Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Nâng cao hiệu quả hướng dẫn học sinh trường THPT thường xuân 2 phân tích tác phẩm văn xuôi qua sự đối sánh văn bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.71 KB, 19 trang )

Mục lục
Mục
Mục lục
Mở đầu
- Lí do chọn đề tài
- Mục đích nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lí luận, thực trạng và giải pháp cho vấn đề
- Cơ sở lí luận
- Thực trạng của vấn đề
- Giải pháp và tổ chức thực hiện
Đối sánh các văn bản về nội dung tư tưởng
Đối sánh các văn bản về nghệ thuật
- Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
- Kết luận, kiến nghị
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục

Trang
1
1
2
3
3
3
3
4
5
6
8


12
13
15
16

1


NÂNG CAO HIỆU QUẢ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TRƯỜNG THPT
THƯỜNG XUÂN 2 PHÂN TÍCH TÁC PHẨM VĂN XUÔI QUA SỰ ĐỐI
SÁNH VĂN BẢN
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Phân tích tác phẩm văn xuôi là một hoạt động có vai trò quan trọng trong
quá trình dạy học môn Ngữ văn. Ở trường THPT, học sinh được tiếp cận với
nhiều tác phẩm văn xuôi có sự phức tạp cả về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật,
nên yêu cầu phân tích loại hình tác phẩm này cũng cần có nhiều biện pháp,
phương pháp khác nhau.
Đối chiếu, so sánh trong hướng dẫn học sinh phân tích tác phẩm văn xuôi
tuy không phải là phương pháp mới, nhưng lâu nay đa số giáo viên và học sinh
mới chỉ dừng lại ở khía cạnh đối chiếu trong phạm vi một tác giả, tác phẩm nên
hiệu quả chưa thực sự tốt, nhất là trong cách nhìn bao quát vấn đề văn học.
Trong khi lí thuyết liên văn bản cho rằng “Mỗi văn bản là một liên văn bản;
những văn bản khác có mặt trong nó ở các cấp độ khác nhau dưới những hình
thái ít nhiều nhận thấy được: những văn bản của văn hóa trước đó và những
văn bản của văn hóa thực tại xung quanh. Mỗi văn bản đều như là một tấm vải
mới được dệt bằng những trích dẫn cũ”. Đó là cơ sở để chúng ta có thể nhìn
nhận, xem xét các tác phẩm văn học trong một mối liên hệ qua lại với nhau.
Xuất phát từ tính chất liên văn bản của các tác phẩm văn học và thực tế
dạy học học sinh các lớp định hướng các môn khoa học xã hội, tôi đã mạnh dạn

đề xuất thực hiện đối sánh mang tính hệ thống, quy chiếu nhiều văn bản nhằm
giúp học sinh vừa có sự củng cố kiến thức đã học, khái quát vừa mở rộng hiểu
biết nhiều vấn đề của tác phẩm văn xuôi vốn còn khá khó với trình độ các em.
Đề tài Nâng cao hiệu quả hướng dẫn học sinh THPT Thường Xuân 2 phân tích
tác phẩm văn xuôi qua sự đối sánh văn bản được triển khai từ lí do như vậy.
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đối với quá trình dạy học Ngữ văn ở trường THPT Thường Xuân 2:
hướng tới xây dựng được cơ sở lí thuyết để giúp học sinh nâng cao năng lực
phân tích tác phẩm văn xuôi thông qua sự đối chiếu, so sánh một số văn bản.
Trên cơ sở lí thuyết ấy, các em có thể áp dụng phương pháp này vào phân tích
một văn bản mới. Đề tài này cũng nhằm xây dựng một hệ quy chiếu văn bản để
giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học luôn liên hệ, mở rộng vấn đề mỗi
khi khám phá một tác phẩm văn xuôi.
Đối với quá trình đổi mới phương pháp dạy học hướng đến sự phát triển
năng lực học sinh hiện nay: đề tài này góp phần vào việc hình thành năng lực tự
xây dựng phương pháp đọc hiểu văn bản văn học nói chung, văn bản văn xuôi
nói riêng, qua đó các em có thể tự kiểm tra, đánh giá được năng lực cảm thụ văn
học của bản thân. Đồng thời, người viết cũng luôn trăn trở và mong muốn làm
cho học sinh bớt cảm giác căng thẳng, nặng nề trong học tập môn Ngữ văn, để
các em thấy rõ được sự gần gũi giữa tác phẩm văn học và đời sống. Đây là mục
tiêu chung của cả quá trình đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
2


1.3. Đối tượng nghiên cứu
Với mục tiêu đã đặt ra, đề tài này tập trung vào việc hướng dẫn học sinh
các lớp mũi nhọn phân tích tác phẩm văn xuôi qua đối chiếu, so sánh các vấn đề
về nội dung và hình thức nghệ thuật của các tác phẩm văn xuôi ở chương trình
THPT. Từ đó đề tài cũng tập trung đánh giá sự tiến bộ của học sinh trong đọc
hiểu tác phẩm, và đánh giá sự phát triển năng lực phân tích văn bản văn xuôi

nghệ thuật của các em.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng những phương pháp sau đây để
thực hiện các vấn đề đặt ra:
- Đọc, tổng hợp các tài liệu nghiên cứu lí thuyết về phân tích tác phẩm văn xuôi
trong nhà trường, các vấn đề về lí luận văn học liên quan đến tác phẩm tự sự.
- Phân tích dữ liệu trong các tác phẩm được lựa chọn để xây dựng cơ sở lí thuyết
cho đề tài.
- Phân tích, thông kê số liệu thực nghiệm dạy học theo phương pháp đề xuất.
2. Cơ sở lí luận, thực trạng và giải pháp cho vấn đề
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề
Dạy học Ngữ văn nói chung, hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản văn
xuôi nói riêng là nhiệm vụ quan trọng trong việc giáo dục thẩm mĩ, giáo dục giá
trị cho học sinh THPT. Trong đó vấn đề hướng dẫn học sinh phân tích tác phẩm
văn xuôi là một trong những nhiệm vụ quan trọng và rất khó khăn. Hiện nay,
việc đọc hiểu văn bản đã trở thành một yêu cầu căn bản và đã được chú trọng
vào đổi mới phương dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá. PGS.TS Phan
Huy Dũng trong một công trình khoa học giáo dục chỉ ra rằng: “Dạy học văn,
cụ thể là dạy học đọc hiểu văn bản, không phải là nghiên cứu – phê bình văn
học nhưng có mối liên hệ tất yếu với nó…sự cần thiết của việc vận dụng lí
thuyết liên văn bản… không chỉ giúp ta hiểu sâu về thuộc tính bản thể của một
văn bản văn học nói chung mà còn tạo điều kiện để ta tìm ra cách tiếp cận phù
hợp, đáng tin cậy đối với những sáng tác mang tâm thức thời đại” .
Lí thuyết tiếp nhận văn học cũng đề cao quá trình tiếp nhận sáng tạo của
người đọc đối với tác phẩm tự sự. Ingarder giải thích rõ thêm và khẳng định tác
phẩm sẽ được cụ thể hóa trong quá trình tiếp nhận của người đọc: Tác phẩm văn
chương tự thân nó, chỉ như là một bộ xương, sẽ được người đọc bổ sung và bù
đắp ở một loại phương diện, nhưng trong một số trường hợp, nó cũng bị biến
đổi hoặc bóp méo. Chỉ dưới cái diện mạo mới, đầy đủ và cụ thể hơn này (mặc
dù giờ đây vẫn chưa được hoàn toàn cụ thể), tác phẩm cùng với những bổ sung

cho nó mới là đối tượng của tiếp nhận và khoái cảm thẩm mĩ. Theo đó, mỗi tác
phẩm văn học ra đời đều chứa đựng những đặc trưng về văn hóa – dân tộc của
ngôn ngữ và tư duy của tác giả đó. Những nhà văn có cùng một “mã” văn hóa sẽ
có ít nhiều điểm tương đồng trong sáng tác của họ, tạo nên tính liên văn bản,
“trường văn bản”. Đây là cơ sở để thực hiện việc so sánh, đối chiếu tác phẩm.
Lí thuyết liên văn bản khẳng định bản thân mỗi tác phẩm văn học nằm
trong một liên văn bản. Khẳng định ấy là tiền đề giúp chúng ta có một cái nhìn
3


