Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Đổi mới tổ chức dạy học kết hợp đổi mới đánh giá nâng cao hiệu quả các bài học thực hành môn công nghệ lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.44 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
Tên nội dung

Trang

A. Mở đầu

3

1. Lí do chọn đề tài

3

2. Mục đích nghiên cứu.

4

3. Đối tượng nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu.

4

B. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.

4

1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.

4

2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.



5

3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

7

4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.

13

C. Kết luận, kiến nghị.

15

1. Kết luận.

15

2. Kiến nghị.

15

Tài liệu tham khảo

17

2



A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Mục tiêu của giáo dục hiện nay chúng ta đang hướng tới giáo dục cho học sinh
kiến thức song song với đó là giáo dục kỹ năng cho học sinh. Trong Luật giáo dục
2005 đã chỉ rõ những định hướng chung về đổi mới PPDH là: “Phương pháp giáo
dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS ; phù
hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả
năng àm việc theo nhó; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác
động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”.
Vậy đối với môn công nghệ hiện nay, sau khi học xong một bài, một chương
hay một phần HS vừa phải nắm bắt được nội dung kiến thức vừa phải hình thành
được kỹ năng cho bản thân nhất là kỹ năng thực hành, thực hiện các thao tác theo
quy trình. Với môn công nghệ lớp 6 hiện nay theo khung phân phối chương trình
được bố trí tổng số tiết là 70 tiết (2 tiêt/tuần). Trong nội dung chương trình của bộ
môn công nghệ do đặc thù của môn học nên thời lượng số tiết thực hành và số tiết
lý thuyết gần tương đương nhau. Tuy nhiên ở các nhà trường hiện nay khi phân
công chuyên môn thường chia 2 tiết học thành 2 buổi khác nhau để GV giảng dạy,
việc làm này đã vô tình đã ảnh hưởng đến PPDH của giáo viên cũng như quan điểm
dạy học của bộ môn, đặc biệt là trong các bài thực hành.
Trong các tiết thực hành khi dạy một tiết GV và HS phải chuẩn bị rất nhiều đồ
dùng dạy học và phải thực hiện tuần tự theo một quy trình, tuy nhiên với cách bố
trí các tiết dạy học hiện nay GV và HS khi thực hiện mới được một thời gian ngắn
đã hết giờ, phải dừng lại và hôm sau phải chuẩn bị lại từ đầu. bên cạnh đó trong nội
dung của bài thực hành HS phải hoàn thiện một sản phẩm tuy nhiên với thời lượng
1 tiết HS mới chỉ thực hiện được một vài bước của quy trình thực hành nên chưa
thể hoàn thiện được sản phẩm. Từ đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy học của
GV và khả năng tiếp thu của HS đặc biệt là khả năng hình thành kỹ năng thực hành.
Bên cạnh đó trong quá trình tổ chức dạy học khâu đánh giá cũng đóng một vai trò
rất quan trọng, tuy nhiên nếu tổ chức dạy học không tốt thì khâu đánh giá cũng

không mạng lại hiệu quả, nhât là đánh giá nội dung thực hành thì cần chi tiết hơn
và cần có nhiều thời gian hơn.
Qua tham khảo cách tổ chức dạy học của các trường bạn trong huyện tôi thấy
cùng chung một thực trạng như trên, chưa có đơn vị nào đổi mới về cách bố trí, tổ
chức dạy học môn công nghệ lớp 6 để tạo điều kiện thuân thợi cho GV và HS trong
quá trình dạy – học và để đạt hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy. Vì vậy qua
quá trình dạy học và tham khảo các đồng nghiệp tôi đã thực hiện đề tài “Đổi mới tổ
chức dạy học kết hợp đổi mới đánh giá nâng cao hiệu quả các bài học thực
hành, môn công nghệ lớp 6 ”
3


2. Mục đích nghiên cứu.
Từ lí do trên qua nghiên cứu các tài liệu và thực hiện thử nghiệm tôi đã mạnh
dạn phối kết hợp cùng với nhà trường thay đổi cách tổ chức dạy học môn công
nghệ lớp 6 để đảm bảo quá trình dạy học thực hiện đúng quan điểm dạy học bộ
môn đó là: Qua các tiết học học sinh không những nắm bắt được kiến thức trên cơ
sở khoa học lý thuyết mà học sinh còn được trực tiếp thao tác thực hành nhằm rèn
luyện kỹ năng và nắm được quy trình công nghệ để tạo ra một sản phẩm. Học sinh
có thể thực hành nhóm, thực hành cá nhân, bên cạnh đó còn phát huy được tính
sáng tạo trong học tập và lao động của học sinh.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Trong phạm vi đề tài này tôi nghiên cứu về các vấn đề sau:
- Phương pháp tổ chức dạy học môn công nghệ lớp 6 để mang lại hiệu quả cho
các bài học thực hành.
- Cách tổ chức đánh giá kết quả thực hành của HS, phát huy tính chủ động sáng
tạo của HS.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và nghiên cứu các tài liệu, văn bản để
hiểu được cơ sở lý luận của việc đổi mới PPDH.

- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Thông qua quá trình dạy học các năm
học trước và khảo sát các trường học lân cận.
- Phương pháp đàm thoại: Trao đổi từ đồng nghiệp, học sinh để thu thập thông
tin phục vụ cho mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tập hợp lại những kinh nghiệm nghiên
cứu và thực tiễn về học sinh để đề xuất các biện pháp.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Thông kê các số liệu qua theo dõi, khảo
sát thực tế để tổng hợp so sánh tính hiệu quả.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Môn công nghệ là môn học có nhiều ứng dụng trong thực tiễn. Do đó trong
mỗi giờ học GV không chỉ trình bày lý thuyết một chiều mà còn phải nêu các vấn
đề, đặt ra các câu hỏi giúp HS vận dụng những hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân
vào cuộc sống.
Trong giờ học môn công nghệ, GV giữ vai trò là người hướng dẫn, tổ chức cho
HS thu nhận kiến thức, hình thành kỹ năng thông qua việc tổ chức dạy học đặc biệt
4


là các tiết học thực hành. Một nhà giáo dục Ấn Độ có viết “Tôi nghe – tôi quên; Tôi
nhìn – tôi nhớ; Tôi làm – tôi hiểu”. Thực hành sẽ củng cố lí thuyết, mặt khác trải
qua kinh nghiệm thực tế học sinh sẽ thay đổi cách tư duy và hành động của mình.
Học sinh không chỉ lĩnh hội được kiến thức mới qua việc quan sát và nghe giảng,
mà phải cố gắng vận dụng những kiến thức mới này vào thực tiễn để biến thành
kiến thức và kỹ năng của chính mình chỉ khi đó quá trình dạy học mới hoàn thiện.
Trong môn công nghệ có 2 loại thực hành. Một loại thực hành giúp học sinh
chủ động tìm hiểu, phát hiện kiến thức để lĩnh hội hoặc để khẳng định, củng cố các
kiến thức đã học. Loại thực hành thứ 2 là để rèn luyện kỹ năng về công việc nào đó.
Tuy nhiên theo PPDH thực hành thì các tiết học thực hành phải đảm bảo đầy
đủ các yếu tố để giáo dục kiến thức, kỹ năng, thái độ cho HS. Đặc biệt cần hình

thành cho HS cách làm việc theo quy trình công nghệ. Đối với mỗi một tiết thực
hành hay bài thực hành GV phải thực hiện đủ ba bước Hướng dẫn ban đầu - Hướng
dẫn thường xuyên và hướng dẫn kết thúc.
Sau mỗi một nội dung thực hành giáo viên phải tổ chức kiểm ra đánh giá để
nắm bắt được khả năng tiếp thu của HS. Từ đó điều chỉnh PPDH trong các tiết tiếp
theo.Đánh giá gồm 3 khâu chính là: Thu thập thông tin, xử lý thông tin và ra quyết
định
Việc đánh giá phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản:
- Đảm bảo tính khách quan, chính xác.
- Đảm bảo tính toàn diện.
- Đảm bảo tính hệ thống.
- Đảm bảo tính công khai và phát triển,
- Đảm bảo tính công bằng.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
- Đối với các nhà trường hiện nay việc tổ chức dạy học môn công nghệ nhất là
môn công nghệ lớp 6 chưa thực sự phù hợp với yêu cầu đặt ra. Vì môn công ghệ
lớp 6 chủ yếu trú trọng vào nội dung thực hành trên cơ sở kiến thức lý thuyết, theo
khung PPCT thì môn công nghệ lớp 6 được bố trí 2 tiết/tuần.
Tuy nhiên đa số ở các trường thường chia ra mỗi một buổi học chỉ thực hiện
một tiết, việc làm này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả học tập của HS bên
cạnh đó cũng gây nhiều khó khăn cho việc soạn giảng và chuẩn bị lên lớp của GV,
cụ thể là:
a. Đối với giáo viên:
5


