Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Quan niệm và hướng vận dụng hiệu quả biện pháp bình văn trong dạy học các văn bản nghệ thuật, chương trình ngữ văn THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (413.12 KB, 22 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, môn Ngữ văn là môn học có vị trí, vai trò và ý nghĩa vô
cùng quan trọng trong việc hình thành và rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo, bồi
dưỡng tư tưởng, tình cảm, bồi đắp tâm hồn để xây dựng nhân cách con người mới có
trí tuệ, năng động sáng tạo, giàu tình cảm, có tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng kế tục
sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.
Trong chương trình môn Ngữ văn THCS, phần đọc hiểu văn bản có vị trí rất
quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Trước hết là đào tạo, bồi dưỡng
các em học sinh biết thương yêu, quý trọng gia đình, bè bạn, có lòng yêu nước, yêu
chủ nghĩa xã hội, hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái,
tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, thái độ căm ghét cái xấu, cái ác. Muốn
vậy các em cần phải nắm rõ nội dung các văn bản trong chương trình được học,
phải học tập và biết cách bình văn.
Nằm trong hoạt động thưởng thức văn học và dạy văn học, từ lâu bình văn
đã trở thành một nét đẹp văn hoá, một biện pháp đã từng giữ vị trí chủ đạo trong
dạy học văn ở các nhà trường sư phạm, phổ thông và cấp THCS trong nhiều năm.
Bình văn vốn là một phương pháp dạy học truyền thống nhưng nó không lỗi thời
so với xu thế hiện nay. Trong giờ đọc hiểu văn bản nếu thiếu đi những lời giảng
giải sâu sắc, những lời bình đắt giá thì chưa thể nói là giờ dạy thành công. Nó cũng
chưa thể tạo hứng thú với học sinh trong những giờ dạy như thế. Để có được
những giờ dạy thành công, giáo viên cần vận dụng hiệu quả các phương pháp trong
giờ đọc hiểu văn bản nhất là phương pháp giảng bình. Vậy mà, trong thực tế giảng
dạy các văn bản nghệ thuật ở môn Ngữ văn, lớp 8 tôi nhận thấy một bộ phận học
sinh còn có những hạn chế khi tiếp xúc tác phẩm, ngôn ngữ giảng bình của các em
còn hạn chế khi viết văn. Lí do, khi được dự giờ của các đồng chí đồng nghiệp,
một số thầy cô còn chưa chú trọng vào biện pháp bình văn trong giờ dạy các văn
bản nghệ thuật dẫn đến dọc sinh chưa có hứng thú say sưa với bộ môn học. Nhưng
với việc đổi mới phương pháp dạy học và thay sách giáo khoa hiện nay tôi thiết
nghĩ biện pháp bình văn cần có sự thay đổi sao cho cho phù hợp. Trên thực tế
giảng dạy tôi đã mạnh dạn rút ra một số kinh nghiệm về việc: “Bình văn trong dạy


học các văn bản nghệ thuật”, đặc biệt là các văn bản trong chương trình Ngữ văn
lớp 8 - THCS để đồng nghiệp cùng trao đổi và tham khảo.
2. Mục đích nghiên cứu:
Xuất phát nhu cầu nảy sinh trong thực tiễn dạy học tác phẩm văn chương, tôi muốn
đưa ra một vài ý kiến về “Nâng cao hiệu quả của biện pháp bình văn trong giảng
dạy một số văn bản nghệ thuật ở môn Ngữ văn, lớp 8 – THCS” sao cho phát huy
được tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh lớp 8 trong học tập, để giờ dạyhọc Ngữ văn thực sự mang lại hiệu quả cao nhất:
1


Hiểu thêm về đăc trưng thể loại, các biện pháp nghệ thuật trong các văn bản
nghệ thuật.
Biết cách phân tích và đưa ra tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó trong
mối liên hệ với nội dung tác phẩm.
Biết vận dụng các hiểu biết để phân tích các văn bản nghệ thuật.
Chuẩn bị và tích lũy kiến thức để làm tốt bài nghị luận về tác phẩm thơ (đoạn
thơ), tác phẩm truyện (đoạn trích) khi kiểm tra và đặc biệt là trong quá trình thi
tuyển vào trung học phổ thông.
Giáo viên có thể áp dụng vào các bài dạy, biết cách khai thác và truyền thụ tốt
hơn tới học sinh.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Trên cơ sở các đơn vị kiến thức của chương trình Ngữ văn lớp 8 - THCS (đặc
biệt là các bài giảng phần văn bản nghệ thuật), chương trình Nâng cao để đề ra
hướng tiếp cận, đánh giá khách quan, xác thực.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Khảo sát giáo án bài dạy văn bản nghệ thuật của các đồng nghiệp;
Dự giờ các tiết dạy văn bản nghệ thuật. Đối chiếu giữa lí thuyết và thực tế giảng
dạy;
Khảo sát vở soạn bài của học sinh;
Nghiên cứu các tài liệu, chuyên đề liên quan đến việc dạy – học tác phẩm (văn bản)

nghệ thuật

2


II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của vấn đề:
Nghị quyết hội nghị lần II Ban Chấp hành Trung ương (BCH TƯ) Đảng khóa
VIII nêu rõ: “Đổi mới phương pháp Giáo dục - Đào tạo (GD - ĐT), khắc phục lối
truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học”;
“Phương pháp GD phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo
của người học, bồi dưỡng lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”…
Trong một tác phẩm văn học (TPVH) có giá trị thì các hình thức nghệ thuật luôn
thống nhất với nội dung. Bêlinxki - nhà phê bình lí luận văn học (VH) Nga viết rằng:
“Trong tác phẩm nghệ thuật (TPNT), nội dung và các hình thức nghệ thuật phải luôn
hòa hợp với nhau một cách hữu cơ như là tâm hồn và thể xác. Nếu hủy diệt hình thức
nghệ thuật thì cũng là hủy diệt nội dung tư tưởng của tác phẩm (TP) và ngược lại cũng
vậy”.
Hê-ghen viết: “Tác phẩm văn học mà thiếu đi hình thức nghệ thuật thích đáng
thì không phải là một TPVH thực sự. Và đối với người nghệ sĩ khi đó sẽ là một
biểu hiện tồi nếu như người ta nói rằng về nội dung thì tác phẩm anh tốt, nhưng nó
thiếu đi các hình thức nghệ thuật thích đáng. Chỉ có những TPVH mà nội dung và
hình thức thống nhất với nhau mới là những TPVH đích thực”.
Môn Ngữ văn là một môn học rất quan trọng trong trường phổ thông, có ý nghĩa
trong việc hình thành, phát triển, định hướng nhân cách cho học sinh. Học văn là học
làm người, học các phép tắc ứng xử trong cuộc sống. Mặt khác, đây là một môn học
nghệ thuật, kích thích trí tưởng tượng bay bổng, sức sáng tạo của người học. Nên để
dạy và học tốt môn học này, người dạy và người học phải không ngừng trau dồi vốn
kiến thức ngôn ngữ, từ vựng, các kiến thức liên quan về đặc trưng thể loại, các hình
thức nghệ thuật, các nhà văn, nhà thơ, các câu ca dao tục ngữ, lấy đó làm vốn sống,

vốn kinh nghiệm cho bản thân.
Dạy – học môn Ngữ văn chỉ chú trọng vào việc tìm hiểu về nội dung mà quên
đi những hình thức nghệ thuật của TP thì lúc đó việc dạy và học chắc chắn sẽ
không đạt hiệu quả cao, nó trở nên khô khan, cứng nhắc, sống sượng. Học sinh sẽ
không hiểu sâu, hiểu hết được những điều mà tác giả muốn truyền đạt đến, đôi khi
còn dẫn tới cách hiểu sai, lệch lạc giá trị của tác phẩm. Đặc biệt là học sinh lớp 8
đang bước đầu hình thành nhân các “tập làm người lớn”. Do đó mỗi một tác phẩm
văn học, một câu văn, một y thơ đều có những tác động đối với các em.
Các hình thức nghệ thuật là yếu tố không thể thiếu trong các tác phẩm văn học.
Người học phải nắm bắt được toàn diện tác phẩm, có một cái nhìn bao quát về cả nội
dung và nghệ thuật.
Việc cần thiết là phải cho học sinh (HS) nắm được các biện pháp nghệ thuật trong
một văn bản, xâu chuỗi, và thực hiện tích hợp trong 3 phân môn.
Tác phẩm văn học nào cũng biểu hiện tư tưởng, tình cảm, nhưng tác phẩm loại
trữ tình (tức bộc lộ tình cảm) thể hiện theo cách riêng. Ở tác phẩm tự sự, tác giả xây
dựng bức tranh về cuộc sống, trong đó các nhân vật có đường đi và số phận của
3


