Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Một số biện pháp tăng cường công tác quản lý tài chính của quận kiến an – thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 87 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc
chỉ rõ nguồn gốc.
Ngày 14 tháng 9 năm 2015
Tác giả

Trần Thị Thúy Nga

i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, Tác giả luận văn xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám
hiệu Trƣờng đại học Hàng Hải Việt Nam, Viện sau đại học Hàng Hải Việt Nam đã
quan tâm, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình tôi học tập tại trƣờng cũng nhƣ
trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn thầy giáo PGS, TS. Đặng Công Xƣởng, Phó
trƣởng phòng Công nghệ thông tin - trƣờng Đại học Hảng Hải Việt Nam đã tận
tình quan tâm, hƣớng dẫn, đóng góp ý kiến cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo và các chuyên viên phòng Tài chính –
Kế hoạch quận Kiến An đã tạo điều kiện, đóng góp các ý kiến, cung cấp các số
liệu, thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này.
Một lần nữa, tôi xin đƣợc chân trọng cảm ơn!
Hải Phòng, ngày 14 tháng 9 năm 2015
Tác giả luận văn

Trần Thị Thúy Nga


ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ ..........................................viii
CHƢƠNG 1 ....................................................................................................... 4
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ........... 4
HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG .............................................. 4
1.1. Lý luận chung về hoạt động tài chính ........................................................ 4
1.1.1. Khái niệm, bản chất tài chính ................................................................. 4
1.1.2. Hệ thống tài chính ................................................................................... 4
1.1.2.1. Ngân sách nhà nước ............................................................................. 4
1.2. Lý luận chung về quản lý tài chính công ................................................... 6
1.2.1. Định nghĩa và bản chất ........................................................................... 6
1.2.2. Vai trò ...................................................................................................... 7
1.2.3. Chức năng ............................................................................................... 7
1.3. Quản lý tài chính công ............................................................................... 9
1.3.1. Khái niệm, mục tiêu ................................................................................. 9
1.3.2 Phạm vi quản lý tài chính công ................................................................ 9
1.3.3. Nội dung hoạt động quản lý tài chính cấp quận ................................... 17
1.4.Cơ sở pháp lý của quản lý tài chính công trong công tác quản lý tài chính23
1.4.1. Quản lý tài chính công [9] .................................................................... 23
CHƢƠNG 2 ..................................................................................................... 27
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH .............................. 27
TẠI QUẬN KIẾN AN - THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ................................... 27

2.1. Đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội quận Kiến An ................................. 27
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 27

iii


2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ......................................................................... 27
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân quận Kiến An ............................. 28
2.1.4 Kết quả đạt được giai đoạn 2010 - 2014 ............................................... 30
2.2. Thực trạng hoạt động quản lý tài chính tại quận kiến An ........................ 38
2.2.1 Tình hình lập dự toán thu ngân sách nhà nước tại quận Kiến An ......... 38
2.2.1.1 Lập dự toán thu ngân sách nhà nước tại quận Kiến An ..................... 38
2.2.2. Thực trạng công tác quản lý tài chính .................................................. 46
5%/năm). ......................................................................................................... 47
2.2.2. Tình hình chi ngân sách nhà nước tại quận Kiến An ............................ 48
2.2.2.1 Lập dự toán chi ngân sách nhà nước tại quận Kiến An...................... 48
2.2.3.Tình hình thực hiện quản lý nợ công...................................................... 55
2.2.4. Tình hình thực hiện quản lý tài sản công .............................................. 57
2.3. Đánh giá chung về hoạt động quản lý tài chính tại quận Kiến An .......... 59
2.3.1 Những kết quả đạt được ......................................................................... 59
2.3.3. Một số hạn chế, yếu kém ....................................................................... 61
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
CỦA QUẬN KIẾN AN - THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ................................. 63
3.1. Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế thành phố Hải Phòng [13] ........... 63
3.1.2. Mục tiêu phát triển chung năm 2015 .................................................... 63
3.1.3. Các chỉ tiêu chủ yếu năm 2015 ............................................................. 63
3.2. Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội quận Kiến An giai đoạn 20102014 ................................................................................................................. 64
3.2.1. Mục tiêu chung: ..................................................................................... 64
3.2.2. Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội quận Kiến An năm 2015. 66
3.3. Biện pháp tăng cƣờng công tác quản lý tài chính của quận Kiến An ...... 67

3.3.1. Đối với hoạt động quản lý thu- chi ngân sách nhà nước ...................... 67
3.3.2. Đối với hoạt động quản lý nợ ................................................................ 73
3.3.3. Đối với hoạt động quản lý tài sản công ................................................ 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 75

iv


Kết luận ........................................................................................................... 75
Kiến nghị: ........................................................................................................ 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 78