- Việc tổ chức dạy học gặp rất nhiều khó khăn do phải lập kế hoạch dạy học
cho từng tiết học độc lập mà trong đó nội dung bài học cần có sự liên thông theo
quy trình công nghệ.
- Khâu chuẩn bị đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết học khó khăn vì các nhà

trường không thể có đủ các trang thiết bị dạy học để phục vụ cho các tiết học thực
hành nhiều như vậy.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy học của các nhà trường không thể
đáp ứng đủ cho HS thưc hành nhất là đối với các trường có nhiều lớp.
- Từ khâu tổ chức dạy học chưa khoa học dẫn đến việc đánh giá kết quả học tập
của học sinh còn hời hợt, đơn điệu. GV chưa đánh giá được từng mặt, từng phần
đạt được của HS.
- Nội dung đánh giá của cả bài thực hành thường mất từ 15 đến 20 phút, trong
khi đó GV phải đánh giá toàn diện được cả một quá trình thực hiện của HS đã thực
hiện.
b. Đối với học sinh:
- Việc thực hiện một nội dung thực hành không đủ thời gian dẫn đến trong một
tiết học HS chưa hoàn thành được yêu cầu GV đặt ra.
- HS gặp nhiều khó khăn trong việc chuẩn bị các đồ dùng học tập do một bài
thực hành lại chia thành nhiều tiết, nhiều buổi khác nhau.
- HS không thực hiện đầy đủ được quy trình thực hành trong một tiết học.
* Qua điều tra nghiên cứu tôi nhận được kết quả như sau:
Hiện nay trên địa bàn huyện Thạch Thành có 29 trường THCS trong đó có 28
trường đều thực hiện chia và xếp vào thời khóa biểu mỗi buổi một tiết công nghệ
lớp 6. Đối với trường THCS Thạch Đồng của tôi trong các năm học trước đến hết
học kỳ I năm học 2014 – 2015 vẫn thực hiện xếp thời khóa biểu như các trường đã
nói trên.
Kết quả qua kiểm tra đánh giá kiến thức và kỹ năng của HS cuối học kỳ I năm
học 2014 – 2015 khi thực hiện các tổ chức dạy học trên cụ thể như sau:
Lớp
6A
6B
Cộng

Tổng số

HS
30
28
58

XL giỏi
SL
3
1
4

TL%
10.0
3.6
6.9

XL Khá
SL
5
5
10

TL%
16.7
17.8
17.2

XL TB
SL
17

16
33

TL%
56.7
57.1
56.9

XL Yếu,
kém
SL TL%
5
16.7
6
21.4
11
18.9
6


Từ thực trạng trên để việc tổ chức dạy học đạt hiệu quả cao hơn, bắt đầu từ học
kỳ II năm học 2014 - 2015 đến nay được sự tạo điều kiện và giúp đỡ của BGH
nhà trường tôi đã mạnh dạn thực hiện “Đổi mới tổ chức dạy học kết hợp đổi mới
đánh giá nâng cao hiệu quả các bài học môn công nghệ lớp 6 ” và tôi đã nhận
được kết quả khả quan.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
a. Đổi mới cách tổ chức dạy học:
Ngay từ đầu năm học khi BGH nhà trường phân công chuyên môn tôi đã đề
xuất với nhà trường về giải pháp thực hiện của mình đó là: Đối với môn công nghệ
lớp 6 khi xếp thời khóa biểu, nhà trường không tách ra mỗi buổi một tiết và hai

ngày trong tuần riêng lẻ mà xếp hai tiết liền nhau trong một buổi và nên xếp vào
các tiết cuối.
Ví dụ: Phân công chuyên môn của tôi trong học kỳ II năm học 2014 – 2015 đối
với môn công nghệ lớp 6 như sau:
Thứ 3: Tiết 4; 5 Môn công nghệ lớp 6A.
Thứ 6: Tiết 4; 5 Môn công nghệ lớp 6B.
Khi thực hiện xếp thời khóa biểu như vậy sẽ có các ưu điểm sau:
- Đối với GV:
+ Khi lập kế hoạch dạy học sẽ thiết lập các bước lên lớp mang tính liên tục theo
đúng một bài học mà SGK đã viết (đa số mỗi một bài học đều từ 2 tiết trở lên).
+ Khi đăng ký mượn các đồ dùng dạy học và chuẩn bị đồ dùng dạy học GV chỉ
cần đăng ký theo đúng nội dung của một bài học mà không cần chia nhỏ theo từng
mục, từ đó giảm sự vất vả cho giáo viên.
+ Khi thực hiện giảng dạy trên lớp GV thực hiện hết được các bước lên lớp theo
nội dung SGK.
Ví dụ: khi so sánh giữa cách lập kế hoạch cũ trong tiết 6,7 bài 3: Thực hành:
Lựa chon trang phục với cách mới như sau:
Cách làm cũ
Chuẩn bị của GV:
Tiết 6: Tranh ảnh về các kiểu trang phục
Tiết 7: Tranh ảnh về các kiểu trang phục
Chuẩn bị của HS:
Tiêt 6: Mẫu máo cáo thực hành nội dung 1
Tiết 7: Mẫu báo cáo thực hành nội dung 2
Các bước lên lớp

