A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
I.1. Năm học 2015 – 2016 là năm học tiếp tục thực hiện chuyên đề “ Năm
học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”, tiếp tục thực hiện các
cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Toàn ngành
giáo dục Thanh Hoá nói chung và trường THPT Lam Kinh nói riêng quyết tâm
tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và nâng cao chất lượng dạy học. Vậy để thực hiện
tốt nhiệm vụ của các cấp, các ngành thì trước hết phải đổi mới công tác quản lý và
đổi mới phải bắt đầu từ nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn.
I.2. Theo chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo, sinh hoạt tổ chuyên môn
được tổ chức định kì 2 tuần/ lần, nhằm: cập nhật các thông báo, văn bản chỉ đạo
bổ sung, tổ chức học tập, kiến tập, dự giờ... phải được thực hiện nghiêm túc,
mang lại hiệu quả thiết thực, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ và chất lượng
giờ dạy trên lớp. Sinh hoạt tổ chuyên môn là hoạt động thường xuyên của nhà
trường và là một trong những hình thức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho
giáo viên, giúp giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học cho
phù hợp với từng đối tượng học sinh của lớp, trường THPT Lam Kinh. Sinh hoạt
chuyên môn trong nhà trường được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau.
Trong đó, hình thức sinh hoạt chuyên môn theo kiểu dự giờ được thực hiện
thường xuyên nhằm nâng cao năng lực giảng dạy của giáo viên. Trong sinh hoạt
chuyên môn truyền thống, hình thức này được tổ chức theo một quy trình tương
đối thống nhất: Nhà trường (tổ chuyên môn) phân công giáo viên dạy - giảng
dạy trên lớp - họp rút kinh nghiệm - xếp loại tiết dạy. Cách tổ chức như vậy chưa
thu hút sự tham gia tích cực của giáo viên.
I.3. Việc xây dựng các chuyên đề dạy học, các chuyên đề tích hợp liên môn
và kế hoạch dạy học bộ môn Ngữ văn đã góp phần thực hiện mục tiêu và
chương trinhg giáo dục phổ thông.Trong những năm học qua các đơn vị trường
học với sự chỉ đạo của ban chuyên môn, các tổ chuyên môn trong nhà trường đã
tổ chức được nhiều chuyên đề trong một năm học.Về cơ bản, các chuyên đề đã
thực sự giải quyết được nhiều khâu vướng mắc trong sách giáo khoa, trong từng
tiết dạy, trong đổi mới phương pháp giảng dạy, trong ứng dụng CNTT...làm thay
đổi chất lượng giờ dạy và từng bước góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo
viên. Bên cạnh đó nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường
THPT là tập trung vào thực hiện đổi mới PPDH và KTĐG theo định hướng phát
triển năng lực học sinh. Giúp cho các bộ quản lý, giáo viên bước đầu biết chủ
động lựa chọn nội dung để xây dựng chuyên đề dạy học trong môn Ngữ văn và
các chuyên đề tích hợp liên môn...tạo tiền đề tích cực cho việc triển khai thực
hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau 2015.=>
Đó chính là những lí do đưa tôi đến với đề tài :“Nâng cao chất lượng sinh hoạt
tổ chuyên môn qua chuyên đề dạy học trên trường học kết nối »
II. MỤC ĐÍCH. NHIỆM VỤ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
II.1. Mục đích nghiên cứu:
Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn
qua chuyên đề dạy học trên trường học kết nối
1
- Nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường THPT.
- Giúp cho các bộ quản lý, giáo viên bước đầu biết chủ động lựa chọn nội
dung để xây dựng chuyên đề dạy học trong môn Ngữ văn và các chuyên đề tích
hợp liên môn.
- Tạo tính thống nhất cao trong phương thức tổ chức quản lý các hoạt động
chuyên môn của tổ chuyên môn trong nhà trường THPT.
II.2. Nhiệm vụ nghiên cứu :
- Xác định ra được mục đích, yêu cầu của việc xây dựng các chuyên đề
dạy học trên trường học kết nối.
- Xây dựng được kế hoạch, nội dung và các bước thực hiện một chuyên đề.
II.3. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn đề tài :
- Các tác phẩm văn học trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp
10,11,12 ( ban cơ bản).
- Các thành viên của tổ Văn trường THPT Lam Kinh.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
III.1. Nghiên cứu lý thuyết :
- Tìm hiểu các thông tư, chỉ thị, công văn của Bộ giáo dục, sở giáo dục và
đào tạo Thanh Hoá, của ban chuyên môn trường tHPT Lam Kinh về hướng dẫn
sinh hótạ chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá
trơng các năm học gần đây.
- Trao đổi với bạn bè đồng nghiệp phụ trách các tổ chuyên môn ở các
trường THPT trọng khu vực để tìm ra các giải pháp..
III.2. Nghiên cứu thực tiễn :
- Dự một số buổi sinh hoạt của các tổ chuyên môn trong nhà trường.
- Chọn chuyên đề, tổ chức thảo luận trong tổ, thống nhất các ý kiến...
IV. NHỮNG LUẬN ĐIỂM CẦN BẢO VỆ
* Lý do chọn đề tài
* Giải quyết vấn đề.
* Kết quả thực nghiệm .
* Kết luận .
V. NHỮNG ĐÓNG GÓP CŨNG NHƯ Ý NGHĨA LÝ LUẬNVÀ THỰC
TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
V.1. Đối với tổ chuyên môn:
- Đề tài sẽ cung cấp một “ cẩm nang” giúp các tổ chuyên môn tìm ra một
hướng đi đúng đắn nhằm nâng cao chất lượng quản lý, chất lượng chuyên môn
của nhà trường
V.2. Đối với giáo viên::
- Giúp cho các bộ quản lý, giáo viên bước đầu biết chủ động lựa chọn nội
dung để xây dựng chuyên đề dạy học trong môn Ngữ văn và các chuyên đề tích
hợp liên môn...tạo tiền đề tích cực cho việc triển khai thực hiện đổi mới chương
trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau 2015.
Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn
qua chuyên đề dạy học trên trường học kết nối
2
B. NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
Tổ chuyên môn là một bộ phận hết sức qua trọng trong các hoạt động của
nhà trường THPT. Tổ chuyên môn có nhiệm vụ quản lý các thành viên trong tổ
một cách cụ thể. Vì vậy nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn đang được
các cấp quản lý quan tâm và tìm giải pháp phù hợp để cải tién nội dung sinh
hoạt tổ chuyên môn, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
Sinh hoạt tổ chuyên môn là hoạt động thường xuyên của nhà trường và là
một trong những hình thức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên,
giúp giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp
với từng đối tượng học sinh của lớp, trường THPT Lam Kinh. Sinh hoạt chuyên
môn trong nhà trường được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau, chủ yếu
theo hai hình thức sau: Sinh hoạt theo các chuyên đề và dự giờ trao đổi kinh
nghiệm.
Với hình thức 1: Sinh hoạt tổ theo các chuyên đề bao gồm việc triển khai
học tập các văn bản chỉ đạo về chính trị, về chuyên môn của các cấp trên, tập
huấn phương pháp dạy họcdo cấc thành viên đi tiếp thu về triển khai. Bên cạnh
đó là việc tổ chức trao đổi các nội dung cụ thể gắn với nhiệm vụ năm học, đặc
điểm tình hình cũng như điều kiện thực tế của nhà trường.
Với hình thức 2: Hình thức dự giờ trao đổi kinh nghiệm về bài dạy, thảo
luận rút kinh nghiệm, đánh giá tiết dạy của giáo viên. Trong đó, hình thức sinh
hoạt chuyên môn theo kiểu dự giờ được thực hiện thường xuyên nhằm nâng cao
năng lực giảng dạy của giáo viên. Trong sinh hoạt chuyên môn truyền thống,
hình thức này được tổ chức theo một quy trình tương đối thống nhất: Nhà trường
(Tổ chuyên môn) phân công giáo viên dạy - giảng dạy trên lớp - họp rút kinh
nghiệm - xếp loại tiết dạy. Cách tổ chức như vậy chưa thu hút sự tham gia tích
cực của giáo viên.