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Giải thích

NSNN

Ngân sách nhà nƣớc

NSĐP

Ngân sách địa phƣơng

UBND


Uỷ ban nhân dân

HĐND

Hội đồng nhân dân

TW

Trung ƣơng

ĐP

Địa phƣơng

XDCB

Xây dựng cơ bản

NS

Ngân sách

CP

Chính phủ

GTSX

Gía trị sản xuất


CN-XD

Công nghiệp – xây dựng

NN-TS

Nông nghiệp – thủy sản

TM-DV

Thƣơng mại – dịch vụ

NN

Nông nghiệp

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

GTGT

Gía trị gia tăng

TTĐB


Tiêu thụ đặc biệt

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

KH

Kế hoạch

TH

Thực hiện

DN

Doanh nghiệp

XD CSHT

Xây dựng cơ sở hạ tầng

TDTT

Thể dục thể thao

QLHC

Quản lý hành chính


ĐVSDNS

Đơn vị sử dụng ngân sách

NSTW

Ngân sách trung ƣơng

NSĐP

Ngân sách địa phƣơng

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu
bảng
2.1

Tên bảng

Trang

Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội quận Kiến An giai

31

đoạn 2010-2014


2.2

Dự toán thu NSNN quận Kiến An giai đoạn 2010-2014

39

2.3

Một số chỉ tiêu thu chủ yếu của quận Kiến An giai đoạn
2010-2014
Bảng so sánh tình hình thực hiện thu ngân sách quận Kiến
An giai đoạn 2010-2014
Bảng tổng hợp tình hình thu ngân sách nhà nƣớc quận Kiến
An giai đoạn 2010-2014
Bảng tổng hợp tình hình thu ngân sách nhà nƣớc quận Kiến
An giai đoạn 2010-2014
Bảng 2.8 Tổng hợp tình hình chi ngân sách nhà nƣớc quận
Kiến An giai đoạn 2010-2014
Tình hình chi trên địa bàn quận Kiến An giai đoạn 20102014

41

Thanh toán nợ công quận Kiến An giai đoạn 2010-2014

55

2.4
2.5
2.6

2.7
2.8
2.9

vii

43
45
49
50
51


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Số hình

Tên hình vẽ

Trang

1.1

Sơ đồ hệ thống tài chính

6

1.2

Sơ đồ vai trò tài chính


8

1.3

Sơ đồ chức năng tài chính công

9

1.4

Cơ cấu thu ngân sách nhà nƣớc

12

1.5

Cơ cấu chi ngân sách nhà nƣớc

16

1.6

Sơ đồ hoạt động quản lý tài chính quận

23

2.1

Cơ cấu ngành


32

2.3

Thu – chi ngân sách nhà nƣớc giai đoạn 2010-2014

33

2.4

Công nợ

56

viii


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Quản lý tài chính nhà nƣớc là hoạt động quan trọng nhằm thúc đẩy hoàn
thành các nhiệm vụ đề ra của mỗi cấp chính quyền, góp phần vào công cuộc đổi
mới, phát triển đất nƣớc.
Hiện nay, tình hình thế giới, trong nƣớc đã ảnh hƣởng không nhỏ tới mọi
hoạt động của quốc gia và của các địa phƣơng. Bên cạnh đó, Nhà nƣớc ta đang
đẩy mạnh cải cách kinh tế, cơ cấu lại và tạo dựng bộ máy quản lý tài chính đất
nƣớc với các chế tài phù hợp, hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra.
Ngân sách nhà nƣớc là nguồn thu chính để phát triển, có ý nghĩa quan trọng
đối với kinh tế đất nƣớc. Hàng năm, nguồn vốn đầu tƣ cho phát triển kinh tế là
rất lớn. Dựa theo định hƣớng của Đại Hội Đảng XI, Ngân sách nhà nƣớc nắm
giữ vai trò, chức năng của mình trong thời kỳ mới – là nền móng cho sự phát

triển của kinh tế đất nƣớc nói chung và kinh tế địa phƣơng nói riêng.
Quận Kiến An, thành phố Hải Phòng đƣợc thành lập năm 1994 có diện tích
29,6 km2, với dân số gần 12 vạn ngƣời: quận có 10 đơn vị hành chính cấp
phƣờng. Kiến An là quận có vị trí chiến lƣợc quan trọng về chính trị, an ninh,
quốc phòng, là trung tâm đào tạo đội ngũ cán bộ cho thành phố. Qua 20 năm
phát triển, quận giành đƣợc những thành tích đang kể trong: kinh tế, xã hội có sự
phát triển lớn mạnh, bộ mặt đô thị có nhiều chuyển biến; an ninh giữ vững,
không ngừng cải tiến bộ máy chính trị. Có đƣợc những thành tích đáng kể đó là
do quận đã có nhiều cố gắng trong việc gia tăng hiệu quả quản lý các hoạt động
tài chính, đặc biệt là tận dụng nguồn thu, chi ngân sách một cách hợp lí, góp
phần vào đầu tƣ cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh phát triển kinh tế địa phƣơng, cải cách
bộ máy hành chính, đạt hiệu quả cao trong phát triển kinh tế vùng. Do vậy,
nhiệm vụ cấp bách hiện tại là hoàn hiện và thay đổi công tác quản lý ngân sách
để quận ngày càng phát triển, thực hiện một cách tốt nhất các nhiệm vụ đề ra.
Từ các vấn đề trên, với sự hƣớng dẫn tận tình của các thầy cô giáo Trƣờng
Đại học Hàng Hải Việt Nam, bên cạnh đó là sự giúp đỡ của đội ngũ các cán bộ
công tác tại phòng Tài chính – Kế hoạch quận Kiến An, em đã chọn và đi sâu
1


nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp tăng cường công tác quản lý tài chính
của quận Kiến An – thành phố Hải Phòng”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trong những năm gần đây, quản lý nhà nƣớc có nhiều cải cách, thay đổi
nhằm hoàn thiện mọi mặt về thể chế pháp lý gia tăng hiệu quả về tăng trƣởng,
phát triển trên các mặt kinh tế, xã hội phù hợp với xu hƣớng phát triển trên thế
giới. Theo đó lĩnh vực quản lý tài chính công đã gặt hái đƣợc nhiều thành công
góp phần đƣa nền kinh tế của đất nƣớc phát triển, đời sống nhân dân ngày càng
đƣợc đẩy đủ, no ấm.
Là một cấp ngân sách trung gian, gần với ngân sách cấp phƣờng – cấp cơ

