Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Bài tập nhóm bồi thương thiệt hại ngoài HĐ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.18 KB, 14 trang )

MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những chế định luật
được hình thành và phát triển sớm nhất trong các chế định luật dân sự. Những quy định về
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có vai trò rất quan trọng đối với việc duy trì trật tự xã
hội cũng như bảo đảm lẽ công bằng mà các hệ thống pháp luật đều hướng tới. Việc xác
định rõ một thiệt hại xảy ra là do hành vi của con người hay là do tài sản gây ra có ý nghĩa
rất quan trọng, đặc biệt nó góp phần xác định xem chủ thể nào có nghĩa vụ phải bồi
thường. Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này, nhóm chúng em xin lựa chọn tình huống số 4 cho
bài tập nhóm của nhóm mình.
NỘI DUNG
1, Tình huống số 4:
Bà Phạm Thị N là chủ sở hữu căn nhà số 55 đường H, khu S, thị trấn C, huyện C,
tỉnh L. Nhà được xây dựng khoảng năm 1950 – 1960 trên thửa đất số 403, tờ bản đồ số
12, diện tích 232,3m2 do bà N đứng tên chủ quyền sử dụng đất. Năm 2010, bà N sửa lại
toàn bộ nhà trên (nhà chính), đồng thời sửa chữa lại mái nhà ngang (nhà dưới). Liền kề
thửa đất số 403 của bà N là thửa đất số 391, tờ bản đồ số 12, diện tích 64m2 của ông
Nguyễn Văn C. Khoảng tháng 6/2015, ông C thuê anh Trần Văn Q xây nhà không có giấy
phép xây dựng. Anh Q thuê anh Phạm Văn T, Nguyễn Văn K và Trần Ngọc Đ là thợ xây
dựng thi công ngôi nhà của ông C. Trong khi đào móng nhà do đào sâu nên nhà trên của
bà N bị sập đổ làm cho bà N bị thương nặng chữa trị hết 12.000.000 đồng. Mặc dù trước
khi ông C xây dựng nhà thì nhà trên của bà N đã có vết nứt nhưng không nhiều, kể từ khi
ông C xây nhà thì xuất hiện nhiều vết nứt mới hơn và dẫn đến sập đổ. Sau khi nhà bị đổ,
con bà N thuê tư vấn đến xác định thiệt hại là nếu xây lại ngôi nhà cấp 4 trên thì hết
khoảng 180.000.000 đồng.
Ngoài việc nhà trên bị sập đổ, bà N còn cho rằng ngôi nhà ngang (nhà dưới) cũng
bị hư hỏng đã có những vết nứt cũ nhưng chưa xuất hiện vết nứt mới đến nay nhà ngang
cũng đã xuất hiện nhiều vết nứt mới làm ảnh hưởng đến 50% giá trị sử dụng của nhà
ngang. Hãy xác định các vấn đề sau đây:



2


1. Trường hợp này trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản hay do con người
gây ra?
2. Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường cho bà N là ai?
3. Nhà ngang bị hư hỏng thì có thể tính ra thiệt được không, xác định phương thức
bồi thường nhà ngang?
4. Xác định trách nhiệm bồi thường của các chủ thể?
2, Giải quyết tình huống số 4.
2.1, Trường hợp này trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản hay do con người gây ra?
Thiệt hại trong trường hợp này được xác định là thiệt hại do con người gây ra. Sở
dĩ, nhóm tác giả khẳng định như vậy bởi trường hợp này thỏa mãn các căn cứ phát sinh
trách nhiệm bồi thường do hành vi của con người gây ra theo quy định tại Điều 584
BLDS về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
“1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy
tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi
thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên
bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại
khoản 2 Điều này.”
Trong trường hợp này, thiệt hại xảy ra là do hành vi của con người gây ra. Vì
nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc căn nhà của bà N đổ sập khiến cho bà N bị thương là
do móng nhà của ông C đào quá sâu gây lún nền đất nên đã làm cho nhà của bà N sập đổ,
làm cho bà N bị thương. Do hành vi của con người tác động lên cái móng nhà nên đã làm
cho nhà của bà N sập đổ, từ đó dẫn đến việc bà N bị thương nặng và chữa trị hết 12 triệu

