Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của hai loài thuộc chi euphorbia l , họ thầu dầu (euphorbiaceae)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.93 MB, 67 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
----------

LÊ THỊ QUỲNH MAI
1201367

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA
HAI LOÀI THUỘC CHI Euphorbia L.,
HỌ THẦU DẦU (EUPHORBIACEAE)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI - 2017
1


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÊ THỊ QUỲNH MAI

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA
HAI LOÀI THUỘC CHI Euphorbia L.,
HỌ THẦU DẦU (EUPHORBIACEAE)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
PGS.TS. Nguyễn Thu Hằng
Nơi thực hiện:
Bộ môn Dược liệu



HÀ NỘI - 2017
35


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc tới
PGS.TS. NGUYỄN THU HẰNG (Bộ môn Dược liệu - Trường đại học Dược Hà
Nội), người thầy đã luôn giành thời gian, tâm huyết để tận tình chỉ bảo, hướng dẫn,
động viên và khích lệ tôi trong suốt quãng thời gian tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp
này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn NCS. Nguyễn Thanh Tùng đã luôn ở bên
hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi để tôi có thể hoàn thành khóa luận một cách tốt
nhất.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới toàn thể thầy cô, các anh chị kỹ thuật viên
của bộ môn Dược liệu trường Đại Học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong quá trình hoàn thành khóa luận.
Xin gửi lời cảm ơn đến Th.S. Nghiêm Đức Trọng, DS. Phạm Thị Linh
Giang đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình thực hiện khóa luận.
Cuối cùng tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới những người thân yêu trong
gia đình tôi, bạn Hương, bạn Vấn cũng như các anh chị, các bạn và các em sinh viên
làm đề tài tại bộ môn Dược liệu đã luôn ủng hộ, giúp đỡ và chia sẻ những kinh nghiệm
quý báu của bản thân trong quá trình nghiên cứu giúp tôi có thể hoàn thành đề tài của
mình thuận lợi nhất.
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Lê Thị Quỳnh Mai



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .....................................................................................2
1.1. Đặc điểm thực vật ............................................................................................2
1.1.1 Vị trí phân loại chi Euphorbia L. ...............................................................2
1.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố chi Euphorbia L. ......................................2
1.1.3. Đặc điểm thực vật và phân bố loài Euphorbia thymifolia L. ....................4
1.1.4. Đặc điểm thực vật và phân bố loài Euphorbia prostrata Aiton ...............4
1.2. Thành phần hóa học .........................................................................................5
1.2.1. Thành phần hóa học loài Euphorbia thymifolia L. ...................................5
1.2.2. Thành phần hóa học loài Euphorbia prostrata Aiton ...............................9
1.3. Tác dụng sinh học ..........................................................................................10
1.3.1. Tác dụng sinh học của loài Euphorbia thymifolia L. ..............................10
1.3.2. Tác dụng sinh học của loài Euphorbia prostrata Aiton .........................12
1.4. Công dụng ......................................................................................................14
1.4.1. Công dụng của loài Euphorbia thymifolia L...........................................14
1.4.2. Công dụng của loài Euphorbia prostrata Aiton .....................................14
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................15
2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị .................................................................................15
2.1.1. Nguyên liệu .............................................................................................15
2.1.2. Hóa chất và dụng cụ ................................................................................15
2.1.3. Thiết bị và máy móc sử dụng ..................................................................15
2.2. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................16
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật của mẫu M1 và M2 ................................16
2.2.2. Nghiên cứu thành phần hóa học của mẫu M1 và M2 .............................16
2.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................16
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu thực vật...........................................................16
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu thành phần hóa học ........................................17
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ, BÀN LUẬN ..................................18



3.1. Kết quả nghiên cứu về thực vật ......................................................................18
3.1.1. Đặc điểm hình thái ..................................................................................18
3.1.2. Giám định tên khoa học ..........................................................................19
3.1.3. Đặc điểm hiển vi .....................................................................................21
3.2. Kết quả nghiên cứu thành phần hóa học ........................................................33
3.2.1. Kết quả định tính các nhóm hợp chất bằng phản ứng hóa học ...............33
3.2.2. Định tính bằng sắc ký lớp mỏng .............................................................34
3.2.3. Kết quả xác định chất chiết được bằng methanol trong dược liệu..........36
3.3. Bàn luận .........................................................................................................37
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