sở, ngân sách cấp quận cũng tham gia tích cực vào quá trình điều hành NSNN
thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội của địa phƣơng.
Để thấy rõ vai trò cấp ngân sách quận cụ thể và tính hiệu quả của quản lý nhà
nƣớc, qua đó nhằm tìm ra các phƣơng pháp gia tăng hiệu quả hoạt động quản lý tài
chính tại quận Kiến An là mục tiêu nghiên cứu chính của luận văn đã chọn.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Hoạt động quản lý công, trong đó quản lý tài chính luôn là vấn đề mang tính
thời sự và nhận đƣợc nhiều sự quan tâm của ngƣời dân. Đề tài nghiên cứu luận
văn đã đƣa ra đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu là: hoạt động quản lý tài chính
tại quận Kiến An giai đoạn 2010-2014; các cơ chế liên quan đến công tác tài
quản lý tài chính tại quận Kiến An..
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở phƣơng pháp luận: Các quan điểm toàn diện, thống nhất, khách
quan, lịch sử, gắn lý luận với thực tiễn, khoa học với cuộc sống…
Phƣơng pháp nghiên cứu:
+Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu
+ Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh.
+ Phƣơng pháp thống kê toán học
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Thực trạng tình hình việc quản lý tài chính nói chung và của quận Kiến An
2


trong giai đoạn hiện nay chƣa đáp ứng, phù hợp các yêu cầu về hiệu lực và hiệu
quả quản lý; các chính sách liên quan về quản lý tài chính nhà nƣớc ở địa
phƣơng còn nhiều bất cập, chƣa đồng bộ. Do đó cần nghiên cứu các biện pháp
có thể thực thi, phù hợp với thực tiễn trên địa bàn quận nhằm gia tăng tính hiệu
quả quản lý tài chính quận.
6. Nội dung nghiên cứu chủ yếu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động quản lý tài chính, trong đó nhấn

mạnh hoạt động quản lý thu - chi ngân sách.
Phân tích đánh giá hoạt động quản lý tài chính và các cơ chế chính sách tại
quận Kiến An.
Đề xuất các phƣơng pháp tăng cƣờng hiệu quả quản lý tài chính của quận
Kiến An.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài lời mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Luận văn đƣợc chia thành 3
chƣơng:
Chƣơng 1 - Lý luận chung về hoạt động tài chính và hiệu quả hoạt động
quản lý tài chính công
Chƣơng 2 - Thực trạng hoạt động quản lý tài chính tại quận Kiến An,
thành phố Hải Phòng
Chƣơng 3 - Một số biện pháp tăng cƣờng công tác quản lý tài chính của
quận Kiến An, thành phố Hải Phòng

3


CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG
1.1. Lý luận chung về hoạt động tài chính
1.1.1. Khái niệm, bản chất tài chính
Tài chính – một phạm trù kinh tế (phạm trù giá trị) gắn liền với tiền tệ, nhƣng
không đồng nhất với tiền tệ. Trong đời sống xã hội các hiện tƣợng tài chính luôn
luôn gắn liền với sự hiện diện của tiền tệ. Tài chính không thể tách rời tiền tệ bởi vì
các quỹ tiền tệ là nội dung vật chất của tài chính. Nó luôn chịu sự tác động của các
quan hệ phân phối giữa các chủ thể trong xã hội [5]
Tài chính có: chức năng phân phối và giám đốc.
- Chức năng phân phối: Là phƣơng diện hoạt động chủ yếu của tài chính

trong phân phối của cải xã hội thông qua hình thức giá trị. Tài chính là công cụ
(phƣơng tiện) phân phối; Của cải xã hội dƣới hình thức giá trị là đối tƣợng phân
phối. Chủ thể tham gia quá trình phân phối này là Nhà nƣớc, các doanh nghiệp.
Dƣới sự tác động của các quan hệ phân phối này mà các đại lƣợng tiền tệ vận
động trong quá trình tạo lập hay sử dụng các quỹ tiền tệ, thỏa mãn việc sản xuất
kinh doanh, tiêu dùng… Quan hệ phân phối quyết định hình thức, nội dung và
mục đích vận động của tiền tệ [5]
- Chức năng giám đốc: là phƣơng diện hoạt động chủ yếu của tài chính
trong kiểm tra quá trình vận động của các nguồn tài chính để tạo lập hay sử dụng
các quỹ tiền tệ. Chức năng này là khả năng mang tính khách quan, nhờ vào đó
chủ thể tham gia vào quá trình phân phối của cải xã hội dƣới hình thức giá trị.
Đối tƣợng của kiểm tra tài chính là quá trình của các nguồn thu tài chính [5]
Vậy Tài chính là các quan hệ phân phối của cải xã hội dƣới hình thức giá
trị ở quá trình tạo lập hay sử dụng các quỹ tiền tệ, thỏa mãn các nhu cầu của con
ngƣời, thực hiện hoạt động phân phối. [5]
1.1.2. Hệ thống tài chính
1.1.2.1. Ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nƣớc là toàn bộ khoản thu, chi của nhà nƣớc trong dự toán
4


đã đƣợc cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định và đƣợc thực hiện trong
một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng của nhà nƣớc. [19]
Ngân sách nhà nƣớc thể hiện các quan hệ tài chính phát sinh trong quá trình
nhà nƣớc lập, phân phối và sử dụng quỹ NSNN. Nhà nƣớc tham gia các quan hệ
tài chính, sử dụng các hình thức, biện pháp khác nhau để tạo lập, phân phối và
sử dụng quỹ NSNN.
1.1.2.2. Tín dụng
Tín dụng nhà nƣớc là một loại hình tín dụng gắn liền với nhà nƣớc, là
phƣơng pháp huy động và sử dụng nguồn vốn của nhà nƣớc theo nguyên tắc tín

