (kế thừa vẻ đẹp của
chữ viết truyền thống đồng thời tính đến tính thuận lợi khi sử dụng, viết nhanh,
viết liền nét: phù hợp điều kiện dạy và học ở tiểu học).
Bên cạnh những nguyên tắc trên công văn còn quy định cụ thể về dạy và
học viết chữ đó là:

4


1. Trong trường tiểu học, học sinh học viết chữ thường, chữ số và chữ viêt
hoa theo kiểu chữ viết đứng, nét đều là chủ yếu. ở những nơi có điều kiện
thuận lợi, giáo viên có thể dạy hoặc giới thiệu thêm cách viết chữ viết
thường, chữ viết hoa theo kiểu chữ viết nghiêng, nét thanh nét đậm.
2. Việc dạy chữ viết hoa được tiến hành theo một quá trình từ nhận diện,
tập tô, tập viết nét cơ bản đến viết từng chữ cái; Từ viết đúng đến viết thành
thạo, viết đẹp.
Nội dung dạy và học viết chữ theo bảng mẫu chữ do Bộ đã ban hành được
quy định trong văn bản Phân phối chương trình môn Tiếng Việt và Hướng dẫn

chuyên môn của Vụ Tiểu học, bắt đầu từ lớp 1 năm học 2002-2003.
2.1.2. Cơ sở tâm lý học của việc dạy tập viết:
* Viết là một hoạt động trí tuệ phức tạp mà cơ sở tiếp nhận được thông tin
chữ viết dựa vào hoạt động của cơ quan tri giác.
Quá trình vận động của mắt, sử dụng bộ mã chữ viết, được não bộ tư duy
phân tích hình ảnh, cấu tạo của các con chữ, được tay tái tạo lại một cách trung
thành những chữ viết.
Để viết được chữ học sinh phải hoạt động (phải tiêu hao năng lượng của
thần kinh và bắp thịt). Hoạt động viết của học sinh được thực hiện qua một số
thao tác:
+Làm quen với đối tượng: Khi giáo viên hướng dẫn thì trẻ sẽ tri giác bằng
mắt, tai và tay sẽ làm theo.
+Nói điều mình tri giác được, vừa nói vừa đưa tay theo các đường nét của
chữ để nhấn mạnh cách viết đồng thời nhận ra tên gọi, hình dáng của chữ đó.
+Nói thầm kiến thức mới thu thập được để tái hiện hình ảnh đó trong óc
khi viết.
+Làm thử: Hình ảnh đã có trong óc cần được thể hiện trên bảng, trên giấy
bằng các dụng cụ như bút, bảng, phấn, bút mực.
+Kiểm tra lại kết quả so với mẫu để rút kinh nghiệm cho lần sau.
* Tay trực tiếp điều khiển quá trình viết của trẻ. Các cơ và xương bàn tay
của trẻ đang độ phát triển nhiều chỗ còn sụn nên cử động các ngón tay vụng về,
chóng mệt mỏi.
- Khi cầm bút các em có tâm lý sợ rơi. Điều này gây nên một phản ứng tự
nhiên là các em cầm bút chặt, các cơ tay cứng nên khó di chuyển.
- Muốn có thói quen viết chữ nhẹ nhàng, thoải mái, trước hết học sinh
phải biết kỹ thuật cầm bút bằng ba ngón tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa), bàn
tay phải có điểm tựa là mép cùi của bàn tay. Cầm bút phải tự nhiên, đừng quá
chặt sẽ khó vận động, nếu lỏng quá sẽ không điều khiển được bút.
- Nếu các em cầm bút sai kỹ thuật bằng 4 đến 5 ngón tay, khi viết vận
động cổ tay, cánh tay thì các em sẽ mau mệt mỏi, sức chú ý kém, kết quả chữ

viết không đúng và nhanh được.

5


* Trẻ tiếp thu hình ảnh chữ viết qua mắt nhìn. Vì vậy, nếu chữ viết được
trình bày với kích thước quá nhỏ hoặc ánh sáng kém thì các em phải cúi sát
xuống để nhìn cho rõ chữ, từ đó dẫn đến cận thị.
- Trong thời gian đầu, có thể các em nhận ra đúng hình chữ nhưng bàn tay
chưa ghi lại đầy đủ hình dáng của mẫu chữ. Chỉ sau khi luyện tập, số lần nhắc đi
nhắc lại nhiều hay ít tuỳ theo từng học sinh, thì các em mới chép đúng mẫu.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
2.2.1. Thực trạng chung của nhà trường.
* Tình hình địa phương :
Xã Thọ Lâm là một trong 5 xã miền núi của huyện Thọ Xuân. Địa bàn xã
khá rộng tới hơn 10 km2 với dân số hơn 10.000 người. Thành phần dân cư phức
tạp có người Kinh, Mường, Tày và dân vùng công giáo. Người dân ở đây sống
chủ yếu bằng nghề nông. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển
chung của xã hội, đặc biệt là các địa phương thuộc vùng mía của Công ty Đường
Lam Sơn, địa phương đã có sự thay đổi nhiều, cơ sở hạ tầng đang dần từng bước
phát triển, chính trị xã hội ngày một ổn định, dân trí ngày càng được nâng cao,
đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, số hộ có mức sống khá tăng lên, tỉ
lệ hộ đói nghèo ngày một giảm.
Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội thì lĩnh vực giáo dục cũng được
quan tâm. Địa phương đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường học,
quan tâm đến chất lượng giáo dục của các nhà trường. Hàng năm các trường học
trong xã đều nằm trong số các trường có thành tích cao của huyện .
* Tình hình nhà trường :
Trường Tiểu học Thọ Lâm là một trong những trường có bề dày thành tích
trong dạy và học. Hàng năm nhà trường đều có giáo viên giỏi cấp tỉnh, cấp

