Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Cách gợi hứng thú cho học sinh trong giờ đọc hiểu ngữ văn 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.57 KB, 14 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Môn Ngữ văn là một môn học quan trọng trong nhà trường phổ thông ở các
cấp học. Với vị trí và thế mạnh riêng của chương trình, môn Ngữ văn trước hết,
giúp người học tiếp xúc với vốn văn hoá dân tộc và văn hoá nhân loại được kết tinh
lại trong tác phẩm văn học.
Ngữ văn là một trong những môn học có vị trí quan trọng hàng đầu, nhưng
trong thực tế dạy học, ngày càng có nhiều học sinh không yêu thích học Văn,
không coi trọng môn Ngữ văn. Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn nói chung,
dạy đọc Văn nói riêng theo hướng phát huy chủ thể sáng tạo của bạn đọc - học
sinh; giúp học sinh thông qua đọc Văn, học Văn mà bồi dưỡng tâm hồn, phát triển
tư duy, năng lực giao tiếp, hình thành năng lực đọc hiểu, năng lực thưởng thức và
đánh giá nghệ thuật, vì vậy, là một yêu cầu cấp thiết hiện nay. Nghị quyết Hội nghị
Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ:
“Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học;
khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách
học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới
tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực”.
Vì vậy, môn Ngữ văn có nhiệm vụ bồi dưỡng tâm hồn, góp phần hình thành
và phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Từ vị trí, nhiệm vụ của môn Ngữ văn
trong trường phổ thông đã quy định vị trí, nhiệm vụ của người thầy dạy Văn:
Thông qua việc hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh tri thức văn hoá của dân tộc, của
nhân loại để dạy học sinh cách cảm, cách nghĩ, cách ứng xử tốt và kĩ năng giao tiếp
trong cuộc sống. Có nghĩa là người thầy nói chung, người thầy dạy Văn nói riêng
phải đào tạo những thế hệ học sinh vừa hồng vừa chuyên cho đất nước.
Song, vấn đề đặt ra là cần phải có những biện pháp, cách thức tổ chức dạy
học Văn như thế nào để thu hút được sự say mê, hứng thú học tập của các em học
sinh. Chính vì thế,việc đổi mới cách thức tổ chức giờ dạy Ngữ văn nói chung, giờ
dạy đọc hiểu Ngữ văn 10 nói riêng, đang là vấn đề đặt ra và cần được tháo gỡ kịp
thời bởi khối lớp 10 là năm đầu cấp Trung học phổ thông; là nền tảng, bước tạo đà,


là vạn sự khởi đầu nan của các em học sinh. Do đó, việc khơi gợi được hứng thú
cho học sinh trong giờ học Văn vừa tạo nên hiệu quả của giờ dạy vừa bộc lộ tài
năng, tâm huyết của người thầy. Mặt khác, từ chỗ có được niềm vui, niềm hứng thú
trong học tập bộ môn, học sinh sẽ có được niềm tin, tự hình thành được hiểu biết,
năng lực, phẩm chất, biết cách tìm ra chân lý, tự tin trong học tập và trong cuộc
sống.
Vì tầm quan trọng của môn Ngữ văn như vậy, đồng thời là một giáo viên dạy
Văn tâm huyết với nghề nghiệp, tôi luôn trăn trở với thực trạng trên. Cho nên tôi
chọn đề tài Cách gợi hứng thú cho học sinh trong giờ đọc hiểu Ngữ văn 10, vận
dụng thực hiện trong thực tế giảng dạy và đem lại niềm yêu thích học tập bộ môn
Văn cho học sinh.
1


1.2. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu đề xuất các biện pháp, cách thức khơi gợi hứng thú cho học
sinh trong giờ đọc – hiểu Ngữ văn 10 ở nhà trường trung học phổ thông.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi chỉ chọn nghiên cứu một số biện pháp, cách
thức khơi gợi hứng thú cho học sinh trong giờ đọc – hiểu Ngữ văn 10 ở nhà trường
Trung học phổ thông.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra, khảo sát, phỏng vấn, dự giờ dạy học đọc – hiểu Ngữ văn 10.
- Thực nghiệm, thiết kế, tổ chức dạy học học đọc – hiểu ngữ văn 10 có áp
dụng các vấn đề lí thuyết đã đề xuất.

