A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài.
Tiếng việt là một bộ môn quan trọng ở bậc tiểu học. Cung cấp cho học
sinh những hiểu biết cơ bản ban đầu về Tiếng Việt, tạo cho các em năng lực sử
dụng Tiếng Việt một cách có hiệu quả. Thông qua hoạt động dạy Tiếng Việt, rèn
cho các khả năng tư duy và những phẩm chất đạo đức cần thiết. Tập đọc là một
dạng hoạt động ngôn ngữ, rèn luyện và phát triển ở các em kĩ năng nghe- đọcnói và giúp học sinh tiểp nhận được tri thức của loài người, trau dồi vốn Tiếng
Việt, vốn văn học, phát triển tư duy mở rộng hiểu biết về cuộc sống. Bồi dưỡng
cho các em tư tưởng tình cảm, tâm hồn lành mạnh, trong sáng, tình yêu cái đẹp,
cái thiện, có thái độ ứng xử đúng mực trong cuộc sống. Hình thành cho học sinh
ham muốn đọc sách, khả năng cảm thụ văn bản văn học, cảm thụ vẻ đẹp của
Tiếng Việt. Từ đó, các em càng yêu quý và trân trọng tiếng mẹ đẻ.
Tập đọc là phân môn có vị trí đặc biệt trong chương trình Tiếng Việt ở
Tiểu học, vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng
đọc một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc học đầu tiên trong
trường phổ thông.
Biết đọc là con người đã nhân khả năng tiếp nhận lên nhiều lần.Từ đây, họ
biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức mối quan hệ tự nhiên, xã hội, tư
duy. Đặc biệt, khi đọc các tác phẩm văn chương, con người không chỉ được thức
tỉnh về nhận thức mà còn rung động tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp,
khơi dậy được năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cũng như bồi dưỡng tâm
hồn.
Trong khi đó, ở trường Tiểu học việc dạy đọc cho học sinh là một yêu cầu
kiến thức trọng tâm của chương trình. Hầu hết học sinh đọc trơn tốt đúng yêu
cầu của mục tiêu đề ra nhưng yêu cầu đọc diễn cảm chưa được như mong muốn.
Các em chưa nắm chắc được công cụ hữu hiệu để lĩnh hội tri thức, tư tưởng, tình
cảm của con người chứa đựng trong văn bản được đọc. Về phía giáo viên phần
lớn còn một số khó khăn khi dạy Tập đọc: cần dạy bài tập đọc với giọng như thế
nào cho hay, làm thế nào để sửa lỗi phát âm cho học sinh, làm thế nào để các em
đọc nhanh hơn, hay hơn, làm thế nào để các em hiểu văn bản đọc ... Đó chính là
những băn khoăn, thắc mắc của giáo viên Tiểu học nói chung và bản thân tôi dạy
lớp 3 nói riêng. Với lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp
giúp học sinh lớp 3 học tốt phân môn Tập đọc ” nhằm giúp việc rèn kĩ năng
đọc cho học sinh đạt kết quả cao hơn.
II. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài này chủ yếu giúp cho các đồng chí giáo viên, có các
giải pháp để rèn kĩ năng học sinh lớp 3 học tốt phân môn Tập đọc trong trường
tiểu học.
III. Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu khái quát chương trình Tiếng Việt lớp 3.
1
- Nghiên cứu về một số giải pháp học tốt phân môn Tập đọc cho học sinh
lớp 3.
- Tổng kết, rút ra một số bài học sinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu
đề tài để giúp các đồng chí giáo viên có kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy
bộ môn Tập đọc.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Nghiên cứu tài liệu qua các đầu sách tham khảo, trên mạng Internet. Tài
liệu sách, báo. Tạp chí giáo dục tiểu học.
- Phương pháp nghiên cứu để xây dựng cơ sở lí luận:
+ Điều tra tình hình thực tế học sinh trong nhà trường.
+ Thông qua dự giờ, thăm lớp, trao đổi với đồng nghiệm về những thuận
lợi, khó khăn khi dạy Tập đọc.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin:
+ Tổng hợp điều tra mức độ học sinh đọc bài trong các giờ học.
+ Kiểm tra việc học tập của học sinh để phân loại học lực của học sinh.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu:
Sử dụng bảng biểu đối chiếu, xử lý số liệu, so sánh số liệu.
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
Nội dung sách giáo khoa được trình bày theo hướng giao tiếp và hoạt
động là điều kiện tốt để định hướng cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Qua
quá trình giao tiếp nhân cách học sinh được hình thành và phát triển. Các em có
cơ hội tham gia hoạt động, có thái độ và kỹ năng sống, luôn tự khám phá cố
gắng hoàn thiện mình. Với ý nghĩa và tầm quan trọng như vậy, nhiệm vụ của
phân môn Tập đọc cần được coi trọng và đề cao. Đòi hỏi mỗi một giáo viên phải
phát huy hết khả năng và năng lực của mình, có cách nhìn cách nghĩ mới. Cần
phải đổi mới phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh có tư duy tiếp thu nhanh
chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức, đạt hiệu quả giáo dục cao. Người thầy
phải biết đưa vốn kiến thức trong sách vở trở thành vốn kiến thức riêng của từng
cá thể học sinh.
Dạy tốt phân môn Tập đọc là tạo cho học sinh có một nền tảng vững chắc
để học tốt môn Tiếng Việt và tất cả các môn học khác. Có đọc đúng, đọc trôi
chảy mới cảm thụ được bài văn và đọc đúng sẽ hiểu tất cả các văn bản khác.
*Phân môn tập đọc ở lớp 3 có nhiệm vụ:
1. Phát triển kĩ năng nghe, đọc, nói cho học sinh. Học sinh biết phát âm
đúng, nghỉ hơi hợp lí, cường độ đọc vừa phải đạt yêu cầu tối thiểu 70 tiếng/
phút. Ngoài ra phải biết đọc thầm, hiểu được nghĩa của các từ ngữ trong văn
2
cảnh, nắm được nội dung các câu, đoạn và ý nghĩa của bài. Học sinh còn biết
nghe để hiểu các câu hỏi và nhận xét ý kiến của bạn.
2. Trau dồi vốn Tiếng Việt, vốn văn học, phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu
biết của học sinh về cơ sở như:
- Làm giàu vốn từ.
- Bồi dưỡng vốn văn học ban đầu cho học sinh.
- Phát triển một số thao tác tư duy.
3. Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong sáng, tình
yêu cái đẹp, cái thiện và thái độ ứng xử đúng mực trong cuộc sống, hứng thú
đọc sách và tình yêu Tiếng Việt như:
- Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, kính trọng và biết ơn ông bà, cha mẹ.
- Xây dựng ý thức và năng lực thực hiện những phép xã giao tối thiểu.
- Hình thành ham muốn đọc sách, khả năng cảm thụ văn bản văn học,
cảm thụ vẻ đẹp của Tiếng Việt, bồi dưỡng tình cảm yêu quý, trân trọng Tiếng
Việt.