Đó là cách sinh hoạt chuyên môn truyền thống, kiểu sinh hoạt này đã tồn
tại ở các tổ chuyên môn hàng chục năm qua. Kiểu sinh hoạt chuyên môn này đã
đồng hành cùng người giáo viên góp phần thực hiện nhiệm vụ năm học. Tuy vậy
sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường THPT Lam Kinh hiện nay còng nhiều
hạn chế. Cụ thể: Thời gian sinh hoạt một buổi chưa thật sự được hết công suất.
Hình thức buổi sinh hoạt chuyên môn còn mang nặng thủ tục hành chính, chất
lượng các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn chưa cao, nội dung sinh hoạt chuyên đề
chưa được chú trọng ở bề sâu, bề rộng. Mỗi thành viên trong tổ chưa thật sự
đóng góp tiếng nói, công sức của mình cho buổi sinh hoạt, đôi khi chỉ là người
thụ động ngồi nghe tổ trưởng truyền đạt nội dung...
Thực trạng trên là do những nguyên nhân sau:
- Công tác quản lý, chỉ đạo của các cấp, cụ thể của BGH, ban chuyên môn
chưa sát sao.
- Kế hoạch chuẩn bị nội dung cho buổi sinh hoạt còn sơ sài.
Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn
qua chuyên đề dạy học trên trường học kết nối
3
- Các chuyên đề đưa ra trao đổi trong buổi sinh hoạt chưa phong phú, chưa
thực sự đi sâu vào nội dung, phương pháp giảng dạy.
- Cơ sở vật chất của nhà trường chưa đảm bảo.
Cũng từ thực trạng trên, để nâng cao chát lượng buổi sinh hoạt chuyên
môn, tôi đã suy nghĩ, tìm hiểu và trao đổi với đồng nghiệp tìm ra một số biện
pháp phù hợp để giải quyết thực trạng trên.
II. GIẢI PHÁP : ( Một số định hướng đổi mới hình thức và nội dung sinh hoạt
chuyên đề trường học kết nối)
II. 1. Những yêu cầu chung:
Để một chuyên đề triển khai có hiệu quả , các chuyên đề phải thoả mãn tối
thiểu các điều kiện sau
- Phải bắt nguồn từ việc giải quyết các vấn đề khó, hoặc các vấn đề mới
phát sinh từ thực tế dạy học.
- Bám sát định hướng đổi mới PPGD và KTĐG hiện nay.
- Mang tính phổ biến và khả thi
- Đảm bảo nguồn lực và điều kiện cơ sở vật chất.
II.2: Các bước cụ thể:
Bước 1. Xây dựng chuyên đề bài học:
Thay cho việc dạy / học đang thực hiện theo từng bài/ tiết trong sách giáo
khoa như hiện nay, tổ Ngữ văn trường THPT Lam Kinh căn cứ vào chương trình
và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy
học cho phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện
thực tếa của nhà trường. Trên cơ sở rà soát chuẩn kiến thức, kĩ năng thái độ theo
chương trình Ngữ văn hiện hànhvà các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho các
khối /lớp học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, xác định các năng lực và
phẩm chất có thể hình thành cho học sinh ở từng chuyên đề.
VD: Năm học 2015 – 2016 sau khi thảo luận tổ Ngữ văn chúng tôi đã tiến
hành chọn và thực hiện đưa lên trường học kết nối được 3 chuyên đề :
Chuyên đề 1:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LAM KINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Thanh Hóa, ngày 14 tháng 9 năm 2015.
KẾ HOẠCH XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC
TRÊN “TRƯỜNG HỌC KẾT NỐI”
TỔ: VĂN
NĂM HỌC: 2015-2016. HỌC KỲ 1. CHUYÊN ĐỀ SỐ: 01
Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn
qua chuyên đề dạy học trên trường học kết nối
4
TÊN CHUYÊN ĐỀ: GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
THÔNG QUA BÀI“THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG
CHỐNG AIDS, 1-12-2003”
(Cô-phi An-nan, ngữ văn 12, ban Cơ bản)
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
- Đối với giáo viên:
+ Xây dựng tổ chuyên môn thành tổ chức học tập; Tạo động lực làm việc
cho giáo viên.
+ Tăng cường khả năng làm việc nhóm trong tổ chuyên môn; Tăng cường
các hoạt động bồi dưỡng định kỳ.
+ Giáo dục đạo đức nghề nghiệp.
- Đối với học sinh: Thông qua chuyên đề nắm được:
1. Kiến thức: Giúp hs:
- Thấy được tầm quan trọng và sự bức thiết của công cuộc phòng chống
HIV/AIDS đối với toàn nhân loại và mỗi cá nhân.
- Nhận thức rõ trách nhiệm của các quốc gia và từng các nhân trong việc
sát cánh, chung tay đẩy lùi hiểm họa.
2. Kĩ năng: Kĩ năng sống (phần tích hợp):
+ Tự nhận thức: đây là căn bệnh thế kỷ có tính chất nóng bỏng toàn cầu. Từ
đó xác định được trách nhiệm của mỗi cá nhân khi tham gia vào cuộc chiến đấu
này và có những hành động thiết thực góp phần vào việc ngăn chặn sự lây lan
của căn bệnh thế kỷ.
+ Giao tiếp và trình bày ý tưởng: Thảo luận, trao đổi với bạn bè, thầy cô về
hiện tượng của căn bệnh và tham gia vào việc phòng chống AIDS hiện nay. Từ
đó chỉ ra nguyên nhân, tác hại và nguy cơ lây lan của căn bệnh thế kỷ, những
giải pháp góp phần vào cuộc chiến này.
+ Ra quyết định: Xác định đây là việc làm quan trọng và sự bức thiết của
công cuộc phòng chống HIV/ AIDS đối với toàn nhân loại và mỗi cá nhân, từ đó
nhận thức rõ trách nhiệm của mỗi quốc gia và từng cá nhân trong việc sát cánh,
chung tay đẩy lùi hiểm hoạ.
3. Thái độ: Nghiêm túc, đúng đắn trong việc phòng chống HIV/AIDS.
II. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
1. Đối tượng và phạm vi thực hiện chuyên đề:
- Học sinh: Lớp 12C1, trường THPT Lam Kinh.
- Giáo viên dạy: Lê Thị Bình.
- Người dự: Đ/c Hà Thị Hương, Nguyễn Thị Thanh, Trần Thi Bình, Hoàng
Công Lữ, Nguyễn Huyền Trang.
2. Chuẩn bị nội dung chuyên đề:
Giáo
viên
Ghi
Phần nội dung chuẩn bị
Yêu cầu cần đạt
phụ trách
chú
- Lập kế hoạch chung.
- Hà Thị - Hoàn thành kế
Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn
qua chuyên đề dạy học trên trường học kết nối
5
- Phân công nhiệm vụ, chịu trách
nhiệm triển khai tới các thành viên
trong nhóm.
- Xây dựng khung chuyên đề dạy
học tháng 10/2015.
- Xây dựng câu hỏi/bài tập nội dung:
- Xây dựng bảng mô tả mức độ câu
hỏi,bài tập đánh giá năng lực học
sinh qua chuyên đề.
- Biên soạn câu hỏi, bài tập theo mức
độ nhận thức.
- Xây dựng đề kiểm tra
- Thu thập tư liệu, thông tin có liên
quan đến nội dung chuẩn bị. Tiến
hành trao đổi, thảo luận.
- Xây dựng giáo án
- Thực hiện bài dạy
- Thu thập tư liệu, thông tin có liên
quan đến nội dung chuẩn bị. Tiến
hành trao đổi, thảo luận.
Hương
(Tổ trưởng)
hoạch.
- Triển khai thực
hiện.
- Trần Thị
Bình.
- Hoàng Công
Lữ
Nguyễn
Huyền Trang
- Hoàn thành bảng
mô tả mức độ câu
hỏi.
- Hoàn thành hệ
thống câu hỏi,bài
tập theo mức độ
nhận thức.
- Hoàn thành đề
kiểm tra.
Lê Thị
Chiến
- Lê Thị Bình
- Nguyễn Thị
Thanh
- Hoàn thành giáo
án
- Thực hiện đầy đủ
các bước của bài
dạy.