huyện, chất lượng đại trà đảm bảo, chất lượng mũi nhọn đạt cao. Trường nhiều
năm liền đạt trường tiên tiến, được Bộ trưởng Bộ GD &ĐT, Chủ tịch UBND
tỉnh, Chủ tịch UBND huyện tặng nhiều Bằng khen và Giấy khen.
* Những khó khăn của nhà trường :
Bên cạnh những mặt mạnh và thành tích đạt được thì nhà trường vẫn còn
những khó khăn nhất định như một số giáo viên tuy đã có trình độ đạt chuẩn
nhưng mức độ tiếp cận với vấn đề đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay chưa kịp
thời do năng lực còn hạn chế.
Nhiều phụ huynh phải đi làm ăn xa nhà nên sự quan tâm đến việc học của
con cái là chưa kịp thời. Một số phụ huynh khác (các phụ huynh thuộc vùng dân
tộc thiểu số, vùng công giáo) do nhận thức hạn chế còn phó mặc nhà trường,
không để ý đến việc học tập của con em mình.

6


- Do điều kiện địa phương nên CSVC nhà trường (Khuôn viên, sân chơi, bãi
tập, một số trang thiết bị dạy học) còn hạn chế, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu
của công tác dạy và học.
2.2.2. Thực trạng về chất lượng chữ viết của nhà trường :
Trong những năm trước đây, chất lượng chữ viết của học sinh nhà trường
nhìn chung không đồng đều, nhiều em chữ viết còn xấu. Hiện tượng học sinh
viết chưa đúng mẫu, chưa đều, chưa đẹp, hay sai lỗi chính tả còn nhiều; việc giữ
gìn vở của một số đông học sinh chưa tốt, vở quăn mép, sờn góc, trình bày cẩu
thả.
Trong các đợt kiểm tra về vở sách chữ đẹp, số học sinh được xếp loại A về
chữ viết còn ít, số học sinh xếp loại C về chữ viết nhiều, cá biệt có những em bị
xếp loại D về chữ viết. Số lượng học sinh tham dự thi Viết chữ đẹp cấp huyện
đạt giải còn thấp, không có giải cao .
Kết quả thống kê như sau:

Năm học

2010-2011

2011-2012

2012-2013

Tổng số học sinh

481

458

424

SL

138

129

136

TL

28,7%

28,2


32,1%

SL

145

138

205

TL

30,2%

30,1

48,3%

SL

193

187

83

TL

40,1%


40,8

19,6%

SL

5

4

2

TL

1,0%

0,9

0,8%

Loại A

Kết quả xếp
loại chữ viết
cấp trường

Loại B

Loại C


Loại D
HS đạt giải cấp huyện

05/10

HS đạt giải cấp tỉnh

1

Giáo viên đạt giải huyện

2/3

Nguyên nhân của kết quả trên là:

7


+ Công tác quản lí, chỉ đạo của nhà trường chưa thực sự chặt chẽ, chưa
thường xuyên. Nhà trường chỉ đi sâu vào công tác chỉ đạo chất lượng văn hóa
còn công tác thi đua giữ vở sạch, viết chữ đẹp chưa được quan tâm đúng mức.
+ Giáo viên chưa chu đáo, chưa kèm cặp, giáo dục học sinh ý thức giữ gìn
sách vở và trình bày vở ngay ngắn khoa học; công tác chấm vở sạch, viết chữ
đẹp chưa được giáo viên quan tâm.
+ Học sinh chưa chăm chỉ học tập và ý thức rèn luyện chữ viết, giữ vở sạch
chưa cao.
+ Phụ huynh học sinh xem nhẹ vấn đề chữ viết chỉ quan tâm đến việc con mình
học Toán, học Tiếng Việt như thế nào chứ chưa chú ý đến chữ viết của con em.
+ Trong đánh giá thi đua việc thực hiện rèn chữ viết cho học sinh còn bị xem
nhẹ, chưa kịp thời. Việc thưởng cho những cá nhân giáo viên, học sinh có thành

tích trong chữ viết rất ít chưa khích lệ được sự cố gắng của giáo viên, học sinh.
Trên cơ sở lý luận, cơ sở thực tế và thực trạng về chất lượng chữ viết trong
nhà trường. để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà
trường thì việc nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh cũng hết sức quan
trọng. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn tìm ra những giải pháp, áp dụng những biện
pháp chỉ đạo nâng cao chữ viết cho học sinh trong quá trình quản lý công tác
chuyên môn của mình.

2.3 .

CÁC GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.

