Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học vào bài người trong bao của tác giả sê khốp – ngữ văn 11 ban cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.76 KB, 20 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG KẾT HỢP CÁC PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀO BÀI
“NGƢỜI TRONG BAO” CỦA TÁC GIẢ SÊ- KHỐP
NGỮ VĂN 11 – BAN CƠ BẢN
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay dạy văn trong nhà trƣờng phổ thông đang là một thử thách lớn với
mỗi giáo viên. Dạy thế nào cho hay, để đạt đƣợc hiệu quả cao, tạo sự hứng thú,
say mê cho học sinh quả thực là cả một vấn đề lớn, đòi hỏi mỗi giáo viên dạy
văn phải không ngừng suy nghĩ, tìm tòi để có thể giúp học sinh không chỉ hiểu
đúng văn bản mà còn phải đam mê, yêu thích môn văn.
Trong một vài năm trở lai đây, các em học sinh dƣờng nhƣ đã “xem nhẹ”
việc học tập môn văn. Bởi vì trên thực tế, các em học văn thƣờng chỉ thi vào các
khối C và D, nhƣng những khối thi này có ít trƣờng tuyển sinh đặc biệt là khối
C. Nghề nghiệp cho môn văn không phong phú.Vì thế các em thƣờng ít chon
các môn khối C để thi. Mặt khác các em cũng cho rằng môn văn thƣờng dài
dòng, phải học thuộc lòng, phải ghi nhớ nhiều nên các em càng ngại với môn
văn hơn.
Hơn thế nữa là trong các kì thi THPT quốc gia, phần văn học nƣớc ngoài
không đƣợc đƣa vào đề thi, cho nên các em học sinh càng không chú ý nhiều
đến phần văn học nƣớc ngoài. Nhƣng tôi nghĩ rằng các tác phẩm văn học nƣớc
ngoài đƣợc đƣa vào chƣơng trình THPT đều là những tác phẩm tiêu biểu cho
kho tàng văn học nƣớc ngoài, là tinh hoa văn hóa nhân loại. Dạy văn học nƣớc
ngoài cho học sinh không chỉ giúp các em cảm thụ đƣợc thế giới tâm hồn phong
phú của con ngƣời trong văn học mà còn giúp các em tiếp cận đƣợc vốn văn hóa
phong phú của nhân loại. Mỗi một dân tộc, một quốc gia đều có một nền văn
hóa riêng và khi chúng ta đƣợc tiếp xúc , đƣợc tìm hiểu về văn học của các nƣớc
sẽ giúp cho đời sống tâm hồn trở nên phong phú hơn và vốn tri trức đƣợc rộng
mở hơn. Đồng thời nâng cao khả năng tự tin khi bƣớc vào thời đại hội nhập
mang tính toàn cầu mà vẫn giữ đƣợc bản sắc riêng của dân tộc Việt Nam, vẫn


giữ đƣợc lòng tự hào dân tộc.Vì vậy, đòi hỏi mỗi giáo viên phải có phƣơng pháp
giảng dạy phù hợp để tạo sự hứng thú, đam mê cho học sinh.
Trong chƣơng trình sách giáo khoa ngữ văn 11, số lƣợng các tác phẩm văn
học nƣớc ngoài không nhiều (chỉ có năm đơn vị bài), song yêu cầu lại rất lớn.
Ngƣời giáo viên không chỉ giúp học sinh nắm vững nội dung kiến thức của bài
mà việc giảng dạy văn học còn gắn liền với việc làm nổi bật một số nét văn của
các dân tộc thể hiện qua các hình tƣợng văn học. Bời vì các nhà văn, nhà thơ
thƣờng đƣợc coi là các nhà ngoại giao không hộ chiếu, những ngƣời mang lại
tình hữu nghị và sự hiểu biết tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc. Do đó, một
yêu cầu không thể thiếu là thông qua dạy văn để hiểu sâu hơn bản sắc văn hóa
1


của các dân tộc. Điều này sẽ giúp học sinh có thêm nhiều hứng khởi trong học
tập, dẫn tới ý thức tự hào dân tộc và tình cảm quốc tế trong sáng.
Trong những năm gần đây việc quan tâm cải cách giáo dục mà chủ yếu là
đổi mới phƣơng pháp dạy học nói chung và phƣơng pháp dạy học văn nói riêng
đƣợc Bộ Giáo dục và Đào tạo đặt lên hàng đầu. Đó là vấn đề bức thiết và là
chiến lƣợc pháp triển của nền giáo dục nƣớc ta.
Chủ trƣơng đổi mới phƣơng pháp dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo là
lấy học sinh làm trung tâm, nâng cao vai trò của học sinh trong giờ học. Giáo
viên chỉ có vai trò hƣớng dẫn, chỉ đƣờng để học sinh tự nắm lấy tri thức. Từ đó
giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói
quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác,kĩ năng vận dụng kiến thức vào
những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn, tạo niềm tin, niềm
vui và niềm hứng thú trong học tập.
Muốn đổi mới cách học, phải đổi mới cách dạy. Cách dạy sẽ quyết định
cách học. Để học sinh có thể nắm bắt bài học một cách chủ động, giáo viên
không chỉ sử dụng các tài liệu nhƣ SGK, SGV, các tài liệu tham khảo mà còn
phải sử dụng đa dạng các phƣơng tiện, thiết bị dạy học nhƣ tranh ảnh, bảng phụ,

các đồ dùng thí nghiệm trực quan... . Tuy nhiên, phƣơng tiện dạy học không chỉ
dừng ở mức minh họa nội dung dạy học mà phải trở thành công cụ nhận thức, là
một bộ phận hữu cơ của cả phƣơng pháp và nội dung dạy học. Do yêu cầu tăng
hoạt động thực hành, nên khi xây xây dựng chƣơng trình cần đặt đúng vị trí của
thiết bị dạy học bộ môn. Có thể nói, thiết bị dạy học là điều kiện không thể thiếu
đƣợc cho việc triển khai chƣơng trình sách giáo khoa nói chung và đặc biệt cho
việc triển khai đổi mới phƣơng pháp dạy học hƣớng vào hoạt động tích cực,chủ
động của học sinh. Đáp ứng yêu cầu này, phƣơng tiện, thiết bị dạy học phải tạo
điều kiện thuận lợi cho học sinh thực hiện các hoạt động độc lập hoặc các hoạt
động nhóm.
Mặt khác, nƣớc ta đang bƣớc vào kỉ nguyên mới nhờ tiến bộ nhanh chóng
của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các lĩnh vực. Trong giáo dục
đào tạo, công nghệ thông tin đã góp phần hiện đại hóa phƣơng tiện, thiết bị dạy
học góp phần đổi mới phƣơng pháp dạy học. Việc ứng dụng công nghệ thông tin
sẽ tạo ra đƣợc những ƣu thế nhƣ: giáo viên chuẩn bị bài dạy một lần thì sử dụng
đƣợc nhiều lần, tạo ra khả năng để giáo viên trình bày bài giảng sinh động hơn,
dễ dàng cập nhật và thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của khoa học hiện
đại, học sinh không bị thụ động, có nhiều thời gian nghe giảng để đào sâu suy
nghĩ. Có thể thấy, việc ứng dụng công nghệ thông tin nhƣ một thiết bị dạy học
không những không thủ tiêu vai trò của ngƣời thầy mà trái lại còn phát huy hiệu
quả hoạt động của ngƣời thầy giáo trong quá trình dạy học
Tôi đã làm quen với công nghệ thông tin nhiều năm và rất trăn trở trong
việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy. Vài năm trở lại đây, tôi
đã nhiều lần sử dụng công nghệ thông tin nhƣ là một thiết bị dạy học có hiệu
quả trong các giờ dạy. Tôi thấy rằng, việc sử dụng phƣơng tiện điện tử kết hợp
với các thiết bị dạy học khác nhƣ tranh ảnh, bảng phụ, các đoạn video clip... vào
2