đồng. Trường hợp này hoàn toàn thoản mãn căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do con người gây ra. Cụ thể như sau:

 Có thiệt hại xảy ra:
Thiệt hại là một yếu tố cấu thành trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Trách nhiệm
BTTH chỉ phát sinh khi có sự thiệt hại về tài sản hoặc sự thiệt hại về tinh thần. Sự thiệt

3


hại về tài sản là sự mất mát hoặc giảm sút về một lợi ích vật chất được pháp luật bảo vệ;
thiệt hại về tài sản có thể tính toán được thành một số tiền nhất định. Thiệt hại về tinh
thần được hiểu là do tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, uy tín bị xâm phạm mà
người bị thiệt hại phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, giảm sút hoặc
mất uy tín, tín nhiệm, lòng tin… và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn
thất mà họ phải chịu.
Trong trường hợp này, thiệt hại xảy ra đối với bà N đã xảy ra đó là căn nhà của bà
bị đổ sập hoàn toàn, bà bị thương và phải chữa trị hết 12 triệu đồng, cùng với đó ngôi nhà
ngang liền kề cũng xuất hiện thêm nhiều vết nứt mới ảnh hưởng đến giá trị sử dụng của
ngôi nhà. Đây là những thiệt hại thực tế đã xảy ra, tồn tại khách quan chứ không phải suy
diễn chủ quan của bà N và có thể tính toán được thành tiền.

 Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật:
Hành vi trái pháp luật trong trách nhiệm dân sự là những xử sự cụ thể của chủ thể
được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động xâm phạm đến lợi ích của nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, bao gồm: Làm những việc mà pháp luật
cấm, không làm những việc mà pháp luật buộc phải làm, thực hiện vượt quá giới hạn
pháp luật cho phép hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ mà pháp luật quy định.
Trong trường hợp này, hành vi trực tiếp gây thiệt hại cho bà N chính là hành vi đào
móng nhà quá sâu do thợ xây nhà ông C gây ra, khi đào móng nhà, pháp luật xây dựng có

quy định các chủ thể phải thăm dò nề đất và phải đảm bảo đào đúng độ sâu phù hợp với
công trình, không đào quá sâu gây nguy cơ lún, nứt, đổ sập cho các công trình lân cận.
Ngoài ra hành vi xây nhà không có giấy phép xây dựng của ông C cũng là một
hành vi vi phạm quy định của pháp luật xây dựng. Ngoài ra pháp luật về xây dựng cũng
có quy định; “Đối với nhà ở có diện tích sàn nhỏ hơn 250 m 2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có
chiều cao dưới 12m, chủ nhà được tự tổ chức thi công xây dựng và chịu trách nhiệm về an
toàn xây dựng và các ảnh hưởng của việc xây dựng nhà ở đến các công trình xung
quanh”. Như vậy hành vi của C ở đây ở dạng không hành động, tức là C đã không xin cấp
phép xây dựng theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời không thực hiện những nghĩa
vụ mà pháp luật yêu cầu đó là phải giám sát thi công, quản lý việc xây dựng để không gây
ảnh hưởng đến các công trình xung quanh. Chính việc không giám sát công trình, thực
hiện thăm dò nền đất của ông C đã dẫn tới việc các thợ thi công tự ý đào móng mà không
có bản thiết kế cụ thể đã dẫn tới việc đào móng quá sâu và gây đổ ra những thiệt hại của
bà N.

4


 Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra:
Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành
vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại. Hành vi trái pháp luật sẽ là nguyên nhân
của thiệt hại nếu giữa hành vi đó và thiệt hại có mối quan hệ tất yếu có tính quy luật chứ
không phải ngẫu nhiên. Thiệt hại sẽ là kết quả tất yếu của hành vi nếu trong bản thân hành
vi cùng với những điều kiện cụ thể khi xảy ra chứa đựng một khả năng thực tế làm phát
sinh thiệt hại.
Trong trường hợp này, mối quan hệ nhân quả chính là hành vi đào móng nhà quá
sâu do thợ xây nhà ông C gây ra dẫn đến việc ngôi nhà trên của bà N bị sập đổ và bà bị
thương phải chữa trị hết 12 triệu đồng.
Hành vi của ông C như đã phân tích ở trên cũng góp phần dẫn tới thiệt hại cho bà
N. Vì ông C không thực hiện đúng nghĩa vụ quản lý, giám sát của mình đã dẫn tới việc

