Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Một số phương pháp nhằm rèn luyện và nâng cao khả năng viết mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.33 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT NGUYỄN XUÂN NGUYÊN
----------------------------------------------------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHẰM RÈN
LUYỆN VÀ NÂNG CAO KỸ NĂNG VIẾT MỞ BÀI,
KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

Người thực hiện: Hoàng Thị Hảo
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Văn

Quảng xương, tháng 5 năm 2016


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

A. MỞ ĐẦU .............................................................................................1
I. Lí do chọn đề tài ......................................................................................1
II. Mục đích nghiên cứu...............................................................................2
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................2
IV. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................2
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ........................................3
1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cưú.........................................................3
2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu ....................................................3
3. Các phương pháp thực hiện và kết quả đạt được.....................................4


3.1 Kỹ năng viết đoạn văn mở bài......................................................4
3.2 Viết đoạn văn kết bài..................................................................11
3.3 Kết quả đạt được ........................................................................15
C. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT.......................................................................17
Tài liệu tham khảo.................................................................................. 18


A. MỞ ĐẦU

I. Lí do chọn đề tài
M.Goor-ki đã từng nói: "Văn học là nhân học". Đúng vậy, trong trường
THPT, các bộ môn nói chung, bộ môn Ngữ văn nói riêng không chỉ dạy chữ mà
còn dạy người, không những dạy kiến thức mà còn giúp học sinh rèn luyện đạo
đức, nhân cách.
Khi học Văn, việc viết các bài văn có vai trò quan trọng, các bài viết này
vừa là cơ sở để đánh giá trình độ, năng lực của từng HS; vừa là cơ sở để rèn
luyện tính kiên nhẫn, kỹ năng diễn đạt, vừa để bồi dưỡng cảm xúc, tình cảm,
tâm hồn cho HS.
Mỗi bài văn là một chỉnh thể nghệ thuật thống nhất, hoàn chỉnh, có ý
nghĩa; trong đó mở bài, kết bài là hai bộ phận làm nên sự hoàn chỉnh đó. Phần
mở bài, kết bài tuy có dung lượng ngắn nhưng giữ một vai trò thiết yếu. Thực tế
cho thấy, kỹ năng làm văn của một số bộ phận không nhỏ học sinh ở trường phổ
thông còn khá yếu dẫn đến hệ quả tất yếu là chất lượng bài làm văn thấp và có
xu hướng giảm sút. Biểu hiện rõ nét của đa số học sinh trước một đề văn là
thường tỏ ra lúng túng, lúng túng ngay ở kỹ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, huy
động kiến thức, ngôn ngữ,… Nhiều học sinh lại bỏ qua tất cả các khâu đó cứ
cầm được đề là bắt tay vào viết, nghĩ sao viết vậy, vừa viết vừa nghĩ, mò mẫm
làm bài mà không hề định hướng bài viết của mình sẽ viết gì, viết như thế nào?
Lắp ghép câu chữ một cách tùy tiện, lộn xộn, cố "nặn" ra chữ để viết và đến lúc
không nghĩ ra gì thì kết thúc bài viết, mà không biết rằng kết thúc bài viết mình

phải làm được gì.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trọng việc rèn luyện kỹ năng viết đoạn mở
bài, kết bài cho học sinh nhưng kết quả vẫn chưa được như mong đợi. Vậy, làm
thế nào để rèn luyện và nâng cao kỹ năng viết đoạn mở bài, kết bài nói riêng và
kỹ năng làm văn nghị luận nói chung của học sinh ? Đây có lẽ vẫn là một câu
hỏi khiến nhiều giáo viên còn băn khoăn, trăn trở. Là giáo viên trực tiếp giảng
dạy môn Ngữ văn đã nhiều năm, lại hàng ngày, hàng giờ phải chứng kiến thực
trạng đó chúngtôi đã quyết định lựa chọn đề tài: “KĨ NĂNG VIẾT MỞ BÀI,


KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN” làm vấn đề nghiên với mong muốn
góp thêm một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân để nâng cao kỹ năng viết đoạn
mở bài, kết bài khi làm văn cho học sinh.
II. Mục đích nghiên cứu.
Khi quyết định lựa chọn đề tài này, mục đích nghiên cứu của chúng tôi là
nhằm rèn luyện cho HS kỹ năng viết đúng, đủ và tiến tới viết hay phần mở bài,
kết bài trong bài văn nghị luận, tránh được những lỗi đáng tiếc trong quá trình
làm bài và mục đích cuối cùng là để cải thiện, nâng cao kỹ năng làm văn, nâng
cao chất lượng bộ môn.
Vấn đề cần làm rõ trong đề tài này là từ chỗ nhận thức đúng được vai trò,
tầm quan trọng phần mở bài, kết bài trong bài văn; Giáo viên giúp các em hình
thành được kỹ năng về cách mở bài, kết bài vừa “đúng” vừa “hay” và các em
phải biết viết được những phần mở bài, kết bài “đúng” – “hay” (nghĩa là chúng
ta không chỉ dừng lại ở lý thuyết mà phải gắn liền lý thuyết với thực hành, học
sinh phải tự mình làm được dựa trên những kinh nghiệm giáo viên đã hướng dẫn).
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đề tài này nhằm nghiên cứu về kỹ năng viết phần mở bài, kết bài hay
trong bài văn nghị luận cho HS THPT (Trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên),
thuộc chủ đề văn nghị luận, phân môn Làm văn, trong bộ môn Ngữ văn áp dụng
cho học sinh THPT.