đại cục về tác phẩm, qua đó tìm ra những phương pháp tối ưu cho cách tìm hiểu,
khám phá văn bản.
Hướng dẫn học sinh phân tích tác phẩm văn xuôi trong dạy học từ trước
tới nay đã có nhiều công trình nghiên cứu từ cấp quản lí vĩ mô cho đến cấp cơ
sở, giáo viên trực tiếp giảng dạy. Có thể kể ra các công trình: Đọc hiểu văn bản
– khâu đột phá trong dạy học văn hiện nay của giáo sư Trần Đình Sử; Về việc
vận dụng lí thuyết liên văn bản vào dạy học Ngữ văn ở trường THPT hiện nay
của PGS-TS Phan Huy Dũng…
Việc hướng dẫn học sinh phân tích một văn bản văn xuôi có những thuận
lợi và khó khăn riêng của nó, nhất là trong bối cảnh dạy học văn hiện nay.
Những điều kiện này đặt ra yêu cầu cần phải vận dụng những phương pháp dạy
học sáng tạo, phù hợp và hấp dẫn học sinh để việc phân tích đạt được hiệu quả
mong muốn. So sánh, đối chiếu các văn bản khi hướng dẫn học sinh phân tích
tác phẩm là một trong những phương pháp hiệu quả trong điều kiện dạy học ở
trường THPT thời đại thông tin đến với con người rất đa dạng, đa chiều ngày
nay.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Việc hướng dẫn học sinh phân tích tác phẩm văn xuôi trong nhà trường
thông qua sự đối sánh văn bản cũng đã từng được nhiều giáo viên áp dụng trong
công tác giảng dạy của mình, và thực tiễn giảng dạy, có thể giáo viên Ngữ văn

nào cũng đã từng thực hiện. Song, để có được những vấn đề mang tính lí luận
chung nhất thì chưa có một công trình nghiên cứu nào thực hiện nhằm xây dựng
được hệ phương pháp đồng bộ cho vấn đề này. Từ thực tiễn này, tôi mạnh dạn
đưa ra những kinh nghiệm mà bản thân đã từng trăn trở, thực hiện và nhận thấy
những hiệu quả rất tích cực trong quá trình giảng dạy tại trường THPT Thường
Xuân 2.
2.2.1. Thực trạng giảng dạy trong nhà trường THPT nói chung:
Qua tìm hiểu đồng nghiệp ở nhiều trường THPT trong tỉnh, tôi thấy rằng
sự đối sánh văn bản trong giảng dạy nói chung rất cần thiết, và cũng có nhiều
giáo viên muốn sử dụng phương pháp này. Nhưng thực tế thì giáo viên thông
thường chỉ muốn đối sánh trong dạy học tác phẩm thơ hơn là văn xuôi, bởi vì
việc phân tích tác phẩm văn xuôi cần nhiều thời gian, vốn kiến thức văn xuôi.
Trong khi đó chương trình, sách giáo khoa của chúng ta hiện nay lại đang có
một khung rất nặng, tạo sự gò bó, áp lực lên cả thầy và trò, vì thế mà thầy thì cố
gắng “tua” cho thật nhanh để đảm bảo phân phối chương trình, trò thì căng ra
mà nắm bắt nếu không thì không đủ kiến thức để làm bài. Xin dẫn lại ý kiến của
tác giả Phan Huy Dũng: “hiện nay, giờ đọc hiểu văn bản vẫn được triển khai
theo các bước từng được đề xuất bởi Dương Quảng Hàm từ những năm 30, 40
của thế kỉ trước, với đôi chút điều chỉnh về tên gọi các bước cũng như hình thức
tổ chức thực hiện chúng.”
Do vậy, vấn đề phân tích tác phẩm văn xuôi trong trường THPT chưa đặt
trong một hệ thống có sự đối chiếu, so sánh giữa các văn bản, nghĩa là nhiều

4


thầy cô vẫn phân tích văn bản một cách riêng biệt. Đó cũng là một hạn chế cần
khắc phục trong dạy học văn hiện nay.
2.2.2. Thực trạng ở trường THPT Thường Xuân 2
Học sinh trường THPT Thường Xuân 2 đa số là dân tộc thiểu số ở vùng

sâu xa, vùng đặc biệt khó khăn nên còn nhiều hạn chế trong tiếp cận tác phẩm
văn học, nhất là tác phẩm văn xuôi trong và ngoài nhà trường. Từ đặc điểm
vùng, miền và dân tộc như vậy, giáo viên ngoài việc giảng dạy kiến thức chuyên
môn còn phải tập trung vào giảng dạy các kĩ năng đọc, viết, kĩ năng sống, kĩ
năng giao tiếp nên lượng thời gian dành cho tác phẩm thực tế là không nhiều.
Cùng chung thực trạng với một số trường miền núi cao khác trong tỉnh, ở trường
THPT Thường Xuân 2 còn hiện tượng cho học sinh tập đọc nhanh, vì nhiều em
không được luyện đọc từ các cấp dưới nên mất khá nhiều thời gian cho việc đọc
xong một tác phẩm. Do đó, phân tích một tác phẩm văn xuôi ở đây chưa thể mở
rộng hơn ngoài phạm vi văn bản đó.
Từ thực tế này, tôi chỉ áp dụng việc hướng dẫn học sinh phân tích tác
phẩm văn xuôi qua sự đối sánh văn bản đối với những học sinh được xếp vào
“tốp trên”, tức là những lớp học sinh ở mức khá đồng đều các môn khoa học xã
hội. Trong khoảng 5 năm trở lại đây, tôi đã tích cực áp dụng việc đối sánh các
văn bản văn xuôi trong và ngoài nhà trường khi dạy học các lớp “mũi nhọn”. Và
tôi nhận thấy học sinh có nhiều hứng thú, hiểu bài sâu hơn và làm bài văn cũng
đạt kết quả tốt hơn sau khi dạy học theo cách đối sánh này..
2.3. Giải pháp và cách thức tổ chức thực hiện
* Giải thích khái niệm đối sánh: đối sánh là thuật ngữ thường được sử dụng
trong văn học, bao gồm hai khái niệm đối chiếu và so sánh. Đối sánh văn bản là
đối chiếu và so sánh các văn bản với nhau. Như vây phân tích tác phẩm văn xuôi
qua sự đối sánh văn bản là phân tích thông qua đối chiếu tác phẩm này với tác
phẩm khác để tìm sự tương đồng, sự khác biệt và quan trọng là tìm mối liên hệ
giữa các tác phẩm văn học.
2.3.1. Đối sánh các văn bản về phương diện nội dung, tư tưởng
Thông thường các tác phẩm văn học đều thể hiện rõ khuynh hướng tư
tưởng của nhà văn và được liệt vào các dòng, các trào lưu tư tưởng. Trong văn
học thế giới nói chung và văn học Việt Nam nói riêng, từ trước tới nay ta thường
quy các trào lưu, trường phái tư tưởng ấy thành: tư tưởng yêu nước, tư tưởng
nhân đạo, cảm hứng thế sự… Đó là các thuật ngữ mà nền lí luận văn học xưa