ALP

Alkanile phosphatase

ALT

Alanin Amino Transferase

AST

Aspartate Amino Transferase

BPTMĐ


bộ phận trên mặt đất

EtOH

ethanol

dd

dung dịch

LPO

lipid peroxidation

NST

nhiễm sắc thể

NXB

Nhà xuất bản

Rf

hệ số lưu

SKLM

sắc ký lớp mỏng


STT

Số thứ tự

TLTK

Tài liệu tham khảo

TT

thuốc thử

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng

Tên bảng

Trang

1.1

Các hợp chất flavonoid được phân lập từ cây cỏ sữa lá nhỏ

5

1.2

Một số terpenoid được phân lập từ cây cỏ sữa lá nhỏ


8

2.1

Số hiệu tiêu bản của các mẫu nghiên cứu

15

3.1

Kết quả định tính các nhóm hợp chất trong toàn cây 2 mẫu cỏ

33

sữa
3.2

Phần trăm chất chiết được bằng methanol trong toàn cây cỏ sữa

37

lá nhỏ và cỏ sữa nằm.
3.3

Sự khác nhau giữa 2 loài cỏ sữa lá nhỏ và cỏ sữa nằm

37



DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình

Tên hình

Trang

3.1

Ảnh chụp toàn cây cỏ sữa lá nhỏ

19

3.2

Ảnh chụp các đặc điểm cây cỏ sữa lá nhỏ

19

3.3

Ảnh chụp toàn cây cỏ sữa nằm

20

3.4

Ảnh chụp các đặc điểm cây cỏ sữa nằm


20

3.5

Ảnh chụp vi phẫu lá cỏ sữa lá nhỏ

23

3.6

Ảnh chụp vi phẫu thân cỏ sữa lá nhỏ

24

3.7

Ảnh chụp vi phẫu rễ cỏ sữa lá nhỏ

24

3.8

Ảnh chụp bột lá cỏ sữa lá nhỏ

24

3.9

Ảnh chụp bột thân cỏ sữa lá nhỏ


25

3.10

Ảnh chụp bột rễ cỏ sữa lá nhỏ

25

3.11

Ảnh chụp bột hoa cỏ sữa lá nhỏ

26

3.12

Ảnh chụp bột quả cỏ sữa lá nhỏ

26

3.13

Ảnh chụp vi phẫu lá cỏ sữa nằm

29

3.14

Ảnh chụp vi phẫu thân cỏ sữa nằm


30

3.15

Ảnh chụp vi phẫu rễ cỏ sữa nằm

30

3.16

Ảnh chụp bột lá cỏ sữa nằm

30

3.17

Ảnh chụp đặc điểm bột thân cỏ sữa nằm

31

3.18

Ảnh chụp bột rễ cây cỏ sữa nằm

31

3.19

Ảnh chụp bột hoa cây cỏ sữa nằm


32

3.20

Ảnh chụp bột quả cây cỏ sữa nằm

32

3.21

Ảnh chụp sắc ký đồ phân đoạn dịch chiết ethyl acetat với
hệ dung môi toluen-ethyl acetat-methanol-acid formic (7:4:1:1)

35


ĐẶT VẤN ĐỀ

Chi Euphorbia L. thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) là một chi lớn trên thế
giới với khoảng 2000 loài [67], trong đó 26 loài đã được ghi nhận tại Việt Nam [5],
[6], [9], [11]. Nhiều loài trong chi này được sử dụng trong y học dân gian làm thuốc
chữa lỵ trực khuẩn, lỵ amip, tiêu chảy, viêm da, mẩn ngứa…[5]. Theo các nghiên cứu
đã công bố, thành phần hóa học của chi Euphorbia L. bao gồm các nhóm hợp chất
flavonoid, tanin, terpenoid, các acid phenolic…[38], [41], [52] với nhiều tác dụng
sinh học đáng chú ý như kháng khuẩn [52], [54], chống viêm [52], giảm đau [52], hạ
đường huyết [27], [59], [66]. Trong quá trình thu thập mẫu, nhóm nghiên cứu nhận
thấy có hai mẫu cây thuộc chi Euphorbia L. rất giống nhau về đặc điểm hình thái, dễ
gây nhầm lẫn và dự đoán có thể là hai loài khác nhau thuộc chi này.
Vì vậy, đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của hai
loài thuộc chi Euphorbia L., họ Thầu dầu (Euphorbiaceae)” được thực hiện để có

thêm cơ sở khoa học nhận biết, tránh nhầm lẫn và tiêu chuẩn hóa hai loài nghiên cứu
với mục tiêu như sau:
1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật của hai mẫu cây thuộc chi Euphorbia L.
2. Nghiên cứu thành phần hóa học của hai mẫu cây thuộc chi Euphorbia L.

.

1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm thực vật
1.1.1 Vị trí phân loại chi Euphorbia L.
Theo hệ thống phân loại của Takhtajan (2009) [64], chi Euphorbia L. có vị trí
chi phân loại như sau: Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta); Lớp Ngọc lan
(Magnoliopsida); Phân lớp Sổ (Dilleniidae); Bộ Thầu dầu (Euphorbiales); Họ Thầu
dầu (Euphorbiaceae).
1.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố chi Euphorbia L.
1.1.2.1. Đặc điểm chung của chi Euphorbia L.
Cây thảo (hàng năm, hai năm, hoặc lâu năm), cây bụi, hoặc cây gỗ, rất hiếm
khi là dây leo; đôi khi là thân rễ; lông đa bào mịn, thường không có, toàn cây có nhựa
mủ trắng, rất hiếm khi vàng; rễ dạng sợi hoặc củ. Thân đôi khi mọng nước, hình trụ
hoặc có nhiều màng mỏng hoặc dạng ống. Lá so le hay đối nhau, hiếm khi mọc vòng;
có lá kèm hoặc không, đôi khi biến thành các tuyến tiết hoặc gai; cuống lá thường
không rõ ràng hoặc không có; phiến lá thường nguyên, đôi khi khía răng cưa nhỏ
hoặc răng cưa to. Cụm hoa một hoặc nhiều ở đầu cành hoặc kẽ lá, xim 2 ngả hoặc
xim một ngả, đơn tính, đôi khi lưỡng tính, cụm hoa gồm một chén ngược bao quanh
một số hoa đực và 1 hoa cái ở trung tâm, lá bắc chia 4 hoặc 5 thùy, các tuyến (1-)4
hoặc 5 (-7), chủ yếu xen kẽ với lá bắc, thỉnh thoảng có cánh phụ hoặc một cặp sừng.
Hoa đực có một nhị, các chỉ nhị dính nhau nhiều hay ít ở gốc, được bao quanh những

lá bắc con mảnh. Hoa cái có cuống, gồm một bầu nhụy, hiếm khi được bao quanh bởi
cánh hoa và đài hoa; bầu 3 ô; mỗi ô đính 1 noãn; vòi nhụy 3, rời nhau, đôi khi dính
nhau một phần. Núm nhụy chia 2 thùy hoặc không, hình đầu hoặc không. Quả nang,
vỡ thành 2- 3 mảnh, thường là nổ để tách ra, rất hiếm khi không tách. Mỗi ô chứa 1
hạt, hình tròn, hình bầu dục hoặc hình trụ; có thể có mồng; nội nhũ nhiều; lá mầm lớn
[67].