2.3.1. Các giải pháp cơ bản.
Giải pháp 1 : Nâng cao nhận thức cho CBGV, học sinh và các lực lượng
xã hội về vai trò, tác dụng của việc nâng cao chất lượng chữ viết nhằm phát triển
ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm của cá nhân và cộng đồng. Đây là giải pháp
tiền đề đề nâng cao chất lượng chữ viết trong nhà trường.
Giải pháp 2 : Sắp xếp, phân công lao động hợp lý, phát huy tối đa năng lực,
sở trường, năng khiếu của giáo viên; lựa chọn những giáo viên viết chữ đều,
đẹp, cẩn thận để dạy các lớp đầu cấp. Đây là khâu nền tảng để nâng cao chất
lượng chữ viết.
Giải pháp 3 : Chỉ đạo nghiêm túc các quy định về chuyên môn, chú ý
tập trung rèn chữ viết cho học sinh. Tăng cường công tác kiểm tra về chất lượng
chữ viết của giáo viên cũng như của học sinh, việc chấm chữa bài trong vở cho
học sinh của giáo viên…Đây là khâu quan trọng, quyết định trong việc nâng cao
chất lượng chữ viết của học sinh.
Giải pháp 4 : Phát động phong trào “ Viết chữ đẹp, giữ vở sạch” trong toàn
thể cán bộ, giáo viên và học sinh. Thường xuyên tổ chức chấm vở sạch chữ đẹp
cho học sinh. Tổ chức Hội thi Viết chữ đẹp trong nhà trường. Tích cực tham gia
dự thi Viết chữ đẹp do huyện và tỉnh tổ chức. Gắn kết quả rèn chữ viết với công


8


tác thi đua. Tổ chức Hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về việc rèn viết chữ đẹp cho
học sinh.
Giải pháp 5 : Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục. Phối kết hợp đồng bộ
giữa ba môi trường giáo dục “Nhà trường, gia đình và xã hội” để chất lượng chữ
viết trong nhà trường đạt hiệu quả cao hơn.
2.3.2. Các biện pháp cụ thể.

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho giáo viên, học sinh và phụ
huynh.
Đây là một khâu quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến việc luyện chữ viết
cho học sinh. Thực tế cho thấy chúng ta đang sống trong một thời đại mới, thời
đại của công nghệ thông tin. Mọi người thường ngồi với chiếc máy vi tính để
soạn thảo một văn bản thay vì cầm bút viết trên giấy. Vì vậy không ít phụ huynh
học sinh cho rằng chỉ cần học giỏi còn chữ viết thì đã có máy vi tính nên chỉ chú
ý đến con được bao nhiêu điểm toán mà không chú ý con được bao nhiêu điểm
tập viết.
Vì vậy chúng tôi đã tổ chức quán triệt và nâng cao nhận thức cho giáo viên,
học sinh và cha mẹ các em về vai trò của chữ viết, vị trí, tầm quan trọng của việc
rèn chữ đối với việc hình thành nhân cách, tính kỉ luật, chịu khó của các em
trong quá trình học tập. Chữ viết đẹp sẽ tạo hứng thú cho học sinh trong việc
học các môn học khác.
Vào đầu năm học, trong các kì họp phụ huynh, cùng với việc triển khai các
nội dung khác chúng tôi luôn dành một thời gian để tuyên truyền cho phụ huynh
việc cần phải quan tâm rèn chữ viết cho học sinh, xoá bỏ quan điểm không cần
rèn chữ viết khi nền khoa học và công nghệ ngày càng hiện đại. Yêu cầu phụ
huynh mua sắm đủ các loại đồ dùng học tập cho học sinh như: bút, vở mực,

thước kẻ…Hướng dẫn phụ huynh mua các loại bút phù hợp cho con em, dựa vào
mẫu chữ ở vở tập viết để kiểm tra và thường xuyên quan tâm sửa chữa các sai
sót của con em mình.
Với giáo viên, chúng tôi tổ chức quán triệt về tầm quan trọng của phân môn
Tập viết, Chính tả, Tập làm văn trong môn Tiếng Việt, để giáo viên có ý thức,
trách nhiệm và quan tâm đúng mức khi dạy các giờ học này. Đồng thời giúp cho
giáo viên nắm vững về yêu cầu của công tác viết chữ đẹp. Viết chữ đẹp, trước
hết là viết đúng mẫu chữ, rõ ràng, rành mạch và đúng tốc độ, các nét chữ mềm
mại, thanh thoát, uyển chuyển. Học sinh không chỉ viết chữ đẹp mà còn phải
biết giữ vở sạch. Giữ vở sạch là vở được giữ đúng quy định, phẳng phiu, không
quăn mép, không để bẩn, không tẩy xoá, sách vở đủ trang, không bị xé… Từ đó,
mỗi giáo viên thấy được tầm quan trọng của việc rèn luyện chữ viết cho học sinh
đối với chất lượng các môn học khác để hàng ngày giáo viên thường xuyên có ý
thức quan tâm rèn chữ viết cho học sinh.