các thợ thi công đào móng quá sâu và gây nên thiệt hại cho bà N.
Có thể thấy, trường hợp này không thể là trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài
sản gây ra được, bởi căn cứ xác định bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra bao gồm:
Điều kiện 1: Có thiệt hại xảy ra. Các loại thiệt hại do cây cối, nhà cửa, công trình
xây dựng khác gây ra bao gồm thiệt hại về tài sản, sức khoẻ và tính mạng cho người khác.
Riêng loại thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín thì không thuộc phạm vi tác động gây
thiệt hại của các loại tài sản này.
Trường hợp này đúng là đã có thiệt hại xảy ra. Tuy nhiên điều kiện thứ hai lại
không thỏa mãn.
Điều kiện 2: Có mối quan hệ nhân quả giữa sự tác động của cây cối, nhà cửa, công
trình xây dựng khác hoặc hoạt động của tài sản đối với thiệt hại xảy ra.
Khi tài sản gây ra thiệt hại cho người khác chúng ta xét đến hai khản năng có thể
xảy ra. Khả năng thứ nhất đó là có hành vi của con người tác động vào tài sản qua đó tài
sản mới gây hại cho người khác. Khả năng thứ hai đó là tự thân tài sản gây ra thiệt hại cho
người khác. Và chỉ đối với khả năng thứ hai chúng ta mới xác định đó là bòi thường thiệt
hại do tài sản gây ra. Còn đối với trường hợp khi khả năng thứ nhất xảy ra, chúng ta sẽ áp
dụng bồi thường thiệt hại trong trường hợp thông thường, tức là bồi thường thiệt hại do
hành vi của con người gây ra.
Như vậy, trong trường hợp này, hành vi đào móng nhà quá sâu do thợ xây nhà ông
C gây ra và hành vi không thực hiện nghĩa vụ xây dựng của ông C là hành vi phát sinh
trách nhiệm bồi thường thiệt do cho bà N bởi những thiệt hại mà bà N phải gánh chịu.

5


Bên cạnh đó, hành vi này cũng thỏa mãn các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường
thiệt hại theo quy định tại điều 584 Bộ luật dân sự 2015. Hơn nữa, trong trường hợp này,
cái móng nhà chưa phải là một công trình hoàn chỉnh nên không thể thuộc trường hợp
thiệt hại do tài sản gây ra theo quy định tại Điều 605 Bộ luật dân sự 2015. Vì vậy, đây là
thiệt hại do hành vi của con người gây ra.

2.2, Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường cho bà N là ai?
Căn cứ dữ kiện đề tài, nhóm tác giả cho rằng các chủ thể phải bồi thường cho
bà N bao gồm các chủ thể:
 Ông Nguyễn Văn C
 Anh Trần Văn Q
 Thứ nhất, Ông Nguyễn Văn C – Chủ nhà, sở hữu vốn để thực hiện hoạt động đầu
tư xây dựng nhà ở:
Căn cứ Điều 112 Luật xây dựng 2014 qui định về quyền và nghĩa vụ của chủ đầu
tư trong việc thi công xây dựng công trình thì chủ đầu tư ở đây là chủ nhà hay ông C có
nghĩa vụ phải lựa chọn nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động thi công xây dựng
phù hợp với loại, cấp công trình và công việc thi công xây dựng.
Nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng (sau đây gọi là nhà thầu) được định
nghĩa theo Luật xây dựng là tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây
dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động đầu
tư xây dựng. Nhà thầu có trách nhiệm với các phương tiện, thiết bị và biện pháp thi công
được sử dụng trong quá trình thực thi công trình, có trách nhiệm cung cấp nhân công theo
thỏa thuận với chủ đầu tư và tác giả cho rằng định nghĩa này phù hợp với những gì miêu
tả Q trong đề bài. Q nhận xây dựng nhà cho C nhưng chỉ đóng vai trò là trung gian ký hợp
đồng dịch vụ, thuê ba người thợ có chuyên môn thi công căn nhà. Và với nhận định Q là
nhà thầu trong trường hợp này, ông C đã vi phạm nghĩa vụ của chủ đầu tư khi thuê
Qkhông có giấy phép xây dựng để xây nhà.
Xem xét khoản 1 Điều 8 Thông tư số 05/2015/TT-BXD ngày 30/10/2015 của Bộ
xây dựng quy định về quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở riêng lẻ:“Trước khi
thi công xây dựng, chủ nhà chủ động liên hệ với các chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử
dụng công trình liền kề, lân cận để kiểm tra hiện trạng và ghi nhận các khuyết tật của
công trình liền kề, lân cận (nếu có). Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình
liền kề, lân cận có trách nhiệm phối hợp với chủ nhà để kiểm tra, ghi nhận hiện trạng
công trình làm căn cứ giải quyết các tranh chấp (nếu có).”
Nhằm thu thập căn cứ để giải quyết các tranh chấp trong quá trình xây dựng nhà ở
riêng lẻ, Bộ xây dựng quy định chủ nhà thực hiện hoạt động xây dựng phải có trách

