Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Kinh nghiệm giảng dạy bài tích hợp liên môn trong bài viết bài tập làm văn số 5 bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ngữ văn 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1023.51 KB, 23 trang )

TÊN ĐỀ TÀI
KINH NGHIỆM DẠY BÀI TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG BÀI VIẾT BÀI TẬP LÀM
VĂN SỐ 5: BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG
CẢNH - NGỮ VĂN LỚP 10

1.MỞ ĐẦU
1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh
giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên
tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo, sau khi Quốc hội thông qua Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ
thông, Bộ GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng, nâng
cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đó
tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích hợp, liên môn” là một trong những
vấn đề cần ưu tiên Kiểm tra, đánh giá học sinh (HS) là những khâu rất quan trọng
trong quá trình dạy học và giáo dục. Bộ GD&ĐT đã có nhiều giải pháp nhằm cải
tiến kiểm tra, đánh giá (KTĐG), bước đầu đã có chuyển biến tích cực, song kết quả
đạt được vẫn còn hạn chế, chưa hướng đến đánh giá năng lực HS. Trong bài viết
này, tôi xin đề cập đến đổi mới KTĐG KINH NGHIỆM DẠY BÀI TÍCH HỢP LIÊN
MÔN TRONG BÀI VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5: BÀI VĂN THUYẾT
MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH - NGỮ VĂN LỚP 10 đồng thời
đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng KTĐG, góp phần nâng cao chất
lượng cho dạy và học của trường ta hiện nay.
Kiểm tra: trong Đại từ điển Tiếng Việt Nguyễn Như Ý giải thích KT là xem
xét thực chất, thực tế. Theo Bửu Kế, KT là tra xét, xem xét, là soát xét lại công
việc. KT là xem xét tình hình thực tế để ĐG và nhận xét. Theo Trần Bá Hoành,
kiểm tra là cung cấp những dữ kiện, thông tin làm cơ sở cho việc ĐG. Một số nhà
khoa học GD cho rằng: KT với nghĩa là nhằm thu thập số liệu, chứng cứ, xem xét,
soát xét lại công việc thực tế để ĐG và nhận xét.
Đánh giá: là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả
công việc dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục


tiêu, tiêu chuẩn đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực
trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. Theo Đại từ điển
Tiếng Việt Nguyễn Như Ý, ĐG là nhận xét bình phẩm về giá trị.
Quy định của Luật GD: Khoản 1, điều 6 của Luật Giáo dục năm 2005, nêu
rõ: “Chương trình GD thể hiện mục tiêu GD; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng,
phạm vi và cấu trúc nội dung GD, PP và hình thức tổ chức hoạt động GD, cách

1


thức đánh giá kết quả GD đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học hoặc trình
độ đào tạo.”
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh và sự hứng thú trong
tiết học.
- Góp phần bồi dưỡng năng lực tư duy, năng lực diễn đạt và cách thức lập
luận trong bài văn nghị luận của học sinh.
- Giáo dưỡng học sinh vào việc trau dồi đức và tài để sống tốt, sống đẹp,
sống có ý nghĩa trong tương lai.
- Cung cấp nhưng ti thức cơ bản về bài Hiền tài là nguyễn khí của quốc gia.
Đó chính là yếu tố tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt của thể loại. Tuy nhiên, đằng
sau những tình tiết phi hiện thực, người đọc có thể tìm thấy những vấn đề cốt lõi
của hiện thực cũng như những quan niệm và thái độ của tác giả.). Nếu như khi đi
vào tiếp nhận tác phẩm này, không chú ý đến những đặc điểm trên của thể loại văn
bia, chúng ta rất dễ sa vào việc phân tích tác phẩm theo thi pháp truyện ngắn hiện
đại, sẽ làm mất đi cái hồn riêng của tác phẩm. Chính vì vậy, theo chúng tôi ,trong
quá trình "giải mã" tác phẩm, ta nên chú trọng đến đặc trưng thi pháp của thể loại
kí. Có như vậy, ta mới gọi ra được cái hồn riêng của tác phẩm.Vì vậy là một giáo
viên trực tiếp giảng dạy trong nhà trường tôi cũng mạo muội đề xuất một số vấn đề
và xin chọn đề tài này để nghiên cứu.Vậy qua nghiên cứu các vấn đề trên và dựa

trên cơ sở hiểu biết về vấn đề đề xuất cách ra đề KINH NGHIỆM DẠY BÀI TÍCH
HỢP LIÊN MÔN TRONG BÀI VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 : BÀI VĂN
THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH - NGỮ VĂN LỚP 10
1.3. ĐỐI TƯỢNG
* Đối tương nghiên cứu :Về phía học sinh, tồn tại lớn nhất là thói quen thụ động,
quen nghe, quen chép, ghi nhớ và tái hiện lại một cách máy móc, rập khuôn những
gì giáo viên đã giảng. Đa phần học sinh chưa có thói quen chủ động tìm hiểu, khám
phá bài học. Điều này đã thủ tiêu óc sáng tạo, suy nghĩ của người học, biến học
sinh thành những người quen suy nghĩ diễn đạt bằng những ý vay mượn, bằng
những lời có sẵn, đáng phải làm chủ tri thức thì lại trở thành nô lệ của sách vở.
Người học chưa có nhu cầu tự thân bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm của cá nhân
trước tập thể, nếu phải nói và viết học sinh cảm thấy khá khó khăn.
Đối tượng dạy học của dự án là học sinh.
Số lượng: 84 em.
Số lớp thực hiện: 2.
Khối lớp: 10
* Phạm vi nghiên cứu: BÀI VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5: BÀI VĂN
THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH - NGỮ VĂN LỚP 10
1.4 .PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2


Phương thức đánh giá không chú trọng yêu cầu học thuộc, nhớ máy móc, nói
đúng và đầy đủ những điều thầy, cô đã dạy… mà coi trọng ý kiến và cách giải
quyết vấn đề của mỗi cá nhân người học; động viên những suy nghĩ sáng tạo, mới
mẻ, giàu ý nghĩa; tôn trọng sự phản biện trái chiều, khuyến khích những lập luận
giàu sức thuyết phục…
Muốn thế đề thi và đáp án cần theo hướng mở; với những yêu cầu và mức độ
phù hợp; tránh cả hai khuynh hướng cực đoan: “đóng” một cách cứng nhắc, máy

móc, làm thui chột sự sáng tạo và “mở” một cách tùy tiện “ không biên giới”, phi
thẩm mỹ, phản giáo dục…
2. NỘI DUNG
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Dạy văn là dạy cho học sinh nhận ra trong tác phẩm văn học nguồn tri thức vô
cùng phong phú, đa dạng, hấp dẫn và bổ ích để bồi dưỡng tâm hồn, trí tuệ để sống
có ý nghĩa hơn, tinh tế hơn. Dạy văn là dạy sống, dạy làm người và dạy mở mang
trí tuệ.
Trong quá tình dạy văn cần xác định học sinh là trung tâm, là chủ thể cảm thụ.
Giáo viên không được cảm nhận thay thế mà chỉ là người định hướng, chỉ đường
cho các em đi khám phá tác phẩm. Con đường đó bao giờ cũng bắt đầu từu công
việc tri giác ngôn ngữ, trải qua nhiều chặng đường, nhiều con đường đó, người giáo
viên có vai tròi khơi nguồn tạo cảm hứng để học sinh tích cực tự giác trong việc
cảm thụ, chiếm lĩnh tri thức và chủ động thưởng thức tác phẩm văn chương. Như
vậy, yêu cầu phát huy chủ thể học sinh gắn liền với tài năng sáng tạo của giáo viên.
Hay nói đúng hơn đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn tính nghệ thuật và tính sư phạm
trong quá trình dạy văn.
2. 2.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM:
Qua thực tế giảng dạy hai lớp 10Cvà 10D kết hợp trao đổi chuyên môn, dự
giờ trong tổ về việc ra đề, xây dựng đáp án và làm bài văn của học sinh, tôi rút ra
được những vấn đề sau:
Nhìn chung, các vấn đề về xã hội và văn chương rất phong phú nhưng để có
những dạng đề hay khơi gợi sự hứng thú cho học sinh thì còn nhiều hạn chế. Điều
dể nhìn thấy nhất là đề bài và đáp án còn chung chung, đơn điệu, mang tính công
vụ hình thức, đầu tư chưa cao. Từ đó dẫn đến thực trạng là việc cho điểm còn rộng
dể dãi, điểm trung bình chiếm trên 90%, điểm khá giỏi ít và điểm yếu kém lại càng
hạn chế hơn, chưa đánh giá chính xác phân loại được học sinh. Bài viết của học
sinh thường rơi vào tình trạng khô khan, viết các ý chung chung, diễn đạt rời rạc,
lủng củng, lộn xộn. Người chấm thường gặp các bài na ná như nhau, nhàm chán

