Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.12 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn sáng kiến:

Trang 2

2. Mục đích nghiên cứu:

Trang 2

3. Đối tượng nghiên cứu:

Trang 3

4. Phương pháp nghiên cứu:

Trang 3

II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1 Cơ sở lý luận.

Trang 4

2. Thực trạng nghiên cứu:

Trang 4

3. Một số các giải pháp thực hiện:

Trang 4


4. Hiệu quả của sáng kiến:

Trang 17

III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
2. Kiến nghị:

Trang 17
Trang 17

1


I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn sáng kiến:
Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng trong nhà trường nhằm
mục đích giáo dục và phát triển nhân cách cho học sinh. Cuối bậc tiểu học, yêu
cầu về kiến thức kĩ năng học sinh phải đạt được là đọc thông, viết thạo, sử dụng
được ngôn ngữ nói và viết trong giao tiếp. Phân môn Chính tả cùng với các phân
môn khác như Tập đọc, Tập làm văn, Luyện từ và câu, ... giúp cho người đọc
chiếm lĩnh được môn Tiếng Việt là công cụ cần thiết trong giao tiếp, tư duy và
học tập. Ở tiểu học riêng phân môn Chính tả có vị trí vô cùng quan trọng. Vì đây
là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành kĩ năng chính tả cho học sinh.
Nhiệm vụ phân môn Chính tả là giúp học sinh nắm vững các quy tắc chính tả và
hình thành các kĩ năng chính tả, nói rộng hơn là năng lực và thói quen viết đúng
tiếng Việt văn hóa, tiếng Việt chuẩn mực. Bên cạnh đó phân môn Chính tả còn
rèn cho học sinh tính cẩn thận, chính xác, có óc thẩm mĩ, bồi dưỡng lòng yêu
quý tiếng Việt và chữ viết của tiếng Việt. Vì vậy phân môn Chính tả có vị trí
quan trọng trong môn tiếng Việt nói riêng và các môn học khác nói chung. Tuy

nhiên thực tế hiện nay, hiện tượng học sinh viết sai lỗi chính tả còn rất phổ biến.
cần phải tự độc lập suy nghĩ, tự nghiên cứu, sáng tạo trong quá trình dạy học.
Đối với học sinh lớp 5, tuy các em đã được rèn luyện về chính tả ở các lớp dưới
nhưng nếu không duy trì được việc rèn chính tả liên tục thì sẽ dẫn đến tình trạng
các em viết sai, đọc sai, hiểu sai
Để khắc phục tình trạng học sinh viết sai lỗi chính tả, chúng ta đang cố gắng
sử dụng nhiều biện pháp, nhiều hình thức dạy chính tả nhằm giúp học sinh Tiểu
học hình thành, phát triển và hoàn thiện kĩ năng viết đúng Tiếng Việt văn hóa.
Là một giáo viên dạy lớp 5 nhiều năm liền, tôi luôn chú trọng và quan tâm
rèn cho học sinh viết đúng chính tả. Thấy các em viết sai lỗi chính tả nhiều, tôi
rất buồn lòng. Đặc biệt là khi chấm bài tập làm văn của các em thì thật là khổ sở.
Các em viết thì không dài nhưng để đọc và sữa lỗi cho các em thì thật là vất vả.
Chất lượng học tập, tỉ lệ các em lên lớp cao hay thấp phần lớn là dựa vào việc
viết đúng chính tả. Có viết đúng chính tả thì các em mới học tốt môn Tiếng Việt
cũng như các môn học khác. Việc dạy học sinh viết đúng chính tả là một việc
làm vô cùng khó khăn, nó đòi hỏi sự kết hợp vận dụng linh hoạt và sáng tạo
nhiều yếu tố, nhiều biện pháp, phương pháp và hình thức dạy học. Nhưng việc
gì càng khó khăn thì nó lại càng quan trọng. Mà đã là quan trọng thì chúng ta lại
càng phải làm và quyết tâm làm bằng được. Cũng vì những lí do trên mà tôi đã
chọn đề tài Sáng kiến kinh nghiệm là: Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng
chính tả cho học sinh lớp 5. Mong rằng những biện pháp mà tôi đã làm và đã
thành công sẽ được nhiều thầy cô biết đến và cùng chia sẻ.
2. Mục đích nghiên cứu:
Tôi viết Sáng kiến kinh nghiệm này nhằm:

2


1. Giải quyết những khó khăn trong việc dạy chính tả, rèn cho học sinh ý
thức, thói quen và hoàn thiện kĩ năng viết đúng chính tả, nhằm nâng cao chất

lượng mônTiếng Việt.
2. Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tích lũy thêm kinh nghiệm, giúp bản
thân và các giáo viên trong khối dạy tốt phân môn Chính tả.
3. Làm cho tất cả các giáo viên Tiểu học thấy rõ tầm quan trọng của phân
môn Chính tả, kiên trì rèn luyện cho các em viết đúng chính tả ngay từ các lớp
dưới.
4. Đẩy mạnh phong trào thi đua viết đúng chính tả, rèn luyện chữ viết sạch
đẹp trong học sinh khối 4, 5.
5.Trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp về dạy chính tả cho học sinh Tiểu
học.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh khối lớp 5, đặc biệt là học sinh lớp 5B trường Tiểu học Hoằng
Đại
4. Phương pháp nghiên cứu:
1 .4 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyếtđể tìm ra cơ sở khoa học chi
phối việc lựa chon nội dung và xác định hệ thống nguyên tắc,phương pháp dạy
học Tiếng Việt.
2.4 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
-Phương pháp khảo sát điều tra thực tế.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp phân tích số liệu.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận nghiên cứu
Giúp học sinh nắm vững các quy tắc chính tả và hình thành các kĩ năng chính
tả, để đáp ứng các nhu cầu học tập, giao tiếp..Nên việc rèn kĩ năng viết đúng
chính tả cho học sinh càng được coi là quan trọng không được bỏ qua.
Việc rèn viết đúng chính tả ở tiểu học là rèn cho học sinh tính cẩn thận, chính
xác, có óc thẩm mĩ, bồi dưỡng lòng yêu quý tiếng Việt và chữ viết của tiếng
Việt..... Đáp ứng với mục tiêu đào tạo của bậc tiểu học: giáo dục con người phát

