Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Một số kinh nghiệm bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn sinh học lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.65 KB, 28 trang )

A. MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ở thời đại nào cũng vậy, người tài đều có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến
sự sống còn của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam ta điều đó lại càng được khẳng định rõ
nét qua lịch sử của dân tộc. Người xưa từng nói: “Hiền tài là nguyên khí của quốc
gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước
yếu rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc
bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc làm đầu tiên”. –
“Hiền tài là nguyên khí quốc gia – Thân Nhân Trung”.
Tiếp nối truyền thống ấy, ngày nay Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục là
quốc sách hàng đầu. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định
"Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại
hoá, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý
giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt”
và “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa
và con người Việt Nam". Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đã định
hướng: "Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất
lượng cao là một đột phá chiến lược".
Trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước
thì mục tiêu bồi dưỡng nhân tài càng được quan tâm nhiều hơn, nhà nước ta đã xác
định: Đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho sự phát triển, như vậy việc phát hiện
và bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường phổ thông chính là bồi dưỡng nhân tài cho
tương lai, đây là việc làm có ý nghĩa rất quan trọng đối với người giáo viên nói
riêng và Ngành giáo dục nói chung về việc bồi dưỡng đào tạo nhân tài cho đất
nước.
Nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu trên, trong nhiều năm qua phòng
GD&ĐT Thạch Thành là một trong những đơn vị luôn quan tâm, sâu sát và luôn là
đơn vị dẫn đầu khu vực miền núi của tỉnh Thanh Hóa trong công tác tuyển chọn và
bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp nói chung và bậc học THCS nói riêng. Đặc biệt, để
cụ thể hóa các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng mũi nhọn, được sự quan tâm


của lãnh đạo Huyện uỷ, UBND huyện và đặc biệt là Phòng GD&ĐT Thạch Thành,
từ năm học 2009 - 2010 trường THCS Vân Du (đơn vị tôi đang công tác) đã được
chủ tịch UBND huyện phê duyệt xây dựng nhà trường là một trong hai trung tâm
giáo dục chất lượng cao của huyện nhà. Do vậy trường THCS Vân Du cũng chính
là một trong những đơn vị được Phòng giáo dục Thạch Thành giao nhiệm vụ nòng
cốt trong bồi dưỡng đội ngũ học sinh giỏi các cấp, đặc biệt là đội tuyển học sinh
giỏi các môn văn hóa lớp 9 dự thi cấp tỉnh.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn sinh học, tôi xác định ngoài các
nhiệm vụ chuyên môn khác thì việc bồi dưỡng học sinh giỏi cũng là một trong
những nhiệm vụ cần hết sức được quan tâm và đầu tư. Bởi vì đối với các nhà
trường, chất lượng học sinh giỏi các bộ môn phản ánh một cách chính xác hơn năng
1


lực dạy học của giáo viên, đặc biệt là năng lực chuyên sâu bộ môn của giáo viên
giảng dạy. Bồi dưỡng học sinh giỏi là một công việc khó khăn và lâu dài, đòi hỏi
nhiều công sức của thầy và trò cũng như kinh nghiệm của người giáo viên. Ngay cả
các tiết dạy thông thường trên lớp cũng cần có sự đầu tư kĩ lưỡng, chuẩn bị chu đáo
thì mới có thể dạy tốt và mang lại hiệu quả được thì đối với các tiết dạy bồi dưỡng
học sinh giỏi còn có những yêu cầu cao hơn rất nhiều. Bản thân tôi cũng đã tìm
hiểu qua nhiều luồng thông tin, qua sách báo, tài liệu. qua mạng Internet, qua học
hỏi đồng nghiệp, dự các chuyên đề …nhưng nhìn chung chưa tìm được câu trả lời
thực sự thấu đáo, hệ thống, đầy đủ về vấn đề này.
Từ những cơ sở trên, là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn sinh học của
nhà trường, bản thân tôi thấy cần phải có trách nhiệm cao trong việc nghiên cứu,
tìm tòi để đưa ra các giải pháp nhằm góp phần nâng cao số lượng cũng như chất
lượng đội tuyển học sinh giỏi bộ môn mình phụ trách. Do vậy tôi đã lựa chọn và
mạnh dạn trình bày sáng kiến kinh nghiệm “Một số kinh nghiệm bồi dưỡng đội
tuyển học sinh giỏi môn sinh học lớp 9”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Trường THCS Vân Du là một trong 2 trung tâm giáo dục chất lượng cao của
huyện Thạch Thành, ngoài nhiệm vụ đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện cũng
như giáo dục đại trà thì nhiệm vụ nâng cao chất lượng mũi nhọn, đặc biệt là công
tác bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi các các môn văn hóa là một trong những
nhiệm vụ trọng tâm. Trong nhiều năm qua, nhà trường luôn là đơn vị đứng trong
tốp đầu của huyện nhà trong chất lượng giáo dục cũng như kết quả dự thi học sinh
giỏi các cấp. Tuy vậy số lượng cũng như chất lượng của các đội tuyển học sinh giỏi
nói chung cũng như môn sinh học nói riêng còn chưa ổn định, chưa đạt được nhiều
giải cao trong các kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh, có năm môn sinh học còn không có
học sinh được lựa chọn trong đội tuyển dự thi tỉnh.
Là một giáo viên trẻ, được trang bị đầy đủ kiến thức cũng như kỹ năng
nghiệp vụ và có khả năng tiếp cận tốt với công nghệ thông tin, trong quá trình công
tác tôi thấy bản thân mình cần phải cố gắng và nỗ lực hơn nữa, đặc biệt là phải làm
sao góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi do mình phụ
trách. Qua một số năm trực tiếp tham gia bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn
sinh học lớp 9 cho phòng Giáo dục Thạch Thành dự thi tỉnh, tôi đã có điều kiện tiếp
xúc với các đồng nghiệp trong tổ, khảo sát và trải nghệm thực tế và đã thấy được
nhiều vấn đề mà trong đội tuyển học sinh còn lúng túng, những giải pháp còn chưa
phù hợp … Từ những khó khăn, vướng mắc đó, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và tìm ra
được một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng đội tuyển
học sinh giỏi môn sinh học lớp 9.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi
dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn sinh học 9
2


IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp chủ yếu:
Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, tôi sử dụng phương pháp chủ

yếu là phương pháp tổng kết kinh nghiệm, được thực hiện theo các bước:
- Xác định đối tượng nghiên cứu: Xác đinh được các khó khăn, vướng mắc trong
những năm đầu tham gia bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi, tôi xác định được đối
tượng cần nghiên cứu là: các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng đội
tuyển học sinh giỏi môn sinh học lớp 9.
- Sưu tầm tài liệu
- Phát triển đề tài và đúc rút kinh nghiệm: áp dụng các giải pháp đã được tìm tòi
nghiên cứu vào thực tiễn giảng dạy.
- Phân tích: Tìm ra được nguyên nhân của thành công hay thất bại, những thuận lợi,
khó khăn khi áp dụng đề tài … những điều chỉnh cần thiết.
- Viết bài.
2. Phương pháp hỗ trợ:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập
thông tin…
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ rất quan trọng, lớn lao,
khó khăn, nặng nề nhưng rất đỗi vinh dự. Trên thế giới việc phát hiện và bồi dưỡng
học sinh giỏi đã có từ rất lâu và có lịch sử nghiên cứu ở các quốc gia. Nhiều nước
trên thế giới đã tập trung và chăm lo để giáo dục phát triển trước một bước nhằm
đón đầu yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Có thể nói hầu như tất cả các nước đều
coi trọng vấn đề đào tạo và bồi dưỡng học sinh giỏi trong chương trình giáo dục
phổ thông, một số nước coi đó là một dạng giáo dục đặc biệt.
Ở Việt Nam vấn đề bồi dưỡng người tài được nhiều triều đại Việt Nam coi là
công việc hàng đầu của đất nước và đúc rút thành kinh nghiệm quí báu "Hiền tài là
nguyên khí quốc gia". Kế thừa truyền thống hiếu học trọng giáo dục, trọng nhân tài
của dân tộc Việt Nam, Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng sự nghiệp giáo dục và
đào tạo, quan tâm đến nhân tố con người và bồi dưỡng nhân tài. Các văn kiện đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, lần thứ IX, cũng như văn kiện đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ X, XI đều khẳng định: "Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục và

đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài; Giáo dục đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là nhân tố quyết định
tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư
phát triển" Nhiệm vụ nâng cao chất lượng đại trà, chất lượng mũi nhọn là một việc
làm thiết thực của các cấp quản lý giáo dục nói chung, các cơ sở giáo dục nói riêng.
Ổn định, phát huy chất lượng đại trà và nâng cao chất lượng mũi nhọn của các nhà
trường phổ thông nói chung, bậc học THCS nói riêng đã góp phần tích cực cùng
với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tộc đẩy mạnh " Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa"
3


