Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Giáo ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trung học phổ thông trong làm văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LÊ LỢI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO
HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG LÀM
VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG
ĐỜI SỐNG

Người thực hiện: Đỗ Thị Huyền
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ Văn

THANH HÓA, NĂM 2016


STT
1

2

3
4
5

Mục lục
NỘI DUNG
Mở đầu
- Lý do chọn đề tài
- Mục đích nghiên cứu


- Đối tượng nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
Nội dung
1. Cơ sở lý luận
2. Thực trạng của vấn đề
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

Trang
2
2
3
3
3
4
4
6
8
15
17
19
20

2


I. MỞ ĐẦU

Lí do chọn đề tài
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Điều 35 ghi rõ: “Giáo
dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhà nước phát triển giáo dục nhằm nâng
cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài...” Đại hội đại biểu toàn quốc
của Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX cũng khẳng định “Phát triển giáo dục đào
tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, là điều kiện để phát triển nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát
triển xã hội, tăng cường kinh tế nhanh và bền vững...” Xác định được nhiệm vụ
quan trọng đó nên những năm qua Bộ giáo dục đã không ngừng đưa ra nhiều giải
pháp mang tính cải tiến để thúc đẩy phát triển giáo dục. Đứng trước thềm thế kỉ
XXI, Bộ giáo dục đã có những đổi mới tích cực như đổi mới chương trình giáo
khoa, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, lồng ghép giáo
dục kĩ năng sống vào các môn học.... Đặc biệt Bộ giáo dục thay đổi cấu trúc đề thi
phải có một câu thuộc dạng nghị luận xã hội, ra đề theo hướng mở... nhằm khơi gợi
trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo của học sinh khi làm bài, góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu của đất nước.
Trong xu hướng chung của đổi mới, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học
sinh là một lĩnh vực quan trọng, hình thành nhân cách, phát triển ý thức con người.
Giúp học sinh có ý thức ứng xử, hành động, việc làm đúng đắn trong học tập, đời
sống cũng như đối với môi trường tự nhiên.
Cuộc sống của con người ngày nay luôn chịu sự tác động của môi trường tự
nhiên. Những gì chúng ta có đều do thiên nhiên cung cấp: từ khí thở, nguồn nước
uống, sinh hoạt hàng ngày...cho tới thịt cá, rau quả-thực phẩm mỗi bữa ăn... Con
người chúng ta đã dựa vào những gì có sẵn trong tự nhiên để tự mình làm nên
những sản phẩm có ích. Trong những bước tiến hiện đại hoá về sản xuất công
nghiệp, con ngươi đã sử dụng năng lượng chiếu sáng và sưởi ấm của mặt trời để
tạo nên những thiết bị sử dụng nguồn năng lượng mặt trời tiên tiến để áp dụng vào
đời sống. Đối với những con suối, những dòng sông, hồ nước, trước đây chỉ đơn
thuần là phong cảnh thiên nhiên, cung cấp nguồn nước, tôm cá; nhưng giờ đây, với
những con đập thuỷ điện thì đó là cả một mạng lưới điện năng khổng lồ. Một yếu

tố còn bức thiết không kém chính là rừng. Rừng cung cấp cho con người nguồn
lâm sản dồi dào - là nơi những loại cây gỗ quý, những loài động vật quý hiếm sinh
sống và phát triển. Không những thế, cánh rừng đầu nguồn chính là nguồn cản lũ,
là “lá phổi xanh” điều hoà khí hậu, đem lại cho con người bầu không khí trong
lành. Trước tình trạng trái đất đang nóng dần lên và nhiệt độ của nó còn tăng cao,
không khí ngày càng ô nhiễm bởi khói bụi và khí thải độc hại, môi trường sống của
con người đang bị đe dọa…thiết nghĩ, cấp thiết hơn bao giờ hết là giáo dục cho học
sinh – thế hệ tương lai của đất nước – ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường thông
3


qua giờ dạy ngữ văn nói chung và nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống nói
riêng.
Nghị luận xã hội rèn luyện cho học sinh cách nhìn nhận, kiến giải, trình bày
những ý kiến riêng về những vấn đề nóng đang được xã hội quan tâm. Đặc biệt,
gần đây vấn đề bảo vệ môi trường sống của con người là vấn đề đang được quan
tâm, thu hút sự chú ý của dư luận xã hội. Việc rèn luyện kiểu bài này không chỉ cần
cho học sinh khi làm các bài kiểm tra, bài thi mà còn cần cho người học trong ý
thức, trong tư duy và khi bước vào đời. Đó là lí do tôi chọn đề tài: Giáo ý thức bảo
vệ môi trường cho học sinh Trung học phổ thông trong làm văn nghị luận xã
hội về một hiện tượng đời sống.
Mục đích nghiên cứu:
- Khảo sát ý thức bảo vệ môi trường của học sinh tại trường THPT Lê Lợi nhằm
đánh giá cũng như đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi
trường cho học sinh từ đó làm hạt nhân tuyên truyền cho mọi người.
- Tìm hiểu thực trạng môi trường tại trường THPT Lê Lợi và địa phương. Đánh
giá ý thức và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành ý thức bảo vệ môi
trường của học sinh.
- Đề ra một số biện pháp giúp công tác bảo vệ môi trường ngày càng hiệu quả
Đối tượng nghiên cứu:

- Học sinh các khối lớp 10, 11 và 12.
- Khảo sát tình hình vệ sinh trường học và ý thức bảo vệ
môi trường của học sinh.
- Lĩnh vực nghiên cứu: Môi trường - trường THPT Lê Lợi. Khảo sát ý thức bảo vệ
môi trường học sinh trường THPT Lê Lợi ở: phòng học, thư viện, phòng máy tính,
nhà thi đấu, sân vui chơi, địa phương…
- Phương pháp nghiên cứu:
+ PP nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: nghiên cứu và khảo lược các tài liệu
trên sách, báo, mạng internet…
+ PP điều tra khảo sát thực tế: Phỏng vấn trực tiếp khoảng 100 học sinh về vấn đề
môi trường bằng bảng câu hỏi(chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng(theo khóa học))
+ Phương pháp thu thập thông tin; PP thống kê, xử lý số liệu: Phương pháp thống
kê, mô tả thực trạng môi trường tại trường THPT và ý thức của học sinh phân tích
các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành ý thức bảo vệ môi trường của học sinh.

