Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Phân vùng xả thả áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường cho các sông suối, hồ đập chính trên lưu vự sông bé và sông sài gòn đoạn chảy qua tỉnh bình phước đến năm 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.07 MB, 129 trang )

TRƢỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày..… tháng …..năm 2016

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Đặng Thị Bình

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 18 tháng 08 năm 1987;

Nơi sinh: Tp.HCM

Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trƣờng;

MSHV: 1441810015

I- Tên đề tài
“Phân vùng xả thải áp dụng Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về môi trƣờng cho các
sông suối, hồ đập chính trên lƣu vực sông Bé và sông Sài Gòn đoạn chảy qua tỉnh Bình
Phƣớc đến năm 2025”
II- Nhiệm vụ và nội dung
- Đánh giá hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng nƣớc mặt tại khu vực nghiên cứu
- Phân vùng xả thải đối với nƣớc thải công nghiệp vào các nguồn tiếp nhận:
+ Xác định mục đích sử dụng nƣớc cho các sông suối, hồ đập áp dụng Quy
chuẩn QCVN 08-MT:2015 đối với nƣớc mặt.
+ Phân vùng xả thải theo hệ số lƣu lƣợng Kq và mục đích sử dụng nƣớc đối
với các nguồn tiếp nhận để áp dụng Quy chuẩn QCVN 40:2011 (nƣớc thải công


nghiệp) và QCVN 01-MT:2015 (nƣớc thải công nghiệp cao su thiên nhiên).
- Điều tra, khảo sát thu thập, tổng hợp, xử lý và đánh giá tổng quan các vấn đề
nghiên cứu gồm:
+ Tổng quan về tình hình nghiên cứu về phân vùng xả thải trên thế giới và ở Việt
nam
+ Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu.
+ Đánh giá hiện trạng chất lƣợng và trữ lƣợng nƣớc tại các hồ đập,sông suối
đến năm 2025 khu vực nghiên cứu.


- Nghiên cứu phân vùng xả thải nƣớc thải theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật môi trƣờng Việt Nam trên lƣu vực sông Sài Gòn và sông Bé.
- Xây dựng các giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng nƣớc mặt cho lƣu vực
sông Sài Gòn và Sông Bé tại khu vực nghiên cứu.
III- Ngày giao nhiệm vụ (Ngày bắt đầu thực hiện LV ghi trong QĐ giao đề tài)
Ngày 23 tháng 01 năm 2016
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ
Ngày 25 tháng 07 năm 2016
V- Cán bộ hƣớng dẫn: (Ghi rõ học hàm, học vị, họ, tên)
GS-TSKH. Hoàng Hƣng
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)

GS-TSKH. Hoàng Hƣng



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã đƣợc
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc./.
Tp. HCM ngày,

tháng

năm 2016

Tác giả

Đặng Thị Bình


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến trƣờng đại học Công
nghệ Tp. HCM, phòng Quản lý Khoa học - Đào tạo sau Đại học, khoa Công nghệ Sinh
học- Thực phẩm – Môi trƣờng. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến GS.TS Hoàng
Hƣng đã tận tình hƣớng dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin gửi lời cảm ơn
đến quý thầy cô đã giảng dạy, đồng hành cùng tôi trong toàn khóa học vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn đến Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, Chi Cục bảo vệ Môi
trƣờng, Ủy Ban nhân dân thị xã Đồng Xoài, Ủy Ban nhân dân huyện Chơn Thành, Ủy
Ban nhân dân huyện Hớn Quản cùng các Sở, Ban ngành khác trên địa bàn tỉnh Bình
Phƣớc đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, cung cấp những số liệu, thông tin cần thiết trong quá
trình làm luận văn.
Tôi gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình và bạn bè đã hỗ trợ, động viên tôi rất nhiều
trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.