chúng. Bằng những đối thoại và độc thoại, tác giả kịch thể hiện tính cách và hành
động con người qua những mâu thuẫn, xung đột. Ở tác phẩm trữ tình có khác, thế giới
chủ quan của con người, cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩ được trình bày trực tiếp và là nội
dung chủ yếu.
Văn bản nghệ thuật chiếm vị trí khá quan trọng trong chương trình và SGK
Ngữ văn THCS. Các tác phẩm tự sự, các tác phẩm trữ tình chiếm đến hơn hai phần
3 khối lượng và thời gian trong chương trình SGK chưa kể những bài ký, nghị luận
mà yếu tố nghệ thuật cũng khá đậm. Đó là những tác phẩm truyện, đoạn trích, bài
thơ, bài ca dao trữ tình và trào phúng, những bài thơ Đường luật, những bài thơ lục
bát, thơ năm chữ, những bài thơ tự do … rất phù hợp với sự hiểu, cảm của học
sinh. Đó là những sáng tác của những tác giả lớn của dân tộc từ Nguyễn Trãi,

Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Nam Cao, … cho đến Hồ Chí
Minh, Tố Hữu, Chế Lan Viên, Phạm Tiến Duật, Thanh Hải, Viễn Phương, Hữu
Thỉnh, Nguyễn Thành Long, Kim Lân … là tiếng nói cao đẹp về tình yêu quê
hương đất nước, tình yêu con người, là tiếng đập khẽ khàng của con tim trước vẻ
đẹp của thiên nhiên, của tình người mà bất kì học sinh nào đặt chân đến trường
cũng cần học tập, bồi dưỡng để mở rộng tâm hồn, nâng cao mơ ước và bồi dưỡng
tình cảm và mĩ cảm.
Nếu tự sự là loại hình tác phẩm dùng lời kể để tái hiện thực tại khách quan nhằm
dựng lại một dòng đời qua những biến cố, những con người, qua đó thể hiện một cách
hiểu, một thái độ nhất định thì trữ tình là loại tác phẩm được cấu trúc bởi một kiểu
ngôn ngữ đặc biệt, khác hẳn ngôn ngữ hàng ngày và ngôn ngữ văn xuôi để bộc lộ ý
thức, tình cảm con người một cách trực tiếp. Thì, đặc điểm quan trọng của tác phẩm
trữ tình là sự bộc lộ trực tiếp ý thức của con người. Là tiếng nói của tình cảm mãnh
liệt, là sản phẩm của những rung động đột xuất, độc đáo. Trong tác phẩm trữ tình, con
người trực tiếp bộc lộ ý nghĩ, cảm xúc chủ quan của mình.
2. Thực trạng của vấn đề:
2.1. Thực trạng:
Quá trình dạy – học Văn là quá trình có chương trình, kế hoạch hướng vào
những mục tiêu, yêu cầu thống nhất, một quá trình gắn liền với hoạt động trí tuệ và
cảm xúc của giáo viên và học sinh. Quá trình đó còn có quan hệ chặt chẽ với
những quan điểm về chính trị và triết học, về đạo đức và thẩm mỹ về khoa học, kĩ
thuật, về lịch sử xã hội, văn hoá ở từng giai đoạn, từng thời kì của đất nước, thậm
chí của từng khu vực, từng địa bàn nhất định. Đó còn là một quá trình lao động
sáng tạo nặng nhọc, mang tính đặc thù của người giáo viên. Người giáo viên phải
nghiên cứu, tính toán, nghiền ngẫm một cách công phu qua từng công đoạn, trong
mỗi khâu, mỗi biện pháp, cách thức thủ thuật… để tổ chức học sinh, khơi dậy niềm
say mê trí tuệ, tâm hồn, dẫn dắt tư duy học sinh… giúp các em chủ động, đối diện
trực tiếp với tác phẩm, tiếp xúc với tác giả qua tác phẩm, thưởng thức và khám phá
cái hay, cái đẹp, những giá trị về nhiều mặt của tác phẩm văn chương. Đó là một
4



quá trình hoạt động hết sức phức tạp và đa dạng, mang tính khoa học và nghệ thuật
sâu sắc.
Song để có được một tiết dạy - học tác phẩm văn chương đích thực, đúng bản
chất, đúng nghĩa của nó trong giai đoạn hiện nay là rất khó. Bởi lẽ vì nhu cầu và khả
năng tiếp cận văn học của học sinh có nhiều hạn chế, do điều kiện và môi trường
sống đã làm thay đổi cách nhìn nhận, đánh giá, cũng như thị hiếu văn học của các
em. Các chương trình truyền hình, các thông tin trên mạng và các trò chơi điện tử
như đã cuốn hút, chiếm hết thời gian và làm cho các em trở nên lười nhác với việc
đọc sách, đọc truyện hay đọc thơ, mặc dù Văn học luôn có một vị trí hết sức quan
trọng trong đời sống tinh thần của các em nói riêng và của tất cả mọi người nói
chung. Từ thực tế đó dẫn đến tình trạng trong quá trình học Ngữ văn, học sinh
thường có thái độ thờ ơ, chán nản, không hứng thú, đồng thời kéo theo là sự tiếp thu,
cảm nhận một tác phẩm văn học cũng khó khăn, khô khan và thiếu chất văn, đặc biệt
là các tác phẩm trữ tình. Việc đọc tác phẩm văn học, nhất là tác phẩm trữ tình thiếu
trôi chảy, còn lúng túng, chưa đúng ngữ điệu, giọng điệu, nhịp điệu của một bài thơ
thậm chí còn sai từ, sai ngữ. Quá trình vận dụng kiến thức văn học vào việc nói và
viết thì quá vụng về, lời văn khô khan, cộc cằn, chưa diễn đạt được một ý trọn vẹn,
khả năng dùng từ đặt câu còn sai.
Bên cạnh đối tượng học sinh chưa thật sự tích cực với việc học Ngữ văn thì
còn một bộ phận giáo viên chưa nhận thức đúng mức vai trò và chức năng của Văn
học cũng như đặc trưng của Văn học. Việc giảng dạy tác phẩm văn học của một số
giáo viên còn mang tính chiếu lệ, đối phó, chưa quan tâm đến việc học sinh có cảm
thụ được hay không, hoặc trong quá trình chuẩn bị cho tiết dạy thiếu chu đáo,
không nghiên cứu kĩ dẫn đến nhầm lẫn kiến thức cơ bản, chứ chưa nói đến việc sử
dụng phương pháp dạy học không phù hợp.
Để có những tiết dạy – học Ngữ văn sinh động giàu cảm xúc, gây được hứng thú
học tập ở học sinh, đòi hỏi giáo viên dạy Ngữ văn cần có một tâm thế vững vàng
về kiến thức lẫn cảm xúc văn học mới khơi dậy được ở học sinh niềm say mê hứng

thú học tập. Chính vì vậy là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ
văn ở trường THCS tôi xin đóng góp tiếng nói kinh nghiệm của mình trong quá
trình giảng dạy bộ môn Ngữ văn nói chung và việc dạy, biện pháp bình văn trong
dạy học các văn bản nghệ thuật, chương trình Ngữ văn THCS nói riêng.
Từ việc nhìn nhận thấy tầm quan trọng của việc bình văn trong dạy học văn
bản nghệ thuật và xét thấy điều kiện của một số giáo viên và học sinh hiện nay tôi
nhận thấy chúng ta vẫn còn có những hạn chế trong việc vận dụng thao tác này vào
bài giảng, cụ thể là :
* Về phía giáo viên:
Một số giáo viên chúng ta còn chưa coi trọng việc bình văn vì cho rằng bình
văn sẽ mắc vào việc sai phương pháp nên lớp, thầy còn làm việc nhiều.
Còn hạn chế trong việc xác định nội dung cần bình (điểm bình), trong việc
xây dựng lời bình, chọn thời điểm bình …
Một số đồng chí lại còn hạn chế trong việc diễn đạt lời bình…
5