nhiệm thu thập và ghi nhận các khuyết tật của các công trình lân cận trước khi thi công
xây dựng. Tức, trước khi thuê người thi công xây nhà, ông C phải có trách nhiệm kiểm tra

6


hiện trạng và ghi nhận các khuyết tật của công trình liền kề thuộc sở hữu bà N nhưng ông
C không thực hiện. Như vậy, ông C có lỗi trong việc không thực hiện hành vi nhất định.
Đồng thời Điểm a khoản 1 Điều 6 Thông Tư này cũng ghi nhận:“Đối với nhà ở
có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới
12m, chủ nhà được tự tổ chức thi công xây dựng và chịu trách nhiệm về an toàn xây dựng
và các ảnh hưởng của việc xây dựng nhà ở đến các công trình liền kề, lân cận”
Đề bài đưa ra ông C có thửa đất số 391, tờ bản đồ số 12, diện tích 64m2 tức nhỏ hơn
250m2 nên theo qui định của pháp luật, chủ nhà có quyền tự tổ chức thi công xây dựng và
đồng thời ràng buộc với nghĩa vụ chịu trách nhiệm về:An toàn xây dựng; Ảnh hưởng của
việc xây dựng nhà ở đến các công trình nằm sát nhà được xây, có chung hoặc không có
chung bộ phận kết cấu với nhà ở được xây dựng. Trong tình huống này, ông C tự tổ chức
thi công xây dựng, thể hiện qua hành vi tự thuê người xây dựng đó là anh Q nên C phải có
trách nhiệm với những ảnh hưởng của việc thi công đối với nhà liền kề của bà N.
Vì vậy, nhóm tác giả kết luận ông C có lỗi và có nghĩa vụ chịu trách nhiệm về
những thiệt hại phát sinh của bà N.

 Thứ hai, anh Trần Văn Q – Chủ thể được C thuê xây nhà nhưng không có giấy
phép xây dựng.
Trước hết phải làm rõ vị trí, trách nhiệm của Phạm Văn T, Nguyễn Văn K và Trần
Ngọc Đ – Chủ thể được thuê bởi Trần Q là thợ xây dựng thi công ngôi nhà của ông C.
Thứ nhất, người làm công là người thực hiện một công việc thường xuyên hay vụ
việc để nhận một khoản tiền. Theo đó, T,K,Đ nhận xây nhà do Q giao, theo tính chất vụ
việc và mục đích để nhận một khoản tiền mà không kí kết hợp đồng lao động như luật lao
động điều chỉnh nên kết luận đây là những người làm công.

Thứ hai, phân tích căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường:
Như đã khẳng định ở câu a, đã có thiệt hại vật chất thực tế xảy ra.
Hơn nữa, thiệt hại này xảy ra là do hành vi trái pháp luật của Phạm Văn T, Nguyễn
Văn K và Trần Ngọc Đ trực tiếp tác động. Cụ thể, nếu không có hành vi của đào móng
của những người thợ được thuê này thì nhà bà N dù có những vết nứt trước đó cũng
không thể tự sập đổ. Đồng thời đề bài cũng ghi nhận: “Trong khi đào móng nhà do đào
sâu nên nhà trên của bà N bị sập đổ làm cho bà N bị thương nặng chữa trị hết
12.000.000 đồng”. Một trong những yêu cầu khi thi công xây dựng công trình được quy
định tại Điều 111 Luật xây dựng đó là :“Bảo đảm an toàn cho công trình xây dựng,
người, thiết bị thi công, công trình ngầm và các công trình liền kề; có biện pháp cần thiết
hạn chế thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra sự cố gây mất an toàn trong quá trình thi
công xây dựng.”Chính hành vi đào móng không đúng quy chuẩn của những người thợ mà
ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng, tài sản hay không đảm bảo được an toàn của nhà liền

