Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Một số giải pháp cơ bản hoàn thiện quy trình thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa bằng cotainer tại chi cục hải quan cửa khẩu cảng sài gòn khu vực i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 111 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình vận tải luôn luôn là vấn đề cần được cải tiến và ngày càng hoàn
thiện để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về giao lưu thương mại trong nước và
quốc tế. Việc phát triển mạnh mẽ này làm cho các quan hệ kinh tế trên thị
trường ngày càng phức tạp, các giao dịch XNK ngày càng đa dạng, phong phú.
Để thực hiện một quy trình XNK hàng hóa, phải cần đến rất nhiều công
đoạn như quy trình sản xuất hàng hóa XNK, quy trình vận tải hàng hóa, quy
trình làm thủ tục XNK hàng hóa… Mỗi quy trình có những đặc thù riêng. Bởi
vậy việc đi sâu vào nghiên cứu sẽ giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn bản chất của
mỗi quy trình, từ đó có cách thức để thúc đây hoạt động XNK hàng hóa. Ở
phương diện là người thực hiện quy trình, ta có thể chia thành hai nhóm đối
tượng đó là nhóm các doanh nghiệp và nhóm cơ quan Nhà nước quản lý.
Các doanh nghiệp luôn phải đặt lợi nhuận kinh doanh lên hàng đầu khi
thực hiện kinh doanh, bởi thế có không ít các doanh nghiệp bất chấp thủ đoạn
hành vi để có được lợi nhuận cao nhất. Vì vậy, việc quản lý hoạt động XNK
hàng hóa ngày càng khó khăn phức tạp do nó không chỉ chịu sự điều tiết của
một hệ thống pháp luật quốc gia mà chịu cả sự điều tiết của pháp luật quốc tế.
Hiện nay nước ta đang trong giai đoạn “container hóa” tức là việc sử dụng
container trong vận chuyển hàng hóa đang ngày càng trở nên phổ biến. Hơn nữa
nước ta lại có một lợi thế rất lớn về vận tải đường biển, do đó phương thức vận
tải hàng hóa bằng container đường biển đang ngày càng được ưa chuông. Vì
vậy, việc quản lý đối với hàng hóa XNK theo hình thức này cũng ngày càng trở
nên cần thiết hơn để đảm bảo tính tuân thủ pháp luật trên mọi phương diện.
Vì những lý do trên chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số giải pháp cơ
bản hoàn thiện quy trình thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa bằng cotainer
tại Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Sài Gòn Khu vực I” làm đề tài luận
văn của mình nhằm đóng góp một số giải pháp thiết thực để nâng cao hiệu quả
việc thực hiện quy trình tại Chi cục nói riêng và ngành Hải quan nói chung.

1




Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Đề tài nghiên cứu đưa ra kết
quả đánh giá, phân tích những bài học kinh nghiệm về ưu điểm và nhược điểm
của việc thực hiện quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK bằng
container đường biển tại Chi cục hải quan cảng Sài Gòn khu vực 1. Trên cơ sở
đó, đề xuất các giải pháp giúp ích cho việc thúc đẩy phát triển của ngành Hải
quan. Đề tài cũng là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho học viên, sinh viên khi
nghiên cứu về thủ tục hải quan trong nghiệp vụ ngoại thương.
Mục đích nghiên cứu: Qua việc tìm hiểu, thu thập, thông tin sẽ hệ thống
hóa được những vấn đề cơ bản về quy trình thủ tục XNK hàng hóa bằng
container đường biển, khẳng định sự cần thiết của quy trình này thực tiễn.
Thông qua phân tích đánh giá một cách khách quan tình hình thực hiện quy
trình thủ tục XNK hàng hóa bằng container đường biển tại Chi cục hải quan
cảng Sài Gòn khu vực 1, chỉ rõ những ưu điểm, nhược điểm và các nhân tố ảnh
hưởng tới việc thực hiện quy trình. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn
thiện hơn việc thực hiện quy trình này tại Chi cục hải quan cảng Sài Gòn khu
vực 1 nói riêng và phát triển trong ngành Hải quan Việt Nam nói chung.
Đối tƣợng nghiên cứu: Việc cơ quan hải quan thực hiện quản lý giám sát
và thông quan hàng hóa XNK nằm trong quy trình thực hiện XNK hàng hóa
bằng container đường biển nói chung.
Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu việc thực hiện quy trình thủ
tục hải quan đối với hàng hóa XNK bằng container đường biển tại Chi cục hải
quan cảng Sài Gòn khu vực 1 trong giai đoạn 2011 – 2015 và có sự mở rộng liên
hệ trong toàn ngành Hải quan.
Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận
của Chủ nghĩa Mác – Lênin và phương pháp duy vật biện chứng. Ngoài ra trong
bài có sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu, tổng hợp, phân tích,
đánh giá, suy luận diễn dịch để làm rõ hơn về nội dung cũng như những kết quả
đã đạt được của công tác này tại Chi cục hải quan cảng Sài Gòn khu vực 1

Tính mới của đề tài: Đối với một số nước trên thế giới thì việc giao
thương quốc tế là một phạm trù rất bình thường bởi nó đã phát triển từ rất lâu

2


đời, nhưng đối với Việt Nam phạm trù này mới được biết đến trên cơ sở Chính
phủ ký kết ngày càng nhiều các hiệp định kinh tế thương mại. Trước đây cũng
có một số đề tài nghiên cứu về thương mại quốc tế, giao nhận vận tải quốc tế,
thủ tục hải quan. Tuy nhiên phạm vi nghiên cứu chủ yếu nhằm vào các doanh
nghiệp và từ đó đánh giá thực trạng cũng như đề ra biện pháp hoàn thiện trong
phạm vi một đơn vị mà chưa có nhiều đề tài nghiên cứu sâu về việc thực hiện
quản lý, giám sát đối với hàng hóa XNK của cơ quan Nhà nước. Chính vì vậy,
có thể nói đây là một đề tài nghiên cứu có nhiều điểm mới. Những thông tin về
thủ tục hải quan được đề cập trọng đề tài này là những thông tin mới nhất được
cập nhật. Nó là kết quả nghiên cứu, tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin khác
nhau, mang tính khoa học và chính xác cao. Hy vọng những giải pháp đề xuất
mang tính khả thi sẽ được các cơ quan Nhà nước, ngành Hải quan xem xét và áp
dụng thực tiễn nhằm phát triển ngành Hải quan, đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa
và hội nhập của Hải quan Việt Nam với hải quan các nước.
Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần danh mục
các tài liệu tham khảo, danh mục các từ viết tắt, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về quy trình thủ tục XNK hàng hóa bằng container
đường biển
Chương 2: Đánh giá thực trạng quy trình thủ tục XNK hàng hóa bằng
container đường biển tại Chi cục hải quan cảng Sài Gòn khu vực 1 giai đoạn
2011 - 2015
Chương 3: Một số giải pháp cơ bản hoàn thiện quy trình thủ tục XNK
hàng hóa bằng container đường biển tại Chi cục hải quan cảng Sài Gòn khu vực
1


