Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Một số biện pháp nhằm hạn chế các lỗi thường gặp trong bài văn của học sinh THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.58 KB, 22 trang )

TÊN ĐỀ TÀI SKKN
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HẠN CHẾ CÁC LỖI THƯỜNG
GẶP TRONG BÀI LÀM VĂN” CỦA HỌC SINH THPT
PHẦN A. MỞ ĐẦU
I.

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

1. “Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo” (Nguyễn Tuân). Văn học là một
môn nghệ thuật, là môn học vắn với cái đẹp. Học văn là học cách khám phá cái đẹp
của tự nhiên, của xã hội và cuộc sống con người, cái đẹp của sự sáng tạo nên người
đọc, người học không chỉ dùng lí trí để hiểu mà còn phải “cảm” được vẻ đẹp ấy
bằng cả sự rung động của tâm hồn. Muốn hiểu và cảm được cái hay cái đẹp của
một tác phẩm văn học thì học sinh phải yêu thích, say mê. Trong quá trình đọc, tiếp
nhận, học sinh còn phải biết khám phá, phát hiện và sáng tạo. Để minh chứng cho
hoạt động “đọc - hiểu” của mình thì học sinh phải thể hiện bằng bài làm văn cụ thể.
Đây cũng chính là hành trình tiếp nhận – khám phá – chân hiểu và thực hành của
học sinh khi học một tác phẩm văn học ở trường THPT.
2. Trong trường THPT, các bài làm văn của học sinh rất trọng. Bài văn không
chỉ đáng giá học sinh về mặt điểm số mà còn khẳng định việc học sinh đã hiểu, đã
nắm được nội dung bài học ở mức độ nào, cách thức làm bài đảm bảo bố cục, lối
hành văn của một bài văn nghị luận ra sao, để từ đó giáo viên có phương pháp dạy,
có biện pháp rèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh một cách phù hợp. Tuy nhiên,
hiện nay trong trường THPT chất lượng học tập môn Văn chưa cao, điểm đánh giá
ở các bài làm văn của học sinh còn rất thấp (chủ yếu là điểm trung bình, yếu, điểm
khá và đặc biệt là điểm giỏi rất khan hiếm). Một mặt do Ngữ văn là môn học khó
chiến lĩnh, lượng kiến thức quá tải, môn học không thuộc “mốt” trong xu hướng lựa
chọn khối thi và nghề nghiệp bây giờ của học sinh cũng như sự định hướng của các
bậc phụ huynh và nhu cầu của xã hội. Mặt khác, có em cũng thích văn, yêu văn
nhưng không phải em nào cũng dễ dàng tiếp thu, rung cảm trước thế giới hình
tượng của văn học để sống với những giá trị Chân - Thiện - Mỹ mà nó mang lại.


Học sinh có năng khiếu học văn không nhiều. Từ đó dẫn đến chất lượng của việc
học văn và bài làm văn của học sinh không được như mong muốn.
3. Dù dưới cấp II (THCS), các em được học khá kĩ phần Tiếng Việt, Làm văn
nhưng khi viết văn các em vẫn mắc khá nhiều lỗi như: sai chính tả, dùng từ không
đúng chuẩn Tiếng Việt, viết câu không đúng ngữ pháp, chép sai dẫn chứng, diễn đạt
lủng củng, chưa biết xây dựng đoạn văn... Tình trạng này tiếp tục tái diễn trong bài

1


làm văn khi các em đã lên cấp III (THPT). Vì vậy, việc nâng cao chất lượng bài làm
văn cho học sinh THPT là rất cần thiết.
4. Việc chỉ ra các lỗi và chữa lỗi trong bài làm văn của học sinh THPT không
phải là một vấn đề mới mẻ nhưng là một hoạt động thường xuyên, “không thể
thiếu” của giáo viên trong quá trình dạy học, kiểm tra, chấm và trả bài. Tưởng là
vấn đề “biết rồi khổ lắm nói mãi” nhưng bản chất lại luôn là “bình cũ rượu mới”.
Một bài văn hay trước hết chữ viết phải đúng chuẩn Tiếng Việt, phải sạch đẹp; bố
cục phải đầy đủ, rõ ràng; hành văn phải mạch lạc, trong sáng; nội dung phải đúng,
phải có sự “đào sâu”, sáng tạo.... Trong khi chấm bài, giáo viên không chỉ chữa các
lỗi trong bài viết định kỳ (theo quy định trong PPCT) mà đối với những giáo viên
tâm huyết còn chữa các lỗi trong bài kiểm tra 15 phút, sửa lỗi về phát âm, dùng từ...
của học sinh khi kiểm tra miệng, khi học sinh phát biểu ý kiến hay đọc một đoạn
văn bản. Do chương trình giảng dạy và học tập còn nặng về kiến thức, thời gian trả
bài cho học sinh rất ít (một học kì chỉ có 3- 4 tiết), giáo viên chưa có nhiều thời
gian để chữa các lỗi trong bài văn của học sinh, cùng lắm chỉ nêu được những lỗi
chính tả thường gặp như: lỗi viết hoa, viết tắt, câu sai ngữ pháp... Vì thế trong các
bài làm văn tại lớp, ở nhà, thi học kì, học sinh còn mắc khá nhiều kiểu lỗi: lỗi dùng
từ, viết câu, hành văn, bố cục... cho nên việc tìm, chữa các lỗi và ghi lời phê trong
bài làm văn của học sinh còn mất rất nhiều thời gian nhưng lại là việc làm “then
chốt” của hoạt động kiểm tra, đánh giá.

Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng bài làm văn, rèn luyện kĩ năng dùng
từ, kĩ năng viết câu, xây dựng đoạn và viết bài văn hoàn chỉnh, đổi mới việc kiểm
tra đánh giá học sinh...? Qua thực tế dạy học, chấm bài, phân tích, sửa chữa những
câu văn, đoạn văn, bài văn của học sinh có chứa nhiều lỗi, tôi đã phần nào khắc
phục trên bằng cách áp dụng “Một số biện pháp nhằm hạn chế các lỗi thường
gặp trong bài làm văn của học sinh”. Trong đề tài này, người viết xin được nêu
lên “các lỗi thường gặp” trong bài làm văn của học sinh, tìm ra “nguyên nhân và
một số biện pháp nhằm hạn chế lỗi” mà học sinh hay mắc phải khi thực hành viết
văn.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Qua đề tài này, người viết sẽ chỉ ra các lỗi về kĩ năng làm văn mà học sinh
thường xuyên mắc phải và nêu lên các biện pháp, cách thức chữa các lỗi trong bài
làm văn của học sinh THPT.
Từ đó giúp học sinh khắc phục các lỗi khi làm bài, trau dồi vốn từ, rèn luyện kĩ
năng làm văn, nâng cao chất lượng bài viết và khả năng thực hành.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
- Các bài kiểm tra, bài thi, bài làm văn của học sinh ở trường THPT.

2


- Các lỗi thường gặp trong bài viết văn của học sinh.
- Rèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Phương pháp tìm hiểu, thống kê, tổng hợp.
- Phương pháp phân tích, xử lý và thực nghiệm
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.

PHẦN B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN.

1. Mục tiêu của giáo dục là phải đổi mới toàn diện, đồng bộ, trong đó có đổi
mới “kiểm tra, đánh giá”. Nghị quyếy 29-NQ/TW về Đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế được Hội nghị Trung
ương 8 khóa XI thông qua ngày 04/11/2013 trong phần nhiệm vụ và giải pháp đã
chỉ rõ: “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết
quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách qua. Đổi mới kiểm tra, đánh giá
kết quả học tập của học sinh là hoạt động nhằm xác định kết quả mà học sinh thu
nhận được qua quá trình giảng dạy của thầy, là khâu then chốt góp phần nâng cao
chất lượng dạy học trong nhà trường THPT”. Đây là định hướng cơ bản, thiết thực
đối với ngành giáo dục và hoạt động dạy học, trong đó có bộ môn Ngữ văn. Từ
nhều năm nay, phương pháp kiểm tra, đánh giá đã thể hiện rõ sự đổi mới, từ việc
giảng dạy, khâu ra đề, chấm thi đến đánh giá kết quả bài làm của học sinh.
2. Văn chương vốn là khoa học, là nghệ thuật, là môn khoa học nhân văn “Văn
học là nhân học” (Gorki). Tuy có nặng về tính phức tạp của đối tượng nghiên cứu
nhưng nó vẫn đòi hỏi những chuẩn mực khoa học để đánh giá các hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh. Việc đọc - hiểu văn bản là thao tác đầu tiên của hình
thức tiếp nhận, cảm thụ và nghiên cứu tác phẩm văn học (TPVH)“Cơ sở và xuất
phát điểm của khoa học văn học là đối thoại với các văn bản văn học thông qua
hoạt động đọc và hiểu chúng”. Đây cũng là vấn đề được tác giả Trần Đình Sử quan
tâm, theo đuổi khá lâu. Trong tạp chí Nhà văn, số 6-2002, GS cho rằng: “Về tác
phẩm văn học, nhất thiết phải có khái niệm TPVH xây dựng trên cơ sở khái niệm
văn bản mà lí luận văn học hiện hành còn thiếu. Ở đó văn bản chỉ được coi như cái
vỏ ngôn ngữ bên ngoài. TPVH phải được cắt nghĩa theo lý thuyết tiếp nhận hiện
đại”. Như vậy, tư tưởng trên với văn bản là một luận điểm khoa học khá nhất quán
trong phương pháp dạy và học văn của GS Trần Đình Sử. Để minh chứng cho hoạt
động đọc - hiểu, chiếm lĩnh giá trị văn bản văn học của học sinh trong học tập