Trong đề tài này người viết nghiên cứu ở phạm vi: Rèn luyện kỹ năng viết
đoạn mở bài, kết bài cho đối tượng học sinh trường THPT Nguyễn Xuân
Nguyên, huyện Quảng Xương. Nghiên cứu này có thể áp dụng cho cả phần nghị
luận văn học và nghị luận xã hội của phân môn Làm văn, ở bộ môn Ngữ văn.
Lựa chọn và đưa ra đề tài này, chúng tôi đã ấp ủ nhiều năm và cũng đã
tìm tòi, nghiên cứu, thực hiện trong thời gian từ đầu năm học 2015-2016 và nhận
thấy giải pháp này đã mang lại một số kết quả rất đáng khích lệ. Do vậy, tôi sẽ
tiếp tục nghiên cứu và áp dụng rộng hơn trong những năm học tiếp theo.
IV. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận, đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp
nghiên cứu chính là phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp lôgic,


phương pháp tổng hợp...Phân tích một số đề văn trọng tâm trong chương trình
bằng việc dựa trên kiến thức của môn Ngữ văn.

B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu
Bộ môn Ngữ văn là một bộ môn khoa đặc biệt khác hẳn với các bộ môn
khoa học khác. Nó tác động đến con người trước hết là tình cảm, cảm xúc.
Mặt khác, viết được một bài văn hoàn chỉnh, hấp dẫn là mục đích của cả
người dạy văn lẫn người học văn. Mục đích này càng có ý nghĩa đặc biệt hơn
với học sinh THPT. Qua bài văn, người đọc, người nghe đánh giá được trình độ,
năng lực của người viết.
Một văn bản được đánh giá là hoàn chỉnh khi nó truyền tải trọn vẹn một
nội dung và nó được đánh giá là hay khi nó lôi cuốn được người đọc, người
nghe. Để có được điều đó, mở bài hay đóng một vai trò vô cùng quan trọng.
Phần mở bài được ví như ấn tượng ban đầu trong một cuộc gặp gỡ. Khi ta lần
đầu tiên gặp gỡ một ai đó, ta có thể để lại ấn tượng tốt cũng có thể có ấn tượng
xấu với họ. Vì vậy, viết được một phần mở bài hấp dẫn sẽ chiếm được thiện cảm

của người đọc, người nghe, người chấm bài, sẽ tạo được bầu không khí thuận lợi
cho việc tiếp xúc những phần sau và sẽ để lại những ấn tượng bền lâu, khó phai
trong lòng người đọc. Còn đối với kết bài, đây chính là phần kết thúc bài văn
nghị luận, là công đoạn cuối cùng làm nên sự hoàn chỉnh của một bài văn. Nếu
mở bài được ví như ấn tượng ban đầu thì kết bài lại chính là "phút giây tạm biệt"
trong một cuộc gặp gỡ. Và thực tế cho thấy, có nhiều cuộc gặp gỡ khi đã kết
thúc mà vẫn đầy lưu luyến, bin rịn trong lòng người những cảm xúc khó tả. Kết
bài trong một bài văn nghị luận đạt đến độ hay sẽ có được những cung bậc cảm
xúc ấy.
2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
Mặc dù đa số giáo viên trong trường năng động, nhiệt tình, yêu nghề,
ham học hỏi, có tinh thần cầu tiến và không ngừng tự học, tự trau dồi chuyên
môn nghiệp vụ nhưng do những tiết dạy làm văn nghị luận là những tiết dạy nếu


không chịu khó đầu tư thì rất khô khan. Hơn nữa đòi hỏi học sinh phải làm việc
nhiều, phải thực hành thì tiết dạy đó mới phát huy được hiểu quả.
Có thể nói, bậc học THPT là bậc học khác hẳn với các bậc học mẫu giáo,
tiểu học, THCS. Bậc học này bao giờ cũng mới hơn, khó hơn, rộng hơn, trừu
tượng hơn, nó đòi hỏi khả năng thích ứng cao và khả năng chủ động chiếm lĩnh
tri thức của người học. Khối lượng kiến thức của nó có thể nói là khổng lồ với
học sinh.
Hơn nữa, học sinh ở đây vốn đã ít lại hay bỏ học giữa chừng, số học sinh
có chất lượng lại càng hiếm hoi hơn (vì số này các em sau tốt nghiệp lớp 9
thường thi vào trường chuyên. Nhiều HS THPT hỏi như thế nào là bài văn nghị
luận cũng không biết chứ chưa nói đến kỹ năng viết một đoạn văn hay, bài văn hay.
Mặt khác học sinh lại rất ít hứng thú với bộ môn ngữ văn, nhất là với phần
làm văn. Đã vậy, với thời lượng 45 phút trong một tiết để có thể giúp các em có
được kỹ năng viết đoạn mở bài, kết bài, kỹ năng làm một bài văn hoàn chỉnh và
các em viết được như thế là rất khó. Hơn nữa, ngay từ lớp 10 (thậm chí Từ bậc

