Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tạo hứng thú cho học sinh học tập thông qua tham gia các trò chơi dân gian ở trường THCS thạch lâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (617.97 KB, 16 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức do Chủ tịch Hồ Chí
Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập, do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh phụ trách [1], với phương thức tổ chức các hoạt động thực tiễn để thu
hút, tập hợp và giáo dục Thiếu niên, Đội viên. Muốn thu hút, tập hợp được phải
có các hoạt động hấp dẫn, đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, phù
hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi.
Trong trường THCS, hoạt động Đội giữ một vai trò quan trọng trong quá
trình giáo dục các em. Qua hoạt động Đội giúp cho các em hiểu biết thêm về
truyền thống dân tộc, từ đó củng cố và nâng cao lòng yêu quê hương đất nước,
tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, và tham gia giữ gìn bản
sắc văn hóa dân tộc.
Đối với học sinh lứa tuổi THCS chơi là nhu cầu tất yếu trong sự phát triển
cơ thể, phát triển nhân cách của mỗi con người, là quy luật không thể thiếu trong
lịch sử phát triển của con người. Chơi được tiến triển tuần tự theo chuyển hóa
của cơ thể, tâm lý, theo sức phát triển và nảy nở của các năng lực. Đối với người
lớn, chơi có thể là một xa xỉ, nhưng đối với trẻ, chơi là cần thiết, chơi như cơm
ăn, nước uống, nhiều khi các em mải chơi quên cả ăn, ngủ... việc quan trọng là
định hướng, tổ chức cho các em vui chơi bổ ích, phù hợp với tâm sinh lý lứa
tuổi, các hoạt động chơi vừa trong sáng, lành mạnh lại vừa góp phần hình thành
nhân cách giúp các em có “sức đề kháng” với những tiêu cực ngoài xã hội.
Trong 2 năm học 2014 – 2015, 2015 – 2016 là giáo viên được phân công
kiêm nhiệm Tổng phụ trách Đội, tôi luôn trăn trở để tìm ra các biện pháp tổ chức
trò chơi dân gian cho các em học sinh một cách có hiệu quả nhất, để giúp các em
có những giây phút vui chơi thoải mái sau những giờ học căng thẳng. Các em
được chơi những trò chơi dân gian bổ ích nó sẽ tạo nên hứng thú cho những giờ
học tiếp theo. Xuất phát từ nhận thức trên cũng như qua thực trạng việc tổ chức
cho học sinh tham gia các trò chơi trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp,
bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm nhỏ trong việc tổ chức các trò chơi dân
gian. Từ lý do trên tôi xin nêu ra một số biện pháp "Tạo hứng thú cho học sinh


học tập thông qua tham gia các trò chơi dân gian ở trường THCS Thạch
Lâm".
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Trò chơi dân gian là một di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Trò chơi
dân gian không chỉ giúp các em phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, sự khéo léo
1


mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Nó
làm cho cuộc sống của các em trở nên tươi đẹp hơn và giúp cho các em có một
tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng và đầy ắp kỉ niệm khó phai.
Trò chơi dân gian được đánh giá là nhân tố quan trọng góp phần không nhỏ
trong việc tạo dựng nên nhân cách, nâng cánh tâm hồn thế hệ trẻ mà còn là một
nét sinh hoạt văn hoá do nhân dân sáng tạo trong cuộc sống và trong quá trình
lao động sản xuất, được lưu truyền tự nhiên rộng rãi trong cộng đồng từ thế hệ
này sang thế hệ khác. Nó chứa đựng nét đẹp văn hóa độc đáo và bản sắc dân
tộc. Vì vậy, đưa trò chơi dân gian vào trường học là phù hợp và cần thiết vì nó
góp phần vào việc giáo dục có hiệu quả, giúp học sinh tăng cường sức khoẻ,
phát triển giao tiếp hình thành nhân cách con người, đặc biệt góp phần giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu và tổng kết một số kinh nghiệm tạo hứng thú cho học sinh học
tập thông qua tham gia các trò chơi dân gian ở trường THCS Thạch Lâm.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu xây dựng trên cơ sở lý thuyết: Nghiên cứu
các tài liệu hướng dẫn công tác đội; Phương pháp thiết kế mô hình hoạt động
đội; Kĩ năng quản trò và tổ chức các trò chơi dân gian trong trường THCS. Kinh
nghiệm tổ chức của một số già làng (người dân tộc Mường) tại xã Thạch Lâm.
- Nhóm phương pháp thực hành: Điều tra khảo sát thực tế; Thu thập thông
tin; Trò chơi,...

