Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Một số kinh nghiệm khi giảng dạy tác phẩm thơ đường trong chương trình ngữ văn 7 trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 19 trang )

1 . MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong quá trình phát triển đi lên của mình, nhà Đường đã tạo nên một nền
văn học Trung Quốc phát triển mạnh mẽ trong đó thơ Đường đạt những thành
tựu vô cùng to lớn . Với gần 300 năm tồn tại người Trung Hoa đã tạo ra một nền
thi ca đồ sộ. Bộ “Toàn Đường thi ” thu thập được 48.900 bài của hơn 2300 nhà
thơ gắn với tên tuổi các nhà thơ lớn như : Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị ….Thơ
Đường được xem là di sản văn hoá cực kì quý giá, là đỉnh cao của thơ ca cổ điển
Trung hoa có tầm ảnh huởng hết sức sâu rộng.
Đến Việt Nam thơ Đường chiếm môt vị trí vô cùng quan trọng. Ngay từ khi
du nhập vào Việt Nam, thơ Đường đã được giới nhà nho, những “ Tao nhân mặc
khách” tiếp nhận một cách nồng nhiệt, ngưỡng mộ và xem đó như là chuẩn mực,
là tinh hoa thơ ca nên được nhanh chóng tiếp thu, học hỏi để nghiên cứu, sáng
tác. Cũng từ đấy trên diễn đàn Văn học Việt Nam bắt đầu xuất hiện một khuynh
hướng, một trào lưu sáng tác thơ Đường và không bao lâu cùng với các thể thơ
cổ truyền của dân tộc đã tạo nên diện mạo mới trên thi đàn Văn học Việt Nam .
Cho dù xét trong điều kiện lịch sử nào thì thơ Đường vẫn có tầm ảnh hưởng
nhất định đến giới thi nhân Việt Nam. Khi nói tới thơ Đường thì chúng ta nghĩ
ngay tới sự tiết kiệm lời, số lượng câu chữ trong một bài thơ hạn chế với những
quy định chặt chẽ về niêm, luật nhưng nội dung diễn đạt trong thơ rất phong
phú, giàu tầng bậc đã đạt tới độ cao, chiều sâu của tư tưởng .
Bản thân là giáo viên trực tiếp giảng dạy ở trường THCS Quảng Chính tôi
rất say mê, yêu thích những tác phẩm thơ sáng tác thời nhà Đường. Chính vì thế
để có thể truyền được nhiệt huyết ,đam mê của mình cho học trò là điều tôi luôn
trăn trở . Đây cũng chính là động lực để tôi mạnh dạn nghiên cứu, tìm hiểu đưa
ra “ Kinh nghiệm khi giảng dạy tác phẩm thơ Đường trong chương trình Ngữ
Văn 7-tập 1 tại trường THCS Quảng Chính”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Hán Việt là lớp từ quan trọng trong môn Ngữ Văn. Vì vậy, việc học tập,
tìm hiểu từ Hán Việt là một hoạt động không thể thiếu – ngoài việc học về yếu
tố Hán Việt qua phân môn Tiếng Việt thì việc hiểu chữ Hán, từ Hán Việt trong


các bài thơ là điều không kém quan trọng. Đây chính là bước đầu học tập cách
vận dụng từ ngữ, yếu tố Hán Việt vào văn bản (thơ). Vì vậy, học thơ Đường luật
là một nhu cầu cần thiết đối với tất cả học sinh.
Từ việc đọc và hiểu văn bản (thơ Đường luật), học sinh nắm được một số
vốn từ Hán Việt và dùng nó để thực hành - sáng tạo văn bản - điều này thể hiện
rõ nguyên tắc tích hợp, đảm bảo cung cấp hệ thống kiến thức và kỹ năng cho
học sinh. Như vậy, có thể nói rằng, dạy thơ Đường luật cũng là một cách truyền
thụ mang nhiệm vụ kép: vừa cung cấp những tri thức mới vừa là dùng những tín
hiệu này để giúp người học bước đầu vận dụng trong quá trình học tập.
Học thơ Đường luật, học sinh sẽ được giới thiệu và tìm hiểu kỹ một mẫu
thể loại nhất định ở trên lớp và qua một số bài tương tự. Học sinh vừa học để
1


rèn luyện, phân tích và đánh giá tác phẩm. Điều này cũng là để tăng cường tính
thực hành ứng dụng phù hợp với nguyên tắc tích hợp.
Những tác phẩm thơ Đường luật được đưa vào chương trình giảng dạy ở
lớp 7 đã được các nhà soạn sách nghiên cứu chọn lọc khá kỹ với những tác
phẩm tiêu biểu. Đó là những bài thơ thực sự có giá trị về nội dung và nghệ thuật
trong kho tàng văn học của nước ngoài. Song, trong quá trình giảng dạy, giáo
viên vẫn còn cảm thấy lúng túng, chưa nhất quán trong phương thức giảng dạy,
cần được bàn bạc, để đi đến một sự thống nhất chung trong giảng dạy thơ
Đường luật ở lớp 7 (dung lượng truyền thụ sao cho phù hợp với trình độ nhận
thức của học sinh, phù hợp với thời gian theo phân phối chương trình, phù hợp
với phương pháp tích cực hóa hiện nay…) Đây chính là vấn đề nổi cộm được
nhiều giáo viên, nhiều trường quan tâm và đề cập đến khi thực hiện chương
trình dạy Ngữ văn 7.
Chất lượng học tập môn Ngữ văn nhìn chung chưa cao, đặc biệt đối với
những tác phẩm văn chương cổ cụ thể là thơ Đường luật vì khi tiếp xúc với
những tác phẩm này, đối với học sinh THCS còn quá bỡ ngỡ với cách cảm, cách

