Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

hoàn thiện cơ chế hoạt động, cơ cấu tổ chức và nâng cao năng lực quản lý các dự án bảo trì đường bộ tại hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 99 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam có những bước tiến
vượt bậc, đặc biệt là phát triển kinh tế, xã hội đẩy mạnh thực hiện công
nghiệp hóa và hiện đại hóa. Do vậy, lượng hàng hóa gia tăng đột biến, nhu
cầu đi lại của nhân dân ngày càng tăng.
Để đảm bảo an toàn giao thông và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ, công tác kiểm soát tải trọng phương tiện được thực hiện nghiêm
túc, triệt để nên số lượng xe ngày một gia tăng để đáp ứng nhu cầu vận tải
hàng hóa. Tuy nhiên, hệ thống giao thông đường bộ hiện có chưa được đầu tư
xây dựng tương ứng do nguồn vốn còn hạn hẹp. Hiện tại, mật độ, tải trọng
phương tiện giao thông lớn nên kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ngày
càng xuống cấp, làm tăng thời gian vận chuyển hàng hóa, gây mất an toàn
giao thông trên tuyến. Do vậy, công tác bảo trì đường bộ đóng vai trò hết sức
quan trọng trong việc đi lại của nhân dân cũng như đảm bảo vận chuyển hàng
hóa nhanh chóng, an toàn, hiệu quả.
Công tác bảo trì đường bộ đang được các công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên nhà nước (TNHH MTV) quản lý, tổ chức tự thực hiện. Tuy
nhiên, bước sang năm 2016 các công ty TNHH MTV đã chuyển sang công ty
cổ phần. Như vậy, các công ty này không được giao nhiệm vụ quản lý và tự
thực hiện công tác bảo trì đường bộ mà phải chuyển sang cơ chế đấu thầu các
dự án. Công tác bảo trì đường bộ do Sở Giao thông vận tải (Sở GTVT) các
tỉnh, thành phố trực tiếp quản lý, tổ chức thực hiện.
Xuất phát từ yêu cầu nâng cao hiệu quả, chất lượng của công tác bảo trì
đường bộ để phục vụ tốt cho giao thông vận tải trên đường bộ, góp phần phát
triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh và nâng cao tuổi thọ, chất
lượng kết cấu hạ tầng (KCHT) giao thông đường bộ (GTĐB) phải có đơn vị
chuyên trách quản lý, tổ chức thực hiện các dự án bảo trì đường bộ thống nhất
áp dụng trên phạm vi toàn quốc.
Trong điều kiện biên chế hành chính của Sở GTVT Hải Phòng còn hạn
chế, nếu chỉ sử dụng công chức hành chính của Sở GTVT sẽ không đủ điều



1


kiện để quản lý, bảo trì tốt các tuyến đường được giao. Do đó, cần thiết phải
hoàn thiện cơ chế hoạt động, cơ cấu tổ chức và nâng cao năng lực quản lý
các dự án bảo trì đường bộ tại Hải Phòng.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu và phát triển lý luận chung về quản lý dự án xây
dựng, sẽ áp dụng vào phân tích tình hình công tác quản lý bảo trì đường bộ tại
Hải Phòng để làm rõ một số tồn tại và có một số kiến nghị, biện pháp góp
phần hoàn thiện lý luận và nâng cao năng lực, chất lượng quản lý các dự án
bảo trì đường bộ.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan
đến quản lý dự án đầu tư xây dựng, quản lý dự án bảo trì đường bộ và các
biện pháp nâng cao năng lực công tác bảo trì đường bộ.
Phạm vi nghiên cứu: Công tác quản lý dự án bảo trì đường bộ tại
thành phố Hải Phòng.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp phân tích lý thuyết, các Luật,
Nghị định, Thông tư liên quan đến quản lý về cơ cấu tổ chức, nhân sự, quản
lý đầu tư xây dựng, kết hợp với thực tiễn để đề xuất các biện pháp nhằm hoàn
thiện cơ chế hoạt động, cơ cấu tổ chức và nâng cao năng lực quản lý các dự
án bảo trì đường bộ tại Hải Phòng.
5. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Nghiên cứu tiếp cận được xu hướng phát triển của khoa học và các vấn
đề thực tiễn đang quan tâm trong lĩnh vực bảo trì đường bộ tại Hải Phòng.
Đặc biệt, kết quả nghiên cứu đánh giá giúp cho các nhà quản lý áp dụng cơ
chế hoạt động, cơ cấu tổ chức và đánh giá được hiệu quả đầu tư cho dự án bảo

trì đường bộ tại Hải Phòng, có những giải pháp điều chỉnh kịp thời và phù
hợp trong quá trình vận hành quản lý dự án bảo trì đường bộ hoặc rút ra được
các bài học kinh nghiệm phù hợp cho các dự án tiếp theo. Ngoài ra, có thể áp
dụng vào trong đầu tư dự án thuộc các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng và
kinh tế - xã hội khác.
2


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN BẢO TRÌ ĐƯỜNG
BỘ HIỆN NAY TẠI HẢI PHÒNG
1.1. Tổng quan về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng
Theo Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 [1]: “Dự án đầu tư là tập hợp
đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư
kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định”.
Theo Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 [3]: “ Dự án đầu tư xây dựng là
tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động
xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát
triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong
thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự
án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng,
Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật
đầu tư xây dựng ”.
Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực
và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn
thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu
cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ, bằng những phương
pháp và điều kiện tốt nhất cho phép.
Quản lý nói chung là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý vào các
đối tượng quản lý để điều khiển đối tượng nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.