Học viên thực hiện Luận văn

Đặng Thị Bình


TÓM TẮT
Đề tài “Phân vùng xả thải áp dụng Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về môi trƣờng
cho các sông suối, hồ đập chính trên lƣu vực sông Bé và sông Sài Gòn đoạn chảy qua tỉnh
Bình Phƣớc đến năm 2025” đã xây dựng và phân vùng xả thải cho các sông suối, hồ
đập đây là cơ sở khoa học cho việc xây dựng chiến lƣợc, các quy hoạch, kế hoạch khai
thác và bảo vệ tài nguyên nƣớc lƣu vực theo hƣớng bền vững.
Dựa vào các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: thu thập kế thừa các tài liệu, điều tra
khảo sát thực địa, quan trắc, lấy mẫu, phân tích đánh giá… Luận văn đã phân tích,
đánh giá một cách khá chi tiết về khu vực nghiên cứu. Đồng thời đánh giá đƣợc hiện
trạng và diễn biến chất lƣợng môi trƣờng nƣớc mặt tại các hồ, đập, sông suối trên lƣu
vực sông Sài Gòn và sông Bé. Trên cơ sở đó cũng dự báo đƣợc nhu cầu sử dụng nƣớc
và các áp lực của hoạt động phát triển kinh tế xã hội nhƣ: công nghiệp, sinh hoạt, chăn
nuôi, y tế lên môi trƣờng của lƣu vực. Thông qua các đánh giá đề tài cũng đã thực hiện
phân vùng chi tiết việc xả thải nƣớc thải công nghiệp vào các nguồn tiếp nhận cho
sông Bé, sông Sài Gòn và các hồ đập, chi lƣu sông tại khu vực nghiên cứu.
Khi đã phân vùng môi trƣờng đề tài đƣa ra các giải pháp nhằm quản lý môi
trƣờng nƣớc mặt tại khu vực nghiên cứu, có tính khả thi và phù hợp với thực tế tại địa
phƣơng, khi đƣợc áp dụng vào thực tế sẽ góp phần đáng kể trong việc cải thiện môi
trƣờng cũng nhƣ tăng cƣờng năng lực và hiệu quả trong việc quản lý, bảo vệ môi
trƣờng, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.


ABSTRACT
The thesis "Applied National Technical Environment Regulation on allocating

discharge areas for river branches and reservoirs of Song Be river and Saigon River
which flow through Binh Phuoc province until 2025" contributed to create and allocate
discharge areas for rivers and reservoirs of Song Be river and Saigon River which flow
through Binh Phuoc province. This is the scientific basis for creating strategies,
planning to exploit and protect the water resources in a sustainable way.
Based on research methods such as collecting inherited documents, field
surveys, monitoring, sampling, analysis and evaluation,..., research area was analyzed
and evaluated fairly in detail in the thesis. The current situation and development of
environmental quality of surface water in lakes, dams and rivers on the basin of Saigon
River and Song Be River was also assessed. On that basis, the demand of water and
the pressure of the economic and social development activities such as industrial
activities, living activities, livestock and health care activity on environment of the
basin were forecasted. Through the evaluation, industrial wastewater discharge area
was allocated into the receiving sources for Song Be River, Saigon River and the
reservoir dam, river branches in the study area.
At last, the thesis stated out solutions to manage the water environment in the
study area which are feasible and consistent with local situation. These solutions when
applied in practice will contribute significantly in improving the environment as well
as improving the capacity and efficiency of environment management and protection,
ensuring sustainable development objective.


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
TÓM TẮT
ABSTRACT
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ...........................................................................................1
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................................2
2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................2
3. Đ I TƢ NG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................................3
3.1. Đối tƣợng: .........................................................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................3
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................................4
4.1 Sơ đồ nghiên cứu ............................................................................................... 4
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể .......................................................................5
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ..................19
5.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................................ 19
5.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................ 19
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................20
1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ..........................................20
1.2.1. Tình hình nghiên cứu phân vùng xả thải nƣớc thải trên thế giới ................20


1.2.2. Tình hình nghiên cứu phân vùng xả thải nƣớc thải tại Việt Nam ...............21
1.2. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI
KHU VỰC NGHIÊN CỨU .......................................................................................22
1.2.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................22
1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội ...........................................................30
CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ VỀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN NƢỚC, VÀ
HIỆN TRẠNG DIỄN BIẾN CHẤT LƢỢNG MÔI TRƢỜNG NƢỚC MẶT KHU
VỰC NGHIÊN CỨU ĐẾN NĂM 2025 ......................................................................35
2.1. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN NƢỚC KHU VỰC NGHIÊN CỨU...........35
2.1.1. Hiện trạng các công trình hồ đập.................................................................35

2.1.2. Hiện trạng các công trình cấp nƣớc sạch.....................................................38
2.2. QUY HOẠCH SỬ DỤNG NGUỒN NƢỚC .....................................................39
2.2.1. Quy hoạch thủy lợi ......................................................................................39
2.2.2. Quy hoạch cấp nƣớc ....................................................................................42
2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG DIỄN BIẾN MÔI TRƢỜNG NƢỚC TẠI LƢU
VỰC...........................................................................................................................43
2.3.1. Hiện trạng chất lƣợng nƣớc mặt tại các hồ, đập ..........................................43
2.3.2. Hiện trạng chất lƣợng nƣớc mặt tại các sông suối ......................................47
2.4 DỰ BÁO DIỄN BIẾN MÔI TRƢỜNG NƢỚC MẶT KHU VỰC NGHIÊN
CỨU NGUỒN NƢỚC .............................................................................................. 51
2.4.1 Hiện trạng các nguồn ô nhiễm chính ............................................................ 51
2.4.2. Dự báo áp lực ô nhiễm nƣớc do nƣớc thải sinh hoạt ...................................55
2.4.3. Dự báo áp lực ô nhiễm nƣớc do nƣớc thải tại các KCN, CCN tập trung ....57
2.4.4. Diễn biến chất lƣợng môi trƣờng tại khu vực phát triển nông nghiệp ........60
2.4.5. Diễn biến chất lƣợng môi trƣờng do nƣớc thải y tế ....................................61