nghĩ của người xưa, nhất là cách diễn đạt ngôn ngữ cổ, bằng những từ Hán Việt
mà ngày nay ít được dùng và phổ biến trong thời đại “chữ quốc ngữ làm bá chủ”
thay cho thời nho học thuở xưa.
Thời gian quy định còn quá eo hẹp cho dạy một số tác phẩm, vì phải dạy
như thế nào để đảm bảo việc phân bố chương trình hiện nay? Phù hợp với
nguyên tắc tích hợp trong quá trình dạy Ngữ văn? Giải quyết vấn đề này không
đơn giản chút nào. Đây chính là mục đích tôi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm
này.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đểhọc sinh thật sự yêu thích, học tốt thơ Đường bản thân người giáo
viên thực sự phải đầu tư ,tìm tòi ,nghiên cứu mới có thể truyền nhiệt huyết say
mê đến cho các em. Đề tài của tôi mạnh dạn đưa ra một vài kinh nghiệm bản
thân để giúp học sinh nắm rõ được những yêu cầu bắt buộc trong quá trình tìm
hiểu những tác phẩm thơ Đường mà tôi đã áp dụng trong chương trình Ngữ văn
7 – Năm học 2015-2016 tại học sinh lớp 7C trường THCS Quảng Chính.
a. Tìm hiểu đặc trưng thơ Đường :
b. Hướng dẫn học sinh cách đọc thơ Đường.
c. Đối chiếu phần dịch nghĩa, dịch thơ.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, đối chiếu, so sánh.
- Phương pháp khái quát, thống kê.
- Phương pháp thẩm bình.
.

2


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận:
Những bài thơ Đường luật tuy chiếm một thời lượng không lớn trong

chương trình ngữ văn trung học cơ sở nhưng do đặc điểm riêng biệt của thể loại,
thơ Đường luật thực sự là đối tượng thách thức khả năng chiếm lĩnh của người
dạy văn và người học văn. Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trong giảng dạy
theo cảm nhận của cá nhân tôi thì thực sự giáo viên rất sợ khi thao giảng về thơ
Đường luật bởi vì bản thân có những giáo viên chưa cảm nhận hết được cái hay
của những bài thơ Đường luật, nắm bắt luật thơ còn mơ màng cho nên gặp phải
khó khăn khi dạy trên lớp. Đối với giáo viên còn hạn chế thì việc yêu cầu học
sinh tiếp thu và lĩnh hội những nét tinh hoa của thơ Đường luật như theo mục
tiêu bài học quả là một vấn đề còn khó khăn đối với học sinh lớp 7. Đây cũng là
một vấn đề hết sức trăn trở đối với mỗi giáo viên khi đứng lớp trong đó có bản
thân tôi.
2.2.Thực trạng :
Thơ Đường như nói ở trên là đỉnh cao của thi ca Trung Quốc , không chỉ là
thành tựu độc đáo của thơ Trung Quốc mà cũng là thành tựu nổi bật trong nền
thi ca nhân loại. Nhưng để tiếp cận chiều sâu tư tưởng ,tình cảm thơ Đường đối
với học sinh không phải là dễ vì thơ Đường khó tiếp nhận. Để các em yêu, say
mê thơ Đường trong trường học từ việc tìm hiểu tác giả tới việc tìm hiểu giá trị
nội dung ,nghệ thuật của tác phẩm là một vấn đề không dễ gì đối với người giáo
viên dạy văn.
Trong chương trình Ngữ Văn 7 các nhà biên soạn sách đã đưa vào một số
nhà thơ gắn với những bài thơ tiêu biểu tạo nên tên tuổi của “Thi tiên” Lí Bạch
với “Vọng Lư sơn bộc bố” (Xa ngắm thác núi Lư ) và “Tĩnh dạ tứ ”(Cảm nghĩ
trong đêm thanh tĩnh ). Đại quan Hạ Tri Chương với “Hồi hương ngẫu thư
”(Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê); “Thi thánh” Đỗ Phủ với “Mao ốc vị
thu phong sở phá ca” (Bài ca nhà tranh bị gió thu phá ) .
Một điều rất hay khi học sinh tiếp cận những tác phẩm thơ Đường do các
nhà thơ đời nhà Đường sáng tác đó là các nhà biên soạn sách đã ngụ ý cho học
sinh tiếp cận những bài thơ viết theo thể thơ Đường luật do thi nhân Việt Nam
sáng tác để học sinh không khỏi bỡ ngỡ khi học. Vì vậy khi học những bài thơ
viết theo thể thơ Đường luật do thi nhân Việt Nam sáng tác dễ tiếp nhận hơn bởi

các tác giả đó là người Việt Nam cho nên từ cảnh vật đến tư tưởng, tình cảm,
cách nghĩ gửi gắm trong bài thơ “rất Việt Nam” còn những tác phẩm do các nhà
thơ đời nhà Đường sáng tác mang hơi thở, cách nghĩ, quan niệm nước khác dẫn
đến việc học sinh khó tiếp nhận một tác phẩm thơ Đường .
Khó khăn thứ nhất mà các em gặp phải đó là hệ thống ngôn ngữ. Đây là
bức rào cản đầu tiên khi giáo viên hướng dẫn cho học sinh tiếp cận văn bản .
Thứ hai về bản dịch : Một nguyên tác nhưng nhiều bản dịch khác nhau mà
bản dịch văn bản nước ngoài đặc biệt dịch thơ Đường thì thêm chữ và bớt nghĩa
là tất yếu, ta chưa thể nói sự bất cập về ngôn ngữ, thanh điệu, tiết tấu, ngắt nhịp ,
thể loại thơ được dịch khác với nguyên tác. Nên giữa bản dịch và nguyên tác có
3


