Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Nghiên cứu quy hoạch giao thông vận tải quận hải an, thành phố hải phòng đến năm 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.07 MB, 104 trang )

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Giao thông vận tải là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, cần được ưu tiên đầu tư phát triển đi trước một bước tạo tiền đề cho phát
triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
Quy hoạch giao thông vận tải là quá trình hoạch định kết cấu hạ tầng giao
thông và các hình thức dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu vận tải trong tương lai.
Quy hoạch giao thông vận tải liên quan đến các vấn đề về quy hoạch, thiết kế, vận
hành và quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đối với bất kỳ phương thức vận tải nào
nhằm đảm bảo vận tải người và hàng hóa một cách an toàn, nhanh chóng, thuận
tiện, thoải mái, kinh tế, bảo vệ môi trường và cạnh tranh lành mạnh.
Việc xây dựng và thực hiện quy hoạch giao thông vận tải sẽ là tiền đề để
phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông vận tải hợp lý, liên hoàn thông
suốt. Thực tế trong những năm trước đây công tác quy hoạch giao thông vận tải
không được chú trọng xem xét đúng mực, hoặc việc quản lý thực hiện quy hoạch
còn lỏng lẻo, phát triển mạng lưới giao thông vận tải thiếu đồng bộ, liên hoàn... Vì
vậy đã có những tác động tiêu cực đối với kinh tế - xã hội cả nước nói chung, của
ngành giao thông vận tải nói riêng: ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông, ô nhiễm
môi trường đô thị... đã trở thành vấn đề bức xúc của toàn xã hội.
Để khắc phục những yếu điểm và đảm bảo phát triển bền vững hệ thống giao
thông vận tải cả nước, trong những năm trở lại đây, Chính phủ, Bộ Giao thông vận
tải đã thực hiện và phê duyệt nhiều quy hoạch, chiến lược phát triển giao thông vận
tải như: Chiến lược phát triển giao thông vận tải của cả nước đến năm 2020, định
hướng đến 2030, quy hoạch phát triển giao thông vận tải các ngành đường sắt,
đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa, hàng không đến năm 2020 định hướng
đến 2030...
Hải Phòng là thành phố cấp I trực thuộc Trung ương và là thành phố lớn thứ
3 trong toàn quốc. Theo Quyết định số 1448/QĐ-TTg ngày 16/09/2009 của Thủ
1



tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành
phố Hải Phòng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050, Hải Phòng là đô thị loại
I trung tâm cấp quốc gia, có vị trí quan trọng về kinh tế xã hội và an ninh, quốc
phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước; là thành phố cảng, cửa chính ra biển quan
trọng của nước ta, đầu mối giao thông quan trọng Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ, trên hai hành lang - một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc và là
trung tâm kinh tế - khoa học - kỹ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ.
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ, hệ
thống giao thông của thành phố đã được nâng cấp cải tạo, tạo ra sự đồng bộ trong
mạng lưới giao thông khu vực đồng bằng Bắc bộ và vùng Duyên Hải, góp phần
thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của thành phố và khu vực. Đồng thời trong
những năm qua, thành phố đã hết sức quan tâm đầu tư để phát triển và chỉnh trang
đô thị Hải Phòng, vì vậy bộ mặt đô thị và kết cấu hạ tầng giao thông đô thị cũng đã
đạt được nhiều kết quả tốt.
Quận Hải An là quận mới phía Đông Nam của thành phố. Uỷ ban nhân dân
thành phố đã xác định mục tiêu phát triển quận Hải An là: Xây dựng và phát triển
quận Hải An cơ bản trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ; đô thị mới có kinh
tế, văn hoá, giao dục, y tế phát triển, hạ tầng kỹ thuật văn minh hiện đại; là đầu
mối giao thông đối ngoại của Hải Phòng và các tỉnh phía Bắc, là vành đai phòng
thủ trọng yếu phía Đông Nam của thành phố; an ninh chinh trị, trật tự an toàn xã
hội được giữ vững; có hệ thống chính trị vững mạnh; đời sống vật chất, tinh thần
của nhân dân ngày càng được cải thiện.
Với vị trị địa lý và địa kinh tế quan trọng, quận Hải An là quận duy nhất trên
địa bàn thành phố có đủ các loại hình giao thông vận tải: đường bộ, đường sắt,
đường hàng không, đường thuỷ; là điểm trung chuyển và là đầu mối giao thông đối
ngoại của thành phố và các tỉnh duyên hải phía Bắc và là địa bàn triển khai các dự
án lớn mang tầm chiến lược về giao thông vận tải: Dự án đầu tư cảng cửa ngõ quốc
tế Hải Phòng; dự án nâng cấp cải tạo cảng hàng không quốc tế Cát Bi, Dự án phát
triển giao thông đô thị, Dự án đầu tư xây dựng đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải
2



Phòng, Dự án đầu tư xây dựng đường ô tô Tân Vũ – Lạch Huyện, Dự án đầu tư
xây dựng cầu Bạch Đằng… Tuy nhiên, việc kết nối giữa các loại hình giao thông
vận tải, kết nối quy hoạch giữa các mạng lưới giao thông chưa được quan tâm
đúng mức và còn nhiều bất cập.
Vì vậy, việc nghiên cứu quy hoạch giao thông vận tải trên địa bàn quận Hải
An là hết sức cấp bách và cần thiết, cần được ưu tiên tạo tiền đề cho phát triển hạ
tầng kỹ thuật, phát triển kinh tế - xã hội quận Hải An nói chung, đảm bảo an ninh
quốc phòng, góp phần phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá của thành
phố và đất nước nói chung.
2. Mục đích nghiên cứu
Dựa trên những cơ sở lý luận về quy hoạch nói chung và quy hoạch giao
thông vận tải nói riêng, dựa trên những đánh giá, phân tích về hiện trạng giao
thông vận tải trên địa bàn quận Hải An, đề tài “Nghiên cứu quy hoạch giao thông
vận tải quận Hải An, thành phố Hải Phòng đến năm 2025” nhằm đưa ra những đề
xuất về quy hoạch về giao thông đối nội; giao thông đối ngoại; đề xuất danh mục
dự án giao thông vận tải cần ưu tiên; kiến nghị một số giải pháp, chính sách tổ
chức thực hiện quy hoạch phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế xã
hội đến năm 2025.
3. Phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu
3.1. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: nghiên cứu quy hoạch giao thông vận tải trên địa bàn quận
Hải An phù hợp và kết nối với các quy hoạch của Trung ương và quy hoạch của
thành phố trên cơ sở quy hoạch giao thông của thành phố.
- Về thời gian: nghiên cứu quy hoạch giao thông vận tải quận Hải An đến
năm 2025.
- Giới hạn, phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu quy hoạch giao thông vận tải
quận Hải An, bao gồm giao thông đối ngoại, giao thông đối nội, các loại hình,
phương thức vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hành không.

