Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Sử dụng kiến thức liên môn để dạy bài 14 ba lần kháng chiến chống quân xâm lược mông nguyên (thế kỉ XIII) lịch sử 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.41 MB, 29 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG XƯƠNG
TRƯỜNG THCS QUẢNG NGỌC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
SỬ DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ DẠY BÀI 14: “BA LẦN KHÁNG CHIẾN
CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN
(THẾ KỶ XIII)” - ( LỊCH SỬ 7)

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Quảng Ngọc
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Lịch Sử

THANH HOÁ NĂM 2016
1


MỤC LỤC
Phần

Nội dung

Trang

1

Mở đầu


2

1.1

Lí do chọn đề tài

2

1.2

Mục đích nghiên cứu

3

1.3

Đối tượng nghiên cứu

3

1.4

Phương pháp nghiên cứu

3

2

Nội dung sáng kiến kinh nghiệm


4

2.1

Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

4

2.2

Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
kinh nghiệm

4

2.3

Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

6

2.4.

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt
động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà
trường.

19

Kết luận, kiến nghị


20

Tài liệu tham khảo

22

Phụ lục

23

3

2


1 . MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Một nhà nghiên cứu giáo dục đã từng nói: "Người thầy giáo tồi truyền đạt
chân lý, người thầy giáo giỏi dạy cách tìm ra chân lý". Trong điều 4, chương I
"Luật giáo dục" nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: "Phương
pháp dạy học phải biết phát huy tính giáo dục tích cực, tự giác chủ động, tư duy
sáng tạo của người học, bồi dưỡng lòng say mê học tập và ý thức vươn lên".
Ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ thì yêu
cầu đổi mới phương pháp giáo dục ngày càng cao và là một nhu cầu tất yếu,
mang tính chiến lược nhằm bồi dưỡng thế hệ trẻ phát triển một cách toàn diện
về: " Đức - Trí - Thể - Mĩ", để làm chủ bản thân, xây dựng đất nước văn minh,
giàu đẹp.
Vấn đề chủ yếu trong học tập không phải cung cấp cho học sinh một số
kiến thức, mà quan trọng là làm cho các em hiểu một cách sâu sắc kiến thức đó.

Với đặc điểm và chức năng của mình, việc học tập Lịch Sử lại càng phải chú
trọng đến phát triển năng lực, tính tích cực của học sinh. Học Lịch Sử không chỉ
để “biết” mà còn để “hiểu” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định:
" Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích, nước nhà Việt Nam"
Dạy học theo chủ đề tích hợp là một trong những nguyên tắc quan trọng
trong dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng, đây được coi là một quan
niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng
cao chất lượng giáo dục.
Dạy học liên môn trong môn Lịch sử là hình thức liên kết những kiến thức
giao thoa với môn Lịch sử như Ngữ văn, Địa lí, Tin học, Giáo dục công dân, Âm
Nhạc, Mĩ Thuật... Rèn luyện kĩ năng sống, Giáo dục bảo vệ di sản văn hóa địa
phương… để học sinh tiếp thu kiến thức, biết vận dụng kiến thức Lịch sử vào
cuộc sống và ngược lại, từ cuộc sống để giải quyết các vấn đề liên quan đến
Lịch sử…
Trong chương trình phổ thông, giáo viên có thể sử dụng phương pháp tích
hợp trong hầu hết các bài dạy, từ đó làm tăng hứng thú cho học sinh.
Với chương trình Lịch Sử 7 rất khó để cho học sinh tiếp thu kiến thức một
cách chủ động và hứng thú, đặc biệt trong bài 14: "Ba lần kháng chiến chống
quân xâm lược Mông - Nguyên ( Thế kỷ XIII)” ( Lịch Sử 7). Vì vậy, trong quá
trình giảng dạy giáo viên phải vận dụng kiến thức liên môn, kết hợp phù hợp các
phương pháp dạy học chắc chắn sẽ gây hứng thú cho học sinh trong quá trình
lĩnh hội tri thức. Quan trọng hơn nữa, đây cũng là bài học để giáo viên có thể
giúp học sinh so sánh và nhận xét các trận chiến trên sông Bạch Đằng trong ba
lần kháng chiến chống Mông - Nguyên với cuộc chiến trên sông Bạch Đằng của
Ngô Quyền và Lê Hoàn.
Nhưng hiện nay, vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa chú trọng đến việc
dạy học theo hướng liên môn nói chung và khi dạy bài 14: " Ba lần kháng chiến
chống quân xâm lược Mông - Nguyên ( Thế kỷ XIII)” ( Lịch Sử 7) nói riêng.
3



Cho nên, học sinh vẫn rất khó lĩnh hội kiến thức và chất lượng thu được không
cao. Hơn nữa, đây cũng là vấn đề chưa có ai nghiên cứu một cách cụ thể. Vì vậy,
để dạy bài 14 "Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế
kỷ XIII)” (Lịch Sử 7), thì người giáo viên phải chú trọng đến dạy học theo
hướng liên môn.
Trong bài này, với thời lượng của 4 tiết học giáo viên có thể tích hợp với
rất nhiều các môn học khác nhau như: Hóa Học, Văn Học, Giáo dục công dân,
Mĩ Thuật, Âm Nhạc, Giáo dục quốc phòng. Để cho học sinh tiếp thu một cách
tốt nhất, giáo viên phải sử dụng phần mềm MS Power Point và dạy bằng giáo án
điện tử để tăng hứng thú trong quá trình học tập cho học sinh.
Từ những lí do trên, tôi đã mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm: Sử
dụng kiến thức liên môn để dạy bài 14: "Ba lần kháng chiến chống quân xâm
lược Mông - Nguyên (Thế kỷ XIII)” (Lịch Sử 7). Với sáng kiến kinh nghiệm
này, tôi hi vọng có thể giúp các đồng chí tham khảo nhằm nâng cao chất lượng
giờ dạy của mình, góp phần hoàn thành mục tiêu môn học đề ra.
Đồng thời, đề tài cũng nhằm góp phần phục vụ cho quá trình giảng dạy
của bản thân trong việc tiến hành đổi mới phương pháp dạy học theo tinh thần
của Nghị quyết 29 của BCHTW Đảng 8 khóa XI về “đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Với đề tài này, tôi sử dụng kiến thức một số môn học khác như Địa Lí, Ngữ
Văn, Giáo dục công dân, Hóa Học, Âm Nhạc, Mĩ Thuật, Giáo dục quốc phòng
để giảng dạy và làm nổi bật những nội dung trọng tâm của từng tiết học. Qua đó,
giúp học sinh nhận thức được nội dung cơ bản của bài.
Quá trình thực hiện đề tài, tôi mong muốn giờ học Lịch sử phải thực sự là
một giờ học hấp dẫn, có ý nghĩa giáo dục, giáo dưỡng và thực sự tạo được hứng
thú học tập và phát triển toàn diện cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.