4


II. Néi dung
1. Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm môi trường và bảo vệ môi trường
1.1.1 Khái niệm môi trường
"Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật
thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn
tại, phát triển của con người và thiên nhiên." (Theo Ðiều 1, Luật Bảo vệ Môi
trường của Việt Nam)
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:
Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học,
sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động
của con người. Ðó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực

vật, đất, nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà
cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản
cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp
cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.
Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Ðó là
những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau như:
Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc,
gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,... Môi trường xã hội định
hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh
tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các
sinh vật khác.
Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất
cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống,
như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo...
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự
sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất,
nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội...
Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao
gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con
người. Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội
quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xã hội
như Ðoàn, Ðội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy định
không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ
quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thông tư, quy định.
Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để
sống và phát triển.
1.1.2 Bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch
đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các
hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng

hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
5


Nhà nước bảo vệ lợi ích quốc gia về tài nguyên và môi trường, thống nhất
quản lý bảo vệ môi trường trong cả nước, có chính sách đầu tư, bảo vệ môi trường,
có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và
công nghệ, phổ biến kiến thức khoa học và pháp luật về bảo vệ môi trường. Luật
Bảo vệ Môi trường của Việt Nam ghi rõ trong Ðiều 6: "Bảo vệ môi trường là sự
nghiệp của toàn dân. Tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thi
hành pháp luật về bảo vệ môi trường, có quyền và có trách nhiệm phát hiện, tố
cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường".
1.2. Nghị luận xã hội và vai trò của nghị luận xã hội trong dạy - học Ngữ văn
hiện nay
2.1.1 Nghị luận xã hội
Đối tượng của nghị luận xã hội là những vấn đề nảy sinh trong đời sống
chính trị - xã hội như đạo đức, lẽ sống, thiên nhiên, môi trường...thường được thể
hiện cô đọng trong các câu tục ngữ, danh ngôn, các ý kiến nhận định tổng quát, các
vấn đề nóng đang gây sự quan tâm chú ý của dư luận...
Mục đích của nghị luận xã hội là đưa ra những vấn đề trên ra để bàn bạc,
làm sáng tỏ đúng, sai, xấu, tốt, lợi, hại...nhằm tuyên truyền giáo dục, vận động, kêu
gọi mọi người tham gia giải quyết những vấn đề nảy sinh nói trên, góp phần làm
cho đời sống tinh thần của con người thêm phong phú, tạo cho mỗi người có ý thức
chăm sóc cuộc sống của bản thân mình và xây dựng những mối quan hệ xã hội tốt
đẹp và văn minh hơn.
2.1.2 Vai trò của nghị luận xã hội
Việc học làm văn nghị luận xã hội giúp học sinh phát triển năng lực trí tuệ,
hình thành tư duy hợp lý, khoa học, biết cách tìm tòi và xác định chân lý. Mặt
khác, biết cách diễn đạt, phát biểu ý kiến của mình một cách rõ ràng. Sách giáo
khoa Ngữ văn 10 có viết: “Học làm văn nghị luận xã hội còn xây dựng cho học

sinh phương pháp tư duy đúng đắn để hình thành thế giới quan khoa học và nhân
sinh quan tiến bộ. Biết đánh giá đúng các hiện tượng xã hội, biết ứng xử đẹp trong
các mối quan hệ với người khác, biết hướng cuộc sống của mình vào những mục
tiêu cao cả”. Đây chính là những vốn sống rất quan trọng trong hành trang mà mỗi
học sinh cần trang bị khi các em bước vào đời. Bởi sau khi tốt nghiệp ra trường, tất
cả các em đều phải đối mặt với những vấn đề xã hội. Các em cần phải giải thích,
chứng minh, thể hiện quan điểm, lập trường tư tưởng, tình cảm của mình trước các
vấn đề của đời sống. Vì vậy, tôi nghĩ càng phải rèn luyện cho các em làm tốt thể
loại văn này.
Phạm vi nghị luận xã hội rất rộng nhưng theo tôi nội dung về vấn đề ý thức
bảo vệ môi trường là nội dung cần được quan tâm đặc biệt trong quá trình giảng
dạy, ra đề nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống.
6


2. Thực trạng của vấn đề
Môi trường đã và đang là vấn đề được rất nhiều quốc gia cũng như hầu hết
mọi người sống trên trái đất của chúng ta quan tâm. Tuy nhiên tình trạng ô
nhiễm môi trường vẫn đang hoành hành khắp nơi trên hành tinh xanh. Sau công
cuộc cách mạng công nghiệp nền kinh tế thế giới như được thay da đổi thịt với tốc
độ tăng trưởng kinh tế thần kì của nhiều nước. Nhưng mọi vấn đề đều luôn có mặt
trái của nó, con người đã phá hỏng sự cân bằng của trái đất. Nguyên nhân nào làm
cho môi trường sinh thái bị ô nhiễm và bị tàn phá. Thực trạng của vấn đề này đã và
đang vô cùng nóng bỏng.
Trên hành tinh xanh của chúng ta, ở đâu ta cũng dễ dàng nhận thấy dấu hiệu
của sự ô nhiễm môi trường: từ những biến đổi của khí hậu khiến thời tiết trở nên
khắc nghiệt bất thường, những cơn mưa axit phá hủy các công trình kiến trúc có
giá trị, gây tổn thương hệ sinh thái, đến sự suy giảm tầng ôzôn khiến tăng cường
bức xạ tia cực tím, sự nóng lên của Trái Đất, sự ô nhiễm biển và đại dương cùng
với sự hoang mạc hóa…