nay đã xây dựng và tồn tại cơ bản là thống nhất suốt thời kì dài.
Trong quá trình dạy học, chúng ta cần đối chiếu, so sánh các tác phẩm văn
học với nhau để việc phân tích đạt hiệu quả tốt hơn, vì so sánh là một trong
những phương pháp dễ làm và cho kết quả nhanh hơn các phương pháp khác.
Việc so sánh, đối chiều có thể thực hiện giữa tác phẩm trong nhà trường với tác
phẩm ngoài nhà trường, giữa tác phẩm văn học Việt Nam với văn học nước
ngoài và các tác phẩm khác nhau về thời đại.
Việc so sánh, đối chiếu về phương diện nội dung, tư tưởng có thể xét ở
các khía cạnh sau:
5


2.3.1.1. Đối sánh các văn bản ở bình diện tương đồng về nội dung tư tưởng
Trong các tác phẩm văn học đưa vào chương trình dạy học ở trường
THPT có nhiều tác phẩm có sự tương đồng về nội dung tư tưởng. Đó là điều
kiện tốt để hướng dẫn học sinh đối chiếu, so sánh khi phân tích một tác phẩm.
Cách so sánh có thể thực hiện đối chiếu một tác phẩm với một tác phẩm hoặc
một tác phẩm với nhiều tác phẩm.
So sánh hai tác phẩm với nhau: đây là cách làm dễ mang lại hiệu quả tốt
và phù hợp với trình độ nhận thức của người học trong quá trình dạy học, kể cả
dạy học những đối tượng học sinh trung bình. Các tác phẩm có thể so sánh, đối
chiếu với nhau để mang lại hiệu quả tốt là: so sánh, đối chiếu tác phẩm Rừng xà
nu với tác phẩm Đất nước đứng lên của nhà văn Nguyễn Trung Thành – Nguyên
Ngọc, tác phẩm Tắt Đèn của Ngô Tất Tố và Chí Phèo của Nam Cao, Tác phẩm
Hai đứa trẻ của Thạch Lam với truyện Một đám cưới của Nam Cao, truyện Vợ
nhặt của Kim Lân với truyện Nhà mẹ Lê của Thạch Lam….
Chẳng hạn với hai tác phẩm của Nguyên Ngọc – Nguyễn Trung Thành,
giáo viên có thể đặt câu hỏi sau khi cung cấp cho học sinh những thông tin cơ
bản về tiểu thuyết Đất nước đứng lên:
- Anh (chị) hãy cho biết điểm chung giữa nội dung tư tưởng mà nhà văn muốn

gửi gắm qua hai tác phẩm này.
- Gợi ý để học sinh chỉ ra điểm chung của hai tác phẩm: điểm chung là chủ
nghĩa anh hùng cách mạng được đề cao, ca ngợi trong hoàn cảnh vận mệnh của
dân tộc đang đứng trước nguy cơ bị kẻ thù tiêu diệt. Rừng xà nu xoay quanh
cuộc nổi dậy của làng Xô Man, mà trung tâm là người anh hùng Tnú trong cuộc
kháng chiến chống Mĩ, còn Đất nước đứng lên lại tập trung ca ngợi cuộc đứng
lên chống Pháp của dân làng Kông Hoa, mà trung tâm là hình tượng anh hùng
Núp.
Với hai tác phẩm Tắt Đèn của Ngô Tất Tố và Chí Phèo của Nam Cao, gợi
ý để học sinh so sánh để làm nổi bật những vấn đề sau: cái nhìn của các nhà văn
đối với người nông dân và giai cấp thống trị trong xã hội Việt Nam trước cách
mạng tháng Tám là rất thống nhất. Người nông dân phải chịu biết bao khổ nhục
do sự áp bức, bóc lột của bọn thống trị tàn bạo, còn tầng lớp cường hào, địa chủ
thì luôn luôn hiện lên với những phẩm chất xấu xa, cay độc và hết sức xảo trá,
quỷ quyệt. Hơn nữa, điểm chung của hai tác giả ở hai sáng tác của họ còn là cái
nhìn đầy thương cảm, xót xa, nhân ái với người nông dân, và sự khinh bỉ, miệt
thị đối với bọn thống trị.
Hai đứa trẻ của Thạch Lam và Một đám cưới của Nam Cao lại có sự
tương đồng ở chỗ phản ánh những ước mơ, khát vọng hết sức nhỏ nhoi, bình
thường và chính đáng của những đứa trẻ. Khi so sánh hai tác phẩm này, cần làm
cho học sinh thấy rõ tư tưởng nhân đạo của hai nhà văn hướng tới lứa tuổi còn
non nớt với những mơ ước giản dị. Liên trong Hai đứa trẻ tuy còn nhỏ song
luôn có những suy tư rất sâu về hoàn cảnh sống, về thời cuộc; cái Dần trong Một
đám cưới của Nam Cao lại là cô gái mới lớn với niềm mong ước thật giản dị là
luôn được sống đầm ấm với bố và em ở nhà, dù rất nghèo túng. Tư tưởng chủ
6


đạo của Hai tác phẩm vượt lên cả những sự nghèo nàn, tăm tối của xã hội bấy
giờ, hướng con người đến những khao khát hướng thiện, và đề cao đời sống tinh