3


CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VỀ QUY TRÌNH THỦ TỤC
XNK HÀNG HÓA BẰNG CONTAINER ĐƢỜNG BIỂN
1.1. Tổng quan về XNK hàng hóa
Khái niệm về hoạt động XNK:
Trong lịch sử phát triển kinh tế các nước hoạt động trao đổi hàng hoá
ngày càng đa dạng. Cùng với sự phát triển xã hội ngày càng văn minh thì hoạt
động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng
ngày càng phát triển mạnh mẽ. Nó vượt ra biến giới các nước và gắn liền với
các đồng tiền quốc tế khác nhau, trở thành một lĩnh vực không thể thiếu được
trong sự phát triển của kinh tế đất nước. Nó diễn ra bất cứ nơi nào và quốc gia
nào trên thế giới do vậy nó cũng rất phức tạp. Một thực tế cho thấy nhu cầu con
người không ngừng tăng lên và nguồn lực quốc gia là có hạn. Do đó trao đổi
mua bán quốc tế là biện pháp tốt nhất và có hiệu quả. Thông qua trao đổi xuất
nhập khẩu các nước có thể phát huy lợi thế so sánh của mình. Mối quan hệ quốc
tế này ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, nó cho biết nước
mình nên sản xuất mặt hàng gì và không nên sản xuất mặt hàng gì để khai thác
triệt để lợi thế riêng của mình.
Hiểu theo nghĩa chung nhất thì hoạt động XNK là hoạt động trao đổi hàng
hoá và dịch vụ giữa các quốc gia. Nó không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ
mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp có tổ chức cả bên trong và
bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển,
chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cáo mức sống của nhân
dân.
Như vậy, XNK là một hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ mà
việc thực hiện được diễn ra giữa quốc gia này với quốc gia khác, giữa khu vực

này với khu vực khác trên phạm vi thế giới nhằm đem lại lợi ích cho cá nhân, tổ
chức, doanh nghiệp, chính phủ trên cơ sở hợp tác đôi bên cùng có lợi và thỏa
mãn những điều kiện do luật pháp quốc tế và cả quốc gia đó công nhận.

4


Đặc điểm của hoạt động xuất nhập khẩu
Hoạt động kinh doanh XNK là một hình thái của hoạt động sản xuất kinh
doanh nói chung và nó xoay quanh hoạt động kinh doanh, nó được mở rộng về
không gian trao đổi hàng hóa và chủng loại hàng hóa. Do vậy, bản chất của hoạt
động xuất nhập khẩu là bản chất của hoạt động kinh doanh. Hoạt động kinh
doanh XNK có một số đặc điểm cơ bản sau:
Một, XNK là hoạt động buôn bán diễn ra trên phạm vi ngoài quốc gia
Hai là, XNK phức tạp hơn rất nhiều so với kinh doanh trong nước vì thị
trường rộng lớn, khó kiểm soát; chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau;
thanh toán bằng đồng ngoại tệ; hàng hóa được vận chuyển qua biên giới quốc
gia, phải tuân thủ những tập quan buôn bán quốc tế.
Ba là: Đây là các hoạt động cấu thành nên hoạt động ngoại thương.
Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu
Nghị Quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII nhấn mạnh: "Mở rộng và nâng
cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, tăng khả
năng xuất khẩu các mặt hàng đã qua chế biến sâu, tăng sức cạnh tranh của
hàng hoá và dịch vụ..."( Văn kiện Đại hội Đảng VIII- Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia - 1996). Vì vậy, có thể nói kinh doanh thương mại quốc tế có vai trò
ngày càng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của nước ta hiện nay.
Kinh doanh thương mại quốc tế thông qua hoạt động XNK đem lại lợi ích
cho nền kinh tế quốc dân nói chung bằng cách làm đa dạng hoá hoặc làm tăng
khối lượng giá trị sử dụng cho nền kinh tế quốc dân, mặt khác làm tăng thu nhập
quốc dân nhờ tranh thủ được lợi thế so sánh trong trao đổi với nước ngoài, tạo

thêm tích luỹ cho quá trình tái sản xuất trong nước, góp phần cải thiện đời sống
nhân dân trong nước. Có thể nói kinh doanh thương mại quốc tế chiếm một vị trí
quan trọng trong xã hội. Cụ thể như sau:
Thứ nhất là điều hòa quá trình tái sản xuất xã hội: Một trong những vai
trò quan trọng nhất của hoạt động XNK nói riêng và kinh tế đối ngoại nói chung
là thông qua hoạt động buôn bán trao đổi với nước ngoài để tạo vốn cần thiết

5


cho sự nghiệp phát triển của đất nước. Trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay,
không một quốc gia nào có thể thực hiện công nghiệp hóa chỉ bằng vốn của bản
thân. Điều này chỉ có được khi đã có được các mối quan hệ XNK. Ngoài vấn đề
về vốn, hoạt động XNK còn góp phần vào việc chuyển hóa giá trị sử dụng làm
thay đổi cơ cấu vật chất tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân được sản
xuất trong nước và thích ứng với nhu cầu của tiêu dung, tích lũy. Nó giúp cho
việc thỏa mãn nhau cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng của nhân dân, đồng thời
thúc ép việc sản xuất trong nước muốn phát triển thì phải đáp ứng đầy đủ nhu
cầu ngày càng cao cả về chất lượng mẫu mã và số lượng, vì vậy góp phần nâng
cao hiệu quả của nền kinh tế.
Thứ hai là thúc đẩy CNH - HĐH, mở rộng thị trường. Đối với nhiệm vụ
này XNK có nhiệm vụ tìm kiếm những đầu vào mới cho công nghiệp và tiêu thụ
những sản phẩm mà công nghiệp làm ra. Nó được sử dụng như một công cụ
thúc đẩy quá trình liên kết kinh tế trong nước và giữa trong nước với nước
ngoài, góp phần chuyển giao công nghê, vốn, marketing…từ các công ty nước
ngoài vào nước ta. Qua hoạt động liên doanh, đầu tư vốn hình thành các khu
công nghiệp, thành phố lớn, khu chế xuất, cảng tự do buôn bán… XNK tạo môi
trường thuận lợi cho việc mở rộng hàng hóa của nước ta ra nước ngoài, tạo môi
trường kinh doanh mở rộng thị trường, tiếp thu được các kỹ thuật tiên tiến hiện
đại, nhận chuyển giao công nghệ sẽ thúc đẩy khoa học kỹ thuật trong nước phát

triển từ đó góp phần vào sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.
Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động XNK
Mỗi một chủ thể hoạt động trong xã hội đều chịu sự chi phối nhất định
các môi trường bao quanh nó. Đó là tổng hợp các yếu tố có tác động trực tiếp
hoặc gián tiếp qua lại lẫn nhau. Chính những nhân tố này quy định xu hướng và
trạng thái hành động của chủ thể. Trong kinh doanh thương mại quốc tế, đặc
biệt là trong lĩnh vực XNK các doanh nghiệp phải chịu sự chi phối của các nhân
tố bên trong lẫn bên ngoài nước. Các nhân tố này thường xuyên biến đổi, vì vậy
làm cho hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh XNK ngày càng phức tạp hơn.
Thống kê một số nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động XNK như sau:

6


Thứ nhất là hệ thống thương mại quốc tế. Các nhà kinh doanh XNK
thường xuyên phải đối diện với các hạn chế thương mại khác nhau, phổ biến
nhất là thuế quan. Thuế quan là việc đề ra những giới hạn về số lượng những
hàng hóa mà nước nhập khẩu phải chấp nhận đối với những loại sản phẩm nào
đó. Ngoài ra kinh doanh XNK cũng có thể bị hạn chế do việc kiểm soát ngoại
hối, giấy phép nhập khẩu, phân biệt đối xử với các nhà đấu thầu nước ngoài, các
tiêu chuẩn sản phẩm mang tính phân biệt đối xử với hàng nước ngoài.
Thứ hai là chế độ chính sách pháp luật của Nhà nước và quốc tế. Đây là
yếu tố mà doanh nghiệp kinh doanh XNK cần nắm rõ và tuân thủ. Hoạt động
XNK được tiến hành giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau, nên nó chịu sự
tác động của chính sách, chế độ của quốc gia đó như môi trường văn hóa, môi
trường kinh tế…
Thứ ba là hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc, đây là một nhân
tố không thể tách rời của hoạt động XNK. Nhờ có thông tin mà các bên có thể
cách nhau vẫn thỏa thuận tiến hành hoạt động kịp thời. Còn việc vận chuyển
hàng hóa muốn thuận lợi thì cần có một hệ thống giao thông vận tải tốt và

ngược lại.
Thứ tư là hệ thống tài chính ngân hàng. Hoạt động XNK sẽ không thể
thực hiện được nếu không có sự phát triển của ngành ngân hàng. Dựa trên các
quan hệ, uy tín, nghiệp vụ thanh toán liên ngân hàng rất thuận lợi mà các doanh
nghiệp tham gia hoạt động XNK sẽ được đảm bảo về mặt lợi ích.
Thứ năm là khả năng sản xuất, chế biến của nền kinh tế trong nước. Các
doanh nghiệp XNK hoạt động trên thị trường nhằm chuẩn bị đầy đủ các yếu tố
đầu vào trong đó quan trọng nhất là hàng hóa. Do hoạt động XNK diễn ra trên
phạm vi toàn thế giới, bởi vậy việc cạnh tranh diễn ra giữa quốc gia này và quốc
gia khác. Do đó khả năng sản xuất trong nước của quốc gia nào càng tốt thì khả
năng cạnh tranh quốc tế càng cao do đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thế giới.
Thứ sáu là doanh nghiệp và sức cạnh tranh trên thị trường: Doanh nghiệp
không thể XNK được hàng hóa nếu doanh nghiệp không có khả năng thu mua,

7


chế biến và tiếp cận được với khách hàng nước. Doanh nghiệp phải biết tận
dụng thế mạnh để có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
1.2. Cơ sở pháp lý về quản lý, giám sát, thông quan hàng hóa XNK
Cơ sở pháp lý của việc thực hiện thủ tục hải quan hiện nay gồm có cơ sở
pháp lý quốc tế và cơ sở pháp lý quốc gia
1.2.1. Cơ sở pháp lý quốc tế
“Cơ sở pháp lý quốc tế là các văn bản do các quốc gia thỏa thuận xây
dựng và thường gọi là các Điều ước quốc tế gồm các Điều ước quốc tế về hải
quan và các Điều ước quốc tế liên quan đến hải quan” [6, 17]
Trên phương diện quốc tế, việc thực hiện các thủ tục hải quan do các
quốc gia thực hiện trên cơ sở có sự giám sát của các tổ chức quốc tế đa phương
và song phương dựa trên các thỏa thuận về thuế quan.
Đối với Việt Nam, từ khi kết thúc thời kỳ bao cấp kế hoạch hóa đến nay

Việt Nam đã và đang tham gia vào rất nhiều các tổ chức kinh tế quốc tế, khu
vực mậu dịch tự do, thỏa thuận thương mại nên việc thực hiện các thủ tục hải
quan dựa trên rất nhiều hiệp định và thỏa ước khác nhau trong đó có một số
Hiệp định và một số Công ước điển hình là:
- Hiệp định (CEPT – AFTA) với các điều khoản về cắt giảm thuế quan và
các rào cản thương mại. Tuy nhiên hiện nay Hiệp định CEPT - AFTA và các
nghị định thư liên quan đến hiệp định này không còn kiểm soát được một cách
hiệu quả các chương trình hợp tác ngày càng sâu rộng
- Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) có hiệu lực từ tháng
5-2010. Hiệp định quy định rõ việc dỡ bỏ hoàn toàn các loại rào cản tới thương
mại, Hiệp định ATIGA cùng các phụ lục chi tiết về lộ trình cắt giảm, xóa bỏ
thuế quan và các hàng rào phi thuế quan của tất cả các nước thành viên. Đồng
thời hiện nay Việt Nam đang cùng với các nước ASEAN đã xây dựng được
Danh mục biểu thuế hài hóa ASEAN (AHTN).
- Hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ: là một Hiệp định được
ký kết giữa Việt Nam – Hoa Kỳ vào năm 2001. Hiệp định này quy định về các

