SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA 4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN KẾT HỢP VỚI SƠ
ĐỒ TƯ DUY, HÌNH ẢNH, CNTT NHẰM NÂNG CAO
HỨNG THÚ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH KHI DẠY
BÀI: “VỢ NHẶT” - NGỮ VĂN 12
Người thực hiện : Mai Thị Thủy
Chức vụ
: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ văn
THANH HÓA NĂM 2016
MỤC LỤC
Trang
A. MỞ ĐẦU :
1. Lí do chọn đề tài ……………………………………………………….01
2. Mục tiêu , nhiệm vụ của đề tài ……………………………………… ...01
3. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………......02
4. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………02
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN:
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN : ……………………………………………………….02
II . THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ...............................................................04
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ……………………………………………...06
IV. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Vận dụng kiến thức liên môn kết hợp với sơ đồ tư duy, hình ảnh minh
hoạ, CNTT để giới thiệu bài …………………………………………………07
2. Vận dụng kiến thức liên môn kết hợp sơ đồ tư duy, hình ảnh, CNTT để
làm rõ từng phần kiến thức của bài học………………………………………...08
3. Vận dụng kiến thức liên môn kết hợp với sơ đồ tư duy, hình ảnh, CNTT
để củng cố bài…………………………………………………………………..20
V. HIỆU QUẢ CỦA SKKN ĐỐI VỚI THỰC TẾ DẠY HỌC.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ :
1. Kết luận ……………………………………………………………..21
2. Kiến nghị … ..……………………………………………………..22
2
A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài :
Ngữ văn là một môn học thuộc nhóm ngành khoa học xã hội. Đây là môn
học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con
người. Đồng thời môn học này có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan
điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh.. Học tốt môn văn sẽ tác động tích cực tới
các môn học khác và ngược lại, các môn học khác cũng góp phần học tốt môn
văn Điều đó đặt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành, giảm lí thuyết, gắn học
với hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú, sinh động của cuộc
sống .
Tuy vậy môn Ngữ Văn là môn học có tính hình tượng, đa nghĩa nên khó.
Những bài giảng văn ( đặc biệt là văn xuôi ) thường dài nên học sinh hay chán,
không thích học văn, chất lượng học văn vì vậy cũng giảm sút.
Xuất phát từ những căn cứ đó, năm học 2015 - 2016 là năm học Bộ giáo
dục và đào tạo tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng
dạy và học Ngữ văn trong các nhà trường phổ thông. Nhưng sự thay đổi cơ bản
này đặt ra một vấn đề quan trọng trong phương pháp day học của giáo viên là
phải có kiến thức liên môn, biết sử dụng kết hợp các loại phương tiện, phương
pháp, kĩ thuật dạy học tích cực cũng như biết ứng dụng CNTT trong giảng dạy
môn Ngữ văn để gây hứng thú học tập, giúp học sinh lĩnh hội tri thức nhẹ nhàng,
sinh động mà vững chắc.
Song thực tế dạy học môn Ngữ văn nói chung và Ngữ văn lớp 12 nói
riêng ở trường THPT trước đây cũng như từ khi triển khai chương trình dạy học
theo phương pháp mới nhiều giáo viên vẫn chưa hiểu hết tầm quan trọng của
kiến thức liên môn và tìm phương pháp, phương tiện dạy học sử dụng thích hợp
để góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Ngữ văn . Từ những lí do trên
tôi đã mạnh dạn chọn vấn đề “Vận dụng kiến thức liên môn kết hợp với sơ đồ tư
duy, hình ảnh minh hoạ, ứng dung CNTT ”vào giảng dạy nhằm nâng cao hứng
thú học tập cho học sinh khi học bài “Vợ nhặt " làm đề tài sáng kiến kinh
nghiệm. Đây là một kinh nghiệm nhỏ của tôi được chia sẻ với bạn bè đồng
nghiệp với mong muốn có thể cùng nhau thực hiện tốt hơn công tác giảng dạy
bộ môn Ngữ văn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học văn.
2.Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
2.1. Mục tiêu của đề tài:
Trên cơ sở tìm hiểu những vấn đề lí luận về kiến thức liên môn kết hợp
với sơ đồ tư duy, hình ảnh minh hoạ, CNTT để từ đó khẳng định rõ vai trò, ý
nghĩa của việc sử dụng kiến thức liên môn kết hợp với hình ảnh minh hoạ,
CNTT trong dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT nhằm gây hứng thú học tập
cho học sinh. Đề tài không đi sâu vào tìm hiểu tất cả kiến thức liên môn có liên
quan tới bài “ Vợ nhặt ” mà chỉ tập trung vào kiến thức bộ môn gần gũi với văn
học là lịch sử. Đồng thời đề xuất các biện pháp sư phạm sử dụng kiến thức liên
môn kết hợp với sơ đồ tư duy và hình ảnh minh hoạ, CNTT nhằm gây hứng thú
học tập cho học sinh trong dạy và học.
2.2. Nhiệm vụ của đề tài:
3
Để đạt được mục tiêu nói trên; đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ
sau:
- Sưu tầm nội dung, tư liệu, hình ảnh liên quan đến đề tài và nội dung
nghiên cứu, vận dụng kiến thức liên môn để tăng thêm hiệu quả giảng dạy của
đề tài này
- Tìm hiểu tình hình học tập môn Ngữ văn của học sinh một số lớp 12 ở
trường THPT Hoằng Hoá 4, tham khảo các tài liêu có liên quan đến tác phẩm “
Vợ nhặt – Ngữ văn 12” để lựa chọn những nội dung cần và có thể sử dụng kiến
thức liên môn, sơ đồ tư duy, hình ảnh minh hoạ, CNTT nhằm gây hứng thú học
tập cho học sinh.