2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Trò chơi dân gian là một nét văn hóa, là bản sắc riêng độc đáo của các dân
tộc, nó được hình thành từ nhiều thế hệ cha ông đi trước, nó là một phần hành
trang trong cuộc đời của các em, nó góp phần làm cho nguồn tình cảm và trí tuệ
của các em trở nên phong phú hơn.
Trò chơi giúp các em lĩnh hội tri thức tự nhiên, xã hội và tư duy; hình thành
trong các em những nhạy cảm, nhạy bén, phản xạ thần kinh... rèn luyện cho các
em những kĩ năng, kĩ xảo trong hoạt động, rèn luyện thể chất và phát triển thể
lực của các em. Chính vì vậy, trò chơi dân gian rất cần thiết được lựa chọn, giới
thiệu trong nhà trường. Việc đưa trò chơi vào trường học mang nhiều ý nghĩa
2


thiết thực vì đặc thù của trò chơi là có sức lôi cuốn rất cao, dễ đưa các em đến sự
say mê, hứng thú, mang đến cho các em niềm vui và sự thoải mái, được thể hiện
sở trường và năng lực của mình, đồng thời cũng giúp cho những em nhút nhát tự
tin hơn trong tham gia các hoạt động tập thể [2].
2.2. Thực trạng vấn đề
2.2.1. Tình hình chung.
Hiện nay, khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống ngày càng được cải
thiện và nâng cao thì nhu cầu vui chơi giải trí lại càng đóng một vai trò quan
trọng. Đối với học sinh, trò chơi là hoạt động không thể thiếu, nó như là món ăn
tinh thần của các em. Thực tế cho thấy, xã hội ngày càng phát triển với nhiều
khoa học kỹ thuật hiện đại, các em càng dễ bị thu hút bởi các trò chơi điện tử,
máy tính... Trò chơi của các em phần lớn là các trò chơi game trên mạng. Hiện
nay trong nhà trường có dạy những trò chơi nhưng còn mang tính chất hình
thức, các em chưa thực sự được “chơi” theo đúng nghĩa của nó mà chỉ mang
nặng tính giáo dục. Ở gia đình học sinh thì hầu như phụ huynh không nghĩ đến
việc hướng dẫn các em chơi. Vì vậy, rất hiếm khi bắt gặp hình ảnh các em tụm

năm, tụm bảy rồng rắn lên mây, bịt mắt bắt dê ...[3].
Càng ngày, cuộc sống càng hiện đại, trẻ con càng ít biết đến những trò chơi
dân gian, có những em không biết gì về các trò chơi dân gian. Trong khi lo ngại
những trò chơi điện tử có thể làm học sinh có xu hướng trở nên bạo lực, ích kỷ,
dễ cáu gắt thì tại sao chúng ta không hướng các em đến những trò chơi dân
gian? [4]. Không chỉ có tác dụng giải trí, trò chơi dân gian còn thúc đẩy sự phát
triển thể lực, trí tuệ, tinh thần và sức khỏe của trẻ, giúp các em hiểu về tình bạn,
tình yêu gia đình, cộng đồng, quê hương, đất nước.
Vì vậy, để giúp các em hiểu về cội nguồn, hiểu về nền văn hoá dân tộc độc
đáo và giàu bản sắc các nhà trường nên đưa các trò chơi dân gian vào sau phần
Lễ khai giảng và tiếp đó là thực hiện trong các giờ ra chơi, các hoạt động ngoài
giờ lên lớp. Thời gian tổ chức các trò chơi còn ít, phần lớn dành cho việc học, đa
số chỉ tổ chức ở các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp. Một trò chơi không thể
diễn ra trong suốt một hoạt động của học sinh mà nó chủ yếu lồng ghép và tích
hợp vào các hoạt động mà thôi.
Các trò chơi có mức độ khó dễ khác nhau. Có những trò chơi vô cùng đơn
giản nhưng cũng có trò chơi phức tạp đòi hỏi người chơi phải tư duy trong quá
trình chơi nên nhiều giáo viên ngại tìm hiểu và chưa là người quản trò nhiệt tình
hướng dẫn các em.

3


2.2.2. Tình hình của nhà trường:
Trường nằm trên địa xã Đặc biệt khó khăn của huyện Thạch Thành cách
trung tâm huyện 35 km về phía Bắc; phía bắc giáp 2 tỉnh Hòa Bình và Ninh
Bình, xã nằm theo bìa rừng quốc gia Cúc Phương. 100% là đồng bào dân tộc
Mường, đời sống kinh tế, văn hóa còn gặp rất nhiều khó khăn.
- Về tổ chức Đội của nhà trường:
Năm học 2014 – 2015 Liên đội có 4 chi đội với 121 đội viên, năm học 2015

- 2016 Liên đội có 4 chi đội với 117 Đội viên ( ở 4 khối lớp: 6, 7, 8, 9).
Đa số đội viên trong Liên đội nhiệt tình, tích cực tham gia các hoạt động
Đội, đặc biệt các em rất thích tham gia chơi các trò chơi dân gian. Có tinh thần
vượt khó khăn để hoàn thành tốt công việc được giao, hầu hết các em có đạo đức
tốt, có tinh thần ý thức trong hoạt động Đội.
Bên cạnh đó còn được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường
cùng các anh chị phụ trách đã tạo điều kiện cho hoạt động Đội đạt kết quả.
Ngay từ đầu năm học tôi đã tìm hiểu sở thích của các em học sinh, sau khi
tổ chức cho các em tham gia một số trò chơi dân gian như sau:
Mức độ
Số
Lớp
Số độ viên
Rất thích
Thích
Không thích
TT
1

6

31

5

12

14

2

3
4

7
8
9
Tổng

36
21
29
117

8
4
5
22

11
8
9
40

17
9
15
75

Qua bảng tổng hợp tôi nhận thấy với hiệu quả và kết quả của cách làm cũ,
cho thấy số học sinh thích tham gia vào các trò chơi dân gian không nhiều.

