Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Một số biện pháp cơ bản phát triển hệ thống kho bãi phục vụ cho các cảng biển khu vực hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 76 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc ai công bố trong bất cứ công
trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ
nguồn gốc
Hải Phòng ngày 10 tháng 09 năm 2015
Tác giả luận văn

Trịnh Thị Lan Anh

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, em đã nhận đƣợc sự giúp đỡ của nhiều tổ chức
và cá nhân. Trƣớc hết em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các anh chị phòng tài chính kế
toán Cảng Hải Phòng,Cảng Đình Vũ, Cảng Đoạn Xá, đã tạo điều kiện giúp đỡ em
trong việc thu thập tài liệu để có thể hoàn thành đƣợc luận văn này.
Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Đặng Công Xƣởng
– thầy đã nhiệt tình hƣớng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình thực hiện luận văn này.
Cuối cùng em xin cảm ơn tất cả các quý thầy cô đã trực tiếp giảng dạy,
truyền đạt cho chúng em những kiễn thức vô cùng quý và các thầy cô của Viện đào
tạo sau đại học – trƣờng Đại học Hàng Hải Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ em
học tập và nghiên cứu trong suốt thời gian qua.
Em xin chân thành cảm ơn !

ii


MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................ ii
MỤC LỤC.................................................................................................... iii
DANH SÁCH BẢNG .....................................................................................v
DANH SÁCH HÌNH..................................................................................... vi
MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN.................................... 3 3
1.1. Những lý luận chung về Cảng biển ............................................................3
1.1.1. Khái niệm, chức năng, vai trò của Cảng biển...........................................3
1.1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến kinh doanh Cảng biển. ................................... 4
1.1.3. Các miền phục vụ Cảng ......................................................................... 6
1.2. Hệ thống kho bãi Cảng và một số vấn đề về kho bãi. ..................................7
1.2.2. Phân loại. .............................................................................................. 7
1.2.3 Các tiêu chí đánh giá hoạt động của kho bãi Cảng. ................................... 8
1.3. Phát triển kho bãi....................................................................................10
1.3.1. Khái niệm............................................................................................ 10
1.3.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển kho bãi. ......................................... 11
1.3.3. Các tiêu chí qui hoạch phát triển kho bãi. .............................................. 13
1.4. Cân đối khả năng của kho bãi. .................................................................14
1.4.1.Các kích thƣớc chủ yếu của kho. ........................................................... 15
1.4.2.Các chỉ tiêu công tác kho ...................................................................... 15
1.4.3. Cách xác định nhu cầu của bãi.............................................................. 17
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG KHO BÃI KHU
VỰC HẢI PHÒNG .......................................................................................23
2.1.Một số nét khái quát về các Cảng. ............................................................23
2.1.1. Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng .........................................................23
2.1.2. Công ty cổ phần đầu tƣ và phát triển Đình Vũ(Cảng Đình Vũ)...............24
2.1.3. Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá............................................................26
2.2. Thực trạng về kinh doanh và phát triển hệ thống kho bãi các Cảng. ..........27
2.2.1.Hệ thống kho bãi của Các Cảng. ............................................................27

2.2.2. Tình hình kinh doanh và phát triển hệ thống kho bãi các Cảng. .............. 29
2.2.3. Đánh giá khả năng thông qua của hệ thống kho bãi các Cảng................. 40

iii


CHƢƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CƠ BẢN PHÁT TRIỀN HỆ THỐNG KHO
BÃI PHỤC VỤ CÁC CẢNG KHU VỰC HẢI PHÒNG .................................59
3.1.Mục tiêu, định hƣớng phát triển Cảng khu vực Hải Phòng. .......................59
3.1.1. Dự án quy hoạch, định hƣớng phát triển Cảng khu vực Hải Phòng ......... 59
3.1.2. Định hƣớng phát triển của các Cảng. .................................................... 60
3.2.Một số biện pháp cơ bản phát triển hệ thống kho bãi phục vụ Cảng khu
vực Hải Phòng. ............................................................................................62
3.2.1 Đối với Nhà nƣớc. ...............................................................................62
3.2.3 Đối với các Cảng. ................................................................................64
KẾT LUẬN ..................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................70

iv


DANH SÁCH BẢNG
Số bảng

Tên bảng

trang

2.1


Hệ thống bãi của Cảng Hải Phòng

27

2.2

Hệ thống kho CFS, hàng bách hoá của Cảng Hải Phòng

28

2.3

Hệ thống kho bãi của Cảng Đình Vũ, Đoạn Xá

28

2.4

Tình hình thực hiện sản lƣợng của Cảng Hải Phòng

30

2.5

Tình hình thực hiện sản lƣợng của Cảng Đình Vũ

33

2.6


Tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lƣợng tại Cảng Đoạn Xá

36

2.7

2.9

2.10

Dự báo sản lƣợng Cảng Hải Phòng và xác định nhu cầu bãi
nhập, xuất
Dự báo sản lƣợng Cảng Đoạn Xá và xác định nhu cầu bãi
nhập, xuất
Dự báo sản lƣợng Cảng Đình Vũ và xác định nhu cầu bãi
nhập, xuất

