1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Sự nghiệp giáo dục có vai trò quan trọng trong chiến lược xây dựng con
người, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Sự nghiệp giáo dục có
nhiệm vụ đào tạo các thế hệ công dân mới có đầy đủ tài năng phẩm chất bản lĩnh
để đưa đất nước tiến lên đuổi kịp trào lưu phát triển của thế giới. Không thể thiết
kế chiến lược nếu không đặt giáo dục đúng vào vị trí của nó trong đời sống hiện
đại. Việc đào tạo ra những thế hệ trẻ có đầy đủ Đức-Trí-Thể-Mỹ đòi hỏi giáo
dục phải đồng bộ cả về Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội.
Nghị quyết 29 của ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 11 về Giáo dục
cũng đã chỉ rõ: đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề
lớn, cốt lõi, cấp thiết từ quan điểm chỉ đạo đến nội dung phương pháp, chuyển
quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng
lực phẩm chất của người học, phải tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng tích cực, chủ động sáng tạo, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều,
ghi nhớ máy móc. Như vậy, mục tiêu giáo dục đã chuyển từ chủ yếu trang bị
kiến thức cho học sinh sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em, đặc
biệt là năng lực hành động, năng lực thực tiễn. Phương pháp giáo dục phổ thông
cũng được đổi mới theo hướng “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy
sáng tạo của người học”. Đào tạo một thế hệ học sinh hiện đại, hiện đại từ tư duy đến
cách nói năng ứng xử”.
Trên thực tế giảng dạy có rất nhiều hiện tượng và mâu thuẫn đang tồn tại
đó là trong khi trang bị các các kĩ năng nghe –nói – đọc –viết thì người dạy chỉ
chú trọng đến kĩ năng đọc, viết mà chưa tập trung rèn luyện kĩ năng nói cho học
sinh, dẫn đến tình trang học sinh chưa tự tin trong giao tiếp, hạn chế trong cách
ứng xử. Rèn luyện kĩ năng nói rất quan trọng nhưng thời lượng giành cho
chương trình ít. Ở mỗi thể loại chỉ có từ 2->3 tiết luyện nói.
Bên cạnh đó chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu sâu về phương pháp dạy
kiểu bài này, sách giáo viên cũng chưa có những biện pháp cụ thể để hướng dẫn
thực hiện quá trình luyện nói cho học sinh. Cũng đã có một số sáng kiến đề cập
đến các biện pháp tuy nhiên khi ứng dụng vào thực tế còn rất nhiều những
vướng mắc khi giảng dạy. Các chuyên đề nghiên cứu khi áp dụng vào giảng dạy
chí được một phần nào đó trong bài nói. Chưa có một tiến trình cụ thể cho một
bài luyện nói nhằm phát huy năng lực cho học sinh. Tính năng động, hoạt bát, tự
tin của học sinh hầu như không được phát huy, tiết học luyện nói diễn ra nặng
nề, khô khan, học sinh với tâm lí học nói cho qua. Đây là tồn tại chung trong quá
trình dạy- học các tiết luyện nói. Xuất phát từ những lí do đó tôi thực hiện sáng
kiến: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt tiết luyện nói thể loại văn biểu
cảm lớp 7 Trường THCS Thiệu Minh”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài bản thân tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm dạy tiết
luyện nói nhằm mục đích giúp giáo viên có những phương pháp hiệu quả trong
việc tổ chức giờ luyện nói cho học sinh. Học sinh hứng thú học tiết luyện nói.
1
Rèn luyện kĩ năng nói, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng trình bày một vấn đề. Tìm ra
các nguyên nhân khắc phục ở học sinh những hạn chế trong cách nói năng, sự
mất tự tin trong diễn đạt. Tạo giờ học thực sự sôi nổi.
1. 3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung sau:
+ Luyện nói thể loại văn biểu cảm áp dụng là học sinh lớp 7 Trường
THCS Thiệu Minh.
+ Đề tài tổng kết kinh nghiệm dạy và nâng cao chất lượng tiết luyện nói
cho học sinh.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài bản thân tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
- Nghiên cứu lý thuyết về tâm lí của học sinh Trung học cơ sở.
- Điều tra,vấn đáp khảo sát tình hình thực tế.
- Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, số liệu.
- Phương pháp thực nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận.
Hiện nay các nước trên thế giới rất coi trọng dạy học theo quan điểm giao
tiếp. Đây là một trong những tư tưởng quan trọng của chiến lược dạy học các
môn ngôn ngữ ở trường phổ thông, nội dung quan điểm này là lấy hoạt động
giao tiếp là một trong những căn cứ để hình thành và phát triển hoạt động ngôn
ngữ mà cụ thể là năng lực nghe, nói, đọc, viết cho người học. Bên cạnh đó quan
điểm về dạy học tích hợp, cũng khẳng định việc rèn luyện các kĩ năng nghe, nói,
đọc, viết là rất quan trọng qua 4 kỹ năng này hình thành năng lực cảm thụ, năng
lực bộc lộ, biểu đạt tư tưởng, tình cảm bằng ngôn ngữ nói, viết Tiếng Việt cho
HS quan tâm hơn đến việc hình thành năng lực nói và năng lực làm văn. Nếu
như nghe, đọc là hai kĩ năng quan trọng của hoạt động tiếp nhận thông tin thì nói
và viết là hai kĩ năng quan trọng của bộc lộ và truyền đạt thông tin. Rèn luyện
được kĩ năng này sẽ dạy đúng theo đặc trưng tính thực hành của phân môn Tập
làm văn đạt đến mục đích dạy học hiệu quả nhất.
Có rất nhiều con đường giao tiếp khác nhau để đạt tới mục đích trong đó
ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người. Nếu người
thầy đóng vai trò chủ đạo hướng dẫn học sinh chủ động khám phá chiếm lĩnh
các tác phẩm văn chương thì người học phải tự mình bộc lộ hiểu biết phải biết tư
duy thành lời- ngôn bản.
Trong sự phát triển của xã hội hiện đại bất kì ngành nghề nào cũng cần
phải có có kỹ năng truyền đạt. Muốn cho người nghe hiểu được thì phải biết
cách truyền tải cho tốt nội dung không còn con đường nào khác là phải trình bày
kĩ năng nói lưu loát, phải bộc lộ qua nét mặt cử chỉ…Vì thế, luyện nói là quá
trình rất quan trọng trong việc dạy học văn, góp phần năng cao việc học tốt bộ
môn Ngữ văn.
2
Vậy nói là gì? Luyện nói là gì? Luyện nói trong văn biểu cảm như thế
nào? Nói là diễn đạt ý định của mình bằng miệng ra. Luyện nói là biết dùng
ngôn ngữ của mình để diễn đạt hướng tới một mục đích nhất định. Luyện nói
trong văn biểu cảm là biết dùng ngôn ngữ trình bày những tình cảm, cảm xúc
của mình về nhân vật văn học, về sự việc hay tác phẩm văn học. Giờ luyện nói
là thế mạnh của sinh hoạt tập thể. Không khí sẽ hứng thú nếu giáo viên kích
thích được các hoạt động của học sinh. Về tâm lý con người hoạt động tập thể
bao giờ cũng năng động hơn. Có thấy rõ đặc thù của hoạt động luyện nói và đặc
điểm tâm lý thì giáo viên mới tổ chức được các hình thức luyện nói có hiệu quả.
Đầu chương trình THCS các tiết luyện nói đã được chú trọng.Tuy nhiên ở
lớp 6 nói mới chỉ ở mức độ đơn giản. Lên lớp 7 các em tiếp tục được làm quen
và thực hành các tiết luyện nói nhưng ở mức độ khó hơn. Do vậy mà các biện
pháp cũng như cách thức tổ chức giờ học luyện nói cũng phải phong phú và đa
dạng hơn. Có rất nhiều biện pháp linh hoạt giúp các em vừa truyền tải được nội
dung vừa bộc lộ cảm xúc của mình khi nói.
Mặc dù thời lượng dành cho tiết luyện nói không nhiều nhưng luyện nói lại
có ý nghĩa quan trọng. Luyện nói dẫn đến nói tốt là kĩ năng đầu tiên để tiến tới
phân tích, cảm nhận tác phẩm văn chương.