3. Tiến trình thực hiện chuyên đề:
Thời gian
Kết quả cần
Tên hoạt động
Người phụ trách
thực hiện
đạt
Xây dựng cấu trúc
16/9/2015 –
Hoàng Công Lữ
- Hoàn thành
chuyên đề dạy học
cấu trúc
23/9/2015
chuyên đề dạy
học.
Tổ chức dạy học và dự
23/9/2015 –
Lê Thị Bình
- Hoàn thành
giờ
tiết dạy.
30/9/2015
Phân tích, rút kinh
nghiệm bài học
30/9/2015 –
6/10/2015
Hà Thị Hương
(Tổ trưởng)
Gửi sản phẩm lên mạng
“Trường học kết nối”
6/10/2015 –
12/10/2015
Hoàng Công Lữ
Duyệt của Ban giám hiệu
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
- Rút ra điểm
mạnh, điểm
yếu của
chuyên đề.
- Hoàn thành
sản phẩm.
Người lập kế hoạch
TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN
Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn
qua chuyên đề dạy học trên trường học kết nối
6
NGUYỄN VĂN NAM
HÀ THỊ HƯƠNG
Chuyên đề 2:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LAM KINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Thanh Hóa, ngày 14 tháng 10 năm 2015.
KẾ HOẠCH XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC
TRÊN “TRƯỜNG HỌC KẾT NỐI”
TỔ: VĂN
NĂM HỌC: 2015-2016. HỌC KỲ 1. CHUYÊN ĐỀ SỐ: 02
TÊN CHUYÊN ĐỀ:
DẠY HỌC BÀI "CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA" CỦA NGUYỄN
MINH CHÂU THEO HƯỚNG ĐỔI MỚI. (Ngữ văn 12, ban Cơ bản)
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
- Đối với giáo viên:
+ Xây dựng tổ chuyên môn thành tổ chức học tập; Tạo động lực làm việc
cho giáo viên.
+ Tăng cường khả năng làm việc nhóm trong tổ chuyên môn; Tăng cường
các hoạt động bồi dưỡng định kỳ.
+ Giáo dục đạo đức nghề nghiệp.
- Đối với học sinh: Thông qua chuyên đề nắm được:
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi phát hiện ra cái
mâu thuẫn éo le trong nghề nghiệp của mình; từ đó thấy rõ mỗi người, nhất là
người nghệ sĩ không thể giản đơn và sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con
người.
- Hiểu được những nét đặc sắc về nghệ thuật: kết cấu độc đáo, cách triển
khai cốt truyện rất sáng tạo, khắc hoạ nhân vật khá sắc sảo của một cây bút bản
lĩnh và tài hoa.
2.Kĩ năng:
- Kĩ năng chuyên môn: đọc hiểu truyện ngắn Việt Nam hiện đại.
- Kĩ năng sống:
+ Tự nhận thức về cách tiếp cận và thể hiện hiện thực trong tác phẩm, về
cảm hứng thế sự và tấm lòng đầy ưu tư, trăn trở của nhà văn trước cuộc sống
hiện tại, qua đó rút ra bài học nhận thức về cuộc sống của mỗi cá nhân.
+ Tư duy sáng tạo: Phân tích, bình luận về cá tính sắc nét, về cách đặt vấn
đề và giải quyết vấn đề của nhà văn trong tác phẩm.
3.Thái độ:
- Ý thức đúng đắn mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời, giữa các mặt
trong cuộc sống.
Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn
qua chuyên đề dạy học trên trường học kết nối
7
- Tự khám phá cho mình cách nhìn nhận cuộc sống khách quan, đúng đắn.
- HS phát huy được năng lực vận dụng kiến thức liên môn, tích hợp kiến
thức Ngữ văn, Lí luận văn học, Lịch sử, Địa lí, Văn hóa học, Giáo dục công
dân... và kiến thức thực tế đời sống để khám phá chiều sâu tư tưởng và vẻ đẹp
của một tác phẩm văn chương, kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau
nhằm giải quyết những vấn đề mang tính phức hợp.
II. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
1. Đối tượng và phạm vi thực hiện chuyên đề:
- Học sinh: Lớp 12C2, trường THPT Lam Kinh.
- Giáo viên dạy: Lê Thị Bình.
- Người dự: Đ/c Hà Thị Hương, Nguyễn Thị Thanh, Trần Thi Bình, Hoàng
công Lữ, Nguyễn Huyền Trang.
2. Chuẩn bị nội dung chuyên đề:
Giáo viên
Ghi
Phần nội dung chuẩn bị
Yêu cầu cần đạt
phụ trách
chú
- Lập kế hoạch chung.
- Hà Thị
- Hoàn thành kế
Hương
hoạch.
- Phân công nhiệm vụ, chịu trách
nhiệm triển khai tới các thành viên
(Tổ trưởng)
- Triển khai thực
trong nhóm.
hiện.
- Xây dựng khung chuyên đề dạy
học tháng 10/2015.
- Xây dựng câu hỏi/bài tập nội dung: - Trần Thị
- Hoàn thành bảng
Bình.
mô tả mức độ câu
- Xây dựng bảng mô tả mức độ câu
hỏi,bài tập đánh giá năng lực học
- Hoàng Công hỏi.
sinh qua chuyên đề.
Lữ
- Hoàn thành hệ
thống câu hỏi, bài
- Biên soạn câu hỏi, bài tập theo mức - Nguyễn
độ nhận thức.
Huyền Trang tập theo mức độ
nhận thức.
- Xây dựng đề kiểm tra
- Hoàn thành đề
- Thu thập tư liệu, thông tin có liên
kiểm tra.
quan đến nội dung chuẩn bị. Tiến
hành trao đổi, thảo luận.
- Xây dựng giáo án
- Lê Thị
- Hoàn thành giáo
Chiến
án
- Thực hiện bài dạy
- Lê Thị Bình - Thực hiện đầy đủ
- Thu thập tư liệu, thông tin có liên
quan đến nội dung chuẩn bị. Tiến
- Nguyễn Thị các bước của bài
dạy.
hành trao đổi, thảo luận.
Thanh
3. Tiến trình thực hiện chuyên đề:
Tên hoạt động
Thời gian
Người phụ
Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn
qua chuyên đề dạy học trên trường học kết nối
Kết quả cần đạt
8
Xây dựng cấu trúc
chuyên đề dạy học
Tổ chức dạy học và dự
giờ
Phân tích, rút kinh
nghiệm bài học
thực hiện
16/10/2015 –
23/10/2015
23/10/2015 –
30/10/2015
30/10/2015 –
6/11/2015
Gửi sản phẩm lên mạng 6/11/2015 –
“Trường học kết nối”
21/11/2015
Duyệt của Ban giám hiệu
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
NGUYỄN VĂN NAM
trách
Hoàng Công Lữ - Hoàn thành cấu
trúc chuyên đề
dạy học.
Lê Thị Bình
- Hoàn thành tiết
dạy.
Hà Thị Hương
(Tổ trưởng)
- Rút ra điểm
mạnh, điểm yếu
của chuyên đề.
Hoàng Công Lữ - Hoàn thành sản
phẩm.
Người lập kế hoạch
TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN
HÀ THỊ HƯƠNG
Bước 2. Biên soạn câu hỏi/ bài tập.
Với mỗi chuyên đề đã xây dựng, xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu
( nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/ bài tập có
thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy
học. Trên cơ sở đó biên soạn các câu hỏi/ bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu
đã mô tả đã sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra,
đánh giá, luyện tập theo chuyên đề đã xây dựng.
VD: Bảng mô tả mức độ câu hỏi, bài tậpđánh giá năng lực học sinh qua
chuyên đề “ Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua bài Thông điệp nhân
ngày thế giới phòng chống AIDS, 1 – 12- 2003” (Cô-phi An-nan, ngữ văn 12,
ban Cơ bản)
Mức độ nhận thức
Các năng
lực hướng
Nội dung
Thông
Vận dụng Vận dụng tới của chủ
Nhận biết
hiểu
thấp
cao
đề
Tác giả,
- Nêu
- Hiểu
- Vận dụng - Vận dụng Thu thập
tác phẩm
thông tin
được
hiểu biết về hiểu biết về và xử lý
về tác giả, những nét
tác giả
cuộc đời và thông tin
tác phẩm
chính về
(cuộc đời,
hoạt động
cuộc đời,
con người), của tác giả
con người
hoàn cảnh vào tiếp
của tác giả. ra đời của
cận và đọc
văn bản để hiểu văn
- Hiểu
lý giải nội
Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn
qua chuyên đề dạy học trên trường học kết nối
9
Bố cục văn - Nhận ra
bản
đề bố cục
của văn
bản
Hệ thống
lập luận
của văn
bản
Giá trị
nghệ thuật
- Nhận
diện nội
dung của
văn bản
thông qua
những luận
điểm lớn.
