Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Một số kinh nghiệm dạy học giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.85 KB, 19 trang )

MỤC LỤC

I. MỞ ĐẦU.
1. Lí do chọn đề tài.
2. Mục đích nghiên cứu.
3. Đối tượng nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2. Thực trạng việc dạy học về từ đồng âm và từ nhiều
nghĩa trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
III.KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận.
2. Kiến nghị.

Trang
2
2
2
2
2
2
2
3
4
17
18
18
18



1


I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm qua giáo dục tiểu học đã và đang thực hiện đổi mới
toàn diện, đồng bộ nội dung, chương trình giáo dục và đổi mới phương pháp dạy
học. Chương trình môn Tiếng Việt cũng có thay đổi đáng kể cả về nội dung và
cấu trúc chương trình. Một số nội dung khó được lược bỏ và sắp xếp lại cho phù
hợp với từng khối lớp, và mức độ kiến thức cũng có sự thay đổi.
Trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 5, phân môn Luyện từ và câu,
phần nội dung nghĩa của từ được tập trung biên soạn một cách khoa học và có
hệ thống. Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa là mảng kiến
thức quan trọng của phân môn Luyện từ và câu. Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận
thấy các em học sinh dễ dàng tìm được các từ trái nghĩa, việc tìm các từ đồng
nghĩa cũng không khó khăn, tuy nhiên giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa thì học
sinh thường nhầm lẫn và khả năng phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là
khó đối với học sinh. Mặt khác, khi dạy về từ nhiều nghĩa và từ đồng âm hầu
như giáo viên ít có sách tham khảo, chưa có nhiều tài liệu đề cập đến vấn đề này.
Trăn trở về vấn đề trên, qua nhiều năm dạy lớp 5, cũng như làm công tác quản lí
trực tiếp phụ trách chuyên môn khối 5, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm nhỏ về
cách hướng dẫn học sinh phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. Vì thế, tôi đã
chọn sáng kiến kinh nghiệm: “Một số kinh nghiệm dạy học giúp học sinh lớp 5
phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa”
2. Mục đích nghiên cứu
Tôi chọn đề tài này nghiên cứu với mục đích :
- Giúp học sinh tháo gỡ những nhầm lẫn giữa từ đồng âm với từ nhiều
nghĩa góp phần làm giàu thêm vốn từ cho học sinh .
- Giúp học sinh thiết lập mối quan hệ của từ với sự vật và tách được ý

nghĩa từ vựng của từ khỏi sự vật được biểu thị bởi từ .
- Giúp học sinh có năng lực sử dụng từ đồng âm và từ nhiều nghĩa trong
khi nói hoặc viết, để từ đó các em sử dụng được vốn từ làm công cụ giao tiếp tư
duy.
3. Đối tượng nghiên cứu
Một số kinh nghiệm giúp HS phân bịêt về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp xây dựng cơ sở lí thuyết.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế.
- Phương pháp thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Môn Tiếng Việt có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những tri thức về hệ
thống Tiếng Việt (hệ thống âm thanh, cấu tạo từ, cấu trúc ngữ pháp, khả năng
biểu cảm của ngôn ngữ, quy tắc họat động của ngôn ngữ), đồng thời hình thành
cho học sinh kĩ năng giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết). Ngoài ra Tiếng Việt còn là
công cụ giao tiếp và tư duy. Môn Tiếng Việt còn trang bị cho học sinh một số
2


công cụ để tiếp nhận và diễn đạt mọi kiến thức khoa học. Tiếng Việt là công cụ
để học các môn học khác. Các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết là phương tiện, là
điều kiện thiết yếu của quá trình học tập. Chính vì thế, giáo viên phải có những
phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng của bộ môn, mặt khác phải có kiến
thức Tiếng Việt vững vàng và không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ .
Qua thực tế giảng dạy, qua dự giờ của đồng nghiệp cho thấy việc dạy học
mảng kiến thức về nghĩa của từ còn nhiều vấn đề cần phải quan tâm, bàn cãi.
Giáo viên thường truyền thụ kiến thức về từ nhiều nghĩa và từ đồng âm một

cách máy móc, rập khuôn và sơ sài, kiến thức chỉ bó hẹp trong phạm vi sách
giáo khoa, thực sự nhiều giáo viên chưa hiểu một cách thấu đáo, chưa phân biệt
được trong từng trường hợp cụ thể. Giáo viên hướng dẫn học sinh giải quyết một
số bài tập về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa chưa thuyết phục, chưa hiểu được
bản chất của nó.
Khi thể hiện tiết dạy hầu như giáo viên chỉ chú ý đến đối tượng học sinh
có khả năng tiếp thu tốt, còn lại đa số học sinh khác thụ động ngồi nghe, học
sinh làm việc tẻ nhạt, thiếu hứng thú, chưa tạo được hiệu quả cho giờ học .
Đứng trước thực trạng trên và bằng kinh nghiệm của bản thân đã đúc kết
được qua nhiều năm dạy lớp 5, tôi mạnh dạn đưa ra: “ Một số kinh nghiệm chỉ
đạo dạy học giúp học sinh lớp 5 phân bịêt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa” nhằm
giúp học sinh tháo gỡ những lầm lẫn giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
2. Thực trạng việc dạy - học về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa trước
khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Thực trạng việc dạy của giáo viên:
Qua kinh nghiệm thực tế giảng dạy, qua dự giờ và trao đổi với đồng
nghiệp chúng tôi nhận thấy:
Khi dạy học Tiếng Việt ở lớp 5, việc giúp học sinh phân biệt từ đồng âm
và từ nhiều nghĩa thường gặp nhiều khó khăn, bởi phần kiến thức đưa vào trong
chương trình chỉ ở mức độ đơn giản. Phần nghĩa của từ mới dừng ở khái niệm,
thông qua các bài tập thực hành giúp học sinh hiểu và khắc sâu kiến thức.
Chương trình chưa chỉ ra những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa từ đồng
âm và từ nhiều nghĩa. Do vậy không chỉ học sinh mà cả giáo viên cũng cảm thấy
lúng túng, nhầm lẫn trong các trường hợp phức tạp. Chính vì thế, cũng gây
không ít tranh cãi trong giáo viên. Nhiều giáo viên còn né tránh những bài tập
phức tạp. Hơn nữa, phần kiến thức từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đưa vào
chương trình lớp 5 với thời lượng ít, bài luyện tập không nhiều nên phần lớn
giáo viên chưa thực sự chú trọng, kiến thức còn thiếu chắc chắn, chưa có sự đầu
tư thích đáng nên hiệu quả giờ dạy chưa cao.
2.2. Thực trạng việc học của học sinh:

Từ đồng âm được dạy trong 1 tiết ở tuần 5 chương trình Tiếng Việt lớp 5,
các em được học khái niềm về từ đồng âm. Các bài tập về từ đồng âm chủ yếu
giúp học sinh phân biệt nghĩa các từ đồng âm, đặt câu trong đó có các từ đồng
âm. Bài luyện tập về từ đồng âm đã được giảm tải, vì thế thời lượng trong
chương trình dành cho phần kiến thức này còn ít.
Từ nhiều nghĩa được dạy trong 3 tiết ở tuần 7 và tuần 8. Học sinh được
học khái niệm về từ nhiều nghĩa. Các bài tập chủ yếu là phân biệt các từ mang
3


nghĩa gốc và nghĩa chuyển, đặt câu phân biệt nghĩa, nêu các nét nghĩa khác nhau
của một từ.
Dạng bài tập về phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa không có trong khi
đó khả năng tư duy trừu tượng của các em còn hạn chế. Chính vì thế, khi học
sinh làm bài tập về phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, học sinh còn mơ hồ,
định tính, phần lớn học sinh chưa hiểu được bản chất về sự khác nhau cơ bản
của từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
3.1. Tìm hiểu nguyên nhân học sinh thường gặp khó khăn khi phân
biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
3.1.1. Nguyên nhân thứ nhất:
Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đều có đặc điểm và hình thức giống nhau,
đọc giống nhau, viết cũng giống nhau, chỉ khác nhau về ý nghĩa. Khi dạy học
giáo viên chưa giúp học sinh tìm ra điểm khác nhau cơ bản giữa từ đồng âm và
từ nhiều nghĩa.
Ví dụ 1: Từ đồng âm “bàn”(1) trong “cái bàn” và “bàn” trong “bàn công
việc” xét về hình thức ngữ âm thì hoàn toàn giống nhau còn nghĩa thì hoàn toàn
khác nhau.
- “bàn” (1) là danh từ chỉ một đồ vật có mặt phẳng, chân đứng để đồ đạc
hoặc làm việc, “bàn” (2) là động từ chỉ sự trao đổi ý kiến.

Ví dụ 2: Từ nhiều nghĩa: “bàn”(1) trong “cái bàn” và “bàn”(2) trong “bàn
phím”.
Hai từ “bàn” này, về hình thức ngữ âm hoàn toàn giống nhau còn nghĩa
thì “bàn” (1) chỉ một đồ vật có mặt phẳng, có chân dùng để đi kèm với ghế làm
đồ nội thất; “bàn”(2) là bộ phận tập hợp các phím trong một số loại đàn hoặc
máy tính.
- “bàn” trong “cái bàn” mang nghĩa gốc còn “bàn” trong “bàn phím”
mang nghĩa chuyển.
3.1.2. Nguyên nhân thứ hai:
Học sinh còn chưa phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều
nghĩa.
3.1.3. Nguyên nhân thứ ba:
Trong chương trình Tiếng Việt 5, nội dung phần dạy về nghĩa của từ chưa
có dạng bài tập phối hợp cả hai kiến thức về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa để
học sinh rèn kĩ năng phân biệt.
3.2. Giúp học sinh nắm vững khái niệm và sự khác nhau cơ bản giữa
từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
3.2.1. Từ đồng âm.
3.2.1.1. Khái niệm: Từ đồng âm Là những từ giống nhau về âm nhưng
khác hẳn nhau về nghĩa (theo SGK TV5 - tập 1 - trang 51)
3.2.1.2. Nguồn gốc:
Đại bộ phận các từ đồng âm không được giải thích về nguồn gốc, nhưng
có một số từ, nhóm từ người ta có thể phát hiện ra con đường hình thành nên
chúng.
4


* Những nhóm đồng âm không tìm được lí do hình thành chủ yếu gồm
các từ bản ngữ.
Ví dụ:

- bay (cái bay) (Danh từ) - bay(chim bay) (Động từ);
- rắn (chất rắn) (Tính từ) - rắn (con rắn) (Danh từ);
- đá (hòn đá) (Danh từ) - đá (đá bóng) (Động từ);
Đây chính là nhóm từ đồng âm ngẫu nhiên thường gặp, dạng này học sinh
dễ nhận biết.
* Nhóm từ đồng âm do tiếp thu, vay mượn các từ của ngôn ngữ khác: Từ
được vay mượn có thể đồng âm với từ của bản ngữ và chúng tạo nên nhóm đồng
âm; hoặc cũng có khi hai, ba từ được vay mượn từ những ngôn ngữ khác nhau
và đồng âm với nhau.
Ví dụ:
- Trong tiếng Việt: sút1 (giảm sút: gốc Việt) - sút2 (sút bóng: gốc Anh)
* Nhóm từ đồng âm do sự tách biệt nghĩa của từ nhiều nghĩa, một nghĩa
nào đó bứt ra khỏi cơ cấu nghĩa chung và hình thành một từ mới đồng âm với
chính từ ban đầu. Ở đây, thực ra đã có sự đứt đoạn trong chuỗi liên hệ về nghĩa
để dẫn đến những cặp từ đồng âm.
Ví dụ: Trong tiếng Việt: quà1 (món ăn ngoài bữa chính) - quà2 (vật tặng
cho người khác)
* Từ đồng âm hình thành do nhiều cơ chế: do trùng hợp ngẫu nhiên ( gió
bay, bọn bay, cái bay); do từ vay mượn trùng với từ có sẳn( đầm sen, bà đầm; la
mắng, nốt la); do từ rút gọn trùng với từ có sẵn (hụt mất hai ly, cái ly; hai ký, chữ
ký;...)
3.2.1.4. Phân loại các từ đồng âm dựa vào yếu tố từ loại.
* Từ đồng âm thuộc cùng một từ loại.
Ví dụ:
+ Cùng từ loại danh từ:
- đường (đắp đường) - đường (đường phèn).
- đường kính (một loại đường để ăn) - đường kính (dây cung lớn nhất của
đường tròn).
Ví dụ:
+ Cùng từ loại động từ:

