Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Vận dung các phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy tác phẩm văn học dân gian ở chương trình ngữ văn 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.1 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
TRONG GIẢNG DẠY TÁC PHẨM VĂN HỌC DÂN GIAN Ở
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10

Người thực hiện: Lương Thị Thuỳ An
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Ngữ Văn

THANH HOÁ NĂM 2016

1


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài..........................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu....................................................................................1
3. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................1
4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................2
B. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận................................................................................................2


2. Thực trạng của vấn đề.................................................................................3
3. Giải quyết vấn đề.........................................................................................4
4. Kết quả đạt được.........................................................................................18
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.......................................................................................................20
2. Kiến nghị..................................................................................................... 20

2


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Dạy học là một môn nghệ thuật. Nghệ thuật ấy không phải ai cũng thể
nghiệm giống nhau. Định hướng “Đổi mới phương pháp dạy học” là phải phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc
điểm từng lớp học, từng môn học.
Năm học 2010- 2011, Bộ GD & ĐT đã triển khai và ban hành hướng dẫn
thực hiện chuẩn kiến thức- kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông các
môn học và đưa ra một số phương pháp dạy học tích cực có thể sử dụng trong
dạy học Ngữ văn THPT. Bản thân tôi cũng nhận thấy đổi mới về phương pháp
dạy học luôn là vấn đề nóng hổi, đòi hỏi sự trăn trở, tìm tòi ở mỗi giáo viên để
nâng cao chất lượng trong quá trình giảng dạy, tạo tâm thế tiếp nhận ở học sinh
ở mức cao hơn
Trong chương trình Ngữ văn THPT, bộ phận văn học dân gian giữ một vị
trí quan trọng. Bởi văn học dân gian là lời ăn tiếng nói, điệu hồn của dân tộc, là
cội nguồn văn hoá. Phát huy được sức mạnh, ưu thế đó trong học tập và giảng
dạy tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường là mối quan tâm lớn với những
nhà giáo tâm huyết với nghề
Chính vì vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Vận dung các phương pháp dạy
học tích cực trong giảng dạy tác phẩm văn học dân gian ở chương trình Ngữ

văn 10” nhằm giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức, khơi gợi được niềm say
mê, hứng thú học tập của các em.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này nhằm mục đích giúp học sinh rèn luyện năng lực cảm thụ tác
phẩm văn học dân gian ở từng thể loại cụ thể với những phương pháp dạy học
phù hợp, nắm được đặc trưng thể loại, giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật độc
đáo ở các văn bản văn học dân gian. Từ đó giáo viên khơi gợi, nuôi dưỡng niềm
say mê, hứng thú của học sinh với một bộ phận văn học đã khá xa với lứa tuổi
các em.
3. Đối tượng nghiên cứu
Ở chương trình Ngữ văn 10, phần văn học dân gian đã giới thiệu nhiều thể
loại phong phú và đặc sắc: sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, ca
dao, truyện thơ. Có cả văn học dân gian người Kinh, văn học dân gian các dân
3


tộc anh em và cả văn học dân gian của một số quốc gia (Hi Lạp, Ấn Độ). Đó
chính là những đối tượng nghiên cứu của đề tài này
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, tôi có sử dụng một số phương pháp:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp thống kê
B. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
“Folklore (trong nghĩa rộng: văn hoá truyền thống được lưu truyền, phổ
biến rộng của nhân dân) là sáng tác để định hướng cho một nhóm người nào đó
và được hình thành theo truyền thống của các nhóm người, các thành viên,
phản ánh sự chờ đợi, niềm hi vọng của cộng đồng trong những biểu hiện tương
ứng với nó về nhận thức xã hội và văn hoá. Các quy tắc, giá trị của folklore

được truyền đạt qua truyền miệng, mô phỏng hoặc bằng những con đường khác.
Hình thức của nó là ngôn từ, âm nhạc, vũ đạo, trò chơi, thần thoại, phong tục,
nghi lễ, nghề thủ công, kiến trúc và các loại nghệ thuật khác”
(Dẫn theo B.N Puchilov, trong cuốn Folklore và văn hoá dân gian, NXB Khoa
học. X.Petecbua, 1994, tr18, Bùi Mạnh Nhị dịch)
Từ định nghĩa trên, giáo viên phải giúp học sinh hình dung được tác phẩm
văn học dân gian được cấu thành bởi nhiều yếu tố: ngôn từ, âm nhạc, hoá trang,
điệu bộ, vũ đạo. Điều này khác với văn học viết (chỉ có ngôn từ). Có thể nói, tác
phẩm văn học viết là nghệ thuật đơn yếu tố và văn học dân gian là nghệ thuật đa
yếu tố. Cho nên, khi dạy học, giáo viên cần chỉ ra cho các em một mô hình tiếp
cận văn học dân gian theo phương pháp hệ thống. Mô hình đó có các bước sau:
- Tìm dị bản của tác phẩm từ đó định hướng thẩm mĩ đối với tác phẩm
- Tìm hiểu các yếu tố trong văn bản ngôn từ
- Tìm hiểu các yếu tố ngoài văn bản của tác phẩm
- Tìm hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố trong văn bản và ngoài văn bản
4