II. Thực trạng:
* Thực trạng chung:
Việc giảng dạy phân môn tập đọc ở trường Tiểu học Đại Lộc nói chung và
của giáo viên dạy khối 3 nói riêng, qua dự giờ thăm lớp, trao đổi trực tiếp với
một số giáo viên cùng khối. Tôi được biết, giáo viên vẫn chưa có nhiều kinh
nghiệm trong dạy phân môn Tập đọc. Khi lên lớp việc sử dụng đồ dùng dạy học
trong tiết Tập đọc vẫn máy móc, thiếu linh hoạt. Một số giáo viên chưa có biện
pháp phù hợp luyện cho học sinh đọc to, đọc nhanh, đọc hay cũng như các cách
để tổ chức hoạt động “chiếm lĩnh” nội dung văn bản được đọc, ngoài cách nói ra
những điều mình hiểu biết, cảm nhận về tác phẩm. Với những hạn chế trên đã
ảnh hưởng đến chất lượng dạy học Tập đọc.
* Thực trạng giáo viên.
Thực tế trong giảng dạy ở trường việc đổi mới phương pháp của giáo viên
còn hạn chế mang tính hình thức. Giáo viên truyền thụ áp đặt một chiều, học
sinh thụ động tiếp thu bài giảng của thầy một cách máy móc rập khuôn, không
tự khám phá ra tri thức mới. Cách dạy này hiệu quả chưa cao, hạn chế tính tích
cực chủ động sáng tạo của người học. Giáo viên chưa xác địmh rõ tầm quan
trọng và mục đích yêu cầu của phân môn Tập đọc. Hầu như trong giờ tập đọc
phần lớn giáo viên chú tâm vào việc tập cho học sinh trả lời các câu hỏi để nắm
nội dung bài tập đọc, hay chỉ chú ý đến số lượng học sinh đọc mà không cần
quan tâm đến việc các em đọc như thế nào? đã đúng chưa, ít hướng dẫn học sinh
tìm hiểu cách đọc. Nhìn chung chất lượng dạy học phân môn Tập đọc còn nhiều
hạn chế. Giáo viên thiếu linh hoạt trong các phương pháp dẫn đến kỹ năng và
tốc độ đọc của học sinh còn chậm. Bài soạn còn quá lệ thuộc vào sách hướng
dẫn, sự sáng tạo trong các bước chuẩn bị bài chưa cao. Giáo viên đã chú trọng
đồ dùng giáo cụ trực quan trong dạy học. Tuy nhiên, ngoài những đồ dùng được
cấp, giáo viên chưa có sự đầu tư thời gian cho việc làm đồ dùng dạy học. Việc
ứng dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học còn hạn chế. Để đáp ứng yêu
3
cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa hiện nay. Đối với phân môn Tập đọc
đòi hỏi người giáo viên phải thay đổi căn bản về phương pháp, bỏ thói quen khi
giảng bài sa vào giảng văn, ít quan tâm đến đối tượng học sinh. Đổi mới phương
pháp là thiết thực và tối ưu nhất để nâng cao chất lượng.
* Thực trạng học sinh.
Năm học 2014 – 2015, tôi được phân công chủ nhiệm và trực tiếp dạy lớp
3B. Lớp tôi chủ nhiệm gồm 25 em học sinh. Trong đó có 14 em nam và 11 em
nữ. Các em ở rải rác trong các thôn thuộc địa bàn xã. Ngay từ đầu năm học, tôi
đã tiến hành khảo sát chất lượng môn học và thấy học sinh thường mắc một số
lỗi sau:
- Đọc nhỏ, phát âm sai, nghỉ hơi chưa hợp lí.
- Chưa biết cách đọc thầm.
- Trả lời còn sai các câu hỏi liên quan đến nội dung bài đọc.
- Khả năng diễn đạt kém.
- Một số học sinh chỉ mới biết đọc trơn chưa đọc diễn cảm tốt.
- Cầm sách đọc chưa đúng tư thế.
Ngay đầu năm học, tôi tiến hành khảo sát học sinh đọc bài: Ai có lỗi
(tuần 2, tập 1, trang 12- SGK Tiếng Việt 3)
Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng sau:
Sĩ số
25
Đọc diễn
cảm tốt
SL
%
6
24
Đọc trơn
tốt
SL
%
7
28
Đọc chưa
trôi chảy
SL
%
8
32
Đọc nhỏ, phát âm sai (s/x;
tr/ch, dấu hỏi/ dấu ngã)
SL
%
4
16
Qua bảng khảo sát tôi nhận thấy chất lượng đọc của học sinh còn rất hạn
chế. Mặc dù luôn nghiên cứu và chuẩn bị bài khi lên lớp một cách chu đáo
nhưng kết quả chưa cao. Vì vậy tôi phải tìm ra nguyên nhân và biện pháp phù
hợp để nâng cao chất lượng đọc cho học sinh. Từ những kết quả và thực trạng
trên tôi đã mạnh dạn đưa ra giải pháp “ Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3
học tốt phân môn Tập đọc” và thực hiện đối với lớp 3 tôi chủ nhiệm.
III. Các giải pháp thực hiện:
Để giải quyết những khó khăn trong qúa trình dạy học phân môn Tập đọc,
người giáo viên phải có kiến thức tốt về văn học và lòng say mê nghề nghiệp,
biết sử dụng các phương pháp dạy học sao cho hợp lý nhất thì kết quả dạy học
mới được nâng cao. Vì vậy tôi đã nghiên cứu và áp dụng một số giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng dạy tập đọc cho học sinh lớp 3.
Giải pháp1 : Xây dựng kế hoạch bài học phù hợp với đối tượng học sinh.
Các bài tập đọc trong chương trình Tiếng Việt 3 là những văn bản được
chọn lọc cho phù hợp với độ tuổi của các em. Các bài tập đọc thuộc thể loại
miêu tả, kể chuyện,...mỗi bài có một nội dung nói về một chủ đề cụ thể. Để học
sinh nắm được nội dung của bài, khi soạn thảo các bài tập đọc hiểu, tôi thường
4
chú ý: phải xác định được mục đích, cơ sở xây dựng bài tập, phải có lời giải
mẫu, phải dự tính được khó khăn và sai phạm mắc phải khi làm bài tập: biết
chuyển đổi hình thức bài tập khi cần thiết và đặc biệt là việc tổ chức hướng dẫn
học sinh các bài tập sao cho khoa học để phát huy được năng lực của học sinh.
Nắm được nội dung cần thiết, mục tiêu bài, chuẩn kiến thức kĩ năng và
yêu cầu tối thiểu của bài, nội dung điều chỉnh của chương trình, của môn học.
Xác định phương pháp, biện pháp dạy học thích hợp, bổ sung cho phù hợp với
đối tượng học sinh của lớp mình, khi đọc sách giáo khoa tôi hình dung ra từng
bước lên lớp. Sau đó mới tham khảo sách giáo viên và lập kế hoạch dạy học theo
các bước sau:
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học.
- Dự kiến thời gian cho từng hoạt động dạy học.
- Soạn bài phù hợp với mục tiêu và đối tượng học sinh.
VD: Khi dạy bài: Nhớ Việt Bắc - Tuần 14 - Tập 1 - Lớp 3 ( Trang
115 ).
- Tôi đã chuẩn bị đồ dùng dạy học là:
+ Bản đồ Việt Nam
+ Bảng phụ ghi đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc diễn cảm.
- Phân thời gian cho từng hoạt động như sau:
+ Kiểm tra bài cũ (3 - 5 phút); Luyện đọc trơn (10 - 12 phút) ;
+ Tìm hiểu bài (9 – 12 phút); Luyện đọc diễn cảm (8 – 10 phút).
+ Củng cố bài, nhận xét tiết học (1-2 phút)
- Yêu cầu học sinh trả lời được 3 câu hỏi trong sách giáo khoa: Nội dung
cơ bản được thực hiện theo chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học ở Tiểu học.