Ngoài ra còn có rất nhiều những thực trạng chủ quan khác như: ngại tìm hiểu,
ngại đọc sách tham khảo, liên hệ và tìm ra những giải pháp trong lời bình…
Có những giờ đã sử dụng phương pháp bình nhưng cách thức bình lại chưa
được hợp lí: chẳng hạn như còn bình lan man, chưa trọng tâm...
* Về phía học sinh:
Hầu hết là các em ngại phát biểu trước đám đông. Vì thế có những học sinh
có thể có khả năng bình nhưng vẫn không dám phát biểu để bình.
Do ngại suy nghĩ, ngại tìm tòi tham khảo vì thế còn thiếu nhiều kiến thức liên
môn và tích hợp khi sử dụng lời bình.
Đặc biệt là các em còn có rất nhiều hạn chế trong cách bình, sử dụng và diễn
đạt lời bình,…
Từ thực trạng trên tôi thiết nghĩ chúng ta (những người giáo viên Văn) cần
phải làm như thế nào để giờ dạy ngữ văn đạt hiệu quả cao hơn. Đó là đòi hỏi cấp

thiết cho việc giảng dạy Ngữ văn ở THCS hiện nay. Đặc biệt là dạy các các văn
bản nghệ thuật. Vì những lý do trên mà tôi mạnh dạn đưa ra một vài biện pháp
“Nâng cao hiệu quả của biện pháp bình văn trong giảng dạy một số văn bản nghệ
thuật ở môn Ngữ văn, lớp 8 – THCS”. Tôi rất mong nhận được sự đồng cảm chia
sẻ của các đồng nghiệp.
2.2. Kết quả điều tra ban đầu.
Lớp
Sĩ số
8C/ 39
8D/ 34

Giỏi
Khá
Trung bình
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
4 HS 10,2 % 15 HS 38,4% 18 HS 46,1%
2 HS
5,9 % 8 HS 23,5% 22 HS 64,7%

Yếu
SL
Tỉ lệ
2 HS 5,3 %
2 HS 5,9 %


3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện:
3.1. Các giải pháp dẫn chứng thực hiện:
3.1.1. Xét về nội dung:
Bình sẽ giúp học sinh hiểu rõ, hiểu sâu sắc hơn những lớp ý nghĩa và những
đặc điểm hình thức của văn bản theo từng thể loại. Bình còn giúp học sinh nâng
cao nhận thức, rung động trước những vẻ đẹp văn chương, bồi dưỡng thái độ và
tình cảm theo yêu cầu về kiến thức, tư tưởng. Cũng qua lời bình học sinh có thể
tích luỹ thêm vốn từ, rút kinh nghiệm thêm về viết câu, về hành văn, có điều kiện
chuẩn bị tích cực cho các bài viết văn bản nghị luận văn học.
Vì vậy, chúng ta phải nhận thức cho thật đúng về việc bình văn đối với cả
thầy và trò. Phải coi việc bình văn là hoạt động của cả hai phía: Thầy và trò. Thầy
có thể bình khi cần thiết, nhưng phải luôn chú trọng, hướng dẫn trò bình. Thầy
bình là sự tổng hợp và nâng cao cảm thụ thẩm mĩ của trò về văn bản. Trò bình lại
là quá trình tự rèn luyện năng lực cảm thụ và kĩ năng diễn đạt văn chương của các
em. Sự tương tác giữa thầy và trò trong cùng hoạt động sẽ hạn chế đến mức tối đa
mặt trái của phương pháp bình trong khi dạy các văn bản nghệ thuật và lại đem lại
6


hiệu quả cao trong quá trình tiếp nhận kiến thức của các em. Để làm tốt được điều
này thì phải có sự chuẩn bị chu đáo về nội dung của bài giảng (đối với giáo viên)
và chuẩn bị chu đáo về nội dung của bài học (đối với học sinh).
Đối với giáo viên cần chọn các điểm bình thích hợp để khai thác đồng thời dự
tính các phương pháp tương ứng cho việc thực hiện ý đồ của mình.
Đối với học sinh phải đọc kĩ văn bản, suy nghĩ trả lời các câu hỏi đọc hiểu
văn bản và thực thi yêu cầu của giáo viên về bài học mà ở đó đã chứa những vấn
đề liên quan tới điểm bình
Khâu chuẩn bị bài học sẽ là cơ sở để thầy thực thi một cách có hiệu quả vai
trò tổ chức hướng dẫn bài học, đồng thời khởi động vai trò tích cực của người học.
Bình văn là một biện pháp khó có thể vắng mặt trong mỗi bài học về văn bản

nghệ thuật vì bản chất của bình là sự cảm thụ và sự diễn đạt vẻ đẹp về tác phẩm .
Nó không chỉ là giúp cho người học hiểu biết sâu sắc về tác phẩm mà còn đem đến
cho người đọc, người học những tình cảm, những rung động, những tiếng lòng
đồng điệu của người bình với tác giả qua tác phẩm. Do vậy sử dụng tốt bình văn sẽ
tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn đáng kể của một bài học về văn bản nghệ thuật . Bình
không những tác động đến trí tuệ mà còn tác động sâu sắc tới đời sống tình cảm
của học sinh, đồng thời còn rèn các kĩ năng cảm nhận, nghe, nói, viết của các em.
Bình văn còn đem lại hiệu quả tích hợp cao.
+ Với phương pháp tích hợp dọc: Khi ta chọn bình về cái chết của Cô bé bán diêm
trong truyện ngắn cùng tên của An- đéc- xen để từ đó so sánh với cái chết của cụ
Bơ Men, hay Lão Hạc để học sinh thấy được cuộc sống của những con người trong
xã hội đương thời và như vậy là ta đã giúp học sinh tích hợp theo trục dọc một
cách hiệu quả.
+ Với phương pháp tích hợp ngang: Khi dạy văn bản Lão Hạc giáo viên có thể
bình tích hợp với từ tượng thanh, từ tượng hình để học sinh thấy rõ hơn về việc
miêu tả tâm trạng của Lão Hạc khi bán cậu vàng; hay khi dạy văn bản Trong lòng
mẹ ta cũng có thể bình về các động từ cắn, nhai, nghiến.. trong đoạn thể hiện sự
căn tức của bé Hồng với những hủ tục đã đầy đọa mẹ với tâm trạng uất ức căm
giận; Hay khi giảng đoạn chú bé Hồng được ôm ấp “đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào
cánh tay mẹ tôi, ...hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuân miệng xinh xắn
nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường... „. Chỉ một đoạn văn ngắn mà nhà văn
đã sử dụng dồn dập bao nhiêu động từ, tính từ, nhất là những danh từ cùng trường
nghĩa: gương mặt, đôi mắt, nước da, gò má, đùi, đầu, cánh ta, da thịt, khuôn
miệng.. miêu tat vô cùng sinh động niềm hạnh phúc lớn lao tưởng như tới đỉnh
điểm của tình mẫu tử. Đây thực sự là những cảm giác mơn man ngây ngất, đắm
say mà vô cùng êm dịu của quan hệ máu mủ, ruột thịt mà những đứa trẻ bất hạnh
không dễ gì có được.
+ Với phương pháp tích hợp liên môn: Đây là một phần khá quan trong trong việc
giảng dạy các môn học nói chung và đặc biệt môn Ngữ văn 8 nói riêng, trong quá
trình bình tích hợp liên môn giáo viên có thể kết hợp sử dụng những hình ảnh trên

7


máy chiếu để học sinh dễ dành dàng tiếp nhận kiến thức một cách trực quan sinh
động.
Ví dụ 1: Khi giảng bài Chiếu dời đô – Lí Công Uẩn giáo viên có thể tích hợp
với các môn học khác như: Môn Địa lí (vị trí địa lí, địa hình của kinh đô Hoa Lư
(Ninh Bình) và thành Đại La (Thăng Long- Hà Nội); Môn Lịch sử (lịch sử thời nhà
Đinh, nhà Lê và nhà Lí (1010); Môn Giáo dục công dân (thế nào là tự chủ, tự lực
tự cường, năng động sáng tạo).
Với môn Địa lí giáo viên kết hợp giới thiệu những hình ảnh:

8


? Hãy xác định trên bản đồ vị trí kinh đô Hoa Lư? Trình bày những hiểu biết của
em về vị trí địa lí, địa hình, khí hậu của vùng này?
(HS dựa vào kiến thức địa lí, trả lời. GV sử dụng tranh ảnh minh hoạ.)