- Tổng hợp lại, tìm ra vẻ đẹp folklore, đánh giá tác phẩm
Đặc trưng của văn học dân gian gợi mở cho giáo viên một điều quan trọng
trong phương pháp dạy: phải chú ý đến tâm thức của học sinh và những khoảng
cách về nhiều mặt của các em đối với thế giới văn học dân gian (thời đại, văn
hoá, tâm lí, ngôn ngữ, cách cảm, cách nghĩ...). Giáo viên cần lấp đầy khoảng
cách ấy. Điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên phải chủ động, linh hoạt vận dụng các
phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng của các tác phẩm văn học dân gian,
ở từng thể loại cụ thể. Đây chính là những con đường chuyển tải tốt nhất tác
phẩm văn học dân gian đến học sinh trong nhà trường THPT.
2. Thực trạng vấn đề
Văn học dân gian được coi là cội nguồn của văn hoá, văn học dân tộc.
Nhưng bộ phận văn học này lại cách khá xa với độ tuổi và nhận thức của học

sinh THPT ngày nay nên việc tiếp nhận và hiểu thấu đáo giá trị tác phẩm còn
hạn chế . Mặt khác, nhiều giáo viên cũng ít chú trọng đến bộ phận văn học này,
do đó giảng dạy có phần qua loa, không bám sát đặc trưng của văn học dân gian,
chưa truyền lửa đến cho học sinh
Nói đến thực trạng của việc giảng dạy văn học dân gian trong nhà trường
hiện nay là nói đến những khuynh hướng và các cách dạy phổ biến sau
- Một là: Đồng nhất giữa văn học dân gian và văn học viết, dạy văn học dân gian
như dạy văn học viết nên đã hiện đại hoá tác phẩm, tước đi những vẻ đẹp độc
đáo, đặc trưng vốn có của văn học dân gian
- Hai là: Ngược với khuynh hướng trên là khuynh hướng xoá nhoà ranh giới
giữa khoa nghiên cứu văn học dân gian với các khoa học liên quan như dân tộc
học, lịch sử, xã hội học, văn hoá học, phong tục học...làm cho bài dạy mất đi
những thông tin thẩm mĩ mà chỉ còn lại bức tranh xã hội khô cứng. Ví dụ như:
phân tích Đăm Săn lại nghiêng về tục nối dây, phân tích Truyện An Dương
Vương- Mị Châu và Trọng Thuỷ để giải thích lễ hội Cổ Loa, giảng dạy Tấm
Cám thì lại dẫn dắt học sinh đến thuyết luân hồi trong đạo Phật.

5


- Ba là: Diễn xuôi một cách khô khan, nhạt nhẽo các bài ca dao, các câu chuyện
cổ tích..
Tuy nhiên có rất nhiều thầy cô tâm huyết, họ đã dạy văn học dân gian như
nó vốn có trong đời sống thực của dân gian nhưng thời lượng tiết dạy quá ít nên
không chuyển tải hết được vẻ đẹp về nội dung cũng như nghệ thuật của tác
phẩm.
Bên cạnh đó cũng là thực trạng của việc học tập văn học dân gian ở học
sinh: các em ngày càng xa rời với môn văn, đặc biệt là với văn học dân gian và
văn học trung đại, dẫn đến việc nhiều em xem nhẹ bộ phận văn học này, học
theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa, tác phẩm chưa thực sự sống trong lòng các em.

Từ những vấn đề trên, trong quá trình giảng dạy, tôi đã vận dụng các
phương pháp dạy học phù hợp với từng tác phẩm văn học dân gian và hi vọng sự
sẻ chia kinh nghiệm này nhận được nhiều ý kiến đóng góp để hoàn thiện hơn
nữa các phương pháp, nâng cao chất lượng dạy và học môn ngữ văn ở nhà
trường THPT.
3. Giải pháp thực hiện
3.1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Khâu chuẩn bị tiết dạy đầy đủ, chu đáo sẽ giúp cho giáo viên chủ động, tự
tin trên lớp. Học sinh chuẩn bị bài theo sự gợi dẫn của giáo viên sẽ có được một
tâm thế tốt để tiếp nhận kiến thức, có hứng thú học tập. Chuẩn bị của giáo viên
và học sinh sẽ làm cho tiết dạy thành công hơn.
- Với giáo viên:
+ Cần tham khảo sách báo, tài liệu tham khảo
+ Chuẩn bị đồ dùng dạy học
+ Tổ chức hoạt động nhóm
+ Phân bố thời gian hợp lí theo từng hoạt động
- Với học sinh:
+ Đọc kĩ văn bản ở nhà
+ Tìm hiểu nội dung tác phẩm qua hệ thống câu hỏi giáo viên định hướng
6


Văn học dân gian là nghệ thuật ngôn từ dân gian. Khi giải mã các văn bản
ngôn từ này, chúng ta phải chú ý vào tư duy cộng đồng và cảm hứng dân gian
trong văn bản đó. Ngoài ra, khi dạy tác phẩm dân gian trong chương trình,
chúng ta cần lưu ý khai thác các yếu tố ngoài văn bản để giúp học sinh hiểu
đúng, hiểu sâu, hiểu trọn vẹn tác phẩm.
3.2. Vận dụng các phương pháp dạy học
Sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp dạy học trong giờ văn là một việc
làm cần thiết để làm cho tiết học thành công. Bàn thân tôi trong quá trình giảng