- Tiến hành thực nghiệm ở một số lớp để kiểm chứng các biện pháp sư
phạm đề xuất trong đề tài, trên cơ sở đó rút ra kết luận khoa học và khẳng định
tính khả thi của đề tài.
3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Là quá trình sử dụng kiến thức liên môn kết hợp với sơ đồ tư duy, hình
ảnh minh hoạ, CNTT vào giảng dạy tác phẩm “ Vợ nhặt - Ngữ văn 12 ”
4. Phương pháp nghiên cứu :
- Phương pháp nghiêu cứu lí thuyết.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế.
- Phương pháp đối chiếu, so sánh.
- Phương pháp dự giờ, rút kinh nghiệm giờ dạy.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN :
1. Cơ sở lý luận:
Sáng kiến kinh nghiệm của tôi được dựa trên cơ sở các quan điểm, nghị
quyết của Đảng, của Bộ giáo dục và đào tạo về đổi mới căn bản toàn diện giáo
dục và đào tạo.
Thực hiên nghị quyết hội nghị TW8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo đó là: “ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và
học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng
kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi
nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ
sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng phát triển năng lực.
Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý
các hoạt động xã hội , ngoại khoá…Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và truyền thông
trong dạy học”
Quyết định số: 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 6 năm 2006 của Bộ
giáo dục và đào tạo đã nêu “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính
tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc trương môn
học, phù hợp với đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; Bồi
dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; Rèn luyện kĩ năng
4
vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng
thú học tập cho học sinh”.
Thực hiện công văn số 7736/BGDĐT-GDTrH ngày 14/11/2012 Bộ trưởng
Bộ giáo dục và đào tạo về việc “tổ chức cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để
giải quyết tình huống thực tiễn và dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo
viên trung học”. Mục đích khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức tổng hợp
của các môn học khác nhau để giải quyết tình huống thực tiễn; tăng cường khả
năng vận dụng tổng hợp, khă năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh, thúc đẩy
việc gắn kiến thức lí thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời
sống; đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm “ học đi đôi với hành”
Dựa trên quan điểm đó và được sự chỉ đạo chuyên môn của lãnh đạo các
cấp ngành giáo dục. Đặc biệt là công tác chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học
được thống nhất từ ban giám hiệu đến các tổ nhóm và từng cá nhân, quán triệt
sâu sắc việc sử dụng phương pháp, phương tiện, kĩ thuật dạy học tích cực , kiến
thức liên môn và tăng cường ứng dụng CNTT, đồ dùng dạy học một cách phù
hợp đối với từng bộ môn nhằm nâng cao chất lương dạy và học tại trường THPT
Hoằng Hoá 4. Nên tôi đã sử dụng “kiến thức liên môn, sơ đồ tư duy, hình ảnh
minh họa, ứng dụng CNTT” vào công tác dạy học của mình.
Môn Ngữ văn là một môn học rất quan trọng trong trường THPT, có ý
nghĩa trong việc hình thành, phát triển, định hướng nhân cách cho học sinh.
“Văn học là nhân học”, học văn là học cách làm người, học cách ứng xử trong
cuốc sống, học để cảm nhận được cuộc sống này đáng sống như thế nào …. Nên
để dạy và học tốt môn Ngữ văn, người dạy và người học phải không ngừng trau
dồi kiến thức có liên quan đến bộ môn, tăng thêm tri thức và sự hiểu biết .
Với đề tài này, việc vận dụng kiến thức liên môn chủ yếu tôi vận dụng
kiến thức lịch sử kết hợp với sơ đồ tư duy, hình ảnh minh hoạ, ứng dụng CNTT
làm cho hiệu quả dạy và học bài “ Vợ nhặt – Ngữ văn 12” để nâng cao, giúp học
sinh học bài với niềm say mê, hứng thú. Đồng thời giúp các em hình dung được
một cách chân thực, sinh động cuộc sống khốn cùng của người dân dưới chế độ
thực dân phong kiến, những tội ác ghê rợn của giai cấp thống trị và khát vọng
sống vượt lên mọi hoàn cảnh của con người…. Qua đó hình thành ở học sinh
thái độ biết căm thù trước những tội ác dã man của chế độ đương thời, biết
ngưỡng mộ và ca ngợi những vẻ đẹp về phẩm giá con người, đồng cảm trước
nỗi đau đồng loại…..
1. 2. Cơ sở thực tiễn:
Để hiểu rõ thực tiễn sử dụng kiến thức liên môn, ứng dụng CNTT trong
dạy học môn Ngữ văn nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh, tôi đã tiến hành
khảo sát thực tế ở trường THPT Hoằng Hoá 4: Cụ thể tôi đã chọn 4 lớp ở khối
12 làm thí điểm
- Số lượng học sinh: 169 em.
- Lớp đối chứng
: 12A1, 12A3.
- Lớp thực nghiệm : 12A2, 12A4.
- Đặc điểm học sinh : Học sinh có điểm chung đều là các em theo ban khoa học
tự nhiên. Việc chọn học sinh sẽ có những ưu điểm và nhược điểm nhất định.
5
Về ưu điểm: Các em đều là học sinh lớp khối A nên khả năng tư duy,
phân tích đánh giá vấn đề tương đối tốt. Mặt khác các em cũng có ý thức học
tập, có niềm đam mê tìm tòi khám phá.
Về nhược điểm: Là học sinh khối A nên các em chưa có hiểu biết sâu về
các vấn đề liên quan đến kiến thức môn Ngữ văn, một số em còn chưa chú trọng
môn học mà tập trung nhiều vào các môn khoa học tự nhiên.