? Hãy chỉ trên bản đồ vị trí thành Đại La (Hà Nội nay)? Cho biết đặc điểm địa
hình, kinh tế, chính trị của khu vực ngày nay? Nhận định của nhà vua có xác đáng
không?
9


(GV đưa tranh ảnh minh hoạ giới thiệu.)
Bình: Đó là vùng nằm giữa châu thổ đồng bằng Bắc Bộ, có sông Hồng, bao
quanh có Hồ Tây, hồ Lục Thủy, có núi Ba Vì, Tam Đảo trấn giữ mặt bắc, mặt tây;
thông thương rộng rãi với các tỉnh ven biển và các tỉnh phía nam. Thật không có
nơi nào tốt hơn thế.

Ví dụ 2: Khi giảng bài Ôn dịch thuốc lá giáo viên có thể tích hợp với các
môn học khác như: Hóa Học – “chất"; Sinh học 8 – Bài 65 (Đại dịch AIDS – Thảm
họa của loài người); Giáo dục công dân 8 (Phòng chống tệ nạn xã hội); Âm nhạc 8
Bài 7 (Ngôi nhà chung của chúng ta)...

? Có phải chỉ người hút mới bị hại không hay những người xung quanh ngửi khói
thuốc cũng bị hại.
(GV đưa tranh ảnh minh hoạ giới thiệu.)
Bình: Khói thuốc lá làm ô nhiễm môi trường, vẩn đục bầu không khí trong
lành, làm cho những người chung quanh chịu vạ lây. Tác hại đến cả những bà mẹ,
những bào thai là nguyên nhân gây đẻ non, quái thai

? Em có suy nghĩ gì từ những hình ảnh trên?
10


? Em đã từng gặp hình ảnh trên ở trường mình chưa?
Hướng dẫn HS tích hợp Bài 13 – GDCD: phòng chống tệ nạn xã hội. Bài 3 Giáo dục nếp sống văn minh thanh lịch 8: Ứng xử với môi trường tự nhiên.
Từ đó giúp chúng ta hiểu rằng không phải chỉ có người lớn hút thuốc mà
hiện nay trẻ em hút thuốc cũng rất nhiều. Theo thống kê của Bộ y tế, năm 2013
Việt Nam có 17% HS hút thuốc trước 10 tuổi.
GV phân tích thêm không chỉ là bắt chước mà hút thuốc lá sang còn để thể
hiện đẳng cấp, đến lúc thiếu tiền dẫn đến trộm cắp, phì phèo điều thuốc, lân la
hàng quán, kết bạn với kẻ xấu, bị lôi kéo vào nhiều tệ nạn khác. Như vậy, con
đường đến với phạm pháp có thể bắt đầu từ điếu thuốc.
Nếu giáo viên làm được tốt nội dung bình thì dư âm về bài học sẽ đọng mãi
trong mỗi học sinh. Một giờ văn gây ấn tượng tốt đẹp sẽ khó có thể thiếu những lời
bình thấm thía của cả thầy và trò.
3.1.2. Xét về phương pháp.
Cần đặt bình văn trong xu hướng đa dạng hoá các biện pháp và hình thức dạy

học để đạt được mục tiêu của bài học văn theo quan điểm tích cực và tích hợp.
Muốn làm được như vậy thì cần có sự tham gia, phối kết hợp của các biện pháp và
hình thức dạy học như: Các lệnh và thực hiện, đọc, đọc diễn cảm, hỏi và trả lời,
giảng, phiếu học tập cá nhân và thảo luận theo nhóm, dùng các phương tiện dạy
học như tranh, ảnh, máy chiếu, phần mềm vi tính… Song để đạt được hiệu quả cao
thì các biện pháp này không hoạt động riêng rẽ mà cần có sự phối hợp xoay quanh
biện pháp chính. Do đó người giáo viên văn cần xác định được thêm một yêu cầu
nữa đó là bình có thể kết hợp với nhiều biện pháp khác như giảng và sự hỗ trợ của
hệ thống câu hỏi giúp học sinh phát hiện cảm nhận về điểm bình, thảo luận nhóm
để xây dựng lời bình, máy chiếu bảng phụ để tập hợp ý kiến hay cung cấp lời bình
… Ngoài mỗi bài giảng giáo viên cũng có thể rèn luyện kĩ năng bình cho các em
trong những giờ luyện nói, thành lập câu lạc bộ văn học có hoạt động bình văn,
tham khảo các bài tiêu biểu…
So sánh việc bình văn trong dạy học truyền thống và việc bình văn trong dạy
học đổi mới ta dễ dàng nhận ra những điểm khác biệt trong hai cách dạy và bình
văn ở hai phương pháp này, cụ thể là :
Trong phương pháp dạy học truyền thống: Giáo viên là trung tâm của quá
trình dạy học. Mọi hoạt động chủ yếu tập trung ở phía giáo viên còn học sinh là
người thụ động tiếp nhận tri thức vì thế giảng bình của thầy đã trở thành biện pháp
chủ đạo, trong giờ văn với thao tác chính là thầy giảng, thầy bình. Giảng bình làm
cho giờ văn có nhiều tố chất của đặc trưng bộ môn, học trò có nhiều cơ hội để hiểu
và hiểu sâu về tác phẩm từ cách hiểu của thầy. Nhưng chính giảng bình cùng với sự
độc diễn của thầy lại là nguyên nhân cơ bản tạo thành sức ỳ trong sự phát triển tư
duy và cảm xúc thẩm mĩ của học sinh. Đây cũng chính là mặt trái của dạy học bình
văn trong cách dạy truyền thống vì thế nó không còn phù hợp với phương pháp dạy
học hiện nay.
11


Trong phương pháp dạy học đổi mới: học sinh được xác định là trung tâm của

quá trình dạy học, thầy giữ vai trò chủ đạo - trò giữ vai trò chủ động; thầy tổ chức
hướng dẫn - trò chủ động tìm hiểu, chiếm lĩnh tác phẩm. Giờ văn không còn là
“sân khấu độc diễn của thầy mà trở thành giờ học với mô hình thầy thiết kế trò thi
công”. Như vậy thầy sẽ phải vận dụng nhiều phương tiện khác nhau để giúp học
sinh chiếm lĩnh mục tiêu bài học.
3.2. Các biện pháp tổ chức thực hiện:
Trong dạy học các văn bản nghệ thuật, bình là biện pháp mang tính đặc thù,
nó gây được ấn tượng mạnh và hiệu quả cao nhưng cũng rất kén chọn người dùng,
bình cần tinh chất hơn là cần lượng, cần cả năng lực cảm thụ văn học và tài năng
sư phạm. Vì tầm quan trọng của bình văn trong dạy học các văn bản nghệ thuật
như đã phân tích ở trên nên tôi quyết tâm tìm tòi nghiên cứu và tìm ra phương pháp
dạy học và đặc biệt là bình văn trong dạy học các văn bản nghệ thuật để giúp học
sinh phát huy hoạt động sáng tạo trong cảm hiểu các văn bản nghệ thuật để có
được chất lượng cao trong giờ học và lôi cuốn học sinh trong việc học văn. Vì thế
trong đề tài này tôi xin được đưa ra một vài biện pháp để vận dụng vào việc bình
văn trong mỗi bài học cụ thể như sau:
3.2.1. Đọc diễn cảm:
Đọc diễn cảm là bước đầu tạo tiền đề cho hoạt động tái hiện và có khả năng
thực hiện dễ dàng, đầy đủ hoạt động tái hiện. Với tác phẩm trữ tình, đọc vừa là
đồng cảm, vừa là diễn cảm. Cũng nhờ đọc mà học sinh như vừa được chứng kiến
vừa được thể nghiệm. Vì thế đọc tái hiện, tri giác hình tượng thơ là hoạt động
không thể coi nhẹ trong quá trình dạy - học thơ trữ tình. Tái hiện hình tượng thơ
không những là một thao tác tư duy để đi vào tác phẩm mà còn là một bí quyết
truyền thụ nữa. Nhờ đọc và tái hiện hình tượng và cảm quan nghe, nhìn được khởi
động theo âm vang của ngôn ngữ tác phẩm. Kết quả nhận thức bằng cảm giác, tri
giác tạo điều kiện cho tưởng tượng của các em bay bổng và tái hiện được sáng rõ
những hình ảnh do tác giả vẽ nên trong tác phẩm. Ngoài đọc diễn cảm, giáo viên
cần mô tả, kích thích trí tưởng tượng ở học sinh. Hình ảnh càng sáng rõ, sức cảm
thụ càng mạnh, sức đồng cảm càng cao, giáo viên và học sinh càng có điều kiện
giao cảm với nhau và với tác giả.