CHƢƠNG 3: PHÂN VÙNG MÔI TRƢỜNG NƢỚC MẶT VÀ ĐỀ XUẤT MỘT
SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ CHẤT LƢỢNG NGUỒN NƢỚC MẶT KHU VỰC
NGHIÊN CỨU .............................................................................................................63
3.1. XÁC ĐỊNH QUAN ĐIỂM VÀ CÁCH THỨC NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG
NƢỚC MẶT KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................................................................ 63
3.1.1. Quan điểm phân vùng xả thải nƣớc thải ......................................................63
3.1.2. Cách thức nghiên cứu phân vùng xả thải nƣớc thải ....................................65
3.2. TH NG KÊ CÁC THÔNG S THỦY VĂN CỦA CÁC NGUỒN TIẾP NHẬN
NƢỚC THẢI TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ........................................................69
3.2.1. Các nguồn tiếp nhận nƣớc thải là sông suối tại khu vực nghiên cứu ..........69
3.2.2. Các nguồn tiếp nhận nƣớc thải là hồ chứa trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc ...70
3.3. XÁC ĐỊNH HỆ S LƢU LƢ NG, DUNG TÍCH NGUỒN TIẾP NHẬN VÀ
HỆ S LƢU LƢ NG NGUỒN THẢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƢỚC ÁP

DỤNG ĐẾN NĂM 2025 ...........................................................................................71
3.3.1. Thống kê lƣu lƣợng trung bình của các nguồn thải .....................................71
3.3.2. Xác định hệ số lƣu lƣợng đối với nguồn tiếp nhận là các sông suối ...........73
3.3.2. Xác định hệ số lƣu lƣợng đối với nguồn tiếp nhận là các hồ chứa .............74
3.3.3. Xác định hệ số lƣu lƣợng nguồn thải (Kf) ...................................................75
3.4. XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ C TIÊU CHUẨN CỦA CÁC THÔNG S Ô NHIỄM
SỬ DỤNG ĐỂ TÍNH TOÁN NỒNG ĐỘ GIỚI HẠN T I ĐA ĐƢ C PHÉP XẢ
THẢI VÀO NGUỒN TIẾP NHẬN THEO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QU C GIA
VỀ MÔI TRƢỜNG ...................................................................................................76
3.4.1. Đối với nguồn tiếp nhận là sông suối ..........................................................76
3.4.2. Đối với các hồ chứa .....................................................................................78
3.5. ĐỀ XUẤT MỘT S GIẢI PHÁP BẢO VỆ CHẤT LƢ NG NGUỒN NƢỚC
MẶT KHU VỰC NGHIÊN CỨU .............................................................................79
3.5.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo vệ nguồn nƣớc trong cộng đồng .....79
3.5.2. Giải pháp kiểm soát ô nhiễm nguồn thải cố định ........................................83


KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ........................................................................................89
KẾT LUẬN ...............................................................................................................89
KIẾN NGHỊ ...............................................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................91
PHỤ LỤC 1: TỔNG HỢP CÁC BẢNG KẾT QUẢ .................................................93
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƢỜNG NƢỚC MẶT...............106
PHỤC LỤC 3: MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHẢO SÁT ...............................................112
PHỤ LỤC 4: BẢN ĐỒ ..............................................................................................114


DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Phạm vi nghiên cứu của đề tài............................................................................3
Hình 2: Cống và mƣơng thoát nƣớc ra suối Bƣng Dục tại KCN Minh Hƣng III ...........6

Hình 3: Vị trí xả thải nƣớc thải công ty Nam Cƣờng, huyện Chơn Thành .....................6
Hình 4: Vị trí xả thải nƣớc thải nhà máy mủ cao su Nha Bích .......................................7
Hình 5: Bản đồ vị trí lấy mẫu nƣớc mặt ..........................................................................8
Hình 6: Sơ đồ phân vùng xả thải nƣớc thải theo QCVN 40:2011/BTNMT .................14
Hình 7: Sơ đồ phân vùng xả thải nƣớc thải theo QCVN 01-MT :2015/BTNMT .........18
Hình 1.1: Bản đồ hành chính khu vực nghiên cứu ........................................................23
Hình 2.1: Công trình thủy lợi Phƣớc Hòa .....................................................................37
Hình 2.2: Kênh chính Phƣớc Hòa chuyển nƣớc từ Hồ Phƣớc Hòa sang hồ Dầu Tiếng
với lƣu lƣợng 77m3/s là kênh dẫn nƣớc lớn nhất Việt Nam hiện nay ..........................38
Hình 2.3: Hệ thống thoát nƣớc thải KCN Minh Hƣng III ra suối Bƣng Rục ................53
Hình 3.1: Mô hình mƣơng lọc sinh học.........................................................................86
Hình 3.2: Mô hình cây xanh, thảm cỏ trên vỉa hè .........................................................86