39

43

45

2.11

Bảng tính khả năng thông qua của kho CFS các Cảng

46

2.12


Khả năng đáp ứng của kho của các Cảng

46

v


DANH SÁCH HÌNH
Số hình

Tên hình

trang

2.1

Tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lƣợng của Cảng Hải Phòng

31

2.2

Tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lƣợng của Cảng Đình Vũ

34

2.3

Tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lƣợng của Cảng Đoạn Xá


37

vi


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài.
Cơ chế thị trƣờng và xu hƣớng toàn cầu hóa nền kinh tế, đặc biệt trong giai
đoạn Việt Nam hội nhập AFTA, WTO... Các hoạt động dịch vụ đƣợc coi là một
trong những yếu tố cạnh tranh của bất cứ một doanh nghiệp nào.Việt Nam là một
nƣớc mà ngành khai thác cảng biển đang phát triển đòi hòi sự chuyên môn hóa về
chất lƣợng dịch vụ.Một trong những dịch vụ đó phải kể đến các dịch vụ kho bãi
phục vụ cho các Cảng biển.
Với Việt Nam nói chung và với Thành phố Hải Phòng nói riêng dịch vụ kho
bãi ở các Cảng cũng đƣợc chú trọng. Hải Phòng là một trong 28 tỉnh, thành phố
ven biển ở nƣớc ta và một trong 10 tỉnh, thành phố nằm ven bờ Tây Bắc vịnh Bắc
Bộ. Thành phố Hải Phòng có khoảng 125 km chiều dài đƣờng bờ biển và trên
100.000 km2 thềm lục địa. Nếu chỉ tính vùng biển có độ sâu nhỏ hơn 20m, vùng
biển Hải Phòng có diện tích khoảng 4.000 km2, gấp 2,6 lần diện tích đất liền của
thành phố. Hải Phòng có khoảng 700 đảo, đá ven bờ, chiếm khoảng 5,4% diện
tích, đặc biệt có đảo Bạch Long Vĩ nằm ở trung tâm vịnh Bắc Bộ, cách đất liền
Việt Nam khoảng 110km và cách đảo Hải Nam khoảng 130 km. Điều này tạo cho
Hải Phòng các lợi thế trong phát triển kinh tế biển, chủ yếu là ngành cảng-hàng
hải, du lịch biển, thủy sản, dầu khí và các dịch vụ kinh tế biển.Hàng hóa đi và đến
cảng có thể phải lƣu lại một thời gian nhất định tại các Cảng. Hệ thống kho bãi
đƣợc sử dụng để bảo quản hàng hóa trong thời gian chờ đợi tàu hoặc phƣơng tiện
vận tải nội địa.Dung tích của hệ thống kho bãi phụ thuộc vào mỗi loại hàng, lƣu
lƣợng hàng hóa lƣu kho và thời gian lƣu lại các cảng.Và khi lƣợng và loại hàng
thay đổi thì đòi hỏi đơn vị phải chủ động chuẩn bị hệ thống kho bãi nhằm đón đầu

và phục vụ tốt hơn các nhu cầu xếp dỡ và bảo quản, tránh hiện tƣợng ùn tắc hàng
qua cảng.
Qua tìm hiểu và đƣợc sự gợi ý của thầy giáo TS.Đặng Công Xƣởng – Trƣờng
Đại Học Hàng Hải Việt Nam em mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số biện pháp cơ
bản phát triển hệ thống kho bãi phục vụ cho các cảng biển khu vực Hải
Phòng”để làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.

1


2. Mục đích của đề tài.
- Tổng hợp những vấn đề lý luận về phát triển hệ thống kho bãi để làm
khung lý thuyết nghiên cứu đề tài.
- Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh và phát triển của hệ thống kho
bãi tại các Cảng trong khu vực Hải Phòng trong thời gian qua.
- Đề xuất một số định hƣớng và giải pháp nhằm phát triển hệ thống kho bãi
phục vụ các Cảng trong khu vực Hải Phòng đến năm 2020.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tƣợng nghiên cứu: là các vấn đề liên quan đến sự phát triển kinh doanh của
hệ thống kho bãi phục vụ các Cảng khu vực Hải Phòng.
Phạm vi nghiên cứu: Cảng Hải Phòng, Cảng Đoạn Xá, Cảng Đình Vũ.
Về thời gian: Từ năm 2010 đến 2014.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài.
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp: Phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp tổng
hợp, phƣơng pháp phân tích.
Do những hạn chế về mặt thời gian, nguồn lực đề tài chỉ nghiên cứu và đề xuất
các phƣơng án cải tạo đồng bộ, hoàn thiện hệ thống kho bãi cùng các thiết bị xếp
dỡ tại kho bãi Cảng. Tuy nhiên đề xuất phƣơng án chỉ ở dạng giản đơn nhất. Luận
văn vận dụng cách tiếp cận theo duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, nghiên cứu
mô tả, tiếp cận một cách có hệ thống để phân tích làm rõ thực trạng, đồng thời

nghiên cứu ứng dụng để giải quyết vấn đề.
5. Ý nghĩa của luận văn.
Hệ thống hóa về mặt lý thuyết những vấn đề liên quan đến kho bãi, các yếu tố
ảnh hƣởng đến sự phát triển của hệ thống kho bãi trong điều kiện kinh tế xã hội
hiện nay, giúp cho các nhà quản lý vĩ mô, vi mô có đƣợc cái nhìn tƣơng đối về
thực trang phát triển hệ thống kho bãi tại Hải Phòng, nắm đƣợc những mặt hạn
chế, yếu kém và các yếu tố liên quan đến sự phát triển hệ thống kho bãi tại Hải
Phòng, trên cơ sở đó tạo cho việc hoạch định các chiến lƣợc phát triển hệ thống
kho bãi phục vụ cho các Cảng khu vực Hải Phòng một cách hiệu quả.

2


CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN
KHO BÃI CẢNG
1.1. Những lý luận chung về Cảng biển
1.1.1. Khái niệm, chức năng, vai trò của Cảng biển
1.1.1.1 Khái niệm về Cảng.
Là bến bãi và khu vực trong đó thực hiện bốc xếp hàng hóa cho tàu, bao gồm
cả những vị trí thông thƣờng cho tàu chờ xếp dỡ không phụ thuộc vào khoảng cách
của các khu vực này. Thông thƣờng Cảng có những điểm nối chung với các dạng
vận tải khác và nhƣ vậy nó cung cấp những dịch vụ tiếp nối.
Theo quan điểm hiện đại, Cảng không phải là điểm cuối hoặc kết thúc của quá
trình vận tải mà là điểm luân chuyển hàng hóa và hành khách.Nói cách khác, Cảng
là một mắt xích trong dây chuyền vận tải.
Cảng đƣợc hiểu theo nghĩa rộng hơn: nhiệm vụ kích thích lợi ích của các bên
của Cảng không bị giới hạn bởi thời gian và không gian. Mục đích của nó là để
phục vụ sự thịnh vƣợng và phúc lợi của một khu vực hoặc một quốc gia hoặc nhiều
quốc gia để đảm bảo cải thiện chất lƣợng cuộc sống.[2,tr.1]
1.1.1.2. Vai trò của cảng.