- cất (cất vó) - cất (cất tiền vào tủ) - cất (cất hàng) - cất (cất rượu)
* Từ đồng âm khác nhau về từ loại.
Ví dụ:
- chỉ (danh từ ) trong “cuộn chỉ” - chỉ (động từ) trong “chỉ tay”
Loại từ đồng âm này chiếm số nhiều trong Tiếng Việt.
* Nhóm từ đồng âm do chuyển hóa từ loại của từ.
Ví dụ:
- “cuốc” (danh từ) trong “cái cuốc”; “cuốc” (động từ) trong “cuốc đất”
- “cưa” (danh từ) trong “cái cưa” ; “cưa” (động từ) trong “cưa khúc gỗ”
- “thịt ” (danh từ) trong“ miếng thịt”; “thịt”(động từ) trong “thịt con gà”
- “chèo”(danh từ) trong “mái chèo” ; “chèo"(động từ) trong“chèo thuyền”
5


Trong nội dung các bài tập của sách giáo khoa, chưa có bài tập nào đề cập
đến nhóm từ đồng âm này, nên khi gặp trường hợp này học sinh thường gặp lúng
túng. Đây là hiện tượng chuyển hóa từ loại của từ, nghĩa của mỗi từ hoàn toàn
khác nhau - đó là hiện tượng đồng âm.
3.2.2. Từ nhiều nghĩa:
3.2.2.1. Khái niệm: Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay
một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ
với nhau. (SGK Tiếng Việt 5 Tập 1 - trang 67)
Nghĩa gốc là nghĩa chính của từ. Nghĩa chuyển là nghĩa được suy ra từ
nghĩa gốc.
Ví dụ :
- Đôi mắt của bé mở to. (từ mắt chỉ bộ phận quan sát của con người mọc ở
trên mặt- được dùng với nghĩa gốc.)
- Quả na mở mắt. (nghĩa của từ “mắt” trong trường hợp này được phát
triển dựa vào sự giống nhau về hình dáng - là nghĩa chuyển.)
- mắt lưới (tương tự, nghĩa của từ “mắt” trong trường hợp này cũng được

phát triển dựa vào sự giống nhau về hình dáng - là nghĩa chuyển.)
3.2.2.2. Phân loại các từ nhiều nghĩa dựa vào yếu tố từ loại.
* Từ nhiều nghĩa thường là những từ cùng từ loại.
Ví dụ: Từ “mũi” trong các kết hợp sau đều là danh từ.
- mũi em bé - mũi dao - mũi thuyền - mũi kim
Ví dụ: Từ “đi” trong các kết hợp sau đều là động từ.
- đi bộ - đi chơi - đi ngủ - đi máy báy
Ví dụ: Từ “cứng” trong các kết hợp sau đều là tính từ.
- thép có đặc điểm cứng - lúa đã cứng cây - lí lẽ rất cứng - học lực loại
cứng - cách giải quyết hơi cứng - thái độ cứng quá
* Tuy nhiên cũng có trường hợp từ nhiều nghĩa không cùng từ loại.
Ví dụ:
Mùa xuân(1) là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân(2).
xuân 1 là danh từ; xuân 2 là tính từ.
Ví dụ:
- Chiếc cúp bóng đá thế giới được làm bằng vàng(1).
- Hôm qua là một ngày vàng (2)của thể thao Việt Nam.
- Nguyễn Thuý Hiền là cô gái vàng(3) của thể thao Việt Nam.
- Cô ấy là người có tấm lòng vàng(4).
vàng (1): danh từ ; vàng (2),(3),(4) : tính từ.
3.2.2.3. Phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa
* Nghĩa gốc: Là nghĩa đầu tiên của từ, là khái niệm đầu tiên mà từ biểu
thị.
Các từ mang nghĩa gốc thường là từ chỉ tên gọi của các bộ phận trên cơ
thể người, động vật,..hay là từ chỉ hoạt động, tính chất của người, động vật, sự
vật,...
Ví dụ:
- mắt em bé, đầu người, chân gà, mũi chó, tai chú mèo, lưng trâu,...
6



- em bé tập đi, đứng nghiêm trang chào cờ, bé chạy lon ton, ăn cơm,....
* Nghĩa chuyển: Là nghĩa xuất hiện sau nghĩa gốc, được hình thành trên
cơ sở của nghĩa gốc.
Từ mang nghĩa chuyển bao giờ cũng có mối quan hệ về nghĩa với từ mang
nghĩa gốc.
* Sự phát triển về nghĩa của từ:
- Từ mang nghĩa chuyển, nghĩa của nó được phát triển từ một nét
nghĩa của nghĩa gốc, thường có ba dạng sau :
+ Dạng 1: Nghĩa của từ phát triển dựa vào sự giống nhau về hình thức
giữa các sự vật, hiện tượng hay nói cách khác là dựa vào các kiểu tương quan về
hình dáng.
Ví dụ:
Mũi ( mũi người) và Mũi( mũi thuyền) nghĩa chung là nhọn, nhô về phía
trước
+ Dạng 2: Nghĩa của từ phát triển trên cơ sở giống nhau về cách thức hay
chức năng của các sự vật, hiện tượng .
Ví dụ: cắt ( cắt cỏ) với cắt (cắt quan hệ )
+ Dạng 3: Nghĩa của từ phát triển trên cơ sở giống nhau về kết quả do tác
động của các sự vật đối với con người.
Ví dụ: đau (đau vết mổ) và đau (đau lòng)
- Ngoài ra, nghĩa của từ phát triển dựa trên quan hệ gắn bó có thực
của các sự vật hiện tượng, thường có 2 dạng sau:
+ Dạng 1: Nghĩa của từ phát triển từ chỗ gọi tên bộ phận nghĩa gốc
chuyển sang gọi tên cơ thể, toàn thể.
Ví dụ: chân là những tên gọi chỉ bộ phận được chuyển sang chỉ cái toàn
thể (anh ấy có chân trong đội bóng)
+ Dạng 2: Nghĩa của từ phát triển trên quan hệ giữa vật chứa với cái được
chứa.

