TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA NGHỆ THUẬT
CHU THỊ HẢO
TIỂU LUẬN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT TẬP
ĐỌCNHẠCLỚP 4, 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC
CHÍ CÔNG 3 - HUYỆN TUY PHONG - BÌNH THUẬN
Đồng Nai, tháng 6 năm 2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA NGHỆ THUẬT
TIỂU LUẬN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT TẬP
ĐỌCNHẠCLỚP 4, 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC
CHÍ CÔNG 3 - HUYỆN TUY PHONG - BÌNH THUẬN
HỌC VIÊN: CHU THỊ HẢO
LỚP: ĐHSP NHẠC K4- ĐỒNG NAI
GV HƯỚNG DẪN: Th.s TRẦN HƯƠNG GIANG
Đồng Nai, tháng 6 năm 2014
MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Mục đích chọn đề tài 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4. Phương pháp nghiên cứu 4
5. Đóng góp của đề tài 4
6. Bố cục 5
PHẦN II: NỘI DUNG 6
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 6
1.1. Cơ sở lí luận 6
1.1.1. Mục tiêu dạy phân môn Tập đọc nhạc bậc tiểu học 6
1.1.2. Các kĩ năng đọc nhạc cơ bản và phương pháp rèn luyện 7
1.1.3. Nội dung chương trình sách giáo khoa phân môn TĐN lớp 4,5
bậc tiểu học
9
1.2. Cơ sở thực tiễn 10
1.2.1.Khái quát về trường Tiểu Học Chí Công 3- Tuy Phong- Bình
Thuận.
10
1.2.2. Thực trạng việc dạy phân môn Tập đọc nhạc cho học sinh lớp
4,5 trường Tiểu Học Chí Công 3.
11
CHƯƠNG II: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC
TỐT TẬP ĐỌC NHẠC LỚP 4, 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC CHÍ
CÔNG 3
14
2.1. Các giải pháp thực hiện 15
2.1.1. Hoạt động khởi động 15
2.1.1.1 Giáo viên giải thích một số kí hiệu ghi nhạc 15
2.1.1.2.Luyện tập về cao độ 16
2.1.1.3. Luyên tập trường độ (âm hình tiết tấu) 19
2.2.Hoạt động chính của tiết dạy 20
2.3. Hoạt động kết bài 23
2.4. Các giải pháp khắc phục những khuyết điểm mà học sinh
thường mắc phải
24
2.4.1.Nguyên nhân dẫn đến những khuyết điểm 24
2.4.2. Giải pháp để khắc phục những khuyết điểm 24
2.4.2.1. Về cao độ, trường độ 24
2.4.2.2. Về ghép lời ca diễn cảm và rõ lời 27
Tiểu kết 29
PHẦN III: KẾT LUẬN 30
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Đất nước ta đang chuyển dần sang thời kì thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước và hội nhập quốc tế. Văn kiện Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam nhiều
khoá đã nhấn mạnh : "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và
phát huy nguồn nhân lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định
thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước".
Vì vậy mà mục tiêu của giáo dục nước nhà là hướng tới việc đào tạo những
con người phát triển toàn diện về đức, trí, lao, thể, mĩ. Nhằm hướng tới những con
người lao động chủ động linh hoạt, sáng tạo, sẵn sàng thích ứng với xã hội đang
dần từng ngày đổi thay.
Ở bậc tiểu học hiện nay Bộ Giáo Dục đã quy định dạy đủ 9 môn bắt buộc và
môn Âm nhạc là một trong những môn học không thể thiếu trong quá trình giáo
dục toàn diện, cân đối hài hoà cho các em học sinh. Bởi vì âm nhạc là nhu cầu thiết
yếu trong đời sống tinh thần của mỗi con người nói chung và ở trẻ em nói riêng.
Trẻ em tham gia ca hát là được tự hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và
bản thân mình. Từ hình tượng âm nhạc của bài hát, bản nhạc có tác động rất nhiều
vào cảm xúc của các em. Từ đó giúp cho việc phát triển trí tuệ, óc thẩm mĩ, trí
tưởng tượng. Thông qua nội dung bài hát các em thêm yêu cuộc sống, yêu quê
hương đất nước, yêu truyền thống, bản sắc dân tộc con người Việt Nam. Học sinh
tiểu học rất nhạy cảm với âm thanh , nhịp điệu, tiết tấu, thích được hoạt động và tự
biểu hiện. Từ việc nghe hát, nghe nhạc, tập hát và biết được một số kí hiệu, kiến
thức về âm nhạc Tất cả những điều đó sẽ tạo thành một trình độ văn hoá tối thiểu
để góp phần cùng các môn học khác giáo dục nhân cách con người mới.
Mục đích của giáo dục âm nhạc trong nhà trường Tiểu học là vô cùng quan
trọng, bởi đã đưa âm nhạc vào đời sống của học sinh góp phần giáo dục thẩm mỹ,
đạo đức lối sống, phát triển trí tuệ, thể chất ở học sinh, khích lệ các em có khả năng
phát triển toàn diện.Chính vì thế bản thân tôi cảm nhận rằng:
1
Âm nhạc: Làm thăng hoa sự vui sướng
Làm vơi bớt nổi sầu khổ
Xua đi mọi bệnh tật
Xoa dịu những đớn đau và đẩy lùi mọi sự phẫn uất
Quả thật đúng như vậy Âm nhạc giúp cho con người thoải mái sau những giờ
làm việc mệt mỏi và căng thẳng, giúp chúng ta thư giản, giải trí để xua đi những ưu
tư buồn phiền sau những lo âu bộn bề của cuộc sống. Là món ăn quen thuộc mà mỗi
con người chúng ta ai cũng thưởng thức, Âm nhạc cũng là một niềm đam mê của tất
cả mọi người trên trái đất này, ngay cả những đứa trẻ từ trong bụng mẹ cũng đã
được nghe âm nhạc. Chính vì vậy đã khẳng định cho ta một điều.Âm nhạc là một
món ăn tình thần bổ ích mà con người luôn lựa chọn …Để có khả năng cảm thụ Âm
nhạc tốt cần phải làm quen ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.