đất nước và tạo tiền đề vững chắc để xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN, theo xu thế hội nhập với thế giới một cách toàn diện.
Theo từ điển giáo dục: Bồi dưỡng học sinh giỏi là quá trình trang bị thêm
kiến thức kĩ năng nhằm mục đích nâng cao và hoàn thiện năng lực trong các lĩnh
vực cụ thể. Bồi dưỡng học sinh giỏi là chủ động tạo ra môi trường và những điều
kiện thích hợp cho người học phát huy cao độ nội lực của mình đi đôi với việc tiếp
nhận một cách thông minh hiệu quả ngoại lực (Người thầy có vai trò quan trọng
hàng đầu) mà cốt lõi là giúp người học về phương pháp, biết cách học, cách nghiên
cứu, cách tư duy cách tự đánh giá, tận dụng phương tiện hiện đại nhất để tìm kiếm,
thu thập, để xử lí thông tin để tự học.
Bồi dưỡng học sinh giỏi là một việc làm rất quan trọng, người ta đã khẳng
định: Nhân tài không phải là sản phẩm tự phát mà phải được phát hiện và bồi
dưỡng công phu. Nhiều tài năng có thể bị mai một đi nếu không được phát hiện
và sử dụng đúng lúc.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM
II.1. Những thuận lợi, khó khăn khi áp dụng đề tài:
II.1.1. Thuận lợi:
- Công tác trong nhà trường có bề dày truyền thống và thành tích, nhiều giáo

viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và có kinh nghiệm trong công tác bồi
dưỡng đội tuyển học sinh giỏi các cấp. Được sự góp ý, quan tâm, tạo điều kiện và
chỉ đạo kịp thời của BGH nhà trường, tổ chuyên môn.
- Là giáo viên trẻ, nhiệt tình, được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng nghề
nghiệp, có khả năng tiếp cận tốt với công nghệ thông tin. Tích cực trao đổi, học hỏi
bạn bè đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường để học hỏi và rút ra được những kinh
nghiệm cần thiết áp dụng vào công tác.
II.1.2. Khó khăn:
- Số lượng học sinh trong địa bàn Thị trấn Vân Du ít, lại không thu hút được
học sinh tại các xã lân cận (tổng số học sinh toàn trường những năm gần đây chỉ
trên, dưới 200 học sinh, học sinh khối 9 chỉ có dưới 50 em) nên khó chọn nguồn
học sinh giỏi.
- Trình độ dân trí không đồng đều, quan niệm về việc đầu tư học tập của con
em của nhiều bậc phụ huynh còn hạn chế, chưa có tác dụng thúc đẩy phong trào
giáo dục ở địa phương.
- Các em lớp 9 đã được tiếp cận với các nội dung sinh hoạt hướng nghiệp, đa
số phụ huynh học sinh đã bước đầu định hướng nghề nghiệp và định hướng thi khối
cho con em mình. Việc thi chất lượng đầu vào lớp 10 không có môn sinh học, do
vậy thường các em chỉ lựa chọn các môn học mang tính thực dụng cao như Văn,
Toán, Tiếng Anh … Nhiều em học tốt môn sinh học nhưng lại không tham gia vào
đội tuyển do sự định hướng của gia đình.
4


- Chế độ đãi ngộ và khuyến khích cho giáo viên và học sinh tham gia bồi
dưỡng học sinh giỏi đã thực hiện theo đúng quy định, song vẫn chưa thể đáp ứng
với công sức, trí tuệ của thầy và trò.
II.2. Thực trạng về bồi dưỡng học sinh giỏi và số lượng, chất lượng giải học
sinh giỏi trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài.
Tôi tốt nghiệp và ra trường công tác từ tháng 10 năm 2004, vào thời điểm đó

nhà trường có 3 giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy môn sinh học nên tôi được
chuyên môn nhà trường phân công giảng dạy sinh học khối 6 và 7. Từ năm 2006 tôi
tham gia làm kiêm nhiệm công tác Tổng phụ trách đội và giảng dạy 1 khối và theo
lớp từ lớp 6 đến lớp 9. Do đó năm học 2008 – 2009 là năm học đầu tiên tôi tham
gia giảng dạy trực tiếp môn sinh học lớp 9 nhưng chưa tham gia bồi dưỡng học sinh
giỏi.
Từ đó đến nay, do làm công tác kiêm nhiệm nên tôi chỉ mới trực tiếp tham
gia bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi vào các năm: Năm học 2010 – 2011; năm học
2013 – 2014 và năm học 2015 – 2016; Các năm còn lại do giáo viên khác bồi
dưỡng nhưng chất lượng học sinh giỏi môn sinh học nhìn chung chưa cao, cụ thể
như năm học 2014 – 2015 có 7 em tham gia thi học sinh giỏi môn sinh lớp 9 cấp
huyện thì chỉ 01 em đạt giải khuyến khích và không có học sinh tham gia dự thi cấp
tỉnh.
Khi được giao nhiệm vụ giảng dạy và trực tiếp bồi dưỡng đội tuyển vào các
năm học như tôi đã trình bày ở trên, với việc áp dụng các giải pháp trong đề tài
nghiên cứu thì kết quả có sự thay đổi rõ rệt. Học sinh hứng thú và tự tin khi tham
gia vào đội tuyển, các em chủ động và lạc quan khi làm bài, chất lượng và số lượng
giải tăng lên (sẽ trình bày ở phần IV), đây là niềm động viên, khích lệ vô cùng to
lớn đối với bản thân tôi và cũng là động lực để tôi cố gắng và nỗ lực hơn nữa.
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Muốn bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi đạt kết quả cao, theo tôi cần có
nhiều yếu tố: đó là sự chỉ đạo kịp thời, sát sao của Phòng giáo dục huyện, sự quan
tâm của BGH, chuyên môn nhà trường; sự ủng hộ, tạo điều kiện của gia đình học
sinh, công tác khuyến học, khuyến tài của hội khuyến học … nhưng quan trọng
nhất vẫn là 2 yếu tố, đó là giáo viên đứng lớp và học sinh.
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là việc làm thường xuyên, liên tục và cũng
là nhiệm vụ của bất cứ giáo viên đứng lớp nào, tùy vào môn học và điều kiện cụ thể
từng nhà trường và địa phương mà giáo viên có các giải pháp và phương án phù
hợp, hiệu quả. Đã có nhiều giáo viên nói chung và giáo viên bộ môn sinh học nói
riêng tại huyện Thạch Thành đạt được đỉnh cao trong kết quả bồi dưỡng học sinh

giỏi, nhưng trong khuôn khổ của đề tài cũng như điều kiện cụ thể áp dụng tại
trường THCS Vân Du, tôi chỉ xin tập trung vào các giải pháp mà bản thân tôi đã và
đang làm và bước đầu đạt kết quả.

5


III.1. Người giáo viên phải luôn giữ được ngọn lửa nhiệt tình, tâm huyết với
nghề nghiệp
Dạy học sinh học nói chung và đặc biệt là sinh học ở cấp THCS hiện nay gặp
rất nhiều khó khăn và rào cản, nguyên nhân xuất phát từ nhiều phía, nhưng cơ bản
vẫn là quan niệm coi môn sinh học là môn phụ, môn không quan trọng. Mặt khác
cá nhân học sinh và gia đình đã có định hướng ban đầu về nghề nghiệp và dự định
học theo khối mà khối B rất ít có học sinh lựa chọn. Một số năm gần đây, việc thi
tuyển vào lớp 10 chỉ thực hiện ở 3 môn, trong đó không có môn sinh học nên xu
hướng học thực dụng đã khiến cho nhiều em không tha thiết với bộ môn sinh học.
Về phía bản thân giáo viên, một bộ phận không nhỏ cũng có quan niệm bộ môn
mình trực tiếp đang giảng dạy là không quan trọng nên cũng ít có sự đầu tư kĩ
lưỡng. Đứng trước thực tế đó, nếu giáo viên chỉ lên lớp cho hết trách nhiệm, kém
nhiệt tình, tâm huyết … thì sẽ vô tình đẩy xa các em hơn đối với bộ môn sinh học.
Trước khá nhiều bất lợi như thế, người giáo viên phải làm thế nào để dạy tốt môn
sinh học và khiến học sinh yêu thích, say mê môn học? Đó là câu hỏi, là nỗi niềm
trăn trở của biết bao thầy cô và cũng như suy nghĩ của bản thân tôi. Vì vậy muốn
cho học sinh yêu thích môn sinh học, nhất là trong thời điểm nhạy cảm này thì
người giáo viên phải luôn giữ được ngọn lửa đam mê của tình yêu nghề nghiệp và
lan truyền ngọn lửa ấy đến với các em học sinh.
Trong dạy học, mỗi môn học đều có giá trị riêng của nó, người giáo viên
phải thực sự nhiệt tình, xem việc giảng dạy bộ môn của mình là trách nhiệm, là sứ
mệnh cao cả và là vinh quang nghề nghiệp. Bởi vì việc thầy cô có yêu nghề, yêu
thích bộ môn của mình giảng dạy thì mới tạo được tiền đề tốt nhất để động viên,

khơi gợi niềm đam mê học tập bộ môn của các em học sinh. Đây cũng chính là
động lực để tôi luôn cố gắng tìm tòi, suy ngẫm, tìm ra những phương pháp hợp lí,
phù hợp nhất đối với từng đối tượng học sinh để giảng dạy có hiệu quả. Từ đó giúp
các em có niềm tin, sự đam mê và hứng thú tìm tòi kiến thức trong bộ môn sinh
học.
Đối với bản thân tôi, từ sự đam mê, tâm huyết nghề nghiệp và ý thức cầu tiến
tôi đã từng bước trưởng thành trong lĩnh vực chuyên môn, dần tạo được uy tín
trước bạn bè, đồng nghiệp, với phụ huynh học sinh và đặc biệt là đã lôi cuốn được
các em học sinh đến với môn học của mình. Trong những năm gần đây số lượng
học sinh tự nguyện đăng kí tham gia đội tuyển môn sinh học đã tăng lên, các em
thực sự say mê môn học, tự tin với lựa chọn của mình. Qua theo dõi, nhiều em học
sinh trong đội tuyển môn sinh học do tôi phụ trách, sau khi tốt nghiệp THCS và học
lên THPT, các em vẫn lựa chọn đội tuyển môn sinh học dự thi tỉnh và đạt giải,
nhiều em hiện nay đang là sinh viên của các trường đại học y Hà Nội, Thái Bình.
Tuy kết quả việc bồi dưỡng học sinh giỏi còn khiêm tốn, còn chưa theo kịp nhiều
huyện ở miền xuôi nhưng đây cũng là động lực giúp tôi tự tin và tiếp tục cố gắng
hơn nữa trong những năm tiếp theo.