THCS) các em đã phải làm rất nhiều bài văn nghị luận nhưng kỹ năng làm các
bài này đa phần mãi đến lớp 12 các em mới được học một cách bài bản.
Đó vẫn là những trở ngại lớn đang đặt ra, đòi hỏi chúng ta phải chung tay
giải quyết.
3. Các phương pháp thực hiện và kết quả đạt được
3.1. Kỹ năng viết đoạn văn mở bài.
3.1.1. Khái niệm về đoạn văn và đoạn văn mở bài.
a. Đoạn văn.
- Về hình thức: Đoạn văn là một phần của văn bản, nó bao gồm nhiều câu
liên kết chặt chẽ với nhau. Nó được tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chấm
qua hàng.
- Về nội dung : Mỗi đoạn văn triển khai một ý hoặc một nội dung tương
đối trọn vẹn.
- Yêu cầu của một đoạn văn: Cần đạt được 3 yêu cầu cơ bản.
+ Tập trung làm rõ một ý chung, một chủ đề chung thống nhất và duy nhất.


+ Liên kết chặt chẽ với đoạn văn đứng trước và sau nó (riêng đoạn văn
mở bài không có đoạn đứng trước, kết bài không có đoạn đứng sau).
+ Diễn đạt chính xác, trong sáng, gợi cảm, rõ ràng.
b. Đoạn văn mở bài:
Mở bài còn gọi là dẫn đề, nhập đề. Đoạn văn mở bài là phần đầu tiên của
văn bản, có vai trò định hướng cho toàn văn bản. Phần mở bài chứa đựng vấn đề
cần giải quyết một cách khái quát và thông báo cho người đọc phương thức giải
quyết, giới hạn của vấn đề.
Mục đích của mở bài ai cũng biết rõ là nhằm giới thiệu vấn đề mình sẽ
viết, sẽ trao đổi bàn bạc trong bài. Vì thế, khi viết mở bài thực chất là chúng ta
đi trả lời câu hỏi: mình định viết, định bàn bạc về ai hoặc về vấn đề gì?
Như vậy có hai cách mở bài:
- Mở bài trực tiếp:

Cách này là cách vào thẳng vấn đề, nó thường ngắn gọn, dễ làm nhưng
đôi khi kém phần hấp dẫn nên thường dành cho đối tượng HS yếu, kém, trung
bình.
Ví dụ 1: Phân tích hình tượng nhân vận Huấn Cao trong tác phẩm "Chữ
người tử tù" của Nguyễn Tuân.
MB: Ai đã đọc tác phẩm "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân hẳn không
khỏi xúc động sâu sắc trước vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao. Một
hình tượng được xây dựng từ một nguyên mẫu có thật là Cao Chu Thần - Cao
Bá Quát. Tác phẩm được rút trong tập "Vang bóng một thời"; đó chính là thành
quả của hành trình tìm về với cái đẹp trong một thời quá vãng nay chỉ còn "vang
bóng"của Nguyễn Tuân.
Ví dụ 2: Phân tích bài thơ "Chiều tối" trong tập "Nhật ký trong tù" của Hồ
Chí Minh.
MB: "Chiều tối" là một bài thơ hay trích "Nhật ký trong tù" của Hồ Chí
Minh. Bài thơ được Bác sáng tác ngay trên đường chuyển lao từ nhà lao Tĩnh
Tây đến nhà lao Thiên Bảo vào lúc chiều tàn. Ra đời trong hoàn cảnh ấy, bài thơ


đã ghi lại bức tranh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt của con người vùng rừng núi
một cách sinh động.
- Ưu điểm của cách mở bài trực tiếp:
+ Đi thẳng vào vấn đề nên trách sự lan man, xa đề, lạc đề.
+ Tiết kiệm được thời gian suy nghĩ cho người viết.
+ Thích hợp với mọi đối tượng HS, đặc biệt là HS kém, yếu, trung bình.
+ Là một cách mở bài "an toàn".
- Nhược điểm: Ít hay, ít tạo được không khí lôi cuốn cho người đọc.
- Mở bài gián tiếp: Đi từ xa đến gần, giới thiệu ý dẫn nhập vào đề, cách
làm này tạo cho bài viết không khí tự nhiên, đậm chất Văn.
- Mở bài gián tiếp có nhiều cách nhưng tựu chung có năm cách cơ bản
như sau:

+ Diễn dịch (suy diễn).
+ Quy nạp.
+ Tương liên (tương đồng).
+ Tương phản (đối lập).
+ Hỗn hợp.
3.1.2. Yêu cầu của phần mở bài.
- Mở bài cần giới thiệu chính xác, ngắn gọn vấn đề cần nghị luận cho
người đọc biết được kiểu bài, giới hạn phạm vi của bài.
- Hướng người đọc, người nghe vào vấn đề một cách tự nhiên, gợi sự
hứng thú với vấn đề được trình bày trong bài viết.
- Dung lượng mở bài phải tương xứng với khuôn khổ bài viết và phải cân
đối với phần kết bài.
- Mở bài chỉ nêu ý khái quát, cốt lõi của vấn đề, không giải thích, minh
họa, dẫn ý cụ thể.
a. Điều kiện cần và đủ để có một mở bài hay:
Cần 2 điều kiện