3



không có cơ sở nào vững chắc hơn, chính xác hơn chính là việc thực hành bằng bài
làm văn cụ thể cùng với điểm số mà học sinh đạt được.
3. Ở chương trình Ngữ văn THPT, phân môn Tiếng việt cũng đã có các bài:
Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, Những yêu cầu sử dụng Tiếng Việt (Lớp 10); Thực
hành về nghĩa của từ trong sử dụng, Nghĩa của câu (lớp 11); Giữ gìn sự trong sáng
của Tiếng Việt (lớp 12), các Phong cách ngôn ngữ hay các bài Rèn luyện kĩ năng
làm văn nghị luận: Luyện tập viết đoạn văn nghị luận, Lập dàn ý bài văn nghị luận,
Các thao tác lập luận, diễn đạt trong văn nghị luận....Tuy nhiên với lượng thời gian
quy định theo PPCT thì vẫn rất khó để học sinh có thể nắm và khắc ghi được những
kiến thức cơ bản để vận dụng trong quá trình thực hành viết bài làm văn.
4. Một bài văn nghị luận đúng và hay phải đảm bảo những yêu cầu: xác định
đúng vấn đề cần nghị luận, phải đảm bảo bố cục (3 phần), phải có các luận điểm rõ
ràng, luận chứng chính xác, lập luận chặt chẽ, mạch lạc, lời văn trong sáng và rất
cần một giọng điệu riêng.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1. Thuận lợi.
- Thuận lợi lớn nhất của biện pháp “hạn chế các lỗi thường gặp” trong bài
làm văn của học sinh là môn Ngữ văn trong trường THPT là một trong những môn
học chính, “mũi nhọn” của các bộ môn văn hóa, là một trong bộ ba (Toán, Văn,
Anh) bắt buộc trong kỳ thi THPTQG. Vì vậy, vấn đề nâng cao chất lượng dạy và
học luôn được sự quan tâm rộng rãi của các ban ngành, nhà trường, giáo viên, hoc
sinh và cả các bậc phụ huynh. Sở GD&ĐT đã tổ chức các hội nghị chuyên đề: Đổi
mới cách ra đề, chấm thi (đổi mới kiểm tra, đánh giá), đổi mới nội dung sinh hoạt
chuyên môn, đổi mới (linh hoạt hóa) các phương pháp dạy học tích cực...
- Đội ngũ giáo viên trong tổ chuyên môn ở trường THPT Triệu Sơn 5 nhiệt tình
trong giảng dạy, tâm huyết với nghề, trách nhiệm với học sinh, luôn học hỏi trau
dồi chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao chất lượng dạy học và đặc biệt là
nâng cao chất lượng bài làm văn của học sinh. Việc chấm, trả bài của giáo viên đã
trở thành “thước đo” tình yêu nghề và trách nhiệm với học sinh. Bản thân học sinh
dù không yêu văn, thích văn nhưng cũng không thể lảng tránh môn học bắt buộc

này, ngược lại đã tự giác, chủ động đến với Văn và có ý thức rèn luyện kỹ năng làm
văn để khắc sâu kiến thức và nâng cao chất lượng bài viết của mình.
- Việc phát hiện các lỗi thường gặp và khắc phục lỗi trong bài làm văn của học
sinh cũng là cách thức để phát huy tính tích cực, chủ động và năng lực tìm tòi, sáng
tạo của học sinh trong việc cảm thụ TPVH, phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có
năng khiếu; nhắc nhở những học sinh lười đọc, học văn; uốn nắn, rèn luyện chữ
viết cho những học sinh viết xấu, hay mắc các lỗi về hành văn...
2. Khó khăn.

4


- Hiện nay tình trạng học sinh viết sai chính tả, sai ngữ pháp... đang lên đến mức
báo động. Thực trạng này không chỉ xảy ra ở học sinh các cấp TH, THCS, THPT
mà ngay cả sinh viên bậc Trung cấp, CĐ, ĐH. Có những sinh viên học xong ĐH,
CĐ rồi nhưng vẫn không biết khi nào thì viết l hay n, s hay x, r hay d, ch hay tr...
nên mỗi khi viết hoặc đánh máy văn bản thường nhầm lẫn một cách trầm trọng. Có
những cử nhân không biết được lúc nào thì dùng “điểm yếu”, lúc nào thì dùng “yếu
điểm”.
- Phần lớn học sinh bây giờ lười học, lười đọc sách, thiếu ý thức rèn luyện, trau
dồi vốn từ nên kiến thức và khả năng vận dụng ngôn ngữ của các em còn kém. Hơn
nữa, môn Văn là một một học rất khó chiếm lĩnh. Để làm được một bài văn không
dễ dàng, các em phải đọc, tìm hiểu, suy nghĩ, phát hiện, cảm thụ...thì mới có thể áp
dụng được vào bài làm của mình. Đã vậy, để làm được một đề văn phải hết cả tiếng
đồng hồ, thậm chí vài tiếng. Học sinh không đủ kiến thức, lòng kiên nhẫn, niềm
đam mê thì khó có thể hoàn thành tốt một bài làm văn nên không ít học sinh khi
kiểm tra đã ỷ lại vào sách hướng dẫn, sách học tốt, các tài liệu tham khảo mà chép
y nguyên đáp án, lời giải vào bài kiểm tra nên không phát huy được tính tích cực,
sáng tao của mình. Vì vậy dẫn đến tình trạng khi viết một bài làm văn thì mắc rất
nhiều lỗi về chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa...

Còn có những giáo viên khi chấm bài thì chưa dành thời gian để chỉ ra các lỗi sai
và trực tiếp sửa các lỗi trong bài viết cho học sinh, lúc chấm bài chỉ phê rất chung
chung như: bài viết sơ sài, câu văn lủng củng, chữ viết còn sai chính tả,... nên khi
học sinh xem bài kiểm tra của mình không thể biết mình mắc những lỗi nào cụ thể.
Bên cạnh đó nhiều thầy cô dạy các bộ môn tự nhiên lại không bao giờ quan tâm sửa
lỗi chính tả, ngữ pháp cho hoc sinh vì cho rằng đây là trách nhiệm của giáo viên
dạy bộ môn Văn.
- Một thực tế nữa khiến cho giáo viên phải trăn trở, ái ngại, phụ huynh không
khỏi lo lắng đó là tình trạng học sinh đắm chìm trong “thế giới ảo”, mải miết lướt
west, chơi game, xem phim mà quên đi việc học tập để rồi khi viết văn đã mang cả
những nhân vật, cảnh phim ảnh nước ngoài, những câu chuyện đọc trên báo chí
hoặc “sáng tạo” bằng cách nói sai sư thật về bản thân. Phần lớn các em đắm chìm
trên facebook với niềm vui checkin, nhắn tin, chát,... và tự “sáng tạo” ra bao nhiêu
dạng ngôn ngữ riêng mà theo các em là rất sành điệu, là phong cách, cá tính...và rồi
khi làm bài các em đã bê tất cả những hệ thống ngôn ngữ “thời @” ấy vào trong vài
viết của mình mà không biết rằng chính sự “sáng tạo” này đã làm cho ngôn ngữ
Việt bị “biến dạng, bóp méo”.
- Riêng ở trường THPT Triệu Sơn 5 tình trạng học sinh viết sai lỗi chính tả, dùng
từ sai, viết không đúng ngữ pháp, ... diễn ra rất nhiều. Do học sinh đều là con em
nông thôn, trong quá trình giao tiếp sử dụng nhiều phương ngữ (từ ngữ địa phương)
nên khi viết văn thì thói quen dùng từ địa phương đã được các em đưa vào trong
bài làm của mình (dưa=dư, nước=nác, đổi=đủn,. ...), và việc biến “văn viết” thành
“văn nói” không thể trách khỏi. Đa số học sinh khi tuyển vào lớp 10 chỉ đạt học lực

5


trung bình, yếu, lượng khá, giỏi rất hạn chế, ít ỏi. Vì vậy, các em mắc rất nhiều lỗi
trong quá trình viết văn.
Từ những thực trạng trên, qua đề tài này tôi xin được chỉ ra các lỗi và đưa ra một

số biện pháp nhằm hạn chế lỗi trong bài làm văn của học sinh THPT, hy vọng sẽ
góp phần làm phong phú, đang dạng phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh một
cách tích cực mà những năm qua ngành giáo dục đang từng bước triển khai và thực
hiệnc có hiệu quả trong dạy và học.

