Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

Tổng quan về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của thuốc cổ truyền có tác dụng hóa đàm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 163 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ LINH
Mã sinh viên: 1201329

TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHẦN
HÓA HỌC VÀTÁC DỤNG SINH HỌC
CỦA THUỐC CỔ TRUYỀN
CÓ TÁC DỤNG HÓA ĐÀM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI - 2017

0


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ LINH
Mã sinh viên: 1201329

TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHẦN
HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG SINH HỌC
CỦA THUỐC CỔ TRUYỀN
CÓ TÁC DỤNG HÓA ĐÀM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Người hướng dẫn:
TS. Bùi Hồng Cường


Nơi thực hiện:
Bộ môn Dược học cổ truyền

Hà Nội - 2017

1


LỜI CẢM ƠN

Được trở thành một sinh viên trường Đại học Dược Hà Nội là một niềm vinh
dự và tự hào của em và cả gia đình. Trong suốt 5 năm học tập ở trường, thầy cô, bạn
bè luôn là nguồn động lực to lớn và là những tấm gương sáng cho em phấn đấu,
trưởng thành. Trước khi kết thúc khóa học này, em thật may mắn có cơ hội được
làm và bảo vệ khóa luận tốt nghiệp, qua đó áp dụng các kiến thức được học vào
thực tế. Trong thời gian hơn 3 tháng làm khóa luận, em đã được trau dồi và rèn
luyện nhiều kỹ năng bổ ích như tìm tài liệu tham khảo, đọc và dịch tiếng Anh cũng
như nhận xét, phân tích các vấn đề,.... Bên cạnh đó em cũng đã gặp không ít khó
khăn và nhiều lần cảm thấy chán nản, rất may mắn em đã luôn có thầy cô, gia đình
và bạn bè động viên, giúp đỡ vượt qua mọi thử thách để hoàn thành khóa luận này.
Trước tiên, em xin chân thành cám ơn thầy cô cùng bộ môn Dược học cổ
truyền trường Đại học Dược Hà Nội, đặc biệt là TS. Bùi Hồng Cường - người tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên em, cho em những chỉ bảo quý báu trong suốt
thời gian thực hiện khóa luận.
Xin chân thành cám ơn các thầy, cô và các anh chị kỹ thuật viên Bộ môn
Dược học cổ truyền đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong quá trình nghiên cứu,
hoàn thiện khóa luận. Đồng thời em rất chân thành cảm ơn cán bộ thư viện Đại học
Dược Hà Nội, cán bộ phòng đào tạo, các bộ môn, phòng ban khác của trường Đại
học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khóa luận.
Cuối cùng em xin cảm ơn gia đình bạn bè đã giúp đỡ, động viên em về mặt

tinh thần cũng như vật chất để có thể hoàn thành đề tài này!
Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2017
Sinh viên
Nguyễn Thị Linh

2


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

2

MỤC LỤC

3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

5

DANH MỤC CÁC BẢNG

6

ĐẶT VẤN ĐỀ

7


CHƯƠNG 1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN

8

1. Đối tượng

8

2. Phương pháp nghiên cứu

8

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ THUỐC CÓ TÁC DỤNG HÓA ĐÀM

10

1. Khái niệm “đàm”

10

2. Thuốc hóa đàm

13

2. 1. Thuốc thanh hóa nhiệt đàm

13

2. 2. Thuốc ôn hóa hàn đàm


15

2. 3. Các vị thuốc không thuộc nhóm thuốc hóa đàm

16

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ TỔNG QUAN

21

1. NHÓM THUỐC THANH HÓA NHIỆT ĐÀM

21

1. 1. Côn bố (Laminae)

21

1. 2. Ngưu hoàng (Calculus Bovis)

26

1. 3. Qua lâu (Semen Trichosanthis)

31

1. 4. Thường sơn (Radix Dichroae, Folium Dichroae)

34


2. NHÓM THUỐC ÔN HÓA HÀN ĐÀM

40

2. 1. Bạch giới tử (Semen Sinapis albae)

40

2. 2. Bán hạ (Rhizoma Typhonii trilobati)

45

3


2. 3. Cát cánh (Radix Platycodi grandiflori)

53

2. 4. Tạo giác (Fructus Gleditsiae autralidis)

57

3. CÁC VỊ THUỐC KHÔNG THUỘC NHÓM THUỐC HÓA ĐÀM

61

3. 1. Bách hợp (Bulbus Lilii brownii)

61


3. 2. Bạch linh (Poria)

64

3. 3. Bối mẫu (Fritillaria- Bulbus Fritillariae)

70

3. 4. Chỉ thực (Fructus Aurantii immaturus ), chỉ xác (Fructus Aurantii)
74
3. 5. Mạch môn đông (Radix Ophiopogonis japonici)

