Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Một số biện pháp tăng cường công tác đấu tranh chống gian lận thương mại đối với hàng hoá XNK tại cục hải quan TP hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (892.23 KB, 73 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là luận văn đƣợc nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các
số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, đáng tin cậy và chƣa
từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về luận văn này.
Hải Phòng, ngày 09 tháng 09 năm 2015

i


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập theo chƣơng trình Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế
tại trƣờng Đại học Hàng hải Việt Nam, tôi đã đƣợc các thầy giáo, cô giáo của
Trƣờng tận tình giảng dạy.
Đến nay tôi đã hoàn thành chƣơng trình và hoàn thiện luận văn tốt nghiệp của
mình với đề tài: “Một số biện pháp tăng cường công tác đấu tranh chống gian lận
thương mại đối với hàng hoá XNK tại Cục Hải quan TP. Hải Phòng”.
Tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các Thầy giáo, cô giáo của
Trƣờng Đại học Hàng hải Việt Nam. Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn thầy TS
Mai Khắc Thành là ngƣởi trực tiếp hƣớng dẫn tôi hoàn thành bản luận văn này!
Xin trân trọng cảm ơn!

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................... ii
MỤC LỤC........................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ................................................................... v
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ .............................................................. vi


LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIAN LẬN THƢƠNG MẠI TRONG
LĨNH VỰC HẢI QUAN VÀ CÔNG TÁC ĐẤU TRANH CHỐNG GIAN LẬN
THƢƠNG MẠI CỦA LỰC LƢỢNG HẢI QUAN............................................... 4
1.1. Khái niệm về gian lận thƣơng mại ................................................................ 4
1.1.1 Khái niệm.................................................................................................. 4
1.1.2 Khái niệm gian lận thƣơng mại trong lĩnh vực hải quan ............................... 4
1.2. Hậu quả của gian lận thƣơng mai đối với nền kinh tê quốc dân ...................... 7
1.3. Cơ sở pháp lý về đấu tranh chống gian lận thƣơng mại của lực lƣợng Hải quan
........................................................................................................................ 11
1.3.1. Các quy định quốc tế liên quan đến chông gian lận thƣơng mại trong lĩnh
vực Hải quan.................................................................................................... 11
1.3.2. Cơ sở lý luận công tác chống gian lận thƣơng mại của ngành Hải quan Việt
Nam ................................................................................................................ 16
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHỐNG GIAN LẬN THƢƠNG MẠI
ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TP HẢI
PHÒNG........................................................................................................... 18
2.1. Giới thiệu chung về Cục Hải quan Thành phố Hải Phòng ............................ 18
2.1.1. Sơ lƣợc về quá trình hình thành và phát triển của Cục Hải quan Thành phố
Hải Phòng ........................................................................................................ 18
2.1.2. Tổ chức bộ máy ...................................................................................... 19
2.1.3. Chức năng nhiệm vụ ............................................................................... 19
2.2. Công tác đấu tranh chống gian lận thƣơng mại đối với hàng hoá XNK tại Cục
hải quan TP Hải Phòng ..................................................................................... 21

iii


2.2.1. Các thủ đoạn gian lận thƣơng mại chủ yếu tại Cục Hải quan TP. Hải Phòng
........................................................................................................................ 21

2.2.2. Tổ chức bộ máy chống gian lân thƣơng mại tại Cục Hải quan TP Hải Phòng
........................................................................................................................ 35
2.2.3. Một số kết quả về chống gian lận thƣơng mại đối với hàng hoá XNK của
Cục Hải quan TP. Hải Phòng từ 2010-2014 ....................................................... 40
2.3. Đánh giá về kết quả hoạt động chống gian lận thƣơng mại đối với hàng hóa
XNK tại Cục Hải quan TP Hải Phòng ............................................................... 43
2.3.1 -Kết quả đạt đƣợc .................................................................................... 43
2.3.2 Tồn tại và nguyên nhân ............................................................................ 44
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC ĐẤU TRANH
CHỐNG GIAN LẬN THƢƠNG MẠI ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP
KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TP HẢI PHÒNG ............................................... 48
3.1. Kinh nghiệm chống gian lận thƣơng mại của hải quan quốc tế..................... 48
3.1.1. Sơ lƣợc về luật pháp hải quan và vấn để chông gian lận thƣơng mại ở một số
nƣớc trên thế giới ............................................................................................. 48
3.1.2

Kinh nghiệm chống gian lận thƣơng mại của hải quan quốc tế............... 51

3.2. Một số biện pháp tăng cƣờng công tác đấu tranh chống gian lận thƣơng mại tại
Cục Hải quan TP. Hải Phòng ............................................................................ 54
3.2.1. Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật ................................................................ 54
3.2.2. Gắn việc chống gian lận thƣơng mại với công cuộc cải cách hành chính ... 56
3.2.3. Tăng cƣờng công tác kiểm tra sau thông quan .......................................... 57
3.2.4. Tăng cƣờng công tác quản lý rủi ro và hoàn thiện việc xây dựng hệ thống cơ
sở dữ liệu, thông tin về doanh nghiệp, thông tin về hàng hoá .............................. 57
3.2.5. Tăng cƣờng công tác kiểm soát đấu tranh chống gian lận thƣơng mại ....... 60
3.2.6. Tăng cƣờng tuyên truyền giáo dục tới các doanh nghiệp ........................... 60
3.2.7. Xây dựng lực lƣợng hải quan trong sạch và chính quy, hiên đại, vững mạnh
........................................................................................................................ 61
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 66

iv


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Giải thích

BLHS

Bộ Luật Hình sự

CCHQ

Chi cục Hải quan

C/O

Certificate of Origin

GLTM:

Gian lận thƣơng mại

NSSXK

Nhập sản xuất xuất khẩu


NK

Nhập khẩu

TM

Thƣơng mại

TNHH

Tránh nhiệm hữu hạn

QLRR

Quản lý rủi ro

XK

Xuất khẩu

XNK:

