Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Dạy học hóa học gắn với thực tiễn nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.41 KB, 21 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Hoá học là một môn khoa học thực nghiệm và lí thuyết. Nét đặc thù của
phương pháp học hoá học là có sự kết hợp giữa thực nghiệm khoa học với tư duy
lí thuyết đề cao vai trò của học thuyết, giả thuyết, định luật hoá học và coi chúng
như công cụ cho sự tiên đoán khoa học. Mục đích của môn hoá học là giúp cho học
sinh hiểu đúng đắn và hoàn chỉnh, nâng cao cho học sinh những tri thức, hiểu biết
về thế giới, con người thông qua các bài học , giờ thực hành… của hoá học.Song ,
nếu chỉ dùng lời nói và chữ viết thì không thể diễn tả được hết những hiện tượng
phong phú và phức tạp của sự biến đổi hoá học trong vật chất.
Với bộ môn hóa học mà tính thực nghiệm được gắn liền với các bài giảng
hàng ngày thì việc định hướng đổi mới phương pháp dạy học cũng phải có sự khác
biệt nhiều so với các môn học khác. Ngoài các phương pháp dạy học tích cực được
sử dụng thường xuyên như: nêu và giải quyết vấn đề; thảo luận nhóm, đàm thoại
gợi mở… Nhằm nâng cao khả năng tiếp thu, tính chủ động sáng tạo trong bộ môn
Hoá học của học sinh thì việc gắn các kiến thức thực tế bộ môn vào các bài giảng
hàng ngày trong giảng dạy Hoá học ở các trường THCS hiện nay ít được chú trọng
có thể nói là “đối phó”- chỉ được vận dụng vào các bài giảng khi thao giảng bộ môn
Hoá học ở các cấp. Vậy vấn đề đặt ra là dạy môn Hoá học như thế nào để học sinh
yêu thích ? Bởi vì, với môn Hoá học là học các khái niệm, định luật, các hiện
tượng, bản chất hoá học nhiều khi trừu tượng , khó hiểu khô cứng làm cho học sinh
khó tiếp thu, dễ nhàm chán , đặc biệt đối với những học sinh có tư duy không tốt sẽ
có xu hướng chán và sợ bộ môn Hoá học. Và hơn nữa trong chương trình sách giáo
khoa THCS số lượng các bài tập thực tiễn vô cùng “khan hiếm” , nếu có gặp thì chỉ
xảy ra ở các kì thi học sinh giỏi. Chủ yếu trong chương trình học bộ môn Hoá học,
các em học sinh có thể giải các bài tập định tính, định lượng về cấu tạo chất, sự
biến đổi các chất …nhưng khi cần phải dùng kiến htức hoá học để giải quyết một
tình huống cụ thể trong thực tiễn thì lại rất lúng túng.
Môn Hoá học trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản để học sinh
không bối rối trong các tình huống gặp phải trong tự nhiên, giải thích được các hiện
tượngt ự nhiên, không mê tín dị đoan có niềm tin vào khoa học. Môn Hoá học giáo


dục cho các em ý thức bảo vệ tự nhiên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống trước
những hiểm hoạ môi trường do con người gây ra trong thời kì công nghiệp hoá.
Môn hoá học là môn học thực nghiệm thú vị hấp dẫn nhưng cũng không phải dễ
học, không phải học sinh nào cũng học tốt môn học này nếu không có phương pháp
học thích hợp chính vì vậy mà tỉ lệ học sinh học yếu môn Hoá học là nhiều.
Xuất phát từ những thực tế đó và với kinh nghiệm giảng dạy bộ môn Hoá
học , tôi nhận thấy để nâng cao hứng thú học bộ môn Hoá học của học sinh THCS,
người giáo viên ngoài phát huy tốt các phương pháp dạy học thì cần khai thác thêm
các hiện tượng hoá học thực tiễn trong đời sống đưa vào bài giảng bằng nhiều hình
1


thức khác nhau nhằm góp phần thực hiện nguyên lý giáo dục: học đi đôi với hành,
giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn.
Chính vì những lý do trên , tôi đã chọn đề tài: “ Dạy học hoá học gắn với thực
tiễn nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh THCS” với mục đích góp phần sao
cho học sinh học hóa học dễ hiểu, thiết thực, gần gũi với đời sống và lôi cuốn học
sinh khi học… Để hoá học không còn mang tính đặc thù khó hiểu như một “thuật
ngữ khoa học”.
II. Mục đích nghiên cứu.
Xây dựng một hệ thống các hiện tượng hoá học thực tiến có thể vận dụng
vào bài giảng trong chương trình Hoá học THCS.
Vận dụng hệ thống các hiện tượng hoá học thực tiễn vào bài giảng nhằm giáo dục ý
thức và tăng hứng thú học tập bộ môn cho học sinh; làm cho hoá học không khô
khan, bớt đi tính đặc thù và phức tạp.
1. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình dạy học bộ môn Hoá học tại các lớp : 8A1, 8A2, 8A5, 9A3, 9A5
Và đội tuyển học sinh giỏi hoá của trường THCS Quang Trung - Thành phố Thanh
hoá.
2 .Phương pháp nghiên cứu:

Các phương pháp dạy học tích cực , phương pháp tích hợp môi trường, kĩ năng vận
dụng kiến thức trong học tập và liên hệ thực tiễn của bộ môn học.
3.Phạm vi nghiên cứu
Các bài dạy trong chương trình hoá học lớp 8 , 9.
PHẦN 2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Trong điều kiện hiện nay, khi khoa học kỹ thuật của nhân loại phát triển như
vũ bão, nền kinh tế trí thức có tính toàn cầu thì nhiệm vụ của ngành giáo dục vô
cùng to lớn: Giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn phải
giúp học sinh vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống, vừa mang tính giáo dục,
vừa mang tính giáo dưỡng hướng thiện khoa học.
Từ thực tiễn dạy học, tôi đã thấy rằng: “ Dạy học hoá học gắn với thực
tiễn nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh THCS” sẽ tạo hứng thú, khơi dậy
niềm đam mê; học sinh hiểu được vai trò và ý nghĩa thực tiễn trong học hóa học.
Để thực hiện được, người giáo viên cần nghiên cứu kỹ bài giảng, xác định được
kiến thức trọng tâm, tìm hiểu, tham khảo các vấn đề thực tế liên quan phù hợp với
từng học sinh ở thành thị, nông thôn …; đôi lúc cần quan tâm đến tính cách sở
thích của đối tượng tiếp thu, hình thành giáo án theo hướng phát huy tính tích cực
chủ động của học sinh, phải mang tính hợp lý và hài hoà; đôi lúc có khôi hài nhưng
sâu sắc, vẫn đảm nhiệm được mục đích học môn hoá học. Tuy nhiên, thời gian
giành cho vấn đề này là không nhiều, “nó như thứ gia vị trong đời sống không thể
thay cho thức ăn nhưng thiếu nó thì kém đi hiệu quả ăn uống ”.
2


