Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của đê chắn sóng tới bồi xói luồng tàu vào cảng nhà máy nhiệt điện dung quất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.45 MB, 101 trang )

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

KS. ĐOÀN THỊ HỒNG NGỌC

NGHIÊN CƢ́U ẢNH HƢỞNG CỦA ĐÊ CHẮN SÓNG
TỚI BỒI XÓI LUỒNG TÀU VÀO CẢNG NHÀ MÁY
NHIỆT ĐIỆN DUNG QUẤT

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

HẢI PHÒNG - 2015


BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
------------------

KS. ĐOÀN THỊ HỒNG NGỌC

NGHIÊN CƢ́U ẢNH HƢỞNG CỦA ĐÊ CHẮN SÓNG
TỚI BỒI XÓI LUỒNG TÀU VÀO CẢNG NHÀ MÁY
NHIỆT ĐIỆN DUNG QUẤT

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT



NGÀNH: KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY; MÃ SỐ:60580202
CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Phan Anh

HẢI PHÒNG - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng
dẫn của TS. Nguyễn Phan Anh. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung
thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều có cơ sở
khoa học và đã được chỉ rõ nguồn gốc.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đoàn Thị Hồng Ngọc

i


LỜI CÁM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn, ngoài sự nỗ lực của bản
thân, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới:
Ban Giám hiệu, Khoa công trình, Viện đào tạo sau đại học và các thầy cô
giáo Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã giảng dạy nhiệt tình, tạo điều kiện để
tôi hoàn thành chương trình đào tạo, nâng cao kiến thức cơ bản cũng như kiến
thức chuyên ngành và hoàn thành luận văn.

TS. Nguyễn Phan Anh đã tận tình hướng dẫn để luận văn được hoàn thành
theo đúng các yêu cầu của đề tài.
Các đồng nghiệp, bạn bè và người thân trong gia đình đã giúp đỡ động viên
trong suốt thời gian học tập và làm luận văn.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đoàn Thị Hồng Ngọc

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ i
LỜI CÁM ƠN .................................................................................................... ii
MỤC LỤC ......................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1.

Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1

2.

Mục đích nghiên cứu của đề tài ......................................................................... 1

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ..................................................... 1


4.

Phương pháp nghiên cứu của đề tài................................................................... 2

5.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài........................................................... 2
Chƣơng 1 TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU .......................................... 3
1.1 Giới thiệu tổng quát công trình xây dựng ............................................................. 3
1.2 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ................................................................ 4
1.2.1 Vị trí địa lý ......................................................................................................... 5
1.2.2 Đặc điểm địa hình .............................................................................................. 5
1.2.3 Đặc điểm khí tượng ............................................................................................ 6
1.2.4 Đặc điểm thủy – hải văn..................................................................................... 8
1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................................... 11
1.3.1 Kinh tế .............................................................................................................. 11
1.3.2 Xã hội ............................................................................................................... 12
1.3.3 Giao thông ........................................................................................................ 13
1.4 Hiện trạng các công trình trong khu vực nghiên cứu .......................................... 14
1.4.1 Đê chắn sóng .................................................................................................... 14
1.4.2 Luồng vào cảng ................................................................................................ 15
1.4.3 Cảng biển nước sâu Dung Quất ....................................................................... 16
Chƣơng 2 TỔNG QUAN VỀ BỒI XÓI LUỒNG TÀU TRONG BỂ CẢNG
VÀ MÔ HÌNH TÍNH TOÁN ............................................................................. 18
2.1 Tổng quan về bồi xói luồng tàu dưới ảnh hưởng của đê chắn sóng ................... 18
2.1.1 Tổng quan về đê chắn sóng bể cảng [5] ........................................................... 18
iii


2.1.2 Tổng quan về bồi xói luồng tàu [2] .................................................................. 24

2.2 Tổng quan về mô hình tính toán ......................................................................... 29
2.2.1 Một số mô hình tính toán bồi xói [3] ............................................................... 29
2.2.2 Lựa chọn mô hình tính toán bồi xói ................................................................. 31
2.3 Cơ sở lý thuyết mô hình MIKE 21 [10, 11] ........................................................ 32
2.3.1 Mô đun dòng chảy MIKE 21 FM ..................................................................... 32
2.3.2 Mô đun sóng MIKE 21 SW.............................................................................. 34
2.3.3 Mô đun vận chuyển trầm tích MIKE 21 ST [11] ............................................. 35
Chƣơng 3 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MIKE 21 ĐÁNH GIÁ BỒI XÓI LUỒNG
TÀU VÀO CẢNG NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN DUNG QUẤT ............................. 43
3.1 Tính toán thông số sóng ban đầu ........................................................................ 43
3.1.1 Số liệu ban đầu ................................................................................................. 43
3.1.2 Thông số gió tính toán ..................................................................................... 44
3.1.3 Suất đảm bảo thông số sóng ............................................................................. 46
3.1.4 Địa hình ............................................................................................................ 46
3.1.5 Điều kiện biên .................................................................................................. 50
3.1.6 Hướng gió tính toán ......................................................................................... 51
3.1.7 Kiểm chuẩn mô hình ........................................................................................ 52
3.1.8 Kết quả tính toán thông số sóng ban đầu ......................................................... 54
3.1.9 Biểu đồ hoa sóng gió mùa ................................................................................ 56
3.1.10 Nhận xét ......................................................................................................... 57
3.2 Thông số sóng khi xây dựng luồng tàu mới ........................................................ 58
3.3 Bồi xói luồng tàu dưới tác dụng của đê chắn sóng kéo dài................................. 67
3.3.1 Bồi xói khi chưa có đê chắn sóng kéo dài........................................................ 67
3.3.2 Bồi xói khi có đê chắn sóng kéo dài ................................................................ 80
3.3.3 Nhận xét ........................................................................................................... 89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 90
1. Kết luận ................................................................................................................. 90
2. Kiến nghị ............................................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 91
iv