Là nơi lánh nạn của tàu. Điều này xảy ra khi do ảnh hƣởng của thời tiết, khí
hậu, tàu cần phải lánh nạn vào cảng để đảm bảo an toàn.
Là nơi xếp dỡ hàng hóa và ga hành khách.Đây là vai trò nguyên thủy của cảng.
Cung cấp dịch vụ cho tàu: lƣơng thực, thực phẩm, nƣớc ngọt, sửa chữa….
Là cơ sở cho sự phát triển công nghiệp. Điều này liên quan đến yêu cầu của
công nghiệp và kết cấu hạ tầng của chúng, làm thuận tiện cho việc phát triển
thƣơng mại thông qua Cảng. Quan điểm phát triển gần đây là các cảng tự do.
Là một mắt xích trong dây chuyền vận tải, là điểm nối giữa sự phục vụ của tàu
và các dạng tàu vận tải khác để cung cấp một mạng lƣới phân phối hàng hóa quốc
tế nói chung, thƣờng là quan điểm vận chuyển liên hiệp. Nó có thể liên quan đến
tàu hỏa, đƣờng bộ, đƣờng sông.[2,tr.1]

3


1.1.1.3. Chức năng của Cảng.
Là nơi chuyển tiếp: Cảng phải cung cấp những điều kiện và dịch vụ cần thiết
cho việc chuyển hàng hóa từ tàu lên phƣơng tiện vận tải nội địa hoặc ngƣợc lại,
hoặc từ tàu lên tàu khác. Nơi chuyển tiếp là khu vực đảm bảo cho tàu an toàn và
các điều kiện an toàn cho bốc xếp hàng hóa.
Là một mắt xích trong dây chuyền vận tải từ điểm xuất phát cho đến điểm đích
của hàng hóa và thƣờng đƣợc coi là mắt xích yếu nhất quyết định chất lƣợng của
cả dây chuyền.
Là cửa khẩu của một đất nƣớc: thông qua cảng một quốc gia có khả năng buôn
bán với các nƣớc khác.
Ngoài raCảng còn có chức năng là lập kế hoạch, tổ chức và kiểm soát các hoạt
động Cảng bằng cách phối hợp sử dụng các nguồn lực khác nhau của hệ thống
Cảng trong việc cung cấp các dịch vụ của Cảng.[2,tr.4]
1.1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến kinh doanh Cảng biển.
Các yếu tố ảnh hưởng đến kinh doanh Cảng Biển.

Nhu cầu về chung của thế giới về một loại hàng hóa nào đó.
Chất lƣợng của dịch vụ vận tải nói chung.
Sự cạnh tranh giữa các Cảng. Điều này bao gồm tất cả các mặt hoạt động của
Cảng nhƣ: biểu phí, thời gian xếp dỡ, giao hàng, thời gian làm việc, thiết bị bốc
xếp.
Một số Cảng có mức cảng phí mềm dẻo và đƣa ra mức giảm theo từng khối
lƣợng hàng qua Cảng.
Ảnh hƣởng của tình hình chính trị và điều tiết của chính phủ đối với khách
hàng của Cảng. Sự điều tiết của chính phủ có thể là qui định luồn của một loại
hàng nào đó phải qua một Cảng nào đó. Do đó ngƣời gửi hàng không có quyền lựa
chọn.
Chi phí vận chuyển chung.
Điều kiện khí tƣợng thủy văn: sƣơng mù, thủy triều….ảnh hƣởng đến việc tàu
ra vào Cảng, hoặc một số Cảng bị đóng băng trong mùa đông.

4


Điểm bắt đầu và kết thúc của hàng hóa. Điều này ảnh hƣởng đến chi phí vận
chuyển chung.
Bản chất và số lƣợng hàng hóa.Những hàng hóa riêng biệt thƣờng phải sử dụng
Cảng chuyên dụng vì chúng yêu cầu thiết bị bốc xếp và cầu tàu chuyên dụng.
Dạng vận tải nội địa: có thể là đƣờng bộ, đƣờng sắt hoặc đƣờng thủy. Nếu
hàng hóa về cơ bản đƣợc vận chuyển bằng đƣờng sắt thì Cảng có hệ thống toa xe
có ƣu thế.
Chi phí nhiên liệu và lệ phí Cảng.
Các điều kiện khác của Cảng phục vụ cho ngƣời gửi hàng và cho chủ tàu nhƣ
địa lí, sửa chữa, tàu đẩy kéo, hải quan…..
Các thỏa thuận giữa Cảng với các nghiệp đoàn tàu chợ, tàu chuyến, chủ
hàng…..

Qui mô của Cảng đƣợc quyết định bởi khả năng thông qua và khả năng chu
chuyển hàng hóa cũng nhƣ số lƣợt tàu đến Cảng.
Cảng trở thành phƣơng tiện dễ dàng cho bốc xếp và chu chuyển hàng hóa của
hệ thống vận tải đa phƣơng thức. Nó phải đáp ứng nhanh và có hiệu quả đối với sự
thay đổi trong buôn bán, luồng hàng, dạng hàng hóa, công nghệ hiện đại, thủ tục,
hoạt động….
Cần phải nhấn mạnh rằng, những điều kiện cơ bản và quan trọng ở trên thay
đổi tùy theo từng trƣờng hợp cụ thể. Đặc biệt là chi phí, bản chất của giao thông cơ
sở vật chất và hiệu quả chung của Cảng.[2,tr.2]
Các chỉ tiêu hoạt động của Cảng biển
Để đánh giá một Cảng có hoạt động tốt hay không, hiện đại hay không phải
căn cứ các chỉ tiêu sau :
- Số lƣợng tàu hoặc dung tích tàu hoặc trọng tải toàn phần ra vào cảng trong
một năm. Chỉ tiêu này phản ánh độ lớn, mức độ nhộn nhịp của một Cảng,
chẳng han nhƣ Cảng Hải Phòng mỗi năm có khoảng 2.000 tàu ra vào.
- Số lƣợng tàu có thể cùng tiến hành xếp dỡ trong cùng một thời gian.

5


- Khối lƣợng hàng hóa xếp dỡ trong một năm. Chỉ tiêu này phản ánh độ lớn,
mức độ hiện đại, năng suất xếp dỡ của một cảng.
- Mức xếp dỡ của hàng hóa của cảng,tức là khả năng xếp dỡ hàng hóa của
cảng, thể hiện bằng khối lƣợng từng loại hàng hóa mà cảng có thể xếp dỡ
trong một ngày. Chỉ tiêu này nói lên mức độ cơ giới hóa, năng suất xếp dỡ
của một cảng.
- Chi phí xếp dỡ hàng hóa, cảng phí, lai dắt, hoa tiêu, cầu bến làm
hàng…phản ánh năng suất lao động, trình độ quản lý của cảng.
- Khả năng chứa hàng của kho bãi cảng. Chỉ tiêu này thể hiện bằng số diện
tích, vòng quay hàng hóa của kho bãi cảng, sức chứa của CY, CFS…phản