Chính vì vậy, khi chọn đối tượng học sinh trên tôi mong muốn với
những điểm mới của mình trong phương pháp sử dụng kiến thức liên môn kết
hợp với sơ đồ tư duy, hình ảnh minh hoạ, CNTT sẽ làm tăng hứng thú cho các
em trong việc học tập môn Ngữ văn, giúp các em tìm tòi khám phá những kiến
thức liên quan với nhau, những hình ảnh sống động, gần gũi và các em không
còn e ngại với các môn xã hội trong đó có môn Ngữ văn.
II . THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
- Việc học văn của học sinh hiện nay :
Học sinh bây giờ không thích học văn. Thực trạng này lâu nay đã được báo
động. Ban đầu chỉ đơn thuần là những lời than thở với nhau của những người
trực tiếp giảng dạy môn văn và nay đã trở thành vấn đề của báo chí và dư luận.
Qua công tác giảng dạy cũng như chấm trả bài kiểm tra Ngữ văn, tôi nhận thấy
có rất nhiều những biểu hiện thể hiện tâm lý chán học văn của học sinh , cụ thể
là:
Học sinh thờ ơ với môn văn: Những năm gần đây, nhiều người quan tâm
đến công tác giáo dục không khỏi lo ngại trước một thực trạng, đó là tâm lí thờ ơ
với việc học văn ở các trường phổ thông. Điều đáng buồn nhất cho các giáo viên
dạy văn là nhiều học sinh có năng khiếu văn cũng không muốn tham gia đội
tuyển văn. Các em còn phải dành thời gian học các môn khác. Phần lớn phụ
huynh khi đã định hướng cho con mình sẽ thi khối A thì chỉ chủ yếu chú trọng
ba môn: Toán, Lý, Hóa.
Nguyên nhân khác là do: Tiết học buồn tẻ; Môn học chính nhưng vẫn bị
coi là môn phụ, nhất là đối với những lớp học tự nhiên. Điều này được thể hiện
thông qua bảng sau:
Nguyên nhân không thích học môn Ngữ văn
Lớp
Sĩ
số
Do tiết học buồn
tẻ, không lôi
cuốn
SL
20
21
18
22
81
%
45,5
51,2
43,9
51,2
47,9
Do tác phẩm
dài, khó nhớ,
khó thuộc.
Do đó là
Ý kiến khác
môn học phụ hoặc thích học
môn Ngữ văn
SL
9
12
10
15
46
%
SL
%
SL
%
12A1
44
20,5
12
27,2
3
6,8
12A2
41
29,3
6
14,6
2
4,9
12A3
41
24,3
11
26,8
2
5
12A4
43
34,9
5
11,6
1
2,3
Tổng
169
27,1
34
22,3
8
4,7
( Phụ lục 1: Phiếu điều tra thông tin )
Từ kết quả điều tra trên cho thấy, học sinh chưa có hứng thú học tập với
bộ môn do nhiều nguyên nhân. Những nguyên nhân đó đã ảnh hưởng nhiều đến
việc tiếp thu, chủ động lĩnh hội kiến thức ở học sinh .
6
- Việc dạy văn của giáo viên :
Trên thực tế, cơ bản giáo viên đã được tham gia các lớp tập huấn, học chuyên
đề …về đổi mới phương pháp dạy học .Song nhiều giáo viên vẫn giảng dạy
theo cách truyền thống, chưa thực sự đầu tư cho chuyên môn dẫn đến tiết học
không có gì mới mẻ, đơn điệu, khô khan buồn tẻ…do đó không đủ sức gây
được sự chú ý, hấp dẫn từ phía người học, chưa phát huy được tính tích cực,
chủ động và sáng tạo của học sinh trong giờ học, nhiều học sinh chưa xác định
được tầm quan trọng của bộ môn.
Vậy làm thế nào để các em có thể lĩnh hội, vận dụng được những kiến
thức một cách có hệ thống, bài bản mà không bị đơn điệu, khô khan, nhàm chán
trong từng nội dung của bài học. Điều đó đòi hỏi giáo viên phải biết lựa chọn
kiến thức, phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp với từng bài, từng chủ đề,
từng đối tượng học sinh, đặc biệt phải chú ý đến nhu cầu tư duy, tâm lý muốn
khám phá cái mới, cái độc đáo ở học sinh THPT. Do đó, dạy học theo chủ đề
“Vận dụng kiến thức liên môn kết hợp với sơ đồ tư duy, hình ảnh minh hoạ,
CNTT” là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và
dạy học môn Ngữ văn nhất là dạy học tác phẩm“ Vợ nhặt ” nói riêng. Đây được
coi là một quan niệm dạy học hiện đại nhằm phát huy tính tích cực của học sinh,
đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục.
Dạy học liên môn làm cho người học nhận thức được mối liên hệ hữu cơ
giữa các lĩnh vực của các đời sống xã hội, khắc phục được tính tản mạn rời rạc
trong kiến thức.
Dạy học liên môn kết hợp với sơ đồ tư duy, hình ảnh minh hoạ, CNTT
trong dạy học môn Ngữ văn là hình thức liên kết những kiến thức giao thoa với
môn văn học như lịch sử… Từ đó rèn luyện kĩ năng sống, giáo dục lòng yêu
nước, tinh thần nhân đạo, có ý thức trách nhiệm trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ các giá trị truyền thống văn hoá của dân tộc cũng như
của từng địa phương , biết tiếp thu kiến thức vân dụng vào cuộc sống và ngược
lại từ cuộc sống để giải quyết các vấn đề liên quan đến môn học.
