Tải bản đầy đủ (.docx) (100 trang)

Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng lập ý cho học sinh trung học phổ thông ở bài văn nghị luận xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.28 KB, 100 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1.Văn nghị luận là một loại văn, trong đó người viết đứng trên một lập
trường quan điểm nào đó và dựa vào một sự hiểu biết nhất định của mình về
xã hội, văn học, dùng lí lẽ và dẫn chứng, dùng ngơn ngữ trực tiếp để trình bày,
lập luận, phân tích, giảng giải, phê phán nhằm giải quyết một vấn đề xã hội,
đời sống, tư tưởng, văn học, làm cho người đọc hiểu và tin vấn đề để có nhận
thức đúng, hành động đúng. Văn nghị luận có thể chia làm hai loại chính là
nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Làm văn nghị luận nói chung và làm
văn nghị luận xã hội nói riêng là rất cần thiết cho mọi người. Bởi vì “ làm văn
nghị luận là rèn luyện tư duy bằng ngơn ngữ, cách diễn đạt chính xác, cách
dùng từ đúng chỗ, cách thuyết phục người khác. Thiếu năng lực thuyết phục
thì khó thành đạt trong cuộc sống”.
1.2. Văn nghị luận xã hội đã được đề cập từ lâu trong chương trình (từ
CCGD), tuy nhiên trong một thời gian khá dài đề thi chỉ chú ý đến kiểu bài
nghị luận văn học. Hiện nay, cùng với sự thay đổi chương trình, sách giáo
khoa, cùng với việc học tập, rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận văn học, học
sinh còn được học tập và rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội. Quan
niệm về nội dung dạy học nghị luận xã hội cũng thay đổi. Trước đây phần nghị
luận xã hội chỉ chú trọng đến nội dung dạy và học về tư tưởng đạo lí, nay có cả
kiểu bài về một hiện tượng trong đời sống và những vấn đề xã hội đặt ra trong
tác phẩm văn học. Trong cấu trúc đề thi tốt nghiệp và đại học do Bộ GD ban
hành cũng rất chú trọng đến phần nghị luận xã hội. Thực tế, làm văn nghị luận
xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cấu trúc đề thi học sinh
giỏi, thi tốt nghiệp trung học phổ thông và thi đại học. Điều này đã được giáo
viên, học sinh, phụ huynh và các lực lượng xã hội khác hưởng ứng, ca ngợi...

1

1



1.3. Tuy nhiên, rất nhiều học sinh, trong đó có cả những em học sinh giỏi bộ
môn văn đều cảm thấy ngại và khó khi làm bài nghị luận xã hội và kết quả
viết bài nghị luận xã hội của học sinh còn rất nhiều hạn chế. Khi viết bài văn
nghị luận xã hội, các em đều gặp khó khăn cả về nội dung lẫn phương pháp.
Đề bài văn nghị luận xã hội thường là những đề lạ. Điều này gây cho
các em tâm lí lúng túng, bất ngờ ngay khi đọc đề bài. Kiến thức làm bài
khơng có trong sách vở văn học nên nhiều khi các em nhìn vào đề bài mà cảm
thấy đầu óc trống rỗng, khó định hình ngay được mình sẽ viết gì.
Ở rất nhiều bài văn nghị luận xã hội, các em đều cảm thấy lúng túng
trong việc sắp xếp các ý trình bày cũng như xác định mức độ trình bày các ý
sao cho hợp lí.
Ở nhiều bài viết, học sinh liên hệ mở rộng vấn đề bằng quá nhiều dẫn
chứng. Nhiều khi các em sa đà sang kể chuyện. Phần liên hệ ấy không phải là
trọng tâm của bài viết. Như vậy dẫn đến một thực tế là bài viết dài nhưng nội
dung vấn đề cần bàn bạc không sâu sắc, bố cục bài làm không cân đối.
Diễn đạt ý ở nhiều bài tỏ ra gượng ép khiến cho lời văn nghị luận thiếu
tính thuyết phục và thiếu chất văn…
Một trong những hạn chế lớn nhất của học sinh khi viết bài nghị luận
xã hội là khơng biết lập ý.
Bên cạnh đó, phương pháp dạy làm văn nói chung và dạy làm văn phần
nghị luận xã hội nói riêng của giáo viên vẫn chưa thực sự chú ý đến việc rèn
luyện các kĩ năng cho học sinh, đặc biệt là ở những kĩ năng cơ bản như lập ý.
Mặt khác, hệ thống bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập chưa đủ đáp
ứng nhu cầu thực sự của giờ học làm văn.
Vì vậy, để học sinh trung học phổ thơng khơng cảm thấy khó khăn và
khắc phục được những hạn chế trong việc viết bài văn nghị luận xã hội, việc
xây dựng hệ thống bài tập cho các em luyện tập là vô cùng quan trọng. Hệ
2


2


thống bài tập rèn luyện kĩ năng sẽ giúp học sinh rèn luyện một cách chi tiết,
cụ thể các kĩ năng làm văn như kĩ năng tìm hiểu và phân tích đề, kĩ năng lập ý
(kĩ năng tìm ý và lập dàn ý), kĩ năng diễn đạt, kĩ năng trình bày…Có hệ thống
bài tập thực hành sẽ phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh, phù
hợp với quan điểm dạy học mới hiện nay.
Với những lí do trên và từ thực tế giảng dạy, chúng tôi đã chọn đề tài
Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng lập ý cho học sinh trung học phổ
thông ở bài văn nghị luận xã hội.
2. Lịch sử vấn đề
Văn nghị luận là một thể văn ra đời từ rất lâu. Ở Trung Hoa, văn nghị
luận có từ thời Khổng Tử (551 - 479). Khổng Tử nói với Tử Lộ về Chính
danh “Danh khơng chính thì nói khơng xi, nói khơng xi thì việc khơng
thành, việc khơng thành thì lễ nhạc khơng hưng thịnh, lễ nhạc khơng hưng
thịnh thì hình phạt khơng đúng, hình phạt khơng đúng thì dân khơng biết xử
trí ra sao cho khỏi bị hình phạt”. Khi Khổng Tử dạy học trị như thế là ơng đã
dùng phép lập luận.
Ở nước ta văn nghị luận cũng là một thể loại có truyền thống lâu đời,
có giá trị và tác dụng hết sức to lớn trong trường kì lịch sử, trong cơng cuộc
dựng nước và giữ nước. Có thể kể từ Chiếu dời đơ (1010) của Lí Cơng Uẩn;
Hịch tướng sĩ (1285) của Trần Quốc Tuấn; Bình Ngơ đại cáo (1428) của
Nguyễn Trãi; Trích diễm thi tập (1497) của Hồng Đức Lương; Chiếu cầu
hiền (1788) của Ngơ Thì Nhậm… Ở thế kỉ XX văn nghị luận càng phát triển
mạnh mẽ với tên tuổi các nhà chính luận xuất sắc với những áng văn nghị
luận bất hủ, mà tiêu biểu nhất là Chủ Tịch Hồ Chí Minh với bản Tun ngơn
độc lập (1945). Bên cạnh đó cịn có các nhà chính luận như Phan Bội Châu,
Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế… và các nhà cách mạng,
nhà văn hóa lớn như Trường Chinh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên

3

3


Giáp… cùng biết bao nhà văn viết nghị luận nổi tiếng sau này như Đặng Thai
Mai, Hoài Thanh, Xuân Diệu, Chế Lan Viên…
Văn nghị luận có từ lâu đời và nội dung nghị luận xã hội cũng đã được
đề cập từ lâu trong chương trình và sách giáo khoa. Đó là thể văn hướng tới
phân tích, bàn bạc về các vấn đề liên quan đến các mối quan hệ của con người
trong đời sống xã hội.
Trong dạy học làm văn vấn đề rèn luyện các kĩ năng đã được quan tâm
từ khá lâu. Trong cuốn Làm văn - Từ lý thuyết đến thực hành tác giả Đỗ Ngọc
Thống đã khảo sát các tài liệu đề cập đến việc rèn luyện các kĩ năng làm văn
như:
Lê A - Một số vấn đề dạy học làm văn (1990) - ĐHSP Hà Nội I.
Vũ Quốc Anh - Hà Bình Trị - Nguyễn Quang Cương - Mẹo luật viết
văn hay (1990)
Đình Cao - Lê A - Làm văn (giáo trình ĐHSP) - Hà Nội 1989.
Trần Thanh Đạm - Làm văn 10 - GD - Hà Nội (1990)
Trần Thanh Đạm (chủ biên) - Làm văn 11 - GD - Hà Nội 1991.
Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) - Đỗ Ngọc Thống - Lưu Đức Hạnh


Muốn viết được bài văn hay - GD - Hà Nội (1993).

Trần Đình Sử - Phan Trọng Luận - Nguyễn Minh Thuyết - Làm văn 12
- GD - Hà Nội (1992).
Trần Dình Sử (chủ biên) - Phan Trọng Luận - Nguyễn Quang Ninh Đỗ Ngọc Thống - Một số vấn đề lí luận và phương pháp dạy sách làm
văn 12 CCGD - ĐHSP Hà Nội I (1992). Và một số tài liệu khác.

Cũng trong phần khảo sát này, tác giả Đỗ Ngọc Thống đã thống kê có ít
nhất 28 kĩ năng làm văn được đề cập tới trong các tài liệu kể trên như: tìm
hiểu đề, tìm ý, phát triển ý, làm dàn ý, huy động kiến thức, lập luận và dẫn
chứng, xây dựng đoạn văn, chọn và trình bày dẫn chứng, hành văn, viết câu
4

4


nghị luận, dùng từ, diễn đạt…Đặc biệt qua khảo sát và thống kê tác giả cũng
chỉ ra những kĩ năng được đề cập nhiều nhất là tìm ý, phát triển ý và dàn ý.
Như vậy có thể khẳng định kĩ năng lập ý (bao gồm tìm ý, phát triển ý và lập
dàn ý) là kĩ năng quan trọng trong quá trình tạo lập văn bản và cần phải rèn
luyện cho học sinh thực hành tốt kĩ năng này.
Cuốn Làm văn của nhóm tác giả Đỗ Ngọc Thống - Nguyễn Thành Phi Phạm Minh Diệu (2008). Ở cuốn sách này, các tác giả đã dành riêng chương
thứ 4 (từ trang 185 đến trang 235) để bàn về văn nghị luận. Trong 48 trang ấy,
nhóm tác giả đề cập đến việc lập ý cho bài văn nghị luận với các bước như
sau: Bước 1 dựa vào yêu cầu và chỉ dẫn của đề để tìm ra vấn đề trọng tâm và
các ý lớn mà bài viết cần làm sáng tỏ. Bước 2 tìm ý nhỏ bằng cách đặt ra các
câu hỏi, vận dụng những hiểu biết về văn học và cuộc sống, xã hội để trả lời
các câu hỏi đó.
Cuốn Làm văn của tác giả Lê A và Đình Cao, tác giả cũng dành chương
2 nói về kĩ năng xây dựng luận điểm và lập chương trình biểu đạt(làm dàn ý
và kết cấu). Ở chương này, tác giả đưa ra các kĩ năng chung cho văn nghị
luận. Trước hết là tầm quan trọng của việc xây dựng luận điểm, cách xây
dựng luận điểm và tầm quan trọng của việc xây dựng luận điểm.
Như vậy, việc dạy lập ý cho bài văn nghị luận đã được đề cập từ
lâu.Tuy nhiên đó mới chỉ là kĩ năng dành chung cho kiểu bài nghị luận mà
chưa cụ thể cho việc rèn luyện kĩ năng lập ý ở kiểu bài nghị luận xã hội.
Cuốn Dạy và học nghị luận xã hội của tác giả Đỗ Ngọc Thống (chủ biên)

- NXB GD (2010), sách gồm hai phần chính:
Phần thứ nhất: Nêu lên một số hiểu biết cơ bản về nghị luận xã hội như
đặc điểm, yêu cầu, các dạng đề và cách làm bài nghị luận xã hội.
Phần thứ hai: Luyện tập lập ý cho bài nghị luận xã hội. Phần này nêu
lên một hệ thống đề với ba yêu cầu (mức độ) khác nhau:
5