việc giảng dạy là rất hiệu quả. Tôi đã thực hiện việc này nhiều lần, ở nhiều lớp

khác nhau và thấy rằng các em học sinh rất hứng thú với những tiết giảng này,
hiệu quả học tập đƣợc nâng cao hơn.
Sau những lần tìm tòi, học hỏi và giảng dạy trên lớp, tôi đã rút ra đƣợc một
số kinh nghiệm nho nhỏ trong việc sử dụng thiết bị điện tử kết hợp với các thiết
bị dạy học khác và áp dụng kết hợp các phƣơng pháp vào một tiết đọc văn, cụ
thể là bài học “Người trong bao” của tác giả Sê-khốp. Bài học này đƣợc học
trong thời gian là 2 tiết.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Khi viết đề tài này tôi có mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình
vào sự thành công chung của tiết dạy và vào lĩnh vực nghiên cứu này. Đồng
thời, qua đề tài này tôi muốn đƣợc lắng nghe, tham khảo ý kiến của các đồng
nghiệp để đề tài của tôi hoàn thiện hơn, cũng nhƣ hoàn thiện hơn phƣơng pháp
giải dạy của mình.
Đồng thời qua đề tài này tôi cũng mong muốn lồng ghép nội dung rất thực
tế là rèn luyện kĩ năng sống cho HS, giúp HS rút ngắn khoảng cách địa lý và lịch
sử giữa các nền văn hóa để hoàn thiện bản thân mình.
Cần cho học sinh thấy đƣợc tài năng bậc thầy của Sê – khốp trong nghệ
thuật viết truyện ngắn: kết cấu đơn giản, ngắn gọn, chi tiết nghệ thuật đặc sắc,
ngôn ngữ giản dị nhƣng đã tái hiện đƣợc một khung cảnh rộng lớn, nhiều màu
sắc của nƣớc Nga đƣơng thời. Học sinh cần rèn luyện kỹ năng, phƣơng pháp
tiếp cận một tác phẩm văn học chân chính.
Qua tác phẩm học sinh tự rút ra bài học về cách sống để hoàn thiện bản
thân.
1.3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài này là bài học “Ngƣời trong bao” của tác
giả Sê- khốp trong chƣơng trình Ngữ văn 11 – Ban cơ bản. Ngƣời nghiên cứu
sau khi tham khảo tài liệu tìm hiểu về bài học đã viết đề tài này.
1.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Từ việc tìm hiểu đặc điểm chung về một vài phƣơng pháp dạy học tích cực lấy
học sinh làm trung tâm, giáo viên áp dụng cụ thể vào một số tiết học cụ thể

trong chƣơng trình Ngữ Văn 11- ban cơ bản.
- Để đạt đƣợc kết quả nghiên cứu, tôi đã vận dụng tổng hợp các phƣơng pháp :
quan sát, tìm hiểu, phân tích, tổng hợp, quy nạp, so sánh, thực nghiệm, xây
dựng kế hoạch bài học, giảng dạy cụ thể trong một giờ đọc văn “Ngƣời trong
bao” của tác giả Sê- khốp sau đó rút kinh nghiệm để triển khai đề này.

3


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
a. Định nghĩa chung về phƣơng pháp.
- Phƣơng pháp : Theo tiếng Hilạp là " Mê tốt" có nghĩa là con đường, cách
thức, phương tiện để đạt tới mục đích nhất định, để giải quyết những nhiệm vụ
nhất định.( phƣơng pháp ở đây gắn liền với việc làm) ( theo Phƣơng pháp dạy
học văn )
- Hêghen thì định nghĩa: Phương pháp là ý thức về hình thức của tự sự vận
động bên trong của nội dung, nội dung nào phương pháp ấy( phƣơng pháp gắn
liền với đối tƣợng) ( theo Hêghen bàn về văn học nghệ thuật).
b. Phƣơng pháp dạy học.
- Luật giáo dục, điều 28.2, đã ghi: “phương pháp giáo dục phổ thông phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc
điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm
việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức và thực tiễn, tác động đến
tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”
- Theo giáo sƣ Nguyễn Ngọc Khoa thì: phương pháp dạy học là cách thức
làm việc của thầy và trò trong sự phối hợp thống nhất và dưới sự chỉ đạo của
thầy nhằm làm cho trò tự giác tích cực tự học nhằm đạt tới mục đích dạy học.
-Phƣơng pháp dạy học là cách thức hành động của giáo viên và học sinh
trong quá trình dạy học. Cách thức hành động bao giờ cũng diễn ra trong những

hình thức cụ thể. Cách thức và hình thức không tách nhau một cách độc lập.
Phƣơng pháp dạy học là những hình thức và cách thức hoạt động của giáo viên
và học sinh trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt mục đích dạy học.
Phƣơng pháp dạy học là những hình thức và cách thức, thông qua đó và bằng
cách đó giáo viên và học sinh lĩnh hội những hiện thực tự nhiên và xã hội xung
quanh trong những điều kiện học tập cụ thể.
c. Một số phƣơng pháp dạy học trong nhà trƣờng.
Có rất nhiều phƣơng pháp dạy học đƣợc sử dụng trong quá trình lên lớp
nhƣ: Thuyết trình, giảng giải, phát vấn, nêu vấn đề, chia nhóm trao đổi thảo
luận, giảng bình, phân tích, so sánh......trong các phƣơng pháp trên cần sử dụng
một cách linh hoạt, phù hợp trong từng bài dạy cụ thể cũng nhƣ từng đối tƣợng
học sinh cụ thể.
Trong các phƣơng pháp nêu trên tôi chỉ đề cập đến một số phƣơng pháp mà
theo tôi là những phƣơng pháp dạy học tích cực phát huy đƣợc tính chủ động
sáng tạo của học sinh trong quá trình tiếp nhận tác phẩm văn chƣơng, tạo hứng
thú trong quá trình học văn, thể hiện hết đƣợc những nội dung của chƣơng trình
sách giáo khoa lớp 11 theo chƣơng trình đổi mới. Đó là phƣơng pháp: Dạy học
nêu vấn đề ,chia nhóm trong quá trình khai thác, khám phá tác phẩm,
phương pháp phân tích, bình luận… .
c1. Phương pháp dạy học nêu vấn đề.
Bản chất của phƣơng pháp này là phát huy khả năng cao nhất vốn có cho
học sinh để học sinh tự tiếp nhận tri thức, khám phá tri thức và chuyển tri thức
4


từ bên ngoài vào cho học sinh. Dạy học tích cực hƣớng vào trí thông minh của
học sinh làm cho học sinh năng động sáng tạo.
Theo nguyên Bộ Trƣởng Bộ GD - ĐT Trần Hồng Quân thì " Phương pháp
dạy học phải hướng vào việc khơi dậy, rèn luyện và phát triển khả năng nghĩ và
làm việc một cách linh động tự chủ sáng tạo của học sinh ngay trong lao động

học tập ở nhà trường. Người học giữu vai trò chủ động tích cực trong quá trình
học tập không thụ động như phương pháp đọc chép cổ truyền"
Các bƣớc tiến hành của phƣơng pháp dạy học này cơ bản gồm:
- Tạo ra những vấn đề khó khăn bế tắc để buộc học sinh phải suy nghĩ tìm
cách vƣợt qua thực hiện nhiệm vụ nhận thức.
- Tạo ra vấn đề bằng nhiều phƣơng pháp nhƣ: phƣơng pháp lựa chọn, tạo
nghịch lí, nêu giả định...
- Đánh giá của thầy giáo sau quá trình trả lời của học sinh.
Muốn thực hiện tốt phƣơng pháp này trong quá trình đọc hiểu văn bản văn học
thì trƣớc hết cần có những sự chuẩn bị cần thiết nhƣ:
+ Giáo viên phải có sự chuẩn bị một hệ thống câu hỏi theo hƣớng gợi mở
có ý thức trong việc lấy học sinh làm trung tâm.
+ Cuốn hút học sinh bằng những câu hỏi có tính phát hiện.
+ Khuyến khích bằng điểm số cho học sinh điểm cao nếu học sinh có
những câu trả lời hay có tính phát hiện.
+ Cho học sinh có thói quen nhận xét câu trả lời của bạn mình có bổ sung
và đƣa ra các ý kiến cũng nhƣ các cách hiểu vấn đề khác nhau.
c2. Phương pháp dạy học chia nhóm trong quá trình khai thác khám phá tác
phẩm.
Chia nhóm không phải là một phƣơng pháp dạy học mới. Nhƣng trong quá
trình dạy văn trong nhà trƣờng phổ thông do nhiều lí do cho nên phƣơng pháp
này không đƣợc áp dụng hoặc có áp dụng nhƣng không chú ý thực sự đến hiệu
quả của phƣơng pháp mà chỉ xem là một cách để ngƣời dự đánh giá là có sử
dụng phƣơng pháp đa dạng trong quá trình giảng dạy. Cho nên việc áp dụng
phƣơng pháp này không có hiệu quả.
Vậy nên áp dụng phƣơng pháp này nhƣ thế nào? Cần sự chuẩn bị ra sao?
Có sự hỗ trợ gì của các phƣơng tiện dạy học?
- Thứ nhất giáo viên phải tổ chức lớp học thành những nhóm học tập, có
thể hai bàn thành một nhóm trong đó có cử nhóm trƣởng và các thành viên.
- Có những phiếu học tập theo nội dung học tập của từng tiết học.