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1-1. Bảng thống kê đặc trưng nhiệt độ các tháng ............................................ 6
Bảng 1-2. Bảng thống kê các tần suất tích lũy trạm Quy Nhơn (m) ........................ 9
Bảng 1-3. Bảng tần suất mực nước tại Quy Nhơn(m) .............................................. 9
Bảng 1-4. Mực nước ứng với các tần suất lũy tích trạm Dung Quất ........................ 9
Bảng 1-5. Mực nước ứng với tần suất lý luận tại Dung Quất (m) ............................ 9
Bảng 1-6. Kết quả tính lưu lượng lớn nhất ............................................................. 10
Bảng 1-7. Lượng phù sa của các sông .................................................................... 10
Bảng 2-1. Chiều cao sóng an toàn cho phép trong bể cảng.................................... 20
Bảng 2-2. Chiều cao sóng an toàn cho phép tại mép bến khi làm hàng ................. 20
Bảng 3-1. Bảng tần suất tốc độ và hướng gió ......................................................... 43
Bảng 3-2. Bảng cấp phối hạt ................................................................................... 44
Bảng 3-3. Giá trị đà gió theo Vw ............................................................................. 45
Bảng 3-4. Tần suất và hướng gió mùa .................................................................... 46
Bảng 3-5. Các trường hợp gió mùa tính toán ......................................................... 46
Bảng 3-6. Tọa độ điểm trích ................................................................................... 48
Bảng 3-7. Thông số sóng nước sâu ......................................................................... 50
Bảng 3-8. Thông số sóng nước sâu chuyển đổi phù hợp MIKE 21 ....................... 51
Bảng 3-9. Các hướng gió tính toán do bão ............................................................. 52
Bảng 3-10. Các hướng gió tính toán do gió mùa .................................................... 52
Bảng 3-11. Chiều cao sóng theo mô hình ............................................................... 55
Bảng 3-12. Chiều cao sóng tính chuyển i% ............................................................ 55
Bảng 3-13. Mối quan hệ chiều cao sóng và tần suất gió tại vị trí tàu .................... 56
Bảng 3-14. Tần suất sóng theo các hướng tính toán .............................................. 57
Bảng 3-15. Kết quả tính chuyển i% ........................................................................ 58
Bảng 3-16. Theo mô hình ....................................................................................... 59
Bảng 3-17. Kết quả tính chuyển i% ........................................................................ 60
Bảng 3-18. Chiều cao sóng theo mô hình ............................................................... 61

Bảng 3-19. Kết quả tính chuyển i% ........................................................................ 62
Bảng 3-20. Chiều cao sóng theo mô hình ............................................................... 64
Bảng 3-21. Kết quả tính chuyển i% ........................................................................ 64
Bảng 3-22. Chiều cao sóng theo mô hình ............................................................... 65
Bảng 3-23. Kết quả tính chuyển i% ........................................................................ 66
Bảng 3-24. Theo mô hình ....................................................................................... 67
Bảng 3-25. Kết quả tính chuyển i% ........................................................................ 67
v


Bảng 3-26. Kết quả tính chuyển i% ........................................................................ 67
Bảng 3-27. Khối lượng bồi xói sóng bão 18 .......................................................... 69
Bảng 3-28. Khối lượng bồi xói sóng bão 48 .......................................................... 70
Bảng 3-29. Khối lượng bồi xói sóng bão 78 .......................................................... 72
Bảng 3-30. Khối lượng bồi xói sóng bão 108 ........................................................ 73
Bảng 3-31. Khối lượng bồi xói sóng bão 348 ........................................................ 75
Bảng 3-32. Khối lượng bồi xói sóng bão trong năm .............................................. 75
Bảng 3-33. Khối lượng bồi xói gió mùa trong năm................................................ 75
Bảng 3-34. Khối lượng bồi xói triều cường ........................................................... 77
Bảng 3-35. Khối lượng bồi xói triều kém ............................................................... 79
Bảng 3-36. Khối lượng bồi xói khi chưa có đê chắn sóng kéo dài ........................ 79
Bảng 3-37. Khối lượng bồi xói sóng bão 18 .......................................................... 81
Bảng 3-38. Khối lượng bồi xói sóng bão 48 .......................................................... 83
Bảng 3-39. Khối lượng bồi xói sóng bão 78 .......................................................... 84
Bảng 3-40. Khối lượng bồi xói sóng bão 108 ........................................................ 86
Bảng 3-41. Khối lượng bồi xói sóng bão 348 ........................................................ 87
Bảng 3-42. Khối lượng bồi xói sóng bão trong năm .............................................. 87
Bảng 3-43. Khối lượng bồi xói sóng gió mùa ........................................................ 88
Bảng 3-44. Khối lượng bồi xói do triều cường ...................................................... 88
Bảng 3-45. Lượng bồi xói do triều kém ................................................................. 88

Bảng 3-46. Khối lượng bồi xói trong năm khi có đê chắn sóng ............................ 89
Bảng 3-47. Bồi xói cho các trường hợp có đê và không đê ................................... 89

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1-1. Tổng quan khu vực nghiên cứu ........................................................ 3
Hình 1-2. Quy hoạch cảng chuyên dung NMNĐ Dung Quất .......................... 4
Hình 1-3. Hoa gió Quảng Ngãi từ năm 1976 đến năm 2004 ............................ 8
Hình 1-4. Hiện trạng công trình khu vực nghiên cứu (nguồn google earth) .. 15
Hình 2-1. Khu nước - bể cảng của một cảng biển đặc trưng .......................... 18
Hình 2-2. Mặt bằng hai tuyến đê cắm vào bờ ................................................. 19
Hình 2-3. Mặt bằng một tuyến đê đảo và đê cắm vào bờ ............................... 19
Hình 2-4. Một bể cảng có các khu riêng biệt .................................................. 20
Hình 2-5. Tuyến đê chắn sóng đẩy bùn cát ra xa bờ ...................................... 21
Hình 2-6. Các loại dạng sắp xếp các tuyến đê chắn sóng của bể cảng biển .. 22
Hình 2-7. Bể cảng có hai cửa cảng ................................................................. 23
Hình 2-8. Sơ đồ hướng tàu vào cửa cảng........................................................ 23
Hình 2-9. Vị trí các cửa cảng .......................................................................... 24
Hình 2-10. Mặt cắt ngang luồng tàu điển hình ............................................... 25
Hình 2-11. Sơ đồ tính lưu lượng bùn cát lơ lửng ........................................... 29
Hình 3-1. Sơ đồ khu vực tính toán sóng lan truyền ........................................ 47
Hình 3-2. Sơ đồ vùng hiện kết quả tính toán khu vực công trình .................. 47
Hình 3-3. Sơ đồ các điểm trích số liệu dọc công trình ................................... 48
Hình 3-4. Địa hình khu vực tính sóng lan truyền ........................................... 49
Hình 3-5. Sơ đồ chia lưới tính toán ................................................................ 50
Hình 3-6. Hướng gió trong bão ....................................................................... 51
Hình 3-7. Hướng gió mùa ............................................................................... 52
Hình 3-8. Sơ đồ điểm đo sóng tại Kỳ Hà ........................................................ 53