5


Mức 1: Nêu hệ thống đề kèm theo dàn ý tham khảo cho mỗi đề. Học
sinh đọc đề, suy nghĩ, tìm hiểu; sau đó đối chiếu với những gợi ý trong sách
và rút kinh nghiệm.
Mức 2: Nêu hệ thống đề và một số gợi ý cơ bản (khơng có dàn ý) về
cách tìm hiểu đề và hướng triển khai bài viết. Học sinh đọc và tham khảo gợi
ý, sau đó tự mình lập dàn ý cho đề văn.
Mức 3: Nêu hệ thống đề (khơng có dàn bài và cũng khơng có gợi ý).
Học sinh phải tự lực suy nghĩ và tự triển khai lập dàn ý cho đề văn.
Ngoài hai phần chính nêu trên, cuốn sách cịn có phần phụ lục, tác giả đã
tuyển chọn một số bài văn nghị luận xã hội để học sinh tham khảo, rút kinh
nghiệm về cách viết, cách diễn đạt…
Nhiều tác giả đã viết về kĩ năng lập ý cho bài văn nghị luận nhưng các
sách dành riêng cho kĩ năng lập ý cho bài văn nghị luận xã hội cịn ít.Vì vậy
cuốn sách Dạy và học nghị luận xã hội của tác giả Đỗ Ngọc Thống (chủ biên)
đã trở thành tài liêu quý báu cho việc ôn thi, dạy và học nghị luận xã hội ở
nhà trường phổ thông.
Qua phần tổng quan trên đây chúng tôi rút ra những nhận xét như sau;
1. Kỹ năng lập ý cho văn nghị luận đã có từ lâu. Tuy nhiên, phần lớn kĩ
năng lập ý thông qua thực hành (lập dàn ý) mà khơng có lý thuyết.
2. Dàn ý cho đến sau này trong kiểu bài nghị luận xã hội chủ yếu tập

trung về vấn đề tư tưởng đạo lý. Vấn đề về hiện tượng đời sống và vấn đề xã
hội đặt ra trong tác phẩm văn học cịn ít được đề cập tới..
3. Các dạng bài tập cho lập ý chưa phong phú, đa dạng nhất là kiểu bài
về hiện tượng trong đời sống.
Vì vậy, xây dựng hệ thống bài tập để rèn luyện kĩ năng lập ý cho học
sinh trung học phổ thông ở kiều bài nghị luận xã hội là rất cần thiết.
6

6


3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài này mục đích nghiên cứu là đề xuất hệ thống bài tập nhằm
rèn luyện kĩ năng lập ý để nâng cao chất lượng viết bài văn nghị luận xã hội
cho học sinh trung học phổ thông.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này nhằm giải quyết những nhiệm vụ sau:
Tìm hiểu, xác định cơ sở lí luận và thực tiễn cho việc xây dựng hệ thống
bài tập rèn luyện kĩ năng tìm ý và lập dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội.
Đề xuất hệ thống bài tập để học sinh rèn luyện kĩ năng tìm ý và lập dàn
ý, thơng qua hệ thống bài tập này học sinh sẽ biết cách làm bài văn nghị luận
và tiến tới tạo được những văn bản nghị luận xã hội hay.
Tổ chức thực nghiệm để kiểm tra đánh giá tính khả thi của những đề
xuất về hệ thống bài tập mà luận văn đưa ra.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung khảo sát và nghiên cứu những bài
viết văn nghị luận xã hội của học sinh lớp 12 tại trường trung học phổ thông
Lưu Nhân Chú và trường trung học phổ thông Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Chủ
yếu nghiên cứu sâu những lỗi về kĩ năng viết văn nghị luận xã hội mà học

sinh mắc phải trong quá trình làm bài, trên cơ sở đó đề xuất hệ thống bài tập
rèn luyện kĩ năng mà học sinh còn yếu nhất.
Phạm vi nghiên cứu: Các bài học về nghị luận xã hội trong chương
trình sách giáo khoa ngữ văn lớp 12(chương trình nâng cao và chương trình
chuẩn), tập trung đi sâu vào bài học về kỹ năng lập ý (tìm ý, phát triển ý và
lập dàn ý).

7

7


5.Các phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng lập ý
cho học sinh trung học phổ thông ở bài văn nghị luận xã hội chúng tôi sử
dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
5.1. Phương pháp thống kê phân loại
Đây là một trong những phương pháp của tốn học. Chúng tơi sử dụng
phương pháp này để xử lí các số liệu thu thập được trong quá trình điều tra
thực nghiệm. Thống kê và phân loại một số dạng, kiểu bài tập đã có trong
sách giáo khoa và sách bài tập.
5.2. Phương pháp hồi cứu
Là phương pháp nghiên cứu ngược trở lại (xem xét lại tất cả các tài
liệu, xem lại hệ thống bài tập và các kĩ năng…)
5.3. Phương pháp điều tra khảo sát
Sử dụng phương pháp này để tìm hiểu việc dạy và học văn nghị luận xã
hội của giáo viên và hoc sinh. Điều tra, khảo sát hệ thống bài tập làm văn
trong sách giáo khoa và sách bài tập về văn nghị luận xã hội; khảo sát và điều
tra tình hình viết bài văn nghị luận xã hội của học sinh. Từ đó nghiên cứu đề
tài một cách tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học làm văn ở trường

phổ thông.
5.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phương pháp này được áp dụng trong thực nghiệm dạy học, cho học
sinh làm bài tập nhằm kiểm tra, chứng minh tính hiệu quả của hệ thống bài
tập mà luận văn đề xuất.
6. Câu hỏi nghiên cứu
Xây dựng hệ thống bài tập như thế nào để rèn luyện tốt kĩ năng lập ý
cho học sinh trung hoc phổ thông ở bài văn nghị luận xã hội?
8

8


7. Giả thuyết khoa học
Phần nghị luận xã hội đã có từ lâu trong chương trình nhưng kiểu bài
nghị luận về một hiện tượng trong đời sống còn rất mới mẻ với cả giáo viên
và học sinh. Chính vì vậy, việc dạy và việc học của giáo viên và hóc inh còn
nhiều lúng túng. Nếu xây dựng được một hệ thống bài tập để rèn luyện kĩ
năng cho học sinh sẽ nâng cao chất lượng bài viết cho học sinh cũng như cách
dạy của giáo viên, đáp ứng được yêu cầu của việc dạy và học Làm văn.
8. Bố cục của luận văn
Để triển khai nôi dung nghiên cứu, chúng tôi chia luận văn thành 3
phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.
Phần mở đầu luận văn trình bày những nội dung cơ bản có tính định
hướng trong việc nghiên cứu nội dung đề tài là: lí do chọn đề tài, lịch sử vấn
đề, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, mục đích -nhiệm vụ nghiên cứu, phương
pháp nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu. Đặc biệt trong phần mở đầu, chúng
tơi cịn giới thiệu về bố cục của luận văn, qua đó đánh giá tầm quan trọng của
việc nghiên cứu đề tài này.
Phần nội dung của luận văn được khiển khai trong 3 chương. Cụ thể là:

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG
BÀI TẬP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LẬP Ý
Ở chương này tập trung trình bày cơ sở lí luận và thực tiễn để đề xuất
hệ thống bài tập lập ý cho học sinh trung học phổ thông ở bài văn nghị luận
xã hội.
Chương 2: ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG BÀI TẬP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LẬP Ý.
Trong chương này,từ cơ sở lí luận và thực tiễn ở trên chúng tơi đề xuất
hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng lập ý cho học sinh trung học phổ thông ở
bài văn nghị luận xã hội.
Chương 3: THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM
9

9


Tiến hành thực nghiệm sư phạm thơng qua đó kiểm tra tính khả thi của
hệ thống bài tập đề xuất.
Phần kết luận, khái quát lại nội dung vấn đề đã được triển khai trong các
phần trên và đề xuất một số ý kiến.
DANH MỤC SÁCH THAM KHẢO

10

10


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ ĐỀ XUẤT HỆ
THỐNG BÀI TẬP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LẬP Ý

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Kĩ năng lập ý
Lập ý là định ra nội dung cần trình bày trong bài văn. Trước một đề văn
người ra đề cũng như người viết bài phải nêu lên được cách hiểu (nhận thức
về đề) và những ý cơ bản cần phải đạt được trong bài viết. Tức là phải hình
thành được hệ thống ý đáp ứng được yêu cầu của đề.
1.1.1.1. Căn cứ lập ý
Căn cứ thứ nhất là những chỉ dẫn trong đề bài về nội dung và phương
pháp: Về nội dung, đề bài bao giờ cũng chỉ rõ vấn đề cần nghị luận là gì, như
vậy là ít nhất cũng giúp ta xác định được phương hướng lập ý. Có những đề
bài cịn gợi ra được các khía cạnh của vấn đề, thậm chí nêu lên một hoặc một
số nhận định về vấn đề cần nghị luận nhằm giúp học sinh có phương hướng
giải quyết vấn đề. Trong trường hợp như thế, chỉ cần bám sát đề bài là lập
được ý. Cùng với những chỉ dẫn về nội dung nghị luận, trong mỗi đề bài đều
có chỉ dẫn về phương pháp nghị luận. Đây cũng là căn cứ để người làm bài
định hướng lập ý.
Căn cứ thứ hai là những kiến thức về văn học và xã hội mà học sinh đã
học, đã đọc hoặc đã tiếp thu được qua cuộc sống. Một đề bài dù có chứa đựng
những gợi ý cụ thể đến đâu cũng chỉ giúp người làm bài vạch ra được một số
ý lớn. Để xác lập được các ý nhỏ, ta còn phải dựa vào những kiến thức về lí
luận văn học, văn học sử và giảng văn hoặc những kiến thức về xã hội.
1.1.1.2. Các bước lập ý
Tìm ý ở đây là ý của đề bài đặt ra chứ khơng phải ý của tác phẩm được
phân tích. Tuy nhiên cũng có trường hợp ý của đề trùng với ý của tác phẩm
11

11


được phân tích. Đó là khi đề u cầu phân tích, bình giảng một tác phẩm độc

lập, cụ thể nào đó. Để tìm được ý cho đề văn, một trong những cách tương đối
có hiệu quả là người viết biết đặt ra các câu hỏi và tìm cách trả lời. Việc đặt ra
các câu hỏi thực chất là biết soi sáng đối tượng dưới nhiều góc độ, biết lật đi
lật lại vấn đề để tìm hiểu, xem xét cho kĩ càng và thấu đáo hơn. Ví dụ về cách
tìm ý cho đề văn sau:
Đề: Trái đất sẽ ra sao nếu thiếu đi màu xanh của những cánh rừng?
Tìm hiểu và phân tích đề trên, dễ dàng nhận ra vấn đề trọng tâm cần làm
sáng tỏ ở đây là: vai trò to lớn của rừng đối với đời sống con người. Để tìm ý
cho bài viết trên, có thể đặt ra các câu hỏi sau:
+ Rừng mang lại những lợi ích gì?
+ Hiện nay rừng đang bị tàn phá ra sao?
+ Những nguyên nhân nào khiến rừng bị tàn phá?
+ Hậu quả to lớn của rừng bị tàn phá là những gì?
+ Cần phải làm gì để cứu lấy rừng?
+ Những suy nghĩ và tình cảm của bản thân người viết trước cảnh rừng
bị tàn phá và ước mơ về tương lai của rừng như thế nào?....
Trong mỗi câu hỏi trên, có thể đặt tiếp các câu hỏi nhỏ để triển khai
các ý lớn.
Có ý rồi, người viết cần biết tổ chức, sắp xếp các ý ấy thành một hệ thống
nhằm làm nổi bật đối tượng, vấn đề. Viết văn nghị luận là trình bày lập luận
để người đọc hiểu, tin suy nghĩ và hành động theo quan điểm của người viết
về vấn đề đặt ra trong đề bài. Bởi vậy việc sắp xếp ý trong bài viết cần đảm
bảo tính hệ thống của lập luận và chú ý đến tâm lí tiếp nhận của người đọc.
Tùy vào vấn đề, đối tượng cần thuyết phục và cách lập luận mà người viết
có thể sắp xếp ý theo những cách khác nhau. Việc sắp xếp ý cần linh hoạt và
cũng phải tuân thủ theo một số quy tắc nhất định:
12