ánh mức độ quy mô của Cảng.
1.1.3. Các miền phục vụ Cảng
Lƣợng hàng hóa thông qua Cảng hàng năm đƣợc đến từ tất cả các cùng miền
trên cả nƣớc.Lƣợng hàng hóa đƣợc di chuyển từ khu vực này tới khu vực khác. Do
Cảng là điểm luân chuyển hàng hóa do vậy lƣợng hàng hóa có điểm đầu hoặc điểm
cuối khác nhau nhƣng đều phát sinh tác nghiệp tại Cảng.
Các miền phục vụ Cảng Hải Phòng phải kể đến đó là :
- Vùng trungdu và miền núi phía bắc: hàng hóa có thể tập kết tại các biên giới,
các khu công nghiệp và đƣợc đƣa về Cảng bằng đƣờng sắt đƣờng bộ và ngƣợc lại.
- Vùng đồng bằng châu thổ sông hồng: hàng hóa đƣợc tập kết tại Cảng nội địa,
các khu công nghiệp, khu chế xuất đƣợc đƣa về Cảng bằng đƣờng bộ, đƣờng sắt,
đƣờng thủy và ngƣợc lại.
- Vùng duyên hải bắc bộ: hàng hóa đƣợc tập kết tại các bãi Cảng, khu công
nghiệp các depot và đƣợc đƣa về Cảng,bằng đƣờng thủy, bộ và vận tải biển.
- Miền trung: hàng hóa đƣợc đến từ các khu công nghiệp các bãi Cảng và đƣợc
đƣa về Cảng,bằng đƣờng thủy, bộ và vận tải biển.

6


1.2. Hệ thống kho bãi Cảng và một số vấn đề về kho bãi.
1.2.1 Khái niệm.
Kho là một công trình đƣợc xây dựng ở các bến cảng hoặc ở các trung tâm sản
xuất, dùng để bảo quản hoặc chứa đựng hàng hóa trong một thời gian nào đó để
chờ vận chuyển hoặc tiêu thụ.[11,tr.22]
1.2.2. Phân loại.
Có nhiều cách phân loại kho:
- Phân theo kết cấu:
 Kho lộ thiên (bãi) dùng để bảo quản những loại hàng không sợ mƣa nắng,
những loại hàng có giá trị thấp.

 Kho bán lộ thiên (bãi có mái che) dùng để bảo quản những loại hàng có giá
trị kinh tế tƣơng đối nhƣng cần phải tránh mƣa.
 Kho kín dùng để bảo quản những loại hàng có giá trị kinh tế (bách hóa,
lƣơng thực…)
- Phân theo tính chất sử dụng kho:
 Kho chuyên dụng dùng để bảo quản một loại hàng duy nhất nhƣ kho đông
lạnh bảo quản hàng tƣơi sống, kho xi- lô bảo quàn hàng rời.
 Kho tổng hợp (khô không chuyên dụng) dùng để bảo quản nhiều hàng khác
nhau song các loại hàng này không có những đặc tính lý hóa làm cho ảnh hƣởng
đến chất lƣợng của nhau.
- Phân theo thời gian bảo quản:
 Kho bảo quản ngắn hạn dùng để bảo quản hàng hóa trong thời gian ngắn (<
15 ngắn), kho này thƣờng đƣợc bố trí ở tuyến tiền phƣơng.
 Kho bảo quản dài hạn dùng để bảo quản hàng hóa trong thời gian dài (>15
ngày). Kho này thƣờng đƣợc xây dựng ở tuyến hậu phƣơng.
Đối với kho bãi cảng thì còn có cách phân loại sau : phụ thuộc vào vị trí phân
bổ mặt bằng của cảng, điều kiện bảo quản hàng hóa, vị trí và kết cầu công trình,
công dụng, vật liệu xây dựng, kho cảng đƣợc chia làm các loại sau đây :
- Theo vị trí phân bổ mặt bằng của cảng.

7


 Kho tiền phƣơng dùng để bảo quản hàng hóa trong thời gian để rồi từ đây
hàng hóa đƣợc đƣa xuống tàu biển hoặc tên các phƣơng tiện vận tải khác. Dung
tích của kho thƣờng phù hợp với trọng tải của tàu thƣờng đến xếp dỡ hàng.
 Kho hậu phƣơng dùng để bảo quản hàng với thời hạn dài.
- Theo điều kiện bảo quản hàng hóa:
 Kho lộ thiên là các bãi bằng đất, đá bãi bê tông, mỗi loại phù hợp với tính
chất hàng hóa đƣợc bảo quản.

 Kho bán lộ thiên đƣợc xây dựng trên các bãi đất, đá, bê tông nhƣng có mái
che dùng để bảo quản các loại hàng sợ ẩm.
 m và sợ tác dụng cỉa tia nắng mặt trời chiếu thẳng.
 Kho kín dùng để bảo quản các mặt hàng sợ bụi, bẩn, ảnh hƣởng độc hại đến
môi trƣờng bên ngoài hoặc loại hàng yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm nhất định.
- Các cách phân loại khác:
 Theo vị trí và hết cấu công trình gồm có: kho 1 tầng, kho nhiều tầng.
 Theo công dụng, gồm có: kho chuyên dùng và kho thông thƣờng.
 Theo vật liệu, gồm có: kho bằng gỗ, kho bằng kim loại, kho bê tông cốt thép.
 Phân loại theo loại hàng hóa đến cảng nhƣ:
Kho bãi hàng rời: quặng sắt, ngũ cốc, than,....
Kho bãi hàng lòng: dầu thô.
Kho bãi hàng bách hóa.
Kho bãi hàng container.
 Phân loại kho theo nguồn gốc tạo thành hàng hóa nhƣ : kho cho sản phẩm
nông nghiệp, công nghiệp.[11,tr.23]
1.2.3 Các tiêu chí đánh giá hoạt động của kho bãi Cảng.
- Nhƣ một lớp đệm giữa đối với hàng nhập: dỡ hàng từ tàu vào giao hàng, đối
với hàng xuất: nhận hàng và xếp dỡ hàng xuống tàu.
- Có khoảng thời gian nhất định để làm các thủ tục cần thiết nhƣ: hải quan….
 Hàng hóa kho bãi thƣờng có chi phí cao hơn hàng chuyển thẳng.

8


 Việc sử dụng kho bãi tùy thuộc vào đặc tính của hàng hóa. Nói chung hàng
hóa có giá trị cao và có thể bị hƣ hỏng vì thời tiết cần kho kín.
 Quan điểm kho bãi nhƣ một lớp đệm là một quan điểm quan trọng. Một lớp
đệm hiệu quả cho phép hoạt động cả hai mặt của nó (nhận hàng vào kho và giao
hàng từ kho với mức độ thay đổi từng giờ, từng ngày) không làm cản trở lẫn nhau.