Nhưng đối tượng lớp tôi có nhiều học sinh yếu nên tôi đã tách từ 3 câu hỏi trong
sách giáo khoa thành 6 câu để phù hợp với đối tượng học sinh.
Câu 1: Trong bài thơ tác giả có sử dụng cách xưng hô rất thân thiết là “ta”
“mình” Em hãy cho biết “ta” chỉ ai, “mình”chỉ ai?
Câu 2: Người cán bộ về xuôi nhớ những gì ở Việt Bắc?
Câu 3: Tìm những câu thơ cho thấy Việt Bắc rất đẹp?
Câu 4: Tìm những câu thơ cho thấy Việt Bắc đánh giặc giỏi?
Câu 5: Vẻ đẹp của con người Việt Bắc được thể hiện qua những câu thơ nào?
Câu 6: Tình cảm của tác giả đối với người và cảnh rừng Việt Bắc như thế nào?
Tóm lại: Đọc bài thật kĩ, nghiên cứu nội dung hướng dẫn đọc, hệ thống
câu hỏi tìm hiểu bài trong sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo áp dụng phù
hợp với đối tượng lớp mình. Đây là những chỉ dẫn quan trọng để giáo viên tổ
chức luyện đọc thành tiếng và đọc hiểu cho học sinh.
Giải pháp 2: Giáo viên cần có kĩ năng đọc đúng, đọc hay.
Kĩ năng đọc là mục đích cuối cùng chúng ta muốn có ở học sinh sau mỗi
giờ học. Những kĩ năng này trước hết phải có ở giáo viên. Để khắc phục được
lỗi do phát âm sai, trước hết là người giáo viên, tôi luôn luyện phát âm, luyện
giọng đọc của mình thật chuẩn để học sinh phát âm theo bởi lẽ giọng đọc của
giáo viên trong giờ tập đọc là rất quan trọng trong việc thành công của tiết dạy.
5
Hằng ngày, tôi luyện đọc bằng cách đọc các bài tập đọc thật kĩ, thậm chí đọc cho
đến thuộc bài tập đọc để có được cách đọc hợp lí nhất.
Khi đọc mẫu các bài văn, bài thơ, tôi luôn phát âm rõ ràng, tốc độ vừa
phải tạo điều kiện cho học sinh lưu ý đến những từ ngữ mà các em dễ đọc sai.
Ví dụ: Bài . Ai có lỗi? Tuần 2 - Tập 1- Lớp 3
Tôi đã đọc trước bài tìm ra cách đọc của từng câu, từng đoạn như sau:
Đoạn 1: Từ đầu đến "nên kiêu căng".
Giọng nhân vật “Tôi ” ( En - ri - cô ) đọc chậm rãi, nhấn giọng các từ: năn
nót, nguệch ra, nổi giận, càng tức, kiêu căng.
Đoạn 2: Tiếp đến “ Lát nữa ta gặp nhau ở cổng.”
(Hai bạn cãi nhau) đọc nhanh, căng thẳng hơn, nhấn giọng các từ: trả thù,
đẩy, hỏng hết, giận đỏ mặt.
Đoạn 3: Tiếp đến “Nhưng không đủ can đảm ”
Đọc với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, nhấn giọng các từ: lắng xuống, hối
hận.
Đoạn 4: Tiếp đến “ Tôi trả lời ” Đọc đúng lời đối thoại của nhân vật .
“ Chúng ta sẽ không bao giờ giận nhau nữa,/ phải không / En- ri- cô? // ”
Đọc với giọng thân thiện, dịu dàng. ( Từ gạch chân là từ đọc nhấn giọng.)
“ Không bao giờ? // Không bao giờ! // Tôi trả lời.//” Đọc với giọng xúc động.
Đoạn 5: Còn lại.
Đáng lẽ chính con phải xin lỗi bạn / vì con có lỗi. // Thế mà con lại giơ
thước dọa đánh bạn //. Đọc với giọng nghiêm khắc.
- Tôi đã luyện phát âm các tiếng, từ có vần khó trước ở nhà.
Từ:
Khuỷu tay, nguệch ra,......
( Bài : Ai có lỗi? - trang 12 )
Tóm lại: Muốn đọc đúng, đọc hay bản thân tôi luôn phải tìm tòi qua các
loại sách báo, các chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên nắm vững phần ngữ âm
để dạy cho học sinh bởi tôi hiểu muốn rèn cho học sinh đọc đúng đọc hay thì
điều đầu tiên là giáo viên phải đọc đúng, có sức hấp dẫn với học sinh.
Giải pháp 3: Hướng dẫn, rèn cho học sinh các kĩ năng đọc văn bản.
3.1. Tổ chức cho học sinh có các kĩ năng nhìn, nghĩ, nghe, nói.
Trong khi dạy tập đọc, tôi thường tổ chức cho học sinh hoạt động bằng
cách nhìn, nghĩ, nghe, nói và làm , cụ thể là:
- Tổ chức cho học sinh nhìn dưới các hình thức: nhìn chữ để đọc to, để
đọc thầm, đọc lướt, nhìn tranh minh hoạ để rèn kĩ năng đọc cho học sinh.
- Tổ chức cho học sinh nghĩ dưới các hình thức:
+ Ghi nhớ từng phần nội dung bài.
+ Phân tích và tổng hợp (ở mức đơn giản) để tìm ra nghĩa của từ, nêu
nhận xét đơn giản về con người hoặc sự việc được đề cập trong bài.
+ Giải quyết vấn đề (ở mức đơn giản) theo cách liên hệ những nội dung
đơn giản trong bài đọc với cuộc sống để định hướng suy nghĩ hoặc hành động
cho đúng bản thân và một số người có liên quan để khắc sâu nội dung bài.
- Tổ chức cho học sinh nghe dưới các hình thức sau:
+ Nghe giáo viên đọc mẫu kết hợp với nhìn và đọc thầm theo.
6
+ Nghe câu hỏi, lời giao nhiệm vụ, lời dẫn của giáo viên, nghe ý kiến của
bạn.
- Tổ chức cho học sinh nói dưới các hình thức sau:
+ Đặt và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc (với giáo viên và với bạn)
+ Nhắc lại một phần nội dung đã ghi nhớ trong bài.
+ Nói thành câu ý của một đoạn.
+ Nói lại kết quả những việc đã làm theo chỉ dẫn của bài đọc.
+ Phát biểu ý kiến của cá nhân hoặc của nhóm trong khi thảo luận về nội
dung bài đọc.
- Tổ chức cho học sinh làm dưới các hình thức :
+ Cá nhân đọc nhẩm đọc thầm bài, đọc có biểu cảm một số câu hoặc đoạn
ngắn trong một số bài.
+ Cá nhân hoặc nhóm làm bài tập.
+ Nhóm sưu tầm tài liệu để đọc theo yêu cầu.
+ Nhóm tham gia các trò chơi để hiểu bài.
+ Nhóm làm theo chỉ dẫn trong bài.
Tóm lại: Thông qua các hoạt động học tập giáo viên giúp cho các em có
được những kĩ năng cơ bản cần thiết như: nhìn, nghĩ, nghe, nói, làm... để giúp
các em nhanh hiểu và dễ nhớ, nhớ lâu và hứng thú trong hoạt động học tập.