dụng để bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nƣớc và chi đầu tƣ phát triển của nhà
nƣớc. [9]
Khâu tín dụng thể hiện các quan hệ tài chính phát sinh trong quá trình các
chủ thể chuyển giao nguồn tài chính theo nguyên tắc hoàn trả, nhằm tạo lập các
quỹ tiền tệ trong xã hội.
Các ngân hàng thƣơng mại tham gia quan hệ tài chính để huy động vốn và
cho vay, do đó hình thành nên quỹ tín dụng của ngân hàng này; Nhà nƣớc tham
gia quan hệ tín dụng qua phát hành các loại trái, tín phiếu… góp phần hình
thành quỹ NSNN. [6]
1.1.2.3. Bảo hiểm
Bảo hiểm là một khâu trong hệ thống tài chính, là các quan hệ tài chính
phát sinh ở bên mua bảo hiểm (dƣới hình thức đóng phí bảo hiểm) và bên bảo
hiểm trong hoạt động thu phí bảo hiểm và trả tiền bảo hiểm. Tạo lập, phân phối
quỹ tiền tệ sử dụng trong khâu bảo hiểm là các quỹ bảo hiểm (bảo hiểm xã hội,
quỹ bảo hiểm của công ty bảo hiểm…).
1.1.2.4. Tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp thể hiện quan hệ tài chính phát sinh trong hoạt động
tài chính của doanh nghiệp nhằm tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp.
1.1.2.5. Tài chính dân cư, tài chính tổ chức phi kinh doanh

5


Tài chính dân cƣ (các hộ gia đình) đƣợc thể hiện quan hệ tài chính phát
sinh trong việc hình thành và dùng các quỹ tiền tệ trong dân cƣ, chủ yếu nhằm
thỏa mãn mục đích tiêu dùng.
Các quan hệ tài chính phát sinh trong hoạt động của các tổ chức phi kinh
doanh (không có chức năng kinh doanh) phổ biến mang tính chất bổ trợ cho các
hoạt động chính, nhằm tạo lập phân phối sử dụng quỹ tiền tệ, đảm bảo cho hoạt
động chức năng đƣợc Nhà nƣớc quy định hoặc thừa nhận.

Nhƣ vậy, hệ thống tài chính bao gồm 5 hệ thống chính, đó là hệ thống ngân
sách, tín dụng, bảo hiểm, tài chính doanh nghiệp, tài chính dân cƣ và các tổ chức
(xem hình 1).
HÖ thèng tµi chÝnh

Ng©n s¸ch
nhµ n-íc

TÝn
dông

B¶o
hiÓm

Tµi chÝnh
doanh nghiÖp

Tµi chÝnh d©n
c-, c¸c tæ chøc

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ hệ thống tài chính
1.2. Lý luận chung về quản lý tài chính công
1.2.1. Định nghĩa và bản chất
Tài chính công là một bộ phận hữu cơ trong nền tài chính quốc gia. Sự ra
đời và phát triển của tài chính công luôn gắn liền với sự ra đời và phát triển của
Nhà nƣớc, do vậy Tài chính công là một phạm trù kinh tế gắn liên với thu nhập
và chi tiêu của nhà nƣớc. Tài chính công vừa là nguồn lực để nhà nƣớc thực hiện
các chức năng vốn có của mình, vừa là công cụ để nhà nƣớc chi phối, điều chỉnh
các hoạt động khác của xã hội. Chính vì vậy tài chính công là công cụ quan
trọng để nhà nƣớc thực hiện những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của đất

nƣớc. [9]
Tài chính công phục vụ cho các lợi ích chung, lợi ích công cộng của toàn
xã hội, của quốc gia hoặc của đa số. Nó gắn với thu nhập và chi tiêu của Chính
phủ và thuộc sở hữu Nhà nƣớc.

6


Tài chính công đƣợc sử dụng cho các hoạt động của nhà nƣớc với xã hội,
không vì mục tiêu lợi nhuận.
Tóm lại, Tài chính công là các hoạt động thu và chi bằng tiền của Nhà
nƣớc, phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế dƣới hình thức giá trị trong quá
trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nƣớc nhằm phục vụ cho
việc thực hiện các chức năng vốn có của Nhà nƣớc đối với xã hội.
So sánh với tài chính nhà nƣớc:
- Tài chính công không gắn với hoạt động mang tính kinh doanh thu lợi
nhuận, trong khi tài chính nhà nƣớc bao gồm cả hoạt động thu lợi.
- Tài chính công gắn với nhiệm vụ chi tiêu phục vụ cho việc thực hiện các
chức năng vốn có của Nhà nƣớc.
Cơ cấu tài chính công gồm có:
- Ngân sách.
- Tài chính các cơ quan hành.
- Tài chính của các đơn vị nhà nƣớc cung cấp dịch vụ công.
- Các quỹ tài chính ngoài ngân sách của Nhà nƣớc phục vụ lợi ích công cộng.
1.2.2. Vai trò
Tài chính công rất quan trọng đối với quản lý nhà nƣớc:
- Huy động tài chính cho bộ máy Nhà nƣớc.
- Đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của Nhà nƣớc
- Bảo đảm cho Nhà nƣớc thực hiện các nhiệm vụ đề ra.
- Thực hiện công bằng xã hội.