3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
3


Ngoài phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, còn áp dụng các
phương pháp tiếp cận và phương pháp tiến hành lập quy hoạch sau:
- Thống kê, phân tích
- Phương pháp chuyên gia, kinh nghiệm.
- Quy nạp, diễn dịch tổng hợp, phân tích tiếp cận hệ thống.
4. Nội dung thực hiện của đề tài
Nội dung đề tài gồm:
Mở đầu
Chương 1. Tổng quan hiện trạng giao thông vận tải quận Hải An
Chương 2. Cơ sở lý luận quy hoạch giao thông vận tải
Chương 3. Nghiên cứu quy hoạch giao thông vận tải quận Hải An, thành phố
Hải Phòng đến năm 2025
Kết luận và kiến nghị

4


CHƢƠNG 1.
TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG GIAO THÔNG VẬN TẢI QUẬN HẢI AN
1.1. Hiện trạng chung quận Hải An
1.1.1. Hiện trạng kinh tế xã hội thành phố Hải Phòng
Hải Phòng là một thành phố cảng, thành phố công nghiệp của miền Bắc
được thành lập từ thời Pháp thuộc (năm 1888). Hiện tại, Hải Phòng là một trong
năm đô thị trực thuộc trung ương, là đô thị loại 1. Thế mạnh của Hải Phòng về
kinh tế là các ngành công nghiệp, thủ công nghiệp, du lịch – dịch vụ, kinh doanh
cảng biển, kho bãi, vận tải hàng hóa, xuất khẩu thủy sản, may mặc, da giày, linh

kiện điện tử, ...
Hải Phòng có tổng diện tích tự nhiên 1.519,2 km2 với 1,925 triệu dân, gồm
15 đơn vị hành chính cấp huyện (7 quận nội thành, 6 huyện ngoại thành và 2
huyện đảo).
“Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành
phố Hải Phòng đến năm 2020” đã xác định mục tiêu xây dựng thành phố Hải
Phòng trở thành một trung tâm đô thị cấp quốc gia, một cửa ngõ chính ra biển;
trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ, thuỷ sản của miền Bắc; có cơ
cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; cơ sở hạ tầng
phát triển.
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2005-2013 đạt 10,96%. Cơ
cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực: dịch vụ chiếm 53,63%; công nghiệp và
xây dựng chiếm 36,03%; nông - lâm nghiệp - thuỷ sản chiếm 10,34%. Công
nghiệp tiếp tục giữ vai trò chủ lực, chiếm 38,6 % trong GDP của thành phố, góp
phần quan trọng hàng đầu vào tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu, thu hút lao động.
1.1.1.1. Ngành công nghiệp – xây dựng
Quy mô công nghiệp của thành phố đứng thứ 7 về giá trị sản xuất so với cả
nước, đứng thứ 3 miền Bắc (sau Hà Nội, Bắc Ninh). Một trong các mục tiêu phát
triển của thành phố là trở thành “thành phố công nghiệp và dịch vụ cảng văn minh,
hiện đại”. Thành phố có mạng lưới các khu công nghiệp được bố trí hợp lý với các
5


khu công nghiệp lớn: Đình Vũ-Cát Hải; khu đô thị, công nghiệp và dịch vụ VSIP;
Nomura; Đình Vũ; Đồ Sơn; Vinashin – Shinec; Tân Liên và nhiều cụm công
nghiệp nhỏ và vừa: Quán Toan; Đông Hải; Vĩnh Niệm; Kiến An-An Tràng...
Giá trị sản xuất công nghiệp bình quân 7 năm gần đây đạt 13,3 %/năm.
Công nghiệp vẫn tiếp tục giữ vai trò chủ lực, đến năm 2013 chiếm 38,6% trong
GDP của thành phố, góp phần quan trọng hàng đầu vào tăng trưởng kinh tế và xuất
khẩu, thu hút lao động; tạo điều kiện thúc đẩy phát triển dịch vụ, đô thị và chuyển

dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
1.1.1.2. Ngành dịch vụ
Tốc độ tăng trưởng bình quân GDP nhóm ngành dịch vụ giai đoạn 20062013 đạt 12,41%/năm. Cơ sở hạ tầng dịch vụ được đầu tư, nâng cấp theo hướng
hiện đại, nhất là hạ tầng cảng, thương mại, viễn thông, công nghệ thông tin, vận
tải, du lịch. Hệ thống cảng biển được mở rộng, nâng cấp, phát triển hướng ra biển,
hiện đại hóa phương tiện, đổi mới quản lý, nâng cao năng lực, sức cạnh tranh. Hoạt
động dịch vụ cảng biển phát triển khá mạnh. Dịch vụ kho bãi phát triển mạnh, đa
dạng; năng lực vận tải (đường bộ, đường biển) được nâng lên; vận tải biển tiếp tục
củng cố vai trò là trung tâm của cả nước.
Du lịch có bước phát triển trên nhiều lĩnh vực, số lượt khách đến thành phố
năm 2013 đạt trên 4,5 triệu lượt khách. Cơ sở hạ tầng du lịch được quan tâm đầu
tư, có thêm nhiều khách sạn, nhà hàng, tôn tạo nhiều công trình văn hoá lịch sử.
Thành phố chú trọng khai thác lợi thế về du lịch biển, các khu du lịch Cát Bà, Đồ
Sơn được tập trung đầu tư cùng với khu du lịch vịnh Hạ Long trở thành một trong
những trung tâm du lịch quốc tế của cả nước.
1.1.2. Hiện trạng chung quận Hải An
1.1.2.1. Vị trí và đặc điểm quận
*. Vị trí:
- Phía Bắc giáp quận Ngô Quyền và huyện Thủy Nguyên.
- Phía Nam giáp sông Lạch Tray và quận Dương Kinh.
- Phía Đông giáp sông Bạch Đằng và huyện Cát Hải.
6


- Phía Tây giáp quận Ngô Quyền và sông Lạch Tray.
*. Phạm vi hành chính:
Quận Hải An thuộc thành phố Hải Phòng bao gồm 8 phường Đông Hải 1,
Đông Hải 2, Đằng Hải, Đằng Lâm, Cát Bi, Thành Tô, Nam Hải và Tràng Cát.
*. Quy mô:
- Tổng diện tích đất tự nhiên: 10.484,29 ha.