8


mối quan hệ kinh tế thương mại hàng hóa, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ trong
quan hệ song phương giữa hai nước.
- Hiệp định chung về thuế quan và Thương mại (GATT 1994).
- Hiệp định Hiệp định EVFTA là hiệp định thương mại tự do giữa Việt
Nam và Liên minh Châu Âu được ký kết ngày 02/12/2015.
- Hiệp định TPP là hiệp định xuyên đối tác Thái bình dương. Việt Nam
tham gia vào hiệp định này này 04/02/2016.
- Công ước quốc tế về hài hòa hệ thống phân loại hàng hóa (công ước HS)
được WCO thông qua ngày 14 tháng 6 năm 1983, nay gọi là Tổ chức Hải
Bruxelles, Vương quốc Bỉ về "Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hoá" –

là hệ thống bao gồm các các quy tắc tổng quát, các chú giải bắt buộc và danh
sách những nhóm hàng (mã 4 chữ số) và phân nhóm hàng (mã 6 chữ số) được
sắp xếp một cách có hệ thống ứng với tên, mô tả và mã số hàng hóa…
- Công ước Kyoto sửa đổi 1999 – Công ước quốc tế về đơn giản và hài
hòa thủ tục hải quan sửa đổi. Công ước quy định áp dụng tối đa công nghệ thông
tin, kỹ thuật tiên tiến như quản lý rủi ro, kiểm tra trên cơ sở kiểm toán, các biện
pháp bảo đảm và trao đổi thông tin trước khi hàng đến cho phép giải quyết được
mâu thuẫn giữa đảm bảo tăng cường kiểm soát hải quan và tạo thuận lợi thương
mại; Công ước yêu cầu tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa Hải quan và doanh
nghiệp nhằm tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp tuân thủ pháp luật và ngược
lại doanh nghiệp cam kết cộng tác chặt chẽ với Hải quan trong lĩnh vực kiểm
soát và tăng cường pháp luật.
- Công ước Nairobi – Công ước quốc tế về hỗ trợ hành chính lẫn nhau
nhằm ngăn ngừa và trấn áp các vi phạm hải quan. Nội dung chính của Công ước
bao gồm sự giúp đỡ tự nguyện do một cơ quan hải quan tiến hành: giúp đỡ theo
yêu cầu đối với việc tính thuế và thu thuế; giúp đỡ liên quan tời việc kiểm soát,
giám sát, các yêu cầu và thông báo thay mặt bên ký kết khác, việc hiện diện của
nhân viên hải quan trước một tòa án nước ngoài…
Trên cơ sở các Hiệp định, Công ước quốc tế, Việt Nam cũng đã đưa ra
một hệ thống các văn bản quốc gia để điều chỉnh việc thực hiện các thủ tục hải

9


quan cho phù hợp với điều kiện thực tế của quốc gia mình.
1.2.2. Cơ sở pháp lý quốc gia
“Cơ sở pháp lý quốc gia hay còn gọi là luật pháp quốc gia là những văn
bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành theo trình tự thủ tục do luật
định” [6, 19].

Cơ sở pháp lý quốc gia về thực hiện thủ tục hải quan gồm các văn bản
như:
Luật Hải Quan từ năm 2001 cho đến 2014.
Nghị định số 87/2012/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Hải
quan về TTHQĐT đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại, có hiệu
lực từ 01/01/2013.
Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/2/2007 của Chính phủ quy định về
giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính; Quyết định số 149/2005/QĐ-TTg
ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm thủ tục hải
quan điện tử; Quyết định số 52/2007/QĐ-BTC ngày 22/6/2007 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính quy định về việc triển khai thí điểm thủ tục hải quan điện tử.
Các văn bản, nghị định, thông tƣ về:
- Kiểm tra thực tế hàng hóa nhập khẩu như:
“Nghị định số 154/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định thủ tục hải quan,
chế độ kiểm tra, giám sát hải quan” [1].
“Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu”
[1].
“Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Quản lý thuế” [1].

10


“Thông tư số 128/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính (thay thế Thông tư
số194/2010/TT-BTC) quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan;
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu” [1].
- Thủ tục hải quan điện tử như:

“Nghị định số 87/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu thương mại” [1].
“Thông tư số 22/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn Thủ tục hải
quan điện tử khi sử dụng hệ thống VNACCS (thay thế cho Thông tư
196/2012/TT-BTC)” [1].
“Quyết định số 988/QĐ-TCHQ năm 2014 của Tổng cục trưởng Tổng cục
Hải quan quy định về quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất,
nhập khẩu thương mại” [1].
- Phân loại, áp mã HS:
“Nghị định số 06/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc phân loại
hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu” [1].
“Thông tư số 49/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phân
loại, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu” [1].
“Thông tư số 156/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành Danh mục
hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam” [1].
- Xử phạt trong lĩnh vực hải quan:
“Nghị định số 127/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi
phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực
hải quan (thay thế cho Nghị định số 97/2007/NĐ-CP và số 18/2009/NĐ-CP)”
[1].
“Thông tư số 190/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định chi tiết thi
hành việc xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành
chính trong lĩnh vực hải quan” [1].
11


- Xác định trị giá tính thuế hải quan:
“Nghị định số 40/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc xác định
trị giá Hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu” [1].

“Thông tư số 205/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về việc xác
định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu” [1].
“Thông tư số 29/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung mô ̣t số
điề u của Thông tư 205/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về việc xác
định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu” [1].
- Hàng hóa xuất nhập khẩu:
“Nghị định số 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại
lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài (thay thế Nghị định
12/2006/NĐ-CP)” [1].
“Thông tư số 04/2014/TT-BCT của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành
một số điều của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt
động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài” [1].
“Thông tư số 11/2012/TT-BTTTTcủa Bộ Thông tin truyền thông quy
định Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu”
[1].
Biểu thuế xuất nhập khẩu do Bộ Tài chính công bố.
“Thông tư số 164/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về Biểu thuế xuất
khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi” [1].
“Thông tư số161/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành Biểu thuế
nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam với ASEAN” [1].
“Thông tư số 162/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành Biểu thuế
nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Khu vực Thương mại Tự
do ASEAN – Trung Quốc giai đoạn 2012-2014” [1].

12


“Thông tư số163/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành Biểu thuế

nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Khu vực Thương mại Tự
do ASEAN – Hàn Quốc giai đoạn 2012-2014” [1].
“Thông tư số 20/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành về Biểu thuế
nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế
toàn diện ASEAN-Nhật Bản giai đoạn 2012-2015” [1].
“Thông tư số 21/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành Biểu thuế
nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định đối tác kinh tế
Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 2012 – 2015” [1].
Biểu thuế TTĐB, BVMT, VAT do Bộ Tài chính ban hành.
“Thông tư số 05/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành
Nghị định số 26/2009/NĐ-CP ngày 16/3/2009 và Nghị định số 113 /2011/NĐCP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2009/NĐ-CP quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12” [1].
“Thông tư số 152/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành
Nghị định số 67/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật thuế Bảo vệ môi trường 57/2010/QH12” [1].
“Thông tư số 219/2013/TT- BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành
Nghị định 209/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế
GTGT 2013, sửa đổi bổ sung luật năm 2008” [1].
- Nhãn mác hàng hóa XNK
“Nghị định 89/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định nội dung, cách ghi
và quản lý nhà nước về nhãn đối với hàng hoá lưu thông tại Việt Nam, hàng hoá
xuất khẩu, nhập khẩu” [1].
“Thông tư số 09/2007/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và công nghệ hướng
dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy
định nội dung, cách ghi và quản lý nhà nước về nhãn đối với hàng hoá lưu thông
tại Việt Nam, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu” [1].