Ở nước ta, tình trạng ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, hủy hoại các
giống loài, ảnh hưởng xấu sức khoẻ con người là cái giá phải trả cho quá trình tự
do hóa thương mại mới được tiến hành chỉ trong vòng 10 năm trở lại đây. Theo
đánh giá mới đây của ngân hàng thế giới tại Việt Nam, với 59 điểm trong bảng xếp
hạng chỉ số hiệu quả hoạt động môi trường,Việt Nam đứng ở vị trí 85/163 các
nước được xếp hạng. Các nước khác trong khu vực như Philippines đạt 66 điểm,
Thái Lan 62 điểm, Lào 60 điểm, Trung Quốc 49 điểm, Indonesia 45 điểm,... Còn
theo kết quả nghiên cứu khác vừa qua tại Diễn đàn kinh tế thế giới Davos, Việt
Nam nằm trong số 10 quốc gia có chất lượng không khí thấp và ảnh hưởng nhiều
nhất đến sức khỏe. Thực tế vấn đề môi trường ở nước ta đáng báo động: Rừng tiếp
tục bị thu hẹp; Đa dạng sinh học bị ảnh hưởng nghiêm trọng; Ô nhiễm sông ngòi;
Bãi rác công nghệ và chất thải; Ô nhiễm từ sản xuất nông nghiệp; Ô nhiễm ở các
làng nghề; Việt Nam cũng đang bị coi là nước có ô nhiễm không khí cao tới mức
báo động.

7


Vấn đề giáo dục ý thức trách nhiệm và tình cảm của học sinh với môi trường
là một quá trình lâu dài, đòi hỏi nhiều công sức, tâm huyết của nhà trường và tập
thể đội ngũ giáo viên. Đặc biệt, đội ngũ cán bộ quản lý trong nhà trường phải thấy
được trách nhiệm đối với việc bảo vệ môi trường, có những biện pháp giáo dục học
sinh thường xuyên, tổ chức các hoạt động mang tính giáo dục cao và có sức thu hút
học sinh tham gia một cách tự nguyện, thích thú.
Nhận thức được vai trò và trách nhiệm to lớn đó ngành giáo dục và đào tạo
tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường trong
các nhà trường phổ thông trên địa bàn tỉnh.
Thực trạng hoạt động giáo đục bảo vệ môi trường trong trường học ở tỉnh ta
đã được tiến hành từ nhiều năm trước. Đặc biệt, hoạt động này được tăng cường và

có hiệu quả thiết thực từ năm 2007 cho đến nay. Hoạt động giáo dục bảo vệ môi
trường trong nhà trường phổ thông được tiến hành theo phương thức tích hợp, lồng
ghép nội dung giáo dục môi trường vào các môn học thích hợp. Ở bậc tiểu học
thông qua các môn học Tự nhiên và Xã hội, Đạo đức, Khoa học; ở bậc trung học
cơ sở và trung học phổ thông, là các môn học Địa lý, Sinh học, Công dân, Công
nghệ, Ngữ văn. . . Giáo viên đã cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về
môi trường, đó là những hiểu biết về môi trường tự nhiên, sự ô nhiễm môi trường,
phương pháp bảo vệ môi trường, đặc biệt giáo dục cho học sinh có ý thức gìn giữ,
bảo vệ môi trường sống và tình yêu quê hương, đất nước.

8


3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
3.1. Giải pháp
Tiếp tục nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh về bảo vệ môi
trường, gắn việc giáo dục môi trường với việc triển khai thực hiện cuộc vận động
"Xây dựng trường học thân thiện và học sinh tích cực", xây dựng cảnh quan nhà
trường xanh, sạch, đẹp; Phấn đấu tất cả các điểm trường đều có nhà vệ sinh và bố
trí người dọn vệ sinh; Học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường,
giảm thiểu tình trạng mất vệ sinh ở các khu vệ sinh trong trường học.
Ban giám hiệu các trường tiếp tục tăng cường phối hợp với tổ chức Đoàn, tổ
chức nhiều hoạt động cụ thể và sinh động nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động
ngoại khóa về giáo dục môi trường; trong đó chú trọng việc nâng cao hiệu quả của
các tổ chức tuyên truyền về vệ sinh môi trường, phổ biến các bài hát có nội dung
giáo dục môi trường. Khuyến khích động viên các em tham gia thi tìm hiểu về môi
trường dưới các hình thức bài viết, tranh vẽ, chụp ảnh, làm băng hình, . . .
Giáo dục môi trường luôn đi đôi với giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, hình
thành cho các em những thói quen tốt, những kỹ năng sống liên quan đến bảo vệ
môi trường. Ví dụ như tập cho các em thói quen đổ rác đúng nơi quy định; không

vứt bừa bãi giấy gói, bao bì thức ăn, chai lọ, vỏ đồ hộp... Ngoài ra giáo dục cho các
em ý thức tiết kiệm như tận dụng vỏ chai làm đồ dùng, giảm thiểu dùng bao bì
nilon, tránh mua hàng hóa có bao bì quá nhiều và cầu kỳ, nên chọn mua sản phầm
có ghi "sản phẩm xanh", sản phẩm không độc hại với môi trường, hàng hóa có bao
bì dễ thiêu hủy trong tự nhiên hoặc có thể dùng lại nhiều lần, không tìm thức ăn từ
đặc sản quý hiếm, . . .
Tiếp tục mở các chuyên đề bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho giáo viên về
giáo dục môi trường nhằm nâng cao khả năng tích hợp, lồng ghép giáo dục môi
trường trong các giờ học chính khóa. Khắc phục những khiếm khuyết khi lồng
ghép, tích hợp về giáo dục môi trường trong giảng dạy như liên hệ gượng ép, ôm
đồm, tản mạn hoặc lạm dụng thuật ngữ khoa học chuyên ngành về môi trường, khí
hậu, làm thông tin giáo dục môi trường trở nên xa lạ, không vừa sức của học sinh
và thực tiễn ở địa phương.
Gắn việc giáo dục bảo vệ môi trường với công tác tuyên truyền phổ biến pháp
luật trong nhà trường. Bên cạnh việc tuyên truyền phổ biến pháp luật như: Luật
giáo dục, luật giao thông đường bộ, luật phòng chống ma túy, tất cả các trường
phải dành thời lượng và có hình thức thích hợp để triển khai phổ biến Luật Bảo vệ
môi trường.
Huy động mọi nguồn lực, từng bước đầu tư và nâng cấp cơ sở vật chất trường
học, đảm bảo tiêu chuẩn môi trường về ánh sáng, không khí, về cung cấp nước
sạch, và có công trình vệ sinh đạt chuẩn. Các trường có đủ tranh giáo khoa, tài liệu,
báo chí, thiết bị phục vụ công tác giáo dục môi trường. Các trường có điều kiện về
đất đai cần xây dựng vườn trường, góc sinh thái.
Các cấp quản lý giáo dục trong tỉnh phải thường xuyên quan tâm kiểm tra, giám
sát việc thực hiện các nội dung về giáo dục môi trường nêu trên, coi đó như một
hoạt động chuyên môn của ngành. Song song với việc phê bình, xử lý các hiện
tượng buông lỏng hoặc xem nhẹ công tác giáo dục môi trường, cần chú trọng việc
9