được hoàn
cảnh ra đời
của văn
bản trong
bối cảnh
chính trị xã hội hiện
nay.
- Hiểu
được kết
cấu chung
của một
văn bản
nghị luận.
- Hiểu
được chủ
đề mà văn
bản triển
khai.
- Hiểu
được cách
triển khai
hệ thống
lập luận
của văn
bản.
- Hiểu
được
những luận
cứ, luận
chứng quan
trọng của
văn bản.
- Nhận
- Hiểu
diện những được cách
đặc điểm
thức tổ
nổi bật về chức hệ
nghệ thuật thống lập
của văn
luận của
dung, nghệ
thuật của
văn bản.
bản.
- Vận dụng
hiểu biết về
đặc trưng
thể loại văn
nghị luận
phân tích, lí
giải giá trị
nội dung và
nghệ thuật.
- Xác định
được mục
đích mà
văn bản
hướng tới.
- Biết cách
phân tích
nội dung
của văn bản
thông qua
hệ thống
lập luận.
- Tự xác
định được
cách phân
tích một
văn bản
cùng thể
loại.
Thu thập
và xử lý
thông tin
- Biết thu
thập, tìm
hiểu thêm
những tư
liệu có liên
quan từ các
nguồn khác
nhau.
- Có kỹ
năng hợp
tác trong
hoạt động
nhóm.
- Biết trình
bày vấn đề
thảo luận.
- Tự nhận
thức vấn
đề.
- Thu thập
và xử lý
thông tin.
- Hợp tác
trong hoạt
động
nhóm, hoạt
động tập
thể.
- Rèn luyện
kỹ năng lập
dàn ý cho
văn bản
nghị luận
thông qua
- Nâng cao
kỹ năng
viết văn
nghị luận
xã hội.
- Nâng cao
- Trình bày
vấn đề.
Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn
qua chuyên đề dạy học trên trường học kết nối
10
bản.
Giáo dục
kỹ năng
sống
văn bản
nghị luận.
- Hiểu
được
những
điểm mới
mẻ, độc
đáo trong
nghệ thuật
nghị luận
của tác
phẩm.
- Nhận
- Hiểu
thức được được bản
vấn đề và ý chất của
nghĩa xã
vấn đề; mối
hội của nó. quan tâm
của cộng
đồng, xã
hội; các
việc làm,
hoạt động
cụ thể của
cộng đồng
trong việc
giải quyết
vấn đề đặt
ra.
kiến thức
về thể loại
tiếp thu
được trong
quá trình
đọc – hiểu
văn bản.
kỹ năng
phân tích,
tìm hiểu
một vấn đề
xã hội và
vận dụng
vào thực
tiễn cuộc
sống.
- Trình bày
được
những hiểu
biết của
mình đối
với vấn đề.
- Có thể
hợp tác,
chia sẻ với
các thành
viên khác
trong nhóm
trong giải
quyết vấn
đề.
- Có thái
độ, hành
động đúng
đắn với vấn
đề.
- Có thể xử
lý tình
huống một
cách nhanh
nhạy, hợp
lý trong
những hoàn
cảnh khác
nhau.
- Tự nhận
thức vấn
đề.
- Thu thập
và xử lý
thông tin.
- Giải
quyết vấn
đề, xử lý
tình huống
đặt ra.
- Hợp tác
trong hoạt
động
nhóm, hoạt
động tập
thể.
BIÊN SOẠN CÂU HỎI, BÀI TẬP THEO MỨC ĐỘ NHẬN THỨC:
Mức độ nhận thức
Các năng
lực hướng
Nội dung
Vận dụng
Vận dụng
tới của
Nhận biết Thông hiểu
thấp
cao
chủ đề
Tác giả,
- Trình bày - Trình bày - Những
- Theo anh Thu thập
tác phẩm những nét
hoàn cảnh
thông tin về (chị), với tư và xử lý
chính về tác ra đời của
tác giả và
cách là tổng thông tin
giả Cô-phi
tác phẩm?
hoàn cảnh
thư ký LHQ
An-nan?
Hoàn cảnh ra đời của
và trong
đó có ý
tác phẩm
hoàn cảnh
nghĩa gì?
giúp anh
thế giới
Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn
qua chuyên đề dạy học trên trường học kết nối
11
(chị) hiểu
thêm điều gì
về bức
thông điệp?
Bố cục
văn bản
- Văn bản
có thể chia
thành mấy
đoạn? Nội
dung của
các đoạn là
gì?
Hệ thống
lập luận
của văn
bản
- Chỉ ra các
luận điểm
lớn của văn
bản.
- Các luận
cứ quan
trọng phục
vụ cho các
luận điểm
chính là gì?
Giá trị
nghệ
thuật
- Nhận xét
về:
+ Cách sử
dụng ngôn
- Nếu phải
trình bày
luận đề đó
anh/chị sẽ
triển khai
theo những
luận điểm
nào?
- Văn bản
trên thuộc
thể loại gì?
- Cách đặt
vấn đề của
C. An-nan
có gì đặc
sắc? Rút ra
nhận xét?
- Để làm rõ
vấn đề trên,
C. An –nan
đã triển khai
bằng các
luận điểm
nào?
- Nghệ thuật
lập luận của
văn bản tạo
nên hiệu
đang đối
mặt với đại
dịch lớn
nhất của
nhân loại,
Cô-phi Annan sẽ phải
nêu lên
những gì
trong bức
thông điệp?
- Văn bản
- Để phân
Thu thập
nghị luận xã tích một
và xử lý
hội thường văn bản
thông tin
có mấy
nghị luận
phần?
xã hội,
Nhiệm vụ
chúng ta
của từng
phải làm
phần là gì? như thế
nào?
- Vì sao tác
giả cho rằng
đó là vấn đề
cần phải đặt
lên hàng
đầu trong
chương
trình nghị
sự về chính
trị và hành
động thực tế
của mỗi
quốc gia và
cá nhân?
- Trước
hiểm hoạ
của AIDS,
cuối cùng
C.An–nan
đã đưa ra
lời kêu gọi
gi?
- Viết một
đoạn văn
nghị luận
ngắn với
Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn
qua chuyên đề dạy học trên trường học kết nối
- Tự nhận
thức vấn
đề.
- Thu thập
và xử lý
thông tin.
- Hợp tác
trong hoạt
động
nhóm,
hoạt động
tập thể.
- Trình
bày vấn
đề.
12
Giáo dục
kỹ năng
sống
ngữ của tác
giả?
+ Cách nêu
dẫn chứng?
+ Cách trình
bày luận
điểm?
- Trình bày
khái quát
những hiểu
biết của anh
(chị) về
bệnh
HIV/AIDS?
quả như thế
nào?
nội dung:
thái độ đối
với bệnh
nhân
HIV/AIDS?
- Chỉ ra các
triệu chứng
và giai đoạn
nhiễm bệnh
của bệnh
nhân
HIV/AIDS?
- Công tác
phòng
chống
HIV/AIDS
của Việt
Nam hiện
nay?
- Phải làm
gì để phòng
chống
HIV/AIDS
hiệu quả?
- Có nên xa
lánh, phân
biệt, kỳ thị
người bị
nhiễm
HIV/AIDS
không, vì
sao?
- Làm gì để
bảo vệ
chính mình
và người
thân trước
dịch bệnh?
- Tự nhận
thức vấn
đề.
- Thu thập
và xử lý
thông tin.
- Giải
quyết vấn
đề, xử lý
tình huống
đặt ra.
- Hợp tác
trong hoạt
động
nhóm,
hoạt động
tập thể.
Bước 3. Thiết kế tiến trình dạy học.