Để dạy tốt bài thơ trữ tình, giáo viên cần nghiên cứu kĩ, tìm ra giọng điệu và
do đó tìm ra cách đọc, cách tái hiện hình tượng thích hợp để hướng dẫn học sinh
đọc tốt; chổ nào cần nhấn mạnh, chổ nào cần đọc chậm, ngắt nghĩ như thế nào…
Đọc thơ là đọc theo nhịp, dựa vào dòng thơ nhưng không thể lệ thuộc vào dòng
thơ. Ý tưởng của nhà thơ không bị câu thơ câu thúc. Cho nên đọc thơ trữ tình phải
làm sao thể hiện đúng tình cảm, ý nghĩa của bài thơ.
Trong thực tế quá trình giảng dạy tác phẩm trữ tình nhiều giáo viên không
mấy quan tâm đến vấn đề ngắt nhịp nên cứ để cho học sinh tự do đọc thơ theo cảm
tính. Vì thế khi phân tích cả giáo viên và học sinh đã hiểu sai lệch về nội dung của
câu thơ, chưa thấy được ý đồ nghệ thuật của tác giả. Thậm chí có những câu thơ
12


khi đọc không đúng nhịp thì trở nên tối nghĩa mà giáo viên không nhận ra cứ thế
giảng, cứ thế khai thác.
Ví dụ: Trong bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ (Ngữ văn 8) có giáo viên đọc
mẫu và hướng dẫn học sinh đọc 2 câu: “Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng”
“Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt ”
Ở hai câu thơ trên, giáo viên cần cho học sinh nắm được cách ngắt nhịp. Nếu
đọc theo nhịp 3/5 câu thơ rất dễ đọc, theo vần điệu, nhưng lại bị sai nghĩa. Vì
không thể chấp nhận ý thơ: “giấc ngủ tưng bừng” (Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng
bừng) và “ta đợi chết” (Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt). Mà phải hiểu là: tiếng
chim ca tưng bừng và chết mảnh mặt trời gay gắt. Vì vậy cần phải đọc 2 câu thơ đó
theo nhịp 2/4/2: “Tiếng chim/ ca giấc ngủ ta/ tưng bừng” và “Ta đợi/ chết mảnh
mặt trời/ gay gắt”.
Hay khi dạy bài Quê hương của Tế Hanh giáo viên cũng cần lưu để học sinh
đọc đúng nhịp trong câu thơ “Màu nước xanh/ cá bạc/ chiếc buồm vôi” bởi theo
lối ngắt nhịp 3/2/3 như thế này làm cho câu thơ như nghẹn ngào một lỗi nhớ
thương đau đáu và còn thể hiện một giọng thơ: kể mà như đếm, nói với người mà
như nói với chính mình. Có những câu thơ, đoạn thơ nếu giáo viên hướng dẫn cho

học sinh đọc đúng nhịp điệu cũng đã phần nào cảm nhận được nét đặc sắc, tinh tế
của câu thơ, đoạn thơ ấy.
3.2.2. Phát hiện điểm bình
Các văn bản nghệ thuật được đưa vào dạy học ở chương trình phổ thông đều là
những tác phẩm có giá trị cao về nội dung và tồn tại nhiều điểm sáng về nghệ
thuật. Điểm sáng ấy chính là điểm bình. Đó là những chi tiết, những hình ảnh,
những từ ngữ, những cách diễn đạt … tinh tế chứa đựng những đặc sắc nghệ thuật
và chuyển tải những nội dung thông tin có giá trị.
Ví dụ: Điểm bình là chữ sang trong Tức cảnh Pắc Bó – Hồ Chí Minh ; Từ gậm
và từ khối trong câu “Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt” của bài Nhớ rừng của
Thế Lữ; Khổ thơ thứ 3 của bài Nhớ rừng là một điểm bình rất quan trọng để giúp
học sinh thấy được ngòi bút lãng mạn của nhà thơ qua việc thể hiện “Bức tranh tứ
bình”. Hay một ví dụ khác điểm bình là lúc giáo viên đã hướng dẫn học sinh khai
thác tìm hiểu song về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ (trích: Tắt
đèn – Ngô Tất Tố), giáo viên có thể đặt một câu hỏi, gợi ý để các em tự bình sự
phát triển về tính cách của nhân vật chị Dậu qua cách thay đổi xưng hô với tên cai
lệ ... Điểm bình chính là nơi hội tụ tư tưởng tình cảm tài năng của tác giả mà mỗi
bài học cần khai thác .
Trong bài học, giáo viên có thể tìm câu hỏi gợi tìm mà học sinh đã chuẩn bị hoặc
câu hỏi mới để các em suy nghĩ tìm và cảm nhận về điểm bình.
Ví dụ: Để học sinh phát hiện và cảm nhận về điểm bình trong một câu, khổ,
đoạn, bài thơ, giáo viên có thể dùng câu hỏi: trong các câu thơ, khổ thơ…này tác
giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Em cảm thấy hình ảnh, từ ngữ nào, cách
miêu tả mới nào là đặc sắc? Vì sao? Hãy tìm câu thơ, tìm chi tiết, câu văn (ở
truyện) mà em cho là hay nhất? Nó hay ở điểm gì? Hãy so sánh cách diễn đạt, sử
13


dụng từ ngữ này xem cách nào hay hơn và lí giải? Tại sao tác giả lại sử dụng từ
ngữ này trong diễn đạt mà không sử dụng từ ngữ khác có nghĩa tương đương…

Phát hiện ra điểm bình là quan trọng nhưng nó không chỉ đơn thuần là nhận diện
mà rất cần phải chú ý tới sự cảm nhận. Ở đây giáo viên có thể sử dụng đa dạng các
biện pháp dạy học khác nhau nhưng luôn phải đặt tính tích cực của học trò lên vị
trí hàng đầu.
3.2.3. Xây dựng lời bình
Lời bình là sự cảm nhận hoá những cảm nhận về điểm bình, do đó nó có vai trò
hết sức quan trọng. Người bình thông qua ngôn ngữ của mình mà tác động trực
tiếp đến người nghe. Người nghe có cảm nhận được hết cái hay, cái đẹp của tác
phẩm hay không phụ thuộc rất lớn vào lời bình. Để có một lời bình hay, cần chú ý
tới một số yêu cầu sau:
Lời bình phải tương ứng với nội dung cần bình, nghĩa là phải trúng ý, tránh
tản mạn, không ăn nhập với nội dung tác phẩm và nội dung cần bình.
Ví dụ: Khi dạy văn bản Lão Hạc thông qua vẻ ngoại hình của lão sau khi bán
“cậu vàng” mà ta có thể bình để làm rõ nội tâm và cuộc đời của Lão. Từ đó giúp
học sinh cảm nhận được một cách thấm thía về tính cách và số phận của nhân vật.
Giáo viên có thể bình: Chỉ bằng mấy câu văn ngắn đặc tả ngoại hình mà nhân vật
Lão Hạc hiện lên một cách thật ấn tượng. Nhà văn Nam Cao đã đã rất thành công
khi sử dụng những từ tượng thanh,những từ tượnghình. Nhờ vào những từ ấy tác
giả như vẽ lên trước mắt người đọc một nét mặt, một thân hình và tâm trạng của
một con người thật thê thảm. Đó là một ông già cả cuộc đời gánh chịu những mất
mát đau thương: vợ mất sớm, con vì nghèo không có tiền cưới vợ phẫn trí bỏ đi
làm ăn xa lão chỉ còn một mình thui thủi quả là một hoàn cảnh đáng thương. Có lẽ
trong hoàn cảnh đáng thương ấy lão đã khóc quá nhiều để rồi giờ đây khi phải
bán “cậu vàng” lão không còn nước mắt để khóc nữa mà những nếp nhăn – sự vất
vả cực nhọc cả đời giờ đây lại ép cho những dòng nước mắt đau khổ ấy chảy ra.
Lời bình phải phù hợp với đối tượng tiếp nhận, khả năng nhận thức của học
sinh.
Ví dụ: Cũng trong văn bản Lão Hạc sau khi cho học sinh so sánh về cái chết
của lão với cái chết của “cậu vàng”, giáo viên có thể cho học sinh cảm nhận về
dụng ý sắp đặt của Nam Cao về hai cái chết ấy và hướng dẫn các em bình để thấy