2.2 Thực trạng.
Năm 2015-2016 được BGH nhà trường phân công dạy Ngữ văn lớp 7,
trước khi áp dụng đề tài tôi đã tiến hành khảo sát độ tự tin và khả năng truyền
đạt của các em với đề bài: em hãy trình bày cảm nghĩ của em về một người em
yêu thích. Tôi đã thu được kết quả như sau:
Số học sinh tự tin, nói tốt
Số học sinh chưa tự tin, bài nói
đúng chủ đề
chưa đúng chủ đề
Lớp/sĩ số
SL
%
SL
%
7 (35)
6
17.1
29
82.9
Qua bảng số liệu trên tôi không khỏi không trăn trở về khả năng nói ở các
em. Hầu như các em chưa mạnh dạn tự tin trong khi thực hiện hiện bài nói của
mình. Nhiều em có nội dung bài nói tốt nhưng khi truyền đạt đến người nghe
còn ấp úng không trôi chảy. Năng lực nói chưa tốt nghĩa là khả năng tư duy chưa
mạch lạc. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập các môn học khác.
Bởi lẽ khả năng truyền đạt giao tiếp vô cùng quan trọng đến việc thực hiện mục
đích giao tiếp.
Từ kết quả đó đã cho thấy một thực trạng về chất lượng tiết luyện nói cho
học sinh lớp 7 đó là:
Xuất phát từ thực tế khách quan: Do chương trình, thời lượng giành cho
các tiết luyện nói chưa nhiều. Học sinh chưa được rèn luyện nhiều các kĩ năng
luyện nói
Việc dạy của giáo viên: trong nhận thức của giáo viên cũng xem các tiết
luyện nói là dạy theo khô khan, khó dạy.Tâm lý như vậy nên đến tiết luyện nói
3
cũng chỉ dạy qua loa, chiếu lệ với những hoạt động tẻ nhạt. Giáo viên chưa đầu
tư, nghiên cứu để tổ chức các hoạt động phong phú. Nhiều giáo viên chưa chú
trong đến việc rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh nên còn lúng túng trong khâu
soạn bài cũng như thực hiện các qui trình lên lớp…giờ học thường không gây
được ấn tượng, học sinh hầu như không hứng thú trong việc học. Trong các giờ
học không có phương pháp nào ngoài phương pháp cô gọi học sinh lên bảng học
sinh trình bày dăm câu ba điều, hết em nọ đến em kia trình bày xong xem như
hoàn thành mục tiêu bài học. Đáng tiếc hơn là một số học sinh học tốt, có tư chất
văn chương lại lúng túng khi trình bày trước lớp, năng lực nói còn rất hạn chế
mặc dù từ đầu THCS các em đã được thực hành qua một số tiết luyện nói. Điều
đó không phải các em không có khả năng mà vì thầy, cô chưa thực sự khơi gợi
được sự tự tin, tích cực ở các em chưa thật sự giúp các em có thói quen và sự
hào hứng trong hoạt động học tập này.
Việc học của học sinh: chính vì phương pháp của giáo viên như vậy nên
không khơi gợi được được hứng thú học của học sinh. Phần đông học sinh chỉ
ngồi nghe bạn nói, rồi nếu được thầy cô yêu cầu nhận xét bài nói của bạn thì chỉ
biết đưa ra một vài câu chiếu lệ qua loa thậm chí nhiều em còn rất lúng túng,
không biết nhận xét như thế nào, chỉ ậm ờ cho qua chuyện. Giờ học “luyện nói”
với các em thường là ít ấn tượng tất cả đều tẻ nhạt, buốn chán, cứ lặp đi lặp lại
giống hệt nhau.
Thực trạng trên chính là vấn đề làm cho giáo viên có tâm huyết cảm thấy
băn khoăn và trăn trở. Nên làm thế nào để học sinh hứng thú trong giờ học văn,
đặc biệt là trong giờ luyện nói? Làm sao để học sinh được học, để thể hiện
những hiểu biết bằng ngôn ngữ vốn có của mình trước mọi người? Làm thế nào
giúp các em vừa viết hay vừa nói tốt?
Thực sự đây là một vấn đề mang tính thời sự cấp bách một người thầy
phải đổi mới phương pháp dạy hoc. Quan trọng nhất trong khi dạy không chỉ
dạy kiến thức mà ở phương pháp dạy như thế nào để học sinh đạt được hiệu quả
cao nhất và hứng thú tiếp thu bài giảng của thầy,cô.
Để khắc phục tình trạng trên, tôi mạnh dạn đổi mới, lựa chọn một số cách
thức tổ chức giờ dạy luyện nói văn biểu cảm ở chương trình lớp 7 nhằm phần
nào đó khắc phục được tình trạng mà chúng ta đang quan tâm.
2.3. Các giải pháp, biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn nói chung và
phân môn Tập làm văn nói riêng, giờ dạy luyện nói có vai trò quan trọng trong
việc hình thành kĩ năng nói cho học sinh bậc THCS. Chúng ta đều biết lứa tuổi
học sinh trung học cơ sở đang ở độ tuổi trưởng thành, vốn ngôn ngữ của các em
còn rất ít ỏi. Đặc biệt do yếu tố tâm lí các em hay rụt rè xấu hổ và nhạy cảm
trước thái độ của những người xung quanh. Năng lực nói của học sinh lúc này
còn hạn chế nên điều đầu tiên có ý nghĩa quyết định đó là phải luyện cho học
sinh được nói, được trưởng thành hơn sau mỗi lần trên lớp. Đây phải là việc làm
thường xuyên hình thành kĩ năng cho học sinh.
4
Có rất nhiều các giải pháp, biện pháp khác nhau để rèn luyện các kĩ năng
nói cho học sinh. Trong quá trình dạy bản thân tôi đúc rút một số giải pháp, biện
pháp sau:
2.3.1 Giải pháp chung: Nghiên cứu kĩ chương trình, nội dung các tiết
luyện nói có trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn THCS
Nghiên cứu kĩ sách giáo viên để nắm được mục tiêu của kiểu bài dạy luyện nói
Nghiên cứu các tài liệu tham khảo để đề ra phương pháp cũng như các
biện pháp tổ chức cho học sinh trong tiết học các kiểu bài luyện nói
Nắm vững tiến trình các bước đi của tiết luyện nói.
Phối hợp giữa vai trò chủ động, tích cực của học sinh và vai trò hướng
dẫn của giáo viên.
Vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức học tập theo kiểu học sinh được
trao đổi, thảo luận, trình bày quan điểm cá nhân và được tôn trọng ý kiến cá
nhân.
Tham khảo dự giờ đồng nghiệp và rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy
2.3.2. Các biện pháp cụ thể :
2.3.2.1. Biện pháp 1: Hướng dẫn học sinh khâu chuẩn bị bài ở nhà.
Trong tất cả các môn học muốn đạt được sự thành công trong học tập thì
giáo viên phải chú trọng đến việc dặn dò học ở nhà của học sinh. Đặc biệt với
tiết luyện nói sẽ không thể nào thành công được nếu giáo viên không làm tốt
khâu nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài ở nhà. Đối với tiết luyện nói khâu chuẩn bị
ở nhà lại càng quan trọng hơn. Có nhiều lí do để khẳng định được tầm quan
trọng của việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà của tiết luyện nói.Thứ
nhất: khi chuẩn bị bài tốt học sinh đã một lần được tìm hiểu về đối tượng và bắt
đầu xuất hiện những trăn trở, tìm tòi đối tượng. Thứ hai: Các em như một lần
được tập dượt trước khi lên “sân khấu” để diễn như vậy tiết luyện nói cũng dễ
thành công hơn
Tuy nhiên không phải chỉ bằng những câu dặn dò chung chung, qua loa
đại khái như: Các em về chuẩn bị tiết luyện nói để ngày mai chúng ta học bài.
Hay về soạn những nội dung cần nói cho tiết 40 luyện nói văn biểu cảm về sự
vật, con người. Hay Tiết 55, 56 giáo viên dặn học sinh về nhà các em chuẩn bị
bài Cảnh khuya…Những câu nhắc nhở chung chung như vậy không thể tác động
hiệu quả đến sự chuẩn bị ở nhà của học sinh sẽ dẫn đến tiết học nhàm chán và
thậm chí giáo viên không thể tìm được một em có cách nói tốt.