- Giao cho các nhóm thực hiện những nội dung giống hoặc khác nhau trong
từng bài học cụ thể.
Các bước thực hiện:
- Giao nội dung cho từng nhóm và yêu cầu thực hiện.
- Gọi từng nhóm trình bày nội dung sau một thời gian nhất định bằng nhiều
hình thức khác nhau nhƣ: Trình bày tại chỗ, trình bày trên bảng, tốt nhất là trình
bày bằng máy hắt qua máy chiếu đa năng.
- Yêu cầu các nhóm khác nhận xét và bổ sung nội dung trả lời.
5


- Giáo viên nhận xét, thẩm định tính chuẩn xác.
Chú ý: Phƣơng tiện phục vụ để thực hiện tốt phƣơng pháp trên bao gồm: Máy
chiếu đa năng, máy hắt, băng đĩa hình, tờ thảo luận,..........
c3. Phương pháp phân tích, bình giảng
Có thể nói trong việc dạy học môn ngữ văn không thể thiếu đƣợc phƣơng pháp
phân tích, bình giảng bởi nếu không có phân tích, bình giảng sẽ không thấy đƣợc
ý đồ nghệ thuật của nhà văn cũng nhƣ những sáng tạo độc đáo và tài năng của
tác, thấy đƣợc những thành công của tác giả trong việc điều khiển những “con
chữ” để tạo nên những hình tƣợng nghệ thuật bất hủ và những trang chi tiết,
hình ảnh in đậm mãi trong tâm trí ngƣời đọc. .
- Trong việc giảng dạy đọc hiểu văn bản văn học, cần phải có sự phân
tích, chia nhỏ vấn đề để đi sâu vào từng khía cạnh của tác phẩm nhằm mục đích
hiểu đƣợc những tầng ý nghĩa của văn bản và dụng ý của nhà văn gửi gắm trong
tác phẩm.
- Còn phƣơng pháp bình giảng để thấy đƣợc cái hay, cái đẹp của tác phẩm
văn học, đem đến cho học sinh những xúc cảm thẩm mĩ, và thêm yêu, thêm quý
tác phẩm văn học.
Các bƣớc thực hiện:
+ Trong quá trình tìm hiểu tác phẩm văn học, có những chi tiết, hình ảnh

“đắt” hoặc mang một ẩn ý sâu xa nào đó thì giáo viên yêu cầu học sinh phân tích
hoặc bình.
+ Sau khi học sinh phân tích hoặc bình xong thì giáo viên hỏi ý kiến của
những học sinh khác trong lớp và cuối cùng giáo viên sẽ cùng với học sinh đi
đến những đánh giá chung nhất.
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƢỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM
- Một trong những trọng tâm của đổi mới chƣơng trình và sách giáo khoa
giáo dục phổ thông là tập trung vào đổi mới phƣơng pháp dạy học, thực hiện dạy
học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh với sự tổ chức
và hƣớng dẫn thích hợp của giáo viên nhằm phát triển tƣ duy độc lập, sáng tạo
góp phần hình thành phƣơng pháp và nhu cầu, khả năng tự học, bồi dƣỡng hứng
thú học tập, tạo niềm tin và niềm vui trong học tập. Tiếp tục tận dụng các ƣu
điểm của phƣơng pháp truyền thống và dần dần làm quen với những phƣơng
pháp mới.
- Trƣớc đây khi chƣa sử dụng kết hợp các phƣơng pháp dạy học tích cực
cùng với việc sử dụng các phƣơng tiện dạy học, trong mỗi tiết dạy đọc văn, tôi
vẫn thƣờng xuyên sử dụng nhiều phƣơng pháp khác nhau đặc biệt là phƣơng
pháp đàm thoại phát vấn, nêu vấn đề để học sinh trả lời. Song tôi vẫn nhận thấy
kết quả đạt đƣợc chƣa cao bởi chƣa thực sự phát huy đƣợc tính tích cực của học
sinh, kết của giờ dạy đƣợc phản ánh nhƣ sau :
+ 65 % học sinh nắm đƣợc nội dung ngay tại lớp và có thể làm đúng bài
tập, biết vận dụng vào các bài tập khác.
+ 35 % hiểu rất lơ mơ về bài học và không thể làm đƣợc các bài tập ứng
6


dụng.
+ 25 % học sinh tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài
+ 10 % học sinh khi giáo viên gọi lên mới trả lời và thƣờng trả lời chƣa đạt

yêu cầu.
Số còn lại chỉ ngồi nghe và ghi theo hƣớng dẫn của giáo viên, giờ học thiếu
sôi nổi
Điều tra bất kỳ 10 em thì có : 4 em hiểu bài, 3 em không rung động với nội
dung bài học, 3 em cho rằng câu hỏi giáo viên đặt ra rất khó.
- Truyện ngắn “Ngƣời trong bao” từ lâu đã đƣợc xem nhƣ là một kiệt tác
của tác giả Sê- khốp vì đã xây dựng nên một điển hình nghệ thuật bất hủ là nhân
vật Bê-li-cốp. Đây là tác phẩm mới vừa đƣợc đƣa vào chƣơng trình sách giáo
khoa Ngữ văn 11. Là một tác phẩm văn học nƣớc ngoài, hình thức nhỏ nhƣng
mang nội dung lớn, không rƣờm rà lời song ý lại sâu sắc, có sức gợi lớn, nhằm
tạo ra khả năng liên tƣởng giữa độc giả và văn bản, giữa tác giả và độc giả. Vì
thế, đây là tác phẩm tƣơng đối khó đối với học sinh, có nhiều em cảm thấy
không hứng thú với tác phẩm này. Các em chỉ thấy đƣợc rằng nhân vật Bê-licốp rất buồn cƣời, rất khác ngƣời, và cảm thấy câu chuyện thật buồn chứ chƣa
hiểu rõ đƣợc ý đồ của tác giả.
- Vì vây, tôi thiết nghĩ cần phải giúp các em từ chỗ còn hiểu biết, mơ hồ,
nông cạn về tác phẩm này cần phải hiểu thật đúng, thật sâu sắc về tác phẩm
“Ngƣời trong bao” để thấy đƣợc cái hay của nghệ thuật viết truyện cũng nhƣ ý
nghĩa của văn bản thể hiện cuộc đấu tranh giữa con ngƣời với cái “bao” chuyên
chế và khát vọng đƣợc sống là mình, loại bỏ lối sống “trong bao”, thức tỉnh “con
ngƣời không thể sống mãi nhƣ thế đƣợc”.
- Để tiết học đƣợc sinh động hấp dẫn hơn, học sinh học bài đƣợc hứng
thú, say mê và nắm bắt tinh thần của bài học một cách đúng đắn và sâu sắc nhất,
tôi đã suy nghĩ và quyết định sử dụng phƣơng tiện điện tử có sử dụng các hình
ảnh minh họa kết hợp với việc sử dụng linh hoạt các phƣơng pháp giảng dạy vào
từng phần, từng mục của bài để soạn bài học này để giúp học sinh có thể vừa
khắc sâu kiến thức về lý thuyết ,vừa củng cố kiến thức bằng các dẫn chứng sinh
động, cụ thể, vừa có thể giúp học sinh biết cách phân tích hoặc bình giảng một
văn bản văn học theo đặc trƣng thể loại.
- Bài học đƣợc phân phối thời gian trong 2 tiết, nội dung bài học dài mà
thời gian lại có hạn với biết bao điều cần khai thác, cần hỏi, cần để học sinh tìm

hiểu, nắm bắt. Đối tƣợng tiếp nhận bài học lại là học sinh trƣờng trung du, điều
kiện kinh tế còn khó khăn nên nhiều em chƣa thực sự chú tâm vào học hành, còn
hạn chế nhiều về năng lực cảm thụ, lỗ hổng kiến thức còn nhiều nên không phải
em nào cũng yêu thích học văn và hơn nữa không phải em nào cũng có khao
khát tìm kiếm khám phá về bài học.
2.3. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN BÀI DẠY: NGƢỜI TRONG BAO- TÁC GIẢ SÊ- KHỐP
- Mức độ cần đạt của bài học này là:
7