- Mở bài muốn “hay” trước hết phải “đúng”. Viết “hay” trước hết là viết
cho “đúng” : Đúng yêu cầu, đúng kiến thức, đúng kiểu bài, đúng lập trường,…
- Từ viết “đúng” đến viết “hay”. Để viết được một mở bài hay cần:
+ Ngắn gọn: Dẫn dắt thường vài ba câu, nêu vấn đề một vài câu và giới
hạn vấn đề một câu.
+ Đầy đủ: Đọc xong mở bài, người đọc biết được bài viết bàn về vấn đề
gì? Trong phạm vi nội dung tư liệu nào liên quan? Thao tác vận dụng chính ở
đây là gì?.
+ Độc đáo: Mở bài phải gây được sự chú ý của người đọc với vấn đề
mình sẽ viết. Muốn thế, phải có cách nêu vấn đề khác lạ. Để tạo nên sự khác lạ,
độc đáo ấy, cần suy nghĩ dẫn dắt: giữa câu dẫn dắt và câu nêu vấn đề phải tạo
được sự bất ngờ.

+ Tự nhiên: Viết văn nói chung cần giản dị tự nhiên. Mở bài và nhất là
câu đầu chi phối giọng văn của toàn bài. Vì thế vào bài cần độc đáo, khác lạ
nhưng phải tự nhiên. Tránh làm văn một cách vụng về, gượng ép gây cho người
đọc cảm giác khó chịu bởi sự giả tạo.
b. Những điều cần tránh khi viết mở bài:
- Tránh dẫn dắt vòng vo, quá xa mới gắn được vào việc nêu vấn đề.
- Tránh dẫn dắt ý không liên quan gì đền vấn đề sẽ nêu.
- Tránh nêu vấn đề quá dài dòng, chi tiết, trình bày hết vấn đề, rồi phần
thân bài lặp lại những điều đã nói ở phần mở bài.
3.1.3. Cấu tạo phần mở bài:
Mở bài là một đoạn văn hoàn chỉnh (đoạn mở bài), thông thường HS có
thể viết từ 5 - 7 câu văn. Đoạn văn ấy có cấu trúc 3 phần: phần mở đoạn, phần
giữa đoạn và phần kết đoạn.
a. Phần mở đoạn (dẫn dắt vấn đề)
Viết những câu dẫn dắt là những câu liên quan gần gũi với vấn đề chính sẽ
nêu. Tùy nội dung vấn đề chính mà người viết lựa chọn câu dẫn dắt có thể là
một câu thơ, một câu danh ngôn, một nhận định, hoặc một câu chuyện kể.


b. Phần giữa đoạn (nêu vấn đề nghị luận)
Nêu vấn đề chính sẽ bàn bạc trong thân bài, tức là luận đề (giới thiệu tác
giả và tác phẩm có liên quan đến vấn đề nghị luận).
c. Phần kết đoạn (nêu giới hạn của vấn đề)
Nêu phương thức nghị luận và phạm vi tư liệu sẽ trình bày. Phần này đề
bài thường đã xác định sẵn. Người viết chỉ việc giới thiệu hoặc ghi lại đoạn
trích, câu trích ở đầu bài.
Có thể rút ra mô hình viết đoạn như sau:
1. Dẫn dắt: Gồm một đến vài câu.
Mở bài = 2. Nêu vấn đề nghị luận (luận đề): thường gồm một, hai câu.
3. Giới hạn phạm vi vấn đề: thường một câu.

3.1.4. Các ví dụ vận dụng rèn luyện kỹ năng viết đoạn mở bài đúng và hay
- Như đã nói, khi viết văn nghị luận nhiều HS vẫn không biết phải làm thế
nào đề đưa vấn đề nghị luận vào phần mở bài. Chương trình sách giáo khoa mới
đã giành một số tiết tuy không nhiều trong phần văn nghị luận nhưng lại chủ yếu
nằm ở lớp 12, trong khi lớp 10 và lớp 11 HS đã phải thường xuyên làm văn nghị
luận. Chính vì vậy mà người viết đưa ra một số bài tập nhằm giúp HS phát triển
theo tư duy độc lập và có thể dễ dàng hơn khi viết một văn bản nghị luận.
a. Các ví dụ vận dụng rèn luyện viết đoạn mở bài đúng
Ví dụ 1: Tục ngữ được xem là túi khôn của nhân loại. Tục ngữ thường là
những câu nói đúc rút những kinh nghiệm quý báu trong thực tiễn của cha ông ta
qua bao đời nay với những triết lý sâu sắc. Bàn về mối quan hệ giữa bản chất
bên trong với bản chất bên ngoài của sự vật hiện tượng ông cha ta có câu: "Tốt
gỗ hơn tốt nước sơn".
Ví dụ 2: Nhắc đến Nam Cao là nhắc đến nhà văn hiện thực xuất sắc nhất
của dòng văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, ông cũng là nhà văn lớn của
văn học Việt Nam thế kỷ XX. Trước cách mạng, Nam Cao tập trung vào hai đề
tài chính: Người nông dân nghèo và người trí thức nghèo. Ở đề tài người nông
dân ta không thể không nhắc đến kiệt tác "Chí Phèo", tác phẩm chính thức đánh
dấu tên tuổi của Nam Cao giữa làng văn Việt Nam. Với tác phẩm này, Nam Cao