Chúng ta đều biết trong các phương pháp dạy học truyền thống chỉ chú ý
đến người giáo viên mà ít quan tâm tới học sinh. Hiện tượng “thầy đọc trò
chép”, “thầy giảng trò nghe “ lâu nay vẫn diễn ra, học sinh không được chủ động
trong việc lĩnh hội kiến thức, phát huy tính sáng tạo..
Vậy để học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập thì tất yếu phải
đổi mới phương pháp dạy học mà dạy theo hướng tích hợp liên môn kết hợp với
sơ đồ tư duy, hình ảnh minh hoạ, CNTT là một phương pháp tiêu biểu. Chính vì
vậy ở năm học 2015 – 2016 tôi đã “Vận dụng kiến thức liên môn kết hợp với sơ
đồ tư duy, hình ảnh minh hoạ, CNTT” để dạy bài “ Vợ nhặt ”( trích – Kim
Lân ), bước đầu thu được những tín hiệu tích cực đáng khích lệ từ phía học sinh.
Đa số các em rất hào hứng, chờ đợi các tiết học khi cô giáo sử dụng phương
pháp ở trên vào giảng dạy cho các em , kích thích được các em khai thác, lĩnh
hội kiến thức một cách đầy hứng thú..
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
7
1. Xác định vai trò của việc vận dụng kiến thức liên môn kết hợp với sơ
đồ tư duy, hình ảnh minh hoạ, CNTT vào giảng dạy bài “ Vợ nhặt ” (Ngữ
văn 12 )
Vận dụng kiến thức liên môn kết hợp với sơ đồ tư duy, hình ảnh minh
hoạ, CNTT được coi là nguồn kiến thức quan trọng không thể thiếu trong dạy
học môn Ngữ văn và được sử dụng như tài liệu tham khảo.
Mặt khác sử dụng kiến thức liên môn kết hợp với sơ đồ tư duy, hình ảnh
minh hoạ, CNTT đảm bảo được tính toàn vẹn của kiến thức trên cơ sở sử dụng
kiến thức của các môn học khác và ngược lại kiến thức liên môn, kết hợp với
hình ảnh minh hoạ, CNTT còn giúp học sinh tránh được những lỗ hổng kiến
thức khi học tách rời các môn học. Nhờ đó, các em hiểu được sâu sắc kiến thức
văn học và gây được hứng thú học tập cho học sinh, thúc đẩy quá trình nhận
thức của học sinh đạt kết quả cao …
2. Những nguyên tắc cơ bản khi vận dụng kiến thức liên môn kết hợp
với sơ đồ tư duy, hình ảnh minh hoạ, CNTT vào giảng dạy bài “Vợ nhặt ”
(Ngữ văn 12 ).
Để đạt được hiệu quả tối ưu, lôi cuốn, kích thích được tối đa khả năng
tìm tòi, sáng tạo của học sinh, trong quá trình sử dụng kiến thức liên môn kết
hợp với sơ đồ tư duy, hình ảnh minh hoạ, CNTT vào giảng dạy bài “Vợ nhặt ”
( Ngữ văn 12 ), giáo viên cần chú ý các nguyên tắc cơ bản sau:
Một là: Kiến thức liên môn, hình ảnh minh hoạ, CNTT khi sử dụng cần
phải bám sát nội dung bài học theo chuẩn kiến thức ,chuẩn kĩ năng, phù hợp với
khă năng nhận thức và tâm lí lứa tuổi học sinh.
Hai là: Tìm hiểu kĩ yêu cầu của bài về kiến thức liên môn, sơ đồ tư duy,
hình ảnh minh hoạ, CNTT. Đây chính là một trong những cơ sở để giáo viên lựa
chọn tài liệu và phương tiện dạy học nhằm đảm bảo tính chính xác, phù hợp với
yêu cầu bài giảng, đảm bảo tính khoa học của bộ môn.
Ba là: Sử dụng kiến thức liên môn, hình ảnh minh họa phải đảm bảo tính
thẩm mỹ, sống động, súc tích và mang tính giáo dục, có thể được khai thác theo
nhiều hướng khác nhau nhưng phải phù hợp với từng phạm vi kiến thức của bài
học.
Bốn là: Giáo viên phải hiểu và nắm vững cách tiến hành sử dụng kiến
thức liên môn kết hợp với sơ đồ tư duy, hình ảnh minh hoạ, CNTT, vận dụng
một cách linh hoạt, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí, trình độ hiểu biết, nhận
thức và tư duy của từng học sinh, và với điều kiện cơ sở vật chất hiện có.
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng kiến thức liên môn kết hợp với hình
ảnh minh hoạ, CNTT vào giảng dạy bài “Vợ nhặt ” ( Ngữ văn 12), giáo viên cần
phải vận dụng một cách linh hoạt và đồng bộ tất cả các nguyên tắc trên sẽ tạo
được sự hứng thú thực sự từ người học. Từ đó các em sẽ có nhu cầu được tìm
hiểu kiến thức, nhớ lâu kiến thức và áp dụng kiến thức trong học tập và cuộc
sống qua từng bài học cụ thể.
3. Các bước vận dụng kiến thức liên môn kết hợp với sơ đồ tư duy,
hình ảnh minh hoạ, CNTT vào giảng dạy bài “Vợ nhặt ” (Ngữ văn 12 ).
8
Vận dụng kiến thức liên môn kết hợp với sơ đồ tư duy, hình ảnh minh hoạ,
CNTT vào giảng dạy bài “Vợ nhặt ” – (Ngữ văn 12 ), giáo viên cần thực hiện
theo các bước cơ bản sau:
Bước 1. Giáo viên lựa chon kiến thức liên môn, sưu tầm hình ảnh minh hoạ,
ứng dụng CNTT phù hợp với nội dung bài học (có thể sử dụng kiến thức lịch sử,
hính ảnh hoặc vi deo...). Đồng thời cần lựa chọn phương pháp và kỹ thuật dạy
học phù hợp để khai thác nội dung bài học.