- Tài chính công góp phần ổn định và phát triển kinh tế
1.2.3. Chức năng
Tài chính công có những chức năng cơ bản là:
- Chức năng phân phối và phân bổ nguồn lực;
- Chức năng điều chỉnh kinh tế vĩ mô;
- Chức năng kiểm tra, giám sát;
- Chức năng tạo lập vốn.
* Chức năng phân phối và phân bổ nguồn lực
7


Nhà nƣớc sử dụng chức năng này để phân phối và phân phối lại các nguồn tài
chính trong xã hội nhằm thực hiện mục tiêu công bằng xã hội trong phân phối và
hƣởng thụ kết quả của xã hội. Trong quá trình phân phối các nguồn lực quốc gia, nhà
nƣớc là chủ thể phân bổ với tƣ cách là ngƣời có quyền lực chính trị, hoặc là ngƣời có
quyền sở hữu, hoặc là ngƣời có quyền sử dụng các nguồn lực tài chính và các nguồn
lực tài chính thuộc quyền chi phối của nhà nƣớc chính là đối tƣợng phân bổ,
* Chức năng điều chỉnh kinh tế vĩ mô
Trong nền kinh tế luôn tiềm ẩn những nhân tố làm mất ổn định kinh tế vĩ
mô nhƣ lạm phát, thất nghiệp … do vậy cần thiết có sự điều chỉnh, can thiệp của
Nhà nƣớc một cách có hiệu quả thông qu các biện pháp và các công cụ kinh tế vĩ
mô, trong đó chính sách tài khóa, tiền tệ là công cụ vô cùng quan trọng của nhà
nƣớc khi thực hiện điều chỉnh nền kinh tế.
*Chức năng kiểm tra, giám sát:
Chức năng này là yêu cầu mang tính khách quan để xem xét tính đúng đắn,
hợp lý của quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của nhà nƣớc. Mục
tiêu của kiểm tra và giám sát của tài chính công là xem xét việc chấp hành luật
pháp, chính sách của các chủ thể thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với việc hình
thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của nhà nƣớc.
* Chức năng tạo lập vốn

Nhà nƣớc thực hiện quyền lực chính trị tạo ra các quỹ tiền tệ qua các khoản
thu có tính bắt buộc .
Vai trß tµi chÝnh c«ng

Huy ®éng
nguån lùc

Tiªu dïng
chÝnh phñ

Thùc hiÖn
nhiÖm vô
KT-XH

Thùc hiÖn
c«ng b»ng
x· héi

Sơ đồ 1.2. Sơ đồ vai trò tài chính công

8

Thóc ®Èy kinh
tÕ ph¸t triÓn


Chức năng tài chính công

T¹o lËp


Giám sát

Ph©n bæ

Điều chỉnh

Quü tiÒn tÖ

Sơ đồ 1.3. Sơ đồ chức năng tài chính công
1.3. Quản lý tài chính công
1.3.1. Khái niệm, mục tiêu
Quản lý tài chính công là sự tác động của hệ thống các cơ quan của Nhà
nƣớc đến những mặt hoạt động của tài chính công nhằm đạt đƣợc những mục
tiêu nhất định. [9]
Quản lý tài chính công là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và
kiểm soát các hoạt động thu chi của Nhà nƣớc nhằm phục vụ cho việc thực hiện
các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nƣớc một cách hiệu quả nhất. Đó là một loại
quản lý hành chính nhà nƣớc, thực thi bởi một hệ thống các cơ quan Nhà nƣớc
và thực hiện theo những quy phạm pháp luật của Nhà nƣớc. Là một phƣơng thức
quan trọng để các nguồn lực tài chính, thực thi các chức năng nhiệm vụ của nhà
nƣớc đối với xã hội.
1.3.2 Phạm vi quản lý tài chính công
1.3.2.1 Quản lý Ngân sách nhà nƣớc
Quản lý NSNN là quản lý quá trình hoạt động của các nguồn tài chính
trong quá trình thành lập và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nƣớc để thực
thi chức năng của Nhà nƣớc.
9


Cơ cấu ngân sách nhà nƣớc:

Thu ngân sách nhà nƣớc là việc Nhà nƣớc dùng quyền lực của mình để tập
trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách nhà nƣớc
nhằm bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nƣớc. [9]
Theo điều 2 Luật ngân sách nhà nƣớc năm 2002: Thu ngân sách nhà nƣớc
bao gồm những khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh
tế Nhà nƣớc; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện
trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. [9]
* Các khoản thu trong cân đối ngân sách:
- Các khoản thu từ Thuế
Thuế là một cách động viên bắt buộc của Nhà nƣớc nhằm tập trung một bộ
phận nguồn lực của cải xã hội vào NSNN để phục vụ nhu cầu chi tiêu của Nhà
nƣớc thích ứng với từng giai đoạn phát triển của đời sống xã hội.
- Các khoản thu từ phí, lệ phí
Lệ phí là một khoản thu của NSNN gắn liền với việc hƣởng thụ những lợi ích
do việc cung cấp hành chính, pháp lý cho các thể nhân và pháp nhân, gồm có: các
loại phí phổ biến mà chính phủ qui định, các loại phí mang tính địa phƣơng.
- Các khoản thu từ các hoạt động kinh tế của nhà nƣớc
Các khoản thu trên đánh giá hoạt động kinh tế đa dạng của nhà nƣớc, bao
gồm các khoản thu từ việc:
Sử dụng vốn thuộc NSNN.
Bán tài sản mà nhà nƣớc đã cho các chủ thể thuê trƣớc đây.
Bán tài sản thuộc sở hữu nhà nƣớc trong cổ phần hóa doanh nghiệp quốc doanh.
Bán lại các cơ sở kinh tế của nhà nƣớc.
Cho thuê hoặc bán tài nguyên thiên nhiên.
* Các khoản thu bù đắp thiếu hụt của ngân sách
Trong quá trình quản lý ngân sách, nhà nƣớc thƣờng có nhu cầu chi nhiều
hơn thu đƣợc, việc giảm các khoản chi rất là khó khăn do ảnh hƣởng của các
hoạt động kinh tế, xã hội. Do vậy, nhà nƣớc phải tìm ra các phƣơng pháp bù đắp