2


1.1.2.2. Phân bố và các loài thuộc chi Euphorbia L.
Trên thế giới chi Euphorbia L. có 2000 loài, phân bố ở các vùng khô hạn của
vùng khí hậu nhiệt đới như châu Phi, một số lượng lớn các loài tập trung ở vùng khí
hậu ôn đới [67].
Ở Việt Nam, các tài liệu thực vật ghi nhận 26 loài thuộc chi Euphorbia L.,
trong số đó có 9 loài mang tên cỏ sữa:
Euphorbia chrysocoma H. Lesv. et Vaniot (Cỏ sữa lông vàng) [5], [6], [9].
Euphorbia heyniana Spreng. (Cỏ sữa lá tròn) [6], [9].
Euphorbia hirta L. (Cỏ sữa lá lớn) [5], [6], [9], [11].
Euphorbia thymifolia L. (Cỏ sữa lá nhỏ) [5], [6], [9], [11].
Euphorbia indica Lam (Cỏ sữa Ấn Độ) [5], [6], [9].
Euphorbia microphylla Heyne ex Roth (Cỏ sữa lá tròn nhỏ) [5].
Euphorbia prostrata Aiton (Cỏ sữa nằm) [5], [6], [9].
Euphorbia rosea Retz (Cỏ sữa hồng) [5], [6], [9].
Euphorbia sessiliflora Roxb. (Cỏ sữa hoa không cuống) [5], [6], [9].
Ngoài ra, ở Việt Nam còn một số loài khác thuộc chi Euphorbia L.:
Euphorbia antiquorum L. ( Xương rồng ông) [5], [6], [9], [11].
Euphorbia atoto J. R. Rorst. et G. Forst (Đại kích biển) [5], [6], [9].
Euphorbia capillaris Gagn ( Đại kích chỉ) [9].
Euphorbia coudercii Gagn ( Đại kích Couderc) [9].

Euphorbia cristata Heyne ex Roth ( Đại kích sóng) [9].
Euphorbia cyathophora Murr (Trạng nguyên lá nhỏ) [5], [6], [9].
Euphorbia heterophylla L. (Cỏ mủ) [6], [9].
Euphorbia hypericifolia L. (Lá hến) [5], [6].
Euphorbia lactea Haw. (Xương rồng màu sữa) [5].
Euphorbia lathyris L. (Tục tùy) [6], (Tục tùy tử) [5], [9], [11].
Euphorbia maculata L. (Đại kích ngữa) [9].
Euphorbia milii Des Moul. (Xương rắn) [5], [6], [9].
Euphorbia neriifolia Roxb. (Xương rồng) [5], [6], [9].

3


Euphorbia pulcherrima Willd. (Trạng nguyên) [5], [6], [9].
Euphorbia tirucalli L. (Xương khô) [5], [6], [9], [11].
Euphorbia trigona Mill (Xương rồng cảnh) [5], [6], [9].
Euphorbia tithymaloides L. (Thuốc giấu) [9], [11].
1.1.3. Đặc điểm thực vật và phân bố loài Euphorbia thymifolia L.
Tên Việt Nam: Cỏ sữa lá nhỏ
Cây thảo nhỏ, sống hằng năm hoặc sống dai, có lông che chở, có nhựa mủ
trắng. Thân và cành mảnh, mọc tỏa rộng trên mặt đất, màu đỏ tím [5], [6], [9], [11],
[15], có lông rất nhỏ [5], [6], [9], [15]. Lá mọc đối, hình bầu dục, dài 7mm, rộng
4mm, gốc và đầu tù, mép có răng cưa nhỏ, mặt dưới phủ lông mịn [5], [6], [9], [11],
[15], gân chính và gân bên rõ [15]; lá kèm nhỏ, hình dải [5], [15], dài cỡ 1mm, chẻ
đôi, có lông mi [5]. Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành hình xim ít hoa [5], [6], [9], [11],
[15]; tổng bao có cuống, phủ lông mịn, hình chuông, 5 thùy hình tam giác nhọn, 4
tuyến rất nhỏ, hình trái xoan [5], [15]; nhị nhiều, bao phấn nứt ngang [5], [15], nhị có
chỉ nhị ngắn [5]; bầu có lông [15], cuống ngắn [5], [15], bầu hình vòm [5], vòi nhụy
3 rời nhau, uốn cong xuống dưới [15]. Quả nang, đường kính khoảng 1.5 mm, có lông
nhỏ, hạt nhẵn, có 4 cạnh [5], [6], [9], [11], [15], dài 0.7mm [6], [11], màu nâu hồng

[5], số NST 2n=18 [9].
Mùa hoa quả: Tháng 5-10 [5], [6], [15].
Cỏ sữa lá nhỏ chủ yếu phân bố ở vùng nhiệt đới châu Á, Ấn Độ, Campuchia,
Lào, Malaysia, Philipin, Indonesia, Brunei, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam; cây
cũng được ghi nhận ở một số nước vùng Nam Mỹ. Cây ưa sáng và ẩm [15]; mọc
hoang thành đám nhỏ khắp nơi ở bãi cỏ, sân vườn, ven đường đi, ở những nơi đất có
sỏi đá, kẽ nứt của sân gạch hay tường bao, trong các chậu cây cảnh [5], [6], [9], [11],
[15].
1.1.4. Đặc điểm thực vật và phân bố loài Euphorbia prostrata Aiton
Tên Việt Nam: Cỏ sữa nằm.
Cỏ sống hằng năm hay 2 năm tạo thành thảm cao 1-5 cm, trục mảnh, ít phân
nhánh, mọc nằm, có khi hơi đứng lên, không đâm rễ ở các mấu, dài 5-20 cm; màu lục

4


đỏ, hồng hay tía. Lá xếp 2 dãy, hơi không cân; phiến lá hình bầu dục, thuôn hay trái
xoan ngược ít khi hình trái xoan ngược hẹp hay hình tròn, dài 1,5-7,5 cm, rộng 0,5-4
cm, mặt trên màu lục sáng đến xanh lục có khi pha màu đỏ, không lông, mặt dưới
màu lục trắng có khi pha màu đỏ; gân gốc 3 xếp hình chân vịt; mép có răng thấp;
cuống dài 0.3-1.5 mm; lá kèm nhọn, nhỏ, ít khi tồn tại. Cụm hoa ở nách, đơn độc, xếp
thành 1 chén duy nhất; lá bắc hình bầu dục. Chén hình nón ngược, 0,8x0,6 mm, nhẵn,
cuống 0,3-1,5 mm; răng hình tam giác, có rìa lông; 4 tuyến hình tròn, phẳng, mang 1
phần phụ hơi hẹp hơn; 2-5 hoa đực có chỉ nhị ngắn và bao phấn hình bầu dục xiên.
Hoa cái có bầu hình tròn, đường kính 0,4 mm, cao 0,6 mm; vòi nhụy hầu như không
có; đầu nhụy hình dải, chẻ 2 thùy sâu. Quả có nang 3 góc, đường kính 1.4 mm, cao
1.2 mm, thường có lông ở các cạnh, hạt hình bầu dục có 4 cạnh dọc và 5-7 sóng ngang
[5]. Cây ra hoa kết quả quanh năm [5].
Cây có nguồn gốc ở Hamaica, nay lan tràn sang các xứ nhiệt đới, được thuần
hóa rộng rãi như một loài cỏ dại, thường mọc dọc đường đi, trên các bãi hoang [5].