thần trong sáng, giản dị của con người.
Truyện Vợ nhặt của Kim Lân và truyện Nhà mẹ Lê của Thạch Lam đều
phản ánh cuộc sống bần cùng của người nông dân Việt Nam trước cách mạng
tháng Tám. Khi hướng dẫn học sinh phân tích tác phẩm Vợ nhặt, giáo viên kể
tóm tắt lại truyện Nhà mẹ Lê để học sinh nắm được cốt truyện, sau đó dẫn dắt
học sinh phân tích văn bản bằng cách so sánh. Cần làm cho các em thấy nét
tương đồng trong tư tưởng của hai nhà văn là cái nhìn nhân hậu, đầy tình yêu
thương con người ở hai nhà văn. Thạch Lam dù là nhà văn của Tự lực văn đoàn
nhưng có cái nhìn rất sâu sắc về mẹ Lê – người nông dân khốn cùng vật vã với
cuộc sống để lo cho mười một đứa con. So sánh hình ảnh hai người phụ nữ trong
hai tác phẩm, ta thấy trong bất kì hoàn cảnh nào họ cũng luôn có một tấm lòng
đôn hậu, vị tha, và luôn giữ vai trò giữ cuộc sống gia đình đầm ấm, hạnh phúc.
Ở phương diện nội dung tư tưởng là chủ nghĩa nhân đạo thì có thể so
sánh, đối chiếu hai tác phẩm Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) và Vợ nhặt (Kim Lân).
Khi muốn so sánh, giáo viên có thể đặt vấn đề cho học sinh tìm hiểu như sau:
Hai tác phẩm cùng viết về cuộc đời, thân phận của hình ảnh người phụ nữ trong
xã hội Việt Nam, vậy thì anh (chị) hãy tìm điểm chung về tư tưởng của hai văn
bản này?
- Gợi ý để học sinh tìm điểm chung: đều phát hiện, khẳng định nỗi khổ và những
phẩm chất đáng quý ở người nụ nữ trong xã hội Việt Nam. Nỗi khổ của nhân vật
Mị là nỗi khổ của một cô gái dân tộc Mông ở miền núi phía Bắc bị đặt dưới ách
thống trị của chế độ phong kiến miền núi và môi trường văn hóa dân tộc còn
nhiều hà khắc. Trong khi đó, nỗi khổ của người phụ nữ trong Vợ nhặt là nỗi đau
khổ của một cô gái miền xuôi – vùng đồng bằng Bắc bộ trong nạn đói lịch sử
năm 1945. Dù ở thời kì khác nhau, hoàn cảnh sống khác nhau, nhưng họ - người
phụ nữ là đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Tuy vậy, mỗi nhà văn cũng không
quên chỉ ra ở nhân vật của mình những phẩm chất đáng quý trọng, đó là niềm
khao khát sống, khao khát hạnh phúc, hướng về tương lai và vượt lên hoàn cảnh.
Thị trong Vợ nhặt thì muốn tím đến một bến đỗ để tránh khỏi cái đói, cái chết
đang đe dọa, còn Mị thì muốn giải phóng cho mình và người nghèo khổ như

mình thoát khỏi cuộc sống mà cái ác đang thống trị.
Khi hướng dẫn học sinh phân tích chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong
tác phẩm Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành, giáo viên có thể liên hệ
với một số tác phẩm văn học nước ngoài có cùng đề tài chiến tranh để làm nổi
bật rõ hiện tượng mang tính lịch sử của vấn đề này. Đây là nội dung hiện hữu
trong nền văn học của tất cả các dân tộc phải trải qua chiến tranh vệ quốc.
Truyện Số phận con người của nhà văn Nga Sô-lô-khốp là một tác phẩm có thể
dùng để đối chiếu với Rừng xà nu nhằm làm cho học sinh thấy được nét tương
đồng trong văn hóa, văn học giữa dân tộc Nga với dân tộc Việt Nam. Giáo viên
nêu lên những điểm tương đồng giữa hai tác phẩm này như sau: khi tổ quốc lâm
nguy thì những con người như Tnú, Xô-cô-lốp luôn sẵn sàng hi sinh những hạnh
7


phúc riêng tư của mình (cả gia đình, vợ con) để thực hiện lí tưởng độc lập, tự do
cho dân tộc. Họ xứng đáng là những người con ưu tú của cả cộng đồng. Đó là
thực tế lịch sử luôn tồn tại trong văn học yêu nước, cách mạng như văn học Nga
và văn học Việt Nam.
Ngoài những ví dụ trên đây, tôi đã mạnh dạn đối chiếu giữa văn bản trong
chương trình với một số văn bản ngoài chương trình, để khơi gợi ở học sinh
niềm hứng thú đọc văn. Chẳng hạn giáo viên có thể giới thiệu tóm tắt truyện Cô
gái xuống ga Vĩnh Yên của nhà văn trẻ Phạm Duy Nghĩa để học sinh tìm đọc, từ
đó có thể đối chiếu khát vọng hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn của Mị với
khát vọng hướng đến những giá trị tinh thần cao đẹp của Diễm – cô gái mại dâm
trọng truyện trên. Đối chiếu, so sánh như vậy để đi đến một kết luận chung: con
người, nhất là người phụ nữ dù chìm trong khổ nhục đến đâu thì họ vẫn luôn
hướng đến những giá trị tốt đẹp. Mị dù sống thân phận của con trâu con ngựa
suốt mấy năm trời vẫn muốn đi chơi, muốn yêu và được yêu khi mùa xuân về và
muốn thoát khỏi nhà thống lí Pá Tra khi nhận ra nỗi đau khổ của A Phủ bị trói.
Còn Diễm trong truyện của Phạm Duy Nghĩa là một gái điếm, sống trụy lạc,

chán đời nhưng lòng vẫn hướng đến một tình yêu trong sáng với người nghệ sĩ
có tâm hồn cao đẹp.
So sánh như vậy sẽ giúp học sinh nhận thức được sự phong phú nhưng
luôn có sự gần gũi nhau, thậm chí thống nhất về nội dung, tư tưởng của nhiều
tác phẩm văn học, nhất là văn xuôi.
2.3.1.2. Đối sánh các văn bản khác biệt về nội dung tư tưởng
Sự khác biệt về chủ đề, tư tưởng của các tác phẩm văn học là biểu hiện
của sự phong phú trong sáng tác của các nhà văn. Muốn đối sánh những tác
phẩm khác biệt nhau ấy, giáo viên cần xác định được mục đích đối chiếu là để
làm gì, và điều quan trọng là không nhằm hạ thấp tác phẩm này để đề cao tác
phẩm khác.
Những tác phẩm có thể so sánh, đối chiếu trong quá trình hướng dẫn học
sinh phân tích tác phẩm là: Chí Phèo – Số Đỏ (để thấy được tư tưởng chủ đạo
của Nam Cao là hướng về cuộc đời, số phận của người dân nghèo ở nông thôn,
còn Vũ Trọng Phụng lại tập trung phản ánh mặt trái của tầng lớp thượng lưu ở
thành thị); Chữ người tử tù – Hai đứa trẻ (một bên là ca ngợi phẩm giá của con
người tài hoa, nghệ sĩ và một bên là niềm cảm thương với những cuộc đời tối
tăm, mòn mỏi. Sáng tác của các nhà văn Tự lực văn đoàn thiên về ca ngợi tình
yêu, hôn nhân tự do của lứa đôi, hướng đến giải phóng cá nhân, còn sáng tác của
các cây bút hiện thực phê phán lại tập trung phản ánh cuộc đấu tranh chống áp
bức bóc lột, chống cái xấu, cái bất công, hướng đến giải phóng giai cấp.
So sánh, đối chiếu các tác phẩm khác biệt về nội dung tư tưởng sẽ giúp
học sinh nhận ra diện mạo phong phú của văn học, từ đó các em biết hệ thống
hóa những trào lưu, những dòng văn học theo nội dung tư tưởng.
2.3.2. Đối sánh các văn bản về phương diện hình thức nghệ thuật
Hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn xuôi là yếu tố có giá trị to lớn
trong việc phản ánh nội dung tư tưởng, là cách để nhà văn mang đến cho người
8