Tiến hành dạy học chuyên đề được tổ chức thành các hoạt động của học
sinh để có thể tthực hiện trên lớp hoặc ở nhà, mỗi tiết trên lớp chỉ có thể thực
hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy
học được sử dụng.
VD: Thiết kế tiến trình dạy học qua chuyên đề: Giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh thông qua bài “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống HIV –
AIDS, 1 – 12 – 2003” (Cô-phi An-nan, ngữ văn 12, ban Cơ bản).
1. Chuẩn bị:
- Đối tượng giáo dục: HS lớp 12C1, trường THPT Lam Kinh.
- Người thực hiện: Cô giáo Lê Thị Bình. GV tổ Ngữ văn, trường THPT Lam
Kinh.
- Hình thức tổ chức dạy học: Dạy tại lớp, có kiểm tra đánh giá kết quả dạy
– học thông qua hoạt động củng cố kiến thức.
Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn
qua chuyên đề dạy học trên trường học kết nối
13
- Thời gian thực hiện chuyên đề: trên lớp: 02 tiết, kiểm tra – đánh giá kết
quả giáo dục: 02 tiết.
- Phương tiện dạy học: tranh ảnh, phòng học bộ môn có máy chiếu.
2. Tổ chức hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cơ bản
HD HS tìm hiểu phần Tiểu I.Tiểu dẫn.
dẫn.
1. Tác giả: Cô-phi An-nan (8-4-1938)
- Gv: Trình bày những nét chính - Là người da đen đầu tiên được bầu vào
về tác giả Cô-phi An-nan?
chức vụ Tông thư ký -> Đó là sự chiến thắng
- Hs: Dựa vào sự chuẩn bị bài của tinh thần bình đẳng, bình quyền của
học ở nhà và phần Tiểu dẫn SGK nhân loại đồng thời là sự thừa nhận những
để trình bày.
phẩm chất ưu tú của cá nhân C. An-nan.
- Năm 2001, Cô-phi An-nan được trao giải
thưởng Nô-ben hòa bình -> đó là phần
thưởng xứng đáng ghi nhận những đóng góp
của ông cho "một thế giới được tổ chức tốt
hơn và hóa bình hơn".
2. Tác phẩm:
- Là thông điệp của Cô-phi An - nan kêu gọi
- Gv: Trình bày hoàn cảnh ra nhân dân thế giới nhân ngày phòng chống
đời của tác phẩm? Có ý nghĩa AIDS, 1-12-2003.
gì?
- Thông điệp được công bố sau hơn 2 năm
- Hs: Dựa vào sự chuẩn bị bài ông ra Lời kêu gọi hành động chống đại dịch
học ở nhà và phần Tiểu dẫn SGK HIV/AIDS và kêu gọi thành lập Quỹ Sức
để trình bày.
khỏe và AIDS toàn cầu 4/2001. -> Chứng tỏ:
quyết tâm bền bỉ của ông trong cuộc đấu
tranh với hiểm họa của nhân loại.
-> Gv nhận xét, đánh giá và hệ II. Văn bản:
1. Đọc – xác định bố cục của văn bản:
thống.
-> Gv mở rộng thêm để HS trao - Đọc diễn cảm:
đổi những hiểu biết về - Bố cục: 3 phẩn:
+ Mở đầu: Nhắc lại việc cam kết của các
HIV/AIDS.
quốc gia và Tuyên bố về cam kết phòng
chống HIV/AIDS.
HD HS tìm hiểu Văn bản
+ Triển khai: Nhìn lại tình hình thực hiện
* HD đọc và xác định bố cục:
- Gv HD đọc văn bản (rõ ràng, phòng chống AIDS và Nhiệm vụ cấp bách,
thể hiện cảm xúc của người viết: quan trọng hàng đầu trong việc phòng chống
tâm huyết, trách nhiệm, khẩn AIDS
thiết) và xác định bố cục của văn + Kết thúc: Lời kêu gọi phòng chống AIDS
bản? Từ đó xác định bản thông => Thông điệp – Kêu gọi cùng chung sức
điệp nêu lên vấn đề gì (luận đề phòng chống đại dịch HIV/AIDS.
của văn bản)?
- Hs trình bày.
Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn
qua chuyên đề dạy học trên trường học kết nối
14
- Gv: Nếu phải trình bày luận đề
đó anh/chị sẽ triển khai theo
những luận điểm nào?
-> Hs thảo luận và trình bày.
- Hs xác định các luận điểm
chính của thông điệp mà C. An –
nan đã lập luận để làm rõ vấn đề
trên.
- Hs trình bày.
-> Gv nhận xét, đánh giá.
* HD phân tích Văn bản.
- Phân tích luận điểm mở đầu:
- Gv: Cách đặt vấn đề của C.
An-nan có gì đặc sắc? Rút ra
nhận xét?
- Hs trình bày.
-> Gv nhận xét, đánh giá.
- Phân tích các luận điểm triển
khai:
- Gv: Để làm rõ vấn đề trên, C.
An –nan đã triển khai bằng các
luận điểm nào?
- Hs trình bày.
-> Gv nhận xét, đánh giá.
- Gv: Vì sao tác giả cho rằng đó
là vấn đề cần phải đặt lên hàng
đầu trong chương trình nghị sự
về chính trị và hành động thực
tế của mỗi quốc gia và cá nhân?
- Hs trình bày.
-> Gv nhận xét, đánh giá.
- Gv gợi ý, hướng dẫn để Hs
phân tích làm sáng tỏ Tình hình
đại dịch AIDS trên thế giới
thông qua hai luận điểm chính:
Thế giới đã có nỗ lực quan
trọng và Đại dịch AIDS đang là
2. Đọc, hiểu chi tiết:
a. Phần mở đầu:
- Nhắc lại việc cam kết của các quốc gia trên
thế giới để đánh bại căn bệnh HIV/AIDS
vào năm 2001.
- Tuyên bố về cam kết phòng chống
HIV/AIDS của quốc gia đó.
-> Cơ sở mang tính pháp lý về việc phòng
chống HIV/AIDS của các quốc gia trên thế
giới.
-> Cách mở đầu tự nhiên nhưng có sức
thuyết phục cao.
b. Phần triển khai:
* Tình hình đại dịch AIDS trên thế giới:
+ Thế giới đã có nỗ lực quan trọng:
- Ngân sách dành cho phòng chống HIV
tăng lên đáng kể, sự cam kết của từng quốc
gia.
- Quỹ toàn cầu về phòng chống AIDS, lao và
sốt rét đã được thông qua.
- Các quốc gia đã xây dựng chiến lược
phòng chông HIV/AIDS.
- Các tổ chức, công ty, nhiều nhóm từ thiện
đã chung tay vào ứng phó với đại dịch này
+ Đại dịch AIDS đang là hiểm họa lớn
(thực trạng)
- Dịch HIV/AIDS vẫn đang hoành hành, gây
tỉ lệ tử vong cao và không có dấu hiệu suy
giảm.
- Mỗi phút đồng hồ có 10 người bị nhiễm
HIV.
- Tuổi thọ người dân bị giảm sút, tốc độ lây
lan đáng báo động ở phụ nữ.
- Bệnh dịch đang lan rộng nhanh đặc biệt là
khu vực Đông Âu, Châu Á, từ dãy núi Uran đến Thái Bình Dương.
=> AIDS là đại dịch là hiểm hoạ cho đời
sống của dân tộc và nhân loại. Tác giả thể
hiện một tầm nhìn rộng lớn, xứng đáng với
cương vị của một người đang gánh vác trọng
trách Tổng thư ký Liên Hợp quốc.
* Nhận xét nghệ thuật lập luận:
Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn
qua chuyên đề dạy học trên trường học kết nối
15
hiểm họa lớn (thực trạng)
- Để tăng sức thuyết phục, C. An – nan
không chỉ nắm vững điều ông cần thông báo
mà còn đưa vào không ít số liệu, tình hình
cụ thể được cung cấp một cách chọn lọc, rất
- Gv: Nhận xét về nghệ thuật lập kịp thời.
luận của C. An-nan khi trình bày - C. An-nan còn thành công trong việc lựa
tình hình đại dịch AIDS?
chọn và sáng tạo những cách thức thích hợp
- Hs trình bày.