1.2. Thành phần hóa học
1.2.1. Thành phần hóa học loài Euphorbia thymifolia L.
Các nhóm chất được phát hiện trong cỏ sữa lá nhỏ (Euphorbia thymifolia L.)
gồm tinh dầu, tanin, flavonoid, terpenoid, alcaloid, sterol và một số nhóm chất khác.
Trong đó, ba nhóm hợp chất được nghiên cứu nhiều nhất là flavonoid, terpenoid và
tanin.
1.2.1.1. Flavonoid
Các flavonoid có trong cây cỏ sữa lá nhỏ gồm 15 hợp chất, được ký hiệu từ 1
đến 15 và được trình bày ở bảng 1.1
Bảng 1.1. Các hợp chất flavonoid trong cây cỏ sữa lá nhỏ

hiệu

Tên hợp chất

Cấu trúc hóa học

Bộ phận

TLTK
[13],

1

BPTMĐ

Quercetin

[18],
[31]


5


[18],

2

Quercetin 3-O-βgalactosid

BPTMĐ

3

Quercetin 3-O-βglucosid

BPTMĐ

[18]

4

Quercetin 3-Oβ-xylosid

BPTMĐ

[18]

5


Quercetin 3-Oβ-arabinosid

BPTMĐ

[18]

6

Quercetin-3-Oarabinofuranosid

Toàn cây

[37]

7

Quercetin-3rhamnosid

BPTMĐ

[31]

6

[31]


8

Luteolin 7-O- βglucuronid


BPTMĐ

[18]

9

Luteolin 7-O-βDglucopyranosid



[14]

[6], [11],
[13],
10

Cosmossin

Thân và lá

[15],
[31]

11

Kaempferol

BPTMĐ


[31]

12

Catechin

Toàn cây

[61]

13

Epicatechin

BPTMĐ

[61]

14

5‑hydroxy‑3’,4’,
6,7,8‑pentameth
oxy flavon

BPTMĐ

[32]

7



5‑hydroxy‑6,7,8,
4’‑tetramethoxy
flavon

15

[32]

BPTMĐ

1.2.1.2. Terpenoid
Có 9 hợp chất terpenoid được phát hiện trong cây cỏ sữa lá nhỏ được ký hiệu
từ 16 đến 24 và được trình bày ở bảng 1.2.
Bảng 1.2. Một số terpenoid được phân lập từ cây cỏ sữa lá nhỏ
Ký hiệu

Tên hợp chất

Euphorbol
12-deoxyphorbol 13dodecanoat-20-acetat
12-deoxy-4-β-hydroxyphorbol18
13-dodecanoat-20-acetat
12-deoxy-4-β-hydroxyphorbol19
13-phenylacetat-20-acetat
12-deoxyphorbol-13,2020
diacetat
Epitaraxerol
21
Taraxerol

22
β-amyrin
23
Tirucallol
24
1.2.1.3. Tanin thủy phân
16
17

Bộ phận

TLTK

BPTMĐ

[18], [31]

BPTMĐ

[18]

BPTMĐ

[31]

BPTMĐ

[31]

BPTMĐ


[31]

BPTMĐ
Rễ
BPTMĐ
Rễ

[15], [31]
[6],[11],[15]
[31]
[6],[11],[31]

Có 16 hợp chất thuộc nhóm tanin thủy phân đã được phát hiện từ cỏ sữa lá nhỏ
được ký hiệu từ 25 đến 40. Đó là các hợp chất 2,3-Di-O-galloyl-D-glucose (25) [53];
1,2,3-Tri-O-galloyl-β-D-glucose (26) [53]; 1,3,4,6-Tetra-O-galloyl-β-D-glucose (27)
[24], [31], [53]; 1,2,3,4,6-Penta-O-galloyl-β-D-glucose (28)
hexahydroxydiphenoyl-D-glucose

(29)

[53];

[53]; 2,3-S-

3-O-Galloyl-4,6-(S)-

hexahydroxydiphenoyl-D-glucose (30) [23], [24], [31], [53]; Pedunculagin (31) [31],
[53]; 1-Desgalloyleugeniin (32) [31], [53]; Eugeniin (33) [31], [53]; Rugosin B (34)
[24], [31], [53]; Corilagin (35) [31], [53]; Geraniin (36) [31], [53]; Bixanin (37) [31],


8


[53]; 5-Desgalloylstachyurin (38) [31], [53]; Casuariin (39) [31], [53]; Isomallotinic
acid (40) [31], [53].
1.2.1.4. Tinh dầu
Hàm lượng tinh dầu của BPTMĐ cỏ sữa lá nhỏ là 0.05% (tt/kl) [36]. Tinh dầu
có sữa lá nhỏ có màu xanh, mùi hăng, vị khó chịu [29]. Bằng phương pháp GC/MS,
đã phát hiện 21 thành phần của tinh dầu cỏ sữa lá nhỏ [6], [15], [31], [36]. Trong đó
các thành phần chính là n-hexadecanoic acid (33.03%), phytol (10.36%),
tetradecanoic acid (6.58%) [36].
1.2.1.5. Một số thành phần khác
Một số thành phần khác có trong cỏ sữa cỏ sữa lá nhỏ là acid hữu cơ [32],
sterol [14], [31], vitamin C, β- caroten [29], [36], coumarin [7], dipeptid [14],
anthranoid [35], [45], saponin [28], [45], [50]. Ngoài ra, còn 2 dẫn xuất của acid
cinnamic mới được phân lập là thymofolinoates A và thymofolinoates B [32].
1.2.2. Thành phần hóa học loài Euphorbia prostrata Aiton
Các nhóm chất được phát hiện trong cây cỏ sữa nằm (Euphorbia prostrata
Aiton) gồm flavonoid, tanin, terpenoid, alcaloid, saponin và một số nhóm chất khác.
1.2.2.1. Flavonoid
Các hợp chất thuộc nhóm flavonoid đã được phát hiện từ bộ phận trên mặt đất
của cây cỏ sữa nằm [31] gồm 4 hợp chất ký hiệu 1, 7, 10, 11 - các hợp chất này cũng
có trong thành phần cỏ sữa lá nhỏ (Bảng 1.1). Ngoài ra, trong cỏ sữa nằm còn có hợp
chất Rhamnetin-3-galactosid (41) có công thức cấu tạo như sau:

1.2.2.2. Tanin
15 hợp chất thuộc nhóm tanin đã được phát hiện từ toàn cây cỏ sữa nằm được
ký hiệu từ 42 đến 56. Đó là các hợp chất gallic acid (42) [22], [31]; corilagin (43)


9


[22], [31]; 1,2,3-tri-O-galloyl-D-glucose (44) [22], [31]; geraniin (45) [22];
tellimagradin I (46) [22]; tellimagradin II (47) [22]; rugosin A (48) [22]; rugosin E
(49) [22]; rugosin D (50) [22]; rugosin G (51) [22], [31]; prostratin A (52) [31];
prostratin B (53) [31]; prostratin C (54) [31]; euphorbins G (55) [31] và euphorbins
H (56) [31].
1.2.2.3. Một số thành phần khác
Một số thành phần khác có trong cỏ sữa nằm là triterpenoid [31], sterol [31],
amino acid [31], alcaloid [17], [26], [63] và alcol mycrylic [31].
1.3. Tác dụng sinh học
1.3.1. Tác dụng sinh học của loài Euphorbia thymifolia L.
1.3.1.1. Tác dụng kháng khuẩn
Các nghiên cứu cho thấy dịch chiết nước [29], [42], dịch chiết ethanol [29],
[33], [42], nhựa mủ tươi, nước ép tươi [35], [42], dịch chiết ethyl acetat [35], dịch
chiết methanol và dicloromethan [42] của toàn cây cỏ sữa lá nhỏ có tác dụng ức chế
một số vi khuẩn: Escherichia coli [29], [33], [35], [42], Klebsiella pneumoniae [29],
[35], [42], Staphylococcus aureus [33], [35], [42], Salmonella typhi [29], [35],
Basillus subtilis [33], [35], Bacillus pumilus [42], Proteus mirabilis [33], [42],
Pseudomonas aeruginosa [35], Streptococcus pneumoniae và Citrobacter freundii
[42]. Nhựa mủ tươi, nước ép tươi [35], [42], nhựa mủ khô [35] và các dịch chiết ethyl
acetat, butanol, cloroform [35], dịch chiết nước, ethanol, methanol, dicloromethan
[42] của cây cỏ sữa lá nhỏ có tác dụng ức chế sự phát triển của một số chủng nấm:
Candida albicans, Aspergillus niger [35], [42] và Penicillium chrysozenous [35] trên
mô hình khuếch tán trên đĩa thạch.
1.3.1.2. Tác dụng hạ đường huyết
Dịch chiết methanol của toàn cây cỏ sữa lá nhỏ có tác dụng hạ đường huyết
trên mô hình sử dụng nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống trên chuột. Liều
400mg/kg thể trọng làm giảm 60,5% glucose máu, thuốc đối chứng glibenclamid liều

10mg/kg thể trọng làm giảm 48,6% glucose máu [39].

10


Dịch chiết ethanol của toàn cây cỏ sữa lá nhỏ có tác dụng hạ đường huyết ở
chuột bị đái tháo đường gây ra bởi natri glutamat (MSG) và streptozotocin/
nicotinamid (STZ/NAD). Mức liều 800mg/kg cân nặng cho tác dụng mạnh nhất và
làm giảm lượng đường máu ở nhóm bị đái tháo đường do MSG hoặc do STZ/NAD
lần lượt là 43,8% và 48,07% (p < 0.05) [59].
Dịch chiết methanol của toàn cây cỏ sữa lá nhỏ còn có tác dụng cải thiện biến
chứng thần kinh do bệnh đái tháo đường gây ra bởi Streptozotocin trên chuột. Mức
liều 400mg/kg cân nặng trong thử nghiệm cho tác dụng mạnh nhất [46].
1.3.1.3. Tác dụng chống viêm
Dịch chiết ethanol toàn cây cỏ sữa lá nhỏ có tác dụng chống viêm trên mô hình
gây phù nề chân chuột bằng carrageenan. Với liều 100mg/kg thể trọng, dịch chiết đã
giảm phù nề chân chuột 64,64%; thuốc đối chứng Indomethacin liều 10mg/kg giảm
68,5% sau 6h so với nhóm đối chứng trong cùng điều kiện thí nghiệm [43]. Trong
một nghiên cứu khác, dịch chiết liều 200mg/kg làm giảm phù nề chân chuột 58,11%,
thuốc đối chứng Ibuprofen liều 50mg/kg giảm 68,92% sau 3h. Ngoài ra trong mô
hình dùng viên bông cấy dưới da, dịch chiết ethanol liều 50, 100, 200 mg/kg trọng
lượng cơ thể làm giảm sự hình thành u hạt lần lượt 32,1%, 40,8%, 45,4% so với nhóm
chứng [49].
Với liều 40 mg/kg, thành phần phytosterol của phần trên mặt đất cây cỏ sữa lá
nhỏ có tác dụng chống viêm, ức chế carrageenan- tác nhân gây phù nề chân và chống
viêm khớp gây bởi chất bổ trợ Freund trong thử nghiệm in vivo trên chuột [42].
1.3.1.4. Tác dụng giảm đau
Đánh giá tác dụng giảm đau của dịch chiết methanol toàn cây cỏ sữa lá nhỏ
trên mô hình gây quặn đau bằng acid acetic. Kết quả tại liều 400 mg/kg cân nặng, số
lượng cơn đau quặn bụng ức chế của mẫu thử là 40,9% so với 49,0% khi dùng aspirin

liều 200mg/kg cân nặng [39].
Thành phần phytosterol trong cây cỏ sữa lá nhỏ có tác dụng giảm đau trên
chuột. Trong thử nghiệm in vivo dùng phương pháp mâm nóng cho thấy liều 30, 40