Với vai trò một lớp đệm nên kho bãi không đƣợc đầy hàng vào lúc bắt đầu dỡ 1 tàu
chở đầy hàng có nhu cầu cần lƣu kho. Nếu Cảng có nhiều cầu tàu hơn, do đó nhiều
kho hơn thì khả năng tàu cập cầu gần kho phù hợp nhất. Điều đó có nghĩa là nếu
tàu vận chuyển một khối lƣợng hàng hóa nhập yêu cầu bảo quản ở kho thì tốt nhất
cập ở cầu có kho đủ diện tích chứa hàng hóa đó.
 Một cách khác để đảm bảo luồng hàng qua kho là có một kho rộng phục vụ
vài tàu. Kho này có thể đƣợc sử dụng tối đa khả năng vì hiệu quả lớp đệm yêu cầu
cho vài cầu không tăng theo tỷ lệ với số cầu đƣợc phục vụ.
 Hoạt động kho bãi phải đảm bảo tính hiệu quả cho cả chiều xuất – nhập.
Bên cạnh đó để đánh giá hoạt động của kho bãi ta cần phải biết lƣợng hàng hóa
qua kho hàng năm tăng hay giảm. Kho có đảm bảo về mặt chất lƣợng để giữ gìn
đƣợc tính chất của hàng hóa hay không.
Nếu kho xây dựng không thuận tiện cho công tác cơ giới hóa hàng trong kho
đến mức cao nhất, không đảm bảo cho việc giao nhận hàng liên tục, đảm bảo yêu
cầu rút hàng của chủ hàng và thời gian đậu bến các phƣơng tiện vận tải thủy thì
những kho nhƣ vậy cần phải đƣợc cải tao hay quy hoạch lại cho phù hợp.
Hệ thống kho phát triển thì dung lƣợng kho phải phù hợp với dung lƣợng và
loại hàng hóa bảo quản trong đó.
Khi sức cạnh tranh của thị trƣờng ngày càng cao thì yêu cầu càng lớn, khi
lƣợng hàng hóa cần lƣu kho ngay sau khi xếp dỡ thì kho phải đƣợc bố trí hợp lý
với cầu tàu.
Tiêu chuẩn về hàng hóa vận chuyển đƣờng biển trên thế giới tăng cao đòi hỏi
các kho bãi phải đủ các trang thiết bị có thể làm việc thông suốt đảm bảo thời gian
giao hàng, có đƣờng đi lối lại thuận tiện.[2,tr.21]

9


1.3. Phát triển kho bãi.
1.3.1. Khái niệm.

Phát triển là một phạm trù phản ánh sự thay đổi mang tính cấu trúc không
những về mặt lƣợng mà còn về chất. Theo đó, phát triển hệ thống kho bãi là một
quá trình làm thay đổi theo hƣớng hoàn thiện nhằm phát triển về qui mô, hoàn
thiện về cơ cấu, nâng cao về chất lƣợng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ
thống kho bãi.
Đối tƣợng của phát triển kho bãi cảng là thiết lập một hệ thống kho bãi và thiết
bị xếp dỡ làm hàng tại kho bãi phù hợp với các phƣơng tiện đi đến cảng, lƣợng,
loại các mặt hàng đƣợc bốc xếp và bảo quản tại cảng. Công tác quy hoạch kho bãi
đòi hỏi phải gắn liền với công tác quy hoạch tại cảng, quy hoạch phát triển kinh tế
và các khu công nghiệp tại mỗi khu vực.
Khi luồng hàng cao điểm vƣợt quá khả năng của kho, bãi Cảng. Khi lƣợng
hàng hóa tới Cảng hàng năm tăng cao, nhu cầu về lƣu kho của hàng ngày tăng so
với những năm trƣớc. Bên cạnh đó lƣợng hàng hóa chƣa đƣợc vận chuyển tới chủ
hàng do nhiều lý do phải nằm tại bãi nhiều ngày làm cho kho bãi mất cân đối khả
năng đáp ứng nhu cầu, thì việc phát triển một hệ thống kho bãi từ bên trong ra bên
ngoài cảng là rất cần thiết.
- Phát triển hệ thống kho bãi về mặt lƣợng
Phát triển hệ thống kho bãi về mặt lƣợng là việc gia tăng giá trị sản lƣợng
hàng hóa lƣu kho đƣợc thực hiện bằng cách gia tăng tuyệt đối về số lƣợng kho bãi
đƣợc quy hoạch xây dựng, kho bãi đƣợc thành lập mở rộng, kho bãi đƣợc bổ sung
vào qui hoạch.
Mặt khác việc gia tăng hệ thống kho bãi còn đƣợc thực hiện bằng việc gia
tăng tuyệt đối qui mô của từng kho bãi thông qua gia tăng qui mô nguồn vốn của
từng kho bãi thông qua gia tăng về qui mô nguồn vốn xây dựng kho bãi, gia tăng
số lƣợng, chủng loại hàng hóa lƣu kho bãi.
- Phát triển hệ thống kho bãi về mặt chất.

10



Về mặt chất, sự phát triển của hệ thống kho bãi là sự thay đối về chất lƣợng
hoạt động bên trong của bản thân kho bãi bằng việc hoàn thiện tổ chức hoạt động
sản xuất kinh doanh, hệ thống cung ứng, nâng cao chất lƣợng dịch vụ. Đồng thời
phát triển về mặt chất là nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội của hoạt động kinh
doanh kho bãi thông qua mở rộng ảnh hƣởng của kho bãi với xã hội.
1.3.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển kho bãi.
1.3.2.1. Khả năng của kho bãi.
Khả năng thông qua của kho bãi đƣợc tính nhƣ sau:
Khả năng thông qua = sức chứa x (

)

(1.1)

Một tấn hàng của các loại hàng có thể tích khác nhau, do đó cần phải xem đến
ảnh hƣởng của các loại hàng hóa khác nhau đối với cùng một kho.
 Sức chứa của kho phụ thuộc vào loại hàng. Hàng nặng thƣờng có lô hàng
lớn và vững chắc để xếp cao. Hàng nhẹ thì thƣờng đến cảng với lô hàng nhỏ và rất
yếu không thể xếp đƣợc cao. Cùng 1 kho nhƣng đối với hàng nặng thị kho chứa
đƣợc nhiều hàng hơn hàng nhẹ.
 Kho thƣờng bảo quản hàng hóa đƣợc vận chuyển đến từ nhiều tàu, do đó
trong một khoảng thời gian sức chứa trung bình của nó tƣơng ứng với tỷ lệ của
nhiều loại hàng hóa. Nếu tỷ lệ này thay đổi không nhiều thì có khả năng tính toán
đƣợc sức chứa trung bình. Trong trƣờng hợp kho là điểm nút, cần phải cải thiện
sức chứa hoặc giảm thời gian lƣu kho hoặc cả hai.[2,tr.21]
1.3.2.2 Sức chứa của kho bãi.
Sức chứa của kho cho 1 loại hàng hóa nhất định phụ thuộc vào khả năng của
ngƣời quản lý kho với sự giúp đỡ của cấp quản lý cao hơn. Ở phần lớn các Cảng,
diện tích có thể sử dụng hiệu quả hơn bằng cách:
- Sắp đặt lối đi, các lối đi, các ô chứa rõ ràng, có hệ thống.