đọc những hứng thú và cảm xúc. Hình thức nghệ thuật của một tác phẩm văn
xuôi thể hiện khá phong phú và phức tạp. Khi đối chiếu, so sánh giữa các văn
bản này, chúng ta cần chú ý đến các phương diện: tổ chức tác phẩm; cách xây
dựng nhân vật; đặc điểm về sử dụng ngôn ngữ của nhà văn. Ở đây tôi nêu ra
những cách đối chiếu, so sánh các vấn đề ấy như sau:
2.3.2.1. Đối sánh ở bình diện tổ chức tác phẩm
Tổ chức tác phẩm là một khái niệm trừu tượng và rất rộng. Nhìn một cách
cơ bản nhất, khi giảng dạy ở trường phổ thông thì tổ chức tác phẩm bao gồm
cách xây dựng tình huống, cốt truyện, tình tiết, chi tiết; cách tổ chức điểm nhìn
trần thuật. Mỗi nhà văn thường có những nét riêng trong quá trình tổ chức tác
phẩm của mình, và khi nó lặp lại nhiều lần, hình thành đặc điểm nhận dạng thì
tạo thành phong cách. Có thể nói, đối chiếu, so sánh cách tổ chức tác phẩm cũng
là đối chiếu về phong cách của các nhà văn.
Trong chương trình THPT, học sinh được học nhiều tác phẩm văn xuôi có
cách tổ chức tác phẩm đặc sắc như đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia, Hai
đứa trẻ, Chữ người tử tù, Chí Phèo, Vợ nhặt, Rừng xà nu, Chiếc thuyền ngoài
xa… Việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu nét đặc sắc của cách tổ chức tác phẩm là
hoạt động cần thiết, giúp tránh được hiện tượng chỉ chú trọng vào nội dung, đôi
khi sa vào tình trạng đời sống hóa, xã hội hóa tác phẩm văn chương. Để làm tốt
việc này, trước hết phải định hướng để học sinh cảm thụ được các giá trị thẩm
mĩ mà hình thức nghệ thuật của tác phẩm, trong đó có cách tổ chức tác phẩm
mang lại.
Những biện pháp để đối chiếu cách thức tổ chức tác phẩm là xây dựng
được những câu hỏi có vấn đề để phát huy, kích thích khả năng phát hiện của
học sinh. Câu hỏi cần có tính tổng hợp khái quát, đồng thời lại phải chỉ ra được
những vấn đề cụ thể để học sinh dễ so sánh, đối chiếu. Chẳng hạn, khi hướng
dẫn học sinh phân tích sự độc đáo của Nam Cao trong nghệ thuật xây dựng tình
huống trong “Chí Phèo” – “ Hắn vừa đi vừa chửi”, chúng ta có thể đặt vấn đề:
cũng phản ánh nỗi đau khổ, nhưng Ngô Tất Tố cứ tuần tự đưa người đọc đi từ
chuyện trước đến chuyện sau để người đọc thấy một chị Dậu đầy đủ từng thời

điểm của cuộc đời. Hay so sánh giữa Chí Phèo với Số đỏ để làm rõ sự khác biệt
giữa một bên là Nam Cao tổ chức tác phẩm theo cách đảo trật tự thời gian tuyến
tính, còn Vũ Trọng Phụng lại tổ chức theo lối thời gian nối tiếp nhau. Hoặc đối
chiếu giữa cách tổ chức tác phẩm trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
với truyện ngắn Hai đứa trẻ để làm nổi bật đặc điểm của hai nhà văn: Vũ Trọng
Phụng thiên về khai thác sự kiện, tình huống, còn Thạch Lam lại chú ý đi sâu
vào mạch cảm xúc trước cuộc sống…
Trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao, chúng ta dễ nhận ra một nét
phong cách riêng trong cách thức tổ chức tác phẩm của ông. Khi dạy tác phẩm
Chí Phèo, giáo viên cần đối chiếu một số tác phẩm để học sinh nắm rõ đặc điểm
này. Có thể dẫn chứng ba tác phẩm tiêu biểu: Chí Phèo, Đời thừa, Đôi mắt để
làm minh chứng. Cả ba tác phẩm đều có cách dẫn chuyện khá thú vị là đưa
người đọc vào tâm điểm của câu chuyện rồi dần dần đưa họ trở lại thời quá khứ,
9


sau đó lại cùng dự vào sự việc đang diễn biến. Cũng giống như cách vào truyện
Chí Phèo, ở Đời thừa Nam Cao phơi bày ra toàn bộ cảnh văn sĩ Hộ bị tha hóa:
say rượu, đuổi vợ con ra khỏi nhà, rồi sau đó đưa ta quay lại cái thời trước kia
của hắn, và cuối cùng, tác giả để người đọc chìm đắm cùng nhân vật trong nỗi
đau của bi kịch mà một trí thức có lương tri đang gánh chịu. Cũng như vậy, tác
phẩm Đôi mắt mở ra bằng câu chuyện Độ đến thăm Hoàng, rồi kể lại giai đoạn
Độ và Hoàng còn ở Hà Nội, cuối cùng khép lại bằng những băn khoăn, trăn trở
của Độ trước những điều anh được chứng kiến từ cuộc sống hiện tại của Hoàng.
2.3.2.2. Đối sánh ở bình diện xây dựng nhân vật
Xây dựng nhân vật là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu của tác
phẩm văn xuôi. Đây là vấn đề thể hiện được quan điểm nghệ thuật, cách nhìn
nhận, cách tiếp cận cuộc sống của nhà văn và quan trọng hơn, nó thể hiện được
tài năng nghệ thuật của nhà văn đó. Cách xây dựng nhân vật của nhà văn thường
tập trung vào hai phương diện là ngoại hình và tư tưởng của nhân vật đó, vì vậy

khi đối chiếu cách xây dựng nhân vật giữa các tác giả, tác phẩm ta cũng tập
trung vào hai mặt này.
Những tác phẩm của các nhà văn như Vũ Trọng Phụng, Nam Cao,
Nguyễn Công Hoan thường có nét tương đồng nhau ở cách điển hình hóa, thì
khi hướng dẫn học sinh phân tích những văn bản này cần đối chiếu với văn bản
khác. Ví dụ khi tìm hiểu nhân vật Xuân Tóc Đỏ, chúng ta cần liên hệ với nhân
vật huyện Hinh của Nguyễn Công Hoan (trong Đồng hào có ma) bằng cách đặt
vấn đề:
- Nhân vật Xuân Tóc Đỏ rất điển hình cho hạng người quỷ quyệt, xảo trá trong
xã hội thời bấy giờ. Đọc truyện Đồng hào có ma của Nguyễn Công Hoan, ta
thấy nhân vật Huyện Hinh cũng được khai thác ở những phẩm chất như Xuân
Tóc Đỏ. Cái khác là địa vị xã hội của hai nhân vật này: một bên là một tên vô
học, vô lại, được xã hội tung hô, đẩy lên đỉnh cao của vinh quang còn một bên là
tầng lớp thống trị của xã hội cũ với đầy đủ mánh khóe của một tên cướp nhân
danh quan lại. Bên cạnh những nét này, việc xây dựng nhân vật của Vũ Trọng
Phụng và Nguyễn Công Hoan cũng tương đồng ở chỗ nhân vật của họ như một
bức tranh biếm họa về bộ mặt xã hội thời đó.
Cũng ở cách xây dựng nhân vật theo phương pháp điển hình hóa, khi dạy
một tác phẩm giáo viên có thể đối chiếu nhiều tác phẩm như: Chí Phèo – A.Q
(của Lỗ Tấn) – Bê-li-côp – Gô-ri-ô (Ban-dăc). Cần giảng khi so sánh để học sinh
hiểu rõ ý nghĩa điển hình ở mỗi nhân vật. Chí Phèo, A.Q điển hình cho con
người bần cùng – sản phẩm của thời kì thực dân nửa phong kiến ở cả Việt Nam
và Trung Quốc; Bê-li-côp là điển hình tiêu biểu của con người là nạn nhân của
một xã hội phong kiến Nga thế kỉ XIX với tình trạng ngột ngạt, tù túng, không
lối thoát; và lão Gô-ri-ô của Ban-dăc là hình ảnh tiêu biểu của con người khao
khát dấn thân vào xã hội thượng lưu giả tạo ở nước Pháp thế kỉ XIX.
Ở phương diện xây dựng nhân vật người phụ nữ trong văn học, chúng ta
có thể đối chiếu hai nhân vật ở hai nền văn học khác nhau là chị Dậu trong Tắt
đèn của Ngô Tất Tố với Făng-tin trong Những người khốn khổ của Vic-to Huy10