triển toàn diện.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Để có biện pháp phương pháp dạy -học tốt môn chính tả chúng ta hãy nhìn
lại và đánh giá hiện trạng năm học.
1.2 Thuận lợi :
-Trong chương trình và sách giáo khoa cải cách giáo dục, chính tả được tách
thành phân môn độc lập, có tiết dạy riêng. Trong chương trình và sách giáo khoa
tiểu học, nhiệm vụ phân môn Chính tả là giúp học sinh nắm vững các quy tắc
chính tả và hình thành các kĩ năng chính tả, nói rộng hơn là năng lực và thói
quen viết đúng tiếng Việt văn hóa, tiếng Việt chuẩn cơ sở . Học sinh tiến hành
luyện tập qua 2 tiết/ tuần trong vở ô li và các kiểu bài tập như điền từ,điền âm,
3


vần…trong “Vở bài tập Tiếng việt” .Tóm lại, có thể nói chính tả được tổ chức
dạy riêng, trong khuôn khổ của một phân môn Tiếng việt là một bước tiến đáng
kể của chương trình và sách giáo khoa cải cách giáo dục.
Trong năm học, các trường đều được học về vấn đề “Đổi mới SGK Tiếng
việt” và từ đó đến nay, chúng ta đã thực hiện nhiều chuyên đề dạy Tiếng việt
theo phương pháp mới “Lấy học sinh làm trung tâm”, các chuyên đề “Đổi mới
phương pháp dạy học Tiếng việt ở tiểu học”.
Hiện nay, nhà trường đã trang bị hệ thống máy chiếu ở tất cả các phòng học
tạo điều kiện để giáo viên có thể đổi mới phương pháp dạy học giúp học sinh
chủ động chiếm lĩnh kiến thức.
Đội ngũ giáo viên phần lớn đạt trình độ đại học, có tâm huyết với nghề, luôn
không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn .
Một số phụ huynh rất quan tâm, sát sao việc học của con và mua sắm đầy đủ
sách vở và đồ dùng học tập cho con.
Tất cả các điều trên tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên dạy tốt phân môn
chính tả.

2.2 Khó khăn:
Trình độ học sinh không đồng đều, ít có học sinh hứng thú với môn học này
Có những em, trong suốt một năm học chỉ đạt loại C trong vở Chính tả. Các em
viết sai chính tả nhiều thì không thể viết được một bài tập làm văn đạt yêu cầu,
không thể làm tốt các bài kiểm tra Khoa học, Lịch sử, Địa lí, dẫn đến việc học
yếu và phải thi lại là đương nhiên. Khi hỏi ý kiến các em cho rằng môn này khô
và khó.
Giáo viên chưa chú ý đến đặc trưng của phân môn chính tà, vốn kiến thức
của giáo viêncòn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu hướng dẫn học sinhviết
đúng,viết đẹp. Cách dạy của nhiều giáo viên trong giờ Tiếng Việt còn đơn điệu,
lệ thuộc một cách máy móc vào sách giáo viên, hầu như rất ít sáng tạo, chưa
sinh động, chưa cuốn hút được học sinh. Nhiều khi giáo viên còn nặng về áp đặt,
giảng khô khan. Học sinh tiếp thu bài giảng thụ động, dễ mỏi mệt, ngại học Điều
kiện giảng dạy của giáo viên có nhiều khó khăn. Ngoài cuốn sách giáo viên và
sách học sinh các tài liêu tham khảo phục vụ việc dạy học chính tả hầu như có
rất ít .
Tất cả những nguyên nhân đó nảy sinh tâm lý ngại dạy - học
3. Một số giải pháp thực hiện:
3.1 Phương pháp khảo sát điều tra thực tế:
Muốn đề ra biện pháp thực hiện, trước hết ta phải tìm ra các nguyên nhân
dẫn đến việc học sinh viết sai lỗi chính tả. Theo tôi, học sinh viết sai lỗi chính tả
nhiều là do 5 nguyên nhân chính sau đây:
1.Học sinh sinh chưa có động cơ và thái độ đúng đắn trong việc rèn chính tả
khi viết, các em còn lơ là, thiếu tập trung, cẩu thả, chữ viết xấu . Cụ thể là những
tiếng, từ có sẵn trong SGK hoặc giáo viên đã ghi trên bảng và những từ thường
xuyên sử dụng nhưng vẫn viết sai.Có những giáo viên đã sửa nhiều lần nhưng
nhiều em vẫn viết sai.
4



2. Học sinh đọc còn yếu, nhiều tiếng phải dừng lại đánh vần. Vì thế các em
không nhớ chữ ghi âm, tiếng và từ, dẫn đến việc thông hiểu nội dung còn hạn
chế.Và việc biến hình thức âm thanh thành chữ viết sẽ rất khó khăn.
3.Học sinh không nắm vững các qui tắc chính tả đã học nên viết tùy tiện, nghĩ
sao viết vậy
4.Vốn từ vựng của các em còn rất hạn chế .Các em chưa hiểu được nghĩa từ
nên hay viết lẫn lộn các âm đầu, âm cuối, vần và thanh.
5.Hiện nay, với sự phát triển nhanh về kinh tế, văn hóa và xã hội; việc nghe,
nói, đọc xem của học sinh thì rất nhiều nhưng viết thì ngày càng giảm. Học sinh
chịu sự tác động của kênh hình trong học tập nhiều hơn kênh chữ và việc lạm
dụng các vở bài tập, các câu hỏi trắc nghiệm trong kiểm tra, trong thi cử làm cho
học sinh rất ít có cơ hội được viết, được rèn chính tả.
Căn cứ vào các nguyên nhân trên, tôi đề ra các biện pháp thực hiện sau đây:
* Phát động phong trào: “ Nói chuẩn –Viết chuẩn” trong giao tiếp.
* Rèn kĩ năng đọc đi đôi với luyện viết chính tả.
* Vận dụng qui tắc dạy chính tả theo khu vực.
* Kết hợp ghi nhớ hình thức chữ viết của từ và nghĩa của từ
* Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả âm,
* Hướng dẫn học sinh tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
* Tuyên dương khen thưởng kịp thời những học sinh có nhiều tiến bộ trong
học tập.
3.2 Phát động phong trào “Nói chuẩn -Viết chuẩn” trong giao tiếp
Trong năm học 2015-2016 hưởng ứng phong trào “Nói chuẩn-Viết chuẩn” của
phòng Giáo dục thành phố Thanh Hóa, tôi đã có cuộc nói chuyện với học sinh
lớp 5B. Tôi hỏi các em :
- Các con đã bao giờ ăn cơm mà gặp phải hạt sạn chưa ?
- Rồi a.
- Vậy cảm giác như thế nào?
- Rất khó chịu và ăn cơm mất ngon.
- Cách phát âm sai và cách viết sai lỗi chính tả cũng “chướng tai” “gai mắt”