Trong khi chơi nhiều em còn chưa thực sự nhiệt tình. Vì vậy, tôi thiết nghĩ rằng
để tạo ra một không khí sôi nổi, kích thích được sự hứng khởi của các em khi
tham gia chơi thì người tổ chức phải có sự sáng tạo, năng động, linh hoạt và kèm
theo sự dí dỏm, hài hước để thu hút các em tham gia. Với suy nghĩ đó tôi đã
mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm trong việc "Tạo hứng thú cho học sinh
học tập thông qua tham gia các trò chơi dân gian ở trường THCS Thạch
Lâm".
2.2.3. Một số trò chơi đã tổ chức ở trường THCS Thạch Lâm.

4


Trò chơi là một hoạt động giữ vai trò quan trọng trong các nhu cầu hoạt
động của học sinh. Nó như một liều thuốc giúp các em có tinh thần vui vẻ, sảng
khoái để kích thích cho hoạt động học của các em, tạo hứng thú cho các em đến
trường và học tập hiệu quả hơn.
Nhiệm vụ của các thầy cô không chỉ sưu tầm, mà quan trọng hơn là phải
biết cách tổ chức sao cho các em thật sự tích cực hưởng ứng. Trong những năm
học vừa qua, liên đội đã tổ chức thành công nhiều trò chơi dân gian, điển hình
phải kể đến một số trò chơi như: Kéo co, đẩy gậy, đánh mảng, chồng nụ chồng
hoa, nhảy bao bố, ...
2.3. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề
2.3.1. Giải pháp thực hiện:
* Chọn lựa trò chơi phù hợp [5]:
- Trước hết chúng ta cần phải xác định mục đích trò chơi để làm gì và thời
điểm chơi vào lúc nào để chọn trò chơi cho phù hợp.
Từ thực tế trên, để tổ chức cho học sinh nhiều trò chơi dân gian thật sinh
động vào các hoạt động trong nhà trường vào các giờ ra chơi và các buổi sinh
hoạt ngoài giờ, các tiết sinh hoạt tập thể. Muốn vậy, người giáo viên cần phải tự
sưu tầm, tìm hiểu các trò chơi dân gian và phải có nhiều loại trò chơi. Theo tính

chất, nội dung, vị trí chơi để từ đó có thể tổ chức cho bất kỳ cuộc chơi nào, ở
đâu và đối tượng nào.
Ví dụ: Với mục đích là tạo không khí vui tươi trong ngày hội, ngày lễ thì
chọn các trò chơi như: Cướp cờ, kéo co, người thừa thứ ba...
Hoặc với mục đích rèn luyện sức khỏe thì chọn các trò chơi vận động có
tính chất thi đua ở giờ ra chơi, hướng dẫn học sinh chơi các trò chơi đơn giản
diễn ra trong thời gian ngắn như: đẩy gậy... để không ảnh hưởng đến giờ học
tiếp theo.
- Trò chơi dân gian rất phong phú và đa dạng, vì thế không hẳn trò chơi nào
cũng phù hợp với học sinh THCS. Đặc điểm chung của trò chơi dân gian được
triển khai trong trường học là đơn giản, học sinh dễ chơi, dễ hoà nhập. Mỗi trò
chơi dân gian đều có quy luật riêng mang những sắc thái khác nhau. Chính vì
thế, người quản trò phải chọn những trò chơi phù hợp với học sinh về sức khoẻ,
hoàn cảnh, điều kiện… để tổ chức các trò chơi phù hợp. Nếu sân nhỏ thì tổ chức
chơi những trò chơi như: ô ăn quan, nhảy dây... Nếu sân rộng thì tổ chức chơi
trò: Kéo co, nhảy sạp, đi cà kheo, đẩy gậy, ném còn, nhảy bao bố… (Người quản
trò chọn trò chơi không quá đơn giản cũng không quá phức tạp, đồ dùng phục vụ
5


cho trò chơi dễ kiếm, dễ tìm, dễ làm và gây được sự hứng thú cho học sinh, khi
chơi cần có sự tham gia của cả tập thể).
Vì thế, khi lựa chọn trò chơi dân gian giáo viên phải có sự cân nhắc và lựa
chọn những trò chơi đơn giản, dễ hiểu và dễ nhớ đối với các em.
* Chọn lựa đồ dùng cho trò chơi [6]:
- Đặc điểm của trò chơi dân gian là các quy tắc chơi chỉ là sự ước lệ, dễ
thực hiện và không cần đến đồ chơi. Các đồ chơi dân gian cũng rất dễ tìm ngay
môi trường xung quanh như: sỏi, đá, que, cây, cành lá ...
- Với trò chơi dân gian, đồ dùng phục vụ cho trò chơi rất dễ kiếm và gần gũi
với các em. Có những trò chơi không cần đồ dùng (Chồng nụ chồng hoa, kéo co