Trong phạm vi của đề tài, tôi vận dụng một số kiến thuộc các môn Địa Lí,
Ngữ Văn, GDCD, Hóa Học, Âm Nhạc, Mĩ Thuật, Giáo dục quốc phòng để vận
dụng vào dạy bài 14: "Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên
(Thế kỷ XIII)” (Lịch Sử 7). Qua nội dung tích hợp, liên môn học sinh có thể
nhận thức được một cách sâu sắc nội dung bài học. Từ đó, học sinh vận dụng nội
dung kiến thức này trong học tập và nghiên cứu các môn học khác như : Địa Lí,
Ngữ Văn, Giáo dục công dân...
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Trên cơ sở phương pháp luận sử học Mác- Lênin, đề tài được thực hiện
dựa trên phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp Lịch sử, phương pháp
lôgic, phương pháp liên ngành, liên môn, tích hợp....Phân tích một số nội dung
Lịch sử trọng tâm của bài học bằng việc dựa trên kiến thức của các môn: Địa Lí,
Ngữ Văn, GDCD, Hóa Học, Âm Nhạc, Mĩ Thuật, Giáo dục quốc phòng.

4


2 . NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Theo từ điển Tiếng Việt: Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương
trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có
nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp.
Theo từ điển giáo dục học: Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng
nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác
nhau trong cùng một kế hoạch dạy học.
Tích hợp là một xu thế, một trào lưu dạy học và giáo dục phổ biến trên thế
giới trong nhiều thập kỉ qua. Đưa tư tưởng sư phạm tích hợp vào trong quá trình
dạy học là cần thiết. Dạy học tích hợp là một xu hướng của lí luận dạy học và
được nhiều nước trên thế giới thực hiện. Quan điểm dạy học tích hợp được xem
là định hướng lí luận của chương trình giáo dục Việt Nam hiện hành trong

những năm sắp tới.
Ngoài ra, tình trạng kém chất lượng của học sinh ở các trường THCS,
trong đó có môn Lịch Sử đang được báo động. Nguyên nhân có nhiều, nhưng
chủ yếu là giáo viên chưa cải tiến phương pháp dạy học một cách triệt để, chưa
gây hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập. Vì vây, việc thay đổi phương
phá học cho học sinh cực kì quan trọng. Kairốp cho rằng: "Giảng dạy không
phải là nhồi nhét một mớ kiến thức. Các em không phải là cái bình chứa kiến
thức cũng không phải là rót vào bình”…
Để đạt kết quả cao, dạy học liên môn phải xác định được các nội dung
kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học để dạy học, tránh việc học sinh
phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau.
Trong bộ môn Lịch Sử có rất nhiều nội dung cần có sự phối hợp giảng
dạy kiến thức Sử học với các môn khoa học khác, đặc biệt là các môn khoa học
xã hội như Ngữ Văn, Địa Lí, GDCD, Giáo dục quốc phòng… Ở bài 14: "Ba lần
kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỷ XIII)” (Lịch Sử 7),
khối lượng kiến thức nhiều mà thời lượng trên lớp chỉ có 4 tiết, nên để có thể
hiểu được một cách sâu sắc những vấn đề cốt lõi của bài học, giảm được thời
lượng trên lớp cũng như có thể vận dụng vào việc học tập các môn học khác thì
việc vận dụng kiến thức liên môn là hết sức cần thiết ở bài này.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
* Thuận lợi:
Tôi luôn nhận được sự quan tâm, động viên, khuyến khích của BGH nhà
trường, của ngành...
Bản thân giáo viên được đào tạo chuyên ban, nhiệt huyết với nghề, có
trách nhiệm và luôn trăn trở với bài dạy, với việc thay đổi phương pháp dạy học
để phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Đồ dùng dạy học của nhà trường được giữ gìn, bảo quản tốt, máy móc
phục vụ cho dạy học cũng được nhà trường đặc biệt quan tâm.

5



Nhìn chung, đại đa số học sinh chăm, ngoan, hứng thú với bộ môn và đặc
biệt khi các em được phát huy tính tích cực của mình.
Ngoài ra, với sự bùng nổ thông tin đã tạo điều kiện thuận lợi cho cả giáo
viên và học sinh có thể tìm hiểu thêm nguồn thông tin rất phong phú có liên
quan.
Ưu điểm với học sinh: các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên
sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng
thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng
cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít
phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Điều quan trọng hơn là các chủ đề
tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội
dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa
không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức
tổng hợp vào thực tiễn.
Với giáo viên: việc dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm
tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình,
mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo
viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo
viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp.
* Khó khăn:
Nhiều học sinh, phụ huynh còn xem bộ môn Lịch Sử là môn phụ, lại khô
khan, khó học, khó nhớ. Cho nên, trong giờ học nhiều em không tập trung chú ý.
Ngoài ra, cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn như: phòng đa
năng, nhiều đồ dung dạy học chất lượng không tốt, không phù hợp, phòng dạy
giáo án điện tử tuy đã có nhưng cả trường chỉ có 1 phòng. Cho nên không đáp
ứng nhu cầu cho các tiết học …Vì vậy, rất khó khăn cho giáo viên và học sinh
trong quá trình dạy và học.
Về chương trình : thiết kế còn nặng, quá nhiều sự kiện, sự trùng lặp kiến

thức giữa các cấp học còn nhiều, nặng về ghi nhớ máy móc.
Về SGK: Biên soạn theo hướng nặng về cung cấp kiến thức để thi cử, ít
chú trọng vấn đề bồi dưỡng năng lực cho học sinh. Nội dung nhiều bài rất khô
khan về kiến thức, thiên về nhiều sự kiện lịch sử, ít đề cập về lịch sử văn hóa,
nghệ thuật.
Về giáo viên : Coi nặng việc truyền thụ kiến thức có trong SGK (lối dạy
nhồi nhét kiến thức để thi cử). Ít vận dụng kiến thức liên môn, chủ đề tích hợp
giáo dục (xem nhẹ việc dạy để giúp HS phát triển những năng lực cần thiết
nhằm giải quyết những vấn đề trong thực tiễn).Hệ quả là dẫn đến tiết dạy khô
khan, kém hấp dẫn, nặng về cung cấp kiến thức, liệt kê sự kiện. Điều này dễ sa
vào lối dạy đọc chép.
Về học sinh: Ghi nhớ bài học một cách rời rạc, máy móc. Không nắm
được mối quan hệ giữa các tri thức thuộc lĩnh vực đời sống xã hội, về kiến thức
liên môn. Hệ quả : nhàm chán, không yêu thích bộ môn Lịch Sử.
* Kết quả khảo sát chất lượng của học sinh.
6