như ăn cơm gặp hạt sạn vậy. Nó có thể làm sai ý đồ của người nói, người viết,và
bản thân người nghe và đọc sẽ chẳng muốn đọc, chẳng muốn nghe rồi còn hiểu
sai nội dung của văn bản nữa.
Qua cuộc trao đổi này, tôi làm cho các em hiểu rằng cũng như ăn cơm đụng
hạt sạn vậy, việc đọc sai ,viết sai lỗi chính tả sẽ làm cho người đọc, người nghe
không hiểu đúng những gì mình đã nói,đã viết, thậm chí còn làm cho người đọc
cảm giác khó chịu và xem thường người nói,người viết. Có viết đúng chính tả
thì mới học tốt môn Tiếng việt và mới học tốt các môn học khác. Nếu như các
em viết sai lỗi chính tả nhiều thì sẽ không hoàn thành môn Tiếng Việt. Và cuối
năm sẽ bị thi lại, thậm chí sẽ phải ở lại lớp.Việc rèn luyện kĩ năng viết chính tả
không phải là một việc làm dễ dàng nhưng chỉ cần các em chú ý khi đọc, khi
viết, có ý thức viết đúng chính tả và làm theo hướng dẫn của cô thì nhất định các
em sẽ thành công.
5


Sau đó, tôi cho các em xem một số cuốn tập chính tả tiêu biểu (chữ viết đẹp,
trình bày sạch sẽ, ít sai lỗi chính tả) của học sinh năm trước để tác động vào ý
thức của học sinh. Tôi cùng các em phát động phong trào thi đua: “Nói chuẩnViết chuẩn” giữa các tổ ,cuối tuần có tổng kết đánh giá
3.3 Rèn kĩ năng đọc đi đôi với luyện viết chính tả
Như chúng ta đã biết: đọc thông thì mới viết thạo. Học sinh đọc còn chậm và
sai nhiều thì không thể viết đúng chính tả.Vì đọc chưa thông nên khi viết chính
tả các em thường mắc các lỗi do không nắm vững chính tự và cấu trúc âm tiết
Tiếng Việt. Vì vậy, đối với những học sinh này, trước hết tôi phải chú trọng khâu
luyện đọc cho các em.
- Đầu năm học, lớp tôi có 5 em viết sai nhiều lỗi chính tả, đó là các em:
- Nguyễn Thị Hà
- Nguyễn Văn Đức
- Lê Văn Dũng
- Nguyễn Văn Nam

- Vũ Nhật Minh.
- Hàng ngày trên lớp, tôi chú ý rèn đọc cho các em bằng cách:
- Gọi các em đọc bài nhiều lần không chỉ ở phân môn tập đọc mà cả ở các môn
học khác, kiên trì sửa lỗi cho từng em.
-Tổ chức cho các em đọc bài trong nhóm trong 15 phút đầu giờ ( 4 lần/
tuần).Phân công học sinh tốt đọc bài cùng các em khi luyện đọc trong nhóm.
- Giáo viên đọc một đoạn văn cho học sinh viết cá nhân .Sau đó, tôi kiểm tra và
nhận xét chỉ cho em thấy lỗi và hướng khắc phục.
- Khuyến khích các em học thuộc lòng một đoạn văn hay một vài khổ thơ, rồi
nhớ- viết đoạn văn hay khổ thơ đã thuộc.
- Ngoài ra, mỗi tuần, tôi giành một buổi chiều (chiều thứ năm nghỉ) để tổ chức
cho các em luyện đọc, luyện viết.
3.4 Dạy chính tả theo khu vực
Cách phát âm theo phương ngữ có ảnh hưởng trực tiếp đến việc viết đúng
chính tả của học sinh Tiểu học.Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc học sinh
viết sai lỗi chính tả nhiều. Cùng với việc luyện cho các em đọc đúng chính âm
chúng ta có thể khắc phục lỗi chính tả cho học sinh ở mỗi vùng miền khác nhau
bằng cách“ Dạy chính tả theo khu vực”. Nghĩa là, chúng ta phải xác định được
“trọng điểm chính tả’’ cần dạy cho học sinh, nội dung về giảng dạy chính tả
phải sát hợp với tình hình thức tế mắc lỗi chính tả của học sinh ở địa phương đó.
Hiện nay, SGK Tiếng Việt đã có những bài tập chính tả cho giáo viên lựa chọn
hoặc giáo viên có thể tự soạn nội dung bài tập sao cho phù hợp với học sinh
thuộc vùng miền mình đang dạy. Đó là điều kiện thuận lợi cho giáo viên, nhưng
cũng là những khó khăn đòi hỏi sự sáng tạo, sự đầu tư nhiều cho bài dạy ở mỗi
giáo viên.
Để dạy chính tả theo khu vực, tôi tiến hành như sau
+. Điều tra, phát hiện và tổng hợp những lỗi chính tả cơ bản của học sinh
*Lỗi mà đa số học sinh lớp tôi mắc phải chủ yếu là lỗi do ảnh hưởng của
6



cách phát âm theo phương ngữ. Cụ thể:
- Lẫn lộn các phụ âm đầu( v/d/gi; r/g; x/s; tr/ch;g/gh;ng/ngh;c/k/qu).
- Lẫn lộn 2 âm chính ( o/ô; ă/â ).
- Lẫn lộn các vần ( iu/iêu; in/ inh; ui/ uôi; un/uôn; êu/iêu; in/iên ).
- Lẫn lộn các âm cuối ( n/ng; t/c; i/y; o/u).
- Lẫn lộn thanh hỏi, thanh ngã.
* Ngoài các lỗi phổ biến trên, một số học sinh lớp tôi còn mắc một số lỗi riêng
biệt( lỗi chính tả do không nắm vững chính tự và cấu trúc âm tiết Tiếng Việt).
Cụ thể:
- Em Nguyễn Thị Hà và em Vũ Nhật Minh thường xuyên lẫn lộn 2 âm th và
nh Ví dụ: nhanh nhẹn thì viết thành thanh thẹn…
- Em Nguyễn Văn Đức lẫn lộn thanh sắc và thanh huyền.
- Em Nguyễn Văn Nam lại viết âm cuối nh thành ng. Ví dụ : cành cây thì viết
là càng cây, .chàng màng viết thành chành mành
- Em Lê Văn Dũng thường xuyên viết vần ây thành âi thành . Ví dụ: đám
mây thì viết là đám mâi, nhìn thấy viết thành nhìn thấi,…
Căn cứ vào kết quả điều tra, tôi tiến hành lập bảng tổng hợp sau đây và phát
đến từng học sinh.
BẢNG TỔNG HỢP MỘT SỐ LỖI CHÍNH TẢ THƯỜNG MẮC PHẢI
Các lỗi chính tả