6


III.2. Chủ động phân loại học sinh, phát hiện những học sinh có khả năng về
môn sinh học và tiến hành tuyển chọn đội tuyển học sinh giỏi
Trong chương trình trung học cơ sở, các em được tiếp cận với bộ môn sinh
học ngay từ năm học lớp 6, tuy vậy chương trình thi học sinh giỏi môn sinh học cấp
huyện và cấp tỉnh chỉ tập trung ở lớp 9. Mặt khác, kiến thức của chương trình sinh
học khối 6, 7, 8 thường ít liên quan đến nội dung sinh học 9, do vậy ít có tính kế
thừa về kiến thức bộ môn. Hơn nữa ở chương trình lớp 6, 7, 8 chủ yếu chỉ có kiến
thức lí thuyết, nếu học sinh cần cù, chăm chỉ vẫn có thể đáp ứng được yêu cầu của
bộ môn. Nhưng đến chương trình sinh học lớp 9, ngoài kiến thức lí thuyết, các em

còn phải vận dụng để giải bài tập, đặc biệt ở phần Di truyền và biến dị có nhiều bài
tập khó đòi hỏi khả năng tư duy cao. Do vậy trong việc phát hiện và tuyển chọn đội
tuyển học sinh giỏi môn sinh học 9 cần lưu ý tới yếu tố này.
Thực tế trong giảng dạy, có một số học sinh ở chương trình lớp 6, 7, 8 học
khá tốt môn sinh học và có điểm tổng kết tương đối cao về môn học nhưng đến
chương trình sinh học 9 thì lại không đáp ứng được yêu cầu của bộ môn. Ngược lại
có những học sinh ở lớp 8 có điểm tổng kết chỉ ở mức khá cứng về môn sinh học
nhưng có khả năng tư duy tốt thì ở chương trình sinh học lớp 9 các em lại học rất
tốt. Điển hình như năm học 2012 – 2013 có em Trịnh Quang Thi học rất tốt môn
sinh học 8, qua đợt giao lưu học sinh giỏi huyện em đạt giải nhì, nhưng đến năm
học lớp 9, em chỉ đạt giải khuyến khích cấp huyện và không được chọn vào đội dự
thi tỉnh. Năm học 2015 – 2016 trong đội tuyển học sinh giỏi môn sinh học có em
Nguyễn Lan Phương mặc dù ở năm học lớp 8 em chỉ đạt điểm tổng kết môn sinh
học là 7,5 (loại khá) nhưng đến năm lớp 9 em đã đạt giải nhì huyện và giải nhì tỉnh.
Như vậy trong việc tuyển chọn đội tuyển học sinh giỏi môn sinh học 9 theo
tôi cần lưu ý mấy điểm sau:
- Thứ nhất: Phải theo dõi ngay từ năm học lớp 8 và phát hiện những học sinh
có khả năng tư duy tốt, có tố chất để có thể đáp ứng được yêu cầu của kiến thức
thuộc chương trình sinh học lớp 9 (kinh nghiệm của tôi là chọn những em học tốt
các môn tự nhiên như toán, vật lí, hóa học … thì sẽ học tốt môn sinh học). Từ cuối
năm học lớp 8, tiến hành phổ biến chủ trương thành lập đội tuyển để các em đăng
kí và lập danh sách đội tuyển.
- Thứ hai: Tham mưu với BGH nhà trường, tổ chuyên môn, họp ý với giáo
viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn khác để thống nhất danh sách đội tuyển.
Trường hợp một em có nhiều giáo viên ở đội tuyển khác lựa chọn thì phải có các ý
kiến để phân tích, đánh giá khả năng của học sinh phù hợp với đội tuyển nào. Đối
với trường THCS Vân Du thường thì ngoài căn cứ là nguyện vọng lựa chọn đội
tuyển của bản thân các em học sinh, còn có sự can thiệp của chuyên môn nhà
trường, sự thống nhất của các giáo viên bộ môn dạy lớp 9 trong việc chọn và phân
chia đội tuyển để đảm bảo mỗi đội tuyển đều có nhân tố tốt nhất ở bộ môn của

mình.
- Thứ ba: Việc lựa chọn đội tuyển nên lập danh sách số học sinh nhiều hơn số
học sinh thuộc đội tuyển chính thức, điều này giúp giáo viên không bỏ sót những
7


học sinh có tố chất thuộc môn học của mình. Hơn nữa, trong quá trình bồi dưỡng,
kiểm tra và khảo sát có thể loại bớt học sinh không đáp ứng được yêu cầu của bộ
môn, việc này vừa thúc đẩy và tạo động lực để các em còn lại học tốt hơn vừa tạo
sự cạnh tranh lành mạnh để các em cùng phấn đấu.
Thực tế, số lớp ở mỗi trường THCS trên địa bàn huyện Thạch Thành hiện
nay thường dao động ở 8 lớp, số học sinh khối 9 dao động ở mức 50 học sinh. Ở
trường THCS Vân Du chúng tôi thì còn ít hơn nữa (thường ít hơn 50 học sinh, có
năm dưới 40 học sinh) nên việc lựa chọn nguồn cho mỗi đội tuyển (9 đội tuyển)
thường rất khó khăn. Cố gắng sắp xếp hợp lí thì mỗi môn cũng chỉ có 1 đến 2 học
sinh “cứng” thuộc bộ môn của mình – đây cũng chính là dự nguồn để các em có thể
tham gia đội tuyển dự thi cấp tỉnh. Chính vì vậy, đối với môn sinh học, ngoài 1-2
học sinh thuộc diện “cứng” (nhưng cũng chỉ là những học sinh nằm ở “tốp 2” sau
các môn Toán, Lí, Hóa …) có thể đáp ứng tốt yêu cầu của bộ môn thì tôi thường
phải chọn thêm các học sinh khác mà những học sinh này không được đội tuyển
nào lựa chọn – đây cũng chính là khó khăn lớn nhất trong việc tuyển chọn đội
tuyển mà tôi gặp phải. Do vậy trong quá trình ôn luyện, giáo viên gặp rất nhiều khó
khăn về khả năng tư duy, tính toán của các em, điều này lại cần thêm sự cần mẫn,
chăm chút và sự dày công của giáo viên ôn luyện.
III.3. Thời gian bồi dưỡng
- Để bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả thì giáo viên cũng như nhà trường
phải có kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi ngay từ cuối năm học trước (cuối năm
lớp 8) để đầu năm học mới có thể tiến hành sớm việc ôn luyện, không dồn ép ở các
tháng cuối trước khi thi. Vì như thế vừa quá tải đối với học sinh vừa ảnh hưởng đến
quá trình tiếp thu kiến thức ở các môn học khác. Thông thường tôi tiến hành việc

ôn luyện cho đội tuyển ngay ở tuần học đầu tiên của năm học mới. Và để việc ôn
luyện thực sự có hiệu quả tốt thì mỗi tuần phải có 2 buổi bồi dưỡng cho đội tuyển.
- Việc bồi dưỡng học sinh giỏi có thể tiến hành ngay cả trên các tiết học
chính khóa (dành cho các em câu hỏi, bài tập ở mức độ nâng cao), trong các buổi
chiều và dạy ngay tại nhà, có những thời điểm phải bồi dưỡng cả buổi tối. Thực tế
tùy từng thời gian và yêu cầu công việc cụ thể ở từng thời điểm của nhà trường mà
có những tuần không thực hiện được kế hoạch ôn luyện, do vậy giáo viên phải
tranh thủ thời gian và sắp xếp lịch bồi dưỡng bù hợp lí để việc bồi dưỡng không bị
ngắt quãng.
III.4. Lập kế hoạch bồi dưỡng
Thông thường, ở mỗi nhà trường bộ phận chuyên môn sẽ có kế hoạch chung
và lịch cụ thể cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở mỗi môn học. Tuy nhiên để
chủ động hơn và đảm bảo phân bố hợp lí thời gian ôn luyện cho mỗi chuyên đề
kiến thức, tôi thường lập kế hoạch bồi dưỡng cụ thể cho môn của mình.
Khi lập kế hoạch bồi dưỡng tôi căn cứ vào nhiều yếu tố: Trước hết, phải căn
cứ vào thời gian tổ chức kì thi học sinh giỏi cấp huyện của Phòng giáo dục, từ đó
8


xác định được nội dung và giới hạn kiến thức cần ôn luyện. (Thời gian thi thường
được thông báo trước trong kế hoạch giáo dục năm học của Phòng giáo dục ngay từ
đầu năm học). Căn cứ vào kế hoạch ôn luyện chung của nhà trường, lịch học thêm
buổi chiều của học sinh trong đội tuyển,… để tránh tình trạng công việc chồng
chéo và không thực hiện được kế hoạch.
Trong kế hoạch bồi dưỡng đội tuyển, phải thể hiện được các chuyên đề thuộc
nội dung bồi dưỡng, thời gian bồi dưỡng, phần điều chỉnh kế hoạch. Lưu ý, phải
dành một khoảng thời gian nhất định – khoảng ¼ thời gian ôn luyện để các em
luyện đề.
Sau đây tôi xin trình bày mẫu kế hoạch bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi
môn sinh học mà tôi vẫn thường thiết kế:

KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI
MÔN SINH HỌC 9 – NĂM HỌC 2015 - 2016
1.
a.
b.
2.
3.
TT

Đặc điểm tình hình chung
Thuận lợi
Khó khăn
Biện pháp thực hiện kế hoạch
Danh sách theo dõi kết quả khảo sát học sinh giỏi
Họ và tên
Kết quả các lần khảo sát
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4
….

Lần n

Ghi
chú

1
2
4. Kế hoạch cụ thể:
4.1 Chuyên đề 1: Các thí nghiệm của Menđen
Ngày bồi
Số Điều

Buổi
Nội dung bồi dưỡng
dưỡng
tiết chỉnh
- Lí thuyết lai một cặp tính trạng
2
1
29/08/2015
- Hướng dẫn làm bài tập lai một cặp tính trạng
2
2
30/08/2015 - Luyện các dạng bài tập lai một cặp tính trạng
4
- Lí thuyết lai hai cặp tính trạng
2
3
12/09/2015 - Hướng dẫn cách làm các bài tập lai hai cặp 2
tính trạng.
4
13/09/2015 - Luyện các dạng bài tập lai hai cặp tính trạng
4
- Kiểm tra
2
5
19/09/2015 - Luyện giải các dạng bài tập thường gặp phần 2
các thí nghiệm của menđen.
4.2. Chuyên đề II - Nhiễm sắc thể

(Chuyên đề này và các chuyên đề còn lại cũng lập kế hoạch bồi dưỡng tương
tự như chuyên đề 1)

9


Do năm 2015 – 2016, thời điểm tổ chức kì thi học sinh giỏi cấp huyện vào
ngày 30/11/2015, do đó tương ứng với nội dung và giới hạn kiến thức ôn luyện
thuộc 4 chương đầu tiên phần di truyền và biến dị sinh học 9. Như vậy tương ứng
với mỗi chương tôi dành thời gian 5 buổi để ôn luyện, tổng thời gian ôn luyện cho
các chuyên đề (4 chuyên đề tương ứng với 4 chương) khoảng 20 buổi, còn lại tôi
dành 5 buổi cuối để các em luyện đề tổng hợp.
*Lưu ý: Trên đây là kế hoạch bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi dự thi cấp
huyện, ngay sau khi có kết quả việc chọn đội tuyển dự thi cấp tỉnh, nếu có học sinh
tham gia vào đội tuyển dự thi tỉnh thì tôi lại tiếp tục lập kế hoạch cho việc ôn luyện
ở giai đoạn tiếp theo.
III.5. Tài liệu bồi dưỡng
Có thể nói, việc sưu tầm, sử dụng tài liệu bồi dưỡng có ý nghĩa vô cùng quan
trọng đối với kết quả bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi. Đó chính là cẩm nang để
giúp các em tiếp cận gần nhất với các nội dung kiến thức cần ôn luyện, mở rộng
được kiến thức của mình. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường sách, có vô vàn
những tài liệu nâng cao, hướng dẫn ôn luyện học sinh giỏi, thi vào 10 hay trường
chuyên, lớp chọn … Nhưng tựu chung lại không có một tài liệu nào là đáp ứng
được tối ưu cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Nếu giáo viên sử dụng quá nhiều tài
liệu sẽ gây rối hoặc nhiễu kiến thức, khó tập trung vào các vấn đề trọng tâm, nhưng
nếu sử dụng ít tài liệu hoặc chỉ tập trung vào 1 cuốn nào đó thì cũng sẽ khó có kết
quả cao được.
Với bản thân tôi, trong những năm đầu tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi,
việc tìm kiếm nguồn tài liệu tham khảo thực sự lúng túng, không biết chọn mua
hoặc phải sử dụng loại tài liệu nào. Theo kinh nghiệm cũng như được bạn bè, đồng
nghiệp tư vấn, tôi đã sưu tầm được cuốn “Lí thuyết và bài tập sinh học 9” của
PGS.TS. Trịnh Nguyên Giao – PGS.TS. Lê Đình Trung – Nhà xuất bản giáo dục.
Khi sử dụng cuốn tài liệu này tôi thấy thực sự có hiệu quả đối với việc dạy học ở

trên lớp, đặc biệt là phần kiến thức lí thuyết. Tuy nhiên, so với các yêu cầu của đề
thi học sinh giỏi cấp huyện, đặc biệt là yêu cầu của đề thi học sinh giỏi tỉnh Thanh
Hóa thì cuốn sách này chỉ tham khảo được một phần.
Một nguồn tài liệu nữa cũng hết sức phong phú và hữu ích đó là các chuyên
đề bồi dưỡng học sinh giỏi của đồng nghiệp đăng trên thư viện giáo án điện tử
violet, hệ thống đề thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh trong cả nước được đăng
tải trên thư viện đề thi và kiểm tra của thư viện trực tuyến violet. Nguồn đề thi này
rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên không phải đề thi nào cũng phù hợp và chính
xác, tùy chỉ đạo chuyên môn của từng sở giáo dục mà kiến thức trong chương trình
thi cũng có sự khác nhau. Do vậy trong việc tham khảo nguồn đề thi này cũng cần
có những lưu ý và chọn lọc kỹ càng. Bản thân tôi thì việc tải đề thi từ nguồn thư
viện này là việc làm thường xuyên bởi thư viện cũng luôn cập nhật và được đồng
nghiệp trên cả nước đăng tải liên tục nguồn đề thi mới. Qua thực tế và kinh nghiệm
của bản thân thì tôi thấy nhiều đề thi ở các địa phương có sự đầu tư kĩ lưỡng, chất
10


lượng đề thi phần lớn đảm bảo, có nhiều câu hỏi và bài tập hay, thiết thực. Tuy vậy
cũng có một số nội dung và các câu hỏi trùng lặp nhau, hoặc không phù hợp với
chương trình thi học sinh giỏi của huyện nhà và của tỉnh. Tôi đã có trong kho tư
liệu của mình hàng trăm đề thi học sinh giỏi các cấp, đề thi vào các trường THPT
chuyên ở nhiều địa phương, phần lớn các đề có giá trị. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt
ra là làm thế nào để khai thác và sử dụng hiệu quả được nguồn tài liệu vô cùng hữu
ích này. Năm đầu tiên ôn luyện học sinh giỏi, tôi in toàn bộ hệ thống đề thi ra và
đóng thành tập, khi dạy đến phần nào thì tôi đọc câu hỏi hoặc bài tập thuộc chương
trình của chuyên đề đó ở các đề thi cho học sinh luyện và tham khảo, những câu hỏi
hoặc bài tập đã được làm thì tôi đánh dấu lại để tránh bì trùng lặp. Tuy nhiên trong
quá trình thực hiện, tôi thấy cách làm này tương đối mất nhiều thời gian, việc sắp
xếp các câu hỏi chưa có tính hệ thống, đôi khi còn lộn xộn hay bị lặp câu hỏi. Lúc
đó tôi bắt đầu nghĩ, tại sao mình không gom và phân loại hệ thống câu hỏi lí thuyết