Cách làm mới
Chuẩn bị của GV (cả bài): Tranh ảnh
về các kiểu trang phục.
Chuẩn bị của HS: Mẫu báo cáo thực

hành
Các bước lên lớp: Thực hiện cho cả 2
7


Tiết 6:
tiết.
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5phút)
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5 phút)
Hoạt động 2: Bài mới:
Hoạt động 2: Bài mới:
- Hướng dẫn ban đầu: (10phút)
- Hướng dẫn ban đầu: (15 phút)
- Hướng dẫn thường xuyên (15phút)
- Hướng dẫn thường xuyên: (45phút)
- Hướng dẫn kết thúc (5 phút)
- Hướng dẫn kết thúc. (10 phút)
Hoạt động 3: Đánh giá, tổng kết, nhắc nhở Hoạt động 3: Đánh giá, tổng kết, nhắc
(10phút)
nhở (15phút)
Tiết 7: Lại lặp lại các bước tương tự như
tiết 6.
- Đối với HS:
+ Khi học tập trên lớp HS được nghiên cứu và thực hiện hết nội dung bài theo
bài đã viết trong SGK.
+ Việc học tập sẽ có hệ thống kiến thức nên HS dễ dàng nắm bắt hơn và kiến
thức mang tính liên tục và khoa học.
+ Việc giải quyết các tình huống sẽ dễ dàng hơn, HS có đủ thời gian để thảo
luận, hợp tác cùng nhau giải quyết một vấn đề.
+ HS sẽ đỡ vất vả hơn trong quá trình chuẩn bị các đồ dùng học tập, không phải

đem đi đem lại nhiều lần.
+ Đặc biệt HS có đủ thời gian thực hiện quy trình thực hành đến khi hoàn thành
sản phẩm đối với các bài thực hành.
Ví dụ 1: Trong tiết 10, 11; Bài 6: Thực hành: Cắt khâu bao tay trẻ sơ sinh
Cách làm cũ
Tiết 10: Học sinh thực hiện các nội dung :
- Vẽ và cắt mẫu giấy.
- Cắt vải theo giấy.
Sau đó phải dừng lại buổi hôm sau .
Tiết 11: Mới thực hiện khâu bao tay- khâu
viền gấp mép
Điều này gây khó khăn rất nhiều cho HS:
+ HS thực hành bị ngắt quãng khi chưa
hoàn thành sản phẩm.
+ Không thực hiện đúng quy trình từ đầu
đến cuối để hoàn thiện một sản phẩm.
+ HS phải thực hiện các bước như chuẩn bị,
vệ sinh nơi thực hành… nhiều lần.
+ HS không có đủ thời gian để được nghe

Cách làm mới
Học sinh được thực hiện tuần tự các
bước đến khi hoàn thiện sản phẩm:
- Hướng dẫn ban đầu: HS được GV
hướng dẫn cụ thể.
- Hướng dẫn thường xuyên: HS được
thực hiện các bước từ:
+ Vẽ và cắt mẫu giấy.
+ Cắt vải theo giấy.
+ Khâu bao tay.

+ Khâu viền gấp mép.
- Hướng dẫn thường xuyên: HS được
nghe GV đánh giá, nhận xét chi tiết
sản phẩm của mình và so sánh được
kỹ năng của mình với các bạn cùng
8


GV đánh giá kết quả thực hiện, không so
sánh được với các bạn trong lớp.

lớp.