+Nắm đƣợc đặc điểm tính cách và ý nghĩa xã hội của hình tƣợng nhân vật
Bê-li-cốp.
+ Nhận biết đƣợc bút pháp nghệ thuật sắc sảo trong việc xây dựng hình
tƣợng điển hình của Sê-khốp.
- Về mặt kiến thức của bài: giúp học sinh nhận thức đƣợc
+ Bi kịch “ngƣời trong bao” Bê-li-cốp; tính cách khái quát và ý nghĩa xã
hội của hình tƣợng này.
+ Tính cách nhân vật điển hình trong truyện ngắn Sê-khốp.
- Về kĩ năng giúp học sinh có thể:
+ Đọc - hiểu văn bản theo đặc trƣng thể loại.
+ Phân tích tâm lí, tính cách nhân vật
NỘI DUNG CỤ THỂ
I.TÌM HIỂU PHẦN TIỂU DẪN – GIỚI THIỆU CHUNG
Trƣớc khi vào bài học, để tạo sự hứng thú và có cái nhìn khái quát về văn
học Nga, giáo viên có thể trình chiếu và giới thiệu những nét khái quát về văn
học Nga và những tác giả văn học nổi tiếng của nƣớc Nga, đặc biệt là những tác
giả đã đƣợc đƣa vào chƣơng trình phổ thông.
1. Tìm hiểu về tác giả Sê-khốp:
- Để tạo tâm thế cho học sinh khi tìm hiểu về tác giả Sê-khốp, giáo viên có

thể trình chiếu một số hình ảnh về nhà văn Sê-khốp và hình ảnh xã hội Nga thời
Sê-khốp sống.
- Sau khi xem xong một số hình ảnh về tác giả Sê – khốp và hình ảnh của
nƣớc Nga đƣơng thời, giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu phần tiểu dẫn trong
sách giáo khoa và đặt câu hỏi: Phần tiểu dẫn đã giới thiệu cho anh/chị biết
những gì về Sê-khốp và tác phẩm của ông?
- Học sinh sẽ tìm hiểu và trả lời:
+ An-tôn Páp- lô- vích Sê- khốp (1860-1904) được sinh ra trong một gia
đình buôn bán nhỏ ở thị trấn Ta-gan-rốc bên bờ biển A-dốp.
+ Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp, khoa Y, Sê-khốp trở thành bác sĩ nông
thôn, đồng thời ông tham gia sáng tác văn học, tích cực hưởng ứng các công
việc xã hội, văn hóa, giáo dục.
+ Năm 1904, Sê-khốp bị mắc bệnh phổi nặng, ông sang Đức chữa bệnh và
mất tại nước ngoài. Gia đình và bạn bè đã đưa thi hài ông về nước.
+ Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Sê- khốp đã để lại khoảng trên năm
trăm truyện ngắn, trong đó có các tác phẩm đặc sắc như: Anh béo và anh gầy,
Con kì nhông, Phòng số 6, Người trong bao … ông cũng là tác giả của nhiều vở
kịch có giá trị như : Hải âu, Cậu Va-ni-a, Ba chị em, Vườn anh đào …
+ Đặc điểm nổi bật của phong cách nghệ thuật Sê – khốp là sự giản dị,
thâm trầm, hàm súc. Cốt truyện trong những tác phẩm của ông thường đơn
giản, ít các yếu tố gay cấn. Sê – khốp rất chú ý lựa chọn các chi tiết nghệ thuật
để khắc họa nhân vật, tô đậm chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Ông được đánh giá
8


là đại biểu lớn cuối cùng của văn học hiện thực Nga thế kỉ XIX, nhà cách tân
thiên tài về truyện ngắn và kịch. Sê – khốp từng được nhận giải thưởng Pu-skin,
được bầu làm Viện sĩ danh dự Viện Hàn lâm khoa học Nga.
2. Tìm hiểu về văn bản Ngƣời trong bao.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc tiếp phần tiểu dẫn giới thiệu về tác phẩm

và yêu cầu trả lời câu hỏi: Nêu hoàn cảnh và mục đích sáng tác truyện ngắn
Ngƣời trong bao ?
- Học sinh sau khi đọc phần tiểu dẫn sẽ suy nghĩ và trả lời câu hỏi
+ Truyện ngắn Người trong bao được Sê – khốp sáng tác năm 1898, khi
nhà văn dưỡng bệnh ở thành phố I – an – ta, trên bán đảo Crưm, Biển đen. Lúc
này xã hội Nga đang thở trong bầu không khí chuyên chế bảo thủ nặng nề. Cuối
thế kỉ XIX, môi trường xã hội ấy đẻ ra lắm sản phẩm người kì quái.
+ Câu chuyện cười ra nước mắt về cuộc đời một con người mắc chứng
bệnh sợ hãi, bạc nhược đến thảm hại. Đó là lối sống tầm thường, hủ lậu, hèn
nhát, máy móc, giáo điều đến đê tiện. Lối sống ấy đã đầu độc tâm hồn con
người trong xã hội Nga những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
+ Viết truyện Người trong bao, Sê – khốp đặt ra vấn đề hãy tìm mọi cách
để thoát ra khỏi cuộc sống, lối sống “trong bao”, tự mình làm khổ mình để vươn
tới cuộc sống lành mạnh có ý nghĩa cao đẹp.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc và tóm tắt tác phẩm. Giáo viên hƣớng dẫn
cách đọc cho học sinh và gọi một vài học sinh lần lƣợc đọc từng phần của văn
bản trong sách giáo khoa, sau đó yêu cầu học sinh nêu các sự việc tình tiết chính
trong tác phẩm.
- Học sinh tóm tắt sơ lƣợc các sự việc, tình tiết chính của truyện. Giáo viên
ghi lại sơ đồ:
Cuộc nghỉ đêm sau
chuyến đi săn muộn
tại làng Mi-rô-nô- xít
– xkôi – ê của bác sĩ
I-Van I-va – nứt và
Bu – rơ – kin, Bu – rơ
– kin kể chuyển về
Bê – li – cốp.

Chuyện về Bê – li – cốp

- Chân dung, thói quen.
- “Câu chuyện tình yêu”
với Va-ren-ca.
- Cuộc nói chuyện với Côva-len-cô
- Cái chết của Bê – li –
cốp

I-va – nứt
kết luận:
“Không
thể sống
mãi nhƣ
thế đƣợc”

II, TÌM HIỂU PHẦN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
1. Tìm hiểu nhân vật Bê–li–cốp – Ngƣời trong bao.
- Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 2 bàn và yêu cầu các nhóm
trả lời các câu hỏi vào giấy
+ Nhóm 1, 2 : Tìm hiểu về chân dung, thói quen của Bê–li–cốp
+ Nhóm 3, 4 : Tìm hiểu về mối quan hệ giữa Bê–li–cốp với đồng nghiệp và
mọi ngƣời.
+ Nhóm 5, 6 : Tìm hiểu về kết cục của Bê–li–cốp.
9


Thời gian thảo luận khoảng 5 -7 phút, sau khi học sinh thảo luận xong, giáo
viên trình chiếu các phiếu trả lời qua máy chiếu hắt để cả lớp cùng xem rồi góp
ý bổ sung. Cuối cùng là lời nhận xét, đánh giá của giáo viên để đi đến những ý
kiến thống nhất chung nhƣ:


Chân dung – thói quen
- Luôn đi giày cao su, cầm
ô, mặc áo bành tô ấm cốt
bông, giấu mặt sau chiếc
cổ áo bành tô bẻ đứng lên,
đeo kính râm, mặc áo bông
chần,lỗ tai nhét bông, luôn
kéo mui khi ngồi xe ngựa.
- Luôn ca ngợi quá khứ,
khen tiến Hi Lạp cổ “thật
là tuyệt vời, êm tai”.
- Luôn giấu ý nghĩ vào
bao, sống theo thông tƣ,
chỉ thị, những bài báo cấm
đoán.
- Luôn duy trì mối quan hệ
tốt với các bạn đồng
nghiệp.
- Ở nhà cũng mặc áo khoác
ngoài, đội mũ, đóng cửa,
cài then.
- Buồng ngủ chật nhƣ cái
hộp, luôn kéo chăn trùm
đầu kín mít khi đi ngủ dù
trời ngột ngạt nóng bức.