II.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trong quá trình giảng dạy bộ môn Hoá học, giáo viên không những cung
cấp cho học sinh kiến thức mà còn hướng dẫn cho học sinh con đường tìm đến kiến
thức.Thực tế kiến thức càng thiết thực, hấp dẫn, lôi cuốn thì học sinh càng dễ dàng
tiếp nhận và nhớ lâu. Tuy nhiên, trong mỗi tiết học có thể không nhất thiết phải hội

tụ tất cả những quan điểm nêu trên, cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng, đừng quá lạm
dụng khi lượng kiến thức không đồng nhất.
Trước tình hình học Hoá học là phải đổi mới phướng pháp dạy học đã và
đang thực sự là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy. Một trong những yếu tố để đạt
giờ dạy có hiệu quả và tiến bộ là phải phát huy tính thực tế, giáo dục về môi
trường, những vấn đề cũ nhưng không cũ mà vẫn có tính chất cập nhật và mới mẽ,
đảm bảo: tính khoa học- hiện đại, cơ bản; tính thực tiễn và giáo dục kỹ thuật tổng
hợp, tính hệ thống sư phạm.
Mục đích của việc học hoá học giúp cho học sinh nhận diện thế giới quan
một cách đúng đắn và hoàn chỉnh thông qua các bài học, tiết học, tiết thực hành …
của môn hoá học, là sự khởi nguồn, là cơ sở phát huy tính sáng tạo đưa những ứng
dụng phục vụ cho đời sống con người.
Khi dạy kiến thức hoá học trong bất kì nội dung bài nào: cấu tạo nguyên tử,
phương trình hoá học, dung dịch, tính chất của kim loại, muối cacbonat…đều liên
quan đến các hiện tượng vật lí hay nhiều hiện tượng thiên nhiên nên khi sử dụng
những câu hỏi mở rộng theo hướng tích hợp làm cho học sinh chủ động tìm tòi câu
trả lời, đồng thời thấy được mối liên quan giữa môn hoá học với một số môn học
khác.
Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh cách thiết lập sự liên hệ các nội dung
học với thực tiễn, học sinh sẽ thấy hứng thú và dễ ghi nhớ hơn nếu trong quá trình
dạy và học giáo viên luôn luôn có định hướng liên hệ giữa kiến thức sách giáo khoa
với thực tiễn đời sống hằng ngày.
III.Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải
quyết vấn đề
* Các giải pháp thực hiện: “ Dạy học hoá học gắn với thực tiễn nhằm tăng
hứng thú học tập cho học sinh THCS” bằng cách:
-Kiến thức được đưa vào các tình huống phải đảm bảo tính chính xác, khoa
học, gắn liền với thực tiễn cuộc sống và có tính ứng dụng cao. Các kiến thức được
lựa chọn nên hướng vào trọng tâm của nội dung bài học, ngắn gọn, vừa sức và thể
hiện tính phù hợp với tâm sinh lí của học sinh.

-Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống, thường sau khi kết thúc một
phần học hoặc kết thúc bài học.Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh căn cứ
vào những kiến thức đã học tìm cách giải thích hiện tượng ở nhà hay lúc gặp hiện
tượng đó.
3


-Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống thường thay cho lời giới
thiệu bài mới nhằm tạo sự chú ý, lôi cuốn học sinh trong tiết học.
-Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hàng ngày qua các phương
trình phản ứng hoá học cụ thể trong bài học, làm cho học sinh khắc sâu bài học và
thấy được ý nghĩa thực tiễn.
-Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống thông qua các bài tập tính
toán. Nhằm giúp học sinh lĩnh hội lại được vấn đề cần truyền đạt, giải thích.
- Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống thông qua một vài câu
chuyện ngắn có tính chất khôi hài , gây cười có thể xen vào bất cứ thời gian nào
trong suốt tiết học. Nhằm góp phần tạo không khí học tập thoải mái, kích thích
niềm đam mê hoá học.
* Cách tổ chức thực hiện:
- Mục đích của dạy học tình huống nhằm kích thích hứng thú học tập và khả
năng sáng tạo của học sinh. Để tổ chức thực hiện được, giáo viên cần phải xác định
mục tiêu và nội dung chính trong bài để thiết lập câu hỏi liên quan để xem sự lựa
chọn câu hỏi đó dễ hay khó, thời gian giải quyết trong bao lâu… giáo viên có thể
dùng nhiều phương tiện, nhiều cách như: bằng hình ảnh, đoạn phim, báo điện tử,
bài hát, ca dao…những thông tin này phải đủ thuyết phục và có chất lượng. Sau
khi lựa chọn những thông tin cần thiết, giáo viên cần lựa chọn hình thức và kĩ thuật
thiết kế nhằm khai thác tối đa giá trị của tình huống đem lại. Tuỳ theo nội dung và
điều kiện cụ thể , giáo viên có thể thiết kế tình huống dưới các hình thức sau:
-Đặt tình huống vào bài mới: Tiết dạy có gây được sự chú ý của học sinh hay
không là nhờ vào người hướng dẫn. Trong đó, phần mở đầu bài học là rất quan

trọng nếu chúng ta biết đặt ra một tình huống thực tiễn để học sinh tìm hiểu.
- Lồng ghép tích hợp môi trường trong bài dạy: như khói bụi nhà máy, nước
thải sinh hoạt , rau quả thực phẩm có hoá chất… Giáo viên dạy học bộ môn hóa
có thể lồng ghép các hiện tượng đó vào phần sản xuất các chất, hay ứng dụng của
một số chất... Ngoài việc gây sự chú ý của học sinh trong tiết dạy còn giáo dục ý
thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường cho từng học sinh. Tùy vào thực trạng của
từng địa phương mà ta lấy các hiện tượng cho cụ thể và gần gũi với các em.
- Liên hệ thực tế trong bài học: Một vấn đề của bài học mà học sinh thấy có
nhiều ứng dụng trong thực tiễn thì các em sẽ chú ý nhiều hơn, chủ động tư duy để
tìm hiểu,để nhớ hơn.
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
* Để hoàn thành được tình huống vận dụng kiến thức thực tế vào từng bài
học sao cho học sinh có thể tiếp nhận một cách nhẹ nhàng và có hiệu quả nhất thì
bản thân giáo viên có thể tham khảo thêm ý kiến đồng nghiệp hay những người có
chuyên môn liên quan trong việc chỉnh sửa các chi tiết chưa hợp lí sẽ làm tăng giá
4


trị của tình huống khi sử dụng. Cụ thể, trong chương trình THCS các hiện tượng
thực tế đựơc ứng dụng trong các bài học sau:
HOÁ HỌC LỚP 8:
Câu hỏi 1: Khí oxi rất cần cho sự sống( trong quá trình hô hấp) của sinh giới
nhưng nếu lượng oxi quá cao thì có ảnh hưởng đến sự sống như thế nào?
Trả lời: Khí oxi cần cho quá trình hô hấp, nhưng nếu hít thở 80% oxi trong 12 giờ
sẽ gây kích thích đường hô hấp cuối cùng là có thể bị tràn dịch hoặc phù nề.
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần đặt vấn đề vào mục III: “Ứng
dụng của oxi” bài ở Bài 25: sự oxi hoá- phản ứng hoá hợp- ứng dụng của oxi.
Câu hỏi 2 : Oxi có vai trò thế nào đối với sự hô hấp?
Trả lời: Không khí là hỗn hợp gồm72,9% nitơ, 20,94% oxi và một lượng nhỏ