9


Thông qua giáo viên chủ nhiệm lớp, hoạt động Đội, Sao nhi đồng…chúng
tôi tuyên truyền cho học sinh tác dụng của việc rèn chữ viết đẹp, sự ảnh hưởng
của chữ viết đẹp đối với các môn học khác và việc hình thành nhân cách của các
em sau này. Phát động phong trào học tập gương rèn luyện chữ viết của các danh
nhân nước ta như: Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu…để từ đó khơi dậy trong các
em lòng say mê và ý thức luyện chữ đẹp.

Biện pháp 2: Sắp xếp, phân công lao động hợp lý, phát huy tối đa
năng lực, sở trường, năng khiếu của giáo viên.
Giáo viên có vai trò rất quan trọng trong việc rèn chữ viết cho học sinh.
Giáo viên viết chữ ngay ngắn, đúng mẫu chính là trực quan sinh động nhất giúp
học sinh học tập nét chữ, cách trình bày của thầy, cô. Đặc biệt với học sinh Tiểu

học nói chung và học sinh lớp 1, lớp 2 nói riêng thì thầy cô luôn được xem như
là một tấm gương phản chiếu để các em soi rọi. Thầy, cô viết như thế nào thì các
em viết như thế, các em luôn “bắt chước” và làm theo thầy cô.
Vì vậy, ngay vào đầu năm học, ban giám hiệu chúng tôi đã họp bàn, lấy ý
kiến của các thành viên trong hội đồng nhà trường để phân công chuyên môn
cho giáo viên thật sự hợp lí. Lựa chọn những giáo viên viết chữ đều, đẹp, cẩn
thận dạy các lớp đầu cấp (lớp 1, lớp 2). Những giáo viên có năng lực chuyên
môn, chuyên sâu kiến thức được phân công dạy các lớp cuối cấp (Lớp 4,5). Việc
phân công trên đã phát huy tối đa năng lực, sở trường của từng giáo viên, đồng
thời cũng giúp giáo viên khắc phục được những hạn chế của bản thân.

Biệp pháp 3: Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các quy định về chuyên
môn, chú ý tập trung rèn chữ viết cho học sinh.
* Xây dựng kế hoạch cụ thể, sát thực.
Để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh, ngay vào đầu năm học, cùng
với việc xây dựng kế hoạch chuyên môn tổng thể chúng tôi đã xây dựng riêng kế
hoạch luyện viết một cách cụ thể, rõ ràng đến từng tổ, từng giáo viên. Thành lập
Ban chỉ đạo, phân công trách nhiệm cho từng bộ phận, từng thành viên.
Sau khi giáo viên nhận lớp, chúng tôi đã ra đề để khảo sát chất lượng đầu
năm, chỉ đạo cho giáo viên phân loại học sinh theo từng đối tượng. Bên cạch đó
yêu cầu giáo viên phân loại chữ viết của các em thành các loại như: viết đúng
mẫu chữ theo quy định, đều đẹp; viết đúng mẫu chữ theo quy định nhưng chưa
đều đẹp, viết chưa đúng mẫu chữ quy định, viết còn sai nhiều lỗi chính tả.
Thông qua đó giáo viên cần nắm vững, cụ thể trong lớp mình những em nào viết
còn thiếu nét, gãy nét, sai lỗi chính tả, chưa biết cách trình bày…Qua khảo sát,
giáo viên tổng hợp báo cáo với Ban giám hiệu. Trên cơ sở thực tế, Ban giám
10


hiệu tổ chức họp Ban chỉ đạo và các thành viên cốt cán để bàn bạc đề ra những

biện pháp cụ thể trong tổ chức dạy học và rèn chữ viết cho học sinh như: rèn
luyện cho học sinh viết đúng theo mẫu chữ quy định, viết đúng cỡ chữ, đảm bảo
chiều cao, độ rộng, khoảng cách; giúp cho học sinh nắm được chính âm chính tả
để tránh viết sai do phát âm không chuẩn.
Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, khi thao giảng, dự giờ chúng tôi luôn
quan tâm góp ý cho giáo viên về chữ viết, cách trình bày của giáo viên và đôn
đốc nhắc nhở giáo viên tăng cường kiểm tra, kèm cặp cho học sinh rèn luyện
chữ viết đi đôi với trau dồi kiến thức.

*Chỉ đạo tổ chức dạy tốt các phân môn Tập viết, Chính tả.
Trước hết để giúp giáo viên tổ chức dạy học tốt phân môn Tập viết, Chính
tả, chúng tôi đã đi sâu triển khai chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học
phân môn Tập viết, Chính tả. Qua chuyên đề cũng cố cho giáo viên về các biện
pháp chủ yếu trong giờ tập viết, chính tả. Đó là phải có các biện pháp kĩ thuật
phù hợp để hướng dẫn cho học sinh viết chữ cái, chữ, câu, đoạn bài; cách viết
liền mạch, cách đặt dấu thanh…. Chấm chữa bài tập viết, chính tả cho học sinh
một cách cụ thể, giúp các em tự rút ra ưu nhược điểm của mình để khắc phục,
sửa chữa. Kịp thời động viên những cố gắng nổ lực của từng học sinh khi viết
chữ.
Trong các giờ học yêu cầu giáo viên tổ chức dạy học đúng, đủ quy trình và
các bước. Chú ý đặc trưng của môn học, tích cực rèn luyện kĩ năng cho học sinh,
tránh học lí thuyết dài dòng, nói nhiều. Tập trung kèm cặp, nhắc nhở học sinh tư
thế ngồi viết, cách cầm bút, kĩ năng viết. Chữ mẫu của giáo viên trên bảng phải
đúng mẫu, đều và đẹp vì chữ mẫu của cô có vai trò quan trọng trong việc giáo
dục học sinh ý thức rèn chữ viết.
Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thực hiện nghiên túc công tác chấm chữa bài,
đặc biệt là trong các giờ Tập viết, Chính tả và Tập làm văn. Giáo viên khi chấm
bài phải sửa lỗi cụ thể cho học sinh, ghi nhận xét cụ thể rõ ràng để học sinh kịp
thời sửa chữa, khắc phục những sai sót đồng thời động viên, khích lệ tính thi đua
của các em.