3.2. Luyện đọc to - đọc thành tiếng cho học sinh.
- Đối với những học sinh đọc còn nhỏ do các em thiếu tự tin và chưa
mạnh dạn trước đông người. Tôi động viên, khuyến khích, dạy cho các em cư
xử, tự nhiên, tự tin trước tập thể. Các em được đứng trước các bạn nhiều lần
dưới sự động viên, khuyến khích của các bạn, các em sẽ dần dần đọc to, dõng
dạc.
- Đối với học sinh đọc nhỏ vì chưa biết cách đọc như thế nào là to, tôi
hướng dẫn học sinh nâng giọng để đọc to hơn.
- Học sinh đọc nhỏ vì không biết cách lấy hơi, tôi luyện cho học sinh thở
sâu lấy hơi: học sinh đứng thẳng người, mặt nhìn thẳng, hít vào thật sâu và thở
ra thật đều. Học sinh có thể tăng dần thời gian hít thở và thở ra (nếu không có
nhiều thời gian thì hướng dẫn cho học sinh về nhà tập động tác này).
- Nếu HS đọc quá to hoặc gào lên, tôi luyện cho các em đọc với âm lượng
vừa phải.
Ví dụ: Khi dạy bài: Hai Bà Trưng - Tuần 19 - Tập 2 - Lớp 3 ( trang 4 )
- Bài này nội dung: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của
Hai Bà Trưng và nhân dân ta.
- Giọng đọc toàn bài: Giọng đọc to, rõ, mạnh mẽ.
- Nếu đọc nhỏ mất đi sự hào hùng, khí thế mạnh mẽ hào hùng của hai vị
nữ anh hùng chống giặc ngoại xâm đầu tiên của nước nhà.
Ví dụ: Khi dạy bài: Cửa Tùng - Tuần 13 - Tập 1 - Lớp 3 ( trang 109 )
- Bài này nội dung: Tả vẻ đẹp kì diệu của Cửa Tùng – một cửa biển thuộc
miền Trung nước ta.
7
- Giọng đọc toàn bài: Giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, tràn đầy cảm xúc
ngưỡng mộ.
- Nếu đọc to không thể hiện được cảm xúc, sự ngọt ngào, sự ngưỡng mộ
với vẻ đẹp của biển Cửa Tùng một cửa biển đẹp nổi tiếng ở miền Trung.
3. 3. Luyện cho học sinh đọc đúng.
a. Giúp học sinh không đọc thừa, đọc thiếu tiếng.
Tôi giúp học sinh đọc không thừa, không thiếu tiếng, từ. Tôi hướng dẫn
học sinh đọc như sau:
Ví dụ: Khi dạy bài: Người đi săn và con vượn - Tuần 32 - Tập 2 – Lớp 3
- Tôi đã hướng dẫn học sinh đọc từng tiếng, từ nếu học sinh đọc sai tôi sẽ
yêu cầu học sinh dừng lại và hướng dẫn học sinh phát âm lại cho đúng.
Từ:
xách nỏ, mũi tên, rỉ ra,........
- Sau đó tôi hướng dẫn học sinh đọc đọc câu, câu dài.
Câu: Nếu con thú rừng nào không may gặp bác ta/ thì hôm ấy coi như ngày tận
số.//
- Hướng dẫn đọc đoạn
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2 ngắt nghỉ hơi, nhấn giọng đúng.
Đoạn: Một hôm, / người đi săn xách nỏ vào rừng .// Bác thấy một con vượn
lông xám/ đang ngồi ôm con trên tảng đá.//Bác nhẹ nhàng rút mũi tên / bắn
trúng vượn mẹ.//
Vượn mẹ giật mình, / hết nhìn mũi tên/ lại nhìn về phía người đi săn bằng đôi
mắt căm giận,/ tay không rời con. // Máu ở vết thương rỉ ra / loang khắp ngực.//
( Từ gạch chân là từ cần đọc nhấn giọng.)
- Khi hướng dẫn học sinh đọc tiếng, từ, câu dài và đoạn đọc lần 1 tôi yêu
cầu học sinh dùng ngón tay trỏ chỉ từng tiếng, từ, câu để đọc.
- Đọc lần 2,3... tôi yêu cầu học sinh tự làm chủ tia mắt khi đọc.
- Về hình thức: Tôi đã tổ chức cho học sinh đọc cá nhân, nhóm, đồng
thanh.
b. Luyện đọc đúng chính âm:
Đối với học sinh trường tiểu học Hà Lâm nói chung và lớp tôi chủ nhiệm
nói riêng, khi phát âm không phân biệt được các tiếng có phụ âm đầu là
tr/ch,s/x...; tiếng có nguyên âm đôi không đọc lướt được; tiếng có thanh ngã đều
đọc bằng thanh hỏi.
* Sai phụ âm đầu: Các âm đầu học sinh đọc chưa chuẩn như: r/d; tr/ch; s/x các
âm này đều là phụ âm xát nhưng khi phát âm lại khác nhau.
Cách sửa:
* Phụ âm r/d:
- Khi phát âm r uốn đầu lưỡi về phía vòm hơi phát ra có tiếng thanh.
- Khi phát âm d đầu lưỡi gần chạm lợi hơi thoát ra sát có tiếng thanh.
* Phụ âm tr/ch:
- Khi phát âm tr đầu lưỡi uốn chạm vào vòm cứng bật ra không có tiếng
thanh.
- Khi phát âm ch đầu lưỡi chạm lợi rồi bật nhẹ không có tiếng thanh.
8
* Phụ âm s/x:
- Khi phát âm s đầu lưỡi uốn về phía trước, vòm hơi thoát ra xát mạnh
không có tiếng thanh.
- Khi phát âm x khe hẹp giữa đầu lưỡi và răng, lợi hơi thoát ra xát nhẹ
không có tiếng thanh. Để sửa các lỗi này tôi dùng phương pháp luyện cá nhân:
Giáo viên phát âm (chuẩn) học sinh phát âm theo, giáo viên chỉnh cho học sinh
theo mức độ chuẩn. * Sai phần vần:
Do các thành phần trong vần (âm đệm - âm chính - âm cuối) có sự tác
động qua lại làm thay đổi lẫn nhau, chuyển biến thành các vần khác.
Ví dụ: luôn luôn - lun lun
; ưu tiên – iu tin
chai rượu - chai riệu ; cái thuyền - cái thiền
Cách sửa: Các nguyên âm đôi: iê, ươ, ua, uô đọc lướt cả 2 âm kéo dài hơn khác
hẳn với i, ơ, u, ô... Khi sửa lỗi phần này tôi dùng phương pháp luyện tập tổng
hợp rồi mới phân tích: luyện tập để rèn cho các em phát âm đúng(chuẩn) sau đó
phân tích tách các vần để học sinh thấy chỗ sai mà các em mắc phải.
VD: thuyền học sinh phát âm sai thiền
Tách vần uyên: u + yê + n để học sinh thấy âm đôi yê chứ không phải iê, bằng
cách ấy học sinh sẽ có ý thức hơn về cách đọc và giúp học sinh phát âm đúng.
* Sai thanh điệu
Đa số các em mắc lỗi khi đọc thường đọc thanh ~ (ngã) sang thanh ?(hỏi)
Ví dụ:
rõ ràng – rỏ ràng ;
bé ngã - bé ngả
Cách sửa : Thanh ngã có âm vực cao;
Thanh hỏi có âm vực thấp
Để học sinh phát âm chuẩn tôi dùng phương pháp trực quan - làm mẫu
nhiều lần với nhiều loại âm tiết để học sinh tự điều chỉnh trong quá trình phát
âm.