tay...), trò chơi chỉ cần một đồ dùng (đẩy gậy, kéo co...) hoặc trò chơi cần có
nhiều hơn một đồ dùng (đánh mảng, nhảy bao bố...)
Ví dụ: Trò chơi “đẩy gậy” chỉ cần 1 đoạn cây luồng. Trò chơi “kéo co” chỉ
cần 1 sợi dây thừng dài hoặc ngoắc tay nhau. Trò chơi “Ô ăn quan” cần vài viên
đá nhỏ. Trò chơi “nhảy bao bố” cần vài cái bao... và có những trò chơi không
cần đồ dùng.
+ Trò chơi không cần đồ dùng
- Trò chơi: Chồng nụ chồng hoa:

Mục đích: Rèn luyện tính nhanh nhẹn, tháo vát, phát triển sức khỏe của
chân.
Nội dung: Nhảy qua được cột nụ hoa.

6


Cách thức tiến hành: Ít nhất có ba người chơi. Hai người ngồi đối mặt
nhau duỗi thẳng chân, bàn chân dựng lên, chồng lên nhau cứ một chân người
này đến một chân người kia. Người phải nhảy qua cái cột cao do 4 bàn chân
dựng lên. Nhảy được rồi, mỗi người ngồi chồng thêm một nắm tay tiếp lên, gọi
là chồng nụ. Lại nhảy qua được. Người ngồi chồng tiếp lên trên nắm tay, hai bàn
tay còn lại dựng đứng, gọi là hoa. Cột nụ hoa lúc này đã cao trên dưới 80cm.
Người nhảy qua được là thắng. Nếu nhảy bị chạm ở giai đoạn nào cũng bị thua,
vào ngồi thay cho người khác ra nhảy.
+ Trò chơi chỉ cần một đồ dùng
- Trò chơi kéo co:

Hoạt động của học sinh trong những ngày “Mừng Đảng, mừng Xuân, mừng đất nước
đổi mới”


Mục đích: Rèn luyện sức mạnh, sự đoàn kết, đồng lòng, đồng sức.
Nội dung: Dùng tất cả sức lực của toàn đội để kéo thắng đối phương.
+ Chuẩn bị dụng cụ trước khi chúng ta bắt đầu trò chơi:
- Một sợi dây thừng dài khoảng 20m, dùng một dây vải màu đỏ buộc ở giữa dây
thừng làm ranh giới giữa 2 đội để dễ phân biệt thắng thua.
- Vẽ 1 đường chỉ vạch làm ranh giới giữa 2 đội.
+ Luật chơi: Bên nào dẫm vạch trước thì bên đó thua.
+ Cách chơi:
Chia các thành viên tham gia thành 2 đội, mỗi đội có số thành viên bằng
nhau, tương đương ngang sức nhau, xếp thành 2 hàng dọc đối diện nhau. Mỗi
đội nên chọn thành viên có sức khỏe tốt để đứng ở vị trí đầu tiên, mỗi thành viên
tham gia kéo co nắm chặt sợi dây thừng của bên mình lại.
7


Khi có tín hiệu của người quản trò thì các thành viên tham gia tiến hành
kéo sao cho dây thừng về phía bên mình. Nếu đội nào dẫm vạch trước thì đồng
nghĩa với việc là đội đó thua cuộc.
- Trò chơi: Đẩy gậy

Đẩy gậy vừa là trò chơi dân gian, vừa là môn thể thao truyền thống. Để tổ
chức Đẩy gậy chỉ cần có gậy làm bằng tre già (tre đực) thẳng hay những thành
gỗ tốt có chiều dài 2m, đường kính từ 4- 5cm, sân đấu là một vòng tròn có
đường kính 5m, vạch giới hạn rộng 5 cm
Theo quy định luật chơi, bên nào chân chạm vào vạch hoặc bị đẩy ra khỏi
vòng tròn trước là thua cuộc. Mỗi cuộc thi đẩy gậy thường diễn ra trong 2- 3
hiệp
+ Trò chơi yêu cầu nhiều đồ dùng:
- Trò chơi: Đánh mảng (ít nhất phải có 2 đồng mảng trở lên).
-


Đánh mảng là trò chơi dân gian của đại đa số người dân tộc, đặc biệt là dân
tộc Mường ở nước ta. Trò “Đánh mảng” trải qua 07 bàn chơi sau:
8