Nhân vật Bê–li–cốp
Mối quan hệ với đồng nghiệp
và mọi ngƣời
- Bê–li–cốp và mọi ngƣời trong

trƣờng, trong thành phố: giáo viên
đều sợ hắn, hiệu trƣởng sợ hắn, cả
thành phố cũng sợ hắn, các bà, các
cô không dám tổ chức diễn kịch
tối thứ bảy, giới tu hành không
dám ăn thịt và đánh bài. Hắn làm
cho ngƣời ta sợ tất cả: sợ nói to,
sợ gửi thƣ, sợ làm quen, sợ đọc
sách … Nỗi sợ đi kèm với sự thù
ghét
- Bê–li–cốp và Va-ren-ca : Hắn
thích Va-ren-ca nhƣng cứ đắn đo
suy tính, sợ thế này, sợ thế nọ.
- Bê–li–cốp và chị em nhà Cô-valen-cô :
+ Bê–li–cốp thấy mình phải có
nghĩa vụ nhắc nhở họ đôi điều vì
họ làm những việc không ra thể
thống gì nữa
+ Cô-va-len-cô phản ứng dữ dội:
“Việc ta và chị ta đi xe đạp chẳng
liên quan gì đến ai cả”, “ta không
ƣa những tên mách lẻo”.

Kết cục của
Bê–li–cốp
Bê–li–cốp
chết : hắn về
nhà, cất tấm
ảnh Va-ren-ca
trên bàn, lên

giƣờng nằm
trong
màn,
đắp chăn kín
mít và không
bao giờ dậy
nữa,
không
nói thêm điều
gì.
- Năm trong
quan tài, trông
hắn hiền lành,
dễ chịu và
thậm chí còn
có vẻ tƣơi tỉnh
nữa. Thế là
hắn đã đạt
đƣợc mục đích
của cuộc đời.

-Trên cơ sở của việc thảo luận nhóm, giáo viên hƣớng dẫn học sinh thảo
luận, tìm hiểu tính cách, ý nghĩa của hình tƣợng nhân vật Bê-li-cốp.
* Tìm hiểu về chân dung Bê-li-cốp:
- Giáo viên hỏi: Ấn tƣợng của anh/chị khi bắt gặp bức chân dung, thói quen
sinh hoạt và lối sống của Bê-li-cốp? Những chi tiết nào đặc biệt đƣợc nhà văn
chú ý khi khắc họa nhân vật này?
- Học sinh phát biểu ấn tƣợng về nhân vật:
+ Đây là một bức chân dung dị thường. Chúng ta có cảm giác không nhìn
rõ thực ra Bê-li-cốp là như thế nào bởi lẽ hắn lọt thỏm, chìm lấp đi trong những

10


lớp lớp cái bao khác nhau: thân hình, mắt, giường ngủ, thậm chí ý nghĩ hắn
cũng giấu vào bao. Hội chứng đóng bao còn lây lan sang những vật bất li thân
của hắn: ô, đồng hồ, gọt bút chì… đều ở trong bao.
+ Chân dung Bê-li-cốp đã ám ảnh người đọc bởi một màu đen u tối. Bao
quanh hắn là một bầu không khí nặng nề, mùi ẩm mốc tỏa ra từ những cái bao
thiếu ánh sáng và khí trời, là ám khí ngột ngạt, lởn vởn bay lượn trong không
gian của những thông tư, chỉ thị, những bài báo cấm đoán khắc nghiệt.
+ Khắc họa chân dung nhân vật Bê-li-cốp, nhà văn đã sử dụng nhiều chi
tiết rất tỉ mỉ, tưởng chừng vụn vặt nhưng lại có ý nghĩa sâu sắc. Đặc biệt, có
nhiều chi tiết trở thành điểm nhấn quan trọng trong bức chân dung như: trang
phục kì dị - chi tiết này xuyên suốt tác phẩm, rất giàu sức gợi, tạo ra sắc thái
biếm họa cho chân dung “người trong bao”, chi tiết về cái bao đã cho thấy khát
vọng mãnh liệt thu mình vào trong một cái vỏ, tạo cho mình một thứ bao có thể
ngăn cách hắn khỏi những ảnh hưởng bên ngoài.Và sẽ không còn là Bê-li-cốp
nữa nếu không nói đến nỗi sợ hãi thường trực ở con người này. Ý nghĩ “nhỡ xảy
ra chuyện gì” luôn trấn áp đời sống tinh thần của hắn.
*Tìm hiểu về tính cách của Bê-li-cốp:
- Để hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu về tính cách nhân vật Bê-li-cốp, giáo
viên lần lƣợt đƣa ra các câu hỏi:
+ Điểm tính cách nào ở nhân vật khiến em ghê sợ nhất và điểm nào trong
cách sống của ông khiến em buồn cƣời nhất?
+Nêu những kết luận của em về nhân vật?
+ Lối sống đó ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến con ngƣời và xã hội nƣớc Nga
thời bấy giờ?
- Học sinh suy nghĩ và trả lời các câu hỏi:
+ Bê-li-cốp có khát vọng kì dị,mãnh liệt:Thu mình vào một cái vỏ,tạo ra
cho mình một thứ bao để ngăn cách....

+ Hắn nhút nhát,ghê sợ hiện tại nhưng lại ca ngợi tôn sùng quá khứ:say
mê và ca ngợi tiếng Hi lạp
+ Máy móc,giáo điều,rập khuôn:phản ứng việc đi xe đạp của 2 chị em Varen-ca,thói quen trong quan hệ đồng nghiệp
+ Cô độc,luôn lo lắng và sợ hãi
+ Luôn luôn thoả mãn và hài lòng với lối sống cổ lỗ,hủ lậu,kì quái của
mình
Hèn nhát,cô độc,máy móc,giáo điều,thu mình trong bao và cảm thấy an
tâm sung sướng ,mãn nguyện
- Giáo viên cần làm rõ để học sinh có thể nhận ra:
+ Lối sống của Bê-li-cốp đã ảnh hưởng dai dẳng,mạnh mẽ đến lối sống và
tinh thần của mọi người
+Bê-li-cốp là điển hình cho một kiểu người,một hiện tượng xã hội đã và
đang tồn tại trong cuộc sống của một bộ phận tri thức Nga cuối thế kỉ XIX.Hắn
không phải là một cá nhân quái đản mà là con đẻ của chế độ phong kiến chuyên
11


chế đanh phát triển mạnh trên con đường tư bản hóa ở nước Nga cuối thế kỉ
XIX
+ Một tính cách điển hình,một nhân vật độc đáo,một sản phẩm nghệ thuật
của thiên tài Sê-khốp
* Tìm hiểu về cuộc nói chuyện giữa Bê-li-cốp và Cô-va-len-cô
- Để giúp học sinh tìm hiểu về cuộc nói chuyện giữa Bê-li-cốp và Cô-valen-cô, giáo viên có thể nêu vấn đề: Bu-rơ-kin nhận xét: “Cả ý nghĩ của mình,
Bê-li-cốp cũng cố giấu vào bao”, Nhƣng trong phần sau của truyện, khi đến gặp
Cô-va-len-cô, y lại nói: “Tôi tìm đến anh để giãi bày tâm sự”. Phải chăng cuối
cùng Bê-li-cốp đã thay đổi?
- Để học sinh có thể trả lời câu hỏi này, giáo viên có thể gợi mở để các em
phát biểu ý kiến:
+ Những biểu hiện của việc “giấu ý nghĩ vào bao” ở Bê-li-cốp? (gợi ý: hắn
không nói điều mình nghĩ, thói quen giao tiếp rất kì cục: đến nhà đồng nghiệp