10



thiếu hụt. Phƣơng pháp thƣờng sử dụng là vay tiền để đáp ứng nhu cầu chi tiêu,
bao gồm các khoản vay trong nƣớc và vay nƣớc ngoài:
- Các khoản vay trong nƣớc:
Ở Việt Nam chính phủ thƣờng ủy nhiệm cho Kho Bạc nhà nƣớc phát hành
trái phiếu chính phủ dƣới các hình thức:
Tín phiếu kho bạc: là trái phiếu chính phủ ngắn hạn, có thời hạn dƣới một
năm, đƣơc phát hành để huy động vốn nhằm giải quyết mất cân đối tạm thời của
NSNN trong năm tài chính.
Trái phiếu kho bạc: là trái phiếu chính phủ trung và dài hạn, có thời hạn
trên một năm đƣợc phát hành để huy động vốn nhằm giải quyết bội chi NSNN
xuất phát từ yêu cầu đầu tƣ phát triển kinh tế đã đƣợc Quốc hội phê chuẩn.
Trái phiếu đầu tƣ (trái phiếu công trình): là trái phiếu chính phủ trung và
dài hạn, có thời hạn trên một năm và đƣợc phát hành để huy động vốn cho các
công trình xác định đã đƣợc ghi trong kế hoạch đầu tƣ của nhà nƣớc và cho Quỹ
hỗ trợ phát triển.
-Các khoản viện trợ và vay nợ nƣớc ngoài
Viện trợ nƣớc ngoài: bao gồm viện trợ không hoàn lại và viện trợ có hoàn
lại với lãi suất thấp và thời hạn trả nợ dài hơn so với các khoản vay trên thị trƣờng
quốc tế.
Nguồn viện trợ này đƣợc các tổ chức quốc tế chủ động phân bổ theo những
tiêu chuẩn do Liên Hợp Quốc qui định đối với các loại quỹ chung hoặc do các tổ
chức quốc tế chuyên ngành cấp đối với các loại quỹ ủy thác trên cơ sở các dự án
xây dựng trƣớc của nƣớc nhận viện trợ.
Nhìn chung, viện trợ quốc tế bổ sung sự thiếu hụt trong nƣớc, góp phần
thúc đẩy nền tăng trƣởng kinh tế, vấn đề quan trọng ở đây là các nƣớc nhận viện
trợ cần có phƣơng án sử dụng vốn viện trợ có hiệu quả.
Vay nợ nƣớc ngoài: là những khoản cho vay của nƣớc ngoài theo điều kiện
thƣơng mại và lãi suất thị trƣờng, có thể thực hiện dƣới các hình thức: phát hành

trái phiếu bằng ngoại tệ mạnh ra nƣớc ngoài, vay bằng hình thức tín dụng xuất
khẩu (khi nhà nƣớc mua hàng của nƣớc ngoài nhƣng đƣợc hoãn trả nợ trong một
11


thời gian nhƣng phải chịu lãi suất trên khoản nợ đó) và vay từ các tổ chức tài
chính tiền tệ thế giới.
Cũng giống nhƣ nguồn vốn viện trợ, vay nợ nƣớc ngoài thúc đẩy tăng
trƣởng kinh tế. Điểm khác nhau là do vay theo điều kiện thƣơng mại phải chịu
lãi suất tƣơng đối cao, vì vậy việc tính toán sử dụng nguồn vốn này cho có hiệu
quả là hết sức cần thiết, nêú không nó sẽ trở thành gánh nặng cho ngân sách.
Thu ngân sách

Thu trong cân đối ngân
sách (thuế, phí, hoạt động
kinh tế…)

Thu bù đắp thiếu hụt ngân sách
(vay, viện trợ…)

Sơ đồ 1.4. Cơ cấu thu ngân sách nhà nƣớc
Chi ngân sách nhà nƣớc:
Chi ngân sách nhà nƣớc là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà
nƣớc nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nƣớc theo những nguyên tắc
nhất định. [19]
Chi ngân sách nhà nƣớc là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã
đƣợc tập trung vào ngân sách nhà nƣớc và đƣa chúng đến mục đích sử dụng. Vì
vậy, chi ngân sách nhà nƣớc là những việc cụ thể không chỉ dừng lại trên các
định hƣớng mà phải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công
việc thuộc chức năng của nhà nƣớc. [19]

Đặc điểm của chi ngân sách nhà nƣớc:
Chi ngân sách nhà nƣớc gắn với bộ máy nhà nƣớc và những nhiệm vụ kinh
tế, chính trị, xã hội mà nhà nƣớc đảm đƣơng trong từng thời kỳ; gắn với quyền
lực nhà nƣớc, mang tích chất pháp lí cao; gắn chặt với sự vận động của các
phạm trù giá trị khác nhƣ giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tiền lƣơng, tín dụng,
v.v... (các phạm trù thuộc lĩnh vực tiền tệ).

12


Các khoản chi của NSNN đƣợc xem xét hiệu quả trên tầm vĩ mô, mang tính
chất không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu.
* Chi đầu tƣ phát triển:
Chi đầu tƣ phát triển là quá trình nhà nƣớc sử dụng một phần thu nhập từ
quỹ NSNN và các quỹ ngoài ngân sách mà chủ yếu là quỹ NSNN để đầu tƣ xây
dựng cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội, đầu tƣ phát triển sản xuất và dự trữ hàng hóa
có tính chiến lƣợc nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu ổn định và tăng trƣởng
kinh tế.
Chi đầu tƣ phát triển là khoản chi có tính tích lũy, không để tiêu dùng hiện
tại mà có tác dụng tăng trƣởng kinh tế, là khoản chi không mang tính phí tổn, có
khả năng hoàn lại vốn. Vậy tại sao chi đầu tƣ phát triển lại có thể có tác dụng
tăng trƣởng kinh tế? Có thể xét đơn giản nhƣ khi nhà nƣớc đầu tƣ xây dựng các
công trình giao thông, bệnh viện, trƣờng học, một mặt làm tăng cầu về các hàng
hóa vật liệu xây dựng, làm sản lƣợng của các mặt hàng này tăng lên, tạo công ăn
việc làm cho ngƣời lao động tham gia vào các công trình xây dựng và những
ngƣời trong ngành sản xuất vật liêu xây dựng, và từ đó kéo theo tăng trƣởng của
các ngành khác. Đơn giản nhƣ vậy có thể thấy chi đầu tƣ phát triển đã góp phần
đạt đƣợc một số mục tiêu của nền kinh tế.
Khoản chi này có thể ở dƣới các hình thức nhƣ cấp phát không hoàn lại, có
thể chi theo dự toán kinh phí hoặc cấp phát theo lệnh chi tiền. Chi đầu tƣ phát