- Tổng dân số hiện có: 111.216 người.
1.1.2.2. Điều kiện tự nhiên
*. Địa hình:
- Địa hình tương đối bằng phẳng, kiểu địa hình đặc trưng vùng đồng bằng
tiếp giáp với biển, cao ở phía Tây Bắc thấp dần về phía Đông Nam. Quận Hải An
có bán đảo Đình Vũ, bán đảo Vũ Yên và hệ thống khu vực bãi chiều thuộc phường
Tràng Cát thuận lợi cho việc khai thác và nuôi trồng thủy hải sản. Diện tích rừng
ngập mặn trên địa bàn quận tập trung chủ yếu vào bán đảo Vũ Yên, phường Tràng
Cát, Nam Hải, Đông Hải 2.
- Vùng đất ở: cao độ trung bình +3,5m ÷ +4,5m.
- Vùng đất nông nghiệp: cao độ trung bình +2,5m ÷ +3m.
*. Khí hậu:
Quận Hải An có điều kiện khí hậu chung với điều kiện khí hậu Hải Phòng;
mang tính chất đặc trưng của thời tiết miền Bắc Việt Nam: Nóng ẩm, mưa nhiều,
có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông tương đối rõ rệt.
- Lượng mưa trung bình 1.494,7 mm/năm, tổng số ngày mưa trong năm là
117 ngày; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, tháng mưa nhiều nhất là tháng với
lượng mưa vào khoảng trên 343mm.
- Độ ẩm trung bình vào khoảng 80 ÷ 85%, cao nhất vào tháng 7, 8, 9 và thấp
nhất là tháng 1, tháng 12.
- Nhiệt độ:
+ Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là khí hậu của một mùa đông lạnh và
khô, nhiệt độ trung bình là 20,3°C.
7


+ Từ tháng 5 đến tháng 10 là khí hậu của mùa hè, nồm mát và mưa nhiều,
nhiệt độ trung bình là khoảng 32,5°C.
- Gió:
+ Tốc độ gió lớn nhất: 40m/s.

+ Hướng thịnh hành Bắc - Đông Bắc: từ tháng 11÷ 3.
+ Hướng thịnh hành Nam - Đông Nam: từ tháng 4 ÷ 10.
*. Địa chất công trình:
- Quận Hải An có một phần diện tích chạy dọc theo sông Lạch Tray và bờ
biển nên rất thuận lợi cho việc phát triển cảng, khu công nghiệp và đô thị. Tuy
nhiên nền đất ở đây hình thành chủ yếu do sa bồi với các lớp đất sét, á sét, cát và
bùn, bị nhiễm mặn, chịu sức tác động của gió biển và thủy chiều biến động từ
1÷5m.
- Theo khảo sát địa chất, độ sâu từ 1÷2m đất mặt là sát dẻo mềm, dưới đó là
các lớp á sét bão hòa mềm dẻo, dẻo chảy và thậm chí là bùn, do đó nền đất yếu,
cường độ chịu nén đất nền R= 0,1 ÷ 0,25 kg/cm2 gây nhiều khó khăn trong việc
xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng của Quận.
*. Địa chất thuỷ văn:
- Quận Hải An nằm giữa sông Lạch Tray và sông Cấm; sông Cấm là một
nhánh chính của sông Thái Bình với độ sâu khoảng 6 ÷ 8m. Sông Lạch Tray hẹp
hơn, nhưng cũng có lượng phù sa tương đồng như sông Cấm.
- Chế độ thủy văn của Quận chịu ảnh hưởng rất lới của chế độ thủy văn nhật
triều biến động trong ngày từ +2,5 ÷ +3,5m.
*. Cảnh quan thiên nhiên:
- Là vùng ngoại ô, có sông và biển bao quanh.
- Hệ thống động, thực vật đặc trưng theo môi trường trên.
- Làng hoa truyền thống Đằng Hải.
1.2.2. Hiện trạng tổng hợp
1.2.2.1. Hiện trạng dân số và lao động
*. Dân số
8


- Tổng số người (theo số liệu thống kê năm 2014): 111.216 người.
- Mật độ dân số trung bình toàn Quận: 1.036 người/km2, song phân bố dân

số không đồng đều tại các khu vực.
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân: 0,82%/năm.
*. Lao động:
- Số người trong độ tuổi lao động là 69.779 người, chiếm 66,4% tổng dân số,
trong đó 48.458 lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế chiếm 69,4% số
người lao động trong độ tuổi và bằng 44,8% dân số toàn Quận.
- Chất lượng lao động: Quận Hải An có nguồn lao động khá dồi dào, phần
lớn có trình độ phổ thông trung học và được đào tạo nghề. Tỷ lệ lao động đã qua
đào tạo hiện tại trên 65% tổng số lao động, trong đó có khoảng 20% có trình độ
cao đẳng, đại học trở lên.
1.2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất
Quận Hải An có diện tích tự nhiên10.484,29ha. Là Quận được thành lập
năm 2002 trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 5 xã Đằng Lâm,
Đằng Hải, Đông Hải, Nam Hải, Tràng Cát thuộc huyện An Hải trước đây và
phường Cát Bi thuộc quận Ngô Quyền, do đó khu vực đất dân dụng chiếm tỷ lệ
thấp (chiếm 13,6% tổng diện tích), một phần là ngoài dân dụng (chiếm 16,3% tổng
diện tích), phần còn lại chủ yếu là đất nông - lâm - ngư nghiệp, mặt nước sông
ngòi, đất chưa sử dụng (chiếm 70,1% tổng diện tích).
Bảng 1.1. Bảng tổng hợp hiện trạng sử dụng đất
Tỷ lệ

(ha)

(%)

Loại đất

STT
I


Diện tích

Đất dân dụng

1.422,56

100

945,02

66,4

1.1

Đất ở

1.2

Đất công trình công cộng cấp Phường, Quận

27,48

1,9

1.3

Đất cây xanh - thể dục thể thao

25,25


1,8

1.4

Đất giao thông đối nội

424,82

29,9

9

13,6


II

Đất ngoài dân dụng

2.1

Đất công trình công cộng cấp đô thị

36,89

2.2

Đất di tích lịch sử tôn giáo

17,30


2.3

Đất công trình kỹ thuật đầu mối

79,50

2.4

Đất quốc phòng - an ninh

601,90

2.5

Đất công nghiệp, kho tàng, bến bãi

698,06

2.6

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

36,01

2.7

Đất giao thông đối ngoại

241,57


III

Đất khác

7.350,51

3.1

Đất nông - lâm - ngư nghiệp

2.538,54

3.2

Mặt nước (sông, suối, ao, hồ, …)