ngồi im lặng một lúc rồi về. Lúc hắn nói, ý nghĩ thực của hắn vẫn ở trong bao.
Bởi lẽ hắn nói theo thông tƣ, chỉ thị…).
+ Bê-li-cốp đã “giãi bày tâm sự” gì với Cô-va-len-cô? Nhƣ vậy thực chất
của việc “giãi bày” ở đây là gì? (gợi ý: Hắn buồn bực vì ngƣời ta đƣa hắn vào
bức chân dung biếm họa “một ngƣời tình si”, đó là điều không thể chấp nhận
đƣợc vì hắn cho rằng nhƣ hắn mới là đúng mực, tử tế, đứng đắn. Hắn thấy cần
phải dạy dỗ hai chị em Cô-va-len-cô về hành vi đi xe đạp trên đƣờng phố bởi
không có thông tƣ, chỉ thị nào cho phép giáo viên, đặc biệt là phụ nữ đi xe đạp
trên đƣờng. Kịch tính của cuộc gặp mặt xuất hiện khi Cô-va-len-cô không phản
ứng nhƣ mọi ngƣời. Anh ta không sợ sệt, anh ta không bị áp chế.Anh ta sẵn sàng
bày tỏ thái độ. Cho nên một điều tâm sự thứ ba đƣợc nhắc đến trong câu chuyện
đang có chiều hƣớng căng thẳng: không đƣợc nói nhƣ thế với cấp trên, cần phải
tôn trọng chính quyền.)
- Sau khi đƣợc giáo viên gợi mở, học sinh có thể dễ dàng nhận ra rằng:
thực chất của những điều “giãi bày tâm sự”ở đây vẫn là những lời nói giáo
điều, theo tông tư, chỉ thị, theo những điều cấm đoán có thể không được viết
thành văn bản nhưng đã mặc nhiên ăn sâu trong nếp nghĩ của những người cổ
hủ như Bê-li-cốp. Hắn dị ứng với cái mới. Hắn sợ hãi việc động chạm đến chính
quyền tới mức “tái mặt”.Bê-li-cốp trước sau vẫn là Bê-li-cốp mà thôi, một
người ngay cả ý nghĩ cũng giấu vào bao.
* Tìm hiểu về cái chết của Bê-li-cốp
- Để hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu về cái chết của Bê-li-cốp, giáo viên nêu
ra câu hỏi: Theo em, thủ phạm gây ra cái chết của Bê-li-cốp là ai?
- Học sinh có thể phân tích, lí giải và đƣa ra ý kiến của mình.
- Giáo viên định hƣớng cho học sinh:
+ Thủ phạm gây ra cái chết của Bê-li-cốp phải chăng là do hành động bực
tức của Cô-va-len-cô? (gợi ý: Đúng là Cô-va-len-cô có túm cổ áo Bê-li-cốp từ
phía sau rồi xô hắn ngã lộn nhào xuống cầu thang khá cao. Song hắn vẫn bình
yên vô sự và đó cũng là lí do để chúng ta thấy trong tác phẩm không xuất hiện
12



hình ảnh của một vị bác sĩ nào suốt một tháng trời Bê-li-cốp nằm trên giƣờng
chờ chết.).
+ Vậy phải chăng thủ phạm chính là tiếng cƣời “ha-ha-ha” vang lên không
đúng lúc của Va-ren-ca?(gợi ý: Ngƣời kể chuyện đã đƣa ra lời bình “Cái tiếng
cƣời âm vang, lảnh lói “ha-ha-ha”đó đã chấm dứt tất cả: chấm dứt chuyện cƣới
xin, chấm dứt cả cuộc đời Bê-li-cốp”).
- Từ hƣớng dẫn của giáo viên, học sinh có thể tìm ra đƣợc câu trả lời đúng
nhất: Chính là tiếng cười “ha-ha-ha” vang lên không đúng lúc của Va-ren-ca đã
kết thúc cuộc đời của Bê-li-cốp. Bởi tiếng cười của Va-ren-ca đã “tố cáo” với
Bê-li-cốp rằng những người ở chân cầu thang đã biết tất cả. Điều mà Bê-li-cốp
lo ngại đã thực sự xảy ra: có thể có người đã nghe được câu chuyện này. Và một
loạt “phản ứng” dây chuyền tiếp diễn: hắn sợ mình bị biến thành trò cười cho
thiên hạ, cả thành phố sẽ biết, chuyện sẽ đến tai ngài hiệu trưởng, ngài thanh
tra, sẽ có tranh châm biếm khác, sẽ có chuyện người ta ép mình về hưu,…Và có
trời mới biết hắn còn tưởng tượng thấy nhiều điều có thể xảy ra khác khi nằm
trùm chăn kín mít trên giường để gặm nhấm nỗi sợ hãi, hoảng hốt. Như thế cuối
cùng Bê-li-cốp đã chết vì nỗi sợ hãi bủa vây và tiếng cười kia là yếu tố đẩy nỗi
sợ hãi thường trực trong hắn lên đến đỉnh điểm.
- Giáo viên hƣớng dẫn học sinh đánh giá chi tiết nghệ thuật: Chi tiết cái
chết của Bê-li-cốp có ý nghĩa nhƣ thế nào đối với nghệ thuật xây dựng nhân vật
và ý đồ tƣ tƣởng của tác giả ?
- Học sinh suy nghĩ và trả lời:
+ Xét về logíc nghệ thuật:cái chết là một chi tiết quan trọng để đẩy tính
cách nhân vật lên cao bởi khi chết hắn vĩnh viễn được nằm trong cái bao mà
hắn từng khao khát. Vì thế, bị thần Chết mang đi, y lại thấy vui mừng. Đưa tiễn
y, đồng nghiệp lại như trút được gánh nặng, bỗng thấy “nhẹ nhàng, thoải mái”
hơn.
+ Những điều tưởng vô lí ấy hóa ra lại là một dụng ý nghệ thuật để nói tới

những cái có lí khác trong mạch ngầm văn bản. Đó là thực trạng đầy rẫy những
nghịch lí trong xã hội Nga đương thời. Một tiếng cười có thể chấm dứt một cuộc
đời, cái chết có thể làm người ta sung sướng như được chui vào bao, một thói
quen kì quặc lại có thể áp chế trường học, cả thành phố trong suốt 15 năm trời.
+ Nhưng ngẫm kĩ mới thấy Bê-li-cốp không thể không chết. Bời vì khát
vọng mãnh liệt của y là được chui vào bao. “Mục đích cuộc đời”của y là cho
vào bao. Thì quan tài chính là một thứ bao tốt nhất không bao giờ phải chui ra
nữa. Chét là tất yếu cho kết cục của một kiểu tính cách như Bê-li-cốp.
- Giáo viên khái quát, mở rộng vấn đề: Cùng với Bê-li-cốp, những kiểu
“ngƣời trong bao” cũng đã chui vào trong quan tài vĩnh viễn. Em có đồng ý nhƣ
vậy không?
- Học sinh suy nghĩ và trả lời:Bê-li-cốp chết. Những tưởng kiểu người trong
bao sẽ theo y mà ra nghĩa địa. Quả thực người ta đã tin tưởng như thế, trong
vòng một tuần đầu vắng bóng y trên thế gian, người ta đã thấy nhẹ nhõm, thoải
mái. Nhưng rồi không có Bê-li-cốp nữa, cuộc sống vẫn diễn ra như cũ: nặng nề,
13


mệt nhọc, vô vị, chẳng bị chỉ thị nào cấm đoán nhưng cũng chẳng được tự do
hoàn toàn, chẳng tốt đẹp gì hơn trước. Và người ta nhanh chóng nhận ra một
thực tế: Bê-li-cốp đã chết nhưng hiện vẫn còn bao nhiêu người trong bao, trong
tương lai cũng còn bao nhiêu người như thế nữa.Chỉ khi nào có một cuộc cách
mạng thực sự trả lại bầu không khí xã hội trong lành để người ta sống đúng là
mình, không phải sợ những thứ vớ vẩn làm méo mó, thảm hại nhân cách. Chỉ
khi nào người ta thức tỉnh “không thể sống mãi như vậy được” và quyết tâm
làm cuộc cách mạng ấy, lúc đó mới hi vọng đào sâu, chôn chặt lối sống “trong
bao”. Đó cũng là thông điệp nhà văn muốn nhắn gửi qua truyện ngắn này.
2.Tìm hiểu ý nghĩa biểu tƣợng của hình ảnh “cái bao”
- Giáo viên yêu cầu học sinh: Phân tích ý nghĩa biểu trƣng của “Cái bao”?
- GV cần gợi ý cho HS hiểu đƣợc khái niệm và vai trò của chi tiết nghệ