2


2. NỘI DUNG

2.1. Cơ sở lý luận
Gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học nói chung đang được bàn đến
trên nhiều diễn đàn khác nhau. Người ta đã đề xuất, thử nghiệm nhiều phương pháp
dạy học để nâng cao hiệu quả giờ dạy Văn. Nhìn chung, mối quan tâm của các nhà
giáo dục đồng thời cũng là mối quan tâm của người thầy dạy Văn là làm thế nào để
phát huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh, gợi được niềm say mê học Văn
của các em trong nhà trường hiện nay?! Đối tượng học sinh Trung học phổ thông
của chúng ta có đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi là thích tìm hiểu, sáng tạo. Do đó,
người thầy phải đóng vai trò là người dẫn đường tài ba để các em khám phá, sáng
tạo. Bên cạnh đó, một trong những mục đích lớn nhất của giờ Văn là làm sao gây
được những rung động thẩm mỹ, giáo dục dược nhân cách cho học sinh, làm sao để
giờ học Văn được nhẹ nhàng, thoải mái, sinh động, không gượng ép đối với học
sinh. Làm được những điều đó người thầy dạy Văn đã đi đúng định hướng mà điều
24 Luật giáo dục do Quốc hội khóa X thông qua đã chỉ rõ: “phương pháp giáo dục
phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù
hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện
kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm,đem lại niềm vui,
hứng thú học tập cho học sinh".
2.2. Thực trạng của vấn đề
Trong những năm gần đây, một thực trạng rất đáng buồn là các em học sinh
lớp 10 nói riêng, học sinh cấp Trung học phổ thông nói chung, có xu thế không
thích học môn Văn. Qua quan sát, tiếp xúc và phát phiếu điều tra thăm dò sở thích
và nguyện vọng học tập của học sinh, tôi suy ngẫm và tìm ra nguyên nhân dẫn đến
tình trạng trên là do:
2.2.1. Về phía học sinh
Cấp học Trung học phổ thông là cấp học cuối cùng của hệ phổ thông. Các
em đã có những hiểu biết nhất định về xã hội, về nghề nghiệp, cuộc sống và tương
lai. Các em cho rằng: Để có một nghề nghiệp ổn định sau này trong thời đại khoa
học kỹ thuật, thời đại công nghệ thông tin, chỉ cần học tốt các môn khoa học cơ bản
như Toán, Lý, Hoá, thi đậu vào các trường đại học chuyên ngành phục vụ thiết thực

cho cuộc sống. Còn học Văn, theo các em chỉ là “Chuyện sách vở viển vông” khác
xa với thực tế cuộc sống. Quan niệm của các em thật lệch lạc và phiến diện. Các
em chưa nhận thức được rằng: Không chỉ theo nghiêp văn mới học văn mà học văn
là thiết thực cho tất cả mọi học sinh ở các cấp học phổ thông. Học văn là học để
làm người, để biết giao tiếp, ứng xử tốt trong cuộc sống. Con người ở bất cứ thời
đại nào cũng cần có hai tố chất: trí tuệ và nhân cách; mà đặc thù của môn văn là
giúp học sinh tự hoàn thiện nhân cách của mình. Vậy nên, tôi suy nghĩ không thể
để học sinh xa rời việc học tập môn Ngữ văn và người thầy cần có những giải pháp
giúp học sinh nhận thức đúng về mục đích học tập bộ môn. Từ đó có niềm say mê,
hào hứng với việc học tập bộ môn này.
2.2.2. Về phía thầy cô giáo
3


Do chưa nhận thức được đầy đủ về vị trí, tầm quan trọng của môn mình dạy
nên có không ít thầy cô giáo dạy văn chưa đem hết tâm huyết của mình để đầu tư
cho giờ dạy, bài dạy một cách chu đáo.
Giáo viên chưa đổi mới phương pháp giảng dạy nên chưa thể hiện được chức
năng hướng dẫn, tổ chức tự tiếp nhận cho học sinh, chưa tạo điều kiện cho học sinh
được thể hiện mình, tự chiếm lĩnh kiến thức. Người thầy chưa có những yêu cầu cụ
thể thiết thực đối với học sinh trong từng bài dạy, tiết dạy làm cho tiết dạy hời hợt,
nhàm chán, không gây được hứng thú học tập cho học sinh. Vì vậy dần dần dẫn đến
tình trạng học sinh chán học, không muốn học, không theo dõi bài, không ghi chép
bài…
Về vấn đề làm thế nào để gợi được hứng thú cho học sinh học tập môn Ngữ
văn nói chung, giờ đọc văn nói riêng, có thể mỗi giáo viên có những biện pháp và
phương pháp khác nhau. Riêng tôi chỉ xin được trình bày một số biện pháp mà theo
tôi là cơ bản có tác động tích cực đến việc khơi dậy niềm say mê học tập của học
sinh là:
- Tạo ra được tâm thế “nhập cuộc” cho học sinh bằng lời dẫn, lời kể sáng tạo

của thầy.
- Khơi gợi sự liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh qua việc đọc tác phẩm.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với yêu cầu khai thác bài học, phù hợp
với các đối tượng học sinh trong lớp.
Viết ra những kinh nghiệm này, dù sao cũng chỉ là chủ quan của bản thân tôi, rất
mong các bạn đồng nghiệp chân thành góp ý.
2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện:
Để tạo ra hứng thú cho học sinh trong giờ đọc văn, trước tiên người thầy phải tạo ra
được:
2.3.1. Tạo tâm thế nhập cuộc cho học sinh bằng lời dẫn, lời kể sáng tạo
của thầy
Tâm thế nhập cuộc tức là gây sự chú ý ban đầu mà ta quen gọi là phản xạ có
điều kiện, định hướng hoạt động, đảm bảo điều kiện tâm lý cần thiết cho học sinh
bước vào hoạt động học tập có kết quả. Có nhiều cách gây sự chú ý của học sinh để
góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy với đặc thù của bộ môn. Việc thể hiện lời
dẫn, lời kể của người thầy trong giờ dạy văn có tác dụng rất to lớn. Đây chính là
quá trình định hướng sư phạm và dắt dẫn hoạt động tích cực của học sinh trong giờ
học. Việc dùng lời dẫn, lời kể sáng tạo để tạo sự chú ý của học sinh sẽ góp phần kết
thúc hoặc tạm dừng, ngắt mạch sự chú ý của học sinh vào đối tượng khác, hoặc mối
quan tâm khác để đưa học sinh trở về hưng phấn với không khí của giờ học để gợi
lên cảm xúc hào hứng trước những vấn đề sẽ được tìm hiểu trong giờ học.
Qua thực tế tôi nhận thấy: Lời dẫn của thầy càng hấp dẫn càng có tác dụng
thu hút sự chú ý của học sinh tập trung vào bài học và ngược lại lời dẫn rời rạc, qua
loa dẫn đến giờ học đã bắt đầu từ lâu nhưng học sinh vẫn thờ ơ, làm việc riêng hoặc
theo dõi bài một cách lơ đãng.
4