thiếu sáng tạo. một phần nữa là do vốn kiến thức của một bộ phận học sinh còn
nghèo nàn nên trình bày cách hiểu sáo mòn công thức thậm chí là sai lệch một cách
tai hại. Số học sinh này kỹ năng diễn đạt yếu nên bài văn hệ thống lộn xộn, bố cục
3


không rõ ràng. Giáo viên còn lúng túng trong việc ra đề vì thiếu một “cơ chế mở”
trong khi yêu cầu của ngành học và người học ngày càng cao và yêu cầu đổi mới.
Điều đó lý giải vì sao mà học sinh nhiều em không thích học môn văn học.
Qua thực tế quá trình dạy học tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức liên môn
học vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần
thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy
mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng
dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách
nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Là giáo viên nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động này
nên tôi trình bày và thực hiện thử nghiệm một dự án nhỏ đối với môn Ngữ văn 10.
Việc kết hợp các kiến thức liên môn như Lịch sử, Địa lý, GDCD vào môn
Ngữ văn rất quan trọng, giúp cho bài làm văn bao quát, đầy đủ ý hơn. Từ đó bài
làm có sức thuyết phục hơn nhất là đối với bài văn Thuyết minh.
Như vậy, kiến thức liên môn tạo điều kiện cho học sinh chủ động, tích cực,
sáng tạo; giáo dục thêm những hiểu biết về quê hương bồi dưỡng lòng tự hào và
yêu quê hương đất nước mình hơn đồng thời giúp học sinh ý thức hơn việc học
phải đi đôi với hành; rèn luyện các kĩ năng giải quyết tình huống trong cuộc sống
và ứng dụng vào thực tế đời sống.
Thiết bị dạy học , học liệu :
Cần kết hợp các tri thức khách quan ở địa phương:
- Lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Sầm Sơn .
- Đặc điểm địa lý, địa hình của thị xã Sầm Sơn .
- Đặc điểm kinh tế, văn hóa xã hội của thị xã.

*Tư liệu sử dụng: sách địa phương.
* Ứng dụng công nghệ thông tin: máy tìm kiếm google
2. 3. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .
Ra đề, xây dựng đáp án và viết văn đòi hỏi giáo viên vừa có kiến thức sâu
rộng vừa có kinh nghiệm ra đề hay có ý nghĩa xã hội và nhân văn, khơi gợi sự hứng
thú cho học sinh, tránh khô cứng giáo điều. Xây dựng đáp án chi thiết, khoa học có
hướng mở để phát huy tính tích cực và sáng tạo cho học sinh và còn để phân loại
học sinh. Làm được điều này rất cần sự tâm huyết yêu nghề của giáo viên, luôn đào
sâu nguồn tri thức để có những đề hay cho học sinh.
Sau đây là một số đề bài:
Đề 1: Hãy viết một bài văn thuyết minh giới thiệu về một danh lam thắng
cảnh địa phương.
Đề 2: Hãy viết một bài văn thuyết minh giới thiệu về một lễ hội ghi lại
những nét đẹp của phong tục truyền thống địa phương.
Đề 3: Hãy viết một bài văn thuyết minh giới thiệu về một đặc sản của địa
phương
4


Căn cứ vào thực trạng trên, để làm bài tập số 5 đạt hiệu quả. Tôi xin nêu ra một
số giải pháp sau:
* Giải Pháp: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà.
Xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ với sự bùng nổ của thông tin khoa học, kĩ
thuật và công nghệ, lượng kiến thức cần cập nhật ngày càng nhiều. Do vậy, chúng
ta cần phải dạy học sinh phương pháp học và chủ động lĩnh hội kiến thức. Trong
các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Khi học sinh có được
phương pháp, kĩ năng, thói quen tự học thì sẽ tạo cho các em lòng ham học, khơi
dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nâng lên.
Vấn đề phát triển ý thức tự học cho HS ở trường THPT là một quá trình liên tục
từ việc tự học bài đã học trên lớp, tự học cả bài mới trước khi đến lớp, tự học cả

trong tiết học có hướng dẫn của giáo viên .
* . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Vận dụng các kiến thức liên môn:
- Lịch sử : nguồn gốc, lịch sử đấu tranh
- Ngữ văn : sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp cho bài văn;
- Địa lí : vị trí địa lí, địa hình, đặc điểm phát triển kinh tế;
- Giáo dục công dân : lòng yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc.
Viết các ý chính : Tìm hiểu -> Lập dàn ý -> Viết thành bài văn.
Từ các kiến thức đó để học sinh viết thành bài làm văn thuyết minh:
Ví dụ:
Thanh Hóa có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và độc đáo với phong
cảnh thiên nhiên hùng vĩ, danh lam thắng cảnh nổi tiếng, di sản văn hóa hết sức có
giá trị. Là vùng đất địa linh đầu miền Trung, trên tuyến đường xuyên Việt, một vị
trí địa lý thuận lợi để du khách dừng chân, hơn thế Thanh Hóa còn là cái nôi của
nền văn minh sông Mã. Sầm Sơn! Vùng đất có núi, sông, ruộng đồng, biển cả.
Cảnh sắc như một bức tranh thiên nhiên hài hòa, giàu tiềm năng lợi thế; gắn liền
những di tích – danh thắng đậm tính nhân văn, với truyền thống lịch sử - văn hóa
lâu đời; từ lâu đã trở thành một trung tâm du lịch nổi tiếng, hấp dẫn du khách bốn
phương và bạn bè quốc tế.
Vài nét về quê hương Sầm Sơn
TỔNG QUAN VỀ SẦM SƠN
5


I - CÁC YẾU TỐ VÀ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN
Thị xã Sầm Sơn nằm ở phía Đông tỉnh Thanh Hoá, cách Thành phố Thanh
Hoá khoảng 16 km; phía Bắc giáp huyện Hoàng Hoá (ranh giới là sông Mã); phía
Nam và phía Tây giáp huyện Quảng Xương (cách sông Đơ); phía Đông giáp Vịnh
Bắc Bộ. Thị xã Sầm Sơn có 5 đơn vị hành chính, gồm 04 phường và 01 xã với tổng
diện tích tự nhiên gần 17,9 km2, dân số năm 2010 là 62.550 người, chiếm 0,16%

diện tích và 1,68% dân số tỉnh Thanh Hoá.
Về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của Sầm Sơn có những điểm
nổi bật sau:
1. Đặc điểm tự nhiên
1.1. Đặc điểm địa hình
Địa hình ở Sầm Sơn chia thành 4 vùng rõ rệt.
* Vùng triều ngập mặn: gồm vùng đất trũng bên bờ sông Đơ trải dọc từ
cống Trường Lệ đến sông Mã và vùng triều ngập mặn Quảng Cư. Đây là vùng đất
trũng, cốt trung bình từ 0,5 - 1,5 mét. Từ khi đắp đập Trường Lệ vùng đất trũng bên
bờ sông Đơ đang được ngọt hoá dần. Hiện nay vùng này đang trồng lúa năng suất
thấp, nuôi trồng hải sản, trồng sen...
* Vùng cồn cát cao: gồm khu vực nội thị, trải dài từ chân núi Trường Lệ đến
bờ Nam Sông Mã. Địa hình ở đây tương đối bằng phẳng, dốc thoải từ Đông sang
Tây khoảng 1,5 - 2%, cốt trung bình từ 2,5 - 4,5 mét, thuận lợi cho việc xây dựng
khách sạn, nhà nghỉ, trung tâm hành chính và các khu dân cư, diện tích khoảng 700
ha.