dạy tác phẩm văn học dân gian cũng đã thực hiện các phương pháp phù hợp:
a. Đọc tác phẩm
Bước đầu tiên đến với tác phẩm là phải đọc tác phẩm. Giáo viên cần
hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm để tạo ấn tượng ban đầu ở tác phẩm.
- Sử thi:
+ Đoạn trích “Chiến thắng Mtao- Mxay” (Trích Đăm Săn- sử thi Tây Nguyên)
+ Đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về” (Trích Ô-đi-xê- sử thi Hi Lạp)
+ Đoạn trích “Rama buộc tội” (Trích Ra-ma-ya-na- sử thi Ấn Độ)
 Đọc phân vai. Đặc trưng của thể loại sử thi là xây dựng hình tượng người anh
hùng đại diện cho sức mạnh, vẻ đẹp lí tưởng của cả cộng đồng, bộ lạc được thể
hiện chủ yếu thông qua lời thoại và hành động. Vậy nên, giáo viên chú ý cho
học sinh cách đọc phân vai, lời của người kể chuyện và lời thoại - của các nhân
vật trực tiếp.
- Truyền thuyết: Truyện An Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thuỷ
 Đọc- kể, chú ý thể hiện thái độ, tình cảm của các nhân vật qua các câu nói tiêu
biểu: tiếng thét lớn của Rùa vàng ở bờ biển, câu nói chủ quan của An Dương
Vương khi quân Triệu Đà đến chân thành Cổ Loa, lời khấn của Mị
Châu….Truyền thuyết được nhân dân ta sáng tạo dựa trên cốt lõi lịch sử, vì vậy
khi đọc phải thể hiện được không khí lịch sử
- Truyện cổ tích: Tấm Cám

7


 Kết hợp đọc- kể, chú ý những câu đối thoại, những câu văn vần. Khơi gợi được
không khí cổ tích
- Truyện cười: Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày
 Hình thức truyện cười ngắn gọn, tập trung thể hiện mâu thuẫn gây cười, đặc
biệt ở câu cuối. Đọc- kể diễn cảm qua từng câu, lời đối thoại, giữ thái độ lạnh
lùng, khách quan để tạo sự hấp dẫn, lí thú.

- Ca dao:
+ Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa: đọc diễn cảm với giọng điệu phù
hợp. Chú ý cách ngắt nhịp, các điệp từ, hô ngữ
+ Cao dao hài hước: đọc theo hình thức đối đáp nam nữ, giọng điệu hài hước
- Truyện thơ: Đọc thêm “Lời tiễn dặn” (trích “Tiễn dặn người yêu”- truyện thơ
dân tộc Thái)
 Đọc với giọng điệu tha thiết, buồn rầu, xót xa
b. Phương pháp nêu vấn đề
Dạy học nêu vấn đề đã được sử dụng từ những năm 60 của thế kỉ XX ở
nước ta .M.Gorki nhận xét: “Tác phẩm văn học nào cũng có vấn đề” và nhà thơ
Tố Hữu cũng nhận định: “Vấn đề của nghệ thuật chính là chủ đề, nói nôm na
cho dễ hiểu chính là câu hỏi, câu hỏi của cuộc đời”. Áp dụng trong dạy học tác
phẩm văn học dân gian tôi nhận thấy phương pháp nêu vấn đề đạt hiệu quả khá
tốt. Hầu hết các em học sinh đều rất hứng thú học tập, không khí giờ học sôi nổi
hẳn lên. Phần lớn học sinh có ý thức đọc trước tác phẩm, nắm được cốt truyện,
nhân vật để có thể trình bày ý kiến riêng của mình trước những tình huống có
vấn đề. Học xong tác phẩm, ấn tượng về cốt truyện, nhân vật lưu lại khá sâu
đậm trong tâm trí các em. Nhiều hình tượng nhân vật đã bước ra ngoài trang
sách đi vào đời sống tâm hồn của các em, trở thành những người gần gũi, thân
quen như cô Tấm, An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thuỷ… Mỗi tác phẩm
dường như đã giúp các em trưởng thành hơn về nhận thức, nâng cao được năng
lực phát hiện và giải quyết hợp lí những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống.

8


Với phương pháp này, tôi thường tổ chức cho học sinh thảo luận theo
nhóm (8 học sinh/nhóm), các em trong nhóm sẽ trình bày ý kiến và nhóm trưởng
tổng hợp, đại diện trình bày trước lớp. Giáo viên tổ chức, chỉ đạo chung và hỗ
trợ các nhóm khi cần thiết bằng câu hỏi gợi dẫn. Kết thúc hoạt động này, giáo

viên đánh giá, nhận xét và nêu định hướng chung cho việc trả lời câu hỏi.
Ví dụ 1: Bài “Tấm Cám”
Câu hỏi nêu vấn đề: Về hành động trả thù của Tấm, có bạn học sinh cho rằng:
Cô Tấm thực ra không hiền như lâu nay chúng ta vẫn nghĩ (Quả thị thơm cô
Tấm rất hiền) mà trái lại rất ghê gớm, thậm chí có phần độc ác vì hành động
giết người trả thù của Tấm cũng độc ác không kém hành động giết hại Tấm của
mẹ con Cám. Suy nghĩ của anh (chị ) thế nào?
Định hướng giải quyết vấn đề của Kết quả đạt được sau khi giải quyết
giáo viên
vấn đề
- Tấm là nhân vật văn học đại diện cho - Học sinh có cơ hội củng cố và tích
cái thiện mà nhân dân lao động sáng hợp kiến thức vì cần phải huy động
tạo ra để thể hiện quan niệm, thái độ những kiến thức về tác phẩm, về thể
của mình về cuộc sống. Cái tư tưởng loại truyện cổ tích, về tư tưởng của dân
cốt lõi mà dân gian muốn gửi gắm đến gian mới có thể lí giải được vấn đề.
người đọc, người nghe là: “thiện luôn - Các em được tự bộc lộ suy nghĩ riêng
thắng ác”, “ở hiền gặp lành, ở ác gặp của bản thân, được đặt mình vào vị trí
ác”. Với suy nghĩ như thế, dân gian của Tấm, của tác giả dân gian để lí giải
không cho rằng hành động của Tấm là hành động của Tấm. Từ đó, hiểu được
độc ác, thậm chí là cần thiết đối với nội dung tư tưởng của tác phẩm mà tác
Cám tức là kẻ ác cần bị trừng trị đích giả dân gian muốn gửi gắm qua nhân
đáng.

vật.