Hình 3-9. Trường sóng bão Linda .................................................................. 53
Hình 3-10. Biểu đồ hoa sóng .......................................................................... 57
Hình 3-11. Địa hình khu vực có tuyến luồng mới .......................................... 58
Hình 3-12. Sơ đồ lưới chia khu vực có tuyến luồng mới ............................... 59
Hình 3-13. Địa hình khu vực có tuyến nạo vét và đê chắn sóng kéo dài ....... 63
Hình 3-14. Lưới chia khi có tuyến luồng và đê chắn sóng kéo dài ................ 63
Hình 3-15. Trường bồi xói sóng bão 18 ......................................................... 68
Hình 3-16. Bồi xói sóng bão 18 ...................................................................... 68
Hình 3-17. Trường bồi xói sóng bão 48 ......................................................... 69
Hình 3-18. Bồi xói sóng bão 48 ...................................................................... 70
Hình 3-19. Trường bồi xói sóng bão 78 ......................................................... 71
Hình 3-20. Bồi xói sóng bão 78 ...................................................................... 72
vii


Hình 3-21. Trường bồi xói sóng bão 108 ....................................................... 72
Hình 3-22. Bồi xói sóng bão 108 .................................................................... 73
Hình 3-23. Trường bồi xói sóng bão 348 ....................................................... 74
Hình 3-24. Bồi xói sóng bão 348 .................................................................... 74
Hình 3-25. Trường dòng chảy triều cường ..................................................... 76
Hình 3-26. Trường bồi xói dòng chảy triều cường ......................................... 76
Hình 3-27. Bồi xói triều cường ....................................................................... 77
Hình 3-28. Trường dòng chảy triều kém ........................................................ 78
Hình 3-29. Trường bồi xói dòng chảy triều kém ............................................ 78
Hình 3-30. Bồi xói triều kém .......................................................................... 79
Hình 3-31. Trường bồi xói sóng bão 18 ......................................................... 80
Hình 3-32. Bồi xói sóng bão 18 ...................................................................... 81
Hình 3-33. Trường bồi xói sóng bão 48 ......................................................... 82
Hình 3-34. Bồi xói sóng bão 48 ...................................................................... 82
Hình 3-35. Trường bồi xói sóng bão 78 ......................................................... 83

Hình 3-36. Bồi xói sóng bão 78 ...................................................................... 84
Hình 3-37. Trường bồi xói sóng bão 108 ....................................................... 85
Hình 3-38. Bồi xói sóng bão 108 .................................................................... 85
Hình 3-39. Trường bồi xói sóng bão 348 ....................................................... 86
Hình 3-40. Bồi xói sóng bão 348 .................................................................... 87

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dải ven biển cửa sông Trung Bộ kéo dài trên 1000 km, là nơi tập trung dân
cư và nhiều khu kinh tế ven biển quan trọng, trong đó phải kể đến khu kinh tế
Dung Quất, Quảng Ngãi. Dung Quất có vị trí kinh tế quan trọng do có lợi thế phát
triển hệ thống cảng biển nước sâu tại vịnh Dung Quất – là vịnh hở được che chắn
bởi các bán đảo và đảo xung quanh.
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Dung Quất đã được Chính phủ và tỉnh Quảng
Ngãi cấp phép xây dựng, đang trong giai đoạn lập dự án đầu tư, giải phóng mặt
bằng. Theo quy hoạch được duyệt, sẽ thiết lập một tuyến luồng nhánh dài khoảng
3,5km từ tuyến luồng vào hệ thống cảng Dung Quất hiện trạng, kéo dài đê Tây
hiện trạng thêm 1,3km đồng thời là cảng than cho tàu 100.000DWT vào làm hàng.
Từ trước đến nay chưa có nghiên cứu cụ thể và hoàn chỉnh về ảnh hưởng
của các công trình đê chắn sóng đến bồi lắng bùn cát trong khu vực nghiên cứu, cụ
thể đối tượng là bồi xói luồng tàu vào cảng Nhà máy Nhiệt điện Dung Quất. Do
đó, việc nghiên cứu đánh giá tác động của đê chắn sóng kéo dài tới bồi xói luồng
tàu vào cảng Nhà máy Nhiệt điện Dung Quất là nhu cầu cấp thiết.
Đề tài “ Nghiên cứu ảnh hƣởng của đê chắn sóng tới bồi xói luồng tàu
vào cảng Nhà máy Nhiệt điện Dung Quất” là một trong những đề tài thiết thực,
có ý nghĩa thực tiễn cao, có thể căn cứ vào đó đánh giá tính khả thi của dự án và
dự báo lượng bồi xói luồng tàu hàng năm làm cơ sở lập kinh phí đầu tư ban đầu và

duy tu hàng năm.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đánh giá tác động của công trình đê chắn sóng kéo dài tới bồi xói luồng tàu
trên cơ sở phân tích các dữ liệu địa hình, địa chất, thủy văn, hải văn, khí tượng…
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: bồi xói luồng tàu khi có công trình và khi không có
công trình.