độ “vênh” nhất định dẫn đến giá trị đích thực của tác phẩm sẽ bị hiểu chưa đúng
thậm chí là hiểu sai.
Khó khăn thứ ba về đặc trưng thơ Đường. Thơ Đường yêu cầu rất nghiêm
ngặt về niêm, luật, đối, bố cục... chính vì thế đòi hỏi học sinh phải nắm chắc
những yêu cầu đó một cách tương đối thuần thục thì mới có thể hiểu hết được
nội dung, ý nghĩa của bài thơ mà tác giả muốn gửi gắm vào đó.
Khó khăn thứ tư về khoảng cách thời gian vì những sáng tác tác giả Trung
Quốc cách xa chúng ta hàng mười mấy thế kỷ. Vì thế học sinh rất khó hình dung
được bối cảnh xã hội.
Nhưng bên cạnh khó khăn thì việc giảng dạy thơ Đường cũng có điểm
thuận lợi : Trong kho từ vựng Tiếng Việt chúng ta có nhiều từ vay mượn mà vốn
từ vay mượn nhiều nhất là từ Hán Việt nên phần nào chúng ta cũng hiểu và dịch
được nghĩa một số từ trong nguyên tác.
Tôi đã tiến hành khảo sát kết quả ở học sinh lớp 7C trường THCS Quảng
Chính, kết quả khảo sát thu được như sau:
Lớp



số

7C

32

Số HS say mê hứng thú
SL
%
9

28.1

Số HS chưa say mê hứng thú
SL
%
23

71.8

Qua thực tế cùng với kết quả khảo sát tôi nhận thấy rằng:
- Số học sinh say mê hứng thú học chiếm tỉ lệ ít, học sinh chưa hứng thú
với giờ học còn chiếm tỉ lệ cao.
- Hiệu quả tiếp nhận tác phẩm văn học nhất là thơ Đường của học sinh
còn nhiều hạn chế.
2.3. Những giải pháp
2.3.1. Để giảng dạy tốt tác phẩm thơ Đường giáo viên có thể cho học sinh tìm
hiểu đặc trưng của thơ Đường trước hết là đề tài của tác phẩm. Ngoài ra phải
chú ý những yếu tố như : thể thơ ,bố cục ,kết cấu, tứ thơ, biện pháp nghệ thuật,

ngôn ngữ thơ Đường.
2.3.2.Thể thơ (chỉ mang tính chất tham khảo thêm vì cụm bài thơ Đường không
yêu cầu các em hiểu thêm về thể thơ Đường mà vận dụng kiến thức đã được
cung cấp về các thể thơ ở phần những bài thơ trung đại Việt Nam trước đó) .
Thơ Đường thường được viết theo ba thể cơ bản là nhạc phủ ,cổ thể (cổ phong),
Đường luật .Trong những bài thơ giới thiệu chương trình Ngữ Văn 7-Tập 1 về
sáng tác các nhà thơ đời nhà Đường có bốn bài được viết theo Đường luật (cụ
thể là tứ tuyệt), riêng bài của Đỗ Phủ làm theo cổ thể.
+ Thơ luật Đường: làm thơ lúc đầu không theo luật lệ nào cả đến cuối đời
sơ Đường quy định thành luật thơ rõ ràng và gọi là thơ luật Đường

4


Nếu tính theo số chữ trong dòng, thơ luật Đường có thể ngũ ngôn (mỗi
dòng năm chữ ), thất ngôn (mỗi dòng bảy chữ ). Nếu tính theo dòng có thể thơ
tứ tuyệt (ngũ ngôn tứ tuyệt,thất ngôn tứ tuyệt hoặc bát cú…)
Trong đó thể tứ tuyệt (toàn bài bốn dòng): là thể thơ có nhiều thành tựu
trong thơ Đường .Đặc điểm nổi bật của nó là hình thức nhỏ bé nhưng lại có khả
năng thể hiện những vấn đề hết sức lớn lao một cách sinh động ,độc đáo .Cô
đọng, hàm súc là tính chất nổi bật của tứ tuyệt .
+ Nhạc phủ : Có người quan niệm nhạc phủ là một dạng của cổ phong
,dạng có màu sắc dân gian của cổ phong . Thơ cổ phong không bị hạn chế về số
câu ,số chữ không bị gò bó về niêm, luật , cách gieo vần do đó có khả năng biểu
hiện nhiều sắc thái tình cảm phong phú cũng như phản ánh được những vấn đề
xã hội rộng lớn. Hầu hết những bài thơ tự sự nổi tiếng ở nhà Đường của các tác
giả như Bạch Cư Dị, Đỗ Phủ đều viết theo thể cổ phong .
2.3.3. Bố cục : Nếu là bài thơ tứ tuyệt có thể chia theo nhiều cách : 1/1/1/1
(khai/khởi - thừa - chuyển - hợp), 2/1/1,1/3,3/1. Trong đó câu thứ ba và câu
kết bao giờ có ý nghĩa quan trọng. Dương Tải đời Nguyên cho rằng : “Câu hết

mà ý chưa hết ,phần lớn là do biết lấy câu thứ ba làm chủ còn câu kết chỉ là phát
triển tiếp …Uyển chuyển ,biến hoá ,công phu là ở câu thứ ba ,nếu ở đây chuyển
được tốt thì câu thứ tư cứ như thuyền thuận trôi theo dòng vậy ”.
Nếu là bài thơ bát cú có thể chia làm 4 phần: Đề, thực, luận, kết
Cần lưu ý : Nếu nói bố cục thơ Đường chặt chẽ nhưng không có nghĩa bất cứ
bài bát cú nào cũng chia làm bốn phần (Đề, thực, luận, kết hoặc khai, thừa
,chuyển ,hợp ). Ở đời Đường chưa hề có quan niệm chia bài bát cú ra làm bốn
phần như thế mà sự phân chia như vậy của các đời sau cho nên phải căn cứ vào
từng trường hợp cụ thể để chọn phương án thích hợp .
2.3.4.. Tứ thơ : Tứ thơ Đường rất phong phú , có thể kể như đăng cao ức hữu
(lên cao nhớ bạn ), vọng nguyệt hoài hương (nhìn trăng nhớ quê)..
2.3.5. Mạch thơ, sự vận động tứ thơ trong thơ Đường là ở các mối quan hệ như
còn - mất, quá khứ - hiện tại …nhưng tiêu biểu nhất là mối quan hệ tình - ý cảnh .Bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” được viết nên từ mối quan hệ
này .
2.3.6. Ngôn ngữ thơ Đường : nhìn chung đó là thứ ngôn ngữ trong sáng, tinh
luyện, hàm súc. Các tác giả thơ Đường thường ít khi nói hết, nói trực tiếp ý của
mình mà chỉ dựng lên hàng loạt mối quan hệ để cho độc giả tự luận ra dụng ý
của tác giả từ những mối quan hệ đó. Cái gọi là “vẽ mây nẩy trăng ”, ý ở ngoài
lời, ý đến mà bút không đến, lời hết mà ý không hết ….trong thơ Đường chủ yếu
là xuất phát từ đó.
Vì tính hàm súc của thơ Đường cho nên khi tìm hiểu tác phẩm chúng ta
phải coi trọng việc khai thác từng tiếng, từng từ (nhãn tự bài thơ). Nhãn tự của
các bài thơ Đường thường là các động từ. Bởi vậy khi tìm hiểu phải bám vào hệ
thống từ và hình ảnh mà khai thác thì mới thấy hết vẻ đẹp của thi phẩm. Qua
từng từ, từng câu tác giả ký thác tâm sự sâu kín của mình. Vì vậy giáo viên và
học sinh phải làm sao phát hiện cho được những điều tác giả gửi gắm trong đó.
5