- Hiền không đồng nghĩa với nhút nhát, - Học sinh hiểu sâu hơn những triết lí
sợ hãi, nhường nhịn hay là chịu khuất sống của dân gian và rút ra cho mình
phục trước cái ác, cái xấu. Trong quan những bài học bổ ích về cách ứng xử
niệm của dân gian là “đi với bụt mặc trong cuộc sống “gieo gió gặt bão”,
áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”.


“nhân nào quả ấy”, “ác giả ác báo”,
9


“đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma
mặc áo giấy”
Ví dụ 2: Truyện “An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy”
Câu hỏi nêu vấn đề: Sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống Thủy cung,
Trọng Thủy đã tìm gặp lại Mị Châu. Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đó.
( Đề bài làm văn số 2)
Định hướng giải quyết vấn đề của
giáo viên
Có thể kể và kết thúc theo nhiều cách
khác nhau miễn là bài viết có tính
thuyết phục và phù hợp với ý đồ nghệ
thuật của tác giả dân gian:
- Gặp lại Trọng Thủy dưới thủy cung ,
Mị Châu nặng lời phê phán rồi quay đi,
bỏ mặc Trọng Thủy đầu tóc bơ phờ, nét
mặt đau khổ, dáng hình mờ dần và tan
trong dòng nước xanh.
- Mị Châu bình tĩnh phân tích mọi lẽ
đúng, sai lúc hai người còn sống. Hiểu
lời Mị Châu, Trọng Thủy rất ân hận,
muốn nối lại duyên xưa. Tuy cảm động
trước thái độ ấy của Trọng Thủy nhưng
Mị Châu không chấp nhận. Nàng tỏ ý
muốn “đem tình cầm sắt đổi ra cầm kì”
c. Phương pháp so sánh


Kết quả đạt được sau khi giải quyết
vấn đề
- Học sinh được rèn luyện kĩ năng làm
văn tự sự, được nhập vai đồng sáng tạo
với tác giả.
- Học sinh hiểu sâu sắc hơn giá trị tư
tưởng và giá trị nghệ thuật của tác
phẩm đặc biệt là đặc điểm của thể loại
truyền thuyết.
- Qua bài văn tự sự của mình các em
cũng đã bày tỏ nhiều quan niệm sống
hay như: phải biết khát vọng nhưng
không nên tham vọng, phải biết thông
cảm và tha thứ…

Bản chất của nghệ thuật là sự sáng tạo. Tuy nhiên, giữa các tác phẩm văn
học ở các thể loại khác nhau, các thời kì văn học và cả ở những quốc gia trên thế
giới vẫn có những điểm gặp gỡ về tư tưởng, tình cảm. Mục đích sử dụng phương
pháp so sánh là để giáo viên giúp học sinh thấy được sự gần gũi trong sự việc
nhưng khác về đề tài, kết cấu, loại hình nhân vật, các thể hiện trong tác phẩm.
Ví dụ 1: Đoạn trích “Ra-ma buộc tội” (Trích Ra-ma-ya-na- sử thi Ấn Độ)

10


?) Có điểm gì gần gũi và khác biệt giữa Vũ Nương (Người con gái Nam XươngNguyễn Dữ) và nàng Xi-ta (Ra-ma buộc tội)
+ Giống nhau: Cùng bị oan ức, chồng nghi ngờ, ghen tuông thất tiết, cùng tìm
đến cái chết để thanh minh sự trong trắng của mình và đã được thanh minh
+ Khác nhau:

Xi- ta
Vũ Nương
- Ra-ma ruồng rẫy vợ vì danh dự của - Trương Sinh ruồng rẫy vợ vì thói
nhà vua- người anh hùng

ghen tuông tầm thường

- Tìm cách minh oan bằng cách bước - Thanh minh bằng cách nhảy xuống
lên giàn thiêu Vai trò của thần lửa sông Việt Nam là một nước văn
trong văn hoá Ấn Độ

minh nông nghiệp lúa nước, nhiều
sông ngòi.

-Nhân vật trong sử thi cổ đại Cách - Nhân vật trong truyện truyền kì
kể chuyện chậm, nhiều đối thoại tỉ trung đại Cách kể nhanh, ít đối
mỉ, nhiều hình ảnh

thoại.

- Tính chất lí tưởng hoá trong nghệ - Sự cảm thương đối với số phận oan
thuật xây dựng nhân vật: kết tinh sức nghiệt, cái chết thương tâm của
mạnh, ý chí, khát vọng đạo đức của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ
cả cộng đồng
Ví dụ 2: Truyện cổ tích “Tấm Cám”

phong kiến.

Truyện Tấm Cám nằm trong một kiểu truyện thuộc loại phổ biến nhất trên
thế giới. Cô Tấm trong truyện của nhiều nước phương Tây có tên là cô Tro Bếp

(Cendrilon ở Pháp, Cinderella ở Anh, Cenerentola ở Ý hay Doluska ở Nga). Về
hình mẫu nhân vật và các tình tiết cơ bản giống nhau. Tuy nhiên, ở mỗi quốc
gia, do đặc trưng văn hoá nên có những chi tiết khác biệt. Cô Tấm trong truyện
cổ tích Việt Nam là một người con gái thuần Việt với những công việc đồng áng,
lời ăn tiếng nói, dung mạo ngoại hình. Hình ảnh cái yếm đỏ, con cá bống, con
gà, chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị, miếng trầu là những hình
ảnh xuất hiện nhiều trong văn hoá Việt. Ngoài ra, riêng ở Việt Nam cũng có
những dị bản khác nhau của truyện Tấm Cám
11