Khi sử dụng lời dẫn tôi luôn chú ý đến ngữ điệu, kết hợp với những cử chỉ
của mắt, tay, đầu, cách ngắt giọng, chọn vị trí và định hướng thời gian ngừng

nghỉ…. Đồng thời tôi cũng chú ý đến nội dung lời dẫn, lời dẫn cần phải ngắn gọn,
súc tích, xác định được rõ ràng đối tượng cho bài học. Ngoài ra, tôi còn chú ý đến
hình thức của lời dẫn. Điều này phải căn cứ vào yêu cầu đặc điểm bài dạy, tôi linh
hoạt thực hiện các kiểu lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp.
Với lời dẫn trực tiếp, đây là lời dẫn có tính chất định tính, định danh vấn đề.
Ta có thể nối mạch từ bài khái quát. Tức là chiết dẫn một phần đặc trưng hoặc giá
trị biểu đạt của thể loại, một xu hướng, một trào lưu, hay sự nghiệp của một tác giả.
Ví dụ: Giá trị tiêu biểu của nội dung truyện Kiều là cảm hứng nhân văn của
Nguyễn Du trong việc thể hiện tiếng nói ca ngợi những giá trị phẩm chất đẹp đẽ,
đồng tình với những khát vọng giải phóng và đồng cảm với số phận bi kịch của con
người; tiếng nói lên án những thế lực bạo tàn. Để tìm hiểu cụ thể một trong những
nội dung tiêu biểu đó - sự đồng cảm với số phận bi kịch của con người – chúng ta
sẽ tìm hiểu qua trích đoạn Trao duyên.
Với lời dẫn gián tiếp là lời dẫn có tính chất phản đề hoặc nêu vấn đề để tăng
cường chú ý học sinh vào đối tượng. Cũng đoạn trích trên ta có thể vào bài: “ Có ý
kiến cho rằng, một trong những phương diện thiên tài của đại thi hào dân tộc
Nguyễn Du thể hiện trong truyện Kiều là nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý nhân
vật qua ngôn ngữ độc thoại. Để tìm hiểu điều này, chúng ta cùng phân tích đoạn
Trao duyên.
Căn cứ để xác định lời dẫn tôi thường dựa vào phần tiểu dẫn của sách giáo
khoa, nhưng để tránh lối mòn, tôi thường sáng tạo ra cách dẫn riêng. Đó là cách
dẫn xuất phát từ chính những hiểu biết của chính bản thân mình về bài dạy hoặc
những tài liệu tham khảo đặc sắc có liên quan tới bài dạy. Trong trường hợp này tôi
thường dùng lời dẫn gián tiếp có thể bắt đầu bằng một vài nhận định tiêu biểu, các
ý kiến tranh luận, so sánh hoặc từ cảm nhận chủ quan. Nhưng yêu cầu quan trọng là
xác định được mối liên hệ lô gíc chặt chẽ giữa lời dẫn với vấn đề bản chất của bài
dạy. Đồng thời đảm bảo tính định hướng cho quá trình tiếp nhận của học sinh. Thực
tế cho thấy, lời dẫn nói chung áp dụng cho tất cả các bài dạy tác phẩm văn chương.
Còn lời kể sáng tạo áp dụng đối với các trường hợp dạy trích đoạn trong các tác
phẩm văn xuôi và các tác phẩm trường ca, truyện thơ dài. Chẳng hạn:

- Đoạn trích: Chiến thắng Mtao Mxây –(Trích sử thi Đăm Săn).
- Đoạn trích: Uy- lít- xơ trở về (Trích Ô –đi-xê).
- Đoạn trích: Hồi trống Cổ Thành (Trích Tam quốc diễn nghĩa - La Quán
Trung).
- Đoạn trích: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Trích Chinh phụ ngâm –
Đặng Trần Côn, bản dịch Đoàn Thị Điểm).
- Đoạn trích: Trao duyên (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Với các đoạn trích trên đây, tôi thường sử dụng lời kể sáng tạo. Vì do khuôn
khổ của sách giáo khoa và giới hạn của chương trình, một số tác phẩm chỉ được
trình bày dưới dạng một trích đoạn (Trích giảng) nên lời kể sáng tạo sẽ góp phần
5