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: phƣơng pháp phân tích .......................................................................................8
Bảng 2: Giá trị hệ số Kq ứng với lƣu lƣợng dòng chảy của sông tiếp nhận nguồn nƣớc
thải .................................................................................................................................11
Bảng 3: Giá trị hệ số Kq ứng với dung tích hồ tiếp nhận nguồn nƣớc thải...................12
Bảng 4: Giá trị hệ số Kf ứng với lƣu lƣợng nguồn nƣớc thải .......................................12
Bảng 5: Hệ số Kq ứng với lƣu lƣợng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nƣớc thải ..........16
Bảng 6: Hệ số Kq ứng với dung tích của nguồn tiếp nhận nƣớc thải ............................ 16
Bảng 7: Hệ số lƣu lƣợng nguồn thải Kf .........................................................................17
Bảng 1.1. Hiện trạng sử dụng đất khu vực dự án, năm 2014 ........................................26
Bảng 1.2: Dân số tỉnh Bình Phƣớc năm 2014 phân theo huyện, thị xã.........................32
Bảng 2.1: Các công trình hồ đập khu vực nghiên cứu ..................................................35
Bảng 2.2: Nhu cầu nƣớc tƣới tỉnh khu vực nghiên cứu đến năm 2025 .........................39
Bảng 2.3: Tổng hợp các công trình dự kiến xây mới ....................................................39
Bảng 2.4: Dự báo nhu cầu cấp nƣớc đến năm 2025 khu vực nghiên cứu .....................42
Bảng 2.5: Dự kiến công trình cấp nƣớc từ nay đến 2025. .............................................43

Bảng 2.6: Vị trí quan trắc môi trƣờng nƣớc mặt tại các hồ, đập ...................................43
Biểu đồ 2.1: Hàm lƣợng chất rắn lơ lửng tại các nƣớc hồ, đập .....................................44
Biểu đồ 2.2: Hàm lƣợng sắt tại các nƣớc hồ, đập..........................................................45
Biểu đồ 2.3: Nồng độ DO tại các nƣớc hồ, đập............................................................. 45
Biểu đồ 2.4: Nồng độ BOD5 tại các nƣớc hồ, đập.........................................................46
Biểu đồ 2.5: Nồng độ COD tại các nƣớc hồ, đập ..........................................................46
Biểu đồ 2.6: Hàm lƣợng tổng Coliform tại các nƣớc hồ, đập tại khu vực dự án ..........47
Bảng 2.7: Vị trí quan trắc môi trƣờng nƣớc tại các sông suối.......................................47
Biểu đồ 2.7: Biểu diễn hàm lƣợng SS trong nƣớc mặt tại các sông suối ......................49


Biểu đồ 2.8: Biểu diễn hàm lƣợng DO trong nƣớc mặt các sông suối ..........................49
Biểu đồ 2.9: Biểu diễn hàm lƣợng BOD5 trong nƣớc mặt các sông suối ......................50
Biểu đồ 2.10: Biểu diễn hàm lƣợng COD trong nƣớc mặt các sông suối .....................50
Biểu đồ 2.11: Hàm lƣợng tổng Coliform tại các sông suối ...........................................51
Bảng 2.8. Nguồn tiếp nhận nƣớc thải của các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc ......52
Bảng 2.9: Lƣu lƣợng nƣớc thải giám sát của một số nhà máy năm 2015. ....................53
Bảng 2.10: Dự báo nhu cầu sử dụng nƣớc sinh hoạt và lƣợng nƣớc thải phát sinh tại
khu vực dự án ................................................................................................................55
Bảng 2.11: Thành phần nƣớc thải sinh hoạt khu dân cƣ ...............................................56
Bảng 2.12: Dự báo tải lƣợng ô nhiễm phát sinh từ nƣớc thải sinh hoạt tại khu vực dự
án đến năm 2025 ............................................................................................................56
Bảng 2.13: Diện tích các KCN tính đến năm 2025 .......................................................57
Bảng 2.14: Diện tích các CCN tính đến năm 2025 .......................................................58
Bảng 2.15: Hệ số phát thải chất ô nhiễm có trong nƣớc thải công nghiệp....................59
Bảng 2.16: Ƣớc tính tải lƣợng trung bình các chất ô nhiễm trong nƣớc thải tại các
K/CCN tại khu vực dự án .............................................................................................. 59
Bảng 2.17: Ƣớc tính tải lƣợng các chất ô nhiễm trong nƣớc thải chăn nuôi heo tại khu
vực dự án vào năm 2014 và dự báo đến năm 2030 .......................................................60
Bảng 2.18: Thành phần và tính chất nƣớc thải y tế đặc trƣng .......................................61