Khi giáo viên giảng dạy các tác phẩm văn học dân gian nên lưu ý đến tính
dị bản để học sinh thấy được sự phong phú đa dạng trong sức sáng tạo của tập
thể nhân dân lao động.
d. Phương pháp giảng dạy theo đặc trưng thể loại
Văn học dân gian có bao nhiêu thể loại thì có bấy nhiêu hệ thống thi pháp.
Mỗi thể loại có những đặc điểm riêng. Vì thế dạy văn học dân gian không thể
giống và đồng nhất với thi pháp văn học viết. Dạy sử thi là phải bám sát vào đặc
điểm thi pháp của sử thi như tính chất anh hùng ca, âm điệu hào hùng, ngôn ngữ
có tính trang trọng với nhiều hình ảnh so sánh, phóng đại, nhân vật là người anh
hùng đại diện cho sức mạnh, ý chí nguyện vọng của cộng đồng. Dạy truyện cổ
tích là phải nắm được kết cấu cốt truyện, là tính chất hư cấu tưởng tượng của tác
phẩm, là mô típ nhân vật, mô típ tình tiết, là kiểu kết thúc có hậu.
Trước hết người dạy cần bám sát văn bản ngôn từ với những đặc trưng
của nó như tính lặp đi lặp lại trở thành mô típ, biểu tượng nghệ thuật, cách phô
diễn dân gian, kết cấu, nhân vật, thời gian và không gian nghệ thuật, ngôn ngữ
làm cơ sở để phân tích tác phẩm, tìm ra những thông tin thẩm mĩ ẩn chứa trong
đó. Tuy nhiên văn bản ngôn từ văn học dân gian cũng có nét riêng đó là tính dị
bản, là tư duy cộng đồng, là cảm hứng dân gian. Điều đó giải thích vì sao truyện
cổ tích thường có cốt truyện, kết cấu giống nhau, với những kiểu nhân vật như

người mồ côi, người con riêng, người em út, người đi ở, người có hình dạng xấu
xí- những con người này lúc đầu gặp khó khăn nhưng được sự giúp đỡ của các
yếu tố thần kì cuối cùng đã chiến thắng và hưởng hạnh phúc. Trong ca dao lặp đi
lặp lại những mô thức mở đầu: Thân em như…Chiều chiều…Trèo lên cây…Đêm
qua…Người dạy cần nắm được những đặc trưng này thì mới có thể khai thác
được cái hay cái đẹp của văn học dân gian, đưa người học vào thế giới đậm màu
sắc dân gian đó.
Ví dụ như lối kể chuyện theo kiểu “ngày xửa ngày xưa”, những câu văn
vần xen kẽ trong các câu chuyện cổ tích “Bống bống bang bang…Vàng ảnh
vàng anh….Kẽo ca kẽo kẹt…”.Đó là sắc thái dân gian tạo nên sắc thái riêng biệt
12


của các tác phẩm. Cảm hứng ấy dệt nên những vần thơ đẹp trong “Khăn thương
nhớ ai” mà nhà phê bình Hoài Thanh đã hết lời ngợi ca “Nếu chỉ có hai câu
sau cùng thì đã đã thấy bài ca dao hay rồi, nhưng là loại hay có thể hiểu được.
Còn như những câu đầu thì hay đến mức cơ hồ không hiểu được, không rõ nói
gì mà vẫn thấy hay. Tôi xem đó là một trong những câu ca dao hay nhất Việt
Nam”
e. Phương pháp trực quan
Đây là phương pháp rất quan trọng và không thể thiếu khi dạy văn học
dân gian, nhất là ngày nay chúng ta đang được sự hỗ trợ của công nghệ thông
tin. Chúng ta có thể cho học sinh xem tranh, ảnh, phim tài liệu, nghe hát ca dao
dân ca giữa các miền, sân khấu hoá các trích đoạn…Ngoài ra, giáo viên nên tổ
chức lớp học thành các nhóm để các em thảo luận vấn đề hoặc hoá thân vào các
nhân vật trong tác phẩm dân gian, tái hiện lại không khí truyện

Nàng Xi-ta bước vào giàn hoả

13



Di tích Cổ Loa và lễ hội Cổ Loa hàng năm
Chẳng hạn, khi dạy truyện cổ tích Tấm Cám, giáo viên chia lớp làm 2
nhóm. Mỗi nhóm trình diễn lại một phần cuộc đời của cô Tấm. Nhóm 1 là giai
đoạn Tấm ở cùng mẹ con Cám. Nhóm 2 là giai đoạn Tấm vào cung vua. Sau đó,
các em tự nhận xét về trang phục, đạo cụ, cách diễn xuất, ý nghĩa truyện. Cuối
cùng giáo viên nhận xét, đánh giá, rút ra kết luận.
Phương pháp này tạo được rất nhiều hứng thú và tạo cho học sinh sự tích
cực, chủ động trong quá trình chuẩn bị bài, để lại ấn tượng sâu sắc về một tác
phẩm văn học dân gian trong lòng học sinh.
3.3. Bài tập vận dụng
Để đánh giá về kĩ năng và kết quả học tập của học sinh một cách toàn
diện hơn, sau mỗi bài học về tác phẩm văn học dân gian cụ thể, giáo viên nên
14


cho học sinh làm thêm một số bài tập vận dụng. Bài tập này phải phù hợp với
từng đối tượng học sinh.
Ví dụ: Khi dạy về thể loại ca dao
- Đối với học sinh trung bình, giáo viên có thể cho dạng bài tập như sau:
+ Thống kê các hình ảnh so sánh, ẩn dụ trong những bài ca dao đã học và
cho biêt người lao động bình dân thường lấy các hình ảnh đó từ đâu
+ Tìm thêm một số câu ca dao nói về: Chiếc khăn, chiếc áo, mô thức Thân
em như…
- Đối với học sinh khá giỏi, giáo viên có thể cho dạng bài tập:
+ Tìm một vài bài thơ (hoặc câu thơ) của các nhà thơ trung đại và hiện đại
có sử dụng chất liệu văn học dân gian để chứng minh vai trò của văn học dân
gian đối với văn học viết.