4.397,96

3.3

Đất trống, đất chưa sử dụng, …

1.711,22

16,3

70,1

414,01


Tổng diện tích đất tự nhiên

10.484,29

100

*. Hiện trạng đất dân dụng:
Đất dân dụng trên địa bàn Quận Hải An với tổng diện tích 1.422ha chiếm
khoảng 13,6% diện tích đất tự nhiên, bao gồm các loại đất sau:
Đất ở: Tổng diện tích 945ha, chiếm 65,9% đất dân dụng, phân bố như sau:
- Vùng I - Khu vực phía Bắc sân bay Cát Bi (gồm các phường Cát Bi, Thành
Tô, Đằng Lâm, Đằng Hải, Đông Hải 1, Đông Hải 2, Nam Hải): Có đặc điểm chủ
yếu là khu dân cư cũ, đô thị hóa, đô thị mới; tại phường Cát Bi mật độ xây dựng rất
cao; tại các phường Đông Hải 1, Thành Tô mật độ xây dựng cao; tại các phường
Đằng Lâm, Đằng Hải, Đông Hải 2, Nam Hải mật độ xây dựng cao trung bình.
- Vùng II - Khu vực phía Nam sân bay Cát Bi (phường Tràng Cát): Có đặc
điểm là khu dân cư làng xóm đô thị hóa mật độ xây dựng thấp.

10


Hình 1.1. Sơ đồ phân bố dân cư – nhà ở
Đất công trình công cộng: Tổng diện tích 27,48 ha, chiếm 1,9% đất dân
dụng, bao gồm các loại đất sau:
- Công trình công cộng cấp phường:
+ Đất trụ sở làm việc - cơ quan hành chính: Hiện tại 7/8 phường đã có trụ sở
Ủy ban nhân dân với tổng diện tích sử dụng đất 2,14 ha.
+ Đất công trình y tế: Hiện tại 6/8 phường đã có trạm y tế (tại các phường
Cát Bi, Đằng Lâm, Đằng Hải, Nam Hải, Tràng Cát, Đông Hải 2) với tổng diện tích

sử dụng đất 0,82ha.
+ Đất công trình giáo dục: Tổng diện tích sử dụng đất các công trình giáo
dục 8,55ha. Trong đó các công trình: trường tiểu học, trung học cơ sở với tổng diện
tích sử dụng đất 6,75ha; trường mầm non, nhà trẻ tổng diện tích sử dụng đất 1,8ha.
+ Đất công trình văn hóa: Hiện tại 6/8 phường đã có nhà văn hóa với tổng
diện tích sử dụng đất 2,08ha.
+ Đất dịch vụ - thương mại: Hiện tại 5/8 phường đã có chợ dân sinh (tại các
phường Thành Tô, Đằng Lâm, Đằng Hải, Nam Hải, Đông Hải 1) với tổng diện tích

11


sử dụng đất 2,16ha.
- Công trình công cộng cấp quận:
+ Đất trụ sở làm việc - cơ quan hành chính: Khu trung tâm hành chính chính trị Quận tại đường Lê Hồng Phong bao gồm các công trình: Quận ủy - Ủy
ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm soát nhân dân, Chi cục thi hành án, Kho
bạc, Bảo hiểm xã hội và một số công trình đang xây dựng. Tổng diện tích sử dụng
đất 4,99ha.
+ Đất công trình y tế: Tại phường Cát Bi có bệnh viện đa khoa là cơ sở y tế
tạm thời quy mô nhỏ, diện tích 1.575m2 không đảm bảo tiêu chuẩn về bệnh viện
đa khoa; Tại phường Đằng Lâm cóTrung tâm y tế quận Hải An (phân viện Hải An)
với diện tích sử dụng đất 974m2; đang đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa Hải An
tại khu vực trung tâm hành chính quận Hải An với quy mô khoảng 13.464m2.
Tổng diện tích sử dụng đất 1,6ha.
+ Đất công trình giáo dục: Là các công trình trường trung học phổ thông,
trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên…Tổng diện tích sử dụng đất
5,16ha.
+ Trên địa bàn Quận hiện tại chưa có công trình văn hóa – thể thao như: thư
viện, trung tâm văn hóa, rạp chiếu phim, nhà thi đấu, …
Đất cây xanh - thể dục thể thao, mặt nước cảnh quan: Cây xanh gần như

chưa được đầu tư xây dựng, hiện trạng có trung tâm văn hóa thể thao phường
Đằng Lâm; hồ Phương Lưu là hồ điều hòa kết hợp mặt nước cảnh quan. Tổng diện
tích sử dụng đất 25,25ha.
Đất giao thông đối nội: Đất giao thông đối nội trên địa bàn Quận chiếm tỷ
lệ thấp. Tổng diện tích 424,82ha.
- Các tuyến đường khu vực dân cư cũ cơ bản được xây dựng hoàn chỉnh trên
cơ sở nâng cấp từ đường hiện trạng.
- Các tuyến đường tại khu vực phát triển mới phần lớn chưa hoàn chỉnh do
mạng đường chưa kết nối các dự ánthành phần với nhau tạo thành các đường cụt,
đường chờ. Nhiều khu dân cư phát triển mới bị cô lập chỉ có 1,2 đường vào, điển
12


hình là các dự án thuộc phường Đằng Lâm, Đằng Hải.
*. Hiện trạng đất ngoài dân dụng:
Đất ngoài dân dụng trên địa bàn Quận Hải An với tổng diện tích 1.711,22 ha
chiếm khoảng 16,3% diện tích đất tự nhiên, bao gồm các loại đất sau:
Đất công trình công cộng cấp đô thị: Trên địa bàn Quận có các công trình
hành chính, dịch vụ - thương mại, giáo dục với tổng diện tích 36,89ha, cụ thể:
- Đất trụ sở - cơ quan hành chính: Chủ yếu là các công trình xây dựng mới.
- Đất dịch vụ - thương mại: Các trung tâm thương mại, siêu thị, văn phòng,
khách sạn đã được đầu tư xây dựng tuy nhiên tỷ lệ còn thấp.
- Đất giáo dục: Đất công trình giáo dục cấp trên địa bàn Quận rất đa dạng
(trường trung cấp, trường cao đẳng, trường khiếm thính, làng trẻ mồ côi,…).
Đất di tích lịch sử tôn giáo: Trên địa bàn Quận có nhiều công trình tôn giáo
có giá trị lịch sử, văn hóa - cách mạng và kiến trúc nghệ thuật. Tổng diện tích
17,3ha.
Đất công trình kỹ thuật đầu mối: Là Quận có các công trình kỹ thuật đầu
mối quan trọng của thành phố. Tổng diện tích 79,5ha, gồm các công trình sau:
- Một số công trình nằm trong khu công nghiệp Đình Vũ: Bến xe buýt, trạm