78

3. 6. Sơn tra (Fructus Crataegi)

84

3. 7. Thất diệp nhất chi hoa (Rhizoma Paridis chinesis)

90

3. 8. Thiên môn đông (Radix Asparagi cochinchinensis)

94

3. 9. Tía tô (Perilla frutescens)

98


3. 10. Xạ can (Rhizoma Belamcandae)

104

3. 11. Xương bồ (Rhizoma Acori graminei)

108

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN CHUNG

114

1. Đặc điểm thuốc có tác dụng hóa đàm theo y học cổ truyền

114

2. Tác dụng chung của thuốc hóa đàm

115

3. Bàn luận

119

3. 1. Tác dụng hóa đàm

119

3. 2. Phát hiện tác dụng mới


121

4. Thành phần hóa học chính của các vị thuốc trong nghiên cứu

122

5. Tác dụng bất lợi

126

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

129

TÀI LIỆU THAM KHẢO

131

4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ALT, AST

Men gan

Apoptosis


Sự chết tế bào theo chương trình

HMC-1

Tế bào mast người

iNOS

Nitric oxid

IL

Interleukin

JNK

c-Jun N-terminal kinase

LOX

Lipoxygenase

LPS

Lipopolysaccharid

LT

Leukotrien


MAPK

Mitogen activated protein kinase

MBC

Nồng độ diệt khuẩn tối thiểu

MIC

Nồng độ ức chế tối thiểu

MMP-9

Matrix metalloproteinase-9

Nuclear factor kappa B

NF-кB

PG E

Prostaglandin E

PNCT

Phụ nữ có thai

ROS


Reactive oxygen species

SH

Thiol

TMP

2, 3, 5, 6-Tetramethylpyrazin

TNF-α

Yếu tố hoại tử mô α

VLDL

Very-low-density lipoprotein

TPA

12-O-tetradecanoylphorbol 13- acetat

YHCT

Y học cổ truyền

YHHĐ

Y học hiện đại


5


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

Ký hiệu

Nội dung

Trang

1

Bảng 2.1

Danh mục thuốc thanh hóa nhiệt đàm

14

2

Bảng 2.2

Danh mục thuốc ôn hóa đàm hàn

15

3


Bảng 2.3

Danh mục thuốc không thuộc nhóm hóa đàm

17

4

Bảng 3.1

Đặc điểm của 2 vị thuốc bán hạ

5

Bảng 3.2

Đặc điểm của 2 vị thuốc chỉ thực, chỉ xác

74

6

Bảng 3.3

Đặc điểm của 3 vị thuốc có nguồn gốc từ cây tía tô

98

7


Bảng 4.1

Bảng tóm tắt các tác dụng sinh học chính thường gặp

116

45 - 46

của các vị thuốc ôn hóa đàm hàn
8

Bảng 4.2

Bảng tóm tắt các tác dụng sinh học chính thường gặp

117

của các vị thuốc thanh hóa nhiệt đàm
9

Bảng 4.3

Bảng tần suất lặp lại tác dụng chính của các vị thuốc

118

10

Bảng 4.4


Nhóm chất hóa học chính của nhóm thuốc hóa đàm

122

11

Bảng 4.5

Bảng các tác dụng bất lợi thường gặp của nhóm thuốc

127

hóa đàm

6


ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có nguồn gen cây thuốc rất phong
phú và đa dạng. Từ xa xưa, tổ tiên ta đã biết sử dụng nguồn dược liệu quý giá của
đất nước để phòng bệnh và chữa bệnh. Ngày nay, Đông dược vẫn nắm giữ một vai
trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân vì tính an toàn, hiệu quả và
tính sẵn có. Nếu như trước đây, ông cha ta sử dụng cây thuốc dựa trên kinh nghiệm
của người đi trước truyền lại, thì ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển đã chứng
minh được những tác dụng của chúng có liên quan tới những hoạt chất có mặt trong
từng loại cây.
Các vị thuốc có tác dụng hóa đàm trong YHCT không những được ứng dụng
để điều trị các bệnh đường hô hấp mà còn có tác dụng trị một số bệnh khác như đàm

tại não gây co giật, động kinh, hôn mê,...., đàm ở tạng tỳ gây đầy chướng bụng,
buồn nôn, những người nhiều đàm còn thường có mỡ máu tăng cao, béo phì và đái
tháo đường. Một số tác giả đã tổng quan sơ lược về khái niệm “đàm” và “thuốc hóa
đàm” trong YHCT [3], sự tương đồng giữa bệnh, chứng do đàm gây ra và một số
bệnh danh theo YHHĐ tổng hợp một số thông tin về vị thuốc, bài thuốc. Việc tiếp
tục cập nhật thông tin về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của các thuốc hóa
đàm là cần thiết để góp phần tổng kết thành tài liệu tham khảo về nhóm thuốc này.
Từ những lý do trên, đề tài: “Tổng quan về thành phần hóa học và tác dụng sinh
học của thuốc cổ truyền có tác dụng hóa đàm” được thực hiện với mục tiêu:
1.