1. Lẫn lộn âm đầu
- d/g/r;
- x/s;
- tr/ch
- c/k
2. Lẫn lộn các vần:
- iu/ iêu
- in/ inh

- in/ iên
- ui/ uôi
- êu/ iêu

Ví dụ
Viết đúng

rộn ràng, gia cảnh
xôn xao, xinh xắn
trung thực, chung thủy
- cái kẹo, kêu gọi,…

Viết sai

dộn dàng, da cảnh
sôn sao, sinh sắn
chung thực , chung
thủy
- cái cẹo, cêu gọi

- dịu dàng líu lo
- diệu dàng, líu lo
-tin tưởng , mít tinh
-tinh tưởng, mít tin
- chín chắn, đàn kiến
- chính chắn, đàn
- sống mũi, chuối chín kín
cùng
- sống muỗi, chúi
- đều đặn, kêu gọi,…

chín
- điều đặn, kiêu
gọi

7


3. Lẫn lộn các âm cuối:
- đôi mắt, ăn mặc
- may máy, ngày mai
- tro bếp, mai sau

- t/c
- y/ i
- u/o

- đôi mắc, ăn mặt
- mai mái ,ngài
mai
- trua bếp,mai sao

4. Lẫn lộn thanh hỏi, - vẽ tranh ,nhớ mãi kỉ
thanh ngã
niệm ,chỉ trỏvỉ thuốc,
mãnh liệt/ mảnh vải, nỗi
buồn/ nổi trôi, cái mũi/
mủi lòng,

- vẻ tranh ,nhớ
mải ,kĩ niệm chĩ trõ

vỉ đại, vĩ thuốc,
mảnh liệt, mãnh
vải,nổi buồn, nỗi
trôi, cái mủi, mũi
lòng,…

5. Lỗi riêng biệt

Ở hàng ngang thứ sáu, em nào mắc lỗi, tôi mới ghi vào. Mặt sau của bảng tổng
hợp này, tôi lập bảng theo dõi việc sữa lối của học sinh trong nửa học kì I ( một
năm 4 lần ).
BẢNG THEO DÕI VIỆC SỬA LỖI
Số Tên
bài Tổng
TT chính tả
số lỗi
1

2

3

Sửa lỗi

……………………..
………………………
……………………….

………………………..
………………………..

………………………


………………………
……. ……………………….

………………………..
………………………


Việt Nam …..
thân yêu

Lương
Ngọc
Quyến

Các lỗi cụ thể

………………………… ………………………..
Thư gửi các ……. ……………………….
………………………..
8


học sinh
4

5


6
7

8
9

……………………….
Anh bộ đội ……. ……………………….
Cụ Hồ gốc
……………………….
Bỉ
……………………….
Một chuyên ……. ………………………
gia máy xúc
……………………….

………………………..
………………………...
………………………..

………………………..
……………………….

………………………..
……………………….

………………………..
Dòng kinh ……. ……………………….
quê hương
……………………….


………………………..
……………………….
………………………..

………………………..

diệu ……. ……………………….
rừng xanh
…………………………
Tiếng đàn ……. ………………………..
ba-la-lai-ca
………………………..
trên sông
Đà

………………………..
……………………….

Ê- mi- li, ……
con

……………………….
……………………….
………………………..

……………………….
………………………..
………………………..


Sau khi trả bài chính tả, tôi hướng dẫn các em cách ghi các lỗi và sửa lại cho
đúng (ghi từ chứa tiếng sai để hiểu nghĩa rồi viết lại đúng chính tả), sửa trong vở
chính tả, sau đó ghi vào bảng tổng hợp. Mấy tuần đầu, những em viết sai nhiều,
tôi nhắc nhở và khuyến khích các em về nhà chép lại bài cho đẹp và đúng chính
tả. Hết nửa kì, tôi thu bảng tổng hợp và vở chính tả của học sinh để kiểm trađánh giá, chọn ra 7 học sinh tiến bộ nhất để khen thưởng. Nhờ có bảng tổng hợp
này, các em có ý thức hơn trong việc rèn luyện chữ viết, thi đua viết đúng chính
tả.
3.5 Kết hợp ghi nhớ hình thức chữ viết của từ và nghĩa của từ
Việc nắm nghĩa từ rất quan trọng. Hiểu nghĩa của từ là một trong những cơ sở
giúp học sinh viết đúng chính tả. Đó là đặc trưng quan trọng về phương diện
ngôn ngữ của chính tả Tiếng Việt, nó sẽ giúp học sinh giải quyết được những lỗi
chính tả do ảnh hưởng cách phát âm theo phương ngữ. Vì vậy có thể nói rằng
chính tả Tiếng Việt còn gọi là chính tả ngữ nghĩa.

9


Học sinh lớp tôi viết sai chính tả, một phần lớn là do các em không nắm
được nghĩa của từ. Vì thế, khi dạy chính tả hoặc dạy các phân môn học khác của
môn Tiếng Việt, tôi luôn chú ý giúp các em:
- Hiểu nghĩa của từ, phân biệt từ này với từ khác để các em ghi nhớ cách viết
của mỗi từ.
Ví dụ: Nếu tôi đọc một từ có hình thức ngữ âm là “ trung“ thì học sinh sẽ
lúng túng trong việc xác định hình thức chữ viết của từ này. Nhưng nếu tôi đặt
nó vào một ngữ cảnh hay gắn cho nó một nghĩa xác định như : Em vui tết trung
thu cùng các bạn../Chung tay góp sức xây dựng quê hương./ . Như vậy học sinh
sẽ dễ dàng viết đúng chính tả.
- Khi đọc chính tả cho học sinh viết, tôi đọc từng cụm từ ( diễn đạt một ý
nhỏ); tôi luôn nhắc nhở các em chú ý lắng nghe , hiểu nghĩa từ để viết đúng
chính tả