* Giáo án minh hoạ
Tiết 24-25
Đọc văn: Ca

dao than thân, yêu thương, tình nghĩa

I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
Tiếng hát than thân và tiếng hát yêu thương tình nghĩa của người bình dân
xưa qua nghệ thuật riêng đậm màu sắc dân gian của ca dao
2. Kĩ năng:
Cách tiếp cận và phân tích ca dao qua đặc trưng thể loại
3. Thái độ:
Đồng cảm với tâm hồn người lao động và yêu thích những sáng tác của họ
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, băng đĩa…
2. Học sinh
- Sách giáo khoa, phần soạn bài ở nhà
III. Tổ chức các hoạt động học tập
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
15


Câu hỏi: - Các tình huống khó xử của thầy đồ? Điều gì gây nên tiếng cười
ở đây?
- Phân tích kịch tính của truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày”.
Mục đích của truyện?
3. Giới thiệu bài mới:

Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa là bộ phận phong phú nhất trong
kho tàng ca dao trữ tình Việt Nam. Nó phản ánh những biến thể, những cung bậc
khác nhau trong đời sống tình cảm của người Việt xưa với những đặc trưng nghệ
thuật rất đặc thù. Buổi học hôm nay, chúng ta tìm hiểu về “Ca dao than thân,
yêu thương tình nghĩa”.
Hoạt động của giáo viên- học sinh
Yêu cầu cần đạt
Tiểu dẫn SGK giới thiệu những I. Tìm hiểu chung
vấn đề gì?
1. Thể loại: Ca dao
1. Nêu khái niệm ca dao?
- Định nghĩa: Là lời thơ trữ tình dân gian,
thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng,
được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của
con người.
2. Nội dung chủ yếu của ca dao là - Nội dung: Ca dao diễn tả đời sống tâm hồn, tư
gì?
tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ
gia đình, xã hội, đất nước…(thiên về trữ tình).
- Nghệ thuật: Lời ca dao thường ngắn gọn, gần
3. Đặc điểm nghệ thuật của ca gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày, giàu hình
dao?
ảnh so sánh, ẩn dụ, đặc biệt là lối diễn đạt bằng
một số công thức mang đậm sắc thái dân gian.
2. Văn bản SGK:
Cho học sinh nghe hát một số bài - Nội dung: than thân và yêu thương, tình
ca dao.
nghĩa…
- Nghệ thuật: Thể hiện nhiều nét nghệ thuật đặc
trưng của ca dao: thể thơ, hình ảnh so sánh, ẩn

dụ, các biểu tượng truyền thống, lặp…
II. Đọc- hiểu
Hướng dẫn học sinh đọc chùm ca
dao trong SGK:
16


- Các bài than thân đọc với giọng
xót xa, thương cảm
- Các bài yêu thương tình nghĩa
đọc với giọng thiết tha sâu lắng.
1. Bài 1: Ca dao than thân
- Lời của người con gái trong xã hội phong
- Bài ca dao là lời của ai ? Than kiến xưa than về số phận bấp bênh, phụ thuộc
về điều gì?
Tấm lụa đào (Lụa hồng rất đẹp và quý)
? Thân em được so sánh với hình Gợi ra vẻ đẹp tự nhiên duyên dáng, đầy nữ tính,
ảnh nào? Hình ảnh đó gợi lên đáng được trân trọng
điều gì?
Người phụ nữ ý thức được sắc đẹp, tuổi xuân
GV: Ca dao có một hệ thống bài và giá trị của mình (như tấm lụa đào).
ca mở đầu bằng cụm từ “ thân em
như...” được xem như lời chung Giữa chợ (Bối cảnh sử dụng)
của người phụ nữ trong xã hội cũ.
Không nơi bấu víu, bị phụ thuộc hoàn toàn
? Tìm những bài ca dao có môtíp vào người mua, cách sử dụng của từng người
tương tự?
mua chúng => Nổi bật lên số phận của người
Bối cảnh trên , em liên tưởng đến phụ nữ xưa là hoàn toàn phó mặc cho sự may
cảnh ngộ và số phận của nhân vật rủi của cuộc đời. Họ không chủ động, không có

trữ tình ntn?
quyền quyết định hạnh phúc của mình. Nỗi đau
xót của nhân vật trữ tình chính là ở chỗ khi
người con gái bước vào độ tuổi đẹp nhất thì
cũng là lúc họ lại lo cho thân phận , tương lai
của họ
- So sánh hai bài ca dao:
GV hướng dẫn Hs tìm hiểu bài số + Giống nhau: Hai bài ca dao nói lên thân phận
2 cùng chủ đề với bài 1
bị phụ thuộc của người phụ nữ và là tiếng nói
? Cho Hs thảo luận về những hình khẳng định giá trị, phẩm chất của họ
ảnh so sánh: tấm lụa đào, củ ấu + Sắc thái tình cảm riêng: Bài trên nhấn mạnh
gai ... những hình ảnh đó có giá vẻ đẹp của tuổi xuân thì bài 2 nhấn mạnh đến
trị như thế nào trong việc thể hiện giá tri thực của người con gái: “Ruột trong thì
chủ đề than thân. Điểm giống trắng, vỏ ngoài thì đen” Lời mời mọc càng
nhau và sắc thái tình cảm riêng khẳng định giá trị thực đó
biệt của hai bài.
2. Bài số 4: Ca dao yêu thương, tình nghĩa
17