Tìm kiếm, thu thập, tổng hợp một cách khách quan, cập nhật các thông
tin về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của các vị thuốc hóa
đàm.

2.

Tìm hiểu mối liên hệ, sự tương đồng về tác dụng giữa YHCT và YHHĐ
của các vị thuốc có tác dụng hóa đàm. Hệ thống hóa và tóm lược, chọn
lọc thông tin tìm được để thuận tiện cho việc tra cứu, sử dụng.

7


CH

NG 1. Đ I T

NG VÀ PH


NG PHÁP THU TH P THÔNG TIN

1. ĐỐI TƯỢNG
Các vị thuốc được ghi chép trong y văn YHCT có tác dụng hóa đàm, gồm:
- Thuốc thanh hóa nhiệt đàm.
- Thuốc ôn hóa đàm hàn.
- Thuốc có tác dụng hóa đàm nhưng không thuộc nhóm thuốc hóa đàm.

Các vị thuốc này là những vị thuốc tiêu biểu trong danh mục vị thuốc YHCT
của Bộ Y Tế ban hành năm 2010 [5] và các vị thuốc được sử dụng phổ biến
trong YHCT.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2. 1. Phương pháp thu thập thông tin
- Tập hợp các thông tin khách quan trong y học cổ truyền về tính, vị, qui kinh,

công năng - chủ trị, tác dụng bất lợi.
- Tập hợp kết quả các nghiên cứu thực nghiệm của khoa học hiện đại về thành

phần hóa học, tác dụng sinh học, tác dụng lâm sàng.
Tài liệu được thu thập từ dược điển các nước, các sách tham khảo chính thống
trong và ngoài nước, các bài đăng trên báo, tạp chí trong nước và quốc tế, luận
văn, luận án, các bài viết đăng trên các trang web đáng tin cậy
( …).
2. 2. Phương pháp xử lý thông tin
- Trong mỗi vị thuốc, phân tích tác dụng sinh học chính, bàn luận mối liên hệ

tương đồng giữa y học cổ truyền và y học hiện đại về tác dụng của chúng.
- Khái quát, bàn luận chung về tác dụng chung nhất của các vị thuốc có tác

dụng hóa đàm, thành phần hóa học chính của các vị thuốc hóa đàm, tương

quan giữa công năng hóa đàm nói riêng và các công năng khác nói chung của

8


các vị thuốc trong y dược học cổ truyển với tác dụng sinh học và thành phần
hóa học của chúng theo nghiên cứu của y học hiện đại.
- Khái quát hóa sự tương đồng của các nhóm thuốc thanh hóa nhiệt đàm, ôn hóa

đàm hàn với YHHĐ về cơ chế tác dụng chính. Căn cứ khái quát hóa là tác
dụng chung nhất của các vị thuốc trong mỗi nhóm thuốc.

9


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ THUỐC CÓ TÁC DỤNG HÓA ĐÀM
1. Khái niệm “đàm” (đờm)
1. 1. Đàm là gì?
Đàm là sản phẩm biến hóa của tân dịch, được hình thành do sự rối loạn
hoạt động của các tạng phủ. Đàm là một loại dịch. Dịch đặc, đục được gọi là
đàm. Dịch trong, loãng được gọi là ẩm. Đàm thì dính mà chất trọc thuộc về
dương, ẩm thì lỏng, loãng, chất thanh thuộc về âm [3].
1. 2. Nguồn gốc của đàm.
Tân dịch là chất dịch của cơ thể như huyết tương, dịch bao khớp, dịch
não tủy, dịch các tuyến tiết. Tân dịch được sinh ra từ đồ ăn uống do tỳ vỵ
vận hóa mà thành. Chất tân trong mà lỏng theo khí tam tiêu đi ra phần biểu,
phân bố đến cơ nhục làm tươi nhuận da, lông, sinh ra mồ hôi và nước tiểu.
Chất dịch đặc mà đục, theo huyết tới tất cả các tạng phủ và các bộ phận của
cơ thể, chứa lại ở chỗ não, tủy, khớp, xương làm trơn nhuận các khớp. Sự
tuần hoàn của tân dịch và bài tiết thủy dịch là mấu chốt quan trọng để duy trì