Bảng 2.19: Tải lƣợng các chất ô nhiễm trong nƣớc thải y tế tại khu vực dự án đến năm
2025 ............................................................................................................................... 61
Bảng 3.1: Tổ hợp 2 yếu tố: Thải lƣợng nƣớc thải F và Lƣu lƣợng sông Q...................66
Bảng 3.2: Tổ hợp 3 yếu tố: Thải lƣợng nƣớc thải F, Lƣu lƣợng sông Q và Mục đích sử
dụng M ...........................................................................................................................66
Bảng 3.3: Tổ hợp 2 yếu tố: Thải lƣợng nƣớc thải F và lƣợng nƣớc hồ V .....................67
Bảng 3.4: Tổ hợp 3 yếu tố: Thải lƣợng nƣớc thải F, lƣợng nƣớc hồ V và Mục đích sử
dụng M ...........................................................................................................................68


Bảng 3.5: Đặc tính thủy văn các hồ ...............................................................................70
Bảng 3.6: Phân loại lƣu lƣợng nƣớc thải .......................................................................72
Bảng 3.7: Phân vùng xả thải nƣớc thải theo lƣu lƣợng sông suối. ................................ 73
Bảng 3.8: Phân vùng xả thải nƣớc thải theo lƣu lƣợng sông suối. ................................ 74
Bảng 3.9: Phân vùng xả thải nƣớc thải theo lƣu lƣợng hồ, đập chứa. ..........................74
Bảng 3.10: Phân vùng tiếp nhận sông Bé và các chi lƣu ..............................................76
Bảng 3.11: Phân vùng tiếp nhận sông Sài Gòn và các chi lƣu ......................................77
Bảng 3.12: Phân vùng tiếp nhận hồ ...............................................................................78


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BOD

Biochemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy sinh hoá)

BVMT

Bảo vệ môi trƣờng

CCN


Cụm công nghiệp

CNH

Công nghiệp hóa

CN

Công nghiệp

CN-TTCN

Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp

COD

Chemical oxygen demand (Nhu cầu ôxy hóa học)

DO

Dessolved Oxygen (Hàm lƣợng ôxy hòa tan trong nguồn nƣớc)

HĐH

Hiện đại hóa

HTXLNT

Hệ thống xữ lý nƣớc thải


KCN

Khu công nghiệp

KTXH

Kinh tế xã hội

NTSH

Nƣớc thải sinh hoạt

NTYT

Nƣớc thải y tế

SS

Suspended solids (Chất rắn lơ lửng)

QCVN

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia

TN&MT

Tài nguyên và Môi trƣờng

TTCN


Tiểu thủ công nghiệp

TX

Thị xã

UBND

Ủy ban Nhân dân

XLNT

Xử lý nƣớc thải

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bình Phƣớc là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam, có 260,433 km đƣờng biên giới giáp với vƣơng quốc
Campuchia. Tỉnh là cửa ngõ, cầu nối của vùng Đông Nam bộ với Tây Nguyên và
Campuchia. Cụ thể, phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai; phía Tây giáp
tỉnh Tây Ninh và Campuchia; phía Nam giáp tỉnh Bình Dƣơng; phía Bắc giáp tỉnh
Đắk Lắk và Campuchia[10].
Tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh liên tục tăng cao qua hơn 10 năm qua (kể
từ 1996 bình quân năm trên 10%), cùng với chính sách ƣu đãi thông thoáng nhằm

thu hút đầu tƣ, đến nay tỉnh Bình Phƣớc đã có hơn 2.000 doanh nghiệp trong và
ngoài nƣớc hoạt động sản xuất kinh doanh và là địa điểm đầu tƣ tin cậy của các nhà
đầu tƣ trong và ngoài nƣớc [10]. Sắp tới, tỉnh sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp cải
thiện môi trƣờng đầu tƣ nhằm đảm bảo cho nhà đầu tƣ có điều kiện tốt nhất trong
quá trình tổ chức hoạt động đầu tƣ và sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Nhƣ vậy, với tốc độ phát triển công nghiệp khá nhanh nhƣ hiện nay thì tổng
lƣợng nƣớc thải phát sinh từ các K/CCN của tỉnh là rất lớn. Đặc biêt là địa bàn thị
xã Đồng Xoài, huyện Hớn Quản và Chơn Thành, đây là nơi tập trung các K/CCN
đang hoạt động cũng nhƣ đã đƣợc quy hoạch nhƣ KCN Đồng Xoài, KCN Minh
Hƣng, KCN Chơn Thành, chiếm tỷ lệ lớn so với các vùng khác [8]. Đây sẽ là nơi
phát sinh lƣợng nƣớc thải công nghiệp chính của tỉnh Bình Phƣớc, do đó, vấn đề đặt
ra là phải kiểm soát ô nhiễm nƣớc thải công nghiệp cũng nhƣ các nguồn nƣớc thải
khác để bảo vệ môi trƣờng nƣớc nguồn nƣớc trên lƣu vực hệ thống sông .
Mặt khác, khu vực nghiên cứu là vùng chuyển tiếp giữa Bình Phƣớc, Bình
Dƣơng, Tây Ninh. Do đó để kiểm soát tốt chất lƣợng nƣớc cho vùng hạ lƣu, tránh
xung đột vấn đề sử dụng nƣớc giữa các địa phƣơng, đảm bảo chất lƣợng môi trƣờng
cho vấn đề cung cấp nƣớc sinh hoạt và sản xuất cho các tỉnh Bình Dƣơng, Tây ninh

