Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Giao an tinh tín toán kết cấu oto chuong 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6 MB, 143 trang )

CHƯƠNG 7. HỆ THỐNG TREO

Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại
Hệ thống treo phụ thuộc
Hệ thống treo độc lập
Đặc tính của hệ thống treo
Hệ thống treo thủy lực

Hệ thống treo khí nén
Bộ phận đàn hồi
Bộ phận giảm chấn


NHIỆM VỤ, YÊU CẦU VÀ PHÂN LOẠI

7.1.1. Nhiệm vụ
- Hệ thống treo là hệ thống liên kết giữa bánh xe và khung xe hoặc vỏ
xe. Mối liên kết treo của xe là mối liên kết đàn hồi, có nhiệm vụ:
+ Nâng đỡ trọng lượng xe.

+ Tạo điều kiện cho bánh xe thực hiện chuyển động theo phương
thẳng đứng đối với khung xe hoặc vỏ xe để giảm các chấn động khi xe
chạy trên đường không bằng phẳng và giữ cho xe dao động êm dịu.
+ Truyền lực và mômen giữa bánh xe và khung xe.


NHIỆM VỤ, YÊU CẦU VÀ PHÂN LOẠI

7.1.1. Nhiệm vụ
- Hệ thống treo gồm các bộ phận chính và và chức năng riêng biệt:
+ Bộ phận dẫn hướng: Xác định động học và tính chất dịch chuyển


của các bánh xe dẫn hướng so với khung, vỏ ô tô đồng thời để truyền các
lực kéo, phanh, lực bên và các moment phản lực của chúng lên khung
hoặc vỏ xe.
+ Bộ phận đàn hồi: Nhận và truyền lên khung các lực thẳng đứng của
đường, giảm tải trọng động khi xe chạy trên đường không bằng phẳng,
đảm bảo tính năng êm dịu của ô tô.
+ Bộ phận giảm chấn: Hấp thụ những năng lượng của thân xe (vỏ xe)
và bánh xe trên cơ sở biến cơ năng thành nhiệt năng.


NHIỆM VỤ, YÊU CẦU VÀ PHÂN LOẠI

7.1.2. Yêu cầu
- Hệ thống treo phải phù hợp với điều kiện sử dụng theo tính năng kỹ
thuật của xe như chạy trên đường tốt hay chạy trên đường nhiều lọai địa
hình khác nhau.
- Bánh xe có khả năng chuyển dịch trong một không gian giới hạn.
- Không ảnh hưởng đến quan hệ động lực học và động học của bánh xe.
- Không gây tải trọng lớn tại các mối liên kết với vỏ, có độ bền cao.

- Đảm bảo tính điều khiển và ổn định chuyển động của xe ở tốc độ cao.
- Dập tắt nhanh các dao động của thùng xe và vỏ xe.

- Giảm độ nghiêng bên của thùng xe khi quay vòng.


NHIỆM VỤ, YÊU CẦU VÀ PHÂN LOẠI

7.1.3. Phân loại
- Phân loại theo cấu tạo bộ phận dẫn hướng:

+ Hê thống treo phụ thuộc:
Các bánh xe bên trái và bên

phải được liên kết với nhau
bằng dầm cầu cứng (kết cấu
dầm cầu liền), nhíp đặt trực tiếp

lên dầm cầu. Khi một bên bánh
xe dao động thì bánh kia bị dao
động theo.


NHIỆM VỤ, YÊU CẦU VÀ PHÂN LOẠI

7.1.3. Phân loại
+ Hệ thống treo độc lập:
Dầm cầu rời hai nửa, từng
bánh xe dao động độc lập,

không ảnh hưởng đến nhau.


NHIỆM VỤ, YÊU CẦU VÀ PHÂN LOẠI

7.1.3. Phân loại
+ Hệ thống treo cân bằng:

Thường dùng ở xe ba, bốn
cầu chủ động để tạo mối quan
hệ phụ thuộc giữa hai hàng

bánh xe ở hai cầu liền nhau


NHIỆM VỤ, YÊU CẦU VÀ PHÂN LOẠI

7.1.3. Phân loại
- Phân loại theo các phần tử đàn hồi:
+ Bằng kim loại: Nhíp lá, lò xo, thanh xoắn.
+ Loại khí: Bầu cao su sợi, bầu màng, loại ống

+ Loại thủy lực, thủy khí
+ Loại cao su: Chịu nén, chịu xoắn
- Phân loại theo phương pháp dập tắt dao động:
+ Giảm chấn thủy lực: Loại ống, loại đòn
+ Dập tắt dao động nhờ ma sát cơ học ở trong phần tử đàn hồi và
trong phần tử hướng.