11


mg/kg cân nặng có tác dụng giảm đau theo cơ chế giảm đau trung ương do phytosterol
tương tác với recepter µ opioid [44].
1.3.1.5. Tác dụng bảo vệ gan
Dịch chiết ethanol toàn cây cỏ sữa lá nhỏ có tác dụng bảo vệ gan trên mô hình
gây độc gan bằng CCl4 trên chuột nhắt trắng. Trong một nghiên cứu cho thấy dịch
chiết liều 100mg/kg thể trọng có tác dụng đáng kể trong việc đưa nồng độ AST, ALT,
LPO huyết thanh trở về bình thường [49]. Một nghiên cứu khác chỉ ra liều 100, 200
mg/kg thể trọng làm giảm nồng độ AST, ALT, ALP, billirubin so với nhóm chỉ dùng
CCl4 [62].
1.3.1.6. Tác dụng chống virus HSV-2
Dịch chiết ethyl acetat toàn cây và chất phân lập 3-O-alloyl-4,6-(S)hexahydroxyldiphenolyl-D-glucose của cây cỏ sữa lá nhỏ có tác dụng ức chế sự hoạt
động của HSV-2. Trong đó, dịch chiết ethyl acetat và 3-O-alloyl-4,6- (S) hexahydroxydiphenoyl-d-glucose với nồng độ 4.0 µg/ml, 0.5 µg/ml có tác dụng ức
chế đáng kể virus [23] và có IC50 lần lượt là 7,42 và 3,51 µg/ml [24].
1.3.1.7. Tác dụng khác
Một số tác dụng sinh học khác của cây cỏ sữa lá nhỏ đã được chứng minh bằng
thực nghiệm là tác dụng lợi tiểu và nhuận tràng [51], tác dụng diệt giun [29], [50],
[58], tác dụng giải lo âu và cải thiện rối loạn chức năng sinh sản [55], [56], [57],
chống oxy hóa [24].
1.3.2. Tác dụng sinh học của loài Euphorbia prostrata Aiton
1.3.2.1. Tác dụng trị trĩ
Nghiên cứu trên 1836 bệnh nhân bị trĩ có chảy máu được dùng viên thuốc chứa
100mg chiết xuất khô cỏ sữa nằm trong 14 ngày cho thấy sự cải thiện tối đa trong 3
ngày đầu và đạt được sự cải thiện đáng kể ở đa số bệnh nhân khi kết thúc điều trị: lần

lượt 71 bệnh nhân (3,9%), 86 bệnh nhân (4,7%), 144 bệnh nhân (6,2%), 77 bệnh nhân
(4,2%) được báo cáo là có chảy máu, đau, sưng tấy và sung huyết so với 1640 bệnh
nhân (89,3%) có chảy máu, 1470 bệnh nhân (80,1%) có đau, 1109 bệnh nhân (60,4%)
có sưng tấy và 879 bệnh nhân (47,9%) có sung huyết lúc bắt đầu nghiên cứu. Kết

12


thúc điều trị có 505 bệnh nhân cải thiện hoàn toàn, 1153 bệnh nhân (63,2%) bệnh
nhân cải thiện trung bình, 150 bệnh nhân (8,2%) cải thiện nhẹ và chỉ 17 bệnh nhân
(0,9%) không có cải thiện [30].
Tại Ấn Độ, chiết xuất từ cây cỏ sữa nằm đã được bào chế dưới dạng thuốc
viên hàm lượng 100mg dùng trong điều trị bệnh trĩ. Tác dụng này do các thành phần
flavonoid, tanin và acid phenolic có trong cây [20].
1.3.2.2. Tác dụng chống viêm
Nghiên cứu trên chuột nhắt trắng cho thấy phân đoạn ethyl acetat của dịch
chiết ethanol toàn cây cỏ sữa nằm có tác dụng làm giảm đáng kể phù do carrageenan
và do histamin với ED50 lần lượt là 5,98 mg/kg và 16,37 mg/kg cân nặng [19].
1.3.2.3. Tác dụng hạ đường huyết
Sử dụng nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống trên thỏ cho thấy
E.prostrata liều 17,5 mg/kg cân nặng làm giảm đỉnh đường huyết 13,9 %, thuốc đối
chứng tobutamid liều 40mg/kg cân nặng làm giảm đỉnh đường huyết 19,5% trong
cùng điều kiện thí nghiệm [27].
1.3.2.4. Tác dụng kháng khuẩn
Dịch chiết ethanol toàn cây cỏ sữa nằm có tác dụng diệt khuẩn trên mô hình
gây tiêu chảy trên chuột bằng Shigella dysenteriae. Với liều 40mg/kg cân nặng cho
tác dụng diệt khuẩn tương đương thuốc đối chứng nofloxacin liều 20mg/kg sau 6
ngày điều trị [36]. Dịch chiết nước của toàn cây cỏ sữa nằm có tác dụng kháng một
số vi khuẩn: Salmonella typhi, Salmonella paratyphi A, Salmonella paratyphi B và
Salmonella typhimurium với nồng độ ức chế tối thiểu MIC từ 1024 μg/ml đến 2048

μg/ml [26].
1.3.2.5. Tác dụng giảm đau
Thử nghiệm gây đau bằng nhiệt trên chuột cho thấy dịch chiết ethyl acetat và
dịch chiết n-hexan lá cây cỏ sữa nằm có tác dụng giảm đau, trong đó dịch chiết ethyl
acetat có tác dụng mạnh hơn dịch chiết n-hexan. 60 phút sau khi uống, dịch chiết
ethyl acetat với liều 1000 mg/kg cân nặng, thời gian phản ứng đau của chuột là 10,47s;