Hướng dẫn học sinh phát âm các tiếng có thanh hỏi và thanh ngã như sau:
Bước đầu chắp các tiếng có cùng thanh, cùng vần.
Ví dụ: hỏi, sỏi, thỏi, gỏi, mỏi ...
;
ngã, bã, đã, giã ...
Tiếp theo chắp các tiếng có cùng thanh, cùng loại âm đầu.
Ví dụ: phổi, phẩy, phải
;
ngõ, ngỗng, ngã
Cuối cùng chắp bất kì âm đầu, các vần, các dấu thanh để học sinh luyện
đọc.
3.4. Luyện đọc nhanh - đọc lưu loát, trôi chảy, ngắt nghỉ đúng.
Thường sau phần luyện đọc tiếng đến phần luyện đọc nhanh để luyện cho
học sinh đọc nhanh tôi thường qua các khâu sau: Đọc nhanh qua khâu đọc to
(thành tiếng) - đọc nhỏ - đọc thầm – kĩ năng đọc nhanh.
Đọc nhanh hay còn gọi là đọc lưu loát, trôi chảy. Khi nói đến đọc nhanh là
nói đến phẩm chất đọc về mặt tốc độ. Tốc độ đọc còn phụ thuộc vào độ khó của
bài tập đọc và thể loại văn bản. Những bài có nội dung khó hiểu cần đọc chậm
hơn những bài có nội dung đơn giản. Thơ cần đọc chậm hơn các văn bản văn
xuôi. Để luyện đọc nhanh cho học sinh tôi làm như sau:
9
- Hướng dẫn cho học sinh làm chủ tốc độ đọc bằng cách đọc mẫu để học
sinh đọc theo tốc độ đã định. Luôn theo dõi tốc độ đọc của học sinh và biết "cầm
càng" giữ nhịp đọc. :
Nắng lên nở lắm nụ lan
Nòng nọc lặn lội giữa làn nước nông.
Lúa nếp là lúa nếp làng
Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng.
Sưu tầm: Văn học và tuổi thơ
- Khi đọc nhanh, học sinh thường hay bị đọc lặp, ngọng. Khi đó cần
chuẩn bị các câu có các âm nói nhanh thường hay bị lẫn để luyện tập đọc
nhanh. Đọc như thế nội dung của khổ thơ sẽ không được hiểu hoặc hiểu sai mục
đích và không cảm nhận được cho nên đọc nhanh là lưu loát, hay, truyền cảm
người đọc cảm nhận được nội dung chứ không phải là đọc liến thoắng.
Tóm lại: Luyện đọc nhanh là cung đoạn cuối cùng của đọc thành tiếng,
nó thể hiện ở kĩ năng đọc, muốn vậy người giáo viên cần hướng dẫn cho học
sinh đọc đúng, đọc to, đọc nhanh. Từ đó, dẫn đến đọc hay cảm nhận văn bản để
hiểu nội dung.
3.5. Luyện đọc đúng ngữ điệu.
*Đối với các bài văn thuộc thể loại miêu tả
Khi đọc các bài văn miêu tả, chỗ ngắt nghỉ phải trùng hợp với ranh giới
ngữ đoạn. Học sinh thường mắc lỗi ngắt giọng ở những câu văn dài có cấu trúc
ngữ pháp phức tạp hoặc mắc lỗi ngay cả những câu văn ngắn nhưng các em
chưa nắm được quan hệ ngữ pháp giữa các từ. Các em thường ngắt giọng để lấy
hơi một cách tuỳ tiện mà không chú ý đến ngữ nghĩa.
Khi dạy các bài văn, tôi thường lưu ý đến chỗ học sinh hay ngắt nghỉ sai
để xác định những điểm cần ngắt giọng, cần ưu tiên đến cấu trúc ngữ pháp và ý
nghĩa câu văn.
Ví dụ: Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy /nảy nở trong lòng
tôi / như mấy cánh hoa tươi / mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.//
Họ thèm vụng / và ước ao thầm / được như những người học trò cũ, / biết lớp, /
biết thầy / để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.//
(Từ gạch chân là từ cần đọc nhấn giọng )
(Nhớ lại buổi đầu đi học – Tập đọc 3 tập 1)
Những chú voi chạy đến đích trước tiên / đều ghìm đà,/ huơ vòi/ chào những
khán giả đã nhiệt liệt cổ vũ,/ khen ngợi chúng.//
( Hội đua voi ở Tây Nguyên- Tập đọc 3 tập 1)
*Đối với các bài thơ
Khi đọc thơ học sinh mắc lỗi ngắt nhịp là do không chú ý đến nghĩa mà
chỉ đọc theo áp lực của nhạc thơ một cách tuỳ tiện. Vì vậy các em thường hay
ngắt nhịp sai tạo ra sự không cân đối về mặt âm thanh khi đọc từng câu thơ cũng
như nội dung cảm nhận của văn bản.
Cũng giống như văn xuôi, tôi hướng dẫn cách ngắt nhịp. Bên cạnh việc
hướng dẫn học sinh ngắt giọng thể hiện đúng quan hệ ngữ nghĩa - ngữ pháp còn
10
cần phải hướng dẫn học sinh ngắt giọng biểu cảm, đó chính là những chỗ ngừng
hơi lâu hơn bình thường hoặc chỗ ngừng không do lô gíc ngữ nghĩa mà do dụng
ý của người đọc nhằm gây ấn tượng về cảm xúc, tập trung sự chú ý của người
nghe vào những từ ngữ mang trọng âm ngữ nghĩa.
Ví dụ:
Các anh về
Mái ấm/ nhà vui,
Tiếng hát/ câu cười
Rộn ràng xóm nhỏ.//
Các anh về
Tưng bừng trước ngõ,
Lớp lớp đàn em hớn hở chạy theo sau.//
Mẹ già bịn rịn áo nâu
Vui đàn con ở rừng sâu mới về.//
(Bộ đội về làng – Tập đọc 3 tập 2)
Ngày đẹp lắm/ bạn ơi/
Nắng vàng trải khắp nơi/
Chim ca trong bóng lá/
Ra sân/ ta cùng chơi.//
Quả cầu giấy /xanh xanh/
Qua chân tôi,/ chân anh//
Bay lên / rồi lộn xuống/
Đi từng vòng quanh quanh.//
(Cùng vui chơi –Tập đọc 3 tập 2)
*Đối với các bài thuộc thể loại kể chuyện
Cần đọc với giọng lột tả được tính cách nhân vật, chú ý nhấn giọng vào những
từ ngữ, câu văn diễn tả tâm lí, hành vi nhân vật, phân biệt giọng đọc thể hiện hai
loại ngôn ngữ:
- Ngôn ngữ trực tiếp
- Ngôn ngữ dẫn chuyện
Ví dụ : Khi dạy bài Cậu bé thông minh (Tiếng Việt 3 – tập I), tôi hướng dẫn
học sinh thể hiện giọng đọc :
- Lời dẫn chuyện: chậm rãi
- Lời của cậu bé: lễ phép, bình tĩnh, tự tin
- Lời của ông vua: oai nghiêm
11
Ngày xưa, /có một ông vua muốn tìm người tài ra giúp nước. // Vua hạ lệnh
cho mỗi làng trong vùng nọ / nộp một con gà trống biết đẻ trứng, / nếu không có
/ thì cả làng phải chịu tội.// ( đọc giọng chậm rãi )
Cậu bé kia, sao dám đến đây làm ầm ĩ? ( đọc giọng oai nghiêm )
Muôn tâu Đức vua // - cậu bé đáp - // bố con mới đẻ em bé, / bắt con đi xin
sữa cho em. // Con không xin được, / liền bị đuổi đi. // ( đọc với giọng lẽ phép,
bình tĩnh, tự tin )
*Đối với các bài thuộc văn bản hành chính - báo cáo.