Xuất nhập khẩu

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số bảng
2.4


Tên bảng
Số vụ vi phạm bị phát hiện và xử lý qua các năm 20102014

Trang
44

DANH MỤC HÌNH VẼ
Số hình

Tên hình

Trang

2.1

Sơ đồ bộ máy tổ chức Cục Hải quan TP.Hải Phòng

20

2.2

Số vụ vi phạm và số thuế truy thu

44

vi


LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Gian lận thƣơng mại là mặt trái của nền kinh tế thị trƣờng, nó ảnh hƣởng tới
tình hình kinh tế, chính trị -xã hội của đất nƣớc. Hiện nay nạn gian lận thƣơng mại
diễn ra với nhiều hình thức thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn. Chính điều này đã làm
cho sản xuất kinh doanh trong nƣớc gặp nhiều khó khăn, làm thất thu ngân sách
Nhà nƣớc, mất kỷ cƣơng trong hoạt động thƣơng mại.Chống gian lận thƣơng mại
luôn là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Tệ nạn gian lận thƣơng mại
ở nƣớc ta trong những năm gần đây có nhiều diễn biến phức tạp và đang là một
trong những trở ngại lớn cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc. Chính vì
vậy, Đảng và Nhà nƣớc ta hết sức coi trọng lĩnh vực đấu tranh phòng, chống gian
lận thƣơng mại và đã đề ra nhiều chủ trƣơng, chính sách để ngăn chặn, phòng ngừa
tệ nạn này.
Cảng Hải Phòng là của ngõ phía Bắc về đƣờng biển và là Cảng lớn thứ hai
cả nƣớc, do vậy nơi đây là địa bàn giao thƣơng hàng hóa từ các nƣớc trên thế giới
về Việt nam và ngƣợc lại. Số lƣợng hàng hóa qua các năm tăng nhanh chóng do
Việt nam ngày tham gia sâu rộng vào nên kinh tế thế giới và kinh tế Việt nam đang
trên đà phát triển mạnh mẽ. Hàng hóa xuất nhập khẩu lớn đa dạng về nhiều loại
hình (hàng đầu tƣ, hàng kinh doanh thƣơng mại, hàng gia công sản xuất hàng xuất
khẩu... chính vì vậy đây là nơi hoạt động gian lận thƣơng mại diễn ra mạnh mẽ.
Cục hải quan TP. Hải Phòng đƣợc giao nhiệm vụ thực hiện quản lý Nhà nƣớc về
hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu qua địa bàn Thành phố đã phối hợp với
các ban ngành đề ra nhiều giải pháp để đấu tranh đối với hoạt động gian lận thƣơng
mại. Trong những năm qua đã phát hiện và ngăn chặn nhiều vụ gian lận thƣơng
mại với trị giá lớn góp phần thu thuế ẩn lậu cho Ngân sách Nhà nƣớc tạo bình đẳng
trong kinh doanh cho các Doanh nghiệp. Tuy nhiên với địa bàn rộng, nhân lực hạn
chế cùng với chính sách tạo điều kiện về thủ tục hải quan cho Doanh nghiệp nên
kết quả chống gian lận thƣơng mại chƣa tƣơng xứng với vị thế của đơn vị Hải quan
đƣợc coi là đứng thứ hai của cả nƣớc. Do vậy để nâng cao công tác đấu tranh

1



chống gian lận thƣơng mại đối với hàng hóa xuất nhập khẩu qua địa bàn Cảng Hải
Phòng , em xin chọn đề tài: "Một số biện pháp tăng cường công tác đấu tranh
chống gian lận thương mại đối với hàng hoá XNK tại Cục Hải quan TP. Hải
Phòng" nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết về mặt lý luận và thực tiễn đang đặt ra ở
Hải Phòng hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn: Đề xuất một số biện pháp tăng cường công tác đấu
tranh chống gian lận thương mại đối với hàng hoá XNK tại Cục Hải quan TP. Hải
Phòng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu thực tiễn công tác đấu tranh chống gian lận
thƣơng mại đối với hàng hoá XNK tại Cục Hải quan TP. Hải Phòng trong giai
đoạn 5 năm từ năm 2010 đến năm 2014 và đề xuất một số biện pháp tăng cƣờng
công tác đấu tranh chống gian lận thƣơng mại đối với hàng hoá XNK tại Cục Hải
quan TP. Hải Phòng trong những năm 2015 - 2020.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng các phƣơng pháp: lôgíc và lịch sử, phân tích và tổng hợp;
cụ thể: phƣơng pháp luật học so sánh, phƣơng pháp thống kê, phân tích, phƣơng
pháp điều tra, gắn lý luận với thực tiễn, để chọn lọc tri thức khoa học cũng nhƣ
kinh nhiệm thực tiễn để thực hiện mục đích và nhiệm vụ luận văn đề ra.
Trong quá trình nghiên cứu tác giả tham khảo, kế thừa có chọn lọc các
công trình nghiên cứu, bài viết có liên quan đến lĩnh vực luận văn đề cập.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn làm sáng tỏ thêm về mặt lý luận đối với công tác đấu tranh

chống gian lận thƣơng mại đối với ngành hải quan và giúp lãnh đạo, cán bộ công
chức thuộc Cục Hải quan TP. Hải Phòng định hƣớng chỉ đạo và làm tốt trách
nhiệm của mình trong việc chống gian lận thƣơng mại trong phạm vi chức năng

nhiệm vụ luật định.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần đổi mới tổ chức hoạt động của

2


Cục Hải quan TP. Hải Phòng đề ra phƣơng án cụ thể, trƣớc mắt và lâu dài nhằm
tăng cƣờng đấu tranh chống gian lận thƣơng mại trên địa bàn Hải Phòng.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm 3 chƣơng.
Chƣơng 1: Lý luận chung về gian lân thƣơng mại trong lĩnh vực hải quan và
công tác đấu tranh chống gian lận thƣơng mại của cơ quan hải quan
Chƣơng 2. Thực trạng công tác chống gian lận thƣơng mại đối với hàng hóa
xuất nhập khẩu tại Cục hải quan TP Hải Phòng
Chƣơng 3. Một số biện pháp tăng cƣờng công tác đấu tranh chống gian lận
thƣơng mại đối với hàng hoá XNK tại Cục hải quan TP Hải Phòng

3


CHƢƠNG 1.
LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIAN LẬN THƢƠNG MẠI TRONG LĨNH
VỰC HẢI QUAN VÀ CÔNG TÁC ĐẤU TRANH CHỐNG GIAN LẬN
THƢƠNG MẠI CỦA LỰC LƢỢNG HẢI QUAN
1.1. Khái niệm về gian lận thƣơng mại
1.1.1 Khái niệm
Gian lận thƣơng mại là một hiện tƣợng xã hội mang tính lịch sử, nghĩa là nó
chỉ xuất hiện khi có sản xuất hàng hoá, khi các sản phẩm đƣợc mang ra trao đổi
trên thị trƣờng và khi có ngƣời bán, kẻ mua nhằm thực hiện giá trị đƣợc kết tinh

trong hàng hoá.
Trƣớc hết, gian lận là hành vi dối trá, mánh khoé lừa đảo của những ngƣời
không trung thực, còn gian lận thƣơng mại là hành vi gian lận thể hiện trong khu
vực thƣơng mại, thông qua hàng hoá, dịch vụ. Chủ thể hành vi gian lận thƣơng mại
là các chủ hàng (có thể là ngƣời mua, hay ngƣời bán và cũng có khi là cả ngƣời
mua và ngƣời bán). Mục đích hành vi này là nhằm thu lợi bất chính (lẽ ra họ không
đƣợc hƣởng) nhờ thực hiện trót lọt thủ đoạn dối trá, lừa đảo.Ví dụ về gian lận
thƣơng mại nhƣ: hàng có thuế suất cao, chủ hàng giấu giếm, nguỵ trang, khai với
cơ quan thuế là hàng có thuế suất thấp; hàng nhiều lại khai là hàng ít; khai sai
chủng loại...để trốn toàn bộ hoặc một phần số tiền thuế phải nộp cho nhà nƣớc.
Nghĩa là chủ hàng lừa dối cơ quan nhà nƣớc có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát
hàng hoá để thực hiện hành vi gian lận thƣơng mại. Ngoài ra, đối với hàng cấm,
hàng do nhà nƣớc quản lý và hạn chế lƣu thông, các chủ hàng cũng dùng các thủ
đoạn gian lận thƣơng mại để trốn tránh, qua mặt các cơ quan và nhân viên chức
năng...
1.1.2 Khái niệm gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan
Gian lận thƣơng mại trong lĩnh vực hải quan:là những hành vi gian lận
thƣơng mại của chủ hàng thực hiện trong quá trình, làm thủ tục xuất nhập khẩu
nhằm trốn tránh việc kiểm tra, kiểm soát của cơ quan hải quan để trốn thuế xuất
nhập khẩu của một phần hoặc toàn bộ hàng hoá.
4