Khi dạy bài 14: "Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên (Thế kỷ XIII)” (Lịch Sử 7) nếu giáo viên không dạy học theo hướng
liên môn và không được thiết kế qua giáo án điện tử thì học sinh không thể tiếp
thu một cách tốt nhất nội dung bài học.
Từ việc điều tra thực trạng, tôi thấy học sinh chưa có hứng thú học tập và
kết quả đạt được chưa cao. Qua kiểm tra chất lượng trước khi làm đề tài Sáng
kiến kinh nghiệm này tôi thu được kết quả tại lớp 7B trường THCS Quảng Ngọc
- Quảng Xương như sau:

số
44

Tích kê điểm

0- <2
2- <3,5
3,5- <5
5- <7
7- <9
9 - 10
TB
SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %
2
4 8
18 13 29 18 41 3
6 1
2 22 50

Với chất lượng: kém, yếu, trung bình còn nhiều, học sinh khá, giỏi còn ít,
đã thôi thúc tôi tìm mọi cách để nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Vì
vậy, tôi đã sử dụng kiến thức liên môn để dạy bài 14: "Ba lần kháng chiến chống
quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỷ XIII)” (Lịch Sử 7) để từ đó giúp các em
đạt được kết quả cao hơn trong học tập.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Giáo viên phải khai thác một cách triệt để kiến thức liên môn có liên
quan đến bài học. Trong quá trình dạy học, giáo viên tùy theo mức độ của học
sinh để sử dụng kiến thức liên môn cho phù hợp. Vì vậy, tôi tin chắc rằng học
sinh sẽ hứng thú trong các tiết học của bài 14: "Ba lần kháng chiến chống quân
xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỷ XIII)” (Lịch Sử 7).
* Khai thác các nguồn kiến thức liên môn.
- Vận dụng kiến thức liên môn, thông qua các môn học:
+ Môn Địa lí: đặc điểm địa hình, khí hậu, dân cư, các nguồn tài nguyên.
+ Môn Ngữ văn: vận dụng các thao tác tổng hợp, phân tích, các tác phẩm
văn, thơ.

+ Môn Giáo dục công dân: giáo dục lòng tự hào dân tộc, tinh thần yêu quê
hương đất nước, ý thức bảo vệ Biên giới, lãnh thổ của Tổ quốc.
+ Môn Mĩ Thuật: hình ảnh trực quan sinh động qua các tranh vẽ có liên
quan, tranh ảnh...
+ Môn Hóa Học: bằng phương pháp phóng xạ Các bon ( C14) để xác định
niên đại bãi cọc ở sông Bạch Đằng.
+ Môn giáo dục quốc phòng: để thấy rõ chiến thuật, chiến lược của cha
ông ta trong quá trình bảo vệ Tổ quốc.
- Tuyên truyền cho mọi người hiểu rõ hơn về truyền thống đấu tranh anh
dũng của nhân dân ta trong 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên
* Các kiến thức liên môn cần khai thác.

7


Tiêu mục

Kiến
thức
liên
môn

Nội dung khai thác

TIẾT 1
I/ Cuộc kháng chiến
lần thứ nhất chống
quân xâm lược
Mông Cổ.
1/ Âm mưu xâm lược

Đại Việt của Mông
Cổ

- Địa - Lược đồ: Sự bành trướng của đế quốc Mông

Cổ.
- Lược đồ: Mông Cổ xâm lược Chăm - Pa làm
bàn đạp xâm lược Đại Việt.
- Mĩ
- Chân dung: Thành Cát Tư Hãn
Thuật - Hình ảnh quân Mông Cổ
- Chân dung: Hốt Tất Liệt
2/ Nhà Trần chuẩn bị - Địa - Lược đồ: Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến.
và tiến hành kháng lí
chiến chống quân - Mĩ
- Bến Đông Bộ Đầu
Mông Cổ
Thuật - Chân dung vua: Trần Thái Tông
- Văn - Tác phẩm Thái Sư Trần Thủ Độ
Học
-Giáo - Ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân
dục
Nguyên lần thứ I.
TIẾT 2
II/ Cuộc kháng
chiến lần thứ II
chống quân xâm
lược Nguyên
1/ Âm mưu xâm lược - Địa - Lược đồ: Quân Nguyên xâm lược Nam
Chăm Pa và Đại Việt lí

Tống và Đại Việt
của nhà Nguyên
2/ Nhà Trần chuẩn bị - Mĩ - Hình ảnh: Hội nghị Bình Than
kháng chiến
Thuật - Chân dung: Trần Quốc Toản
- Chân dung: Trần Quốc Tuấn
- Hình ảnh: Hội nghị Diên Hồng
- Văn - Tác phẩm: “Lá cờ thêu 6 chữ vàng” của
Học
Nguyễn Huy Tưởng
- Trần Quốc Tuấn với “Hịch tướng sĩ”
- Âm - Bài hát: Hội nghị Diên Hồng của Lưu Hữu
nhạc
Phước.
3/ Diễn biến và kết - Địa - Lược đồ: Cuộc kháng chiến chống quân
quả của cuộc kháng lí
Nguyên lần thứ II (1285)
chiến
- Văn - Tác phẩm: Tụng giá hoàn kinh sư của Trần
Học
Quang Khải
-Giáo - Ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân
8


dục
TIẾT 3
III/ Cuộc kháng
chiến lần thứ III
chống quân xâm

lược Nguyên
1/ Nhà Nguyên xâm
lược Đại Việt
2/ Trận Vân Đồn tiêu
diệt đoàn thuyền
lương của Trương
Văn Hổ
3/ Chiến thắng Bạch
Đằng

Nguyên lần thứ II.