sự cân bằng thủy dịch trong cơ thể. Nếu sự bài tiết thủy dịch trong cơ thể bị
suy giảm thì sinh chứng thấp (nặng nề, phù thũng,....). Nếu tuần hoàn bị trở
ngại thì tân dịch bị ngưng tụ lại mà hóa thành đàm, thành ẩm tùy thuộc mức
độ khác nhau. Như vậy, đàm ẩm có nguồn gốc chính từ tân dịch, nói cách
khác thì tân dịch là chất ban đầu để hình thành đàm [3].
1. 3. Nguyên nhân sinh đàm.
Đàm sinh ra do sự rối loạn chức năng chính của 3 tạng phế, tỳ, thận, có
thể do nội thương hay ngoại cảm, có thể thực chứng hay hư chứng.
- Tỳ chủ vận hóa thủy thấp, thủy cốc. Đồ ăn uống nhờ có tỳ mà chuyển hóa
thành tân dịch. Khí thúc đẩy tân dịch lưu thông tuần hoàn đến toàn cơ thể.

10


Khi chức năng này bị suy giảm thì tân dịch bị ngưng trệ lại mà hóa thành
đàm.
- Thận chủ thủy. Thận chủ thủy sinh nội nhiệt, tân dịch bị cô đặc, ngưng trệ
lại mà thành đàm nhiệt.
Thận chủ hỏa. Thận hỏa suy thì sinh hàn. Hàn khí ngưng trệ làm trở ngại lưu
thông tân dịch, tân dịch bị ngưng đọng lại mà thành đàm hàn.
- Phế chủ khí. Khí thúc đẩy tân dịch lưu thông. Phế khí hư, tân dịch ngưng
trệ lại mà thành đàm.
Phế chủ thông điều thủy đạo. Chức năng này suy giảm, thủy đạo gây trở
ngại, tân dịch trở trệ mà sinh đàm.
Phế còn là nơi chứa đàm.
Như vậy, nguyên nhân sinh đàm có thể là do rối loạn một tạng hoặc đồng
thời cả 3 tạng tỳ, phế, thận. Khi có bệnh thì sinh ra đàm. Đàm không sinh ra
bệnh [3].
1. 4. Phân loại đàm.
Qua một số tài liệu thì sự phân loại đàm chưa thống nhất.

- Trương Trọng Cảnh, Vưu Tại Kinh dựa vào triệu chứng và vị trí bệnh do
đàm gây nên mà chia thành 4 loại:
 Đàm đọng ở hông, sườn. Khi ho thì đau ran ở sườn và nôn gọi là
huyền ẩm.
 Đàm đọng ở dưới da, tứ chi gây ra đau nhức cơ nhục, thân mình,
chân tay nặng nề, phù thũng, gọi là dật ẩm.
 Đàm ẩm đọng ở ngực gây ho, hen suyễn, khó thở, có thể kèm phù
thũng gọi là chi ẩm.
 Chức năng tạng tỳ bị suy giảm sinh ra đàm gọi là đàm ẩm.

11


- Hải Thượng Lãn Ông cho rằng đàm sinh tại tỳ, phân ra 2 thể thực và hư.
Nếu thấp trệ thái quá sinh đàm thì gọi là tỳ thực. Nếu tỳ thổ hư nhược không
ức chế được thận thủy mà sinh ra đàm thì gọi là tỳ hư.
Hiện nay một số tác giả đã dựa theo tính chất của đàm để chia đàm thành
2 thể cơ bản: đàm hàn và đàm nhiệt. Xác định đàm hàn nhiệt dựa theo 3 dấu
hiệu:
- Đàm ở phế. Phế là nơi chứa đàm. Tính chất của đàm được xem xét để phân
loại:
 Đàm có thể chất dính, đặc, sát (khó khạc), có thể có mùi tanh hôi,
màu vàng đục, có thể lẫn máu là đàm nhiệt.
 Đàm có thể chất loãng, trong, trơn (dễ khạc), không có mùi tanh hôi,
màu trắng trong là đàm hàn.
- Tình trạng toàn thân: Âm hư nội nhiệt hoặc nhiệt thịnh thường sinh đàm
nhiệt. Dương khí hư, tân dịch ngưng trệ thường sinh đàm hàn.
- Triệu chứng cụ thể ở tạng phủ hoặc bộ phận cơ thể có đàm. Ví dụ: đầy
chướng bụng, buồn nôn, sợ lạnh có thể do đàm hàn ở tỳ vỵ....[3].
Theo Tuệ Tĩnh, về bệnh đàm Nội kinh chia làm 6 loại khác nhau: thấp