triển có mức độ ƣu tiên thấp hơn chi thƣờng xuyên.
Các khoản chi đầu tƣ phát triển bao gồm:
Chi đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng về kinh tế – xã hội công cộng:
Đây là khoản chi lớn trong chi đầu tƣ phát triển, bao gồm chi đầu tƣ xây
dựng mới, cải tạo nâng cấp các công trình không có khả năng thu hồi vốn hoặc
thu hồi vốn chậm nhƣ công trình giao thông, đê điều, bệnh viện, trƣờng học, nhà
văn hóa… tạo điều kiện cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng
trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, có tính chất “mồi” để thu hút các nguồn
vốn khác đầu tƣ cho mục tiêu công cộng.

13


Đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng xã hội thƣờng hƣớng vào đầu tƣ phát triển nguồn
nhân lực, phát triển cơ sơ vật chất phục vụ các hoạt động giáo dục, đào tạo, y tế,
văn hóa, bảo vệ môi trƣờng. Nhìn chung khoản chi đầu tƣ này có vai trò quyết
định trong việc tạo thế cân đối cho nền kinh tế – xã hội, hút vốn của các chủ thể
đầu tƣ khác để thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế.
Chi hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nƣớc, đầu tƣ góp vốn cổ phần vào các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cần thiết cho nền kinh tế:
Khoản chi hỗ trợ, góp vốn của nhà nƣớc thƣờng đƣợc cân nhắc rất thận
trọng. Nhà nƣớc chỉ đầu tƣ với những ngành quan trọng có quy mô lớn. Chẳng
hạn, các cơ sở sản xuất ra tƣ liệu sản xuất chủ yếu đặc biệt là những mặt hang
còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, các sản phẩm liên quan đến quốc phòng, an
ninh, các doanh nghiệp công ích.
Khoản chi này có xu hƣớng điều chỉnh giảm khi hội nhập sâu rộng hơn.
Bên cạnh mục tiêu dẫn dắt nền kinh tế khoản chi hỗ trợ các doanh nghiệp còn
đƣợc sử dụng khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái sâu nhằm hạn chế đà
suy giảm kinh tế. Tuy nhiên, khoản chi này chỉ xuất hiện mang tính nhất thời.
Chi dự trữ nhà nƣớc:

Chi dự trữ nhà nƣớc nhằm mục đích đảm bảo sự phát triển ổn định của nền
kinh tế. Khoản chi này trƣớc hết đƣợc sử dụng để ngăn chặn, hạn chế và bù
những tổn thất bất ngờ xảy ra đối với nền kinh tế do thiên tai, dịch bệnh, địch
họa… mang lại. Trong nền kinh tế thị trƣờng, khoản chi này còn đƣợc sử dụng
để điều tiết nền kinh tế trƣớc các thất bại của thị trƣờng nhằm thực hiện ổn định
kinh tế vĩ mô đặc biệt khi nền kinh tế gặp phải các cú sốc từ bên ngoài.
* Chi thƣờng xuyên
Chi thƣờng xuyên là quá trình phân bổ và sƣ̉ du ̣ng thu nhâ ̣p tƣ̀ các quỹ tài
chính công nhằm đáp ứng các nhu cầu chi gắn liền với việc thực hiện các nhiệm
vụ thƣờng xuyên của nhà nƣớc về quản lý kinh tế – xã hội. Thƣờng có pha ̣m vi
rô ̣ng, gắ n liề n với viê ̣c thƣ̣c hiê ̣n các nhiê ̣m vu ̣ thƣờng xuyên của nhà nƣớc . Với
xu thế phát triể n , chi thƣờng xuyên cũng có xu hƣớng mở rô ̣ng . Xét theo lĩnh
vƣ̣c chi, chi thƣờng xuyên bao gồ m các khoản chi cho tiêu dùng xã hội gắn liền
14


với chức năng quản lý xã hội của nhà nƣớc, thể hiện sự quan tâm của mình đến
nhân tố con ngƣời trong quá trình phát triển kinh tế, đồng thời thực hiện chức
năng văn hóa, giáo dục, quản lý, an ninh quốc phòng. Ngoài ra chi thƣờng xuyên
còn bao gồm: chi cho các đơn vị sự nghiệp, chi cho hoạt động quản lý nhà nƣớc,
chi cho hoạt động an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội, và các khoản chi
khác nhƣ chi trợ giá theo chính sách nhà nƣớc, chi trả lãi tiền vay do chính phủ
vay, chi hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội.
* Chi trả nợ gốc tiền chính phủ vay đƣợc quy định cho ngân sách cấp tỉnh
Chi trả nợ nhà nƣớc bao gồm: Trả nợ trong nƣớc và nƣớc ngoài.
Hàng năm số chi trả nợ của nhà nƣớc đƣợc bố trí theo một tỷ lệ nhất định
trong tổng số chi của NSNN nhằm đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn.
* Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của ngân sách cấp tỉnh
Hoạt động của các quy luật kinh tế có thể dẫn đến những biến động phức
tạp không có lợi cho nền kinh tế hoặc xảy ra thiên tai đòi hỏi phải có một khoản