và bài tập theo chuyên để để thuận lợi cho quá trình giảng dạy?
Nghĩ là làm, tôi bắt tay vào việc biên soạn lại hệ thống tài liệu phục vụ cho
việc bồi dưỡng học sinh giỏi của mình. Với nguồn tư liệu là các bản mềm từ hàng
trăm đề thi học sinh giỏi cũng như các chuyên đề trên mạng internet mà mình đã
sưu tầm được, tôi tiến hành copi và sắp xếp lại hệ thống câu hỏi và bài tập theo
từng chuyên đề.
Đầu tiên, tôi tạo ra các thư mục mới mà mỗi thư mục là tên một chuyên đề,
sau đó lần lượt mở từng đề thi, tiến hành copi câu hỏi, bài tập và đáp án trong từng
đề và sắp xếp riêng vào các thư mục đã tạo, cứ như vậy cho đến hết nguồn đề thi đã
sưu tầm. Tôi sắp xếp phần câu hỏi lí thuyết trước, phần bài tập vận dụng sắp xếp
sau, những câu hỏi, bài tập thuộc chuyên đề nào thì được xếp vào thư mục tương
ứng với chuyên đề đó. Cụ thể tôi đã tạo ra 10 thư mục lớn – tương ứng với 10
chương thuộc chương trình sinh học lớp 9 với mỗi chương là một chuyên đề (Gồm
6 chương phần Di truyền và biến dị và 4 chương thuộc phần sinh vật và môi
trường).
Sau khi đã có được nguồn tư liệu thuộc các thư mục lớn, tôi tiến hành kiểm
tra lại, sắp xếp các câu hỏi và bài tập đã gom vào từng thư mục con theo thứ tự
logic, đánh số thứ tự cho từng câu hỏi hoặc bài tập. Những câu hỏi và bài tập không
phù hợp thì xóa bỏ, bổ sung thêm những câu hỏi và dạng bài tập còn thiếu. Ví dụ,
trong chuyên đề I: Các thí nghiệm của Menđen, tôi chia thành 3 chuyên đề nhỏ: 1.
Lai một cặp tính trạng; 2. Lai hai cặp tính trạng; 3. Ứng dụng toán xác suất trong
giải bài tập lai một cặp tính trạng, bài tập lai hai cặp tính trạng.
Bước tiếp theo, tôi soạn bổ sung vào phần đầu của mỗi thư mục con nội dung
kiến thức lí thuyết trọng tâm của chuyên đề, phương pháp và các công thức tổng
quát cần áp dụng để giải từng dạng bài tập vận dụng sau đó đến phần bài tập mẫu
và cách giải. Hằng năm, tôi tiến hành bổ sung thêm những câu hỏi và dạng bài tập
mới cho từng chuyên đề tương ứng để tài liệu được đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Với cách làm như trên, tôi đã xây dựng và biên soạn được bộ tài liệu phù hợp
và rất hữu ích phục vụ cho công tác bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi. Việc biên
11



soạn tài liệu ban đầu khá mất nhiều thời gian và công sức, đòi hỏi phải có sự đầu
tư, chăm chút và tính kiên trì. Nhưng khi đã có được nguồn tài liệu rồi thì có thể
phục vụ lâu dài và rất thiết thực, giúp giáo viên và học sinh có được cẩm nang hữu
ích trong mỗi buổi bồi dưỡng học sinh giỏi.
Về cách sử dụng tài liệu, trước khi ôn luyện mỗi chuyên đề, tôi in và
photocopi tài liệu và phát cho từng học sinh. Lưu ý với phần câu hỏi và bài tập vận
dụng tôi bỏ đi phần đáp án mà chỉ để lại hệ thống các câu hỏi và bài tập đã được
đánh số thứ tự để yêu cầu học sinh phải tự làm.
III.6 Xác định nội dung bồi dưỡng
Việc xác định nội dung bồi dưỡng phải được tiến hành trước khi biên soạn tài
liệu bồi dưỡng. Các căn cứ để xác định nội dung bồi dưỡng đó là hướng dẫn thực
hiện chuẩn kiến thức và kĩ năng trong dạy học sinh học 9, các quy định về cấu trúc
và nội dung đề thi của huyện của tỉnh, thời gian tổ chức kì thi. Xác định đúng nội
dung bồi dưỡng sẽ giúp giáo viên và học sinh ôn luyện kiến thức một cách tập
trung, tránh sa đà vào những nội dung quá khó vượt ngoài quy định của chuẩn.
Cụ thể, cấu trúc và nội dung đề thi học sinh giỏi tỉnh Thanh Hóa môn Sinh
học lớp 9 THCS được quy định như sau:
* Cấu trúc đề thi:
TT
Các phần
Số điểm
Số câu hỏi
Loại câu hỏi
1 Di truyền và biến dị
16 điểm
6 - 8 câu
Tự luận
2 Sinh vật và môi trường

4.0 điểm
2 câu
Tự luận
Tổng số
20,0 điểm
8 – 10 câu
Tự luận
* Nội dung đề thi:
TT
Phần
Nội dung đề thi
Chương I. Các thí nghiệm của Menđen;
Chương II. Nhiễm sắc thể;
Chương III. ADN và gen;
1
Di truyền và biến dị
Chương IV. Biến dị;
Chương V. Di truyền học người;
Chương VI. Ứng dụng di truyền học.
Chương I. Sinh vật và môi trường;
Chương II. Hệ sinh thái
2 Sinh vật và môi trường
Chương III. Con người, dân số và môi trường;
Chương IV. Bảo vệ môi trường.
III.7. Phương pháp bồi dưỡng
Như tôi đã trình bày ở phần III.5 (cách biên soạn tài liệu bồi dưỡng), tôi tiến
hành bồi dưỡng đội tuyển theo từng chuyên để, thường mỗi chuyên đề lớn là một
chương, ở mỗi chương lại có thể được chia thành nhiều chuyên đề nhỏ hơn. Với
mỗi chuyên đề tôi tiến hành theo thứ tự các bước như sau:
12



- Ôn lại nội dung kiến thức lí thuyết cơ bản. Đây là bước rất quan trọng ảnh
hưởng đến kết quả ôn luyện của cả chuyên đề. Bởi vì trong những năm gần đây đề
thi học sinh giỏi môn sinh học của huyện Thạch Thành nói riêng và đề thi học sinh
giỏi của tỉnh Thanh Hóa nói chung không còn ra theo kiểu học sinh phải nhớ kiến
thức một cách máy móc. Mà theo hướng học sinh phải hiểu rõ bản chất di truyền và
vận dụng kiến thức đó vào việc giải các bài tập. Học sinh phải nắm chắc được kiến
thức cơ bản để tạo tiền đề cho việc tiếp cận kiến thức nâng cao để giải các câu hỏi
và bài tập vận dụng.
- Hướng dẫn cách giải và làm các bài tập vận dụng. Ở phần này, đối với mỗi
dạng bài tập giáo viên nên lấy từ 1 đến 3 ví dụ điển hình, rút ra phương pháp giải,
xây dựng các công thức tổng quát rồi mới cho học sinh làm bài tập vận dụng. Việc
tìm hiểu kĩ cơ sở để xây dựng công thức tổng quát giúp học sinh hiểu thấu đáo
được bản chất và cơ chế di truyền, không phải nhớ công thức một cách máy móc,
dễ nhầm lẫn giữa công thức này với công thức khác. Việc làm bài tập vận dụng
cũng phải được thực hiện từ bài dễ trước, bài khó sau và phải tiếp cận được tất cả
các dạng bài tập thường gặp ở mỗi chuyên đề. Với mỗi câu hỏi hoặc bài tập, giáo
viên để các em tự làm sau đó gọi đại diện lên bảng trình bày, các học sinh còn lại
nhận xét và bổ sung cho bạn rồi giáo viên mới chốt lại kết quả. Sau khi tất cả các
học sinh trong đội tuyển đã thành thạo và làm chắc chắn các bài tập vận dụng thì
giáo viên mới chuyển sang nội dung khác.
- Kiểm tra kiến thức của chuyên đề mới ôn luyện. Kết thúc mỗi chuyên đề
lớn, giáo viên phải dành thời gian để kiểm tra, đánh giá lại kết quả ôn luyện của
học sinh sau chuyên đề đó. Đề kiểm tra phải kiểm tra cả nội dung kiến thức lí
thuyết và việc giải các bài tập vận dụng. Việc làm này hết sức quan trọng bởi vì qua
việc chấm, chữa bài kiểm tra, giáo viên nắm bắt được những “lỗ hổng” kiến thức,
những điểm mạnh, điểm yếu của từng học sinh để có phương án bổ sung và uốn
nắn kịp thời. Việc kiểm tra và chấm chữa bài nghiêm túc ngay sau mỗi chuyên đề
cũng là động lực để các em phấn đấu và cố gắng hơn, tạo không khí thi đua lành

mạnh giữa các thành viên trong đội tuyển. Qua kết quả khảo sát các chuyên đề,
giáo viên cũng có thể bước đầu đánh giá được khả năng đáp ứng yêu cầu bộ môn
của từng em, đây cũng là cơ sở để giúp giáo viên lập danh sách cho đội tuyển chính
thức.
* Lưu ý: Trong các đề kiểm tra - khảo sát của các chuyên đề sau phải kiểm
tra cả kiến thức của những chuyên đề trước, điều này vừa giúp các em làm quen với
các dạng đề tổng hợp vừa giúp các em ôn lại kiến thức cũ chắc chắn hơn.
- Giao và chữa bài tập về nhà. Thực tế thời lượng các em được ôn luyện
trong các buổi tập trung lên lớp là chưa đảm bảo, do đó sau mỗi buồi ôn tập, giáo
viên cần giao lượng bài tập phù hợp với thời gian ở nhà để các em tự luyện. Ở buồi
học sau, nhất thiết giáo viên phải kiểm tra việc tự học, tự làm bài tập về nhà của các
em. Đối với những câu hỏi hay bài tập khó mà học sinh còn lúng túng, giáo viên
cần hướng dẫn cụ thể để các em có thể tự làm được. Đối với những học sinh chưa
13


hoàn thành việc làm bài tập ở nhà giáo viên cũng cần có ý kiến nhắc nhở để các em
tự giác và tích cực hơn.
Đối với nội dung làm bài tập vận dụng trên lớp và giao bài tập về nhà, trước
đây tôi thường đọc đề cho các em ghi vào vở, việc làm này khá mất nhiều thời gian
vì các em chép đề lâu. Để tranh thủ được tối ưu nhất về thời gian trong mỗi buổi
lên lớp, tôi thường in sẵn các câu hỏi trong mỗi chuyên đề và phát cho các em.
Phần này chính là những câu hỏi và bài tập mà tôi đã xây dựng trong tài liệu bồi
dưỡng, chỉ khác là tôi bỏ đi phần đáp án. Các câu hỏi được đánh số theo thứ tự, do
vậy trong mỗi giờ lên lớp, tôi không phải chép đề lên bảng hay đọc đề nữa mà chỉ
cần yêu cầu học sinh làm bài tập nào, giao bài tập số mấy (trong tài liệu) về nhà.
Phần tài liệu này thường được giao cho các em ở đầu mỗi chuyên đề, với cách làm
này tôi thấy các em chủ động được những nội dung kiến thức cần thực hiện trong
mỗi buổi học, tiết kiệm tối đa được thời gian cho cả thầy và trò, do vậy việc ôn
luyện sẽ hiệu quả hơn.