1


Phạm vi nghiên cứu: đê chắn sóng và luồng tàu vào cảng Nhà máy Nhiệt
diện Dung Quất, Quảng Ngãi.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
Luận văn sử dụng phương pháp điều tra, thu thập số liệu, khảo sát bổ sung
các số liệu địa hình, thủy văn, dòng chảy, chế độ thủy triều,…; phương pháp phân
tích thống kê; mô hình toán.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài đưa ra ảnh hưởng của công trình đê chắn sóng tới bùn cát bồi xói
luồng tàu. Kết quả của luận văn cho phép dự báo lượng bồi xói luồng tàu theo thời
gian một cách chính xác nhất.

2


Chƣơng 1 TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1 Giới thiệu tổng quát công trình xây dựng

Dự án Nhà máy nhiệt điện Dung Quất là dự án lớn có ý nghĩa hết sức quan
trọng đối với sự phát triển của Khu kinh tế Dung Quất nói riêng và tỉnh Quảng

Ngãi nói chung. Với công suất 1200 MW, tổng mức đầu tư khoảng 2,3 tỷ USA sẽ
là nguồn cung cấp điện quan trọng cho Khu kinh tế Dung Quất, đáp ứng các tiêu
chí về cân đối tăng tỷ lệ công suất nguồn điện so với thủy điện của khu vực nhằm
đáp ứng nhu cầu phụ tải tại chỗ, tăng cường tính chủ động, tin cậy cung cấp điện
cho khu vực. Đồng thời dự án cũng được Chính phủ phê duyệt đưa vào quy hoạch
điện VII, dự kiến đưa vào vận hành sau năm 2020.

Hình 1-1. Tổng quan khu vực nghiên cứu

3


Theo quy hoạch, nhà máy sẽ được xây dựng trong Khu công nghiệp phía
Đông của Khu kinh tế Dung Quất, với diện tích 85 ha, giáp sông Trà Bồng, có hệ
thống cảng nước sâu phục vụ cho tàu vận tải 100.000DWT nằm trong khu vực
cảng Dung Quất 1 và giáp với đê chắn cát đã xây dựng hoàn thành giai đoạn 1, rất
thuận lợi để phát triển công nghiệp nặng gắn với cảng biển nước sâu. Khu vực bãi
thải tro xỉ đặt tại phía Nam đường Trì Bình - Cảng Dung Quất có qui mô khoảng
55ha. Nguồn nước cho nhà máy được cấp nước từ sông Trà Bồng và đường dây
truyền tải điện được đấu nối vào đường dây 220kV Dốc Sỏi - Cảng Dung Quất.

Hình 1-2. Quy hoạch cảng chuyên dung NMNĐ Dung Quất

Hiện nay, trong khu vực xây dựng, ngoài nhà máy nhiệt điện Dung Quất đang
được triển khai, có rất nhiều nhà đầu tư đã tìm hiểu và rất muốn đầu tư tại vị trí
này, trong đó có Dự án đưa khí vào bờ tại Khu kinh tế Dung Quất.
1.2 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu

4



1.2.1 Vị trí địa lý

Quảng Ngãi là một tỉnh giáp biển có diện tích tự nhiên 5131,5 km2, nằm ở
vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía nam giáp tỉnh
Bình Định và phía tây giáp tỉnh Kon Tum và Gia Lai. Là một tỉnh ven biển với
đường bờ biển kéo dài khoảng 144 km nhưng rất khúc khuỷu nên biển Quảng
Ngãi hình thành nhiều vũng vịnh và mũi đất như: mũi Túi, mũi Nam Trâm, mũi Ba
Làng An; vũng vịnh: vịnh Dung Quất, vũng Việt Thanh, vũng Nho Na, với các
cửa biển lớn: Sa Cần, Sa kỳ, Sa Huỳnh và Cửa Đại. Tọa độ địa lý: Từ 14°31'50"
đến 15°25'30" vĩ độ Bắc và từ 108°14'05" đến 109°05'00" kinh độ Đông.
Vịnh Dung Quất là một vịnh sâu nằm ở phía đông bắc và cách huyện Bình
Sơn 18 km, cách thành phố Quảng Ngãi 45 km. Toàn khu vực vịnh khá rộng, chia
2 vịnh: Vịnh lớn và Vịnh nhỏ. Tổng diện tích toàn vịnh 48 km 2. Đáy vịnh là cát
mịn. Dọc bờ phía đông vịnh có dãy núi CoCo – Tuyết Diêm cao trung bình 20 m
che chắn. Vịnh lớn: rộng 11 km từ mũi Thanh Long đến mũi núi CoCo, độ sâu
trung bình trên 20 m. Chiều rộng trung bình 4 km và chiều dài trung bình 12 km.
Vịnh nhỏ: rộng 3,5 km và diện tích khoảng 7 km2. Độ sâu từ 6-20 m. Phía đông
bắc được che chắn bởi dãy núi đá thấp dài 2,3 km. Phía đông có núi Nam Trâm
cao 141 m, dài 1 km. Bãi cát ven vịnh từ sông Cầu đến sông Trà Bồng rộng
khoảng 100 m. Tiếp đó là bãi rộng bằng phẳng có diện tích 10 km2, dài 5 km, rộng
2 km. Cảng biển nước sâu Dung Quất được xây dựng trong khu vực Vịnh nhỏ.
Khu vực xây dựng cảng của nhà máy nhiệt điện thuộc vùng bảo vệ nước của
cảng Dung Quất, có đường bờ biển dài khoảng 5 km, là đoạn bờ biển khúc khuỷu
nhất của Quảng Ngãi. Trong khu vực xây dựng còn có đê chắn sóng dài hơn 1,6
km đã xây dựng xong giai đoạn 1 - công trình đê dài nhất Đông Nam Á.
1.2.2 Đặc điểm địa hình