dự trữ giúp nhà nƣớc điều tiết thị trƣờng, khắc phục hậu quả.
Khoản dự trữ này đƣợc hình thành bằng nguồn tài chính đƣợc cấp phát từ
NSNN hàng năm. Dự trữ quốc gia đƣợc sử dụng cho hai mục đích:
- Điều chỉnh hoạt động của thị trƣờng, điều hòa cung cầu về tiền, ngoại tệ
và một số mặt hàng thiết yếu.
- Giải quyết hậu quả các trƣờng hợp rủi ro bất ngờ xảy.
* Chi bổ sung cho ngân sách cấp dƣới
- Bổ sung cân đối thu, chi ngân sách nhằm bảo đảm cho chính quyền cấp
dƣới cân đối nguồn ngân sách.
- Bổ sung có mục tiêu nhằm hỗ trợ ngân sách cấp dƣới thực hiện các nhiệm vụ.
* Chi chuyển nguồn ngân sách địa phƣơng năm trƣớc sang ngân sách địa
phƣơng năm sau

15


Chi ngân sách

Chi đầu tƣ
phát triển

Chi bổ sung
cấp dƣới

Chi thƣờng
xuyên

Chi trả nợ

Sơ đồ 1.5. Cơ cấu chi NSNN

1.3.2.2 Quản lý các quỹ tài chính khác của Nhà nước
Quỹ tài chính nhà nƣớc bao gồm: Quỹ hỗ trợ phát triển, bảo hiểm xã hội,
hỗ trợ tín dụng doanh nghiệp, khuyến khích xuất khẩu.... Các quỹ tài chính nhà
nƣớc đƣợc quản lý thông qua các quy trình, hạch toán riêng biệt. Nguồn hình
thành chính của các quỹ tài chính nhà nƣớc là từ NSNN hoặc kết hợp nguồn vốn
từ NSNN và đóng góp.
1.3.2.3. Quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước
Các cơ quan nhà nƣớc các cấp đều có nguồn phục vụ cho việc thực hiện
các nhiệm vụ của cơ quan mình. Nguồn tài chính cho các cơ quan này hoạt động
chủ yếu dựa vào các khoản cấp phát theo chế độ từ NSNN theo nguyên tắc
không bồi hoàn trực tiếp để thực hiện nhiệm vụ Nhà nƣớc giao.
1.3.2.4. Quản lý tài chính trong các đơn vị cung cấp dịch vụ công của Nhà nước
Đơn vị cung ứng dịch vụ công thuộc nhà nƣớc là những đơn vị thực hiện
nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ hoặc các đơn vị thực hiện các hoạt động công
ích (cung ứng xây dựng, đƣờng xá…) không vì mục đích kinh doanh lợi nhuận.
Nguồn tài chính co các đơn vị này hoạt động là từ NSNN, một số những
khoản thu khác có nguồn gốc từ NSNN, các khoản thu do đơn vị tự khai thác,
các khoản thu từ quyên góp, tặng, biếu không phải nộp NSNN.
1.3.2.5. Quản lý tài sản công
Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân. Điều 17 Hiến pháp nƣớc
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định “Đất đai, rừng núi,
16


sông hồ, nguồn nƣớc, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục
địa và vùng trờ, phần vốn và tài sản do nhà nƣớc đầu tƣ vào các xí nghiệp, công
trình thuộc các ngành và các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, kỹ
thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy
định là của Nhà nƣớc đều thuộc sở hữu toàn dân” [9]
Tài sản công phải đƣợc Nhà nƣớc giao cho các cơ quan trực thuộc bộ máy

nhà nƣớc, các tổ chức kinh tế, xã hội … trực tiếp quản lý. Nhà nƣớc có trách
nhiệm bảo tồn, phát triển nguồn tài sản công một cách tiết kiệm và có hiệu quả
phục vụ cho sự phát triển đất nƣớc.
Một phần tài sản công đƣợc hình thành từ hoạt động chi tiêu các quỹ tiền tệ
của Nhà nƣớc, đồng thời tài sản công cũng tạo ra một nguồn thu quan trọng cho
NSNN. Giá trị tài sản công chiếm một phần rất lớn trong chi ngân sách hàng
năm, do đó quản lý tài sản công là một nội dung quan trọng trong quản lý tài
chính công.
1.3.3. Nội dung hoạt động quản lý tài chính cấp quận
1.3.3.1. Quản lý ngân sách nhà nước
* Khái niệm quản lý ngân sách nhà nƣớc
Quản lý quỹ NSNN là việc xây dựng kế hoạch tạo lập, sử dụng NSNN tập
trung các khoản thu, tổ chức và điều hòa vốn tiền mặt đảm bảo thực hiện chi trả
tiền NSNN.
Hoạt động quản lý quỹ NSNN bao gồm:
Xây dựng kế hoạch tạo lập và sử dụng quỹ NSNN.
Tập trung các nguồn thu là việc sử dụng hệ thống pháp luật thu hiện hành,
các nghiệp vụ và kế hoạch thu đƣợc phân bổ để tạo lập quỹ NSNN, kể cả việc
thực hiện các nghiệp vụ vay.
Tổ chức điều tiết nguồn thu cho từng cấp NSNN trên cơ sở kế hoạch đã
đƣợc phân bổ.
Thực hiện chi trả, cấp phát cho các đối tƣợng, kiểm tra việc sử dụng kinh
phí theo chế độ chi tiêu của Nhà nƣớc.
* Lập dự toán NSNN
17


×