- Có quy chế làm việc rõ ràng nhƣ: xếp cao bao nhiêu và xếp cẩn thận thế nào
đối với những điều kiện nào, khu nào sử dụng các bàn xếp hàng và chứa
hàng luân chuyển nhanh / chậm ở đâu.

11


- Một hệ thống về vị trí từng loại hàng đơn giản nhƣng chặt chẽ.
- Thiết bị bốc bảo rằng hàng hóa qua kho không bao giờ đƣợc chậm chễ bởi
thiếu ngƣời kiểm đếm hoặc phân loại hàng.[2,tr.23]
1.3.2.3 Thời gian lƣu xếp.
- Lực lƣợng lao động ở kho phải đủ để phù hợp với những hoạt động ở cầu
tàu và phải đảm kho bãi.
- Thời gian lƣu kho của hàng nhập có xu hƣớng dài hơn hàng xuất.
 Chậm trễ về thủ tục hải quan: bao gồm chậm trễ trong việc mời hải quan của
ngƣời nhận hàng hoặc đại lý, việc kiểm tra về tính chất vật lý của hàng hóa khi hải
quan thấy cần thiết, tranh cãi giữa ngƣời nhận hàng và hải quan về số thuế phải trả.
Việc giải quyết những vấn đề trên nằm ngoài phạm vi trách nhiệm của Cảng. Tuy
nhiên những tranh luận thƣờng xuyên về vấn đề này trong các cuộc họp giữa Cảng,
đại lý tàu và hải quan có thể làm giảm chậm trễ này.
 Chậm trễ do thiếu sót của ngƣời nhận hàng không nhận hàng.
 Hầu hết các Cảng có 1 thời gian ngắn, thƣờng một tuần, trong đó hàng
không phải trả cƣớc lƣu kho. Sau giai đoạn này hàng hóa phải trả cƣớc lƣu kho ở
một số Cảng mức cƣớc này tăng từng tuần. Một lý do làm ngƣời nhận hàng không
nhận hàng ngay là cƣớc lƣu kho ở Cảng đôi khi thấp hơn các kho khác. Kho Cảng
khi đó trở thành kho chứa hàng của chủ hàng.
 Liên quan đến việc kho hoạt động không hiệu quả làm ảnh hƣởng đến việc
tiếp nhận hàng hóa của những tàu đến sau. Khi diện tích kho bãi không đủ, rất
nhiều Cảng áp dụng mức cƣớc lƣu kho cao để khuyến khích khách hàng nhận hàng
sớm.[2,tr24]

1.3.2.4. Diện tích kho bãi.
Ứ đọng trong khu vực kho dẫn đến:
- Việc bốc xếp hàng chậm trễ: kéo dài thời gian giải phòng tàu.
- Hàng hóa phải bốc xếp theo phƣơng án có chi phí lớn hơn.
Ví Dụ: bốc xếp từ tàu xuống sà lan, sau đó từ sà lan vào kho khi kho trống. Rất
khó vận chuyển hàng hóa vào kho và rút hàng từ kho khi sử dụng sức chứa của kho
quá 90%. Do đó thực sự 100% sức chứa của kho đƣợc sử dụng là điều không mong

12


muốn. Cần phải cân nhắc sự cân bằng giữa chi phí xây dựng thêm kho và ảnh
hƣởng của việc thiếu diện tích.[2,tr24]
1.3.2.5 .Việc sử dụng kho trung tâm.
Ƣu điểm của kho trung tâm khi đƣợc sử dụng để chứa hàng chuyển từ kho
ngắn hạn tạm thời trong thời gian ứ đọng hàng ở kho ngắn hạn:
-

Hàng hóa có thể đƣợc vận chuyển từ bất kỳ cầu nào, do đó khả năng dự trữ
cần thiết của kho ngắn hạn là tối thiểu.

- Hàng hóa đƣợc vận chuyển giữa kho ngắn hạn và kho trung tâm trong thời
gian không căng thẳng tạm thời(thời gian nhu cầu lao động thấp). Chi phí
này sẽ thấp hơn nhƣ khi chuyển trực tiếp từ tàu đến kho trung tâm.
 Vị trí của kho trung tậm có thể đƣợc chọn để đảm bảo chi phí khai thác thâp,
gần giao thông bộ.
 Việc kiểm soát có hiệu quả cho bán đáu giá hoặc hủy hàng hóa khi cần
thiết.Những thuận tiện trên chắc chắn sẽ bù đắp đƣợc chi phí bổ sung do phải xếp
dỡ hai lần của một số hàng hóa.[2,tr25]
1.3.3. Các tiêu chí qui hoạch phát triển kho bãi.

- Tiêu chí đánh giá sự phát triển của một hệ thống kho bãi phải kể đến đó là
hiệu quả kinh doanh dịch vụ kho bãi. Chất lƣợng dịch vụ tốt sẽ đáp ứng đƣợc nhu
cầu về lƣu kho, bãi của hàng hóa .
- Diện tích bãi.
Diện tích bãi chứa bị giới hạn bởi điều kiện tự nhiên.Lập kế hoạch bãi chứa
đảm bảo chứa đƣợc lƣợng hàng tối đa trong điều kiện tối thiếu.Lƣợng hàng hóa
chứa đƣợc của một diện tích phụ thuộc áp lực cho phép của nền đất, đặc điểm
hàng, tầm vƣơn và chiều cao của thiết bị. Chức năng của kho chứa là đảm bảo các
thiết bị làm việc độc lập ở những thời gian khác nhau và mức độ khác nhau để
tránh ngừng việc do thiết bị này đợi thiết bị khác.
- Chất lƣợng dịch vụ cũng nhƣ khả năng bốc xếp khai thác hàng hóa của các
thiết bị chuyên dụng để giải phóng hàng nhanh, tránh ùn tắc.
- Chiều cao xếp hàng tối đa đối với hàng conatiner.