6


* Vùng ven biển: gồm khu vực phía Đông đường Hồ Xuân Hương từ chân
đền Độc Cước (phường Trường Sơn) kéo dài đến hết địa phận xã Quảng Cư. Đây là
dải cát mịn, thoải, dốc dần ra biển phù hợp với yêu cầu của bãi tắm (độ dốc từ 2 5%), diện tích khoảng 150 ha, rộng 200 mét.

7


* Vùng núi. Bao gồm toàn bộ núi Trường Lệ, nằm sát biển, độ cao trung
bình khoảng 50 mét, đỉnh cao nhất đạt 76 mét, có các vách đá dốc đứng về phía
biển tạo nên sự hùng vĩ của núi Trường Lệ, rất thích hợp cho các loại hình du lịch

leo núi, du lịch mạo hiểm. Ngoài ra ở đây còn có những bãi cỏ rộng và những sườn
thoải phù hợp cho du lịch cắm trại, vui chơi giải trí...
Nền địa chất của Sầm Sơn khá tốt, cường độ chịu tải của đất cao, đạt từ 1 - 2
2
kg/cm , riêng khu vực gần núi Trường Lệ đạt trên 2 kg/cm 2, rất tốt cho xây dựng
các công trình.
1.2. Đặc điểm khí hậu
Thị xã Sầm Sơn nằm trong miền khí hậu Bắc Việt Nam, thuộc vùng khí hậu
nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt là mùa hạ
nóng, ẩm, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa.
Chế độ nhiệt: Sầm Sơn có chế độ nhiệt tương đối cao, nhiệt độ trung bình
năm khoảng 23oC. Nhiệt độ trung bình mùa hè (tháng 5 - 9) là 25 oC, tháng nóng
nhất nhiệt độ lên đến 40oC; nhiệt độ trung bình mùa đông (từ tháng 12 năm trước
đến tháng 3 năm sau) là 200C, tháng lạnh nhất có thể xuống đến 5oC. Tổng tích ôn
cả nămkhoảng 8.6000C; số giờ nắng cao, trung bình 1700 giờ/năm. Tháng có số giờ
nắng cao nhất (tháng 7) là 225 giờ, tháng có số giờ nắng thấp nhất (tháng 2) là 46
giờ.
Chế độ gió: Sầm Sơn chịu ảnh hưởng của hai loại gió chính là gió mùa Đông
Bắc và gió mùa Tây Nam. Gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện vào mùa đông (từ
tháng 11 đến tháng 2 năm sau), bình quân mỗi năm có khoảng 30 đợt gió mùa
Đông Bắc mang theo không khí lạnh, làm nhiệt độ giảm xuống từ 5 - 10 oC so với
nhiệt độ trung bình năm. Về mùa hè (từ tháng 3 - 11) gió thịnh hành là Đông Nam
mang theo hơi nước gây mưa nhiều. Riêng đầu mùa hè thường xuất hiện gió Tây
khô nóng (gió Lào) ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
Chế độ mưa: Lượng mưa ở Sầm Sơn khá lớn, trung bình năm từ 1600 - 1900
mm, nhưng phân bố rất không đều giữa hai mùa. Mùa khô (từ tháng 12 - 4 năm
sau) lượng mưa rất ít, chỉ chiếm 15% lượng mưa cả năm, ngược lại mùa mưa (từ
tháng 5 - 11) tập trung tới 85% lượng mưa cả năm. Mưa nhiều nhất vào tháng 8,
lượng mưa có năm lên tới gần 900 mm. Ngoài ra trong mùa này thường có giông,
bão kèm theo mưa lớn gây úng lụt cục bộ.

Chế độ thủy triều: Thủy triều ở khu vực Sầm Sơn có chế độ nhật triều đều.
Về mùa hè thủy triều lên lúc 7 giờ và xuống lúc 14 - 16 giờ chiều; mùa đông thì
ngược lại xuống lúc 6 - 9 giờ là lên lúc 14 - 16 giờ. Biên độ triều trung bình khoảng
1,2 - 1,6 mét, cao nhất đạt 2 - 2,5 mét. Chế độ thủy triều như vậy rất thích hợp cho
các hoạt động du lịch tắm biển.

8


Tóm lại, khí hậu ở Sầm Sơn tuy có sự phân chia rõ rệt theo mùa, nhưng do
có tác động điều hòa của biển nên khí hậu tương đối dễ chịu, mát vào mùa hè, ít
lạnh vào mùa đông, khá phù hợp cho tắm biển, thăm quan, nghỉ dưỡng và phù hợp
cho sự sinh trưởng của nhiều loại cây trồng, vật nuôi.
2. Các tài nguyên thiên nhiên chính
2.1. Tài nguyên du lịch là ưu thế nổi trội nhất của Sầm Sơn
Sầm Sơn có tiềm năng du lịch rất phong phú, đa dạng, gồm cả tài nguyên du lịch
tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Đây là ưu thế nổi bật nhất của Sầm Sơn, là
điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển nhiều loại hình du lịch hấp dẫn như du lịch
biển, du lịch núi, du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh…
* Về tài nguyên du lịch tự nhiên: Sầm Sơn có bờ biển dài khoảng 9 km, từ
cửa Hới (sông Mã) đến Vụng Tiên (Vụng Ngọc) với các bãi biển đẹp như bãi biển
nội thị (A, B, C, D), bãi biển Quảng Cư, Bãi Nix, Bãi Lãn, Bãi Vụng Tiên... Các bãi
biển này đều có đặc điểm chung là rộng, bằng phẳng, độ dốc thoải, bãi cát trắng
mịn, sóng biển vừa phải, nước biển ấm, trong xanh có nồng độ muối trên dưới
30%, ngoài ra còn có Canxidium và nhiều khoáng chất khác có tác dụng chữa
bệnh... rất phù hợp cho tắm biển và các hoạt động vui chơi giải trí nên từ lâu đã là
khu nghỉ mát nổi tiếng trong cả nước
Bên cạnh các bãi biển trên, Sầm Sơn còn có núi Trường Lệ cao 76 mét nằm
sát biển, được coi như là hòn ngọc của Sầm Sơn. Các vách đá dốc đứng về phía
biển đã tạo nên sự hùng vĩ của núi Trường Lệ và rất thích hợp cho loại hình du lịch