Vấn đề xác định rõ khái niệm gian lận thƣơng mại trong lĩnh vực hải quan
cũng đƣợc Hội đồng hợp tác Hải quan quốc tế (nay là Tổ chức Hải quan thế giới
WCO) đề cập, thảo luận nhiều lần. Ngày 9-6-1977, các nƣớc thành viên họp tại
Nabi (Cộng hoà Kênia) đã ký kết Công ƣớc quốc tế về giúp đỡ hành chính giữa các
nƣớc nhằm ngăn ngừa, diều tra, trấn áp các hành vi vi phạm hải quan (gọi tắt là
Công ƣớc NAIROBI) và đƣa ra định nghĩa: "Gian lận thƣơng mại trong lĩnh vực
hải quan là hành vi vi phạm pháp luật hải quan, lừa dối hải quan để lẩn tránh một

phần hoặc toàn bộ việc nộp thuế xuất nhập khẩu, vi phạm các biện pháp cấm hoặc
hạn chế do luật pháp hải quan quy định, để thu đƣợc một khoản lợi nào đó do việc
vi phạm này".
Tại hội nghị quốc tế lần thứ 5 về chống gian lận thƣơng mại do WCO tổ
chức tại thủ đô Brussels (Bỉ) từ ngày 9-10 đến ngày 13-10-1995, các nƣớc tham dự
đã đƣa ra định nghĩa mói là: "Gian lận thƣơng mại trong lĩnh vực hải quan là hành
vi vi phạm pháp luật hải quan và các quy định liên quan khác, nhằm đạt mục đích:
-Trốn tránh việc nộp thuế hải quan, phí và các khoản thu khác đối với việc di
chuyển hàng hoá trong thƣơng mại;
-Tiếp nhận việc hoàn trả trợ cấp hoặc phụ cấp cho hàng hoá không thuộc đối
tƣợng đó (mạo nhận);
- Cố” ý đoạt đƣợc lợi thế thƣơng mại bất hợp pháp gây tác hại cho các
nguyên tắc và tập tục cạnh tranh thƣơng mại chân chính". Hội nghị còn tổng hợp,
nêu lên 16 loại hình gian lận thƣơng mại chủ yếu hiện nay trong lĩnh vực Hải quan.
Đó là :
+Buôn lậu hàng hoá (kể cả hàng bị cấm xuất nhập khẩu và đặc biệt hàng
thuộc Công ƣớc Washington về bảo vệ động vật quý hiếm và các quy định quốc
gia về bảo vệ môi trƣờng) qua biên giới hoặc ra khỏi kho ngoại quan.
+ Khai báo sai.
+ Khai tăng, giảm giá trị.
+ Lợi dụng chế độ ƣu đãi xuất xứ (kể cả chế độ hạn ngạch thuế quan).
+ Lợi dụng chế độ ƣu đãi hàng gia công, sản xuất hàng xuất khẩu.

5


+ Lợi dụng chế độ tạm nhập tái xuất (kể cả dùng thẻ ATA) (Agreement on
Temporary Admission).
+ Lợi dụng yêu cầu về giấy phép xuất nhập khẩu (qua thảo luận về hàng dệt,
trang bị quân đội).

+ Lợi dụng chế độ quá cảnh (đem dùng trong nƣớc).
+ Khai sai về số lƣợng, trọng lƣợng, chất lƣợng hàng hóa.
+ Lợi dụng chế độ mục đích sử dụng, kể cả buôn bán trái phép hàng đƣợc ƣu
đãi thuế. Lợi dụng thuế nhập khẩu dành cho những đối tƣợng sử dụng nhất định.
+ Vi phạm đạo luật về diễn giải thƣơng mại hoặc quy định về bảo vệ ngƣời
tiêu dùng.
+ Hàng giả, hàng án cắp mẫu mã.
+ Hàng giao dịch buôn bán không có sổ sách.
+ Yêu cầu giả, khống việc hoàn hoặc truy hoàn thuê hải quan (kể cả chứng
từ giả về hàng đã xuất khẩu).
+ Doanh nghiệp "ma” đăng ký kinh doanh lậu nhằm hƣởng tín dụng thuế trái
phép.
+ Thanh lý, (công ty kinh doanh) một thời gian ngắn, để nợ thuế nhiều rồi
tuyên bố thanh lý để tránh nộp thuế, sau đó thành lập công ty mới vớ i cùng ý định
và mục đích: Loại gian lận này thƣờng đƣợc gọi là "Hội chứng phƣợng hoàng".
- Ngoài các loại hình trên, gian lận thƣơng mại còn biểu hiện trong việc
chuyển tải hàng hoá:
Hiện nay, Tổ chức Hải quan thế giới rất quan tâm đến vấn đề gian lận trong
chuyển tải hàng hoá xuất nhập khẩu. Chuyển tải là một khâu tự nhiên cần thiết
trong quá trình thực hiện hoạt động thƣơng mại, nhằm đƣa hàng hoá từ nơi này đến
nơi khác nhƣng phải đi qua một số địa điểm nhất định nào đó.
Gian lận thƣơng mại trong chuyển tải đƣợc định nghĩa nhƣ sau: gian lận
thƣơng mại trong chuyển tải là việc sử dụng một nƣớc thứ ba để giấu nguồn gốc
thực sự của hàng hoá, che mắt hải quan của các nƣớc nhập khẩu.
Tại nƣớc thứ ba, ngƣời ta cung cấp các tài liệu giả hoặc có hoạt động gian