III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HẠN CHẾ CÁC LỖI THƯỜNG GẶP
TRONG BÀI LÀM VĂN CỦAHỌC SINH THPT.
Rèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh là việc làm thường xuyên của giáo
viên trong quá trình dạy học và hướng dẫn học sinh thực hành viết bài văn cụ thể.
Tuy nhiên, không phải vì vậy mà khi làm bài học sinh không mắc các lỗi. Văn học
là nghệ thuật ngôn từ, vì vậy từ ngữ phải trau chuốt, phong phú, gọt giũa, lời văn
phải trong sáng,... đòi hỏi học sinh phải cùng một lúc rèn luyện nhiều kĩ năng: viết
chữ, dùng từ, viết câu, dựng đoạn.... Thực tế cho thấy, học sinh vẫn thường mắc các
lỗi sau:
1. Các lỗi thường gặp trong bài làm văn của học sinh.
1.1. Lỗi viết sai chính tả.
1.1.1. Lỗi viết hoa.
Là một trong các loại lỗi chính tả xuất hiện nhiều nhất trong bài làm văn của học
sinh. Lỗi viết hoa bao gồm viết hoa sai quy định chính tả và viết hoa tùy tiện.
- Viết hoa sai quy định chính tả.
Là viết hoa không đúng quy định chính tả về viết hoa: Không viết hoa chữ cái
mở đầu bài viết, mở đầu đoạn văn, sau dấu chấm (.), sau dấu chấm than (!), chấm
hỏi (?), hay vi phạm các quy định về viết hoa các tên riêng (chỉ người, chỉ vật), tên
địa danh,...
Ví dụ 1: Nam cao, Thạch lam, Vũ trọng phụng, chí phèo, chị dậu, Vợ Nhặt,...
Theo quy định chính tả (quy tắc chính tả), học sinh phải viết: Nam Cao, Thạch
Lam, Vũ Trọng Phụng, Chí Phèo, chị Dậu, Vợ nhặt,... thậm chí có những học sinh
tên mình viết hoa còn tên tác giả hay nhân vật chính của tác phẩm văn học thì lại
viết thường.
Ví dụ 2: Bài thơ “việt bắc” được tố hữu viết vào tháng 10 năm 1954 (hs lớp 12).

Trong ví dụ trên, học sinh không viết hoa các danh từ riêng, tên địa danh, tên
tác giả. Chữa lại các lỗi chính tả trong câu văn trên là: Bài thơ “Việt Bắc” được Tố
Hữu viết vào thánh 10 năm 1954.
- Viết hoa tùy tiện.

6


Là tự do viết hoa theo thói quen, theo sở thích mà không ý thức được
sai phạm trầm trọng của việc tùy tiện viết hoa. Có những học sinh lại viết hoa tùy
tiện các danh từ chung chỉ hoa lá, cây cỏ, động vật: Tùng, Cúc, Trúc, Mai, Đào,
Liễu sánh cùng rau muống, mồng tơi.
Các từ chỉ loài cây tùng, cúc, trúc, mai, đào, liễu được viết hoa tùy tiện dễ làm
cho người đọc hiểu nhầm là những tên người. Để khắc phục kiểu lỗi này, học sinh
cần nắm vững cách viết hoa các danh từ trong Tiếng Việt, tên riêng của người Việt
phải viết rời từng âm tiết, không dùng dấu gạch nối và viết hoa tất cả các chữ cái
đầu mỗi âm tiết.
Có những học sinh có sở thích “tự buông thả” những từ mà mình thích viết hoa:
H,T,X...
Ví dụ: Tố Hữu là Nhà Thơ lớn của nền văn học Việt Nam, Hoàn cảnh Xã Hội,
Khuynh Hướng Hiện thực, Hợp tác xã Hội....
1.1.2. Lỗi viết tắt.
Đây là dạng lỗi phổ biến trong những năm gần đây, đặc biệt là từ những năm
đầu thập kỷ 20 của thế kỷ XXI. Viết tắt một phần là do thói quen viết ở vở ghi của
mình, do sự phát triển của mạng xã hội Internet, học sinh nhắn tin, chát....trên
facebook, để kiệm thời gian, dung lượng từ ngữ học sinh viết tắt và dùng kí hiệu rất
nhiều (không=k,ko; gì=j; vợ=vk; chồng =ck; muốn=mún; em=m....) từ đó hình
thành thói quen và từng bước theo vào cả bài làm văn của học sinh mà khó có thể
sửa đổi.
Lỗi viết tắt gồm:

- Viết sai quy định chính tả. Chẳng hạn các em dùng mẫu chữ thường, dùng
dấu chấm hay dấu gạch chéo, gạch ngang để viết tắt các chữ cái.
Ví dụ: đ/c, T.P, h. đ, X.H.C.N, V/B, H - C - M,... Theo quy định chính tả phải viết
ĐC, TP, HĐ, XHCN, VB, HCM.
- Viết tắt tùy tiện. Là dùng kí hiệu viết tắt mang tính chất cá nhân vào bài làm
văn. Đây là các kí hiệu bằng chữ viết Việt Nam hoặc chữ nước ngoài được chế biến
lại. Lẽ ra chỉ dùng khi ghi chép trong vở, sổ tay, sổ tích lũy (vì chỉ bản thân mình
hiểu và dịch được) nhưng học sinh lại đưa cả vào bài làm văn chính thức của mình,
do đó trở thành những lỗi chính tả, viết sai chính tả nghiêm trọng.
Ví dụ: xh, lm, j, h, of, on, want, in, you,…
Lỗi này không chỉ sai chính tả mà còn làm mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt,
lạm dụng viết tắt, lạm dụng chữ nước ngoài (có thể gọi là lai căng, sính ngoại). Vì
vậy, nếu giáo viên không kịp thời phát hiện, sửa lỗi và yêu cầu học sinh khắc phục
thì vô hình dung bài kiểm tra văn biến thành bài viết các loại mẫu chữ viết tắt, mất
hết ý nghĩa của chuẩn Tiếng Việt trong chữ viết.
1.2. Lỗi do phát âm của địa phương.
Lỗi này thường gặp nhất ở học sinh các trường địa phương, nông thôn, vùng
sâu, vùng xa…vì phát âm không đúng chuẩn Tiếng Việt dẫn đến viết sai chính tả.

7


Đây là lỗi chính tả âm vị - là hiện tượng vi phạm diện mạo ngữ âm của từ thể
hiện khi viết, là hiện tượng chữ viết ghi sai từ. Dựa vào cấu trúc âm tiết của Tiếng
Việt, có thể chia lỗi chính tả âm vị thành hai kiểu lỗi: lỗi chính tả âm vị siêu đoạn
tính và lỗi chính tả âm vị đoạn tính.
Lỗi chính tả âm vị siêu đoạn tính (Lẫn lộn giữa dấu hỏi và dấu ngã).
Là loại âm vị không được định vị trên tuyến thời gian khi phát âm mà được thể
hiện lồng vào các âm vị đoạn tính. Trong âm tiết Tiếng Việt, thanh điệu là âm vị
siêu đoạn tính.

Lỗi chính tả âm vị siêu đoạn tính là hiện tượng chữ viết ghi sai thanh điệu của
âm tiết. Tiếng Việt có tất cả 6 thanh điệu, được ghi bằng 5 dấu thanh: sắc (/), hỏi
(?), ngã (~), nặng (.), uyền (-) và thanh không dấu (ngang). Hiện tượng ghi sai
thanh điệu chỉ xảy ra ở thanh hỏi và thanh ngã: gổ (gỗ), lẽ phải (lẻ phải), sữa chửa
(sửa chữa), củng (cũng), xả hội (xã hội),... Do đặc trưng phát âm của địa phương,
vùng miền nên đây là lỗi rất khó sửa trong phát âm nhưng vẫn khắc phục được
trong chữ viết. Lỗi này gần như học sinh nào (vùng nông thôn) cũng mắc phải,
ngay tên học sinh, tên đề bài học sinh cũng viết sai.
1.2.2. Lỗi chính tả âm vị đoạn tính. Là các âm vị phân bố tiếp nối nhau trên
tuyến thời gian khi phát âm trong âm tiết Tiếng Việt:
- Sai phụ âm đầu: Lẫn lộn các chữ cái hay các tổ hợp chữ cái ghi phụ âm đầu.
Ví dụ 1: tr/ch: chong tác phẩm, trân thành, chung thành, trà đạp, chủ chương,
từng chải, chông đợi, xáo chộn....
Ví dụ 2: s/x: sương máu, xum họp, hàm xúc, xúc vật, sống xót, xỉ nhục, bổ xung,
xúc tích....
Ví dụ 3: gi/d: thúc dục, dan dối, dành lại, để giành, che dấu, dòn dã, dỗ tổ, giáo
giục, dải phóng, giữ dìn,...
Ví dụ 4: l/n: nẫn nộn, nắc nư, nủng củng, no nắng, nuật nệ, lói lăng,....
- Ghi sai âm đệm: Trong âm tiết Tiếng Việt, âm đệm /u/ phân bố sau phụ âm
đầu được ghi bằng hai chữ cái (u và o) tùy trường hợp. Trong bài viết của học sinh,
hiện tượng ghi sai âm đệm thường có biểu hiện thiếu chữ cái ghi âm đệm.
Ví dụ: Lẩn quẩn, lạn đả, lanh quanh, lay hoay, lằng ngoằng, lắt chắt, ngó ngáy,
ngọ ngậy...
- Ghi sai âm chính: Trong bài viết của học sinh hiện tượng ghi sai âm chính
thường có hai biểu hiện cụ thể:
Thứ nhất là lẫn lộn giữa các chữ cái ghi nguyên âm đơn như:
+ ă/â: câm phẫn, che lắp, trùng lập, tối tâm, xăm lăng, hâm hở, đầm thấm, e ắp,
hắp tắp...
+ o/ô/ơ: bốc lột, tận góc, chốp bu, chốp lây, hồi hợp, họp nhất, bộp tai....
Thứ hai là lẫn lộn giữa các chữ cái ghi nguyên âm đơn với các chữa cái ghi

nguyên âm đôi, nhất là giữa:
+ ê/i/iê: điều đặn, điu đứng, điểu cáng, kiềm kẹp, chiệu đựng, hiêu quạnh, tìm ẩn,
thất thiểu...