Quản lý đầu tư chính là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định
hướng quá trình đầu tư (bao gồm công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư
và vận hành kết quả đầu tư cho đến khi thanh lý tài sản do đầu tư tạo ra)
bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp nhằm đạt được hiệu quả kinh tế xã
hội cao trong những điều kiện cụ thể xác định và trên cơ sở vận dụng sáng
tạo những quy luật kinh tế khách quan nói chung và quy luật vận động đặc
thù của đầu tư nói riêng.
Quản lý dự án là việc áp dụng những hiểu biết, kỹ năng, công cụ, kỹ
thuật vào hoạt động dự án nhằm đạt được những yêu cầu và mong muốn từ dự
3


án. Quản lý dự án còn là quá trình lập kế hoạch tổng thể, điều phối thời gian,
nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án từ khi bắt đầu đến khi kết
thúc nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân
sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng
sản phẩm dịch vụ, bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép.
Tại Việt Nam ngành xây dựng phát triển rất mạnh mẽ. Phát triển đáng
nói nhất là sự tăng lên nhanh chóng về quy mô của rất nhiều công trình cũng
như các Công ty xây dựng, những đòi hỏi khắt khe về công nghệ thi công của
các dự án, mối quan hệ tương tác phức tạp và những thay đổi liên tục giữa các
chủ thể liên quan tới công trình xây dựng và các yêu cầu cao hơn của các cơ
quan chính quyền. Ở mức độ dự án xây dựng thì công việc quản lý dự án nói
chung mới chỉ bắt đầu kết hợp giữa thiết kế, đấu thầu và thi công thành một
quá trình chung.
Việt Nam đang có một sự thiếu hụt lớn về nguồn nhân lực am hiểu
trong lĩnh vực quản lý dự án. Chính vì vậy môn học quản lý dự án đã được
đưa vào giảng dạy trong trường đại học Giao thông vận tải và một số trung
tâm đào tạo bồi dưỡng cho các cán bộ viên chức. Nhưng kết quả đạt được vẫn
còn nhiều hạn chế. Trong tương lai công việc quản lý xây dựng luôn phải sẵn

sàng đối mặt và xử lý các vấn đề phát sinh khó khăn không lường trước được,
như lạm phát, thiếu hụt năng lượng, các thay đổi công nghệ mới … và vận
dụng hiệu quả công nghệ quản lý dự án mới càng trở nên quan trọng. Giảng
dạy quản lý dự án đòi hỏi một trình độ cao hơn về cả phương pháp và những
mục tiêu mới.
Quản lý dự án bao gồm 3 giai đoạn chủ yếu:
- Lập kế hoạch: Đây là giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác định những
công việc cần hoàn thành, nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và là quá
trình phát triển một kế hoạch hành động theo trình tự lôgic mà có thể biểu
diễn dưới dạng sơ đồ hệ thống.
- Điều phối thực hiện dự án: Đây là quá trình phân phối nguồn lực bao
gồm tiền vốn, lao động, thiết bị và đặc biêt quan trọng là điều phối và quản lý
tiến độ thời gian.

4


- Giám sát: Là quá trình theo dõi kiểm tra tiến trình dự án, phân tích
tình hình hoàn thành giải quyết những vấn đề liên quan và thực hiện báo cáo
hiện trạng. Cùng với hoạt động giám sát, công tác đánh giá dự án giữa kỳ và
cuối kỳ cũng được thực hiện nhằm tổng kết rút kinh nghiệm, kiến nghị các
giai đoạn của dự án.
Các giai đoạn của quá trình quản lý dự án hình thành một chu trình
năng động tức là việc lập kế hoạch đến điều phối thực hiện và giám sát, sau
đó phản hồi cho việc tái lập kế hoạch dự án.

Lập kế hoạch
 Thiết lập mục tiêu
 Dự tính nguồn lực
 Xây dựng kế hoạch







Giám sát
Đo lường kết quả
So sánh với mục tiêu
Báo cáo
Giải quyết các vấn đề






Điều phối thực hiện
Bố trí tiến độ thời gian
Phân phối nguồn lực
Phối hợp các hoạt động
Khuyến khích động viên

Hình 1.1: Chu trình quản lý dự án
1.2. Công tác quản lý dự án bảo trì đƣờng bộ
1.2.1. Khái niệm quản lý dự án bảo trì đường bộ
Theo Thông tư số 17/2013/TT-BGTVT [12]:
“ Công trình đường bộ gồm:
1) Đường bộ
a) Đường (nền đường, mặt đường, lề đường, hè phố);

b) Cầu đường bộ (cầu vượt sông, cầu vượt khe núi, cầu vượt trong đô
thị, cầu vượt đường bộ, cầu vượt đường sắt, cầu vượt biển), kể cả cầu dành
cho người đi bộ;

5


c) Hầm đường bộ (hầm qua núi, hầm ngầm qua sông, hàm chui qua
đường bộ, hầm chui qua đường sắt, hầm chui qua đô thị), kể cả hầm dành cho
người đi bộ;
d) Bến phà, cầu phao đường bộ, đường ngầm, đường tràn.
2) Điểm dừng, đỗ xe trên đường bộ, trạm điều khiển giao thông, trạm
kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí cầu, đường.
3) Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm: đèn tín hiệu; biển báo hiệu; giá
treo biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu; khung, giá hạn chế tĩnh
không; cọc tiêu, cột cây số, vạch kẻ đường và các thiết bị khác.
4) Đảo giao thông, dải phân cách, rào chắn, tường hộ lan.
5) Các mốc đo đạc, mốc lộ giới, cột mốc giải phóng mặt bằng xây dựng
công trình đường bộ.
6) Hệ thống chiếu sáng đường bộ.
7) Hệ thống thoát nước, hầm kỹ thuật, kè đường bộ.
8) Công trình chống va trôi, chỉnh trị dòng nước, chống sạt lở đường bộ.
9) Đường cứu nạn, nơi cất giữ phương tiện vượt sông, nhà hạt, nơi cất
giữ vật tư, thiết bị dự phòng bảo đảm giao thông.
10) Các công trình phụ trợ bảo đảm môi trường, bảo đảm an toàn
giao thông.”
Theo Nghị định số 46/2015/NĐ-CP [6]: “Bảo trì công trình xây dựng
là tập hợp các công việc nhằm đảm bảo và duy trì sự làm việc bình thường,
an toàn của công trình theo quy định của thiết kế trong quá trình khai thác sử
dụng. Nội dung bảo trì công trình xây dựng có thể bao gồm một, một số hoặc

toàn bộ các công việc sau: Kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo
dưỡng và sửa chữa công trình nhưng không bao gồm các hoạt động làm thay
đổi công năng, quy mô công trình.”
Theo Nghị định số 10/2013/NĐ-CP [8]: “ Bảo trì tài sản hạ tầng
đường bộ là tập hợp các hoạt động bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định
kỳ và sửa chữa đột xuất nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật của tài sản hạ tầng
đường bộ theo quy định của thiết kế để đảm bảo hoạt động bình thường và an
6