Bước 2. Học sinh xem hình ảnh, vi deo. Hay giáo viên yêu cầu học sinh trả
lời câu hỏi bằng kiến thức liên môn của các môn học có kiến thức liên quan với
môn học Ngữ văn.
Bước 3. Giáo viên theo dõi, lắng nghe, phân tích và tổng hợp các ý kiến của
học sinh trả lời; đồng thời nhận xét, bổ sung và đưa ra kết luận hoặc minh hoạ
bằng hình ảnh, sơ đồ tư duy.
Việc sử dụng kiến thức liên môn kết hợp với sơ đồ tư duy, hình ảnh minh
hoạ, CNTT có thể áp dụng vào phần giới thiệu bài; dẫn dắt đi vào tìm hiểu từng
mục kiến thức; làm rõ từng nội dung kiến thức; củng cố bài…
IV. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Vận dụng kiến thức liên môn kết hợp với sơ đồ tư duy, hình ảnh
minh hoạ, CNTT để giới thiệu bài .
Cho đến nay việc mở bài hay dẫn vào bài ít được giáo viên chú ý, hoặc
đôi khi việc mở bài còn mang tính hình thức nên hiệu quả chưa cao. Do đó việc
giáo viên sử dụng kiến thức liên môn kết hợp với hình ảnh minh hoạ, CNTT
vào giới thiệu bài sẽ tạo hiệu quả, gây hứng thú cho học sinh ngay khi vào bài
học. Thực chất đây là hình thức giáo viên dùng của các video hoặc hình ảnh có
nội dung phù hợp với nội dung của bài học cùng với CNTT để dẫn học sinh vào
bài mới thay thế cho các phương pháp truyền thống nhằm tạo ra được sự hứng
thú và tâm lý muốn khám phá bài học cho học sinh khi bước vào bài mới.
Ví dụ : Khi dẫn vào bài Vợ nhặt , giáo viên sử dụng kiến thức liên môn
lịch sử, điện ảnh cung cấp cho học sinh xem video về nạn đói năm 1945.
( Phụ lục 2 . Nạn đói 1945 – Nguồn Youtube )
2. Vận dụng kiến thức liên môn kết hợp sơ đồ tư duy, hình ảnh,
CNTT để làm rõ từng phần kiến thức của bài học.
2.1 : Để làm rõ nội dung kiến thức phần I. Tiểu dẫn mục 1. Tìm hiểu
tác giả
Ví dụ 1: GV cung cấp những hình ảnh bìa minh họa về tác phẩm và chân dung
nhà văn Kim Lân.
9
Ví dụ 2: GVđặt câu hỏi : Em hãy tóm tắt những nét chính về cuộc đời và sự
nghiệp của nhà văn Kim Lân . Sau khi học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và
trình chiếu sơ đồ tóm tắt về cuộc đời, sự nghiệp của Kim Lân.
10
Chuyên viết truyện ngắn
(1920 – 2007)
Tác phẩm chính:
Sự nghiệp
Nên vợ nên chồng,
Con chó xấu xí …
Kim Lân
Quê :Bắc Ninh
Hoàn cảnh xuất thân :
Nghèo khổ
1994 tham gia Hội vănhóa
Cứu quốc
Đề tài chính
Nông thôn
Cuộc đời
Người nông dân
Nhận giải thưởng Nhà nước năm 2001
2.2 : Để làm rõ nội dung kiến thức phần I. Tiểu dẫn mục 2. Tìm hiểu
văn bản “ Vợ nhặt ”.
Hỏi : Nêu xuất xứ, vị trí của tác phẩm “Vợ nhặt” ?
HS trả lời , GV minh họa bằng sơ đồ sau:
In trong tập: “Con chó xấu xí ”
Vợ nhặt
Tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật
của Kim Lân
Xuất xứ :tiền thân từ tiểu thuyết
“Xóm ngụ cư” (1945)
Viết lại và hoàn thành : 1954
2.3 : Để làm rõ nội dung kiến thức phần II. Đọc hiểu
Ví dụ 1 : Gv yêu cầu học sinh tóm tắt được tác phẩm . Sau đó GV minh họa sơ
đồ tóm tắt như sau
Ví dụ 2: Để học sinh nắm vứng kiến thức về tình huống truyện . GV đặt
câu hỏi cho học sinh tìm hiểu :
Hỏi 1: Hãy phát hiện tình huống truyện được xây dựng trong tác phẩm ?
GV : Tình huống truyện : Tràng nhặt được vợ giữa ngày đói
11
Hỏi 2 : Bối cảnh xã hội lúc đó diễn ra như thế nào ? Em có biết gì về
nguyên nhân dẫn đến nạn đói này không?