nêu gương và nhân rộng điển hình những tập thể, cá nhân có những sáng kiến hay,
cách làm tốt, hiệu quả trong công tác giáo dục bảo vệ môi trường.
Tóm lại, việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong ngành giáo dục cần tập
trung vào các nội dung cơ bản sau:
Tiếp tục quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công
tác giáo đục bảo vệ môi trường đối với các đơn vị trường học trong toàn ngành để
nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên.
Tiếp tục mở các lớp tập huấn nhằm củng cố nâng cao kỹ năng rèn luyện ý thức
bảo vệ môi trường cho đội ngũ giáo viên các bộ môn đã được tập huấn trước đây,
đồng thời mở rộng việc tập huấn cho đội ngũ giáo viên các bộ môn Lịch sử, Ngữ
văn, Vật lý, Giáo dục công dân... để tăng cường việc tích hợp, lồng ghép nội dung
giáo dục bảo vệ môi trường trong các môn học cho học sinh.
Các đơn vị trường học xây dựng bản đồ quy hoạch hệ thống cây xanh trong nhà
trường, tăng cường trồng, chăm sóc bảo vệ cây xanh.
Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ công tác giáo dục môi trường.
Tăng cường phối hợp với các ban, ngành có liên quan tại địa phương, tổ chức các
hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường. Đặc biệt, phối hợp với Sở tài nguyên và
Môi trường tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
cho học sinh, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi trường bằng nhiều hình thức
phong phú, hấp dẫn.

10


3.2.Tổ chức hực hiện
3.2.1 Lý thuyết nghị luận về một hiện tượng đời sống
Khái niệm
Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn bạc về một hiện tượng đang
diễn ra trong thực tế đời sống xã hội mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm
của nhiều người như: ô nhiễm môi trường, nếp sống văn minh đô thị, tai nạn giao

thông, bệnh thành tích trong giáo dục, bạo hành gia đình, lối sống thờ ơ vô cảm,
đồng cảm và chia sẻ... Hiện tượng đời sống có thể là những hiện tượng có ý nghĩa
tích cực (nếp sống đẹp trong đời sống gia đình hiện nay…). Cũng có thể là những
hiện tượng có ý nghĩa tiêu cực (nạn bạo hành gia đình, tiêu cực trong thi cử, bạo
lực học đường…). Thậm chí có những hiện tượng đời sống vừa có ý nghĩa tích cực
lại vừa có ý nghĩa tiêu cực (vai trò của internet đối với đời sống con người). Do
vậy, người viết cần căn cứ vào yêu cầu cụ thể của đề bài để điều chỉnh nội dung
nghị luận cho hợp lí, tránh làm bài chung chung, không phân biệt được mặt tích
cực hay tiêu cực.
Các thao tác thường sử dụng: Giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh,
bác bỏ, bình luận.
Cách làm bài
Ở phần mở bài của kiểu bài này, người viết phải giới thiệu khái quát hiện
tượng đời sống cần nghị luận
Phần thân bài bao gồm các luận điểm:
- Luận điểm 1: Giải thích sơ lược hiện tượng đời sống: làm rõ những hình
ảnh, từ ngữ, khái niệm trong đề bài (tuy nhiên, đây không phải là thao tác bắt
buộc).
- Luận điểm 2: Nêu rõ thực trạng (các biểu hiện và ảnh hưởng) của hiện
tượng đời sống (Thực tế vấn đề đang diễn ra như thế nào? Có ảnh hưởng ra sao
đối với đời sống (tích cực, tiêu cực), thái độ của xã hội đối với vấn đề ?). Chú ý
liên hệ với tình hình thực tế xã hội, địa phương để đưa ra những dẫn chứng sắc
bén, thuyết phục, từ đó làm nổi bật tính cấp thiết phải giải quyết vấn đề.
- Luận điểm 3: Lí giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đời sống: Đưa ra các
nguyên nhân nảy sinh vấn đề (các nguyên nhân từ chủ quan, khách quan, do tự
nhiên, do con người ...).
- Luận điểm 4:
+ Đề xuất giải pháp để giải quyết hiện tượng đời sống: Từ nguyên nhân nảy
sinh vấn đề, đề xuất phương hướng giải quyết (trước mắt, lâu dài). Chú ý chỉ rõ
những việc cần làm, cách thức thực hiện, đòi hỏi sự phối hợp với những lực lượng

nào ? ...
Phần kết bài nêu khái quát lại vấn đề, bày tỏ thái độ của bản thân về hiện
tượng đời sống đang nghị luận.
Yêu cầu hành văn
- Diễn đạt chuẩn xác, mạch lạc, bố cục rõ ràng.
11


- Có thể dùng biện pháp tu từ và yếu tố biểu cảm nhưng cần phải phù hợp.
Sơ đồ cấu trúc của một dàn ý chung cho bài văn nghị luận xã hội
Mở bài: - Giới thiệu(nêu) vấn đề
-Giới thiệu chủ đề bài viết
Thân bài:
1)Cắt nghĩa từ ngữ (khái niệm)
2)Lý giải vấn đề
3)Đánh giá vấn đề
Kết bài: Trình bày suy nghĩ( suy nghĩ riêng hoặc liên hệ bản thân)
Sơ đồ cấu trúc bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống
Mở bài: Giới thiệu ý có liên quan để dẫn vào hiện tượng.
Thân bài: Gồm các luận điểm sau
1.
Giải thích về hiện tượng,
2.
Thực trạng, biểu hiện của hiện tượng
Phân tích vấn đề
3.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng
4.
Lợi ích/ Tác hại của hiện tượng
5.