6


trá để nhằm thay đổi nguồn gốc hàng từ nƣớc xuất khẩu sang nƣớc quá cảnh (hay

nƣớc thứ ba). Đến khi đƣợc nhập hàng vào, họ sẽ tránh đƣợc các quy định hạn chế
mặt hàng của nƣớc nhập nhƣ hạn ngạch, chế độ ƣu đãi, bản quyền sản xuất...
Các loại gian lận thương mại qua chuyển tải thường là:
+ Hàng hoá đƣa vào một cảng hoặc một kho ở nƣớc chuyển tải. Tại đó, ngƣời
ta có thể thay nhãn mới (xem nhƣ là sản phẩm của nƣớc chuyển tải hoặc của một
nƣớc nào đó).
+ Hàng thực tế đƣa vào nƣớc chuyển tải là hàng hoàn chỉnh hoặc bán sản
phẩm, nhƣng lại đƣợc khai là nguyên phụ liệu, đƣợc coi là nguyên liệu để sản xuất
hoặc chế biến và nghiễm nhiên trở thành sản phẩm của nƣớc chuyển tải.
+ Hàng mang giấy tờ giả để chứng minh là hàng của nƣớc thứ ba trên đƣờng
đi từ nƣớc xuất hàng đến nƣớc nhập hàng.....
1.2. Hậu quả của gian lận thƣơng mai đối với nền kinh tê quốc dân
Thuế quan là các mức thuế đánh trên hàng hoá xuất nhập khẩu nhằm mục
đích làm tăng giá của hàng nhập khẩu để làm giảm sự cạnh tranh của các nhà sản
xuất trong nƣớc hoặc kích thích sản xuất tại nội địa. Vì vậy, các hành vi trốn thuế
xuất nhập khẩu thông qua hoạt động gian lận thƣơng mại đã làm mất tính công
bằng cạnh tranh thƣơng mại giữa hàng nội và hàng ngoại nhập. Hành vi cạnh tranh
tiêu cực phi kinh tế này gây nhiều thiệt hại cho ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng,
thể hiện nhƣ sau:
- Đối với ngƣời sản xuất trong nƣớc: Việc hàng ngoại tràn ngập thị trƣờng,
với chất lƣợng cao hơn, giá cả rẻ hơn hàng nội, thực sự là môi đe doạ đời sống của
hàng trăm nghìn công nhân trong các xí nghiệp trong nƣớc, nhất là những ngành
công nghiệp non trẻ, mới ra đời... Nguyên nhân là những xí nghiệp sản xuất trong
nƣớc vẫn phải nhập một số nguyên phụ liệu, nhiên liệu... và phải nộp thuế nhập
khẩu số hàng hoá này. Trong quá trình sản xuất ra sản phẩm để đem bán trên thị
trƣờng, họ còn phải nộp thuế lợi tức, thuế doanh thu vv... Trong khi hàng ngoại do
trốn đƣợc thuế, giá cả sẽ rẻ hơn hàng nội, làm cho hàng nội không bán đƣợc, dẫn
đến đọng vốn, thiếu vốn nợ, chồng chất dễ đi đến phá sản.

7



- Đối với ngƣời tiêu dùng: hàng ngoại tràn ngập thị trƣờng với giá rẻ sẽ tạo
nên thị hiếu, tâm lý ƣa dùng hàng ngoại. Tuy nhiên nguồn cung cấp của hàng ngoại
với giá rẻ hơn giá thành hàng nội do trốn đƣợc thuế là rất bấp bênh, vì không phải
lúc nào nhập hàng cũng trốn đƣợc thuế. Do đó, từng thời kỳ sẽ nảy sinh các cơn sốt
về giá, về hàng làm đảo lộn thị trƣờng, làm thị trƣờng mất ổn định mà Nhà nƣớc
không quản lý đƣợc.
- Một tác hại khác của gian lận thƣơng mại đối với nền kinh tế là làm cho
Nhà nƣớc thất thu thuế lớn, gây ảnh hƣởng đến quá trình tích lũy vốn của Nhà
nƣớc trong việc tiến hành cân đối thu chi ngân sách và công nghiệp hoá, hiện đại
hóa.
Ngoài ra, gian lận thƣơng mại còn gây tác hại đối với nền kinh tế ở chỗ nó
đã tạo nên một nền kinh tế tiêu thụ giả tạo trên một nền kinh tế sản xuất chƣa cân
xứng, thậm chí còn dẫn đến trì trệ vì đa số tầng lớp gian thƣơng và tham nhũng qua
hoạt động gian lận thƣơng mại không đầu tƣ vốn vào sản xuất mà thƣờng ăn xài xa
xỉ hoặc đầu tƣ vào bất động sản nhƣ nhà cửa. đất đai. vàng bạc, ngoại tệ, v.v.. Do
đó. bên cạnh tầng lớp này, xã hội cũng sẽ hình thành một khu vực kinh tế chuyên
về dịch vụ và tiêu thụ.
* Hậu quả của gian lận thương mại về mặt văn hoá, xã hội
Mục đích của gian lận thƣơng mại là không từ một thủ đoạn nào để thu đƣợc
nhiều lợi nhuận bất chính mà nếu làm ăn chính đáng họ không thể có đƣợc. Từ
hám lợi đó dần dần họ phản lại giá trị và hệ thông đạo đức truyền thống là: “của
phi nghĩa bất thủ, ngƣời phi nghĩa bất giao”, "đói cho sạch, rách cho thơm" hay
"mình vì mọi ngƣời", v.v.. để chạy theo đồng tiền, tạo ra một hệ thống phi đạo đức
khác là "vì tiền" hay "có tiền là có tất cả", v.v,. làm cho khoảng cách chênh lệch
giữa giàu, nghèo ngày càng lớn. Thực trạng xà hội hiện nay thấy khá rõ từ các
đồng tiền bất chính do gian lận thƣơng mại tạo ra đã làm cho đạo đức của nhiều kẻ
bị tha hóa. Đó là nguyên nhân chính gây nên nhiều tệ nạn xã hội, ảnh hƣởng
nghiêm trọng đến nhân cách văn hoá của nhiều ngƣời trong mọi tầng lớp nhân dân.

Đó cũng là lý do tại sao Nhà nƣớc đã phải bỏ ra nhiều tiền của và công sức để

8


chống lại văn hoá ngoại lai, đồi trụy, phản động, chống các tệ nạn xã hội nhằm duy
trì một nền văn hoá lành mạnh đậm đà bản sắc dân tộc và xây dựng một xã hội
công bằng, văn minh.
* Hậu quả của gian lận thương mại về mặt chính trị
Hậu quả của gian lận thƣơng mại đối với nền kinh tế và đối với nền văn hoá,
xã hội, làm ảnh hƣởng xấu đến uy tín của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nƣớc.
Gian lận thƣơng mại càng lây lan mạnh càng làm cho đời sống kinh tế của một bộ
phận nhân dân gặp khó khăn, thị trƣờng hỗn loạn, tệ nạn xã hội phát triển, công
bằng văn minh trong xã hội không đƣợc thiết lập. Nhà nƣớc thất thu thuế nên
không cân đối đƣợc thu chi ngân sách, một số qũy phúc lợi bảo hiểm xã hội bị
giảm sút v.v.. Thậm chí có một số cán bộ nhà nƣớc bị biến chất, đã lợi dụng vị trí,
quyền lực mà Nhà nƣớc giao phó để cấu kết với gian thƣơng, tiếp tay và bao c he
cho hoạt động gian lận thƣơng mại. Từ những thực trạng đó làm cho nhân dân
hoang mang, mất lòng tin đôi với Nhà nƣớc.
* Hậu quả của gian lận thương mại dưới góc độ quản lý
Gian lận thƣơng mại gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với kinh tế, văn
hoá, xã hội và chính trị. Những hậu quả này là trực tiếp, cụ thể dễ nhìn nhận thấy.
Song, một hậu quả khác cũng không kém phần nguy hại, nó làm cho các cơ quan
quản lý Nhà nƣớc không kiểm soát đƣợc tình hình hoạt động xuất nhập khẩu và
liên doanh đầu tƣ với nƣớc ngoài, công tác điều hành của các cơ quan chức năng
gặp nhiều khó khăn và hoạt, động kém hiệu quả. Tác hại này thể hiện nhƣ sau:
- Đối với quản lý vĩ mô:
Gian lận thƣơng mại là một trong những tác nhân làm cho sản xuất trong
nƣớc bị đình đốn, nhiều xí nghiệp đi đến phá sản, số ngƣời lao động làm việc trong
các xí nghiệp này sẽ có nguy cơ thất nghiệp, làm tăng đội quân thất nghiệp. Gian