- Địa - Lược đồ: Diễn biến cuộc kháng chiến lần

thứ III chống quân Nguyên (1287 - 1288).
- Văn
học
- Địa

-Giáo
dục
- Địa

- Mĩ
Thuật
-Giáo
dục
- Hóa
Học


TIẾT 4
IV/ Nguyên nhân
thắng lợi và ý nghĩa
lịch sử của 3 lần
kháng chiến chống - Văn
quân xâm lược học
Mông - Nguyên
1/ Nguyên nhân
thắng lợi
2/ Ý nghĩa lịch sử
-Giáo
dục
-Giáo
dục
quốc
phòng
-Mĩ
Thuật

- Thơ, văn của Trần Quốc Tuấn
- Lược đồ : Trận Vân Đồn
- Ý nghĩa của trận Vân Đồn
- Lược đồ: Chiến thắng Bạch Đằng (1288)
- Hình ảnh: Bãi cọc ở sông Bạch Đằng
- Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng
- Phương pháp phóng xạ C14

- Tác phẩm nói về chiến thắng của quân dân
ta.
- Dẫn chứng nói về việc giải quyết bất hòa

trong nội bộ họ Trần.
- Các tác phẩm Binh thư nổi tiếng.
- Ý nghĩa của 3 lần chiến thắng chống quân
Nguyên xâm lược
- Bảo vệ Biên giới, lãnh thổ Tổ quốc
- Bài học kinh nghiệm cho cách mạng Việt
Nam sau này.
- Tượng: Trần Hưng Đạo
- Tượng: Vua Trần Nhân Tông
- Đền thờ của những người có công.

* Cách vận dụng kiến thức liên môn trong bài học.
Do điều kiện, thời gian trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm, cho nên
tôi chỉ có thể đi vào các vận dụng kiến thức liên môn kết hợp với phần mềm MS

9


Power Point để dạy bài 14 “Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên” ( Thế kỉ XIII) - ( Lịch sử 7).
Đối với bài 14 “Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên” (Thế kỉ XIII) - (Lịch sử 7), được phân phối chương trình dạy trong 4
tiết. Đây là bài học để cho học sinh thấy quá trình xâm lược và 3 lần chống quân
Mông - Nguyên xâm lược của nhân dân ta. Đồng thời, kết thúc cả một thời kì
dài trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt. Và từ đó, mở ra một thời kì
phát triển thịnh vượng của quốc gia Đại Việt dưới thời Trần.
Vì vậy, Với việc sử dụng kiến thức liên môn giáo viên sẽ giúp học sinh
hứng thú và hiểu một cách sâu sắc nội dung bài học. Cũng từ đó, giúp học sinh
thêm yêu, trân trọng và có ý thức bảo vệ Biên giới, chủ quyền Tổ quốc.
TIẾT 1
I/ Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ.
1/ Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ.

+ Môn Mĩ Thuật:
Trước khi cho học sinh tìm hiểu về âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông
Cổ, giáo viên cũng cần khái quát sơ qua về sự ra đời và bành trướng lãnh thổ
của quốc gia này. Để các em hứng thú hơn trong học tập, giáo viên sử dụng các
tranh vẽ và tư liệu về Vua Mông Cổ Hốt Tất Liệt - Người đã quyết định xâm
lược Đại Việt. Cũng như những hình ảnh kị binh Mông Cổ - Đội quân hiếu chiến
bậc nhất thế giới thời kì bấy giờ.

Hốt Tất Liệt

Hình ảnh kị binh Mông Cổ

Nhà thơ Ac - mê - nia (1210 - 1290) đã từng nói :
“ Không có một dòng suối, một con sông nào không tràn đầy nước mắt
chúng ta,
Không có một ngọn núi, một cánh đồng nào không bị quân Mông Cổ giày
xéo.”
10


+ Môn Địa Lí:
Cũng thông qua kiến thức Địa Lí, với lược đồ: “Sự bành trướng của Mông
Cổ xuống phía Nam đến năm 1258” để cho học sinh thấy được: Để chiếm được
Nam Tống, Vua Mông Cổ đã tiến hành xâm lược Đại Việt rồi từ Đại Việt đánh
lên phía Nam Trung Quốc phối hợp với cánh quân từ phía Bắc xuống, tạo thế
“gọng kìm” để tiêu diệt Nam Tống và xâm lược Đại Việt.

2/ Nhà Trần chuẩn bị tiến hành kháng chiến chống quân Mông Cổ.
+ Môn Địa Lí:
Để học sinh hiểu một cách sâu sắc quá trình quân dân nhà Trần chuẩn bị

và tiến hành kháng chiến chống quân Mông Cổ như thế nào, giáo viên có thể sử
dụng lược đồ: Diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Mông Cổ
(1258) kết hợp với kiến thức Địa Lí.

Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất (1258)
của quân và dân Đại Việt
11


Qua đó, giáo viên giúp các em thấy được quân dân nhà Trần đã chuẩn bị
chiến đấu như thế nào. Khi thế giặc đang mạnh, chúng ta đã rút về vùng Thiên
Mạc (Duy Tiên - Hà Nam ra sao). Rồi khi thời cơ đến, nhà Trần đã mở cuộc
phản công lớn ở Đông Bộ Đầu và cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ lần
thứ nhất thắng lợi.
+ Môn Mĩ Thuật:
Giáo viên có thể cho các em quan sát hình ảnh về bến Đông Bộ Đầu nơi
diễn ra trận quyết chiến giữa quân Nguyên Mông và quân nhà Trần (29/1/1258).
Từ đó, giáo viên cho học sinh biết thêm vài nét về bến Đông Bộ Đầu (Phụ lục
02).
Trong cuộc kháng chiến chống Mông Cổ lần thứ nhất, chúng ta không thể
không kể tới công lao của Vua Trần Thái Tông. Giáo viên cho học sinh quan sát
hình ảnh về vua Trần Thái Tông và nêu vài nét về ông (Phụ lục 3).

Hoàng đế Trần Thái Tông

Lăng Vua Trần Thái Tông (Thái Bình)

+ Văn Học:
Để tăng hứng thú học tập cho học sinh, giáo viên kết hợp với kiến thức
Văn học, yêu cầu học sinh tìm hiểu về tác phẩm: Thái sư Trần Thủ Độ.

+ Môn Giáo dục công dân:
Cũng qua đây, học sinh có thể rút ra được ý nghĩa của cuộc kháng chiến
chống quân Mông cổ lần thứ nhất của nhân dân ta. Và khẳng định một điều, cho
dù vó ngựa Mông Cổ đi đến đâu giành thắng lợi đến đó nhưng khi đến Đại Việt
chúng lại thất bại thảm hại đến như vậy.