7


kề. Vì vậy, khẳng định đây là hành vi trái pháp luật và rõ rang là có mối quan hệ nhân quả
giữa thiệt hại xảy ra và hành vi của những người này gây ra.
Người gây thiệt hại có lỗi vô ý, mặc dù T,K,Đ không thấy trước hành vi đào móng
sẽ dẫn đến hậu quả là nhà bà N sẽ sập đổ nhưng họ có nghĩa vụ phải lường trước được
những khả năng này.
Vì vậy, kết luận Phạm Văn T, Nguyễn Văn K và Trần Ngọc Đ là những người làm
công trực tiếp gây ra thiệt hại cho bà N. Tuy nhiên, do là người làm công cho Q như đã
khẳng định ở trên, nên căn cứ theo Điều 600 BLDS thì T, K ,Đ sẽ không phải chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại.
Như suy luận ở trên, anh Trần Văn Q với vai trò là nhà thầu trong quan hệ với ông
C đã thuê ba người khác có chuyên môn làm công cho mình và căn cứ Điều 600 BLDS
2015 thì Q có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra như sau:
Cá nhân phải bồi thường là Q vì:

- Q là chủ thể thuê tức cũng là người sau đó sẽ trực tiếp trả tiền cho những người
làm công xây nhà lần lượt là T,K,Đ.
- Q là chủ thể trực tiếp giao việc cho T,K,Đ.
- Hành vi gây thiệt hại của T,K,Đ xảy ra liên quan đến công việc do Q giao.
Như đã khẳng định, thiệt hại của bà N là do T,Đ,K gây ra trong khi thực hiện
công việc Q giao, vì vậy Q có trách nhiệm phải bồi thường cho bà N dù không trực tiếp
gây ra hậu quả đó.
Đồng thời căn cứ Khoản 1 Điều 586 BLDS thì cá nhân phải chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại khi họ có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Những người trong đề bài là
những người có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi nên sẽ phải chịu trách nhiệm về
hành vi gây thiệt hại do mình gây ra.
Kết luận: Vậy đối với tình hướng này, cá nhân có trách nhiệm bồi thường bao gồm ông
Nguyễn Văn C và anh Trần Văn Q. Ông Nguyễn Văn C bồi thường do không thực hiện
đúng nghĩa vụ của chủ nhà theo pháp luật xây dựng gây nên hậu quả là thiệt hại cho bà N,
anh Trần Văn Q bồi thường do bà người thợ là Phạm Văn T, Nguyễn Văn K và Trần Ngọc
Đ, là người làm công cho Q và thực hiện theo những yêu cầu của Q chính vì vậy Q có
trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo căn cứ quy định tại Điều 600 BLDS. Đói với Phạm
Văn T, Nguyễn Văn K và Trần Ngọc Đ có trách nhiệm bồi hoàn lại cho Trần Văn Q.
2.3, Nhà ngang bị hư hỏng thì có thể tính ra thiệt hại được không, xác định phương
thức bồi thường nhà ngang?