Ví dụ : Tiết 40 Luyện nói: văn biểu cảm về sự vật, con người. Thông thường
nếu giáo viên không nghiên cứu kĩ thì sẽ tham kiến thức cho học sinh làm cả 4
đề trong sách giáo khoa, 2 đề văn biểu cảm về con người, 2 đề văn biểu cảm về
sự vật. Như vậy bài luyện nói của học sinh sẽ không có điểm nhấn và không có
thời gian để so sánh giữa các bài với nhau. Không có phép đối chiếu cùng một
đề tài đó học sinh sẽ nói chỗ nào tốt chỗ nào chưa tốt. Với bài luyện nói này tôi
hướng cho học sinh chọn 2 đề một loại đề biểu cảm về sự vật, một loại đề biểu
cảm về con người tôi hướng dẫn học sinh các bước chuẩn bị. Cụ thể:
5
Bước 1: Chọn đề Với tiết 40 Luyện nói: văn biểu cảm về sự vật, con
người các em đều chọn đề 1: Cảm nghĩ về thầy, cô giáo những “người lái đò”
đưa thế hệ trẻ” “cập bến” tương lai. Đề 4 : cảm nghĩ về món quà tuổi thơ. Tiết
55,56 các em lựa chọn bài “cảnh khuya”
Bước 2: Lựa chọn hình thức nói: lựa chọn cách nói độc lập hay cặp đôi :
đây là biện pháp nhằm đa dạng cách nói để tránh sự nhàm chán cho người nghe.
Bước 3: Lưạ chọn nội dung: Lựa chọn những ý chính trong bài luyện nói
cần thể hiện trong bài luyện nói. Với đề 1 xác định được đối tượng biểu cảm là
thầy cô. Những kỉ niệm nào về thầy cô làm em nhớ mãi. Từ kỉ niệm đó em bộc
lộ cảm xúc gì với thầy cô của mình.
Với đề 4: đó là món quà gì của tuổi thơ, món quà đó do ai tặng? Người
tặng quà đã gửi gắm gì qua món quà? Cảm xúc của em khi nhận được món quà?
Tiết 55- 56 Luyện nói phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học tôi yêu
cầu học sinh tìm, hình dung, tưởng tượng khung cảnh thiên nhiên và tình cảm
của tác giả Hồ Chí Minh. Xác định sẽ nêu cảm nghĩ về chi tiết nào? Cảm nghĩ
về tác giả của bài thơ.
* Yêu cầu khi hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà
*Đối với giáo viên
Về nội dung: Giáo viên cần định hướng cho học sinh chuẩn bị thật cụ thể,
rõ ràng cả về nội dung và cách thức phải trả lời được câu hỏi: chuẩn bị cái gì?
chuẩn bị như thế nào? bằng cách nào?
Cần hướng dẫn học sinh xác định được đề tài nói: Nói cái gì? Xác định
mục đích giao tiếp, cách thức giao tiếp
Về thời gian: Thời gian để hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước bài ở nhà
giáo viên có thể yêu cầu trước từ 3 đến 5 ngày.
* Đối với học sinh: học sinh phải chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của cô giáo.
Trên cơ sở chuẩn bị có thể tập dượt nói nhiều lần cho thành thạo.
2.3.2.2 Biện pháp 2: Nắm đặc điểm tâm lí của học sinh để rèn luyện kĩ năng nói.
Giống với các tiết dạy Văn, Tiếng việt hay phần lí thuyết của Tập làm
văn. Hay cũng như việc học tập các môn học khác, một trong những thành công
cho hoạt động dạy học là giáo viên hiểu tâm lí lứa tuổi học sinh khi dạy học. Với
tiết luyện nói có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nắm tâm lí của học sinh.
Có nhiều em viết tốt, học tốt nhưng khi nói lại mất tự tin, nhiều em khi lên trình
bày thì tâm lý hoảng sợ và không thể nói trước đám đông. Hoặc có những em
nói dạng văn tự sự tương đối tốt nhưng đến văn biểu cảm lại không thể hiện
được tâm trạng cảm xúc của mình trong bài nói. Chính vì vậy ở đầu mỗi tiết
luyện nói thường khảo sát tâm lý và khả năng diễn đạt của học sinh
*Cách thức tiến hành: Giáo viên có thể nắm tâm lý, bản lĩnh của học sinh bằng
nhiều cách: cho đọc một bài thơ, kể một câu chuyện, nói một đoạn văn biểu cảm
Sau khi nắm được tâm lí của học sinh, giáo viên phân loại tâm lí, giao cho học
sinh nói những đoạn nhỏ để làm quen. Từ đoạn nhỏ đến đoạn lớn và bước tiếp
theo là giao tổ trưởng tích cực cho các bạn nói còn nhút nhát, rụt rè được nói
6
nhiều trong nhóm trước sau đó cho các bạn sẽ nói ở lớp. Thường xuyên khen
thưởng, tán dương dù bước đầu các em nói chưa được nhiều.
Ví dụ Tiết 40 Luyện nói văn biểu cảm về sự vật, con người tôi gợi ý cho
học sinh nhút nhát nói một đoạn về kỉ niệm của em về thầy cô giáo làm em nhớ
mãi. Hay nói một đoạn về món quà mà em nhận được. Lúc đó tâm trạng em thế
nào, có vui không?
Tiết 55- 56 Luyện nói phát cảm nghĩ về tác phẩm văn học: Tôi bắt đầu
rèn luyện tâm lí cho học sinh bằng cách động viên các em trình bày trọn vẹn
phần thân bài hay kết bài.
Quan trọng nhất để rèn luyện được tâm lí cho học sinh bản thân người giáo viên
phải kiên trì, uốn nắn các em. Dù bước đầu các em còn nhút nhát nhưng quá
trình tập luyện cũng sẽ thành công để nhân rộng nói tốt không chỉ ở một em mà
nhiều em.
Yêu cầu đối với học sinh: Phải tích cực gần gũi động viên bạn. Chịu khó
lăng nghe bạn nói. Không cười mỗi khi bạn ấp úng hay rụt rè, e thẹn.
2.3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức linh hoạt, sáng tạo các bước trong giờ luyện nói
Bước 1: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
Thông thường giáo viên xác định đây là tiết thực hành nên sau phần giới
thiệu bài là giáo viên gọi học sinh thực hiện tiết luyện nói ngay trước lớp với
quan niệm nói nhanh để càng nhiều em được tham gia nói càng tốt. Nên thường
không kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh dẫn đến tình trạng các em không
được thống nhất cách nói chung cũng như không xác định được trọng tâm của
bài nói. Nên khâu đầu tiên có ý nghĩa quan trọng đó là cho học sinh báo cáo
phần chuẩn bị và giáo viên cho học sinh xác định lại yêu cầu của đề. Tuy nhiên
bước này cần làm nhanh, gọn, rõ ràng.
Cụ thể tôi tiến hành như sau:
Ví dụ tiết 40 Luyện nói văn biểu cảm về sự vật, con người tôi sẽ kiểm tra
hai vấn đề: Xác định đối tượng biểu cảm trong đề 1 và đề 4 ( Theo phần các em
đã đăng kí chuẩn bị) thì các em sẽ xác định đối tượng để biểu cảm trong bài
luyện nói của mình là thầy cô, trong đề 4 là món quà. Và đối tượng này sẽ xuyên
suốt trong quá trình thực hành bài nói. Kiểm tra sự chuẩn bị dàn bài ở nhà của
học sinh.
Hay tiết 55-56 Luyện nói phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học Tôi
cho học sinh xác định đối tượng để phát biểu cảm nghĩ là một tác phẩm văn học
cụ thể theo sự đăng kí lựa chọn của học sinh là bài: Cảnh khuya. Kiểm tra phần
triển khai một số đoạn văn của các em.
Bước 2. Thống nhất dàn bài trước khi luyện nói
Đây là bước rất quan trọng trong quá trình luyện nói. Dàn bài được xem
như là xương sống, mạch máu của toàn bài. Tuy nhiên đây là tiết luyện nói và
giáo viên cũng đã dặn dò học sinh ở nhà lập dàn bài và tập nói một vài lần khi ở
nhà. Nên trên lớp dàn bài chỉ mang tính chất thống nhất và bổ sung. Không nên
thay đổi quá nhiều, học sinh sẽ bị xáo trộn trong bài nói của mình. Nhiều giáo
viên thường chuẩn bị trước bài nói của mình, sau đó viết vào giấy dán lên bảng
7
hay trình chiếu lên máy chiếu yêu cầu học sinh nói theo. Với cách làm này theo
tôi nghĩ bài nói sẽ mang tính áp đặt, học sinh sẽ bị thay đổi tất cả những gì các
em đã chuẩn bị. Và chắc chắn rằng bài nói khó thành công. Quá trình luyện nói
ở nhà của các em hoàn toàn bị thay đổi dẫn đến sự bị động khi nói trên lớp.