Ví dụ 2: Trong tiết 46,47; Bài 6: Thực hành: Chế biến món ăn (Trộn dầu giấm
rau xà lách)
Nếu ta thực hiện theo phương pháp cũ học sinh phải chuẩn bị nguyên liệu lặp
lại 2 lần cho 2 tiết học vì vậy sẽ gây tốn kém và lãng phí cho GV và HS do các
nguyên liệu đó là đồ tươi sống nên không thể sử dụng lại được.
Khi thực hành: ở tiết 46 do thời gian học sinh không có đủ thời gian để hoàn
thành được một món ăn mà chỉ mới hoàn thành được một vài giai đoạn trong quy
trình. Đến tiết 47 HS không sử dụng lại được các sản phẩm đã thực hiện ở tiết trước
mà phải chuẩn bị nguyên liệu mới, ngoài ra học sinh lại phải thực hiện lại từ đầu
quy trình chế biến món ăn.
Khi đổi mới tổ chức dạy học sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho GV và HS đó là: Chỉ
cần chuẩn bị một lần nguyên liệu. Do có 2 tiết liền nhau nên HS được thực hiện
đầy đủ các giai đoạn trong quy trình và đi đến hoàn thiện sản phẩm từ đó GV có thể
đánh giá được HS và hiệu quả của bài học.
b. Đổi mới phương pháp dạy – học:
Khi thực hiện tổ chức dạy học theo 2 tiết liền nhau GV có thể soạn giảng theo
các chủ đề hoặc có thể tổ chức dạy học một cách linh hoạt và hiệu quả.

Trong hai tiết liên tục GV tuân thủ thực hiện đủ 3 hoạt động cơ bản của tiết
thực hành đó là:
Hoạt động 1: Hướng dẫn ban đầu.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thường xuyên.
Hoạt động 3: Hướng dẫn kết thúc.
Trong đó phải xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm của từng hoạt động cụ thể là:
Hoạt động 1: Hướng dẫn ban đầu gồm các hoạt động sau.
- Nêu rõ mục tiêu bài học: GV cần chỉ rõ cho HS sau tiết học cần hình thành
được những kỹ năng gì, hoàn thành sản phẩm nào, trong thời gian bao lâu.
- Kiểm tra và củng cố lại những kiến thức đã học và các điều kiện chuẩn bị cho
thực hành.
- Trình bày quy trình công nghệ.
9


- GV thực hiện thao tác mẫu: Để HS cả lớp quan sát, GV làm nhanh một lần sau
đó làm lại một lần thật chậm và lưu ý các sai hỏng thường gặp và chú ý an toàn lao
động cho các em.
GV chú ý hoạt động này không nên chiếm quá nhiều thời gian của bài thực
hành, thông thường chỉ dành từ 10 đến 15 phút/ 90 phút toàn bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thường xuyên.
Sau khi HS đã nắm được quy trình công nghệ thì hoạt động này là hoạt động
quan trọng nhất của HS và chiếm nhiều thời gian nhất trong bài học.
HS có thể thực hành theo nhóm hoặc cá nhân. Trong quá trình các em thực
hành nhiệm vụ của GV là phải chú ý quan sát, uốn nắn các thao tác cho các em kịp
thời tránh những sai hỏng khi thực hiện để khỏi ảnh hưởng đến các bước tiếp theo.
Hoạt động 3: Hướng dẫn kết thúc.
Hoạt động này rất quan trọng nên tùy vào nội dung thực hành mà giáo viên
dành lượng thời gian nhiều hay ít để thực hiện. Thông qua hoạt động này HS sẽ
được GV sẽ đánh giá về mức độ tham gia học tập và kỹ năng thực hiện nhiệm vụ từ

đó rút ra được nhưng kinh nghiệm cho bản thân.
Vi dụ: Khi đánh giá cho bài thực hành khâu bao tay trẻ sơ sinh GV đánh giá
theo các tiêu trí đã định trước: Chuẩn bị, ý thức thực hiện, đảm bảo quy trình công
nghệ, thời gian…
Khi thực hiện đổi mới tổ chức dạy học theo phương pháp này ngoài việc áp
dụng cho các bài thực hành ta có thể áp dụng cho các bài lý thuyết sẽ có những
thuận lợi sau:
GV tổ chức dạy học cho HS theo hướng để cho HS tự tiềm hiểu kiến thức mới
trên cơ sở những kiến thức và kinh nghiệm trong cuộc sống hàng ngày các em đã
được gặp, GV không nên truyền thụ một cách thụ động theo SGK viết sẵn mà nên
đưa ra các tình huống gần với cuộc sống để gợi mở cho các em tự vận dụng tìm
hiểu sau đó GV mới kết luận vấn đề.
Ví dụ: Khi dạy bài 16: Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn.
Tôi đã không thực hiện tuần tự các bước như trong SGK mà tôi đưa ra các tình
huống ở dạng trắc nghiệm để các em lựa chọn và giải thích như:
- Thịt cá mua về khi nào chuẩn bị nấu mới cần sơ chế.
- Thịt thái xong mới đem đi rửa.
- Thái rau trước khi rửa.
- Vo gạo thật kỹ rồi mới nấu cơm..
10