không đi sâu vào vấn đề "đói cơm rách áo" như các nhà văn hiện thực cùng thời
mà ông đi vào vấn đề còn nóng bỏng hơn: hậu quả của đói cơm rách áo, là tha
hóa, lưu manh hóa ở con người. Chí Phèo, nhân vật chính trong tác phẩm là hiện
thân của nỗi thống khổ ấy.
-> Ta thấy hai đoạn viết mở bài trên là những mỏ bài đúng vì:
- Ví dụ 1: Câu 1, 2: dẫn dắt vấn đề: tác dụng, vai trò, ý nghĩa của tục ngữ.
Câu 3 giới thiệu vấn đề cần nghị luận và giới hạn vấn đề: giới thiệu câu tục ngữ
cần bàn luận.
- Ví dụ 2: Câu 1 -> 4 giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, vị trí của

Nam Cao, các đề tài chính, nội dung cốt lõi trong đề tài người nông dân và tác
phẩm "Chí Phèo"
Câu 5: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận và giới hạn vấn đề.
b. Các ví dụ rèn luyện mở bài hay
(Chủ yếu là mở bài gián tiếp dành cho học sinh khá, giỏi)
* Mở bài theo phương pháp diễn dịch:
Nhấn mạnh những ý quan trọng rồi diễn giải khái quát.
Ví dụ 1:
Đề bài: "Can đảm không cứ là coi khinh cái chế để bênh vực đồng loại,
bảo vệ gia đình, Tổ quốc. Thường có thứ can đảm cao hơn: Đề xướng những tư
tưởng không ai muốn hiểu, phát huy chân lý dưới một hình thức cực đơn giản,
lan tỏa ánh sáng ở những chỗ mờ mịt, tối tăm". Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến
trên.
Mở bài: Có người cho rằng "Can đảm không cứ là coi khinh cái chế để
bênh vực đồng loại, bảo vệ gia đình, Tổ quốc. Thường có thứ can đảm cao hơn:
Đề sướng những tư tưởng không ai muốn hiểu, phát huy chân lý dưới một hình
thức cực đơn giản, lan tỏa ánh sáng ở những chỗ mờ mịt, tối tăm". Xưa nay thói
đời chỉ biết can đảm là người dám nhảy vào lửa nóng, nước sâu cứu vớt người
mắc nạn, hay đổ máu chốn xa trường gìn giữ đất nước. Hiểu như vậy có lẽ hơi
thiển cận. Ta hãy xét: người hy sinh tính mạng để chiến thắng một chân lý hay
đề xướng một chân lý, người cả gan coi thường những lời nói tiêu mạ tự đặt


mình ra ngoài xã hội để tuyên dương một tư tưởng mới, người nhẫn nại, âm
thầm đem ánh sáng soi rọi và biết bao tâm hồn đen kịt,… Phải, ta hãy xét những
người như thế có được coi là can đảm/ không?
* Mở bài theo phương pháp quy nạp:
Có thể giới thiệu những nét chính về tác giả, tác phẩm hay dẫn dắt vấn đề
rồi giới thiệu vấn đề cần nghị luận. Có thể giới thiệu hoàn cảnh ra đời của tác
phẩm để giới thiệu vấn đề cần nghị luận (vì chúng có liên quan trực tiếp đến vấn

đề cần nghị luận).
Ví dụ 1: Những ấn tượng sâu sắc nhất của anh/chị về hình tượng người
nông dân trong văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 – 1945.
Mở bài: Có những tác phẩm văn học đọc xong gấp sách lại là ta quên
ngay cho đến khi đọc lại mới chợt nhớ là mình đã đọc rồi. Nhưng cũng có những
cuốn sách, những hình ảnh như dòng sông chảy qua tâm hồn người đọc để lại
những ấn tượng khắc chạm trong tâm khảm. Hình ảnh người nông dân trong văn
học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 là một trong những hình
ảnh như thế. Họ làm ta không thể nào quên được, cứ ám ảnh, đeo đuổi ta mãi.
* Mở bài theo phương pháp tương đồng:
Nêu một ý tương đồng với ý trong bài rồi chuyển dần sang vấn đề được
nêu ra trong đề nghị luận.
Ví dụ 1: Bình luận mối quan hệ giữa văn học nghệ thuật và hiện thực
cuộc sống. Chứng minh bằng một số tác phẩm.
Mở bài: Có ai đó đã ví sáng tạo nghệ thuật như việc thả diều. Con diều dù
có bay bổng đến bao nhiêu vẫn phải gắn với mặt đất bằng một sợi dây vững
chắc. Ý tưởng ấy gợi cho ta nhiều suy nghĩ sâu sắc về mối quan hệ giữa văn học
và hiện thực cuộc sống. Nhìn vào một số tác phẩm văn học lớn chúng ta thấy rõ
mối quan hệ máu thịt này.
* Mở bài theo phương pháp tương phản
Đề : Phân tích nhân vật Mị trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của nhà
văn Tô Hoài.