Cách thức tiến hành :Với bước này đầu tiên tôi cho học sinh trình bày
phần chuẩn bị dàn bài. Ở mỗi phần mở bài, thân bài, kết bài tôi đều bổ sung
những ý nhỏ để các em hoàn thành dàn bài của mình. Vẫn có sự góp ý của cô
giáo và vẫn trên cơ sở tôn trọng dàn bài của các em.
Ví dụ : Dạy tiết 40 Luyện nói văn biểu cảm về sự vật, con người. Sau khi
học sinh trình bày dàn bài ở nhà. Lên trên lớp cùng thống nhất dàn bài với giáo
viên. Kết quả là dàn bài hoàn chỉnh.
Dàn ý đề 1: Cảm nghĩ về thầy, cô giáo những “người lái đò” đưa thế hệ
trẻ” “cập bến” tương lai.
* Mở bài:
Nêu hoàn cảnh nảy sinh cảm xúc về thầy, cô.
* Thân bài:
- Hồi tưởng kỉ niệm về thầy cô, sự chăm sóc của thầy cô
- Suy nghĩ về hiện tại : thầy cô không những truyền đạt tri thức mà còn
là người có tình yêu thương với thế hệ học sinh.Thầy cô được ví như người chở
đò, buồn, vui theo sự trưởng thành của học trò.
- Khẳng định vai trò không thể thiếu của thầy, cô giáo.
* Kết bài :
- Tình cảm với thầy cô giáo
Dàn ý đề 4 : Cảm nghĩ về món quà mà em đã nhận được thời thơ ấu
* Mở bài:
Đó là món quà gì? Ai tặng cho em. Tình cảm của em dành cho món quà đó.
* Thân bài :
- Cảm xúc của em khi nhận được món quà.
- Miêu tả về món quà.
- Ý nghĩa mà người tặng muốn gửi gắm qua món quà.
* Kết bài
- Khẳng định lại ý nghĩa của món quà.
Với tiết 55- 56 thì phần dàn bài đã có sẵn tôi sẽ cho học sinh thực hiện lại bắt
đầu từ phần tìm hiểu đề, tìm ý. Bổ sung các ý chi tiết trong phần mở bài, thân
bài, kết bài.
Bước 3: Nêu yêu cầu của tiết luyện nói
Đây là một bước nhỏ trong bài luyện nói nhưng cũng góp phần không
nhỏ đến sự thành công của bài luyện nói. Bởi học sinh có tìm ra được yêu cầu
của bài luyện nói thì mới nói đúng được theo yêu cầu. Để tiến hành tìm ra yêu
cầu luyện nói tôi thường cho học sinh xem một đoạn video về cách nói giữa một
bạn nói tốt và một bạn không nói tốt để từ đó học sinh rút ra những yêu cầu
chung nhất khi luyện nói. Phần lớn yêu cầu của bài luyện nói thường có những
yêu cầu chung như sau:
8
Về hình thức: Đủ ba phần.
Nội dung
* Mở đầu : - Giới thiệu tên, lớp, bài nói
* Nội dung chính : Biểu cảm về sự vật, con người (tiết 40)
- Cảm nhận chung về hình ảnh trong bài. Và cảm nhận về từng câu thơ
(tiết 55 -56)
* Kết thúc : Lời cảm ơn
* Vận dụng các yếu tố tưởng tượng, hồi tưởng, liên tưởng để biểu cảm.
* Khi nói kết hợp với giọng điệu ánh mắt của chỉ phù hợp, tư thế tác
phong chững chạc.
Bước 4. Phát phiếu nhận xét đánh giá bài nói
Phiếu nhận xét đánh giá bài nói được tiến hành ngay phần nêu yêu cầu.
Mục đích của phiếu học tập là tất cả các học sinh đều được tham gia vào các
hoạt động học tập, tránh tình trạng trong lớp chỉ một số em học được tham gia
học tập còn lại là không chú ý.Trong các phiếu nhận xét này tôi đã soạn sẵn các
yêu cầu cụ thể và được coi là các tiêu chí đánh giá trong bài luyện nói để học
sinh dựa vào đó để đánh giá, nhận xét bài nói của bạn. Để có những cách đánh
giá chính xác và thuyết phục người nghe học sinh phải vận dụng các lí thuyết đã
học về kiểu bài để có cơ sở đánh giá bài nói của bạn. Phiếu nhận xét đánh giá
này cũng sẽ là cơ sở để đánh giá tất cả thành viên tham gia vào quá trình học tập
từ hoạt động nhóm đến hoạt động trình bày bài nói trước lớp.
c. Ví dụ
Trong tiết “Luyện nói: văn biểu cảm về sự vật ,con người” tôi đã sử dụng
phiếu nhận xét, đánh giá với nội dung như sau:
PHIẾU NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ BÀI NÓI
Tổ
Bố cục
Nội dung
Các yếu
tố tự
sự ,miêu
tả
Hình
thức biểu
cảm
Phong
cách
Ngôn ngữ,
cử chỉ, điệu
bộ…
1
2
….
Lời nhận xét của học sinh sau từng nhóm trình bày có thể là:
Tổ
Bố cục
Nội dung
Các yếu tố tự
sự ,miêu tả,
Hình thức biểu
cảm
Phong
cách
Ngôn
ngữ, cử
chỉ,
điệu
bộ…
9
1
Đầy đủ
ba
phần
Nói đúng nội
dung
- Đúng đối
tượng biểu
cảm
- Kể kỉ niệm
về người thầy
- Có yếu tố
miêu tả : Hình
ảnh
Trực tiếp thể
hiện những tình
cảm với thầy cô
giáo
Tự tin
- Sử dụng hình
ảnh so sánh
:Người thầy như
người lái đò đò
2
Đầy đủ
ba
phần
Hai bạn nói
đúng nội
- Đúng đối
tượng biểu
cảm Món quà
tuổi thơ
Tự sư: Kể về
món quà được
nhận của hai
bạn
Miêu tả: đặc
điểm của món
quà
Hồi tưởng về
món quà. Sử
dụng so sánh,
liên tưởng
Với tiết 55- 56 Phiếu nhận xét đánh giá dự kiến sẽ là:
Cảm
Cảm
nhận
nhận
Tổ
Bố cục
Nội dung chung về
theo
hình ảnh
từng câu
trong bài
Tự tin
Phong
cách
Ngôn ngữ,
cử chỉ, điệu
bộ…
1
2
…
Với hình thức học tập này ngay từ đầu buổi học tôi đã thu hút toàn bộ các
em học sinh trong lớp cùng vào làm việc. Trước đây khi không có hình thức này
thường thì chỉ có một em lên bảng trình bày là làm việc còn các em ở dưới có
nghe, có theo dõi nhưng cũng chỉ tràng màng, gọi nhận xét bài của bạn cũng chỉ
qua loa, chiếu lệ. Nhưng khi sử dụng phiếu nhận xét đánh giá và theo dõi hoạt
động học tập của học sinh tôi thấy học sinh đều chủ động nghe và vận dụng kiến
thức lí thuyết để nhận xét bài nói của bạn.Tất cả học sinh đều được làm việc
nghiêm túc, có chất lượng.
Bước 5: Bắt thăm hình thức nói.
Thông thường trong một giờ luyện nói thì giáo viên chỉ chọn hình thức
cho học sinh nói cá nhân. Gọi hết em này đến em kia lên bảng trình bày. Nhưng
để tiết luyện nói phong phú, sôi nổi tôi đã hướng học sinh tới hình thức nói
nhóm đôi và hình thức nói độc lập. Nên sau khi thống nhất phần dàn ý, học sinh
10
sẽ bắt thăm hình thức nói cho tổ mình để có thể chỉnh sửa dàn bài cho phù hợp
với hình thức nói.
Bước 6:Tổ chức thảo luận nhóm.
Trong giờ học tập, học sinh không chỉ học kiến thức ở thầy mà còn học
kiến thức ở bạn của mình. Học bạn là bước đầu cần thiết cho trò. Để học bạn
biện pháp tốt nhất là học sinh được tham gia vào nhóm học tập. Học nhóm chính
là sự chia sẻ kinh nghiệm, không chỉ học sinh học ở bạn kiến thức mà còn học ở
bạn kinh nghiệm, khả năng trình bày.Thông qua việc trình bày, bảo vệ sản phẩm
mình trước tập thể lớp học, trao đổi, tranh luận với bạn cùng lớp, nhóm, tổ kiến
thức chủ quan của học sinh mới tự nâng cao.