- Khi học sinh sửa lỗi trong bài chính tả, tôi yêu cầu các em ghi từ chứa tiếng
sai rồi sửa lại cho đúng; không nên chỉ ghi một tiếng sai rồi sửa lại, sửa như vậy
các em sẽ không ghi nhớ các từ đã viết sai. Giáo viên cần giúp học sinh hiểu cấu
trúc của âm tiết tiếng Việt. Vì học sinh không hiểu cấu trúc nội bộ của âm tiết
tiếng Việt nên các em thường viết thừa hoặc thiếu con chữ.
Ví dụ :
- "quét nhà" học sinh viết "quyét nhà"
- "khúc khuỷu" học sinh viết "khúc khủy"
- "ngoằn ngoèo" học sinh viết "ngoằn ngèo".
Trong trường hợp này, giáo viên phải phân tích cho học sinh thấy :
- Tiếng "quét " trong từ " quét nhà" phần vần gồm có âm đệm "u", âm chính
"e", âm cuối là "t". Vì vậy học sinh viết "quyét" là thừa con chữ "y".
- Tiếng "khuỷu" trong từ "khúc khuỷu" có phần vần gồm âm đệm "u", âm chính
"y" và âm cuối là 'u". Vì vậy nếu học sinh viết "khủy" là thiếu con chữ "u" thể
hiện âm cuối.
- Trong các tiết Tập đọc, tôi tập cho các em tìm cách ngắt giọng ở những câu
dài, ngắt nghỉ đúng các dấu câu, giải nghĩa các từ khó.
- Khi học sinh làm bài tập chính tả, tôi chọn các bài theo phương ngữ Trung
Bộ, tập trung vào các “ trọng điểm chính tả” để khắc phục các lỗi chính tả do
cách phát âm của địa phương. Ngoài việc hướng dẫn các học sinh làm các bài
tập trong SGK, tôi còn thay đổi hình thức và nội dung bài tập bằng cách vận
dụng nguyên tắc phối hợp giữa phương pháp tích cực với phương pháp tiêu
cực. Nghĩa là tôi hướng dẫn học sinh làm các bài tập chính tả với những trường
hơp viết sai chính tả ,hướng dẫn học sinh phát hiện ,sửa chữa ,rồi từ cái sai dẫn
đến cái đúng. Theo cách này, tôi đã điều chỉnh và thay đổi nội dung và hình thức
một số bài tập trong SGK nhưng vẫn bám sát yêu cầu cần đạt của bài học.
Ví dụ: Bài tập chính tả tuần 16 ( SGK trang 115 ) yêu cầu tìm các từ ngữ
chứa các tiếng vàng- dàng; vào-dào, vỗ- dỗ. Thay vì cho các em tìm từ chứa
các tiếng đã cho, tôi cho sẵn các từ và yêu cầu các em tìm các từ viết sai chính
tả, rồi sửa lại cho đúng.

10


Chẳng hạn : Tìm các từ viết sai chính tả trong bảng dưới đây:
vàng- dàng
- màu vàng
- dàng bạc
- dội dàng
- dễ dàng
- dềnh dàng

-

vào- dào
ra dào
vào học
dồi dào
dạt dào
dào lớp

vỗ- dỗ
- dỗ tay
- vỗ về
- sóng dỗ
- dỗ dành
- dạy dỗ

.
Chẳng hạn: Tìm những từ chứa o- ô.
Các từ có tiếng chứa o

Mẫu : sóng biển
……………………………….
………………………………
……………………………….

Các từ có tiếng chứa ô
Mẫu: cuộc sống
……………………………….
………………………………
……………………………….

Đối với những bài tập dạng này, tôi thường tổ chức cho các em thi đua ‘ Tìm
đúng, tìm nhanh “ trong nhóm. Trong cùng một thời gian, nhóm nào tìm được
nhiều và đúng là thắng cuộc.
3.6 Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả âm,
Tôi đã áp dụng một số biện pháp như :
- Giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập bằng cách cho học sinh đọc
thầm rồi trình bày lại yêu cầu bài tập, giáo viên giải thích thêm cho rõ nếu thấy
cần thiết. Tổ chức cho học sinh thực hiện làm mẫu một phần của bài tập để cả
lớp nắm được yêu cầu của bài tập đó.
Ví dụ :
a) Mỗi cột trong bảng dưới đây ghi một cặp tiếng chỉ khác nhau ở âm cuối n
hay ng. Hãy tìm những từ ngữ chứa các tiếng đó.
Trăn
Trăng

dân
dâng

răn

răng

lượn
lương

Mẫu : trăn trở / ánh trăng
b) Thi tìm nhanh : Các từ gợi tả âm thanh có âm cuối ng.
Mẫu : oang oang
c) Tìm các từ láy theo những khuôn vần ghi ở từng ô trong bảng sau:
1

an – at

ang – ac
11


2
3

ôn – ôt
un – ut

ông – ôc
ung – uc

Mẫu : man mát, khang khác
- Khi tổ chức học sinh thực hiện bài tập, giáo viên cho học sinh làm việc cá
nhân hoặc theo cặp, theo nhóm, cho học sinh báo cáo kết quả bằng nhiều hình
thức khác nhau. Giáo viên có thể trao đổi với học sinh, sửa lỗi cho học sinh hoặc

tổ chức để học sinh góp ý cho nhau, đánh giá nhau trong quá trình làm bài. Cuối
cùng giáo viên sơ kết, tổng kết ý kiến học sinh.
- Bài tập trắc nghiệm : Vừa để tạo hứng thú cho các em, vừa để giúp các em
nâng cao chất lượng học tập. Nội dung các bài tập trắc nghiệm bám sát các yêu
cầu của từng bài học trong sách Tiếng Việt 5 song hình thức bài tập thì rất đa
dạng. Qua việc thực hành các bài trắc nghiệm này, học sinh có thể tự luyện tập
nhiều nội dung học tập nhằm hiểu kiến thức và thành thạo hơn các thao tác
thuộc một kĩ năng đã học tự luyện tập được khả năng giải thích, nhận xét, sắp
xếp ý trong một câu, hoặc một đoạn, một bài ngắn.
Ví dụ :
* Khoanh tròn vào chữ cái trước những chữ viết đúng chính tả:
a. Chim sẽ
b. Chim sẻ
c. Giải lụa
d. Dải lụa
e. Ngộ ngĩnh
g. Ngộ nghĩnh
* Điền chữ Đ vào ô trống trước những chữ viết đúng chính tả và chữ S vào ô
trống trước những chữ viết sai chính tả:
Rau muốn
Rau muống
Chải chuốc
Chải chuốt
Giặc quần áo
Giặt quần áo
* Nối tiếng ở cột A với tiếng ở cột B để tạo thành những từ viết đúng chính tả:
A
B
bênh
trái

bên
vực
bện
tật
bệnh
tóc
lên
đênh
lênh
3.7 Ôn tập giúp học sinh nắm vững các qui tắc chính tả, cung cấp cho học
sinh một số mẹo luật chính tả đơn giản, dễ nhớ
Ở những lớp dưới, các em đã được cung cấp một số qui tắc chính tả. Lên lớp
5, các em vẫn thường xuyên được ôn lại. Nhưng không phải em nào cũng nhớ và
vận dụng để viết đúng chính tả. Việc ghi nhớ và vận đúng các qui tắc chính tả
không phải là điều dễ dàng. Nếu cứ nói, cứ giảng mãi thì rồi các em cũng vẫn cứ
quên. Để giúp các em nắm vững các qui tắc chính tả đã học một cách khái quát
có hệ thống, tôi đã chọn lọc, tổng hợp các qui tắc và một số “mẹo” chính tả ở
12


mức độ dơn giản để các em dễ nhớ, dễ thuộc, thậm chí khi nào quên các em có
thể giở ra xem để viết đúng chính tả. Qui tắc và mẹo luật chính tả này chỉ nằm
trong 2 mặt của một tờ giấy A4 nên học sinh rất dễ học, dễ nhớ và nhanh thuộc.
MỘT SỐ QUI TẮC CHÍNH TẢ
Số
TT
1