Ngoài ra một yếu tố nữa trong ngôn ngữ được những nhà thơ xưa coi

trọng, đó là yếu tố hoạ, nhạc "Thi trung hữu hoạ" hoặc "Thi trung hữu nhạc".Để
làm nổi bật được"bức tranh" trong bài thơ người ta sử dụng lối văn hình ảnh,
dùng từ ngữ gợi tả màu sắc, đường nét cho nổi hình trước mắt người xem. Bài
thơ"Xa ngắm thác núi lư ” (Vọng Lư Sơn bộc bố) là một minh chứng sống động.
Chính vì vậy trước khi tìm hiểu một bài thơ Đường tôi thường yêu cầu học
sinh tự tra những chú thích từ ở nhà, để khi đến lớp các em dễ dàng tiếp nhận tác
phẩm hơn cũng như vận dụng tìm hiểu chi tiết văn bản .
2.3.7. Các biện pháp nghệ thuật : trong số các biện pháp nghệ thuật nổi bật
trong thơ Đường phải kể đến nghệ thuật đối và tỉnh lược.
+ Nghệ thuật đối: Trong thơ Đường có rất nhiều loại đối nhưng chúng ta cần
chú ý đến tiểu đối nghĩa là cả hai vế đối cùng nằm trong một dòng thơ.
Chẳng hạn như trong bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê: “Thiếu
tiểu li gia /lão đại hồi –Hương âm vô cải /mấn mao tồi –Nhi đồng tương kiến
/bất tương thức ”. Khi tìm hiểu chú ý phép đối trong thơ sẽ chỉ ra được các mối
quan hệ cũng như cái hay của bài thơ
Ví dụ khi phân tích câu thứ hai của bài thơ : Hương âm vô cải mấn mao tồi
HS chỉ ra được phép đối trong đó và tác dụng ?
Nghệ thuật : tiểu đối
Hương âm vô cải > → tuổi tác thay đổi theo thời gian nhưng tình quê không thay đổi. Nổi bật
tình cảm gắn bó quê hương.
+ Tỉnh lược: là một biện pháp thường gặp trong thơ Đường, đặc biệt tỉnh
lược thành phần chủ ngữ .Hai câu “Cử đầu vọng minh nguyệt / Đê đầu tư cố
huơng ” hay “ Thiếu tiểu li gia lão đại hồi / Hương âm vô cải mấn mao tồi ” đều
không có chủ ngữ, hay chủ ngữ ẩn .Với hiện tượng tỉnh lược chủ ngữ tạo nên sự
đồng cảm mặt cảm súc rất sâu rộng cho thơ ca.
2.3.8. Để cảm thụ được cái hay, cái đẹp của bài thơ thì cách đọc đúng ,diễn
cảm cũng là vấn đề rất quan trọng. Đặc biệt trong các bài thơ Đường có tính
nhạc nên việc đọc thơ ,ngâm thơ Đường đã trở nên một yêu cầu nghiêm ngặt. Vì
vậy giảng dạy thơ Đường là phải biết coi trọng đúng mức khâu đọc. Đọc diễn

cảm, đọc âm vang bài thơ, lên bổng, xuống trầm phải được chú ý ngay từ đầu
giờ, trong khi tìm hiểu tác phẩm và cả khi kết thúc. Giọng đọc của giáo viên, của
học sinh phải để lại ấn tượng khó phai mờ trong lòng người học.
2.3.9. Cũng giống như các tác phẩm trung đại Việt Nam khi tiến hành đọc hiểu các bài thơ cũng cần sử dụng có hiệu quả phần dịch nghĩa ,dịch thơ .Trên
cơ sở phần dịch nghĩa từng chữ ,dịch nghĩa cả câu, chúng ta có thể tiến hành đối
chiếu bản dịch thơ với nguyên bản. Mỗi bản dịch thơ đều thể hiện cách hiểu về
bài thơ của người dịch. Với trình độ HS lớp 7, các em chưa thể dịch một bài thơ
Đường nhưng việc so sánh, đối chiếu bản dịch thơ và phiên âm sẽ giúp các em
hiểu rõ hơn, hiểu sâu hơn những ý nghĩa sâu sắc của bài thơ .
Chẳng hạn khi tìm hiểu bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”, ở
câu thứ ba cần chú ý đến hai chữ “kiến ” và “thức ”. Có bản dịch là “Gặp nhau
mà chẳng biết nhau ”. Sự tinh tế trong câu này chỉ có thể làm sáng tỏ khi hiểu
6