1


và đặc biệt là Tp. HCM. Nên vấn đề kiểm soát chất lƣợng nƣớc là vô cùng cấp thiết,
góp phần vào sự phát triển bền vững cho cho khu vực.
Tuy nhiên, hiện nay các cơ quan chức năng gặp rất nhiều khó khăn trong
công tác quản lý, giám sát môi trƣờng; áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
Quốc gia về môi trƣờng, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý môi trƣờng nƣớc do hệ
thống sông suối khá phong phú, nguồn nƣớc đƣợc sử dụng cho nhiều mục đích khác
nhau. Một mặt do lực lƣợng làm công tác này còn mỏng, trang thiết bị còn thiếu
chƣa đáp ứng nhu cầu. Mặt khác, do địa bàn thị xã Đồng Xoài, huyện Hớn Quản và
Chơn Thành còn thiếu dữ liệu, cơ sở khoa học trong việc phân vùng môi trƣờng trên

địa bàn. Do đó, để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, giám sát tài nguyên
môi trƣờng, kiểm soát ô nhiễm nguồn nƣớc, tác giả chọn đề tài “Phân vùng xả thải
áp dụng Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về môi trường cho các sông suối, hồ đập
chính trên lưu vực sông Bé và sông Sài Gòn đoạn chảy qua tỉnh Bình Phước đến
năm 2025” làm Luận văn Thạc sỹ.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu tổng quát
Phân vùng xả thải áp dụng Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về môi trƣờng cho
các sông suối, hồ đập chính trên lƣu vực sông Bé và sông Sài Gòn đoạn chảy qua
tỉnh Bình Phƣớc đến năm 2025
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng nƣớc mặt tại khu vực nghiên cứu
- Phân vùng xả thải đối với các nguồn tiếp nhận:
+ Xác định mục đích sử dụng nƣớc cho các sông suối, hồ đập áp dụng Quy
chuẩn QCVN 08-MT:2015 đối với nƣớc mặt,
+ Xác định hệ số lƣu lƣợng Kq của các sông, suối, hồ đập chính.
+ Phân vùng xả thải theo hệ số lƣu lƣợng Kq và mục đích sử dụng nƣớc đối
với các nguồn tiếp nhận để áp dụng Quy chuẩn QCVN 40:2011 (nƣớc thải công
nghiệp) và QCVN 01-MT:2015 (nƣớc thải công nghiệp cao su thiên nhiên).

2


3 ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng:
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài chủ yếu là tài nguyên nƣớc mặt và nƣớc thải
công nghiệp.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu u phân vùng xả thải cho lƣu vực sông Sài Gòn và Sông Bé đoạn
chảy qua Tx. Đồng Xoài, Huyện Hớn Quản và Chơn Thành. Bởi đây vùng chuyển

tiếp giữa Bình Phƣớc, Bình Dƣơng, Tây Ninh, Long An, có ảnh hƣởng rất lớn đến
nguồn cấp nƣớc cho các địa phƣơng phía hạ nguồn. Do đó để kiểm soát tốt chất
lƣợng nƣớc cho vùng hạ lƣu, tránh xung đột vấn đề sử dụng nƣớc giữa các địa
phƣơng, đề tài tập trung nghiên cứu khu vực này.

Hình1: Phạm vi nghiên cứu của đề tài
3


4 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Sơ đồ nghiên cứu
“Phân vùng xả thải áp dụng Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về môi

trường cho các sông suối, hồ đập chính trên lưu vực sông Bé và sông
Sài Gòn đoạn chảy qua tỉnh Bình Phước đến năm 2025

Xác định mục tiêu, nhiệm vụ
và các phƣơng pháp nghiên
cứu
Thu thập tài liệu liên quan

Tổng quan về tình hình
nghiên cứu có liên quan đến
đề tài

- Phƣơng pháp thu thập, kế thừa
xử lý, phân tích, tổng hợp các
tài liệu

Phân tích khái quát về các

điều kiện tự nhiên và KTXH của địa bàn nghiên cứu

- Phƣơng pháp thống kê xử lý
dữ liệu
- Phƣơng pháp khảo sát thực địa
- Phƣơng pháp Gis
- Phƣơng pháp đánh giá nhanh
- Phƣơng pháp lấy mẫu và phân
tích mẫu