- Khi nấu cơm chưa vội quan tâm lượng nước thừa hay thiếu…
Khi HS cùng thảo luận về một vấn đề theo chiều xuôi hay ngược lại và các em
có thể tự giải thích được những tình huống, HS sẽ hiểu bài hơn.
Trong quá trình tổ chức lớp học GV sử dụng các PPDH theo hướng đổi mới
như
- Sử dụng phương tiện trực quan để tổ chức tìm tòi bộ phận.
- Sử dụng thuật “tựa lịch sử’ với phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp đàm thoại gợi mở - tìm tòi…

c. Đổi mới đánh giá kết quả thực hiện các bài thực hành.
Khi đã thực hiện xếp hai tiết liền nhau GV có thể thực hiện việc kiểm tra đánh
giá xuyên suốt quá trình học tập của HS
GV thực hiện các giải pháp cụ thể như sau
* Đánh giá phần chuẩn bị của học sinh.
Để một tiết thực hành thành công thì phần chuẩn bị của cả thầy và trò đều rất
quan trọng. Đối với HS cần có sự chuẩn bị đầy đủ những phần GV giao cho. Ở nội
dung này GV có thể áp dụng các biện pháp kiểm tra sau:
- Giao cho tổ trưởng hoặc trưởng nhóm kiểm tra các thành viên của tổ sau đó
báo cáo với GV về sự chuẩn bị của nhóm.
- GV yêu cầu HS đưa ra các đồ dùng, dụng cụ để GV kiểm tra.
* Để thực hiện tốt nội dung này GV cần phải lập một cuốn nhật ký để theo dõi
trong tất cả các tiết thực hành, tránh trường hợp HS thường xuyên không chuẩn bị.
Sau khi kiểm tra GV ghi kết quả kiểm tra để có đánh giá vào kết quả của nhóm
Nội dung này được thực hiện vào đầu buổi học.
* Đánh giá việc thực hiện quy trình thực hành:
Trong một bài thực hành, bước hướng dẫn thường xuyên là chiếm nhiều thời
gian nhất. Vậy để theo dõi và đánh giá đúng kết quả thực hành của HS yêu cầu
người GV phải thực sự linh hoạt trong việc đánh giá này. GV có thể kết hợp một số
phương pháp sau:
- Kiểm tra bằng quan sát ngẫu nhiên. Trong quá trình hướng dẫn thường xuyên
GV phải chú ý đến việc đánh giá HS một cách ngẫu nhiên mà không cần thông báo
cho HS biết mình đang được kiểm tra. GV áp dụng phương pháp này có thể đánh
giá chính xác kỹ năng thực hành của HS. Các biện pháp để thực hiện.

11


+ GV vừa hướng dẫn cho từng nhóm vừa quan sát thao tác của các HS. Nếu HS
làm chưa đúng GV sẽ uốn nắn cho HS .

+ GV để HS thực hành GV quan sát và đánh giá kỹ năng thực hành của HS và
ghi chép những đối tượng đã quan sát vào sổ ghi chép. Khi quan sát GV chú ý
những điểm sau:
+ Quan sát thao tác của HS để đánh giá kỹ năng: Mức độ chính xác, độ thành
thục trong thao tác.
+ Quan sát thái độ thực hành: HS tích cực hay không
+ Quan sát tính sáng tạo trong khi thực hành.
+ Quan sát cách khắc phục những sự cố sai hỏng thông thường:
- Kiểm tra vấn đáp kết hợp thực hành: GV vừa quan sát HS thực hành vừa đặt ra
các câu hỏi tình huống vận dụng để HS trả lời và thực hiện. Khi thực hiện biện
pháp này HS vừa ôn lại kiến thức lý thuyết đồng thời vận dụng vào để thực hành,
đánh giá được khả năng hiểu và vận dụng kiến thức đã học vào thực hành.
+ GV có thể đặt ra các câu hỏi như: Nhắc lại quy trình thực hành? Nêu những
sai hỏng thường gặp khi thực hiện bài này...
+ Để thực hiện tốt yêu cầu GV phải sử dụng những câu hỏi cô đọng và có hệ
thống.
- Kiểm tra theo tiêu chí đánh giá và có thông báo cho HS. Trước khi thực hành
GV nêu tiêu chí đánh giá và mục tiêu cần đạt trong bài thực hành.
+ Tiêu chí đánh giá được xây dựng trên cơ sở bám sát mục tiêu bài học.
+ Tiêu chí xây dựng sát với đối tượng HS và đảm bảo chuẩn KTKN.
+ Tiêu chí áp dụng cho cả lớp.
* Đánh giá sản phẩm thực hành:
Đây là bước quan trọng nhất trong khâu đánh giá. Sản phẩm thực hành hoàn
thiện đến đâu thì mức độ hoàn thiện kỹ năng của HS được thể hiện đến đó. Vì vậy
GV có thể áp dụng các phương pháp sau:
- HS tự đánh giá: Thông qua tự đánh giá HS có thể tự xác định được mức độ
tiếp thu kiến thức của mình đến đâu, các em tự tìm thấy những lỗ hổng kiến thức
cần phải bổ sung hoặc đề xuất với GV để được củng cố. Việc đánh giá này có thể
do tổ trưởng, trưởng nhóm hoặc cá nhân HS tự đánh giá.
Sau khi HS tự đánh giá GV trên cơ sở theo dõi, nhận xét cụ thể chi tiết để HS