Mở bài: Chúng ta đã gặp không ít những số phận người phụ nữ bi thương
trong các tác phẩm văn học Việt Nam, đó là một Mỵ Nương đầy oan khuất, một
nàng Kiều đầy bi kịch, một chị Dậu đầy tủi hờn. Nhưng khi tiếp cận với dòng
văn học hiện thực sau năm 1945, vẫn là những người phụ nữ ngày xưa ấy lại
vùng lên mạnh mẽ, đứng dậy làm chủ cuộc đời mình. Một trong những nhân vật
văn học nữ tiêu biểu ấy là Mị trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của nhà văn Tô

Hoài.
* Mở bài theo phương pháp hỗn hợp
Đề : Nỗi buồn trong bài thơ "Tràng Giang" của Huy Cận.
Mở bài: Trong làng Thơ mới Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, có lẽ Huy
Cận buồn hơn cả. Nỗi buồn trong thơ ông bắt nguồn từ sự cảm nhận sâu xa và
tinh tế về thân phận lạc loài, cô đơn của cái tôi, vừa lớn lao vừa nhỏ bé trước cái
mênh mông vô tận của đất trời, cái xa vắng của thời gian, cái vô cùng của thiên
nhiên, tạo hóa. "Tràng Giang" là msột trong những bài thơ hay nhất của Huy
Cận kết tụ nỗi buồn "mênh mông thiên cổ" đó. Được diễn đạt bằng một hình
thức trang trọng, cổ kính, đậm đà cốt cách Đường thi mà giản dị, mới lạ, độc đáo
in rõ dấu ấn của thơ lãng mạn đương thời.
3.2. Kỹ năng viết đoạn văn kết bài
3.2.1. Khái niệm đoạn văn kết bài
Kết bài là kết thúc quá trình bàn bạc đặt ra trong bài văn, nó cũng khép
lại luôn vấn đề. Nhưng một kết bài thành công không chỉ làm nhiệm vụ "gói lại"
mà còn phải "mở ra". Đoạn văn kết bài là đoạn văn cuối cùng đánh dấu sự kết
thúc, sự hoàn thành của một bài văn. Tuy là một phần nhỏ trong bài văn nhưng
nó không thể thiếu, nó cũng có vai trò quan trọng tương tự như phần mở bài. Và
nếu thiếu đi phần kết bài thì bài văn đó còn dở dang, chưa hoàn chỉnh và thường
không được đánh giá cao. Kết bài hay như là một cái kết có hậu cho một câu
chuyện và dư âm của nó sẽ còn vang vọng mãi.
3.2.2. Phân loại cách kết bài
Hiện nay có rất nhiều cách phân chia kết bài khác nhau, nhưng nếu đặt nó
trong thế chiếu ứng với phần mở bài ta có 2 cách kết bài: kết khép và kết mở.


* Kết khép: là kiểu kết bài khép lại vấn đề bằng cách tóm lược và nhấn
mạnh những ý quan trọng nhất đã bàn luận trong bài.
- Ưu điểm của cách kết khép: Cũng tương tự kiểu mở bài trực tiếp.
+ Thường dễ làm nên có thể thích hợp với mọi đối tượng HS.

+ Kết thúc trực tiếp vấn đề đã bàn bạc không lan man.
+ Tiết kiệm thời gian.
+ Cũng là cách kết bài “an toàn”.
- Nhược điểm: Ít hay, ít lôi cuốn người đọc, người nghe.
Ví dụ: Suy nghĩ của anh/chị về câu tục ngữ: "Trăm hay không bằng tay
quen".
Kết bài: Tóm lại, quan điểm đề cao khinh nghiệm, đề cao thực hành,
chống lý thuyết suông trong câu tục ngữ "trăm hay không bằng tay quen" là rất
đúng đắn. Nhưng nếu hiểu lệch câu tục ngữ ấy mà coi nhẹ lý thuyết lại là cực
đoan, phiến diện. Trình độ lao động của mỗi người nói riêng và của toàn xã hội
nói chung chỉ có thể phát triển vững chắc và nhanh chóng nếu biết kết hợp hài
hòa giữa lý thuyết với thực hành.
* Kết mở là kiểu kết bài nhằm bàn luận, mở rộng, nâng cao vấn đề và gợi
ra trường liên tưởng, suy nghĩ ở người đọc, người nghe.
- Ưu điểm: Cũng tương tự mở bài gián tiếp
+ Thường hay, hấp dẫn, lôi cuốn hơn.
+ Tạo được sự đồng điệu ở người đọc, người nghe và cuốn họ vào vấn đề
đó.
+ Chứng minh với người đọc, người nghe kỹ năng sâu sắc của mình về
vấn đề đang nghị luận.
+ Để lại dư vị ngọt ngào khó phai mờ.
- Nhược điểm:
+ Nó cũng là cách kết bài "mạo hiểm" hơn cách kết khép vì nó cũng dễ
dẫn đến xa xôi, lan man.


+ Khó viết, tốn nhiều thời gian hơn, cơ bản chỉ những HS khá, giỏi mới
viết được.
3.2.3. Yêu cầu của phần kết bài
- Kết bài phải thể hiện đúng quan điểm đã trình bày ở phần thân bài.