gô. Hai nhà văn đều đẩy nhân vật của mình liên tiếp đi từ khó khăn này đến khó
khăn khác rồi dồn họ đến chân tường. Chị Dậu phải bán chó, bán con, rồi đi ở vú
để có tiền trả nợ cho chồng khỏi nạn sưu thuế; Făng-tin phải bán răng, bán tóc,
bán thân để có tiền nuôi Cô-dét.
Khi hướng dẫn học sinh phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong
tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, chúng ta cần đặt nhân
vật này trong sự đối sánh với các hình tượng khác như Mị trong Vợ chồng A
Phủ, Thị trong truyện Vợ nhặt hay Đào trong Mùa lạc của Nguyễn Khải. Khi đặt
trong mối quan hệ như vậy, học sinh có cơ hội khám phá đầy đủ hơn những tính
cách, phẩm chất của hình tượng người đàn bà hàng chài. Nhân vật này có cái
hiểu sâu sắc lẽ đời như Đào, có đức tính nhẫn nhục chịu đựng như Mị, có sự
cảm thông và vị tha của người phụ nữ nói chung, và có khát khao gia đình như
người phụ nữ trong Vợ nhặt.
Từ những so sánh này, giáo viên dẫn dắt học sinh đến nhận định: dù ở vào
hoàn cảnh nào người phụ nữ cũng luôn là người bao dung, độ lượng, sẵn sàng hi
sinh để bảo vệ người thân.
Đối chiếu, so sánh nhằm tìm ra quan niệm về cái đẹp của nhà văn, chúng
ta có thể thực hiện ở hai nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù của Nguyễn
Tuân và ông lão Xan-ti-a-gô trong Ông già và biển cả của Hê-minh-uê. Huấn
Cao là biểu tượng về cái đẹp của tài năng và nhân cách, còn Xan-ti-a-gô là đại
diện của cái đẹp về trí tuệ và nghị lực. Nguyễn Tuân muốn mỗi con người phải
hội tụ cả tài và tâm, trong khi Hê-minh-uê muốn “con người có thể bị hủy diệt
nhưng không thể bị đánh bại”.
So sánh nhân vật để hiểu rõ quan niệm về nghệ thuật của mỗi nhà văn thì
có thể đối sánh các hình tượng: Huấn Cao – Hộ - Phùng. Huấn Cao thể hiện
quan niệm nghệ thuật phải gắn với thiên lương trong sáng, lành vững; Nam Cao
quan niệm văn chương không thể tách rời với tình thương yêu con người; còn
Nguyễn Minh Châu khẳng định nghệ thuật xa lánh cuộc đời là thứ nghệ thuật
“không thể nào hiểu nổi”.

2.3.2.3. Đối sánh ở bình diện sử dụng các phương tiện ngôn ngữ
Sử dụng các phương tiện ngôn ngữ là đặc trưng của công việc sáng tác
văn chương. Nhà văn lớn là nhà văn có phong cách sử dụng ngôn ngữ độc đáo,
tài năng và đạt hiệu quả cao về nghệ thuật ngôn từ. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu
nét độc đáo trong sử dụng ngôn ngữ của nhà văn qua tác phẩm sẽ thúc đẩy quá
trình phát triển năng lực thực hành sử dụng ngôn ngữ vào giao tiếp của học sinh.
Muốn học sinh thấy được sự đa dạng, sự tài tình của nhiều tác giả thì giáo viên
cần đặt ra vấn đề để đối chiếu, so sánh. Có thể đặt vấn đề như sau:
Những tác giả có nét gần gũi trong sử dụng ngôn ngữ: ngôn ngữ nhiều
góc cạnh như: Nguyễn Tuân, Nam Cao, Nguyễn Khải, Tô Hoài; ngôn ngữ giàu
chất thơ có Thạch Lam, Hoàng Phủ Ngọc Tường; ngôn ngữ đậm chất trào phúng
như Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan…
Những tác giả có nét khác biệt nhau về sử dụng ngôn ngữ như Vũ Trọng
Phụng dùng nhiều từ ngữ nôm na như lời nói hàng ngày, còn Nguyễn Tuân
11


thường dùng nhiều từ Hán Việt, nhiều từ mang tính học thuật…Ví dụ trong đoạn
trích Hạnh phúc của một tang gia, Vũ Trọng Phụng sử dụng một lượng lớn các
từ ngữ là lời ăn tiếng nói hàng ngày: giai thanh gái lịch, chim nhau, cười tình với
nhau, tán tỉnh nhau... tạo nên vẻ tự nhiên, đời thường cho truyện. Còn Nguyễn
Tuân trong Chữ người tử tù thì dùng nhiều từ Hán Việt như: đề lao, ngục quan,
thiên lương… để tạo nét cổ kính, trang nghiêm.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
2.4.1. Kết quả thực nghiệm dạy học hướng dẫn phân tích văn bản văn xuôi qua
sự đối sánh văn bản của học sinh trường THPT Thường Xuân 2
Trong quá trình giảng dạy các lớp mũi nhọn, bản thân đã tích cực hướng
dẫn các em tìm cách so sánh giữa các tác phẩm văn xuôi ở bất kì một bình diện
nào các em muốn. Để có thể tìm ra những yếu tố để so sánh, đối chiếu giữa các

văn bản với nhau, học sinh sẽ phải đọc và tìm tòi rất nhiều. Nhưng đây chính là
vấn đề khêu gợi thái độ đọc tích cực của học sinh, hơn nữa chính học sinh lại rất
hứng thú. Cách đọc hiểu này tốn thời gian và khác với cách đọc hiểu truyền
thống.
Từ cách hướng dẫn phân tích mới này, chúng tôi đã tiến hành tổ chức
kiểm nghiệm bằng cách kiểm tra năng lực của người học. Hình thức kiểm tra,
đánh giá là bằng hình thức viết bài tự luận và tiến hành chấm bài, thống kê, phân
tích sự tiến bộ của học sinh.
- Kết quả
+ Trước khi áp dụng phương pháp dạy học đọc hiểu mới: tỉ lệ học sinh hiểu bài,
viết bài văn có so sánh, liên hệ rất thấp, cụ thể là lớp 12A3 có 4 trên tổng số 36
học sinh biết đối chiếu, so sánh trong bài viết. Kết quả học tập vì vậy cũng chưa
được nâng cao, biểu hiện rõ ở bảng sau:
Điểm dưới 5
Số
Tỉ lệ%
lượng
2
5,6