lậu thƣơng mại trực tiếp hoặc gián tiếp đẻ ra các tệ nạn xã hội. Từ chỗ tạo ra một
số lợi nhuận bất chính cho một số ngƣời và có đồng tiền nhơ bẩn do làm ăn phi
pháp, họ sẽ tiêu xài lãng phí, phè phỡn, tha hóa; đó cũng là nguyên nhân gây nên
nhiều tệ nạn xã hội khác nhƣ rƣợu chè, cờ bạc, trộm cắp, v.v. cho những ngƣời lao

9


động mất việc. Mặt khác, nó làm cho công tác quản lý của Nhà nƣớc thêm khó
khăn, phức tạp, thêm các gánh nặng không đáng có, không thể dự kiến đƣợc hết
những tình huống phát sinh.
Gian lận thƣơng mại là nguyên nhân trực tiếp làm thất thu thuế, dẫn đến tình
trạng Nhà nƣớc mất cân đối về thu chi ngân sách, ảnh hƣởng đến các kế hoạch
kinh tế, tài chính. Mặt khác, do thâm hụt ngân sách, một số chƣơng trình dự án sẽ
bị cắt giảm. Để phát triển, Nhà nƣớc phải dựa vào nguồn vốn của nƣớc ngoài, dễ
dẫn đến phải lệ thuộc ít nhiều vào nƣớc ngoài. Gian lận thƣơng mại hoạt động sẽ
phá vỡ công tác kế hoạch hoá, bình ổn giá của Nhà nƣớc, tạo nên những cơn sốt về
hàng hoá, về giá cả làm cho Nhà nƣớc không quản lý đƣợc hoạt động xuất nhập
khẩu, làm cho công tác hoạch định chính sách, xây dựng chiến lƣợc phát triển kinh
tế-xã hội bị sai lệch, do không lƣờng hết các hậu quả mà gian lận thƣơng mại gây
ra.
- Đối với quản lý vi mô
Hậu quả của gian lận thƣơng mại đối với quản lý vĩ mô đã trực tiếp và gián
tiếp ảnh hƣởng đến công tác quản lý vi mô. Vì thiếu một hệ thống luật pháp đầy
đủ, chính sách rõ ràng nên gian lận thƣơng mại lợi dụng những kẽ hở, những quy
định thiếu đầy đủ. chặt chê để làm ăn phi pháp dẫn đến việc quản lý của các cơ
quan Nhà nƣớc ở cơ sở gặp nhiều khó khăn.
Các giải pháp chống gian lận thƣơng mại, duy trì kỷ cƣơng pháp luật, bịt các
lỗ hổng nhằm tăng cƣờng hiệu lực việc kiểm tra, kiểm soát, hoạt động thƣơng mại,
hoạt động xuất nhập khẩu ở cơ sở của một số ngành vừa qua vẫn là giải pháp tình

thế, nặng về hành chính, giải quyết vụ việc, chỉ mối giải quyết phần ngọn, giải
quyết từng nhánh mà chƣa giải quyết, triệt để tận gốc. Do đó, hoạt động gian lận
thƣơng mại đã làm cho một số bộ phận, một số cơ quan quản lý lúng túng, bị động,
khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ cũng nhƣ trong công tác quản lý cán bộ,
điều hành các công việc cụ thể tại đơn vị mình.
- Đối với lƣu thông hàng hóa:
Hoạt động gian lận thƣơng mại gây nên tâm lý ƣa dùng đồ ngoại vì đồ ngoại
10


trên đƣợc trốn thuế nên giá rẻ, hình thức và chất lƣợng có phần hơn, nhƣng do
nguồn hàng không ổn định, giá cả không ổn định nên gian lận thƣơng mại là
nguyên nhân gây nên những cơn sốt về hàng, về giá cả làm cho trật tự thị trƣờ ng
nội địa không đƣợc thiết lập, lƣu thông hàng hoá bị rôi loạn gây ách tắc cho sản
xuất và tiêu dùng trong nƣớc.
Tóm lại, gian lận thƣơng mại đã gây nên hậu quả nặng nề cả về quản lý vĩ
mô, quản lý vi mô và lƣu thông hàng hoá; cả vê mặt kinh tế, văn hoá. xã hội và
chính trị.
1.3. Cơ sở pháp lý về đấu tranh chống gian lận thƣơng mại của lực lƣợng Hải
quan
1.3.1. Các quy định quốc tế liên quan đến chống gian lận thương mại trong lĩnh
vực Hải quan
-Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (gọi tắt là GATT): Đây là
một trong những Hiệp định quốc tế quan trọng hàng đầu liên quan đến thƣơng mại,
thuế quan và lĩnh vực hải quan. GATT đƣợc ký lần đầu vào năm 1947- mở đầu cho
sự ra đời của hệ thống thƣơng mại đa phƣơng quốc tế và là tiền thân của tổ chức
WTO ngày nay từ chỗ chỉ có 23 thành viên, GATT không ngừng lốn mạnh và đến
tháng 1-1995 hoàn thiện thêm tổ chức, bổ sung cơ chế hoạt động, hoàn chỉnh các
định chế.... trở thành tổ chức WTO. Tính đến tháng 6-1998, WTO có 132 thành
viên và tổ chức này mang lại một môi trƣờng thƣơng mại rõ ràng, minh bạch, có

thể dự đoán trƣớc, với cơ chế rà soát chính sách thƣơng mại thông qua cánh công
khai trong nƣớc thành viên và trên thƣơng trƣờng quốc tế. Việc thuế quan hoá các
biện pháp phi thuế quan sau đó tiến tối cắt giảm dần thuế quan cùng với các định
chế chặt chẽ về dịch vụ, sở hữu trí tuệ... đã đảm bảo việc mở rộng thị trƣờng cho
các nƣớc thành viên, đặc biệt là cho các nƣớc đang phát triển. Nhƣ vậy, nhiều điều
khoản của GATT ngày nay vẫn có giá trị nhƣng đã đƣợc hoàn thiện thêm và mang
màu sắc mối, phù hợp với bối cảnh mối. Các nƣớc tuân thủ theo Hiệp định GATT
đã thỏa thuận về "Trị giá hàng hoá xuất nhập khẩu theo mục đích hải quan và ghi
nhận trong Điều 7, Hiệp định GATT những quy tắc về trị giá hải quan. Có thể tóm