khoảng 0,16% gồm các khí cacbonic, heli, xenon....
-Khi hô hấp , ta hít không khí vào và thở ra khí CO 2, N2 và một lượng nhỏ O2 chưa
sử dụng hết , ngoài ra còn có thêm lượng nhỏ các chất là sản phẩm của những phản
ứng sinh hoá phức tạp diễn ra trong cơ thể.
-Cơ thể cần được bổ sung oxi thường xuyên. Dưới áp suất thường nếu lượng oxi
thấp dưới 16% là bắt đầu hiện tượng thiếu oxi, gây ra bất tỉnh đột ngột. Tuy vậy,
chúng ta không thể thở bằng oxi tinh khiết mà phải thở bằng oxi được pha loãng
bằng khí nitơ. Nếu thở bằng khí oxi tinh khiết thì ngay cả người khoẻ mạnh cũng
chỉ sau 2-3 ngày đêm là bắt đầu bị phù phổi.
Áp dụng: Con người ,ai cũng biết hô hấp là hít khí oxi vào nhưng cần phải trang bị
cho các em lượng kiến thức để hiểu oxi nào thì đi vào cơ thể . GV áp dụng vào bài
ứng dụng của oxi trong bài: Oxi. Sự oxi hoá.
Câu hỏi 3: Vì sao khi quạt gió vào bếp củi vừa mới tắt thì lửa sẽ bùng cháy ? Còn
khi quạt gió vào ngọn nến thì nến lại tắt?
Trả lời: - Lửa sẽ bùng cháy, do: khi quạt gió vào bếp củi thì lượng oxi tăng lên, sự
cháy diễn ra mạnh hơn nên lửa sẽ bùng lên. Còn ngọn nến tắt là do ngọn lửa nến
đang cháy thì nhỏ, khi quạt lượng gió vào nhiều sẽ làm nhiệt độ hạ thấp đột ngột.
Áp dụng: Giáo viên có thể đựt câu hỏi cho phần củng cố của bài : Không khí. Sự
cháy.
Câu hỏi 4: Tại sao đường tan vào nước nóng nhanh hơn tan vào nước lạnh?
Trả lời: Trong cốc nước nóng: nhiệt độ cao hơn nên các phân tử nước và các phân
tử đường chuyển động hỗn độn nhanh hơn nên hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh
hơn.
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên sau khi học sinh học xong mục II 2:
những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan trong bài 41: Độ tan của một chất trong nước.
HOÁ HỌC LỚP 9:
CHƯƠNG I: CÁC HỢP CHẤT VÔ CƠ
Câu hỏi 5: Tại sao khi tôi vôi, người ta thường bỏ vôi xuống hố trước rồi mới dẫn
nước vào hố ?
5



Trả lời: Khi tôi vôi đã xảy ra phản ứng tạo thành canxi hiđroxit:
CaO + H2O → Ca(OH)2
Phản ứng này tỏa rất nhiều nhiệt nên làm nước sôi lên và bốc hơi đem theo
cả những hạt Ca(OH)2 rất nhỏ tạo thành như khói mù trắng. Do nhiệt tỏa ra nhiều
nên nhiệt độ của hố vôi rất cao. Do đó người và động vật cần tránh xa hố vôi
( trong vài ngày sau khi tôi vôi) để tránh rơi xuống hố vôi tôi sẽ gây nguy hiểm đến
tính mạng.
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần đặt vấn đề vào bài ở Bài 2:
Một số Oxit quan trọng.
Câu hỏi 6: “Hiện tượng mưa axit” là gì ? Tác hại như thế nào ?
Trả lời: - Khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong (ô tô, xe
máy...) có chứa các khí SO2, NO, NO2,…Các khí này tác dụng với oxi O 2 và hơi
nước trong không khí nhờ xúc tác oxit kim loại (có trong khói, bụi nhà máy) hoặc
ozon tạo ra axit sunfuric H2SO4 và axit nitric HNO3.
2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4
2NO + O2 → 2NO2
4NO2 + O2 + 2H2 O → 4HNO3
Axit H2SO4 và HNO3 tan vào nước mưa tạo ra mưa axit. Vai trò chính của mưa axit
là axit H2SO4- là nguồn ô nhiễm chính ở một số nước tên thế giới: làm mùa màng
thất thu, phá huỷ các công trình xây dựng...

6


( Tượng và Cây cối bị tàn phá bởi mưa axit)
Áp dụng: Ngày nay hiện tượng mưa axit và những tác hại của nó đă gây nên những hậu
quả nghiêm trọng, đặc biệt là ở những nước công nghiệp phát triển. Vấn đề ô nhiễm môi
trường luôn được cả thế giới quan tâm. Việt Nam chúng ta đang rất chú trọng đến vấn đề

này. Do vậy mà giáo viên phải cung cấp cho học sinh những hiểu biết về hiện tượng mưa
axit cũng như tác hại của nó nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Giáo viên có thể
đặt câu hỏi trên liên hệ tích hợp môi trường trong bài 2: Một số Oxit quan trọng : Lưu
huỳnh đioxit.
Câu hỏi 7: Tại sao “viên sủi” cho vào nước lại sủi bọt?
Trả lời: Trong “viên sủi” có những chất hoá học có tác dụng chữa bệnh, ngoài ra còn có
một ít bột natrihidrocacbonat: NaHCO 3 và bột axit hữa cơ như axit xitric (axit có trong
quả chanh).Khi “viên sủi ” gặp nước tạo ra dung dịch axit. Dung dịch này tác dụng với
muối NaHCO3 sinh ra khí CO2. Khí này thoát ra khỏi cốc nước dưới dạng bọt khí.
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên khi củng cố bài( phần mở rộng tính chất hóa
học của axit) trong bài 3: Tính chất hoá học của axit .
Câu hỏi 8 : Tại sao không nên đổ nước vào axit mà phải cho từ từ axit vào nước?
Trả lời: Axit H2SO4 đặc sánh như dầu và nặng hơn nước. Nếu cho nước vào axit , nước sẽ
nổi lên trên bề mặt axit xảy ra phản ứng hoá học, nước sôi mãnh liệt và bắn tung toé gây
nguy hiểm. Trái lại , cho axit vào nước và cho từ từ rồi khuấy đều thì axit sẽ chìm xuống.
Ngoài ra không nên pha axit này trong bình thuỷ tinh mỏng, tránh bị vỡ.
7


Áp dụng: Có những vụ án mạng tạt axit H 2SO4 đặc – rất nguy hiểm. Vậy vấn đề sử dụng
nó như thế nào để an toàn thì chúng ta cần phải pha loãng axit để làm thí nghiệm. Giáo
viên có thể nêu vấn đề trong bài 4: “ Một số axit quan trọng: H2SO4”.
Câu hỏi 9 : Tại sao khi quét vôi lên tường thì lát sau vôi khô và cứng lại ?
Trả lời: Vôi là canxi hiđroxit, là chất tan ít trong nước nên khi cho nước vào tạo
dung dịch trắng đục, khi quét lên tường thì Ca(OH) 2 nhanh chống khô và cứng lại
vì tác dụng với CO2 trong không khí theo phương trình:
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 ↓ + H2O
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần củng cố tính chất hóa học của
canxi hiđroxit ở Bài 8: “Một số Bazơ quan trọng- Ca(OH)2”.
Câu hỏi 10: Để bảo quản trứng tươi lâu, người ta đã nhúng trứng vào dung dịch