2


Các qui tắc chính tả

Cách viết

Qui tắc ghi phụ âm
đầu
a) Qui tắc viết k/ c/ q
-Trước i, e, ê, đượ viết là k,
Trước âm đệm u được viết là
b) Qui tắc viết g / gh và q.
ng / ngh
- Trước i, e, ê được viết là
gh hay ngh. Viết là g hay ng
trong các trường hợp còn lại.
Qui tắc ghi âm i ,y

- Viết i sau âm đầu
- Viết y sau âm đệm
- Khi nguyên âm này đứng
một mình thì viết là i đối với
từ thuần Việt ; viết là y đối
với từ gốc Hán.

3

4

Qui tắc ghi dấu - Có âm cuối thì đặt dấu
thanh các tiếng có thanh ở chữ cái thứ hai của
nguyên âm đôi

nguyên âm đôi.
- Không có âm cuối thì đặt
dấu thanh ở chữ cái đầu của
nguyên âm đôi.
Qui tắc viết tên
riêng Việt Nam
a) Tên người và tên -Viết hoa tất cả các chữ cái
địa danh Việt nam
đầu của mỗi tiếng tạo thành
tên riêng đó.
b) Tên các cơ quan , - Viết hoa chữ cái đầu của
tổ chức, danh hiệu,… mỗi bộ phận tạo thành tên
riêng đó.

Ví dụ

- kể chuyện,
kiên cường,
-quyểnsách,
quyên góp
- ghi nhớ, ghe
xuồng, nghiên
cứu, suy nghĩ…
- niềm tin, tiên
tiến
-truyện, chuyển,
tuyết
- âm ỉ, ầm ì, ì
ạch, lợn ỉ, ỉ ôi, í
ới,…

y tá, y hệt, y
phục, y tế, lương
y, y dược,…
- lượn , vườn,
chuồn
chuồn,
suối, tuổi
- lúa, tía,cửa,
vửa, , cứa, đĩa,

-TrầnMai Ninh,
Lê Vă Tám, Lê
Viết Tạo,…
- Trường Tiểu
học
Hoằng
Đại, ..
13


5

Qui tắc viết tên riêng
nước ngoài:
a) Trường hợp phiên
âm qua âm Hán Việt.
b) trường hợp không
phiên âm qua âm Hán
Việt.


- Viết hoa theo qui tắc viết
hoa tên người, tên đại lí Việt
Nam.
- Viết hoa chữ cái đầu mỗi
bộ phận tạo thành tên riêng
và có gạch nối giữa các
tiếng.

TrungQuốc,Nhật
Bản Thái Lan,
Hàn Quốc, …
- Lu-i Pa- xtơ,
Pi- e Đơ -gâytê,…

MỘT SỐ MẸO CHÍNH TẢ DỄ NHỚ
1. Mẹo trầm bổng trong láy âm:
- Trong các từ láy đôi, các dấu thanh bao giờ cũng cùng một nhóm hệ trầm
gồm ba dấu thanh là: huyền- ngã- nặng hoặc hệ bổng gồm ba dấu thanh còn lại
là: không- sắc- hỏi. Học sinh dễ dàng nhớ mẹo này qua câu lục bát sau:
Chị Huyền mang nặng, ngã đau
Hỏi không sắc thuốc lấy đâu mà lành.
Ví dụ: -Về hệ bổng: ngớ ngẩn, hắt hủi, thơ thẩn …
- Về hệ trầm : nũng nịu ,vẽ vời, …
2. Mẹo “ Mình nên nhớ viết là dấu ngã” :
- Các từ ngữ trong trường hợp chưa rõ viết với dấu hỏi hay dấu ngã mà được
bắtđầubằngmộtrongnhữngâmcủacâutrênđâynhư:m(mình),n(nên),nh(nhớ),v(iết)l(
là),d(dấu),ng(ngã) thì được viết với dấu ngã.
- với m ( mình) : mẫn cảm, mãnh liệt, mạnh mẽ, mĩ thuật, mĩ mãn, mĩ lệ, con
muỗi,…
- Với n ( nên) : nỗ lực, phụ nữ, noãn bào, nỗi niềm,…

- Với nh ( nhớ) : nhẫn nại, nhiễm bệnh, truyền nhiễm, tham nhũng, thổ
nhưỡng,..
- Với d ( dấu) : dưỡng sinh, nuôi dưỡng, dũng cảm, dã thú, dã man, diễm phúc,

- Với ng ( ngã) : té ngã, ngỡ ngàng, ngưỡng mộ, ngôn ngữ, ngữ nghĩa, đội ngũ,

- Với l (là) : lữ khách,lễ độ,thành lũy,..
-Với v (viết) : uy vũ, vĩ độ, vãng lai, viễn thị,…
- Còn các từ không được bắt đầu bằng 7 âm trên sẽ được viết với dấu hỏi.
3. Mẹo nhóm nghĩa tr- ch:
- Những từ chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình thì viết là ch chứ không viết
là tr: cha, chú, chị, cháu, chắt, chồng,…
- Những từ chỉ đồ vật trong gia đình thì viết là ch chứ không viết là tr: chai,
chum, chạn, chén, chổi, chão, chõng, chiếu,..( ngoại trừ cái tráp, đồ vật này giờ
ít dùng).
14


- Tr không bao giờ đi với các vần oa, oă, oe, uê,..chỉ có ch có khả năng đi với
các vần này.: choáng váng, choảng nhau, loắt choắt, …
- Ch láy với các phụ âm đứng trước hoặc đứng sau tr không láy với phụ âm
khác: chót vót, chơi bời, cheo leo, chộn rộn, chơi vơi
- Những từ Hán-Việt mang dấu nặng và dấu huyềnđều chỉ đi với tr chứ không đi
với ch:
Ví dụ: trịnh trọng, trụ sở, trù bị,…
4. Mẹo nhóm nghĩa s- x:
- S không kết hơp với 4 vần oa, oă,oe, uê,..do vậy chỉ có thể viết x với 4vần
này
- Chỉ có x mới láy âm với các phụ âm đầu khác còn s không có khả năng này:
lao xao, liêu xiêu, xoi mói, xớ rớ,..