Ngoài ra, giáo viên có thể yêu cầu học sinh tự sưu tầm thêm nguồn tài liệu để
tự học và tỉm hiểu thêm ở nhà. Tôi thường hướng dẫn học sinh tự lập tài khoản cá
nhân trên mạng Internet để có thể tải nguồn tài liệu trên mạng, đặc biệt là các tài
liệu trong thư viện trực tuyến đề thi kiểm tra vioet. Tôi còn lập một địa chỉ email
chung cho lớp ôn luyện, cung cấp mật khẩu của email cho tất cả các thành viên của
đội tuyển và định kì tôi gửi tài liệu tham khảo hoặc đề thi hay vào email chung để
các em có thể dễ dàng tải về và sử dụng. Hoặc khi em nào có được nguồn tài liệu
mới, đề thi hay cũng có thể gửi lên để cả đội cùng tham khảo.
- Luyện đề tổng hợp. Như tôi đã trình bày ở phần III.4 (lập kế hoạch bồi
dưỡng) việc ôn luyện các chuyên đề phải kết thúc trước thời điểm thi từ 2 đến 3
tuần để học sinh có thời gian luyện giải các đề tổng hợp. Việc làm này giúp học
sinh làm quen với các đề có kiển thức tổng hợp, xác định và căn chỉnh thời gian
làm bài một cách hợp lí, ôn luyện và khắc sâu một lẫn nữa những kiến thức đã được
học. Đặc biệt là các em có thể rèn luyện được kĩ năng làm bài, làm quen với áp lực
thời gian. Việc xây dựng và thiết kế các đề khảo sát cũng cần phải được chú ý, mức
độ và yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thời gian làm bài ... phải tương đương với đề
của cấp tổ chức mà học sinh dự thi. Nội dung câu hỏi và bài tập trong các đề không
nên trùng nhau để học sinh có cơ hội được trải nghiệm và thử sức với nhiều kiến
thức mới. Nội dung của câu hỏi và bài tập cũng không nên yêu cầu học sinh phải
nhớ một cách máy móc mà phải hiểu rõ bản chất của vấn đề để vận dụng giải thích.
Việc chấm, chữa bài cũng phải được thực hiện một cách nghiêm túc, điều đó giúp
các em kịp thời nhận biết được những hạn chế để khắc phục, phát huy những ưu
điểm.
(Nội dung giáo án minh họa cho phương pháp bồi dưỡng sẽ được trình bày
ở phần phụ lục)
III.8. Gặp gỡ và nhắc nhở một số lưu ý trước khi đi thi.
Trước thời điểm thi khoảng 3 – 4 ngày, thường thì ban giám hiệu, chuyên
môn nhà trường sẽ tổ chức gặp mặt để căn dặn, động viên và có phần quà nhỏ để
14



khích lệ tinh thần các em. Đối với bản thân tôi, ngay trong buổi ôn luyện cuối cùng
sẽ dành thời gian khoảng ½ buổi để thầy trò nói chuyện, liên hoan nhẹ và căn dặn,
nhắc nhở các em một số điểm lưu ý sau:
- Trước khi đi thi:
+ Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, dụng cụ cần thiết như thước kẻ, máy tính, bút mực đen
(ít nhất phải có 2 chiếc bút cùng loại)…
+ Luôn giữ cho tinh thần sảng khoái, ăn uống, sinh hoạt giữ gìn để đảm bảo sức
khỏe.
+ Chuẩn bị đồng hồ để căn chỉnh thời gian.
- Khi vào phòng thi:
+ Bình tĩnh, tự tin.
+ Đọc kĩ đề, trong đề thi câu nào dễ làm trước câu khó làm sau (tránh trường hợp
cứ thấy câu nào nhiều điểm thì học sinh làm trước), đánh dấu vào trong đề những
câu đã làm tránh bỏ sót các ý của câu hỏi.
+ Không được bỏ cuộc kể cả khi gặp phải những câu bất ngờ.
+ Không được phân tâm khi người bên cạnh xin giấy trước.
+ Trình bày rõ ràng, cẩn thận, không được để dấu hiệu lạ trong bài làm. Khi làm sai
phải gạch xóa đúng quy định …
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Ngày càng có nhiều học sinh hứng thú học tập đối với bộ môn sinh học, nhiều
em đã chủ động, tích cực và hăng hái tham gia đăng kí vào đội tuyển. Trong quá
trình ôn luyện các em rất nỗ lực và cố gắng, thể hiện sự quyết tâm cao và tự tin khi
tham gia dự thi.
- Sau thời gian nghiên cứu thực nghiệm (trong 3 năm học: Năm học 2010 –
2011; 2013 – 2014 và 2015 – 2016) với những biện pháp đã nêu trong đề tài. Tổng
hợp lại kết quả thi học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện và cấp tỉnh môn Sinh học mà học
sinh trường THCS Vân Du đạt được trong 3 năm tôi ôn luyện là:
+ Số học sinh đạt giải cấp huyện: 17 em (2 giải nhất, 3 giải nhì, 5 giải ba, 7 giải
khuyến khích).

+ Số học sinh đạt giải cấp tỉnh: 05 em (2 giải nhì, 3 giải khuyến khích).
- Cũng với việc áp dụng các giải pháp trên trong việc ôn thi đội tuyển học sinh
giỏi môn sinh học lớp 9 cho phòng giáo dục Thạch Thành tham gia dự thi tỉnh, năm
học 2015 – 2016 tôi cùng với đồng nghiệp phụ trách đội tuyển đã có 6 học sinh đạt
giải cấp tỉnh, trong đó có 2 giải nhì, 1 giải ba và 3 giải khuyến khích.
Tuy kết quả còn nhiều khiếm tốn so với một số môn học khác hay với các địa
bàn ở các huyện miền xuôi, song với đặc thù điều kiện kinh tế, xã hội còn nhiều
khó khăn của một trường đóng trên địa bàn huyện miền núi thì kết quả này cũng
đóng góp một phần không nhỏ vào thành tích chung của nhà trường.

15


C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những nội dung trọng tâm
được các nhà trường và các cấp quản lí giáo dục hết sức quan tâm, do vậy đây cũng
chính là nhiệm vụ nặng nề nhưng cũng rất vinh quang đối với mỗi giáo viên đứng
lớp. Để có được kết quả hay thành công tốt đẹp thì mỗi giáo viên phải luôn tìm tòi,
sáng tạo, trăn trở và nỗ lực không ngừng để tìm ra và áp dụng nhiều cách thức cũng
như giải pháp tối ưu để giảng dạy và bồi dưỡng cho các em.
Trong thực tiễn công tác, mỗi giáo viên lại có những giải pháp riêng phù hợp
với điều kiện thực tiễn để áp dụng cho nhiệm vụ bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi
bộ môn của mình. Có những người đã thành công nhưng cũng có người chưa đạt
được hiệu quả mong muốn. Với bản thân tôi, tính đến thời điểm hiện tại thì thời
gian công tác cũng đã được 12 năm nhưng nhiệm vụ bồi dưỡng đội tuyển học sinh
giỏi bộ môn sinh học lớp 9 cũng chỉ mới được thực hiện trong 3 năm học. Với
khoảng thời gian ấy, chưa nhiều để được trải nghiệm cũng như kiểm nghiệm đầy đủ
về các giải pháp mà tôi đã áp dụng. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng thực hiện
các giải pháp như đã nêu, bản thân tôi thấy đã có những hiệu quả nhất định, do vậy

tôi mạnh dạn được chia sẻ cùng đồng nghiệp những giải pháp mà tôi đã áp dụng.
Mong rằng các nội dung trong báo cáo sẽ tiếp tục được các đồng nghiệp trao đổi,
thảo luận và rút ra được những kinh nghiệm quý báu trong công tác bồi dưỡng đội
tuyển học sinh giỏi môn sinh học lớp 9 – một nhiệm vụ hết sức nặng nề nhưng
cũng đầy vinh dự của mỗi giáo viên.
II. KIẾN NGHỊ
1. Đối với các cấp có thẩm quyền:
- Có chế độ ưu đãi thích đáng đối với công sức của thầy và trò trong công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi.
- Thực hiện sớm các phương án trong đề án xây dựng trường THCS Vân Du là
trung tâm chất lượng cao của huyện Thạch Thành, nhất là chế độ giờ dạy đối với
giáo viên giảng dạy ở các lớp chất lượng cao để giáo viên có nhiều thời gian hơn
nữa đầu tư cho công tác chuyên môn nói chung và nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh
giỏi nói riêng. Thực hiện chế độ học bổng cho học sinh đạt giải cao để thu hút học
sinh khá, giỏi trong vùng tuyển sinh để xây dựng nguồn học sinh giỏi các cấp.
2. Đối với Ban giám hiệu nhà trường:
- Phân công chuyên môn một cách hợp lý, chọn lựa những đồng chí giáo viên có
năng lực chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm, cố gắng phân
công theo hướng ổn định có tính kế thừa và phát huy kinh nghiệm.
- BGH có lịch chỉ đạo cụ thể, trang bị đầy đủ sách nâng cao, tài liệu tham khảo cho
giáo viên được phân công dạy.
- Tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học tập nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức từ đồng nghiệp để đáp ứng với yêu cầu ngày
càng cao của thời đại.
16