tóm tắt tác phẩm, dựng lại không khí và thế giới nghệ thuật, phản ánh mối quan hệ
sinh tồn có tính chất trọn vẹn của nguyên bản tác phẩm để học sinh có thể hình
dung và xác định được vị trí đoạn trích. Tuy nhiên, cũng tuỳ theo đặc điểm cụ thể
của từng tác phẩm và yêu cầu học tập từng đoạn trích, tôi sử dụng linh hoạt các
kiểu lời kể sáng tạo khác nhau. Ví dụ: Cách kể theo thời gian: Kể tóm lược các ý
chính, tình huống chính theo trình tự diễn biến cốt truyện.
Với đoạn trích Trao duyên (Ngữ Văn lớp 10, tập 2) có thể tóm tắt như sau: “
Vào một ngày xuân, nhân một lần chơi Tết Thanh minh, chị em Thuý Kiều gặp
Kim Trọng; rồi Kiều và Kim Trọng yêu nhau. Tình yêu Kim - Kiều đang đẹp thì có
kẻ vu oan cho gia đình Thuý Kiều. Quan lại sai lính đến cướp phá, bắt cha và em
Thuý Kiều đánh đập đòi hối lộ. Trước tình thế đó, Thuý Kiều bán mình làm lẽ cho
Mã Giám Sinh để lấy tiền chuộc cha và em. Nhưng Mã Giám Sinh là tên ma cô dắt
gái cho nên Kiều bị rơi vào nhà chứa của Tú Bà, rồi bị Sở Khanh lừa, phải dấn thân
vào cuộc đời ô nhục. Để thoát chốn lầu xanh, Thuý Kiều nhận làm lẽ Thúc Sinh
nhưng bị Hoạn Thư đánh ghen phải bỏ trốn và bị rơi vào tay Bạc Bà, Bạc Hạnh những kẻ làm nghề nhà chứa. Đang bế tắc vì bị vào lầu xanh lần nữa, Kiều gặp Từ
Hải và nhận lời lấy Từ Hải. Cuộc sống của Kiều ngỡ cứ thế êm xuôi, nhưng không
ngờ Kiều mắc mưu Hồ Tôn Hiến và kết quả là Từ Hải bị chết đứng, còn Kiều bị ép

gả cho một tên quan nhỏ. Đau đớn và hối hận, Kiều nhảy xuông sông Tiền Đường
tự vẫn nhưng may được Giác Duyên cứu vớt và cuối cùng được đoàn tụ với gia
đình. Đoạn trích: Trao duyên là một trong những trong những đoạn thơ mở đầu
cuộc đời lưu lạc mười lăm năm đau khổ của Thuý Kiều, khi Thuý Kiều quyết định
bán mình, phải nhờ em gái trả nghĩa lấy Kim Trọng.
Ngoài cách kể theo thời gian thì tôi còn sử dụng cách kể theo nhân vật. Ví
dụ: Để gợi hứng thú cho học sinh học tập đoạn trích: Lời tiễn dặn( Trích truyện
thơ: Tiễn dặn người yêu – Ngữ Văn 10) tôi dựa theo tiểu dẫn trong sách giáo khoa
để tóm tắt: Tiễn dặn người yêu là truyện thơ lớn của người Thái ở Tây Bắc nước ta,
dài 1846 câu nói về mối tình chung thuỷ của một đôi trai gái gắn bó với nhau từ
nhỏ, nhưng cha mẹ chê chàng trai nghèo nên gả cô gái cho người khác. Chàng trai
phẫn chí trao cho cô gái cây đàn và hẹn đi buôn về sẽ giành lại người yêu. Khi
chàng về thì đã muộn. Cô gái đã bị gả chồng, rồi bị gán đi làm kiếp hầu; bị bán
ngoài chợ với giá “một cuộn dong”. Trớ trêu thay, người mua cô không phải là ai
khác mà lại chính là người yêu cũ nhưng không nhận ra cô vì cô quá tiều tuỵ. Thất
vọng và đau đớn, cô lấy đàn môi ra thổi và chàng trai đã nhận ra, anh quyết định
lấy cô làm vợ”. Đoạn trích trong bài học nói về nỗi đau của cô gái khi bị cha mẹ ép
duyên.
Cũng có khi tôi kết hợp cả cách kể theo thời gian và những biến cố mang
tính chất quyết định sự thay đổi số phận nhân vật, như trường hợp lời kể mở đầu
bài học đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Sau khi găp gỡ
và thề non hẹn biển cùng Kim Trọng, gia đình Thuý Kiều bỗng nhiên bị vu oan.
Cha mẹ và em trai Thuý Kiều bị bắt và bị hành hạ tàn nhẫn. Kiều phải bán mình
làm lẽ cho Mã Giám Sinh lấy tiền đút lót quan trên để cứu cha và em. Đêm cuối
6


cùng trước ngày phải ra đi theo Mã Giám Sinh, Thuý Kiều nhờ cậy Thuý Vân thay
mình trả nghĩa lấy Kim Trọng. Đoạn trích Trao duyên trong bài học hôm nay là lời
độc thoại đau xót của Thuý Kiều trong hoàn cảnh trên…