11


tắt trị giá của hàng hoá nhập khẩu phải nhƣ sau:
+Căn cứ vào trị giá thực tế của hàng hóa.
+Không đƣợc dựa vào trị giá hàng hoá của nƣớc xuất xứ hoặc trị giá áp đặt
tùy tiện vô căn cứ.
+Phải là mức giá mà với mức giá đó hoặc hàng hoá tƣơng tự có thể bán trong
chu kỳ kinh doanh bình thƣờng với điều kiện cạnh tranh lành mạnh, không có sự
thông đồng giữa ngƣời mua, ngƣời bán để lập chứng từ giả làm sai lệch trị giá thực
của hàng hoá nhập khẩu.
Để cụ thể hoá Điều 7, Hiệp định GATT phù hợp với mục đích hải quan,
ngày 12-4-1979 các nƣớc thành viên GATT đã ký Hiệp định thực hiện Điều 7
GATT thống nhất về các phƣơng pháp xác định giá hàng nhập khẩu theo mục đích
hải quan. Hiệp định có hiệu lực từ ngày 1-1-1981. Đến năm 1994 Hiệp định này
đƣợc sửa đổi thành Hiệp định thực hiện Điều 7 GATT (1994), gồm 4 phần 24 điều.
Gian lận thƣơng mại, đặc biệt gian lận trị giá luôn luôn là mối quan tâm của
ngành Hải quan. Khi thực hiện Hiệp định trị giá GATT, gian lận trị giá vẫn tồn tại
thậm chí còn phát triển mạnh. Dƣới đây, chỉ giới thiệu tóm tắt một số dạng gian lận
trị giá phổ biến trên thế giới đƣợc phát hiện trong quá trình thực hiện Hiệp định trị

giá GATT (1994). Chắc chắn trong tƣơng lai khi nền kinh tế ngày càng mang tính
toàn cần hoá, cùng với thời gian, tổ chức WTO với các hiệp định quốc tế liên quan
đến thuế quan, sẽ còn phải tiếp tục bổ sung hoàn thiện:
Động cơ của hành vi gian lận: Hiệp định GATT (từ năm 1995 còn có các
định chế của WTO) và các Hiệp định quốc tế chuyên ngành khác đều ít nhiều đề
cập đến nguyên nhân, động cơ gian lận thƣơng mại nói chung và gian lận về trị giá
hàng nói riêng. Xét theo góc độ quản lý của hải quan thì động cơ chủ yếu thúc đẩy
các hành vi gian lận trị giá là chủ hàng muốn thu lợi riêng cho bản thân mình
không muốn làm nghĩa vụ đối với ngân sách, nên họ thƣờng mƣu toan:
+ Trốn tránh các khoản thuế và lệ phí nhập khẩu.
+ Nhập những mặt hàng đang bị cấm hoặc hạn chế nhập.
+ Kê khai sai nguồn gốc xuất xứ để kiếm lời hay trốn tránh các chƣơng trình

12


thƣơng mại đặc biệt.
+ Để tiếp tục duy trì cạnh tranh hoặc để chiếm lĩnh thị trƣờng nói riêng có
sức cạnh tranh quyết liệt.
+ Để trốn tránh các thuế nội địa.
- Công ước quốc tế về đơn giản hóa và hài hòa toàn bộ thủ tục Hải quan
(còn gọi là Công ước KYOTO).
Công ƣớc này đƣợc làm lại KYOTO - Nhật Bản ngày 18-5-1973 và đã đƣợc
chấp nhận tại kỳ họp 41/42 của Hội đồng hợp tác Hải quan thế giới (nay là Tổ hải
quan Thế giới WCO).
Mục đích của công ƣớc là đơn giản hoá và hài hòa hoá sao cho khoa học,
trong sáng, dễ hiểu, tránh mập mờ trong toàn họ thủ tục hải quan giữa các nƣớc,
đƣa ra các chuẩn mực về thủ tục hải quan cho từng loại hình xuất nhập khẩu (có áp
dụng các thành tựu hiện đại về khoa học: nhƣ dùng vi tính hoá, mạng Internet,
Intranet...) nhằm vừa tạo thuận lợi cho sự phát triển của thƣơng mại quốc tế và các

giao lƣu quốc tế khác, vừa chống gian lận thƣơng mại có hiệu quả, thúc đẩy
thƣơng mại và các giao lƣu quốc tế vì lợi ích chung của mọi quốc gia thành viên.
Công ƣớc gồm có ở chƣơng, 19 điều và 31 phụ lục kèm.
Hiện nay có 70 nƣớc tham gia Công ƣớc này trong đó có những nƣớc chỉ
mối tham gia một số phụ lục, song trên thực tế 31 phụ lục của Công ƣớc KYOTO
gần nhƣ đã chi phối toàn bộ các vấn đề về nghiệp vụ hải quan ở tất cả các loại hình
xuất nhập khẩu đƣợc nêu rõ các phụ lục - bao gồm các thủ tục nghiệp vụ nhƣ sau:
A1. Thủ tục trƣớc khi đăng ký tờ khai hàng hóa.
A2. Thủ tục lƣu kho tạm.
A3. Thủ tục áp dụng đối với các phƣơng tiện kinh doanh vận tải.
A4. Chế độ hải quan đối với hàng hoá dự trữ trên các phƣơng tiện.
B1. Thông qua hàng hoá cho tiêu dùng nội địa.
B2. Việc miễn giảm thuế nhập khẩu và các loại thuế cho hàng hoá khai báo
dùng nội địa.
B3. Tái nhập khẩu trong cùng quốc gia.

13


C1. Xuất khẩu hẳn.
D1. Quy tắc xuất xứ.
D2. Chứng cứ xuất xứ bằng chứng từ.
D3. Kiểm tra chứng cứ xuất xứ bằng chứng từ.
E1. Thủ tục quá cảnh hải quan.
E2. Thủ tục hải quan đổi với hàng chuyển tải.
E3. Thủ tục hàng gửi kho ngoại quan.
E4. Thủ tục hoàn thuế hải quan.
E5. Thủ tục hải quan tạm nhập để tái xuất trong cùng một nƣớc.
E6. Thủ tục hải quan tạm nhập để gia công trong nƣớc.
E7. Thủ tục miễn thuế đối với hàng nhập thay thế.