Ví dụ: Nhà: là công trình xây dựng (Anh trai tôi đang làm nhà.)
Nhà: là gia đình ( Cả nhà đã có mặt.)
3.2.3. Dấu hiệu để phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa giống nhau về âm (nói đọc giống nhau, viết
cũng giống nhau). Làm thế nào để giúp học sinh phân biệt được từ đồng âm và
từ nhiều nghĩa? Vậy mấu chốt của vấn đề là phải làm cho học sinh hiểu đúng
bản chất kiến thức. Điểm khác nhau cơ bản giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
là:
+ Từ đồng âm với nhau thì luôn luôn đồng âm trong tất cả mọi hoàn cảnh
sử dụng. Các từ đồng âm bao giờ cũng khác hẳn nhau về nghĩa. Bản thân mỗi từ
đều mang nét nghĩa riêng biệt, không thể tìm được một nét nghĩa chung nào giữa
các từ.
+ Từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về
nghĩa.
Ví dụ: Từ “đường” trong các trường hợp sau là từ đồng âm hay từ nhiều
nghĩa?
- Từ “đường” (1) trong “ đường rất ngọt”
7


- Từ “đường” (2) trong “ đường dậy điện thoại”
- Từ “đường” (3) trong “ ngoài đường xe cộ đi lại nhộn nhịp”.
Để có được kết luận đúng, trước hết giáo viên cần giúp học sinh tìm hiểu
nghĩa của các từ “đường” (1), “đường”(2), “đường”(3) là gì?
Để có thể giải nghĩa chính xác các từ “đường” như trên, các em phải có
vốn từ phong phú, có vốn sống. Vì vậy trong dạy học tất cả các môn, giáo viên
luôn chú trọng trau dồi, tích lũy vốn từ cho học sinh, nhắc học sinh có ý thức
tích lũy cho mình vốn sống và yêu cầu mỗi học sinh phải có được một cuốn từ
điển Tiếng Việt biết cách tra từ điển Tiếng Việt đồng thời nắm được một số biện
pháp giải nghĩa từ.

Xét nghĩa của 3 từ “đường” trên ta thấy:
- Từ“đường” (1): chỉ một chất có vị ngọt
- Từ “đường” (2): chỉ dây dẫn, truyền điện thoại phục vụ cho việc thông
tin liên lạc
- Từ “đường”(3): chỉ lối đi cho các phương tiện, người, động vật
Từ “đường”(1) và từ “đường”(2) có nghĩa hoàn toàn khác nhau, không có
nét nghĩa chung – kết luận hai từ này là từ đồng âm.
Tương tự như trên từ “đường”(1) và từ “đường”(3) cũng hoàn toàn khác
nhau về nghĩa nên hai từ này cũng là từ đồng âm.
Từ “đường”(2) và từ “đường”(3)có mối quan hệ mật thiết về nghĩa trên cơ
sở của từ “đường”(3) chỉ lối đi, ta suy ra nghĩa của từ “đường”(2) có nghĩa
truyền đi theo vệt dài (dây dẫn). Như vậy từ “đường”(3) là nghĩa gốc, còn từ
“đường”(2) là nghĩa chuyển – kết luận “đường”(2) và “đường”(3) là từ nhiều
nghĩa.
Từ nhiều nghĩa, trong đó chỉ có một nghĩa gốc, các nghĩa khác là nghĩa
chuyển, nghĩa chuyển bao giờ cũng có mối liên hệ với nghĩa gốc, nghĩa chuyển
được suy ra từ nghĩa gốc. Các từ mang nghĩa chuyển thì thường có thể nêu nghĩa
bằng cách thay thế bằng một từ khác (mang nghĩa phụ).
Ví dụ:
Mùa xuân(1) là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân(2).
Ta thấy rằng: “xuân”(2) được dùng theo nghĩa chuyển vì “xuân” có thể
thay thế bằng “tươi đẹp”.
3.3. Xây dựng phương pháp dạy về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
Trong quá trình dạy học các bài Từ đồng âm, Từ nhiều nghĩa, giáo viên
cần kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học như: phương pháp hỏi đáp,
phương pháp giảng giải, phương pháp trực quan kết hợp với luyện tập thực hành
giúp học sinh nhận biết được và phân biệt được từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
Khi dạy bài Từ đồng âm và Từ nhiều nghĩa, giáo viên cần thực hiện theo
quy trình các bước.