13


Một trong những thiếu sót lớn cho rằng có thể đạt đƣợc chiều cao xếp hàng tối
đa với hàng container. Nhƣng trong thực tế chiều cao xếp hàng thấp hơn nhiều,
phụ thuộc vào số lần dịch chuyển container cần thiết trong bãi, sự cần thiết phải
xếp riêng container theo điểm đích, loại trọng lƣợng, hƣớng dịch chuyển. Đôi khi
phải xếp riêng theo từng loại container, từng loại hàng và không thể quên diện tích
cần thiết lƣu giữ container rỗng và container không sử dụng đƣợc.
- Thời gian lƣu bãi của container.
Thiếu sót khác cho rằng thời gian lƣu bãi của container ngắn hơn so với hàng
bách hóa.Diện tích yêu cầu cho một TEU phụ thuộc vào thiết bị đƣợc sử dụng,
diện tích các lối đi tƣơng ứng và chiều cao xếp hàng tối đa.
- Kho dài hạn:
Kho dài hạn cần thiết khi luồng hàng cao điểm vƣợt quá khả năng của kho
ngắn hạn khi kích thƣớc của kho ngắn hạn đã thích hợp.Cảng muốn tham gia vào

kinh doanh kho chứa dài hạn. Trong việc quyết định kích thƣớc của kho dại hạn
phải thấy rằng kho ngắn hạn và kho dài hạn bổ sung cho nhau. Tổng khả năng của
chúng tạo nên khả năng bảo quản kho chung của cảng.
1.4. Cân đối khả năng của kho bãi.
Sản lƣợng hàng hóa qua kho tăng hàng năm tại các Cảng và các kho bãi
không thuộc Cảng nhƣng lại có điểm chung chuyển tại Cảng. Lƣợng và loại hàng
thông cảng, khả năng thông qua câc khâu của Cảng là những yếu tố then chốt
quyết định qui mô và loại kho bãi phục vụ cho việc lƣu kho bảo quản các mặt hàng
khác nhau. Cụ thể là khi lƣợng hàng hóa cần qua cảng lớn mà khả năng thông qua
các khâu của Cảng bị hạn chế thì diện tích của các kho bãi trong và ngoài cảng quá
rộng chỉ là lãng phí không cần thiết. Nhƣng khi khả năng thông qua các khâu của
Cảng đã đáp ứng đƣợc nhu cầu của hàng nhƣ:luồng lạch thuận lợi cho lƣu thông
tàu có trọng tải lớn, các phƣơng tiện tuyến hậu phƣơng tốt đảm bảo thời gian bốc
xếp của tàu…thì hệ thống kho bãi cũng phải tƣơng xứng và phù hợp nhằm phục vụ
kịp thời tránh ùn tắc hàng lƣu kho bãi tại cảng.

14


1.4.1.Các kích thƣớc chủ yếu của kho.
 Diện tích hữu ích của kho (F h)
Là phần diện tích của kho hàng dùng để chứa hàng

Fh =∑ Fi(m2)

(1.2)

Trong đó:
Fi: diện tích của đống hàng thứ i (m2)


Fi=

(m2)

(1.3)

Trong đó:
+ b, l: kích thƣớc của một bao hoặc một kiện hàng xếp trong đống.
+ n: số bao hoặc kiện hàng xếp trong đống

n=

(bao, kiện )

( 1.4)

G : khối lƣợng hàng của đống trong ngày căng thẳng nhất(tấn)
tbq: thời gian bảo quản loại hàng xếp trong đống ( ngày)
g: trọng lƣợng của một bao, kiện xếp trong đống ( tấn)
+ m: số lớp xếp hàng trong đống

m=

(lớp)

(1.5)

H : chiều cao của đống hàng (m), h: chiều cao của một bao hoặc kiện (m)
+ a: hệ số tính đến khe hở giữa các bao hoặc kiện hàng xếp trong đống (a=0,94÷
0,97).

 Diện tích xây dựng của kho.

F XD =(1,3÷1,45)F h (m2)

(1.6)

1.4.2.Các chỉ tiêu công tác kho
- Hê số lƣu kho bãi: là tỷ số giữa khối lƣợng hàng hóa qua kho so với tổng lƣợng
hàng hóa qua Cảng. Nó đƣợc xác định theo công thức:

15


α = ∑Qk/∑QTQ

(1.7)

Trong đó:
∑Qk: tông lƣợng hàng hóa qua kho ( tấn)
∑QTQ: tông lƣợng hàng hóa qua Cảng ( tấn)

 Thời gian quay vòng.
Do chức năng của kho là bảo quản tạm thời hàng hóa cho đến khi hàng hóa đƣợc
xếp xuống tàu hay vào các phƣơng tiện vận tải khác.
- Thời gian bảo quản hàng hóa ở Cảng phụ thuộc vào dạng vận tải, loại hàng
và các nguyên nhân khác.
- Trong thực tế, thời gian bảo quản hàng tại Cảng biển thƣờng xảy ra nhƣ sau:
thời gian hàng nằm ở Cảng lâu hơn thời gian hàng nằm trên biển, với những lô
hàng lớn thƣờng nằm ở Cảng ít hơn những lô hàng nhỏ, hàng xuất nhập khẩu hàng
nội địa xa thƣờng giữ lại cảng lâu hơn hàng nội địa gần, hàng liên vận quốc tế lƣu

lâu hơn hàng địa phƣơng.
- Bên cạnh đó thời gian lƣu tại bãi của hàng hóa còn phụ thuộc vào những yếu
tố nhƣ: nâng cao việc tổ chức công tác xếp dỡ hàng tại cảng, sử dụng hợp lý tiềm
năng của cảng, chuyên môn hóa của cảng cũng nhƣ các khu bến.
- Các tiêu chuẩn để chuyên môn hóa kho: sử dụng hợp lý các kho bãi, nâng
cao hiệu quả bảo quản hàng hóa, tăng năng suất xếp dỡ giảm giá thành xếp dỡ,
giảm khối lƣợng hàng hóa phải xếp dỡ lại trong nội bộ cảng, nguyên tắc cơ bản của
việc chuyên môn hóa các kho, chuyên môn hóa theo loại hàng, chuyên môn hóa
theo hƣớng vận chuyển.
- Hệ số quay vòng của kho đƣợc tính :
(1.8)
Trong đó:
T: thời gian công tác của kho (ngày)
tbq: thời gian bảo quản hàng trong kho (ngày)

16


dung lƣợng của kho (tấn)
tổng lƣợng hàng qua kho (tấn).[11,tr23-24-25]
1.4.3. Cách xác định nhu cầu của bãi
- Xác định diện tích bãi chứa Container:
Khu vực bốc xếp bảo quản hàng container là nơi đƣợc trang bị các thiết bị bốc
xếp và bảo quản hàng container, phục vụ các phƣơng tiện ra vào Cảng. Do
container có tính tiêu chuẩn hóa rất cao nên các thiết bị bốc xếp thƣờng là các thiết
bị chuyên dụng nhƣ xe khung nâng chuyển container, cần trục trong bãi, xe nâng
để phục vụ cho việc bốc xếp và bảo quản hàng.
Khu vực chứa container chuẩn bị xuất, khu vực này nằm ngay tiếp giáp với
mặt cầu tàu, diện tích khu vực này thƣờng phụ thuộc vào lƣu lƣợng container đi và
đến Cảng.