Qua học âm nhạc làm cho các em yêu thích bộ môn nghệ thuật này, cảm thụ
và cảm nhận được cái hay, cái đẹp của âm thanh qua cac bài hát, các bài tập đoc
nhạc mà các em đã được học trực tiếp. Làm cho các em biết yêu quý và trân trọng
thứ sản phẩm văn hóa tinh thần của cha ông để lại qua những bài hát( dân ca) và các
tác phẩm của nhạc sĩ sáng tác. Chính vì vậy mà các em cần được tiếp cận với âm
nhạc.
Hiện nay âm nhạc đã đuợc đưa vào trong các trường tiểu học ngay từ lớp
Một, thông qua đó nhà trường giáo dục cái hay cái đẹp, cái thẩm mỹ của nghệ thuật
âm nhạc cho các em, góp phần giúp cho các em thành những con người toàn
diện, linh hoạt, yêu đời hơn.
Là một giáo viên dạy âm nhạc không những dạy cho các em biết hát những
bài hát mà còn tạo cho các em một sân chơi bổ ích mà còn là món ăn tinh thần làm
2
cho chúng ta xóa đi những mệt mỏi sau những ngày giờ làm việc, lao động mệt
nhọc, ngoài ra còn tạo cho các em thoải mái sau những tiết học căng thẳng và còn có
điều kiện để phát triển và ươm mầm nhưng tài năng có năng khiếu thành những
nhân tài âm nhạc cho đất nước.
Ở lớp 1,2,3 các em học âm nhạc tương đối giống nhau vì chỉ có 2 phân môn
là “ học hát” và “ phát triển khả năng âm nhạc”. Khi bước sang lớp 4,5 âm nhạc
của lớp 4,5 không chỉ học hát mà còn có một phân môn học riêng nên học sinh có
sách giáo khoa và sách hướng dẫn giảng dạy cho giáo viên. Về nội dung chương
trình có thêm phân môn là “ Tập đọc nhạc”. So với ở lớp 1,2,3 phương pháp dạy học
ở lớp 4,5 cũng có nhiều điểm khác biệt nhất là phân môn “tập đọc nhạc”.
Âm nhạc của chương trình lớp 4,5 đã chuyển sang một giai đoạn mới dó là
vừa học các bài hát, vừa học những kí hiệu ghi nhạc và tập đọc nhạc còn có tên gọi
khác là kí xướng âm.
Tập đọc nhạc giúp học sinh dễ nhận biết và ghi nhớ các nốt nhạc trên khuông
nhạc, dễ dàng cảm nhận được giai điệu để đọc đúng cao độ của nốt nhạc và ghép lời
ca một cách chính xác, tự tin hơn.
Tập đọc nhạc còn giúp cho các em học sinh biết nhiều hơn về nghệ thuật âm
nhạc, các kí hiệu âm nhạc phát triển khả năng nghe và cảm thụ âm nhạc.
Từ những lí do nêu trên, kết hợp thực tế bản thân tôi giảng dạy tại đơn vị
trường Tiểu học Chí Công 3 Huyện Tuy Phong Tỉnh Bình Thuận, bản thân tôi quyết
định chọn đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt Tập đọc nhạc lớp 4,5
trường Tiểu Học Chí Công 3 – Huyện Tuy Phong- Tỉnh Bình Thuận”.
2. Mục đích chọn đề tài:
Trong thời kỳ đổi mới và phát triển ca hát là món ăn tinh thần cho con người
cũng như trong chương trình giáo dục ở các cấp học, đối với cấp tiểu học thì đây là
kiến thức ban đầu giúp cho học sinh học và biết nhận biết các nốt nhạc trên khuông
nhạc. Nhưng qua thực tế giảng dạy phân môn này ở trường Tiểu học nói chung và
trường Chí Công 3 nơi tôi trực tiếp giảng dạy, tôi thấy còn rất nhiều khó khăn như :
Được sự quan tâm của ngành giáo dục,của ban lãnh đạo nhà trường cùng sự
giúp đỡ của các anh chị đồng nghiệp trong trường đã tạo mọi điều kiện để truyền thụ
những kiến thức về âm nhạc đến với học sinh, nhưng đối với bản thân tôi mong đội
3
ngũ giáo viên âm nhạc được đồng bộ từ cấp học mầm non để khi lên bậc tiêu học
các em sẽ không bỡ ngỡ, không nhút nhát và tự tin hơn khi học về bộ môn này
Bộ môn âm nhạc là môn học mang tính chất giải trí “ Học mà chơi, chơi mà
học” là môn học tạo cho các em thích thú, say mê ham học, giúp các em thư giản
sau những môn học căng thẳng, là động lực thúc đẩy các môn học khác cũng như
các hoạt động xã hội của nhà trường.
Vấn đề nghiên cứu của tiểu luận nhằm giúp học sinh nhận biết được các hình
nốt nhạc, ghi nhớ các nốt nhạc trên khuông nhạc, dễ dàng cảm nhận được giai điệu
và ghép lời ca một cách chính xác, đúng tính chất,sắc thái của bài, tạo cho các em
thoải mái,tự tin hơn trong quá trình học TĐN.