GV sử dụng kiến thức lịch sử để tái hiện lại cho học sinh nắm được bối cảnh
xã hội :
Câu chuyện xảy ra trong bối cảnh phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương,
cùng với thực dân Pháp áp bức, bóc lột nhân dân ta.Chúng đưa ra những chính
sách hà khắc và bắt nhân dân nhổ lúa trồng đay. Thiên tai, lũ lụt, hạn hán, mất
mùa, Nhật tận thu mua lúa gạo với giá rẻ để phục vụ chiến tranh…tất cả đã đẩy
nhân dân vào thảm cảnh đói kém. Tháng 3 năm 1945, nạn đói khủng khiếp đã
xảy ra. Chỉ trong vòng vài tháng, từ Quảng Trị đến Lạng Sơn, hơn hai triệu đồng
bào ta chết đói
Để học sinh hình dung rõ được số phận thê thảm của người dân trong nạn
đói lịch sử năm 1945, giáo viên cung cấp cho học sinh các hình ảnh minh họa
sau :
Những gia đình bồng bế lũ lượt kéo nhau lên Hà Nội xin ăn
12
13
Trẻ em lê la trên đất mò tìm đồ ăn
14
Những hình ảnh về nạn đói diễn ra ở Thái Bình
Những xác người chết được dồn về một chỗ không biết là nam hay nữ,
già hay trẻ
15
Sau khi minh họa bằng hình ảnh , giáo viên đặt câu hỏi phát hiện.
Hỏi : Trong hoàn cảnh đói khát chung ấy , bản thân cuộc sống của anh Tràng
được tác giả miêu tả như thế nào ?
GV : + Là dân xóm ngụ cư, xấu trai, cục mịch…
+ Làm nghề kéo xe bò thuê, nuôi mẹ già…
+ Cuộc sống lần hồi qua ngày đói….
Hỏi : Trước việc Tràng nhặt được vợ, người dân xóm ngụ cư và kể cả Tràng đã
có thái độ như thế nào ?
GV : + Trẻ con : vui đùa , thích thú, trêu ghẹo “ Chông vợ hài”..
+ Dân ngụ cư : bất ngờ, bàn tán, “ những gương mặt hốc hác u tối..
rạng rỡ hẳn lên”….
+ Tràng : ngạc nhiên, ngỡ ngàng, vui sướng…..
+ Bà cụ Tứ : ngạc nhiên, xót xa, mừng tủi…..
Hỏi : Em có nhận xét gì về tình huống truyện ? Nêu ý nghĩa của tình huống đó ?
GV : + Tình huống truyện độc đáo, éo le : vừa bi thảm vừa vui mừng.
+ Ca ngợi khát vọng sống, khát vọng được hưởng hạnh phúc của con
người ngay cả trước cái chết .Thể hiện giá trị nhân đạo và hiện thực sâu sắc của
tác phẩm.
16
Minh họa cho các câu trả lời của học sinh, giáo viên trình chiếu sơ đồ tóm
tắt
2.4. Vận dụng kiến thức liên môn kết hợp sơ đồ tư duy, hình ảnh, CNTT
để làm rõ bức tranh ngày đói.
Để học sinh nắm vững kiến thức về bức tranh đời sống ngày đói. GV đặt
câu hỏi cho học sinh tìm hiểu :
Hỏi : Tìm chi tiết miêu tả không gian ngày đói? Không gian đó tạo cho em
ấn tượng gì ?
GV : + Bầu trời : Quạ lượn thành từng đám bay vẩn trên nền trời như những
đám mây đen.
+ Mặt đất : -> xóm chợ : xác xơ, heo hút.
dãy phố : úp súp, tối om, không ánh đèn, lửa…
=> Không gian chết chóc, tang thương bao phủ cả bầu trời, mặt đất.
Hỏi : Tìm chi tiết miêu tả âm thanh, không khí của ngày đói?Những chi tiết tái
hiện âm thanh đó có tác dụng gì? Không khí nạn đói có sức gợi ra sao?
GV : + Âm thanh : -> tiếng hờ khóc của gia đình có người chết, tiếng trống
thúc thuế….
Tiếng quạ kêu từng hồi thê thiết
+ Không khí : vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người.
Hỏi: Tìm chi tiết miêu tả hình ảnh con người trong ngày đói?
GV : + Người chết như ngả rạ , những gia đình lũ lượt bồng bế , dắt díu nhau
lên xanh xám như những bóng ma….
Hỏi: Qua những chi tiết miêu tả đó, em có nhận xét gì về bức tranh đời
sống ngày đói?
17
GV : Bức tranh ảm đạm, thê lương,với sự sống lụi tàn, chết chóc. Trong
không gian của cuộc sống mà cái chết làm chủ, con người vẫn không bi quan,
tuyệt vọng, họ vẫn không ngừng vươn lên, kiếm tìm hạnh phúc.
- Minh họa cho các câu trả lời của học sinh, giáo viên trình chiếu sơ đồ
tóm tắt nội dung :
2.5. Vận dụng kiến thức liên môn kết hợp sơ đồ tư duy, hình ảnh, CNTT
để làm rõ nhân vật chính trong tác phẩm.
Phân tích tác phẩm “Vợ nhặt “ cần làm rõ ba nhân vật chính : Tràng, người vợ
nhặt , bà cụ Tứ- mẹ Tràng. Ở mỗi nội dung kiến thức về từng nhân vật , giáo
viên cho học sinh khám phá phát hiện nội dung qua sơ đồ tóm tắt.
Ví dụ 1: Tìm hiểu nhân vật Tràng, giáo viên đặt một số câu hỏi cho học sinh
phát hiện. Ví dụ :
Hỏi : Tìm những chi tiết giới thiệu qua về nhân vật ( Tràng có ngoại hình
như thế nào ? Ngôn ngữ, tính cách anh ta được tác giả miêu tả ra sao ?)
Hỏi: Việc nhặt vợ của Tràng có được tính toán trước hay không? Thái độ
của anh khi ngẫu nhiên mà được vợ?( Biểu hiện như thế nào trên đường về nhà,
đối diện với lời bàn tán của dân làng, khi chỉ có một mình với vợ trong nhà…?)
Hỏi : Tìm những chi tiết miêu tả tâm trạng của Tràng sau đêm tân hôn?