toàn khi sử dụng; cụ thể:
a) Bảo dưỡng thường xuyên là hoạt động theo dõi, chăm sóc, sửa chữa
những hư hỏng nhỏ, duy tu thiết bị đã lắp đặt vào công trình được tiến hành
thường xuyên, định kỳ để duy trì tài sản hạ tầng đường bộ ở trạng thái khai
thác, sử dụng bình thường và hạn chế phát sinh hư hỏng;
b) Sửa chữa định kỳ là hoạt động được thực hiện theo kế hoạch nhằm
khôi phục, cải thiện tình trạng kỹ thuật của tài sản hạ tầng đường bộ mà bảo
dưỡng thường xuyên không đáp ứng được.
c) Sửa chữa đột xuất là hoạt động phải thực hiện bất thường khi tài sản
hạ tầng đường bộ bị hư hỏng đột xuất do các tác động của thiên tai, địch họa,
những tác động đột xuất khác hoặc khi có biểu hiện có thể gây hư hỏng đột
biến cần khắc phục kịp thời để bảo đảm duy trì hoạt động bình thường ”.
Quản lý dự án bảo trì đường bộ là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời
gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển, nhằm đảm bảo hoàn thành
đúng thời hạn đối với các hoạt động bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định
kỳ và sửa chữa đột xuất công trình đường bộ.
1.2.2. Mục tiêu của quản lý dự án bảo trì đường bộ
Mục tiêu cơ bản của quản lý dự án nói chung là hoàn thành các công
việc dự án theo đúng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng, trong phạm vi ngân sách
được duyệt và theo tiến độ thời gian cho phép. Về mặt toán học, ba mục tiêu

này liên quan chặt chẽ với nhau và có thể biểu diễn theo công thưc sau:
C = f(P, T, S)
Trong đó:

C: chi phí
P: mức độ hoàn thành công việc (kết quả)
T: yếu tố thời gian
S: phạm vi dự án

Phương trình trên cho thấy, chi phí là một hàm của các yếu tố: mức độ
hoàn thành công việc, thời gian thực hiện và phạm vi dự án. Nói chung, chi
phí của dự án tăng lên khi mức độ hoàn thành công việc tốt hơn, thời gian kéo
dài thêm và phạm vi dự án được mở rộng. Nếu thời gian thực hiện dự án bị
7


kéo dài, gặp trường hợp giá nguyên vật liệu tăng cao sẽ phát sinh tăng chi phí
một số khoản mục nguyên vật liệu. Mặt khác, thời gian kéo dài dẫn đến hiệu
suất lao động giảm do công nhân mệt mỏi, do chờ đợi và thời gian máy chết
tăng theo… làm phát sinh tăng một số khoản mục chi phí. Thời gian thực hiện
dự án kéo dài, chi phí lãi vay ngân hàng, chi phí gián tiếp cho bộ phận (chi
phí hoạt động của văn phòng dự án) tăng theo thời gian và nhiều trường hợp,
phát sinh tăng khoản tiền phạt do không hoàn thành đúng tiến độ ghi trong
hợp đồng.
Kết quả

Kết quả
mong muốn

Mục tiêu


Chi phí
Chi phí cho phép
Thời gian
cho phép
Thời gian
Hình 1.2: Mối quan hệ giữa ba mục tiêu: thời gian, chi phí và kết quả
Ba yếu tố: thời gian, chi phí và mức độ hoàn thiện công việc có quan hệ
chặt chẽ với nhau. Tầm quan trọng của từng mục tiêu có thể khác nhau giữa
các dự án, giữa các thời kỳ đối với cùng một dự án, nhưng nói chung, đạt
được kết quả tốt đối với mục tiêu này thường phải “hy sinh” một hoặc hai
mục tiêu kia. Tuy nhiên, kế hoạch thực thi công việc dự án thường có những
thay đổi do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau nên đánh
đổi là một kỹ năng quan trọng của nhà quản lý dự án. Việc đánh đổi mục tiêu
diễn ra trong suốt quá trình quản lý, từ khi bắt đầu đến khi kết thúc dự án. Ở
mỗi giai đoạn của quá trình quản lý dự án, có thể một mục tiêu nào đó trở
thành yếu tố quan trọng nhất cần phải tuân thủ, trong khi các mục tiêu khác có
8


thể thay đổi, do đó, việc đánh đổi mục tiêu đều có ảnh hưởng đến kết quả thực
hiện các mục tiêu khác.
Mục tiêu của quản lý dự án bảo trì đường bộ là nâng cao hiệu quả, chất
lượng công tác bảo trì đường bộ, đảm bảo giao thông vận tải trên đường bộ
thông suốt góp phần phục vụ phát triển kinh tế- xã hội, kiềm chế và giảm tai
nạn giao thông, kéo dài tuổi thọ hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
và tránh lãng phí đầu tư cải tạo, nâng cấp.
1.2.3. Đặc điểm của quản lý dự án bảo trì đường bộ
Tổ chức quản lý dự án là một tổ chức tạm thời. Tổ chức quản lý dự án
được hình thành để phục vụ dự án trong một thời gian hữu hạn. Trong thời

gian tồn tại dự án, nhà quản lý dự án thường hoạt động độc lập với các phòng
ban chức năng. Sau khi kết thúc dự án, cần phải tiến hành phân công lại lao
động, bố trí lại máy móc thiết bị.
Quan hệ giữa chuyên viên quản lý dự án với phòng chức năng trong tổ
chức: Công việc của dự án đòi hỏi có sự tham gia của nhiều phòng chức năng.
Người đứng đầu dự án và những người tham gia quản lý dự án, là những
người có trách nhiệm phối hợp mọi nguồn lực, mọi người từ các phòng
chuyên môn nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu của dự án. Tuy nhiên, giữa họ
thường nảy sinh mâu thuẫn về vấn đề nhân sự, chi phí, thời gian và mức độ
thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật.
Công tác quản lý dự án bảo trì (bao gồm cả sửa chữa, bảo dưỡng và
một số công việc khác) đường bộ có đặc điểm theo tuyến, kéo dài, hư hỏng
lớn, nhỏ xuất hiện bất thường do quá trình khai thác, do thiên tai và các
nguyên nhân khác đều cần sửa chữa ngay để bảo đảm giao thông an toàn,
thông suốt.
Mặt khác, đường bộ cùng với đê điều là công trình chạy dài theo tuyến
mà được giao các cơ quan Nhà nước trực tiếp quản lý (các công trình theo
tuyến khác như đường dây tải điện, cáp viễn thông do doanh nghiệp quản lý).
Do đó ngoài nhiệm vụ sửa chữa, công tác bảo trì còn gắn với các hoạt động
quản lý, bảo vệ kết cấu công trình đường bộ, bảo vệ, phòng, chống xâm phạm
đất của đường bộ và hành lang an toàn đường bộ, ngăn ngừa đấu nối trái phép
9