điện, trạm phát điện, trạm cắt, nhà máy xử lý nước thải, xí nghiệp quản lý và xử lý
chất thải, khu xử lý chất thải công nghiệp, trung tâm thông tin liên lạc.
- Cảng hàng không: sân bay Cát Bi là cảng hàng không nội địa với năng lực
đạt 4.000 ÷ 5.000 lần hạ cất cánh/năm, tương đương khoảng 650.000 ÷ 700.000
lượt khách/năm, đang được nâng cấp thành sân bay quốc tế.
Đất quốc phòng - an ninh: Quận Hải An có đặc điểm là khu vực có vị trí
trọng yếu về quốc phòng - an ninh của Thành phố, do vậy đất quốc phòng - an ninh
trên địa bàn Quận là lớn, chiếm nhiều vị trí quan trọng (doanh trại quận đội, trạm
kiểm soát biên phòng, các khu vực quân sự, Viện y học Hải quân 1, Cảnh sát biển
Việt Nam). Tổng diện tích đất quốc phòng - an ninh là 628,72ha.
Đất công nghiệp, kho tàng, bến bãi: Trên địa bàn Quận đất công nghiệp,
kho tàng, bến bãi chiếm tỷ lệ lớn, chủ yếu bám dọc bờ Nam sông Cấm, tỉnh lộ 356,
13


khu vực Đình Vũ và một số cơ sở sản xuất nhỏ lẻ nằm rải rác trong khu vực dân
cư. Tổng diện tích đất công nghiệp, kho tàng, bến bãi 698,06ha.
Đất nghĩa trang, nghĩa địa: Trên địa bàn Quận có một số nghĩa trang lớn
như nghĩa trang Xâm Bồ, nghĩa trang Đồng Miến, nghĩa trang Đường Dứa, nghĩa
trang thôn Hạ Đoạn, nghĩa trang phường Đằng Lâm, nghĩa địa Thư Trung và nhiều
khu nghĩa địa nằm rải rác trong khu vực dân cư. Tổng diện tích đất nghĩa trang,
nghĩa địa 36,01ha.
Đất giao thông đối ngoại: Quận Hải An có hệ thống giao thông quan trọng
của Thành phố, bao gồm các tuyến đường bộ (tỉnh lộ 356, đường Lê Thành Tông
đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, đường Lê Hồng Phong, đường cao tốc Hà Nội - Hải
Phòng đang xây dựng), đường thủy (cả đường sông và đường biển), đường sắt (từ
ga Lạc Viên đến cảng Chùa Vẽ). Hệ thống cảng Chùa Vẽ, cảng Cấm, cảng quân
sự, và một số cảng chuyên dùng khác là hệ thống cảng lớn trong hệ thống cảng
vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc. Tổng diện tích đất giao thông đối ngoại
241,57ha.

*. Hiện trạng đất khác
Đất nông - lâm - ngư nghiệp, mặt nước, rừng ngập mặn,đất trống, đất chưa
sử dụng (sau đây gọi là đất khác) trên địa bàn Quận Hải An chiếm tỷ lệ lớn,
khoảng 70,1% diện tích đất tự nhiên. Đất khác chủ yếu tập trung tại khu vực bán
đảo Vũ Yên, phường Tràng Cát, Nam Hải, Đông Hải 2, sông Lạch Tray, sông
Cấm. Tổng diện tích đất khác 7.350,51ha.
1.2. Tổng quan hiện trạng giao thông vận tải quận Hải An
Với vai trò là đầu mối giao thông đối ngoại phía Đông Nam của thành phố,
quận Hải An có địa bàn rộng và là quận duy nhất của thành phố có đủ các phương
thức: đường hàng không, đường thủy, đường sắt và đường bộ nổi bật lên là phương
thức đường bộ.
1.2.1. Giao thông đối ngoại
1.2.1.1. Đƣờng hàng không
Cảng hàng không quốc tế Cát Bi
14


- Diện tích sân bay 491ha. Chiều dài đường băng 2.400m, rộng 50m, diện
tích sân ga 10.000m2, khai thác các loại máy bay Boing 737 - 300, A320 (trọng tải
hạn chế) hoặc các loại máy bay khác có tính năng tương đương, qui mô nhà ga
1.954m2.
Phương thức vận tải đường hàng không thông qua sân bay Cát Bi với 2
đường bay Hải Phòng – TP HCM và Hải Phòng – Đà Nẵng (mới mở năm 2011),
máy bay cỡ trung bình A320, B737-400.
Sản lượng hành khách, hàng hóa, cất hạ cánh thông qua Cảng hành không
Cát Bi trong thời gian qua từ năm 2000 – 2010 thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.2- Sản lượng hành khách, hàng hoá thông qua cảng hàng không Cát Bi
Chỉ tiêu
Năm


Hành
khách
(lƣợt)

Tăng
trƣởng
(%)

Hành lý
(kg)

Tăng
trƣởng
(%)

674391

Hàng hóa
(kg)

Tăng
trƣởng
(%)

860.038

Chuyế
n bay
(lần)


Tăng
trƣởng
(%)

2001

54800

478

2002

58827

7,35

669321

0,75

1050684

22,17

588

23,01

2003


76631

30,27

801890

19,81

1588192

51,16

762

29,59

2004

79699

4,00

825408

2,93

1579225

0,56


710

6,82

2005

94160

18,14

989312

19,86

1441840

8,70

750

5,63

2006

116785

24,03

1037305


4,85

1228953

14,76

1006

34,13

2007

185953

59,23

1546650

49,10

1916850

55,97

1482

47,32

2008


299903

61,28

2694980

74,25

3262950

70,22

2214

49,39

2009

379202

26,44

3184873

18,18

4115967

26,14


2748

24,12

2010

491406

29,49

4071091

27,83

4695406

14,08

3632

32,17

2011

631096

42,5

-


-

4936000

8,2

4898

65,5

(Nguồn: Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi)
Tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn 2001 – 2010:
- Tốc độ tăng trưởng vận chuyển hành khách: 28,27% (tốc độ tăng trưởng
trong 5 năm gần đây đạt 38.16%);
15