12


TIẾT 2: Cuộc kháng chiến lần thứ II chống xâm lược Nguyên(1285).
1/ Âm mưu xâm lược Chăm - Pa và Đại Việt của nhà Nguyên.
+ Môn Địa Lí:
Trước khi cho học sinh tìm hiểu về âm mưu xâm lược Chăm - Pa và Đại
Việt của nhà Nguyên, giáo viên cho học thông báo kết quả tìm hiểu ở nhà về sự
ra đời của nhà Nguyên trên đất Trung Quốc. Sau đó, giáo viên cung cấp thêm
cho các em nếu còn thiếu. Cũng như kể cho các em câu chuyện nhà Trần tiếp sứ
giặc Sài Thung của nhà Nguyên.

Sau đó, giáo viên kết hợp với kiến thức Địa Lí để cho các em thấy được
âm mưu của Hốt Tất Liệt là đánh Chăm - Pa trước để làm bàn đạp tấn công Đại
Việt và kết hợp với cánh quân của Thoát Hoan từ Trung Quốc đánh sang. Điều
này được thể hiện rất rõ qua lược đồ: Quân Nguyên xâm lược Chăm - Pa, làm
bàn đạp tấn công Đại Việt.
2/ Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến.
+ Mĩ Thuật:
Khi quân Nguyên sang xâm lược nước ta, vua Trần đã triệu tập Hội nghị
các vương hầu, quan lại ở Bình Than (Chí Linh - Hải Dương). Kết hợp với kiến
thức Mĩ Thuật, giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh về Hội nghị. Bởi qua
những hình ảnh đó, các em có thể thấy được “Hào khí Đông A” của nhà Trần,
cũng như sự quyết tâm một lần nửa đánh tan quân xâm lược.

Để cho học sinh hứng thú hơn nưa, giáo viên yêu cầu các em tìm hiểu
thêm về hội nghị này.

13


Cũng trong Hội nghị này, giáo viên cho học sinh biết thêm câu chuyện,
hình ảnh về người thiếu niên Trần Quốc Toản (Phụ lục 4).

Vào đầu năm 1285, vua Trần lại tổ chức Hội nghị Diên Hồng mời các bô
lão có uy tín về Thăng Long để họp bàn kế đánh giặc, giáo viên cho các em quan
sát hình ảnh về hội nghị này. Để từ đó, giáo viên hướng các em cảm nhận được
tinh thần quyết chiến của quân dân nhà Trần trong kháng chiến chống Mông Nguyên.

Hội nghị Diên Hồng
+ Văn học:
14


Trong phần này, khi giảng dạy giáo viên còn có thể sử dụng kiến thức Văn
Học để làm phong phú thêm bài học cho học sinh. Vì vậy, giáo viên yêu cầu học
sinh về tìm hiểu thêm tác phẩm “Lá cờ thêu 6 chữ vàng” của Nguyễn Huy
Tưởng (Đã được học trong chương trình Văn học lớp 6). Cũng như, “Hịch
Tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn. Qua đó, học sinh có thể thấy được tinh thần yêu
nước và quyết tâm đánh tan quân xâm lược Nguyên của quân dân nhà Trần.
+ Âm nhạc: Khi tìm hiểu về Hội nghị Diên Hồng giáo viên cho học sinh
biết thêm về ca khúc “Hội nghị Diên Hồng” của Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước để làm
phong phú thêm bài học.
3/ Diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến.
+ Môn Địa Lí:

Với sự chuẩn bị rất chu đáo, khi 50 vạn quân Nguyên do thoát Hoan chỉ
huy ồ ạt tấn công vào nước ta, Trần Quốc Tuấn rút khỏi Thăng Long, lui về Vạn
Kiếp (Chí Linh - Hải Dương) lại một lần nữa tạo nên thế “vườn không nhà
trống” rồi tiếp tục rút về Thiên Trường - Nam Định.
Để cho học sinh dễ lĩnh hội kiến thức, giáo viên cho các em chú ý quan
sát lược đồ: Diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ II chống quân Nguyên (1285).

Lược đồ: diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân Nguyên(1285)
Và từ lược đồ đó, các em sẽ thấy được kế sách của Trần Quốc Tuấn cũng
như sự tấn công của quân Nguyên và sự thất bại của chúng. Đặc biệt là nhiều
trận đánh lớn như: Tây Kết, Hàm Tử (Khoái Châu, Hưng Yên), Chương Dương
(Thường Tín - Hà Nội).

15


Từ đó, giáo viên nhấn mạnh về các trận đánh này, và sự thất bại nhục nhã
của Thoát Hoan khi phải chui vào ống đồng cho quân lính khiêng về nước. Đó là
sự sĩ nhục không chỉ đối với Thoát Hoan mà với cả nhà Nguyên.
+ Mĩ Thuật:
Đồng thời, trong phần này để tăng hứng thú cho học sinh, giáo viên cho
các em quan sát chân dung Trần Quốc Tuấn và cho các em tìm hiểu đôi nét về
nhân vật này (Phụ lục 5).

Chân dung: Trần Quốc Tuấn
+ Văn học:
Cũng trong phần này, giáo viên có thể cho các em sử dụng kiến thức Văn
Học để cho các em cảm nhận được những chiến thắng của quân dân nhà Trần
trong cuộc kháng chiến chống Nguyên lần thứ II qua tác phẩm: “Tụng giá hoàn
kinh sư” của Trần Quang Khải.

“ Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù.
Thái Bình nên gắng sức,
Non nước ấy ngàn thu.”
+ Giáo dục công dân:
Ngoài ra, học sinh có thể rút ra được ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống
quân Nguyên lần thứ hai của nhân dân ta. Và khẳng định một lần nữa, tinh thần
quả cảm, kiên quyết đánh tan quân xâm lược của quân dân ta.
TIẾT 3: Cuộc kháng chiến lần thứ III chống quân xâm lược Nguyên.
1/ Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt.
+ Địa Lí:
Sau hai lần xâm lược Đại Việt đều bị thất bại, vua Nguyên Hốt Tất Liệt đã
dừng cuộc chiến tranh xâm lược Nhật Bản để tập trung lực lượng xâm lược Đại

16


Việt. Vì vậy, giao viên sử dụng Lược đồ: diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ III
chống quân Nguyên (1287 - 1288).