rõ dụng ý của tác giả và hiểu sâu sắc hơn về một lão nông nghèo khổ giàu lòng tự
trọng: Phải chăng khi chọn cho mình cái chết dữ dội thảm thương này, người lão
nông ấy như có ý tự trừng phạt mình, chia sẻ nỗi đau khổ với con vật thân yêu như
ruột thịt. Bởi vì cả đời lão sống trung thực, chưa đánh lừa một ai. Lần đầu tiên lão
làm một việc xấu xa là đánh lừa một con chó (cậu vàng), người bạn thân thiết,
niềm hạnh phúc, niềm vui của chính mình. Lão đã lừa để con chó bị chết thì giờ
đây lão cũng phải chết theo kiểu của con chó bị lừa. Điều này càng chứng tỏ Lão
Hạc có lòng tự trọng rất cao, ứng xử trung thực vô ngần . Chứng tỏ ngòi bút của
nhà văn Nam Cao sắc lạnh, tỉnh táo vô cùng. Nam Cao rất thương con người ông
đã đặt nhân vật Lão Hạc vào những cuộc lựa chọn khắc nghiệt. Chọn hai cái chết:
14


Cái chết thứ nhất tuy không đau đớn về thể xác nhưng lại đau đớn day dứt về tinh
thần; Còn cái chết thứ hai tuy đau đớn về thể xác nhưng dường như ông lão đã
giải thoát được … và thanh thản về tinh thần vì lão đã trả hết nợ đời, nợ với con
chó vàng, nợ với đứa con trai tội nghiệp phải bỏ làng ra đi.
Lời bình cần phải sử dụng hết sức mạnh của ngôn từ để tác động đến người
nghe một cách nhanh nhất, bền nhất. Về ngôn từ lời bình cần phải xây dựng bằng
thứ ngôn ngữ chọn lọc, gọt giũa giàu sức biểu hình, biểu cảm. Về câu phải sử dụng
đa dạng các kiểu câu, diễn đạt đủ cái hay cái đẹp của điểm bình và tình cảm của
người bình. Lời bình cũng không nên quá dài, quá cường điệu mà cần phải ngắn
gọn, súc tích vừa độ…(về điểm này ta có thể tham khảo thêm trong hai lời bình đã
dẫn).
Ngoài những yêu cầu trên, lời bình của giáo viên phải vừa đảm bảo được định
hướng tiếp nhận, vừa định hình được kiến thức, tránh những liên tưởng tản mạn
không bản chất. Đồng thời tập trung mở rộng, nâng cao những phát hiện, cảm nhận
của học sinh về tác phẩm. Giúp các em khai thác đúng và sâu sắc những phương
diện, bản chất của tác phẩm. Lời bình ấy phải vừa là yếu tố khoa học vừa là yếu tố
nghệ thuật của bài học.

3.2.4. Chọn cách thức bình
Để bình hay có nhiều cách khác nhau, mỗi giáo viên có thể chọn một cách
bình phù hợp với sở trường và bài học, đồng thời có thể cung cấp một số cách bình
để học sinh hiểu, học tập và làm theo.
Cách 1- Bình thiên về diễn tả trực tiếp những cảm xúc của mình về tác phẩm:
Ví dụ: Khi bình về văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh có đoạn “Thanh Tịnh
gói gắm tâm sự, tình cảm trong tác phẩm mà người đọc mở ra như thấy mình trong
đó. Mỗi lần đọc tôi đi học lòng ta lại cựa quậy sống dậy những kí ức của ngày
xưa”. Cách bình này khá đơn giản vì không cầm chú ý đến các thao tác nghị luận
mà chỉ diễn tả những cảm nghĩ chủ quan về văn bản. Sức thuyết phục của cách
thức bình này cũng không phải là ở lí lẽ, lập luận sắc sảo, mà ở cảm nghĩ có chân
thực, chính xác và sâu sắc hay không.
Cách 2- Bình thiên về so sánh đối chiếu và Bình liên tưởng mở rộng: Đây là
cách bình rất có hiệu quả để người đọc thấy rõ được nét riêng, giá trị độc đáo của
tác phẩm và tạo được sự tích hợp cao cho mỗi bài học. Chưa biết so sánh đối chiếu
xem như mới chỉ biết nhìn nhận tác phẩm ở bề mặt mà chưa khám phá chiều sâu
của ngôn từ nghệ thuật và nội dung tư tưởng của văn bản. So sánh đối chiếu giúp
cho học sinh khắc phục được sự hiểu biết về tác phẩm theo xu hướng một chiều có
nghĩa là hạn chế được thực trạng “người cảm thụ chỉ biết nhìn sông mà chưa biết
ngắm núi, chỉ biết tả trăng mà chưa biết chạm mây và trời”. So sánh có thể vận
dụng ở nhiều cấp độ khác nhau như: So sánh giữa các tác phẩm ở các nền văn học,
thời kì văn học, hai khuynh hướng giữa các tác giả, các tác phẩm, hay có thể là các
yếu tố nghệ thuật
Ví dụ 1: Từ bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh ta cảm nhận
được một hình tượng đẹp – một vị anh hùng đứng giữa đất Côn Lôn, đứng gữa núi
15


đồi trời biển, oai phong lẫm liệt, ngang tàng, luôn hướng tới lí tưởng cứu nước, dù
gặp bước gian nguy nhưng chí khí không bao giờ dời đổi. Cách cảm, cách nghĩ như

thế của cụ Phan Châu Chinh chúng ta bắt gặp ở khá nhiều bài thơ trong kho tàng
thơ ca Việt Nam trung đại. Và sau này, nhà thơ Sóng Hồng (Bút danh của đồng chí
Trường Chinh - nguyên Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam) – một chiến sĩ cộng
sản cũng đã sáng tác một bài thơ có đề tài, giọng điệu và cách biểu hiện tương tự.
Đó là bài Lấy củi, với hai câu thơ được truyền tụng:
Đốt cho tiêu kiếp tù đầy
Cho bừng lửa hận biết tay anh hùng
Giống cảnh ngộ của cụ Phan Châu Chinh, nhà thơ Sóng Hồng khi bị giam ở
nhà tù Sơn La phải lên rừng kiếm củi về cho bọn lính ngục đun bếp đốt lửa,... Từ
một việc lao dịch khổ sai như thế, người tù – thi sĩ ấy đã viết nên những vần thơ
ngời sáng hào khí anh hùng, thật đáng kính phục. Đọc những vần thơ khẩu khí kiểu
Đập đá ở Côn Lôn, Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông hay Lấy củi, chúng ta
không chỉ nhìn thấy nét đẹp hình tượng nhân vật trong thơ mà còn ngẫm được
nhiều bài học bổ ích từ cách sống, cách nghĩ của tác giả. Hãy sống hết mình, hãy
nghĩ phóng khoáng, biến những gian khổ, vất vả trong công việc đời thường thành
những hành động hào hứng, những khát khao bay bổng để làm việc hăng hái hơn,
sống có nghĩa hơn...
Nếu như so sánh đối chiếu làm cho ý văn trở nên sâu sắc thì liên tưởng mở
rộng hợp lí sẽ làm cho bài văn phong phú đa dạng. Nhưng chú ý là phải liên tưởng
mở rộng hợp lí và có chừng mực; nếu lạm dụng sa đà thì sẽ làm cho lời giảng nan
man. Liên tưởng mở rộng hợp lí sẽ giúp các em nắm kiến thức một cách phong phú
và có giá trị.
Ví dụ 2: Liên tưởng mở rộng về trí làm trai khi dạy Văn bản Vào nhà ngục
Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu và Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu
Trinh giáo viên có thể gợi ý hỏi HS sinh về các quan niệm làm trai từ xưa đến nay.
Nói về quan niệm trí làm trai thì ta bắt gặp rất nhiều
+ Trong ca dao : “Làm trai cho đáng lên trai
Xuống đông đông tĩnh, lên đoài, đoài yên”.
+ Trong thơ của Nguyễn Công Trứ :
“Chí anh hùng vay giả, giả vay