- Chỉ nêu những ý khái quát, thiên về tổng kết, đánh giá.
- Không lan man hay lặp lại cụ thể những gì đã trình bày ở thân bài hoặc
lặp lại nguyên văn lời lẽ mở bài.
a. Điều kiện cần và đủ để có một kết bài hay
- Cũng như phần mở bài, một kết bài hay trước hết kết bài đó phải
“đúng”: đúng nguyên tắc, đúng cách, để có một kết bài hay học sinh phải đi từ
nền cơ bản "đúng" ấy mà đi lên "hay".
b. Ví dụ vận dụng rèn kĩ năng viết đoạn kết bài đúng - hay
- Như đã nói, khi làm văn có nhiều em không biết mở bài thế nào, dẫn dắt
ra sao? Nhiều em khác lại cũng không biết kết bài như thế nào, "khép lại, gói
lại" vấn đề hay "mở ra" vấn đề? Thời lượng để các em thực hành trên lớp là rất
ít. Vì thế, người viết cũng xin đưa ra một số bài tập giúp học sinh hình thành kĩ
năng và có thể vận dụng thành thạo khi viết một đoạn văn kết bài.
*Các ví dụ rèn luyện kết bài đúng
Ví dụ: Qua việc tìm hiểu câu tục ngữ "Trăm hay không bằng tay quen",
chúng ta thấy kinh nghiệm của cha ông ta thể hiện trong các câu tục ngữ thật là
quý báu, nhưng không phải kinh nghiệm nào cũng luôn đúng. Bởi vậy, trong khi
tiếp thu các kinh nghiệm cổ truyền, chúng ta cũng cần vận dụng hiểu biết khoa
học và thực tiễn đời sống hiện nay bổ khuyết cho những thiếu sót, những điểm
chưa hoàn chỉnh của các kinh nghiệm ấy, góp phần làm giàu vốn tri thức của dân
tộc ta.
Rõ ràng đoạn văn trên là đoạn văn kết bài vì nó làm nhiệm vụ kết thúc
vấn đề, rút ra bài học sau khi bàn bạc vấn đề, nó đáp ứng đúng yêu cầu của một
đoạn văn kết bài.
* Các ví dụ rèn luyện kết bài hay
- Kết bài theo lối "điểm nhãn"


Đây là câu chuyện "điểm nhãn" cho rồng theo nguyên tắc hội họa phương
Đông. Người họa sĩ vé đúng, người xem vẫn nhận ra được đấy là con rồng, song

khi "điểm nhãn" (vẽ mắt) thì ngay lập tức con rồng sống động hẳn lên.
Ví dụ : Phân tích bài thơ "Chiều tối" của Hồ Chí Minh.
Kết bài: "Chiều tối" của Hồ Chí Minh quả là một giọt nước trong biển cả,
là một nét đơn sơ, nhỏ bé trước bao nhiêu thành tựu lớn lao của văn học thế giới
và văn học nước nhà. Những dẫu hòa trong một biển lớn, "giọt nước" ấy vẫn
mặn mà, nồng thắm, vẫn âm vang nhịp đập thủy triều và vẫn "trơ gan” cùng
dòng chảy của thời gian.
Với cách kết bài trên, người viết đã có ý thức "trang sức, điểm nhãn" cho
lời văn của mình để lời văn thêm chau chuốt, giàu sức biểu cảm.
- Kết bài theo lối bình luận, mở rộng và nâng cao
Ví dụ : Bàn bạc về câu tục ngữ :"Trăm hay không bằng tay quen".
Tiếp thu kinh nghiệm quý báu của cha ông trong câu tục ngữ "Trăm hay
không bằng tay quen" chúng ta phải coi trọng kinh nghiệm thực tế và những
người có kinh nghiệm thực tế. Phải luôn có ý thức vận dụng những hiểu biết lý
thuyết vào cuôc sống, không ngừng rèn luyện kĩ năng lao động. Mặt khác, cũng
cần khắc phục lối làm việc kinh nghiệm chủ nghĩa, ra sức học hỏi lí luận khoa
học và làm việc theo phương pháp khoa học để nâng cao năng suất lao động,
phát triển kỹ năng thực hành một cách có ý thức, có kế hoạch.
- Kết bài theo lối đầu cuối tương hợp (kết bài ứng với mở bài)
Ví dụ : "Lá đỏ" - một bài thơ đáng yêu, đáng nhớ
Kết bài : Thơ hay là thứ thơ làm người ta nghĩ đến tình người, nghĩ đến
sự sống… Thơ nói riêng, cũng như văn học nói chung, trở thành cần thiết cho
con người là vì vậy. Làm sao không nhớ không yêu một bài thơ như "Lá đỏ".
Đây chính là cách kết đầu cuối tương hợp, láy lại mở bài mà không rơi
vào tình trạng lặp lại nguyên văn lời lẽ ở đề bài. Vì nó có sự luyến lấy để nâng
cao và khẳng định.
- Kết mà như không kết