Đánh giá hiện trạng diễn
biến môi trƣờng khu vực
nghiên cứu

Phân vùng môi trƣờng cho
khu vực nghiên cứu

- Phƣơng pháp thống kê xử lý
dữ liệu
- Phƣơng pháp tính toán phân
vùng xả thải
- Phƣơng pháp Gis

Đề xuất một số giải kiểm
soát ô nhiễm môi trƣờng
nƣớc

- Phƣơng pháp thống kê xử lý
dữ liệu
- Phƣơng pháp Gis

- Phƣơng pháp chuyên gia

4


4 2 Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể
4.2.1. Phương pháp thu thập kế thừa
Đây là phƣơng pháp sử dụng và thừa hƣởng những tài liệu đã có về hiện
trạng tài nguyên môi trƣờng, KTXH khu vực nghiên vứu. Các tài liệu, dữ liệu sẵn
có sẽ đƣợc xem xét, chọn lọc để sử dụng thích hợp cho từng nội dung nghiên cứu.
-

Thu thập, tổng hợp các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên và tình hình phát

triển kinh tế xã hội huyện Chơn Thành, Hớn Quản, Tx. Đồng Xoài.
-

Thu thập, tổng hợp các tài liệu về quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đến

năm 2025, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển thủy lợi, quy hoạch sử dụng
tài nguyên nƣớc tỉnh Bình Phƣớc và các quy hoạch ngành đến năm 2025.
-

Thu thập, tổng hợp các các tài liệu, số liệu về tài nguyên môi trƣờng khu vực

nghiên cứu, các số liệu quan trắc môi trƣờng nƣớc mặt tại các sông suối, hồ đập.
-

Thu thập, tổng hợp tài liệu, số liệu liên quan đến các nguồn xả thải tại các hệ


thống sông suối, hồ đập khu vực nghiên cứu.
-

Thu thập kế thừa các số liệu về lƣu lƣợng xả thải của các các nhà máy nằm

ngoài khu công nghiệp tại khu vực nghiên cứu.
-

Thu thập, tổng hợp, xử lý tài liệu, số liệu về thủy văn: đặc điểm hình thái,

vận tốc, lƣu lƣợng dòng chảy các sông, sông suối, hồ đập tại khu vực nghiên cứu.
4.2.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa
Điều tra, khảo sát thực địa để xác định các đối tƣợng phục vụ cho mục đích
nghiên cứu theo các tuyến và các vùng đƣợc thiết lập. Điều tra, khảo sát thực địa về
hiện trạng môi trƣờng; hiện trạng các nguồn ô nhiễm công nghiệp, khảo sát hệ
thống sông suối, trong đó tập trung vào, khảo sát các khu công nghiệp, các nhà máy
sản xuất ngoài khu công nghiệp bao gồm:
- Các khu công nghiệp:
+ KCN Minh Hƣng – Hàn Quốc (Chơn Thành

5


+ KCN Tân Khai (huyện Hớn Quản).
+ KCN Chơn Thành (huyện Chơn Thành).
+ KCN Minh Hƣng III, Chơn Thành

Hình 2: Cống và mương thoát nước ra suối Bưng Dục tại KCN Minh Hưng III
Các điểm nóng môi trƣờng:
 Công ty Nam Cường (gần cầu Xa Cát): Ấp 5, xã Minh Thành

Nguồn tiếp nhận nƣớc thải: suối Xa Cát

Hình 3: Vị trí xả thải nước thải công ty Nam Cường, huyện Chơn Thành


Nhà máy chế biến mủ Minh Long

Nguồn tiếp nhận nƣớc thải: Suối Ba Va chảy ra lƣu vực sông Đồng Nai


Công ty TNHH Madevice 3S: KP5, TT. Chơn Thành

Nguồn tiếp nhận nƣớc thải: Suối Bến Đình chảy ra lƣu vực sông Bé

6




Công ty TNHH KMC (chế biến tinh bột mỳ): Hòa Vinh 2, xã Thành

Tâm
Nguồn tiếp nhận nƣớc thải: suối Tham Rớt

(giáp Bình Phƣớc – Bình

Dƣơng), chảy ra lƣu vực sông Bé.


Nhà máy mủ cao su Nha Bích (quy mô nhỏ, tư nhân): Ấp 3, xã Minh


Lập
Nƣớc thải không xử lý tập trung, ứ đọng ở hồ gây ô nhiễm môi trƣờng xung
quanh nghiêm trọng và xả thẳng ra suối Nha Bích.