8


+ u/uô: tuổi thân, muổi lòng, đen đuổi, theo đui, xuôi khiến, xui tay....
+ ư/ươ: chưởi mắng, cữi cổ, tức tửi, rác rưởi, sửi ấm....
- Ghi sai âm cuối / bán âm cuối: Hiện tượng ghi sai âm cuối trong bài viết của
học sinh thường có hai biểu hiện chính:
Thứ nhất là lẫn lộn giữa các chữ cái ghi phụ âm cuối, cụ thể là:
+ c/t: giặc quần áo, biền biệc, buộc miệng, chất phát, heo húc, lẩn lúc, mất mác,
man mát, mua chuột, phó mặt, tấc bậc....
+ n/ng: dun túng, hoan hỉ, lãng mạng, làm lụn, phản phất, rung sợ, tan hoang,….
Thứ hai là lẫn lộn giữa các chữ cái ghi bán âm cuối, thụ thể là:
+ o/u: báo vật, cao có, lao lách, láo lỉnh, trao chuốt, mếu máo, trao dồi....
+ i/y: ái nái, đai nghiến, đài đọa, lai động, mai mắn, mỉa may, phơi bài, sai mê,
van lại...
1.3. Lỗi diễn đạt.
1.3.1 Lỗi dùng từ.
Từ ngữ Tiếng Việt rất phong phú và đa dạng “phong ba bão táp không bằng
ngữ pháp Việt Nam”, trong một trường từ chỉ cảm xúc đã có rất nhiều từ ngữ: sung
sướng, hạnh phúc, hài lòng, mãn nguyện, vui vẻ, thích thú,....Tuy nhiên, để lựa
chọn từ chính xác, phù hợp với phong cách ngôn ngữ, hoàn cảnh giao tiếp, ngữ
cảnh không phải là việc dễ dàng. Với các em học sinh lại càng khó. Do vốn từ hạn
hẹp mà từ thì đa nghĩa, vì vậy trong quá trình viết văn, các em rất bí từ, nghĩ được
từ nào thì viết từ đó dẫn đến không phù hợp với văn cảnh, phong cách và thể loại
nghị luận.
-. Lỗi dùng từ đầu tiên là dùng từ thiếu chuẩn xác:

Do chưa hiểu rõ nghĩa của từ, vốn từ vựng hạn hẹp, không chọn lựa được từ
diễn đạt cho chính xác, phù hợp. Chẳng hạn cùng một từ mang nghĩa “chết” ta có
các từ đồng nghĩa khác như: mất, qua đời, hi sinh, ra đi, quyên sinh, tử vong....
Nhưng nhiều học sinh không biết chọn từ phù hợp với văn cảnh, ngữ cảnh dẫn đến
khi đọc những đoạn văn “vụng” về sử dụng từ đã làm giảm “thiện chí” của người
chấm, ảnh hưởng đến kết quả bài thi.
Ví dụ 1:
+ Triệu Đà dùng mỹ nhân kế cho con trai là Trọng Thủy sang ở rể lại Âu Lạc.
+ Tố Hữu là một nhà văn lớn.
+ Tô Hoài là nhà thơ của thiếu nhi.
+ Khi ra pháp trường anh ấy vẫn hiên ngang đến phút chót lọt.
+ Anh ấy có một yếu điểm: không quyết đoán trong công việc.
Ví dụ 2: + Khi phân tích nhân vật “người vợ nhặt” trong tác phẩm cùng tên của
Kim Lân có em viết: Thị như một con ma đói (hs 12)
+ Khi phân tích nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”
của Nguyễn Tuân, học sinh lớp11 có viết: Huấn Cao đã đồng hóa được viên quản
ngục.
+ Nhà văn Nguyễn Trung Thành viết thành Nguyễn Thành Trung. (hs 12).

9


Vì vậy muốn có một bài văn hay, trước tiên ta phải viết sao cho đúng chính tả,
dùng từ phải đúng nghĩa. Để khắc phục lỗi này, giáo viên có thể hướng dẫn học
sinh tham khảm cách dùng từ trong sách giáo khoa, từ điển Tiếng Việt và căn cứ
vào ngữ cảnh.
- Lỗi dùng từ thứ 2 là dùng từ khoa trương, sáo rỗng, lạm dụng từ Hán - Việt:
Do viết quá cầu kỳ, sáo rỗng, còn lạm dụng chữ Hán - Việt mà không hiểu rõ
nghĩa:
Ví dụ: Đối với chúng ta là một học sinh cũng như toàn dân trên dương gian này

thì Hồ Chí Minh là một con người vô cùng vĩ đại, luôn tồn tại bất diệt trong lòng
mỗi người. Người đã hy sinh, cống hiến cả cuộc đời vào cách mạng, ôm lấy mọi
đau khổ gian nan của nhân dân để cứu đất nước thoát khỏi cảnh nô lệ. Người đã
sống “Nhất nhật tù thiên thu tại ngoại” suốt “mười bốn trăng tê tái gông cùm”.
Trong đoạn văn trên, ngoài việc sai về ngữ pháp, ngữ nghĩa, câu văn lủng
củng; về mặt dùng từ học sinh đã dùng từ khoa trương, lạm dụng từ Hán - Việt, lạm
câu nói cổ: toàn dân trên giương gian, vô cùng vĩ đại, tồn tại bất diệt, hy sinh cống
hiến, ôm lấy mọi đau khổ gian nan của nhân dân (Từ Hán - Việt, từ khoa trương).
Các từ này nên sửa lại là: nhân dân thế giới, vĩ đại, sống mãi, hiến dâng, chịu đụng
hy sinh gian khổ. Mặt khác phải sửa lại câu, sắp xếp trật tự các câu, bỏ các từ ngữ
không cần thiết... để xây dựng đoạn văn trên thành một đoạn văn hoàn chỉnh đúng
ngữ nghĩa: Đối với nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới, Hồ Chí Minh là một
người vĩ đại, luôn sống mãi trong tâm hồn mỗi người. Người đã hiến dâng cả cuộc
đời cho cách mạng, chịu đụng hy sinh gian khổ để cứu dân tộc ta thoát khỏi ách nô
lệ như người xưa đã nói “Nhất nhật tù thiên thu tại ngoại”. Bác phải chịu đựng
“mười bốn trăng tê tái gông cùm” của nhà tù Quốc dân đảng tàn bạo.
- Lỗi thứ ba là thừa từ, lặp từ:
Ví dụ 1: Khi cảm nhận về bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu, có học sinh viết:
Nhà thơ Xuân Diệu là một nhà thơ lớn. Xuân Diệu có nhiều bài thơ trong đó có bài
thơ “Vội vàng”.
Ví dụ 2: Lòng thương người, chủ nghĩa nhân đạo của Hồ Chí Minh đã đạt tới
mức độ quên mình.
Trong câu văn trên (ví dụ 2), học sinh đã dùng thừa từ, lặp về ý nghĩa: Lòng
thương người là một khía cạnh của chủ nghĩa nhân đạo. Từ “lòng nhân đạo” đã
thừa. Vậy chỉ cần viết: Chủ nghĩa nhân đạo của Hồ Chí Minh đã đạt tới mức độ
quên mình.
Ví dụ 3: Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước, ái quốc.
Ái quốc là từ Hán - Việt, có nghĩa là yêu nước, học sinh đã dùng thừa từ.
Với lỗi này, giáo viên cần lưu ý phân biệt các lỗi thừa từ, lặp từ với phép điệp
(điệp âm, điệp từ, điệp cấu trúc). Nếu học sinh biết cách sử dụng điệp từ thì lại

nâng cao hiệu quả nội dung và nghệ thuật của câu văn, đoạn văn như: Vẫn đôi mắt
ấy, “đôi mắt mở to, bình thản, trong suốt”. Đôi mắt nghiêm khắc khi hỏi giấy phép