Đặc điểm địa hình vịnh Dung Quất là đường đẳng sâu có dạng rẻ quạt không
song song với bờ, cao độ tự nhiên từ -0,4m đến -17,0m (Theo hệ Hải Đồ) và phần

diện tích khu nước có chiều sâu lớn hơn 12m chiếm khoảng 30%. Đây là vịnh tự
nhiên tương đối kín, có độ sâu thích hợp cho việc xây dựng cảng nước sâu. Tại
5


khu vực vịnh có hai cửa sông đổ ra biển, đó là sông Trà Bồng ở phía Bắc và sông
Đập ở phía Nam.
Cảng nước sâu chuyên dụng phục vụ nhà máy nhiệt điện Dung Quất dự kiến
nằm trong vịnh Dung Quất. Đây là khu vực có địa hình khá thoải với độ dốc
khoảng 0,6%. Đáy vịnh là cát, trên vạch bờ là bờ đá, dưới nước có đá ngầm. Phần
đất liền phía sau vịnh là cả một vùng rộng lớn bao gồm rải rác các đồi núi thấp từ
vài chục mét tới trên 100 m nằm xen kẽ giữa các ruộng lúa và vườn cây.
1.2.3 Đặc điểm khí tượng
1.2.3.1 Nhiệt độ không khí

Theo thống kê nhiệt độ không khí (1975 – 2004) cho thấy:
Nhiệt độ trung bình nhiều năm là 26,00C;
Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất vào tháng 6 và tháng 7 là 29,0 0C;
Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất vào tháng 1 và tháng 12 là 22,3 0C;
Nhiệt độ không khí cao nhất là 40,50C (5/6/1983);
Nhiệt độ không khí thấp nhất là 12,40C (30/1/1993).
Bảng 1-1. Bảng thống kê đặc trƣng nhiệt độ các tháng
I
22,3
33,1

II
22,6
35,3


III
24,9
35,4

IV
27,0
38,7

Ngày/năm

17/9
8

24/7
9

17/9
3

17/9
0

Min

12,4
30/9
3

14,1
15/8

9

13,4

18,6
18/8
3

TB
Max

Ngày/năm

3/86

V
28,2
39,5
21/8
3
4/94
21,4
1/77

VI
29,0
40,5

VII
29,0

38,8

VIII
28,8
38,7

IX
27,3
37,6

X
26,0
34,5

XI
24,3
32,4

XII
22,3
31,2

Năm
26,0
40,5

5/83

24/0
2


9/9
3

1/81

3/81

6/90

7/02

5/83

22,4
10/8
4

22,4
26/8
6

21,4
6/8
7

21,7
22/8
6


17,1
30/9
1

16,4
23/8
9

13,8
30/8
2

12,4
30/9
3

1.2.3.2 Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí tương đối trung bình nhiều năm là 84,4%.
Độ ẩm không khí trung bình cao nhất là 100%.
Độ ẩm không khí trung bình thấp nhất là 37%.
1.2.3.3 Áp suất không khí

Áp suất không khí trung bình nhiều năm là 1009,1mb.
Áp suất không khí cao nhất nhiều năm là 1048,9mb (24/11/1995).
Áp suất không khí thấp nhất nhiều năm là 985,8mb (22/8/2000).
6


1.2.3.4 Lượng mưa


Tổng lượng mưa trung bình nhiều năm là 2437,7mm.
Lượng mưa ngày lớn nhất là 429mm (19/11/1987).
Số ngày mưa trung bình năm là 155,2 ngày; tháng 10 có lượng mưa trung
bình lớn nhất trong năm là 654,2mm, tháng 4 có lượng mưa nhỏ nhất trong năm là
33,9mm; tháng 11 có ngày mưa lớn nhất là 21,7 ngày, tháng 3 có số ngày mưa nhỏ
nhất là 5,6 ngày.
Năm 1999 là năm có tổng lượng mưa lớn nhất là 3947,6mm với số ngày mưa
là 171 ngày. Lượng mưa lớn tập trung vào các tháng 10, 11,12.
1.2.3.5 Gió

Gió tại Quảng Ngãi:
Theo tài liệu gió tại Quảng Ngãi từ năm 1976 đến 2004 cho thấy tốc độ gió
lớn nhất quan trắc được là 40m/s theo hướng Bắc (N) ngày 1/11/1995.
Tính tần suất và vẽ hoa gió tổng hợp nhiều năm và các tháng. Nhìn vào hoa
gió tổng hợp năm cho thấy gió thịnh hành nhất là hướng Bắc (N) và hướng Đông
(E), hướng Bắc (N) chiếm 11,48%, hướng Đông (E) chiếm 10,94%; gió chủ yếu là
từ 0,1 đến 4m/s chiếm 45,74%, gió lặng chiếm 45,13%.
Hoa gió các tháng cho thấy tháng 1, 2, 10, 11,12 gió thịnh hành hướng Bắc
và Tây Bắc, các tháng 3, 4, 5, 6, 7, 8 gió thịnh hành hướng Đông Nam, tháng 9 gió
có nhiều hướng.

7


Hình 1-3. Hoa gió Quảng Ngãi từ năm 1976 đến năm 2004

Gió tại Dung Quất:
Gió quan trắc tại Dung Quất từ 1/1998 đến 1/1999 nhìn vào hoa gió tổng hợp
cho thấy gió có nhiều hướng, hướng gió thịnh hành nhất là Đông Nam và hướng

Nam. Tốc độ gió lớn nhất trong thời kỳ này đã quan trắc được là 14m/s vào tháng
10 (có nhiều hướng).
1.2.3.6 Bão

Từ năm 1961 đến 2014 có khoảng 47 cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ và
ảnh hưởng tới khu vực Quảng Ngãi - Dung Quất, bão thường xảy ra từ tháng 6 đến
tháng 12.
Tốc độ gió tức thời lớn nhất quan trắc được trên đường đi của bão là 42m/s
(7/11/1984).
1.2.3.7 Sương mù và tầm nhìn xa

Số ngày có sương mù trung bình năm là 20,5 ngày, trong đó tháng 3 có nhiều
sương mù nhất là 6 ngày.
Tầm nhìn xa phần lớn các ngày trong tháng có tầm nhìn xa từ 10-15km.
1.2.4 Đặc điểm thủy – hải văn
1.2.4.1 Mực nước