nước vôi trong rồi vớt ra để ráo, em hãy giải thích việc làm trên.
Trả lời: Trên bề mặt vỏ trứng gia cầm có những lỗ khí nhỏ nên không khí và vi sinh
vật có thể xâm nhập, hơi nước trong trứng thoát ra, lượng cacbon đioxit tích tụ
trong trứng tăng làm trứng nhanh bị hỏng. Khi ngâm trứng trong dung dịch nước
vôi sẽ xảy ra phản ứng:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
CaCO3 sinh ra bịt các lỗ khí đó ngăn cản không khí và vi sinh vật có thể xâm nhập
vào trứng, hơi nước trong trứng không thoát ra được, trứng được tươi lâu hơn.
Áp dụng: Đây là kinh nghiệm nhỏ trong đời sống hằng ngày của mỗi gia đình. GV
có thể đặt câu hỏi củng cố bài 8: Một số bazơ quan trọng- Ca(OH)2 .
Câu hỏi 11 :Vì sao khi luộc rau muống nên cho vào trước một ít muối ăn (NaCl)?
Trả lời: Do nhiệt độ sôi của nước ở áp suất 1at là 100 oC, nếu ta thêm NaCl thì lúc
đó làm cho nhiệt độ của nước muối khi sôi (dung dịch NaCl loãng) là > 100 oC. Do
nhiệt độ sôi của nước muối cao hơn của nước nên rau chín nhanh hơn, thời gian
luộc rau không lâu nên rau ít mất vitamin. Vì vậy khi đó rau muống sẽ mềm hơn và
xanh hơn.
Áp dụng: Vấn đề này giáo dục cho các em cách luộc rau như thế nào để không bị
mất vitamin- một phương pháp chế biến khoa học. Có thể đưa hiện tượng này vào
trong bài 10 : “Một số muối quan trọng – NaCl”.
Câu hỏi 12 : Cao dao Việt Nam có câu:
“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ,
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
Câu này mang hàm ý của khoa học như thế nào, có liên quan đến hóa học hay
không ?
Trả lời: Câu ca dao nhắc nhở người làm lúa: Khi lúa đang trổ đòng đòng mà có
trận mưa rào, kèm theo sấm chớp thì sẽ rất tốt và cho năng suất cao sau này.
Do trong không khí có ~ 80% khí N2 và ~ 20% khí O2, khi có chớp (tia lửa điện)
sẽ tạo điều kiện cho N2 hoạt động:
8



xt, t0 , P

N2

+
O2
D
2NO
Sau đó:
2NO +
O2 à
2NO2
Khí NO2 sẽ tan vào trong nước mưa:
4NO2 + O2 + 2H2O à 4HNO3
Nhờ hiện tượng này, hàng năm làm tăng 6 − 7 kg N cho mỗi mẫu đất. Ngày nay,
người ta đã điều chế Ure [(NH2)2CO] từ không khí để chủ động bón cho cây trồng.
Áp dụng: Đây là một câu ca dao mang một ý nghĩa thực tiễn, thấy rõ trong đời
sống. Vấn đề này được vận dụng trong dạy bồi dưỡng học sinh giỏi.
Câu hỏi 13 :Vì sao người ta dùng tro bếp để bón cho cây ?
Trả lời: Trong tro bếp có chứa muối K2CO3 cung cấp nguyên tố kali cho cây.
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt 2 câu hỏi trên cho phần đặt vấn đề vào bài hoặc liên
hệ thực tế trong ở bài 16: Phân bón hoá học.
Câu hỏi 14 : Tại sao trên bề mặt hố vôi thường có một lớp váng màu trắng đục nổi
phía trên?
Trả lời: - Do CO2 trong không khí tác dụng với dd Ca(OH)2 tạo CaCO3 :
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
Do sức căng bề mặt nên váng( CaCO 3) nổi lên trên. Nếu ta đụng vào váng thì nó sẽ
vỡ ra và rơi xuống.
Áp dụng: Đây là một hiện tượng thấy ở các hố tôi vôi. Giáo viên có thể áp dụng

trong phần mở rộng của bài 13: “ Luyện tập chương 1: Các loại hợp chất vô cơ
” Học sinh vận dụng bài tập này để các em suy luận được bài tập số 2 trang 43Sách giáo khoa Hoá học 9.
CHƯƠNG 2: KIM LOẠI.
Câu hỏi 15 : Tại sao cầu chì lại dùng dây chì?
Trả lời : khi điện tăng đột ngột, nhiệt độ dây dẫn điện nóng lên. Song do dây chì
có nhiệt độ nóng chảy thấp nên nó ngắt được mạch điện, bảo vệ được thiết bị.
Áp dụng : Đây là một thiết bị có trong mỗi gia đình mà các em nên biết. Giáo viên
liên hệ ở phần củng cố của nội dung : “ Tính dẫn điện của kim loại- trong bài 15:
Tính chất vật lí của kim loại”
Câu hỏi 16: Tại sao nhôm được dùng làm dây dẫn điện cao thế( dây treo trên cao),
còn dây đồng lại được dùng dây dẫn điện trong gia đình?
Trả lời :Tuy đồng dẫn điện tốt hơn nhôm nhưng nhôm ( d = 2,7 g/ cm 3) lại nhẹ
hơn đồng. Do đó, nếu như dùng dây đồng thì phải tính đến việc xây các cột điện
của dây sao cho chịu được trọng lực của dây điện. Việc làm đó không có lợi về mặt
kinh tế. Còn trong nhà thì việc chịu trọng lực của dây dẫn điện không ảnh hưởng
lớn lắm. Vì vậy trong nhà thường dùng dây dẫn điện bằng đồng.
Áp dụng : Vấn đề sử dụng điện như thế nào để đem lại sự an toàn, tiêu tốn ít nhất
về điện năng… Bởi vậy, giáo viên cần thông báo để học sinh nắm bắt những lí do
trên sau khi học sinh học bài 15: “ Tính chất vật lí của kim loại”.
9


Câu hỏi 17 : Tại sao khi đánh rơi nhiệt kế thuỷ ngân thì không được dùng chổi quét
mà nên rắc bột lưu huỳnh lên trên?
Trả lời: kim loại thuỷ ngân ở thể lỏng dễ bay hơi và hơi thuỷ ngân là một chất độc.
Vì vậy khi làm rơi nhiệt kế thủy ngân nếu ta dùng chổi quét thì hạt thuỷ ngân sẽ bị
phân tán nhỏ làm tăng quá trình bay hơi và làm quá trình thu gom khó khăn hơn.
Phải dùng bột lưu huỳnh rắc lên những chỗ có thuỷ ngân, vì thuỷ ngân tác dụng với
lưu huỳnh tạo thành thuỷ ngân sunfua( HgS)- dạng rắn, không bay hơi, không độc:
Hg + S → HgS