GV dẫn dắt : Thương nhớ vốn là
tình cảm khó hình dung nhất là
thương nhớ trong tình yêu . Vâỵ
mà cũng có khi nó lại được dân
gian thể hiện một cách cụ thể
trong ca dao. Đó là nhờ cách nói
mang tính nghệ thuật cao của ca
dao.
? Hs đọc bài-> hsinh khác nhận

xét.
? Bài thơ làm theo thể thơ gì?
Cách đọc?
- Câu 4 chữ: nhanh, dồn dập
- Câu lục bát: chậm
? Xác định kết cấu của bài cdao
số 4 ? (Có thể chia làm mấy
phần ? Nội dung từng phần? Căn
cứ phân chia?)
? Cách biểu hiện nỗi nhớ thương
có gì đặc biệt
? Tìm cái hay, cái đặc sắc qua 3
hình ảnh: khăn, đèn , mắt.
? Đọc 1 số câu ca dao có h/ả
“khăn” mà em biết.
? Sự lặp lại từ “ khăn” có ý nghĩa
gì?
? Trạng thái: rơi, vắt, chùi…liên
tưởng ntnào về nỗi nhớ?
? Cách phân bố B-T có gì đặc biệt
? Nó có tác dụng gì trong việc
biểu đạt nỗi nhớ?
? Sự chuyển biến từ khăn sang
đèn có ý nghĩa?
? Hình ảnh “ đèn” được biểu hiện

a, Nỗi nhớ thương người yêu của cô gái

* Hình ảnh: khăn- đèn- mắt.
- Khăn:

+ Khăn thương nhớ ai- khăn- rơi xuống đất
vắt lên vai
chùi nước mắt
điệp từ, điệp ngữ
=> nỗi nhớ triền miên da diết trải nhiều chiều,
nhiều hướng-> không gian
-> trạng thái bồn chồn ko yên.
- Thanh bằng 16/24-> nỗi nhớ nhẹ nhàng, da
diết, đằm sâu nữ tính.

- Đèn: Sự chuyển biến từ không gian sang thời
gian
+, Đèn - thương nhớ ai-> nhân hóa
không tắt-> trằn trọc, cồn cào, da diết,
thời gian (ngày->đêm)
18


ntnào?
? Tại sao ca dao lại sử dụng hình
ảnh đèn trong việc thể hiện nỗi
nhớ?
? ánh sáng của ngọn đèn ko tắt
giúp em liên tưởng điều gì?
? Hình ảnh mắt được biểu hiện
ntnào?
? Tại sao ca dao lại sử dụng hình
ảnh đôi mắt để biểu hiện nỗi nhớ?
? Em biết câu ca dao nào cũng có
hình ảnh đôi mắt?

- Liên hệ thơ ca hiện đại:
+, Anh đứng bên em, em lặng im
Mắt em lẩn trốn mắt anh tìm…
+, Phút biết anh là phút gặp mắt
anh nhìn
Phút hiểu anh cũng là phút ấy
Vì giếng quá trong nên giếng
dễ nhìn thấy đáy.
Vì mắt quá trong nên mắt nói
rất nhiều
Có lẽ mắt muôn đời vẫn nói hộ
lời yêu…
(Lời của mắt- Lệ Thu)
? Em cảm nhận được gì về cung
bậc của nỗi nhớ ?
? Nhận xét về kiểu câu, cách sử
dụng từ ngữ qua 10 câu ca dao ?
? Cô gái lo phiền vì điều gì ?
? Có phải 1 nỗi lo ko? Nỗi lo
phiền có phải chỉ của riêng cô gái
trong bài ca dao này ko?
? Qua cung bậc của nỗi nhớ em

- Mắt: - thương nhớ ai
trực tiếp, cửa sổ tâm hồn ngủ ko yên

-> nỗi nhớ trào dâng mãnh liệt trong lòng cô
gái-> hình tượng hay, đẹp.
- Kiểu câu hỏi-> lặp cấu trúc: nỗi nhớ khôn
nguôi, nỗi niềm khắc khoải.

- Đại từ ai- phiếm chỉ-> nỗi nhớ thăm thẳm
mênh mông ko giới hạn.
b, Nỗi lo phiền:
- Đêm qua em những lo phiền.
Lo vì một nỗi ko yên một bề.
trăm mối tơ vò
=> Bài ca là tiếng hát đầy yêu thương của 1
tấm lòng đòi hỏi phải được yêu thương.
19


có nhận xét gì về tình cảm của cô 3. Bài 6: Ca dao tình nghĩa
gái?
- Muối – gừng +, gia vị: bữa ăn
? Vì sao khi nói đến tình nghĩa
+, vị thuốc của những người lao
của con người, ca dao lại dùng động nghèo.
hình ảnh muối – gừng?
+, hương vị tình người.
? Phân tích ý nghĩa biểu tượng và -> biểu tượng ca dao: sự thủy chung gắn bó.
giá trị biểu cảm của hai hình ảnh - Muối – gừng trong bài-> biểu tượng tình cảm
đó?
vợ chồng bền vững, thủy chung.
? Tìm thêm 1 số câu ca dao khác? - Lối nói trùng điệp, nhấn mạnh, tiếp nối, lục
Tay nâng chén muối đĩa gừng
bát biến thể(13 tiếng)
Gừng cay muối mặn xin đừng => Tình cảm sâu nặng, thắm thiết, thuỷ chung,
quên nhau…
luôn bền vững của vợ chồng trước thử thách
? Đặc sắc về nghệ thuật biểu đạt