Nói đến tâm thế nhập cuộc cũng có nghĩa là nói đến tình huống sư phạm đặc
thù mà người thầy dậy Văn thiết kế để khơi dậy trong học sinh hứng thú và động cơ
học tập tích cực, khơi dậy khát khao được khám phá, tìm hiểu thế giới nghệ thuật.
Tâm thế này khơi dậy trong lòng các em nhu cầu giao tiếp và đối thoại với nhà văn
một cách tự nhiên, thể hiện nhu cầu bộc lộ (cảm xúc, thiên hướng, cá tính) của bản
thân và cả khả năng sáng tạo trong quá trình tiếp nhận. Việc sử dụng lời dẫn và lời
kể sáng tạo để khơi gợi hứng thú cho học sinh trong giờ học Văn tôi không chỉ
dùng để mở đầu bài học mà còn duy trì một cách thích hợp xuyên suốt giờ học Văn
qua các thao tác như phân tích, cắt nghĩa, đánh giá tác phẩm…
Nếu như việc sử dụng lời dẫn, lời kể sáng tạo vào đầu giờ học để thu hút sự
tập trung chú ý của học sinh thì ở trong phần chuyển đoạn còn có tác dụng kết nối
các thành phần và đơn vị thông tin kiến thức. Đồng thời cũng có thể mở rộng hoặc
phân tích sâu một chi tiết, một tình huống nghệ thuật. Ngoài ra, tôi còn sử dụng lời
dẫn, lời kể sáng tạo vào việc đánh giá các tác phẩm giúp học sinh hình thành năng
lực khái quát các vấn đề và giá trị văn học.
2.3.2. Khơi gợi sự liên tưởng, tưởng tượng tích cực cho hoc sinh qua việc
đọc tác phẩm
Do đặc thù của bộ môn, “đọc” là một hoạt động không thể thiếu trong giờ
đọc hiểu. Đọc ở giai đoạn nào và các yêu cầu đọc là vấn đề quan tâm, trăn trở của
các thầy cô dậy văn nói chung và bản thân tôi nói riêng. Thực tế cho thấy trong
khâu đọc, người thầy không chuẩn bị chu đáo dễ làm cho học sinh chán nản, thờ ơ
với việc học. Đọc bao giờ cũng gắn liền với tiếp nhận, nó mang đậm dấu ấn cá
nhân người đọc, thể hiện sự cảm nhận của họ về tác phẩm thông qua sự ngân rung
và thẩm thấu âm thanh. Khâu đọc không chỉ là việc phát âm thông thường mà có
một tác dụng rất tích cực trong việc thức tỉnh cảm xúc tri giác thấm nhuần tín hiệu
để lôi cuốn học sinh vào tìm hiểu, khám phá giá trị tác phẩm.
Để làm cho học sinh có hứng thú học tập bằng việc khơi gợi liên tưởng,
tưởng tượng qua việc đọc tác phẩm, tôi đã yêu cầu học sinh đọc theo các mức độ
sau đây:
- Đọc lướt, tạo ấn tượng chung về những vấn đề xã hội và cuộc sống trong

tác phẩm (Sơ bộ hình dung về bức tranh tổng thể, khách quan của cuộc sống và thái
độ, phong cách của nhà văn).
- Đọc tập trung vào điểm sáng thẩm mỹ để tạo nên sức biểu hiện nổi bật của
bức tranh nghệ thuật.
- Nhấn mạnh âm hưởng chủ đạo và giọng điệu của nhà văn, nhà thơ, tạo nên
sự thống nhất về tư tưởng thẩm mỹ và phong cách của tác giả.
- Đọc diễn cảm (hoặc nhập vai, đọc theo vai) tô đậm giá trị nội dung tư
tưởng và hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
7


Với tính đặc thù của hoạt động học tập bộ môn, các yêu cầu về đọc tác phẩm
đã nói đến ở trên tôi hướng dẫn thực hiện ở hai giai đoạn:
+ Giai đoạn đọc chuẩn bị (đọc trước khi đến lớp).
+ Giai đoạn đọc ở lớp.
Yêu cầu trước hết ở khâu đọc chuẩn bị là học sinh phải chuẩn bị được tâm
thế, tập trung chú ý đến tri giác ngôn ngữ văn bản, từng bước làm rõ nghĩa công cụ
của ngôn từ. Trong giai đoạn này, tôi hướng dẫn các em chú giải những từ ngữ khó,
điển tích, điến cố, những từ cổ hoặc những từ ít phổ biến.
Ví dụ: Ở đoạn trích Trao duyên, có những điển cố ít thông dụng trong giao
tiếp ngôn ngữ thời hiện đại nên cần được hiểu rõ (hoàn cảnh, xuất xứ, ý nghĩa...)
trước khi vào khám phá nội dung bên trong tác phẩm, nhằm giúp học sinh chú ý và
tạo điều kiện thuận lợi cho việc khơi gợi sự liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh
để tri giác tốt ở các khâu tiếp theo của giờ giảng văn.
Vì vậy, ở khâu đọc chuẩn bị trong bài Trao duyên tôi giúp gọc sinh hiểu
được:
- Tương tư: là tưởng nhớ đến nhau vì xa cách, ở đây có nghĩa là tình yêu trai
gái.
- Keo loan: do chữ “loan giao” tức thứ keo chế bằng máu chim loan (người
xưa dùng để nối dây đàn và dây cung khi bị đứt). Câu này ý nói: Thuý Vân hãy