Ngoài ra còn giúp cho các em học sinh hiểu biết nhiều hơn về môn nghệ thuật
âm nhạc, các kí hiệu âm nhạc phát triển khả năng nghe và cảm thụ âm nhạc .
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp giúp học sinh học sinh học tốt Tập đọc nhạc.
- Phạm vi nghiên cứu:
Phân môn TĐN lớp 4, 5 trường Tiểu học Chí Công 3- Huyện Tuy Phong -
Tỉnh Bình Thuận.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Qua quá trình bản thân tôi được học tập, nghiên cứu qua sách
báo,Internetx và được sự hướng dẫn, cộng với thực tế trong quá trình 5 năm công
tác tại trường. Các phương pháp mà tôi nghiên cứu đó là các phương pháp:
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp điều tra, đánh giá
- Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
- Phương pháp phân tích
5. Đóng góp của đề tài:
Sau khi đề tài được hoàn thành và ứng dụng trong giờ dạy học môn âm nhạc
đã giúp học sinh dễ nhận biết và ghi nhớ các nốt nhạc trên khuông nhạc, dễ dàng
4
cảm nhận được giai điệu để đọc đúng cao độ của nốt nhạc và ghép lời ca một cách
chính xác, tự tin hơn.
Tập đọc nhạc còn giúp cho các em học sinh biết nhiều hơn về nghệ thuật âm
nhạc, các kí hiệu âm nhạc phát triển khả năng nghe và cảm thụ âm nhạc.
Đồng thời đây cũng có thể xem là tài liệu để tham khảo cho các đồng nghiệp
trong quá trình giảng dạy môn Âm nhạc trong phân môn “ Tập đọc nhạc” tại trường,
huyện Tuy Phong- Tỉnh Bình Thuận.
6. Bố cục:
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, đề tài gồm có hai chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
Chương 2: Một số biện pháp và hình thức tổ chức dạy học phân môn
Tập đọc nhạc lớp 4, 5 trường Tiểu học Chí Công 3.
5
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lí luận:
1.1.1. Mục tiêu dạy phân môn Tập đọc nhạc bậc tiểu học:
Xuất phát từ thực trạng giảng dạy Âm nhạc cho học sinh ở lứa tuổi Tiểu học .
Vấn đề học và kết quả học tập của các em là hết sức quan trọng, điều đó không chỉ
phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mà còn phụ thuộc vào phương pháp
truyền thụ của người dạy. hơn nũa còn phụ thuộc vào ý thức học tập của các em
cùng với sự quan tâm chăm sóc, tạo điều kiện của gia đình, địa phương và toàn xã
hội. Như chúng ta đã biết Âm nhạc là một môn học mang tính chất nghệ thuật cao ,
khác rất nhiều so với các môn học khác, tuy không đòi hỏi chính xác một cách tuyệt
đối như những con số mà lại đòi hỏi người học phải có sự yêu thích ,sự đam mê
hoặc có năng khiếu, điều này không phải học sinh nào cũng có được.
Học âm nhạc mang đến cho học sinh những giây phút thư giản thật là bổ ích ,
thoải mái “ Học mà chơi, chơi mà học” , thông qua những câu nhạc, những lời ca,
âm nhạc giúp các em nhận thức được những hình tượng âm thanh, giai điệu, kích
thích cảm xúc của các em , giúp các em cảm thụ được những giai điệu qua từng bài
nhạc, từng câu nhạc
Ở lớp 1,2,3 các em học âm nhạc tương đối giống nhau vì chỉ có 2 phân môn
là “ học hát” và “ phát triển khả năng âm nhạc”. Khi bước sang lớp 4,5 âm nhạc
của lớp 4,5 không chỉ học hát mà còn có một phân môn học riêng nên học sinh có
sách giáo khoa và sách hướng dẫn giảng dạy cho giáo viên. Về nội dung chương
trình có thêm phân môn là “ Tập đọc nhạc”. So với ở lớp 1,2,3 phương pháp dạy học
ở lớp 4,5 cũng có nhiều điểm khác biệt nhất là phân môn “tập đọc nhạc”.
6
Âm nhạc của chương trình lớp 4,5 đã chuyển sang một giai đoạn mới dó là
vừa học các bài hát, vừa học những kí hiệu ghi nhạc và tập đọc nhạc còn có tên gọi
khác là kí xướng âm.
Dạy TĐN nhằm xây dựng một trình độ văn hóa âm nhạc nhất định, không đi
sâu vào kĩ năng, kĩ xảo nên phân môn TĐN chỉ dạy cho học sinh những kiến thức ở
mức độ đơn giản nhất.
*. Về kiến thức:
- Dạy TĐN giúp cho học sinh phát triển tai nghe âm nhạc, hổ trợ cho việc học
hát chuẩn xác về cao độ và trường độ.
- Dạy TĐN hình thành cho học sinh khái niệm về việc ghi chép và một số kỹ
năng khi học các kí hiệu âm nhạc ở mức độ đơn giản và thường gặp trong các bài
hát thiếu nhi.
- Dạy TĐN góp phần nâng cao thẩm mỹ âm nhạc giúp cho việc nhận thức
được tính khoa học, tính nghệ thuật của âm nhạc.
- Dạy TĐN góp phần phát triển trí tuệ và tình cảm, năng lực tư duy trừu
tượng và óc phân tích, tổng hợp, biết giải quyết tình huống khi gặp trong các bài
TĐN
*. Về kỷ năng:
- Dạy TĐN giúp cho học sinh dễ nhận biết và ghi nhớ các nốt nhạc trên
khuông nhạc, dễ dàng cảm nhận được giai điệu để đọc đúng cao độ của nốt nhạc và
ghép lời ca một cách chính xác, tự tin hơn.