đàm nhiệt đàm, phong đàm, lão đàm, hàn đàm, tích đàm nhưng sinh bệnh
đều do tỳ vị mà ra hoặc ăn uống đồ sống, lạnh hoặc lúc ngồi, lúc nằm nhiễm
gió lạnh hoặc lo lắng sầu não, hỏa thiêu đốt tân dịch mà sinh đàm, có khi
đờm vào kinh lạc bị phù, có khi nhập vào tạng phủ gân xương, lan tràn khắp
cơ thể, không chỗ nào tránh khỏi. Phát bệnh mà phạm đến tỳ thì bỗng nhiên
bổ ngã đó là chứng quyết đàm hoặc đưa lên phế thì ho thở rộn lên; hoặc mê
vào tâm thì giật mình hoảng hốt, chạy vào can thì chóng mặt mất cảm giác,
gân sườn sưng đầy hoặc phạm đến thân thì khạc ra nhiều đờm hoặc qua dạ
dày thì ỉa, mửa, nóng, rét hoặc chạy đến ngực thì họng rất khó chịu nhức
vào trong mày hoặc vào đến ruột thì có tiếng lọc ọc hoặc kết hạch ở cổ họng
hoặc sưng ở mình mẩy tay chân mà biến hóa ra nhiều bệnh. Phép trị phải từ
nguồn gốc.

12


2. Thuốc hóa đàm.
Thuốc hóa đàm có tác dụng hóa đàm làm hết đàm, long đàm, trừ đàm, làm cho
đàm dễ khạc ra.
Thuốc hóa đàm ngoài việc trị đàm ở phế còn dùng cho các bệnh phong đàm,
đàm tại não như kinh giản, trúng phong.
2. 1. Thuốc thanh hóa nhiệt đàm
Thuốc thanh hóa nhiệt đàm đa số có tính hàn, dùng thích hợp với các bệnh ho
suyễn tức, nôn ra đàm đặc, vàng, hôi hoặc các bệnh điên giản kinh phong có đàm
ngưng trệ. YHCT quan niệm đó là do đàm hỏa thấp nhiệt, uất kết mà dẫn đến. Các
vị thuốc thuộc nhóm này bao gồm: côn bố, ngưu hoàng, qua lâu, thường sơn, trúc
lịch, trúc nhự, thiên trúc hoàng [8]. Trong đó 3 vị trúc lịch, trúc nhự và thiên trúc
hoàng chưa có nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng sinh học. Do vậy
trong phạm vi khóa luận này, chỉ tổng quan 4 vị côn bố, ngưu hoàng, qua lâu,
thường sơn.

Đặc điểm: thường có tính hàn, dùng cho các chứng đàm nhiệt.
Danh mục vị thuốc thanh hóa nhiệt đàm trình bày ở bảng 2.1.

13


Bảng 2.1. Danh mục thuốc thanh hóa nhiệt đàm.
STT
1

Vị thuốc
Côn bố (Laminae)

Tên khoa học

Tính, vị

japonica

Vị đắng,

Areschong), họ Côn bố

tính hàn

Laminaria

Qui kinh

Công năng


Vị, thận, can Hóa đàm tán kết

(Laminariaceae)
2

Ngưu

hoàng

(Calculus Bovis)

Vị đắng,

Bostaurus
var.domesticus

hoặc

Bubalus bubalis L., họ

Tâm, can

Thanh tâm giải độc,

tính bình,

chữa hồi hộp, khai

hơi độc


đờm

Bò (Bovidae)
3

Qua

lâu

(Semen

Trichosanthis)

Trichosanthes

Vị ngọt,

Phế, vị, đại Nhuận phế, hoá đàm

kirilowii Maxim) hoặc

đắng, tính

tràng

Trichosanthes

hàn


và nhuận tràng

rosthornii Harms), họ
Bí (Cucurbitaceae).
4

Thường sơn (Radix

Dichroa febrifuga Lour, họ Tú

Vị đắng,

Phế,

Dichroae,

cầu (Hydrangeaceae)

tính hàn,

tâm

Folium

hơi độc

Dichroae)

14


can,

Thổ đờm, triệt ngược,
thanh nhiệt hành thủy.


2. 2. Thuốc ôn hóa đàm hàn
Thuốc ôn hóa đàm hàn thường có vị cay, tính ấm và táo, dùng cho các chứng đàm lạnh, đàm thấp, các chứng hàn
đàm do tỳ thận dương hư phế hàn tích tụ nhiều đàm. Danh mục vị thuốc ôn hóa đàm hàn trình bày ở bảng 2.2.
Bảng 2.2. Danh mục thuốc ôn hóa đàm hàn.
STT
1

Vị thuốc

Tên khoa học cây

Tính vị

Bạch giới tử (Semen

(Brassicae Junceae (L.) Czem

Vị cay, tính

Sinapis albae)

et Coss. (Sinapis Juncea L.),

ấm


Qui kinh
Phế, thận

Công năng
Lý khí trừ đờm, thông
kinh lạc chỉ thống

họ Cải (Brassicaceae)
2

Bán hạ (Typhonii
trilobati)