biết được đã đánh giá đúng chưa, cần phải điều chỉnh những nội dung gì.
12


- HS đánh giá chéo nhau: Việc HS tự đánh giá chéo nhau sẽ tạo ra được động
lực và tính thi đua của HS trong quá trình học tập. Bản thân HS được đánh giá bạn
cũng có thể tìm ra khiếm khuyết từ chính mình để khắc phục.
Để thực hiện được nội dung này GV phải luyện cho HS có kỹ năng tự đánh giá
và giáo viên là vị giám khảo công minh để HS đánh giá bạn một cách khách quan.
- Giáo viên đánh giá thông qua phiếu học tập hoặc báo cáo thực hành. GV tổng
kết bài học, đánh giá kết quả chung của cả lớp, của nhóm. GV chỉ rõ cho HS biết
những ưu, nhược điểm trong bài thực hành và đặc biệt cần chỉ cho HS thấy rõ
những sai xót trong quá trình thực hành để rút kinh nghiệm cho các bài sau.
* Đánh giá ý thức thái độ:
Ngoài việc chú ý đến đánh giá sản phẩm thực hành GV cũng phải hết sức trú
trọng đến việc đánh giá ý thức thái độ khi thực hành. Thông qua việc đánh giá này
HS sẽ biết tự điều chỉnh hành vi và tinh thần tham gia học tập và có ý thức bảo vệ
môi trường và tiết kiệm năng lượng trong qúa trình thực hành. GV đánh giá một số
mặt sau:
- Việc chấp hành kỷ luật lao động.
- Việc tiết kiệm vật liệu.
- Việc bảo quản đồ dùng, dụng cụ thực hành.
* Lập bảng tiêu chí đánh giá và sổ nhật ký thực hành.
Mỗi một bài thực hành GV đều phải có đánh giá kết quả thực hiện của HS, để
thực hiện tốt các bước đánh giá trên GV cần lập kế hoạch đánh giá cụ thể, trong đó
phải xây dựng tiêu trí đánh giá thật cụ thể .
Tiêu chí thực hành được lập trên các cơ sở sau:
+ HS lĩnh hội và hiểu lý thuyết.
+ HS vận dụng lý thuyết, kiến thức đã học vào thực hành.
+ HS thực hành đúng quy trình kỹ thuật.

+ Thực hiện tốt bài thực hành đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường
nơi thực hành.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Qua quá trình thực hiện các nội dung trên trong cuối năm học 2014 – 2015 và
học kỳ I năm học 2015 – 2016 tôi đã nhận được kết quả như sau:
13


a. Việc đối mới khâu tổ chức dạy học:
- Bản thân GV đã đỡ vất vả trong quá trình lập kế hoạch và tổ chức dạy học,
mỗi bài học được soạn theo đúng đặc trưng bộ môn
+ Đối với các tiết thực hành: GV thực hiện đủ 3 phần: Hướng dẫn ban đầu,
hướng dẫn thường xuyên và hướng dẫn kết thúc.
- Có đủ các dụng cụ vật liệu cho HS thực hành do không phải mượn chéo giữa
các lớp. Lớp này thực hiện xong đến lớp khác.
- HS không phải đem dụng cụ, vật liệu đến rồi lại đem về nhiều lần trong tuần.
- Việc thực hiện bài học nhẹ nhàng, khoa học, HS được thực hiện đầy đủ các
bước theo quy trình, đảm bảo tính liên tục và tính sáng tạo trong HS.
- HS hứng thú tham gia học tập.
- Kết quả học tập phản ánh đúng năng lực của HS, HS được kiểm tra và rút
kinh nghiệm ngay sau khi thực hiện.
+ Đối với các tiết lý thuyết: GVcó đủ thời gian để thực hiện các khâu lên lớp
linh hoạt, chủ động, không phải chia nhỏ các nội dung kiến thức của một bài học
cho nhiều buổi học khác nhau. Học sinh học tập chủ động, hứng thú hơn, bớt đi
cảm giác hụt hẫng khi nội dung kiến thức của bài học đang còn dở dang thì đã hết
thời gian.
b. Đổi mới đánh giá kết qủa thực hành.
* Đối với HS:
- HS đã chủ động, tích cực trong việc thực hành.