- Dạy TĐN giúp học sinh dễ nhận biết các kí hiệu âm nhạc, có hiểu biết về
nhịp, phách, các loại nhịp.
- Từ các bài TĐN các em có thể ghép lời ca, hát đúng giai điệu.
*. Về thái độ:
- Qua các bài TĐN, giúp cho các em tích lũy thêm những giai điệu giàu tính
thẩm mỹ, làm phong phú âm nhạc và bồi dưỡng năng lực cảm thụ âm nhạc thêm
nhạy bén, tinh tế.
- Tập đọc nhạc còn giúp cho các em học sinh biết nhiều hơn về nghệ thuật âm
nhạc, các kí hiệu âm nhạc phát triển khả năng nghe và cảm thụ âm nhạc.
7
- Từ những bài TĐN được học và được dạy phương pháp đọc nhạc phù hợp
với các em học sinh ở bậc tiểu học học sinh có thể vận dụng để hát được những bài
hát đơn giản ,ngắn gọn bằng các loại nhạc cụ như thanh phách, song loan…
1.1.2. Các kĩ năng đọc nhạc cơ bản và phương pháp rèn luyện:
Đọc nhạc là biến các kí hiệu âm thanh thành âm thanh cụ thể
Từ âm thanh tác động đến tai nghe. Từ tai nghe được những âm thanh âm
nhạc, người ta tìm ra các kí hiệu ghi chép.Nhìn các kí hiệu ghi chép, đọc lên thành
các giai điệu.Đó là tác động qua lại giữa Nghe- nhìn- đọc tạo thành Âm nhạc
Như vậy, nghe có vai trò quan trọng hơn cả. Nhìn dú có tích cực đến đâu (đây
là khả năng nhớ tên các nốt nhâc trên khuông nhạc) nhưng nếu không có sự hỗ trợ
của trí nhớ thính xác được xác lập từ trước thì không thể biến kí hiệu thành âm
nhạc được. Ở đây muôn 1noi1 đến các âm thanh có độ vang đúng , chính xác như
kí hiệu đã ấn định.
Nghe- đọc là hoạt động trực tiếp , nhìn đọc là hoạt động gián tiếp. Quy trình
từ nghe đến đọc là quy trình xuôi và ngược lại . Vì thế hoạt động nghe- đọc là hoạt
động chủ yếu có mối quan hệ rát mật thiết. Nó tạo cơ sở rất quan trọng cho nhìn-
đọc sau đó được dễ dàng hơn.
Dạy TĐN là dạy cách đọc chứ không phải chỉ dạy đọc bài theo kiểu truyền
khẩu .Dạy đọc bài là yêu cầu cần nhưng không thể khiến người đọc vượt quá tình
trạng thụ động đối với bài đọc.
Dạy cách đọc sẽ giúp cho người học không chỉ đọc đúng một bài mà có thể
sử dụng để đọc các bài khác có mức độ tương tự. Phải nhận thức rõ điều đó thì
người giáo viên khi dạy TĐN mới có thể vận dụng những biện pháp , cách thức
phù hợp giúp cho các em phát triển được kĩ năng đọc nhạc dù ở mức độ đơn giản.
Đọc nhạc là một quá trình nhận thức và thực hành, người học phải nhận biết
được một số kiến thức sau:
- Nhận dạng tên nốt nhạc, hình nốt nhạc được viết trên khuông nhạc
- Xác định được bài TĐN được viết ở nhịp gì, có bao nhiêu phách trong mỗi ô
nhịp, mỗi phách tương đương băng hình nốt gì
- Đọc đúng cao độ, trường độ của các nốt nhạc trên khuông nhạc
- Nhận biết được một số kí hiệu ghi nhạc có trong bài TĐN
8
Phải thực hiện đúng một loại kỹ năng nêu trên là một yêu cầu khó đối với học
sinh vì số lượng các tiết học ở bậc tiểu học lại quá ít, lại phân bổ quá thưa( 1 tiết/
tuần) , sĩ số lớp học lại đông, khả năng của các em lại không đồng đều, khả năng
cảm thụ âm nhạc của cca1 em lại hạn chế.
Để thích ứng với việc dạy TĐN cho học sinh ở bậc tiểu học việc tìm ra một
hệ thống phương pháp và các thủ pháp đặc thù là việc cần thiết
1.1.3. Nội dung chương trình sách giáo khoa phân môn TĐN lớp 4,5 bậc
tiểu học: Gồm 16 bài
*. Lớp 4:
- TĐN Số 1: Son La Son
- TĐN Số 2: Nắng vàng
- TĐN Số 3: Cùng bước đều
Nhạc và lời: Phạm Kim
- TĐN Số 4: Con chim ri
- TĐN Số 5: Hoa bé ngoan ( Trích)
Nhạc và lời: Hoàng Văn Yến
- TĐN Số 6: Múa vui ( Trích)
Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước
- TĐN Số 7: Đồng lúa bên sông
- TĐN Số 8: Bầu trời xanh ( Trích)
Nhạc và lời: Nguyễn Văn Quỳ
*. Lớp 5:
- TĐN Số 1: Cùng vui chơi
- TĐN Số 2: Mặt trời lên
- TĐN Số 3: Tôi hát Son La Son
Nhạc và lời: Vũ Thanh
- TĐN Số 4: Nhớ ơn Bác ( Trích)
Nhạc và lời: Phan Huỳnh Điểu
- TĐN Số 5: Năm cánh sao vui ( Trích)
Nhạc: Hà Hải – Lời: Phong Thu- Hà Hải
- TĐN Số 6: Chú bộ đội ( Trích)
9
Nhạc và lời: Hoàng Hà
- TĐN Số 7: Em tập lái ô tô
Nhạc và lời: Đoàn Phi
- TĐN Số 8: Mây chiều
1.2. Cơ sở thực tiễn:
1.2.1.Khái quát về trường Tiểu Học Chí Công 3- Tuy Phong- Bình
Thuận.