Ngoài ra, nhà trường tổ chức cho giáo viên sử dụng tối đa và có hiệu quả bộ
đồ dùng dạy học của phân môn tập viết. Trong các giờ dạy tập viết giáo viên
phải chuẩn bị chữ mẫu in sẵn (mẫu chữ to) treo trên bảng, gợi ý học sinh phân
tích cấu tạo của chữ, hình dáng, kích thước của các nét để học sinh nắm được
cấu tạo từng chữ cái, cách nối nét các con chữ, điểm đặt bút, điểm dừng bút …từ
đó mà viết cho đúng mẫu. Trong các lớp học, yêu cầu giáo viên treo các bảng
chữ mẫu (cả chữ thường và chữ hoa) trên tường lớp học nhằm giúp các em có
11


những trực quan chính xác nhất, từ đó các em có cảm nhận và viết theo đúng
chữ mẫu.

Biện pháp 4: Tổ chức bồi dưỡng kĩ thuật viết chữ cho giáo viên, học sinh.
a, Đối với giáo viên
Muốn học sinh viết đúng, viết đẹp người giáo viên phải tích cực, kiên trì,
chịu khó, có phương pháp khoa học và kinh nghiệm được đúc rút trong quá trình
rèn học sinh. Muốn dạy cho học sinh kĩ năng viết chữ đúng yêu cầu, luyện cho
học sinh viết chữ ngày càng đẹp ngoài việc nắm vững nội dung phương pháp
dạy học, giáo viên cần có năng lực thẩm mĩ để cảm nhận được vẻ đẹp của chữ
viết, có khả năng viết chữ đẹp để học sinh noi theo. Vì thế, trong năm học,
chúng tôi đã mở các chuyên đề, hội thảo về phương pháp dạy – học môn Tập
viết, Chính tả, tổ chức các tiết thao giảng để giáo viên có điều kiện trao đổi và
tìm ra những biện pháp tối ưu nhất giúp đỡ học sinh viết đúng, viết đẹp.
Để làm gương cho học sinh, ngoài việc yêu cầu giáo viên phải viết đúng,
viết đẹp bất kì mọi lúc, mọi nơi, chúng tôi đã chỉ đạo thống nhất cách trình bày
bảng của giáo viên ở từng phân môn và thể loại bài dạy. Các trình bày bảng của
giáo viên cũng là cách trình bày trong vở của học sinh. Đây là vấn đề có tính
quyết định, là nền tảng cho việc thực hiện phong trào vở sạch chữ đẹp của nhà
trường. Việc ghi và trình bày bảng luôn đòi hỏi những yêu cầu về tính khoa học,

tính sư phạm và tính thẩm mĩ. Muốn thực hiện tốt những yêu cầu trên, người
giáo viên cần thường xuyên có ý thức luyện tập, rút kinh nghiệm trong viết chữ
và trình bày bảng sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Mục đích quan trọng của việc dạy viết là học sinh viết đúng mẫu chữ quy
định, có kĩ năng viết nhanh, viết đẹp và biết trình bày một bài viết sạch sẽ. Do
vậy, trong qua trình bồi dưỡng giáo viên chúng tôi đã chú trọng bồi dưỡng cho
giáo viên nắm chắc các yêu cầu sau:
* Tên gọi các nét cơ bản trong khi hướng dẫn học sinh: nét thẳng (thẳng
đứng, thẳng ngang, thẳng xiên); nét cong (cong kín, cong hở, cong phải, cong
trái); nét móc (móc trên, móc dưới, móc hai đầu); nét khuyết (khuyết trên,
khuyết dưới) và nét thắt.
* Nắm chắc các nhóm chữ viết để rèn luyện dứt điểm, đúng trọng tâm (từ dễ
đến khó theo từng nhóm chữ):
- Đối với chữ viết thường có thể chia thành các nhóm:
+ Nhóm có nét cong và có dấu mũ: a, ă, â, o, ô, ơ, e, ê
+ nhóm có nét móc: n, m, i, u, ư, v, r, t.
+ Nhóm có nét khuyết: l, b, h, k, g, y
+ Nhóm các chữ ghép: nh, ch, kh, tr, gh, ngh, ng, ph