 Nhà ngang bị hư hỏng có thể tính ra được thiệt hại cụ thể như sau:
8


Căn cứ khoản 1 Điều 589 BLDS quy định về thiệt hại do tài sản bị xâm phạm thì
thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm: “Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.”
Theo giả thiết của đề bài, “ngôi nhà ngang (nhà dưới) cũng bị hư hỏng đã có
những vết nứt cũ nhưng chưa xuất hiện vết nứt mới đến nay nhà ngang cũng đã xuất hiện
nhiều vết nứt mới”, nhóm tác giả nhận định nhà ngang chính xác thuộc trường hợp tài sản

bị hư hỏng và loại trừ trường hợp bị hủy hoại. Có thể thấy, theo mô tả của đề bài, sự việc
đào móng quá sâu dẫn đến việc sập nhà chính của bà N cũng đã gây ra nhiều vết nứt mới
cho nhà ngang của bà N. Chính vì vậy có thể xác định những vết nứt này là hậu quả của
hành vi đào móng nhà quá sâu của những người thợ thi công. Và nếu những vết nứt này
gây ảnh hưởng nghiêm đến việc sử dụng, khai thác công dụng của nhà ngang thì bà N có
quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với phần mới hư hỏng thêm này.
Tài sản bị hư hỏng được định nghĩa là những tài sản bị hỏng hóc một hay nhiều bộ
phận, làm giảm hay mất khả năng sử dụng tài sản. Tuy nhiên, tài sản bị hư hỏng khác với
tài sản bị hủy hoại ở chỗ, vẫn còn khả năng sửa chữa, phục hồi lại tính năng sử dụng.
Chính nhờ đặc điểm này, thiệt hại cụ thể sẽ được xác định dựa trên chi phí để sửa chữa,
phục hồi lại tính năng sử dụng cho tài sản hay thiệt hại nhà ngang. Theo đó, vì nhà ngang
của bà N có thể hồi phục, sửa chữa lại được nên thiệt hại được xác định là chi phí cần
thiết, hợp lí bỏ ra để khôi phục, sửa chữa tài sản. Những chi phí này phải được tính theo
giá thị trường tại thời điểm giải quyết bồi thường. Nếu phần hư hỏng mà không thể sửa
chữa, khôi phục được thì nhà ngang của bà N sẽ được bồi thường giá trị của phần hư hỏng
không thể sửa chữa, khôi phục.
Đồng thời dựa trên tinh thần Nghị quyết số 01/2004/NQ-HĐTP ngày 28/04/2004
của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của
Bộ Luật Dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì: các khoản chi phí hợp lý được
hiểu là những chi phí thực tế cần thiết, phù hợp với tính chất, mức độ của thiệt hại, phù
hợp với giá trung bình ở từng địa phương tại thời điểm chi phí. Đồng thời, các khoản chi
phí này phải có chứng từ hoặc biên nhận hợp lệ chứng minh cho từng khoản thiệt hại thực
tế đã xảy ra.
Tóm lại, thiệt hại cụ thể của nhà ngang là những chi phí hợp lí có chứng từ, biên
nhận hợp pháp nhằm tu sửa, khôi phục giá trị sử dụng của căn nhà về ban đầu. Từ đó, tác
giả cho rằng thiệt hại của nhà ngang phụ thuộc vào người có nghĩa vụ chứng minh trong
trường hợp này là bà N có đưa ra được các khoản thiệt hại thực tế đã xảy ra, chứng từ,
biên nhận hay mức yêu cầu bồi thường của bà N là bao nhiêu…Ví dụ có thể bao gồm chi
phí sơn, sửa nhà, thuê tổ chức giám định hoặc mời phòng địa chính đến xác định,.. Tuy
nhiên bà N sẽ chỉ được bồi thường thiệt hại trong phạm vi phần nứt mới xuất hiện do sự


9


việc đào móng quá sâu dẫn đến sập nhà chứ không được bồi thường toàn bộ chi phí sửa
chữa nhà ngang, do có những vết nứt xuất hiện từ trước (phần này không được bồi thường).

 Về phương thức bồi thường thiệt hại có thể giải quyết như sau:
Về phương thức bồi thường thiệt hại có thể do các bên tự thỏa thuận. Trong trường
hợp các bên không thỏa thuận được thì khi giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng thì sẽ theo phương thức là một lần. Chi phí bồi thường là chi phí sửa chữa
nhà ngang, phần mới nứt nên trường hợp này bồi thường từng phần.
2.4, Xác định trách nhiệm bồi thường của các chủ thể?