Trường Tiểu học Chí Công 3 nằm ở địa chỉ xóm 13- thôn Hà thủy 1- Xã Chí
Công- Huyện Tuy Phong- Tỉnh Bình Thuận đây là ngôi trường nằm ven biển,
quanh năm đầy nắng và gió, Học sinh của trường toàn là con em của những người
dân làng biển
Trường được thành lập từ tháng 9 năm 1996, là ngôi trường cấp 4 và còn rất
nhiều khó khăn, ngay từ khi thành lập trường chỉ có 8 lớp và 10 phòng học
- Năm 1998 trường có thêm 1 văn phòng
- Năm 1999 trường thăng thêm 2 phòng học được 16 lớp học
- Năm 2003 có 11 phòng học , 1 thư viện, 1 văn phòng cho đến mãi thời điểm
này trường vẫn chưa có thêm phòng nào nữa.
- Trường chỉ có 560 học sinh / 18 lớp. Có 12 lớp học 2 buổi / 1 ngày
- Giáo viên được phân công giảng dạy dành cho lớp học 1 buổi / 1 ngày thì
1,2 giáo viên / 1 lớp, còn lớp dạy 2 buổi / 1 ngày thì 1,5 giáo viên / 1 lớp.
- Từ năm 2012- 2013 trường tham gia học chương trình dự án VNEN, đây là
dự án học chương trình mới, lấy học sinh là trung tâm, học sinh tự học, giáo viên
chỉ la người hướng dẫn giúp đỡ các em những lúc các em cần, chương trình học
của học sinh và giáo viên đều chung 1 cuốn sách.
- Từ năm 2006 cho đến nay trường luôn đạt danh hiệu Trường Tiên Tiến
- Năm 2011 và năm 2012 Chi bộ đạt danh hiệu “Chi bộ trong sạch vững
mạnh tiêu biểu cấp huyện”
Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện cho giáo viên
yên tâm công tác và giảng dạy
Tuy ngôi trường rất là đơn sơ nhưng những tình cảm giữa các đồng nghiệp thì
lại rất giàu tình cảm , tập thể giáo viên của trường có trình độ chuyên môn vững
10
vàng , có lòng nhiệt huyết trong giảng dạy , với nghề cao quý này, có tinh thần
trách nhiệm cao trong công việc, luôn giúp đỡ các đồng nghiệp trẻ, tay nghề đang
còn non trẻ như thế hệ bản thân tôi thì các anh chị đồng nghiệp luôn tận tình giúp
đỡ và luôn đoàn kết để cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công.
Cơ sở vật chất của nhà trường thì đang còn thiếu sót rất nhiều, ngôi trường
của bản thân tôi công tác là một ngôi trường nằm trên một cái động ven quanh bờ
biển nên các thiết bị chức năng đang còn thiếu thốn, dân trí của người dân ở đây
chưa cao nên để phục vụ cho việc giảng dạy thì chưa đáp ứng được nhu cầu mà
bản hân người giáo viên mong muốn
Cha mẹ học sinh thì chưa thực sự quan tâm đến việc học của các em nên cũng
gây rất nhiều khó khăm cho giáo viên
Bên cạnh đó thì cũng có rất nhiều bậc phụ huynh luôn quan tâm đến các em,
luôn ủng hộ các biện pháp giáo dục của nhà trường
Ngoài ra còn rất nhiều gia đình khó khăn về kinh tế nên cũng không muốn
cho con em mình đi học , còn có gia đình phó mặc cho giáo viên , nhà trường về
việc học của các em.
1.2.2. Thực trạng việc dạy phân môn Tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4,5
trường Tiểu Học Chí Công 3.
Thuận lợi:
- Hầu hết các em rất thích và đam mê môn âm nhạc, luôn tự tin, ham học.
- Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện cho giáo viên
yên tâm công tác và giảng dạy
- Âm nhạc là món ăn tinh thần luôn xoa dịu đi những nổi đau, sự mệt mỏi
trong cuộc sống hàng ngày
- Âm nhạc làm cho con người chúng ta luôn sáng khoái yêu đời hơn
- Âm nhạc giúp các em có khả năng phát triển toàn diện , phát triển trí tuệ, thể
chất ở học sinh.
- Âm nhạc sẽ giúp cho các em cảm thụ được cái hay cái đẹp trong cuộc sống
qua những lời ca tiếng hát được thể hiện trong những bài hát tạo cho các em cảm
thấy yêu đời biết bao.
11
- Âm nhạc giúp cho các em biết yêu quý và trân trọng thứ sản phẩm văn háo
tinh thần của cha ông để lại qua những bài hát dân ca, những tác phẩm của các nhạc
sỹ sáng tác.
- Âm nhạc được đưa vào các trường tiểu học nhằm giáo dục cái hay cái đẹp
góp phần giúp cho các em thành những con người toàn diện ,linh hoạt ,yêu đời hơn.
Khó khăn: bên cạnh sự thuận lợi đã nêu vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn :
- Do tình hình địa bàn của ngôi trường là vùng ven biển hầu hết các em thích
đi biểu hơn là đi học
- Các bậc phụ huynh dân trí cón thấp nên sự quan tâm đến việc học của các
em còn rất nhiều hạn chế
- Âm nhạc đối với các em thì còn xa lạ, các em còn rất là nhút nhát không
dám thể hiện bản thân mình
- Khả năng, năng khiếu âm nhạc của các em còn rất nhiều hạn chế .