Bước 1: Đặt đồng mảng lên đầu gối, đứng bắn xa. Yêu cầu: qua 02 lần bắn/lượt
người chơi phải bắn trúng đồng mảng đích.
Bước 02:
- Thao tác 1: Đặt đồng mảng lên đầu gối, quỳ gối bắn xa.
- Thao tác 2: Đặt đồng mảng xuống đất bắn.
Yêu cầu: qua 02 lần bắn/lượt người chơi phải bắn trúng đồng mảng đích.
Bước 3:
- Thao tác 1: Đặt đồng mảng lên mu bàn chân; chân không đặt mảng đặt sau
vạch hoà, chân đặt mảng bước 01 bước dài lên trước vạch hoà.
- Thao tác 2: Bước một bước dài của chân không có đồng mảng lên, hất chân
có đồng mảng đánh trúng đồng mảng đích.
Yêu cầu: qua các thao tác ngời chơi phải bắn trúng đồng mảng đích.
Bước 4:
- Thao tác 1: Đặt đồng mảng lên mu bàn chân.
- Thao tác 2: Chân có đồng mảng lăng đi lăng lại, lò cò về phía đồng mảng
đích, nhắm đánh trúng đồng mảng đích.
Yêu cầu: qua các thao tác ngời chơi phải bắn trúng đồng mảng đích.
Bước 5:
- Thao tác 1: Kẹp đồng mảng vào giữa ngón chân cái và ngón chân kề nó.
- Thao tác 2: Lò cò về phía đồng mảng đích, đánh trúng đồng mảng đích rồi
lò cò quay trở lại vạch hoà.
Yêu cầu: qua các thao tác ngời chơi phải bắn trúng đồng mảng đích.
Bước 6:
- Thao tác 1: Đặt đồng mảng lên mu bàn chân; chân không đặt mảng đặt sau

vạch hoà, chân đặt mảng bước 01 bước dài lên trước vạch hoà.
- Thao tác 2: Bước một bước dài của chân không có đồng mảng lên, lò cò về
phía đồng mảng đích, sủn chân có đồng mảng đánh trúng đồng mảng đích.
Yêu cầu: qua các thao tác ngời chơi phải bắn trúng đồng mảng đích.
Bước 7:
- Thao tác 1: Đặt đồng mảng xuống đất, trước vạch hoà.
- Thao tác 2: Khuếch đồng mảng trúng đồng mảng đích (Mỗi người chơi có
tối đa 02 lần khuếch/lượt).
- Trò chơi: Nhảy bao bố (ít nhất phải có 2, 3 cái bao bì)…

9


Mục đích
- Rèn luyện sức khoẻ, nhanh nhẹn, khéo léo.
- Tạo không khí vui vẻ, thoải mái để học tập, sinh hoạt.
Cách chơi:
Chuẩn bị: Bao bố (bao tải) to để người có thể đứng trong bao được, số
lượng bao bằng 1/2 số người chơi.
Nội dung: Nhảy về đích nhanh nhất.
+ Quản trò chia tập thể chơi thành các đội có số lượng đều nhau, đều nam,
đều nữ (Đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ). Đứng trong một bao
xếp thành hàng dọc trước vạch xuất phát chờ lệnh.
+ Khi có lệnh của quản trò, từng đội nhảy về đích qui định
Luật chơi:
- Đội nào về đích nhanh nhất là thắng.
Lưu ý:
- Nếu bị ngã đứng dậy chơi tiếp.
- Có thể mỗi bạn một bao tải hoặc 3,4 bạn một bao (Nhảy đơn: 1 người 1
bao; nhảy đôi, nhảy ba: 2; 3 người 1 bao)

- Chọn sân chơi phù hợp như sân đất, cỏ, cát tránh nguy hiểm.
- Khoảng cách xa hay gần tuỳ thuộc vào lứa tuổi học sinh
* Địa điểm, thời gian tổ chức [7]:
Địa điểm tổ chức trò chơi có vai trò hết sức quan trọng để tổ chức được trò
chơi. Với loại hình trò chơi dân gian mang tính tập thể cao, số lượng tham gia
đông nên phải có địa điểm cụ thể, phù hợp trước khi tổ chức cho các em chơi.
Ví dụ: Nghỉ giữa giờ hay những buổi sinh hoạt Đội cần tổ chức cho học
sinh chơi các trò chơi dân gian như sau: Đẩy gậy, kéo co, ô ăn quan, đi cà kheo,
ném còn, nhảy bao bố…
* Đối tượng tham gia trò chơi [8]:

10


Trò chơi dân gian không quy định số người chơi nhất định. Vì vậy, người
giáo viên cần động viên khuyến khích học sinh tham gia.
Người dự chơi cần phải:
+ Tự nguyện, nhiệt tình tham gia cuộc chơi.
+ Trật tự, tập trung chú ý lắng nghe để nắm luật chơi.
+ Tuyệt đối không cố tình vi phạm luật chơi.
+ Không vì tư tưởng ăn thua mà bỏ dở cuộc chơi.
+ Dù đạt hay không đạt, dù thắng hay thua trong cuộc chơi luôn có thái độ
vui vẻ.
Giáo viên phải khách quan, trung thực đối với tất cả nhóm chơi, mọi đối
tượng chơi để đảm bảo tính giáo dục của trò chơi. Phải biết động viên khuyến
khích học sinh tham gia chơi. Tuyên dương các em bằng những tràng vỗ tay, tạo
ấn tượng tốt đẹp gây hứng thú trong những giờ chơi khác.
Ngoài ra, vào những giờ ra chơi, giáo viên đã hướng dẫn cho các em chơi
các trò chơi dân gian một vài lần và những trò chơi khác nhau để cho các em
tham gia chơi tập thể như: Nhảy sạp, kéo co, nhảy bao bố… Từ đó, giờ ra chơi

các em tự tổ chức chơi với nhau và nhiều giáo viên chủ nhiệm cũng tham gia
chơi cùng học sinh như: Trò chơi nhảy sạp, cả giáo viên và học sinh đều tham
gia chơi rất vui, sinh động, và sảng khoái.
Tóm lại:
Trong kho tàng trò chơi dân gian Việt Nam có vô số trò chơi, để tổ chức các
trò chơi dân gian đạt yêu cầu, giáo viên cần phải lựa chọn trò chơi phù hợp với
lứa tuổi học sinh THCS. Trò chơi dù có dồ dùng hay không có đồ dùng đều
phong phú về thể loại, đơn giản, dễ thực hiện và tất cả các em đều có thể tham
gia. Mỗi trò chơi đều có những quy luật riêng, mang sắc thái tác dụng khác
nhau. Song, trò chơi dân gian giúp các em rèn luyện khả năng quan sát, phán
đoán, tăng cường sức khoẻ, tác phong nhanh nhẹn, mạnh mẽ. Đồng thời, giáo
dục các em ý thức kỷ luật, tinh thần tập thể, tạo sự gắn kết với bạn bè, đòi hỏi sự
ăn ý, hợp tác của từng thành viên. Biết vận dụng các kỹ năng giao tiếp trong
cuộc sống hàng ngày.
2.3.2. Các biện pháp thực hiện.
* Vai trò của Quản trò:
Trong cuộc vui chơi tập thể thường có người đóng vai trò như là trung tâm
điều khiển để hướng dẫn thu hút người chơi, là trọng tài của cuộc chơi. Người
đó chính là người hướng dẫn chơi hay gọi là người Quản trò.

11


Nội dung trò chơi hay người chơi tham gia nhiệt tình nhưng quản trò không
biết cách tổ chức trò chơi thì cuộc vui chơi tập thể sẽ kém phần hấp dẫn và khó
thành công. Vì vậy rèn luyện kỹ năng quản trò là một vấn đề hết sức quan trọng
đối với người Tổng phụ trách Đội.
Người quản trò cần phải:
+ Nắm vững yêu cầu giáo dục và đối tượng học sinh để lựa chọn trò chơi.
+ Là người quyết định sự thành bại của mọi cuộc chơi.

+ Là người tạo ra bầu không khí mới, tình đoàn kết, trách nhiệm cao cho mọi
thành viên của tập thể.
+ Là người ảnh hưởng quyết định trong việc giáo dục và hình thành nhân cách
của người chơi.
Tính cách và năng lực của quản trò:
+ Quản trò phải là người có tâm hồn cởi mở, luôn cui vẻ, hòa nhã, tạo nên sự
gần gũi, thoải mái với các em.
+ Phải là người năng động, có năng lực tổ chức hoạt động tập thể, phải có vốn
trò chơi phong phú.
+ Phải có giọng nói to, dõng dạc, truyền cảm, làm rung động tâm hồn các em....
* Yêu cầu của người quản trò
+ Mở đầu cuộc chơi một cách dí dỏm, hài hước, hấp dẫn:
Điều kiện để cuộc chơi thành công là người chơi muốn chơi, nắm vững luật
chơi, tự nguyện, nhiệt tình chủ động tham gia trò chơi. Vì vậy, trước hết cần
dùng những lời nói ngắn gọn, hài hước, dí dỏm giới thiệu tên trò chơi, mục đích
ý nghĩa của nó. Tiếp theo cần nêu rõ cách chơi và những "luật lệ" cần tuân thủ.
Sau cùng là nêu trước ý định sẽ thưởng phạt những ai chơi tốt hay phạm luật.
Cần cho mọi người chơi thử một lần: "chơi nháp", sau đó tiến hành chơi
thật và cử trọng tài bắt lỗi những ai phạm luật.
+ Tác phong phù hợp trong khi điều khiển trò chơi:
- Dáng điệu, cử chỉ của người quản trò phải gây được thiện cảm, tạo sự chú ý
ban đầu, tạo nên sự gần gũi thân quen trong suốt cuộc chơi.
- Tâm hồn trong sáng cởi mở toàn tâm toàn ý cho cuộc vui chung.
- Biết hành động, biết nói sao cho đúng lúc, đúng đối tượng, biết khích lệ tán
dương sự cố gắng của mọi người nhằm bảo đảm hiệu quả giáo dục sâu sắc trong
cuộc chơi.
- Có bản lĩnh vững vàng nhưng không quá đạo mạo hay nghiêm nghị khi điều
hành chơi, ứng xử nhanh nhẹn không cáu gắt, la mắng và sẵn sàng nhường "diễn
đàn" cho những quản trò khác mà không mặc cảm.
12