Hỏi: Trước sự thay đổi của ngôi nhà khi có bàn tay người vợ, và trước cảnh
mẹ cùng vợ dọn dẹp nhà cửa Tràng có những suy nghĩ gì?
18
Hỏi:Trong bữa ăn ngày đói, trước việc người vợ kể về sự kiện những người
đói ở Thái Nguyên, Bắc Giang không nộp thuế, phá kho thóc Nhật , Tràng đã có
suy nghĩ gì ? Ý nghĩa của hình ảnh lá cờ đỏ xuất hiện trong ý nghĩ Tràng?
Hỏi : Qua phân tích nhân vật Tràng, em có cảm nhận gì về giá trị nhân đạo
của tác phẩm?
Minh họa cho những câu trả lời của học sinh giáo viên có sơ đồ sau :
Ví dụ 2 : Để tìm hiểu nhân vật bà cụ Tứ. giáo viên có thể đặt các câu hỏi :
Hỏi : Bà cụ Tứ có hoàn cảnh sống như thế nào ?
Hỏi : Tâm trạng của bà cụ diễn ra như thế nào khi Tràng đưa thị về làm vợ ?
Hỏi : Tâm trạng bà sáng hôm sau. Trong bữa ăn bà mẹ đã nói những chuyện
gì?
Hỏi : Em có nhận xét gì về những diễn biến tâm trạng đó của bà ? Em nhận
thấy bà cụ là người mẹ như thế nào ?
- Minh họa cho các câu trả lời của học sinh, giáo viên trình chiếu sơ đồ tóm tắt
nội dung như sau :
19
Ví dụ 3: Để minh họa suy nghĩ của Tràng khi nghe người vợ nhặt kể về việc
“ Trên mạn Thái nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa đâu.
Người ta còn phá cả kho thóc của người Nhật chia cho người đói” và “ Trong ý
nghĩ của hắn vụt hiện ra cảnh những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên
đê Sộp. Đằng trước có lá cờ đỏ to lắm” giáo viên trình chiếu các hình ảnh sau :
Hình ảnh đoàn người trong ngày đồng
khởi
20
Người dân nổi dậy bắt kẻ thù phải đền tội
3. Vận dụng kiến thức liên môn kết hợp với sơ đồ tư duy, hình ảnh,
CNTT để củng cố bài.
Sau khi kết thúc nội dung của bài học, giáo viên có thể chiếu hình ảnh hoặc
những sơ đồ tư duy có nội dung phù hợp để củng cố kiến thức đã truyền thụ cho
học sinh.
Với cách dẫn dắt này, tiết học vừa hấp dẫn, vừa hiệu quả. Học sinh hào hứng
và bị cuốn hút trong quá trình tiếp nhận kiến thức. Tiết học kết thúc nhẹ nhàng,
các em có cảm giác chờ đợi những kiến thức kiên môn cùng những hình ảnh
“biết nói” ở những tiết học tiếp theo.
V. HIỆU QUẢ CỦA SKKN ĐỐI VỚI THỰC TẾ DẠY HỌC.
1. Phương pháp kiểm nghiệm
Để đánh giá hiệu quả của đề tài, khẳng định thực chất, trung thực tính khả
thi của đề tài, tôi đã sử dụng phiếu điều tra về hứng thú học tập của học sinh ở
trường THPT Hoằng Hoá 4.
Lưu ý: Phiếu điều tra dùng để đánh giá hiệu quả của đề tài cho nhóm
thực nghiệm và nhóm đối chứng cả trước và sau tác động là giống nhau.
2. Kết quả kiểm nghiệm
a) Đối với lớp đối chứng
Bảng 1: Bảng thống kê về hứng thú học tập của học sinh đối với môn
Ngữ văn (Không sử dụng kiến thức liên môn kết hợp với sơ đồ tư duy, hình ảnh
minh hoạ và CNTT để dạy) kết quả như sau:
Mức độ hứng thú
Lớp Sĩ số
Rất thích
Bình thường
Không thích
SL
%
SL
%
SL
%
12A1 44
9
20,5 13
29,5 22
50,0
12A3 41
8
19,5 15
36,6 18
43,9
Tổng
85
17
20,0 28
32,9 40
47,1
b) Đối với lớp thực nghiệm
21
Bảng 2: Bảng thống kê về hứng thú học tập của học sinh đối với môn
Ngữ văn (Khi sử dụng kiến thức liên môn kết hợp với sơ đồ tư duy, hình ảnh
minh hoạ và CNTT để dạy) kết quả như sau:
Mức độ hứng thú
Lớp
Sĩ số
Rất thích
Bình
Không thích
thường
SL
%
SL %
SL
%
12A2 41
27
65,9
11 26,8 3
7,3
12A4 43
25
58,1
14 32,6 4
9,3
Tổng
84
52
61,9
25 29,8 7
8,3
Với kết quả trên cho thấy chất lượng dạy học lớp thực nghiệm luôn cao
hơn lớp đối chứng, học sinh ở lớp thực nghiệm nắm vững kiến thức hơn lớp đối
chứng.Ở lớp thực nghiệm không khí học tập rất sôi nổi các em tích cực sử dụng
kiến thức của các môn học để giải thich, chứng minh nội dung kiến thức của bài
học. Các em ở lớp thực nghiệm hăng hái phát biểu, xây dựng bài, tiếp thu bài
nhanh và hiểu bài sâu sắc. Ngược lại ở lớp đối chứng, các em chỉ chăm chú nghe
giảng và ghi chép, các em tham gia xây dựng bài một cách chiếu lệ, không khí
lớp học buồn tẻ, nặng nề, dẫn tới hiệu quả giờ học không cao.