HỆ THỐNG TREO PHỤ THUỘC
7.2.1. Hệ thống treo phụ thuộc loại nhíp

- Phần khối lượng không
được treo bắt ở giữa nhíp,
hai đầu bộ nhíp bắt với phần

được treo bằng các khớp
a. Nhíp nửa e líp


HỆ THỐNG TREO PHỤ THUỘC

7.2.1. Hệ thống treo phụ thuộc loại nhíp
- Phần khối lượng không
được treo bắt với đầu nhíp
bằng chốt, còn phần được treo
bắt với nhíp bằng quang treo
và khớp quay.

b. Nhíp đảo lật


HỆ THỐNG TREO PHỤ THUỘC
7.2.1. Hệ thống treo phụ thuộc loại nhíp
- Các lá nhíp lắp thành bộ

định vị bằng bulong xuyên
tâm 1 và hạn chế dịch chuyển
ngang giữa các lá nhíp với

nhau có ốp nhíp 3

c. Bộ nhíp và các lá nhíp


HỆ THỐNG TREO PHỤ THUỘC
7.2.1. Hệ thống treo phụ thuộc loại nhíp

Hình a, b: Tai nhíp chỉ uốn ở lá nhíp còn lá thứ hai làm ngắn hơn để
giảm độ cứng, loại này chủ yếu dùng trên xe con
Hình c: Lá nhíp chính và lá thứ hai đều uống cong cả vòng và giữa


chúng có khe hở để chúng có thể biến dạng. Làm như vậy lá nhíp chính
không chịu uốn, chỉ chịu kéo


HỆ THỐNG TREO PHỤ THUỘC
7.2.1. Hệ thống treo phụ thuộc loại nhíp
Hầu hết trên ô tô hiện nay có đầu cố định như hình bên dưới thay cho
việc uốn cong lá nhíp chính người ta dùng giá bắt nhíp 4 với bulong kéo

5. Khi làm việc mặt trên của lá nhíp chịu kéo, còn mặt dưới chịu nén nên
người ta thiết kế các lá nhíp có tiết diện sao cho tăng phần chịu nén, giảm
phần chịu kéo nhằm làm tăng tuổi thọ của các lá nhíp


HỆ THỐNG TREO PHỤ THUỘC
7.2.1. Hệ thống treo phụ thuộc loại nhíp

a. Tiết diện thang; b. Tiết diện lõm


HỆ THỐNG TREO PHỤ THUỘC
7.2.1. Hệ thống treo phụ thuộc loại nhíp

a. Đầu dạng vuông; b. Đầu dạng thang; c. Đầu dạng trái xoan


HỆ THỐNG TREO PHỤ THUỘC
7.2.1. Hệ thống treo phụ thuộc loại nhíp

a. Nhíp phụ đặt trên



HỆ THỐNG TREO PHỤ THUỘC
7.2.1. Hệ thống treo phụ thuộc loại nhíp

b. Nhíp phụ đặt dưới


HỆ THỐNG TREO PHỤ THUỘC
7.2.2. Hệ thống treo phụ thuộc loại lò xo
- Loại này chủ yếu sử dụng ở cầu sau ô tô con gồm có giảm chấn, lò

xo, các thanh phản lực dọc và ngang (để truyền các lực bên, lực phanh,
lực kéo từ bánh xe qua dầm cầu lên khung hoặc vỏ xe). Bộ phận dẫn
hướng chính là các thanh phản lực. So với hệ thống treo loại nhíp thì loại

lò xo có trọng lượng nhỏ, tuổi thọ cao. Nhược điểm là phải thêm bộ phận
dẫn hướng và giảm chấn.


HỆ THỐNG TREO PHỤ THUỘC
7.2.2. Hệ thống treo phụ thuộc loại lò xo


HỆ THỐNG TREO PHỤ THUỘC
7.2.2. Hệ thống treo phụ thuộc loại lò xo


HỆ THỐNG TREO PHỤ THUỘC


7.2.3. Hệ thống treo cân bằng
- Ở xe ô tô có nhiều cầu chủ động do tải trọng đặt lên các cầu lớn,
thường sử dụng hệ thống treo cân bằng để đảm bảo sự phân bố tải trọng
tĩnh lên các cầu là như nhau, tùy theo giá trị tải trọng chuyên chở khác
nhau. Đối với xe ba cầu, hai cầu sau bố trí liền nhau, với bốn cầu thì bố
trí cặp hai phía trước, hai phía sau liền nhau để cùng với hệ thống treo
tự cân bằng


HỆ THỐNG TREO PHỤ THUỘC

7.2.3. Hệ thống treo cân bằng


HỆ THỐNG TREO ĐỘC LẬP

- Hệ thống treo độc lập thường sử dụng với cầu dẫn hướng xe con, xe
khách loại nhỏ nhằm làm tăng tính êm dịu vận hành, tính điều khiển, tính
ổn định của ô tô. Ở hệ thống treo độc lập thường dùng lò xo trụ hoặc

thanh xoắn là phần tử đàn hồi.


HỆ THỐNG TREO ĐỘC LẬP
7.3.1. Hệ thống treo độc lập với phần tử đàn hồi là lò xo
Hệ thống treo hai đòn ngang
Hệ thống treo Mc Pherson
Hệ thống treo đòn dọc
Hệ thống treo đòn dọc có thanh ngang liên kết
Hệ thống treo đòn chéo



HỆ THỐNG TREO ĐỘC LẬP
7.3.1. Hệ thống treo độc lập với phần tử đàn hồi là lò xo

Hệ thống treo hai đòn ngang

1. Giảm chấn
2. Đòn ngang trên
3. Thanh ổn định
4. Giá đỡ hệ thống treo
5. Cơ cấu lái
6. Vấu hạn chế
7. Bánh xe
8. Đòn ngang dưới
9. Khớp trụ dưới


×