12


- Đối với chữ hoa cùng tiến hành theo cấu tạo các nét giống nhau với mức
độ từ dễ đến khó, giáo viên phải lựa chọn phương pháp cho phù hợp.
Ví dụ: Nhóm chữ: A, Ă, Â, M, N. Đây là nhóm chữ học chủ yếu tạo bởi nét
cong và sự phối hợp hay biến điệu của những nét cong. Vì vậy khi dạy cần luyện
kĩ cách điều khiển đầu bút để tạo nét cong cho đúng mẫu.
Đặc biệt chúng tôi bồi dưỡng cho giáo viên cách chấm, chữa bài trong vở
cho học sinh. Việc chấm chữa bài trong vở tập viết, giáo viên phải căn cứ vào
mục đích, yêu cầu đặt ra ở từng bài học, phải bắt kĩ lỗi các nét cơ bản trong từng

bài, gạch chân, đánh dấu để học sinh biết. Ở bài chính tả, ngoài việc bắt các lỗi
trên, giáo viên phải bắt kĩ hơn quy trình nối nét, cách đánh dấu thanh, các dấu
phụ.
Bên cạnh việc chấm, bắt lỗi quy trình, nối nét, cách đánh dấu thanh, dấu
phụ, giáo viên phải chú ý kết hợp chữa lỗi và đồng thời ghi lời nhận xét ngắn
gọn để biểu hiện sự biểu dương hay góp ý cho học sinh. Đây là một trong những
yêu cầu nghiêm ngặt của nhà trường buộc giáo viên phải thực hiện.
b, Đối với học sinh
Khi viết đòi hỏi học sinh đồng thời sử dụng cả năng lực trí tuệ và hoạt động
cơ bắp: Mắt, tay, miệng, tai…. Vì vậy giáo viên phải hướng dẫn học sinh kĩ về
kĩ thuật, tư thế ngồi viết…để tránh những di chứng cho học sinh (cận thị, cong
vẹo cột sống, ảnh hưởng phổi, lưng gù…) do ngồi viết không đúng tư thế.
Muốn vậy, chúng tôi yêu cầu giáo viên thường xuyên quan tâm hướng dẫn,
nhắc nhở các em một số mặt chủ yếu sau đây:
+ Chuẩn bị và sử dụng hợp lí các đồ dùng học tập như: bảng con, phấn
trắng, khau lau, vở tập viết, bút chì, mực,…
+ Thực hiện đúng quy định khi viết chữ từ tư thế ngồi viết, cách cầm bút,
cách để vở, xê dịch vở khi viết,…cho đến cách trình bày bài.
+ Yêu cầu các em thường xuyên rèn luyện tư thế của mình khi viết: Ngồi
viết phải ngay ngắn, lưng thẳng, không tì ngực vào mép bàn, đầu hơi cúi, hai
mắt cách mặt vở 25 – 30 cm. Cánh tay trái đặt trên mặt bàn bên trái vở, bàn tay
trái tì vào mép vở giữ vở không bị xê dịch. Tay phải cầm bút, điều khiển bút
bằng ba ngón tay (ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa). Đầu ngón tay trỏ đặt ở phía
trên, đầu ngón tay cái giữ bên trái. Phía bên phải của đầu bút tựa vào cạnh đốt
đầu ngón tay giữa. Khi viết đặt vở nghiêng so với mép bàn một góc khoảng 30 0
nghiêng về bên phải.
Đối với học sinh có cách cầm bút sai, tư thế ngồi không đúng giáo viên cần
kiên trì hướng dẫn, uốn nắm các em trong mỗi giờ học tập viết cũng như các giờ
học khác, không nên bỏ qua coi đó là chuyện vặt.
Trong mỗi giờ học giáo viên phải quan sát nhắc nhở kịp thời những em có tư

thế ngồi viết chưa đúng để các em kịp thời sửa chữa.
13


Biện pháp 5: Tăng cường công tác kiểm tra về chất lượng chữ viết.
Thông qua việc kiểm tra chất lượng chúng tôi nắm được thật cụ thể chất
lượng chữ viết của từng em học sinh, chất lượng của từng lớp. Vì chất lượng chữ
viết của học sinh nó phản ánh chất lượng của giáo viên.
Ngay đầu năm học, chúng tôi đã quy định chung về hồ sơ sổ sách của giáo
viên và học sinh. Trong đó, mỗi giáo viên và học sinh đều phải có vở luyện viết
chữ đẹp. Theo kế hoạch đã đề ra, hàng tháng mỗi học sinh cũng như giáo viên
luyện viết hai bài (bài thứ nhất là luyện viết chữ hoa và câu ứng dụng, bài thứ
hai là luyện viết một đoạn văn hoặc đoạn thơ).
Nhằm duy trì và phát huy công tác rèn luyện chữ viết trong giáo viên và học
sinh, chúng tôi đã quy định cho giáo viên chấm chữa bài theo đúng quy định của
nhà trường. Với các bài học của học sinh, giáo viên phải chấm bài tối thiểu là
50% số bài. Riêng các giờ tập viết, chính tả, luyện viết giáo viên phải chấm tối
thiểu 70% số bài đã viết. Trong khi chấm giáo viên cần chú ý nhận xét về chữ
viết của các em đã đúng mẫu chưa? khoảng cách giữa các chữ có đúng quy định
không? … các lỗi sai của học sinh giáo viên phải gạch bằng mực đỏ.
Hàng tháng, nhà trường đều tổ chức chấm vở sạch, chữ đẹp (mỗi tháng
chấm một loại vở) và chấm vở luyện viết của giáo viên và học sinh. Trong khi
chấm chúng tôi đi sâu kiểm tra việc chấm chữa bài của giáo viên thực hiện có
đúng quy định không, có thường xuyên không, đã đánh giá chính xác và khách
quan chưa, kết quả chữ viết của học sinh có tiến bộ không,…Ngoài ra chúng tôi
còn tổ chức kiểm tra đột xuất nhằm kiểm tra việc thực hiện công tác chuyên
môn của giáo viên.
Sau khi kiểm tra, chúng tôi góp ý cụ thể cho từng đồng chí giáo viên để mỗi
giáo viên đề rút được kinh nghiệm và chấn chỉnh kịp thời.
Kết quả kiểm tra vở sạch, chữ đẹp hàng tháng là một trong các tiêu chí xếp