Vì vậy, thực tế cho thấy, việc sử dụng kiến thức liên môn kết hợp với sơ đồ
tư duy, hình ảnh minh hoạ, CNTT để gây hứng thú học cho học sinh trong dạy
học Ngữ văn ở trường THPT như đề tài đưa ra sẽ đem lại hiệu quả cao trong
việc giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc đầy hứng khởi và điều đó
đã khẳng định giả thuyết khoa học của đề tài là hoàn toàn đúng.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Sử dụng kiến thức liên môn kết hợp với sơ đồ tư duy, hình ảnh minh hoạ,
CNTT là một trong những phương pháp rất quan trọng trong dạy học nói chung
và trong dạy học môn Ngữ văn nói riêng. Nó có ý nghĩa quan trọng đối với việc
đó giáo dục tư tưởng tình cảm, nhân cách và phát triển toàn diện ở học sinh
,giúp các em có hiểu biết sâu sắc về kiến thức văn học, cảm nhận được những
thông điệp nghệ thuật mà nhà văn phản ánh qua tác phẩm. Vì vậy sử dụng kiến
thức liên môn kết hợp với sơ đồ tư duy, hình ảnh minh hoạ, CNTT để gây hứng
thú học tập cho học sinh là cần thiết.
Chương trình sách giáo khoa Ngữ văn THPT hiện nay đã đổi mới về nội
dung, phương pháp biên soạn để giúp học sinh học tập môn Ngữ văn dễ dàng
hơn. Do vậy trong quá trình dạy học, giáo viên phải nắm chắc nội dung kiến
thức liên môn và biết vận dụng kết hợp với hình ảnh, phương tiện dạy học cũng
như ứng dụng CNTT để gây hứng thú học tập môn Ngữ văn cho học sinh, điều
đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của bộ môn Ngữ văn.
Điều quan trọng hơn đó là sử dụng kiến thức liên môn kết hợp với sơ đồ tư
duy, hình ảnh minh hoạ, CNTT có hiệu quả không chỉ giúp học sinh nắm vững
kiến thức sâu sắc, mà còn phát triển kĩ năng học tập và tình cảm, nhận thức của
học sinh đối với bộ môn, tự bản thân các em thấy đây là môn học thực sự bổ ích,
giúp các em hình thành thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng,
22
biết sống có lí tưởng, có mục đích, sống là để cống hiến. Đồng thời góp phần
nâng cao được hiệu quả sử dụng kiến thức liên môn, phương tiện, kĩ thuật dạy
học, công cụ, thiết bị đồ dùng dạy học, CNTT trong trường Trung học phổ thông
hiện nay.
II. KIẾN NGHỊ
Từ kết quả nghiên cứu đã đạt được trên đây. Tôi xin mạnh dạn đề xuất một
số kiến nghị sau:
Một là. Đối với giáo viên.
Giáo viên phải không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để hiểu biết về sử
dụng kiến thức liên môn , ứng dụng công nghệ thông tin, biết khai thác thông
tin, hình ảnh , kiến thức liên quan với bài học trên mạng Internet để từ đó có kế
hoạch sử dụng phù hợp, có kĩ năng sử dụng thành thạo các trang thiết bị dạy học
hiện đại. Đặc biệt phải biết phát huy các tính năng của trang thiết bị hiện đại
trong việc thiết kế bài dạy và phải tâm huyết với nghề mới có được những bài
dạy hay, hấp dẫn, gây đươc hứng thú học tập cho học sinh .
Hai là. Đối với các cấp quản lí.
Để nâng cao chất lượng dạy học và gây hứng thú học tập cho học sinh,
các cấp quản lí cần quan tâm hơn nữa về cơ sở vật chất như: Trang thiết bị máy
tính có nối mạng, máy chiếu Projector tại các phòng học. Cần có thêm những tài
liệu hướng dẫn giáo viên sử dụng kiến thức liên môn hay sử dụng sơ đồ tư duy
trong dạy học môn Ngữ văn và khuyến khích, động viên giáo viên áp dụng công
nghệ thông tin vào dạy học.
Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm,
chia sẻ và đặc biệt là đối với giáo viên bộ môn Ngư văn và các môn học xã hội
có thể ứng dụng đề tài này vào việc dạy học bộ môn ở nhiều bài khác nhau để
tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người viết
Mai Thị Thủy
23
PHỤ LỤC VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Phụ lục.
Phụ lục 1. Chọn một trong các nguyên nhân chủ yếu làm em chưa hứng thú với
môn học.
STT Các nguyên nhân
Phương
án
chọn
1
Do tiết học còn buồn tẻ, không lôi cuốn.
2
Do kiến thức SGK khô khan, nhiều lý thuyết
3
Do đó là môn học phụ
4
Ý kiến khác hoặc thích môn Ngữ văn
Phụ lục 2: Video “ Nạn đói 1945 ”
2.Tài liệu tham khảo:
- Quyết định: 16/2006/QĐ-BDĐT.
- Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản toàn
diện giáo dục và đào tạo.
- Sách giáo khoa và sách giáo viên Ngữ văn 12
- Thiết kế dạy học Ngữ Văn 12 ( Lưu Đức Hạnh (chủ biên) – Lê Thị Anh
Thơ – Trịnh Trọng Nam )
- Chuẩn kiến thức kỹ năng Ngữ văn 12.
- Mạng internet (Youtube.com).
- Một số SKKN thuộc bộ môn Ngữ Văn và liên môn GDCD của các
đồng nghiệp Trường THPT Hoằng Hóa 4..
- Dạy học các môn theo quan điểm liên môn: Tạp chí nghiên cứu giáo
dục.
- Các tài liệu văn học và lịch sử liên quan.
24