Tiết luyện nói tuy là sự trình bày của cá nhân trước tập thể lớp, song cần
sự bàn luận trong tổ, nhóm để học sinh tranh thủ ý kiến bổ sung của bạn bè, từ
đó bài nói sẽ hoàn chỉnh cả về nội dung và hình thức.
Hoạt động nhóm trong tiết luyện nói cũng diễn ra trong thời gian ngắn
nên chủ yếu các nhóm tập trung cho một cá nhân nói trong tổ nói. Tuy nhiên
phần này được thực hiện sau phần phát phiếu nhận xét đánh giá giờ dạy nên học
sinh sẽ căn cứ vào phiếu nhận xét để nói có trọng tâm trọng điểm. Trong một số
phút quy định thì tổ sẽ chọn người lên trình bày trước lớp, các thành viên khác
sẽ tập làm ban giám khảo. Những ý kiến đóng góp trong nhóm sẽ tao tạo điều
kiện để cả nhóm hoạt động bởi góp ý cho bạn trong nhóm sẽ là điều kiện để
các em trao đổi một cách dễ dàng thoải mái nhất. Thu hút được cả nhóm cùng
tham gia vào quá trình học tập.
Với hoạt động này qua quá trình theo dõi tôi thấy học sinh hào hứng làm
việc. Đặc biệt là tất cả các thành viên trong tổ đều cùng thực hiện, các em nhút
nhát cũng có thể đưa ra được ý kiến của mình hay nói cách khác phần còn thiếu
của mình sẽ được bạn bổ sung.Trong dạy học văn nói riêng và các môn học khác
nói chung thảo luận nhóm xuất hiện khi bắt gặp những câu hỏi khó nhưng điểm
mới trong quá trình tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm của tôi là tôi yêu cầu
học sinh luyện nói trước tổ để chọn một bạn lên nói thi với các tổ khác. Bởi tiết
luyện nói không thể tất cả các thành viên trong lớp lên trình bày được mỗi tiết
được khoảng 4 đến 5 em trình bày là hết giờ thì cách thảo luận nhóm đã khắc
phục được nhược điểm này.Tất cả các em đề được tham gia nói trong tổ, được
trình bày trong tổ. Khi một bạn đại diện tổ lên nói trước lớp thì bài nói cá nhân
đã mang tiếng nói chung của tập thể.
Bước 7: Diễn đạt bằng ngôn ngữ nói.
Đây là sản phẩm cuối cùng của học sinh sau khi thảo luận nhóm trong tổ.
Nhiều học sinh nói trong tổ tốt nhưng khi trình bày trên lớp thường rụt rè, e ngại
nên đến phần diễn đạt này tôi thường xuyên khuyến khích các em mạnh dạn
bằng những hình thức thưởng điểm số hay những phần thưởng bằng tinh thần.
Yêu cầu học sinh ở dưới nghe bài nói của các bạn tất cả đều đã có trong tay
phiếu nhận xét đánh giá bài nói học sinh theo dõi và đánh giá qua phiếu đó.
Sau mỗi bài nói của mỗi học sinh tôi thường cổ vũ tinh thần các em bằng
bằng cách vỗ tay để động viên, khuyến khích các em.
11
Bước 8: Nhận xét đánh giá
Đây là bước cần thiết phải có trong mỗi tiết học và được giáo viên sử
dụng thường xuyên trong các giờ học. Nhưng trong tiết luyện nói phần nhận xét
đánh giá có ý nghĩa vô cùng quan trong hơn thế sự đánh giá phải bao gồm nhiều
mặt. Ngoài yêu cầu nội dung kiến thức cần phải chú ý đến tác phong, thái
dộ,cách thể hiện trên bảng. Tuy nhiên điểm mới trong cách tổ chức cho học sinh
đánh giá của tôi là: Tôi đã có phiếu để mỗi em nhận xét, khi các em nhận xét bài
của bạn căn cứ vào các tiêu chuẩn đã chấm trong phiếu. Tôi cử một thư kí ghi
chép lại toàn bộ nội dung nhận xét của học sinh, có thể coi đó là “cẩm nang’ học
tập của lớp để trong các cuộc hội thảo học tập các em có thể tiếp tục bàn bạc rút
kinh nghiệm và đối với những em có năng lực nhận xét thật sự, tôi có thể yêu
càu những em đó diễn tả lại hoặc nói. Nhưng cơ bản nhất giáo viên phải đưa ra
được những định hướng đúng nhất trong bài nói của học sinh. Đặc biệt những
nhận xét của giáo viên phải thân tình, gợi không khí thân mật để các học sinh
khác có thể tự tin hơn trong bài nói của mình và cũng tạo sự hứng khới cho các
tiết học sau.
2.3.2.4. Biện pháp 4: Tổ chức đa dạng các hình thức nói trước lớp
* Hình thức nói độc lập: Là hình thức một cá nhân lên thể hiện, tập trung ý
tưởng của cả tổ. Ưu điểm của cách nói này là học sinh được làm chủ trong nội
dung bài nói của mình, đươc thể hiện những cảm xúc và cảm xúc này thường
được thể hiện liền mạch. Tuy nhiên để thực hiện phương pháp này tôi chú trọng
hướng dẫn học sinh cách thức nói và đặc biệt là ánh mắt giao lưu, cử chỉ điệu bộ
giao tiếp với người nghe.
Ví dụ Tiết 40 luyện nói về văn biểu cảm về sự vật, con người.
Đề bài Cảm nghĩ về thầy, cô giáo những “người lái đò” đưa thế hệ trẻ”
“cập bến” tương lai. Học sinh đã có bài nói độc lập như sau:
Em xin chào quý thầy cô cùng tất cả các bạn
Em tên là Lê Thị Phương là học sinh lớp 7 trường THCS Thiệu Minh
“Thưa thầy con đã thuộc bài học sáng nay trên bục giảng có bụi phấn trắng rơi
rơi trên tóc thầy”. Thầy đang đứng đó truyền đạt bao kiến thức cho đàn em bé
nhỏ. Thầy vẫn đứng đó bao nhiêu năm. Tóc thầy đã bạc vì bụi phấn. Hình ảnh
người thầy gợi bao cảm xúc cho các thế hệ học trò.
Thầy giáo hai tiếng thiêng liêng ấy lúc nào cũng vang lên trong tâm trí
tôi. Đối với tôi, thầy là một người có lòng vị tha và lòng yêu thương tha thiết.
Hình ảnh người thầy cầm tay viết chữ quả là một kí ức sâu sắc với trẻ thơ. Lúc
đó tôi chưa cảm nhận được hết sự yêu thương của thầy .
Tôi mỗi ngày một lớn khôn và được học với rất nhiều thầy cô khác nhau.
Nhưng tôi cảm giác các thầy có một nét chung riêng biệt mà chỉ là là người
thầy mới có. Đó là tình yêu thương vô bờ bến mà thầy dành cho trò. Lũ học trò
chúng tôi cứ hay làm cho thầy giận, thầy buồn vì những trò nghịch ngợm, ngang
bướng. Nhưng chỉ cần biết lỗi là thầy bỏ qua tất cả.
Thật không thể nào diễn tả hết nhưng biết ơn sâu nặng với thầy. Thế
giới tri thức rộng lớn ,bao la nhưng thầy đã giúp chúng tôi chiếm lĩnh thế giới
12
ấy. Thầy được ví như người lái đò cứ âm thầm lặng lẽ, kiên nhẫn chở từng
chuyến đò tri thức. Hình ảnh người thầy miệt mài với với học sinh trên lớp, chỉ
bảo tận tình từng bài văn, bài toán, đêm về thầy có được nghỉ đâu lại trăn trở
trong từng trang giáo án tìm mọi phương pháp để chúng tôi hiểu tri thức một
cách dễ dàng nhất. Thầy của chúng tôi như là ngọn hải đăng soi sáng, thầy cho
niềm tin, hi vọng vào thế giới ngày mai tốt lành.
Nói về công ơn người thầy nhân dân ta vẫn thường nhắc nhở nhau “ Nhất
tự vi sư , bán tự vi sư” hay “ Muốn sang phải bắc cầu Kiều/ Muốn có hay chữ
phải yêu lấy thầy. Thầy cô của chúng tôi như vậy làm sao chúng tôi không yêu
không quý không ngưỡng mộ và kính phục được.