Áp dụng: Giải thích được điều này đòi hỏi học sinh phải biết được tính chất của
kim loại. Giáo viên có thể đặt câu hỏi này vào bài bài bài 16: “ Tính chất hoá học
của kim loại”.
Câu hỏi 18:Tại sao khi đánh xoong, nồi không cần đánh sáng mà chỉ cần chùi sạch
Trả lời: Ở điều kiện thường, nhôm phản ứng với oxi tạo thành lớp Al 2O3 mỏng, bền
vững. Lớp oxit này bảo vệ đồ vật bằng nhôm, không cho nhôm tác dụng với oxi
trong không khí và nước. Nếu đánh sáng các vật dụng bằng nhôm thì chỉ sau vài
ngày là không còn sáng nữa do có lớp Al2O3 bám. Nên chỉ cần chùi sạch.
Áp dụng: Đây là một hiện tượng có thể nói là “ thói quen”mà chị em nội trợ thường
làm bởi vì trước mắt là nhìn các vật dụng nó sáng, sạch trông rất ưng ý. Nhưng chỉ
là “công cốc” vì đâu lại vào đấy. Bởi vậy giáo viên cần đề cập vấn đề này để các
em hiểu việc làm trên là nên : đánh sáng hay chỉ cần chùi sạch qua phần học về : “
tính chất hoá học của nhôm- tác dụng với oxi trong bài 18: Nhôm”.
Câu hỏi 19 : Tại sao những đồ dùng bằng sắt thường bị gỉ tạo thành gỉ sắt và dần
dần đồ vật không dùng được ?
Trả lời : Trong không khí có oxi, hơi nước và các chất khác. Do tác dụng nhiệt độ
cao của ánh nắng mặt trời, hơi nước, oxi và nước mưa (thường hòa tan khí CO 2 tạo
môi trường axit yếu) có phản ứng với sắt tạo thành một số hợp chất của sắt (Fe2O3)
gọi là gỉ sắt. Gỉ sắt không còn tính cứng, ánh kim, dẻo của sắt mà xốp, giòn nên làm
đồ vật bị hỏng. Do đó để bảo vệ đồ dùng bằng sắt, người ta thường phủ lên đồ vật
bằng sắt một lớp sơn, kim loại khác để ngăn không cho sắt tiếp xúc với nước, oxi
không khí và một số chất khác trong môi trường.
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần liên hệ thực tế trong bài 21:
Sự ăn mòn kim loại.
Câu hỏi 20: Chảo, môi, dao đều được làm từ sắt.Vì sao chảo lại giòn ? môi lại
dẻo? còn dao lại sắc ?
Trả lời : Chảo xào rau, môi và dao đều làm từ các hợp kim của sắt nhưng chúng lại
không giống nhau.
Sắt dùng để làm chảo là “gang”. Gang có tính chất là rất cứng và giòn. Trong
công nghiệp, người ta nấu chảy lỏng gang để đổ vào khuôn, gọi là “đúc gang”.

10


Môi múc canh được chế tạo bằng “thép non”. Thép non không giòn như gang
nó dẻo hơn. Vì vậy người ta thường dùng búa để rèn, biến thép thành các đồ vật có
hh́nh dạng khác nhau.
Dao thái rau không chế tạo từ thép non mà bằng “thép”. Thép vừa dẻo vừa
dát mỏng được, có thể rèn, cắt gọt nên rất sắc.
Áp dụng: Vấn đề từ sắt có thể làm được những vật dụng có chức năng khác nhau
được sử dụng rất rộng rãi trong cuộc sống. Giải thích được điều này đòi hỏi học
sinh phải biết được tính chất của sắt cũng như hợp kim của nó. Giáo viên có thể đặt
câu hỏi này vào bài bài bài 20: Hợp kim sắt: Gang, Thép.
Câu hỏi 21: Tại sao nước máy thường dùng ở các thành phố lại có mùi khí clo?
Trả lời: Trong hệ thống nước máy ở thành phố, người ta cho vào một lượng nhỏ khí
clo vào để có tác dụng diệt khuẩn. Một phần khí clo gây mùi và một phần tác dụng
với nước:
Cl2 + 2H2O → HCl + HClO
Axit hipoclorơ HClO sinh ra có tính oxi hóa rất mạnh nên có tác dụng khử trùng,
sát khuẩn nước. Phản ứng thuận nghịch nên clo rất dễ sinh ra do đó khi ta sử dụng
nước ngửi được mùi clo.
Áp dụng: Vấn đề này đang được sử dụng làm sạch nước hiện nay ở các nhà máy
nước cung cấp nước cho các thành phố, thị xã, thị trấn. Giải thích được hiện tượng
này giúp học sinh hiểu được vai trò và ứng dụng của clo trong cuộc sống mà học
sinh có thể kiểm nghiệm thật dễ dàng. Giáo viên có thể đặt câu hỏi cho học sinh
suy nghĩ để trả lời trong phần ứng dụng của clo trong bài 26: Clo
Câu hỏi 22: Tại sao khi cơm bị khê, ông bà ta thường cho vào nồi cơm một mẫu
than củi ?
Trả lời : Do than củi xốp, có tính hấp phụ nên hấp phụ hơi khét của cơm làm cho
cơm đỡ mùi khê.
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần liên hệ thực tế trong bài 27:

Cacbon
Câu hỏi 23 : Tại sao khi sử dụng than để đun nấu, nung gạch ngói, nung vôi lại gây
ô nhiễm môi trường? Nêu biện pháp chống ô nhiễm môi trường?
Trả lời: Khi đun, đốt than đã tác dụng với oxi làm giảm lượng oxi trong không
khí. Sản phẩm của phản ứng đốt cháy là khí CO 2, CO, SO2 ... gây độc. Nhiệt toả ra
qua các phản ứng rất lớn..
-Biện pháp tích cực nhất để chống ô nhiễm môi trường là: trồng và bảo vệ cây xanh
sẽ tăng lượng khí oxi, giảm được lượng khí độc nhờ quá trình quang hợp và làm
giảm sức nóng của môi trường.
Áp dụng:Vấn đề môi trường đã và đang được cả cộng đồng người trên thế giới
chung tay bảo vệ môi trường.GV cần khơi dậy những tri thức “lí thuyết và thực tại
” trong mỗi HS qua bài 27: Cacbon.
Câu hỏi 24: Vì sao khi mở bình nước ngọt có ga lại có nhiều bọt khí thoát ra ?
11


Trả lời:: Ở nhiệt độ thường 1 lít nước hoà tan được 1 lít CO 2, khi tăng áp suất độ
tan của CO2 sẽ tăng . Khi các chai nước giải khát, CO 2 được hoà tan dưới áp suất
lớn hơn áp suất khí quyển. Khi mở nút chai dưới áp suất khí quyển, độ tan của CO 2
giảm đi do đó khí CO2trong dung dịch thoát ra, gây nên hiện tượng sủi bọt.
Áp dụng: Hiện tượng có nhiều bọt khí thoát ra từ bình nước ngọt có ga hay chai bia
thì chắc hẳn học sinh nào cũng biết. Nhưng khi giải thích khí đó là khí gì và có
công dụng ra sao ,tại sao người ta đưa khí đó vào bình được ? thì học sinh không
biết được. Giáo viên có thể nêu câu hỏi trên khi dạy bài 28: Oxit của Cacbon
Câu hỏi 25: Hiện tượng tạo hang động và thạch nhũ ở các hang động với những
hình dạng phong phú đa dạng được hình thành như thế nào?

Trả lời: Ở các vùng núi đá vôi, thành phần chủ yếu là CaCO 3. Khi trời mưa trong
không khí có CO2 tạo thành môi trường axit nên làm tan được đá vôi. Những giọt
mưa rơi xuống sẽ bào mòn đá thành những hình dạng đa dạng:

CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
Theo thời gian tạo thành các hang động. Khi nước có chứa Ca(HCO 3)2 ở đá thay
đổi về nhiệt độ và áp suất nên khi giọt nước nhỏ từ từ có cân bằng:
Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 ↑ + H2O
Như vậy lớp CaCO3 dần dần lưu lại ngày càng nhiều, dày tạo thành những hình thù
đa dạng. Người ta có thể dựa vào điều này để tính tuổi các núi đá vôi.
Áp dụng: Đây là một hiện tượng thường gặp trong các hang động. Học sinh sẽ biết
12