leo núi, du lịch mạo hiểm. Trên núi Trường Lệ còn có các di tích như đền Độc
Cước, đền Cô Tiên, đền Tô Hiến Thành... rất có giá trị du lịch văn hóa, du lịch tâm
linh. Đặc biệt hòn Trống Mái trên núi Trường Lệ là cảnh quan tự nhiên độc đáo của
Sầm Sơn cũng như của cả nước, rất hấp dẫn khách du lịch.
Ngoài ra, cảnh quan tự nhiên dọc hai bờ sông Mã, sông Đơ cũng là điều kiện
lý tưởng để Sầm Sơn phát triển các tuyến du lịch sinh thái trên sông, biển
Tóm lại, sự đan xen giữa các loại địa hình (sông, núi, biển), giữa các bãi biển
với núi Trường Lệ và cảnh quan sông nước, cùng với các hồ, đầm ở Quảng Cư và
những rặng thông, phi lao dọc ven biển... tạo nên sự phóng phú và đa dạng của tài
nguyên du lịch trên địa bàn, là điều kiện rất thuận lợi để Sầm Sơn phát triển nhiều
loại hình du lịch hấp dẫn.
* Về tài nguyên du lịch nhân văn: Bên cạnh những tài nguyên du lịch tự
nhiên, Sầm Sơn còn có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn khá phong phú gồm các
di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội, ngành nghề truyền thống và các giá trị văn hóa
khác. Theo thống kê, trên địa bàn Sầm Sơn có 16 di tích, là một trong số các địa
phương có tỷ lệ di tích cao trong cả nước, trong đó có 6 di tích cấp Quốc gia gồm:
SẦM SƠN DI TÍCH - DANH THẮNG VÀ LỄ HỘI
SƠ LƯỢC VỀ HỆ THỐNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ VÀ DANH
LAM, THẮNG CẢNH THỊ XÃ SẦM SƠN.
9


Thị xã Sầm Sơn có diện tích 18 km 2 với 17 Di tích – Danh lam được phân bố
đều ở 5 xã phường.
1. Đền Độc cước :
Nằm trên hòn Cổ Giải thuộc Núi Trường Lệ, Phường Trường Sơn. Thờ vị
Thần Một Chân (Độc Cước) đã có công tự xẻ đôi thân mình, dẹp loài Thuỷ Quái,
bảo vệ cuộc sống bình yên cho Dân chài Sầm Sơn, được nhân dân phụng thờ 4 mùa
cúng tế. Nơi đây còn là nơi diễn ra Lễ hội truyền thống Bánh Chưng – Bánh Dày
hàng năm vào ngày 12 tháng 5 âm lịch. Di tích đã được Bộ Văn hoá TT xếp hạng

năm 1962.

2. Đền Cô Tiên:
Nằm trên một vị thế khá đẹp, thoáng đãng phía Nam núi Trường Lệ. Truyền thuyết
xưa kể rằng: Ngôi đền này thờ một người con gái làm nghề thuốc cứu nhân độ thế.
Cô gái vì không vâng lời cha lấy một kẻ nhà giàu nên bị cha đuổi đi. Sau đó cô đem
lòng yêu và lấy Anh chàng nghèo khó mà tốt bụng tên là Côi. Cuộc sống đang êm ả
thì Đền Cô Tiên - Thị xã Sầm Sơn Nàng bị bệnh hủi, rồi một cụ già xuất hiện đã
chạy chữa bằng thuốc lá nam và nước suối lấy từ Vụng Tiên. Cô gái khỏi bệnh, Bà
cụ ra đi để lại cho vợ chồng họ một tay nải để che mưa và một giỏ mây để đựng
thuốc lá cứu người.
Một lần, hai vợ chồng đi chữa bệnh về khuya gặp trời mưa to, nhớ lời Bà cụ
dặn lấy tay nải ra che mưa, rồi thiếp đi lúc nào không biết. Sáng dậy, hai vợ chồng
thấy mình đang ngồi trong một ngôi nhà 3 gian khang trang, sạch sẽ. Từ đó họ ở lại
ngôi nhà, hái lá nam chữa bệnh cho mọi người trong vùng. Một buổi sáng đẹp trời
cả hai vợ chồng ăn mặc rất đẹp, dắt tay nhau đi lên đỉnh núi rồi không thấy trở về.
Từ đó ngôi nhà được trở thành đền Cô Tiên được dân làng khói hương quét dọn.
Ngôi đền vinh dự được Bác Hồ về thăm và nghỉ chân năm 1960. Sau nhiều lần sửa
chữa nhỏ, cuối năm 2010, UBND Thị xã Sầm Sơn đã quyết định đầu tư trùng tu,
tôn tạo và đã nhiều lần trùng tu, sửa chữa. Là Di tích được Bộ Văn hoá - TT xếp
hạng năm 1962.
3. Hòn Trống Mái
10


:
Đây là một Danh thắng nổi tiếng của Sầm Sơn nói riêng và của Tỉnh Thanh Hoá
nói chung. Tạo hoá đã ban tặng cho Sầm Sơn một bức tranh tuyệt đẹp, một câu
chuyện bi tình sử với mối tình thuỷ chung, sống chết bên nhau của cặp vợ chồng trẻ
sau đại nạn Hồng thuỷ, để Bầy Tiên du ngoạn nơi trần gian phải động lòng cảm

phục cho hoá thành đôi Chim Đá để ngày ngày quấn quýt bên nhau trên núi cao
không bao giờ chịu cảnh lũ lụt nữa . Danh thắng được bộ văn hoá xếp hạng cùng
Đền Độc Cước, Cô Tiên và Đền Tô Hiến Thành
4. Chùa Khải Minh:

Là ngôi chùa cổ được khôi phục lại (1994) có quy mô lớn nhất trong hệ thống thờ
Phật ở Sầm Sơn, chùa có hàng chục pho tượng cổ đẹp, khánh đá to đẹp và chuông
đồng có cữ “ Đông Khê áp chung”. Chùa Khải Minh nay thuộc Khu phố Bình Sơn
Phường Bắc Sơn. Được Sở Văn hoá - TT Thanh Hoá công nhận là Di tích Lịch sử
Văn hoá năm 1994
5. Đền Đề Lĩnh (Thu phường Trung Sơn)

11


)
Đây là ngôi đền thờ Thần Hoàng làng Lương Trung: Đường Công Quang
Lộc, là Tứ trụ triều đình thời vua Lê Tương Dực (1510 – 1515) có công khai dân,
lập ấp nên Làng Lương Trung trong lịch sử. Được nhân dân tôn thờ cúng tế và suy
tôn là ông tổ của Lò võ vật Lương Trung. Vào dịp ngày giỗ Thần 16 tháng giêng,
nơi đây diễn ra lễ hội truyền thống với các hoạt động văn hoá mang tính giáo dục
cho nhiều thế hệ. Di tích được Sở Văn hoá - TT Thanh hoá cấp bằng công nhận
năm 1995
6. Đền Bà Triều.
Được người xưa dựng trên đất Làng Chấp, nay thuộc Thôn Công Vinh, xã
Quảng Cư (Trước đây Đền được tọa lạc trên Làng Triều ngoài), nay thuộc thôn
Tiến Lợi, do sụt lở sông ngòi, Đền được cha, ông di dời đến địa điểm ngày nay).
Ngôi Đền thờ Bà Triều; Tổ Sư của nghề dệt săm súc, một phương tiện đánh bắt
tôm, moi, hải sản của vùng Sầm Sơn. Đây là một làng nghề truyền thống đang được
khôi phục và phát triển tại thôn Tiến Lợi, nơi Bà đã truyền nghề cho con cháu

muôn đời. Lễ hội truyền thống vào ngày 10 tháng 2 âm lịch, với các hoạt động Văn
hoá - TT cùng các lễ nghi như: Rước kiệu, tế lễ...
Đền Bà Triều đã được Sở Văn hoá - TT Thanh hoá công nhận là Di tích lịch
sử Văn hoá năm 1993 và mới được nhân dân trùng tu – tôn tạo năm 2004.
Sầm Sơn – Huyền thoại