- Quan tâm đồng bộ và sâu sắc hơn nữa trong công tác đào tạo và bồi dưỡng học
sinh giỏi, có giải pháp tài chính thích đáng hỗ trợ công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Do thời gian áp dụng đề tài và kinh nghiệm của cá nhân chưa nhiều, những

giải pháp nêu ra trong báo cáo cũng chỉ là ý kiến của cá nhân nên chuyên đề không
thể tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong được sự trao đổi, đóng góp ý kiến của các
thầy, cô đồng nghiệp để sáng kiến có thể phát huy được tính ứng dụng phổ biến và
đạt hiệu quả cao hơn nữa.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Thạch Thành, ngày 08 tháng 4 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép nội
dung của người khác
Người viết

Trịnh Đình Cương

17


PHỤ LỤC
Giáo án minh họa cho nội dung dạy học và phương pháp bồi dưỡng
Trong khuôn khổ của một sáng kiến kinh nghiệm, tôi không thể trình bày hết
được các nội dung của chương trình ôn luyện, sau đây tôi chỉ xin trình bày cách
thức ôn luyện và khai thác một chuyên đề nhỏ trong chuyên đề II – Nhiễm sắc thể:
Cách tính số loại giao tử hình thành trong giảm phân.
I. Xác định số loại giao tử của một tế bào tham gia giảm phân
1. Số loại giao tử sinh ra từ một tế bào sinh tinh trùng
a. Xét một tế bào sinh tinh chứa cặp NST giới tính XY
Quá trình giảm phân diễn ra như sau:
* Giảm phân I:
Tế bào ban đầu (2n đơn)
XY


Kì trung gian (2n kép)
XX YY
Mặt phẳng xích đạo của tế bào
Kì giữa I
(NST xếp thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo)
XX YY

XX

XX

YY

YY

Kì sau I (Các NST kép phân li về hai cực của tế bào
tếtBttào bào)

Kì cuối I (mỗi tế bào con chứa bộ NST n kép)
18


Kết thúc giảm phân I từ một tế bào sinh tinh chứa cặp nhiễm sắc thể giới tính
XY tạo hai tế bào con: Một tế bào con chứa NST kép XX, một tế bào con chứa
NST kép YY. Hai tế bào này tiếp tục tham gia giảm phân II.
* Giảm phân II: Tương tự nguyên phân
Kì đầu II
XX


YY

Kì giữa II
NST tập trung thành một
XX phẳng xích
hàng trên mặt
đạo

XX

YY

Kì sau II
NST phân li về hai cực
của tế bào
X

X

Y

Y

Kì cuối II
X

X

Y


Y

Kết thúc kì cuối giảm phân II từ hai tế bào con của giảm phân I đã tạo ra 4
giao tử trong đó có: 2 giao tử mang nhiễm sắc thể giới tính X, 2 giao tử mang
nhiễm sắc thể giới tính Y.
Như vậy: Từ một tế bào sinh tinh trùng giảm phân cho 4 tinh trùng thuộc
hai loại (loại một mang nhiễm sắc thể giới tính X, loại hai mang nhiễm sắc thể
giới tính Y)
Bài tập: Một số tế bào sinh dục đực của ruồi giấm tham gia giảm phân tạo ra
512 tinh trùng mang nhiễm sắc thể giới tính Y. Hãy xác định số tế bào tham gia
giảm phân?

19


Hướng dẫn giải:
- Quá trình giảm phân tạo hai loại tinh trùng, loại một mang NST giới tính X,
loại hai mang NST giới tính Y với số lượng bằng nhau.
- Theo bài ra: Quá trình giảm phân tạo ra 512 tinh trùng mang NST giới tính
Y nên cũng có 512 tinh trùng mang NST giới tính X.
- Tổng số tinh trùng hình thành là: 512 + 512 = 1024
- Từ một tế bào sinh tinh giảm phân tạo ra bốn tinh trùng. Vì vậy số tế bào
sinh tinh đã tham gia giảm phân hình thành 1024 tinh trùng là:

1024
= 256
4

b. Xét một tế bào sinh tinh chứa 2 cặp gen dị hợp tồn tại trên 2 cặp NST tương
đồng AaBb

- Quá trình giảm phân diễn ra như sau:
* Giảm phân I:
A

a

B

AAa a

Tế bào ban đầu (2n đơn)

b

BBb b

Kì trung gian (2n kép)

(Cách sắp xếp I)

(Cách sắp xếp II)

AAa a

Kì giữa

AAa a

Hoặc


BB b b

b b BB

Kì cuối
Hoặc

AA

BB
B

aa

bB
b

AA

bB
b

aa

BB
20


Như vậy tùy theo cách sắp xếp của các cặp NST kép tương đồng ở kì giữa
giảm phân I mà kết quả của giảm phân I có thể hình thành hai tế bào con có kí hiệu

NST: AABB và aabb hoặc AAbb và aaBB.
* Giảm phân II:
+ Trường hợp 1: Ứng với cách sắp xếp 1. Hai tế bào con sinh ra là AABB và aabb.
Quá trình diễn ra như sau:
AA

a a
BB

AA

A

bb

Kì đầu II

AA

A

a

a

b

b

Kì giữa

đầu IIII

B
A

A

B
A

A

A

a

A

a

Kì sau II
B
A

B

b

A


A

A B

A B

A

A

Kì cuối II

b

A

a b

a b

A

A

Như vậy với cách sắp xếp 1 thì kết quả giảm phân I và giảm phân II hình
thành 4 tinh trùng thuộc hai loại với số lượng bằng nhau là AB và ab.
+ Trường hợp 2: Ứng với cách sắp xếp 2. Hai tế bào sinh ra là AAbb và aaBB. Quá
trình giảm phân 2 diễn ra tương tự trường hợp 1, kết quả cũng hình thành 4 tinh
trùng thuộc hai loại với số lượng bằng nhau là aB và Ab.
21



- Kì giữa của giảm phân I NST chỉ sắp xếp theo 1 trong 2 trường hợp trên
nên kết quả giảm phân hình thành hai loại tinh trùng AB và ab hoặc Ab và aB
- Đối với những bài toán xét đến nhiều cặp NST có cấu trúc khác nhau ta sẽ
có nhiều hơn số cách sắp xếp trên mặt phẳng xích đạo ( 2 n-1 cách: n là số cặp NST
có cấu trúc khác nhau), nhưng thực tế chỉ xảy ra một trong số 2 n-1 cách đó nên chỉ
có hai loại tinh trùng hình thành.
Bài tập:
Một tế bào sinh tinh chứa ba cặp gen dị hợp tồn tại trên ba cặp NST tương
đồng khác nhau (AaBbDd). Tế bào đó giảm phân cho mấy loại tinh trùng? Viết
thành phần gen mỗi loại?
Hướng dẫn:
Tế bào ban đầu có kí hiệu các cặp NST là AaBbDd.
Kết thúc kì trung gian, NST tự nhân đôi thành NST kép dính nhau ở tâm
động, kí hiệu các cặp NST là: AAaaBBbbDDdd.
Kì giữa I các NST có thể sắp xếp trên mặt phẳng xích đạo của tế bào theo các
cách sau:
Cách 1

AA aa
BB

bb

DD dd

Cách 2
Hoặc


AA aa
BB bb
dd

DD

Cách 3
Hoặc

AA aa
bb

BB

DD dd

Cách 4
Hoặc

AA aa
bb

BB

dd

DD

Cuối kì I hình thành hai tế bào con là:
AABBDD và aabbdd

hoặc AABBdd và aabbDD
hoặc AAbbDD và aaBBdd
hoặc AAbbdd và aaBBDD
Kết thúc giảm phân II sẽ hình thành hai loại giao tử: ABD và abd hoặc ABd
và abD hoặc AbD và aBd hoặc Abd và aBD
2. Số loại giao tử sinh ra từ 1 tế bào sinh trứng.
Từ một tế bào sinh trứng giảm phân cho 4 tế bào: 1 trứng và ba thể định
hướng. Chỉ có một trứng là tham gia thụ tinh, còn 3 thể định hướng sẽ tiêu biến nên
từ một tế bào sinh trứng giảm phân chỉ cho một loại trứng.
Bài tập 1:
Tính số tế bào sinh tinh và số tế bào sinh trứng cần thiết để tạo ra 1000 hợp
tử. Biết hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 50%, của trứng là 80%.
Hướng dẫn giải:
- Để tạo ra 1000 hợp tử cần: + 1000 tinh trùng được thụ tinh
+ 1000 trứng được thụ tinh
- Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 50% nên số tinh trùng tham gia thụ tinh
là 2000; số tế bào sinh tinh tham gia giảm phân là 2000/4 = 500 (tế bào)
22