Thầy cô ơi ! Dù năm tháng vô tình trôi mãi mãi, có hay bao mùa lá rơi. Thầy
đến như muôn ngàn tia nắng, soi sáng bước em đi trong cuộc đời, dẫu đếm hết
sao trời đêm nay, dẫu đếm hết lá mùa thu rơi nhưng ngàn năm làm sao em đếm
hết công lao người thầy. Chúng em sẽ cố gắng học tập thật tốt dành nhiều hoa
điểm mười để dâng lên thầy cô kính yêu!
Cảm ơn thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe.
Hay bài nói bằng hình thức độc lập của học sinh về đề 4: Món quà tuổi thơ
Em xin chào quý thầy cô cùng tất cả các bạn
Em tên là Nguyễn Xuân Thắng Là học sinh lớp 7 trường THCS Thiêu Minh
Có khi nào trong đời, bạn mong muốn được trở lại thời thơ ấu?Với mình thời
thơ ấu có một ý nghĩa đặc biệt. Và thường thì những kỉ niệm thường được gắn
liền với với dấu ấn kỉ vật. Đó là kỉ vật món quà tuổi thơ.
Đó là món quà mẹ tặng mình lúc lên 6 tuổi- một con lật đật . Tuy nó không đắt
tiền nhưng mình yêu quý nó lắm xem nó là báu vật tuổi thơ.
Cho đến bây giờ mình vẫn giữ món quà này. Lật đật làm bằng nhựa
với nhiều màu sắc sặc sỡ. Hình con lật đật béo tròn, béo trục, nhìn giống như
một khối cầu tròn xoe. Nó có cái bụng phệ như ông địa múa lân. Cái đầu nó
nhỏ, tròn, gắn liền với thân hình chẳng cố định.
Mình yêu quý nó không chỉ vì nó đẹp mà nó còn chứa đựng đầy tìn
cảm của mẹ dành cho mình. Nó thật dễ thương lúc nào cũng nằm trên đầu
giường của mình. Mỗi khi sờ vào nó thì nó lại lắc lư và cười thật tươi. Đã có lúc
mình ngắm món quà này ,mà lòng tự hào vì có món quà từ sự chắt chiu của mẹ.
Nhìn nó mình lại nghĩ đó là sự quan tâm của mình.
Món quà của mẹ khồng chỉ là một đồ chơi còn là một món quà có ý
nghiã lớn. Những lúc mình ngã và khóc mẹ đã đưa lật đật lại và nói rằng: con
nhìn xem lật đật ngã mà đã khóc đâu. Trong suốt năm tháng cắp sách tới trường
món quà này đã trở thành thân thích với mình. Mỗi khi vui hay buồn mình luôn
chia sẻ cùng nó. Nhìn thấy nó mình như thấy mẹ luôn ở bên động viên “hãy cố
gắng lên con, đừng nản lòng, nếu vấp ngã thì hãy đứng lên. Hãy noi gương theo
con lật đật, nó chẳng bao giờ khóc cả, mẹ và lật đật sẽ ở mãi bên con”
Các bạn ạ. Bây giờ mình mới hiểu hết ý nghĩa món quà mẹ tặng .thế
nên mình sẽ quyết tâm vượt qua nhưng khó khăn để biến những mong ước của
mẹ thành hiện thực. Đó là món quà tuổi ấu thơ mình nhận được đấy các bạn ạ.
13
Em cảm ơn thầy cô và cảm ơn các bạn đã chú ý lắng nghe.
* Hình thức nói cặp đôi.
Đây là hình thức mới mà tôi đã chủ động tiến hành thử nghiệm và mang
lại hiệu quả cao. Với cách nói cặp đôi này vừa tiết kiệm được thời gian, vừa
trình bày được lượng kiến thức nhiều nhất có thể. Trong một tiết dạy luyện nói
ví dụ chia lớp thành 4 nhóm thì sẽ có hai nhóm được nói đôi. Và với 2 nhóm sẽ
được 4 em tham gia nói. Ví dụ nói về hình ảnh người thầy với cách nói nhóm
đôi học sinh sẽ bày tỏ những cảm xúc khác nhau về hình ảnh người thầy. Chính
cảm xúc khác nhau đó sẽ tạo nên sự đa dạng trong bài nói. Tuy nhiên yêu cầu
của cách nói này học sinh phải nói liền mạch, liên kết chặt chẽ với nhau và cùng
thống nhất về đề tài nói. Khi nói không những phải dùng cử chỉ, ngôn ngữ để
giao tiếp với người nghe mà giữa hai người nói phải giao lưu với nhau. Và khi
người thứ hai nói phải dùng phương tiện liên kết chặt chẽ với người thứ nhất .
Ví dụ Tiết 40 luyện nói về văn biểu cảm về sự vật con người. Nói cặp đôi
Đề bài : Cảm nghĩ về thầy, cô giáo những “người lái đò” đưa thế hệ trẻ”
“cập bến” tương lai.
1. Tâm: Em xin chào quý thầy cô cùng tất cả các bạn
Em tên là Nguyễn Thị Tâm còn bạn tên là Hà Mạnh Toàn Là học sinh lớp 7A
trường THCS Thiệu Minh.
2. Toàn: Từ khi cất tiếng chào đời chúng ta đã được cảm nhận tình yêu thương
của cha mẹ. Năm tháng qua đi chúng ta vẫn được sống trong tình thương ngập
tràn. Nhưng từ khi hòa nhập vào thế giới rộng lớn chúng ta mới thấy được
không chỉ có cha mẹ mà còn là thầy cô- những người chèo đò chở tri thức ..
3.Tâm : Vâng! Các bạn thử tưởng tượng mà xem nếu không có thầy cô ta sẽ như
thế nào? Ai sẽ là người dạy ta cách đọc cách viết? Ai là người mang kiến thức
cho chúng ta? Ai là người dạy chúng ta điều hay lẽ phải? Ai động lực giúp
chúng ta trưởng thành? Ai bất chấp trái gió, trở trời vẫn đến trường?
4. Toàn: Không ai khác chính là thầy cô. Thầy cô là người dìu dắt chúng ta
buổi đầu đến trường. Giúp ta vững vàng trước thế giới kì diệu của tri thức. chắp
cánh cho ta những ước mơ, hoài bão. Thầy cô được ví như những người chèo đò
âm thầm lặng lẽ không quản khó khăn mệt nhọc hết chuyến này đến chuyến
khác đưa ta cập bến tri thức
5. Tâm: Thầy cô không chỉ là người cho ta tri thức mà còn là người dành trọn
tình thương cho chúng ta. Từ những bước đi chập chững buổi đầu tiên đến lớp.
Tình yêu thương ấy được chúng ta cảm nhận qua từng bài giảng, sự miệt mài
không quản thời gian, công sức. tất cả vì đàn con thân yêu. Chính thầy cô đã
cho thấy “nghề dạy học là nghề cao quý trong những nghề cao quý nhất”
6.Toàn: Có lẽ trong thầy cô niềm hạnh phúc lớn nhất là thấy cô là dõi theo
nhưng đứa học trò nhỏ thời cắp sách đến trường. Chúng em sẽ nhớ lắm ánh mắt
dịu dàng của thầy cô, những nụ cười động viên khích lệ khi trò cố gắng đạt
điểm cao, sẽ ân hận lắm nhũng lúc làm cho thầy cô phiền lòng để rồi gặp ánh
mắt nghiêm nghị khi trò phạm lỗi.
14
7. Tâm: Cuộc sống vẫn biết bao biến đổi nhưng vai trò của người thầy vẫn
được khẳng định trong lòng mọi người. Thay cho lời kết chúng em xin được gửi
tới thầy cô lời tri ân sâu sắc bằng một đoạn trong bài hát Khi tóc thầy bạc
“Một con đò sang ngang ôi lòng thầy mênh mang cho em biết yêu cánh cò trong
câu ca dao, cho em biết yêu bông trắng ăn cơm vàng của cô Tấm ngoan…bài
học làm người em vẫn khắc ghi công cha - nghĩa mẹ - ơn thầy”
Cảm ơn thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe!
. Bài nói cặp đôi: Món quà tuổi thơ
Em xin chào quý thầy cô cùng tất cả các bạn
Em tên là Nguyễn Ngọc Linh còn bạn tên là Nguyễn Phương Trang là học
sinh lớp 7 Trường THCS Thiệu Minh
Sau đây em xin thay mặt cho tổ 2 trình bày đề cảm nghĩ về món quà
mà em đã được nhận thời thơ ấu.