12


Từ Thành phố Thanh Hoá đi dọc theo đường quốc lộ 47 về phía đông,
trước mắt chúng ta hiện dần một dãy núi xám sẫm, chênh chếch hướng Đông Nam,
luôn biến hoá thành nhiều hình thù kỳ ảo, khi uốn lượn như làn sóng, lúc hòn cao,
hòn thấp, nhấp nhô, tầng tầng, lớp lớp và cuối cùng là một pho tượng vĩ đại, tầm
vóc còn lớn hơn cả Bà Nữ Oa thần hiện lên. Đó là núi Trường Lệ giống hình dáng
một người phụ nữ, với những nét cong mềm mại, nằm ngửa mặt nhìn lên vòm trời
xanh cao lông lộng.
Chuyện kể rằng: Vào thuở mới sinh ra loài người, có một người phụ nữ bụng
mang dạ chửa bị trận đại hồng thuỷ cuốn trôi ra cửa biển, rồi dạt vào bờ, Bà nằm lại
đây nguyện làm con đê chắn sóng. Cảm phục và thương xót trước tấm lòng cao cả
của Bà, nhân dân trong vùng rủ nhau đem đất đá đắp lên thi hài Bà thành dáng núi
Trường Lệ ngày nay.
Có thuyết lại kể rằng: Từ trong bụng mẹ bước ra một cậu bé khôi ngô tuấn
tú, lớn nhanh như thổi, sức khoẻ phi thường, ngày ngày thương mẹ, cậu cùng nhân
dân nhặt đất đá đắp lên thi hài mẹ để nấm mồ lớn dần thành núi Trường Lệ. Cậu bé
đó trưởng thành như một chàng trai khổng lồ, dũng cảm xẻ đôi thân mình cùng
nhân dân làng chài đánh tan loài quỷ biển, về sau trở thành Thần Độc Cước, được
nhân dân xây đền thờ phụng, hương khói 4 mùa..
Trường Lệ là dãy núi dài, đẹp. Đứng ở trung tâm Thị xã nhìn lên chúng ta
thấy dãy núi chập chùng đỉnh cao, ngọn thấp: Sầm Sơn phong cảnh hữu tình. Hòn
kèo cao nhất, Hòn ngành thứ hai. Thứ ba Hòn núi Phù Thai.Thứ tư Cổ Dải – Năm

ngoài Đầu Voi”Hòn ở đây theo cách nói của người địa phương nghĩa là ngọn núi.
Mỗi hòn núi mang một dáng dấp, vẻ đẹp riêng, cho ta một bức tranh toàn thể, cao,
dài bát ngát. Bài thơ của ông Nghè Khuyến (Người Nghĩa Trang – Hoằng Hoá)
đoạn đầu đã viết:
“ Bể rộng ai đào để đắp non,
Vết chân Độc Cước tới nay còn.
Lô nhô sườn núi nhà thưa mái
Khấp khểnh chân mây, đá mấy hòn”.
13


Dẫu không có giá trị nhiều về tư tưởng, nhưng đã phản ánh được vẻ đẹp hoàn
toàn tự nhiên của núi Trường Lệ mà không phải nơi nào cũng có. Mỗi hòn núi, mỗi
bờ khe tự nó có thể kể cho chúng ta một sự tích, một huyền thoại, hay ít nhất với
hình dáng kỳ lạ, nó gợi mở cho chúng ta trí tưởng tượng của người du ngoạn cất
cánh, bay bổng.
Truyền thuyết: “Thần Độc Cước”
Thuở xưa, xưa lắm, ngoài biển khơi có một loài Quỷ đỏ rất thích ăn thịt
người; Dân chúng kể rằng: Loài Quỷ này mình tròn trùng trục, mõm dài vêu vao,
răng nhọn hoắt, miệng đỏ lòm; dân chài ra khơi đánh cá thường bị chúng bắt ăn
tươi nuốt sống... không đi biển thì cả nhà đói khát, mà đi thì khó thoát khỏi nanh
vuốt loài Quỷ biển, họ đành phải mò ngao, bắt con tôm, con ốc nơi cửa sông, ven
bờ để sống lần hồi cho qua ngày đoạn tháng.
Nhưng lũ Quỷ nào chịu để yên, chúng khát mồi, mò vào tận đất liền, hàng
loạt người dân vô tội, không kể đàn ông, đàn bà, trẻ em... tóm được người nào
chúng ăn thịt ngay người đó. Xóm làng dần dần trở nên vắng ngắt, ruộng vườn, nhà
cửa xơ xác hoang tàn.

Hồi bấy giờ, một chú bé mồ côi vừa chui ra khỏi bụng mẹ đã biết chạy nhảy
và lớn nhanh như thổi (Theo truyền thuyết thì đây là con của Mẹ núi); Hột lúa lớn

bằng người ôm, trấy cà con bằng người gánh vẫn không đủ nuôi chú bé. Được đất
trời phù hộ, chẳng bao lâu chú bé đã trở thành một chàng trai cao lớn dị kỳ. Chàng
đứng trên ngọn núi cất tiếng hú vang, dân làng lâu nay phiêu bạt tận đầu sông cuối
rừng đều lục đục kéo nhau về. Họ cất lại nhà, sửa sang vườn tược, đàn ông theo
chàng khổng lồ ra khơi đánh cá, đàn bà ở nhà chăn nuôi, trồng trọt, cuộc sống của
họ chẳng mấy chốc lại no đủ, bình yên.
Có Chàng trai cùng dân làng ra khơi đánh cá loài Quỷ đỏ không làm gì được,
hễ con nào lăm le thì lập tức bị băm vằm, xương tan thịt nát dưới lưỡi búa sắc như
nước và sáng loáng của chàng.

14


...Nhưng loài Quỷ biển tinh quái, thừa cơ hội hôm chàng khổng lồ cùng
thanh niên trai tráng trong làng ra khơi đánh cá, chúng lẻn vào bờ cướp phá, nhiều
người già, phụ nữ, trẻ em bị chúng bắt ăn thịt. Hôm sau, chàng khổng lồ ở lại nhà
với những người sống sót, thì ngoài khơi các bạn chài lại bị chúng lật thuyền vây
bắt. Căm giận loài Quỷ biển đến tím ruột bầm gan, yêu xóm chài, thương dân lành
vô tội, Chàng quyết chí phải diệt hết loài Quỷ dữ để dân chúng được bình yên khi
đi biển, lúc trên bờ. Chàng cầu xin Mẹ Núi cho sức mạnh để tiêu diệt loài thuỷ quái
rồi dùng búa tự xẻ đôi thân mình. Lưỡi búa chia Chàng làm đôi nhưng lạ kỳ thay
hai nửa thân Chàng vẫn khoẻ mạnh, quắc thước, dũng khí lạ thường. Một nửa thân
Chàng theo dân chài ngày ngày ra khơi đánh cá, còn một nửa đứng trên đầu núi
canh giữ cho xóm làng lúc nào cũng được bình yên.
Từ đó vùng biển Sầm Thôn sóng lặng, gió yên, dân lành vui cảnh “Chồng
chài, vợ lưới, con câu”, không còn phải lo nạn Quỹ đỏ tàn hại nữa. Nửa thân Chàng
khổng Lồ đứng mãi trên đầu núi, bàn chân hằn sâu vào đá, lưu lại dấu tích mãi
muôn đời. Về sau Ngọc Hoàng hay tin hạ giới có Chàng trai dũng cảm xẻ đôi thân
mình gìn giữ cho xóm làng dân chúng được hạnh phúc bình an. Vào một ngày trời
quang mây tạnh, Người phái Thiên sứ cưỡi mây xuống núi đón Chàng về trời.