nghĩa của hai chữ “kiến ” và “ thức ” . Kiến chỉ đơn thuần là trông thấy còn
thức là “nhận biết ”. Những đứa trẻ gặp ông mà không biết ông là ai .Ở đây có
thể hiểu là những đứa trẻ sinh ra khi nhà thơ dời quê, nên chúng không biết ông
khi ông trở về là một điều dễ hiểu .Nhưng có thể một nghĩa sâu xa hơn ,những
đứa trẻ chỉ kiến - trông thấy cái thay đổi, cái dễ nhận thấy nhất - đó là râu
bạc,tóc bạc mà không thức - nhận biết được cái không thay đổi, cái khó nhận
thấy nhưng hết sức quan trọng, là cái phần quê hương sâu nặng nhất của mỗi
con người - đó là giọng quê , là tiếng nói quê hương, điều mà nhà thơ đã có ý
thức giữ gìn. Điều đó mới là thể hiện tình yêu quê hương sâu nặng của nhà thơ .
Nhưng tiếc thay, ông đã trở nên xa lạ ngay trên chính quê hương mình bởi
những thay đổi của chính mình và của con người trên quê hương mình. Bi kịch
nảy sinh từ đó . Cái hay của thơ Đường là ở những chữ có thể rất giản dị nhưng
lại vô cùng hàm súc. Không thể tìm hiểu thơ Đường mà bỏ qua việc tìm hiểu ý
nghĩa của chữ .
Và để có thể giúp HS tìm hiểu đặc trưng thơ Đường mà trong thời lượng tiết

dạy không cho phép, tôi đã tiến hành tổ chức cuộc xê mi na tại lớp về việc học
và tiếp cận thể thơ Đường luật sau khi học các tác phẩm thơ trung đại Việt
Nam . Qua tiết xê mi na đó các em có thể trao đổi với nhau những hiểu biểt về
thể thơ (Về cách ngắt nhịp, luật, cách hiệp vần, bố cục, phép đối …), góp phần
tạo thuận lợi ban đầu để sau này khi các em lên lớp 8 học văn thuyết minh về
một thể loại văn học.
Trên đây là một số kinh nghiệm khi tìm hiểu một bài thơ Đư ờng nhưng để
vận dụng vào từng bài cụ thể còn cần phải có sự sáng tạo của từng giáo viên ở
từng lớp

7


2.4. Giáo án minh họa
Tiết 37

CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH
(Tĩnh dạ tứ )
“Lí Bạch”

A.Mục tiêu cần đạt :

1. Kiến thức
- Các ĐTHS: Những nét sơ giản về tác giả Lí Bạch.
-HS khá: Vẻ đẹp độc đáo, hùng vĩ, tráng lệ của thác núi Lư qua cảm nhận
đầy hứng khởi của thiên tài Lí Bạch, qua đó phần nào hiểu được tâm hồn
phóng khoáng, lãng mạn của nhà thơ.
- Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.
- HS khá: Thấy được tác dụng của nghệ thuật đối và vai trò của câu đối trong
một bài thơ tứ tuyệt .

2. Kỹ năng
- Đọc - hiểu văn bản thơ Đường qua bản dịch tiếng Việt.
3. Thái độ
8


- Giáo dục học sinh lòng yêu thiên nhiên.
B. Phương pháp
- Đọc.
- Chia nhóm thảo luận.
- Mảnh ghép, khăn phủ bàn.
C. Thiết bị dạy học:
- Tranh ảnh minh họa.
- Máy chiếu đa năng.
D.Tiến trình tổ chức giờ dạy:
1.Kiểm tra bài cũ :
Câu hỏi: Đọc phần nguyên tác và phần dịch thơ bài thơ “Xa ngắm thác núi
Lư ” của nhà thơ Lí Bạch .Tâm hồn và tính cách của nhà thơ được thể hiện như
thế nào qua bài thơ ?
2. Giới thiệu bài mới :

“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người ”
(Quê hương -Đỗ Trung Quân)
Quê hương : Hai tiếng thân thương ngọt ngào và sâu lắng làm sao ! Mỗi khi
cất lên lòng ta dâng trào một niềm xúc động. Khi đi xa mỗi một người con luôn
đau đáu hướng về và chỉ cần có một duyên cớ thôi đó có thể chỉ là ánh trăng
,khói lam chiều cũng đủ làm cho lòng ta xao xuyến . Với một con người yêu

thiên nhiên tha thiết thì làm sao Lí Bạch không thể không chạnh lòng nhớ đến
quê hương khi nhìn lên bầu trời thấy vầng trăng sáng vào một đêm khuya thanh
9


tĩnh . Và nỗi sầu xa xứ đựơc tác giả thể hiện trong bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm
thanh tĩnh ”.

Hoạt động của GV và HS
GV cho HS đọc chú thích *
Câu 1: Các ĐT HS nhắc lại vài nét
chính về tác giả Lí Bạch (đã giới
thiệu ở bài trước bài Xa ngắm
thác núi Lư ) và chủ đề thường
xuất hiện nhiều trong thơ Lí Bạch .

Câu 1 : Từ các dấu hiệu về số
câu, số chữ, cách hiệp vần và dựa
vào chú thích * cho biết bài này
viết theo thể thơ nào ? Giới thiệu
lại đôi nét về thể thơ đó .
GV bổ sung : Thông thường trong
luật thơ Đường nghiêm ngặt với
các chữ thứ nhất, ba, năm là bằng
hay trắc đều được, nhưng các chữ

Nội dung kiến thức
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả


GV bổ sung: đề tài thường xuất hiện nhiều
trong thơ Lí Bạch là thiên nhiên đặc biệt
tác giả có nhiều bài thơ viết về chủ đề
trăng “Thơ Lí Bạch tràn ngập ánh trăng ”
2.Tác phẩm
a.Thể thơ
- Cổ thể : mỗi câu thường có 5 hoặc 7 chữ
không bị ràng buộc niêm, luật, đối như thơ
Đường luật