loại thi đua của tháng đó cho lớp và cho cả giáo viên.
Biện pháp 6: Phát động phong trào thi đua “Giữ vở sạch – Viết chữ đẹp”
Kinh nghiệm cho thấy, nếu chỉ dạy chữ qua các giờ học chính khoá thì mới
dừng lại ở mức độ rèn học sinh viết đúng. Muốn học sinh có chữ đẹp, giáo viên
cần phải sử dụng thời gian ngoài giờ lên lớp để tổ chức cho học sinh tự rèn
luyện chữ viết của mình. Đồng thời phải xây dựng được phong trào thi đua Viết
chữ đẹp trong toàn trường. Chính vì vậy, ngay đầu năm học nhà trường đã phối
kết hợp với Liên đội tổ chức phát động phong trào thi đua “Giữ vở sạch – Viết
chữ đẹp” trong toàn trường. Phong trào được duy trì trong suốt năm học. Tổ
chức kiểm tra theo đợt kiểm tra định kì và đột xuất.
Hàng tháng thông qua các buổi chào cờ, sinh hoạt tập thể, hội họp,… nhà
trường, Đoàn - Đội luôn có những nhận xét đánh giá cụ thể về phong trào luyện
viết chữ đẹp trong giáo viên và học sinh. Đồng thời tuyên dương những cá nhân
xuất sắc.
14


Những bài học sinh, giáo viên viết đẹp được lưu lại trưng bày trong phòng
truyền thống nhà trường và photo gửi về các lớp để các em có điều kiện tham
khảo, học tập chữ viết của bạn.
Biện pháp 7: Phối kết hợp đồng bộ giữa ba môi trường giáo dục “Nhà
trường, gia đình và xã hội”.
Rèn luyện chữ viết cho học sinh toàn trường là việc làm cần có sự phối hợp
của nhiều lực lượng giáo dục. Trước hết phải phối kết hợp tốt ba lực lượng giáo
dục nhà trường, gia đình và xã hội để giúp đỡ, tạo điều kiện cho học sinh được
rèn luyện, uốn nắn ở mọi lúc mọi nơi: ở trường, ở nhà. Có như vậy mới nâng cao
chất lượng chữ viết cho học sinh được. Thông qua phụ huynh học sinh, giáo
viên nắm rõ về việc học tập và rèn luyện chữ viết của các em ở nhà. Từ đó giáo
viên nhắc nhở đôn đốc học sinh học tập. Thông qua cô giáo giúp phụ huynh biết
được tình hình học tập của các em ở lớp nhằm khắc phục những hạn chế, phát

huy những khả năng giúp các em rèn luyện ý thức trong học tập và rèn luyện đạt
hiệu quả tốt hơn.
Nhà trường có chủ trương tạo điều kiện cho giáo viên trao đổi tình hình học
tập của các em thông qua nhiều hình thức như: họp phụ huynh học sinh vào đầu
năm học, giữa năm học, cuối năm học; liên lạc qua sổ liên lạc; ngoài ra còn liên
lạc qua số điện thoại gia đình nhằm giúp giáo viên và phụ huynh học sinh nắm
bắt tình học học tập của các học sinh vững hơn, đồng thời tạo điều kiện, giúp đỡ
cho các em học tập tốt hơn.
Hàng tháng, thành viên trong Ban chỉ đạo Viết chữ đẹp của trường sẽ đi
kiểm tra đột xuất việc học ở nhà, góc học tập của học sinh trong đó chú trọng
việc luyện viết chữ của học sinh. Từ đó động viên, khen thưởng hoặc nhắc nhở
kịp thời và tư vấn cho phụ phuynh học sinh cách sắp xếp góc học tập và hướng
dẫn học sinh ôn bài ở nhà. Từ đó phụ huynh thấy được sự cần thiết về chất
lượng chữ viết của học sinh và chú trọng đến việc rèn luyện chữ viết cho con em
mình.
Nhà trường tham mưu với Hội khuyến học, Hội phụ huynh học sinh để động
viên, khen thưởng kịp thời cho những cá nhân học sinh, giáo viên có thành tích
trong công tác luyện viết chữ đẹp. Việc động viên, khen thưởng kịp thời của Hội
khuyến học và nhà trường đã khích lệ rất lớn giáo viên, học sinh trong công tác
luyện viết chữ đẹp cũng như công tác dạy và học.
2.3.3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Qua việc áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết mà tôi vừa
trình bày ở trên, chất lượng chữ viết của học sinh trường tôi trong những năm
qua được nâng lên rõ rệt. Không những thế chúng tôi đã tạo được không khí thi
15


đua giữ vở sạch – viết chữ đẹp rất sôi nổi trong trường. Số lượng học sinh được
xếp vở loại A tăng lên rõ rệt, số lượng vở loại C đã được giảm nhiều. Trường
hợp học sinh bị xếp vở loại D không còn.