được quá trình hình thành các hang động với những hình dạng phong phú là do
thiên nhiên kiến tạo dựa trên các quá trình biến đổi hóa học. Dựa vào tính chất của
Canxi cacbonat giáo viên có thể đề cập vấn đề trên ở bài 29: Axit Cacbonic và
muối Cacbonat .
Câu hỏi 26: Tại sao không dùng bình thủy tinh đựng dung dịch HF ?
Trả lời: Tuy dung dịch axit HF là một axit yếu nhưng nó có khả năng đặc biệt là ăn
mòn thủy tinh. Do thành phần chủ yếu của thủy tinh là silic đioxit SiO 2 nên khi cho
dung dịch HF và thì có phản ứng xảy ra:
SiO2 + 4HF → SiF4↑ + 2H2O
Áp dụng: Đây là phần kiến thức mà bất kì học sinh nào cũng phải biết được sau khi
học bài Flo và hợp chất của nó. Học sinh biết giải thích và vận dụng trong thực tiễn
tránh việc dùng bình thủy tinh đựng dung dịch HF. Giáo viên có thể hỏi học
sinh(phần mở rộng) sau khi dạy xong bài bài 30: Silic – Công nghiệp Silicat.
CHƯƠNG IV: HIĐRO CACBON VÀ NHIÊN LIỆU
Câu hỏi 27: Vì sao có khí metan thoát ra từ ruộng lúa hoặc các ao (hồ)?
Trả lời : Trong ruộng lúa, ao (hồ) thường chứa các vật thể hữu cơ. Khi các vật thể
này thối rữa (hay quá trình phân hủy các vật thể hữu cơ) sinh ra khí metan. Người
ta ước chừng 1/7 lượng khí metan thoát vào khí quyển hàng năm là từ các hoạt
động cày cấy.
Lợi dụng hiện tượng này người ta đã làm các hầm bioga trong chăn nuôi heo tạo

khí metan để sử dụng đun nấu hay chạy máy …
Áp dụng: Đây là hiện tượng thường gặp và là cơ sở giải quyết các vấn đề về môi
trường ở các địa phương chăn nuôi nhỏ lẻ. Giáo viên đưa vấn đề này vào trong
phần liên hệ thực tế bài 36: Metan
Câu hỏi 28: Làm cách nào để quả mau chín ?
Trả lời: Từ lâu người ta đã biết xếp một số quả chín vào giữa sọt quả xanh thì toàn
bộ sọt quả xanh sẽ nhanh chóng chín đều. Tại sao vậy ?
Bí mật của hiện tượng này đã được các nhà khoa học phát hiện khi nghiên
cứu quá trình chín của trái cây. Trong quá trình chín trái cây đã thoát ra một lượng
nhỏ khí etilen. Khí này sinh ra có tác dụng xúc tác quá trình hô hấp của tế bào trái
cây và làm cho quả mau chín.
Nắm được bí quyết đó người ta có thể làm chậm quá trình chín của trái cây
bằng cách làm giảm nồng độ etilen do trái cây sinh ra. Điều này đã được sử dụng
để bảo quản trái cây không bị chín nẫu khi vận chuyển xa. Ngược lại khi cần cho
quả mau chín,người ta thêm etilen vào kích thích quá trình hô hấp của tế bào trái
cây.
Ngày nay người ta dùng khí đá cho vào thùng trái cây để làm trái cây mau
chín vì khi có hơi nước khí đá tác dụng trong môi trường ẩm sinh ra etilen làm trái
cây mau chín.
13


Áp dụng: Đây là hiện tượng đã được sử dụng rất lâu nhưng không phải ai cũng biết
giải thích được. Giáo viên có thể sử dụng hiện tượng trên liên hệ thực tế trong phần
ứng dụng của etilen ở bài 37: Etilen
Câu hỏi 29: Vì sao ném đất đèn xuống ao làm cá chết ?
Trả lời: Đất đèn có thành phần chính là canxi cacbua(CaC2), khi tác dụng với nước
sinh ra:
CaC2 + 2H2O → C2H2 + Ca(OH)2
Axetilen sinh ra tiếp tục phản ứng với nước tạo ra anđehit axetic- chất này làm tổn

thương đến hoạt động hô hấp của cá vì vậy có thể làm cá chết.
Áp dụng: Giáo viên dùng hiện tượng này mở rộng cho phần điều chế nhằm cũng cố
lại tính chất của axetilen ở bài 38 :Axetilen.
Câu hỏi 30 :Tại sao người ta dùng khí axetilen để hàn và cắt kim loại?
Trả lời: Axetilen cháy trong O2 tạo ra ngọn lửa có nhiệt độ khoảng 3000 độ C nên
được dùng trong đèn xì axetylen-oxy dùng để hàn và cắt kim loại.
2C2H2 + 5O2 → 4CO2 + 2H2O
Áp dung: Khi dạy phần ứng dụng của bài 38: axetilen.
Câu hỏi 31: Vì sao đốt xăng, cồn thì cháy hết sạch, còn khi đốt gỗ, than đá lại còn
tro?
Trả lời: Bởi vì so với gỗ và than đá thì xăng và cồn là những hợp chất hữu cơ có
độ thuần khiết cao. Khi đốt xăng và cồn chúng sẽ cháy hoàn toàn tạo thành CO 2 và
hơi H2O, tất cả chúng đều bay vào không khí. Xăng tuy là hỗn hợp nhiều
hiđrocacbon, nhưng chúng là những chất dễ cháy. Vì vậy cho dù ở trạng thái hỗn
hợp nhưng khi đốt đều cháy hết.
Với than đá và gỗ thì lại khác. Cả hai vật liệu đều có những thành phần rất
phức tạp. Những thành phần của chúng như xenlulozơ, bán xenlulozơ, gỗ, nhựa là
những hợp chất hữu cơ dễ cháy và có thể “cháy hết”. Nhưng gỗ thường dùng còn
có các khoáng vật. Những khoáng vật này đều không cháy được. Vì vậy sau khi đốt
cháy gỗ sẽ còn lại và tạo thành tro.
Than đá cũng vậy, trong thành phần than đá ngoài cacbon và các hợp chất hữu cơ
phức tạp còn có các khoáng là các muối silicat. Nên so với gỗ khi đốt cháy than còn
cho nhiều tro hơn.
Áp dụng: Đây là câu hỏi nhằm kích thích tư duy học sinh. Học sinh không lạ gì với
hiện tượng trên nhưng để giải thích thì không phải dễ. Giáo viên có thể nêu vấn đề
trên sau khi dạy xong bài 41: Nhiên liệu
Câu hỏi 32: Vì sao cồn có khả năng sát khuẩn ?
Trả lời: Cồn là dung dịch rượu etylic (C2H5OH) có khả năng thẩm thấu cao, có thể
xuyên qua màng tế bào đi sâu vào bên trong gây đông tụ protein làm cho tế bào
chết. Thực tế là cồn 75o có khả năng sát trùng là cao nhất. Nếu cồn lớn hơn 75o thì

nồng độ cồn quá cao làm cho protein trên bề mặt vi khuẩn đông cứng nhanh hình
thành lớp vỏ cứng ngăn không cho cồn thấm vào bên trong làm giảm tác dụng diệt
14