Bước 1: Cho học sinh nhận biết, phân tích ngữ liệu để phát hiện những
dấu hiệu bản chất của từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa.
Bước 2: Rút ra các đặc điểm của từ đồng âm, từ nhiều nghĩa và nêu khái
niệm.
Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh tự lấy thêm ví dụ về các trường
hợp từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa.
8


Qua việc học sinh tự lấy thêm ví dụ, giáo viên có thể nắm bắt được mức
độ hiểu bài của học sinh và có thể giúp các em giải quyết các trường hợp các em
còn nhầm lẫn giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
Bước 4: Luyện tập, củng cố kiến thức thông qua các bài tập.
Trong chương trình sách giáo khoa, bài Từ nhiều nghĩa được sắp xếp sau
bài “Từ đồng âm”. Để giúp học sinh tránh sự nhầm lẫn giữa từ đồng âm với từ
nhiều nghĩa thì ngay khi dạy bài Từ đồng âm, giáo viên có thể đưa thêm ví dụ về
các trường hợp không phải đồng âm để các em nhận xét.
Ví dụ: Từ “quả” trong các trường hợp sau đây có phải hiện tượng đồng
âm hay không?
- quả cam, quả bóng, quả trứng, quả đất, quả tim
Bài tập này giáo viên chủ yếu yêu cầu học sinh nhận diện từ “quả” trong
các trường hợp trên là hiện tượng đồng âm hay không phải đồng âm, chưa yêu
cầu các em giải thích.
Khi dạy bài Từ nhiều nghĩa, sau khi học sinh đã nắm được khái niệm
cũng như đặc điểm của từ nhiều nghĩa, giáo viên có thể cho học sinh tìm ra
những điểm giống nhau và khác nhau giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, đồng
thời có thể đưa thêm ví dụ giúp học sinh hiểu rõ hơn bản chất của từ đồng âm và
từ nhiều nghĩa.
Ví dụ:
- Từ “chỉ” trong các trường hợp sau là từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa? Vì

sao?
sợi chỉ – chiếu chỉ – chỉ đường – một chỉ vàng.
Ở bài tập này, giáo viên yêu cầu học sinh giải thích lí do lựa chọn để
khẳng định kiến thức và khả năng nhận diện, phân biệt từ đồng âm với từ nhiều
nghĩa. Sau khi học sinh trả lời giáo viên chốt lại từ “chỉ” trong các trường hợp
trên có quan hệ đồng âm vì nghĩa của từ “chỉ” trong mỗi trường hợp hoàn toàn
khác nhau, không có quan hệ về nghĩa.
3.4. Xây dựng hệ thống bài tập về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa giúp
học sinh phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.
Để giúp học sinh phân biệt được từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, ngoài các
bài tập trong sách giáo khoa, giáo viên cần xây dựng hệ thống bài tập giúp học
sinh khắc sâu kiến thức của từng bài. Các bài tập này giáo viên có thể hướng dẫn
cho học sinh trong các tiết Thực hành Tiếng Việt. Với cùng một ngữ liệu song
giáo viên có thể chủ động đưa ra yêu cầu phù hợp với từng giai đoạn học tập hay
phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh giúp học sinh khắc sâu kiến thức,
giúp học sinh tháo gỡ những nhầm lẫn giữa từ đồng âm với từ nhiều nghĩa góp
phần làm giàu thêm vốn từ cho học sinh .
Dạng 1: Phân biệt nghĩa của các từ
Bài tập dạy bài: Từ đồng âm
Bài 1: Phân biệt nghĩa của các từ đồng âm trong các cụm từ sau:
Cánh đồng (1) – tượng đồng (2) – một nghìn đồng(3).
Bài tập này, giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa của các từ “đồng” ở mỗi
trường hợp: “đồng”(1) chỉ khoảng đất rộng, bằng phẳng, dùng để cấy, trồng trọt.
“đồng” (2) là kim loại; “đồng” (3) là đơn vị tiền tệ Việt Nam
9


- Nghĩa của các từ “đồng” trong các trường hợp trên hoàn toàn khác nhau,
Vậy chúng là những từ đồng âm.
Bài 2: (yêu cầu như bài 1)

a) bạc
- Cái nhẫn bằng bạc.
- Đồng bạc trắng hoa xòe.
- Cờ bạc là bác thằng bần.
- Ông Ba tóc đã bạc
- Cái quạt máy này phải thay bạc
b) lạc
- lạc đề
- củ lạc
- lạc đà
c) đàn
- cây đàn ghi ta
- vừa đàn vừa hát
- lập đàn để tế lễ
- bước lên diễn đàn
- đàn chim tránh rét trở về
d) đình
- Qua đình ngã nón trông đình.
- Công việc bị đình lại vì không có người làm.
e) đơn
- Lan bị ốm, phải viết đơn xin nghỉ học.
- Nhà đơn người,chỉ có một mẹ một con.
g) mai
- Nếu miền bắc có hoa đào thì miền nam có hoa mai.
- Rùa, mực, cua là các con vật có mai.
- Nay đây, mai đó.
h) lồng
- Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên.
- Chú chim bị nhốt trong lồng trông thật đáng thương.
i) cam

- Mẹ em đi chợ bán cam.
- Cô ấy là người cam chịu, không bao giờ kêu ca phàn nàn gì.
k) đông
- Mùa đông năm nay rất lạnh.
- Ngoài đường sáng nay thật đông người.
l) vàng
- Đồng lúa chín vàng.
- Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
m) đậu
- Mẹ rất vui vì anh tôi thi đậu Đại học.
- Xôi này nhiều đậu nên rất ngon.
( Các từ in đậm trong các trường hợp trên có quan hệ là từ đồng âm)
10


* Một số trường hợp dùng từ đồng âm để chơi chữ.
Trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5, bài “Dùng từ đồng âm để chơi
chữ” đã được cắt bỏ theo chương trình giảm tải, tuy nhiên ngoài các tiết dạy
chính khóa, nếu có điều kiện, giáo viên có thể cho học sinh làm quen với dạng
bài tập này, giúp làm phong phú vốn từ của học sinh và khắc sâu hơn kiến thức
về từ đồng âm
Bài 1: Mỗi câu dưới đây có mấy cách hiểu? Hãy diễn đạt cho rõ nghĩa
từng cách hiểu ấy (có thể thêm một vài từ).
- Mời các anh chị ngồi vào bàn.
- Đem cá về kho.
- Hoa mua bên đường.
- Xe bò lên dốc.
Mỗi câu trên đều có 2 cách hiểu, vì mỗi từ in đậm trên đầu có thể hiểu
theo 2 nghĩa.
Ví dụ: Từ “kho” trong câu trên được hiểu theo 2 nghĩa. Nghĩa thứ nhất