vào đường bộ; tham gia giải quyết sự cố tai nạn giao thông, sự cố bất khả
kháng khác.
1.2.4. Nội dung của quản lý dự án bảo trì đường bộ
Theo Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 [3]: “ Nội dung quản lý dự án
đầu tư xây dựng gồm quản lý về phạm vi, kế hoạch công việc; khối lượng
công việc; chất lượng xây dựng; tiến độ thực hiện; chi phí đầu tư xây dựng;

an toàn trong thi công xây dựng; bảo vệ môi trường trong xây dựng; lựa
chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng; quản lý rủi ro; quản lý hệ thống thông
tin công trình và các nội dung cần thiết khác được thực hiện theo quy định
của pháp luật có liên quan”.
1.2.4.1. Nội dung quản lý phạm vi dự án: Đó là việc quản lý nội dung
công việc nhằm thực hiện mục tiêu dự án, nó bao gồm việc phân chia phạm
vi, quy hoạch phạm vi và điều chỉnh phạm vi dự án, gồm các nội dung như
sau:
 Xác định phạm vi dự án
 Lập kế hoạch phạm vi
 Quản lý thay đổi phạm vi

10


Quản lý phạm vi
Khởi đầu

Lập kế hoạch phạm vi

1. Đầu vào
- Mô tả sản phẩm.
- Hoạch định chiến lược.
- Tiêu chuẩn lựa chọn dự án.
- Thị trường của dự án.
2. Công cụ và kỹ thuật
- Phương pháp lựa chọn dự án
- Đánh giá của chuyên gia.
3. Đầu ra
- Quyết định thực hiện dự án

- Quyết định của giám đốc
điều hành dự án.
- Những yếu tố hạn chế.
- Những giả định.

1. Đầu vào
- Mô tả sản phẩm.
- Quyết định thực hiện dự án.
- Những yếu tố hạn chế.
- Những giả định.
2. Công cụ và kỹ thuật
- Phân tích sản phẩm
- Phân tích Chi phí/Lợi ích.
- Lựa chọn các phương án
- Đánh giá của các chuyên gia
3. Đầu ra
- Báo cáo về phạm vi của dự
án.
- Tài liệu hỗ trợ dự án.
- Kế hoạch quản lý phạm vi
dự án

1. Đầu vào
- Báo cáo về phạm vi dự
án
- Những yếu tố hạn chế.
- Những giả định.
- Đầu ra các kế hoạch
khác.
- Các thông tin của dự án

tương tự
2. Công cụ và kỹ thuật
- Cấu trúc phân chia dự
án tương tự trước đây
- Phương pháp phân chia
dự án.
3. Đầu ra
- Cấu trúc phân chia dự
án

Kiểm tra sự thay đổi phạm vi

Kiểm tra phạm vi
1. Đầu vào
- Kết quả của công việc.
- Hồ sơ sản phẩm
2.Công cụ và kỹ thuật
- Thanh tra
2. Đầu ra
- Chấp nhận chính thức.

Xác định phạm vi

1. Đầu vào
- Câu trúc phân chia dự án.
- Những yêu cầu thay đổi, Báo cáo thực hiện.
- Kế hoạch quản lý phạm vi.
2. Công cụ và kỹ thuật
- Hệ thống quản lý những thay đổi về phạm
vi của dự án

- Đánh giá thực hiện.
- Lập kế hoạch phụ trợ.
3. Đầu ra
- Những thay đổi về phạm vi của dự án.
- Chương trình hoạt động.
- Bài học kinh nghiệm.

Hình 1.3: Nội dung quản lý phạm vi dự án
1.2.4.2. Nội dung quản lý thời gian thực hiện dự án: Là quá trình quản
lý mang tính hệ thống nhằm đảm bảo chắc chắn hoàn thành dự án theo đúng
thời gian đề ra. Nó bao gồm việc xác định công việc cụ thể, sắp xếp trình tự
hoạt động, bố trí thời gian, khống chế thời gian và tiến độ dự án, bao gồm các
nội dung sau:
 Xác định công việc
 Dự định thời gian
 Quản lý tiến độ
11


Quản lý thời gian
Xác định các hoạt động

Sắp xếp các hoạt động

1. Đầu vào
- Cấu trúc phân chia dự án.
- Báo cáo về phạm vi của dự
án.
- Các thông tin của dự án
tương tự

- Những yếu tố rằng buộc
những giả định.
2. Công cụ và kỹ thuật
- Phân chia dự án.
- WBS của một số dự án
tương tự.
3. Đầu ra
- Danh sách hoạt động
- Tính toán chi tiết hỗ trợ.
- Cập nhật cấu trúc phân chia
dự án.

1. Đầu vào
- Danh sách hoạt động.
- Mô tả sản phẩm.
- Trình tự thực hiện công việc
dự án bắt buộc.
- Các nhân tố tác động bên
ngoài.
- Các yếu tố rằng buộc , giả
định
2. Công cụ và kỹ thuật
- Phương pháp sơ đồ mạng nút
(AON).
- Phương pháp sơ đồ mạng
AOA
3. Đầu ra
- Biểu đồ mạng của dự án.
- Cập nhật danh mục hoạt động


Ƣớc tính thời gian thực hiện
hoạt động
1. Đầu vào
- Danh sách hoạt động
- Những giả định. Những yêu
cầu về nguồn lực.
- Khả năng sẵn sang các nguồn
lực.
- Thông tin của dự án trước.
2. Công cụ và kỹ thuật
- Đánh giá của chuyên gia
- Đánh giá tổng thể. Phương
pháp tính toán thời gian thực
hiện.
3. Đầu ra
- Ước tính thời gian thực hiện
hoạt động.
- Cập nhật danh mục hoạt động

Xây dựng lịch làm việc

Kiểm soát lịch trình dự án

1. Đầu vào
- Sơ đồ mạng của dự án.
- Ước tính thời gian thực hiện từng
công việc, lịch chọn.
- Yêu cầu về nguồn. Mô tả nguồn.
- Những yếu tố hạn chế, giả định.
2.Công cụ và kỹ thuật

- Phân tích toán học, giảm thời
gian thực hiện dự án.
- Phần mềm quản lý dự án
3.Đầu ra
- Lịch thực hiện, Kế hoạch quản lý
thời gian. Cập nhật các nguồn lực

1. Đầu vào
- Lịch thực hiện dự án. Các báo cáo tiến độ,
yêu cầu thay đổi kế hoạch quản lý thời gian.
2. Công cụ và kỹ thuật
- Hệ thống kiểm soát những thay đổi lịch thực
hiện công việc.
- Cách tính độ sai lệch thời gian, phần mềm
quản lý dự án.
3. Đầu ra
- Cập nhật lịch thực hiện công việc, điều
chỉnh các hoạt động.
- Các bài học kinh nghiệm

đòi hỏi.