- Biết cách sẵn sàng thay đổi trò chơi theo yêu cầu của người chơi, nhanh chóng
phát hiện và chỉ định quản trò cho phù hợp với từng trò chơi.
+ Điều hành trò chơi một cách linh hoạt, thông minh:
- Quản trò phải di chuyển sao cho có thể quan sát được toàn bộ cuộc chơi, nhanh
chóng phát hiện ra những người lanh lợi, hoạt bát, dí dỏm làm nòng cốt cho
cuộc chơi.
- Cuộc chơi bắt đầu từ những trò chơi đơn giản nhất và phức tạp lên dần. Biết
dùng những trò chơi phụ làm "hình phạt" tạo điều kiện cho mọi người được thư
giãn và biết chấm dứt cuộc chơi đúng thời điểm hay đã phân định thắng thua rõ
ràng. Cố gắng duy trì một bầu không khí hoàn toàn thoải mái, thư giãn thật sự,
không kể gì thắng hay thua.
- Dự kiến những tình huống bất trắc và xử lý tình huống một cách hợp lý.
- Nghiêm túc tuân thủ luật chơi đảm bảo thực sự công bằng, bình đẳng, song vẫn
vui vẻ, thoải mái và hào hứng.
+ Sử dụng trò chơi hợp lý:
Khi chuẩn bị cuộc chơi, quản trò phải quan sát trạng thái tâm lý, niềm say
mê nhiệt tình của người chơi, từ đó lựa chọn những trò chơi cho phù hợp với
tâm trạng mọi người. Nên chọn những trò chơi đơn giản mà mọi người đều có
thể dễ dàng thực hiện. Cũng cần có những trò chơi hay dành cho phần kết thúc
để người chơi có cảm giác nuối tiếc và muốn chơi nữa.
+ Tích lũy kiến thức và kinh nghiệm, thực sự cầu thị:
Qua quan sát những quản trò khác, người chơi trong cuộc rút ra những kinh
nghiệm bổ ích cho bản thân về vốn trò chơi, kỹ năng tổ chức chơi và phong cách
của người quản trò. Đồng thời chú ý lắng nghe ý kiến nhận xét quan sát thái độ
của người chơi để điều chỉnh những gì chưa hợp lí.
Quản trò cần thuộc và hát đúng một số những bài hát cộng đồng (đơn giản,
dễ nhớ, dễ hát), để phục cho trò chơi.
Nên cần có cuốn sổ để sưu tầm, sáng tác trò chơi, những bài hát cộng đồng

và những băng reo trong sinh họat tập thể.
+ Mạnh dạn, tự tin, khiêm tốn:
Khi có cơ hội phải mạnh dạn tham gia các cuộc chơi khác nhau, là người
chơi tích cực, hăng hái, nhiệt tình trong các cuộc chơi. Phải xuất hiện đúng lúc,
mạnh dạn thực hiện vai trò của mình một cách tự tin, gây ấn tượng, tránh đứng
ngoài cuộc bình phẩm, chê bai người khác.
13


* Những điều nên tránh:
Những trò chơi xúc phạm đến nhân cách của người chơi, những trò chơi
thiếu văn hóa, thiếu tính giáo dục.
Đưa ra trò chơi không phù hợp với tâm trạng mọi người, người chơi chưa
nắm vững luật chơi, chưa có sự chuẩn bị chu đáo.
Dáng vẻ quá đạo mạo, nghiêm nghị khi điều hành như là trọng tài của cuộc
thi đấu thể thao.
Thiên vị hoặc quá dễ dãi bỏ qua hình phạt đối với người phạm luật, người thua.
Dùng hình phạt thô bạo hay kéo dài thời gian phạt đối với người phạm luật
hay người thua, dễ gây nhàm chán.
Kéo dài những động tác thừa làm cho người chơi cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.
Tự ái với quản trò và thu thập, phân loại các trò chơi, thực sự "ham chơi"
khi cần thiết.
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng
nghiệp và nhà trường:
Sau khi áp dụng một số kinh nghiệm của bản thân vào việc tổ chức cho các
em học sinh trong trường THCS Thạch Lâm, tôi đã thu được kết quả như sau:
Các em Đội viên rất hứng thú và yêu thích các trò chơi dân gian. Các em
được mở rộng kiến thức và có thêm rất nhiều hiểu biết về trò chơi dân gian, các
phong tục tập quán truyền thống của dân tộc. Các em tự biết tổ chức chơi các trò
chơi dân gian với các bạn trong lớp, trong trường. Qua việc thường xuyên tổ

chức các trò chơi dân gian, tôi thấy: các em học sinh không chỉ được rèn luyện
về sức khỏe mà còn rèn luyện tính thật thà, dũng cảm, lễ phép, cần cù, trung
thực, yêu mến, tự hào về truyền thống quê hương, dân tộc; giáo dục các em ý
thức kỷ luật, tình bạn, tình đoàn kết, kĩ năng ứng xử trong cuộc sống...
Qua thời gian tổ chức thực hiện các trò chơi dân gian vào các hoạt động
ngoài giờ lên lớp, kết quả đạt được cụ thể như sau:
Mức độ
Số
Lớp
Số đội viên
Rất thích
Thích
Không thích
TT
1
2
3
4