10


của Tnú. Đôi mắt nhìn kẻ thù bình thản lạ lùng. Đôi mắt Dít ráo rảnh trong khi mọi
người trong làng đều khóc vì cái chết của Mai. (trích bài làm của học sinh).
1.3.2. Lỗi viết câu.
Câu văn có nghĩa là câu văn viết đúng ngữ pháp, diễn đạt mạch lạc, rõ ràng,
trong sáng. Nếu ngữ pháp sai thì nội dung ý nghĩa câu văn cũng không còn trọn vẹn
dẫn đến tối nghĩa, sáo rỗng, thậm chí khiến người đọc hiểu sai, hiểu lệch nội dung.
Nhưng hiện tượng học sinh viết sai ngữ pháp, thiếu các thành phần chính, thiếu vế
trong câu, câu văn tối nghĩa, vô nghĩa rất nhiều. Trong quá trình viết văn, học sinh
chưa xác định được nội dung các ý cần triển khai, tẩy xóa nhiều trong bài thi, làm
cho câu văn lủng củng thiếu rõ ràng, khoa học.
- Sai vì nhầm lẫn giữa trạng ngữ và chủ ngữ:
Ví dụ: Qua tác phầm “Chí Phèo” của Nam Cao đã cho ta thấy số phận bất hạnh
của người nông dân trong xã hội cũ.
Trong câu trên, chưa có chủ ngữ nhưng học sinh rất dễ nhẫm lẫn giữa trạng ngữ
(Qua tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao) là chủ ngữ. Dù cách chữa thành câu văn
đúng rất nhiều, giáo viên cũng đã hướng dẫn cụ thể trong bài học ở chương trình
Ngữ văn lớp 10 (Những yêu cầu sử dụng Tiếng Việt) nhưng vì các em chưa tập
trung vào việc rèn kỹ năng viết câu, viết văn nên sau tiết chữa bài tập trong sách
giáo khoa nhiều học sinh vẫn còn mắc lỗi này.
- Lẫn lộn giữa thành phần phụ chú là vị ngữ:
Ví dụ: Bác Hồ - vị lãnh tự kính yêu của dân tộc Việt Nam
Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ mù đất Đồng Nai
Hồ Xuân Hương, nhà thơ nữ nổi tiếng của văn học Việt Nam thời trung đại.
Cả ba câu trên đều thiếu thành phần vị ngữ, vế sau chủ ngữ chỉ là phần phụ chú

nhưng phần lớn học sinh lại cho là phần vị ngữ dẫn đến câu sai ngữ pháp.
- Câu lan man dài dòng: Là câu không đúng về ngữ pháp lẫn ngữ nghĩa.
Ví dụ: Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn viết truyện ngắn đặc sắc nhất
với trình độ đỉnh cao nổi bật cho phong cách thơ Nguyễn Tuân tài hoa uyên bác.
Câu văn trên vừa sai về kiến thức (phong cách thơ Nguyễn Tuân), vừa lủng củng,
lan man không rõ nghĩa. Cần sửa lại cho đúng là: Nguyễn Tuân là một trong những
nhà văn viết truyện ngắn đặc sắc với trình độ bậc thầy. Nổi bật trong phong cách
của ông là sự tài hoa, uyên bác.
1.4. Lỗi xây dựng đoạn văn.
Đoạn văn là một bộ phận của văn bản bao gồm một tập hợp câu liên kết chặt
chẽ với nhan về nội dung và hình thức, thể hiện một tiểu chủ đề trong văn bản và
được tách ra khỏi đoạn văn khác bằng dấu hiện chấm qua hàng. Mỗi đoạn văn của
một văn bản có tính độc lập tương đối. Nếu tách đoạn văn khỏi văn bản thì đoạn
văn có tư cách như một văn bản nhỏ, còn đoạn văn nằm trong văn bản thì từng
đoạn văn vẫn luôn có sự liên kết với các đoạn văn khác. Tuy nhiên khi xây dựng
đoạn văn, học sinh đã không tập trung làm rõ câu chủ đề hay chuyển đoạn để thể
hiện rõ sự liên kết nên vô hình chung đã mắc lỗi.

11


1.4.1. Giữa các câu trong đoạn không có sự liên kết lôgíc về mặt ý nghĩa.
Có những trường hợp học sinh viết câu đúng về nội dung nhưng các câu không
có mối liên hệ lôgíc về ý nghĩa khiến cho đoạn văn lộn xộn, rời rạc.
Ví dụ 1: Thúy Kiều và Thúy Vân đều là con gái của ông bà Vương viên ngoại.
Nàng là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, sống hoàn thuận hạnh phúc với cha mẹ. Họ
sống êm ấm dưới một mái nhà, cùng có những nét xinh đẹp tuyệt vời. vẻ đẹp của
Kiều hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải hờn. Còn Vân có nét đẹp đoan trang thùy
mị. Còn về tài thì nàng hơn hẳn Thúy Vân thế nhưng nàng đâu có được hưởng hạnh
phúc.

Từng câu trong đoạn văn trên đều đúng ngữ pháp nhưng đoạn văn vẫn không có
được tính thống nhất, chặt chẽ vì các câu lộn xộn, thiếu sự liên kết lôgíc. Cần sắp
xếp lại các câu, các vế câu và thay đổi một số từ ngữ để ý của đoạn mạch lạc và
phát triển theo trình tự hợp lí:
Sửa lại: Thúy Kiều và Thúy Vân là con gái của ông bà Vương viên ngoại. Họ
sống êm đềm dưới một mái nhà, hòa thuận và hạnh phúc cùng cha mẹ. Họ đều có
những nét xinh đẹp tuyệt vời. Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn. Vẻ đẹp
của nàng hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải hờn. Còn Thúy Vân có nét đẹp đoan
trang, thùy mị. Về tài, Thúy kiều hơn hẳn Thúy Vân. Thế nhưng nàng đâu có được
hạnh phúc.
Ví dụ 2: (1)Điều đáng chú ý là thiên nhiên chuyển biến thật mau lẹ, vũ trụ vận
động thật nhanh chóng. (2)Cả vũ trụ bao la từ mặt đất đến bầu trời bỗng rực rỡ tươi
sáng. (3)Trong chốc lát màu hồng thay thế cho bóng tối đêm tàn. (4)Để nhấn mạnh
sự biến đổi nhanh chóng và triệt để ấy Bác đã dùng cụm từ “dĩ thành hông”, “tảo
nhất không”.
Trong đoạn văn trên tuy từng câu rất đúng ngữ pháp nhưng người đọc, người
nghe vẫy thấy rằng sự kiện được nêu lên còn rời rạc, lủng củng. Có thể nhận xét
rằng, sự sắp xếp các câu trong đoạn văn chưa mạch lạc. Nếu chuyển đổi vị trí các
câu, sắp xếp theo thứ tự 1,4,3,2 thì nội dung đoạn văn sẽ trở nên rõ ràng, chặt chẽ,
lôgíc.
1.4.2. Đoạn văn quá ngắn, chưa hoàn chỉnh, ý rời rạc.
Một số học sinh có thói quen viết đoạn văn tùy tiện, không theo cách thức nào,
chưa hết ý đã qua hàng. Mỗi đoạn văn có khi chỉ là một, hai câu rời rạc, có khi chỉ
là một vế câu.
Ví dụ: - Bài thơ “Đất Nước” viết 1948 – 1955.
- Nguyễn Đình Thi sinh năm 1924 ở Lào, quê ở Phú Xuyên, Hà Đông. Sau
cách mạng tháng Tám làm tổng thư kí Hội văn hóa cứu quốc.
- Bài thơ được Nguyễn Đình Thi viết xong năm 1955 sau khi kháng chiến
chống pháp kết thúc. Sau đó bài thơ được in trong tập “Người chiến sĩ’ 1958.
Ý của ba “đoạn văn” trên rời rạc, thiếu các phương tiện liên kết. Học sinh còn

viết thiếu từ, viết sai chính tả. Xét về nội dung, cả ba “đoạn văn” trên viết về tác giả

12


Nguyễn Đình Thi và hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Đất Nước”. Để đoạn văn hoàn
chỉnh, ta nhập ba đoạn văn trên, sắp xếp lại các ý, chữa lỗi chính tả.
Nguyễn Đình Thi sinh năm 1924 tại Luông Pha Bang (Lào), quê ở phú Xuyên,
tỉnh Hà Đông. Sau cách mạng tháng Tám, làm tổng thư kí Hội văn hóa cứu quốc.
Bài thơ “Đất Nước” được Nguyễn Đình Thi viết trong một thời gian dài (1948 –
1955) và hoàn thành năm 1955 sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc
thắng lợi. Thi phẩm được in trong tập “Người chiến sĩ” (1958).
Để khắc phục tình trạng học sinh còn mắc lỗi khi viết đoạn văn “nghĩ gì viết
nấy”, tự ý chấm qua hàng, kết thúc đoạn văn dang dở, người giáo viên cần rèn
luyện cho học sinh viết một đoạn văn xoay quanh một câu chủ đề, biết viết câu chủ
đề và các câu triển khai ý của câu chủ đề. Cần cho các em tham khảo một đoạn văn
mẫu, hoặc đọc những đoạn văn hay trong những giờ trả bài viết và phân tích lỗi để
rút kinh nghiệm tại lớp.
1.5. Đưa dẫn chứng không chuẩn xác vào bài văn.
Khi làm văn, bên cạnh luận điểm, luận cứ học sinh cần phải nêu luận chứng
đi kèm nhằm tăng tính chặt chẽ và thuyết phục cho người đọc. Tuy nhiên hoc sinh
quên đưa dẫn chứng hoặc nêu dẫn chứng quá nhiều, nêu dẫn chứng không chính
xác hoặc chưa biết cách trích dẫn chứng như để dấu ngoặc kép(“…”) tùy tiện; thơ
được trích, lời nói của nhân vật không để trong ngoặc kép…. Điều này làm cho bài
văn đơn điệu và thiếu các thao tác như phân tích, chứng minh, bình luận… Đây là
lỗi mà mỗi năm khi chấm thi thử tốt nghiệp, học sinh lớp12 thường mắc phải:
- Nhầm lẫn giữa hoàn cảnh ra đời của các tác phẩm văn học:
Ví dụ: Nhầm lẫn giữa hoàn cảnh ra đời của tác phẩm “Người lái đò sông Đà”
với “Vợ chồng A Phủ”: Tác phẩm “Người lái đò sông Đà” được viết năm 1958.
Đây là kết quả của Nguyên Tuân cùng với bộ đội vào giải phóng Tây Bắc, tám