Tôi hướng dẫn đọc rõ ràng, mạch lạc; ngắt nghỉ hơi đúng ở chỗ có dấu
câu.
Ví dụ: Khi dạy bài: Báo cáo kết quả tháng thi đua noi gương chú bộ đội (Tiếng
Việt 3 - tập 2), tôi hướng dẫn học sinh đọc rõ ràng mạch lạc từng nội dung, đúng
giọng một bản báo cáo; ngắt hơi ở dấu hai chấm và dấu phẩy, nghỉ hơi ở chỗ
xuống dòng và dấu chấm.
Ví dụ: Các công tác khác: // Lớp có điệu múa tham gia Liên hoan văn nghệ /
chào mừng Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam,/ đoạt giải Nhì. //
Giải pháp 4: Sử dụng phiếu bài tập khi dạy đọc hiểu trong phân môn Tập
đọc.
Song song với việc dạy đọc thành tiếng, đọc hiểu cũng góp phần nâng cao
kĩ năng đọc cho học sinh. Trước đây, hướng dẫn học sinh đọc hiểu chỉ dựa vào
phần hướng dẫn tìm hiểu bài trong sách giáo khoa bao gồm các câu hỏi, bài tập.
Các câu hỏi, bài tập chỉ yêu cầu học sinh một phương thức hành động duy nhất:
dùng lời. Nhược điểm của thể hiện bằng lời là tại một thời điểm chỉ có thể có
một học sinh được nói, những học sinh không được gọi đọc và trả lời câu hỏi,
làm bài tập thì chỉ ngồi nghe. Hành động “nghe” kết quả nghe không được thể
hiện ra bên ngoài nên giáo viên khó kiểm soát được, học sinh không hoạt động
tích cực, giảm hứng thú học tập.
Đối với học sinh Tiểu học có thể xem việc sử dụng phiếu bài tập trong giờ
tập đọc cũng là một hình thức của rèn kĩ năng đọc hiểu. Các bài tập đọc hiểu là
một phương tiện rất có hiệu quả và không thể thay thế được trong việc giúp học
sinh có năng lực ngôn ngữ, phát triển tư duy. Hoạt động của việc sử dụng phiếu
bài tập là điều kiện để thực hiện tốt mục đích của việc dạy tập đọc.
Ví dụ: Tiến trình sử dụng phiếu bài tập trong phần dạy đọc hiểu khi dạy bài
Nhớ lại buổi đầu đi học - Tiếng Việt 3 tập 1 ( trang 51 )
Tìm hiểu bài
*Làm việc nhóm:
- Học sinh đọc thầm cả bài và thảo luận để làm bài tập số 1 trong phiếu
bài tập. Đại diện các nhóm nêu kết quả, giáo viên chốt lại ý kiến đúng.
Bài 1: Tìm từ giống nghĩa với từ đặt trong ngoặc để thay thế từ trong ngoặc rồi
điền từ đó vào chỗ trống:
Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều, lòng tôi lại ......
(náo nức) những kỉ niệm ..........(mơn man) của buổi ...........(tựu trường).
12
Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp,
biết thầy để khỏi phải .........(rụt rè) trong cảnh lạ.
Đáp án:
Chỗ trống thứ nhất: rộn ràng hoặc lâng lâng,...
Chỗ trống thứ hai: thú vị, hoặc dễ chịu, hoặc vui vui,...
Chỗ trống thứ ba: buổi đến trường đầu tiên hoặc ngày đầu tiên đi học,...
- Học sinh đọc thầm đoạn thứ nhất và cá nhân tự làm bài tập số 2 trong phiếu
bài tập.
Mỗi cá nhân nêu kết quả và cả nhóm thống nhất chọn một câu trả lời đúng.
- Học sinh đọc thầm đoạn thứ hai (Buổi mai hôm ấy ... hôm nay tôi đi
học) và cá nhân tự làm bài tập số 3 trong phiếu bài tập. Mỗi cá nhân nêu kết quả
và cả nhóm thống nhất chọn câu trả lời đúng.
- Đại diện nhóm chữa bài tập 2 và 3. GV chốt lại ý kiến đúng.
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau:
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1 hoàn thành bài tập 2
- Hình thức: cá nhân
Bài 2: Hằng năm, điều gì gợi cho tác giả nhớ lại những kỉ niệm của buổi tựu
trường đầu tiên ?
a. Cuối mùa thu, lá rụng nhiều.
b.Mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
c. Cảnh vật xung quanh đang có sự thay đổi lớn.
Đáp án: Câu trả lời a.
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 2 hoàn thành bài tập 3
- Hình thức: nhóm đôi
Bài 3: Vì sao tác giả cảm thấy lạ khi đi trên con đường quen thuộc đến trường?
a . Vì hôm ấy tác giả được đi cùng mẹ.
b . Vì cảnh vật của hai bên đường hôm ấy đổi khác.
c . Vì tác giả lần đầu được đi học nên trong lòng có cảm xúc lo khiến tác
giả có cảm giác thấy lạ với nhiều cảnh vật quen.
Đáp án: Câu trả lời c.
- Học sinh đọc thầm đoạn cuối, đọc lướt từng câu trong bài tập số 4 trong
phiếu để làm bài tập này.
Bài 4: Ghi chữ Đ trước các chi tiết nói lên sự rụt rè, bỡ ngỡ của những học sinh
mới bắt đầu đi học và ghi chữ S trước chi tiết không nói về điều ấy.
a . Con đường này đã quen đi lại nhiều lần, nhưng lần này tự nhiên tôi
thấy lạ.
b . Mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân,chỉ dám đi từng
bước nhẹ.
c . Họ như con chim nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập
ngừng e sợ.
d . Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những học trò cũ .
Đáp án: Ghi chữ Đ trước các câu b, c, d. Ghi chữ S trước câu a.
13
Bài 5: Tóm tắt 3 đoạn của bài, mỗi đoạn bằng một câu rồi viết tóm tắt đó vào
chỗ trống:
- Tóm tắt đoạn 1……………..
- Tóm tắt đoạn 2: ……………
- Tóm tắt đoạn 3: …………….
* Làm việc chung cả lớp
- Giáo viên hướng dẫn làm bài 5 trong phiếu. Các câu hỏi gợi ý để HS
tóm tắt đoạn:
+ Đoạn thứ nhất: Hằng năm, lúc nào tác giả lại nhớ tới những kỉ niệm của
buổi tựu trường đầu tiên ?
+ Đoạn thứ hai: Tác giả có cảm giác gì với những cảnh vật quen thuộc
trong ngày tựu trường đầu tiên ?
+ Đoạn thứ ba: Các bạn của tác giả đến trường trong buổi học đầu tiên với
dáng vẻ như thế nào ?
- 1 hoặc 2 học sinh làm mẫu tóm tắt một đoạn. (Ví dụ: Hằng năm, cứ vào
cuối mùa thu, tác giả lại nhớ tới những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên).