2 . Linh: Tuổi thơ của ai cũng có một món quà yêu thích . Bạn có món quà gì
đặc biệt trong tuổi thơ? Chắc là có chứ nhỉ. Còn mình có ấn tượng nhất là con
búp bê ba tặng trước khi đi nước ngoài.
3.Trang: Tuổi thơ của mình cũng vậy đấy, đồ chơi thì chất đầy nào quà của ông
bà, bố mẹ, chú, bác…nhưng mình lại thích nhất đó là món quà của bà nội- chú
búp bê ngộ nghĩnh và đáng yêu – bà tặng nhân dịp sinh nhật lần thứ 8
4. Linh: Nhận con gấu bông từ tay ba. Thoạt đầu mình không thích lắm vì nhìn
nó đơn giản quá nhưng là món quà của ba nên mình vẫn nhận mặc dù không
được vui vẻ lắm.. Nhưng sau đó mẹ bảo mình khám phá thì…chao ôi đôi mắt em
í mới đẹp và long lanh làm sao được làm bằng hai hòn bi ve đấy miệng xinh
xinh, khoác trên mình một bộ lông nhìn trong như bà hoàng vậy.
5.Trang: Mình lại yêu quý con búp bê của bà ngay từ đầu bà mình tặng. Búp bê
mặc một chiếc váy màu xanh da trời và cái áo trắng. Mình yêu quý nó không chỉ
bề ngoài duyên dáng và xinh đẹp, mà đó còn là món quà cuối cùng bà tặng
mình. Bà đã gửi gắm rất nhiều trong con búp bê ấy.
6. Linh: Giờ mình mới thấm thía rằng :ba đã gửi lòng ba vào em gái,, dồn tất
cả tình thương của ba vào em gấu, tâm sự, trò chuyện, che chở cho mình. Và từ
đó ba như nhắc nhở mình rằng: con gái cưng của ba phải luôn tôn trọng những
món quà ba mẹ ban cho, sống và làm việc có ý nghĩa để không phụ công ơn cha
mẹ thầy cô.
7.Trang: Mình yêu búp bê lắm bà đã dạy mình tắm cho búp bê và bà bảo lúc
nào cũng phải sạch sẽ , thơm tho, những điều bà muốn dạy mình đều được
thông qua búp bê. Có búp bê ở bên mình có cảm giác như được che chở. Có lẽ
búp bê cũng giống bà như một thiên sứ, mãi mãi mang đến cho mình nụ cười.
Nếu có cuộc thi cho đồ chơi có khả năng kì diệu mình sẽ cho búp bê đi tham gia
đấy
8.Linh: Thời gian giúp chúng ta thêm trưởng thành, giúp cho nhưng kỉ vật trở
nên có ý nghĩa. Đó chính là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Hãy
trân trọng giữ gìn những món quà ấy các bạn nhé!
Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe câu chuyện về món quà của nhóm em!
15
Vi hai vớ d tiờu biu trờn thỡ cỏc tit luyn núi khỏc khụng ch th loi
biu cm m tt c cỏc tit luyn núi chỳng ta cú th xõy dng c hỡnh thc
núi cp ụi ny.
2.3.5 Bin phỏp 5 : Xen nhc m vo quỏ trỡnh luyn núi
m nhc l mt nhu cu nhn thc hot ng v gii trớ ca xó hi loi
ngi.Tỏc ng vo th gii tinh thn ca cỏc em, l mt liu thuc tinh thn,
to s hng phn trong hc tp, phỏt trin nng lc t duy, trớ tu.Vic xen õm
nhc vo bi núi l s tớch hp liờn mụn hiu qu nht. i vi ngi nghe s
thu hỳt chỳ ý vo bi núi. i vi ngi núi nhc nn s lp i nhng khong
trng rt rố v tng cm xỳc cho quỏ trỡnh thc hin bi núi ca mỡnh. Vic la
chn nhc m phự hp vi ni dung bi núi s mang li hiu qu rt cao trong
bi núi. Tuy nhiờn khi a nhc vo lỳc quỏ trỡnh luyn núi ang din ra thỡ yờu
cu nhc phi c bt nh khụng ỏt ging ca ngi núi. V c bit khi
chn la nhc m phi phự hp vi ni dung bi núi mi to c s ng
iu v cm xỳc. Hỡnh nn ca nhc m l hỡnh tnh khụng ly nhng hỡnh
ng trỏnh s tũ mũ ca hc sinh
Vớ d: Tit 40 Luyn núi Vn biu cm v s vt, con ngi tụi ó a nhc
m trong quỏ trỡnh hc sinh luyn núi
- Bi Ngi thy khi hc sinh núi 1: Cm ngh v thy, cụ giỏo nhng
ngi lỏi ũ a th h tr cp bn tng lai.
- Bi Tui hng vo 4 : Mún qu tui th
- Tit 55 - 56 a nhc m bi Bỏc H mt tỡnh yờu bao la
Túm li sau khi thc hin 4 bin phỏp trờn thỡ cú hiu qu rừ rt. Hc sinh
ó c trang b y nhng k nng nờn ó t tin hn trong bi núi v tit hc
ó thnh cụng.
* Giỏo ỏn thc nghim:
Tit 40
Luyn núi :
VN BIU CM V S VT, CON NGI
A. Mục tiêu Bài học :
1. Kin thc:
- Các cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong việc trình bày
văn nói biểu cảm. Những yêu cầu khi trình bày văn nói biểu
cảm.
2. Kĩ năng:
- Tìm ý, lập dàn ý bài văn biểu cảm về sự vật con ngời.
3. Thỏi :
- Biết cách bộc lộ tình cảm về sự vật và con ngời trớc tập
thể.
- Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những tình cảm của bản thân về
sự vật và con ngời bng ngôn ngữ nói.
B. CHUN B
1. Thầy: Soạn bài
16
2. Trò : Chuẩn bị theo đề bài SGK. Luyn núi trc nh.
C. Tổ chức CC hoạt động dạy học.
*n định lp
- Giỏo viờn kim tra vic chun b bi ca hc sinh?
Gii thiu bi
? S dng cỏc t ng sau to thnh cõu tc ng ỳng : n, hc, m, gúi, núi
Cha ụng ta t xa ó cú cõu Hc n , hc núi, hc gúi, hc m. Khụng phi
ngu nhiờn m hc núi c sp xp vo v trớ th hai ca cõu núi. iu ny
cho thy núi l mt k nng quan trong hng ngy. Vy núi nh th no
thuyt phc ngi nghe, t c mc ớch giao tip. bi hụm cỏc em s tip
tc c luyn c k nng ny.
*Bi mi
Hot ng 1 Kim tra s chun b
I. Kim tra s
GV :Bi hụm trc trong phn dn dũ cỏc em ó chn chun b .
luyn núi 1 v 4.
1. bi :
1 : Cm ngh v
thy,cụ giỏo nhng
ngi lỏi ũ a
th h tr cp
bn tng lai
4 : Cm ngh
v mt mún qu
em ó nhn c
thi th u
* Th loi - i
? Xỏc nh th loi v i tng biu cm trong hai ?
tng biu cm :
+ 1 : biu cm
v con ngi
*Giỏo viờn yờu cu trỡnh by dn bi ó chun b nh.
Hot ng 2
* Thng nht dn bi
2. Dn bi
Dn bi s 1 :
* M bi: Nờu hon cnh ny sinh cm xỳc v thy cụ
* Thõn bi :
- Hi tng k nim v thy cụ, cm nhn s chm súc ca
thy, cụ ( nhng k nim gi cm xỳc)
- Suy ngh v thy cụ : thy cụ khụng nhng truyn t
tri thc m con l ngi cú tỡnh yờu thng vi th h hc
sinh.Thy cụ c vớ nh ngi ch ũ, bun vui theo s
trng thnh ca hc trũ.
- Suy ngh v ngh dy hc, khng nh vai trũ khụng th
thiu ca thy cụ.
* Kt bi : Khng nh li tỡnh cm vi thy cụ giỏo
17
Dàn bài đề số 4
* Mở bài:
Đó là món quà gì? Ai tặng cho em. Tình cảm của
em dành cho món quà đó
* Thân bài :
Cảm xúc của em khi nhận được món quà
Miêu tả về món quà (Những nét chính gợi cảm xúc)
ý nghĩa mà người tặng muốn gửi gắm qua món quà
* Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa của món quà
? Đây là dàn bài chung. Khi đưa vào bài nói thì chúng ta
phải bổ sung thêm những phần nào? ( bổ sung phần lời
chào, giới thiệu bài nói và lời cảm ơn)
- Nêu yêu cầu khi luyện nói
?Em hãy nêu những yêu cầu khi nói trước lớp?