thuật
và hƣớng dẫn học sinh tìm ra giá trị tố cáo và sức mạnh phê phán của chi tiết
này.
- Học sinh tìm hiểu, suy ngẫm và trả lời: Chi tiết cái bao được miêu tả 12
lần. Hình ảnh cái bao là một trong những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác
giả, gợi cho người đọc nhiều ý nghĩ:
+Nghĩa đen:Vật dùng để bao, gói, đựng đồ vật, có hình túi hoặc hình hộp,
là vật dụng quen dùng của Bê-li-cốp.
+Nghĩa bóng:Lối sống và tính cách của nhân vật Bê-li-cốp
+Nghĩa biểu tượng:Lối sống thu mình,hèn nhác, ích kỉ cá nhân,hủ lậu... đã
và đang tồn tại làm ảnh hưởng đến một bộ phận không nhỏ ở nước Ngagiá trị
phê phán
+Ý nghĩa phổ quát: Cả xã hội Nga thời điểm đó cũng là cái bao khổng lồ
trói buộc,ngăn chặn sự tự do của con ngườisức mạnh tố cáo
Cái bao là biểu tượng giàu ý nghĩa,là sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác giả
- Giáo viên yêu cầu học sinh liên hệ với cuộc sống ngày nay và rút ra đƣợc
những bài học gì?
- Học sinh suy nghĩ, liên hệ với cuộc sống ngày nay và trả lời: Ngày nay,
chúng ta vẫn thấy xuất hiện người trong bao.Vẫn còn một số người thích sống
thu mình, ngại va chạm, không quan tâm đến xã hội bên ngoài. Chỉ khi nào mỗi
cá nhân ý thức được mục đích và cách sống của mình thống nhất với chuẩn mực
văn hóa và xã hội loài người trong sạch, lành mạnh, tự do thì lối sống người
trong bao mới triệt để chấm dứt.
3. Đánh giá những thành công về nghệ thuật của tác phẩm
- Giáo viên đặt ra câu hỏi: Theo em, truyện ngắn ngƣời trong bao có những
đặc sắc gì về mặt nghệ thuật?(Cách kể chuyện, chon ngôi kể, giọng kể, xây dựng
nhân vật, biểu tƣợng…).
- Học sinh tìm tòi, phát hiện những thành công về nghệ thuật của tác phẩm:
+ Ngôi kể: Truyện trước hết được kể bởi nhân vật người kể chuyện- tác giả
(một nhân vật ước lệ) đang kể với chúng ta về cuộc đi săn về muộn của hai nhân

14


vật., một là giáo viên của trường trung học và một là bác sĩ thú y. Nhưng khi kể
chuyện về Bê-li-cốp, tác giả đã trao vai trò người kể chuyện cho một nhân vật
trong tác phẩm đó là Bu-rơ-kin – người đồng nghiệp của Bê-li-cốp. Cách kể như
vậy tạo ra ấn tượng tự nhiên, khách quan, gaanfa gũi cho câu chuyện.
+ Việc lựa chon ngôi kể trên đã tạo ra cấu trúc truyện lồng truyện: Truyện
kể của tác giả về hai người đi săn kết thúc bằng sự thức tỉnh khẩn thiết: “không
thể sống mãi như thế được!”; truyện kể về Bê-li-cốp của Bu-rơ-kin kết thúc
bằng việc Bê-li-cốp chết.
+ Giọng kể mỉa mai, châm biếm mà điềm tĩnh, trầm buồn, bề ngoài có vẻ
khách quan, bình thản, song mạch ngầm văn bản là tâm trạng bức xúc, trăn trở,
khao khát đổi thay của tác giả.
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình. Bê-li-cốp vừa là chính anh ta,
cá biệt kì quái không giống ai ở trường trung học và thành phố nơi anh ta sống
và làm việc với những chi tiết, đường nét của bức chân dung về thói quen, mối
quan hệ xã hội, tình tiết kết thúc bi hài của cuộc đời anh ta,…Nhưng từ những
chi tiết rất cá biệt đó, tác giả đã chạm tới những khái quát điển hình cho một
kiểu người, một dạng lối sống. Chân đi giày cao su, tay cầm ô có thể là cách
phục trang kì quái của Bê-li-cốp trong bao, nhưng khát vọng mãnh liệt được thu
mình vào bao thì đâu phải chỉ riêng có Bê-li-cốp.
+ Tác giả cũng sử dụng những chi tiết đối lập giữa các kiểu người, kiểu
tính cách trái ngược nhau (Bê-li-cốp và chị em nhà Va-ren-ca, Bê-li-cốp và cán
bộ giáo viên trong trường).
+ Nghệ thuật xây dựng biểu tượng. Đó là hình ảnh “cái bao”, là suy nghĩ
thường trực: “Nhỡ có chuyện gì xảy ra thì sao” ở Bê-li-cốp. Đây đều là những
hình ảnh, lời nói có ý nghĩa cụ thể: cái bao là vật có công dụng để đựng, bao,
gói đồ đạc, hàng hóa, thường có hình túi, hình hộp, …Câu nói “Nhỡ có chuyện
gì xảy ra thì sao” là nỗi lo lắng riêng tư của Bê-li-cốp về vô số những điều bất

trắc không lường được có thể xảy ra. Nhưng đây cũng là những hình ảnh, lời
nói có ý nghĩa biểu tượng: Cái bao – biểu tượng cho một kiểu người, một dạng
lối sống thu mình, ích kỉ, bảo thủ trì trệ. “Nhỡ có chuyện gì xảy ra thì sao” –
Biểu tượng của sự hèn nhát, bạc nhược, trốn tránh thực tế, luôn rúm ró trước
bất cứ điều gì.
+ Tác giả kết thúc truyện bằng cách phát biểu trực tiếp chủ đề qua một câu
cảm thán: “Không thể sống mãi như thế được !” gây ấn tượng mạnh mẽ như
một lời giục giã, hối thúc khẩn thiết đối với người đọc: Hãy thay đổi lối sống
trong bao để có cuộc sống lành mạnh, khỏe khoắn, có ý nghĩa !
III. PHẦN TỔNG KẾT BÀI HỌC
- Trƣớc khi vào phần tổng kết bài học, để tiết học thêm sôi nổi và học sinh
có thể khắc sâu kiến thức bài học, giáo viên không chỉ để học sinh chú ý vào
phần ghi nhớ trong sách giáo khoa mà còn để học sinh trao đổi, thảo luận một số
câu hỏi khác liên quan đến bài học nhƣ:
+ Tìm một vài thành ngữ, tục ngữ Việt Nam có nội dung gần gũi với “lối
15


sống trong bao”, với kiểu ngƣời nhƣ Bê-li-cốp.
+ Ngoài nhan đề “Ngƣời trong bao”, em có thể suy nghĩ, tìm tòi đặt một cái
tên khác cho tác phẩm mà không làm mất đi ý nghĩa tƣ tƣởng chủ đề của truyện?
+ Em có thể tƣởng tƣợng và viết ra một cái kết khác cho cho truyện ngắn
Ngƣời trong bao.
- Sau đó giáo viên nêu câu hỏi tổng kết : Em hãy nêu những nét khái quát
nhất về kiểu nhân vật “ngƣời trong bao”. Từ chân dung Bê-li-cốp, tác giả muốn
nhắn gửi điều gì đến ngƣời đọc?
- Sau khi tìm hiểu tác phẩm, học sinh sẽ tìm ra đƣợc câu trả lời: Người
trong bao tập trung phê phán lối sống dung tục, thấp hèn, mất nhân cách của
một bộ phận trong xã hội Nga cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, chủ yếu là một bộ
phận trí thức tiểu tư sản. Sự trì trệ, thụ động, co mình thành một lối sống được

thể hiện qua các nhân vật mà ông miêu tả trong truyện ngắn này là sản phẩm
gắn liền với thời kì lịch sử đó. Lối sống đó đã hạ thấp giá trị nhân bản của con
người, biến con người thành một nô lệ tự nguyện, chỉ răm rắp phục tùng mà
không hề biết phân biệt đúng sai, thật giả, tạo ra một cơ chế sống giả tạo, máy
móc, rập khuôn.
Nhà văn cho rằng “không thể sống như thế mãi được”. Ông phủ nhận trật
tự xã hội đương thời và nhiệt tình cổ vũ cho một xã hội mới tốt đẹp hơn. Ông
chứng minh một cách thuyết phục về những cái xấu đang tồn tại để chỉ cho mọi
người thấy trách nhiệm của họ là phải thanh toán những cái xấu xa, lạc hậu ấy.
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC, VỚI BẢN THÂN, ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀ TRƢỜNG.
Qua việc áp dụng một số phƣơng pháp có tính tích cực trong việc tìm hiểu
tác phẩm Ngƣời trong bao của tác giả Sê-khốp trong chƣơng trình Ngữ Văn 11 –
ban cơ bản áp dụng cho 3 lớp 11C1, 11C3 và 11C5 tôi thấy rằng:
- Hầu hết học sinh hiểu, nắm chắc, khắc sâu đƣợc kiến thức về tác phẩm.
- Học sinh hứng thú trong cách tìm hiểu tác phẩm. Tạo không khí sôi nổi
trong tranh luận tìm hiểu vấn đề, có những phát hiện mới mẻ có tính sáng tạo
trong giờ học. 100% học sinh hứng thú với tiết học và hăng say phát biểu ý kiến
xây dựng bài. 85% các em hiểu bài ngay tại lớp và làm thành công các bài tập
trong sách giáo khoa cũng nhƣ các bài tập lấy ở các tài liệu tham khảo khác
- Tránh đƣợc việc thụ động đọc chép trong bài giảng của giáo viên.
- Giáo viên rất nhàn trong quá trình lên lớp mà vẫn đạt đƣợc những mục
đích của tiết dạy. Chủ động cùng khám phá tri thức với học sinh.
- Áp dụng làm các dạng bài tập về tác phẩm hiệu quả đặc biệt là với những
đề bài có tính phát hiện và phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học
sinh.
- Đặc biệt thông qua truyện ngắn này, các em đã hiểu một cách có hệ thống
về đặc điểm thể loại , phong cách , bút pháp của nhà văn Sê – khốp . Từ đó các
em có điều kiện nắm chắc tác phẩm để vận dụng kiến thức đã học vào bài làm
trên lớp . Bên cạnh đó tôi cũng gợi mở những vấn đề có tính chất mới mẻ đối

