ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
&
Môn: Nghĩa vụ ngoài hợp đồng
Đề tài :
GVHD : Ths. Phạm Xuân Hoàng
Lớp : K08504
SVTH :
Nguyễn Thị Ngọc Bích K085041647
Lê Hà Hòa Hiệp K085041672
Phạm Lương Mỹ Linh K085041687
Trần Thị Mai Loan K085041688
Trịnh Ngọc Nam K085041693
Nguyễn Ngọc Kim Ngân K085041696
Đỗ Hoàng Phúc K085041706
Nguyễn Thiên Thơ K085041726
Tạ Thu Thủy K085041735
Nguyễn Huyền Trang K085041742
Võ Thanh Vy K085041757
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2010
1. Đặt vấn đề :
Vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự về quan hệ bồi
thường thiệt hại mà trước khi xảy ra thiệt hại, các bên chủ thể là bên gây thiệt hại và bên
bị thiệt hại không có thoả thuận hoặc hợp đồng nào. Các bên nói trên vẫn có trách nhiệm
với nhau trong việc bồi thường thiệt hại trước sự kiện gây ra thiệt hại ngoài dự kiến về
tài sản hoặc về tinh thần
(1)
.Vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được giải quyết
không trên cơ sở của hợp đồng dân sự (vì không có hợp đồng) mà chỉ giải quyết trên cơ
sở của pháp luật quy định là thiệt hại thực tế đã gây ra.
Tuy nhiên, liên quan đến vấn đề này, thì không phải thiệt hại nào cũng được bồi
thường. Trong khoa học pháp lý đã xuất hiện khái niệm “trách nhiệm hạn chế thiệt
hại”của người bị xâm phạm. Điều này có nghĩa là, đối với những thiệt hại nào mà người
bị xâm phạm có thể hạn chế hay tránh được thì những thiệt hại đó sẽ không được bồi
thường.
2. Bình luận :
Ở nước ta, khái niệm hạn chế thiệt hại đã tồn tại trong một số quy định. Chẳng hạn,
theo khoản 2, Điều 448, Bộ Luật Dân Sự : “bên bán được giảm mức bồi thường nếu bên
mua không áp dụng các biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép nhằm ngăn chặn hạn
chế thiệt hại. Tương tự, khoản 1, điều 575 Bộ Luật Dân Sự quy định rằng “khi xảy ra sự
kiện bảo hiểm, bên mua bảo hiểm hoặc bên được bảo hiểm phải báo ngay cho bên bảo
hiểm và phải thực hiện mọi biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép để ngăn chặn, hạn
chế thiệt hại.Tuy nhiên, các quy định vừa nêu chỉ tồn tại trong chế định hợp đồng hay
lĩnh vực bảo hiểm. Đối với lĩnh vực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, người có hành
vi gây thiệt hại có được giảm mức bồi thường không khi người bị xâm phạm không hạn
chế những thiệt hại mà mình có thể hạn chế?
Trong các quy định liên quan đến xác định thiệt hại hiện hành, ta thấy có đề cập đến
“chi phí hợp lý để hạn chế thiệt hại” như khoản 4 điều 608 hay điểm a khoản 1 điều 611
Bộ Luật Dân Sự 2005. Quy định này thường được hiểu là khi bên bị xâm phạm tự áp
dụng các biện pháp hạn chế thiệt hại mà phát sinh các chi phí thì chi phí này được bồi
thường ; chứ không có ý nói: bên bị xâm phạm phải hạn chế thiệt hại khi có thể , tức là
quy định này không đề cập đến “trách nhiệm hạn chế thiệt hại”
Quả vậy, thực tế cho thấy, liên quan đến bồi thường thiệt hại, có những thiệt hại mà
người bị xâm phạm có thể hạn chế được. Từ đó, “trách nhiệm hạn chế thiệt hại” của
người bị xâm phạm được đặt ra. Theo đó, chừng nào người bị xâm phạm có thể hạn chế
được thiệt hại thì những thiệt hại đó không được bồi thường. Như vậy, không phải toàn
bộ thiệt hại phát sinh đều được bồi thường, phần thiệt hại mà người bị thiệt hại có thể
hạn chế hay tránh được sẽ không được bồi thường .
Hiện nay, Bộ Luật Dân Sự 2005 không thừa nhận một cách minh thị trách nhiệm
hạn chế tổn thất đối với người bị xâm phạm. Thế nhưng, thực tiễn xét xử ở Việt Nam đã
thừa nhận và áp dụng trách nhiệm này trong lĩnh vực bồi thường ngoài hợp đồng .