Lđ:Diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ III chống quân Nguyên (1287 - 1288)
Và qua lược đồ đó, học sinh sẽ thấy được quân Nguyên đã tấn công theo 2
hướng thủy - bộ ồ ạt vào nước ta và hội quân ở Vạn Kiếp như thế nào. Cũng như
sự phản công quyết liệt của quân dân nhà Trần và đẩy quân Nguyên vào tình thế
khó khăn như thế nào.
2/ Trận Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ.
+ Địa Lí:
Đối với phần này, giáo viên cũng sử dụng lược đồ: Diễn biến cuộc kháng
chiến lần thứ III chống quân xâm lược Nguyên. Để từ đó, các em thấy được
chúng ta đã giành thắng lợi trong trận Vân Đồn như thế nào và quân Nguyên đã

mất nguồn lương thảo, khí giới phục vụ cho cuộc chiến của chúng ra sao.
+ Giáo dục công dân:
Cũng từ đó, học sinh có thể rút ra ý nghĩa của trận Vân Đồn. Cũng như
chiến công hiển hách của quân dân nhà Trần, mà đứng đầu là Trần Khánh Dư.
Để tăng thêm hứng thú cho học sinh, giáo viên cho học sinh tìm hiểu vài nét về
Trần Khánh Dư.
3/ Chiến thắng Bạch Đằng.
+ Địa Lí:
Với kiến thức Địa Lí trong mục này, giáo viên hướng dẫn các em tìm
hiểu vì sao vua Trần và Trần Hưng Đạo lại chọn khúc sông Bạch Đằng để xây
dựng phòng tuyến và quyết tâm tiêu diệt qân Nguyên tại đây.
Cũng qua lược đồ này, đặc biệt là qua giáo án điện tử học sinh sẽ nắm rất
rõ diễn biến của trận Bạch Đằng (1288).
17


Lược đồ: chiến thắng Bạch Đằng(1288)
Từ đó, giáo viên có thể cho học sinh so sánh với những trận đánh của cha
ông ta trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền (938), hay chống Tống của Lê
Hoàn (981).
+ Mĩ Thuật:
Với thắng lợi của trận Bạch Đằng năm 1288 của quân dân nhà Trần, đã
kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt lần thứ III của Đế chế Nguyên. Để
thấy được chiến thắng lẫy lừng này, giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh bãi
cọc Bạch Đằng đã được tái hiện lại cũng như việc phát hiện ra di tích bái cọc
Bạch Đằng tại Đồng Má Ngựa ở Quảng Yên - Quảng Ninh. Và hiện nay đã được
Nhà nước công nhận là di tích quốc gia đặc biệt (Phụ lục 6)

Cọc Bạch Đằng
18



+ Hóa học:
Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, trên sông Bạch Đằng đã có
nhiều trận chiến ác liệt và những người lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa cũng lợi
dụng địa hình hiểm trở để quyết chiến với quân xâm lược. Vì vậy, việc xác định
niên đại của các bãi cọc ngầm rất quan trong. Để được kết quả một cách chính
xác nhất, các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp phóng xạ C14. Từ đó, giáo
viên cho học sinh hiểu thêm về phương pháp này (Phụ lục 7).
+ Âm nhạc:
Ngoài ra, trong tiết này giáo viên còn có thể sử dụng kiến thức Âm Nhạc
để càng làm cho học sinh thấy được sự hào hùng của trận chiến trên sông Bạch
Đằng như thế nào. Và đó là bài hát: “Trên Sông Bạch Đằng” của tác giả Hoàng
Quý.
+ Giáo dục công dân:
Bằng kiến thức của môn giáo dục kết hợp với Sách giáo khoa, học sinh
hoàn toàn có thể rút ra được ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng 1288.
TIẾT 4:
IV/ Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến
chống quân xâm lược Nguyên.
+ Văn học:
Để làm sâu sắc thêm những hiểu biết của học sinh về nguyên nhân thắng
lợi của 3 lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược, giáo viên có
thể sử dụng kiến thức Văn Học như bài: “Cửa biển Bạch Đằng” của Nguyễn
Trãi, hay bài “Thuật Hoài” của Phạm Ngũ Lão... Đặc biệt hơn nữa, đó lại là
những tác phẩm các em đã, đang và sẽ được học trong chương trình Văn học.
Mặt khác, khi giáo viên nói tới tinh thần đoàn kết của nhân dân ta, đặc
biệt là sự đoàn kết của vương hầu, quý tộc Trần - Giáo viên kể cho các em câu
chuyện: anh em họ Trần đã chủ động giải quyết những bất hòa trong nội bộ
vương triều để tạo nên khối đoàn kết dân tộc mà tiêu biểu là Trần Quốc Tuấn.

+ Mĩ Thuật:
Để ghi nhớ công lao của các anh hùng dân tộc, hiện nay có rất nhiều khu
di tích, các bức tượng như: Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông tại Khu di tích –
danh thắng non thiêng Yên Tử (Phụ lục 8), lăng của nhà Trần (Phụ lục 9),
Tượng: Trần Quốc Tuấn ở Nam Định, Lăng Trần Quốc Tuấn ở Quảng Yên Quảng Ninh ...
+ Giáo dục công dân:
Sau hàng loạt những thắng lợi của quân dân ta dưới thời Trần, học sinh sẽ
rút ra được ý nghia của 3 lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên không chỉ
đối dân tộc Việt mà còn góp phần ngăn chặn những cuộc chiến tranh xâm lược
của nhà Nguyên đối với Nhật Bản và các nước Phương Nam, làm thất bại mưu
đồ thôn tính các miền đất còn lại ở Châu Á của Hốt Tất Liệt.
+ Giáo dục quốc phòng:

19


Cũng qua 3 lần kháng chiến chống Mông - Nguyên của nhân dân ta, giáo
viên hướng các em thấy được trách nhiệm của bản thân đối với việc xây dựng và
bảo vệ Biên giới, lãnh thổ của Tổ quốc, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
* Đối với hoạt động giáo dục: Sau khi thiết kế xong giáo án điện tử về
bài 14: "Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỷ
XIII)” (Lịch Sử 7) trên tinh thần sử dụng kiến thức liên môn để giảng dạy bài
này, tôi đã tổ chức dạy thực nghiệm ở lớp 7C (Về mặt bằng chung của học sinh
ở cả hai lớp 7C và 7B (lớp đã dạy trước khi làm đề tài này) đều ngang nhau
nhưng kết quả thu được lại có sự khác nhau rất lớn như sau:

số


Tích kê điểm
0-<2
2-<3,5
3,5-<5
5-<7
7-<9
9-10
TB
SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %
44 0
0 0
0 0
0 9
20 18 41 17 39 44 100
Vậy ta thấy: với việc dạy học theo hướng mới và được thiết kế qua giáo
án điện tử thì kết quả thu được không có học sinh yếu kém, học sinh khá, giỏi
chiếm 80%. Điều đó chứng tỏ, tính hiệu quả của việc sử dụng phương pháp này
hơn hẳn so với việc giáo viên sử dụng phương pháp dạy học thông thường. Đặc
biệt, khi tiếp thu kiến thức theo kiến thức liên môn đã giúp nhiều em sử dụng
kiến thức liên môn để giải quyết những vấn đề thực tiễn và đạt kết quả cao - giải
3 cấp Tỉnh, như em Hoàng Duy Kiệt và Phạm Khánh Ly Ly - Lớp 8A của nhà
trường.
* Với bản thân: khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào công tác
giảng dạy, bản thân tôi thấy bài dạy trở nên phong phú hơn, đa dạng hơn, học
sinh tiếp thu bài hứng thú hơn.
* Với đồng nghiệp: Với đề tài này cũng đã tích cực động viên các đồng
nghiệp ngoài bộ môn chính của mình còn hứng thú tìm hiểu thêm kiến thức của
môn học khác. Và đặc biệt, giáo viên nhiệt tình hưởng ứng cuộc thi sử dụng kiến
thức liên môn để giải quyết những vấn đề thực tiễn do ngành tổ chức.
* Với nhà trường: Kết hợp với cuộc thi sử dụng kiến thức liên môn để

giải quyết những vấn đề thực tiễn do ngành tổ chức. Nhà trường đã tổ chức các
cuộc họp để triển khai, phát động, động viên và hướng dẫn cho giáo viên áp
dụng việc dạy học theo hướng tích hợp, liên môn trong mỗi bài dạy, tiết học.
Cũng như tham gia cuộc thi: sử dụng kiến thức liên môn để giải quyết những
vấn đề thực tiễn do ngành tổ chức.

20


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ của đề tài, qua kết quả nghiên cứu và
thực nghiệm sư phạm tôi đã chứng minh và khẳng định được giả thuyết khoa
học của Sáng kiến kinh nghiệm nêu ra và hoàn toàn có tính khả thi. Từ đó, tôi
rút ra một số kết luận sau:
Một là: Trong dạy học Lịch Sử, để cho học sinh không cảm thấy đây là
môn học khô khan, khó hiểu, khó nhớ, phát huy tính tích cực học tập của học
sinh, thì nhất thiết người giáo viên phải chú trọng đến việc dạy học theo hướng
tích hợp, liên môn. Giáo viên cũng cần chú ý đến từng đối tượng học sinh để
đưa ra phương pháp phù hợp. Điều quan trọng hơn nữa, dạy Lịch Sử giáo viên
cần phải chú trọng dạy bằng giáo án điện tử.
Hai là: Kiến thức Lịch sử việt Nam trong bài 14: "Ba lần kháng chiến
chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỷ XIII)” (Lịch Sử 7) với tầm quan
trọng của nó đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tích hợp, liên môn nhằm nâng
cao chất lượng học tập của các em.
Ba là: Vận dụng phương pháp nghiên cứu, kết hợp với thực nghiệm sư
phạm, Sáng kiến kinh nghiệm khẳng định: nếu xác định chính xác nguồn liên
môn phù hợp với từng nội dung trong bài, từng đối tượng học sinh và sử dụng
công nghệ thông tin phù hợp thì chắc chắn giáo viên sẽ phát huy được tính tích
cực học tập của học sinh. Kết quả là, học sinh đã lĩnh hội được tri thức, kỹ năng

Lịch Sử một cách vững chắc hơn, đa dạng và phong hú hơn so với phương pháp
dạy học truyền thống.
Bốn là: việc xây dựng mô hình thiết kế bài học theo hướng liên môn và
được thiết kế trên giáo án điện tử, giáo viên có thể định hướng mục đích của bài
học tạo ra hình ảnh cụ thể, sinh động về các sự kiện lịch sử. Vì vậy, giáo viên có
thể tổ chức cho học sinh tự làm việc, tự giải quyết vấn đề…để nâng cao chất
lượng dạy và học của giáo viên và học sinh không chỉ đối với bài 14: "Ba lần
kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên ( Thế kỷ XIII)” ( Lịch Sử 7)
mà giáo viên và học sinh có thể áp dụng một cách tương tự đối với các bài học
khác, môn học khác.
3.2. Kiến nghị.
Để nâng cao chất lượng dạy - học của giáo viên và học sinh tôi mạnh dạn
đưa ra những kiến nghị sau:
- Đối với giáo viên: cần phải luôn chú trọng đến phương pháp dạy học
theo hướng tích hợp, liên môn. Phải có các hình thức tuyên truyền khác nhau để
cho học sinh hiểu thêm về Lịch sử dân tộc.
- Đối với ngành giáo dục: Nên tổ chức các lớp chuyên đề bồi dưỡng để
nâng cao khả năng ứng dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy cho cán bộ giáo
viên. Nên tổ chức nhiều hơn nữa các cuộc thi tìm hiểu về Lịch Sử.
- Đối với nhà trường: Luôn động viên và đôn đốc việc dạy học theo
hướng tích hợp, liên môn.
21


- Đối với các cơ quan quản lí giáo dục: cần trang bị phòng học đa năng
để thuận lợi cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh.Trang bị thêm các
thiết bị dạy học hiện đại. Có những chính sách khuyến khích hơn nữa đối với
học sinh đạt giải cao trong cuộc thi về Lịch sử.
Chỉ có như vậy, mới kích thích được tinh thần, sự hứng thú trong học tập
của học sinh. Và góp phần làm thay đổi cái nhìn, quan niệm và đề cao bộ môn

Lịch Sử trong các gia đình nói riêng và xã hội nói chung. Để từ đó, mỗi người
dân đất Việt có ý thức hơn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc
biệt là trong giai đoạn hiện nay như Bác Hồ đã từng nới:
“ Các Vua Hùng đã có công dựng nước,
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.”

Xác nhận của Hiệu Trưởng

Lê Thị Nguyệt

Tôi xin cam đoan:
Đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Thanh Hóa, Ngày 12/4/2016
Người thực hiện

Nguyễn Thị Ngọc

22


TI LIU THAM KHO
1/ B giỏo dc v o to, chun kin thc k nng mụn Lch S THCS,
NXB Giỏo dc Việt Nam, H2009.
2/ B giỏo dc v o to, sỏch giỏo khoa Lch S lp 7, NXB Giỏo dc,
H2006.
3/ B giỏo dc v o to, sỏch giỏo viờn Lch S lp 7, NXB Giỏo dc,
H2005.
4/ B giỏo dc v o to, Thit k bi ging THCS S lp 7 , NXB Giỏo
dc. H.2005.