12



+ Các ý lớn phải ngang nhau và cùng làm sáng tỏ cho vấn đề trọng tâm.
+ Các ý nhỏ phải nằm trong ý lớn và làm sáng tỏ cho ý lớn; cần trình
bày ý theo một thứ tự tránh trùng lặp ý.
+ Có ý bắt buộc trình bày trước rồi mới tiếp tục trình bày các ý khác.
+ Cần xác định mức độ các ý cho hợp lí. Trong một bài văn, các ý
không phải bao giờ cũng đồng đều và được trình bày ngang nhau. Có ý cần
nêu kĩ, có ý chỉ nêu qua.
Trong q trình lập ý, cần chú ý để tránh không mắc phải các lỗi sau đây:
+ Lạc ý (lạc đề): các ý lớn không tập trung làm sáng tỏ cho vấn đề
trọng tâm của đề bài (luận điểm bộ phận không phù hợp với luận điểm trung
tâm). Các ý nhỏ không tập trung làm sáng tỏ cho ý lớn. Các dẫn chứng không
liên quan gì đến ý cần làm sáng tỏ.
+ Thiếu ý: Khơng đủ ý lớn để làm sáng tỏ vấn đề trọng tâm. Không đủ
các ý nhỏ để làm sáng tỏ ý lớn. Khơng có hoặc khơng đủ các dẫn chứng để
làm sáng tỏ các ý nhỏ.
+ Lặp ý: các ý trong bài viết lặp lại hoàn toàn hoặc lặp lại một phần ý
trước.
+ Ý lộn xộn: bài viết sắp xếp ý không theo một thứ tự nào cả với hai
biểu hiện chính là khơng phân biệt được ý lớn, ý nhỏ, ý phải trình bày trước
với ý phải trình bày sau; trình bày ý một chưa hết đã chuyển sang ý hai sau đó
lại quay về ý một…
Như vậy, kĩ năng lập ý nhằm giúp cho bài viết có ý và trình bày ý một
cách hợp lí. Nhiệm vụ của nó là tìm ra được nhiều ý (ý phong phú), ý mới, ý
hay và biết tổ chức sắp xếp các ý ấy một cách hợp lí, làm nổi bật được vấn đề
trọng tâm. Rèn luyện tốt kĩ năng này, người viết sẽ tránh được các lỗi như
khơng có ý, thiếu ý, ý cũ mòn, ý trùng lặp, lộn xộn…
1.1.2. Đặc điểm dạng đề nghị luận về một hiện tượng đời sống

13


13


Dạng đề nghị luận về một hiện tượng trong đời sống thường nêu lên một
hiện tượng có thật trong đời sống. Đó có thể là một hiện tượng tích cực cũng
có thể là một hiện tượng tiêu cực trong xã hội, hoặc một hiện tượng có cả mặt
tích cực và tiêu cực…Như thế đòi hỏi người viết, bằng nhận thức của bản
thân, phải thể hiện được chủ kiến của mình, bằng phân tích và lập luận để ca
ngợi và biểu dương cái đẹp, cái tốt, cái thiện và lên án, vạch trần cái xấu, cái
ác, cái phi nhân… Các dạng đề nghị luận về một hiện tượng đời sống vừa
phải gần gũi với tuổi trẻ học đường vừa phải có ý nghĩa lớn lao đối với cả
cộng đồng dân tộc và thế giới.
Căn cứ vào đối tượng nghị luận có thể hệ thống thành một số dạng đề nghị
luận về hiện tượng đời sống như sau:
1.1.2.1. Nghị luận về một hiện tượng liên quan đến môi trường sống tự nhiên
của con người
“Hiện tượng ô nhiễm môi trường.”
“Nước ngọt thiếu hay thừa?”
“Hiện tượng cháy rừng vẫn đang diễn ra.”
“Rừng là lá phổi xanh của con người”…
1.1.2.2. Nghị luận về một hiện tượng liên quan đến môi trường xã hội
“Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động góp phần giảm thiểu tai
nạn giao thông hiện nay.”
“Tầm quan trọng của vấn đề chuẩn bị hành trang cho tương lai.”
“Nên mặc áo dài đến trường hay mang đồng phục mới? Anh(chị) nghĩ
sao?”
“Vào đại học có phải là con đường lập nghiệp duy nhất của thanh
niên?”
“Điện thoại di động và học sinh phổ thông hiện nay”…


14

14


1.1.2.3. Nghị luận về một hiện tượng tích cực đáng biểu dương hoặc tiêu cực
đáng phê phán
+ Những hiện tượng tiêu cực như:
“Hiện tượng gian lận trong thi cử”
“Hiện tượng nghiện ka- ra-ơ-kê”
“Hiện tượng nghiện trị chơi điện tử”
“Hiện tượng hút thuốc lá trong trường học”…
+ Những hiện tượng tích cực như:
“Phong trào đền ơn đáp nghĩa.”
“Tấm gương vượt khó trong học tập”
“Ngày vì người nghèo.”
“ Giúp bạn vượt khó’...
1.1.3. Vai trò của hệ thống bài tập đối với việc rèn luyện kĩ năng
Hệ thống bài tập là tổ chức lớn nhỏ, thứ bậc, tầng bậc và mối quan hệ của
các bài tập trong đó. Nói đến hệ thống bài tập là nói đến các bài tập được tổ
chức sắp xếp theo thứ bậc từ thấp đến cao, từ khó đến dễ như:
Bài tập nhận biết.
Bài tập lí giải.
Bài tập ứng dụng.
Bài tập tổng hợp sáng tạo.
Khi tổ chức dạy thực hành Làm văn, một yếu tố không thể thiếu được là hệ
thống bài tập. Có thể nói, bài tập chính là cơng cụ, là phương tiện để giáo viên
thực hiện việc rèn luyện các kĩ năng cho học sinh. Trong thực hành Làm văn,
hệ thống bài tập còn là cơ sở, là những tài liệu thiết thực giúp học sinh trong

quá trình tạo lập các văn bản khác.
Nếu đã xác định dạy học Làm văn là dạy các thao tác thực hành xây dựng
văn bản thì có thể nói song song với những cơ sở lí thuyết, hệ thống bài tập
15

15


rèn luyện kĩ năng là rất quan trọng, nó giúp học sinh rèn luyện một cách chi
tiết, cụ thể các kĩ năng làm văn như kĩ năng tìm hiểu và phân tích đề, kĩ năng
tìm ý và lập dàn ý, kĩ năng diễn đạt và trình bày…trước khi tạo lập một văn
bản hồn chỉnh. Qua đó cịn thể hiện tính tích cực chủ động của học sinh
trong thực hành làm văn. Hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng làm văn như là
những bước tập dượt ban đầu,chuẩn bị khung sườn, chuẩn bị những bước đầu
tiên, những bước nhỏ cho việc xây dựng văn bản.
1.1.4. Tính mức độ của bài tập đối với học sinh trung học phổ thông
Như đã trình bày, đối tượng hướng đến của đề tài là học sinh trung học
phổ thông - đặc biệt là những em học sinh lớp 12. Vì vậy cần tìm hiểu cơ sở
tâm lý học của lứa tuổi này để thấy được việc hình thành suy nghĩ, hình thành
tư tưởng của học sinh phổ thơng như thế nào? Để từ đó đưa ra những dạng bài
tập về nghị luận xã hội nói chung và nghị luận về một hiện tượng đời sống nói
riêng cho phù hợp với các em.
1.1.4.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của lứa tuổi học
sinh trung học phổ thông.
Trong tâm lý học lứa tuổi, người ta định nghĩa tuổi thanh niên là giai
đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn.
Chính các định nghĩa mà giới hạn thứ nhất là giới hạn sinh lý và giới hạn thứ
hai là giới hạn xã hội đã chỉ ra tính chất phức tạp và nhiều mặt của hiện
tượng. Có nhiều lý thuyết khác nhau về tuổi thanh niên.
Hoạt động của thanh niên ngày càng phong phú và phức tạp, nên vai trò

xã hội và hứng thú xã hội của thanh niên không chỉ mở rộng về số lượng,
phạm vi, mà còn biến đổi cả về chất lượng. Ở thanh niên ngày càng xuất hiện
nhiều vai trò của người lớn và họ thực hiện các vai trò đó ngày càng có tính
độc lập và tinh thần trách nhiệm hơn.