Khu vực chứa container hàng nhập, khu vực này nằm ngay sau khu vực hàng
xuất, lƣu lƣợng hàng nhập sẽ quyết định diện tích khu vực nhập.
Khu vực bãi chữa container đặc biệt đó là nơi chứa các container lạnh, nguy
hiểm và các container đặc biệt khác.
Khu vực sửa chữa container hƣ hại.
Khu vực chứa hàng container lạnh là khu bãi có bố trí hệ thống điện 3 pha để
duy trì nhiệt độ cho các container này.
Lƣợng hàng container thông qua cảng có nhiều loại nhƣ: nhập có hàng, xuất có
hàng, xuất rỗng và đóng rút ruột tại bãi. Do đó khi tính toán diện tích bãi cũng phải
phân chia thành các loại: diện tích bãi xếp container xuất, diện tích bãi xếp
container nhập, bãi hàng CFS, bãi hàng xếp container rỗng, diện tích tích bãi xếp
container chứa hàng nguy hiểm, container hàng lạnh.
Bên cạnh đó bãi còn một phần diện tích nhà xƣởng khu văn phòng, khu vực
giao nhận về hệ thống giao thông trong cảng đƣợc xác định bằng từ 30% đến 40%
diện tích các khu vực xếp dỡ, bảo quản hàng.
Vì vậy nhu cầu bãi hàng năm phụ thuộc vào lƣợng hàng hóa thông qua cảng,
loại phƣơng tiện dùng để bốc xếp, cách bố trí bãi, chủng loại container…….

17


* Nhu cầu bãi nhập đƣợc xác định nhƣ sau:
 Nhu cầu bãi nhập
max
Qng
.n .Tbq .S c

Sn =
max
ng.n


Q

K sd

(m 2)

(1.9)

Qhn .K

(TEU)
TKT

(1.10)

Trong đó:
Qng.nmax: Lƣợng hàng nhập ngày cao nhất trong năm (TEƢ)
Qhn: Lƣợng hàng nhập trong năm (TEU)
TKT : Thời gian khai thác trong bãi 360 ngày
Tbq: Thời gian lƣu bãi bình quân 5 ngày
Kdh: Hệ số điều hoà hàng hoá
Sc: Diện tích chiếm chỗ bình quân của 1 Container hàng nhập
(19,7 m2/ TEU)
Ksd: Hệ số sử dụng của bãi (0,7)
• Nhu cầu bãi xuất

Khu vực xếp Container xuất đƣợc thiết kế kề liền ngay với cầu tàu với mục
đích giảm thiểu thời gian vận chuyển trong bãi, tiết kiệm thời gian và làm cho thời
gian đỗ bến của tàu giảm tới mức thấp nhất.

max
Qng
.n .Tbq .S c

Sx =
max
ng.n

Q

K sd

(m2)

( 1.11)

Qhx .K dh

(TEU)
TKT

(1.12)

Trong đó:
Qng.nmax: Lƣợng hàng xuất ngày cao nhất trong năm (TEƢ)
Qhn: Lƣợng hàng xuất trong năm (TEƢ)
TKT : Thời gian khai thác trong bãi 360 ngày
Tbq: Thời gian lƣu bãi bình quân 4 ngày
Kdh: Hệ số điều hoà hàng hoá
Sc: Diện tích chiếm chỗ bình quân cùa 1 Container hàng

18


(19,7 m2/ TEU đối với xe nâng)
Ksd: Hệ số sử dụng của bãi (0,7)
• Nhu cầu băi đóng hàng CFS

Khối lƣợng hàng hoá xuất nhập khẩu bằng Container phần lớn đƣợc chuyển
thẳng từ cảng về kho, bãi của chủ hàng. Bên cạnh đó còn có một lƣợng hàng hoá
nhất định đƣợc đóng rút hàng tại kho bãi của cảng, loại hàng này gọi là hàng lẻ
Diện tích bãi đóng hàng đƣợc tính nhƣ sau:
- Lƣợng hàng Container luân chuyển qua kho CFS

QCFSmax =

Qnam xK dh
x kCFS( Teu - ngày)
Tkt

(1.13)

- Dung lƣợng kho bãi dành cho hàng CFS

ECFS = QCFSM ax- x TLƣubăi (Teu-Ngày)

(1.14)

- Diện tích kho bãi cần thiết cho hàng CFS

SCFS=ECFSx SCFS-Teu (m2)


(1.15)

Trong đó:
Qcpsmax: Lƣợng hàng cont qua kho CFS trong ngày căng thẳng nhất (Teu)
kCFS: Tỷlệ hàng qua kho CFS so với toàn bộ lƣợng hàng qua cảng trong năm
ECFS: Dung lƣợng kho dành cho hàng CFS (Teu-ngày)
Tlƣu kho CFS: Thời gian lƣu hàng tại kho kho CFS (ngày)
Thống kê thời gian lƣu tại kho CFS của hàng hoá tại cảng Hải Phòng trong
những năm qua trung bình là 21 ngày.
SCP S: Diện tích kho CFS bình quân/Teu, chỉ tiêu này phụ thuộc nhiều vào
loại hàng. Thông thƣờng tại cảng Hải Phòng là 45m2 /Teu.
SCP S : Diện tích bãi đóng hàng lẻ (m2).
Sd =

max
Qng
.d .Tbq .S c

max
Qng
.n 

K sd

(m2)

(1.16)

Qhd .K dh

(TEU)
TKT

(1.17)

Trong đó:
Qng.d max: Lƣợng hàng đóng tại bãi ngày cao nhất trong năm (TEU)
19


×