8


Dựa vào mực nước thu thập nhiều năm (1985-2013) của trạm Quy Nhơn đã
tính và vẽ tần suất lũy tích mực nước giờ, đỉnh triều, chân triều, trung bình.
Bảng 1-2. Bảng thống kê các tần suất tích lũy trạm Quy Nhơn (m)
P%
Hđỉnh
Hgiờ
Htb
Hchân

1

2,61
2,39
2,03
1,70

3
2,51
2,20
1,95
1,60

5
2,48
2,17
1,85
1,55

10
2,33
2,03
1,81
1,47

50
2,05
1,61
1,58
1,12

75

1,95
1,33
1,47
0,97

90
1,79
1,14
1,40
0,77

95
1,75
0,97
1,33
0,69

97
1,65
0,91
1,30
0,60

99
1,60
0,73
1,25
0,52

97

2,40

99
2,38

Đường tần suất lý mực nước như sau (m).
Bảng 1-3. Bảng tần suất mực nƣớc tại Quy Nhơn(m)
P%
H

1
3,09

3
2,96

5
2,90

10
2,81

50
2,58

75
2,49

90
2,44


95
2,41

Xây dựng phương trình tương quan chuyển mực nước từ trạm Quy Nhơn về
trạm Dung Quất, ta được mực nước tương ứng như sau:
Bảng 1-4. Mực nƣớc ứng với các tần suất lũy tích trạm Dung Quất
P%
Hđỉnh
Hgiờ
Htb
Hchân

1
2,50
2,28
2,00
1,64

3
2,40
2,10
1,92
1,54

5
2,37
2,07
1,81
1,49


10
2,22
1,94
1,77
1,41

50
1,94
1,54
1,52
1,07

75
1,84
1,27
1,40
0,92

90
1,68
1,09
1,33
0,72

95
1,64
0,93
1,25
0,65


97
1,54
0,88
1,22
0,56

99
1,49
0,70
1,17
0,48

Bảng 1-5. Mực nƣớc ứng với tần suất lý luận tại Dung Quất (m)
P%
H

1
2,98

3
2,85

5
2,78

10
2,69

50

2,47

75
2,38

90
2,33

95
2,30

97
2,29

99
2,27

Mực nước cao nhất quan trắc được tại Quy Nhơn là 2,96m tương ứng với
mực nước tại Dung Quất là 2,85m. Mực nước thấp nhất tại Quy Nhơn là 0,27m
tương ứng có mực nước tại Dung Quất là 0,23m.
1.2.4.2 Dòng chảy

Kết quả đo dòng chảy có tốc độ dòng chảy lớn nhất là 0.49m/s hướng Tây
Bắc.
1.2.4.3 Lưu lượng nước và hàm lượng phù sa các sông đổ vào vịnh Dung Quất

Lưu lượng dòng chảy đổ vào vịnh Dung Quất chủ yếu từ sông Trà Bồng,
sông Mới và sông Cầu, lưu lượng dòng chảy trong mùa khô không đáng kể.

9



Kết quả quan trắc lưu tốc và tính lưu lượng:
Bảng 1-6. Kết quả tính lƣu lƣợng lớn nhất
Sông Trà Bồng

Thời gian quan
trắc

3

Triều cường
5÷7/6/1997
Triều T.bình
15÷17/5/1997

Sông Mới
3

3

+ Qmax(m /s)

- Qmax(m /s)

+ Qmax(m /s)

- Qmax(m3/s)

347


305

17

26

228

249

6

20

Về mùa lũ do ảnh hưởng của toàn bộ lưu vực dòng chảy trong sông Trà Bồng
đạt mức 1,0 m/s ÷ 1,5 m/s; lượng bùn cát lơ lửng trung bình của sông chảy ra biển
là 16,5 kg/s; độ đục trung bình trong mùa lũ vào khoảng 114 g/m3.
Kết quả đo độ đục của nước biển tại vịnh Dung Quất trong thời gian quan
trắc tháng 11 năm 1995 cho thấy hàm lượng phù sa lớn nhất đo được là 0,11 g/l.
Theo ước tính của JICA về phù sa của hai sông Trà Bồng và sông Mới như
trong bảng sau:
Bảng 1-7. Lƣợng phù sa của các sông
Tên sông

Chiều dài sông (km)

Diện tích lưu vực
(km2)


Khối lượng phù sa trung bình
(m3/ngày)

Trà Bồng

60

760

25 ÷ 100

Mới

7

19

4 ÷ 18

1.2.4.4 Khối lượng bùn cát lơ lửng

Theo số liệu đo đạc về dòng chảy và độ đục trong vịnh Dung Quất tính cân
bằng bùn cát trong thời gian quan trắc trên mặt cắt ngang vịnh đến đường đẳng
sâu -5,0 m cho thấy lượng bùn cát vận chuyển vào và lắng đọng trong khu vực
vịnh cao nhất vào khoảng 502.300 T/năm, ít nhất vào khoảng 175.000 T/năm.
Tính bình quân lượng bùn cát lơ lửng chuyển vào khu nước cảng khoảng 340.000
T/năm tương đương 200.000  250.000 m3/năm.
Theo báo cáo của dự án đê chắn cát Dung Quất cho thấy, nếu không làm đê
chắn cát thì hàng năm lượng bùn cát di chuyển vào vịnh Dung Quất tối thiểu là
500.000 m3. Nếu nạo vét khu nước của cảng tới -14,0 m thì hàng năm khối lượng


10


cát sụt vào khu nước khoảng 200.000 m3. Như vậy tổng lượng bùn cát hàng năm
bồi vào khu cảng khi chưa có đê khoảng 700.000m3.
Khi đê chắn cát hoàn thành sẽ giảm đáng kể lượng bùn cát sa bồi vào khu
vực bể cảng.
1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội
1.3.1 Kinh tế