Typhonium trilobatum (L.)
Schott., họ Ráy (Araceae)

Vị cay, tính

Phế, tỳ,

Hoá đàm táo thấp, giáng

ấm

vị

nghịch chỉ nôn, giáng khí
chỉ ho


3

4

Cát cánh (Radix

Platycodon grandiflorum

Vị đắng, cay,

Platycodi

(Jacq.) A. DC., họ Hoa chuông

tính hơi ôn

grandiflori)

(Campanulaceae)

Tạo giác (Fructus

Gledischia australis Hemsl).,

Vị cay, mặn,

Phế, đại

Thông khiếu, tiêu đàm,


Gleditsiae

họ Đậu (Fabaceae)

tính ấm, có ít

tràng

sát trùng, làm cho hắt hơi

độc

autralidis )

15

Phế

Ôn hoá hàn đàm, trừ mủ,
lợi hầu họng


2. 3. Các vị thuốc không thuộc nhóm thuốc hóa đàm
Trong YHCT, ngoài nhóm thuốc hóa đàm còn có nhiểu vị thuốc thuộc các
nhóm khác như bách hợp (nhóm thuốc bổ âm), xạ can (nhóm thuốc thanh nhiệt giải
thử), bạch truật (nhóm thuốc bổ khí) cũng có tác dụng hóa đàm được dùng điều trị
ho có đàm hoặc kết hợp với điều trị hen suyễn, viêm phế quản, cảm mạo, …
Danh mục các vị thuốc không thuộc nhóm thuốc hóa đàm được trình bày ở
bảng 2.3.


16


Bảng 2.3.Danh mục thuốc không thuộc nhóm thuốc hóa đàm
STT
1

Vị thuốc

Tên khoa học cây

Tính vị

Bách hợp (Bulbus

Lilium brownii

Vị ngọt,

Lilii brownii)

F.E.Brown var.

đắng, tính

viridulum Baker

hàn

Qui kinh


Công năng
Dưỡng âm, nhuận phế, thanh

Phế, tâm

tâm, an thần

hoặc Lilium
pumilum DC., họ
Hoa loa kèn
(Liliaceae).
2

3

Poria cocos (Schw.)

Vị ngọt

Tâm,

Wolf, họ Nấm lỗ

đạm, tính

thận, tỳ, vị

hoà trung, ninh tâm an thần


(Polyporaceae)

bình

Bối mẫu

Fritillaria

Vị đắng,

Phế, tâm

Thanh nhiệt, tán kết, nhuận

(Fritillaria- Bulbus

thunbergii (Mig.) -

tính hàn

Fritillariae)

Fritillaria

Bạch linh (Poria)

verticillata
Willd.Var.

17


phế,

Lợi thuỷ, thẩm thấp, kiện tỳ

phổi, tiêu đàm


thunbergii (Mig.)
Bak, Fritillaria
roylei Hook,
Fritillaria cirrhoa
D.Don, họ hành
(Liliaceae).
4

Chỉ thực (Fructus

Citrus aurantium L.

Vị đắng, cay,

Aurantii immaturus)

hoặc Citrus sinensis

chua, tính hàn

Tỳ, vị


Phá khí tiêu tích, hoá đờm
tiêu bĩ

(L.) Osbeck, họ Cam
(Rutaceae).
5

Chỉ xác (Fructus

Citrus aurantium L.

Vị đắng, cay,

Aurantii)

hoặc Citrus sinensis

tính lương

Tỳ, vị

Phá khí hoá đờm tiêu tích
(Hoà hoãn hơn chỉ thực).

(L.) Osbeck, họ Cam
(Rutaceae).
6

Mạch môn đông


Ophiopogon

Vị ngọt, hơi

(Radix Ophiopogonis

japonicus (L.f.) Ker-

đắng, tính hơi

japonici)

Gawl), họ Thiên môn

hàn

(Asparagaceae).

18

Tâm, phế, vị

Thanh tâm, nhuận phế, dưỡng
vị sinh tân, hóa đàm, chỉ ho


7

Sơn tra


Crataegus

(Fructus

pinnatifida Bunge

Crataegi)

hoặc Crataegus

Vị chua ngọt, Tỳ, vị, can
tính ôn

Tiêu thực tích, hành ứ, hóa

Vị đắng, tính

Thanh nhiệt, giải độc

đàm

cuneata sieb et
Zucc., thuộc họ Hoa
hồng (Rosaceae)
8

Thất diệp nhất chi

Paris polyphylla


hoa (Rhizoma Paridis Smith, họ Hành tỏi

9

Can, phế

hàn, hơi độc

chinesis)

(Liliaceae)

Thiên môn đông

Asparagus

Vị ngọt, đắng, Thận, phế

Dưỡng âm, nhuận táo, thanh

(Radix Asparagi

cochinchinensis

tính hàn

phế, sinh tân.

cochinchinensis)


(Lour.) Merr.), họ
Thiên môn đông
(Asparagaceae).