Hình 1.4: Nội dung quản lý thời gian của dự án
1.2.4.3. Nội dung quản lý chi phí dự án: Là quá trình dự toán kinh phí,
giám sát thực hiện chi phí theo tiến độ cho từng công việc và cho toàn bộ dự
án, là việc tổ chức, phân tích số liệu và báo cáo những thông tin về chi phí,
bao gồm các công tác sau:
 Lập kế hoạch nguồn lực
 Tính toán chi phí
 Lập dự toán

 Quản lý chi phí
12


Quản lý chi phí
Lập kế hoạch nhân lực

Ƣớc tính chi phí

1. Đầu vào
- Cấu trúc phân chia dự án.
- Thông tin tương tự dự án
trước.
- Giới hạn phạm vi.
- Mô tả các nguồn lực đòi hỏi.
- Chiến lược tổ chức thực hiện.
2. Công cụ và kỹ thuật
- Đánh giá của chuyên gia.
- Đề xuất nhiều phương án lựa
chọn.
3. Đầu ra
- Các nguồn lực đòi hỏi, số
lượng

1. Đầu vào
- Cấu trúc phân chia công việc.
- Các nguồn đòi hỏi.
- Đơn giá, ước tính thời gian
cho từng công việc.
- Các thông tin từ các dự án

tương tự.
2. Công cụ và kỹ thuật
- Công thức toán học
- Phần mềm Excel.
3. Đầu ra
- Ước tính chi phí.
- Các tính toán chi tiết bổ trợ.
- Kế hoạch quản lý chi phí

Dự thảo ngân sách

Kiểm soát chi phí

1. Đầu vào
- Ước tính chi phí.
- Cấu trúc phân chia công việc.
- Lịch thực hiện dự án
2.
Công cụ và kỹ thuật
- Công cụ và kỹ thuật ước tính
chi phí
3. Đầu ra
- Chi phí cơ sở (chi phí kế hoạch
ban đầu).

1. Đầu vào
- Chi phí kế hoạch. Các báo cáo tài chính.
- Các yêu cầu thay đổi.
- Kế hoạch quản lý chi phí.
2. Công cụ và kỹ thuật

- Hệ thống kiểm tra thay đổi chi phí.
- Phương pháp xác định độ lệch chi phí.
- Các kế hoạch bổ sung, tính toán nền
móng
3. Đầu ra
- Ước tính chi phí điều chỉnh.
- Tính toán lại ngân sách.
- Ước tính tổng chi phí dự án

Hình 1.5: Nội dung quản lý chi phí dự án
1.2.4.4. Nội dung quản lý chất lượng dự án: Là quá trình quản lý có hệ
thống việc thực hiện dự án nhằm đảm bảo đáp ứng yêu cầu về chất lượng mà
khách hàng đặt ra. Nó bao gồm việc quy hoạch chất lượng, khống chế chất
lượng và đảm bảo chất lượng. Công tác quản lý chất lượng được tiến hành từ
giai đoạn khảo sát, giai đoạn thiết kế, giai đoạn thi công, giai đoạn thanh
quyết toán và giai đoạn bảo hành công trình, bao gồm các công tác sau:
 Lập kế hoạch chất lượng
 Đảm bảo chất lượng
 Quản lý chất lượng

13


Quản lý chất lƣợng
Lập kế hoạch chất lƣợng
1. Đầu vào
- Mô tả sản phẩm.
- Các tiêu chuẩn và quy
định.
- Quy trình đầu ra khác.

2. Công cụ và kỹ thuật
- Phân tích chi phí/lợi ích.
- Các tiêu chuẩn.
- Kinh nghiệm.
3. Đầu ra
- Kế hoạch quản lý chất
lượng
- Xác định các chỉ tiêu vận
hành.
- Danh mục nghiệm thu.
- Đầu ra của các quy trình
khác.

Đảm bảo chất lƣợng
1. Đầu vào
- Kết quả của các biện pháp
quản lý chất lượng.
- Các chỉ tiêu vận hành.
2. Công cụ và kỹ thuật
- Công cụ kỹ thuật quản lý
kế hoạch chất lượng.
- Biểu mẫu kiểm tra chất
lượng.
3. Đầu ra
- Cải tiến chất lượng

Xác định phạm vi
1. Đầu vào
- Kế hoạch quản lý chất
lượng.

- Xác định các chỉ tiêu vận
hành.
- Danh mục các tiêu chuẩn
nghiệm thu
2. Công cụ và kỹ thuật
- Thanh tra, giám sát, kiểm
tra.
- Biểu đồ.
- Phân tích xu thế, phân tích
nhân – quả.
3. Đầu ra
- Cải thiện chất lượng
- Quy định nghiệm thu
- Hoàn tất bằng nghiệm thu
như trong danh mục.

Hình 1.6: Nội dung quản lý chất lượng dự án
1.2.4.5. Nội dung quản lý việc trao đổi thông tin dự án: Là quá trình
đảm bảo các dòng thông tin thông suốt một cách nhanh nhất và chính xác
giữa các thành viên dự án với các cấp quản lý khác nhau, bao gồm các công
tác sau:
 Lập kế hoạch quản lý thông tin
 Xây dựng kênh và phân phối thông tin
 Báo cáo tiến độ

14


Quản lý thông tin
Tổ chức phân phối thông tin


Kế hoạch liên quan của dự án

Đầu vào

1. Đầu vào

1.

- Nhu cầu thị trường đòi hỏi

- Kết quả công việc

- Công nghệ thông tin, các ràng buộc

- Kế hoạch quản lý thông tin

- Các giả định.

2.Công cụ và kỹ thuật

2.Công cụ và kỹ thuật

- Kỹ năng thông tin

- Phân tích các bên liên quan

- Hệ thống thu nhận thông tin

3. Đầu ra


- Hệ thông phân phôi thông tin

- Kế hoạch quản lý

3. Đầu ra
- Hồ sơ của dự án

Báo cáo đánh giá

Kết thúc dự án về mặt hành chính

1. Đầu vào

1. Đầu vào

- Kế hoạch dự án, kết quả công việc

- Các tài liệu đánh giá dự án.