Hình 4: Vị trí xả thải nước thải nhà máy mủ cao su Nha Bích
- Điều tra, khảo sát các sông suối, hồ đập
+ Hồ suối Cam
+ Hồ Phƣớc Hòa
+ Sông Bé
+ Sông Sài Gòn
+ Suối Đồng Tiền
4.2.3. Phương pháp thống kê và xử lý dữ liệu
Các thông tin, số liệu thu thập, điều tra, khảo sát sẽ đƣợc thống kê, lƣu giữ.
Các số liệu sẽ đƣợc xử lý trên phần mềm excel, kết quả số liệu sẽ đƣợc biểu diễn
thành dạng bảng và biểu đồ.

7


4.2.4. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu
Công tác lấy mẫu và phân tích mẫu theo một số các tiêu chuẩn sau:
+ TCVN 5994:1995 (ISO 5667-4:1987) - Chất lƣợng nƣớc - Lấy mẫu.
Hƣớng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo;
+ TCVN 6663-6:2008 (ISO 5667-6:2005) Chất lƣợng nƣớc - Lấy mẫu - Phần
6: hƣớng dẫn lấy mẫu ở sông và suối
Các vị trí lấy mẫu cụ thể sau:

Hình 5: Bản đồ vị trí lấy mẫu nước mặt
-


Phƣơng pháp phân tích
Bảng 1: phƣơng pháp phân tích
Chỉ tiêu

Phƣơng pháp

8


Nhiệt độ
pH

Thiết bị chuyên dùng
TCVN 6492:2011

(*)

Chất rắn tổng cộng (TS)

SMEWW 2540 B:2012

Chất rắn lơ lửng (TSS)

SMEWW 2540 D:2012

DO

ASTM D888-12


(*)

BOD5
COD

SMEWW 5220 C:2012

(*)

N-NO3N-NH4+
Fe

TCVN 6001-1:2008

(*)

SMEWW 4500-NO3- E:2012

(*)

SMEWW 4500-NH3-F:2012

(*)

TCVN 6177:1996

(*)

Hg


SMEWW 3112 B:2012

Cd

SMEWW 3111 B:2012

(*)

Mn

SMEWW 3111 B:2012

(*)

Cu

(*)

SMEWW 3111 B:2012

Zn

(*)

SMEWW 3111 B:2012

Mg

SMEWW 3500:2012


T.Coliform

SMEWW 9221 B :2012

4.2.5. Phương pháp đánh giá nhanh
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để tính toán tải lƣợng các chất ô nhiễm từ
các nguồn thải khác nhau. Dựa vào tài liệu đánh giá nhanh của WHO, 1993, các tài
liệu của EPA và Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội khu vực nghiên cƣu đến 2025
để dự báo tải lƣợng các chất ô nhiễm theo từng loại hình (công nghiệp, đô thị,..)
Tính toán cho các khu công nghiệp
Lưu lượng thải (Q) = Diện tích (S) x Hệ số nước thải
Tải lƣợng (L) = Lƣu lƣợng thải (Q) x C
Trong đó:

9


+ Diện tích (S): số liệu thu thập
+ Hệ số nƣớc thải: theo tiêu chuẩn Bộ Xây dựng (tính toán dựa
trên lƣợng nƣớc cấp và lƣợng nƣớc sử dụng).
+ C : đƣợc tính theo nồng độ trung bình của WHO
Tính toán cho nước thải đô thị
Tải lƣợng (L) = Lƣu lƣợng thải (Q) x C
Trong đó:
+ Q lƣu lƣợng nƣớc thải sinh hoạt tính theo dân số
+ C đƣợc tính theo nồng độ trung bình của WHO
Tính toán cho nước thải chăn nuôi
Tải lƣợng thải = Số gia súc, gia cầm x Hệ số phát thải (theo WHO)
Tính toán cho nước thải y tế
Tải lƣợng (L) = Lƣu lƣợng thải (Q) x C

+ Q lƣu lƣợng nƣớc thải y tế tính theo số giƣờng bênh trong tƣơng
lai
+ C đƣợc tính theo nồng độ trung bình của WHO
4.2.6. Phương pháp tính toán phân vùng xả thải
Để tính toán phân vùng trong phạm vi nghiên cứu của đề tài áp dụng 2 quy
chuẩn chính QCVN 01-MT:2015/BTNMT, QCVN 40: 2011/BTNMT.
- Tính toán dựa theo QCVN 40: 2011/BTNMT
QCVN 40:2011/BTNMT quy định áp dụng hệ số lƣu lƣợng/dung tích nguồn
tiếp nhận (Kq) và hệ số lƣu lƣợng nguồn thải (Kf) đối với việc xả thải nƣớc thải
công nghiệp vào nguồn tiếp nhận. Quy chuẩn này đã quy định về hệ số lƣu lƣợng
nguồn thải (Kf), hệ số lƣu lƣợng/dung tích nguồn tiếp nhận (Kq) và phƣơng pháp
tính nồng độ tối đa cho phép của các chất ô nhiễm trong nƣớc thải công nghiệp nhƣ
sau:

10


×