Ví dụ 1: Phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo

trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao?
Kết bài : Gấp trang sách lại mà tiếng kêu cứu của Chí Phèo vẫn nhức
nhối mãi trong lòng tôi: Ai cho tao làm người lương thiện? Trong xã hội xưa, để
làm một con người lương thiện thật khó như vậy ư ? Với tác phẩm này, qua bi
kịch này, Nam Cao như muốn gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh: Hãy cứu lấy
con người!
Ví dụ 2: Bình giảng bài thơ "Chiều tối" của Hồ Chí Minh?
Kết bài .Bác ơi! Khi con viết những dòng suy nghĩ này về Bác, Người đã
yên nghỉ ngàn thu giữa Hà Nội và giữa lòng dân tộc. Mỗi khi đọc bài thơ "Chiều
tối", mỗi khi đông về cái rét tê lạnh làm buốt giá, con mãi tìm Người trong cõi
hư vô.
- Tựu chung lại, các em sẽ thấy một kết bài hay thật phong phú, thú vị
và có những điểm riêng nhưng đều chung nhau những điểm nhất định : đúng,
song phải sáng tạo, gây được ấn tượng và để lại dư vị trong người đọc. Kết bài
hay vừa phải đóng lại, chốt lại, vừa phải mở ra, nâng cao và cứ ngân nga mãi
trong lòng người.
3. 3 Kết quả đạt được.
Sau một vài năm tiến hành áp dụng cách rèn luyện kĩ năng viết đoạn mở
bài, kết bài hay cho HS bằng những phương pháp đã nêu tôi nhận thấy ở học
sinh đã có sự tiến bộ đáng kể. Từ chỗ nhiều em còn khó khăn, lúng túng, mất
nhiều thời gian vào việc viết đoạn mở bài hay kết bài thì nay các em đã viết
đúng hơn, nhanh hơn. Đặc biệt, còn có một số phần mở bài hấp dẫn hơn, khơi
gợi được tình cảm, chạm đến được cảm xúc của người đọc như một số bài đã
nêu.
* Trước khi vận dụng (Chất lượng cuối năm học 2014 -2015):

Tổng
số HS

Kết quả



G

K

Tb

Y

Kém

Tb
lên

trở

SL TL SL TL
%
%

SL

TL
%

SL TL SL TL SL
%
%


TL
%

0

55

44

25 20

68

125

0

30

24

10

8

85

* Sau khi vận dụng ( Chất lượng năm học 2015 - 2016):
Tổng
số HS


Kết quả
G

119

K

Tb

Y

SL TL SL
%

TL
%

SL

TL S
% L

2

34

54

45


2

41

Kém

Tb
lên

TL SL TL S
%
% L

20 17

1

2

trở
TL
%

97 81


C. KẾT LUẬN ,ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
Tóm lại, những phương pháp rèn luyện kỹ năng mở bài, kết bài hay trong

bài văn nghị luận nhằm cung cấp cho các em kiến thức, kỹ năng để viết một
đoạn mở bài, kết bài hay. Để HS viết tốt một phần mở bài, kết bài nói riêng và
bài văn nghị luận nói chung, không chỉ đòi hỏi phương pháp giảng dạy phù hợp
của giáo viên mà còn phụ thuộc một phần lớn vào HS, các em có nắm vững kiến
thức, kỹ năng và có năng khiếu thực sự không.
Tuy nhiên, phương pháp khoa học, phù hợp của giáo viên sẽ góp phần
không nhỏ trong việc nâng cao kết quả học tập của các em HS, nhất là đối với
bộ môn Văn, một môn vừa đòi hỏi tư duy nhiều, vừa đòi hỏi khả năng thiên bẩm
của người học. Vì vậy, theo tôi đây là những phương pháp rất bổ ích giúp HS
yếu, kém, trung bình rèn luyện và nâng cao kỹ năng viết văn nghị luận, cũng là
tài liệu tham khảo bổ ích cho HS khá, giỏi.
2. Kiến nghị
Qúa trình thực hiện những phương pháp này được đúc rút từ những kinh
nghiệm trong thực tế giảng dạy nhiều năm qua. Mong muốn của người viết là
góp nhặt thêm một vài kinh nghiệm nhỏ vào quá trình đổi mới môn học để vừa


cải thiện kĩ năng làm bài cho các em vừa nâng cao chất lượng bộ môn cho học
sinh. Tôi cũng rất hi vọng, phương pháp này sẽ thực hiện thành công và được áp
dụng phổ biến trong thực tiễn giảng dạy của nhiều giáo viên khác. Do thời gian
và khả năng có hạn, bài viết chắc chắn không tránh khỏi những sai sót nhất định.
Rất mong nhận được những góp ý chân thành của quý cấp và các bạn đồng
nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nhiều tác giả, 2006, Nxb Giáo dục, Sách giáo khoa Ngữ Văn 10- tập 2.
2. Nhiều tác giả, 2006, Nxb Giáo dục, Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 nâng cao - tập 2.
3. Nhiều tác giả, 2007, Nxb Giáo dục, Sách giáo khoa Ngữ Văn 11- tập 2.
4. Nhiều tác giả, 2007, Nxb Giáo dục, Sách giáo khoa Ngữ Văn 12- tập 1.
5. Nhiều tác giả, 2009, Nxb Giáo dục, 199 bài và đoạn văn hay lớp 11.

6. Phan Trọng Luận (chủ biên), HN 1999, Nxb Giáo dục, Phương pháp dạy học
làm văn.
7. Nguyễn Quốc Siêu, HN.2001, Nxb Giáo dục, Kỹ năng làm văn nghị luận phổ thông.




×