6
7
8
9
Tổng

31
36
21
29
117


20
22
14
19
75

11
14
7
10
42

0
0
0
0
0

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
14


3.1. Kết luận:
Trong xã hội ngày càng phát triển như hiện nay thì việc đưa trò chơi dân
gian vào trường học là rất cần thiết và đúng đắn vì trò chơi dân gian mang lại
cho học sinh nhiều điều thú vị, đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí, vui chơi. Nó
làm thế giới của các em đẹp hơn và rộng mở, góp phần vào việc bảo tồn được di
sản bản sắc văn hoá dân tộc. Giáo viên thân thiện gần gũi với học sinh, vừa là
người hướng dẫn vừa là bạn chơi với học sinh. Học sinh cảm nhận được nét đẹp

văn hoá dân tộc. Yêu quý và tự hào về văn hoá phong tục truyền thống của quê
hương của dân tộc Việt Nam. Các em góp phần không nhỏ vào sự thành công
của các hoạt động trong nhà trường như lễ khai giảng (Phần hội). Học sinh thể
hiện được sự đoàn kết, tính kỷ luật, tinh thần tập thể khi chơi. Biết tổ chức các
trò chơi trong giờ sinh hoạt Đội TNTP.
Chính vì vậy, trò chơi dân gian cần được giữ gìn, phát huy và bảo tồn bản
sắc văn hoá dân tộc. Trò chơi không thể thiếu được trong các buổi sinh hoạt Đội,
sinh hoạt tập thể, ngoại khóa, các giờ ra chơi. Qua đó giúp các em giảm bớt căng
thẳng sau những tiết học, làm các em thêm yêu trường, yêu lớp, thầy cố, bạn bè.
* Bài học kinh nghiệm:
Qua quá trình nghiên cứu và vận dụng vào thực tế trong nhà trường, bản
thân tôi thấy rằng: Việc tổ chức vui chơi cho học sinh là rất cần thiết, là người
Giáo viên - Tổng phụ trách Đội trong nhà trường cần phải rút kinh nghiệm và
làm được một số vấn đề sau:
+ Cần tìm tòi, sưu tầm nhiều trò chơi dân gian và lựa chọn các trò chơi phù
hợp và mang tính giáo dục, lành mạnh, an toàn cho học sinh.
+ Khi tổ chức trò chơi phải để cho học sinh tự nguyện, thoải mái, tạo không
khí thân mật, gần gũi với học sinh. Tạo điều kiện cho tất cả học sinh được tham
gia, cần động viên khi các em tham gia chơi.
+ Phát huy vai trò Tổng phụ trách Đội, các đoàn thể, giáo viên chủ nhiệm
các lớp và vai trò của Quản trò.
+ Nắm rõ cách chơi trước khi hướng dẫn các em. Chọn trò chơi dân gian
phù hợp với không gian và đặc điểm của buổi chơi.
3.2. Kiến nghị:
* Nhà trường: Cần tạo điều kiện về thời gian và cơ sở vật chất cho hoạt
động Đội.
* Hội đồng Đội huyện:
- Nâng cao vai trò Tổng phụ trách và tổ chức Đội trong nhà trường.

15



- Trang bị cho tổ chức Đội về cơ sở vật chất, các tài liệu liên quan đến các
hình thức tổ chức các trò chơi dân gian cho thiếu niên và nhi đồng.
Trên đây là một số kinh nghiệm trong việc tổ chức thực hiện các trò chơi
dân gian trong trường THCS Thạch Lâm mà tôi đã thực hiện và thu được kết
quả tương đối tốt, dễ áp dụng cho mọi đối tượng học sinh. Vì trò chơi dân gian
vừa là phương tiện giải trí lành mạnh, vui chơi sinh động phù hợp với đặc điểm
tâm lý của học sinh vừa là phương tiện giáo dục nhẹ nhàng sâu sắc. Các trò chơi
dân gian vừa dễ tiếp cận vừa không tốn kém mang lại kết quả giáo dục cao trong
trường học, góp phần tăng cường thể lực, giúp học sinh thoả mãn nhu cầu vui
chơi mà lại bảo tồn được bản sắc, nét văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
Rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Thạch Lâm, ngày 14 tháng 4 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
bản thân, không sao chép nội dung của
người khác.
NGƯỜI VIẾT

Bùi Văn Đức

16



×