“kho” là nơi cất giữ của cải, sản phẩm, hàng hóa hoặc nguyên vật liệu; nghĩa thứ
hai “kho” là nấu kĩ thức ăn mặn.
Cách hiểu 1: Đem cá về để vào trong kho.
Cách hiểu 2: Đem cá về kho lên để ăn.
Bài 2: Gạch chân dưới từ đồng âm trong bài ca dao sau:
Bà già đi chợ cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói gieo quẻ nói rằng:
Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn.
Từ “lợi” trong câu trên được hiểu theo 2 nghĩa. Nghĩa thứ nhất, “lợi” có
nghĩa là cái có ích mà con người thu được khi nó nhiều hơn những gì mà con
người phải bỏ ra. Nghĩa thứ hai, “lợi” là phần thịt bao giữ xung quanh chân
răng.
Bài 3: Trong bài thơ “Rắn đầu biếng học” của Lê Quý Đôn cũng sử dụng
từ đồng âm nào?
Chẳng phải liu điu cũng giống nhà
Rắn đầu biếng học lẽ không tha
Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ
Nay thét mai gầm rát cổ cha
Ráo mép chỉ quen tuồng nói dối
Lằn lưng cam chịu dấu roi da
Từ nay Trâu Lỗ xin gắng học
Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia.
Các từ đồng âm trong bài thơ này (mỗi dòng có 1 từ) vừa chỉ một loài rắn,
vừa mang một nghĩa khác. Đó là các từ : liu diu, rắn, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn,
trâu, hổ mang
Bài 4:
Trùng trục như con chó thui
Chín mặt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu
(Là con gì?)

11


Trong câu chuyện trên từ “chín” được hiểu theo 2 nghĩa. Nghĩa thứ nhất
“chín” là số tiếp theo số tám trong dãy số tự nhiên. Nghĩa thứ hai “chín” là (thức
ăn) được nấu nướng kĩ đến mức ăn được.
Bài 5: Chỉ ra những từ đồng âm được dùng để chơi chữ trong các câu sau:
- Bác bác trứng, tôi tôi vôi.
- Con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa.
Bài 6: Đọc truyện vui sau:
Con rể nói với mẹ vợ:
- Nhà con dạo này không biết lây ai mà mắc bệnh than (1) mẹ ạ.
Mẹ vợ hốt hoảng:
- Thôi chết. Thế có nặng và nguy hiểm lắm không con?
- Chỉ nguy hiểm với con thôi.
- Sao thế?
- Vì cứ đi làm về là cô ấy la, còn tối đến thì cô ấy than.
Truyện vui trên gây cười bằng cách nào?
Từ “than” trong câu nói của người con rể có nghĩa là”kêu than, thốt ra lời
cảm thương”, đồng âm với từ “than” là tên một loại bệnh theo cách hiểu của
người mẹ vợ. Hai từ đồng âm này tạo sự bất ngừ và tạo nên yếu tố gây cười.
Bài 7: Câu chuyện vui sau đây tác giả đã sử dụng từ đồng âm nào để chơi
chữ?
Xưa, có anh chàng mượn của người hàng xóm một cái vạc đồng. ít lâu
sau anh ta trả cho người hàng xóm hai con cò, nói là vạc đã biến mất nên đền
hai con cò này. Người hàng xóm đi kiện. Quan gọi hai người đến xử. Người
hàng xóm thưa: “Bẩm quan, con cho hắn mượn vạc, hắn không trả”, anh chàng
nói “bẩm quan, con đã đền cho anh ta cò”.
- Nhưng vạc của con là vạc thật
- Dễ cò của tôi là cò giả đấy phỏng? – Anh chàng trả lời

- Bẩm quan, vạc của con là vạc đồng.
- Dễ cò của tôi là cò nhà đấy phỏng?
Trong câu chuyện trên từ “vạc” được hiểu theo 2 nghĩa. Nghĩa thứ nhất
“vạc” là đồ dùng để nấu, giống cái chảo lớn và sâu. Nghĩa thứ hai “vạc” là loài
chim có chân cao thường đi ăn đêm, kêu rất to.
Với bài tập này ngoài việc chỉ ra các từ đồng âm, đối với học sinh có khả
năng tiếp thu tốt, giáo viên còn có thể yêu cầu các em nêu cách hiểu của mình về
các câu trên.
Bài tập dạy bài: Từ nhiều nghĩa
Bài 1: Xác định nghĩa của từ in đậm trong các kết hợp từ dưới đây, rồi
phân chia các nghĩa ấy thành 2 loại: nghĩa gốc, nghĩa chuyển.
a) lưỡi
- Khi phát âm “r” phải cong lưỡi.
- Lưỡi dao này rất sắc.
b) miệng
- Sáng nào em cũng xúc miệng nước muối để phòng viêm họng.
- Vùng này xưa kia là miệng núi lửa.
c) tóc
12


- Bóng đèn bị cháy dây tóc
- Ông em tóc bạc trắng.
d)tay
- Tiểu đội có ba tay súng giỏi.
- Anh Ba có đôi tay rắn chắc.
- Dây bầu đã ra tay bám chắc vào giàn
e) chân
- Chân em băng qua bao núi bao đèo.
- Anh ấy là một chân sút cừ khôi.

- Lan có chân trong đội tuyển toán.
g) chạy
- Cầu thủ chạy đón quả bóng
- Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh kẻ chạy lại
- Tàu chạy trên đường ray
- Đồng hồ này chạy chậm
- Mưa ào xuống, không kịp chạy lúa phơi ngoài sân
- Nhà ấy chạy ăn từng bữa
- Con đường mới mở chạy qua làng tôi
h) quả
- Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao
(Trần Đăng Khoa)
- Quả cau nho nhỏ, cái vỏ vân vân
(ca dao)
- Trăng tròn như quả bóng
(Trần Đăng Khoa)
- Quả đất là ngôi nhà chung của chúng ta.
- Quả hồng như thể quả tim giữa đời.
i) cứng
- Lúa đã cứng cây
- Lí lẽ rất cứng
- Học lực loại cứng
- Cứng như thép.
- Thanh tre cứng quá, không uốn cong được
- Quai hàm cứng lại, chân tay tê cứng
- Cách giải quyết hơi cứng, thái độ cứng quá
k) ngọt
- Khế chua, cam ngọt.
- Trẻ em ưa nói ngọ, không ưa nói xẵng.
- Đàn ngot, hát hay.