13



“Thông tư số 14/2007/TT-BHKCN của Bộ Khoa học và công nghệ bổ
sung thông tư số 09/2007/TT-BKHCN về nhãn mác với doanh nghiệp sản xuất
trong nước” [1].
“Công văn 2598/BKHCN-TTra ngày 22/7/2014 của Bộ Khoa học &
Công nghệ trả lời Công văn 6011/TCHQ-GSQL của Tổng cục hải quan về việc
ghi nhãn hàng hóa” [1].
- Xuất xứ hàng hóa
“Nghị định số 19/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật
Thương mại về xuất xứ hàng hoá” [1].
“Thông tư số 06/2011/TT-BCT của Bộ Tài chính quy định thủ tục cấp
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi” [1].
“Thông tư số 01/2013/TT-BCT của Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung Thông
tư 06/2011/TT-BCT” [1].
“Thông tư số 06/VBHN-BCT ngày 23/01/2014 của Bộ Tài chính, hướng
dẫn xác định xuất xứ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu có xuất xứ không thuần
túy” [1].
“Thông tư số 21/2010/TT-BCT của Bộ Tài chính quy định về C/O mẫu D
giữa các nước ASEAN; Công văn số 139/TCHQ-GSQL của Tổng cục hải quan
hướng dẫn thực hiện quy định mới về C/O mẫu D” [1].
“Thông tư số 36/2010/TT-BCT của Bộ Tài chính quy định về C/O mẫu E
giữa ASEAN – Trung Quốc; được sửa đổi trong thông tư 01/2011/TT-BCT;
thông tư 21/2014/TT-BCT ngày 25/6/2014” [1].
“Thông tư số 10/2009/TT-BCT của Bộ Tài chính quy định về C/O mẫu
JV giữa Việt Nam – Nhật Bản; Công văn số 6833/TCHQ-GSQL của Tổng cục
Hải quan quy định về C/O mẫu JV cấp sau” [1].
“Quyết định số 44/2008/QĐ-BCT của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định
về C/O mẫu AJ giữa ASEAN – Nhật Bản” [1].

14



“Thông tư số 20/2014/TT-BCT của Bộ Tài chính quy định C/O mẫu AK
giữa ASEAN – Hàn Quốc; thay thế Quyết định số 02/2007/QĐ-BTM của Bộ
trưởng Bộ Thương mại” [1].
“Thông tư số 31/2013/TT-BCT của Bộ Tài chính quy định về C/O mẫu
VC giữa Việt Nam – Chi Lê” [1].
- Kiểm tra nhà nước về chất lượng:
“Quyết định số 50/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban
hành danh mục sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra về chất lượng” [1].
“Công văn số 16101/BTC-TCHQ của Bộ Tài chính hỏi Bộ Khoa học và
Công nghệ về căn cứ xác định "Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra
chất lượng” [1].
“Công văn số 7732/TCHQ-PC ngày 24/6/2014 của Tổng cục hải quan
hướng dẫn về xử lý hàng hóa nhập khẩu không đạt chất lượng” [1].
“Quyết định số 31/2011/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận
tải quy định về kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ
giới nhập khẩu” [1].
- Hàng XNK phải kiểm dịch thực vật:
“Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 36/2001/PL-UBTVQH10”
[1].
“Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật ngày 25 tháng 11 năm 2013” [1].
“Nghị định số 02/2007/NĐ-CP của Chính phủ về Kiểm dịch thực vật” [1].
“Thông tư số 01/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn việc thông
quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm dịch” [1].
“Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn quy định về Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật trước
khi nhập khẩu vào Việt Nam (thay thế các thông tư 39/2012/TT-BNNPTNT và
40/2012/TT-BNNPTNT)” [1].

15



“Công văn số 2316/TCHQ-GSQL ngày 07/03/2014 của Tổng cục hải
quan hướng dẫn về việc kiểm dịch hàng hóa xuất khẩu” [1].
- Hàng nhập khẩu phải kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm:
“Luật an toàn thực phẩm 2010” [1].
“ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật an toàn thực phẩm 2010” [1].
“Thông tư số 28/2013/TT-BCT của Bộ Tài chính quy định kiểm tra nhà
nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu thuộc trách nhiệm
quản lý của Bộ Công Thương” [1].
“Quyết định số 23/2007/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về Quy chế
kiểm tra nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu”
[1].
“Quyết định số 818/QĐ-BYT năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định
về Danh mục hàng nhập khẩu phải kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm theo
mã số HS” [1].
“Thông tư số 13/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn hướng dẫn việc kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc
thực vật nhập khẩu” [1].
- Hàng nhập khẩu phải đăng kiểm:
“Thông tư số 31/2011/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải về kiểm tra
chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đăng kiểm) xe ô tô (xe cơ
giới) nhập khẩu” [1].
“Thông tư số 44/2012/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải về đăng
kiểm xe mô tô, xe gắn máy và động cơ nhập khẩu để sản xuất xe mô tô, xe gắn
máy” [1].
“Thông tư số 23/2009/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải về đăng
kiểm xe máy chuyên dùng (xe nâng, máy xúc, máy ủi…)”.


16


“Thông tư số 41/2013/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải quy định
về đăng kiểm xe đạp điện” [1].
“Thông tư số 41/2011/TT-BGTVT của Bộ giao thông vận tải sửa đổi
Thông tư 23/2009/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải về đăng kiểm xe máy
chuyên dùng (xe nâng, máy xúc, máy ủi…)” [1].
- Kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu.
“Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN của Bộ Khoa học Công nghệ quy định
việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa NK thuộc trách nhiệm quản lý
của Bộ này; thay thế Thông tư số 17/2009/TT-BKHCN” [1].
Việc chuyển hóa các quy định, Điều ước quốc tế vào luật pháp quốc gia
phải theo thứ tự ưu tiên tức là nếu quy định của pháp luật quốc gia không thống
nhất với các quy định quốc tế thì Việt Nam trước hết phải áp dụng các quy định
điều ước quốc tế.
1.3. Tổng quát về quy trình thúc tục xuất nhập khẩu hàng hóa bằng
container đƣờng biển
1.3.1. Tổng quát về vận tải hàng hóa bằng container đƣờng biển
Vận tải đường biển ra đời khá sớm so với các phương thức vận tải khác.
Ngay từ thế kỷ thứ V trước Công nguyên con người đã biết lợi dụng biển làm
các tuyến đường giao thông để giao lưu các vùng các miền và các quốc gia với
nhau trên thế giới. Cho đến nay vận tải biển được phát triển mạnh, trở thành
ngành vận tải hiện đại trong hệ thống vận tải quốc tế.
Kết hợp với nó là “phương thức vận tải hàng hóa bằng Container đã đóng
vai trò ảnh hưởng sâu sắc đến vận tải hàng hóa quốc tế. Thực tế đã cho thấy việc
sử dụng Container rút ngắn được thời gian chuyên chở, đảm bảo an toàn cho đối
tượng chuyên chở và giảm chi phí chuyên chở tới mức thấp nhất, góp phần thực
hiện mua bán ngoại thương, giảm bớt trách nhiệm cho chủ hàng, giảm đáng kể
thời gian neo đậu ở cảng để làm hàng, tăng năng lực khai thác tàu, tăng lợi

nhuận cho người chuyên chở… Nó đã trực tiếp làm thay đổi rất lớn về nhiều
mặt, không chỉ trong ngành vận tải mà trong cả các nền kinh tế khác . Vận