10


thứ hai, tư, sáu phải theo đúng luật
bằng trắc.
Nhất tam ngũ bất luận
Nhị tứ lục phân minh.
Trong các câu thơ các chữ thứ
2,4,6 phải đối thanh. Nếu chữ thứ 1
là bằng thì chữ thứ thứ 4 là trắc ->
chữ thứ 6 là bằng. Nếu chữ thứ 1
là trắc -> chữ thứ 4 là bằng - > chữ
thứ 6 là trắc.
Nói cách khác trong mỗi câu
thơ chữ thứ hai và chữ thứ 6 phải
đồng thanh, chữ thứ 4 phải đối
thanh với chữ thứ 1 và chữ thứ 6.
Bài thơ Tĩnh dạ tứ không thế :
Trong câu thứ hai của bài thơ chữ
thứ hai và chữ thứ tư đều là thanh

trắc (thị , thượng ); trong câu thứ ba
,chữ thứ hai và thứ tư đều là bằng
(đầu ,minh); trong câu thứ ba và b. Đọc – chú thích từ khó :
thứ tư cả hai chữ thứ hai đều là HS đọc lại phần nguyên tác dịch nghĩa
bằng (đầu , đầu)
và dịch thơ
Giáo viên đọc mẫu một lần: đọc
diễn cảm để học sinh có ấn tượng
bài thơ.
( Lưu ý : giọng đọc chậm, buồn,
tình cảm , nhịp 2/3)
GV gọi HS đọc phiên âm ,dịch thơ
Câu 3: Đối chiếu thể thơ ở phần
phiên âm và dịch thơ : đều là ngũ
ngôn tứ tuyệt song ở phần dịch thơ
câu đầu không gieo vần .Thể thơ
cũng như cách gieo vần bản dịch
thơ hoàn toàn giống với văn bản
“Phò giá về kinh ”(Tụng giá hoàn
kinh sư )
Câu 4: Giáo viên kiểm tra sự
chuẩn bị bài ở nhà của HS qua hỏi
một số nghĩa từ khó
GV bổ sung : Trong bốn bài thơ
tuyệt cú ở cụm thơ Đường thì đây
là bài đơn giản,dễ hiểu nhất . Cả
11


bài (kể cả đề ) chỉ dùng 23 chữ mà

thực tế chỉ có 19 chữ (vì có 4 chữ
dùng hai lần).Hơn nữa ,cả 19 chữ
đều rất quen thuộc ,khi sang Tiếng
Việt đều trở thành yếu tố Hán Việt
nhưng đơn giản , dễ hiểu không có
nghĩa là thô kệch ,nông cạn . Ngôn
ngữ thơ bao giờ cũng tinh luyện
“Trong loại thơ nhìn trăng mà thổ
lộ tâm tình nhớ quê ,bài có khuôn
khổ nhỏ nhất ,ngôn từ đơn giản
nhất là bài Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch,
song bài có ma lực lớn nhất, được
truyền tụng rộng rãi nhất cũng là
bài Tĩnh dạ tứ ấy” (dẫn Trương
Minh Phi . Phân tích ,thưởng thức
văn thơ cổ ở các trường THCS )
Câu 5: Căn cứ vào nội dung bài
thơ chia bài thơ làm mấy phần ?
Tương ứng các phần
c. Bố cục :
- Hai phần : hai câu đầu
hai câu sau
Yêu cầu HS trung bình đọc hai câu
đầu
II. Đọc- Hiểu văn bản
Câu 6.Các ĐTHS: Theo em hai câu 1. Hai câu đầu
đầu tác giả miêu tả cái gì
+ Miêu tả ánh trăng
Câu 7. Các ĐTHS : Ánh trăng
được tác giả miêu tả như thế nào

- Minh nguyệt quang : ánh trăng sáng Địa thượng sương : sương mặt đất

12


Câu 8. Nếu thay từ “sàng ”
(giường ) bằng một số từ khác như
từ án ,đình và thay từ “nghi” (ngỡ
là) thì ý nghĩa câu thơ có thay đổi
không ? Thay đổi như thế nào

Câu 9. HS khá: Theo em có phải
hai câu đầu chỉ đơn thuần tả cảnh
không
+ HS đọc diễn cảm hai câu sau
Câu 10. Tác giả không chỉ yêu
trăng mà qua đó bộc lộ tâm sự “
Tức cảnh sinh tình ” . Đó là tâm
tình gì .Thể hiện qua từ ngữ nào
Câu 11. HS khá: Theo em lí do gì
khiến Lí Bạch nhớ quê

- Thay đổi vì người đọc có thể nghĩ là tác
giả đang ngồi đọc sách .Chữ “sàng” cho
biết vị trí nhà thơ đang nằm trên giường .
Nằm giường không ngủ thấy ánh trăng
xuyên qua cửa . Vì trăng quá sáng chuyển
thành màu trắng giống như sương là một
điều có thể. Chữ “ nghi”, “sương” xuất
hiện tự nhiên ,hợp lý → thể hiện sự tinh tế

tác giả trong cách dùng từ .
- Hai câu đầu không chỉ đơn thuần là tả
cảnh vì ánh trăng đẹp chỉ là đối tượng
nhận xét, cảm nhận của chủ thể trữ tình
2. Hai câu sau
-Tư cố hương : nhớ quê cũ