tháng sống cùng với các dân tộc thiểu số ông đã hiểu được cuộc sống của người
dân nơi đây, từ đó tác phẩm “Người lái đò sông Đà” ra đời.
- Lẫn lộn giữa nhân vật trong tác phẩm này với nhân vật trong tác phẩm
khác:
Ví dụ: Nhầm lẫn giữa nhân vật thị (Vợ nhặt) với Mị (Vợ chồng A Phủ), Tnú
(Rừng xà nu) với Việt (Những đứa con trong gia đình)... Những nhầm lẫn này phần
lớn tập trung ở những học sinh lười đọc sách, lười học, không nắm được kiến thức
cơ bản của TPVH, vô hình chung học sinh đã bê nhân vật của nhà văn này sang ở
với nhân vật của nhà văn khác (đưa thị - vợ của Tràng sang ở với A Phủ và ngược
lại).
- Trích dẫn chứng thiếu chính xác, không biết lựa chọn dẫn chứng phù hợp,
điển hình....biến câu văn, câu thơ lạc ý hoặc tối nghĩa:
Ví dụ:
Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
Mêng mông không một chuyến đò xuôi.

13


Vì vậy khi trích dẫn câu thơ, câu văn, đoạn văn nếu không nhớ chính xác từng
từ, câu thì nên trích bằng những từ, cụm từ lồng ghép vào trong câu văn để đảm
bảo tính bám sát và triển khai nội dung mạch lạc như: Trên đường đưa người vợ
nhặt về nhà, Tràng cảm thấy có cái gì “phớn phở” khác hẳn với ngày thường, hắn
cười “tủm tỉm” và hai mắt thì sáng lên “lấp lánh”.
Để khắc phục lỗi này, giáo viên hướng dẫn học sinh nêu dẫn chứng ngay sau
luận điểm, luận cứ của vấn đề, đưa dẫn chứng nguyên bản vào dấu ngoặc kép, dẫn
chứng tóm tắt nội dung vào ngoặc đơn.
1.6. Lỗi sai kiến thức cơ bản.
Sai về nội dung, ý nghĩa của tác phẩm, nhầm tên tác giả, tác phẩm, đánh giá
chưa đúng về nhân vật, tình huống truyện,...

Ví dụ 1: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” của Hoàng Đức Lương
“Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Đình Thi
Ví dụ 2: Vũ Trọng Phụng là nhà văn nổi tiếng của văn học trung đại Việt Nam.
Ví dụ 3: Bài thơ “Việt Bắc” được Tố Hữu sáng tác trong những năm chống Mỹ ác
liệt.
Lỗi sai kiến thức cơ bản là do học sinh học lệch, học tủ và trong quá trình ôn tập
không đọc tác phẩm, không học để ghi nhớ nội dung cơ bản mà chây lười, ỷ lại,
phụ thuộc vào sách tham khảo. Để khắc phục, học sinh phải đọc kỹ tác phẩm, thâu
tóm cốt truyện, nhớ tên tác phẩm, tác giả, nhân vật...
Từ thực tiễn viết bài của học sinh, người viết bài đã tiến hành khảo sát.
Kết quả khảo sát lần thứ nhất:
Kết quả này được thống kê dựa trên bài viết số 1 của học sinh lớp 10C6,
11A3(2015 – 2016) trường THPT Triệu Sơn 5.
Lớp
Các lỗi trong bài viết
Số học sinh
mắc lỗi
10C6
Lỗi viết hoa
35/43 học sinh
Lỗi chính tả
20/45
11A3
Lỗi viết tắt
40/43
30/45
Lỗi phát âm Lỗi chính tả âm vị siêu đoạn 30/43
tiếng
địa tính
20/45

phương
Lỗi chính tả âm vị đoạn tính 30/53
20/45
Lỗi dùng từ
35/53
Lỗi diễn đạt
30/45
Lỗi viết câu
30/43
20/45
Câu trong đoạn không có sự 25/43
Lỗi
xây liên kết lôgíc về mặt ý nghĩa. 15/45
dựng đoạn Đoạn văn quá ngắn, chưa hoàn 30/43

14


văn

chỉnh, ý rời rạc.
Nhầm lẫn giữa hoàn cảnh ra
Đưa
dẫn đời của các tác phẩm văn học.
chứng không Lẫn lộn giữa nhân vật trong
chuẩn
xác tác phẩm này với nhân vật
vào bài văn. trong tác phẩm khác.
Trích dẫn chứng thiếu chính
xác, không biết lựa chọn dẫn

chứng phù hợp, điển hình....
biến câu văn, câu thơ lạc ý
hoặc tối nghĩa.
Hoàn cảnh ra đời tác phẩm

15/45
20/43
12/45
7/43
4/45
20/43
15/45

7/43
5/45
Lỗi sai kiến Lẫn lộn các nhân vật
5/43
thức cơ bản.
3/45
Nhầm tác giả, tác phẩm với 7/43
nhau.
3/45
2. Nguyên nhân.
Việc học sinh mắc các lỗi trong bài văn của mình không phải là vấn đề lạ
lẫm, mới mẻ vì khi nào có bài làm văn của học sinh thì khi ấy bài văn của các em
xuất hiện lỗi. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên? Qua thực tế dạy học,
kiểm tả, chấm bài, phát hiện và sửa lỗi, bản thân tôi thiết nghĩ rằng có hai nguyên
nhân chính:
2.1. Nguyên nhân chủ quan.
2.1.1. Phần lớn do các em không chăm chỉ, siêng năng đọc sách, ý thức học tập

chưa cao, nhiều em lười, không thích học môn Văn, khi viết bài thì không đầu tư
thời gian, công sức suy nghĩ, phần vì môn Văn đối với các em là quá khó, viết
nhiều, điểm ít, phần thì viết văn để đối phó khi thầy cô giáo giao bài tập, thậm chí
cá biệt có em thầy cô giáo giao đề về nhà (bài kiểm tra định kỳ môn Văn THPT, có
bài học sinh làm ở nhà) cũng không làm. Có em thì học và làm theo kiểu đối phó
trong thi cử “méo mó có hơn không” (làm bài kiểu chiếu lệ), viết ẩu, chữ viết cẩu
thả, xấu, sai chính tả nhiều, dù bản thân tôi đã yêu cầu các em mua vở ô ly về tập
viết và trực tiếp kiểm tra nhưng các em vẫn viết xấu, sai chính tả.
2.1.2. Thực tế cho thấy, các em yêu thích (đi theo) các môn KHTN hơn. Các môn
tự nhiên vẫn hấp dẫn các em hơn bởi “viết ít điểm nhiều”. Đây là xu hướng, là tâm
lý chạy theo các môn học “thời thượng”, môn học thực dụng có nhiều cơ hội lựa
chon ngành nghề thi vào ĐH, CĐ nên việc xa nhãng môn Văn đã ảnh hưởng đến
việc đọc, tích lũy vốn từ, kiến thức, rèn luyện chữ viết và kết quả điểm bài làm văn
của các em.

15


2.1.3. Do các em học sinh ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa phát âm không chuẩn,
phát âm như thế nào thì viết như thế ấy nên sai chính tả khá nhiều.
2.2. Nguyên nhân khách quan.
2.2.1. Ảnh hưởng Internet. Ngày nay đông đảo học sinh đều sử dụng điện thoại.
Ngoài số ít biết khai thác, tận dụng để học tập thì phần lớn chỉ để nhắn tin, chơi
game, xem phim và chát. Khi “chát” các em đã biến Tiếng Việt thành công cụ để
cắt xén, thêm bớt và tự tạo nên một thứ ngôn ngữ mới – “ngôn ngữ thời @” và
“mặc định” với nhau trên các trang mạng, đặc biệt là facebook. Nào là ngôn ngữ
không dấu, cách diễn đạt “rút gọn đến mức tối đa”, pha trộn giữa tiếng Ta và tiếng
Tây... mà theo các em như thế mới là sành điệu, là phong cách.... Ngôn ngữ phản
ánh tư duy. Việc thường xuyên sử dụng ngôn ngữ “sáng chế” như thế sẽ làm “cùn”
đi tính thẩm mỹ và sự tinh tế, trong sáng vốn có của ngôn ngữ truyền thống thậm