16

16


Ở gia đình thanh niên đã có nhiều quyền lợi và trách nhiệm của người
lớn, cha mẹ bắt đầu trao đổi với các em một số vấn đề trong gia đình và các
em cũng biết quan tâm đến nhiều mặt sinh hoạt trong gia đình.
1.1.4.2. Hoạt động học tập của học sinh trung học phổ thơng:
Nội dung và tính chất của hoạt động học tập ở thanh niên học sinh khác
nhiều so với hoạt động học tập của thiếu niên. Sự khác nhau cơ bản không
phải ở chỗ nội dung học tập ngày một sâu hơn, mà là ở chỗ hoạt động học tập
của thanh nên học sinh đòi hỏi tính năng động và tính độc lập ở mức độ cao
hơn nhiều; đồng thời cũng đòi hỏi, muốn nắm được chương trình một cách
sâu sắc thì cần phát triển tư duy.
Học sinh càng trưởng thành, kinh nghiệm sống ngày càng phong phú,
các em càng ý thức được rằng mình đang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc
đời. Do vậy, thái độ có ý thức của các em đối với học tập ngày càng phát
triển.
Thái độ của thanh niên học sinh đối với các mơn học trở nên có lựa
chọn hơn. Ở các em đã hình thành những hứng thú học tập gắn liền với
khuynh hướng nghề nghiệp. Cuối bậc trung học phổ thơng các em đã xác định
được cho mình một hứng thú ổn định đối với một môn học nào đó, đối với
một lĩnh vực trí thức nhất định.
Thái độ học tập ở nhiều em có nhược điểm là: Một mặt các em rất tích

cực học một số mơn mà các em cho là quan trọng đối với nghề mình đã chọn,
mặt khác các em lại sao nhãng các môn học khác hoặc chỉ học để đạt điểm
trung bình.
Thái độ học tập có ý thức đã thúc đẩy sự phát triển tính chủ định của
q trình nhận thức và năng lực điều khiển bản thân của thanh niên học sinh
trong hoạt động học tập.
1.1.4.3 Sự hình thành ý thức, suy nghĩ, tư tưởng, tình cảm của học sinh phổ thơng.
17

17


Sự phát triển tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân
cách của thanh niên mới lớn, nó có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển tâm lý
của lứa tuổi thanh niên. Quá trình này rất phong phú và phức tạp.
Sự hình thành ý thức ở lứa tuổi thanh nên là một quá trình lâu dài, trải
qua những mức độ khác nhau. Ở tuổi thanh niên, quá trình phát triển tự ý thức
diễn ra mạnh mẽ, sơi nổi và có tính chất đặc thù riêng: Thanh niên có nhu cầu
tìm hiểu và đánh giá những đặc điểm, tâm lý của mình theo quan điểm về
mục đích cuộc sống và hồi bão của mình. Chính điều này khiến các em quan
tâm sâu sắc tới đời sống tâm lý, phẩm chất nhân cách và năng lực riêng.
Đặc điểm quan trọng trong sự tự ý thức của thanh niên học sinh là sự tự
ý thức của họ xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống và hoạt động- địa vị mới mẻ
trong tập thể, những quan hệ mới với thế giới xung quanh buộc thanh niên
mới lớn phải ý thức được những đặc điểm nhân cách của mình.
Nội dung của tự ý thức cũng khá phức tạp. Các em không chỉ nhận thức về
cái tôi của mình trong hiện tại mà cịn nhận thức về vị trí của mình trong xã hội,
trong tương lai (Tơi cần trở thành người như thế nào, cần làm gì để tốt hơn…).
Chính việc các em biết nhận thức về vị trí của mình trong xã hội, trong
tương lai như thế nào đã khiến các em biết bày tỏ quan điểm nhìn nhận, đánh

giá về những vấn đề hiện tượng trong đời sống. Các em mạnh dạn phát biểu ý
kiến của mình về những vấn đề xã hội. Các em đã thể hiện trách nhiệm của
bản thân đối với gia đình và những vấn đề trong xã hội.
Những ý kiến của thanh niên học sinh đã thể hiện được nhiệt tình xây
dựng, vun đắp cho xã hội ngày một tốt đẹp; lên án phê phán những hành vi
trái đạo đức, những vấn đề hiện tượng tiêu cực trong xã hội.
Thanh niên học sinh cũng bộc lộ rõ những phẩm chất nhân cách như
lòng yêu lao động, hăng say học tập… Đồng thời cũng thể hiện tinh thần trách
nhiệm, lòng tự trọng và tình cảm nghĩa vụ.
18

18


Thanh niên khơng chỉ có nhu cầu đánh giá mà cịn có khả năng đánh
giá sâu sắc và tốt hơn về những vấn đề trong xã hội. Các em trình bày chính
kiến của mình trước những vấn đề trong xã hội một cách đầy nhiệt huyết.
Một điều đáng chú ý và quan tâm ở lứa tuổi học sinh trung học phổ
thơng chính là sự hình thành những quan điểm, quan niệm mới mẻ. Nó vừa
mang tính kế thừa vừa mang tính hiện đại.
Tuổi thanh niên học sinh là lứa tuổi quyết định sự hình thành thế giới
quan - hệ thống quan điểm về xã hội, về tự nhiên, về các nguyên tắc và quy
tắc cư xử…
Ở lứa tuổi này, những quan niệm về một số vấn đề của học sinh rất
khác so với người lớn, trong đó vừa mang tính kế thừa vừa mang tính mới
mẻ. Chẳng hạn như quan niệm về cái đẹp, quan niệm về hạnh phúc, quan
niệm về cuộc sống… Có thể học sinh quan niệm về cái đẹp khác với người
lớn, nhưng chúng ta cũng không thể đánh giá nó sai, việc đánh giá phải dựa
trên cơ sở tâm lý của lứa tuổi.
Ở thanh niên học sinh việc lựa chọn nghề nghiệp đã trở thành công việc