17


chuyển hàng hóa bằng Container ra đời đã mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn”
[16, 30].
Như vậy việc vận chuyển hàng hóa bằng Container đường biển mang lại
nhiều lợi ích cho tất cả các bên tham gia. Tuy nhiên không phải bất cứ loại hàng
hóa nào cũng có thể vận chuyển được theo hình thức này. Dưới dây là một số
loại hàng hóa chuyên chở bằng Container.
Thứ nhất là các loại hàng hoàn toàn phù hợp với chuyên chở bằng
Container như hàng bách hóa, thực phẩm đóng hộp, dược liệu y tế, sản phẩm da,
nhựa hay cao su, dụng cụ gia đình, tơ, sợi, vải vóc, sản phẩm kim loại, đồ chơi,
đồ gỗ.
Thứ hai là loại hàng phù hợp với điều kiện chuyên chở bằng Container
như hàng có giá trị thấp, số lượng buôn bán lớn như than, quặng, cao lanh…
Thứ ba là các loại hàng có tính chất lý hóa đặc biệt như hàng dễ hư hỏng,
hàng đông lạnh, súc vật sống, hàng siêu nặng, hàng nguy hiểm độc hại…thì phải
thực hiện chuyên chở bằng Container chuyên dụng.
Thứ tư là các loại hàng không phù hợp với chuyên chở bằng Container
như hàng siêu trường, siêu trọng, ôtô hạng nặng, các chất phóng xạ, sắt hộp, sắt
cuộn, phế thải…
Ngoài ra để quá trình vận chuyển đạt hiệu quả cao, an toàn và thuận tiện
thì việc lựa chọn Container, loại tàu chuyên chở tương thích về loại hình, tải
trọng và kích thước phù hợp với từng loại hàng hóa cần vận chuyển là vô cùng
quan trọng. Bên cạnh đó việc xếp hàng hóa trong Container yêu cầu xử lý
chuyên môn cao, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật như hàng phải đóng gói chặt, chất
đầy; hàng lỏng, nặng dưới đáy, hàng khô nhẹ phía trên; các loại hàng xếp chung

không được làm bẩn lẫn nhau; chống hiện tượng hàng hóa bị nóng, hấp hơi;
phân bổ đều hàng hóa trên mặt sàn Container; áp lực chất lên sàn không vượt
quá mức cho phép. Lưu ý đối với hàng lạnh thì cần phải làm lạnh đến nhiệt độ
đã cài đặt Container, không xếp hàng cao hơn vạch đỏ, hàng xếp phải tránh
được sự ngắt quãng và tăng hiệu quả lưu thông của luồng khí lạnh.

18


Cuối cùng để việc vận chuyển hàng hóa XNK bằng container đương biển
đạt hiệu quả cao thì việc chuẩn bị bến bãi ra vào tàu, các phương tiện xếp dỡ
Container cũng là những nhân tố góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy quá
trình giao thương quốc tế.
Những vấn đề cần lƣu ý chung khi gửi hàng bằng Container:
- Không nên sử dụng các điều kiện FAS, FOB, CFR và CIF khi hàng hóa
được gửi trong Container. Cụ thể khi mua bán hàng vận chuyển bằng Container
thì quy tắc FAS, FOB không còn thích hợp nữa và phải thay bằng quy tắc FCA,
quy tắc CFR thay bằng quy tắc CPT; còn quy tắc CIF thì phải chuyển sang quy
tắc CIP. Vì một khi hàng hóa được vận chuyển bằng Container, việc xếp dỡ
Container lên xuống tàu do người vận tải đảm nhiệm, do vậy rủi ro được chuyển
từ người bán sang người mua khi người bán giao hàng cho hãng tàu vận chuyển
tại bãi Container hay cầu bến Container ở cảng xếp hàng.
- Các nguồn luật điều chỉnh gồm nguồn luật trong nước và nguồn luật
quốc tế. Thông thường khi gửi hàng thì người ta hay để ý đến nguồn luật quốc tế
nhiều hơn bởi nó mang tính chất rộng và phức tạp hơn. Hiện nay có 2 nguồn
luật quốc tế chính về vận tải biển, đó là Công ước quốc tế để thống nhất một số
thể lệ về vận đơn đường biển, gọi tắt là Công ước Brussels 1924 và Công ước
của Liên hợp quốc về vận chuyển hàng hoá bằng đường biển, gọi tắt là Công
ước Hamburg 1978.
- Phạm vi trách nhiệm của người chuyên chở: “Người chuyên chở

container có trách nhiệm "từ bãi container đến bãi container", điều này có thể
phù hợp với trách nhiệm của người chuyên chở trong quy tắc Hamburg năm
1978. Ðối với Hague, trách nhiệm của người chuyên chở bắt đầu từ khi cẩu móc
hàng ở cảng đi và kết thúc khi cẩu rời hàng ở cảng đến. Ở đây, trách nhiệm của
người chuyên chở Container có rộng hơn” [7, 57]. Trong các phương thức gửi
hàng bằng Container khác nhau thì trách nhiệm của người chuyên chở khác
nhau. Bởi vậy dựa vào từng hoàn cảnh, khả năng cụ thể của người gửi hàng và
người nhận hàng mà có thể lựa chọn các phương thức gửi hàng bằng Container