- Tên thức ăn và đồ dùng nấu ăn viết là x: xôi, xa lát, xúc xích, xì dầu, xoong,

- Các động từ, tính từ thường viết là x: xem, xách, xẻ, xay, xát, xào, xoa, xúc,
xanh,…
- Hầu hết các danh từ còn lại đều viết là s:
+ Chỉ người : sứ giả, đại sứ, sư sãi, giáo sư, gia sư,…
+ Chỉ cây cối: sen, sung, sấu, sắn, si, sim, ...
+ Chỉ đồ vật: sọt, sợi dây, sợi vải,…
+ Chỉ sự vật, hiện tượng: sao, sương, sông, suối, sấm, sét,…
Có một số trường hợp ngoại lệ là danh từ nhưng lại viết là x: xe, xuồng,
xoan, xoài, túi xách, xương, xô, xẻng, xưởng, xã, trạm xá, bà xơ, mùa xuân. Học
sinh có thể ghi nhớ các trường hợp ngoại lệ trên bằng cách học thuộc câu văn
sau:
- Mùa xuân, bà xơ đi xuồng gỗ xoan, mang một xe xoài đến xã đổi xẻng ở
xưởng, đem về trạm xá cho bệnh nhân đau xương.
5. Mẹo viết d, r, gi:
- R và gi không bao giờ kết hợp với âm đệm: oa, oă , oe, uê, uy .do vậy,khi
gặp những vần này ta viết với d : ,dọa nạt, hậu duệ, vô duyên,…
- Chỉ có r láy âm với b và c còn d và gi thì không: bịn rịn, bủn rủn, co ro, cà rà
- Những từ láy điệp âm đầu r mô phỏng tiếng động, gợi tả âm thanh, chỉ sự
rung động ở nhiều cung bậc khác nhau : rào rào, réo rắt, rì rào, run rẩy, rạo rực,

- Trong những từ láy đôi, nếu tiếng đầu có phụ âm l thì tiếng thứ hai có phụ âm
là d, chứ không thể là r hay gi: lò dò, lai dai, lắc dắc, …
- Đối với các trường hợp khác, muốn xác định cách viết đúng phải dựa vào sự
đối lập về nghĩa:
+ gia(tăng thêm): gia hạn, gia vị, gia tăng, tăng gia, tham gia,…
+ gia ( nhà): gia đình, gia tài, gia sản, gia sư, gia trưởng, quản gia, gia
phong,..
+ da ( lớp vỏ bên ngoài): da thịt, da dẻ, da trời, da mặt, …

+ ra ( sự di chuyển) : ra vào, ra ngoài, ra sân, ra chơi,…
15


Nhờ có bảng tổng hợp các qui tắc và mẹo luật chính tả này mà học sinh lớp
tôi trở nên sôi nổi học tập, em nào cũng thuộc những câu thơ về mẹo luật chính
tả, lỗi chính tả đã giảm đi đáng kể. Nhưng chỉ nắm các qui tắc và các“ mẹo”
chính tả thì vẫn chưa khắc phục được triệt để các lỗi chính tả. Vì vậy, khi dạy
chính tả , tôi phải phối hợp vận dụng cả qui tắc “ Kết hợp chính tả có ý thức
với chính tả không ý thức”. Phương pháp có ý thức giữ vị trí quan trọng trong
việc giúp học sinh nắm vững các quy tắc chính tả, các mẹo chính tả, là cơ sở
hình thành kĩ xảo chính tả. Nhưng trong một số trường hợp ghi nhớ các hiện
tượng chính tả có tính chất võ đoán, không gắn với một qui luật, qui tắc nào thì
tôi dạy các em cách “ nhớ từng chữ một” ( cách không óc ý thức), đây cũng là
giải pháp hữu hiệu, hợp lí. Bởi vì, phần lớn những người viết đúng chính tả hiện
nay đều dựa vào cách nhớ từng từ một.Theo cách này, tôi hướng dẫn học sinh
chỉ cần tập trung nhớ mặt chữ của những từ dễ viết sai. Những từ dễ viết sai này
chiếm tỉ lệ không nhiều, do đó học sinh có thể ghi nhớ được.
Chẳng hạn như: rượu, hươu, khướu, ngoằn ngoèo, khúc khuỷu, xoong, quần
xoóc, xe goòng, …hoặc từ những chỉ viết ngã chứ không viết hỏi, từ để chỉ viết
hỏi chứ không viết ngã, từ kể chỉ viết hỏi chứ không viết ngã, …
3.8 Hướng dẫn học sinh phát hiện lỗi và sửa lỗi
Song song với việc ôn tập giúp học sinh nắm vững các qui tắc và mẹo chính
tả, việc hướng dẫn học sinh phát hiện lỗi và sửa lỗi trong bài viết cũng rất quan
trọng. Đây là một thói quen mà giáo viên cần phải rèn cho học sinh , không chỉ
ở chính tả mà ở tất cả các môn học khác.
* Đối với bài chính tả Đoạn bài, sau khi học sinh viết xong, tôi tổ chức cho
học sinh đổi vở và soát lỗi lẫn nhau. Tôi qui định lỗi cụ thể, yêu cầu các em soát
lỗi bài viết của bạn, dùng bút chì gạch dưới chữ viết sai, tổng hợp số lỗi rồi trả
về cho bạn tự sửa ( ghi từ chứa tiếng sai rồi sửa lại đúng chính tả).