Té ngọt.
l) sườn
- Nó hích vào sườn tôi
- Con đèo chạy ngang sườn núi
- Tôi đi qua phía sườn nhà
- Dựa vào sườn của bản báo cáo…
13


m) xuân
Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân
(Hồ Chí Minh)
- Ngày xuân con én đưa thoi
(Nguyễn Du)
- Sáu mươi tuổi hãy còn xuân chán
So với ông Bành vẫn thiếu niên
(Hồ Chí Minh)
- Khi người ta đã ngoài 70 xuân thì tuổi tác càng cao, sức khỏe càng
thấp.
( Các từ in đậm trong các trường hợp trên đều có quan hệ là từ nhiều nghĩa)
Bài 2: Những từ cánh, chân, lưng trong bài thơ sau đây được dùng với
nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ?
Bên này là núi uy nghiêm
Bên kia là cánh đồng liền chân mây
Xóm làng xanh mát bóng cây
Sông xa trắng cánh buồm bay lưng trời.
( Các từ in đậm trong các trường hợp trên được dùng với nghĩa chuyển)
Bài 3: Tìm từ có thể thay thế từ “mũi” trong các cụm từ sau:
- mũi thuyền

- mũi súng
- mũi đất
- mũi quân bên trái đang thừa thắng xốc tới
- tiêm ba mũi
Bài 4: Tìm từ có thể thay thế từ “ăn” trong các câu sau:
- Cả nhà ăn tối chưa?
- Loại ô tô này ăn xăng lắm.
- Tàu ăn hàng ở cảng.
- Ông ấy ăn lương rất cao.
- Câu làm như vậy dễ ăn đòn lắm.
- Da cô ấy ăn nắng quá.
- Hồ dán không ăn.
- Hai màu này rất ăn với nhau.
- Rễ tre ăn ra tới ruộng.
- Mảnh đất này ăn về xã bên.
- Một đô la ăn mấy đồng Việt Nam.
Với các bài tập trên, sau khi học sinh đã học cả 2 bài Từ đồng âm và Từ
nhiều nghĩa, giáo viên có thể thay đổi yêu cầu, nâng cao mức độ của bài tập,
giúp học sinh khắc sâu kiến thức, khắc phục những nhầm lẫn về từ đồng âm và
từ nhiều nghĩa.
Ví dụ: Có thể thay yêu cầu của bài tập như sau:
Phân biệt nghĩa của từ in đậm trong các trường hợp sau. Các từ trên có
mối quan hệ là từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa? Vì sao?
14


Dạng 2: Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm hay phân biệt từ nhiều
nghĩa.
Bài 1: Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm: bàn, cờ, nước, chiếu, kén
Ở bài tập này giáo viên hướng dẫn học sinh với mỗi từ các em cần đặt ít nhất

là hai câu, các từ đó có quan hệ đồng âm với nhau.
VD: - Cả nhà ngồi vào bàn để ăn cơm.
- Bố mẹ em cũng đang bàn chuyện cưới vợ cho anh trai.
Bài 2: Đặt câu để phân biệt nghĩa của từ “đứng”,
Đứng: Nghĩa 1: ở tư thế chân thẳng, chân đặt trên mặt nền
Nghĩa 2: Ngừng chuyển động
Giáo viên có thể gợi ý nghĩa 1, nói tới một tư thế của người hoặc động
vật. Nghĩa 2 nói tới trạng thái của một đồ vật hiện tượng, dựa vào gợi ý đó học
sinh có thể đặt câu.
Nghĩa 1: Chúng em đang đứng nghiêm trang chào cờ.
Nghĩa 2: Kim đồng hồ đứng lại.
Bài 3: Với mỗi nghĩa dưới đây của từ cân hãy đặt một câu.
- Dụng cụ đo khối lượng(cân là danh từ)
- Hoạt động đo khối lượng bằng cái cân (cân là động từ)
- Có hai phía ngang bằng nhau, không lệch (cân là tính từ)
Dạng 3: Phân biệt quan hệ đồng âm, quan hệ nhiều nghĩa
Bài 1: Trong các từ in đậm dưới đây, những từ nào có quan hệ đồng âm,
những từ nào có quan hệ nhiều nghĩa với nhau?
- Giá vàng(1) nước ta tăng đột biến.
- Tấm lòng vàng(2)
- Ông tôi mua một bộ vàng(3) lưới để chuẩn bị cho vụ đánh bắt hải sản.
Ở bài tập này giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa của các từ “vàng”
rồi xác định mối quan hệ giữa chúng.
Từ “vàng”(1) và “vàng”(2) có quan hệ là từ nhiều nghĩa, từ “vàng” (3) từ
“vàng”(1)có quan hệ là từ đồng âm.
Bài 2: Phân biệt nghĩa của từ in đậm trong các trường hợp sau. Các từ có
mối quan hệ là từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa?
- Lá(1) bàng đang đỏ ngọn cây.
- Lá(2) cờ căng lên vì ngược gió.
- Cầm lá (3)thư này lòng hướng vô Nam.

Nghĩa của từ “lá” trong các trường hợp trên có quan hệ là từ nhiều nghĩa.
Bài 3: Trong các câu dưới đây, từ chín trong câu nào không cùng nhóm
nghĩa với các từ còn lại?
- Ăn chín(1) uống sôi.
- Thời cơ đã chín(2) muồi.
- Tối nay chín (3)giờ mới có phim.
- Quả chín (4)mới ngon.
Từ chín (3) không cùng nhóm nghĩa với các từ còn lại.