chí còn gây khó khăn cho việc rèn luyện tư duy sâu sắc.
2.2.2. Ảnh hưởng của phim ảnh, âm nhạc “thị trường”. Truyền hình, phim ảnh
phát triển đến chóng mặt. Có nhiều kênh chiếu những phim hấp dẫn với mật độ dày
đặc khiến cho thanh thiếu niên ngoài giờ đến trường chỉ còn biết “mê mẩm” với
màn hình tivi, máy tính, điện thoại và rơi vào “ thế giới ảo”. Việc xem phim nhiều
khiến các em lười đọc sách. Nếu có đọc cũng chỉ là các truyện tâm lý, tình yêu rẻ
tiền. Có rất nhiều em đọc và bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ trong các câu chuyện đó.
Ngoài phim ảnh, một bộ phận giới trẻ mê nhạc “thị trường’ với những ca từ, giai
điệu mà khi hát lên như...đọc, như nói. Lời lẽ rất cọc cằn và thô thiển. Tất cả đã ảnh
hưởng đến việc sử dụng ngôn ngữ và tư duy của các em.
2. 2.3. Những năm học gần đây, việc áp dụng hình thức thi trắc nghiệm với việc
lựa chọn đáp án A,B,... đã trực tiếp góp phần giúp các em lười luyện chữ, rèn kĩ
năng viết văn vì thấy không cần thiết cho việc thi cử.
2.2.4. Và một nguyên nhân nữa mà trong phần trên đề tài đã nêu là do phát âm
tiếng địa phương, nói gì viết nấy nên trong các bài văn của các em khá nhiều từ ngữ
địa phương. Đây là lỗi chính tả rất khó khắc phục triệt để.
Ngoài ra có những giáo viên khi chấm bài không chỉ ra các lỗi mà các em mắc
phải và nêu lên cách chữa, cách khắc phục nên các em không biết mình mắc lỗi gì
để lần sau tiến bộ. Thậm chí có những bài văn học sinh viết dài 3,4 trang giấy mà
không có dấu chấm, dấu phẩy. Giáo viên khi chấm chỉ phê chung chung: chữ xấu,
câu lủng củng, văn sơ sài,...và giáo viên các môn văn hóa khác (Sử, Địa, Công
dân...) hầu như rất hiếm khi chữa lỗi và yêu cầu học sinh viết bài phải có bố cục mà
cứ có ý là có điểm dù học sinh trình bày theo kiểu...gạch đầu dòng.
Từ những nguyên nhân trên dẫn đến bài làm văn của các em mắc khá nhiều lỗi.
Vậy làm thế nào để hạn chế, khắc phục các lỗi trong bài văn của các em, giúp các
em rèn luyện kĩ năng làm văn, trau dồi vốn từ, gìn giữ sự trong sáng của Tiếng Việt
và đặc biệt là không sợ Văn khi giáo viên ra đề. Thiết nghĩ rằng chúng ta phải có
những giải pháp tiết thực, phù hợp.

16



3. Một số biện pháp nhằm hạn chế các lỗi thường gặp trong bài làm văn của
học sinh.
Việc rèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh là một việc làm thường xuyên, liên
tục và tiên quyết của giáo viên khi hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản văn học
và làm bài văn nghị luận. Xét cho cùng thì mọi sự thành công đều xuất phát từ tình
yêu, niềm đam mê và ý chí, trách nhiệm. Một bài văn đúng, hay cũng không ngoài
thông lệ đó. Dù kinh nghiệm chưa nhiều, đề tài mới được thử nghiệm hai năm gần
đây ở lớp 10,11,12 nhưng người viết xin được mạnh dạn đưa ra một số biện pháp
để hạn chế các lỗi tong bài làm văn của học sinh.
3.1. Cần bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu thích văn chương.
Có yêu thích, đam mê thì các em mới chủ động đến với môn Văn. Để học sinh
hứng thú với tiết đọc - hiểu văn học thì giáo viên phải biết chiếm lĩnh được tình
cảm của các em với môn học bằng nhiều phương pháp dạy phù hợp, linh họat. Đầu
tiên là phải tạo “tâm thế” cho học sinh bằng không khí thật thoải mái, sôi nổi qua
cách vào bài, giới thiệu bài bằng một huyền thoại, giai thoại, một câu chuyện hay
những bài thơ đồng sáng tạo. Đây là cách thu hút học sinh tập trung vào bài học
hữu hiệu nhất mà tôi đã áp dụng trong quá trình dạy học và qua đề tài “Tạo tâm
thế” trong giờ đọc - hiểu văn bản Văn học dành cho học sinh THPT năm học 20102011 đã được HĐKH ngành công nhận. Để các em tiếp nhận, hiểu, cảm được cái
hay, cái đẹp của một tác phẩm văn học thì giáo viên phải hướng dẫn học sinh tìm
hiểu, khai thác, phát hiện ra nội dung ý nghĩa của văn bản cũng như thông điệp mà
nhà văn gửi gắm. Phải biết khen, chê kịp thời, đúng lúc, đúng thời điểm. Đặc biệt là
những em có tiến bộ, cố gắng trong bài viết của mình.
3.2. Rèn luyện chính tả và chữ viết cho học sinh.
Ông cha ta thường nói “nét chữ là nết người” quả không sai. Nhìn vào chữ viết
của người đó chúng ta phần nào đoán biết được tính cách của họ. Nhìn một bài văn
viết chữ sạch, đẹp giáo viên đã có thiện cảm. Vì vậy, để học sinh viết đúng chính tả,
rõ ràng, sạch đẹp giáo viên cần rèn luyện chữ viết, cách phát âm cho sinh khi các
em nói, viết chưa chuẩn.

- Ở trường THPT Triệu Sơn 5, giáo viên dạy Văn thường xuyên tập trung vào việc
sửa lỗi do phát âm, viết sai chính tả khi lẫn lộn dấu hỏi (?) và dấu ngã (~), r và d, s
và x, ch và tr bằng cách đưa ra các từ ngữ, các câu có dấu hỏi, ngã; có sự phân biệt
giữa r/, s/x, ch/tr để các em học tập, khắc ghi và sửa chữa, giúp các em biết cách
phát âm chuẩn âm cuối: đêm khuê/đêm khuya, con thuền/con thuyền, kin
cường/kiên cường...
- Muốn học sinh viết đúng chính tả, giáo viên phải chú ý luyện phát âm, phân biệt
các thanh, các âm đầu, âm chính, các vần,... vì quốc ngữ là chữ ghi âm, âm thế nào
chữ ghi lại thế ấy.
- Ghi nhớ mẹo chính tả, giải nghĩa từ.

17


- Phải luyện chữ cho học sinh bằng cách yêu cầu những em viết chữ xấu, viết ẩu,
cẩu thả phải có vở tập viết. Giáo viên thường xuyên giao bài, kiểm tra và khen
thưởng kịp thời những em có tiến bộ.
3.3. Rèn kĩ năng dùng từ chính xác, độc đáo.
Một bài văn hay, hấp dẫn phải là bài văn có vốn từ phong phú, được sử dụng
chính xác, linh hoạt. Dùng từ chuẩn xác, độc đáo phù hợp (đúng văn cảnh) là một
trong những yếu tố quyết định để có cách diễn đạt hay. Muốn vậy, người viết phải
tích lũy vốn từ, làm giàu có kho từ vựng của mình. Khi viết phải có ý thức lựa chọn
từ ngữ phù hợp. Dùng từ đúng lúc, đúng chỗ sẽ lột tả được cái thần thái của sự vật,
đem đến cho người đọc sự “khoái chá”, cảm phục.
Đây là một kĩ năng khó đòi hỏi người dạy và người học phải kiên trì. Giáo viên
sửa cách dùng từ cho học sinh khi ở trên lớp trả lời câu hỏi, kiểm tra miệng, đánh
dấu những lỗi dùng từ ở các bài kiểm tra và sửa qua các tiết trả bài. Giáo viên
thường xuyên đưa ra những tình huống có từ sai, câu sai trong quá trình học Tiếng
Việt để các em phát hiện, sửa chữa và ghi nhớ. Đây là cách dễ thực hiện mà học
sinh lại khắc ghi được nhanh nhất và lâu nhất.

3.4. Rèn luyện cách viết câu cho học sinh.
Đây là công việc của cả thầy cô và gia đình. Học sinh ngày càng chịu ảnh
hưởng rất nhiều từ xã hội. Các em thường nói những câu cụt ý, thiếu chủ ngữ, vị
ngữ. Điều này cũng được thể hiện trong bài văn. Giáo viên phải kiên trì uốn nắn
cho học sinh khi phát vấn, đối thoại với học sinh và sửa trên bài kiểm tra, sau đó
yêu cầu các em viết lại.
3.5. Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn.
Trong tiết học rèn kĩ năng làm văn nghị luận, giáo viên có thể đưa ra câu chủ
đề sau đó yêu câu học sinh viết đoạn văn. Hoặc cho học sinh viết đoạn mở bài, kết
bài của bài văn nghị luận.
Ví dụ: Viết đoạn văn với câu chủ đề: Phẩm chất trắng trong của Chị Dậu.
Chị Dậu là một người phụ nữ có nhan sắc, chị có cái đẹp của cô gái Cầu Lim,
Đình Cẩm như tác giả nhận xét. Nhưng tấm lòng của chị trắng trong như băng
tuyết. Chỉ vì xuất siêu mấy đồng bạc, chị đã phải khổ sở, điêu đứng rất nhiều,
nhưng chị đã khinh bỉ ném nắm bạc vào mặt tên quan phủ dâm ô. Hai lần bị cưỡng
hiếp, hai lần chị đã cương quyết chống lại và thoát ra được. Đạo đức của chị, lòng
kiên trinh của chị, tiền tài không làm hoen ố được, sức mạnh và uy vũ của bọn
thống trị không lung lạc được. (Chủ đề được nêu ở câu thứ 2, được làm sáng tỏ qua
câu thứ 3, thứ tư và được khái quát ở câu cuối)
3.6. Rèn luyện kĩ năng viết một bài văn đảm bảo bố cục 3 phần.
- Dạy kĩ nhiệm vụ của từng phần trong bố cục một bài văn nghị luận: Mở bài,
Thân bài, Kết bài. Giao đề cho học sinh lập dàn ý, sau đó thực
hành viết bài.
- Một bài văn đảm bảo tính khao học phải có bố cục 3 phần đầy đủ, rõ ràng.
Khuyết một phần bài văn không thể trọn vẹn, điểm thấp.