13


thuốc đối chứng diclofenac liều 10 mg/kg cân nặng cho thời gian phản ứng đau là
8,04s [21].
1.3.2.6. Tác dụng chống loét dạ dày
Nghiên cứu trên mô hình gây loét bằng indomethacin trên thỏ đực trắng trưởng
thành cho thấy bột nghiền mịn của phần trên mặt đất cây cỏ sữa nằm có tác dụng
chống loét. Liều 240 mg bột /kg cân nặng có tác dụng tương đương thuốc ranitidin
liều 10 mg/kg cân nặng [48].
1.3.2.7. Tác dụng khác
Một số tác dụng sinh học khác của cây cỏ sữa nằm đã được chứng minh bằng
thực nghiệm là tác dụng hạ lipid máu [40] và diệt kí sinh trùng [16].
1.4. Công dụng
1.4.1. Công dụng của loài Euphorbia thymifolia L.
Theo y học cổ truyền một số nước trên thế giới, cây được dùng chữa lỵ trực
khuẩn, viêm ruột nhất là đối tượng trẻ em; dùng cho phụ nữ sinh đẻ thiếu sữa hoặc
tắc tia sữa [5], [6], [11], [15]. Cây chữa trĩ xuất huyết, sốt rét. Dùng ngoài giã cây
tươi đắp hoặc nấu nước rửa trị bệnh mẩn ngứa, viêm da dị ứng, ngứa ngáy ngoài
da,viêm vú. Rễ dùng cho người mất kinh [5], [6]. Ngoài ra, cây dùng điều trị sán dây
và trị bệnh nấm ở Nigieria; dùng làm thuốc gây tẩy nhẹ, toàn cây giã nhỏ làm thành
bột nhão đắp vào vết thương gây nên do đi bộ chân không vào mùa mưa ở Nepal [11],
[15].

1.4.2. Công dụng của loài Euphorbia prostrata Aiton
Thân non ăn sống, lợi sữa; rễ trị đau mình. Ở Quảng Tây (Trung Quốc), toàn
cây được dùng làm thuốc trị lỵ, viêm ruột, trẻ em cam tích và thai độc. Ở Indonexia,
cây cũng được dùng làm thuốc như cỏ sữa lá nhỏ. Ở Pôlinêđi thuộc Pháp, dân gian
dùng trị bệnh đau tai và các nốt đốt của bọ chét trên cơ thể trẻ em [9].

14


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị
2.1.1. Nguyên liệu
Mẫu nghiên cứu thu hái tại xã Tân Khang - huyện Nông Cống- tỉnh Thanh
Hóa được ký hiệu là M1; mẫu nghiên cứu thu hái tại xã Thành Lợi - huyện Vụ Bản
- tỉnh Nam Định được ký hiệu là M2. Các mẫu có hoa được ép tiêu bản và lưu trữ tại
Phòng Tiêu bản - Bộ môn Thực vật - Trường Đại học Dược Hà Nội. Thời gian, địa
điểm thu mẫu và số hiệu tiêu bản các mẫu được trình bày ở bảng 2.1.
Bảng 2.1. Số hiệu tiêu bản của các mẫu nghiên cứu
Địa điểm

Ký hiệu mẫu
M1

M2

Tân Khang - Nông Cống Thanh Hóa
Thành Lợi -Vụ Bản -Nam Định

Thời gian


Số hiệu tiêu bản

02/07/2016

HNIP/18486/17

15/07/2016

HNIP/18487/17

Xử lý mẫu: Mẫu được phơi, sấy khô và được bảo quản riêng trong túi nilon,
để nơi khô ráo, thoáng mát.
2.1.2. Hóa chất và dụng cụ
 Hóa chất dùng cho nghiên cứu đạt tiêu chuẩn phân tích, gồm có:


Các dung môi hữu cơ: ethanol, methanol, ethyl acetat, toluen, n-hexan, acid
formic, chloroform, ether dầu hỏa.



Hóa chất: NaOH, FeCl3, HCl, Mg, H2SO4, chì acetat, anhydrid acetic, acid acetic
5%, Javen, xanh methylen, son phèn, quercetin chuẩn.



Bản mỏng silica gel F254 tráng sẵn (Merck).




Thuốc thử: Mayer, Dragendorff, Bouchardat, dd FeCl3 5%, dd gelatin 1%, dd chì
acetat 10%, Lugol, Fehling A, Fehling B, AlCl3/ EtOH.



Dụng cụ thí nghiệm: Pipet, ống nghiệm, bình cầu, cốc cỏ mỏ, ống đong, phễu,
bình gạn, bộ dụng cụ chiết hồi lưu.

2.1.3. Thiết bị và máy móc sử dụng


Cân phân tích Precisa XB 220A (Thụy Sĩ) độ chính xác 0,1 mg.
15




Cân kỹ thuật Sartorious độ chính xác 0,01g.



Tủ sấy Memmert (Đức).



Kính hiển vi Leica (Đức).



Kính lúp soi nổi Leica EZ4 (Đức).




Máy cắt vi phẫu cầm tay.



Máy ảnh Canon.



Hệ thống chấm sắc ký và chụp ảnh CAMAG LINOMAT 5.

2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật của mẫu M1 và M2
 Mô tả đặc điểm hình thái và giám định tên khoa học.
 Mô tả đặc điểm vi phẫu thân, lá, rễ.
 Mô tả đặc điểm bột thân, lá, hoa, quả, rễ.
2.2.2. Nghiên cứu thành phần hóa học của mẫu M1 và M2
 Định tính các nhóm hợp chất bằng phản ứng hóa học.


Định tính phân đoạn dịch chiết ethyl acetat bằng sắc ký lớp mỏng (SKLM).