 Xác định các thiệt hại của bà N như sau:
Thứ nhất: thiệt hại về tài sản. Theo Điều 589 BLDS thì Thiệt hại về tài sản được
xác định bao gồm :
“Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
4. Thiệt hại khác do luật quy định”.
Trong tình huống này, bà N bị sập căn nhà chính và bị hư hỏng ở căn nhà ngang.
Căn nhà chính đã bị hủy hoại và không thể khôi phục được, chính vì vậy, các chủ
thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải bồi thường cho bà N giá trị của căn nhà ,
(theo dữ liệu đề bài thì con bà N đã thuê tư vấn đến xác định nếu xây lại căn nhà cấp 4 thì
hết khoảng 180 triệu đồng, vậy 180 triệu này có thể là giá trị ngôi nhà đã bị sập mà các
chủ thể có trách nhiệm phải booig thường. Tuy nhiên, khi nhà sập còn kéo theo các đồ đạc
trong nhà cũng bị hư hỏng, hủy hoại theo. Chính vì vậy ngoài giá trị căn nhà, các chủ thể
cũng phải bồi thường giá trị cảu những đồ dặc bị hỏng hóc, hư hỏng, nếu không khôi phục

sửa chữa được thì bồi thường toàn bộ phần không khôi phục, sửa chữa được, nếu có thể
khôi phục, sửa chữa thì bồi thường chi phí xây dựng, sửa chữa.
Căn nhà ngang bị nứt mới sau khi nhà chính sập như đã xác định ở câu 3, sẽ
được bồi thường phần mới nứt sau khi nhà chính sập, nếu có thể khôi phục, sửa chữa
thì sẽ bồi thường chi phí khôi phục, sửa chữa, nếu không thể khôi phục, sửa chữa thì
sẽ bồi thường giá trị phần không thể khôi phục (chỉ đối với những hư hỏng xuất hiện
sau khi nhà chính bị sập).
Thứ hai, về thiệt hại về sức khỏe của bà N. Điều 590 BLDS về Xác định thiệt hại
do sức khỏe bị xâm phạm như sau:

10


“1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng
bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập
thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức
thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị
thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần
phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc
chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác
bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản
tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp
tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa
cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do
Nhà nước quy định.”

Theo đó, thiệt hại về sức khỏe của bà N được xác định bao gồm: chi phí cho việc
cứu chữa, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất và giảm sút (tiền viện phí hết 12 triệu
đồng). Ngoài ra nếu như bà N có thể chứng minh được mình có thu nhập thực tế bị giảm
sút do sức khỏe bị xâm phạm, chi phí của những người thân đã bỏ ra và thu nhập của
người thân bị mất do phải chăm sóc bà trong thời gian điều trị thì bà cũng được yêu cầu
bồi thường phần giá trị này. Ngoài ra bà N còn được bồi thường tổn thất về tinh thần nếu
như bà N có thể chứng minh được.
 Về trách nhiệm bồi thường của các chủ thể xác định như sau:

Về trách nhiệm bồi thường ở đây được xác định bồi thường thiệt hại do người
người gây ra theo Điều 587 BLDS 2015: “Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì
những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường
của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi
người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần
bằng nhau”.

11


Theo đề bài, hành vi trái pháp luật gây thiệt hại của nhiều người và xâm phạm đến
quyền, lợi ích hợp pháp của người bị hại. Trong trường hợp này, ông Nguyễn Văn C, anh
Trần Văn Q, anh Phạm Văn T, Nguyễn Văn K và Trần Ngọc Đ đều có hành vi trái luật.
Hành vi trái pháp luật Nguyễn Văn C là không xin giấy phép xây dựng, xây dựng trái
pháp luật. Hành vi trái pháp luật của anh Trần Văn Q, anh Phạm Văn T, Nguyễn Văn K và
Trần Ngọc Đ là đào móng quá sâu, không đảm bảo an toàn của công trình.
Các chủ thể cùng gây ra hậu quả là nhà trên của bà N bị sập đổ làm cho bà N bị
thương nặng chữa trị hết 12.000.000 đồng, xác định thiệt hại là nếu xây lại ngôi nhà cấp 4
trên thì hết khoảng 180.000.000 đồng. Ngoài ra, nhà ngang của bà N còn xuất hiện những
vết nứt mới làm ảnh hưởng đến giá trị sử dụng.
Những người thực hiện hành vi gây thiệt hại đều có lỗi cố ý hoặc vô ý: lỗi là thái