Điểm từ 5 đến 6,5
Số
Tỉ lệ%
lượng
%
19
52,8

Điểm từ 7 đến 8
Số

Tỉ lệ
lượng
11
30,5

Điểm từ 8 trở lên
Số
Tỉ lệ%
lượng
4
11,1

+ Sau khi áp dụng phương pháp dạy học mới: học sinh học tập hào hứng hơn,
không còn tình trạng căng thẳng và cứng nhắc khi tìm hiểu một vấn đề văn học,
mà đa số các em có cách nhìn nhận vấn đề rộng, sâu, nhiều góc độ hơn trước.
Kết quả học tập thể hiện qua bài kiểm tra viết cũng tiến bộ hơn nhiều, thể hiện ở
bảng sau:
Điểm dưới 5
Điểm từ 5 đến 6,5 Điểm từ 7 đến 8
Điểm từ 8 trở lên
Số
Số
Số
Số
Tỉ lệ%
Tỉ lệ%
Tỉ lệ%
Tỉ lệ%
lượng
lượng

lượng
lượng
1
2,8
12
33,3
15
41,7
8
22,2
2.4.2. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với bản thân: trong quá trình đổi
mới phương pháp dạy học hiện nay, việc vận dụng phương pháp mới là cần
12


thiết, song dù phương pháp mới như thế nào thì cũng cần hướng đến việc hình
thành và phát triển năng lực người học là quan trọng nhất. Từ việc áp dụng đề
tài này vào quá trình dạy học tại trường THPT Thường Xuân 2, bản thân tôi thấy
rằng không chỉ hoạt động giảng dạy có hứng thú, mà hoạt động học của học sinh
cũng sôi nổi hơn, tác động trở lại quá trình giảng dạy của người thầy. Điều quan
trọng hơn là cách dạy học này đã làm giảm bớt đi cảm giác căng thẳng của quan
niệm học văn chỉ để thi cử lâu nay, tạo được bầu không khí thân thiện hơn giữa
giáo viên – học sinh – tác phẩm văn học.
2.4.3. Đối với đồng nghiệp: đây là một tài liệu tham khảo để mỗi giáo viên có
thể mở rộng đối tượng vận dụng nhằm tạo được không khí và tâm thế thoải mái
khi học tập môn Ngữ văn nói chung. Sáng kiến kinh nghiệm cũng là một dạng
tài liệu mở, để bạn bè, đồng nghiệp có thể chỉnh sửa, bổ sung khi áp dụng cho
từng đối tượng học sinh tùy theo đặc điểm
3. Kết luận, kiến nghị
- Kết luận

Chúng ta đang hướng đến đổi mới để hoàn thiện một nền giáo dục tiên
tiến, hiện đại, phù hợp với xu thế chung của thế giới. Trong bối cảnh đó, chúng
ta rất cần những phương pháp dạy học hiệu quả. Đối với việc dạy học môn Ngữ
văn nói chung và việc hướng dẫn học sinh phân tích tác phẩm văn xuôi nói
riêng, cách tiếp cận nhiều chiều, đa dạng là hết sức cần thiết, nhất là cách tiếp
cận thông qua sự đối chiếu, so sánh giữa các văn bản, các tác giả.
Từ những vấn đề đặt ra trong đề tài Nâng cao hiệu quả hướng dẫn học
sinh trường THPT Thường Xuân 2 phân tích tác phẩm văn xuôi qua sự đối
sánh văn bản, chúng tôi tin rằng nếu tích cực vận dụng, áp dụng những phương
pháp so sánh rộng rãi thì việc dạy học văn trong bối cảnh hiện nay có thể được
cải thiện, mang lại những hiệu quả tốt. Trong giai đoạn hiện nay, dạy học văn áp
dụng những lí thuyết mới như lí thuyết liên văn bản, chủ nghĩa hậu hiện đại…
đang có xu hướng mở rộng đến trường trung học phổ thông. Đấy là một trong
những tín hiệu giúp người dạy và người học tiến tới quá trình dạy học hiện đại,
thoát khỏi mọi sự gò bó, ràng buộc.
Tuy nhiên, cái cần thiết trong việc áp dụng biện pháp đối chiếu, so sánh
này là luôn luôn làm chủ được cảm xúc, tránh để sa vào tình trạng xã hội hóa,
dung tục hóa những vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học.
Để thay lời kết, người viết xin trích dẫn một ý kiến góp ý về dạy học văn
hiện nay như sau: “Những phương pháp và sự thực hành phương pháp nào chỉ
dẫn đến hoạt động tái hiện kiến thức (dù là tái hiện với sự chủ động cao nhất) sẽ
phải được xem xét lại, trên nền tảng của nhận thức: ý nghĩa trong văn bản không
phải là cái gì cố định, không phải là một con số hữu hạn; không hẳn/ không thể
là cái bị quy định hoàn toàn bởi ý đồ tác giả; không phải là cái được rút ra mà là
cái được kiến tạo, với sự hoạt động tích cực của người học”
- Kiến nghị
Đối với các cấp quản lí giáo dục: cần có sự đổi mới chương trình và sách
giáo khoa để tránh tình trạng kiến thức nặng nề, quá tải, đảm bảo khi tìm hiểu
13



một tác phẩm văn xuôi phải tìm hiểu toàn bộ (không học kiểu trích đoạn như
hiện nay). Tăng thời lượng thực hành, giảm bớt các tiết lí thuyết để học sinh
không nhàm chán.
Các đơn vị chủ quản cần có biện pháp làm giảm áp lực về điểm số, thi cử
để giáo viên và học sinh an tâm, không chạy theo thành tích.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 4 năm2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)
Cầm Bá Đường

14


Tài liệu tham khảo
- Lí luận văn học, Tập 1, Tập 2 – Nhiều tác giả, NXB GD Hà Nội, 1998
- Văn học Việt Nam hiện đại – Vũ Ngọc Phan, NXB Văn học 1996
- Đặc trưng văn hóa – dân tộc của ngôn ngữ và tư duy – Nguyễn Đức Tồn,
NXB KH&XH, Hà Nội năm 2015.
- Đọc hiểu văn bản – khâu đột phá trong dạy học văn hiện nay - Trần Đình Sử;
- Về việc vận dụng lí thuyết liên văn bản vào dạy học Ngữ văn ở trường THPT
hiện nay của PGS-TS Phan Huy Dũng…

15



Phụ lục
Giáo án thực nghiệm
Tiết 53+54
CHÍ PHÈO
(Nam Cao)
A. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức: Giúp HS :
- Hiểu và phân tích được các nhận vật, nhất là Chí Phèo. Qua đó hiểu được giá
trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc mới mẻ của tác phẩm.
- Nắm vững giá trị nghệ thuật của tác phẩm: Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển
hình trong hòan cảnh điển hình.
2. Về kĩ năng, năng lực: Rèn kỹ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự;
hình thành năng lực đọc hiểu thông qua so sánh, đối chiếu tác phẩm, năng lực sử
dụng ngôn ngữ để viết bài văn.
3. Thái độ: Có thái độ tích cực, tự giác trong tìm đọc văn bản ngoài nhà trường
để so sánh, đối chiếu.
B. Phương tiện thực hiện.
- SGK Ngữ văn 11.
- Tư liệu văn học.
- Thiết kế bài học.
- Tranh ảnh chân dung nhà văn Nam Cao. Trích đoạn phim Làng Vũ Đại ngày
ấy. Tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố.
- Máy chiếu.
C. Cách thức tiến hành.
- Phương pháp đọc hiểu, đọc diễn cảm, kết hợp phân tích, giảng bình, so sánh,
nêu vấn đề bằng hệ thống câu hỏi gợi mở. Trao đổi thảo luận, kích thích sự sáng
tạo của học sinh.
D. Tiến trình giờ học.
1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS

Yêu cầu cần đạt.
Phần hai: Tác phẩm Chí Phèo.