- Các em còn có chiều hướng suy nghĩ âm nhạc là một môn học không quan
trọng nên một số em không chú ý, không thích học đó cũng la khó khăn cho giáo
viên
- Khi học hát thì hầu hết các em hát không đúng nhạc, còn đối với khi học
phân môn TĐN thì :
- Ngay từ đầu năm học các em mới làm quen và rất bỡ ngỡ với phân môn này
vì đây là phân môn quá mới mẻ đối với việc học âm nhạc của các em nên nhận biết
các nốt nhạc trên khuông nhạc còn chậm.
- Toàn khối chỉ có một số em nhận biết được các nốt nhạc trên khuông nhạc
vì một số em khá giỏi nhớ lại được kiến thức cũ của lớp 3 còn lại hầu hết các em rất
là mới lạ vì một số em không có năng khiếu, không có điều kiện để mua sắm dụng
cụ đầy đủ để phục vụ cho tiết học âm nhạc.
- Ngoài ra còn một số yếu tố khác đó là: do tình hình của địa phương là vùng
ven biển nên các em không có điều kiện học thêm về âm nhạc, một phần do gia
đình không quan tâm đến việc học của các em
12
- Do đây là môn học mới đưa vào chương trình bậc Tiểu học cơ sở vật chất
chưa được đảm bảo , đang còn thiếu thốn nhiều nên khi các em tiếp cận phân môn “
Tập đọc nhạc” các em còn có những khuyết điểm là:
- Học sinh không nắm chắc được vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc, các
hình nốt nhạc.
- Học sinh chưa thể hiện được đúng cao độ, trường độ của bài nên đọc độ cao
của nốt nhạc chưa chính xác, ghép lời ca chưa hay, chưa bộc lộ được tình cảm, sắc
thái của bài.
- Học sinh chưa phân biệt được những chỗ cần đọc với tốc độ nhanh, chậm,
những chỗ đọc vừa, những chỗ cần nhấn mạnh đúng như yêu cầu của bài Tập đọc
nhạc.
13
CHƯƠNG II:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT TẬP ĐỌC NHẠC
LỚP 4, 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC CHÍ CÔNG 3
Âm nhạc là môn học văn háo bắt buộc. Tất cả học sinh đều được học để
các em có một trình độ văn hóa âm nhạc trong nền học vấn ở bậc tiểu học.
Dạy âm nhạc là dạy cho các em cảm thấy yêu đời hơn,môn âm nhạc góp phần
hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn, lâu dài về mặt thẩm mĩ,
truyền đạt một số kiến thức cơ bản, cần thiết nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn
diện , đồng thời để phát hiện những học sinh có năng khiếu , tạo điều kiện cho các
em phát triển năng khiếu âm nhạc.
Giáo viên cần kết hợp một cách sáng tạo, nhuần nhuyễn các phương pháp dạy
học khác nhau cùng với việc sử dụng các thiết bị dạy học để tạo cho tiết học phong
phú và đạt hiệu quả hơn.
Tăng cường tổ chức cho các em trong giờ học âm nhạc phải là một giờ học
mang tính nghệ thuật hấp dẫn với phương châm “ Học vui- vui học” .
Là một giáo viên dạy âm nhạc bản thân người giáo viên phải dùng biện pháp
để đưa học sinh ra khỏi những khuyết điểm trên và mục tiêu là giúp các em thực
hiện tốt bài Tập đọc nhạc nhưng cần phải bổ sung và sáng tạo thêm nhiều thủ
phap1sinh động, hấp dẫn gây cảm giác cho các em hứng thú khi học bài. Sau đây là
một số biện pháp mà bản thân đã đúc kết được qua quá trình dạy học thực tế ở khối
4, 5- Trường Tiểu học Chí Công 3.
Cũng như các môn học khác để dạy tốt môn âm nhạc ở trường tiểu học người
giáo viên cần phải nắm vững phương pháp giảng dạy và tình hình khả năng học tập
14
của học sinh. Âm nhạc là bộ môn nghệ thuật có những đặc trưng riêng, cho nên cần
giáo dục cho các em được hoạt động, được nhận thức, được cảm thụ âm nhạc đó là
sân chơi giải trí của các em trong môi trường vừa học vừa chơi . Vì vậy phương
pháp học cần nhẹ nhàng không đòi hỏi giống như các lớp học chuyên nghiệp cũng
như bậc học phổ thông.
Để học sinh thực hiện tốt các yêu cầu của phân môn Tập đọc nhạc thì trong
quá trình dạy tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4,5 thì người giáo viên cần lưu ý những
vấn đề sau:
- Giáo viên cần giải thích cho học sinh biết một số kí hiệu ghi nhạc
- Hướng dẫn cho học sinh thể hiện đúng cao độ, trường độ (âm, hình, tiết tấu)
- Hướng dẫn học sinh thực hiện các bước khi học bài “ Tập đọc nhạc”
Ở hầu hết các bài Tập đọc nhạc đều có các yêu cầu sau:
- Nêu tên nốt nhạc có trong bài tập đọc nhạc, các hình nốt nhạc
- Sắp xếp các nốt nhạc từ thấp lên cao, luyện thang âm các nốt nhạc vừa sắp
xếp từ thấp lên cao và từ cao xuống thấp
- Đọc tên nốt nhạc trước khi đọc độ cao của một bài đọc nhạc.