Kết quả cụ thể như sau:
Năm học

2013-2014

2014-2015

2015-2016

Tổng số học sinh

447

417

453

SL

187

189

215

TL

41,8%

45,3%


47,5%

SL

196

176

187

TL

43,9%

42,2%

41,3%

SL

64

52

51

TL

14,3%


12,5%

11,2%

SL

0

0

0

TL

0

0

0

Loại A

Loại B
Kết quả xếp loại
chữ viết
Loại C

Loại D


16


III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
3.1 Kết luận.
Qua thời gian nghiên cứu thực hiện áp dụng các biện pháp nâng cao chất
lượng chữ viết vào nhà trường tôi đã rút ra một số bài học sau:
Một là: Người quản lí phải có nhận thức đúng đắn đầy đủ, sâu sắc về vị trí
vai trò, tầm quan trọng của chất lượng chữ viết trong việc nâng cao chất lượng
giáo dục của nhà trường
Hai là: Người quản lý phải xây dựng được kết hoạch sát thực, cụ thể, phù
hợp với tình hình của đơn vị.
Ba là: Phải tổ chức, chỉ đạo sát sao phong trào “Giữ vở sạch – Viết chữ
đẹp”. Thường xuyên theo dõi, giám sát, kiểm tra, đánh giá công tác luyện viết
chữ để giúp cho giáo viên hiểu được tầm quan trọng của việc luyện viết chữ.
Bốn là: Phải biết đặt niềm tin vào chính giáo viên của mình, động viên
giúp đỡ để họ vượt qua những khó khăn, đánh giá, khen thưởng kịp thời. Từ đó
thu hút các thành viên trong nhà trường tập trung phát huy khả năng, năng khiếu
của mình có như vậy mới nâng cao được hiệu quả giáo dục nói chung và chất
lượng chữ viết nói riêng.
Năm là: Phải làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, huy động mọi lực lương
tham gia làm công tác giáo dục.
3.2. Kiến nghị:
1. Với giáo viên
- Phải biết sử dụng và lựa chọn linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ
chức dạy học.
- Có kỹ năng truyền đạt
- Có đồ dùng trực quan đẹp, phù hợp, biết cách sử dụng
- Tôn trọng sự phát triển tự do của học sinh, định hướng cách học cho
các em.

- Thường xuyên quan tâm, thương yêu, ân cần dạy bảo và có biện pháp
giáo dục phù hợp với các em
- Thường xuyên tự rèn luyện chữ viết của bản thân
2. Với nhà trường
- Thường xuyên quan tâm, bổ sung cơ sở vật chất cũng như trang thiết
bị dạy học.
- Hàng năm nên tổ chức hội thảo và dạy chuyên đề ở tiết tập viết
17


- Thường xuyên kiểm tra nội bộ trường học phát hiện những sai sót để
sửa chữa kịp thời
3. Với Phòng GD&ĐT
Cần có hướng dẫn cụ thể giúp các cấp cán bộ quản lý, giúp giáo viên có
nhận thức đúng đắn hơn, đầy đủ hơn về yêu cầu của chất lượng chữ viết..
Trên đây là kinh nghiệm của bản thân đã áp dụng vào quá trình quản lí,
chỉ đạo nâng cao chất lượng chữ viết ở trường đang công tác. Do thời gian có
hạn và năng lực bản thân còn hạn chế nên trong khi trình bày chắc chắn không
tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong được sự góp ý của Hội đồng khoa học
các cấp để kinh nghiệm của bản thân được hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao
hơn nữa chất lượng chữ viết và chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 03 năm 2016.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
NGƯỜI THỰC HIỆN


Phạm Thị Thủy

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mẫu chữ theo Quyết định 31/ 2002/ QĐ- BGD & ĐT ngày 14/ 6 / 2002
của Bộ giáo dục & Đào tạo.
2. Công văn số 5150/TH về hướng dẫn dạy và học chữ viết trong trường
Tiểu học ngày 17/06/2002.
3. Dạy Tập viết ở Tiểu học (Theo chương trình Tiểu học mới) -Tác giả Lê
A; Trịnh Đức Minh - Nhà xuất bản giáo dục.
4. Dạy và học Tập viết ở Tiểu học - Tác giả Trần Mạnh Hưởng- Nhà xuất
bản giáo dục.
5. Sổ tay chính tả Tiếng việt tiểu học -Tác giả Nguyễn Đình Cao -Nhà
xuất bản giáo dục.
6. Nhiệm vụ năm học của Phòng giáo dục & đào tạo Thọ Xuân.
7. Nhiệm vụ năm học của trường Tiểu học.....
8. Các tạp chí giáo dục, tập san giáo dục…

19



×