Người phong Thần, phong Thánh cho Chàng với tên gọi là “Thần Độc Cước”.
Câu chuyện trên phản ánh sức vóc vĩ đại của tổ tiên ta, nói lên ước mơ kì
diệu của người xưa trong công cuộc đấu tranh chống thiên tai ác liệt, đồng thời ca
ngợi một tấm gương chói lọi xả thân bảo vệ nhân dân, bảo vệ quê hương đất nước,
biển trời. Đền Độc Cước ngày nay là do nhiều thế hệ cha ông chúng ta xây nên để
thờ Thần Độc Cước, và để nhân dân Sầm Sơn cùng du khách bốn phương quanh
năm được hương khói, phụng thờ, vãn cảnh...
Sự Tích:Bà Triều

Đã lâu và lâu lắm ở Sầm Sơn chưa có nghề ngư. Người dân chỉ kiếm sống
bằng cách đi ven biển tìm bắt những con còng, con trai chứ ít khi bắt được cá tôm
vốn rất nhiều ở dưới biển.
15


Một ngày nọ biển động sóng to, gió lớn khiến không một ai dám ra khỏi nhà,
nhưng trên bãi biển vẫn có một bà già đầu bạc, lưng còng đang lần bước cố chống
chọi lại với bão tố phũ phàng. Bà cụ khó thoát khỏi cái lưỡi khổng lồ của sóng thần
đang chuẩn bị ập tới. Nhưng rồi có một cô gái không chịu nổi cảnh sắp xảy ra, nên
đã liều mình lao tới cõng bà cụ chạy vào nơi an toàn. Từ đó bà cụ sống với cô gái,
thương nhau như hai mẹ con vì cô gái cũng không còn ai nương tựa.
Một già, một trẻ tựa vào nhau kiếm ăn trên bãi biển ngày ngày, có một điều thật
lạ, từ ngày ở chung với nhau cuộc sống của họ khấm khá hẳn lên. Làng xóm đồn
rằng cô gái ấy được bà cụ trao cho một vật báu có thể đánh bắt được cá tôm theo ý
muốn. Người làng dò hỏi, nhưng ai nấy đều ngạc nhiên khi thấy cô đưa ra một tấm
lưới gai se rất săn, được đan thành những chéo đều và dày, không ai tin mành lưới
đơn sơ ấy đánh được tôm cá. Mọi ngưới đều cho rằng mẹ con bà không thật bụng
đã lừa dối dân làng, nên buộc họ phải dời đi nơi khác. Mẹ con người đàn bà nọ phải
sang phía Bắc Lạch Trào ở vì họ không thể nào sống xa biển được. Ngày họ ra đi
không có ai đưa tiễn, nhưng có nhiều chàng trai để thương, để nhớ trong lòng. Họ

thầm yêu cô gái nhưng không dám cưỡng lại lệ làng. Trong số những trai làng đem
lòng cảm mến cô gái, có một chàng trai yêu cô da diết, anh giấu kín tình cảm không
thổ lộ với ai, đêm đêm lẳng lặng vượt Lạch Trào đến với người thương.
Cuộc sống của họ cứ trôi đi trong nỗi buồn vời vợi, cô gái chỉ biết khuây
khoả với những chéo lưới mà mẹ nuôi bày cho xe đan hàng ngày. Còn chàng trai
làm bất cứ công việc gì để trái tim dịu bớt nỗi đau. Nhờ có lưới của họ mà dần dần
dân mạn Bắc Lạch Trào đánh bắt cá dễ dàng hơn. Cuộc sống ở đó ngày càng giầu
có, đông đúc...
Trong khi ấy, bên Sầm Sơn người dân vẫn sống vất vả. Cũng cái cảnh bắt ốc,
nhặt trai, bắt sứa...qua ngày. Người Sầm Sơn bèn khấn cầu Thần Độc Cước, nhờ
Thần bày cho cách làm ăn. Độc Cước báo mộng cho dân làng: “ Ta chỉ là Thần giúp
dân giữ yên bờ cõi, bà cụ mà các người đuổi đi mới là Thần giúp dân làm nghề sinh
sống, các người đã xử sự sai với cụ thì phải biết tu sửa lấy mình”.
Cộng đồng Sầm Sơn định cử một số trai tráng vượt sông sang tạ lỗi và đón
mẹ con bà về bên này; Chàng trai – người yêu của cô gái đã đứng ra xin cộng đồng
đảm nhiệm công việc. Bà cụ vẫn có ý giận...Nhưng vì thương con gái nên cuối
cùng thuận tình trở lại Sầm Sơn khiến cho tất cả đều vui mừng. Nhưng khi mọi
người đã đặt chân lên đất Sầm Sơn thì ai nấy đều ngơ ngác không thấy cụ già đâu.
Nhìn ra khơi xa họ chỉ thấy thấp thoáng một mái tóc bạc trắng đang dập dềnh trên
sóng biển. Bà cụ đã đến hạn về trời.

16


May thay cô gái đã được mẹ truyền nghề nên từ đó người Sầm Sơn mới học
được cách đan lưới, đó là nghề dệt săm súc đánh moi. Dân Sầm Sơn làm ăn phát
đạt, thịnh vượng dần, dân cư ngày càng đông đúc.
Cộng đồng Sầm Sơn hình thành một nếp sống mới. Hàng ngày trong từng gia
đình, người chồng đi biển thả lưới, quăng chài, người vợ ở nhà vá lưới, dệt súc, chế
biến tôm cá. Biết ơn cụ già, dân làng lập một ngôi nghè ở ngay mảnh đất nơi bà cụ

đã ra đi. Đó là nghè Triều Dương – Nghĩa là thuỷ triều buổi sáng – ý muốn nói tới
sự phong quang, tốt đẹp của vùng biển này.
Không ai biết tên bà cụ, người ta gọi bà là Bà Triều. Những tấm lưới của Bà
Triều dệt nên không chỉ để đánh bắt tôm cá, mà nó còn dệt nên tình yêu, hạnh phúc
của bao nhiêu chàng trai và cô gái. Bà Triều chính là Tổ sư của nghề dệt săm súc
đánh moi, nghề cổ truyền của dân biển Sầm Sơn.
SẦM SƠN VỚI CÁC LỄ HỘI
Sầm Sơn là vùng đất gắn với nhiều di tích - danh thắng và những lễ hội văn
hoá truyền thống lâu đời. Ở đây Chúng tôi xin trích giới thiệu một số lễ hội lớn,
được nhân dân khôi phục tổ chức hàng năm trong phạm vi Thị xã.
Lễ hội Bánh Chưng Bánh Dày
Thường niên, vào ngày 12 tháng 5 âm lịch, nhân dân của 4 làng thuộc xã Lương
Niệm xưa tổ chức rước kiệu hội đồng, Thần linh tập trung tại sân Đền Độc Cước, tế
lễ và thi làm Bánh Chưng – Bánh Dày. Đây là Lễ hội cầu mưa (Cầu vũ), cầu cho
biển lặng gió êm, cầu cho thôn xóm được mùa, cho làng xóm bình yên, nhân dân
vào lộng ra khơi đánh bắt được nhiều tôm cá.
Những năm gần đây, lễ hội được nhân dân Sầm Sơn khôi phục và phát triển.
Vào ngày Lễ hội, kiệu của 8 làng trên địa bàn Thị xã được rước về sân trước Đền
Độc Cước từ rất sớm, mỗi đoàn rước có khoảng 300 đến 400 người. Đoàn rước
gồm người cầm biển hiệu dẫn đường, sau đó là nhóm người vừa đi vừa diễn trò dân
gian đến kiệu làng, mâm bánh chưng bánh dày tế lễ, mâm sơn trang, ngũ quả, và
17


sau cùng là đoàn người già, trẻ, gái, trai ăn vận quần áo truyền thống, khăn xếp áo
the. Ở Làng núi và Làng Cá lập còn có đôi nam thanh nữ tú, rước theo bộ quân cờ
để diễn trò múa trao quân cờ trước khi khai mạc Lễ hội. Thông thường trong
chương trình Lễ hội, ngoài màn tế Thần (Tế chung cho Lễ hội), ban tổ chức Lễ hội
còn tổ chức thi Tế giữa các làng, thi đi Cà kheo, thi hát dân ca, Hội vật, cờ người...