độ chủ quan của người gây thiệt hại, là sự thể hiện ý chí khi thực hiện hành vi gây thiệt
hại.
Ông C có lỗi vì việc xin giấy phép xây dựng là thủ tục. Theo Điều 89, luật Xây
dựng năm 2014: “Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép
xây dựng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật này, trừ
trường hợp quy định tại khoản 2, Điều này”. Mà công trình xây dựng của ông Nguyễn
Văn C tại thưở đất số 391, tờ bản đồ số 12 với diện tích 64m2 không nằm trong những
trường hợp quy định tại khoản 2, Điều 89 nên bắt buộc phải có giấy phép xây dựng.đây là
bước cơ bản trước khi thi công, đã được nhà nước phổ cập và công dân có trách nhiệm
phải biết. hành vi của C là không hành động, không làm đúng quy trình thủ tục cần thiết
để được phép xây dựng. như vậy, có thể nói C xây nhà trái phép.
Hành vi của anh Trần Văn Q, anh Phạm Văn T, Nguyễn Văn K và Trần Ngọc Đ là
đào móng quá sâu và không đảm bảo an toàn của công trình gây ra thiệt hại. Khi đào
móng nếu thấy các móng nhà liền kề yếu thì phải tạm dừng ngay công trình, thực hiện các
biện pháp khẩn cấp như di chuyển người, tài sản để đảm bảo an toàn nếu nhà ở có nguy
cơ sập đổ, thông báo cho chính quyền địa phương, mời các tổ chức kiểm định chất lượng
công trình và đưa ra các giải pháp khắc phục. Tuy nhiên, các chủ thể lại không dừng việc
thi công và thực hiện các biện pháp dẫn đến việc nhà trên của bà N bị sập và bà N bị
thương, không đảm bảo được sự an toàn, xâm phạm đến tài sản và sức khỏe của người
khác.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại xảy ra. Hậu quả nhà trên của bà N
bị sập và làm bà N bị thương, xuất hiện những vết nứt mới ở nhà ngang do hành vi đào
móng quá sâu không đảm bảo an toàn của công trình ảnh hưởng đến kết cấu địa chất gây
sụn lún phần móng nhà bà N khiến nhà bị đổ.

12


Như vậy qua phân tích, trường hợp này đáp ứng các điều kiện để áp dụng bồi
thường thiệt hại do người người gây ra theo Điều 587 BLDS 2015. Việc xác định này

nhằm xác định trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại cho người bị hại. người bị hại có
quyền yêu cầu một trong những người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ cho mình.
Điều này đảm bảo quyền lợi cho người bị hại.
KẾT LUẬN
Trên đây là hướng giải quyết tình huống số 4 của nhóm chúng em. Do những kiến
thức về lý luận cũng như thực tế còn nhiều hạn chế nên bài làm không thể tránh khỏi
những sai sót, chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô để bài
làm của nhóm được hoàn chỉnh hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn!

13


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Bộ luận Dân sự 2015.
2, Luật Xây dựng 2014.
3, Nghị quyết số 01/2004/NQ-HĐTP ngày 28/04/2004 của Hội đồng thẩm phán tòa
án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ Luật Dân sự về bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
4, Thông tư số 05/2015/TT-BXD ngày 30/10/2015 của Bộ xây dựng quy định về
quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở riêng lẻ.
5, Văn bản số 1326/BXD-QLN ngày 08/8/2011 về việc hướng dẫn kiểm kê, đánh
giá lại giá trị tài sản cố định là nhà, vật kiến trúc.
6, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam tập 2, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB
Công an Nhân dân, 2017.
7, TS Lê Đình Nghị, “Giáo trình Luật dân sự Việt Nam tập 2”, NXB Giáo dục,
2009.
8, PGS.TS Nguyễn Văn Cừ - PGS.TS Trần Thị Huệ (đồng chủ biên), “ Bình luận
khoa học Bộ luật Dân sự năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Nxb
Công an Nhân dân, 2017.
9, PGS.TS Phạm Văn Tuyết, “Hướng dẫn môn học Luật dân sự - tập 2”, NXB Tư

pháp, 2017.
10, PGS.TS Phùng Trung Tập, “Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản, sức
khỏe và tính mạng”, Nxb Hà Nội, 2009.

14



×