thay mình tiếp nối tình yêu với Kim Trọng...
- Quạt ước, chén thề: hai người tặng nhau quạt để ngỏ ý hẹn ước trăm năm,
uống rượu thề nguyền, chung thủy.
- Hiếu tình: hiếu với cha mẹ, tình với người yêu. hiếu: một phạm trù đạo đức
quan trọng của đạo Nho. hi sinh quyền lợi của cá nhân , kể cả tình yêu cho hiếu là
một nguyên tắc ứng xử phổ biến của người xưa.
- Chín suối : âm phủ, cõi của người chết theo quan niệm của người xưa.
- Vành: cái vòng, xuyến đeo tay; tờ mây: tờ giấy có trang trí hình mây ghi lời
thề nguyền của hai người, cũng có thể là thư từ của hai người.
- Mệnh bạc: số mệnh bất hạnh.
- Đàn và hương: những vật mà Kim Kiều cùng có chung kỉ niệm đốt hương
và gảy đàn bên nhau.
- Mai sau dù có bao giờ- Đốt lò hương ấy so tơ phím này: Kiều nhớ đến đêm
thề nguyền khi nàng sang nhà Kim Trọng, chàng Kim đã thêm hương vào lò hương,
sau khi thề nguyền, nàng đã đánh đàn cho Kim Trọng nghe.
- Bồ liễu: tên một loài cây, chỉ người phụ nữ yếu đuối.
- Trúc mai: cây trúc và cây mai, chỉ tình yêu đôi lứa.
- Dạ đài: âm phủ.
- Tình quân: người con gái xưa hay dùng để gọi người yêu.
Yêu cầu này càng cần thiết hơn khi bài học có nhiều từ ngữ có liên quan đến
điển tích, điển cố và từ cổ. Đọc Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi,học sinh gặp
tới 96 mục chú giải, trong đó có các dạng chú thích như:
- Giải thích về thể cáo (đại cáo)...
8


- Giải thích về địa danh (Lam Sơn)...
- Giải thích về điển cố (hoà nước sông...) ...
- Giải thích về từ cổ (mưu phạt, tâm công)...
- Giải thích về địa danh (Chi Lăng, Cần Trạm...)

Sau nhiều lần thử nghiệm, tôi nhận thấy rằng: nếu không có giai đoạn đọc
chuẩn bị để giải quyết các yêu cầu của việc đọc như trên thì các bước khai thác giá
trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm sẽ gặp không ít khó khăn. Học sinh sẽ tiếp
thu bài theo kiểu chấp nhận chứ không phải là thẩm thấu hoặc một số em không
hiểu gì và theo đuổi công việc riêng của mình. Trong giai đoạn đọc chuẩn bị này,
tôi yêu cầu học sinh chuẩn bị bài ở nhà. Khi chuẩn bị bài phải xác định rõ được lớp
nghĩa công cụ (nghĩa văn bản) tạo tiền đề để xác định lớp nghĩa văn cảnh (nghĩa
văn học) của ngôn ngữ. Ví dụ: đọc bài Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi, tôi yêu cầu
học sinh đọc chuẩn bị, chú giải và xác định được nghĩa văn bản cho các từ.
Vì vậy, những liên tưởng, tưởng tượng trong giai đoạn đọc chuẩn bị vừa có
ý nghĩa khởi động, vừa xác định tâm thế cho những xúc cảm thẩm mỹ ban đầu, vừa
có vai trò kiểm chứng, minh hoạ, vừa có ý nghĩa tái hiện toàn vẹn giá trị nội dung,
nghệ thuật của tác phẩm. Qua thực tế giảng dạy, từ khi thử áp dụng nghiêm túc kinh
nghiệm này tôi nhận thấy rằng học sinh rất thích thú, ham học hỏi nhiều hơn và lôi
cuốn các em vào giờ học, môn học hơn.
2.3.3. Xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với yêu cầu khai thác bài học,
phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp
Để gợi được hứng thú cho học sinh học tập, ngoài việc tạo tâm thế cho học
sinh thông qua lời dẫn và lời kể sáng tạo, thông qua các cách đọc tác phẩm đã trình
bày ở trên, tôi còn chuẩn bị hệ thống câu hỏi phù hợp với bài dạy, phù hợp với đối
tượng học sinh để cuốn hút các em đi theo quỹ đạo của bài học, giờ học dưới sự
dẫn dắt của người thầy.
Việc đặt câu hỏi với học sinh trong quá trình tiếp nhận văn học có ý nghĩa
làm thay đổi tình thái của giờ học, hay nói cách khác là mở ra tình huống “có vấn
đề”, xác định tâm thế thực tại và đặt học sinh vào các yêu cầu của việc nhận thức.
Hệ thống câu hỏi nói chung không chỉ thể hiện ở từng bước khai thác giá trị nội
dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm mà còn thể hiện sự lôgích của kiến thức, tiến
trình lĩnh hội kiến thức và khả năng sáng tạo của học sinh. Nếu câu hỏi của người
thầy đưa ra chỉ yêu cầu phát hiện đơn giản hay nhắc lại một vài yếu tố vụn vặt của
tác phẩm thôi thì việc tiếp nhận của học sinh dễ rời rạc, không bản chất, thậm chí