- Các biên bản khác của dự án.

- Tài liệu về sản phẩm dự án.

2. Công cụ và kỹ thuật

2. Công cụ và kỹ thuật

- Tổng quan toàn bộ việc tổ chức dự
án.


- Công cụ, kỹ thuật báo cáo đánh giá
thực hiện dự án.

- Phân tích độ lệch.

3. Đầu ra
- Biên bản nghiệm thu thực hiện.
- Bài học kinh nghiệm.

- Phân tích xu thế.
- Phân tích giá trị tăng them.
- Công cụ và kỹ thuật phân phối thông
tin
3. Đầu ra
- Các báo cáo đánh giá.

- Đề nghị thay đổi.

Hình 1.7: Nội dung quản lý trao đổi thông tin dự án
1.2.4.6. Nội dung quản lý rủi ro trong dự án: Là việc nhận diện các
nhân tố rủi ro của dự án, lượng hoá mức độ rủi ro và có kế hoạch đối phó
cũng như quản lý từng loại rủi ro, bao gồm các công tác sau:
 Xác định rủi ro
 Đánh giá mức độ rủi ro
 Xây dựng chương trình quản lý rủi ro đầu tư
15


Quản lý rủi ro

Định lƣợng rủi ro

Nhận diện
1. Đầu vào

1.Đầu vào

- Các đầu ra kế hoạch khác.

- Sự chấp nhận rủi ro của các bên.

- Thông tin của dự án tương tự

- Các nguồn rủi ro, các sự kiện sinh ra rủi
ro

2. Công cụ và kỹ thuật

- Ước tính chi phí, ước tính thời gian

- Kỹ thuật nảy ý nghĩ (Brainstomy)

2.Công cụ và kỹ thuật

- Phân tích nhân – quả.

- Giá trị tiền tệ mong đợi.

- Phỏng vấn.


- Tổng kết thống kê.

3. Đầu ra

- Cây quyết định.

- Các nguồn rủi ro.

- Đánh giá của chuyên gia

- Các sự kiện sinh ra rủi ro.

3.Đầu ra
- Các cơ hội đe dọa, chống lại rủi ro.
- Các cơ hội chấp nhận, bỏ qua rủi ro.

- Đầu vào của các quy trình khác

Biện pháp đối phó rủi ro

Kiểm soát việc đối phó rủi ro

1. Đầu vào
- Các cơ hội rủi ro, chống lại rủi ro.

1. Đầu vào
- Kế hoạch quản lý rủi ro.

- Các cơ hội chấp nhận, bỏ qua rủi ro.


- Các sự kiện rủi ro đã có.

2. Công cụ và kỹ thuật

- Các sự kiện rủi ro đã xác định.

- Mua hàng hóa dịch vụ.

2.Công cụ và kỹ thuật

- Kế hạch hạn mức.

- Phát triển them các biện pháp chống rủi
ro.

- Phòng ngừa mua bảo hiểm.

3. Đầu ra
- Hoạt động hiệu chỉnh.
- Cập nhật bổ sung kế hoạch quản lý.

3. Đầu ra
- Kế hoạch quản lý rủi ro.
- Đầu vào các quyết định.
- Kế hoạch hạn chế rủi ro.
- Hợp đồng cam kết.

Hình 1.8: Nội dung quản lý rủi ro dự án
1.2.4.7. Quản lý hợp đồng: Là quá trình lựa chọn nhà cung cấp hàng
hoá và dịch vụ, thương lượng, quản lý các hợp đồng và điều hành việc mua

bán nguyên vật liệu, trang thiết bị, dịch vụ ... cần thiết cho dự án, bao gồm các
công tác sau:
 Kế hoạch cung ứng
 Lựa chọn nhà cung cấp, tổ chức đấu thầu
16


 Quản lý hợp đồng, tiến độ cung cấp
Quản lý đấu thầu
Kế hoạch mua hàng
1. Đầu vào
- Mô tả sản phẩm.
- Các nguồn mua.
- Các điều kiện mua hàng.
- Các ràng buộc, giả định.
2. Công cụ và kỹ thuật
- Phân tích đánh giá của
chuyên gia
- Lựa chọn dạng hợp đồng.
3. Đầu ra
- Kế hoạch mua hàng.
- Bản kê công việc

Kế hoạch tìm kiếm nguồn hàng
1. Đầu vào
- Bản kê công việc.
- Các kế hoạch đầu ra khác.
2. Công cụ và kỹ thuật
- Các tiêu chuẩn.
- Đánh giá của chuyên gia

3. Đầu ra
- Tài liệu mua hàng.
- Các chỉ tiêu đánh giá.
- Cập nhật lại bảng kê công việc

Phân tích các nhà bán hàng
1. Đầu vào
- Tài liệu hàng mua.
- Danh mục các nhà bán hàng.
2. Công cụ và kỹ thuật
- Đấu thầu.
- Quảng cáo mua hàng
3. Đầu ra
- Kế hoạch đề xuất

.

Lựa chọn nguồn hàng
1. Đầu vào
- Kế hoạch đã đề xuất.
- Các chỉ tiêu đánh giá.
- Chiến lược tổ chức thực
hiện dự án.
2. Công cụ và kỹ thuật
- Thương thảo hợp đồng
- Hệ thống thanh toán.
- Các tính toán độc lập.
3. Đầu ra
- Hợp đồng.


Quản lý hợp đồng
1. Đầu vào
- Kết quả công việc.
- Các yêu cầu thay đổi.
- Hóa đơn bán hàng.
2. Công cụ và kỹ thuật
- Hệ thống kiểm tra thay đổi.
- Báo cáo bán hàng.
- Hệ thống thanh toán.
3. Đầu ra
- Các thay đổi hợp đồng.
- Yêu cầu thanh toán, trao đổi
tiền hàng.

Kết thúc hợp đồng
1. Đầu vào
- Tài liệu hợp đồng.
2. Công cụ và kỹ thuật
- Kiểm kê, kế toán mua hàng.
3. Đầu ra
- Dữ liệu hợp đồng.
- Biên bản nghiệm thu, thanh
lý hợp đồng.

.