Câu 12. Vì sao trăng lại gợi nỗi -Vì trăng sáng
- Thuở nhỏ vào những đêm trăng sáng tác
nhớ quê
giả lên núi Nga Mi ngắm trăng
-> lớn lên xa quê và mãi mãi, cứ nhìn
trăng là ông lại nhớ đến quê.
- Cử ,vọng ,đê
Câu 13. Các ĐTHS: Nỗi nhớ quê
cụ thể :
nhà thơ bộc lộ qua những hành
+ Cử đầu : Ngẩng đầu
động nào của chủ thể trữ tình
+ Vọng minh nguyệt : nhìn trăng sáng
Câu 14. Theo em hành động + Đê đầu : Cúi đầu
“ngẩng đầu ” xuất hiện câu ba như - Vùng sáng trước giường là sương hay
một động tác tất yếu để kiểm trăng
13


nghiệm điều gì đặt ra câu thứ hai
GV bổ sung : Ánh mắt Lí Bạch
chuyển từ trong ra ngoài ,từ mặt đất
lên bầu trời .Từ chỗ chỉ thấy ánh

trăng đầu giường đến chỗ thấy cả
vầng trăng xa .Và khi đã thấy cả
vầng trăng - cũng đơn côi , lạnh lẽo
như mình lập tức nhà thơ lại cúi
đầu không phải để nhìn một lần
nữa “sương trên mặt đất” mà để
nhớ quê, nghĩ về quê xa . “Ngẩng
đầu ”, “cúi đầu ”,chỉ trong khoảnh
khắc đã động đến mối tình quê
.Qua đó ta thấy tình cảm tác giả
dành cho quê hương như thế nào ?
Câu 15.Vầng trăng sáng khơi gợi - Nỗi nhớ quê hương: sâu nặng ,da diết
nỗi nhớ quê của tác giả . Nhưng ,thường trực trong lòng tác giả
vầng trăng sáng còn soi tỏ tấm -Tấm lòng quê mãi mãi như vầng trăng
lòng quê của nhà thơ. Đó là tấm sáng
lòng quê như thế nào ?
GV bổ sung : Lý Bạch mượn vầng
trăng để bày tỏ tấm lòng trong sáng
của mình đối với quê hương

Câu16.Các ĐTHS : Tác giả sử
dụng biện pháp nghệ thuật gì thể
hiện nỗi nhớ quê hai câu cuối .Tác
dụng
GV bổ sung : Sự sáng tạo nhà thơ
đưa vào hai cụm từ đối nhau “cử
đầu ”và “đê đầu ”để hình dung cái
cách “vọng minh nguyệt ” và “tư cố
hương ”ấy.


- Nghệ thuật :tiểu đối
Cử đầu > < đê đầu
Vọng minh nguyệt > < tư cố hương
→ phép đối sử dụng rất chỉnh về số lượng
chữ , cấu trúc ngữ pháp ,từ loại
Tác dụng : Chuyển tải chủ đề quen thuộc
văn học Phương Đông “Vọng nguyệt hoài
hương” cụ thể thành : Vọng minh nguyệt tư cố hương
“Ngẩng đầu ” lần thứ nhất là hướng ra
14


Câu 17.HS khá: Có ý kiến cho rằng
hai câu cuối nghiêng về tả tình . Ý
kiến của em
Câu 18.Các ĐTHS: Đọc bài thơ Lí
Bạch ,em cảm nhận được những
tình cảm sâu sắc nào của con
người được kí thác
Câu 19.Nét đặc sắc về nghệ thuật
? Xác định mạch thơ ,tứ thơ của
bài
Câu 20.HS khá: Em hãy chỉ ra sự
thống nhất cảm xúc và suy tư của
nhà thơ qua các động từ được sử
dụng trong bài này (nhãn tự bài
thơ) .
? Tìm chủ ngữ của năm động từ
trên . Nhận xét
GV : Lược bỏ chủ ngữ không phải

là hiện tượng đặc biệt chỉ có riêng
bài thơ này mà phổ biến trong thơ
cổ phương Đông và một số thể loại
văn học dân gian nhất là tục ngữ
.Việc lược bỏ chủ ngữ - đặc biệt đại
từ xưng hô ngôi thứ nhất –làm cho
ta có thể hiểu đó không chỉ là tâm
trạng của Lí Bạch mà cũng là tâm
trạng của nhiều người ở cùng thời,
thậm chí ở nhiều thời đại khác nhau
cũng vẫn tìm thấy sự cộng hưởng,
đồng cảm với nhà thơ. Đó cũng
chính là tính điển hình của cảm xúc
trong thơ trữ tình

ngoại cảnh,để nhìn trăng
“Cúi đầu” lần thứ hai là hướng vào
lòng mình, trĩu nặng suy tư
- Đúng vì cho dù hai câu cuối chỉ có ba
chữ tả tình “tư cố hương” nhưng tâm trạng
tư cố hương được thể hiện qua tư thế ,cử
chỉ và đặc biệt xúc cảm nhà thơ được dồn
nén ,thể hiện rõ nhất ở câu thứ tư - câu thơ
cuối cùng .
III. Tổng kết:
1. Nội dung :
- Tình yêu quê hương da diết ,sâu nặng
trong tâm hồn ,tình cảm người xa quê.
2. Nghệ thuật :
Sử dụng biện pháp đối ,hình ảnh thơ gần

gũi ,ngôn ngữ thơ tự nhiên ,bình dị
- Sự thống nhất liền mạch có thể được sơ
đồ hoá như sau:
Nghi (thị sương) → Cử (đầu ) → Vọng
(Minh nguyệt) → Đê (đầu) → Tư (cố
hương)
Chủ ngữ bị lược bỏ nhưng vẫn có thể
khẳng định rằng chỉ có một chủ ngữ duy
nhất đó là chủ thể trữ tình

IV.Luyện tập.
V. Hướng dẫn tự học ở nhà
15


- Các ĐTHS:Học thuộc lòng phần nguyên tác ,phần dịch thơ
- Nắm nội dung ,nghệ thuật bài thơ
HS khá :
Qua hai văn bản đã học là Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và Xa ngắm
thác núi Lư ,em hiểu gì về tâm hồn và tài năng nhà thơ Lí Bạch.
2.5. Hiệu quả
Từ một số kinh nghiệm trên và áp dụng trong tiết dạy cụ thể cho đối tượng học
sinh lớp 7C ở Trường THCS Quảng Chính. Trong giờ học các em đều hứng thú
chăm chú theo dõi và tích cực tham gia xây dựng bài học, giờ học diễn ra sôi
nổi, với cách hướng dẫn như vậy đa số các em chủ động lĩnh hội kiến thức , còn
ít hiện tượng chưa say mê hứng thú với những bài thơ Đường.
- Sau đây là kết quả cụ thể khi áp dụng trong năm học 2015-2016

Lớp
7C


số
32

Số HS say mê hứng thú
SL
%
24

72.4

Số HS chưa say mê hứng thú
SL
%
8

27.6

Bên cạnh đó góp phần bổ sung thêm kiến thức các phân môn:
Tiếng Việt: Các em mở rộng thêm vốn từ Hán Việt .
Tập làm văn: Từ cảm thụ tốt tác phẩm thơ đường giúp các em dễ dàng hơn
khi tiến hành làm bài văn phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm thơ Đường.
Văn bản: Các em yêu quý hơn về các tác phẩm thơ Đường.