Đặc sắc và sôi động nhất là chương trình thi làm bánh chưng, bánh dày tại
chỗ. Mỗi làng chọn 7 người có sức khoẻ và kinh nghiệm, vận trang phục truyền
thống, mang theo một thúng nếp đã được ngâm sẵn, cùng các vật dụng như: cối đá,
chày gỗ, mâm đồng đặt bánh, nước sạch và củi lửa. Sau tín hiệu phát lên của Ban tổ
chức, chương trình thi làm bánh bắt đầu, lửa bếp được nhóm lên, các làng thi nhau
hông xôi, dã xôi, nặn bánh trong tiếng nhạc và âm thanh của trống dục, tiếng reo hò
cổ vũ của nhân dân các làng cùng du khách. Mỗi làng làm 2 bánh dày thi, mỗi bánh
thường có đường kính 30cm, đỉnh cao 10cm đặt trên mâm đồng (Bánh này không
tế lễ). Ban tổ chức sẽ căn cứ điều lệ dự thi để xem xét, chấm điểm. Làng nào có
bánh mịn, đẹp, đảm bảo kích thước nhất sẽ đạt giải nhất; điểm thi làm bánh sẽ được
cộng vào điểm chung của các môn thi khác để xếp giải toàn đoàn. Cũng có năm
theo yêu cầu của Ban tổ chức Lễ hội và nguyện vọng của nhân dân thi làm bánh
dày to, chiếc bánh lớn nhất được làm tới 300kg gạo.
Nhiều năm qua, Lễ hội bánh Chưng Bánh Dày đã trở thành nội dung không
thể thiếu và sôi động nhất trong Lễ hội Văn hoá Du lịch Sầm Sơn hàng năm, thu
hút hàng ngàn du khách từ bốn phương về chiêm ngưỡng và tham gia Lễ hội.
Lễ hội cầu ngư
(Lễ hội đua thuyền – Bơi chải )
Đây là Lễ hội Văn hoá thể thao truyền thống của dân vùng biển Sầm Sơn,
được tổ chức vào ngày Rằm tháng 5 âm lịch. Trước đây thường có 4 làng trong xã
Lương Niệm tham gia. Lễ hội thường được tổ chức ở cửa Hới, nơi dòng Sông Mã
từ ngọn nguồn non cao đổ về gặp biển. Theo các tài liệu nghiên cứu của Tiến sỹ
Hoàng Minh Tường, có năm nhân dân Sầm Sơn tổ chức đua bè mảng từ mũi Gầm
(Hòn Cổ Dải) tới Bến xứ (Địa phận xã Quảng Tường – Phường Trung Sơn ngày
18


nay) với tổng chiều dài đường đua cả đi và về dài 3km. Người dân 4 làng tổ chức
đua thuyền để tỏ lòng tôn kính vị Thần biển, Thần Mặt Trăng - Độc Cước đã phù
hộ chở che cho cuộc sống của họ gắn với nghề khai thác đánh bắt hải sản. Trong

ngày hội đua thuyền, các làng rước kiệu Thần của làng mình xuống thuyền, mỗi
thuyền một kiệu rồi xuôi thuyền ra giữa dòng sông và tế lễ. Khi tế lễ xong thì cuộc
đua chính thức bắt đầu. Mỗi thuyền đua 16 người, ăn vận đồng phục đồng mầu,
trong đó có một người chỉ huy, một người cầm lái, còn lại là các tay bơi, họ đều là
những thanh niên trai tráng, nhanh nhẹn, thông thạo luồng lạch.
Đội bơi của mỗi làng mặc một màu quần áo khác nhau: Xanh - Đỏ – Vàng ...

Trên chít khăn mỏ rìu, lưng thắt khăn màu đỏ, hiệu lệnh phát ra, các thuyền
đua lướt tới, mỗi thuyền phải bơi đủ 4 lượt (2 lượt đi ; 2 lượt về). Thuyền nào về
đích trước thì dành phần thưởng bằng mấy vuông vải lụa, rượu và một ít tiền; phần
thưởng tuy không lớn nhưng thuyền làng nào về đích sớm thì năm đó sẽ được Thần
phù hộ cho làm ăn phát đạt. Các làng sau khi nhận giải thưởng thì đem lễ vật đến
Đền tạ Thần, rồi chia phần thưởng cho mọi người, mỗi người một miếng vải lụa
nhỏ, một hớp rượu để lấy phước lộc cho cả năm.
Kế tục truyền thống ấy, hàng năm Lễ hội Cầu Ngư được tổ chức tại Cảng
Hới phường Quảng Tiến. Chủ yếu để trai tráng các khu phố thuộc Phường Quảng
Tiến đua tài bằng những chiếc thuyền rồng lớn hơn xưa, số tay bơi mỗi thuyền
cũng nhiều hơn ( Từ 23 đến 25 người ), có năm Tỉnh Thanh Hoá và Thị xã Sầm
Sơn tổ chức Lễ hội Cầu Ngư mở rộng, mời thêm một số phường xã trên địa bàn
Tỉnh và Thị xã cùng tham gia. Từ năm 2008, Lễ hội Cầu Ngư Quảng Tiến đã được
Chủ Tịch UBND Thị xã Sầm Sơn Quyết định nâng cấp thành Lễ hội Cầu Ngư toàn
Thị xã.
Lễ hội làng Lương Trung

19


Theo các tài liệu của nhà nghiên cứu Văn hoá Hoàng Tuấn Phổ – Lê Kim Lữ và
Tiến sỹ Hoàng Minh Tương; võ vật vốn có gốc từ Làng Lương Trung, gắn với vai
trò một quan võ Thời Lê: Đường Công – Quang Lộc (Người làng Bồng Báo – Vĩnh

Lộc ngày nay). Người đã có công giúp vua Lê đánh thắng giặc, rồi kéo quân về
khai dân, lập ấp và mở lò võ vật làng Lương Trung. Vào dịp tế lễ Thần Độc Cước
và Lễ hội rước Hội Đồng Thần Linh của các làng thuộc xã Lương niệm (16 – 17
tháng giêng hàng năm), hội vật được tổ chức dưới chân Đền Độc Cước để tưởng
nhớ công đức các Vị Thần, vừa thể hiện tinh thần Thượng Võ của cư dân Làng
Biển.