khẩn thiết. Càng cuối cấp học thì lựa chọn càng nổi bật. Các em hiểu rằng
cuộc sống tương lai phụ thuộc vào chỗ mình có biết lựa chọn nghề nghiệp
một cách đúng đắn hay không. Việc quyết định một nghề nào đó ở nhiều em
đã có căn cứ. Nhiều em biết so sánh đặc điểm riêng về thể chất, tâm lý, khả
năng của mình với yêu cầu của nghề nghiệp, dù sự hiểu biết của các em và
yêu cầu của nghề nghiệp là chưa đầy đủ.
Hiện nay, thanh niên học sinh còn định hướng một cách phiến diện vào
việc học tập đại học. Đa số các em hướng dần vào các trường đại học (hơn là
học nghề)… Tâm thế chuẩn bị bước vào đại học như thế sẽ dễ có ảnh hưởng
tiêu cực đối với các em, nếu dự định của các em khơng được thực hiện. Điều
đó cũng cho thấy các em (hoặc vơ tình, hoặc cố ý) khơng chú ý đến yêu cầu
19

19


của xã hội đối với các ngành nghề khác nhau và mức độ đào tạo của các nghề
trong khi quyết định đường đời.
Tìm hiểu cơ sở tâm lý của vấn đề này, để chúng ta đưa ra những vấn đề
mà các em quan tâm. Ví dụ như:
Vào đại học có phải là con đường tiến thân duy nhất của thanh niên
học sinh hiện nay khơng?
Như vậy, có thể khẳng định rằng việc tìm hiểu cơ sở tâm lý học lứa tuổi
học sinh trung học phổ thông là cơ sở để đưa ra những dạng đề bài tập về nghị
luận xã hội nói chung và nghị luận về một hiện tượng trong đời sống nói riêng
cho phù hợp với các em.
1.2. CƠ SỞ THỰC THỰC TIỄN
1.2.1. Chương trình, sách giáo khoa, sách tham khảo
1.2.1.1. Chương trình
Phần Làm văn trong chương trình trung học cơ sở đã đề cập đến Nghị luận xã

hội, gồm có các bài sau:
- Nghị luận về một sự việc, hiện tương đời sống.
- Cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống
- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý
- Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
Phần làm văn trung học phổ thông được cấu tạo đồng tâm và nâng cao những
nội dung đã học ở trung học cơ sở theo cấu trúc sau;
Lớp 10: Ôn lại các kiểu văn bản đã học ở trung học cơ sở và học thêm
một số nội dung mới. Các kiểu văn bản ôn luyện bao gồm các kiểu văn bản:
tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh và nghị luận. Các nội dung mới bao
gồm hình thành và rèn luyện năng lực liên tưởng, tưởng tượng; khả năng quan
sát, thể nghiệm đời sống; biết đọc và tích lũy kiến thức; biết chọn sự việc và
biết chi tiết tiêu biểu; biết lập ý theo các yêu cầu khác nhau…
20

20


Lớp 11 và 12: Tập trung ôn lại và mở rộng, nâng cao các tri thức và kỹ
năng về kiểu văn bản nghị luận. Các nội dung ôn luyện như luận điểm, luận
cứ, lập luận các thao tác nghị luận (chứng minh, giải thích…); nghị luận văn
học và nghị luận xã hội. Các vấn đề mới như các thao tác nghị luận (so sánh,
phân tích, bác bỏ); bố cục bài văn nghị luận và kỹ năng vuết mở bài, kết luận,
kỹ năng hoàn chỉnh bài văn…
Các loại văn bản hành chính, cơng vụ thì học nối tiếp chương trình
trung học cơ sở.
Nội dung các kiểu văn bản ở trung học phổ thông tập trung rèn luyện
kỹ năng, yêu cầu vận dụng những kiến thức về các kiểu văn bản này vào
những tình huống cụ thể, gắn với tác phẩm văn học đang học ở trung học phổ
thông hoặc đặt ra những vấn đề xã hội, chính trị, đạo đức, tư tưởng liên quan

đến cuộc sống của học sinh trung học phổ thơng.
Chương trình làm văn trung học phổ thơng rất chú trọng đến văn nghị
luận, trong đó có cả nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Đặc biệt trong
chương trình lớp 12, việc dạy và học về văn nghị luận xã hội được đặc biệt
quan tâm. Học sinh được học các kiểu nghị luận xã hội như:
+ Nghị luận về một tư tưởng đạo lý.
+ Nghị luận về một hiện tượng trong đời sống.
+ Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn
học(chương trình nâng cao).
Bắt đầu từ năm học 2008- 2009, học sinh lớp 12 trung học phổ thông
trên cả nước được học theo chương trình và sách giáo khoa mới. Bộ Giáo dục
và đào tạo đã có cơng văn số 9500/ BGDĐT - KTKĐ CLGD, ngày 13 tháng
10 năm 2008, thông báo về khung cấu trúc đề thi và hình thức thi của các môn
thi trong kỹ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh vào đại học, cao
đẳng hệ chính quy.
21

21


- Cấu trúc đề thi tốt nghiệp trung học phổ thơng
+ Phần chung cho tất cả thí sinh (0,5 điểm).
Câu 1: (2.0 điểm): Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác
phẩm văn học Việt Nam và tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài.
Câu 2: (3,0 điểm): Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài
nghị luận xã hội ngắn (không quá 400 từ)
+ Phần riêng (5,0 điểm)
Vận dụng khả năng đọc hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận
văn học.
-


Theo chương trình chuẩn.

-

Theo chương trình nâng cao

- Cấu trúc đề thi tốt nghiệp bổ túc trung học phổ thông
+ Câu 1; (2,0 điểm): Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả,
tác phẩm văn học Việt Nam và tác giả tác phẩm văn học nước ngoài.
+ Câu 2: (3,0 điểm): Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài
nghị luận xã hội (không quá 400 từ).
-

Nghị luận về một tư tưởng đạo lý

-

Nghị luận về một hiện tượng đời sống.