19


khác nhau để đảm bảo cho việc giao nhận đạt kết quả tốt nhất, giảm thiểu chi
phí tối đa.
- Điều khoản Không biết tình trạng hàng hóa xếp bên trong container:
“Trong việc vận chuyển hàng nguyên Container (điều kiện FCL/FCL), người
gửi hàng tự lo việc đóng hàng vào, chất xếp, chèn lót sau đó giao nguyên
Container đã được niêm phong, kẹp chì cho người chuyên chở để chở đi. Vì
vậy, người chuyên chở thường ghi chú trên vận đơn câu "việc đóng hàng, chất
xếp, chèn lót, kiểm đếm và niêm phong container do người gửi hàng". Mục đích
của họ nhằm tránh trách nhiệm đối với hàng hóa chứa trong Container nếu khi
giao hàng ở cảng đích dấu niêm phong, kẹp chì vẫn còn nguyên vẹn” [6, 112].
Như vậy lưu ý này danh cho người chuyên chở khi phát hành vận đơn cần phải
chú ý ghi điều khoản này lên vận đơn để tranh các trường hợp quy trách nhiệm
cho người vận chuyển khi lô hàng xảy ra vấn đề liên quan.
- Vấn đề xếp hàng trên boong: “Người chuyên chở tự cho mình quyền xếp
hàng chứa trong Container trên boong mà không bị coi là vi phạm hợp đồng vận
tải. Ðiều kiện này được quốc tế chấp nhận vì tàu Container được thiết kế thích
hợp để chở Container cả trên boong nhờ có các kết cấu giá đỡ, chất xếp chằng
buộc thích hợp đặc biệt nên tàu vẫn hoạt động an toàn. Theo quy tắc HagueVisby: Hàng thông thường phải xếp trong hầm tàu trừ khi loại hàng đặc biệt và

có sự thoả thuận giữa người chuyên chở và người gửi hàng" [16, 126]. Lưu ý
này dành cho người chuyên chở khi áp dụng các quy tắc quốc tế khác nhau
trong vận tải biển.
- Giới hạn trách nhiệm bồi thường: Giới hạn bồi thường tối đa của người
chuyên chở được quy định trong các Công ước có sự khác nhau như: Quy tắc
Hague - 1924 ( Hague Rulls - 1924), Quy tắc Visby ( Visby Rulls - 1968), Nghị
định thư SDR 1979 (SDR protocol 1979), Quy tắc Hambuge 1978 ( Hambuge
Rulls 1978) nhưng chúng đều có giới hạn bồi thường và hầu hết đều dành cho
chủ hàng và người chuyên chở để có thể tính được mức bồi thường có lợi nhất
cho mình.

20


1.3.2. Các phƣơng thức gửi và nhận hàng XNK container đƣờng biển
Việc giao nhận hàng hóa XNK đóng trong các Container giữa các chủ
hàng và người chuyên chở, cũng đồng thời giữa người bán và người mua có
những điểm khác với việc giao nhận hàng hóa thông thường về địa điểm giao
hàng, về việc phân chia chi phí và rủi ro, về trách nhiệm của các bên…khi gửi
hàng bằng Container, phụ thuộc vào loại lô hàng mà các phương thức giao nhận
khác nhau. Trong gửi hàng bằng Container có ba cách gửi và nhận hàng:
Thứ nhất là phƣơng thức nhận nguyên - giao nguyên (FCL/ FCL-full
container load)
Hàng nguyên là lô hàng của một người gửi hàng có khối lượng tương đối
lớn, đòi hỏi phải xếp trong một hoặc nhiều container.
Nhận nguyên, giao nguyên là việc người chuyên chở nhận nguyên
container từ người gửi hàng (shiper) ở nơi đi và giao nguyên container cho
người nhận (consignee) ở nơi đến.
Quy trình nhận nguyên – giao nguyên diễn ra như sau:
Bước 1: Chủ hàng đóng hàng vào container tại kho riêng hoặc bãi

container (CY). Thực hiện niêm phong kẹp chì đối với container vừa đóng.
Bước 2: Chủ hàng hoặc công ty giao nhận vận chuyển container đến CY
cảng đi, giao cho người vận chuyển để chờ xếp lên tàu.
Bước 3: Người chuyên chở bằng chi phí của mình, xếp container lên tàu,
vận chuyển đến cảng đến.
Bước 4: Tại cảng đến, người chuyên chở bằng chi phí của mình, dỡ
container ra khỏi tàu, vận chuyển về CY.
Bước 5: Người chuyên chở giao container cho người nhận hàng hoặc
công ty giao nhận tại CY cảng đến.
Từ quy trình trên có thể thấy địa điểm giao nhận hàng hóa trong phương
pháp này là ở bãi container (CY) nên người ta còn gọi là giao hàng tại bãi đến
bãi (CY/CY).

21


Trách nhiệm của các bên tham gia quy trình đươc phân định như sau:
Đối với người gửi hàng (shiper): Chịu chi phí yêu cầu người chuyên chở
cung cấp Container rỗng hoặc đưa về kho của mình để đóng hàng; chi phí đóng
hàng vào Container đúng yêu cầu kỹ thuật để đảm bảo an toàn cho hàng hoá và
bản thân Container trong quá trình chuyên chở; đánh ký mã hiệu và ký hiệu
chuyên chở; mời cơ quan hải quan đến làm thủ tục kiểm tra và niêm phong, kẹp
chì từng Container; vận chuyển Container đã đóng từ kho của mình đến CY theo
sự hướng dẫn của người chuyên chở và tại đó giao cho người chuyên chở và
nhận B/L; chịu các chi phí liên quan.
Đối với người chuyên chở (Carrier) : Nhận Container có hàng tại CY đã
được qui định và phát hành B/L. Kể từ đó người chuyên chở có trách nhiệm bảo
quản, vận chuyển Container đến nơi qui định và giao cho người nhận hàng trong
điều kiệm niêm phong, kẹp chì; xếp và dỡ Container có hàng lên, xuống công cụ
vận tải kể cả chi phí vận chuyển Container từ CY ra cầu cảng; giao container

cho người nhận có B/L hợp lệ; chịu các chi phí liên quan.
Đối với người nhận hàng (Consignee ): Làm thủ tục hải quan để nhận
hàng; xuất trình B/L hợp lệ để nhận Container có hàng từ người chuyên chở từ
CY trong điều kiện liêm phong, kẹp chì; chuyên chở Container từ CY về kho
riêng; dỡ hàng ra khỏi Container dưới sự giám sát của hải quan và nhanh chóng
hoàn trả Container rỗng cho người chuyên chở hoặc cho người đã cho thuê
Container; chịu các chi phí liên quan.
Thứ hai là phƣơng thức nhận lẻ - giao lẻ (LCL/ LCL- Less than
container load):
Hàng lẻ là lô hàng của một người gửi hàng có khối lượng nhỏ, không đủ
đóng trong một container.
Nhận lẻ - giao lẻ là việc người chuyên chở nhận lẻ hàng hóa từ nhiều chủ
hàng và giao lẻ hàng hóa cho nhiều chủ hàng (nhiều người giao, nhiều người
nhận).