 Xác định chất chiết được trong dược liệu bằng methanol.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu thực vật
 Quan sát, mô tả đặc điểm hình thái của các mẫu theo phương pháp mô tả phân
tích.
 Căn cứ vào đặc điểm hình thái của mẫu nghiên cứu, đối chiếu với khóa phân loại

chi Euphorbia L. và bản mô tả loài trong Thực vật chí Trung Quốc [67], Thực vật
chí Thái Lan [65] và tài liệu Cây cỏ Việt Nam [9] để giám định tên khoa học.
 Mô tả đặc điểm vi phẫu thân, lá, rễ: mẫu thân, lá, rễ được cắt vi phẫu bằng máy
cắt cầm tay. Vị trí cắt: Thân cắt cách gốc 2 cm, rễ cắt cách gốc 2 cm, lá cắt ở 1/3
gân chính tính từ cuống lá. Tẩy bằng Cloramin B, nhuộm theo phương pháp
nhuộm kép. Quan sát dưới kính hiển vi, chụp ảnh và mô tả các đặc điểm vi phẫu.
 Mô tả đặc điểm bột thân, lá, hoa, quả, rễ: Sấy dược liệu (thân, lá, hoa, quả,rễ)
trong tủ sấy ở nhiệt độ 60°C, sau đó dùng chày cối sứ nghiền nhỏ. Rây lấy bột
16


mịn, dùng kim mũi mác lấy bột dược liệu cho lên phiến kính đã nhỏ sẵn một giọt
nước cất, đặt lamen lên. Quan sát dưới kính hiển vi, chụp ảnh và mô tả các đặc
điểm bột. Chụp ảnh các đặc điểm vi phẫu và bột bằng máy ảnh Canon. Xử lý ảnh
bằng phần mềm PHOTOSHOP CS6.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu hóa học
 Định tính các nhóm hợp chất bằng phản ứng hóa học: Tiến hành theo phương
pháp ghi trong tài liệu [2], [3], [10], [12].
 Định tính phân đoạn ethyl acetat bằng SKLM
Dược liệu (20g) được chiết hồi lưu với ethanol 70° trong 1 giờ, lọc bỏ bã dược
liệu thu được dịch chiết ethanol. Nhỏ từ từ khoảng 3 ml dung dịch chì acetat 30% vào
dịch chiết, lọc qua giấy lọc thu được dịch lọc. Dịch lọc được cô cách thủy đến còn
1/3 thể tích rồi phân tán trong nước nóng thu được dịch chiết nước. Dịch chiết nước
lần lượt được chiết lỏng - lỏng với các dung môi có độ phân cực tăng dần n-hexan,
chloroform, ethyl acetat thu được các phân đoạn dịch chiết tương ứng là phân đoạn
n-hexan, phân đoạn cloroform, phân đoạn ethyl acetat. Cất thu hồi dung môi phân
đoạn ethyl acetat dưới áp suất giảm rồi cô cách thủy đến khi còn khoảng 1ml thu được
dung dịch thử để chấm sắc ký.
 Bản mỏng silica gel F254 đã hoạt hóa ở 110°C trong 1 giờ.
 Dung dịch đối chiếu: Dung dịch quercetin nồng độ 0.1mg/ml trong methanol.

 Quan sát vết dưới ánh sáng tử ngoại ( UV254).
 Hiện vết bằng thuốc thử AlCl3/EtOH. Quan sát vết sau khi phun thuốc thử dưới
ánh sáng thường và ánh sáng tử ngoại (UV366).
 Xác định lượng chất chiết được trong dược liệu bằng phương pháp chiết nóng với
methanol quy định tại Dược điển Việt Nam IV (Phụ lục 12.10) [4].
2.3.3. Xử lý kết quả thực nghiệm
Kết quả thực nghiệm được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel.

17


CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ, BÀN LUẬN
3.1. Kết quả nghiên cứu về thực vật
3.1.1. Đặc điểm hình thái
3.1.1.1. Đặc điểm hình thái mẫu M1
Cây cỏ, sống hàng năm, dài 10-24 cm, mọc bò tỏa rộng trên mặt đất, có nhựa
mủ trắng. Rễ cọc, màu vàng nâu, rễ chính dài 5-11 cm, đường kính 1-3 mm. Thân
nhỏ, hình trụ, đường kính 1-1.5 mm, màu đỏ, chia thành nhiều đốt, các đốt ở gần rễ
thường ngắn hơn, dài 3-8 mm, các đốt phía trên dài 12-19 mm, các mấu giữa các đốt
thân hơi phình ra. Thân phân nhánh nhiều từ gốc và từ các mấu. Trên thân có nhiều
lông che chở đa bào màu trắng. Lá mọc đối, 2 lá kèm hình tam giác, dài khoảng 1
mm. Cuống lá ngắn, có lông. Phiến lá hình bầu dục, thuôn hoặc hình tim không đều,
lá trưởng thành dài 3-7 mm, rộng 2-4 mm, 2 mặt lá có màu từ xanh đến đỏ, mặt dưới
có lông trắng. Gốc lá không đối xứng, mép lá có răng cưa. Cụm hoa hình chén, các
cụm mọc tụ lại thành xim, mọc ở nách lá, cụm hoa có cuống ngắn, dài 0,3-0,4 mm,
có lông. Chén của cụm hoa hình chuông bên trên có 4 thùy hình tai bèo màu đỏ tím,
bên ngoài chén phủ lông dày trắng, kích thước 0,5-0,7x1 mm, có 4 tuyến tiết. Hoa
đực: hoa trần không cuống, nhị hoa thò. Hoa cái: cuống ngắn, dài 0,3-0,5 mm, có
lông, bầu nhụy có lông dày trắng, vòi nhụy có 3 vòi rời nhau, núm nhụy chia 2 thùy.
Quả nang 3 góc, kích thước 1x1x1 mm, có lông khắp bề mặt quả. Mỗi ô chứa 1 hạt,

hạt hình trứng hoặc tứ giác, màu đỏ nhạt, bề mặt có rãnh, không có mồng.
Ảnh chụp mẫu M1 tại thực địa được trình bày ở hình 3.1. Ảnh chụp các đặc
điểm mẫu M1 dưới kính lúp được trình bày ở hình 3.3.
3.1.1.2. Đặc điểm hình thái mẫu M2
Cây cỏ, sống hàng năm, dài 10-21 cm, có nhựa mủ trắng, mọc tỏa rộng trên
mặt đất. Rễ cọc, rễ chính dài 4-7 cm, đường kính 1-2 mm. Thân nhỏ, hình trụ, đường
kính 1 mm, màu đỏ, chia nhiều đốt, các đốt ở rễ thường ngắn hơn, dài 3-6 mm, các
đốt trên dài 10-15 mm, các mấu giữa các đốt thân hơi phình ra. Thân chia nhánh nhiếu
từ gốc và từ các mấu thân. Trên thân có 1 dải lông dày màu trắng. Lá mọc đối, 2 lá
kèm thường dính nhau thành hình tam giác dài 0,8-1mm, phần trên chia làm nhiều

18


×