E8. Thủ tục tạm xuất để gia công ngoài nƣớc.
F1. Thủ tục hải quan cho khu vực tự do thuế quan.
F2. Thủ tục gia công hàng hoá dùng nội địa.
F3. Các líu đãi hải quan áp dụng đối với du khách.
F4. Thủ tục hải quan về vận chuyển bƣu điện.
F5. Thủ tục về việc gửi hàng gấp.
F6. Thủ tục thoai trả thuế nhập khẩu và các loại thuế.
F7. Thủ tục vận chuyển hàng hoá ven biển.
G1. Thông tƣ do cơ quan hải quan cấp.
G2. Quan hệ giữa cơ quan hải quan và bên thứ 3.
H1. Khiếu nại về các vấn đê Hải quan.
H2. Các vi phạm Hải quan.
(Việt Nam đã ký kết tham gia Công ƣớc này vào tháng 10-1997 với mức độ
chấp nhận 3 phụ lục: Al, BI và Cl).
- Công ước quốc tế về giúp đỡ hành chính lẫn nhau, ngăn ngừa, điều tra và
trấn áp các vi phạm Hải quan.
Công ƣớc này còn gọi là Công ƣớc NAIROBI đƣợc ký kết ngày 9-6-1977 tại
Nairobi, thủ đô Cộng hòa Kênia.

14


Công ƣớc NAIROBI nêu rõ, các vi phạm pháp luật hải quan trong đó có
buôn lậu và gian lận thƣơng mại trong lĩnh vực hải quan đã làm tổn hại tới những
lợi ích kinh tế, xã hội và thuế khóa của các quốc gia cũng nhƣ làm tổn hại đến
quyền lợi chính đáng của thƣơng mại quốc tế. Công ƣớc cho rằng, cuộc đấu tranh
chống các vi phạm Luật Hải quan có thể thu đƣợc những kết quả tốt hơn, nếu nhƣ
cộng đồng quốc tế thông qua việc hợp tác giúp đỡ hành chính lẫn nhau tích cực
nhằm ngăn ngừa điều tra và trấn áp các vi phạm hải quan giữa các quốc gia. Công
ƣớc đã đƣa ra nhiều biện pháp phòng chống gian lận thƣơng mại thông qua việc

hợp tác giúp đỡ hành chính lẫn nhau giữa hải quan các nƣớc.
Nội dung của Công ƣớc này là chống gian lận thƣơng mại, chống các vi
phạm pháp luật hải quan thực chất cũng là để tạo điều kiện và nâng cao hiệu quả
của thƣơng mại chân chính.
Tóm lại, các công ƣớc quốc tế đã vạch ra xu hƣớng phát triển tất yếu của
thƣơng mại quốc tế là ngày càng có tính toàn cầu hóa. Vì vậy để hòa nhập, hội
nhập với thị trƣờng thế giới, từng quốc gia phải tích cực cải tiến thủ tục, hoàn
chỉnh luật pháp theo hƣớng đơn giản hoá, đồng bộ, khoa học hoá để tiên tới từng
bƣớc thông nhất hoá thủ tục hải quan phục vụ cho thƣơng mại quốc tế hoạt động
có hiệu quả. Biện pháp lâu dài, đúng đắn là các quốc gia cần chủ động tham gia ký
kết các công ƣớc quốc tế liên quan.
Mặt khác, các công ƣớc quốc tế cũng nhấn mạnh rằng, muốn tham gia các
công ƣớc quốc tế có hiệu quả, các quốc gia phải tích cực đấu tranh chống gian lận
thƣơng mại, đồng thời cũng nêu lên những biện pháp chống gian lận thƣơng mại
cụ thể và đề ra những yêu cầu cần thiết mà các nƣớc muôn tham gia vào các công
ƣớc quốc tế phải thoả mãn nhƣ:
- Không thể tham gia ký kết thực hiện Hiệp định trị giá GATT mà lại không

có hệ thống kiểm toán Hải quan.
- Tham gia ký kết Công ước KYOTO phải gắn liền với hoàn chỉnh Luật pháp

Quốc gia. Phải quy định cụ thể về quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của ngƣời
xuất nhập khẩu trong việc tuân thủ pháp luật, chấp hành, các quy định của các cơ

15


quan quản lý Nhà nƣớc, có các khung hình phạt cụ thể, rõ ràng phù hợp với từng vi
phạm (tính chất, mức độ).
- Muốn chống gian lận thƣơng mại có hiệu quả hải quan các nƣớc phải hợp


tác chặt chẽ với nhau, giúp đỡ lẫn nhau trong việc trao đổi thông tin, cung cấp dữ
liệu và hồ sơ, chứng từ, hàng hoá gian lận thƣơng mại, cùng thống nhất phối hợp
hành động và biện pháp xử lý về gian lận thƣơng mại, tổ chức trao đổi kinh
nghiệm giữa các nƣớc v.v... Để làm đƣợc các điều trên, các nƣớc nên tham gia ký
kết Công ước NAIROBI.
Nói cách khác, ngày nay hoạt động thƣơng mại mang tính toàn cầu và hoạt
động hải quan theo đó cũng mang tính toàn cầu. Vì vậy, công tác chống gian lận
thƣơng mại phải đƣợc quốc tế hoá và chắc chắn sang thế kỷ tới các tổ chức quốc tế
vẫn phải tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các văn bản cũ, ký kết thêm những hiệp ƣớc,
công ƣớc mới để phù hợp với hoàn cảnh quốc tế lúc đó.
1.3.2. Cơ sở lý luận công tác chống gian lận thương mại của lực lượng Hải
quan Việt Nam
Trong những năm gần đây công tác đấu tranh chống gian lận thƣơng mại
đã trở lên quyết liệt và nóng bỏng. Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 4 Ban chấp
hành Trung ƣơng Đảng khóa VIII đã nhấn mạnh: "Tăng cƣờng sự phối hợp giữa
các cơ quan chức năng, phát huy vai trò của nhân dân để tiến hành có hiệu quả
những biện pháp chống buôn lậu trên các tuyến biên giới, vùng biển và trên thị
trƣờng nội địa. Ngăn chặn và xử lý nghiêm mọi hành vi buôn lậu, gian lận thƣơng
mại hoặc tiếp tay, bao che cho bọn buôn lậu".
Chính vì thế, từ nhiều năm nay Đảng và Nhà nƣớc ta rất quan tâm chỉ đạo
công tác này. Năm 1982 Hội đồng Nhà nƣớc ban hành Pháp lệnh trừng trị các tội
đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép; năm 1990 Ban Bí thƣ có Chỉ
thị số 64; Hội đồng Bộ trƣởng có Quyết định số 240 về chống tham nhũng, buôn
lậu. Đặc biệt ngày 20/11/1992, Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 15/CT-TW về tiếp tục
ngăn chặn và bài trừ tệ tham nhũng, buôn lậu; chỉ thị xác định: ngăn chặn và bài
trừ tệ nạn tham nhũng và buôn lậu là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của cấp ủy