22


Quy trình nhận lẻ – giao lẻ diễn ra như sau:
Bước 1: Người chuyên chở nhận nhiều lô hàng của nhiều chủ hàng lẻ gửi
cho nhiều người nhận lẻ tại CFS, cấp B/L
Bước 2: Đóng nhiều lô hàng lẻ vào cùng 1container, mời cơ quan hải
quan giám sát niêm phong kẹp chì cho từng Container.
Bước 3: Người chuyên chở xếp container lên tàu vận chuyển đến nơi đến
Bước 4: Người chuyên chở dỡ container ra khỏi tàu, vận chuyển container
về CFS cảng đến
Bước 5: Người chuyên chở dỡ hàng ra khỏi container, giao cho các người
nhận hàng lẻ trên cơ sở xuất trình B/L.
Trách nhiệm của các bên tham gia quy trình được phân định như sau:
Đối với người gửi hàng: Vận chuyển hàng hóa từ nơi chứa hàng trong nội

địa đến giao cho người chuyên chở tại CFS; làm thủ tục hải quan cho hàng hóa;
nhận B/L và trả cước hàng lẻ.
Đối với người chuyên chở: Nhận các lô hàng lẻ tại CFS và phát hành vận
đơn hàng lẻ cho các chủ hàng; sau khi gom đủ hàng thì phải đóng hàng vào
container và niêm phong kẹp chì; vận chuyển container ra cảng xếp lên tàu để
chở đến cảng đến; dỡ hàng ra khỏi tàu tại cảng đến và vận chuyển về CFS của
mình; dỡ hàng ra khỏi container tại CFS, giao cho các chủ hàng lẻ và thu hồi
vận đơn.
Đối với người nhận hàng: Chuẩn bị giấy phép nhập khẩu và làm thủ tục
hải quan cho lô hàng; xuất trình vận đơn hợp lệ để nhận hàng; trả các chi phí
liên quan và vận chuyển hàng hóa về kho của mình.
Thứ ba là phƣơng thức hỗn hợp gồm nhận nguyên - giao lẻ
(FCL/LCL); nhận lẻ - giao nguyên (LCL/FCL):
Tuỳ theo điều kiện cụ thể, người chủ hàng (hoặc người giao nhận) có thể
thoả thuận với người chuyên chở áp dụng phương pháp gửi hàng kết hợp. Đó là
phương pháp kết hợp giữa hai phương pháp gửi hàng ở trên. Cụ thể:

23


Phương thức nhận nguyên - giao lẻ: Áp dụng khi một người gửi hàng
cho nhiều ngưởi ở cùng một địa điểm; địa điểm nhận hàng là CY, địa điểm giao
hàng là CFS; người gửi hàng chịu trách nhiệm và chi phí đóng hàng vào
container, kẹp chì, niêm phong; Người chuyên chở chịu trách nhiệm dỡ hàng ra
khỏi contaier và giải quyết container rỗng.
Quy trình thủ tục: Đầu đi giống FCL/FCL, đầu nhận giống LCL/LCL
Phương pháp gửi lẻ - giao nguyên: Người chuyên chở nhận những lô
hàng lẻ từ người gửi và giao nguyên container tại nơi đến. Áp dụng khi nhiều
người gửi hàng cho một người; địa điểm gửi hàng là CFS, địa điểm giao hàng là
CY; người chuyên chở chịu trách nhiệm đóng hàng vào container, kẹp chì, niêm

phong; người nhận hàng chịu trách nhiệm dỡ hàng và trả container rỗng.
Quy trình thủ tục: Đầu gửi hàng giống LCL/LCL, đầu giao hàng giống
FCL/FCL.
1.3.3. Tổng quát quy trình làm thủ tục hải quan XNK hàng hóa bằng
container đƣờng biển theo các phƣơng thức gửi – nhận hàng
Như đã trình bày ở mục trên, việc XNK hàng hóa bằng container đường
biển có 03 phương thức gửi – nhận hàng. Ở mỗi phương thức có quy trình thủ
tục thực hiện khác nhau, trách nhiệm của mỗi bên tham gia cũng khác nhau. Tuy
nhiên đối với nhiệm vụ làm thủ tục hải quan XNK cho lô hàng thì ở cả 3
phương thức đều thuộc về chủ hàng (người gửi hàng và người nhận hàng). Dù là
nhận – gửi hàng theo hình thức nào, trong quá trình làm thủ tục hải quan thì các
bên tham gia (cơ quan hải quan và doanh nghiệp XNK) đều phải tuân theo quy
định chung của pháp luật hải quan quốc tế nói chung và pháp luật hải quan Việt
Nam nói riêng.
Đối với việc làm thủ tục hải quan tại Việt Nam, pháp luật về hải quan
Việt Nam quy định cụ thể về thủ tục hải quan XNK hàng hóa gồm thủ tục hải
quan nhập khẩu hàng hóa và thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa. Trong các
trường hợp khác nhau cần chuẩn bị hồ sơ tài liệu khác nhau để đảm bảo việc
kiểm tra cần thiết cho quá trình thông quan.

24


Hồ sơ đối với hàng hóa xuất khẩu gồm: Tờ khai hải quan; trong các
trường hợp cụ thể hồ sơ hải quan phải có thêm các chứng từ như vận tải đơn,
bảng kê chi tiết hàng hóa đối với trường hợp hàng hóa có nhiều chủng loại hoặc
đóng gói không đồng nhất; giấy phép xuất khẩu của cơ quan quản lý nhà nước
có thẩm quyền đối với trường hợp hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu theo
quy định của pháp luật; các chứng từ khác phải có theo quy định của pháp luật
liên quan.

Hồ sơ đối với hàng hóa nhập khẩu gồm: Tờ khai hải quan; hợp đồng mua
bán hàng hóa hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng; hóa đơn
thương mại; vận tải đơn; trong các trường hợp cụ thể hồ sơ hải quan đối với
hàng nhập khẩu phải có thêm chừng từ như bảng kê chi tiết hàng hóa trong
trường hợp hàng hóa có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất;
trường hợp hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục sản phẩm hàng hóa phải
kiêmtra về chất lượng, kiêmtra vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực
vật, chứng thư giám định trong trường hợp hàng hóa thông quan trên cơ sở kết
quả giám định; tờ khai trị giá hàng nhập khẩu trong trường hợp hàng hóa thuộc
diện phải khai tờ khai trị giá; giấy phép nhập khẩu của cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền trong trường hợp phải có giấy phép nhập khẩu theo quy
định của pháp luật; giấy chứng nhận xuất xử hàng hóa (C/O) trong trường hợp
người khai hải quan có yêu cầu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc
biệt; các chứng từ khác phải có theo quy định của pháp luật liên quan.
Quy trình thủ tục hải quan xuất nhập khẩu hàng hóa được thể hiện sơ lược
qua sơ đồ sau:

25


×