Các học sinh khác hoàn thành bài tập này theo hướng dẫn vào sau giờ học.
Tóm lại: Phiếu bài tập là một công cụ đắc lực cho việc tìm hiểu nội dung
bài, để cảm nhận văn bản vì thế giáo viên phải lựa chọn phù hợp nội dung và đối
tượng lớp.
Giải pháp 5: Sử dụng một số hình thức trò chơi khi luyện đọc nâng cao hiệu
quả giờ dạy.
a. Trò chơi " Đọc thơ truyền điện "
Rèn kĩ năng đọc thuộc, nhanh những câu thơ trong bài mà học sinh đã đọc
thuộc lòng. Đồng thời luyện trí nhớ và phản xạ nhanh nhạy, kịp thời, góp phần
cảm nhận về ý câu thơ trong bài. Tôi đưa ra trò chơi. “ đọc thơ truyền điện ”
VD: Bài “ Cái cầu ”
Giáo viên phổ biến luật chơi và công bố tên bài thơ ( bài học thuộc lòng )
sẽ đọc truyền điện, nêu cách đọc.
Hai nhóm cử đại diện bốc thăm, hoặc oẳn tù tì để giành quyền đọc trước,
sau đó tiến hành như sau:
Đại diện nhóm đọc trước ( A1) sẽ đứng lên đọc những dòng thơ thuộc
cụm thứ nhất theo quy định của trọng tài rồi chỉ định thật nhanh “truyền điện ”1
bạn bất kì của nhóm đối diện ( B2 ). Bạn được chỉ định phải đứng dậy thật
nhanh để đọc tiếp những dòng thơ thuộc cụm thứ 2 của bài, nếu đọc đúng và trôi
chảy thì sẽ được chỉ định ngay một bạn ở nhóm kia ( A2) đọc tiếp những dòng
thơ thuộc cụm thứ 3 … cứ như vậy cho đến hết bài. Trường hợp người bị chỉ
định ( bị truyền điện) B1 chưa đọc ngay ( vì chưa thuộc ), các bạn ở nhóm đối
diện sẽ hô « 1,2,3 » ( hoặc đếm đến năm); hô ( đếm) song mà bạn đó vẫn không
đọc được thì phải đứng yên tại chỗ
( bị điện giật), người đã đọc những dòng thơ trước (A1) sẽ được chỉ định một lần
nữa để bạn khác trong nhóm đối diện đứng lên đọc tiếp ( B2). Nhóm nào có
14
nhiều người phải đứng không thuộc bài - bị điện giật là nhóm thua cuộc. Tuyên
dương đội thắng cuộc.
b. Trò chơi " Nghe đọc đoạn, đoán tên bài "
Trong những bài ôn tập yêu cầu học sinh đọc ôn lại các bài tập đọc. Nhằm
rèn cho các em kĩ năng đọc đúng và rõ ràng các bài văn trong các truyện kể (bài
Tập đọc 2 tiết) trong SGK Tiếng Việt 3. Đồng thời luyện kĩ năng nghe hiểu và
nhớ tên truyện kể đã học.
Tôi chia lớp làm 4 nhóm, 2 nhóm chơi, 2 nhóm làm trọng tài. Cũng có thể
cả 4 nhóm cùng chơi.
VD: Cho 2 nhóm đọc câu văn (theo số thứ tự ghi trong truyện kể) và đoán tên
bài
( tuần ôn tập giữa học kì I ):
+ Nhóm A: Đọc câu văn: (1) Thuyên và Đồng rời quê đi làm đã mấy năm.
+ Nhóm B: Đoán ( tên bài ) Giọng quê hương.
+ Nhóm B: Đọc câu văn: (2) Ngày xưa có hai người khách du lịch đến
nước Ê-ti-ô-pi-a.
+ Nhóm A: Đoán ( tên bài ) Đất quý, Đất yêu.
+ Nhóm A: Đọc câu văn : (3) Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ đông
nghịt người.
+ Nhóm B: Đoán ( tên bài ) Nắng phương Nam
+ Nhóm B: Đọc câu văn : (4 ) Pháp đánh một trăm năm cũng không
thắng nổi đồng chí Núp và làng Kông Hoa đâu.
+ Nhóm A: Đoán ( tên bài ) Người con của Tây Nguyên.
+ Nhóm A: Đọc câu văn : (5 ) Bãi cát ở đây từng được ngợi ca là« Bà
Chúa của bãi tắm ».
+ Nhóm B: Đoán ( tên bài) Cửa tùng.
+ Nhóm B: Đọc câu văn : (6) Ông ké chống gậy trúc, mặc áo Nùng đã
phai, bợt cả hai cửa tay.
+ Nhóm A: Đoán ( tên bài ) Người liên lạc nhỏ.
c. Trò chơi " Nhớ nhanh, đọc đúng "
Làm 4 phiếu gợi ý ghi từ ngữ đầu của câu thơ lục bát, câu thơ song thất
lục bát
Ví dụ: Dạy bài " Cùng vui chơi " ( Tiếng Việt 3 Tập 2 – Trang 83-84 )
Làm phiếu :
1.
Ngày đẹp................................
Khổ 1
2.
Quả cầu……………………..
Khổ 2
3.
Anh nhìn…………………….
Khổ 3
4.
Trong nắng…………………
Khổ 4
- Cách tiến hành:
15
Luật chơi: Trọng tài nêu luật.
Mỗi lượt chơi gồm 2 nhóm( tổ) có số HS bằng số phiếu gợi ý đã chuẩn bị
cho mỗi bài. Mỗi nhóm cử một nhóm trưởng để điều hành việc đọc thơ của
nhóm mình, hai nhóm trưởng bắt thăm (hoặc) oẳn tù tì để giành phần trao phiếu
trước (Nhóm A)
Mỗi học sinh trong nhóm A cầm một tờ phiếu ( giữ kín) khi nghe trọng tài
hô " bắt đầu" nhóm A cử một người trao một tờ phiếu cho một bạn bất kì ở nhóm
kia( Nhóm B ). Bạn nhận phiếu ở nhóm B phải đọc thuộc cả khổ thơ, câu thơ mà
có từ ghi trên phiếu. Nếu đúng sẽ được tính 10 điểm ( hoặc 10 điểm trọng tài qui
định). Khi trao hết số phiếu trọng tài tính tổng số điểm của nhóm B ( nhóm đọc
thuộc thơ) Tương tự đổi lại nhóm A đọc và tính điểm.
* Lưu ý: Chỉ được trao từng phiếu và trao cho mỗi bạn một lần. Không trao
nhiều phiếu một lúc và không trao một bạn nhiều phiếu. Người được nhận phiếu
phải tự nghĩ và đọc thuộc khổ thơ không được hỏi bạn khác trong nhóm, các bạn
trong nhóm không được nhắc bạn. Sau khi nhận phiếu quá 10 giây ( đếm từ
1đến 10 ) mà người nhận không đọc được thì sẽ không được tính điểm, nếu đọc
đủ câu nhưng có lỗi sai trừ 0,5 điểm. Kết thúc công bố kết quả nhóm nhiều điểm
là thắng cuộc.
Giải pháp 6: Giúp học sinh thực hiện đúng tư thế khi đọc bài.