để những giữ kiện, những con số đưa vào có
-> Gv nhận xét, đánh giá.
thể tác động mạnh mẽ nhất, hiệu quả nhất.
=> Với cách tổng kết đó có trọng tâm, có
điểm nhấn và có sức thuyết phục cao.
c. Phần kết thúc:
* Lời kêu gọi thế giới chung tay phòng chống
AIDS.
- Phân tích luận điểm kết thúc:
- Gv: Trước hiểm hoạ của AIDS,
cuối cùng C.An – nan đã đưa ra
điều?
- Hs trình bày.
-> Gv nhận xét, đánh giá.
- Gv: Nhận xét về nghệt thuật
lập luận của C. An-nan khi kêu
gọi thế giới chung tay phòng
chống đại dịch AIDS?
- Hs trình bày.
-> Gv nhận xét, đánh giá.
* HD rút ra kết luận.
- Gv: Rút ra cảm nhận về bản
thông điệp và tình cảm, thái độ
của C. An – nan trước đại dịch
AIDS?
- Hs thảo luận và trình bày.
- Không nên phân biệt, kì thị, không ảo
tưởng đứng ngoài cuộc, im lặng là đồng
nghĩa với cái chết.
- Cùng tôi đánh đổ các thành luỹ của sự im
lặng, kì thị và phân biệt đối xử đang vây
quanh bệnh dịch này.
- Hãy sát cánh cùng tôi, cuộc chiến đấu
chống lại HIV/AIDS bắt đầu từ chính bạn.
* Nhận xét nghệ thuật lập luận: Cách lập
luận chặt chẽ có sức lôi cuốn cao.
- Tìm cách nén chặt ngôn từ, sao cho có thể
nói được nhiều ý nghĩ, tình cảm lớn lao bằng
một số lời tối giản.
- Tạo ra những câu văn cô đọng, hình ảnh dễ
hình dung và gợi cảm. Chúng mang vẻ đẹp
của sự sâu sắc và cô đúc.
- Vận dụng sáng tạo các thao tác so sánh và
bác bỏ để tránh sự sao mòn đồng thời làm
cho câu văn thêm sống động, thấm thía.
3. Kết luận.
- Thông điệp của C. An-nan là một văn bản
nhật dụng đồng thời là một văn bản chính
luận đặc sắc trong xây dựng hệ thống luận
điểm, luận cứ, trong bố cục, lập luận và diễn
đạt hành văn.
- Tác giả là một con người có trái tim nhân
hậu, chan chứa yêu thương một tấm lòng
nhân đạo sâu sắc ở ông có tầm nhìn sâu rộng
đối với sự vận động không ngừng của sự
Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn
qua chuyên đề dạy học trên trường học kết nối
16
-> Gv nhận xét, đánh giá.
sống, luôn quan tâm đến vận mệnh của loài
người hơn bao giờ hết. Là một người sống vì
công việc vì sự ổn định tốt đẹp của toàn
nhân loại.
III. Tổng kết
- Không ai có thể cố thủ trong thành luỹ của
sự im lặng, để lãng tránh trách nhiệm tham
HD HS tổng kết bài học:
gia vào cuộc chiến đấu chống lại đại dịch
-> Rút ra bài học kinh nghiệm HIV/AIDS.
cho bản than.
- Không nên giữ thái độ phân biệt đối xử với
những người nhiễm HIV/AIDS.
Bước 4. Tổ chức dạy học và dự giờ.
Trên cơ sở các chuyên đề đã được xây dựng, tổ Ngữ văn chúng tôi phân
công giáo viên giáo viên thực hiện bài học để các tổ viên khác dự giờ, phân tích
và rút kinh nghiệm về giờ dạy. Khi dự giờ các giáo viên cần tập trung quan sát
hoạt động học của học sinh thông qua việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ học
tập với yêu cầu cụ thể.
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Báo cáo kết quả thảo luận:
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 5. Phân tích rút kinh nghiệm.
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh: thực hiện trên lớp, thông qua giờ
kiểm tra 90ph. Kết quả kiểm tra là một trong các căn cứ để đánh giá mức độ tiếp
thu của học sinh với giờ học và hiệu quả giờ dạy.
- Thảo luận, đánh giá của cá nhân trong tổ chuyên môn: thực hiện thảo luận
trực tiếp bằng tài khoản truongtructuyen.edu.vn.
- Kết luận của tổ chuyên môn sau khi họp đánh giá, rút kinh nghiệm: ghi
chép trong biên bản họp tổ.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA CHUYÊN ĐỀ SINH HOẠT CHUYÊ MÔN
TRƯỜNG THPT LAM KINH
Chuyên đề số: 01
Học Kỳ 1. Năm học 2015 – 2016
Thanh Hóa, ngày 09 tháng 10 năm 2015
BIÊN BẢN SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN
PHÂN TÍCH, RÚT KINH NGHIỆM BÀI HỌC
THẢO LUẬN VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO
CHUYÊN ĐỀ
TỔ : VĂN
Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn
qua chuyên đề dạy học trên trường học kết nối
17
TÊN CHUYÊN ĐỀ:
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA BÀI
“THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG AIDS, 112-2003”
(Cô-phi An-nan, ngữ văn 12, ban Cơ bản)
I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, THÀNH PHẦN
- Thời gian: 14h30 ngày 09 tháng 10 năm 2015.
- Địa điểm: phòng học lớp 10A1- Trường THPT Lam Kinh.
- Thành phần: giáo viên tổ bộ môn Ngữ văn (8 đ/c).
II. NỘI DUNG SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN
1. Phân tích, rút kinh nghiệm sau khi thực hiện chuyên đề:
1.1. Kế hoạch và tài liệu học:
- Có sự phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương
pháp dạy học được sử dụng.
- Mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi
nhiệm vụ học tập rõ ràng, khoa học, có hệ thống.
- Thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng phù hợp với các hoạt động tổ
chức dạy học, đem lại hiệu quả tích cực.
- Phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của
học sinh căn bản phù hợp, sát với đối tượng, có sự phân loại đối tượng hợp lý.
Tuy nhiên, phương án kiểm tra, đánh giá cần có tính bao quát hơn với nội dung
thực hiện chuyên đề.
1.2. Tổ chức hoạt động học cho học sinh:
- Bài học tạo được sự sinh động, hấp dẫn với học sinh. Phương pháp và
hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập đạt được hiệu quả.
- Các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi
thực hiện nhiệm vụ học tập tương đối hợp lý. Hoạt động nhóm của học sinh
được tiến hành chủ động, không gượng ép, chiếu lệ.
1.3. Hoạt động của học sinh:
- Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học
sinh trong lớp chưa cao. Một số học sinh tỏ ra chây lười, ỷ lại, thiếu chủ động và tự
giác.
- Đa số học sinh có sự tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác trong việc thực
hiện các nhiệm vụ học tập.
-- Việc tham gia trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
của học sinh cần được phát huy tốt hơn nữa, đặc biệt với đối tượng học sinh yếu, kém. Cần
có biện pháp khuyến khích các em thể hiện quan điểm của bản thân, vượt qua mặc cảm, sự
rụt rè, nhút nhát.
- Đã đảm bảo được sự đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập của học sinh. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra, đánh giá cần thực hiện thường
xuyên, toàn diện hơn.
2. Thảo luận và báo các kết quả tổ chức dạy học theo chuyên đề:
Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn
qua chuyên đề dạy học trên trường học kết nối
18
2.1. Thảo luận, bổ sung – hoàn thiện nội dung chuyên đề:
- Phần thiết kế tiến trình dạy học nên thực hiện nội dung tích hợp giáo dục
kỹ năng sống ngay trong từng hoạt động, tách ra thành một hoạt động riêng
khiến thời gian tổ chức hoạt động kéo dài hơn, và việc củng cố kiến thức cho
học sinh theo từng trọng điểm khó khăn hơn.
- Phần Đọc – hiểu: làm rõ hơn nữa lời kêu gọi của tác giả đối với công tác
phòng chống HIV/AIDS. Đây là chủ đề chính của bức thông điệp.
2.2. Báo cáo kết quả tổ chức dạy học theo chuyên đề:
- Đã thực hiện đúng tiến trình kế hoạch.