Múa Rồng, Lân, sư tử trong lễ hội Bánh trưng, bánh dày Sầm Sơn
Những năm gần đây, Lễ hội làng Lương Trung được UBND Phường Trung
Sơn tổ chức vào dịp 17 tháng giêng hàng năm. Ngoài phần rước kiệu và tế lễ, Ban
tổ chức lễ hội phát triến phong phú, đa dạng phần hội như: Hội vật, kéo co, đánh cờ
Tướng, cờ người, thi hát dân ca và thi tìm hiểu lịch sử truyền thống quê hương, tạo
điều kiện để nhân dân trong vùng được thể hiện nét văn hoá tâm linh góp phần gìn
giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Phát huy truyền thống văn hoá ngàn đời của cư dân vùng biển Sầm Sơn,
ngày nay mỗi di tích lịch sử văn hoá gắn liền với những giá trị lịch sử, văn hoá và
20


kiến trúc các triều đại Lý – Trần – Lê – Nguyễn... gắn liền những huyền thoại,
những thiên tình sử đậm chất nhân văn, say đắm lòng người, được nhân dân các
làng thôn, phường xã tổ chức đều đặn hàng năm như Lễ hội Bà Triều, Lễ hội đền
Lộc Trung, Lễ hội Làng Vạn, Lễ hội kỳ phúc, Lễ hội Cỗ oản, Lễ hội Đền Đệ Tam Hoàng Minh Tự ...; vừa mang yếu tố tâm linh, vừa mang giá trị như một nguồn
động lực thu hút nhân dân và du khách bốn phương về Sầm Sơn tham quan – nghỉ
mát – tắm biển; Tạo nên sự hoà quyện giữa văn hoá vật chất với văn hoá tinh thần,
góp phần cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân, từng bước xây dựng Đô thị Du
lịch Biển Sầm Sơn Giầu - Đẹp – Văn minh và Hiện đại./
Trên đây là năm đề bài và gợi ý đáp án theo hướng mở ở bậc học THPT. Qua
đây, tôi suy ngẫm một điều, giáo viên trong quá trình dạy học cần đầu tư nhiều hơn
nữa về kiến thức và kỹ năng, giàu nhiệt tình và tâm huyết nghề nghiệp để có nhiều

đề văn theo hướng mở kích thích sự ham mê học văn của học sinh ( dẫn dụ, lôi kéo
học sinh trở về với môn ngữ văn ). Từ đó để rèn luyện bồi dưỡng học sinh về tâm
hồn và kiến thức để viết bài tốt hơn. đồng thời, trên lớp, giáo viên phải dày công
rèn luyện kỹ nănglàm bài và huy động kiến thức cho học sinh.
2.4. KẾT QỦA, HIỆU QUẢ CỦA THỰC TRẠNG.
Sau tiết học, tôi nhận thấy học sinh học rất hứng thú học tập, tích cực phát biểu
xây dựng bài, nắm nội dung bài học nhanh hơn, đầy đủ hơn. Học sinh hiểu văn bản
theo đúng đặc trưng của thể loại, kết hợp giữa kiến thức đã khai thác trong văn bản
và đời sống thực tế làm nổi bật được tính nhật dụng của văn bản.
Kết quả khảo sát bằng việc kiểm tra
Lớp
Sĩ số
10D/43

Hứng thú làm bài

Kết quả bài kiểm tra

Hứng thú

Không
hứng thú

Giỏi

Khá

TB

Yếu


Kém

71%

29%

15%

49%

36%

0

0

Căn cứ vào kết quả khảo sát chất lượng giữa hai lớp, tôi thấy đây là việc làm
khả quan trong việc áp dụng cụ thể trên bảng thống kê số lượng điểm giỏi, khá tăng
lên và điểm yếu, kém không còn, chất lượng giờ dạy được nâng lên rõ rệt.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết quả nghiên cứu
Sau thời gian tiến hành ra đề và làm bài theo hướng mở, ra đáp án khoa
học, chi tiết theo hướng mở phát huy tư duy sáng tạo của học sinh, chấm trả bài
21


nghiêm túc ( biểu dương những bài làm hay, sữa chữa chi tiết những lỗi về diễn đạt
và kiến thức), tôi thu được những kết quả sau:
- Học sinh tham gia làm bài số lượng đầy đủ và hứng thú.

- Các em tích cực tìm tài liệu tham khảo, xử lý các thông tin trên mạng, ti vi, báo…
- Chất lượng bài làm của các em được nâng lên một cách rõ rệt, kiến thức được
khắc sâu. Đặc biệt phát huy được tính tích cực sáng tạo của học sinh.
Trong quá trình chấm và trả bài cho học sinh, giáo viên luôn chú ý khắc phục
những nhược điểm thường hay mắc phải khi làm bài làm văn nói chung và bài làm
văn theo hướng mở nói riêng như: viết chung chung, khô khan, diễn đạt lộn xộn
(luận điểm không rõ ràng), thiếu sự uyển chuyển mềm mại.
Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề kết hợp với quá trình thử nghiệm trong
giảng dạy trực tiếp từ 2 lớp 10C và 10D trường THPT Nguyễn Thị lợi, đây là hai
lớp cùng một đối tượng học sinh. Một lớp khi chưa áp dụng các biện pháp trên và
một lớp đã tiến hành áp dung những biện pháp trên, tôi đã thu được kết quả sau đây
để làm bài học rút kinh nghiệm:
* Đối với Lớp 10C khi chưa áp dụng.
Sau tiết học, tôi nhận thấy học sinh chưa hứng thú, chưa tích cực, nhiều em
còn rất mơ mồ, chưa hiểu kĩ về văn bản. Đặc biệt chưa có thói quen tự học, giờ học
chưa được sôi nổi. Tôi tiến hành kiểm tra. Kết quả khảo sát chất lượng của học sinh
như sau:
Lớp
Sĩ số
10C/41

Hứng thú làm bài

Kết quả bài kiểm tra

Hứng thú

Không
hứng thú


Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

34%

66%

3%

22%

55%

16%

4%

* Đối với lớp 10D khi đã áp dụng một số biện pháp trên.
Sau tiết học, tôi nhận thấy học sinh học rất hứng thú học tập, tích cực phát
biểu xây dựng bài, nắm nội dung bài học nhanh hơn, đầy đủ hơn. Học sinh hiểu văn
bản theo đúng đặc trưng của thể loại, kết hợp giữa kiến thức đã khai thác trong văn
bản và đời sống thực tế làm nổi bật được tính nhật dụng của văn bản.
Kết quả khảo sát bằng việc kiểm tra

Lớp
Sĩ số
10D/43

Hứng thú làm bài

Kết quả bài kiểm tra

Hứng thú

Không
hứng thú

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

71%

29%

15%

49%


36%

0

0
22


Căn cứ vào kết quả khảo sát chất lượng giữa hai lớp, tôi thấy đây là việc làm
khả quan trong việc áp dụng cụ thể trên bảng thống kê số lượng điểm giỏi, khá tăng
lên và điểm yếu, kém không còn, chất lượng giờ dạy được nâng lên rõ rệt.
2. Kiến nghị, đề xuất
- Để đạt được kết quả, trong quá trình lên lớp, giáo viên luôn quan sát, hỏi
bài, nắm vững chất lượng học sinh, ra đề “vừa sức” các em.
- Rèn luyện học sinh một cách bền bỉđể các em nắm vững kỹ năng làm bài
tốt, biết cách xử lý các nguồn tri thức từ văn học và đời sống, huy động, lựa chọn
để đưa vào bài làm.
- Một điều then chốt, để tạo hứng thú cho học sinh, giáo viên cần dày công
nghiên cứu các đề hay có hướng mở, có tính khoa học, hấp dẫn.
- Giáo viên cho các em luyện tập nhiều dạng đề bài từ dể đến khó giúp các
em thành thạo trong kỹ năng làm bài.
- Công tác coi thi nghiêm túc cũng là một hình thức rèn luyện các em tính tự
giác, ý thức tự trọng, tự tin khi làm bài.
Cuối cùng, chấm, trả bài cũng là một công việc rất quan trọng: phân tích đáp
án kỹ lưỡng, sát đúng, biểu điểm khoa học chính xác. Giáo viên cần mạnh dạn cho
điểm cao 9,10, đánh giá ưu điểm nhược điểm chính xác. Đặc biệt chú ý các lỗi về
kỹ năng và kiến thức của học sinh.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ


Thanh hoá, ngày 27tháng 5 năm 2016.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Họ và tên

Trịnh Thị Thanh.

23



×