Hình 1.9: Nội dung quản lý hợp đồng dự án
1.2.5 Các hình thức quản lý dự án bảo trì đường bộ
Có nhiều hình thức quản lý dự án, tuỳ thuộc mục đích nghiên cứu mà
phân loại các hình thức tổ chức dự án cho phù hợp. Căn cứ quy mô, tính chất,

nguồn vốn sử dụng và điều kiện thực hiện dự án, có thể áp dụng một trong các
hình thức tổ chức quản lý dự án sau:
Theo Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 [3]:
“ 1) Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự
án đầu tư xây dựng khu vực áp dụng đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà
nước, dự án theo chuyên ngành sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách của tập
đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
17


2) Ban qun lý d ỏn u t xõy dng mt d ỏn ỏp dng i vi d ỏn
s dng vn nh nc quy mụ nhúm A cú cụng trỡnh cp c bit; cú ỏp dng
cụng ngh cao c B trng B Khoa hc v Cụng ngh xỏc nhn bng vn
bn; d ỏn v quc phũng, an ninh cú yờu cu bớ mt nh nc.
3) Thuờ t vn qun lý d ỏn i vi d ỏn s dng vn nh nc ngoi
ngõn sỏch, vn khỏc v d ỏn cú tớnh cht c thự, n l.
4) Ch u t s dng b mỏy chuyờn mụn trc thuc cú iu kin
nng lc qun lý thc hin d ỏn ci to, sa cha quy mụ nh, d ỏn cú s
tham gia ca cng ng.
i vi d ỏn bo trỡ ng b, hin ti ang ỏp dng hỡnh thc ch u
t s dng b mỏy chuyờn mụn trc thuc trc tip qun lý d ỏn. Ti Hi
Phũng, trc nm 2016, ch u t l cỏc cụng ty TNHH MTV trc tip qun
lý d ỏn; t nm 2016, cụng tỏc qun lý d ỏn bo trỡ ng b c giao cho
S Giao thụng vn ti qun lý. S Giao thụng vn ti s dng cỏc phũng ban
chuyờn mụn trc thuc t chc lp, thm nh v thc hin d ỏn.

Chủ đầu t- - chủ dự án

Chuyên gia quản lý
dự án


Tổ chức thực hiện dự
án I

Tổ chức thực hiện dự
án II

Hỡnh 1.10: Mụ hỡnh ch u t trc tip qun lý thc hin d ỏn

1.3. Mc ớch cụng tỏc qun lý d ỏn bo trỡ ng b
1.3.1. Cụng tỏc lp k hoch, lp d ỏn, thm nh v phờ duyt d ỏn
Trờn c s xut k hoch cụng tỏc bo trỡ ng b do cỏc cụng ty
c giao trc tip thc hin bo trỡ ng b, S Giao thụng vn ti lp v
trỡnh y ban nhõn dõn cp tnh hoc Tng cc ng b Vit Nam phờ duyt
18


kế hoạch bảo trì đường bộ; lựa chọn tư vấn khảo sát, lập Dự án hoặc Báo cáo
kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, thẩm định, phê duyệt Dự án hoặc Báo cáo
kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Theo Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 [3]:
“ 1) Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch chi tiết xây dựng; tổng
mặt bằng được chấp thuận hoặc với phương án tuyến công trình được chọn đối
với công trình xây dựng theo tuyến;
2) Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với vị trí địa điểm xây dựng, khả năng
kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực;
3) Sự phù hợp của các giải pháp thiết kế về bảo đảm an toàn xây dựng,
bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ;
4) Sự tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong thiết kế;
5) Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, năng lực hành

nghề của cá nhân tư vấn lập thiết kế;
6) Sự phù hợp của giải pháp tổ chức thực hiện dự án theo giai đoạn,
hạng mục công trình với yêu cầu của thiết kế cơ sở;
7) Đánh giá về sự cần thiết đầu tư xây dựng gồm sự phù hợp với chủ
trương đầu tư, khả năng đáp ứng nhu cầu tăng thêm về quy mô, công suất,
năng lực khai thác sử dụng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo
đảm quốc phòng, an ninh trong từng thời kỳ;
8) Đánh giá yếu tố bảo đảm tính khả thi của dự án gồm sự phù hợp về
quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng; khả năng đáp ứng nhu cầu
sử dụng đất, giải phóng mặt bằng xây dựng; nhu cầu sử dụng tài nguyên (nếu
có), việc bảo đảm các yếu tố đầu vào và đáp ứng các đầu ra của sản phẩm dự
án; giải pháp tổ chức thực hiện; kinh nghiệm quản lý của chủ đầu tư; các giải
pháp bảo vệ môi trường; phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm quốc phòng, an ninh
và các yếu tố khác;
9) Đánh giá yếu tố bảo đảm tính hiệu quả của dự án gồm tổng mức đầu
tư, tiến độ thực hiện dự án; chi phí khai thác vận hành; khả năng huy động vốn
theo tiến độ, phân tích rủi ro, hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế - xã hội
của dự án.”
19


1.3.1.2. Đối với Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng bảo trì đường
bộ, nội dung thẩm định như sau:
Theo Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 [3]:
“ 1) Đánh giá về sự cần thiết đầu tư, quy mô; thời gian thực hiện; tổng
mức đầu tư, hiệu quả về kinh tế - xã hội;
2) Xem xét các yếu tố bảo đảm tính khả thi gồm nhu cầu sử dụng đất,
khả năng giải phóng mặt bằng; các yếu tố ảnh hưởng đến công trình như quốc
phòng, an ninh, môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
3) Sự hợp lý của các giải pháp thiết kế xây dựng công trình; sự tuân thủ

tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật
liệu xây dựng cho công trình; sự tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường,
phòng, chống cháy nổ;
4) Đánh giá sự phù hợp các giải pháp thiết kế công trình với công năng
sử dụng của công trình, mức độ an toàn công trình và bảo đảm an toàn của
công trình lân cận;
5) Đánh giá sự phù hợp giữa khối lượng chủ yếu của dự toán với khối
lượng thiết kế; tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng định mức, đơn
giá xây dựng công trình; xác định giá trị dự toán công trình;
6) Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân thực hiện
khảo sát, thiết kế xây dựng, lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.”
Tùy theo quy mô, tính chất và tổng mức đầu tư dự án mà người quyết
định đầu tư trực tiếp phê duyệt hoặc ủy quyền cho chủ đầu tư phê duyệt dự án,
báo cáo kinh tế kỹ thuật làm cơ sở cho việc triển khai các bước tiếp theo thực
hiện dự án.
1.3.2. Công tác quản lý hồ sơ
Mỗi dự án từ khi hình thành đến khi kết thúc liên quan đến khối lượng hồ
sơ khổng lồ, nội dung và hình thức đa dạng, thông tin lớn, phức tạp, thay đổi
nhiều lần. Các văn bản pháp quy liên quan trực tiếp đến dự án do nhiều cơ quan
quản lý khác nhau ban hành, các quyết định liên quan đến nhiều chủ thể tham gia
dẫn đến khó khăn trong việc lưu trữ, quản lý và tìm kiếm của cơ quan chủ đầu tư.
Do vậy, cần phải thiết lập một quy trình quản lý hồ sơ một cách khoa học, chặt
20


chẽ trên cơ sở thành lập một bộ phận chuyên môn quản lý hồ sơ tài liệu.
1.3.3. Công tác quản lý đấu thầu và hợp đồng