Quảng Ngãi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có nhà máy lọc
dầu Dung Quất là nhà máy lọc dầu đầu tiên của cả nước và nhiều dự án công
nghiệp nặng có quy mô hàng đầu đất nước. Tập trung chủ yếu tại Khu kinh tế
Dung Quất.
Khu kinh tế Dung Quất nằm trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Khu kinh tế Dung Quất được Chính phủ Việt Nam quy hoạch trở thành một khu
kinh tế đa ngành - đa lĩnh vực, với trọng tâm là công nghiệp lọc dầu - hóa dầu –
hóa chất, công nghiệp nặng quy mô lớn (luyện cán thép, đóng tàu, cơ khí, sản xuất
xi măng, chế tạo ô tô...), các ngành công nghiệp nhẹ, các dịch vụ tài chính, ngân
hàng, du lịch, bất động sản…; gắn với việc phát triển và khai thác có hiệu quả
cảng biển nước sâu Dung Quất, sân bay quốc tế Chu Lai và đô thị công nghiệp dịch vụ Vạn Tường, đô thị Dốc Sỏi. Khu kinh tế Dung Quất đang từng bước trở
thành hạt nhân tăng trưởng, trung tâm đô thị - công nghiệp - dịch vụ của vùng
kinh tế trọng điểm miền Trung và làm động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá khu vực miền Trung và cả nước; là một đầu mối giao lưu quốc tế
quan trọng, góp phần mở rộng thị trường khu vực miền Trung và Tây Nguyên và
trở thành cầu nối với thị trường Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan. Hiện nay khi một
số nhà máy quy mô lớn đã được hoàn thành và đang hoạt động: Nhà máy lọc dầu
Dung Quất với công suất 6,5 triệu tấn dầu thô/năm và sẽ được mở rộng lên công
suất 10 triệu tấn dầu thô/năm; Nhà máy công nghiệp nặng Doosan-Vina; Nhà máy

đóng tàu Dung Quất; Nhà máy Polypropylene… đã đem lại cho khu kinh tế tổng
vốn đăng ký khoảng 10,3 tỷ USD, vốn thực hiện hơn 4 tỷ USD. Ngoài ra, một số
dự án quy mô lớn đang được triển khai xây dựng: Nhà máy thép Guang Lian với
11


công suất 5 triệu tấn/năm, Nhà máy nhiên liệu sinh học Bioethanol… Năm 2012,
KKT Dung Quất đã thu hút 12 tỷ USD vốn đầu tư, trong đó số vốn thực hiện
chiếm khoảng 60-70%.
Tại vịnh Dung Quất, khi đang sở hữu 2 cảng nước sâu, 4 cảng chuyên dụng
của các máy Doosan Vina, Đóng tàu Dung Quất, Lọc hóa dầu Bình Sơn, nhà máy
thép gần như hoạt động quanh năm, nguồn hàng vào cảng tăng nhanh: năm 2002
là 50.000 tấn, năm 2004 là hơn 300 - 400 ngàn tấn, năm 2006 là khoảng 1 triệu
tấn. Đóng góp vào nguồn thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi: năm 2003
khoảng 165 tỷ đồng, năm 2013 trên 870 tỷ đồng.
Dự án Nhà máy nhiệt điện Dung Quất do Tập đoàn Sembcorp Singapore làm
chủ đầu tư. Đây là dự án thứ 5 của VSIP tại Việt Nam, dự án kiểu mẫu đầu tiên tại
khu vực miền Trung. Nhà máy nhiệt điện nằm trong dự án khu công nghiệp – đô
thị và dịch vụ VSIP Quảng Ngãi. Khi đi vào hoạt động, khu công nghiệp và dịch
vụ VSIP Quảng Ngãi sẽ giải quyết việc làm cho 50.000 công nhân.
Theo quy hoạch từ nay đến năm 2025, Quảng Ngãi sẽ có ngành công nghiệp
phát triển và ngành dịch vụ phát triển khá, nâng tỷ trọng đóng góp của hai ngành
công nghiệp và dịch vụ lên 90% trong Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
1.3.2 Xã hội

Theo Cục thống kê Quảng Ngãi, tính đến 01/7/2013, dân số toàn tỉnh khoảng
hơn 1263 triệu người, mật độ bình quân 240 người/km 2. Mật độ này thuộc loại
thấp so với cả nước. Dân cư phân bố không đều giữa các vùng, tập trung đông ở
khu vực đồng bằng và thưa ở vùng đồi núi, địa hình khó khăn. Sự phân bố dân cư
không đồng đều giữa các vùng gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc xây dựng cơ sở

hạ tầng, các công trình sinh hoạt, giao thông, thủy lợi, trường học,... phục vụ sản
xuất và dân sinh ở những vùng có địa hình phức tạp: núi cao, bị chia cắt nhiều,
thưa dân.Mặt khác, với cơ cấu dân số trẻ: người trong độ tuổi lao động chiếm
88,51%, trong đó dưới 15 tuổi chiếm hơn 25% Quảng Ngãi có nguồi lao động dự
trữ dồi dào.

12


Về việc làm, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm trên 35.000 lao động,
chủ yếu là lao động chuyển dần từ nông nghiệp chuyển sang công nghiệp và dịch
vụ chiếm 51%. Lao động tập trung chủ yếu tại khu kinh tế Dung Quất trên 13.000
người, khu công nghiệp Quảng Phú trên 5700 người, khu công nghiệp Tịnh Phong
khoảng 2300 người.
Về giáo dục, chất lượng giáo dục từ đã được cải thiện đáng kể trong những
năm gần đây. Tổng số học sinh trường đạt 98,4%, tỷ lệ học sinh trúng tuyển vào
các trường đại học, cao đẳng trong cả nước khá cao,khoảng 23%/năm.Tính đến
30/6/2012, toàn tỉnh có 206 trường mầm non, 224 trường tiểu học, 165 trường
trung học cơ sở và 39 trường trung học phổ thông. Trong đó có nhiều trường đạt
trường chuẩn quốc gia. Như vậy, với nền giáo dục phát triển tương đối đồng bộ đã
góp phần giảm thiểu nạn mù chữ trong tỉnh.
1.3.3 Giao thông