2.1. Các giải pháp thực hiện:
2.1.1. Hoạt động khởi động
15
2.1.1.1 Giáo viên
giải thích một số
kí hiệu ghi nhạc:
- Giới thiệu về khuông nhạc: khuông nhạc gồm có 5 dòng kẻ, có 4 khe, các
dòng kẻ được kẻ từ trên xuống, khoảng cách các dòng kẻ phải đều nhau nhưng khi
đếm các dòng kẻ thì đếm từ dưới lên.
- Giới thiệu về khóa Son: điểm bắt đầu của khóa Son được viết từ dòng kẻ thứ
2 cho nên nốt nhạc được nằm trên dòng kẻ thứ 2 được gọi là nốt “ Son”.
- Giáo viên cho học sinh hoat động theo nhóm về các kí hiệu ghi nhạc ( h1)
- Giáo viên gọi học sinh lên bảng nhắc lại cách kẻ khuông nhạc và viết khóa Son (h2
H1
H2
- Giới thiệu về các hình nốt nhạc:
+ Giới thiệu hình nốt đen ( ), hình nốt móc đơn ( ), hình nốt trắng (
),dấu chấm dôi ( .)
16
+ Giới thiệu dấu lặng đen ( ) , dấu lặng đơn ( )
- Khái niệm và cách đánh nhịp:
+ Giới thiệu nhịp lấy đà, vạch nhịp, vạch kết
thúc bài.
+ Khái niệm về dấu nối , dấu luyến, dấu quay
lại, khung thay đổi.
Sau khi học sinh nắm được các kí hiệu ghi
nhạc thì giáo viên cần tiếp tục luyện tập cho
học sinh thể hiện đúng cao độ, trường độ. Để
học sinh thực hiện đúng cao độ, trường độ thì
giáo viên cần luyện tập cho học sinh từng
bước.
hướng dẫn cách đánh nhịp 2/4
2.1.1.2.Luyện tập về cao độ:
Trong phân môn tập đọc nhạc, luyện tập đọc cao độ là khó nhất. Với các em
thì phải tiến hành tuần tự Trong phân môn tập đọc nhạc, luyện tập đọc cao độ là khó
nhất. Với các em thì phải tiến hành tuần tự những âm dễ đọc, phù hợp với chất
giọng của các em rồi mới mở rộng thành thang âm gồm từ 5 nốt nhạc và 6 nốt nhạc.
Trước hết giáo viên cần tập cho học sinh âm “ Son” làm trung tâm như( mi-
son-la, son-đô) quãng 5 ( rê-mi-pha-son-la, Đô-rê-mi-pha-son). Sau khi hình thành
thang âm 5 nốt nhạc sẽ tiếp tục hình thành thang âm 6 nốt nhạc( Đô-rê-mi-pha-son-
la) quãng 6.
Để thực hiện được nội dung trên giáo viên sử dụng các biện pháp khác nhau:
- Đọc nốt nhạc theo chữ nốt: Dùng phụ âm để đọc tên các nốt nhạc như: Đô-
đ, Rê-r, Mi-m ….( Thay vì phải ghi các nốt nhạc như Đô-C, Rê-D, Mi-E, Son-G,
La-A ) và nốt kế tiếp chữ nốt Si dùng phụ âm để đọc tên là (x).
- Dạy các nốt nhạc qua “ Khuông nhạc bàn tay”
Ví dụ: Dạy các nốt nhạc trên khuông qua bài thơ “ Bàn tay”
Nhìn vào 5 ngón bàn tay
Giống như khuông nhạc nó thay 5 dòng
Bàn tay, mà học thật thông
17
Em đọc nốt nhạc thật không khó gì
Nay đây ngón út tên mi
Ngón Son đeo nhẫn, ngón Si ngay kề
Ngón trỏ tên gọi là Rê
Ngón Pha liền kề, anh cả bàn tay
Bàn tay em lật, em xoay
Làm nhẩm một tí thuộc ngay đấy mà.
Ví dụ về luyện tập cao độ theo thang âm:
Từ bài Tập đọc nhạc số 1 rút ra hình thành thang âm như sau
ĐỒ RÊ MI SOL LA
MÌ ì i í i
Hướng dẫn học sinh đọc thang âm vừa hình thành từ thấp đến cao và ngược
lại ( từ Đồ -> La và từ La -> Đồ )
- Luyện đọc thang âm theo nhóm ( H1) – cá nhân ( H2)
18
Tập đọc nhạc số 1: Son La Son
x
x
x x
x x
x x
x x
x
x
x
x
x
x
H1 H2
2.1.1.3. Luyên tập trường độ (âm hình tiết tấu) :
Đối với học sinh ở bậc Tiểu học nếu kết hợp đọc cao độ và tiết tấu ngay cùng
một lúc sẽ làm cho học sinh lúng túng, nhất là đối với học sinh không có năng
khiếu.Để học sinh tiếp thu một cách dễ dàng thì giáo viên cần luyện tập cho học sinh
về trường độ riêng bằng cách gõ âm hình tiết tấu, khi gõ nên cho học sinh đọc tiết
tấu bằng âm, bằng các tiếng tượng thanh như ( rinh, tùng), đọc các âm với những tên
gần gũi như: Nốt đen ( ) đọc là “ đen” , nốt móc đơn ( ) đọc là “đơn” ….
Khi luyện tập tiết tấu cần dựa vào nội dung của từng bài Tập đọc nhạc
Trong quá trình dạy luyện tập tiết tấu giáo viên cần vận dụng các phương
pháp dưới dạng trò chơi phù hợp với từng bài.