Thực tế hiện nay có nhiều giáo viên chỉ chăm lo cho học sinh của mình
đọc sao cho đúng mà quên đi không hướng dẫn các em tư thế đọc, điều đó dẫn
đến các em dễ bị cận thị, bị cong vẹo cột sống...Vì vậy tôi luôn nhắc nhở học
sinh của mình cần đọc đúng tư thế.
- Tư thế đứng: Thẳng người, thẳng cổ, hai chân rộng bằng vai theo tư thế
nghỉ.
- Tư thế ngồi: Thẳng người, hai chân rộng bằng vai, kê lên thanh ngang
phía dưới của bàn học cho thoải mái, cổ thẳng.
- Sách mở rộng, cầm bằng hai tay. Khi ngồi đọc, mặt ngoài bàn tay tì lên
bàn, hơi nâng phần trên của sách lên, tạo một góc nhọn với mặt bàn.
- Để sách cách mắt khoảng 30 - 35 cm.
- Ngoài ra tôi đã chú ý đến việc phân loại đối tượng học sinh, nắm bắt
trình độ của từng em để có các biện pháp cụ thể, phù hợp với từng học sinh. Tôi
đã phân công học sinh khá, giỏi trong lớp kèm cặp giúp đỡ các học sinh yêú.
Ngoài ra tôi còn sắp xếp chỗ ngồi hợp lí cho các em, thường thường những em
đọc yếu tôi xếp ngồi trên dãy bàn đầu của lớp. Khi dạy tôi thường xuyên gọi các
em đọc bài. Đặc biệt khi thảo luận nhóm tôi thường yêu cầu nhóm cho các em
đứng lên trả lời để các em có cơ hội giao lưu với các bạn trong các giờ học thảo
luận tôi thường động viên các em để các em thay phiên nhau để làm nhóm
trưởng, thư ký tạo sự tự tin cho các em nhất là học sinh yếu.
Tóm lại: Ngồi đúng tư thế cũng mang lại cho tâm lý người đọc sự tự tin,
cách ngồi học khoa học dẫn đến chất lượng đọc sẽ cao hơn.
Các biện pháp thực hiện thu hút học sinh trong phân môn Tập đọc và để
gây hứng thú cho các em, tạo sự tự tin, ngoài ra để lại ấn tượng làm cho các em
16
nhớ bài nhanh, nhớ lâu mang lại hiệu quả cao trong giờ học. Tất cả các biện
pháp trên tôi đều áp dụng đồng thời trong quá trình dạy học. Tạo cho học sinh sự
say mê học tập, các em đã đọc rõ ràng, mạch lạc, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ và khi
đọc bài Tập đọc có lời của nhân vật các em đã thể hiện giọng đọc phù hợp với
nội dung của bài.
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Với sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 học
tốt phân môn Tập đọc ” đã áp dụng dạy học trong nhà trường, giúp tiết dạy trở
nên nhẹ nhàng mà hiệu quả, góp phần không nhỏ trong việc cải tiến phương
pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc .
Qua quá trình thực hiện áp dụng một số biện pháp vào trong quá trình
giảng dạy, đến giữa học kỳ II, tôi đã khảo sát việc đọc của học sinh thông qua
bài tập đọc: Rước đèn ông sao (tuần 26, tập 2, trang 71- SGK Tiếng Việt 3)
Bảng tổng hợp kết quả khảo sát phân môn Tập đọc của học sinh lớp 3B
Giữa học kì 2 - năm học: 2015 - 2016.
Sĩ số
25
Đọc diễn
cảm tốt
SL
%
10
40
Đọc trơn
tốt
SL
%
12
48
Đọc chưa
trôi chảy
SL
%
2
8
Đọc nhỏ, phát âm sai (s/x;
tr/ch, dấu hỏi/ dấu ngã)
SL
%
1
4
Qua kết quả khảo sát, tôi nhận thấy chất lượng đọc của học sinh có sự
chuyển biến rõ rệt. Học sinh không những đọc tốt hơn mà tự tin khi được đọc
bài, cảm thụ tốt nội dung các văn bản. góp phần không nhỏ trong việc nâng cao
chất lượng môn Tiếng Việt trong trường tiểu học.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận.
Muốn nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc mỗi giáo viên cần lưu ý các
vấn đề sau:
- Để rèn cho học sinh đọc đúng, đọc hay thầy cô cũng phải có sự chuẩn bị
chu đáo đặc biệt đọc mẫu của thầy phải chuẩn, hay có sức cuốn hút học sinh vì
trong khâu rèn đọc thì việc đọc mẫu của thầy giáo có ảnh hưởng rất lớn đối với
học sinh. Các em sẽ theo dõi lắng nghe thầy đọc và coi đó là chuẩn mực để bắt
chước để so sánh đánh giá với giọng đọc của mình.
- Giáo viên phải nắm chắc đối tượng học sinh để có sự phân chia theo
nhóm học sinh cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Chú trọng đến tất cả
đối tượng học sinh trong lớp nhất là học sinh yếu trong quá trình lên lớp. Có
những biện pháp dạy học đạt kết quả cao nhất nhằm phát huy hết tính tích cực,
sáng tạo trong học tập, tổ chức điều khiển gây bầu không khí sôi nổi kích thích
hứng thú học tập và nâng cao ý thức tự giác của học sinh.
- Giáo viên cẩn phải tìm hiểu chắc nội dung cơ bản của chương trình sách
giáo khoa, sách hướng dẫn, sách soạn bài để học sinh nắm vững nội dung bài,
hướng dẫn rõ cách đọc từng đoạn văn, đoạn thơ cho học sinh hiểu. Giảm bớt
17
hoặc sửa lại câu hỏi cho sát với từng đối tượng học sinh, tránh giảng triền miên,
nói nhiều. Luôn động viên khuyến khích học sinh khi các em có tiến bộ. Rèn
cho các em sự tự tin đọc trước đông người.
- Tổ chức thi kể chuyện, ngâm thơ, đọc hay trong lớp, trong trường vào
những ngày sinh hoạt tập thể, kỷ niệm ngày lễ lớn.
- Luôn phối hợp với phụ huynh chuẩn bị tốt điều kiện học tập cho các em
đặc biệt là sách vở, tài liệu đồ dùng học tập và động viên hỗ trợ khuyến khích
các em trong quá trình học tập.
II. Kiến nghị.
Đề nghị các cấp tổ chức các chuyên đề về môn Tiếng Việt để giáo viên
trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau nâng cao chất lượng giảng dạy.
Trên đây là một số kinh nghiệm giảng dạy “Một số biện pháp giúp học
sinh lớp 3 học tốt phân môn Tập đọc ” mà tôi đã rút ra trong quá trình giảng
dạy. Hi vọng với sáng kiến kinh nghiệm này sẽ giúp tôi và đồng nghiệp có thêm
một số biện pháp để nâng cao và phát huy khả năng đọc và cảm thụ văn bản cho
học sinh.
Do năng lực có hạn, chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong
nhận được ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thi tran, ngày15 tháng 3 năm 2016.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Đỗ Thị Thanh
18
MỤC LỤC
Nội dung
A. Mở đầu
I. Lí do chọn đề tài
II. Mục đích nghiên cứu
III. Đối tượng nghiên cứu
IV. Phương pháp nghiên cứu
B. Nội dung
I. Cơ sở lí luận.
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
III. Các giải pháp thực hiện.
IV.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
C.Kết luận và kiến nghị
I. Kết luận
II. Kiến nghị
Trang
1
1
1
1
2
2
2
3
4
17
17
17
18
19