16



Đảng. Có loại trừ tệ tham nhũng và buôn lậu thì chính quyền mới vững mạnh,
củng cố niềm tin của dân đối với Đảng. Từ năm 1996 - 1997 Chính phủ đã có
nhiều văn bản chỉ đạo quyết liệt công tác này nhƣ: Quyết định số 114/TTg về các
biện pháp cấp bách bài trừ tham nhũng, buôn lậu; Nghị quyết 85/CP ngày
11/7/1997 đề ra một số biện pháp cấp bách về chống buôn lậu; Chính phủ đã thành
lập Ban chỉ đạo chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại (gọi tắt là Ban 853TW),
giao cho Tổng Cục trƣởng TCHQ làm trƣởng ban. Đến ngày 27/8/2001 Thủ tƣớng
Chính phủ tiếp tục ký Quyết định số 127/2001/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo
chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thƣơng mại (còn gọi là Ban 127) thay thế
Ban 853 TW, đến nay Ban chỉ đạo đƣợc thay thế theo Quyết định 389 (gọi là ban
chỉ đạo 389).
Ngoài các văn bản nêu trên, trong BLHS, luật Hải quan, luật Thƣơng mại,
luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính v.v...
cũng đã có các quy định cụ thể làm cơ sở pháp lý cho lực lƣợng hải quan trọng
việc đấu tranh phòng chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại.
Nhƣ vậy, thông qua các văn bản trên ta thấy Đảng và Nhà nƣớc thể hiện
quan điểm quyết liệt trong chỉ đạo đấu tranh phòng chống tệ nạn này; xác định đấu
tranh chống buôn lậu và giân lận thƣơng mại là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng,
lâu dài và là trách nhiệm của Đảng, Nhà nƣớc và các ban ngành trong đó có lực
lƣợng Hải quan.
Thứ hai về chức năng về quản lý Nhà nƣớc về Hải quan thể hiện quản lý
bằng chính sách pháp luật và bằng hoạt động kiểm tra, giám sát. Do vậy cơ quan
Hải quan Việt Nam, khi tiến hành kiểm tra, giám sát, kiểm soát, có nhiệm vụ tổ
chức đấu tranh chống buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối, tiền
Việt Nam qua biên giới; áp dụng các biện pháp phát hiện, ngăn chặn, điều tra, xử
lý các vi phạm theo quy định của pháp luật. Qua đó có thể thấy công tác đấu tranh
chống gian lận thƣơng mại là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành Hải
quan đƣợc Nhà nƣớc quy định thông quan việc thực hiện các biện pháp nghiệp vụ
theo quy định của pháp luật.


17


CHƢƠNG 2.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHỐNG GIAN LẬN THƢƠNG MẠI ĐỐI VỚI
HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TP HẢI PHÕNG
2.1. Giới thiệu chung về Cục Hải quan Thành phố Hải Phòng
2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Cục Hải quan Thành
phố Hải Phòng
Với sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc, Cách mạng tháng 8 thành
công, nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Ngày 10 tháng 9 năm 1945, Bộ
trƣởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp thừa ủy quyền của Chủ tịch Chính phủ lâm
thời Việt Nam dân chủ cộng hòa ký Sắc lệnh số 27 - SL thành lập “Sở thuế quan
và Thuế gián thu”, khai sinh ra ngành Hải quan Việt Nam với mục đích đảm bảo
việc kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu và duy trì nguồn thu ngân sách.
Ngày 14/04/1995, Bộ Công thƣơng ban hành Nghị định số 87/BTC-ND-KB
thành lập Sở Hải quan Hải Phòng, cơ quan tiền thân của Cục Hải quan Hải Phòng
ngày nay. Sở Hải quan Hải Phòng đƣợc giao nhiệm vụ kiểm tra giám sát các hoạt
động xuất nhập khẩu và xuất nhập cảnh trên một địa bàn, ngoài ra còn đƣợc giao
nhiệm vụ kiểm soát thuốc phiện toàn bộ khu vực biên giới biển và trong nội địa
của địa bàn quản lý.
Tháng 4 năm 1958, Sở Hải Quan Hải Phòng đổi tên là Phân sở Hải quan Hải
Phòng. Tháng 6 năm 1962, Phân sở Hải quan Hải Phòng đƣợc đổi tên là Phân cục
Hải quan Hải Phòng và trụ sở chuyển về Số 22 - Điện Biên Phủ thành phố Hải
Phòng. Chỉ sau 5 năm thành lập, cán bộ công chức Hải quan Hải Phòng đã vinh dự
là đơn vị tiêu biểu của ngành Hải quan, đƣợc tặng thƣởng Huân chƣơng Lao động
hạng Ba do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 09/08/1961 về thành tích trong phong
trào thi đua thực hiện kế hoạch những năm 60 của ngành Ngoại thƣơng. Những
năm tiếp theo, đơn vị luôn đạt đƣợc những thành tích xuất sắc đƣợc Chính phủ

tặng bằng khen về thành tích trong phong trào thi đua yêu nƣớc thực hiện kế hoạch
nhà nƣớc, Ủy ban Hành chính Hải Phòng tặng bằng khen về thành tích trong công
tác bảo mật phòng gian.

18


2.1.2. Tổ chức bộ máy
Bộ máy tổ chức của Cục Hải quan Hải Phòng hiện nay đứng đầu là cục
trƣởng, sau đó là bốn phó cục trƣởng và tiếp theo là các phòng, ban, chi cục hải
quan và tƣơng đƣơng, chi tiết nhƣ sơ đồ ở hình 2.1. Mỗi đơn vị đều có các chức
năng, nhiệm vụ cụ thể.
Cục Trƣởng

Phó Cục
Trƣởng

Phó Cục
Trƣởng

Phó Cục
Trƣởng

Đơn vị tham mƣu

Phó Cục
Trƣởng

Chi cục Hải quan và tƣơng đƣơng


Văn phòng 1

Đội kiểm soát Hải quan

Phòng tổ chức cán bộ

CCHQ cửa khẩu cảng HP KV I

Phòng tài vụ - quản trị

CCHQ cửa khẩu cảng HP KV II

Phòng thuế xuất nhập khẩu

CCHQ cửa khẩu cảng HP KV III

Phòng giám sát quản lý về
Hải quan

CCHQ cửa khẩu cảng Đình Vũ
CCHQ kiểm tra sau thông quan

Phòng quản lý rủi ro

CCHQ quản lý hàng đầu tƣ gia công

Phòng chống buôn lậu và xử
lý vi phạm

CCHQ khu chế xuất, khu công nghiệp


Trung tâm dữ liệu và công
nghệ thông tin

CCHQ Hải Dƣơng
CCHQ Hƣng Yên

Văn phòng 2
CCHQ Thái Bình

Hình 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức Cục Hải quan TP.Hải Phòng
Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ Hải quan Hải Phòng
2.1.3. Chức năng nhiệm vụ
Cục Hải quan TP.Hải Phòng có nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo, hƣớng dẫn, triển
khai thực hiện các quy định của nhà nƣớc về thủ tục hải quan trên địa bàn quản lý
của Cục, bao gồm:

19


×