- Trong quá trình thực hành HS quan tâm hơn đến việc tự uốn nắn các thao tác
kỹ thuật.
- HS tự đánh giá được kết quả học tập của mình từ đó tự điều chỉnh được
phương pháp học tập.
- Nâng cao được tính làm việc hợp tác giữa các cá nhân và hợp tác trong nhóm.
* Đối với giáo viên
- Công việc dạy học nhẹ nhàng hơn nhờ có sự trợ giúp của HS.
- Nhận được kết quả phản hồi từ phía HS nhanh hơn, từ đó điều chỉnh PPDH
cho phù hợp với từng đối tượng HS.
- Áp dụng được các PPDH và các kỹ thuật dạy học có hiệu quả.

14


Kết quả học tập được nâng lên rõ rệt thông qua bảng sau:
Học kỳ II nnăm học 2014 – 2015
Lớp

Tổng số
HS

XL giỏi

XL Khá

XL TB

SL

TL%


SL

TL%

SL

TL%

XL Yếu,
kém
SL TL%

6A

30

7

23.3

10

33.3

12

40

1


1.3

6B

28

5

17.8

7

25.0

14

50.0

2

7.1

Cộng

58

12

20.7


17

29.3

26

44.8

3

5.1

Học kỳ I năm học 2015 – 2016 đạt kết quả như sau:
Lớp

Tổng số
HS

XL giỏi

XL Khá

XL TB

TL%
21,9

SL
11


TL%
34,4

SL
12

TL%
37,5

XL Yếu,
kém
SL TL%
2
6,2

6A

32

SL
7

6B

31

6

19,4


10

32,2

14

45,2

1

3,1

Cộng

63

13

20,6

21

33,3

26

41,3

3


4.8

C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận.
Trong năm học 2015 -2016 tôi vẫn đang tiếp tục thực hiện các giải pháp trên
khi thực hiện nội dung đổi mới này tôi thấy việc dạy học ngày càng có hiệu quả cao
hơn, chất lượng của học sinh ngày càng được cải thiện.
Để thực hiện được nội dung này GV cần nghiên cứu kỹ các tài liệu, tăng cường
vận dụng các kỹ thuật dạy học vào trong các tiết giảng và cần linh hoạt trong tất cả
các khâu lên lớp, bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng của bộ môn để thực hiện.
Việc đánh giá học sinh cần được chính xác và khách quan, đảm bảo phản ánh
đúng kết quả nhận thức của HS sau khi GV thực hiện bài dạy.
Trong quá trình tổ chức thực hiện GV cần nắm vững đặc điểm tâm lý học sinh
và đặc điểm vùng miền, địa bàn dân cư.

15


2. Đề xuất.
Để thực hiện được việc đổi mới tổ chức dạy học cần phải có sự giúp đỡ của
BGH ở các nhà trường tạo điều kiện thì việc tổ chức mới thành công được. Do đó
tôi đề xuất với các đồng chí GV đang trực tiếp giảng dạy môn công nghệ cần
nghiên cứu kỹ và có đề xuất với BGH và Phòng giáo dục để được phép thực hiện
như phương án của tôi đã làm.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Thạch Thành, ngày 10 tháng 04 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người

khác.
Người viết

Nguyễn Thị Phương

16


TÀI IỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn công nghệ, cấp
THCS(kèm theo công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01/9/2011 của Bộ GD&ĐT)
2. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS môn công nghệ . Nhà xuất
bản giáo dục.
3. Một số chuyên để bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên THCS. Bộ GD&ĐT
– Dự án phát triển giáo dục THCS II.
4. Tài liệu tập huấn giáo viên dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức
kỹ năng trong chương trình giáo dục phổ thông môn công nghệ THCS - Bộ
GD&ĐT
5. Tài liệu chuân kiến thức kỹ năng quyển 1, quyển 2 môn công nghệ - Bộ
GD&ĐT.
6. Phân phối chương trình môn công nghệ THCS – Sở GD&ĐT Thanh Hóa
tháng 10 năm 2011.
7. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn công nghệ THCS – Nhà
xuất bản giáo dục.
8. Luật Giáo dục 2005, Luật Giáo dục sửa đổi bổ xung.

17




×