Đề xuất các giải pháp
Kết bài: Bài học nhận thức và hành động của bản thân

12


3.2.2 Thực hành nghị luận về một hiện tượng đời sống
§Ò 1: Hãy phát biểu suy nghĩ của anh – chị về tầm quan trọng của môi trường tự
nhiên đối với cuộc sống con người.(Bài viết khoảng 600 từ)
Hướng dẫn:
Ý cần nêu ở phần thân bài
- Phân tích vấn đề (Giải thích- Nêu thực trạng- Nguyên nhân- Ích lợiTác hại)
- Môi trường tự nhiên gồm nhiều yếu tố như nước, không khí, đất.
- Môi trường tự nhiên rất quan trọng đối với cuộc sống con người
(phân tích và dẫn chứng)
- Hiện nay, môi trường đã và đang bị phá hủy ở nhiều nơi, tác động
xấu đến đời sống cộng đồng (nêu một vài dẫn chứng về tình trạng ô
nhiễm không khí, đất đai, nguồn nước, những thiên tai dây thiệt hại
lớn lao cho con người )
- Có nhiều nguyên nhân khiến môi trường bị tàn phá, do những yếu tố
tự nhiên, nhưng chủ yếu là do nhận thức và hành động sai trái của
con người (phân tích và dẫn chứng)
Đề 2: Trước hiện tượng cá chết dọc theo bờ biển các tỉnh miền Trung (trong tháng
4 năm 2016), từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, hãy phát
biểu suy nghĩ của anh – chị về những tác hại của hiện tượng ấy đến đời sống hiện
nay và ý thức bảo vệ môi trường của con người . (Bài viết khoảng 600 từ).
Hướng dẫn:
- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài, thân bài, kết luận.
(Phần mở bài nêu được vấn đề; phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn
văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần kết bài phải kết luận

được vấn đề)
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Nêu hiện tượng cá chết, tác
hại đến đời sống và ý thức bảo vệ môi trường.
- Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm
nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ
giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cần triển khai được các ý cơ bản sau:
+ Hiện tượng cá chết: Hiện nay các nhà khoa học đang điều tra, nghiên cứu để có
kết luận, không yêu cầu học sinh nói do ai gây ra, nhưng học sinh cần nêu được
nguyên nhân: cá chết là do môi trường bị nhiễm độc hại là chấp nhận. (Lưu ý: Đây
là vấn đề thời sự nhạy cảm, sau khi chấm bài xong, nếu gặp những bài viết nào có
cách nhìn lệch lạc, xốc nổi, khi trả bài cho học sinh, giáo viên cần định hướng giúp
học sinh có cách nhìn đúng đắn về tính chất thời sự của vấn đề). Có thể định
hướng: Do ý thức kém của con người; Do hiện tượng cực đoan của xã hội; Sự quản
lí của nhà nước: hoạt động của các doanh nghiệp trong việc xử lí.
+Tác hại của sự kiện cá chết dọc bờ biển thuộc các tỉnh miền Trung vừa qua, chỉ
cần nhận biết và nêu được những ý cơ bản:
++ Ăn phải cá chết nhiễm độc sẽ ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe.
13


++Ảnh hưởng trầm trọng đến đời sống của ngư dân trong việc đánh bắt cá, cung
cấp nguồn hải sản cho người tiêu dùng.
++ Mất cân bằng đa dạng sinh học của môi trường sống.
++Ảnh hưởng đến dịch vụ du lịch.
Liên hệ bản thân (hiện nay và mai sau khi vào đời) về ý thức trách nhiệm bảo vệ
môi trường nói chung và bảo vệ môi trường biển nói riêng. (Một nghiên cứu của
Ngân hàng Thế giới năm 2008 dự báo, mỗi năm, Việt Nam đang mất đi ít nhất 69
triệu USD thu nhập từ ngành du lịch do hệ thống xử lý vệ sinh kém. Ô nhiễm môi
trường cũng làm giảm đi sức thu hút khách của ngành du lịch.)
+ Giải pháp

++Nâng cao ý thức con người.
++Tăng cường sự quản lí của nhà nước.
++Tiến hành áp dụng công nghệ khoa học để giải quyết hiện trạng ô nhiễm nước
thải hiện nay.
++Hiện tượng cá chết vẫn đang đặt ra cho xã hội những bài toán khó để. Để khắc
phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, chống ô nhiễm biển, du lịch biển cần sự
tham gia của các cấp, các ngành và mọi thành phần của xã hội.
Đề 3:
“Tin hạn – mặn mùa này về châu thổ
Đồng Tháp Mười trong đó có An Giang
Nơi tập trung vùng đất lúa bạt ngàn
Quê Út Nhỏ nghe sao mà thương quá
Nếu lúa thất chắc Út rời thôn dã
Bỏ xuồng trôi không chở bạn vần công
Út sẽ phải tìm về nơi phố đông
Làm công nhân tạm thời gian hạn – mặn
Mong ngọt nước phù sa về bồi lắm
Lúa đồng xa trĩu hạt sắc tươi vàng
Hết tha hương Út trở lại thôn làng
Kẻo mai một hương đồng phai theo gió !”
(Tâm sự của độc giả Sông Quê trong bài phản ánh “Miền Tây hạn, mặn nghiêm
trọng nhất 100 năm, VnExpress” )
Anh chị hãy viết một bài văn nghị luận khoảng 600 chữ trình bày suy nghĩ
của mình về tình trạng hạn hán kéo dài tại Đồng bằng sông Cửu Long thời gian
vừa qua.
Hướng dẫn:
1. Phân tích tác phẩm để rút ra vấn đề nghị luận:
Bằng những câu thơ với giọng buồn trĩu nặng cùng âm điệu trầm lắng, người viết
đã gợi lên “vùng đất lúa bạt ngàn” An Giang mùa hạn hán, ngập mặn; nỗi lo lắng
cho những người con phải rời bỏ quê hương, tha hương cầu thực nơi “phố đông”.