khuẩn . Nếu nồng độ nhỏ hơn 75o thì khả năng làm đông tụ protein giảm, vì vậy
hiệu quả sát trùng kém.
Áp dụng: Trong y tế việc dùng cồn để sát khuẩn trước khi tiêm và rửa vết thương
trở nên thông dụng. Nhưng để giải thích được ý cồn có khả năng sát khuẩn thì
không phải ai cũng giải thích được. Trong bài giảng, nếu học sinh được giáo viên
giải thích thì sẽ rất hứng thú về hóa học có những ứng dụng rất thực tế và sẽ thêm
yêu hóa học. Giáo viên có thể đề cập ở phần ứng dụng trong bài 44: Rượu etylic
Câu hỏi 33: Dấm ăn là gì? Có ích gì?
Trả lời: Trong dấm ăn có vị chua vì có 3 - 5% là Axit axetic (CH3COOH). Dấm ăn
có tác dụng tạo vị chua và có tác dụng làm cho cơ thể có cảm giác muốn ăn và tiêu
hoá tốt, có khả năng tiêu độc, sát khuẩn.
Áp dụng: Vận dụng trong phần mở bài 45: Axitaxetic.
Câu hỏi 34: Vì sao rau, củ , quả thường được ngâm giấm?
Trả lời: Một số thức ăn, thường là rau, củ, quả ngâm vào giấm và sau đó đóng hộp
kín gió . Giấm là dung dịch axitaxetic ( nồng độ 3-5%), nó ngăn được sự phát triển
của vi khuẩn nên thức ăn được bảo quản.Hành và dưa là những thực phẩm được
ngâm giấm thường gặp.
Áp dụng: Vào bài học giáo viên có thể đặt câu hỏi trên để kích thích học sinh tư
duy hiện tượng hoá học trong đời sống.Vận dụng trong bài 45: Axitaxetic.
Câu hỏi 35: Tại sao dầu mỡ ăn để lâu bị ôi thiu?
Trả lời: Nguyên nhân của quá trình ôi thiu dầu mỡ có nhiều như dầu mỡ có lẫn
nước, hay những tạp chất khác... song chủ yếu là sự oxi hóa liên kết đôi bởi oxi
không khí tạo thành peoxit, sau đó peoxit bị phân hủy thành anđehit và xeton có
mùi khó chịu.
Vì vậy, dầu thực vật (chứa chủ yếu là chất béo không no) nhanh bị ôi thiu hơn mỡ

động vật (chứa chủ yếu là chất béo no).
Song thực tế, ta lại thấy mỡ động vật nhanh bị ôi thiu hơn dầu thực vật, vì trong
quá trình sản xuất dầu ăn người ta thường cho thêm một lượng nhỏ chất chống oxi
hóa là một số dẫn xuất của phenol.
Để hạn chế sự ôi thiu của dầu mỡ thì chúng ta nên đậy kín sau khi sử dụng và
không nên tạo ra những khoảng trống trong các lọ đựng.
Áp dụng: Câu hỏi đặt ra là một hiện tượng thực tế gần gũi, là thắc mắc của nhiều
học sinh mà chưa được giải quyết. Vì vậy, đặt học sinh vào tình huống có vấn đề.
Sau khi học xong bài chất béo học sinh vừa giải quyết được vấn đề đặt ra, vừa có
thêm một kinh nghiệm thực tiễn. Từ đó mà tạo ra được hứng thú trong học tập của
học sinh.( Câu hỏi này có thể được vận dụng trong việc dạy bồi dưỡng HSG)
Câu hỏi 36: Tại sao mật ong để lâu bị đóng đường dưới đáy chai, lớp đường đó là
gì?

15


Trả lời: Mật ong có chứa glucozơ, khi để lâu glucozơ kết tinh gây ra hiện tượng
đóng đường dưới đáy chai. Loại mật ong như vậy là mật ong nguyên chất không
pha thêm đường.
Áp dụng:
Học sinh có một số cách giải thích khác nhau như: Do tạp chất trong mật ong;
đường ăn (đường mía) lẫn trong mật ong bị kết tinh; glucozơ kết tinh.
Giáo viên nhận xét các ý kiến và giải thích chính xác. Học sinh có câu trả lời đầy
đủ, giải đáp được những băn khoăn khi dùng mật ong, hiểu được giá trị dinh dưỡng
của mật ong. Vận dụng câu hỏi trong bài 51: Saccarozơ
Câu hỏi 37: Vì sao ăn đường glucozơ lại cảm thấy đầu lưỡi mát lạnh?
Trả lời : Vì glucozơ đã tạo ra một dung dịch đường trên lưỡi, sự phân bố các phân
tử đường trong quá trình hoà tan là quá trình thu nhiệt, do đó ta cảm thấy đầu lưỡi
mát lạnh.

Áp dụng: Giáo viên có thể đề cập vấn đề trên ở phần củng cố ,liên hệ trong bài
50: Glucozơ.
Câu hỏi 38: Ông bà ta xưa nay luôn nhắc nhỡ con cháu câu: “ Nhai kỹ no lâu”. Tại
sao khi ăn cơm nhai kỹ sẽ thấy vị ngọt và no lâu ?
Trả lời: Cơm chứa một lượng lớn tinh bột, khi ăn cơm trong tuyến nước bọt của
người có các enzim. Khi nhai kỹ cơm trong nước bọt sẽ xảy ra sự thủy phân một
phần tinh bột thành mantozơ và glucozơ nên có vị ngọt:
Áp dụng: Giáo viên có thể đề cặp vấn đề trên ở phần nội dung phản ứng thủy phân
của tinh bột trong bài 52: Tinh bột nhằm cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản
của sự chuyển hóa tinh bột trong khi ăn. Học sinh cũng có thể kiểm nghiệm được
trong khi ăn.
Câu hỏi 39: Tại sao khi nấu thịt, cá cùng với rau, quả có vị chua thì nhanh nhừ
hơn?
Trả lời: Trong môi trường axit là các rau, quả có vị chua sẽ xúc tác cho sự thủy
phân protein tạo thành aminoaxit và những protein đơn giản hơn, nên thịt cá nhanh
nhừ hơn.
Áp dụng: Việc đặt vấn đề bằng những câu hỏi thực tiễn gần gũi với học sinh sẽ đưa
học sinh vào tình huống có vấn đề. Việc giải quyết vấn đề giúp học sinh hiểu sâu
sắc bài học hơn.Câu hỏi này được đặt ra khi bắt đầu phần tính chất hóa học của
protein trong bài 53: Protein.
Từ khái niệm ptotein và tính chất hóa học của peptit học sinh sẽ tìm cách trả lời
câu hỏi trên. Từ đó, mà nâng cao kỹ năng phân tích và tư duy của học sinh.
Câu hỏi 40: Giải thích vì sao khi nấu canh cua thì có gạch cua nổi lên? Khi nấu
trứng thì lòng trắng trứng kết tủa lại?
Trả lời: Vì trong những trường hợp đó có xảy ra sự kết tủa protit bằng nhiệt, gọi là
sự đông tụ. Một số protit tan trong nước tạo thành dung dịch keo, khi đun nóng sẽ
bị kết tủa.
16