?Yêu cầu chung của một bài nói?
* Bài nói đủ ý, ngắn gọn , rõ ràng , câu văn đúng ngữ
pháp,
? Về hình thức?
Về hình thức : đủ ba phần
? Về nội dung?
Mở đầu : Giới thiệu tên, lớp, bài nói
Nội dung chính : bộc lộ cảm xúc về sự vật, con người
* Kết thúc : Lời cảm ơn
? Các biện pháp, yếu tố kết hợp?
* Vận dụng các yếu tố tưởng tượng, hồi tưởng, liên tưởng
để biểu cảm
* Khi nói kết hợp với giọng điệu ánh mắt của chỉ phù hợp,
tư thế tác phong chững chạc.
* Phát phiếu nhận xét, đánh giá bài nói
Các
yếu tố Hình
Ngôn
Phon
Hình
Nội
tự
thức
ngữ, cử
Tổ
g
thức
dung sự
biểu
chỉ, điệu
cách
,miêu cảm
bộ…
tả
1
2
Giáo viên giao nhiệm vụ, học sinh thực hành nhiệm vụ :
Tổ 1 và tổ 3 : Thực hiện đề số 1. Tổ 2 và tổ 4 thực hiện đề
số 4.
* Bắt thăm hình thức luyện nói
* Thảo luận và luyện nói trong nhóm
- Các tổ luyện nói trong tổ : 10 phút. Các tổ thực hiện dưới
18
sự điều hành của tổ trưởng . Thư ký ghi chép nội dung.
- Cử thành viên trong tổ lên luyện nói trước lớp.
- Học sinh lên trình bày luyện nói trước lớp .
* Luyện nói trước lớp: xen nhạc vào quá trình luyện nói
* Hình thức nói : Nói cặp đôi, nói cá nhân
- Nhận xét đánh giá: Các nhóm khác nhận xét bổ sung
- Giáo viên chốt
? Vậy qua bài hôm nay các em phải chú ý những gì khi
luyện nói.
( rút ra từ nhưng lỗi của học sinh mắc phải khi nói)
III. Hướng dẫn học ở nhà
- Tiếp tục luyện nói ở nhà.
- Chuẩn bị bài mới tiết 41
D. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
II.Thực hành trên
lớp
- Luyện nói theo
tổ.
- Trình bày trước
lớp
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm với hoạt động giáo dục
Với các biện pháp đã nêu ở trên giáo viên tôi đã vận dụng vào quá trình
giảng dạy. Sau khi áp dụng đề tài cũng với đề kiểm tra trước khi áp dụng tôi thu
được kết quả như sau:
Số học sinh chưa tự tin, bài nói
Số học sinh tự tin, nói tốt
chưa có nội dung
Lớp/sĩ số
SL
%
SL
%
7 (35)
30
85.7
5
14.3
Từ bảng thống kê trên cho thấy việc tiến hành đổi mới các phương pháp
trong bài dạy luyện nói có hiệu quả rõ rệt.
Chất lượng giáo dục được nâng lên rõ rệt, góp phần vào đổi mới bộ môn
Tập làm Văn nói riêng và môn Ngữ văn nói chung: số lượng học sinh tự tin nói
tốt đã tăng lên so với trước rất nhiều. (qua bảng khảo sát).
Với bản thân: Sau khi thực hiện đề tài đã không phải e ngai hay vướng
mắc khi dạy tiết luyện nói nữa. Đặc biệt tôi đã sử dụng những biện pháp này
trong tiết dự thi giáo viên giỏi cấp Tỉnh. Với một đối tượng học sinh gặp lần đầu
nhưng các em tiếp thu nhanh và thực hiện rất thành công tiết luyện nói
Với đồng nghiệp: Đây là biện pháp dễ áp dụng, phù hợp với đặc trưng bộ
môn nên đồng nghiệp có thể dễ dàng áp dụng và áp dụng có hiệu quả. Từ đó
nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Đặc biệt với đối tượng được áp dụng trực tiếp đó là học sinh thì hiệu quả
của việc áp dụng đề tài đã mạng lại những thay đổi rõ rệt học sinh từ chỗ không
có khả năng diễn đạt lưu loát trước một vấn đề hay trước một tâp thể đến chỗ
các em đã hoàn toàn chủ động, tự tin, diễn đạt ngôn ngữ nói trôi chảy, mạch lạc.
Mạnh dạn khi bước vào tiết học. Nhìn kết quả điểm số qua các bài nói, nhìn nhìn
ánh mắt rạng người sự hứng thú khi bước vào tiết học, thấy được sự hứng khởi,
19
tự tin khi trình bày bài nói tôi thiết nghĩ rằng biện pháp của mình thực sự đã có
hiệu quả.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Tóm lại: Theo quan điểm dạy học hiện đại chú trọng đến thực hành giao tiếp thì
dạy luyện nói cho học sinh có vai trò rất quan trọng. Đó sẽ là lợi thế để học sinh
có thể bộc lộ được cảm nhận suy nghĩ của mình trước sự việc. Tạo sự tự tin, bản
lĩnh trong giao tiếp. Từ đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ
văn. Trách nhiệm của người dạy học là tìm ra phương pháp tổ chức các hoạt
động trong giờ dạy. Với các biện pháp tổ chức dạy- học: từ khâu chuẩn bị bài ở
nhà, nắm đặc điểm tâm lý học sinh đến việc tổ chức linh hoạt sáng tạo các bước
trong giờ luyện nói và đa dạng các hình thức luyện nói đã phát huy được tính
tích cực của học sinh. Sự tích cực này thể hiện ở chỗ nó có chiều sâu, tạo điều
kiện cho học trò có cơ hội phát huy được trí tuệ thông minh và những khả năng
đang còn ẩn giấu của mình.
Qua việc nghiên cứu thực hành rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy bản
thân tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
Giáo viên phải có kiến thức, cách trình bày vấn đề khoa học, rõ ràng ,biết
cách hướng dẫn học sinh các kĩ năng khi luyện nói.
Giáo viên phải thực sự có tâm huyết. Tích cực tìm ra các biện pháp hay để
giúp học sinh giải quyết được những khó khăn trong học tâp.
Phải tổ chức được các hình thức học tập đa dạng, phong phú để thu hút
sự hứng thú của học sinh. Phải là người nắm vững tâm sinh lý của học sinh biết
khơi dậy trong các em những gì đang còn ngủ yên.
Cần kiên trì trong luyện tập kĩ năng nói cho học sinh. Quá trình này phải
diễn ra thường xuyên liên tục.
Học sinh phải tích cực chủ động trong hoạt động học tập. Tham gia nhiệt
tình vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức.
Tuân thủ các bước lên lớp: Từ khâu chuẩn bị bài ở nhà nói theo dàn bài ở
nhà đến thực hành trên lớp
Với phạm vi của sáng kiến trên tôi đã mạnh dạn đưa ra phương pháp, cách
thức tổ chức tiết luyện nói văn biểu cảm lớp 7. Dẫu còn hạn chế trong cách trình
bày, diễn đạt, nội dung và đây mới chỉ là ý kiến cá nhân, tôi rất mong các cấp
lãnh đạo, các đồng chí giáo viên đọc và góp ý cho tôi để sáng kiến kinh nghiệm
hoàn thiện hơn nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong mỗi tiết luyện nói. Tôi
xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Thanh Hóa, ngày 10 tháng 4 năm 2016
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết:
20
Hoàng Thị Xinh
MUC LỤC
Phần
1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.2
2.3
2.4
3
Nội dung
Trang
Mở đầu
Lý do chọn đề tài
1
Mục đích nghiên cứu
1
Đối tượng
2
Phương pháp
2
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lí luận
2
Thực trạng của vấn đề
3
Các biện pháp
4
Hiệu quả của SKKN với hoạt động
giáo dục
19
Kết luận và kiến nghị
20
21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-Sách giáo khoa ,sách giáo viên Ngữ văn 7
-Một số kiến thức –kĩ năng và bài tập nâng cao 7 -NXB Giáo dục
- Phương pháp đổi mới giáo dục-NXB Giáo dục
22