+ Câu 3: (5.0 điểm): Vận dụng khả năng đọc hiểu và kiến thức văn
họcđể viết bài nghị luận văn học.
- Cấu trúc đề thi Đại học, Cao đẳng:
+ Câu 1: (2,0 điểm): Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học tác giả, tác
phẩm văn học Việt Nam.
+ Câu 2 (3,0 điểm):Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài
nghị luận xã hội ngắn (không quá 600 từ).
+ Câu 3: ( 5,0 điểm): Vận dụng khả năng đọc hiểu và kiến thức văn
học để viết bài nghị luận văn học.
22


22


Qua khảo sát trên chúng tôi thấy rằng trong cấu trúc chương trình thi
tốt nghiệp trung học phổ thơng, bổ túc trung học phổ thông và thi Đại học,
Cao đẳng thì kiểu bài học sinh vận dụng là nghị luận. Trong đó kiểu bài về
Nghị luận xã hội chiếm 30% số điểm. Như vậy Nghị luận xã hội đã chiếm
một vị trí quan trọng trong các kỳ thi quốc gia.
Như vậy có thể khẳng định rằng chương trình rất trú trọng cho kiểu
bài Nghị luận xã hội - đây là điểm mới và được mọi lực lượng trong xã hội
ủng hộ.
1.2.1.2. Sách giáo khoa
Hệ thống bài tập làm văn đã xuất hiện từ lâu trong các sách giáo khoa,
tất cả các sách giáo khoa đều có bài tập làm văn. Tuy nhiên việc xây dựng hệ
thống bài tập bổ sung chưa được quan tâm nhiều. Nhất là hệ thống bài tập để
cho các em rèn luyện các kỹ năng còn yếu dường như là khơng có.
Nội dung các bài tập về làm văn trong sách giáo khoa còn thiên nhiều
về lý thuyết trong khi đó phương pháp dạy học làm văn khẳng định; “Bản
thân những tiết học lý thuyết không thể tạo nên được những kỹ năng làm
văn”. Và “Làm văn cần thực hành tổng hợp, cần đặt yêu cầu kỹ năng thực
hành cao hơn yêu cầu tri thức”. Vì vậy, lý thuyết khơng phải là mục đích cuối
cùng của làm văn mà là cơ sở để rèn luyện các kỹ năng làm văn.
Nhìn lại sách giáo khoa làm văn 12 theo chương trình chỉnh lý, hợp
nhất năm 2000:
Cũng giống như ở chương tình lớp 10 và lớp 11, làm văn ở chương
trình lớp 12 được xem như một mơn riêng và theo đó được biên soạn thành
sách giáo khoa riêng. Ở lớp 12, môn làm văn được học trong 33 tiết với
những nội dung chính sau:
+ Kỹ năng làm văn nghị luận (6 tiết) với các nội dung sau:

Lập ý và lập dàn ý trong bài văn nghị luận.
23

23


Lập luận trong văn nghị luận.
Mở bài, kết bài và chuyển đoạn trong văn nghị luận.
Hành văn trong văn nghị luận.
+ Phân tích tác phẩm văn học (3 tiết)
+ Bình giảng văn học (2 tiết)
+ Bình luận văn học (4 tiết).
+ Bình luận xã hội (2 tiết).
Ngồi các bài lý thuyết trên cịn có 8 bài viết, trong đó có một bài bình
luận xã hội.
Phần làm văn trong sách giáo khoa 12 chương trình chỉnh lý, hợp nhất
2000 thì nội dung lý thuyết và thực hành chỉ chú trọng duy nhất về kiểu bài
nghị luận. Các kiếu bài nghị luận được phân loại chủ yếu dựa vào các thao tác
nghị luận và đối tượng nghị luận. Đối tượng nghị luận tập chung vào các vấn
đề văn học; còn các vấn đề xã hội, chính trị chưa được chú trọng.
Tất cả các bài lý thuyết đều có hai phần rõ rệt: phần kiến thức lý thuyết
và phần thực hành. Phần kiến thức lý thuyết được trình bày theo kiểu giải
thích minh họa, chỉ cung cấp lý thuyết đã có sẵn mà ít quan tâm đến việc gợi
mở, tổ chức cho học sinh khám phá và chiếm lĩnh các tri thức. Phần thực hành
tách riêng, khơng xen kẽ vào q trình trình bày lý thuyết. Việc này đã khơng
phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập.
Sách giáo khoa làm văn tách rời, chưa được chú ý tích hợp giữa làm
văn với đọc văn và tiếng Việt.
Phần làm văn trong sách giáo khoa ngữ văn 12 (theo chương trình
chuẩn) tiếp tục hệ thống hóa, nâng cao nội dung làm văn từ trung học cơ sở

đến các lớp 10,11 của chương trình trung học phổ thơng. Giống như trong
sách giáo khoa chỉnh lý, hợp nhất, phần làm văn trong sách giáo khoa ngữ văn
12 tiếp tục rèn luyện cho học sinh các kỹ năng làm văn: Thực hành lập luận,
24

24


viết phần mở bài và kết bài trong bài văn nghị luận, diễn đạt trong văn nghị
luận. Ôn tập và nâng cao các kỹ năng đã được học ở trung học cơ sở và lớp
10, 11: Các thao tác lập luận, kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn
nghị luận.
Các kiểu bài ở phần làm văn trong sách giáo khoa lớp 12, chương trình
chuẩn gồm có:
Nghị luận về một tư tưởng đạo lý
Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.
Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xi.
Khác với chương trình và sách giáo khoa trước đây, phần làm văn trong
chương trình và sách giáo khoa lần này xem trọng hơn nội dung thực hành
viết nghị luận xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho việc gắn liền nhà trường và
thực tế đời sống. (Phần làm văn trong chương trình có 5 bài viết thì có hai bài
nghị luận xã hội và ba bài nghị luận văn học; và hai bài kiểm tra tổng hợp).
Phần làm văn trong sách giáo khoa ngữ văn 12 nâng cao tiếp tục hoàn
thiện về văn nghị luận, mà trọng tâm là các dạng bài nghị luận, luyện tập kết
hợp các thao tác và hoàn chỉnh kỹ năng viết bài. Sách giáo khoa ngữ văn 12
nâng cao tập trung vào năm nhóm bài của phần làm văn:
-


Nhóm bài lý thuyết văn nghị luận gốm có:

Nghị luận xã hội và nghị luận văn học
Các kiểu kết cấu của bài văn nghị luận.
Luyện tập kết hợp các thao tác lập luận
Luyện tập kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận.
Lựa chọn và nêu luận điểm.
Sử dụng luận cứ.
25

25


×