Chí làm trai nam, bắc, đông, tây
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể”.
Hay “Làm trai đứng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông”
+ Trong tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc :
“Chí làm trai dặm nghìn da ngựa
Gieo Thái sơn nhẹ tựa hồng mao”.
+ Trong thơ của Phan Bội Châu :
“Trong khoảng trăm năm cần có tớ
Sau này muôn thuở, há không ai”.
16


Và quan niệm: Chạy mỏi chân thì hãy ở tù .
Ngoài ba cách bình cơ bản trên giáo viên cũng cần chú ý đến một số cách
bình khác như:
Bình chú ý đến câu mở đầu của tác phẩm. Ví dụ văn bản Tôi đi học của
Thanh Tịnh (Ngữ Văn 8)
Bình chú ý đến câu kết thúc của tác phẩm: Câu kết trong bài Chiếu dời đô của
Lí Công Uẩn (Ngữ văn 8)
Bình tập trung khai thác các biện pháp tu từ: Có thể sử dụng trong tất cả các
văn bản nghệ thuật đặc biệt là văn thơ trữ tình.
Ví dụ 3: Khi bình về số phận đau khổ, bất hạnh của bé Hồng rrong đoạn
trích: “Trong lòng mẹ”, giáo viên có thể liên hệ tới những mảnh đời bất hạnh của
một số nhân vật như cái Tý trong “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, nhân vật cô bé bán
diêm trong truyện của An-đéc-xen, hay nhân vật Xi-mông trong truyện “Bố của
Xi-mông”.
Ví dụ 4: Khi bình hình ảnh chiếc lá trong “Chiếc lá cuối cùng” của O.Hen ri,
giáo viên nói đến tình yêu thương, đức hi sinh cao cả của bác Bơ-men. Bác đã lấy
chính sự sống của mình để thắp lên ngọn lửa sống đang sắp tắt của Giôn-xi. Tình

yêu thương đã thổi bùng lên ngọn lửa của sự sống. Nhưng trong “Cô bé bán diêm
của Ô Hen ri, cô bé đã chết trong đói rét vì thiếu tình tthương.
Bình câu mở đầu và câu kết thúc để làm rõ được kiểu kết thúc đầu cuối tương
ứng. Ví dụ, trong văn bản Khi con tu hú của Tố Hữu (Ngữ Văn 8) giáo viên cũng
có thể hướng dẫn học sinh bình để thấy được sự khác nhau giữa tiếng chim tu hú ở
đầu bài thơ và tiếng chim tu hú ở cuối bài thơ…
Trên đây là một số cách bình đem lai hiệu quả cao trong giờ dạy văn bản ngữ
văn đặc biệt là khi dạy các tác phẩm, văn bản nghệ thuật đã được bản thân áp dụng
trong giờ dạy của mình. Tôi xin được nêu ra để đồng nghiệp tham khảo, căn cứ vào
sở trường, vào bài học, vào từng nội dung mà lựa chọn cách bình phù hợp nhất.
3.2.5. Chọn thời điểm bình
Thời điểm bình là lúc giáo viên và học sinh trình bày lời bình. Thời điểm bình
phụ thuộc vào sự có mặt của điểm bình và ý đồ khai thác các điểm bình ấy của
giáo viên. Tuy nhiên việc lựa chọn thời điểm bình thích hợp (chọn đúng chỗ, đúng
lúc) sẽ có tác dụng rất lớn. Theo ý chủ quan của tôi thì thời điểm bình thích hợp
chính là lúc xảy ra tình huống có vấn đề trong sự cảm thụ của học sinh về điểm
bình. Bình ở thời điểm này sẽ giúp các em có được sự cảm thụ sâu sắc về tác
phẩm, đồng thời khơi gợi hứng thú trong giờ học. Ta có thể chọn những thời điểm
cụ thể như sau:
Chọn thời điểm bình ở lúc chuyển tiếp nội dung bài học. Ví dụ : Dạy bài Khi
con tú hú của Tố Hữu giáo viên nên chọn điểm bình sau khi tìm hiểu song đoạn
một của bài thơ.
Bình để kết thúc bài học cũng là một cách rất tốt để giúp học sinh nắm bài
một cách chắc chắn và sâu sắc. Ví dụ: Dạy bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận
giáo viên có thể bình câu thơ cuối của bài thơ “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt
17


trời – mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”; Hay khi dạy văn bản Ngắm trăng của
Hồ Chí Minh cuối giờ giáo viên có thể bình làm sáng tỏ một nhận định về Bài thơ:

“Ngắm trăng là một cuộc vượt ngục về tinh thần của Bác”. Từ đó giúp các em hiểu
sâu sắc hơn về con người Bác.
Bình để cắt nghĩa về một nội dung nào đó. Đây là cách bình được sử dụng
ngay trong khi khái thác nội dung tìm hiểu nghệ thuật trong từng câu, ý, đoạn của
văn bản. Vid dụ: Khi văn bản Lão Hạc của Nam Cao giáo viên có thể chọn điểm
bình về tâm trạng của Lão Hạc sau khi bán “cậu vàng” với chi tiết “Mặt lão co rúm
lại ép cho nước mắt chảy ra…”
Nhưng dù chọn thời điểm bình nào đi chăng nữa thì cũng phải chú ý đến việc
khắc sâu kiến thức về tác phẩm, mở rộng hướng tiếp nhận, tạo sự chuyển tiếp nhịp
nhàng, để lại những dư âm sâu lắng cho mỗi bài học và đó chính là chất văn đặc
trưng của mỗi bài học về văn bản nghệ thuật.
3.2.6. Diễn đạt lời bình (Giảng bình)
Giảng bình là biện pháp có tính đặc thù của cảm thụ và truyền thụ văn học.
Thông qua sự hiểu biết và rung cảm của giáo viên mà học sinh hiểu biết và rung
cảm một cách đúng đắn. Giảng bình là biện pháp đắc lực trong dạy - học Ngữ văn
ở THCS vừa có tác dụng trau dồi ngôn ngữ, vừa có tác dụng giáo dục văn học.
Giảng bình giúp học sinh đi từ giai đoạn trực cảm sang giai đoạn cảm thụ có lí tính
và cuối cùng là hoàn chỉnh quy luật tâm lý về cảm thụ văn học. Về mặt tư duy, đây
là khâu học sinh được vận dụng phân tích - tổng hợp từ thấp đến cao để đạt được
hiệu quả rèn luyện tư duy tốt nhất.
Ở THCS, nội dung giảng bình trong một bài văn là những sắc thái tu từ về
ngữ âm, từ vựng, cú pháp mà chủ yếu là sắc thái tu từ từ vựng.
Giảng là làm cho học sinh hiểu thuần tuý về mặt ngôn ngữ đối với chi tiết
nghệ thuật được phân tích. Bình là làm cho học sinh hiểu sự biến đổi nghệ thuật
của tác phẩm trong văn cảnh, chỉ ra giá trị nghệ thuật của từ ngữ, câu, đoạn…chỉ ra
sức thông báo nhiệm màu của chi tiết nghệ thuật đó.
Biện pháp giảng bình ở THCS được xây dựng trên cơ sở đối lập sắc thái trung
tính và sắc thái tu từ, nhằm làm cho học sinh vừa hiểu biết và cảm thụ ngôn ngữ,
vừa cảm thụ văn học. Trên sơ đồ liên tưởng và ngữ đoạn, từ ngữ nghệ thuật luôn
xuất hiện trong sự kết hợp đó. Tìm sự đối lập giữa sắc thái trung tính và sắc thái

biểu cảm trên sơ đồ kết hợp giữa liên tưởng và ngữ đoạn là hình thức ta thường
thấy ở nhiều giờ dạy học của những giáo viên có kinh nghiệm.
Sự kết hợp giữa giảng và bình cũng rất linh hoạt; có khi giảng trước bình sau;
có khi bình trước, giảng sau; có khi giảng kết hợp với bình. Giảng có thể có hoặc
không, nhưng bình thì nhất thiết phải có, nhất thiết phải phân tích giá trị văn học
của ngôn ngữ nghệ thuật. Người bình phải biết chọn chi tiết, hình ảnh, tứ thơ để
bình, chọn lọc cách bình và tốt nhất là phải biết dừng lại đúng lúc, đúng chỗ để cho
học sinh tự suy nghĩ, liên tưởng mộng mơ. Có khi lời bình là một nghĩ suy. Đây là
một yếu tố cũng không kém phần quan trong trong khi thực hiện lời bình. Bởi vì
bình trong dạy học các văn bản nghệ thuật ở nhà trường hiện nay là biện pháp thiên
18