10

Tía tô (Perilla

Perilla

frutescens Vị cay, tính Phế, tỳ

frutescens (L.) Breit)

(L.) Breit, họ Bạc hà ôn

hành khí hoà vị, lý khí an

(Lamiaceae).

thai.

- Tô diệp: Giải biểu tán hàn,

- Tô tử: Giáng khí, tiêu đờm,

19


bình suyễn, nhuận trường.

- Tô ngạnh: Lý khí, khoan
trung, chỉ thống, an thai.
11

Xạ can (Rhizoma

Belamcanda

Vị đắng, cay,

Belamcandae)

chinensis (L.), DC.,

tính hàn, có

họ Lay ơn

độc

Phế, can

Thanh hỏa, giải độc, tán kết,
tiêu đàm

(Iridaceae)
12

Xương bồ (Rhizoma


Acorus

Acori graminei)

Soland.

gramineus Vị cay, tính ôn
var.

Tâm, can, tỳ

Thông khiếu, trục đờm, tăng
trí nhớ, tán phong, khoan

macrospadiceus

trung khứ thấp, giải độc, sát

Yamamoto

trùng.

Contr.),

Acorus calamus L.
var. angustatus Bess),
họ Ráy (Araceae).

20



CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ TỔNG QUAN
1. NHÓM THUỐC THANH HÓA NHIỆT ĐÀM
1. 1. Côn bố (Laminae)
Vị thuốc là tản phơi khô của loài tảo biển (Laminaria japonica Areschong), họ
Côn bố (Laminariaceae) [7], [8].
Tên gọi khác: hải đới, nga chưởng thái [7].
Vị đắng, tính hàn, qui vào các kinh: vị, can, thận [8].
Công năng: hóa đàm tán kết [8].
Chủ trị: dùng đối với tuyến giáp sưng to, lao lâm ba kết; bệnh đàm tích lại, đau
tinh hoàn [8].
Cách dùng, liều dùng: ngày 4 - 12 g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột [7],
[8].
Kiêng kỵ [268]:
– Trung dược đại từ điển: Người tỳ vị hư hàn uẩn (uất chứa) thấp kỵ dùng.
– Thực liệu bản thảo: Hạ khí, uống lâu ốm người.
– Phẩm hối tinh yếu: Phụ nữ có thai không thể uống.
– Y học nhập môn: Người vị hư dùng thận trọng.
a. Thành phần hóa học
- Trong côn bố có tới 60% hydrat carbon, trong đó, thành phần chủ yếu là
angin, lactozan và pectozan. Ngoài ra còn chứa vitamin, protid và một ít chất béo.
Tro toàn phần 14% trong đó có iod, kali, sắt, calci [7].

21


- Theo sách Trung dược học, côn bố chứa polysaccharid như acid alginic,
laminari, gelose…, amino acid như laminin, acid glutamic, acid asparaginic,
pralin…Vitamin B1, B2, C, P và muối vô cơ renieraten, iod, kali, calci… [268].
- Dịch chiết hòa tan có chứa đường trung hòa (18,9 - 48 g/100 g), acid uronic

(8,8 - 52,8 g/100 g), sulfat (2,4 - 11,5 g/100 g), một lượng nhỏ protein (<1-6,1 g/100
g), và nondialyzable polyphenol (0,1 - 2,7 g/100 g). Đường trung hòa chủ yếu là
fucose, glucose, galactose, xylose [180].
- Ngoài ra còn có các thành phần: acid alginic, fucoidan và laminaran
polysaccharid [114], [180].
b. Tác dụng sinh học
- Tác dụng chữa bướu cổ:
 Côn bố chứa iodin và iodid, có tác dụng phòng trị bướu giáp thiếu iod
(Trung dược học) [268].
- Tác dụng trên chuyển hóa lipid:
 Polysaccharid trong côn bố làm giảm VLDL thừa do đó ức chế xơ vữa động
mạch ở chuột và sự kháng insulin do chế độ ăn uống gây ra [255].
 Fucoxanthin trong côn bố ngăn chặn sự biệt hóa của các tiền tế bào mỡ 3T3L1 thành tế bào mỡ. Chất chuyển hóa của fucoxanthin là fucoxanthinol cũng
có tác dụng tương tự thông qua việc điều hòa xuống PPARγ. Những phát
hiện này chỉ ra rằng chế độ ăn uống có chứa fucoxanthin có thể ngăn ngừa
bệnh béo phì thông qua việc ngăn chặn biệt hóa thành tế bào mỡ [145].
 Acid alginic và laminin có tác dụng hạ cholesterol huyết thanh [268].
- Tác dụng trên chuyển hóa đường:
 Côn bố được dùng để phòng, trị đường huyết cao [268].
- Tác dụng trên thận:

22


 Fucoidan trọng lượng phân tử thấp có tác dụng bảo vệ thận khỏi tổn thương
do chứng thiếu máu thông qua sự ức chế đường dẫn tín hiệu MAPK [34].
 Tiêm trong lồng ngực polysaccharid sulfat trọng lượng phân tử thấp từ côn
bố giúp giảm đáng kể mức creatinin huyết thanh và urea máu và giảm tổn
thương thận cấp tính do glycerol gây ra ở chuột cống [239].
- Tác dụng trên hệ hô hấp:

 Polysaccharid trong côn bố ức chế đáng kể tình trạng viêm đường hô hấp của
chuột nhắt bị hen, điều chỉnh cân bằng các cytokin, và cải thiện các điều kiện
mô bệnh phổi [133].
 Côn bố còn dùng để chữa viêm phế quản mạn tính, ho [268].
- Tác dụng trên mắt:
 Fucoidan trọng lượng phân tử thấp làm giảm tổn thương và tăng sinh mạch
máu võng mạc ở bệnh nhân tiểu đường thông qua ức chế tăng trưởng yếu tố
nội mô mạch máu VEGF [234].
- Tác dụng trên da:
 Polysaccharid trong côn bố chế dạng thuốc mỡ bôi da có thể ngăn ngừa sự
lão hóa của da bằng cách ngăn chặn sự thoái hóa collagen [87].
- Tác dụng trên tiêu hóa:
 Côn bố kết hợp với acid lactic từ vi khuẩn tạo thuận lợi cho sự phát triển của
hệ vi sinh vật có lợi cho đường ruột của người [106].
- Tác dụng chống viêm:
 Dịch chiết côn bố có tác dụng kháng viêm in vivo trong mô hình viêm cấp
tính ở mô hình phù nề chân do carrageenan gây ra. Đó là kết quả của việc ức
chế kích hoạt NF-κB trong đại thực bào, qua đó, ức chế sự sản xuất iNOS và
COX-2 và các cytokin tiền viêm. Ba thành phần chính trong dịch chiết côn

23


bố bao gồm acid palmitic, acid myristic, và acid oleic có vai trò trong giai
đoạn viêm cấp tính của viêm và là thành phần hoạt chất trong côn bố [168].
- Tác dụng chống ung thư:
 Chất chiết nước nóng đối với tế bào ung thư KB nhân thể ở ngoài cơ thể có
tác dụng tế bào độc rõ rệt …, đối với ung bướu S180 có tác dụng ức chế rõ
rệt, và tăng miễn dịch dịch thể của cơ thể, xúc tiến miễn dịch tế bào [268].
- Tác dụng kháng nấm:

 Dịch chiết trong nước nóng của côn bố cho thấy những ảnh hưởng ức chế sự
biểu hiện gen umu của đáp ứng SOS chống lại hư hại ADN ở Salmonella
typhimurium (TA1535/pSK1002). Dịch chiết cho thấy có hoạt tính khánh
sinh mạnh chống lại 2-acetylaminofluoren (2-AAF) hoặc 3-amino-1,4dimethyl-5H-pyrido[4,3-b] indol (Trp-P-1) gây đột biến được chuyển hóa
bởi các enzym gan. Chiết xuất cũng có tác dụng ức chế yếu nhưng đáng kể
đối với sự đột biến do N-methyl-N'-nitro-N-nitrosoguanidin (MNNG) hoặc
furylfuramid (AF-2) khi không có quá trình chuyển hóa qua enzym gan. Hoạt
tính chống nấm được phát hiện trong phân tử nonpolysaccharid, chống lại
MNNG hoặc AF-2 [163].
- Tác dụng chống oxy hóa:
 Fucoidan trọng lượng phân tử thấp ức chế sự hủy hoại tế bào bởi các gốc tự
do và apoptosis ở bệnh tim do đái tháo đường bằng cách kích thích hoạt động
của enzym chống oxy hóa và ức chế sản xuất ROS phụ thuộc PKCβ. Do đó,
nó là một thuốc điều trị tiềm năng đối với bệnh cơ tim do đái tháo đường
[239].
 Carotenoid có trong côn bố là fucoxanthin và chất chuyển hóa của nó
fucoxanthinol có hoạt tính chống oxy hoá tương đương với hoạt chất của Rtocopherol. Halocynthiaxanthin, chất chuyển hóa khác của fucoxanthin, cho

24


×