- Tốc độ tăng trưởng vận chuyển hàng hóa, hành lý: 23,57%;
- Tốc độ tăng trưởng số chuyến bay: 25,81%.
- Số liệu thống kê năm 2010:
+ Hàng tuần có từ 140 tấn đến 150 tấn hàng hóa giá trị cao và đặc biệt được
vận chuyển từ sân bay Cát Bi đi thành phố Hồ Chí Minh;
+ Tổng lượng hành khách qua sân bay Cát Bi là 492.000 hành khách, xấp xỉ
bằng lượng hành khách của các sân bay địa phương khác ở miền Bắc cộng lại (các
sân bay Điện Biên, Vinh, Đồng Hới: 521.547 hành khách), vượt xa mức dự báo
154.660 hành khách qua sân bay Cát Bi vào năm 2010 tại Báo cáo ban hành kèm
theo Quyết định số 1857/QĐ-TTg ngày 28/12/2007;
- Tổng số chuyến bay đã đạt 3.632 chuyến (69 chuyến/tuần), vượt xa mức
dự báo 1.300 chuyến (25 chuyến/tuần) vào năm;
- Tổng lượng hàng hóa qua sân bay Cát Bi là 4.700 tấn, gấp hơn 4 lần tổng

khối lượng hàng hoá của các sân bay địa phương khác ở miền Bắc (Điện Biên,
Vinh, Đồng Hới là: 1.093 tấn);
- 10% lượng hàng hóa của sân bay Nội Bài là từ Hải Phòng.
1.2.1.2. Giao thông đƣờng thủy
*. Đường sông:
Quận Hải An bao gồm các con sông lớn bao quanh phía Đông Bắc và Tây
Nam, đây là một lợi thế về giao thông thủy và cảng biển nhưng cũng gặp khó khăn
trong việc kết nối giao thông đường bộ với các vùng lân cận.
- Sông Bạch Đằng bao quanh phía Đông Bắc quận, tiếp giáp giữa khu Kinh
tế Đình Vũ – Cát Hải (Hải Phòng) với bãi nhà Mạc (Quảng Ninh), đoạn qua quận
Hải An có chiều dài L=6,0km; bề rộng B=1000m; sông cấp 1.
- Sông Cấm đi qua quận Hải An là luồng giao thông đường thủy quan trọng
trong mạng lưới đường thủy phía Bắc, đoạn qua quận có chiều dài L=4,2km; bề
rộng B=300m; sông cấp 1.
- Sông Lạch Tray bao quanh phía Tây Nam quận, tiếp giáp với quận Dương
Kinh, đoạn qua quận Hải An có chiều dài L=11,94km; bề rộng B=150m; sông cấp 3.
16


*. Cảng biển:
Quận Hải An tập trung các cảng lớn của thành phố nằm ven sông Cấm và
sông Bạch Đằng như: cảng Chùa Vẽ, cảng Đình Vũ. Ngoài ra còn có bến phao
Bạch Đằng, cảng cổ phần Đoạn Xá, cảng Đông Hải, cảng Quân khu 3, kho cảng
xăng dầu Đình Vũ.
- Cảng Chùa Vẽ trên sông Cấm: cảng container chuyên dụng, có tuyến
đường sắt chở hàng hóa đến Cảng, có 5 cầu tàu cùng hệ thống bến bãi và nhà kho.
- Cảng Đình Vũ là cảng tổng hợp, có thể tiếp nhận tàu trọng tải 50.000
DWT.
Phương thức vận tải đường biển đảm nhận chủ yếu hàng hoá xuất nhập khẩu
cho miền Bắc và chiếm tỷ trọng lớn hệ thống cảng biển Việt Nam. Luồng tàu biển

vào nội địa qua Lạch Huyện – Bạch Đằng – Sông Cấm dài tổng cộng 70 km. Cảng
Hải Phòng với 4 khu vực cảng chính là Vật Cách – Thượng Lý, Cảng chính – Chùa
Vẽ, Đông Hải – Đình Vũ – Bạch Đằng, Cát Hải – Lan Hạ trải dài khoảng 25 km.
1.2.1.3. Giao thông đƣờng sắt
Tuyến đường sắt từ ga Lạc Viên đi Cảng Chùa Vẽ, đoạn qua quận Hải An
chiều dài L=1,25km; khổ B=1000mm. Phương thức vận tải đường sắt được sử
dụng để vận chuyển các loại hàng hóa chủ yếu là xi măng, sắt thép – kim loại màu,
xăng dầu, phân bón, hóa chất, than, máy móc dụng cụ, quặng, ... Chủ yếu tuyến
đường sắt qua địa phận quận Hải An phục vụ vận chuyển hàng hoá nội địa cảng.
1.2.1.4. Giao thông đƣờng bộ
Phương thức giao thông đường bộ đảm nhận chính việc vận chuyển hàng
hoá và hành khách trên đ ịa bàn quận đi Hà Nội thông qua Quốc lộ 5 và các tỉnh
đồng bằng Duyên Hải.
- Đường Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng: Đây là công trình giao thông trọng
điểm quốc gia, nối vùng thủ đô với cụm cảng biển lớn nhất miền Bắc. Tuyến
đường đang thi công và dự kiến năm 2015 đưa vào sử dụng. Đoạn qua địa bàn
quận Hải An bắt đầu từ cầu vượt qua sông Lạch tray đến nút giao tỉnh lộ 356,
chiều dài L=8.000m; mặt cắt ngang B=100,0m; với 6 làn xe chạy theo tốc độ thiết
17


kế 120 km/giờ, hai làn dừng xe khẩn cấp, dải phân cách cứng ở giữa, dải cây xanh
hai bên cùng với một số đoạn đường gom ở những chỗ cần thiết.
- Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (Quốc lộ 5): Đây là tuyến giao thông quốc gia
nối cảng Hải Phòng với thủ đô Hà Nội, lưu lượng hàng hóa và hành khách lưu thông
trên tuyến này ngày 1 tăng dẫn đến tình trạng quá tải và xuống cấp của tuyến đường.
- Đường Lê Thánh Tông: từ đường cuối đường Hoàng Diệu đến ngã 3
Chùa Vẽ, đoạn qua quận có chiều dài L=950m; mặt cắt ngang B=28,0m. Đường có
lưu lượng giao thông lớn, vừa kết hợp giao thông đô thị với giao thông vận tải
hàng hóa qua cảng Chùa Vẽ.