* Hoạt động 1.
HS đọc tiểu dẫn SGK.
GV hướng dẫn tóm tắt nội dung chính.

I. Hoàn cảnh sáng tác và nhan đề
truyện.
- Sáng tác năm 1941 (NXB Đời mới, Hà
Nội).
- Em hiểu tên của 3 nhan đề tác phẩm - Đầu tiên tác phẩm được đặt tên là Cái lò
như thế nào?
gạch cũ. Lúc in nhà xuất bản tự ý đổi tên
+ Chí Phèo: là nhan đề có ý nghĩa khái quát là Đôi lứa xứng đôi. Sau cách mạng tác
16


Hoạt động của GV và HS
nhất

GV gọi HS tóm tắt truyện. HS khác bổ
sung. GV nhận xét chuẩn xác.
* Hoạt động 2.

Yêu cầu cần đạt.

phẩm được tái bản và được đổi tên một
lần nữa Chí Phèo.
2. Kể tóm tắt nội dung tác phẩm.

II. Đọc hiểu văn bản
1. Hình tượng nhân vật Chí Phèo.

- Cách vào truyện của Nam Cao có gì độc * Mở đầu tác phẩm là hình ảnh: Chí Phèo
đáo?
vừa đi vừa chửi
- Tiếng chửi cùng song hành trong cuộc
Tiếng chửi của Chí có ý nghĩa như thế đời Chí, tiếng chửi báo hiệu một Chí Phèo
nào đối với cách vào truyện như vậy ?
lưu manh, cô độc.
- Là phản ứng của chí đối với cuộc đời,
bộc lộ tâm trạng bất mãn cao độ khi bị
làng xóm, xã hội gạt bỏ.
- Bộ lộ sự bất lực, bế tắc, cô đơn tột độ
của Chí giữa làng vũ Đại.
Cuộc gặp gỡ với Thị Nở có ý nghĩa như * Gặp Thị Nở :
thế nào đối với Chí Phèo ?
- Lần đầu tiên tỉnh dậy : Nhận biết được
mọi âm thanh trong cuộc sống. Sợ cô đơn,
thèm lương thiện. Bát cháo hành của Thị
chính là vị thuốc diệu kỳ giúp Chí cởi bỏ
xác thú, cải tử hoàn sinh.
- Lần đầu tiên Chí được một người khác
cho: lần đầu tiên Chí được hưởng sự chăm
sóc bởi bàn tay của một người đàn bà.
- Những gì diễn ra trong tâm hồn Chí sau - Tâm trạng Chí: mơ hồ buồn, cô độc, cảm

cuộc gặp gỡ với Thị Nở?
động, khát khao lương thiện, hi vọng vào
Thị Nở
=> Sự thức tỉnh của tâm hồn con người
lười lương thiện.
*Hành động manh động dữ dội.
Diễn biến tâm trạng của Chí như thế nào - Từ ngạc nhiên - thích chí trước cử chỉ
khi bị Thị Nở từ chối ?
giận dữ của Thị - hiểu rõ sự thật thì ngẩn
ra - sửng sốt - không nói lên lời - Thị bỏ
đi thì đuổi theo - núi lại - nắm lấy tay - bị
17


Hoạt động của GV và HS

Yêu cầu cần đạt.
đẩy ngã lăn xuống đất.
Tại sao Chí Phèo lại có sự thay đổi như - Bị cự tuyệt - uống rượu - càng uống
vậy khi bị Thị Nở từ chối?
càng tỉnh - đau khổ, tuyệt vọng - khóc
rưng rức - xách dao ra đi - vừa đi vừa
chửi. Chí đến thẳng nhà Bá Kiến theo sự
thôi thúc âm ỉ của lòng căm thù bấy lâu
nay. Chí đã thấm thía tội ác của kẻ thù, và
nhận đúng kẻ thù của đời mình.
=> Chí Phèo muốn, hỏi và hiểu ra. Sự
chuyển đổi cảm xúc ấy diễn ra đầy tự
nhiên không gò bó, dẫn đến hành động dữ
dội, bất ngờ vì bi kịch lên cao độ.

- Chí giết kẻ thù và tự giết mình - ý thức
nhân phẩm đã trở về - không bằng lòng
với cuộc sống thú vật nữa. Chí giết Bá
Kiến không phải là hành động lưu manh
giết người, mà đó chính là hành động
manh động tự phát của kẻ bị đẩy vào
đường cùng.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu nghệ thuật
Việc khắc họa tính cách và miêu tả ngoại
hình, phân tích tâm lí nhân vật Chí Phèo
thể hiện tính chất gì của văn học hiện
thực phê phán?
Nhận định về ngôn ngữ kể chuyện và
ngôn ngữ nhân vật?

2. Nghệ thuật - thành công và hạn chế.
* Nghệ thuật điển hình hóa
- Tính cách lưu manh – sản phẩm của sự
áp bức bóc lột ở mọi xã hội.
- Ngoại hình: lưu manh hóa để tồn tại
- Tâm lí: khát khao sống lương thiện là
bản chất con người
=> Xây dựng nhân vật điển hình trong
hoàn cảnh điển hình.
* Ngôn ngữ giản dị, diễn đạt độc đáo, là
ngôn ngữ đa giọng điệu, phù hợp với từng
chi tiết truyện.

Theo anh (chị), truyện này còn có những - Hạn chế: Chưa dự báo được khả năng
tồn tại, hạn chế nào?

đổi đời của nhân vật. Cuộc đời của người
nông dân vẫn luẩn quẩn trong vòng bế
tắc...
GV hướng dẫn HS tổng kết.
III. Tổng kết
Tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của - Thông qua số phận con người, tố cáo xã
Nam Cao qua truyện ngắn này là gì?
hội bạo tàn xô đẩy con người vào con
Đọc phần ghi nhớ SGK.
đường lưu manh tội lỗi không lối thoát.
18


Hoạt động của GV và HS

Yêu cầu cần đạt.
- Nét mới: phát hiện và khẳng định khao
khát sống lương thiện ngay cả khi đã bị
tha hóa, lưu manh.

4. Hướng dẫn tự học ở nhà
- Vì sao truyện Chí Phèo được coi là một kiệt tác của văn xuôi Việt Nam hiện
đại?
- Bài tập: Sau khi đọc truyện Chí Phèo, anh (chị) hãy tìm đọc lại đầy đủ tiểu
thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố để thực hiện yêu cầu sau: Những điểm tương
đồng và khác biệt quan trọng về nội dung, tư tưởng giữa hai nhà văn này.
Đề bài kiểm tra viết:
Những tương đồng và khác biệt trong hình tượng người phụ nữ qua các
tác phẩm Vợ nhặt (Kim Lân), Một đám cưới (Nam Cao), Vợ chồng A Phủ (Tô
Hoài) và Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)


19



×