Hình 1.11: Mô hình quản lý các hợp đồng thi công
Công tác lựa chọn nhà thầu thực hiện nhiều lần trong quá trình chuẩn bị

và thực hiện dự án: lựa chọn nhà thầu tư vấn lập dự án, tư vấn thiết kế, tư vấn
giám sát, lựa chọn nhà thầu cung cấp trang thiết bị, lựa chọn nhà thầu xây
lắp…Hợp đồng dự án đa dạng về hình thức, phức tạp về các điều kiện. Việc
quản lý, do đó, rất khó khăn cho chủ đầu tư đặc biệt trong quản lý thay đổi và
các khiếu nại liên quan. Hơn thế nữa, chủ đầu tư khó kiểm soát ảnh hưởng do
biến động: chậm tiến độ, thay đổi giá cả, thay đổi quy mô dự án, các phát
sinh…ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả thực hiện dự án.
1.3.4. Công tác quản lý việc thực hiện dự án và thanh quyết toán
Mỗi hình thức hợp đồng khác nhau lại khác nhau về quy trình thanh
quyết toán, đa dạng về hệ thống hồ sơ thanh quyết toán và do đó khác nhau về
mức độ rủi ro đối với chủ đầu tư. Những phức tạp ấy dễ dẫn đến khó khăn cho
chủ đầu tư trong việc kiểm soát thủ tục thanh toán, nghiệm thu khối lượng và
chất lượng trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng với các nhà thầu.

21


Hình 1.12: Mô phỏng quá trình thanh toán

1.3.5. Công tác quản lý tài liệu kỹ thuật
Tài liệu kỹ thuật liên quan đến dự án trải qua nhiều lần cập nhật và điều
chỉnh, mỗi giai đoạn dự án lại có nhiều phiên bản khác nhau, khối lượng tài
liệu lớn, tính chất tài liệu phức tạp. Việc quản lý và kiểm soát các thay đổi,
các phiên bản khác nhau của tài liệu thiết kế cũng là một khó khăn đối với bộ
phận phụ trách kỹ thuật của cơ quan chủ đầu tư.
1.3.6. Công tác quản lý thông tin
Dự án xây dựng luôn luôn có sự tham gia của rất nhiều chủ thể như: cơ
quan kế hoạch, cơ quan thanh tra, kiểm toán, nhà thầu, cơ quan tư vấn thiết
kế, tư vấn giám sát, nhà cung ứng trang thiết bị… Vai trò và tính chất của các
chủ thể này hoàn toàn khác nhau trong từng giai đoạn dự án, với kênh thông

tin trao đổi phức tạp, mức độ tin cậy thông tin khác nhau. Việc quản lý thiếu
hiệu quả các kênh thông tin với các chủ thể tham gia dự án có thể dẫn đến
việc chậm tiến độ hoặc khó khăn về tài chính và thanh quyết toán.

22


Hình 1.13: Mô phỏng quá trình quản lý thông tin

Dự án đầu tư xây dựng thường kéo dài trong nhiều năm, với nhiều giai
đoạn phát triển phức tạp. Để quản lý một dự án trong toàn bộ vòng đời từ khi
bắt đầu đến khi kết thúc đòi hòi nguồn nhân lực lớn với khối lượng kiến thức
và thông tin khổng lồ. Dự án hoàn thành đúng tiến độ, đạt chất lượng và trong
giới hạn tài chính vừa là mục tiêu vừa là những thách thức với Chủ đầu tư và
các cơ quan khác tham gia dự án.
Những khó khăn trong việc quản lý các dự án xây dựng có quy mô lớn
có thể kể đến sự phức tạp về đối tượng tham gia, sự phức tạp về thông tin và
độ rủi ro của dự án - đặc biệt ở những giai đoạn đầu.
Mỗi giai đoạn thực hiện dự án có sự tham gia của rất nhiều đối tượng
khác nhau bao gồm: các cơ quan quản lý nhà nước, chủ đầu tư, ban quản lý
dự án, các đơn vị tư vấn (quản lý dự án, thiết kế, giám sát…), nhà thầu chính,
nhà thầu phụ, nhà cung cấp… Mỗi đối tượng tham gia vào dự án có một mức
độ quan tâm và chịu trách nhiệm khác nhau, do đó có những yêu cầu khác
nhau về lượng thông tin cần cung cấp về dự án.

23


Hình 1.14: Mô phỏng vòng đời của sản phẩm


Các giai đoạn phát triển dự án liên quan đến nhiều văn bản giấy tờ vừa
mang tính pháp lý, vừa mang tính kỹ thuật như báo cáo nghiên cứu khả thi,
hồ sơ thiết kế, quyết định giao đất, báo cáo đánh giá tác động môi trường,
giấy phép xây dựng… và được thể hiện qua vòng đời của dự án hay là vòng
đời sản phẩm theo hình 1.14
Trong những năm gần đây, Chính phủ đặc biệt quan tâm trong việc
nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ nhằm thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chu trình của vòng đời dự án đầu tư
hiện nay chỉ mới quan tâm đến công tác thực hiện đầu tư, xây dựng, vận hành
và khai thác thông qua 4 giai đoạn: đó là (1) hình thành, (2) chuẩn bị, (3) thực
hiện, và (4) kết thúc được thể hiện như trên Hình 1.15

24


1
Hình
thành

Nghiệm thu

Lập dự án

Bàn giao
Chuẩn
bị

Vòng
đời dự
án


Kết
thúc

4
Điều hành

Triển khai

Kiểm soát

chi tiết

Thực
hiện

3

Hình 1.15: Chu trình vòng đời quản lý dự án của Việt Nam
[ Nguồn: Tạp chí Xây dựng, tháng 6/2008 ]

25

2


×