- Đường Trần Hưng Đạo: từ ngã 3 Chùa Vẽ tới đập Đình Vũ, đoạn qua quận
có chiều dài L=4.240m; mặt cắt ngang B = 40m-60m. Đường mới được nâng cấp
mở rộng đoạn để đáp ứng lưu lượng giao thông ngày càng tăng đi Cảng Đình Vũ.
Tuyến đường vừa kết hợp giao thông đô thị với giao thông vận tải hàng hóa dọc
quốc lộ 5 đi ra Cảng gây mất an toàn giao thông.
- Đường trục đô thị: từ nút giao với quốc lộ 10 (tại xã Lê Lợi, huyện An
Dương) đến nút giao với đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng (tại phường Nam Hải,
quận Hải An), là trục giao thông Đông Tây quan trọng của Thành phố, đoạn qua quận
có chiều dài L=6.300m; mặt cắt B=50,50m, đường đang được triển khai thi công.
- Tỉnh lộ 356: Tuyến đường độc đạo từ thành phố đi đảo Cát Bà, bắt đầu từ
đập Đình Vũ đến ngã 3 Áng Sỏi trên đảo Cát Bà. Đoạn qua quận Hải An vừa được
nâng cấp mở rộng, chiều dài L=6.725m; mặt cắt ngang B=14m.
- Đường Tân Vũ – Lạch Huyện kết nối đường cao tốc HN-HP với cảng cửa
ngõ quốc tế Hải Phòng,điểm đầu dự án tại nút giao Tân Vũ đi theo hướng Đông
qua Khu công nghiệp Nam Đình Vũ, vượt Kênh Nam Triệu sang đảo Cát Hải.
Tuyến đường đã được khởi công xây dựng với chiều dài qua địa bàn quận
L=7,5km; mặt cắt ngang B=29,5m.

18


Hình 1.2. Hiện trạng giao thông đường bộ thành phố Hải Phòng
1.2.2. Giao thông đô thị
1.2.2.1. Các trục đƣờng đô thị
+ Đường Lê Hồng Phong: từ đường Ngã 5 đến sân bay Cát Bi, đoạn qua
quận có chiều dài L=2.855m; mặt cắt B=64,0m. Tuyến đường kết nối trung tâm
thành phố với Cảng hàng không Cát Bi, hai bên tuyến đường hình thành các trung
tâm thương mại, dịch vụ, công trình công cộng, nhà ở...
+ Đường trục 100m đang thi công: từ đường Lạch Tray (quận Ngô Quyền)
đi Hồ Đông, đoạn qua quận có chiều dài L=5.300m; mặt cắt B=100,0m. Khi hoàn

thành, tuyến đường là trục trung tâm, cảnh quan cho toàn bộ khu vực đô thị phía
Đông thành phố, kết hợp với khu đô thị mới Ngã 5 sân bay Cát Bi tạo nên vùng đô
thị mới đồng bộ và hiện đại.
+ Đường Đà Nẵng: từ ngã 6 đến ngã 3 Chùa Vẽ, đoạn qua quận có chiều dài
L=765m; mặt cắt B=30,0m.
1.2.2.2. Đƣờng trục liên phƣờng
+ Đường Ngô Gia Tự: từ cầu Rào 1 đến ngã 3 vào sân bay Cát Bi, chiều dài
L=4.360m; mặt cắt B= 11,0 14,0m.
19


+ Đường Văn Cao: từ đường Ngô Gia Tự đến đường Nguyễn Bỉnh Khiêm,
chiều dài qua quận L=500m; mặt cắt B=25,0m.
+ Đường Cát Bi: từ cầu Rào đến doanh trại quân đội, chiều dài L=1.700m;
mặt cắt B=18,0m.
+ Đường liên phường: tuyến đường mới xây dựng xong, chiều dài
L=3.700m; mặt cắt B=40,0m.
+ Đường bao Đông Nam quận: Quy mô dự án gồm 2 công trình xây dựng
tuyến đê từ Cầu Rào đến đường ôtô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và tuyến đường
dưới chân đê. Công trình đê có chiều dài hơn 7,5 km, cao độ đỉnh đê đạt 6,5 m,
mặt đê rộng 7 m, chiều rộng phần đường xe 5,25m. Toàn tuyến được xây dựng
theo kết cấu mặt đường bê tông, tường hắt sóng bê tông cốt thép. Tuyến đường
dưới chân đê có chiều dài 7,1km, rộng 11,25m.
+ Đường Tràng Cát: từ ngã 3 vào sân bay Cát Bi đến bãi rác Tràng Cát,
chiều dài L=2.240m; mặt cắt B=8,0-10,5m.
- Tuyến đường khu vực, phân khu vực: Hệ thống giao thông khu vực và
phân khu vực trong quận đã được đầu tư xây dựng tuy nhiên mặt cắt còn nhỏ hẹp.
- Các tuyến đường dự án: gồm các tuyến đường khu vực mặt cắt B=15m đến
40m tại Khu đô thị mới Ngã 5 – sân bay Cát Bi. Các tuyến đường khu vực và phân
khu vực mặt cắt B=13,5m – 40m tại các dự án xây dựng khu đô thị khác.


Hình 1.3. Hiện trạng giao thông đô thị thành phố Hải Phòng
20


1.2.2.3. Giao thông trong khu công nghiệp
- Đường trục KCN Đình Vũ đã xây dựng và đưa vào khai thác với mặt cắt
B=23,0m.
- Đường bao phía Tây Nam KCN Đình Vũ có mặt cắt B=50,5m, các đường
nội bộ trong các nhà máy cũng đang được đầu tư xây dựng.
1.2.2.4. Hệ thống giao thông tĩnh
- Bãi đỗ xe:
+ Bãi đỗ xe Đông Hải với diện tích 2.500m2.
+ Một số bãi đỗ xe công tại các công ty vận tải ...
Các bãi đỗ xe, gara của các doanh nghiệp vận tải buýt hiện nay phần lớn đều
do các đơn vị vận tải tự sắp xếp bố trí, mới chỉ có bãi đỗ xe buýt của công ty Cổ
phần vận tải thương mại Quảng Đông là có sự hỗ trợ của nhà nước, còn lại là của
doanh nghiệp hoặc đi thuê.
Tổng diện tích các bãi đỗ xe buýt khá lớn (so với số phương tiện đang hoạt
động) nhưng phân bố không đều, bãi đỗ khu công nghiệp Đình Vũ có diện tích
rộng tuy nhiên chỉ có 01 doanh nghiệp được bố trí đỗ xe; nhiều khu vực chưa có
bãi đỗ.
1.2.2.5. Hệ thống giao thông công cộng
Mạng lưới ô tô buýt qua địa bàn Quận có do Công ty CPTM Quảng Đông
quản lý, có các tuyến xe buýt từ Đình Vũ đi các vùng lân cận, phục vụ đưa đón cán
bộ công nhân làm việc tại khu Công nghiệp Đình Vũ.
1.2.2.6. Phƣơng tiện vận tải đƣờng bộ
*. Phương tiện ô tô:
Ở đây học viên sử dụng số liệu xe ô tô trên toàn đ ịa bàn thành phố, cụ thể
như sau:

Tổng số phương tiện ô tô đăng kiểm lưu hành toàn địa bàn thành phố Hải
Phòng là 55.338 chiếc (tháng 12/2013) với cơ cấu xe con 23.006 chiếc (tương
đương 41,6%), xe khách 2.784 chiếc (tương đương 5,0%) và xe tải 21.834 chiếc
(tương đương 39,5%), đặc biệt là xe đầu kéo rơmooc là gần 7.000 chiếc.
21


So sánh một số chỉ tiêu về phương tiện ô tô lưu hành trên địa bàn thành phố
cho thấy tỷ lệ xe ô tô so với dân số còn chưa cao và tỷ lệ xe con so với dân số còn
thấp hơn nữa. Tuy nhiên tỷ lệ xe con so với chiều dài đường đô thị lại cao, cụ thể như
sau: tỷ lệ tổng xe ô tô/1000 dân là 27,75; xe con/1000 dân là 11,43; xe khách/1000
dân là 1,44; xe con/1000 dân thành thị là 24,85 và xe con/đường đô thị là 98,23.
Bảng 1.3. Bảng chuỗi tăng trưởng ô tô trên địa bàn thành phố Hải Phòng
PT
Tổng

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011


2012

2013

21.181 22.786 27.348 30.827 38.852 46.466 49.316 52.473 55.338

Xe con

4.681

5.284

6.965

9.499 13.174 16.343 19.843 21.465 23.006

Xe khách

1.895

1.991

2.250

2.500

Xe tải

7.681


8.688 10.738 13.175 16.523 18.677 20.222 21.104 21.834

2.719

2.685

2.793

2.813

2.784

Tăng trưởng tương ứng
Tổng

-

7,6%

20,0%

12,7%

26,0%

19,6%

6,1%

6,4%


5,5%

Xe con

-

12,9%

31,8%

36,4%

38,7%

24,0%

21,4%

8,1%

7,1%

Xe khách

-

5,1%

13,0%


11,1%

8,8%

-1,3%

4,0%

0,7%

-1,0%

Xe tải

-

13,1%

23,6%

22,7%

25,4%

13,0%

8,3%

4,4%


3,5%

Hình 1.4. Tăng trưởng ô tô thành phố Hải Phòng giai đoạn 2000 - 2013
Tốc độ tăng trưởng tổng phương tiện ô tô thành phố Hải Phòng nói chung
khá cao, mức bình quân hàng năm là 12,9% (2000-2013), đặc biệt các năm 2007,
2009 và 2010 có mức tăng cao trên 20%.

22


Hình 1.5. Tăng trưởng ô tô con thành phố Hải Phòng giai đoạn 2000-2013
Mức tăng trưởng số lượng xe con thành phố Hải Phòng ở mức cao, trung
bình 21,4%/năm (2000-2013). Đặc biệt giai đoạn 2007-2009 là giai đoạn phát triển
bùng nổ với tốc độ tăng trưởng bình quân 35,6%/năm.

Hình 1.6. Tăng trưởng ô tô khách thành phố Hải Phòng giai đoạn 2000-2013
Phương tiện ô tô khách thành phố Hải Phòng có mức tăng trưởng trung bình
5,7%/năm (2002-2013), đặc biệt năm 2001 có mức tăng trưởng đột biến (31,4%),
từ năm 2009 đến nay tương đối ổn định, ít biến động.

23


Hình 1.7. Tăng trưởng ô tô tải thành phố Hải Phòng giai đoạn 2000-2013
Phương tiện ô tô tải thành phố Hải Phòng có mức tăng trưởng khá
12,3%/năm (2000-2013), đặc biệt giai đoạn 2007-2009 có mức tăng trưởng đột
biến (23,9%/năm).
*. Xe mô tô, xe gắn máy:
Tổng số xe máy, mô tô đăng ký trên địa bàn thành phố là 817.647 xe tại thời

điểm năm 2013. Tỷ lệ sở hữu xe máy tương ứng là 425 xe/1000 dân, cao hơn mức
trung bình của cả nước (khoảng 420 xe/1000 dân).
Bảng 1.4. Bảng chuỗi tăng trưởng phương tiện môtô, xe gắn máy thành phố Hải
Phòng giai đoạn 2006-2013
Phƣơng

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

406.087

463.352

533.671

582.363


616.980

669.326

792.629

817.647

14,1%

15,2%

9,1%

5,9%

8,5%

9,7%

8,0%

3,2%

tiện
Xe máy
Tăng
trưởng

Nguồn: Cục cảnh sát đường bộ đường sắt, 2013


24


Hình 1.8. Tăng trưởng xe máy thành phố Hải Phòng giai đoạn 2000-2013
Phương tiện xe máy thành phố Hải Phòng có mức tăng trưởng cao
13,5%/năm (2000-2013). Từ năm 2011 đến nay tốc độ tăng trưởng có xu hướng
giảm dần theo xu hướng chung của toàn quốc.
1.2.2.7. Hiện trạng vận tải hàng hóa, hành khách đường bộ
*. Hiện trạng vận tải hàng hóa, hành khách
Vận tải hàng hóa
Khối lượng vận chuyển: Tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển đường bộ
trên địa bàn thành phố năm 2013 đạt 69,5 triệu tấn, tăng 11,4% so với 2012. Mức
tăng trưởng trung bình giai đoạn 2005-2013 đạt 17,5%/năm, năm 2011 tăng trưởng
mức cao nhất (33,6%).

Hình 1.9. Khối lượng vận chuyển hàng hóa đường bộ thành phố Hải Phòng giai
đoạn 2005-2013
Khối lượng luân chuyển: Tổng khối lượng hàng hóa luân chuyển đường bộ
trên địa bàn thành phố năm 2013 đạt 7.174 triệu tấn.km, tăng 12,6% so với 2012.
25


×