Áp dụng: Việc đặt vấn đề bằng những câu hỏi thực tiễn gần gũi với học sinh sẽ đưa
học sinh vào tình huống có vấn đề. Việc giải quyết vấn đề giúp học sinh hiểu sâu
sắc bài học hơn tron bài 53: Protein.
*Kiểm nghiệm:
Sau khi hoàn thành đề tài tôi đã áp dụng với học sinh Trường THCS Quang
Trung và THCS Trần Mai Ninh trong đợt thi giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh năm học 20152016.
Trong năm học 2014 -2015 tôi đã triển khai trong các tiết dạy , kết hợp giữa
dạy lý thuyết và bài tập, kết quả thu được rất khả quan. Khi tôi chưa áp dụng đề tài
này thì tỉ lệ học sinh yêu thích bộ môn hóa học rất ít. Từ đó dẫn đến kết quả học tập
của học sinh cũng rất thấp.
Sau khi tôi áp dụng phương pháp dạy học tích cực lồng ghép các hiện tượng
thực tiễn vào bài giảng thì tỉ lệ học sinh thích học bộ môn tăng lên rõ rệt thông qua
chất lượng học tập bộ môn này được nâng cao.
Trong phạm vi đề tài tôi không có tham vọng giải quyết mọi vấn đề trong thực tiễn
mà chỉ nêu một vài suy nghĩ, đề suất của cá nhân coi đó là kinh nghiệm qua vài ví
dụ minh hoạ, với mong muốn góp phần tạo ra và phát triển phương pháp dạy học
hoá học hiệu quả cao hơn qua các bài giảng hoá học.
*Kết quả nghiên cứu:
Riêng bản than tôi, nhờ vận dụng phương pháp dạy: Dạy học hoá học gắn
với thực tiễn nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh THCS” kết hợp với
nhiều phương pháp khác, tôi đã đạt một số kết quả nhất định.
Học sinh trở nên thích học hoá hơn. Trong giờ học , tôi đã kết hợp hài hoà phương
pháp dạy học của mình có thể làm cho giờ học mang không khí rất thoải mái mà
học sinh vẫn tiếp thu bài rất tốt.
*Kết quả đối chứng:
Thực tế giảng dạy cho thấy các lớp không hoặc ít áp dụng so với lớp áp dụng giải
thích thường xuyên có sự khác nhau rõ rệt.
Gần đây nhất là năm học 2015- 2016 giảng dạy ở trường tôi đã có số liệu cụ thể
theo bảng sau:
Điểm giỏi

Điểm khá
Điểm TB
Điểm yếu
Lớp
Sĩ số
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A1
Ít áp dụng
05
12,5
09
22,5
21
52,5
05
12,5
(40HS)
8A2
Có áp dụng
07
14,9
15
32

23 48,9
02
4,2
(47HS)
Thường
8A5
xuyên áp
12
21,8
23
41,8
19
34,5
01
1,9
(55HS)
dụng
17


Lớp

Sĩ số

9A3
(55HS)

Ít áp
dụng
Thường

xuyên áp
dụng

9A5
(54HS)

Điểm giỏi
SL
%

Điểm khá
SL
%

Điểm TB
SL
%

Điểm yếu
SL
%

07

12,7

18

32,7


22

40

08

14,6

12

22,2

19

35,2

20

37

03

5,6

-Trong đợt thao giảng giáo viên có giờ dạy giỏi cấp Tỉnh vừa qua, bản thân tôi đã
được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các đồng nghiệp như cô giáo: Lê Việt Hà,
Phan Thị Thanh… đã xây dựng giáo án thao giảng có sử dụng : “ Dạy học hoá
học gắn với thực tiễn nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh THCS” đối với
học sinh lớp 9 – Trần Mai Ninh rất tích cực trong xây dựng bài học . Tôi đã vận
dụng các câu hỏi số : 14, 15, 16, 17 và học sinh vận dụng trả lời rất tốt .

PHẦN 3: PHẦN KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Kết luận:
Như vậy, đổi mới dạy và học hiện nay là hướng tới học tập chủ động, tích
cực, tự tòm tòi, chống thói quen học tập thụ động. Các phương pháp tích cực hướng
tới việc hoạt động hoá, tích cực hoá hoạt động nhận thức của người học phải gắn
liền với giá trị thực tiễn của nôi dung bài học. Đó là nhu cầu cũng là xu hướng của
giáo dục thời hội nhập để rèn luyện cho học sinh khả năng tự lực, nhạy bén trong
cuộc sống.
Để có được tiết học đạt hiệu quả cao nhất luôn là niềm trăn trở, suy nghĩ là
mục đích hướng tới của từng người giáo viên có lương tâm và trách nhiệm nghề
nghiệp. Người giáo viên phải nhận thức rõ vai trò là người “thắp sáng ngọn lửa”
chủ động lĩnh hội tri thức trong từng học sinh.
Trong nội dung đề tài của mình, tôi đã đề cập đến một số vấn đề xung quanh
cuộc sống và có ý nghĩa thực tiễn, thậm trí có thể gặp ,tiếp xúc hàng ngày. Tuy
nhiên, việc áp dụng các hiện tượng thực tiễn phải biết lựa chọn đúng nội dung bài,
thời gian hợp lí trong giờ học mới cuốn hút sự chú ý, tập trung của học sinh tạo
không khí thoải mái trong tiết học, mới tạo được ý thức học tập và yêu thích bộ
môn. Có thể nói các tình huống gắn với thực tiễn là một công cụ dạy học hiệu quả,
hỗ trợ đắc lực cho giáo viên và là người bạn thân thiết của giáo viên trong quá trình
đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng bài lên lớp.Tôi hi vọng đây là
vấn đề gợi mở ra một quan niệm trong dạy học hoá học, mặc dù trong đề tài này tôi
không thể đề cập mọi hiện tượng có liên quan.
Đề xuất:
18


Vấn đề đổi mới phương pháp trong giờ học đang là vấn đề đã và đang được
học tập và triển khai có triều hướng khả quan, nếu:
Đối với giáo viên: phải kiên trì, đầu tư nhiều tâm, sức để tìm hiểu các vấn đề hoá
học, vận dụng sáng tạo phương pháp dạy hoá học, để có bài giảng thu hút được học

sinh.
Đối với phòng GD và sở GD& ĐT: cần trang bị cho giáo viên thêm những
tài liệu tham khảo cần thiết để bổ sung, hỗ trợ cho giáo viên trong quá trình giảng
dạy, hoặc có thể học chuyên đề , sinh hoạt cụm chuyên môn nhằm mục đích cùng
nhau giải quyết , học hỏi lẫn nhau những vấn đề về chuyên môn.
Vì chưa có điều kiện tìm hiểu môi trường học ở những nơi khác nhau và
nguồn lực có hạn nên đề tài còn nhiều hạn chế. Kính mong quý cấp cùng quý đồng
nghiệp đóng góp ý kiến thêm cho đề tài để những năm tiếp theo đề tài hoàn thiện
hơn và phong phú hơn để được áp dụng rộng rãi trong giảng dạy bộ môn hóa học
cấp THCS.
Mặc dù đã rất cố gắng, song tôi không thể tránh được các thiếu sót rất mong
được sự đóng góp ý kiến các thầy cô trong BGH, các bạn đồng nghiệp trong và
ngoài trường để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hóa ngày 15 tháng 2 năm 2016
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.

Lê Thị Hương Lan

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa hoá lớp 8, 9.
2. 10 vạn câu hỏi vì sao. Nxb Văn hoá thông tin.
3. 385 câu hỏi và đáp về hoá học với đời sống- tác giả: Nguyễn Xuân
Trường. Nxb Giáo dục.
4. Những chuyên đề hay và khó hoá học THCS- tác giả : Hoàng Thành
Chung.Nxb Giáo dục.
5. Con người và những phát minh- Bách khoa thư chuyên đề- Nxb Giáo dục.


19


PHỤ LỤC:
PHẦN 1: MỞ ĐẦU

Trang 1

I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI………………………………………………………….. 1
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU…………………………………………………… 2
1.Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………. 2
2.Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………… 2
3.Phạm vi nghiên cứu……………………………………………………………… 2
PHẦN 2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM………………………… . 2
I .Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm………………………………………… 2
II.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm…………………… 3
III.Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. . 3
20


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản than, đồng
nghiệp và nhà trường………………………………………………………………….4
PHẦN 3: PHẦN KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .............................................................18
KẾT LUẬN
ĐỀ XUẤT

21




×