hời hợt, nông cạn và buồn tẻ. Nếu câu hỏi không phù hợp với yêu cầu khai thác bài
học, không phù hợp với đối tượng học sinh, không có hệ thống thì việc tiếp nhận sẽ
kém hiệu qủa, thậm chí xa rời tác phẩm hoặc lệch lạc, không xác lập được mối giao
cảm thẩm mỹ giữa nhà văn và người học.
Để việc tiếp nhận của học sinh diễn ra theo một quá trình liên tục, tôi thường
quan tâm sâu sắc đến việc làm sao cho hệ thống câu hỏi của mình phải có mối liên
hệ mật thiết với các câu hỏi trong sách giáo khoa mà học sinh đã chuẩn bị bài ở
nhà. Vì vậy, có thể nói, những giờ đọc văn đã thực sự tạo ra không khí hào hứng
9


học tập cho học sinh. Đồng thời cũng giúp tôi kiểm tra đánh giá được kết quả tự
học của các em một cách kịp thời nhất.
Chẳng hạn: trong giờ đọc hiểu tác phẩm "Đại cáo bình Ngô" của Nguyễn
Trãi, có những câu hỏi tổng kết về giá trị bài cáo như:
- Đại cáo bình Ngô được coi là bản tuyên ngôn độc lập, tác phẩm có mang ý
nghĩa tuyên ngôn về quyền sống của con người hay không? Hãy lí giải?
- Đại cáo bình Ngô có sự kết hợp hài hòa yếu tố chính luận và yếu tố văn
chương, anh, chị hãy phân tích để làm sáng tỏ đặc điểm này về các mặt: kết cấu, lập
luận, nghệ thuật sử dụng từ ngữ, xây dựng hình tượng, nghệ thuật sử dụng câu văn,
nhịp điệu.
Hay, khi dạy trích đoạn: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, có thể đặt câu
hỏi:
- Theo anh, chị, chi tiết Diêm Vương xử kiện ở âm phủ nói lên điều gì?
a. Thể hiện niềm tin của con người trung đại: bên cạnh cõi trần còn có một
thế giới khác là âm phủ, nơi con người sau khi chết sẽ phải đến để nhận sự phán xét
và thưởng phạt về những việc làm của mình khi còn sống.
b. Thể hiện khát vọng công lí chưa thực hiện được trong cuộc sống trần thế
của người xưa.
c. Nhằm đẩy xung đột kịch tính của truyện lên đến cao trào để nhân vật

chính, Ngô Tử Văn có dịp bộc lộ khí phách của mình.
d. Có ý nghĩa khuyên răn, giáo dục con người nên sống và hành động thế nào
cho đúng đắn, hợp lẽ phải, tránh làm điều ác.
e. Ý kiến khác.
Giải thích lí do sự lựa chọn của anh, chị.
2.4. Hiệu quả thực hiện:
Trên đây là những biện pháp, cách thức tôi đã thực hiện để góp phần gợi
hứng thú học tập trong giờ đọc hiểu Ngữ văn 10 cho học sinh. Trong hai năm qua,
bằng việc dùng lời dẫn (lời vào bài), lời kể sáng tạo, khơi gợi liên tưởng, tưởng
tượng cho học sinh qua việc đọc tác phẩm và xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp
với tiến trình nhận thức của học sinh, tôi đã đạt được hiệu quả nhất định trong giờ
dạy. Các em học sinh không còn thái độ chán ngán khi đến giờ văn nữa mà ngược
lại các em rất hào hứng trong việc chuẩn bị bài, đọc tác phẩm, làm theo các yêu cầu
mà thầy cô hướng dẫn. Trong lớp, các em chăm chỉ theo dõi bài và hăng hái phát
biểu ý kiến để xây dựng bài. Giờ học văn không còn nặng nề, uể oải như trước đây.
Sau mỗi tiết học, các em thấy khoan khoái nhẹ nhõm. Có những tiết học trống đã
báo hiệu ra chơi nhưng bài giảng chưa hết các em vẫn say sưa theo dõi. Qua phiếu
điều tra 3 lớp: 10A4, 10A5, 10A6 năm học 2014 – 2015 cho thấy có tới 90% học
sinh của 3 lớp này rất thích học giờ đọc văn. Nhiều em học sinh đã tâm sự: “học
văn dưới sự hướng dẫn của cô, chúng em thấy rất hấp dẫn, càng học chúng em càng
thấy cái hay, cái đẹp của văn chương”. Những hình tượng trong tác phẩm văn học
đã thực sự bồi dưỡng cho chúng em những tư tưởng, tình cảm cao đẹp. Chính sự
say mê học tập đã giúp cho các em tiếp nhận kiến thức một cách sáng tạo. Cho nên
10


khi làm các bài kiểm tra, kết quả bài làm của các em được nâng lên rõ rệt. Qua
khảo sát chất lượng môn văn ở 3 lớp: 10A4, 10A5, 10A6 với tổng số 135 em học
sinh, tôi đã thu được kết quả tương đối khả quan như sau:
Thời gian


Học lực giỏi
Số
%
lượng
Đầu năm
0
0
Cuối kì I
5
4
Cuối kì II
7
5

Học lực khá
Số
%
lượng
5
4
10
7
26
20

Học lực TB
Số
%
lượng

110
82
110
82
100
74

Học lực Yếu
Số
%
lượng
20
14
10
7
2
1

Như vậy, số lượng, tỉ lệ học sinh giỏi và học sinh khá đã tăng lên rõ rệt.