15


Dạng 4: Nối từ hoặc cụm từ với nghĩa đã cho
Bài 1: Nối các cụm từ ở cột A với nghĩa thích hợp ở cột B
A
B
1. Sao trên trời có khi tỏ khi mờ
a. Chép lại hoặc tạo ra văn bản khác
2. Sao lá đơn này thành ba bản
theo đúng bản chính
3. Sao tẩm chè
b. Tẩm một chất nào đó rồi sấy khô
4. Sao ngồi lâu thế?
c. Nêu thắc mắc không biết rõ nguyên
5. Đồng lúa mượt mà sao
nhân
d. Nhấn mạnh mức độ làm ngạc nhiên,
thán phục
e. Các thiên thể trong vũ trụ
Đáp án: 1 - e, 2 - a, 3 - b, 4 - c, 5 - d

Bài 2: Tìm ở cột B lời giải nghĩa thích hợp cho từ “chạy” trong mỗi câu ở
cột A
A
1. Bé chạy lon ton trên sân
2. Tàu chạy băng băng trên đường ray
3. Đồng hồ chạy đúng giờ
4. Dân làng khẩn trương chạy lũ

B
a. Hoạt động của máy móc
b. Khẩn trương tránh những điều
không may sắp xảy đến
c. Sự di chuyển nhanh của phương tiện
giao thông
d. Sự di chuyển nhanh bằng chân

Đáp án: 1- d, 2 - c, 3 - a, 4 - b
Đối với những bài tập trên, giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận để
nối những cụm từ hoặc câu với nghĩa thích hợp ở những trường hợp dễ nhận
thấy trước. Trường hợp khó còn lại nếu học sinh chưa hiểu nghĩa các em có thể
vận dụng cả phương pháp loại trừ.
Ở cả từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đều có mặt cả bốn dạng bài tập trên.
Tùy vào từng thời điểm, tùy từng đối tượng học sinh, giáo viên có thể đưa ra
mức yêu cầu khác nhau.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân đã đúc kết trong nhiều năm
dạy học lớp 5 và trực tiếp làm công tác quản lí phụ trách chuyên môn khối lớp 5.
Với kinh nghiệm đó, tôi đã vận dụng trong công tác chỉ đạo giáo viên dạy học
trong 2 năm học 2014 – 2015; năm học 2015-2016. Kết quả tuy chưa thực sự
cao, song so với chất lượng học sinh ở năm học 2013-2014 đã có sự chuyển biến

rõ nét.
Kết quả cụ thể như sau:
Năm học 2013 – 2014, khi chưa ứng dụng kinh nghiệm vào dạy học, sau
phần kiến thức về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, học sinh được làm một bài
kiểm tra, kết quả kiểm tra của học sinh lớp 5A như sau:
Sĩ số
Điểm 9, 10
Điểm 7,8
Điểm 5, 6
Điểm dưới 5
40
4 em (10 %) 10 em ( 25%) 27 em ( 67,5%) 3 em(7,5%)
Hai năm sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào chỉ đạo giáo viên
giảng dạy, kết quả học tập của học sinh về phần từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đã
16


chuyển biến. Với cùng đề kiểm tra năm 2013-2014, kết quả 2 năm sau khi giáo
viên thử nghiệm ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm, cụ thể như sau:
Năm học 2014 – 2015, kết qủa làm bài kiểm tra của lớp 5A6:
Sĩ số
Điểm 9, 10
Điểm 7,8
Điểm 5, 6
Điểm dưới 5
35
8 em (22,9%) 18 em (51,4%)
9 em (25,7%)
0
Năm học: 2015 - 2016, kết qủa làm bài kiểm tra của lớp 5A1:

Sĩ số
Điểm 9, 10
Điểm 7,8
Điểm 5, 6
Điểm dưới 5
42
13 em (31 %)
21 em ( 50%)
8 em ( 19%)
0
Nhận xét: Với cùng một đề kiểm tra, học sinh được được học thử nghiệm
kết quả cao hơn rất nhiều so với học sinh trước đây. Học sinh lớp thử nghiệm
nắm chắc kiến thức, phân biệt tốt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, học sinh ít
nhầm lẫn trong các trường hợp phức tạp.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Dạy các nội dung về nghĩa của từ thực sự không đơn giản, nhất là phân
biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. Trong quá trình giảng dạy, bản thân giáo
viên giáo viên phải luôn cố gắng nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi nâng cao trình độ
chuyên môn và lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp, giúp học sinh nắm kiến
thức và vận dụng có hiệu quả khi giải quyết các bài tập.
Giáo viên cần coi trọng việc dạy các tiết học về từ đồng âm, từ nhiều
nghĩa, dạy học có sự lồng ghép, gợi mở kiến thức. Giáo viên cần giúp học sinh
tự tìm ra dấu hiệu chung nhất để phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Tìm
hiểu nghiên cứu, thống kê các dạng bài tập về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, bài
tập phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.
- Giáo viên cần tự tích lũy một số trường hợp về từ đồng âm, từ nhiều
nghĩa trong cuộc sống hàng ngày để có thêm vốn từ trong giảng dạy.
2. Kiến nghị
- Đối với nhà trường: Cần tổ chức hội thảo các chuyên đề Tiếng Việt

nhằm giúp giáo viên tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình giảng dạy, giúp
giáo viên chủ động lựa chọn nội dung kiến thức thích hợp đưa vào trong mỗi tiết
dạy nếu thấy thực sự cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Cần tăng
cường chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn để việc dạy và học thực sự có chất lượng
và hiệu quả.
- Đối với giáo viên: Cần tăng cường tự học, tự bồi dưỡng, tích luỹ kiến
thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân đáp
ứng được yêu cầu của giáo dục trong thời kì mới.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
Thanh Hóa, ngày 21 tháng 3 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình
viết, không sao chép của người khác.

17


Hoàng Thị Phúc

.
18


19



×