Đối với những em viết sai nhiều, tôi phân công 1 học sinh viết đúng đẹp đổi
vở và soát lỗi với học sinh đó. Sau khi các em soát lỗi xong, tôi mới thu vở để
chấm chữa.Trong giờ chính tả, tôi chỉ chấm nhanh khoảng 1/4 lớp. Nhưng giờ ra
chơi, tôi cố gắng chấm hết , chấm thật kĩ và ghi nhận xét cụ thể, khen những em
có tiến bộ. Khi trả vở cho học sinh, tôi khen ngợi những em đã soát lỗi bài viết
của bạn chính xác, tuyên dương những em có tiến bộ, nhắc nhở những em còn
viết sai nhiều về nhà sửa lỗi trong vở và trong bảng tổng hợp.
3.9 Tuyên dương, khen thưởng những học sinh có tiến bộ trong học tập
Học sinh Tiểu học rất thích được khen thưởng, tuyên dương. Các em rất thích
được cô phê những lời khen vào vở để về nhà khoe với cha mẹ. Có thể, có em
chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học chính tả nhưng các em rất thích
được thầy cô, cha mẹ khen. Nhờ những lời khen đó mà các em vui sướng, thích
đến trường; tích cực, cố gắng, tự giác hơn trong học tập. Hiểu đặc điểm tâm lí
của các em như vậy nên tôi luôn động viên, khuyến khích các em; tôi luôn theo
dõi sát quá trình học tập của học sinh , dù chỉ một tiến bộ nhỏ của các em về thái
độ học tập cũng như kết quả học tập , tôi đều khen ngợi kịp thời.
16


- Đối với những học sinh có bài viết sạch đẹp, ít sai chính tả, tôi thường ghi
nhận xét vào vở, và biểu dương các em trước lớp.
- Đối với những học sinh viết sai chính tả nhiều, tôi luôn dành thời gian
hướng dẫn các em sữa lỗi ngay tại lớp. Cứ nửa học kì, tôi chọn ra 6 em có tiến
bộ nhất để khen thưởng. Phần thưởng chỉ là một cái bút hay một quyển sách hay
hoặc một cái bút chì có hình thù ngộ nghĩnh ,…Phần thưởng tuy nhỏ nhưng các
em rất vui, rất hãnh diện.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Bằng các biện pháp, các hình thức tổ chức phù hợp nói trên, tôi đã từng bước
hình thành ở học sinh năng lực và thói quen viết đúng chính tả; các em viết
chính tả một cách có ý thức chứ không tùy tiện như trước. Đầu năm số học sinh

viết sai lỗi nhiều (11 em đạt loại C )nhưng đến cuối học kì I, các em đã có sự
tiến bộ rõ rệt, hơn 1/3 đạt loại A ; 1/3 đạt loại B ; chỉ còn 2 em viết sai nhiều, có
bài vẫn phải chép lại. Nhưng so với đầu năm, các em vẫn có tiến bộ rất nhiều.
Các em không chỉ có ý thức viết đúng chính tả mà còn có ý thức rèn luyện chữ
viết, về nhà các em tự luyện viết thêm, rồi mang đến lớp khoe với tôi. Điều đó
làm tôi rất mừng. Sang học kì II, các em càng tiến bộ hơn. Những em đầu năm
viết sai những lỗi riêng biệt đều đã khắc phục được. Em Nguyễn Thị Hà không
còn viết nhẹn thành thẹn nữa; Em Nguyễn Văn Đức không còn lẫn lộn thanh
hỏi và thanh ngã nữa; em Lê Văn Dũng đã viêt đúng vần ây; em Nguyễn Văn
Nam không còn lẫn lộn âm nh thành âm ng nữa.Ngày 25 tháng 3 năm 2016,
đoàn Thanh tra vở sạch chữ đẹp của phòng Giáo dục thành phố Thanh Hóa đã
kiểm tra vở chính tả và kiểm tra trực tiếp chữ viết trên lớp của các em.Kết quả
như sau: Lớp5B : Sĩ số:27 em có 15 em xếp loại A, 12 em xếp loại B, không còn
em nào xếp loại C.Xếp loại chung: Loại 1.
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHI.
1. Kết luận:
- Dạy chính tả cho học sinh thì phải xuất phát từ tình hình thực tế mắc lỗi
chính tả của học sinh để hình thành nội dung giảng dạy chính tả.Mỗi vùng
miền,mỗi địa phương có một “trọng điểm chính tả”riêng.Vì vậy,giáo viên cần
chú ý vận dụng nguyên tắc dạy chính tả theo khu vực.Song song với dạy chính
tả theo khu vực, giáo viên phải phát huy tính có ý thức trong dạy chính tả, coi
nguyên tắc kết hợp chính tả có ý thức với chính tả không có ý thức là nguyên tắc
cơ bản,chủ đạo trong việc dạy chính tả cho học sinh Tiểu học. Biết vận dụng
những kiến thức về ngữ âm học Tiếng Việt vào việc phân loại lỗi chính tả, phát
hiện đặc điểm của từng loại lỗi, nhất là việc xây dựng các qui tắc chính tả các “
mẹo” chính tả, giúp học sinh ghi nhớ cách viết một cách khái quát, có hệ
thống.Tận tình dạy bảo, ân cần hướng dẫn và giúp đỡ những học sinh viết chưa
đạt. Thường xuyên kiểm tra vở, nhắc nhở các em cách trình bày, cách sửa lỗi
trong vở. Động viên, tuyên dương và khen thưởng những học sinh có nhiều tiến
bộ.

-Trong quá trình giảng dạy, mỗi giáo viên phải luôn luôn nghiên cứu, tìm tòi,
sáng tạo, vận dụng linh hoạt và đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với
17


hoàn cảnh, với đối tượng học sinh vì không có phương pháp nào là vạn năng cả.
Tạo không khí học tập vui tươi, nhẹ nhàng cũng là biện pháp giúp các em có sự
say mê, hứng thú trong học tập. Làm được như vậy, tôi nghĩ chắc chắn việc dạy
- học sẽ đạt hiệu quả cao.
2. Kiến nghị :
Trong các vấn đề về ngôn ngữ ,vấn đề chính tả được đặt ra trong nhà trường
một cách cấp bách .Hơn bất cứ một lĩnh vực nào khác nhà trường rất cần
những bản quy định thống nhất về chính tả có tính chất Nhà nước để làm cơ sở
cho việc dạy và học chính tả. Vậy nên tôi rất mong các cấp có thẩm quyền nên
mở các “Chuyên đề” hoặc các “Diễn đàn” về chuẩn Tiếng Việt để giáo viên
được tham khảo và học hỏi, nâng cao tay nghề của mình.
Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm của bản thân tôi qua quá trình giảng dạy.
Với kết quả đạt được như vậy, tôi còn phải tiếp tục tìm tòi, suy nghĩ, trao đổi,
nghiên cứu để có thêm những biện pháp hay hơn, hoàn thiện hơn. Rất mong
được sự giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp BGH các cấp quản lí để bản thân tôi
ngày càng có kinh nghiệm nhiều hơn trong công tác chuyên môn. Tôi xin chân
thành cảm ơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 26 tháng 03 năm 2016

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác
Người viết

Lê Thị Hiền


18


Tài liệu tham khảo:
1. Sổ tay chính tả.
2. Giáo trình Tiếng Việt.
3. Sách giáo khoa Tiếng Việ lớp 5.
4. Chuẩn hóa chính tả và thuật ngữ.

19



×