của thời gian, cuộc đời.
Chia lớp làm hai nhóm thi đọc/
sáng tác ca dao chủ đề “Than
thân, yêu thương, tình nghĩa”
IV- Tổng kết và hướng dẫn học tập
4.1. Tổng kết
- Nội dung.
+ Đời sống tâm tồn phong phú với nhiều cung bậc tinh cảm, cảm xúc chua xót,
đắng cay, lo lắng, nhớ thương…
+ Vẻ đẹp tâm hồn của người lao động xưa giàu tình yêu thương, khát khao hạnh
phúc, thuỷ chung.
- Nghệ thuật.
Hình ảnh biểu tượng: cầu, khăn, ngọn đèn, gừng cay muối mặn.
+ Hình ảnh so sánh, ẩn dụ: tấm lụa, củ ấu…
+ Hình thức lặp lại: những công thức mở đầu, những mô típ gần gũi thân em,
trèo lên, ước gì…
+ Thể lục bát: thể hỗn hợp, nhịp điệu biến hoá linh hoạt.
3. Ghi nhớ (SGK).
4.2. Hướng dẫn học tập
20


- Thống kê các hình ảnh so sánh, ẩn dụ trong những bài ca dao đã học và cho
biết người bình dân thường lấy các hình ảnh đó từ đâu?
- Tìm thêm một số câu ca dao nói về : Chiếc khăn, chiếc áo, cây đa-bến
nước...mô thức Thân em như...
- Hs chuẩn bị bài tiết sau “Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết”
4. Kết quả đạt được
Sau một quá trình vận dung các phương pháp dạy học vào thực tiễn giảng
dạy tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường, tôi thấy đạt kết quả tốt hơn,

học sinh hứng thú tham gia xây dựng bài hơn so với phương pháp giảng dạy
trước đây. Cụ thể:
- Về kiến thức:
+ Giúp học sinh hiểu được một tác phẩm văn học dân gian theo đúng đặc trưng
thể loại
+ Cảm nhận được tình cảm, tâm hồn tinh tế của tác giả dân gian
+ Có ấn tượng sâu sắc đối với từng tác phẩm
- Về kỹ năng:
+ Phát huy được tính tích cực sáng tạo của học sinh trong giờ học, giúp giờ học
sinh động hơn
+ Có hứng thú và năng lực tiếp cận, phân tích tác phẩm văn học dân gian cụ thể
+ Rèn luyện thêm năng lực cảm thụ văn học dân gian
Kết quả bài thu hoạch ở các lớp 10 sau khi học xong phần văn học dân
gian qua hai năm học: 2014-2015 và 2015-2016 như sau:
Câu hỏi: Sau khi học xong các tác phẩm văn học dân gian, tác phẩm nào để lại
trong em ấn tượng sâu sắc nhất? Viết một bài văn thể hiện cảm nhận của em?
Năm học
2014-2015
2015-2016

Lớp/ Sĩ số < 5 điểm
10A7/ 45 14 (31.1%)
10A2/ 44 8 (18.2%)

5- 6 điểm
20 (44.4%)
17 (38.6%)

7-9 điểm
11 (24.5%)

19 (43.2%)

10A3/ 43

7 (16.3%)

15 (34.9%)

21 (48.8%)

10A4/ 45

7 (15.5%)

14 (31.2%)

24 (53.3%)
21


C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua việc áp dụng các phương pháp dạy học văn học dân gian ở trên, tôi
thấy có những điều cần quan tâm để dạy tốt một tác phẩm văn học dân gian như
sau:
- Thực hiện tốt việc chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- Chuẩn bị và sử dụng tốt các thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học
- Chọn hướng khai thác văn bản hợp lí
- Áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học phù hợp với từng tác phẩm
- Xây dựng hệ thống câu hỏi đa dạng: câu hỏi gợi mở, câu hỏi nêu vấn đề

- Tổ chức các hoạt động nhóm phong phú: chia nhóm thảo luận, sân khấu hoá
các trích đoạn
- Lựa chọn bài tập để rèn kĩ năng và đánh giá kết quả học tập của học sinh.
2. Kiến nghị
- Nhà trường phối hợp với tổ bộ môn tổ chức các hoạt động ngoại khoá để
đưa tác phẩm văn học dân gian từ văn bản sách giáo khoa gắn liền với môi
trường diễn xướng của nó.
- Duy trì và phát huy việc viết sáng kiến kinh nghiệm về đổi mới phương
pháp dạy học, nếu sáng kiến nào sau thẩm định, thấy có giá trị thực tế cao thì
nên tiến hành triển khai trong nhà trường.
Với mong muốn góp phần nhỏ vào việc đổi mới phương pháp dạy học,
mặc dù đã cố gắng những vẫn còn có những hạn chế nên bài viết này chưa thể
chuyển tải hết ý tưởng mà tôi muốn trình bày. Vì thế mong các đồng nghiệp góp
ý để bản thân tôi rút kinh nghiệm và hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Thanh hoá, ngày 18 tháng 5 năm 2016

22


ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người thực hiện

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Ngữ văn 10 (tập 1), NXB Giáo dục, năm 2007
2. Sách giáo viên Ngữ văn 10 (tập 1), NXB Giáo dục, năm 2007

3. Sách thiết kế bài giảng Ngữ văn 10 (tập 1), Phan Trọng Luận, NXB Giáo
dục, năm 2007
4. Văn học dân gian Việt Nam, Đinh Gia Khánh (chủ biên), NXB Giáo dục,
năm 2009
5. Văn học dân gian- những công trình nghiên cứu, Bùi Mạnh Nhị, Hồ Quốc
Hùng, NXB Giáo dục, năm 2003

23


24



×