16


với các em để một số học sinh khá tiếp tục tìm tòi đi sâu tìm hiểu tác phẩm
truyện ngắn . Đồng thời tôi cũng khuyến khích các em đọc thêm một số truyện
ngắn hay khác của tác giả Sê- khốp nhƣ Khóm cúc bồn tử, Một chuyện tình
yêu… và của các tác giả nƣớc ngoài khác để có cái nhìn toàn diện hơn về thể
loại . Kết hợp trong những bài giảng về truyện ngắn , chúng tôi cũng nhấn mạnh
đến vai trò , tác dụng của văn học nói chung và của truyện ngắn nói riêng trong
việc hoàn thiện nhân cách và tâm hồn cho học sinh. Đó là mục đích mà ngƣời
thầy giáo dạy văn phải hƣớng tới .
Cụ thể.
Lớp

Học hứng thú

Hiểu bài

11C1

41/45 học sinh

45/45 học sinh = 100%

11C3

40/45 học sinh

45/45 học sinh = 100%


11C5

42/46 học sinh

46/46 học sinh = 100%

- Kết quả kiểm tra viết các lớp:

Lớp


số

11C1
11C3
11C5

45
45
46

Điểm giỏi
Số
%
lƣợng
6
13,3 %
5
11,1 %
8

17,4 %

Điểm khá
Số
%
lƣợng
28
62,2%
29
64,4 %
30
65,2 %

Điểm trung bình
Số
%
lƣợng
11
24,5 %
11
24,5 %
8
17,4 %

-

Chất lƣợng môn học ở lớp đƣợc nâng lên, giảm thiểu tối đa thời gian học
sinh chỉ biết lắng nghe và ghi chép. Vì thế học sinh cũng có tâm thế thoải mái và
không còn ngại những giờ học văn. Các em còn đề nghị các tiết sau cô cũng làm
nhƣ vậy để các em dễ học hơn và đƣợc phát biểu những suy nghĩ, những quan

điểm của mình và biết vận dụng vào việc làm văn để phân tích, bình giảng tác
phẩm theo đặc trƣng thể loại.
-

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. KẾT LUẬN
Nhà văn M.Gor-ki từng khẳng định: “Văn học là nhân học”. Và dạy văn
cũng là dạy ngƣời.Vì vậy, giảng dạy tác phẩm văn chƣơng là công việc khó
khăn, nó không chỉ đòi hỏi ngƣời giáo viên phải hƣớng dẫn học sinh nắm bắt
đƣợc cái hay, cái đẹp, cái tinh hoa của tác phẩm mà còn giúp học sinh nâng cao
nhận thức làm cho đời sống tƣ tƣởng, tình cảm, tâm hồn thêm phong phú. Từ đó,
học sinh có thể liên hệ thực tế, rút ra những bài học bổ ích cho bản thân để sống
tích cực và có ích cho xã hội.
Với việc sử dụng giáo án điện tử có sử dụng các hình ảnh minh họa và các
17


thiết bị hỗ trợ khác kết hợp với việc sử dụng linh hoạt các phƣơng pháp trong
một bài học đã giúp tôi có đƣợc những thành công nho nhỏ trong việc dạy học.
Đề tài này không phải là một hƣớng đi mới mà chỉ là một phƣơng pháp cụ
thể hoá vấn đề vào những tiết dạy cụ thể trong quá trình lên lớp hàng ngày của
giáo viên.
Tuy nhiên để thực hiện một cách có hiệu quả các phƣơng pháp trên với một
tiết dạy cụ thể đòi hỏi giáo viên phải có sự sáng tạo, lòng yêu nghề, có các
phƣơng tiện hiện đại hỗ trợ trong quá trình thực hiện. Và đây không phải là
những phƣơng pháp duy nhất mà trong quá trình đọc hiểu tác phẩm văn học giáo
viên cần áp dụng linh hoạt các phƣơng pháp một cách phù hợp với từng tiết dạy
cụ thể.
3.2. KIẾN NGHỊ
Với đề tài này, tôi xin kiến nghị với nhà trƣờng và cấp trên một số vấn đề

nhƣ sau:
- Kính mong Sở giáo dục đào tạo và nhà trƣờng tổ chức những buổi tọa
đàm hoặc báo cáo chuyên đề về phƣơng pháp giảng dạy các tác phẩm văn học
nƣớc ngoài. Nếu làm đƣợc điều này, giáo viên sẽ có điều kiện trao đổi, học hỏi
kinh nghiệm lẫn nhau để góp phần nâng cao trình độ chuyên môn và cách giảng
dạy các tác phẩm văn học nƣớc ngoài.
- Nên đƣa các tác phẩm văn học nƣớc ngoài vào đề kiểm tra định kì và đề
thi THPT quốc gia. Có nhƣ vậy, các em học sinh mới chịu khó tìm tòi và tích
cực học tập hơn đối với các tác phẩm văn học nƣớc ngoài.
Tôi rất cảm ơn các đồng chí đã dành thời gian để đọc sáng kiến kinh
nghiệm này.Tôi nghĩ những hiểu biết và những kinh nghiệm của mình nhƣ một
giọt nƣớc giữa biển cả bao la, tôi rất mong đƣợc sự đóng góp ý kiến chân thành
và sự giúp đỡ của các đồng chí để đề tài của tôi đƣợc hoàn thiện hơn cũng nhƣ
hoàn thiện hơn về phƣơng pháp giảng dạy của mình.
Một lần nữa xin cảm ơn các đồng chí. Kính chúc các đồng chí sức khỏe và
hạnh phúc.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƢỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày19 tháng5năm2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
ngƣời khác.

Phạm Thị Ngọc

18


Tµi liÖu tham kh¶o
1. Sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2 – Sách giáo viên Ngữ văn 11 tập 1.
Phan Trọng Luận – Tổng chủ biên

2. Thiết kế bài học tác phẩm văn chƣơng.
Phan Trọng Luận- Tổng chủ biên
3. Lịch sử Văn học Nga TK XIX – NXB Giáo dục. 1995
Nguyễn Ngọc Ảnh – Tổng chủ biên
4. Tuyển tập Truyện ngắn Sê- khốp – NXB Giáo dục. 1998
Trần Gia Linh – tuyển chọn và biên soạn
5. Lý luận văn học.
Phƣơng Lựu – Chủ biên
6. Giảng văn văn học nƣớc ngoài – NXB Giáo dục. 1996
Hoàng Tiến Tựu – Chủ biên
7. Phân tích, bình giảng tác phẩm văn học 11 – NXB Giáo dục 2007
Nguyễn Đăng Mạnh – Chủ biên.
8. Cảm thụ tác phẩm văn chƣơng – NXB Giáo dục 2007
Nguyễn Hải Hà – Chủ biên
9.
Tài liệu bồi dƣỡng giáo viên thực hiện chƣơng trình, sách giáo khoa lớp
11, môn Ngữ Văn - Bộ giáo dục và đào tạo.
10. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học phổ thông- Bộ giáo
dục và đào tạo.

19


MỤC LỤC
TÊN ĐẦU ĐỀ

TRANG

1.MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 2

1.2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 3
1.3. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................... 3
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM .............................................. 4
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm ................................................ 4
2.2. Thực trạng vấn đề trƣớc khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm .................. 6
2.3. Sáng kiến kinh nghiệm ............................................................................ 7
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trƣờng........................................................... 16
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ......................................................................... 17
3.1.Kết luận......................................................................................................17
3.2. Kiến nghị.................................................................................................. 18
TƢ LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 19
MỤC LỤC ...................................................................................................... 20

20



×