5/ Mng goegle: Tranh ảnh t liu v 3 ln khỏng chin chụng Mụng Nguyờn.
6/ Nguyn Hu Chớ, i mi phng phỏp dy hc Lch S trng
THCS, Vin khoa hc Giỏo dc. H.1
7/ Nguyn Quang Ngc, Tin trỡnh lch s Vit Nam, Nh xut bn giỏo
dc. H2006
8/ Luật giáo dục nớc cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
NXB
H2010.
9/ Trần Bá Hoành, Phát huy tính tích cực của học sinh
trong học tập. NXB Giáo dục, H1995.

23


PHỤ LỤC
Phụ lục 01:
Vài nét về Hốt Tất Liệt và kị binh Mông Cổ
Hốt Tất Liệt là cháu nội của Thành Cát Tư Hãn, Khả hãn Hốt Tất Liệt
đã thiết lập ra triều đại nhà Nguyên của Trung Quốc. Tháng 10 năm Chí Nguyên
thứ 3 (1266), Hốt Tất Liệt đã truy tôn Thành Cát Tư Hãn miếu hiệu là Thái Tổ,
nên ông còn được gọi là Nguyên Thái Tổ. Thụy hiệu khi đó truy tôn là Thánh
Vũ Hoàng đế. Tới năm Chí Đại thứ 2 (1309), Nguyên Vũ Tông Hải Sơn gia thụy
thành Pháp Thiên Khải Vận.
Hốt Tất Liệt là vị Đại Hãn (người đứng đầu của đế quốc) thứ 5 của đế
chế Mông Cổ. Dưới thời của ông, sự hưng thịnh của đế chế này đã đạt đến đỉnh
điểm. Ông cũng là người dựng lên nhà Nguyên ở Trung Hoa, và có tham vọng
chinh phục nốt các quốc gia lân cận như Nhật Bản, Bagan, Java…(nhưng thất
bại). Hốt Tất Liệt là vị vua có trí tuệ, rất chú ý đến kinh tế và giao thông. Ông
đồng thời cũng là người đầu tiên tạo ra tiền giấy (tiền pháp định).
Phụ lục 02:

Bến Đông Bộ Đầu
Đông Bộ Đầu là một địa điểm được nhắc đến nhiều lần trong lịch sử Việt
Nam thời Lý, Trần, Lê. Đây là một bến quan trọng trên sông Hồng, là nơi đã
diễn ra nhiều trận quyết chiến của quân dân ta chống xâm lược Nguyên, Minh,
nhất là cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất năm 1258.
Cùng với các địa danh Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa lịch sử, cái tên Đông Bộ
Đầu đã góp phần tô thắm cho trang sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc.

Bến Đông Bộ Đầu ( Hà Nội ngày nay)

24


Phụ lục 03:
Vài nét về vua Trần Thái Tông
Trần Thái Tông, tên thật là Trần Cảnh (17/07/1218 – 04/0 5/1277) là nhà
vua đầu tiên của nhà Trần, ở ngôi hơn 32 năm (1225-1258), làm Thái Thượng
Hoàng 19 năm.
Ông được vợ là Lý Chiêu Hoàng, nữ hoàng đầu tiên và là nhà vua cuối
cùng của nhà Lý nhường ngôi. Việc ông được đưa lên làm vua nói riêng và nhà
Trần thay thế nhà Lý nói chung phần lớn nhờ ở công sức của Trần Thủ Độ, chú
của Trần Cảnh. Khi đó Trần Thủ Độ là Điện tiền chỉ huy sứ trong triều Lý. Bố
của Trần Cảnh là Trần Thừa, cũng là một viên quan của triều Lý như Trần Thủ
Độ. Ông từng làm Nội thị khán thủ, một chức quan đứng đầu các quan hầu cận
của vua nhà Lý).
Trong thời gian ở ngôi, Trần Thái Tông đã 3 lần đổi niên hiệu: Kiến Trung
(1225-1232), Thiên Ứng Chính Bình (1232-1250) và Nguyên Phong (12511258).Trước khi truyền ngôi cho con trai (sau là vua Trần Thánh Tông), Trần
Thái Tông đã lãnh đạo nhân dân Đại Việt chống lại thành công cuộc xâm lược
lấn thứ nhất của quân Nguyên Mông.
Phụ lục 04:

Vài nét về Trần Quốc Toản
TRẦN QUỐC TOẢN ( 1267-1285) Ông lớn lên trong không khí cả nước
náo nức chuẩn bị chiến đấu chống quân Nguyên sang cướp phá và xâm lược
nước ta lần thứ hai ( 1285 ). Năm 1282, triều Trần đã tổ chức một cuộc hội nghị
quân sự rất đặc biệt tại bến Bình Than ( Hội nghị Bình Than ). Tham dự hội nghị
này là các quý tộc và các tướng lĩnh cao cấp nhất của nhà Trần. Bấy giờ, tuy là
quý tộc, đã từng phong tới tước Hầu - Hoài Văn Hầu - nhưng vì còn ở tuổi vị
thành niên nên không được tham dự. Hoài Văn Hầu lấy đó làm điều hổ thẹn và
căm tức lắm, tay đang cầm quả cam mà bóp nát lúc nào không hay. Khi về nhà ,
Trần Quốc Toản cùng với một ngàn người là tôi tớ và thân thuộc, sắm sửa binh
khí và chiến thuyền, dựng cờ thêu sáu chữ “ Phá cường tặc, báo hoàng ân”
( nghĩa là : phá giặc mạnh, báo đáp ơn vua ).
Khi đánh nhau với giặc Nguyên, Trấn Quốc Toản thường xông ra phía
trước, khiến cho giặc hễ thấy là phải tránh lui, không ai dám đối địch. Tháng 4 1285, cùng với các vị danh tiếng khác như Chiêu Thành Vương, Nguyễn Khoái,
Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản được tham gia vào bộ chỉ huy chiến dịch Tây
Kết. Trước khi đánh vào Tây Kết, quân sĩ của các tướng này đã tham gia chiến
dịch Hàm Tử , góp phần rất lớn vào thắng lợi của chiến dịch Hàm Tử. Sau chiến
thắng của chiến dịch Tây Kết, ông lại được cùng với Trần Quang Khải và nhiều
25


×