về bình nói, vì vậy nó đòi hỏi người bình phải có một nghệ thuật nói có sức thu
hút, thuyết phục người nghe. Để thực hiện được yêu cầu này thì người giáo viên
cần lưu ý mấy vấn đề sau:
Có được lời bình rồi nhưng phải nạp vào bộ nhớ để khi bình được trôi chảy
tránh sự đứt quãng. Vì trên thực tế có không ít giờ học giáo viên thực hiện lời bình
bằng cách đọc nguyên phần chuẩn bị, hoặc đang bình thì bị “đứt gánh”. Điều này
chẳng những không phát huy được hiệu quả của bình mà còn tạo ra sự phản cảm,
hay tạo ra những khoảng trống thuận lợi để học sinh thiếu tập trung.
Trong khi thực hiện lời bình người bình cần chú ý tới sự kết hợp hài hoà của
các yếu tố: Vị trí bình, âm lượng, ngữ điệu của lời nói, sự phối hợp giữa các yếu tố
phi ngôn ngữ (ánh mắt cử chỉ, tư thế, tác phong…) để thể hiện tư tửng, tình cảm.
Ví dụ: Khi bình về hoàn cảnh của Cô bé bán diêm trong truyện ngắn cùng tên của
An- đéc- xen. Người bình phải làm thế nào để tạo được sự cảm thương về tình
cảnh của cô bé vào đêm giao thừa tội nghiệp để từ đó gây được tình cảm, sự xúc
động thực sự đối với người nghe. Cũng như khi giảng bình về tâm trạng của Lão
Hạc thì phải chú ý thể hiện lời bình như thế nào để học sinh cảm nhận được về số
phận bất hạnh của một con người… Hoặc khi bình khổ thơ thứ nhất của bài thơ

Khi con tu hú của Tố Hữu giáo viên phải thể hiện một giọng điệu vui tươi để làm
rõ được một tâm trạng vui tươi trước một bức tranh mùa hè với màu sác rực rỡ, âm
thanh rộn rã và tràn trề nhựa sống
Tóm lại, nếu không có sự kết hợp hài hoà giữa các yếu tố này, lời bình sẽ trở
thành khuôn sáo, nó sẽ là một cách nói hay nhưng vô cảm. Điều này chỉ khiến cho
người nghe “mát tai” chứ không nảy màm những cảm xúc. Muốn có được của ai
điều gì thì trước tiên hãy cho học điều đó, người bình phải bình làm sao mà thể
hiện được bằng chính những cảm nhận, những rung động thực lòng của mình về
tác phẩm thì bình mới phát huy tốt hiệu quả. Diễn đạt lời bình vừa là công đoạn
cuối, vừa là sự cụ thể hoá kết quả của các công đoạn trước vì thế nó có tính quan
trọng đặc biệt trong việc vận dụng phương pháp này.
Sự phân tích tách bạch từng công đoạn trong quy trình vận dụng bình văn là
để có được nhận thức rõ hơn về bản chất, vai trò của mỗi công đoạn. Còn trong
giáo án của chúng ta thì các công đoạn này có mối quan hệ mật thiết với nhau, nó
được phối hợp nhịp nhàng thành chuỗi các hoạt động đọc - hiểu văn bản nhằm đạt
được mục tiêu của bài học. Tiếp cạn về vấm đề cũ nhưng nhìn nhận và vận dụng
trên quan điểm mới là điều mà tôi thực sự muỗn được bày tỏ cùng các đồng
nghiệp. Tuy nhiên trước mỗi vấn đề có tính khoa học thì mọi quan điểm cần được
xem xét một cách thận trọng và kĩ lưỡng vì thế rất mong nhận được những ý kiến
của đồng nghiệp về bài viết này.
4. Kiểm nghiệm:
Qua việc áp dụng đề tài trong những năm học vừa qua tôi thấy hiệu quả của
việc vận dụng biện pháp bình văn là rất rõ rệt. Trong các giờ học học sinh hứng thú
học bài hơn, hiểu bài sâu sắc hơn, các em thêm yêu quý môn học … Kết quả là số
19


học sinh khá và giỏi môn ngữ văn nâng lên khá rõ trong các lớp tôi trực tiếp dạy,
cụ thể là:
Chất lượng cuối kì, cuối năm:

+ Năm học 2015 – 2016
Lớp
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Sĩ số
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
7C/ 39
5 HS 12,8% 13 HS 33,3% 20 HS 48,6% 1 HS 2,5%
7D/ 34
4 HS 11,7% 12 HS 35,2% 18 HS 49,8% 1 HS 2,9%
+ Năm học 2016 – 2017
Lớp
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Sĩ số
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ

SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
8C/ 39
7 HS 18,0% 15 HS 38,4% 17 HS 43,6% 0 HS
0%
8D/ 34
6 HS 17,6% 12 HS 35,2% 15 HS 44,3% 1 HS 2,9%
Đặc biệt, chất lượng các bài tập làm văn học sinh viết có hình ảnh, ngôn ngữ
trong sáng, hợp lí và lôgic hơn.

20


III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Là giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn, tôi luôn tâm đắc với ý kiến của nhà thơ
Tố Hữu nói với giáo viên giảng dạy văn học: “Dạy văn học, học văn học thật là một
niềm vui sướng lớn. Qua mỗi giờ văn học, thầy giáo có thể làm rung động các em,
làm cho các em yêu đời, yêu lẽ sống và lớn thêm một chút”. Nhưng để làm được cái
điều mà Tố Hữu đã nói để các em yêu đời, yêu lẽ sống và lớn thêm một chút ấy là một
thách thức đối với tất cả giáo viên dạy Ngữ văn. Gần 20 năm trong nghề, tôi luôn trăn
trở để có được những tiết dạy Ngữ văn thực sự cuốn hút đối với học sinh. Trong quá
trình giảng dạy, tôi nhận thấy khi dạy văn bản nghệ thuật cần cần chú ý đến biện pháp
bình các đoan văn, đoạn thơ hay từ đó dẫn dắt học sinh có được cách tiếp cận đúng
hướng khám phá được cái hay cái đẹp trong mỗi tác phẩm là rất quan trọng.
Các đặc trưng trong văn bản nghệ thuật rất đa dạng và phong phú. Việc làm
thế nào để có thể giúp cho người GV có thể khai thác tốt hơn giá trị của văn bản,
làm thế nào để HS hiểu rõ được những gì mà tác giả đã thể hiện và truyền đạt là

một điều rất khó khăn. Tóm lại, chuyên đề của tôi nghiên cứu và thực hiện với một
lí do duy nhất là giúp dạy và học tốt các tác phẩm nghệ thuật - môn ngữ văn THCS
nói chung và ở THCS Hòa Lộc nói riêng trong tình trạng HS có biểu hiện ngại học
Văn, và yếu kém kiến thức môn Ngữ văn hiện nay.
2. Kiến nghị
- Mỗi đ/c giáo viên cần nhận thức rõ tầm quan trọng của việc dạy học phần
tác phẩm nghệ thuật trong nhà trường THCS. Thường xuyên trau dồi trình độ
chuyên môn nghiệp vụ; tích cực tìm hiểu nghiên cứu các tài liệu chuyên môn
nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả giờ dạy – học văn.
- Nhà trường đầu tư hơn nữa trong việc mua thêm tài liệu tham khảo cho giáo
viên…
- Phòng Giáo dục và Đào tạo nên tổ chức thêm chuyên đề về giảng dạy các
văn bản nghệ thuật để giáo viên học tập và rút kinh nghiệm
Thời gian nghiên cứu không dài, kinh nghiệm của tôi còn hạn chế, trình bày
vấn đề này với các đồng chí dạy môn Ngữ văn rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp và xây dựng chân thành của các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn Tổ Khoa học xã hội và Ban giám hiệu nhà trường
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành đề tài này.
XÁC NHẬN CỦA PHÒNG
GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HẬU LỘC

Hòa Lộc, ngày 28 tháng 02 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.

Trương Mạnh Hùng
21



22



×