Dòng tâm sự ấy gợi nhắc người đọc đến những vấn đề xã nhức nhối: nạn hạn hán
chưa từng thấy gần 100 năm qua tại ĐBSCL và hành trình gian nan của người lao
động nông thôn đi tìm cơ hội việc làm tại thành thị.
2. Nghị luận về các vấn đề được rút ra từ tác phẩm.
2.1 Nạn hạn hán, ngập mặn tại ĐBSCL (luận điểm chính)
14


a) Thực trạng Những tháng đầu năm 2016, ĐBSCL đã hứng chịu nạn hạn hán,
xâm nhập mặn lớn nhất trong gần một thế kỉ qua.
+ Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc (UN), mực nước tại mạng lưới kênh rạch của
ĐBSCL đang ở mức thấp nhất kỉ lục. Những ruộng lúa khô cằn, những đầm tôm
mất trắng,… đặt lên vai người nông dân chồng chất những gánh nợ.
+ Sinh hoạt của người dân cũng bị ảnh hưởng trầm trọng. Hiện tại ở ĐBSCL đã có
hơn nửa triệu người thiếu nước. Tỉnh Bến Tre ghi nhận 160/164 xã không có nước
ngọt để sinh hoạt.
b) Nguyên nhân: Thiên nhiên đang biến đổi theo chiều hướng tiêu cực với những
thiên tai không thể lường trước gây nên bởi sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Hoạt
động canh tác, nuôi trồng của người dân chưa kịp thay đổi cho phù hợp với sự biến
đổi của điều kiện tự nhiên.
c) Hậu quả : Kinh tế là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất:
+ Xuất khẩu gạo sụt giảm, nguồn cung trái cây thiếu hụt.
+ Khan hiếm việc làm tại nông thôn khiến nạn thất nghiệp gia tăng. Hệ sinh thái
cũng không tránh khỏi những tác động tiêu cực. Vùng trũng Lung Ngọc Hoàng
(Hậu Giang) – khu vực bảo tồn thiên nhiên rộng hơn 3.000 ha và cũng được xem là
túi nước ngọt của cả vùng đồng bằng có nguy cơ chứng kiến sự biến mất của 500
loài.
d) Giải pháp: Phát triển kinh tế bền vững, lâu dài nhằm giảm thiểu các ảnh hưởng
tiêu cực đến môi trường. Mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp cho vùng mặn
của ĐBSCL, có quy hoạch các khu vực nuôi trồng ven biển, tổ chức cho bà con

khu vực nuôi tôm đúng kỹ thuật.
2.2) Hành trình người nông dân đi tìm cơ hội việc làm nơi thành thị (luận điểm
phụ).
a) Thực trạng: Khi người nông dân bị tước đoạt sinh kế tại chính mảnh đất quê
hương mình, họ có xu hướng bỏ làng, bỏ đất, tha hương cầu thực nơi thành thị.
+ Những người vợ trẻ không chịu nổi cảnh nghèo đói bỏ lại gia đình, kiếm tìm
hạnh phúc mong manh ở xứ lạ.
+ Bao em gái “bỏ xuồng trôi”, lên thị thành đông đúc.
b) Nguyên nhân: Nghèo đói do khan hiếm việc làm ở nông thôn. Cư dân nông
thôn thiếu trình độ lao động, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội.
c) Hậu quả: Tạo ra áp lực việc làm ở đô thị khiến nạn thất nghiệp gia tăng. Nguy
cơ đánh mất những giá trị truyền thống trước những cạm bẫy, xô bồ của cuộc sống
đông đúc nơi thị thành, “hương đồng bay theo gió”.
d) Giải pháp:
- Nâng cao, bồi dưỡng trình độ lao động cho lực lượng lao động nông thôn.
- Tận dụng những ưu thế địa phương để tạo ra các cơ hội việc làm cho người dân
nông thôn.
- Người trẻ cần bồi đắp nhận thức sâu sắc về các vấn đề này, chung tay giải quyết
trong khả năng của mình.

15


4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Kết quả đạt được
- Ý thức giáo dục về môi trường của học sinh đã được nâng cao qua việc phát huy
vai trò của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp triển khai
hoạt động dọn dẹp vệ sinh đường phố, trồng cây xanh, trồng hoa dọc theo các trục
đường giao thông. Việc mở rộng phạm vi hoạt động bảo vệ môi trường không chỉ
góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh mà còn có ý nghĩa tác