18


- Chính bản thân tôi khi dạy và dặn dò học sinh khi làm bài, tôi thường so sánh

làm một bài văn trọn vẹn giống như hát một bài hát. Bài hát dù được hát rất hay,
truyền cảm thu hút được khán thính giả nhưng người hát thể hiện dở dang, đang hát
bỏ cuộc thì không bao giờ đạt điểm cao hay có cơ hội vào vòng trong. Vậy một bài
văn dù có làm rất tốt, rất hay đi nữa mà không hoàn thiện thì cùng lắm chỉ đạt điểm
trung bình, chẳng bao giờ có điểm khá, giỏi.
3.7. Sức mạnh của lời phê.
Trong quá trình chấm, trả bài, lời phê của giáo viên rất quan trọng. Lời phê
đúng, phù hợp học sinh sẽ thấy được khiếm khuyết, hạn chế của bản thân để khắc
phục và phát huy, đồng thời sẽ khuyến khích được tinh
thần, truyền được ngọn lửa tình yêu văn học cho các em.
Không nên nhận xét bằng vài từ ngữ chung chung: được, chưa được, viết yếu, bài
viết sơ sài, xa đề...mà lời phê của giáo viên phải thể hiện được tình yêu, sự trân
trọng và trách nhiệm với từng sự cố gắng của các em.
Kết quả khảo sát lần thứ hai: Bài kiểm tra số 4 của học sinh lớp 10C6, 11A3 sau
một thời gian áp dụng các biện pháp trên.
Lớp
Các lỗi trong bài viết
Số học sinh
mắc lỗi
10C6
Lỗi viết hoa
10/43 học sinh
Lỗi chính tả
5/45
Lỗi viết tắt
10/43
11A3
4/45
Lỗi phát âm Lỗi chính tả âm vị siêu đoạn tính
11/43

tiếng
địa
5/45
phương
Lỗi chính tả âm vị đoạn tính
10/53
4/45
Lỗi dùng từ
13/53
Lỗi diễn đạt
7/45
Lỗi viết câu
10/43
8/45
Câu trong đoạn không có sự liên 10/43
Lỗi
xây kết lôgíc về mặt ý nghĩa.
5/45
dựng đoạn Đoạn văn quá ngắn, chưa hoàn 10/43
văn
chỉnh, ý rời rạc.
5/45
Nhầm lẫn giữa hoàn cảnh ra đời 5/43
của các tác phẩm văn học.
0/45
Đưa
dẫn Lẫn lộn giữa nhân vật trong tác 3/43
chứng không phẩm này với nhân vật trong tác 0/45
chuẩn
xác phẩm khác.

vào bài văn.
Trích dẫn chứng thiếu chính xác,

19


không biết lựa chọn dẫn chứng phù 3/43
hợp, điển hình.... biến câu văn, câu 2/45
thơ lạc ý hoặc tối nghĩa.
Hoàn cảnh ra đời tác phẩm
2/43
0/45
Lỗi sai kiến Lẫn lộn các nhân vật
1/43
thức cơ bản.
0/45
Nhầm tác giả, tác phẩm với nhau.
2/43
0/45
Qua kết quả thống kê trên, ta thấy số học sinh mắc các lỗi trong bài làm văn đã
giảm rất nhiều so với lần khảo sát thứ nhất ở bài viết số 1. Thậm chí có những lỗi
đã được khắc phục hoàn toàn ở học sinh lớp 11A3. Điều đó đã chứng tỏ đề tài này
đã thể hiện được tính khả dụng.

PHẦN C. KẾT LUẬN
1. Những kết quả ban đầu.
1.1. Số lượng học sinh mắc lỗi trong các bài kiểm tra giảm nhiều so với khi
chưa áp dụng các biện pháp sửa lỗi trên.
1.2. Đối với nhữnh học sinh trước đây còn mắc nhiều lỗi thì số lương lỗi mà các
em mắc phải trong một bài có giảm rất nhiều. Ví dụ em Nguyễn Mậu Hùng Cường,

Nguyễn Văn Huy, Lê Khắc Trường (lớp 10C6), Tô Văn Hùng, Nguyễn Trọng
Chung, Nguyễn Văn Tường, Nguyễn Tăng Hoàng (11A3).
1.3. Chất lượng bài văn được nâng cao, điểm yếu, kém giảm nhiều, điểm trung
bình, khá được nâng lên (đầu năm lớp 10C6 chỉ được 28 học sinh điểm 5 trở lên,
kiểm tra cuối kỳ chỉ còn 6 em dưới điểm trung bình).
1.4. Chữ viết sạch, đẹp hơn, các em biết lựa chọn từ ngữ, biết sửa câu sai, viết
câu đúng ngữ pháp và đặc biệt là bố cục một bài văn đã đầy đủ, không bị khuyết
phần như đầu năm học.
2. Một số bài học kinh nghiệm.
Qua quá trình thử nghiệm những biện pháp trên, tôi rút ra được một số kinh
nghiệm cho việc “hạn chế lỗi trong bài làm văn” của học sinh như sau:
2.1. Trong các tiết Tiếng Việt về (sử dụng từ, viết câu,…), các tiết Rèn kĩ năng
làm văn nghị luận cho học sinh, giáo viên phải chuẩn bị bài chu đáo, hướng dẫn các
em cụ thể, chi tiết cách làm một bài văn nghị luận bằng những phương pháp dễ
hiểu, dễ khắc ghi.
2.2. Giáo viên cần đầu tư thời gian, tâm huyết cho việc chấm trả bài, khen – chê
bài làm của các em với thái độ khách quan, đúng mực. Tránh tình trạng để có học
sinh trở nên tự mãn, tự kiêu; học sinh quá tự ti, xấu hổ. Giáo viên cần có sổ ghi
chép các kiểu lỗi trong bài làm của những học sinh mắc nhiều lỗi, theo dõi học sinh
yếu kém để có biện pháp khắc phục kịp thời.

20


2.3. Các “biện pháp nhằm hạn chế lỗi” trong bài làm văn của học sinh cần được
áp dụng triệt để, linh hoạt ở các khối lớp và tùy đối tượng học sinh.
3. Kiến nghị và đề xuất.
3.1. Đối với ngành giáo dục, ban ngành:
- Tiếp tục tổ chức kỳ thi HSG để thu hút, pháp hiện những học sinh có năng
khiếu, tình yêu, niềm đam mê đối với văn học. Tuy nhiên ra đề phải phù hợp năng

lực và phát huy được tính sáng tạo của học sinh.
- Cần có những giải pháp thiết thực cho những sinh viên, cử nhân ĐH theo
khối C khi ra trường, khắc phụ tình trạng cung nhiều hơn cầu.
3.2. Đối với nhà trường.
- Tiếp tục tổ chức nghiêm túc các kỳ thi học hỳ, thi chọn HSG trường để kịp
thời động viên, vinh danh các em đạt điểm cao, đạt HSG trường, đặc biệt là các em
theo khối C và môn Văn.
- Có chính sách khuyến học, khuyến tài thiết thực, có những định hướng nghề
nghiệp phù hợp để những học sinh học khối C vững tâm khi học lựa chọn trường
thi.
- Lồng ghép các buổi bình thơ, viết viết văn trong các hoạt động ngoài giờ, ngoại
khóa trong nhà trưởng để thắp ngọn lửa đam mê văn học.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Triệu Sơn, ngày 20 tháng 5 năm 2016
Tôi xin cam kết SKKN này là do tôi
viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết

Lê Thị Quyên.

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO CHỦ YẾU
1. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 NXBGD Việt Nam – năm 2012
2. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 NXBGD Việt Nam – năm 2012

3. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12 NXBGD Việt Nam – năm 2012
4. Sách giáo viên Ngữ văn lớp 10 NXBGD Việt Nam – năm 2006
5. Tài liệu Bồi dưỡng giáo viên dạy học, kiểm tra đánh giá theo Chuẩn kiến thức,
kỹ năng trong Chương trình giáo dục phổ thông - bộ DG và ĐT – năm 2010.
6. Từ vựng - Ngữ nghĩa Tiếng Việt NSXB ĐHQG Hà Nội – Đỗ Hữu Châu
7. Cơ sở ngôn ngữ học và Tiếng Việt NXBGD – Mai Ngọc Chù, Vũ Đức Nghiệu,
Hoàng Trọng Phiến – năm 1997.

22



×