- Hiệu suất thụ tinh của trứng là 80% nên số trứng tham gia thụ tinh là
1000
= 1250 (tế bào); số tế bào sinh trứng tham gia giảm phân là 1250 (tế bào)
80%

* Bài tập 2:
Một tế bào sinh trứng chứa hai cặp gen dị hợp tồn tại trên hai cặp NST tương
đồng AaBb. Tế bào này giảm phân cho mấy loại trứng? Viết thành phần gen của
các loại trứng đó?
Hướng dẫn giải:

Một tế bào sinh trứng có kiểu gen AaBb giảm phân cho một loại trứng, có
thành phần gen là một trong bốn loại sau: AB hoặc Ab hoặc aB hoặc ab
II. Xác định số loại giao tử của cơ thể có bộ NST 2n.
Mỗi cặp NST tương đồng có cấu trúc khác nhau giảm phân cho hai loại giao
tử. Do đó tế bào có bộ NST 2n có n cặp NST có cấu trúc khác nhau thì số loại giao
tử hình thành là: 2n, Tỉ lệ mỗi loại giao tử là: 1/2n
Bài tập:
Ở đậu Hà lan ( 2n = 14). Mỗi cặp NST tương đồng đều gồm 2 NST có cấu trúc
khác nhau, quá trình giảm phân không xảy ra trao đổi đoạn và không đột biến. Tính
số loại giao tử của loài ?
Hướng dẫn giải:
2n = 14 hay n = 7
Mỗi cặp NST tương đồng có cấu trúc khác nhau giảm phân cho hai loại giao
tử. Số giao tử có thể có là: 2.2.2.2.2.2.2 = 27 = 128
III. Bài tập vận dụng
1. Bài tập 1:
Ở một loài động vật có 4 nhóm gen liên kết. Mỗi NST đơn trong từng cặp
NST đều có cấu trúc khác nhau. Khi giảm phân bình thường cho mấy loại giao tử
khác nhau về nguồn gốc?
Hướng dẫn giải
Số nhóm gen liên kết = 4 = số lượng NST trong bộ đơn bội( n)---> 2n =8
Số loại giao tử tạo ra là: 2n = 24 = 16 (giao tử)
2. Bài tập 2:
Cá thể F1 có 2 cặp gen dị hợp (Aa và Bb) nằm trên NST thường.
Hãy viết các loại giao tử và tỉ lệ mỗi loại giao tử khi F 1 giảm phân bình
thường.
Hướng dẫn giải
TH1 : Aa và Bb cùng nằm trên 1 căp NST :
- Nếu KG là AB/ ab cho 2 loại : AB = ab = 1/2
- Nêu KG là Ab/ aB cho 2 loại : Ab = aB = 1/2

( Có thể mở rộng thêm TH xảy ra TĐC)
TH2 : Aa và Bb nằm trên 2 căp NSTkhác nhau cho 4 loại :
23


AB = Ab = aB =ab = 1/4
(Cú th m rng thờm TH xy ra TC)
Bi tp 3: Một tế bào sinh dục 2n của một loài nguyên phân liên
tiếp 1 số đợt. Môi trờng nội bào đã cung cấp nguyên liệu để
hình thành nên 9690 NST đơn mới tơng đơng. Các tế bào con
sinh ra từ lần nguyên phân cuối giảm phân bình thờng cho các
tinh trùng trong đó có 512 tinh trùng mang Y.
a. Tìm bộ nhiễm sắc thể 2n của loài?
b. Tính số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục.
Hng dn gii
a. Vì số tinh trùng chứa Y = số tinh trùng chac X nên số tinh trùng
tạo đợc là:
512 x 2 = 1024(tinh trùng)
mỗi TB sinh tinh tạo ra 4 tinh trùng nên số TB sinh tinh trùng là:
1024/4 = 256 (tế bào)
Bộ NST 2n của loài là:
(256- 1) x 2n =9690
2n = 9690/255 = 38(NST)
b. gọi số đợt nguyên phân của TB là k thì ta có
2k =256 => k =8( đợt)
Bi tp 4: a. Mt t bo sinh tinh cú kiu gen AaBbdd tin hnh gim phõn bỡnh
thng, theo lớ thuyt s thu c my loi giao t? ú l nhng loi giao t no?
b. Da vo hot ng ca nhim sc th trong gim phõn hóy gii thớch ti sao
cú th to ra cỏc loi giao t ú.
Hng dn gii

a.- Thu c 2 loi giao t.
- Hai loi giao t ú l: ABd v abd hoc Abd v aBd.
b. Gii thớch:
- Trong quỏ trỡnh gim phõn xy ra 1 ln NST t nhõn ụi v 2 ln phõn chia NST.
Kớ hiu cỏc cp NST tng ng l A : a, B : b, d : d.
- Gim phõn I:
+ Kỡ trung gian: Cỏc NST n trong t bo t nhõn ụi thnh cỏc NST kộp, do ú
b NST ca t bo cú dng AaaaBBbbdddd.
+ kỡ gia, Cỏc cp NST kộp tng ng xp song song thnh hai hng trờn mt
phng xớch o ca thoi phõn bo. Do t bo cú 3 cp NST tng ng nhng ch
cú hai cp NST tng cú cu trỳc (kớ hiu) khỏc nhau (cp Aa v Bb) nờn kỡ ny
cỏc NST kộp trong t bo ch cú th nhn 1 trong hai cỏch sp xp l:
AA aa


BB bb ữ hoc
dd dd ữ



AA aa


bb BB ữ
dd dd ữ


24



+ Do có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST kép trong cặp tương đồng
khi đi về hai cực của tế bào ở kì sau nên tương ứng với mỗi cách sắp xếp các NST
kép thành hai hàng ở kì giữa thì khi kết giảm phân I sẽ cho ra hai tế bào con có bộ
NST đơn bội kép và hai tế bào con này có thể có bộ NST là AABBdd và aabbdd
hoặc Aabbdd và aaBBdd.
- Giảm phân II: Thực chất của giảm phân II là nguyên phân nên từ mỗi tế bào con
được tạo ra sau giảm phân I thì khi kết thúc giảm phân II sẽ cho ra hai tế bào con có
bộ NST gồm n NST đơn giống nhau. Do đó:
+ Nếu 2 tế bào con được tạo ra sau giảm phân I có bộ NST là AABBdd và aabbdd
thì kết thúc giảm phân II sẽ cho ra 4 tế bào con gồm hai loại, 1 loại gồm 2 tế bào có
bộ NST là ABd và 1 loại gồm 2 tế bào có bộ NST là abd.
+ Nếu 2 tế bào con được tạo ra sau giảm phân I có bộ NST là AAbbdd và aaBBdd
thì kết thúc giảm phân II sẽ cho ra 4 tế bào con gồm hai loại, 1 loại gồm 2 tế bào có
bộ NST là Abd và 1 loại gồm 2 tế bào có bộ NST là aBd.
Bài tập 5 a) Ở một loài động vật, giả sử có một tinh bào bậc 1 chứa hai cặp nhiễm
sắc thể tương đồng Aa và Bb khi giảm phân sẽ cho ra mấy tinh trùng? Gồm những
loại nào? Giải thích?
b) Ở một loài động vật khác, giả sử có một noãn bào bậc 1 chứa ba cặp
nhiễm sắc thể AaBbCc khi giảm phân sẽ cho ra mấy trứng? Gồm những loại nào?
Giải thích?
Hướng dẫn giải
a) Cho 4 tinh trùng: Với các loại : AB, Ab, aB, ab
Vì 1 tế bào sinh dục giảm phân tạo thành 4 tinh trùng với tỷ kệ ngang nhau
b) Cho1 trứng, một trong các loại sau trong 8 loại trứng : ABC, Abc,
AbC,Abc,aBC,aBc,abC,abc.
Vì 1 tế bào sinh dục cái giảm phân co 1 trứng và 3 thể cực
Bài tập 6: Giả sử trong tế bào ở một loài sinh vật có 3 cặp NST tương đồng, cặp
thứ nhất chứa 2 cặp gen dị hợp Bb và Dd, cặp thứ hai chứa 1 cặp gen dị hợp Ee và
cặp thứ ba là cặp NST giới tính XX.
a. Viết các kiểu gen có thể có của tế bào nói trên.

b. Viết các loại giao tử tạo ra khi tế bào nói trên giảm phân bình thường hình
thành giao tử.
Hướng dẫn giải
a. Các kiểu gen có thể có:

BD
Bd
EeXX hoặc
EeXX
bd
bD

b. Giao tử được tạo ra:
BD
EeXX ----> BDEX, BdeX
bd

bdEX, bdeX
25


×