Ví dụ:
19
( Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “ Tìm các hình nốt để phù hợp
với tiết tấu của bài TĐN số 6 ), ngoài ra giáo viên còn phải chuẩn bị một số trò chơi
để lồng ghép trong tiết học như ( trò chơi ghép tranh theo hình vẽ, Gắn các nốt nhạc
trên khuông nhạc để có một khuông nhạc hoàn chỉnh…)
Giáo viên cho học sinh đọc âm hình tiết tấu sao cho thật nhuần nhuyễn rối
sau đó mới cho học sinh gõ đệm
Giáo viên viết âm hình tiết tấu của bài TĐN số 6 lên bảng hướng dẫn học sinh
đọc và gõ đệm theo âm hình tiết tấu ( H1)
Giáo viên cho học sinh hoạt động theo nhóm ( H2)
Nhóm nào hoàn thành xong thì học sinh sẽ ăn mừng ( H3)
H1 H2 H3
- Miệng đọc âm hình tiết tấu tay không gõ đệm
- Miệng đọc âm hình tiết tấu tay gõ đệm theo âm hình tiết tấu
- giáo viên đến nhóm kiểm tra
- Miệng không đọc âm hình tiết
tấu tay gõ đệm theo âm hình
tiết tấu
- Miệng đọc âm hình tiết tấu
tay gõ đệm theo phách
+ Giáo viên gõ mẫu và hướng
dẫn học sinh gõ đệm
Từ bài Tập đọc nhạc số 6 rút
ra các âm hình tiết tâu
20
2
4 đơn đơn đen đơn đơn đen đơn đơn đơn đơn trắng
Đọc bằng tiếng tương thanh
2
4 rinh rinh tùng rinh rinh tùng rinh rinh rinh rinh
tùng
2.2.Hoạt động chính của tiết dạy
- giáo viên treo bản nhạc bài TĐN , cho học sinh quan sát và đưa ra những
nhận xét về bài TĐN ( về nhịp, cao độ, trường độ , các kí hiệu có trong bài )
- Cho học sinh luyện đọc gam, thang âm
- Cho học sinh đọc tên nốt có trong bài TĐN
- Cho học sinh luyện đọc và gõ tiết tấu chính của bài TĐN
- giáo viên đàn giai điệu toàn bài TĐN cho cả lớp nghe
- hướng dẫn học sinh chia câu nhạc
- giáo viên đàn giai điệu từng câu ba lần và bắt nhịp cho học sinh đọc
- Học sinh tập đọc từng câu theo lối móc xích cho đến hết cả bài
- Luyện đọc theo tổ, nhóm, cá nhân - Hướng dẫn học sinh ghép lời ca
- Cho học sinh đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp
- Kiềm tra dãy, nhóm kết hợp gõ đệm
- Cho học sinh luyện tai nghe âm nhạc - Củng cố, kiểm tra.
*. Hướng dẫn học sinh thực hiện các bước khi học bài “ Tập đọc nhạc”
Theo chương trình mới Tập đọc nhạc là một phân môn mà học sinh lớp 4 mới
làm quen với những bài TĐN nhịp 2/4 gồm 5 nốt nhạc ( Đô-rê-mi-son-la) đến 6 nốt
( đô-rê-mi-pha-son-la) và xuất hiện hình nốt đen, nốt trắng,nốt móc đơn,dấu lặng
đen,lặng đơn, lên lớp 5 các em được làm quen thêm những nốt “ si, đố” .Ở lớp 4 và
lớp 5 tổng cộng có 16 bài TĐN được đánh số từ TĐN số 1 đến số 8, các bài đều có
lời ca, dài không quá 16 ô nhịp và đều viết ở nhịp 2/4. Riêng lớp 5 có bài TĐN số 8
được viết ở nhịp 3/4
Khi mới làm quen với bài TĐN đầu tiên thì trước khi vào bài TĐN giáo viên
giới thiệu TĐN viết ở nhịp gì? Ví dụ nhịp 2/4 giáo viên nêu cho học sinh rõ nhịp 2/4
21
là nhịp như thế nào? ( Nhịp 2/4 là trong mỗi ô nhịp có 2 phách, mỗi phách tương
ứng bằng một nốt đen) nhưng sau khi các em đã làm quen được với một số bài rồi
thì khi học sang bài TĐN khác thì giáo viên chỉ cần hỏi học bài được viết ở nhịp gì
giáo viên không cần phải giới thiệu nữa.
Học sinh phải xác định trong bài TĐN có những nốt nhạc nào? Xác định
trong các nốt nhạc có trong bài thì nốt nhạc nào cao nhất? nốt nhạc nào thấp nhất?
sắp xếp các nốt nhạc từ thấp đến cao ( Ví dụ: Rê-pha-son … chưa cần đọc cao độ)
Xác định trong bài có những âm hình tiết tấu gì? Có hình nốt gì? ( Ví dụ:
đen, nốt đơn, trắng…) Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách đọc âm hình tiết tấu,
đọc kết hợp gõ tiết tấu trong bài tập đọc nhạc.
*.Phần luyện đọc cao độ cần chú ý các bước cơ bản sau:
- Trước tiên giáo viên cho học sinh đọc tên các nốt nhạc có trong bài ( đọc
nhiều lần cho học sinh nhớ vị trí các nốt nhạc)
Hoạt động theo nhóm Ăn mừng sau khi hoàn thành nhiệm vụ
- Cho học sinh đọc thang âm đã hình thành trong bài ( đọc từ dưới lên trên
sau đó đọc từ trên xuống).
- Đọc cao độ của bài.Khi đọc bài giáo viên cần đọc mẫu bài qua 1 lần ( đối
với bài TĐN đầu tiên)
- giáo viên đàn giai điệu của bài TĐN 1 lần cho đến hết bài
- Dạy từng khuông nhạc ,đàn giai điệu cho học sinh nắm bắt cao độ của bài
22