Giao thông trên toàn tỉnh Quảng Ngãi:
- Giao thông đối ngoại: rất thuận lợi, tiếp cận QL1A, đường sắt Bắc-Nam,
đường thuỷ có cảng nước sâu Dung Quất và đường không có sân bay Chu Lai
(Quảng Nam).
-Giao thông nội bộ khu kinh tế : có 2 trục chính cơ bản:
+ Trục Đông - Tây: Tuyến Dốc Sỏi - Cảng Dung Quất.
+ Tuyến ngã ba Bình Long - ngã ba Cảng Dung Quất: được đấu nối với tuyến

Trà Bồng - Trà My, trở thành tuyến giao thông đối ngoại phía Tây - Nam quan
trọng của khu kinh tế Dung Quất. Tuyến đường này đã được mở rộng và nâng cấp
theo dự án Trà My - Trà Bồng - Bình Long - Cảng Dung Quất.
- Đường khu vực: mạng lưới đường khu dân cư phía Bắc Vạn Tường, các khu
tái định cư, khu công nghiệp phía Tây và phía Đông Dung Quất đã được xây dựng
với quy mô theo từng giai đoạn.
- Giao thông thuỷ: hiện tại đã có 2 cảng nước sâu và 4 cảng chuyên dụng của
các nhà máy trong khu kinh tế Dung Quất đang được khai thác rất hiệu quả phục
vụ việc xuất – nhập hàng ra vào cảng.
13


- Giao thông hàng không: Sân bay Chu Lai là sân bay cấp I theo tiêu chuẩn
ICAO, là sân bay khu vực, với diện tích 2.300ha, hiện còn đường băng chính dài
3.050,0 m, rộng 60,0 m và một đường băng phụ, chất lượng mặt băng tốt, hiện vừa
khai thác, vừa cải tạo. Việc đưa vào khai thác và tăng số chuyến sẽ rất thuận lợi
cho sử dụng đường hàng không của khu kinh tế.
Có thể nói, Dung Quất nằm ở một vị trí địa lý thuận lợi về giao thông đường
bộ, hàng hải cũng như hàng không. Nằm bên Quốc lộ 1A, có tuyến đường sắt Bắc
– Nam, quốc lộ 24 nối với các tỉnh Tây Nguyên và các nước thuộc Tiểu vùng sông
Mê Kông (một trong 5 tuyến đường ngang của hệ thống đường xuyên Á chạy qua
Việt Nam: tuyến Dung Quất - Ngọc Hồi - Paksé - Upon).
Cảng nước sâu Dung Quất có độ sâu có thể tiếp nhận tàu hàng 50.000DWT
và các tàu dầu 150.000 DWT. Cảng nằm ở trung tâm cả nước cách đường nội hải
30 km và tiếp cận các đường hàng hải quốc tế 190 km giao lưu với Hồng Kông,
Đài Loan, Viển Đông, Nhật Bản , Singapore, Philippine. Về mặt địa lý, Dung Quất
có thể được xem là vị trí trung tâm điểm của Việt Nam và của Đông Nam Á.
1.4 Hiện trạng các công trình trong khu vực nghiên cứu
1.4.1 Đê chắn sóng


Đê chắn sóng tại cảng Dung Quất nằm gần Nhà máy Lọc dầu Dung Quất,
giữa vịnh Việt Thanh và vịnh Dung Quất với diện tích khoảng 800 ha, trong đó có
gần một nửa diện tích là nằm trên bờ, phần còn lại nằm trên biển.
Công trình đê chắn sóng này được xem là lớn nhất khu vực Đông Nam Á với
chiều dài gần 1,6 km, chân đê rộng từ 110 đến 125 m, mặt đê rộng 10 m, đỉnh đê ở
cao trình +10 m so với mặt nước biển. Đơn vị thi công đã sử dụng 1,5 triệu m 3 đá
các loại và 21.500 cục bê tông Accropode loại từ 2-12 m3 để xây dựng. Công trình
do các nhà thầu Van Oord (Hà Lan) và Công ty Xây dựng Lũng Lô thi công trên
thiết kế của liên danh nhà thầu Tedi South, Apave và Sogreah (Pháp).
Đê chắn sóng Dung Quất có nhiệm vụ bảo vệ an toàn cho tàu chở dầu cập
cảng xuất sản phẩm tại vịnh Dung Quất hoạt động liên tục trong mọi điều kiện
thời tiết.
14


Hình 1-4. Hiện trạng công trình khu vực nghiên cứu (nguồn google earth)

Theo quy hoạch, đê chắn cát sẽ được xây dựng ở phía tây cảng dài 1750 m.
Dự án đê chắn cát cảng Dung Quất giai đoạn 1 có chiều dài 1024m, cao trình +4
m, khởi công từ tháng 9-2003 với tổng vốn đầu tư hơn 92 tỷ đồng, dự kiến sẽ hoàn
thành vào năm 2006. Ðến thời điểm tháng 6-2008, dự án mới chỉ hoàn thành
khoảng 60% khối lượng công việc. Hiện nay vẫn đang tiếp tục triển khai giai đoạn
2 của dự án.
1.4.2 Luồng vào cảng

Luồng vào cảng tổng hợp Dung Quất chia làm 2 đoạn:
- Đoạn luồng ngoài từ phao số “0” đến điểm ngoặt có cao độ đáy khoảng 14.0 m dài 1km, đi theo hướng Tây - Bắc có góc phương vị 132030’ - 228030’.
- Đoạn thứ 2 từ điểm ngoặt vào đến khu bến tổng hợp dài khoảng 770 m , có
góc phương vị 96054’ - 228030’.
Hai đoạn được nối bằng đoạn cong bán kính R = 1200 m > 4.5 Lt, chiều dài

đoạn cong 744 m.
Luồng tàu vào cảng tổng hợp Dung Quất dài khoảng 3,5 km. Đoạn ngoài từ
Km 0 đến Km 2.5 luồng khá sâu cao độ đáy -11  -15 m, đoạn từ Km 2,5 đến khu
bến tổng hợp cao độ đáy luồng chỉ đạt -6,0  -10 m (Hệ cao độ Hải Đồ), với cao
15


×