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
16


1. Kết luận :
Dạy và học về văn chương thơ Đường luật, theo tôi, dẫu là một tiết học

còn nhiều khó khăn nhất định khi thực hiện ở lớp 7, nhưng nếu GV có sự chuẩn
bị chu đáo, nắm bắt được đặc trưng thể loại thơ Đường luật, đồng thời biết vận
dụng, kết hợp các phương pháp và khéo léo dẫn dắt HS phân tích và cảm nhận
cái hay cái đẹp của thơ Đường luật thì hiệu quả của việc dạy và học sẽ cao hơn.
Chúng ta đang tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học nên từ nội dung chương
trình sách giáo khoa đến phương pháp dạy học mới cũng còn nhiều vấn đề phải
bàn để hoàn thiện dần dần . Vì thế theo tôi những đề xuất, những đóng góp của
giáo viên nhằm cải tiến chất lượng học tập bộ môn không phải là một sớm một
chiều có thể thành công ngay được . Mà nó là sự tích luỹ, đúc rút kinh nghiệm từ
nhiều năm học .
Với những đề xuất đã nêu trong sáng kiến chỉ là những kinh nghiệm, đóng
góp của cá nhân tôi đã vận dụng ở tại trường THCS Quảng Chính và bước đầu
đạt hiệu quả cụ thể ở mức độ học sinh đã nắm được nội dung và nghệ thuật cơ
bản cũng như dấu hiệu nhận diện đặc điểm của thể thơ Đường luật, điều này có
tác dụng hỗ trợ tốt cho các em học sinh khi lên lớp 8 làm văn thuyết minh về
một thể loại văn học ( thơ thất ngôn bát cú ) các em không còn cảm thấy bỡ ngỡ.
Tuy nhiên một vài cách giải quyết vấn đề mà tôi trình bày ở trên chắc chắn
sẽ mang tính chất chủ quan cá nhân . Song theo tôi điều quan trọng nhất là bản
thân mỗi người dạy phải tự nghiên cứu, tự tìm tòi cho mình một hướng đi, một
phương pháp dạy để đạt được hiệu quả giờ dạy cao nhất . Còn vận dụng như thế
nào để đạt được điều đó còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của từng giáo
viên, tuỳ điều kiện của từng trường. Đây là vấn đề hết sức cần thiết để giúp học
sinh cảm thụ bằng tri giác những tình cảm đẹp, nhãn quan thẩm mỹ của các thi
nhân thời xưa một cách tường tận, âu cũng là cách học phù hợp với xu hướng
hiện đại mang tính chất “ôn cổ tri tân”.
Trên đây chỉ là những suy nghĩ bước đầu mà bản thân tôi đã đúc kết thể
nghiệm qua quá trình giảng dạy thơ Đường luật trong chương trình Ngữ văn lớp
7 tập 1 với mục đích cuối cùng là để học sinh hiểu và cảm nhận được cái hay,
cái đẹp của thơ Đường luật.
2. Kiến nghị, đề xuất :

Qua kinh nghiệm trên tôi thấy giảng dạy thơ Đường dễ mà khó, quen mà lạ
. Với khó khăn hiện nay như về vốn ngôn ngữ vì trình độ ngoại ngữ đặc biệt
Trung Văn của giáo viên gặp nhiều hạn chế nên không có khả năng tự dịch từ
nguyên tác để dạy, về sự hiểu biết văn hoá Trung Quốc còn chưa cao, về bản
dịch … tôi xin mạnh dạn đưa ra một vài kiến nghị sau :
- Cần có sự trao đổi nhiều hơn nữa, cần tạo ra những cuộc “xê mi na” về thơ
Đường ở các cấp cụm , huyện như cử đại diện trường dạy tác phẩm thơ Đường
sau đó giáo viên các cụm hoặc các chuyên viên phòng nhận xét, rút ra một cách
tiếp cận chung khi giảng dạy tác phẩm thơ Đường

17


.
- Tạo những phương tiện vật chất phục vụ giảng dạy thơ Đường như tranh ảnh
, đầu tư thêm tài liệu nghiên cứu …..
- Tổ chức cho giáo viên đi thực tế am hiểu hơn “chất liệu” tạo nên tác phẩm ,
hiểu biết văn hoá Trung Quốc giúp bài giảng được sâu sắc hơn .
- Đối với giáo viên không ngừng tự trau dồi vốn kiến thức về thơ Đường,
không ngừng học hỏi đồng nghiệp để bổ sung thêm kho tri thức của mình.
Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân khi giảng dạy một
tác phẩm thơ Đường ở tại trường của mình tôi xin trình bày để đồng nghiệp
cùng tham khảo và cho tôi ý kiến góp ý, bổ sung để sáng kiến của tôi được hoàn
thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn .
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, Ngày 25 /3 /2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung

của người khác.
Người thực hiện

Lê Văn Tài

18


Tài liệu tham khảo
1. SGK,SGV,Sách thiết kế bài giảng Ngữ Văn 7 ,tập 1
2. Nguyễn Khắc Phi ,Trương Chính Văn học Trung Quốc,tập 1,xuất bản 1987
3. Bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ Văn THCS ,Quyển 3 (dùng cho HS lớp 7).NXB
GD ,xuất bản 2009.
4. Lí luận văn học .NXB GD,xuất bản 1997

19



×