11


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Qua quá trình áp dụng các biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học
văn, bản thân tôi tự rút ra cho mình bài học kinh nghiệm sau:
- Về phía người giáo viên:
Trước tình hình chán học môn Ngữ văn như hiện nay của nhiều học sinh
Trung học phổ thông nói chung, học sinh lớp 10 nói riêng, mỗi người thầy dạy Văn

chúng ta phải có trách nhiệm làm cho giờ Văn của mình có sức hấp dẫn học sinh,
gợi được hứng thú cho học tập cho các em. Thầy phải nhiệt tình, tận tuỵ, chu đáo,
kiên trì, đúng mực. Đồng thời, thầy phải thấy rõ tầm quan trọng của việc khơi gợi
hứng thú học tập bôn môn cho học sinh, bồi bổ tình cảm yêu mến, phát huy năng
lực văn chương của học sinh.
Để làm cho giờ dạy ngày càng hấp dẫn, mỗi giáo viên dạy Văn phải không
ngừng tự học, tự bồi dưỡng, tìm tòi sáng tạo để mở mang vốn tri thức, bổ sung cho
bài giảng trở nên có sức lôi cuốn hơn. Đặc biệt, phải đầu tư thời gian cho việc soạn
bài, nghiên cứu, tìm ra phương pháp giảng dạy tối ưu cho từng giờ dạy, tiết dạy.
Thường xuyên dự giờ đồng nghiệp để học hỏi kinh nghiệm về phương pháp giảng
dạy để tìm ra cách dạy hay và hấp dẫn cho mình,
- Về phía học sinh:
Các em phải siêng năng, chăm chỉ, không ngừng học tập để nâng cao năng
lực văn chương của mình. Đồng thời, phải biết coi trọng bộ môn, xoá bỏ cái nhìn
phiến diện đối với môn Văn và có nhận thức đúng đắn: học Văn là học cách để làm
người.
3.2. Lời kết
Việc tạo hứng thú cho học sinh trong giờ đọc văn có thể tiến hành bằng nhiều
cách, nhiều hình thức, nhiều con đường khác nhau. Song, để học sinh yêu thích học
môn Ngữ văn nói chung, nâng cao được chất lượng giờ đọc hiểu Ngữ văn 10 nói
riêng là một việc làm đòi hỏi cả thầy và trò đều có sự nỗ lực không ngừng. Bởi
khác với những môn học khác, đây là môn học thiên về nghệ thuật, đòi hỏi giáo
viên và học sinh không chỉ cần đến trí tuệ mà còn phải phát huy yếu tố tình cảm,
cảm xúc. Muốn làm được điều đó, người giáo viên phải nghiên cứu, tính toán,
nghiền ngẫm công phu qua từng công đoạn, qua mỗi khâu, mỗi biện pháp, cách
thức, khơi dậy niềm say mê, bồi dưỡng trí tuệ, tâm hồn, giúp các em chủ động,
sáng tạo khi tiếp xúc với tác phẩm văn chương. Đó là hoạt động mang tính khoa
học và nghệ thuật sâu sắc. Vì vậy với đề tài này, tôi mong muốn tìm ra những biện
pháp để tổ chức giờ dạy đọc hiểu Ngữ văn 10 có hiệu quả cao.
Vì trình độ người viết có hạn, kinh nghiệm còn ít ỏi, chắc chắn còn nhiều

thiếu sót. Tôi rất mong được sự góp ý chân thành của các bạn đồng nghiệp.

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức,kĩ năng môn ngữ văn lớp 10,nhà xuất bản
giáo dục Việt Nam ,năm 2010.
2.Ngữ văn 10,tập một,nhà xuất bản giáo dụcViệt Nam,năm 2010.
3.Ngữ văn 10, tập hai,nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, năm 2010.
4.Sách giáo viên Ngữ văn 10,tập một,nhà xuất bản giáo dụcViệt Nam ,năm 2010.
5.Sách giáo viên Ngữ văn 10,tập hai,nhà xuất bản giáo dục Việt Nam,năm 2010
6.Nguyễn Du, về tác gia và tác phẩm,nhà xuất bản giáo dục, năm 1998.

13


NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

NHẬN XÉT:…………………………………
………………………………………………..
………………………………………………..
………………………………………………..
………………………………………………..
………………………………………………..
ĐIỂM:…………………………………..
XẾP LOẠI: …………………………….
TỔ TRƯỞNG


………, ngày tháng năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.

Trịnh Thị Ngọc

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
CỦA HỘI ĐỒNG KH-SK CỦA ĐƠN VỊ

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
CỦA HỘI ĐỒNG KH-SK NGÀNH GD&ĐT

NHẬN XÉT:…………………………………
………………………………………………..
………………………………………………..
………………………………………………..
………………………………………………..
………………………………………………..
ĐIỂM:…………………………………..
XẾP LOẠI: …………………………….

NHẬN XÉT:…………………………………
………………………………………………..
………………………………………………..
………………………………………………..
………………………………………………..
………………………………………………..
ĐIỂM:…………………………………..
XẾP LOẠI: …………………………….


CHỦ TỊCH HĐ KH-SK CỦA ĐƠN VỊ

CHỦ TỊCH HĐ KH-SK NGÀNH GD&ĐT

14



×