- Đạt được mục đích đề ra khi xây dựng kế hoạch và nội dung chuyên đề.
III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
- Cần tăng cường, bổ sung thêm sách báo, tài liệu tham khảo, tư liệu điện
tử, video, tranh ảnh… có liên quan đến các vấn đề xã hội nóng bỏng hiện nay.
Ký duyệt của BGH
Tổ trưởng chuyên môn
Người ghi biên bản
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
NGUYỄN VĂN NAM
HÀ THỊ HƯƠNG
NGUYỄN HUYỀN TRANG
III. NHỮNG THÀNH QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Sinh hoạt chuyên đề dạy học trên trường học kết nối tại tổ Ngữ văn trường
THPT Lam Kinh trong hai năm học 2014 – 2015, 2015 – 2016 về cơ bản đã đạt
được được các mục tiêu đề ra, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất
lượng giáo dục của nhà trường, được sở GD & ĐT Thanh Hoá và BGH nhà
trường đánh giá cao. Cụ thể :
- Kế hoạch sinh hoạt chuyên đề dạy học trên trường học kết nối đã được
xây dựng khoa học. Nội dung chuyên đề đã được lựa chọn đa dạng và xuất phát
từ các vấn đề trong thực tế giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường.
Qui mô sinh hoạt chuyên đề đa dạng góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt
chuyên môn của tổ. Khả năng sử dụng CNTT ở các thành viên được nâng cao
qua hình thức thảo luận trên « Trường học kết nối ».
- Từ những những tìm kiếm ban đầu( năm học 2013 – 2014), mẫu chuyên
đề trường học kết nối của tổ Văn đã được lấy làm mẫu chung cho tất cả các tổ
trong trường THPT Lam Kinh trong những năm học tiếp theo.
- Được sở GD & ĐT Thanh Hoá tuyên dương là đơn vị có nhiều sáng tạo
trong xây dựng các chuyên đề trên trường học kết nối.
=> Căn cứ vào kết quả trên trên , có thể thấy rằng: Nâng cao chất lượng
sinh hoạt tổ chuyên môn qua chuyên đề dạy học trên trường học kết nối là
công việc cần thực hiện của các tổ chuyên môn trong nhà trường THPT.
Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn
qua chuyên đề dạy học trên trường học kết nối
19
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Từ sự phân tích trên , có thể khẳng định Nâng cao chất lượng sinh hoạt
tổ chuyên môn qua chuyên đề dạy học trên trường học kết nối là việc làm có
hiệu quả của các tổ chuyên môn trong nhà trường THPT.
Nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn trong trường THPT, tập trung vào
thực hiện đổi mới PPDH và KTĐG theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Bước đầu giúp cho cán bộ quản lý, giáo viên biết lựa chọn nội dung để xây dựng các
chuyên đề dạy học trên trường học kết nối. Từ đó hướng tới thống nhất phương thức
tổ chứa và quản lý các hoạt động chuyên môn của trường THPT Lam Kinh... Với
suy nghĩ đó, tôi đã cố gắng tìm tòi, nghiên cứu đổi mới phương pháp, nhằm nâng cao
hiệu quả của các buổi sinh hoạt chuyên môn của bộ môn Ngữ Văn tạo hứng thú cho
đồng nghiệp trong nghiên cứu. Những cách làm ấy tuy nhỏ, nhưng nó đã phần nào
trả lại vị trí xứng đáng của những buổi sinh hoạt chuyên môn ở trường phổ thông
hiện nay.
Trên đây là những kinh nghiệm bản thân tôi đã rút ra từ thực tế quản lý tổ
chuyên môn ở trường THPT 10 năm qua. Với những suy nghĩ trên và bằng thể
nghiệm của chính mình, những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ
chuyên môn qua chuyên đề dạy học trên trường học kết nối đã giúp tôi và các
đồng nghiệp đạt những kết quả nhất định. Có thể cách làm của tôi trong việc quản
lý còn nhiều điểm hạn chế, chưa phù hợp với một số nơi, một số đối tượng. Nhưng
với mong muốn góp phần nhỏ vào công cuộc đổi mới quản lý và nâng cao chất
lượng giảng dạy môn Ngữ Văn, tôi đã mạnh dạn tiến hành thực nghiệm và trao đổi.
Rất mong được sự đóng góp của các đồng nghiệp có kinh nghiệm.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của BGH trường
Thanh Hóa ngày 21 – 05 – 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Hà Thị Hương
Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn
qua chuyên đề dạy học trên trường học kết nối
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công văn 5555/ BGDĐT – GDTrH v/v hướng dẫn sinh hoạt chuyên
môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, tổ chức và quản lý
các hoạt động chuyên môn của trường trung học/ trung tâm giáo dục thường
xuyên qua mạng. Hà Nội ngày 8/10/ 2014
Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn
qua chuyên đề dạy học trên trường học kết nối
21
PHỤ LỤC
SỞ GD-ĐT THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LAM KINH
TỔ: Văn
CHUYÊN ĐỀ SINH HOẠT CHUYÊN
MÔN
Chuyên đề số: 01
Học kỳ 1. Năm học 2015-2016
1. TÊN CHUYÊN ĐỀ:
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA BÀI
“THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG AIDS, 1-122003”
(Cô-phi An-nan, ngữ văn 12, ban Cơ bản)
2. CƠ SỞ XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ:
a. Nội dung trong chương trình hiện hành.
Đây là một văn bản mới trong chương trình. Thông điệp của Cô-phi An-nan
đề cập đến một vấn đề bức thiết của xã hội là căn bệnh thế kỉ AIDS.
Thông điệp của C. An – nan có tính nhật dụng cao. Thông điệp bàn luận về
một vấn đề xã hội quan tâm. Vấn đề phòng chống HIV/AIDS đang đặt ra những
thách thức nan giải cho toàn nhân loại. Thông điệp là một hồi chuông thức tỉnh
nhân loại trên hành trình phòng chống AIDS.
b. Lý do xác định chuyên đề:
- Trong giờ tổ chức đọc – hiểu văn bản, đa số giáo viên mới chỉ tập trung
hướng dẫn học sinh đọc – hiểu một số vấn đề trọng tâm về nội dung và nghệ
thuật, hoặc chú trọng nhiều đến tìm hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại (văn
nghị luận). Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng cơ bản nhất vẫn là
do thời lượng quy định trong phân phối chương trình cho nội dung này không
cho phép các thầy cô có thể đa dạng hóa hình thức và nội dung bài học.
- Giáo dục kỹ năng phòng chống AIDS cho học sinh là rất cần thiết. Việc
tích hợp nội dung này trong việc tổ chức hoạt động dạy học cho bài học “Thông
điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003” sẽ giúp giờ học thêm
sinh động, hấp dẫn, có tính thực tiễn và hiệu quả hơn; đồng thời cũng góp phần
tích cực trong việc truyền tải những nội dung quan trọng mà tổng thư ký LHQ
Cô-phi An-nan muốn gửi gắm tới nhân dân toàn thế giới. Quan trọng hơn, học
Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn
qua chuyên đề dạy học trên trường học kết nối
22
sinh được củng cố, trang bị thêm những kiến thức, kỹ năng phòng chống AIDS,
xác định được thái độ đúng đắn trong việc phòng chống đại dịch thế kỷ thông
qua một giờ học văn sôi nổi, hứng thú, bổ ích.
3. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
3.1. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm:
3.1.1. Tác giả: Cô-phi An-nan (8-4-1938)
- Là người da đen đầu tiên được bầu vào chức vụ Tông thư ký -> Đó là sự
chiến thắng của tinh thần bình đẳng, bình quyền của nhân loại đồng thời là sự
thừa nhận những phẩm chất ưu tú của cá nhân C. An-nan.
- Năm 2001, Cô-phi An-nan được trao giải thưởng Nô-ben hòa bình -> đó là
phần thưởng xứng đáng ghi nhận những đóng góp của ông cho "một thế giới
được tổ chức tốt hơn và hóa bình hơn".
3.1.2. Tác phẩm:
- Là thông điệp của Cô-phi An - nan kêu gọi nhân dân thế giới nhân ngày
phòng chống AIDS, 1-12-2003.