động tích cực đến người dân, khuyến khích mọi người trong cộng đồng cùng tham
gia bảo vệ môi trường.
- Việc xây dựng mô hình xanh hóa trường học được tập trung vào một số nội dung
cơ bản như: xây dựng cảnh quan nhà trường, trồng cây xanh tạo bóng mát cho sân
trường, thực hiện tốt vệ sinh trường học và chương trình tiết kiệm điện, nước.
Trường học đã xây dựng được cảnh quan môi trường sạch, đẹp như khuôn viên nhà
4 tầng, công trình cây xanh bóng mát của đoàn thanh niên…
- Việc giáo dục ý thức trách nhiệm và tình cảm vì môi trường cho học sinh giáo
dục cho các em tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước. Sự hiểu biết sâu
sắc và yêu quý vẻ đẹp thiên nhiên là yếu tố cơ bản làm nảy sinh ý thức trách nhiệm
của mỗi cá nhân trong việc bảo vệ môi trường. Nhà trường học đã tổ chức cho học
sinh tham quan dã ngoại tìm hiểu về môi trường. Hoạt động này đã thu hút đông
đảo học sinh tham gia, tạo hứng thú trước vẻ đẹp của thiên nhiên, sự gần gũi thân
thiện với môi trường, đặc biệt, được sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh học sinh.
- Nhìn chung, công tác triển khai hoạt động giáo dục ý thức về môi trường cho học
sinh trong nhà trường phổ thông tại trường THPT Lê Lợi 10 năm qua đã đạt được
một số kết quả nhất định.
Qua quá trình áp dụng, tôi đã thu nhận được nhiều thành công đáng khích lệ:
- Ý thức bảo vệ môi trường và trách nhiệm của học sinh đối với cộng đồng xã hội
cao hơn.
- HS thích thú hơn trong giờ học văn, đặc biệt là nghị luận xã hội về hiện tượng
đời sống.
- Các em mạnh dạn hơn. Trong tiết học các em nhiệt tình, hăng hái tham gia phát
biểu ý kiến, thảo luận sôi nổi xung quanh vấn đề về lối sống quan niệm sống. Đặc
biệt, các em tham gia tranh luận rất sôi nổi trong các tiết học nghị luận xã hội về
hiện tượng đời sống liên quan đến vấn đề môi trường. Nhất là giờ đây các em
không còn bàng quan với những hiện tượng đời sống xung quanh mình mà biết
quan sát, chú ý lắng nghe và đề xuất nhiều giải pháp rất thiết thực cũng như ý thức
tốt hơn về vấn đề hàng ngày xảy ra xung quanh mình, không còn thờ ơ với môi
trường sống xung quanh mình.

- Ngoài giờ học, quá trình tự học, tự tìm kiếm tư liệu của học sinh cũng tăng lên
(Qua yêu cầu sưu tầm tài liệu làm dẫn chứng cho kiểu bài này). Nhờ vậy, khi làm
bài, dẫn chứng từ thực tế đời sống được phát huy, nhiều vấn đề mang tính thời sự
được học sinh đưa vào rất sinh động.
16


- Hơn hết là chất lượng học tập của các em tăng lên rõ rệt :
Kết quả giờ học thực nghiệm
Trước khi áp dụng:
Lớp

Sĩ số

10A6
11A8
12A5

45
46
44

Không hứng thú
Số lượng
30
35
30

%
66,6

76,1
68,2

Hứng thú
Số lượng
15
11
14

%
33,4
23,9
31,8

Sau khi áp dụng:
Lớp

Sĩ số

10A6
11A8
12A5

45
46
44

Không hứng thú
Số lượng
%

2
4,4
2
4,3
4
9,1

Hứng thú
Số lượng %
43
95,6
44
95,7
40
90,9

17


III. KẾT LUẬN
1. Kết luận
Trên đây là một số giải pháp giáo ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh
THPT trong làm văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống được đúc kết từ
thực tế giảng dạy. Bên cạnh việc đem đến cho học sinh cảm hứng khi làm văn, đạt
điểm số cao, có kết quả tốt trong các kỳ thi mục đích cao hơn là giáo dục các em
kỹ năng sống, nhận thức các giá trị cuộc sống cũng như trách nhiệm của bản thân
đối với môi trường sống xung quanh mình.
Đầu tư nghiêm túc cho việc dạy văn NLXH, giáo viên dễ nắm bắt được tâm
tư, tình cảm, mơ ước, cá tính, óc phán đoán…của học sinh hơn là ở bài NLVH (vì
khi làm văn NLVH, các luận điểm học sinh nêu ra thường có sự tương đồng). Nếu

giáo viên Văn đồng thời là GVCN lớp, điều này rất hữu ích.
Không lo học sinh học tủ, vì những vấn đề của cuộc sống luôn là những vấn
đề phong phú, đa dạng và khả năng sáng tạo của học sinh là vô tận .
Giáo viên cần động viên những ý tưởng đúng, sáng tạo, dù có khi không ở
trong đáp án có sẵn. Cần giúp cho học sinh phát huy năng lực tư duy, biện luận và
phản biện trước mỗi vấn đề. Điều này rất cần thiết cho học sinh chuẩn bị hành
trang bước vào cuộc sống.
Với đề tài này tôi chỉ mong muốn chia sẻ một vài điều thiết thực trong việc
rèn luyện, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trung học phổ thông.
Rất mong nhận được những đóng góp và chia sẻ của quý đồng nghiệp.
2. Kiến nghị
Về phía học sinh
Cần trang bị cho mình những kiến thức về đời sống xã hội sâu sắc và phong
phú bên cạnh việc tích lũy tri thức.
Tham gia thảo luận, phát biểu ý kiến tích cực.
Về phía tổ bộ môn:
Trao đổi kinh nghiệm chuyên môn về việc ra đề văn nghị luận xã hội, nêu
những thuận lợi để phát huy, những khó khăn để cùng tìm biện pháp giải quyết.
Cần vận dụng phương pháp phù hợp với nội dung bài dạy và đối tượng học
sinh, trong giảng dạy cần tích hợp kiến thức liên môn để giáo dục đạo đức cho học
sinh, tạo không khí giờ học nhẹ nhàng mà hiệu quả hơn.
Về phía trường
Thư viện tạo điều kiện thuận lợi, giới thiệu sách mới để học sinh tìm đọc
thêm. Cần bổ sung vào thư viện những loại sách “Hạt giống tâm hồn’, “Học làm
người”, “Kỹ năng sống”, “Lá phổi xanh”, vv…để học sinh vừa được bồi dưỡng
đạo đức nhân cách, vừa hình thành ý thức trách nhiệm đối với môi trường sống.
Cần tận dụng tiết sinh hoạt dưới cờ để cung cấp cho học sinh những bài học
về kỹ năng sống, về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ sự
sống, giúp các em có thêm kiến thức làm văn nghị luận xã hội. Mỗi bài nói chuyện
18