Ta xem xét vụ việc sau đây: ngày 23/10/2004 , xe ô-tô của công ty Đồng Tâm đã
gây ra tai nạn với xe ô tô của doanh nghiệp Hùng Long.Doanh nghiệp Hùng Long đã
khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân thị xã Bà Rịa- Vũng Tàu buộc công ty Đồng Tâm
phải bồi thường thiệt hại. Trong các khoản bên bị thiệt hại yêu cầu đòi bồi thường, có đề
cập đến các khoản: “tiền lương trả cho tài xế và phụ xế”, “tiền thiệt hại do hủy hợp
đồng”, “thất thu do xe không hoạt động”. Đây là những khoản tiền do xe bị ngưng hoạt
động vì bị hư hỏng và bị cơ quan công an lưu giữ. Tòa án tối cao đã theo hướng buộc
bên bị thiệt hại có trách nhiệm hạn chế thiệt hại: nếu thiệt hại mà bên bị xâm hại có thể
tự hạn chế được mà họ không hạn chế thì họ không được bồi thường. Theo đó, đề nghị
giao hồ sơ vụ án cho Tòa Án nhân dân thị xã Bà Rịa - Vũng tàu xét xử sơ thẩm lại vì cho
rằng, trong quá trình xét xử, Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chưa thu thập
chứng cứ để xác minh làm rõ doanh nghiệp Hùng Long có áp dụng các biện pháp để
hạn chế thiệt hại hay không? Cụ thể là sau khi bị giữ xe, doanh nghiệp có áp dụng các
biện pháp khác như điều động xe khác của doanh nghiệp, thuê xe khác để tiếp tục thực
hiện hợp đồng hoặc tích cực liên hệ với cơ quan công an để lấy xe về sửa chữa, như thế
sẽ hạn chế được “thiệt hại do hủy hợp đồng” . Tương tự như vậy đối với yêu cầu bồi
thường “tiền lương trả cho tài xế và phụ xế”, chưa có căn cứ để xác định là sau khi xảy
ra tai nạn, doanh nghiệp Hùng Long không còn xe khác để bố trí, sắp xếp cho tài xế và
phụ xe tiếp tục thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng lao động giữa họ và doanh nghiệp hay
không ?
Trong trường hợp có cơ sở để khẳng định bên có xe có thể hạn chế những thiệt hại
này nhưng không hạn chế thì có thể họ sẽ không được bồi thường. Theo thực tiễn xét xử
này, nếu bên bị xâm phạm có thể hạn chế được thiệt hại mà không hạn chế thì không
được bồi thường đối với phần thiệt hại này .
Việc thừa nhận trách nhiệm hạn chế thiệt hại của người bị xâm phạm như trên là
hoàn toàn thuyết phục.
Thứ nhất, theo điều 6 Bộ Luật Dân Sự 2005 , “trong quan hệ dân sự, các bên phải
thiện chí”. Như vậy , người bị xâm phạm có khả năng hạn chế thiệt hại mà không hạn
chế thiệt hại, tức là họ đã không “thiện chí”, nên họ không xứng đáng được bồi thường
khoản thiệt hại mà đáng ra họ hạn chế được
Thứ nhì, điểm qua thực tiễn xét xử của một số nước như Úc , Thụy Sỹ , Pháp… , ta
thấy trách nhiệm hạn chế thiệt hại đối với người bị xâm phạm đã được pháp luật các
quốc gia này thừa nhận và có những quy định rất hợp lý đảm bảo sự công bằng .
Đối với thiệt hại do hành vi bất cẩn, luật Úc phân biệt hai trường hợp. Nếu người bị
thiệt hại xử sự bất hợp lý dẫn đến làm trầm trọng thêm tình trạng của mình, thì họ có thể
sẽ bị coi là có lỗi hỗn hợp đối với phần thiệt hại tăng thêm
(2)
.Trong các trường hợp khác
, người bị thiệt hại phải khắc phục thiệt hại xảy ra. Người bị thiệt hại có thể sẽ không
được hưởng bồi thường đối với những thiệt hại mà lẽ ra họ có thể tránh được, nhưng do
hành động hoặc hành động không hợp lý, nên họ đã phải gánh chịu. Ngược lại, nếu
người bị thiệt hại đã bỏ ra những khoản chi phí hợp lý để giảm thiểu thiệt hại, thì những
chi phí này sẽ được bồi hoàn như là một phần của khoản bồi thường cho hành vi sai trái.
Thứ ba, việc hạn chế thiệt hại trong điều kiện có thể không những có lợi cho người
có hành vi xâm phạm mà cả cho chính người bị thiệt hại nữa. Do đó , nhìn từ góc độ
kinh tế thì việc thừa nhận trách nhiệm hạn chế thiệt hại có lợi cho xã hội: hạn chế dược
thiệt hại cho nạn nhân, cho người có hành vi gây thiệt hại ( do không phải bồi thường )
nên dẫn đến kết quả là có lợi cho cả xã hội .
3. Kết luận :
Mặc dù văn bản không rõ ràng trong lĩnh vực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ,
thực tiễn cho thấy trách nhiệm của người bị xâm hại trong việc hạn chế tổn thất tồn tại
và được vận dụng ở Việt Nam. Như vậy, có nên chăng cũng nên chính thức thừa nhận
trách nhiệm này trong phần bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Bộ Luật Dân Sự
của chúng ta để nhằm tạo cơ sở pháp lý bằng văn bản cho việc giải quyết vấn đề tương
tự liên quan đến bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
(1)
TS. Nguyễn Hồng Bắc-đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường Đại học Luật Hà
Nội “ Trách nhiệm dân sự do tài sản gây thiệt hại - Vấn đề lý luận và thực tiễn”, mã
số : LH-08-05/ĐHL. Hà Nội 2009.
( 2 )
Xem, commonwealth v McLean (1997) 41 NSWLR 389.