- Thông điệp được công bố sau hơn 2 năm ông ra Lời kêu gọi hành động
chống đại dịch HIV/AIDS và kêu gọi thành lập Quỹ Sức khỏe và AIDS toàn cầu
4/2001. Chứng tỏ: quyết tâm bền bỉ của ông trong cuộc đấu tranh với hiểm họa
của nhân loại.
3.2. Đọc – hiểu văn bản:
3.2.1. Phần mở đầu:
- Nhắc lại việc cam kết của các quốc gia trên thế giới để đánh bại căn bệnh
HIV/AIDS vào năm 2001.
- Tuyên bố về cam kết phòng chống HIV/AIDS của quốc gia đó.
-> Cơ sở mang tính pháp lý về việc phòng chống HIV/AIDS của các quốc
gia trên thế giới.
-> Cách mở đầu tự nhiên nhưng có sức thuyết phục cao.
3.2.2. Phần triển khai:
* Tình hình đại dịch AIDS trên thế giới:
+ Thế giới đã có nỗ lực quan trọng:
- Ngân sách dành cho phòng chống HIV tăng lên đáng kể, sự cam kết của
từng quốc gia.
- Quỹ toàn cầu về phòng chống AIDS, lao và sốt rét đã được thông qua.
- Các quốc gia đã xây dựng chiến lược phòng chông HIV/AIDS.
- Các tổ chức, công ty, nhiều nhóm từ thiện đã chung tay vào ứng phó với
đại dịch này
+ Đại dịch AIDS đang là hiểm họa lớn (thực trạng)
- Dịch HIV/AIDS vẫn đang hoành hành, gây tỉ lệ tử vong cao và không có
dấu hiệu suy giảm.
- Mỗi phút đồng hồ có 10 người bị nhiễm HIV.
- Tuổi thọ người dân bị giảm sút, tốc độ lây lan đáng báo động ở phụ nữ.
Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn
qua chuyên đề dạy học trên trường học kết nối
23
- Bệnh dịch đang lan rộng nhanh đặc biệt là khu vực Đông Âu, Châu Á, từ
dãy núi U- ran đến Thái Bình Dương.
=> AIDS là đại dịch là hiểm hoạ cho đời sống của dân tộc và nhân loại. Tác
giả thể hiện một tầm nhìn rộng lớn, xứng đáng với cương vị của một người đang
gánh vác trọng trách Tổng thư ký Liên Hợp quốc.
* Nhận xét nghệ thuật lập luận:
- Để tăng sức thuyết phục, C. An – nan không chỉ nắm vững điều ông cần
thông báo mà còn đưa vào không ít số liệu, tình hình cụ thể được cung cấp một
cách chọn lọc, rất kịp thời.
- C. An-nan còn thành công trong việc lựa chọn và sáng tạo những cách thức
thích hợp để những giữ kiện, những con số đưa vào có thể tác động mạnh mẽ
nhất, hiệu quả nhất.
=> Với cách tổng kết đó có trọng tâm, có điểm nhấn và có sức thuyết phục
cao.
3.2.3. Phần kết thúc:
* Lời kêu gọi thế giới chung tay phòng chống AIDS.
- Không nên phân biệt, kì thị, không ảo tưởng đứng ngoài cuộc, im lặng là
đồng nghĩa với cái chết.
- Cùng tôi đánh đổ các thành luỹ của sự im lặng, kì thị và phân biệt đối xử
đang vây quanh bệnh dịch này.
- Hãy sát cánh cùng tôi, cuộc chiến đấu chống lại HIV/AIDS bắt đầu từ
chính bạn.
* Nhận xét nghệ thuật lập luận: Cách lập luận chặt chẽ có sức lôi cuốn cao.
- Tìm cách nén chặt ngôn từ, sao cho có thể nói được nhiều ý nghĩ, tình cảm
lớn lao bằng một số lời tối giản.
- Tạo ra những câu văn cô đọng, hình ảnh dễ hình dung và gợi cảm. Chúng
mang vẻ đẹp của sự sâu sắc và cô đúc.
- Vận dụng sáng tạo các thao tác so sánh và bác bỏ để tránh sự sao mòn đồng
thời làm cho câu văn thêm sống động, thấm thía.
3.3. Nội dung tích hợp giáo dục kỹ năng sống:
+ Kỹ năng tự nhận thức: đây là căn bệnh thế kỷ có tính chất nóng bỏng toàn
cầu. Từ đó xác định được trách nhiệm của mỗi cá nhân khi tham gia vào cuộc
chiến đấu này và có những hành động thiết thực góp phần vào việc ngăn chặn sự
lây lan của căn bệnh thế kỷ.
+ Kỹ năng giao tiếp và trình bày ý tưởng: Thảo luận, trao đổi với bạn bè,
thầy cô về hiện tượng của căn bệnh và tham gia vào việc phòng chống AIDS
hiện nay. Từ đó chỉ ra nguyên nhân, tác hại và nguy cơ lây lan của căn bệnh thế
kỷ, những giải pháp góp phần vào cuộc chiến này.
+ Kỹ năng ra quyết định: Xác định đây là việc làm quan trọng và sự bức
thiết của công cuộc phòng chống HIV/ AIDS đối với toàn nhân loại và mỗi cá
nhân, từ đó nhận thức rõ trách nhiệm của mỗi quốc gia và từng cá nhân trong
việc sát cánh, chung tay đẩy lùi hiểm hoạ.
3.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy – học:
Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn
qua chuyên đề dạy học trên trường học kết nối
24
ĐỀ KIỂM TRA
(Thời gian 90 phút)
Phần I: Đọc hiểu
Câu 1: ( 3,0 điểm):
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi phía dưới:
... “Đó là lý do chúng ta phải công khai lên tiếng về AIDS. Dè dặt, từ chối
đối mặt với sự thật không mấy dễ chịu này, hoặc vội vàng phán xét đồng loại
của mình, chúng ta sẽ không đạt được tiến độ hoàn thành các mục tiêu đề ra,
thậm chí chúng ta còn bị chậm hơn nữa, nếu sự kỳ thị và phân biệt đối xử vẫn
tiếp tục diễn ra đối với những người bị HIV/AIDS. Hãy đừng để một ai có ảo
tưởng rằng chúng ta có thể bảo vệ được chính mình bằng cách dựng lên các bức
rào ngăn cách giữa “chúng ta” và “họ”. Trong thế giới khốc liệt của AIDS,
không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với
cái chết.”...
(Trích Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003. Côphi An-nan)
a. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? ? ( 0,5 điểm).
b. Đọc đoạn văn trên em hiểu “chúng ta” là đối tượng nào, “họ” là đối
tượng nào? ( 0,5 điểm).
c. Đọc đoạn văn trên em hiểu “im lặng” có nghĩa là gì? “công khai lên tiếng
về AIDS” có nghĩa là gì? ( 0,5 điểm).
d. Phân tích ý nghĩa của câu văn sau trong đoạn trên: Trong thế giới đó, im
lặng đồng nghĩa với cái chết. ( 0,5 điểm).
e. Xét về phương thức biểu đạt đoạn văn trên trên thuộc loại văn bản nào? Vì
sao? ( 0,5 điểm).
g. Theo anh (chị) thông điệp mà tác giả muốn nói với người đọc trong đoạn
văn trên là gì? (0,5 điểm).
Phần II: Làm văn
Câu 2: ( 70 điểm):
Hãy viết bài nghị luận trình bày suy nghĩ của anh (chị) về thái độ đổi xử với
những người bị nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam hiện nay.
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI
Phần I: Đọc hiểu
Câu 1:
a. Nêu nội dung chính của đoạn văn? ( 0,5 điểm)
- Tác giả nêu nhiệm vụ, đề nghị mọi người phải nỗ lực phòng chống
HIV/AIDS nhiều hơn nữa:
+ Ai cũng phải phòng chống HIV/AIDS.
+ Phòng chống HIV/AIDS là nhiệm vụ của chúng ta.
- Tác giả đề nghị mọi người không lẩn tránh trách nhiệm phòng chống
HIV/AIDS ; không vội vàng phán xét đồng loại, không kì thị và phân biệt đối xử
với những người đã mắc bệnh HIV/AIDS.
Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn
qua chuyên đề dạy học trên trường học kết nối
25