ngắn gọn, cho học sinh giao lưu thể hiện suy nghĩ của mình và rèn luyện kỹ năng
giao tiếp.
Về phía sở giáo dục và các cơ quan ban ngành
Đề nghị các sở giáo dục, sở tài nguyên môi trường, các cấp, các ngành chủ
động xây dựng và triển khai kế hoạch phối hợp nhằm cụ thể hóa chương trình
thành các hoạt động thiết thực, lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường trọng tâm
thành những hoạt động trọng điểm trong các chương trình hành động của học sinh
trên địa bàn toàn tỉnh. Cụ thể như: Thực hiện ngày chủ nhật xanh; Tổ chức các
hoạt động hưởng ứng phong trào bảo vệ môi trường; Tổ chức tuyên truyền, tập
huấn nâng cao năng lực hoạt động bảo vệ môi trường cho cán bộ đoàn và đoàn
viên, thanh niên.
Đặc biệt trong quá trình phối hợp, sở tài nguyên môi trường, sở giáo dục,
cùng với tỉnh đoàn, huyện đoàn tổ chức xây dựng kế hoạch lồng ghép các nội dung
bảo vệ môi trường vào trong các hoạt động sinh hoạt hè, định hướng cho các em
tham gia bảo vệ môi trường, thực hiện nếp sống văn minh, mỹ quan đô thị, xây
dựng môi trường sống xanh - sạch - đẹp.
Thanh hoá, ngày 20 tháng 5 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Đỗ Thị Huyền

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách Giáo viên Văn 10, 11,12 chương trình chuẩn và chương trình nâng caoBộ GDĐT- NXB Giáo dục 2006

2. Sách giáo khoa Văn 10, 11,12, chương trình chuẩn và chương trình nâng caoBộ GDĐT- NXB Giáo dục 2006
3. Sách Bài tập Ngữ Văn 10, 11,12 chương trình chuẩn và nâng cao- Bộ GDĐTNXB Giáo dục 2006
4. Tài liệu Tập huấn giáo viên “Dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến
thức, kỹ năng trong chương trình Giáo dục phổ thông, môn Ngữ Văn, cấp
THPT” (Hà Nội, tháng 7,2010)
5. Một số tài liệu khác do cá nhân sưu tầm trên báo, tạp chí, Internet
1.

6.

Sách Tôi tài giỏi, bạn cũng thế - Adam Khoo – Nhà xuất bản Phụ Nữ - 2008.

7.

Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ Văn ở trường THPT, Nhiều tác giả,
Nxb Giáo dục Việt Nam, 2010.

8.

Những giá trị sống cho Tuổi trẻ , Diane TillMan, Nxb TP.HCM, 2000.

9.

Các Website:




20



PHỤ LỤC
Bộ GDĐT sẽ có nhiều hoạt động bảo vệ môi trường, biển đảo
Nhằm hưởng ứng Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam năm 2016 và Ngày Môi
trường thế giới 5/6/2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chỉ đạo các cơ sở giáo
dục chuẩn bị tốt cho những ngày lễ này. Trong đó, chú trọng đến trồng cây bảo
vệ môi trường và tuyên truyền giáo dục học sinh, sinh viên về bảo vệ chủ quyền
biển đảo.
Giáo dục tuyên truyền về tài nguyên biển đảo
Trong thời gian sắp tới, Bộ GDĐT sẽ chỉ đạo các cơ sở giáo dục lồng ghép
các nội dung giáo dục tuyên truyền vào chương trình giáo dục về tài nguyên biển
đảo, chủ quyền biển đảo các cấp học, các trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục
quốc dân. Tuyên truyền và phổ biến các chủ trương, quan điểm, chính sách, pháp
luật của Đảng và Nhà về bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ,
bảo vệ vững chắc biên giới và chủ quyền biển, đảo, vùng trời của Tổ quốc.

Học sinh đạp xe bảo vệ môi trường biển, đảo

Tuyên truyền những cơ sở, chứng cứ lịch sử và pháp lý khẳng định chủ
quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; các quy định
của pháp luật trong nước, các nước trong khu vực Biển Đông và quốc tế về biển,
đảo; các văn bản thỏa thuận song phương và đa phương giữa Việt Nam với các
quốc gia, các tổ chức quốc gia, các tổ chức quốc tế có liên quan đến biển, đảo Việt
Nam
Tổ chức chiến dịch ra quân làm sạch bãi biển và các khu sinh thái biển, các
hoạt động thể thao dưới nước hoặc trên bờ biển; Thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến
sĩ, đồng bào đang sinh sống tại các bãi ngang và hải đảo có nhiều khó khăn…
Phát động trồng cây xanh, bảo vệ môi trường
Theo công văn hướng dẫn của Bộ TN&MT về hưởng ứng Ngày Môi trường
thế giới 5/6/2016, Bộ GDĐT yêu cầu đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, vận động,

giáo dục tới cán bộ, giảng viên, giáo viên, sinh viên và học sinh nhằm nâng cao
nhận thức về ứng phó biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;
21


bảo tồn đa dạng sinh học, lên án các hành động buôn bán, kinh doanh động vật
hoang dã;

Trồng cây bảo vệ môi trường

Tổ chức mít tinh, các chiến dịch truyền thông, các ngày hội ra quân và các
hoạt động cụ thể, thiết thực; phát động phong trào trồng cây xanh trong khuôn viên
nhà trường, những khu vực công cộng xung quanh trường.
Tăng cường các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh
học, chống buôn bán động vật hoang dã thông qua việc tích hợp/lồng ghép các kiến
thức về giáo dục bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên... Phối hợp với chính
quyền địa phương tổ chức các hoạt động hướng tới cộng đồng bảo vệ môi trường
(Theo báo điện tử - bộ tài nguyên môi trường)

22



×